Thursday, May 31, 2012

Lý Tống

Năm 1975, sĩ quan còn ở lại đều phải vào "tù" hay cải tạo, sở dĩ tôi phải đề hai chữ cải tạo và tù vì cũng trên diễn đàn này, cách đây vài năm tôi đã tranh cãi về hai chữ này, và sau đó, một đề tài đăng trên biệt động đã đồng quan điểm với tôi, vì vậy tôi viết chữ cải tạo trong những điều tôi biết về Lý Tống, như một người có một thời cải tạo tại tổng trại 6, tổng trại 5 và trại A 30.
 
Tôi không biết Lý Tống trước nắm 1975, sau năm 1975, khi vào tổng trại 6 tại trung tâm huấn luyện Lam Sơn, tôi cũng chưa biết Lý Tống là ai. Tổng trại 6 chia làm nhiều trại, trại cấp tá hay những thành phần cộng sản cho là đối tượng quan trọng vào trại 1, sau đó kế tiếp là 2, 3, 4, 5. Lý Tống ở trại 4 hay 5, tôi không chính xác. Các trại nằm dọc theo đường từ cổng trung tâm huấn luyên Lam Sơn, chạy dài hơn cây số. Mấy tháng đầu bọn cai trại cho thoải mái, hàng ngày lao động nhẹ, chặt củi, chặt lá kè, lợp nhà, đào giếng nước... hàng ngày, buổi trưa, tới chiều ai có người nhà đều được thăm, tại khu thăm nuôi. Bỗng có tin từ trại 4, có Lý Tống vượt trại, trong thời kỳ này, thật ra nếu ai muốn đi, cũng không khó khăn lắm vì việt cộng còn lơi là, nghe tin từ dưới trại 4, tôi biết Lý Tống là pilot A 37, bị bắn rơi tại Phan Rang. Lý Tống đã lợi dụng lơi lỏng trong quản lý, Tống không biết móc nối hay làm sao mà chui nằm dưới bụng chiếc xe tải, thật ra chỉ nghe nói, không hình dung Tống nằm như thế nào. Xe chạy ngược lên Ban Mê Thuột, tại đèo Phượng Hoàng, Việt cộng bắt Tống, giải giao về trại 4, khi biết Tống trốn trại. Tại trại 4, bọn quản chế, bắt Lý Tống quì xuống đất, Tống không thi hành, và banh ngực ra, nói các anh muốn bắn, cứ bắn, không chịu quì, câu chuyện này nổi lên và từ đó ai cũng nghe tên Lý Tống, sau này tại trại tôi, cùng tổng trại với Lý Tống, có hai thiếu tá bị tên Sơn Khói gài rủ vượt trại và bị bắn chết, sở dĩ biết bị gài vì 3 người vượt trại, bọn bảo vệ bắn chết 2, và mang tên Sơn khói, làm bộ nhốt nhà cùm nhưng được ăn uống đầy đủ, và được cho thuốc lá, nhiều người bị nhốt đều trông thấy. Khi tên Sơn khói được thả, về làm đội trưởng đội cấp tá cho tới khi trại này chuyển lên Củng Sôn, Tuy Hòa, Sơn khói vẫn làm đội trưởng.
 
Khi tổng trại 6 di chuyển lên tổng trại 5 tại Sơn Hòa, Củng Sơn, Lý Tống cũng đi theo và ở trại 54. Tôi theo trại cấp tá, ỡ trong rừng, là trại 53. Tại đây cải tạo viên vẫn đi làm, nhưng một hôm nghe anh em trại 54, khi ra ngoài chặt cây gặp những người trại 53, Lý Tống không chịu học tập và chống đối, bị cùm, biệt giam. Tống bị nhốt tại một dãy nhà cùm, nằm ngoài vòng đai của trại 54, nhưng có mấy vọng gác của cảnh vệ. Một hôm, vào khỏng 5 giờ sáng, anh em tại trại 54 la rất lớn" các anh em ơi, tụi việt cộng muốn giết tôi", người nghe kể lại, buổi sáng nên ai cũng nghe rất rõ, nhưng không ai làm gì được, trong khi đó Lý Tống vẫn tiếp tục la cho tới sáng, mọi người đều thức dậy, nhưng không nghe tiếng súng, ai cũng hy vọng Lý Tống không bị đánh chết.
Thật ra sau này Lý Tống kể chuyện cho anh em trại 53 (trại tôi) nghe, đêm hôm đó, trời còn tối, hai tên cảnh vệ, tới nhà cùm, nói, anh tống, trại tha anh rồi, ra khỏi nhà cùm theo tụi tôi về với anh em cải tạo viên, Lý Tống biết, đây chỉ là bọn cảnh vệ dụ Tống ra khỏi nhà cùm là bắn, rồi đổ tội Lý Tống cố ti2ng trốn nhà cùm, buổi tối và bắn bỏ. Lý Tống không ra, và nói với hai tên cảnh vệ, các anh thả tôi, chờ trời sáng, trại viên ngủ dậy, mọi người đầu biết, tôi sẽ theo ra, còn bây giờ, tôi không ra khỏi nhà cùm này. Nói xong, Tống nằm và la làng, Tống nói bị mấy báng súng nhưng vẫn không ra, càng la to. Mấy ngày sau, Lý Tống bị chuyển trại, lên trại 53, trại cấp tá và thành phần thuộc đối tượng nguy hiểm nhất, trong đó có đại tá Lương, lữ đoàn trưởng Dù, và Thành khóa 19, tiểu đoàn trưởng Dù, cùng chung trại.
 
Tôi biết Tống từ đó, vì chung trại 53, nhưng tôi và Tống không cùng chung lán, tuy vậy hàng ngày nhiều khi đi làm chung, tôi biết thêm về Tống, Tống nói chung, cao ráo, đẹp trai, trắng và hơi thư sinh, khi nói chuyện, hay khôi hài, nhưng không có gì là khác với anh em, tôi hỏi Tống, hồi làm sao mày bị bắt năm 75, Tống cười, máy bay tao bị bắn, nhảy dù rơi trên một rẫy mía ngút ngàn, tao cuộn dù, dấu trong đám mía, tính theo đám mía chờ tối là đi, không ngờ tụi chăn bò, thấy từ trên trời, tao đi đâu, tụi chặn bò theo đó, cuối cùng du kích tới bắt. Tại trại 53, Tống không có ai thăm nuôi, con bà sơ 100/100, những người khác 3 tháng được thăm một lần, thỉnh thỏang, anh em cũng chia chút đường, chút bánh cho Tống. Tống ăn rất mạnh, ăn hết phần mì của mình, ăn thêm mì của anh em, nó để một cái nón nhựa, buổi sáng ai thấy mình dư mì, cứ để vào đó, Tống cặm cụi lấy chày nhào quết thành một trái banh nhỏ và ăn lần. Qua trại 53, Tống bắt đầu học thổi sáo, ai đã từng nghe tiếng sáo của người mới tập thổi, thì mới thấy khó chịu ghê gớm, cứ trưa hè mà nghe tiếng sao Tống thổi là muốn điên, ai nói sao thì nói, Tống không giận hờn và tiếp tục... Vào dịp Tết, mọi người được thăm nuôi, đội nào cũng đi làm, nhưng khi có người nhà, cảnh vệ sẽ gọi tên cho thăm, Lý Tống được kêu tên, người thăm, nghe nói là anh ruột của Tống, dạy đại học ở Hà Nội, bọn cán bộ trại biết như vậy nên rất sốt sắng, cho người kêu Tống, Tống nói, tôi không có bà con, anh em gì hết, làm sao ai thăm tôi được. Trại cho tên quản giáo gọi Tống, Tống nhất định không đi, cuối cùng đành chịu, và anh Lý Tống phải về. Tống có một đặc điểm, không bao giờ đi dép cao su do trại phát mà chỉ đi chân đất, đôi dép quàng trên cổ tòn ten, phải nói, không dễ gì, khi đi rừng, khiêng súc, chặt tre mà không có dép. Hỏi Tống, sao mày không mang dép Tống, nó trả lời gọn "Da Chân mòn thì còn mọc da khác, dép mòn ai phát dép mới mà đi ", Tống là người nổi danh với câu nói "Con gì nhúc nhích là ăn hết", cóc nhái, ễnh ương, rắn rít mà gặp Tống, coi như xong, nó lột da cóc, giã thịt cho thật nát, cho chút muối, nướng ăn ngon lành. Đặc biệt Tống ít nói về trốn trại hay ý định gì, vì vậy không ai biết Trong đầu Tống nghĩ gì, Tống không có bạn thân, nhưng không có người ghét, một người bề ngoài, không khác ai trong anh em cải tạo.
 
Trại 53 khi giao lại cho Công An, được di chuyển về Tuy Hòa, nằm trên một đồng bằng chung quanh là lúa và rẫy, thuộc ấp Thạch Thành, trại A 30. Về A 30, tôi khác lán với Tống, nhưng đều bị trong trại, ra vào trại đều phải qua nhà gác của công an, chung quanh hàng rào trại có chòi canh, và hàng rào kẽm gai, những đội mộc, đội rau, đội văn nghệ, gọi là đội tự giác, ở ngoài, hàng ngày vào trại lảnh cơm và nước. Đội tôi và đội Lý Tống, làm ruộng, sáng phải ra ruộng, chiều tối, tắm rửa, đếm số, vào trại. Tuy không chung đội nhưng gặp nhau vẫn chào hỏi, như đã nói, Tống không có bạn Thân. Hai đội làm ruộng gần nhau, Tống vẫn không có thăm nuôi, nhưng nghe nói, khi Tống làm đội xay sát gạo, có một cô trong đội văn nghệ rất thích Tống, ai cũng nói đầu dây mối nhợ là do người này báo cho Tống, tôi không tin, vì tuy hai đội văn nghệ và xay sát gạo gần nhau, nhưng không được tự do nói chuyện. Một hôm, vào năm 1980, tôi nấu nước cho đội tôi, sau giờ trưa, anh em nghỉ trưa, ra ruộng làm buổi chiều, tôi bắt đầu đi lấy củi để nấu nước cho anh em cải tạo ngày hôm sau, tôi đi khá xa, vào các rẫy lấy củi, nhờ vậy mà tôi quen nhiều người làm rẫy, trồng mía, tới mùa làm đường, tôi mang hai ba loong gô theo, nhiều cô làm mai xin tiếp đường cho tôi đường non mang về, tôi chia cho mấy bạn thân cùng lán ăn thoải mái, ngày mai xin tiếp (phải nói, lúc này dân chúng thấy rõ cộng sản rồi, nên rất cảm tình với người cải tạo), mới có dịp ăn đường non mệt nghỉ. Mấy cô làm mía, tiếc gì một loong gô đường.
 
Đây nói chuyện Tống, một hôm tôi đi ngang qua mấy bụi chuối trồng theo bìa ruộng, lúc đó anh em đã ra ruộng lúa hết, tôi thấy Tống, mặc bộ đồ tù sọc đỏ, nằm ngay gốc chuối, tôi tưởng Tống ngủ quên, tôi lấy chân lay Tống dậy, nói Tống "Đội mày đi làm hết trơn rồi, sao mày nằm đây", Tống vẫn nằm, trả lời Tao đau đầu quá, tao xin ông Lía (cán bộ quản giáo) đội 9, nghỉ buổi chiều nay, ngủ chút xíu cho đỡ đau đầu , rồi nó hỏi tôi, mày đi lấy củi hả, tôi ừ, rồi nói với Tống, thôi mày nghỉ cho khỏe, tao đi đấy". Hôm đó, nếu không lầm là thứ sáu, ngày hôm sau nghỉ lao động. Hôm sau, theo lệ thường, ngày nghỉ, thường ai có thăm nuôi thì nấu ăn, không có gì thí chạy qua mấy lán, gặp bạn bè, nói chuyện, ai có cà phê thì rủ nhau, mấy thằng một ly cà phê, nhâm nhi, nói chuyện đời, A 30 cho thăm nuôi xả láng, không hạn định bao nhiêu quà bánh, gạo, đường đều được mang, nhiều nhà khá giả mang cả gánh thăm nuôi. Tụi tôi đang, mỗi người một nơi, trong hàng rào dây thép, thì khoảng 10 giờ trưa, nghe tiếng kẻng tập họp, ai về nhà nấy, điểm danh. Số là, thường ngày nghỉ, 10 giờ mọi người đều lãnh cơm, cơm do người trực của đội gánh từ nhà bếp, tới từng lán chia. Thường ai không có mặt thì nhờ bạn nằm gần lãnh dùm, hôm đó, lán của Lý Tống, khi chia cơm, người chia cơm thấy không có đồ lãnh cơm của Tống, nên kêu inh ỏi, Lý Tống đâu rồi, không lãnh cơm, người chia cơm, hỏi Tống có nhờ ai lãnh cơm không?, kêu hoài kêu hủy, người đội trưởng Tù, báo cáo cho chòi canh ngoài cổng, cảnh vệ bèn đánh kẻng kêu tập họp điểm danh từng nhà, ai cũng có mặt, chỉ thiếu Lý Tống, cảnh vệ báo lên trại, lệnh truy nã tù trốn trại bắt đầu. Ai trong anh em, cũng mong cho Tống đừng bị bắt, và trốn được, và quả thật cả tuần, cả tháng, và cả năm, không bao giờ bắt được Tống. Nắm 1981, khi tôi ra khỏi A 30, tôi vẫn mang một câu hỏi trong đầu, Tống ra khỏi trại bằng cách nào, và đi ra sao?
Tôi không là bạn thân của Tống, nhưng cùng chung trại mấy năm, tôi phục Tống khi nghe và thấy những hành động của Tống, Tống là một người vượt trại giỏi, nhưng tiếc thay, Tống không kết hợp được nhiều người, trước sau vẫn hành động đơn độc, sau này khi nghe, đọc một bài báo Mỹ nói về Tống, tôi thấy Tống phi thường, nếu có bạn nào đi Mã Lai, mỗi chiều thứ Sáu, rời khỏi trại huấn luyện JWS "Jungle Warfare School", tại Johore bahru, Malaysia, qua chiếc cầu thật dài giữa eo biển Malaysia và Singapore, các bạn mới cảm phục Lý Tống, không những về ý chí, mà phải thán phục vì sức khỏe của Tống, khi Tống bơi qua eo biền này, dưới dòng nước xanh, sóng mạnh, Tống đã tới tòa đại sứ Mỹ tại Singapore, bằng một câu tiếng anh trôi chảy "Tôi xin gặp đại sứ Mỹ", tôi là một sĩ quan không quân VNCH, đã đi từ VN qua nhiều nước, và vừa bơi qua eo biển Mã Lai tới đây. Lý Tống được lệnh từ Mỹ, ra khỏi singapore chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
Phạm Văn Lương K20


Thursday, May 24, 2012

Journey to freedom



My family's journey to find freedom
36 years passed , every time I look back , I still feel the horror and panic in the last days of April 1975.At that time , my family of 7 members , I , my husband , our 4 children: - 10 years old son Tuan Doan - 3 daughter :  8 years old  Tuyet Phuong, 6 years old Thanh Phuong, 3 years old Hong Phuoc and my husband’s elder sister.
We were running around for several days but did not find any way to escape Saigon was in the middle of chaos , curfew, it was very difficult to move around city with barbed wire on the street restricting the people. The Civil local guards and soldiers from disband units were shooting their guns randomly , we did not know which way to go , every one who ran could not contact to each other even their parents and siblings. I was running to the point of exhausting , so I gathered the whole family in my work place at 15 Le Thanh Ton at 3pm April 29, 1975 hoping we could get into the Navy base at Bach Dang if they left the Chuong Duong wharf
But heavy shelling in Saigon in addition to the news of VC attacking Nga Tu Bay Hien forced my family to leave Le Thanh Ton camp
We hid at my husband’s eldest brother’s home at Phan Dinh Phung Street next to Vuon Chuoi market in order to find another way to escape out of VN. It was well known that all inhabitants of Military Family Resident would be eliminated once occupied by the VC in the Mau Than New Year 1968, this meant my family had to leave the camp in order to seek a safer place. In the night of April 29, 1975
The VC were constantly firing through the night in Saigon
Everyone was in fear, so the next morning at 6 am April 30, 1975, my husband drove the whole family to Bach Dang wharf on the Saigon river to escape in our Simca sedan . At the time Saigon streets were in chaos despite curfews 24/24, traffic lights were ignored, vacant properties were looted . My husband and I both belonged to the South VN army; we could not avoid the risk of imprisonment. It is possible we could leave our 4 young children helpless, hungry with no future . Arrived to the Bach Dang wharf (end of Nguyen Hue street) at 8am on April 30, 1975,  I could see a lot of people squeezed on the docked merchant ship “Dong Hai “Our family boarded the ship together unsure whether or not it would departAfter being on board for a while , the ship's captain said to us:
-“This ship is not leaving “
I was very disappointed , I wanted to bring our family back ashore to find other ways to escape but the ship was overcrowded no one could moved. Our family forced to stay put and protect our children from being trampled by the crowd
Then about 9am , the Saigon river bank were intensively shelled
People were fear for their lives, crying out in a state of panic :
-Let’s leaving , hurry , otherwise we all die. In the midst of this chaos , some Vietnamese Navy officers cut the anchors so the ship could leave to avoid shelling . The boarding bridge had not yet been withdrawn , there fore some people on the bridge fell into the river, we do not know if they survived this !
At this time the ship's captain and his family were still on shore
The ship were headed toward to Vung Tau, at 10:00 Am on Vam Co river we heard the surrender speech of the President Duong Van Minh on Saigon radio this meant the free South VN was defeated by the Communist North VN .As the Dong Hai ship passed from Vung Tau waters into International waters we had been through many dangerous and fearful situation.
At one point , few small boats with disbanded soldiers carrying guns , came along to the ship and demanded to come aboard
With 2000 refugees overloading the ship, their requests could not be satisfied , which caused them to shot at our ship 2 days later Dong Hai ship reached Singapore waters . Suddenly the ship's engine malfunctioned not allowed the ship to move further. Everyone had been living in worry , fear , thirst and hunger, stranded in the middle of the ocean.Our 7 family members sat on 2 square meter table ,depressed and hoping for salvation. There was also another family under the table. We were all packed tightly as a tin of sardines.Everyone’s face on board was filled with sadness and fear not knowing how our fate will unfold 2 people committed suicide by jumping into the ocean due to the overwhelming sense of fear. I did not feel hungry because of constant worrying , I did not eat any thing for whole week .I brought with me 1 box of instant noodle , each meal I had 2 packs of noodles mixed with sea water for my 4 children so they can survive and not to be exhaustion. I had lined up every day in the tight crowd to obtain a bottle of drinking water which the ship distributed for the people on board and brought it to the table for my 4 children After half month enduring starvation and tiredness on the “Tin Fish” ship at Singapore waters, the Singapore authority allowed people on Dong Hai ship down to the barges then transported the refugees to the large ship anchored in Singapore waters .Everyone rushed intensively to be the first on barge in order to secure their safety.My 7 family members hold on to each other as we carried our children down to the barge on dangling robe ladder in carefully avoiding to fall into the ocean. If any of us were to fall we would surely perish because no  one could save us. No one is responsible for the life of a refugee who does not belong to any country !After 2 days the barge carried my family to giant ship “Dai Duong “Standing on the barge , I looked up the giant ship and tried to search for a familiar face, among the crowd I heard a voice calling to me :
-“Major, Major , Is there any one else coming with you ?”
I recognized it was a friend in my army unit
At that time I was wearing Ao Ba Ba (traditional blouse of VN woman and it was not an army uniform)
I asked :
-“Who else is on the ship?”
He replied :
-“There are some soldiers boarding on this ship”
Finally my family had gotten onto the Dai Duong ship and I also met number of my friends which were in the same army unit as refugees.After coming aboard Dai Duong ship, I silently thanked God for saving our lives. My family found a place on the ship big enough to lay a mats .There were 3000 Vietnamese refugees on Dai Duong ship.After a week the cholera and eye diseases spread on the ship . Luckily there were 2 Marines Corp Doctors on board as the refugees , they helped to reduce the spread of diseases on the ship
When Dai Duong ship arrived to the Philippines waters, we were given supplied then continued to Guam Island .
After a month drifting on the sea , going through so many dangers, fears, anxieties and starvation , my family was able to touch our foot steps on the shores of FREEDOM on May 30,1975
We had to endure the refugee camp hardship for a month .This meant lining up in a long queue about 1km in length under the scorching sun to receive cooked meal by the camp of Guam Island every day. At night we huddled under a canvas tent, we were suffering  frost nip from cold weather which chilled our bones  at camp Pendleton , San Diego , California
Our journey was God willing with luck in difficult situations no one can predict Sometimes I think “The souls of the fallen soldiers" helped our family to overcome the dangerous situations we were in from surviving under fire power of local civil guards to being under shelling in Saigon and finally surviving on the ocean in desperate times.I thought  when the soldiers in my army unit died  I was assisting their family in difficult times , perhaps this was the reason for their spirits helped me and my family to safety. Our family finally settled in California of United States at the end of June 1975.Oh dear! All our properties, fame , career and everything else we built up nearly half of our lives gone up smoke in a blink of an eye ,we had become homeless with no profession and no country anymore .I was forced to wandering in a new country where I must start all over from zero (0)but my family was compensated with  very precious word :FREEDOM”
Westminster, California ,February 25, 2012
Green Beret (Sea Tiger)
 Huy Le Tran Thi

Viết cho Tháng Tư mùa Quốc Hận



HÀNH TRÌNH TÌM TỰ DO CỦA GIA ĐÌNH TÔI


   (Hồi Ký)


Lính Mũ Xanh (SeaTiger)

Đã 36 năm trôi qua, mỗi khi nhớ lại

tôi vẫn còn thấy kinh hoàng và hoảng sợ,

vào những ngày cuối cùng của tháng tư năm 1975.



Lúc đó gia đình tôi gồm 7 người: 2 vợ chồng, 4 đứa con: 1 trai Anh Tuấn 10 tuổi, 3 gái:Tuyết Phương 8 tuổi, Thanh Phượng 6 tuổi, Hồng Phước 3 tuổi và một bà chị chồng, dắt dìu bồng bế mấy đứa con nhỏ chạy ngược, chạy xuôi suốt mấy ngày, mà chưa tìm được đường nào để đi lánh nạn, giữa lúc Thành Phố Sài Gòn đang hỗn loạn, giới nghiêm, di chuyển rất khó khăn, đường phố bị hàng rào kẽm gai ngăn chặn. Súng đạn của Nhân Dân Tự Vệ và lính tản hàng bắn loạn xạ, không còn biết đường nào để mà tránh khỏi, mạnh ai nấy chạy, không ai liên lạc được với ai, ngay cả với cha mẹ và anh chị em ruột!

Chạy đã mỏi gối chồn chân, không còn cách nào để đi tránh nạn, nên tôi đã đưa cả gia đình về tập trung tại sở làm của tôi tại 15 Lê Thánh Tôn Sài Gòn lúc 3giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, để hy vọng có thể vào căn cứ Hải Quân tại Bến Bạch Đằng, theo đoàn tàu nếu họ rời bến Chương Dương. Nhưng vì pháo kích dữ dội vào SàiGòn, nghe VC đã đánh tới Ngã Tư Bẩy Hiền, nên gia đình tôi phải rời trại Lê Thánh Tôn, và đi về tạm trú ở nhà của người anh
Hai bên chồng, tại đường Phan Đình Phùng (cạnh chợ Vườn Chuối) để kiếm đường đi (vì qua sự việc Tết Mậu Thân năm 1968 khi VC tấn công vào Sài gòn, thì các địa điểm Quân Sự, trại gia binh v.v... mà họ vào được là họ tàn sát, giết hết không còn để ai sống sót).  Vì vậy gia đình tôi phải dời trại để tìm được sự an toàn hơn.

Đêm 29 tháng 4 năm 1975, VC pháo kích dữ dội vào Sài Gòn suốt đêm, trong sự sợ hãi của tất cả mọi người, nên sáng hôm sau 30-4-1975 lúc 6 giờ 30, nhà tôi đã lái xe chở cả gia đình ra bến sông Bạch Đằng SàiGòn trên chiếc xe Simca của chúng tôi để tìm đường đi lánh nạn. Lúc bấy giờ trên đường phố SàiGòn hỗn loạn bất chấp cả giờ giới nghiêm 24/24, vượt qua cả đèn xanh đèn đỏ, mà người ta thì đổ ra đường để hôi của, đồ đạc, bàn ghế, tài sản của
những nhà mà  có người đã bỏ ra đi, hoặc cơ sở không người canh giữ đã bỏ trống.

Chỉ nghĩ đến 2 vợ chồng tôi đều là lính, thì không thể thoát khỏi tù tội, không có ngày về, mà để lại 4 con còn nhỏ dại sẽ bị bơ vơ, đói khổ, và chắc chắn sẽ không còn nhìn tnấy tương lai nên chúng tôi càng cố gắng tìm đường vượt thoát hầu tránh khỏi viễn ảnh tối đen đó.

Khi đến được Bến Bạch Đằng, khúc cuối đường Nguyễn Huệ, lúc 8 giờ sáng ngày 30-4-1975, chúng tôi thấy đồng bào rất đông đang chen nhau để lên một chiếc tàu buôn đang đậu ở đó, tên tầu là "Đông Hải". Thế là gia đình tôi cùng bồng bế, dìu dắt nhau lên tầu mà chẳng biết tầu có chạy hay không bởi lúc đó chủ của chiếc tầu còn ở trên bờ. Lên tầu được một lúc thì chủ tầu nói: "Tầu này không chạy đâu." Tôi thất vọng quá, định đưa cả gia đình xuống bờ
tìm cách khác để thoát thân, nhưng vì người qúa đông, lên xuống cũng chẳng được, đành đứng chịu trận trên tàu với cố gắng giữ gìn các con khỏi bị đè bẹp bởi đoàn người hỗn loạn xô đẩy nhau lên, xuống trên tầu...

Thế rồi khoảng 9 giờ sáng, bờ sông SàiGòn bị pháo kích dữ dội, người ta la hét vì qúa sợ hãi, trên tầu mọi người đều kêu lên: “Cho tầu chạy đi không thì chết hết tất cả bây giờ." Lúc đó rất may là trên tầu có mấy ông Sĩ Quan Hải Quân nên họ đã tự chặt dây neo và cho tầu chạy, để tránh đạn pháo kích. Cầu lên tầu không kịp rút, nên một số người đang đi trên cầu đã bị rớt xuống sông, không biết sống chết ra sao, trong khi chủ tầu và gia đình của họ còn đang ở trên bờ.

Tầu chạy về hướng Vũng Tàu. Khi đi đến khúc sông Vàm Cỏ vào lúc 10 giờ sáng thì nghe trên radio mở Đài phát thanh SàiGòn, phát lời của ông “Tổng thống” Dương văn Minh mới lên tuyên bố đầu hàng. Thế là Miền Nam Tự Do đã bị thất thủ và rơi vào tay Cộng Sản Miền Bắc.

Tầu "Đông Hải" đã vượt qua biển Vũng Tàu và đi vào hải phận Quốc Tế, đã trải qua bao nhiêu nguy hiểm, sợ hãi, vì có những con thuyền nhỏ và thuyền thúng chở những người lính tan hàng, mà trong tay họ còn có súng đạn, cứ chạy sát gần tầu đòi được lên tầu, không được lên thì họ bắn loạn vào tàu, vì lúc đó trên tàu đã chở quá tải với hơn 2.000  người tỵ nạn. Sau 2 ngày tầu "Đông Hải" đã đến hải phận của biển Singapore và chạy vừa tới đó thì tầu bị hư máy, không thể chạy được nữa. Sống trong sự hồi hộp lo sợ đói khát, tàu không được cặp bến, mà tất cả mọi người phải ở trên tầu giữa đại dương, không thấy bến bờ... Chán nản, chờ đợi để được cứu vớt!!!

Gia đình tôi 7 người ngồi trên một chiếc bàn chu vi độ 2 thước vuông. Dưới gầm bàn là một gia đình khác nữa. Trên tầu vì chở qúa đông người nên nằm ngồi như xếp "cá hộp", trên nét mặt mọi người đều lộ ra sự buồn lo, không biết số phận rồi sẽ ra sao! Trong tinh thần khủng hoảng đó đã có 2 người không tự kềm chế được đã nhẩy xuống biển tự tử.

Vì lo buồn nên tôi không còn biết đói, cả tuần lễ không có thứ gì vào bụng, tôi đem theo được 1 thùng mì gói, mỗi bữa lấy 2 gói mì trộn với nước biển cho 4 con ăn để không bị đói lả, rồi mỗi ngày xếp hàng chen chúc nhau để xin được 1 chai nước uống của tầu phân phát, đem về chỗ bàn chúng tôi ngồi trên chiếc tầu tỵ nạn cho các con uống. Sau nửa tháng trời ở trên tầu "cá hộp" ngoài khơi hải phận Singapore, chịu bao nhiêu sự đói khát, khổ cực thì mới được chính phủ Singapore cho chuyển các người trên tầu "Đông Hải" xuống những chiếc sàlan, rồi phân phối đến các tầu lớn đang chở các người tỵ nạn còn neo ngoài khơi của hải phận Singapore.

Vì tranh giành sự sống, nên tất cả mọi người hỗn độn chen chúc, lấn át nhau mãnh liệt để được xuống trước dưới sàlan! Gia đình tôi 7 người vô cùng khó khăn khi ráng chuyền đưa hết mấy đứa nhỏ xuống được chiếc sàlan bằng những chiếc thang giây, lủng lẳng giữa biển, vì một chút sơ xẩy là bị rớt xuống biển chỉ có chết chứ có ai đâu cứu vớt mình.

Sau khi tạm ổn trên chiếc sàlan này được 2 ngày thì sàlan đã cập vào cạnh của chiếc tầu "Đại Dương" to lớn. Đứng dưới sàlan, tôi ngước nhìn lên chiếc tầu to cao vời vợi để tìm kiếm xem có ai quen không nhưng chỉ thấy toàn là người và người. Bỗng chợt một tiếng kêu vọng xuống gọi tôi: "Thiếu Tá, Thiếu Tá đi còn có ai nữa không?" Vừa nghe, tôi biết chắc chắn đó là một chiến hữu cùng đơn vị nhìn ra tôi vì lúc đó tôi mặc bộ đồ Bà Ba. Tôi vội hỏi : "Trên tầu còn có ai nữa không?” thì anh ta trả lời có một số chiến hữu cũng đang ở trên chiếc tầu này. Thế là gia đình tôi đã lên tầu Đai Dương trong sự may mắn gặp lại một số chiến hữu cùng đơn vị trên đường đi tỵ nạn.

Lên được tầu "Đại Dương", tôi thầm cám ơn Trời, Phật đã cứu chúng tôi được "Sống". Chúng tôi kiếm được một chỗ đủ để trải một chiếc chiếu làm chỗ nằm cho cả gia đình ở trên tầu. Chiếc "Đại Dương" này đang chở khoảng hơn 3.000 đồng bào tỵ nạn.

Đi được 1 tuần lễ tưởng yên ổn, nào ngờ bệnh dịch tả và bệnh đau mắt lan tràn trên tầu. Nhưng rất may trên tầu có 2 Bác Sĩ TQLC cùng đi tỵ nạn, nên đã ngăn chặn ngay được hai căn bệnh quái ác trong thời gian ngắn.

Khi đến hải phận của Philippine thì được tiếp tế thêm lương thực và tầu tiếp tục hành trình đưa tất cả chúng tôi đến Đảo Guam Sau 1 tháng trời lênh đênh trên biển cả, không thấy bến bờ, trải qua biết
bao nhiêu nguy hiểm, lo lắng, gian nan, cuối cùng gia đình chúng tôi cũng đến được bến bờ TỰ DO vào ngày 30-5-1975.

Suốt một tháng tạm trú tại các trại tỵ nạn, chúng tôi hàng ngày xếp hàng dài cả cây số, dưới nắng cháy của mặt trời, để được phát chẩn lãnh từng bữa ăn do lính của trại nấu tại đảo Guam. Và rồi chúng tôi phải trải qua hàng bao đêm nằm co ro dưới những chiếc lều vải, trời lạnh thấu xương, thịt da như cắtra từng mảnh ởTrại Camp Pendleton, San Diego, California.

Nhưng dù gì đi nữa, chúng tôi luôn nghĩ sự ra đi này là do ý Trời sắp đặt cùng ban sự may mắn cho gia đình chúng tôi, cho những người cùng cảnh ngộ trong một tình thế đẩy đưa chứ không ai có thể  tính trước được. Nhiều lúc tôi suy nghĩ, sự ra đi của gia đình tôi, đã vượt qua được bao sự nguy hiểm, dưới những làn súng đạn trong cơn hoảng loạn, hoặc những quả đạn pháo kích vào thành phố Sài Gòn, hoặc thoát nạn trên biển cả, với những lúc gần như tuyệt vọng thì có lẽ các "vong hồn tử sĩ" đã phủ hộ cho chúng tôi, cho những người liều hiểm nguy, bỏ lại tất cả trong cơn quốc phá gia vong được đến nơi an toàn. Cuối cùng gia đình chúng tôi cũng được định cư tại Tiểu Bang California Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 năm 1975

Chao ôi, tất cả tài sản, công danh, sự nghiệp, gây dựng gần nửa cuộc đời, phút chốc bỗng tan theo mây khói, biến thành kẻ vô gia cư, vô nghề nghiệp và vô Tổ Quốc. Cùng với mọi người trong kiếp đời lưu vong, sống lang thang nơi xứ lạ quê người, phải bắt đầu lại từ con số không (0), nhưng gia đình tôi đã được đền bù bằng hai chữ:" TỰ DO" vô cùng quý giá.

Wesminster, Ca. Ngày 25 tháng 2 năm 2012
Trần Thị Huy Lễ
Lính Mũ Xanh (SeaTiger)

Thursday, May 17, 2012

Trung Tướng Ngô Du, Thế Trận QĐ 2 Tại Cao Nguyên

Dại tá Trịnh Tiếu (Trưỡng Phòng 2, QĐ 2)
 
1. Tướng Ngô Du và Quân đoàn II :
Tháng 8/1970, Thiếu tướng Ngô Du, quyền Tư lịnh Quân đoàn IV (sau khi Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh tử trận), đã được Tổng thống Thiệu bổ nhiệm chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II và Quân khu II.
Tướng Ngô Du, theo nhận xét của các giới chức Hoa Kỳ, là một tướng lãnh thông minh, giỏi về tham mưu, hăng say phục vụ cho đất nước và quân đội.
Trung Tướng Ngô Dzu
Ông đến Pleiku với vài sĩ quan thân tín của ông, lập một bộ tham mưu riêng để làm việc.
Trong thời gian này, tôi (Đại tá Trịnh Tiếu) là Trưởng Phòng Nhì Quân đoàn II và Quân khu II từ thời Trung tướng Vĩnh Lộc và Lữ Lan. Đây là lần đầu tôi phục vụ dưới quyền Tướng Ngô Du mặc dù đến năm này (1970) tôi đã phục vụ trong quân đội được 17 năm. Những ngày đầu làm việc với Tướng Ngô Du, tôi phải trải qua một thời gian trắc nghiệm khả năng chuyên môn và thủ tục tham mưu theo sách vở Hoa Kỳ thật gay go. Có những buổi ông gọi tôi lên văn phòng của ông hàng giờ để nhận xét xem tôi có hiểu những danh từ chuyên môn về tình báo theo sách vở tham mưu của quân đội Hoa Kỳ mà ông đã biết. Rất may là tôi đã tốt nghiệp khóa tình báo cao cấp tại Hoa Kỳ vào năm 1968. Tôi trả lời ông rất rõ ràng và đầy đủ những gì ông muốn trắc nghiệm tôi, lúc đó tôi có cảm tưởng ông là vi. Tướng chỉ huy trưởng tham mưu Hoa Kỳ, vì ông rất giỏi về thủ tục tham mưu.
Tướng Ngô Du giữ chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II vào một thời gian rất thuận lợi cho ông, vì trước đó 3 tháng (5/1970), Tướng Lữ Lan đã tổ chức một cuộc hành quân vượt biên qua lãnh thổ Cam-bốt đánh thẳng vào Quân khu 702 của CS tại tỉnh Ratanakiri. Quân đội ta đã phá hủy toàn bộ khu hậu cần của CS tại mật khu này, ta tịch thu rất nhiều vũ khí nặng của địch, như súng phòng không, cối 120 ly, đại liên 12.7 và hỏa tiễn, v.v…
Còn những mật khu nhỏ của CS trong lãnh thổ Quân khu II, Sư đoàn 22BB và Sư đoàn 23BB cùng với địa phương quân đã thanh toán.
Trong thời gian này, CS rất yếu, các đơn vị chính quy của địch hầu như bị tê liệt, vì thế Tướng Ngô Du đặt hết trọng tâm vào công tác bình định và phát triển tại Quân khu II. Ông say mê làm việc suốt ngày đêm, vợ con ông đều để lại Saigon.
Bà Ngô Du đặc biệt không bao giờ tham gia vào công việc của chồng. Có nhiều đêm, Tướng Ngô Du gọi tôi qua để thảo luận tình hình vào lúc 2, 3 giờ sáng. Ông cũng thường điện thoại các Tỉnh trưởng trong vùng cũng vào giờ này.
2. Tướng Ngô Du và cố vấn John Paul Vann :
John Paul Vann, Trung tá Bộ Binh làm cố vấn Sư đoàn 7BB tại vùng IV từ năm 1962-1963. Sau đó, ông về Hoa Kỳ, xin giải ngũ để tiếp tục đại học. Đến năm 1966, ông sang VN trở lại và làm cố vấn dân sự cho các chương trình bình định và phát triển. Tướng Ngô Du rất tâm đắc với Paul Vann về kế hoạch bình định phát triển tại vùng IV trước đây. John Paul Vann thông minh, can đảm, hiếu thắng, kiêu căng, tự phụ và thích làm anh hùng cá nhân. Sau khi Tướng Ngô Du được bổ nhiệm Tư lịnh Quân đoàn II thì Paul Vann cũng muốn chức vụ cố vấn Quân đoàn II, mặc dù ông là dân sự. Dịp may đến với Paul Vann : Tháng
4/1971, quân đội Hoa Kỳ tham chiến tại VN phải giảm quân số, từ 543,500 xuống còn 270,000 quân. Vị tướng đang làm cố vấn cho Tướng Ngô Du cũng được lịnh về Mỹ trong đợt giảm quân này. Paul Vann liền nắm cơ hội hiếm có, vận động ngầm vơi Tướng Ngô Du xin Hoa Kỳ bổ nhiệm Paul Vann làm cố vấn Quân đoàn II.
Một điều rất khó xử cho Đại tướng Hoa Kỳ Creighton Abrams lúc bấy giờ là làm thế nào để một vị dân sự chỉ huy Hoa Kỳ còn lại tại Quân đoàn II. Trong lịch sử Hoa Kỳ, chưa bao giờ có một dân sự giữ chức vụ cấp tướng và chỉ huy các đơn vi. Hoa Kỳ tại mặt trận trong thời chiến, trường hợp của Vann là một biệt lê…
Theo ước tính của các tướng lãnh Hoa Kỳ tại VN, vào năm 1972, CS sẽ mở nhiều mặt trận lớn tại Quân đoàn I và Quân đoàn II, vì thế kế hoạch bình định và phát triển phải đặt hàng đầu trong năm 1971, để các dơn vị chính quy của ta rãnh tay đối đầu với địch vào năm 1972. Quân đoàn II cần có một cố vấn nhiều kinh nghiệm về bình định phát triển, hợp tác chặt chẽ với Tướng Ngô Du, Tưlịnh Quân đoàn. Người cố vấn đó không khác ai ngoài Paul Vann, vì ông đã xuất sắc trong chức vụ này. Tháng 5/1971, Paul Vann đã được Tướng Abrams bổ nhiệm làm cố vấn Tư lịnh Quân đoàn II và Quân khu II.
3. Tin tình báo Hoa Kỳ :
Tháng 12/1971, tôi đang làm việc tại văn phòng, Đại tá Cahn, cố vấn tình báo của tôi, đến mời tôi qua văn phòng cố vấn Paul Vann (cũng ở tại Bộ tư lịnh Quân đoàn, gần văn phòng Tướng Ngô Du) để thảo luận tình hình. Mở đầu, ông Vann hỏi tôi :
- Đại tá có biết Sư đoà 320 của CS Bắc Việt hay không ?
Tôi trả lời :
- Sư đoàn 320 là sư đoàn nổi tiếng tại Điện Biên Phủ trong thời gian chiến tranh với Pháp vào năm 1954.
- Đại tá có biết sư đoàn này đang ở đâu không ?
- Vị trí đóng quân của các sư đoàn CS miền Bắc, Phòng Nhì của Bộ Tổng tham mưu nắm rất vững, tôi sẽ hỏi và tin cho ông biết sau.
Paul Vann nói tiếp :
- Tôi có nguồn tin chính xác, sư đoàn này đang dưỡng quân tại Thanh Hóa, trong tháng 2/1972 này sẽ di chuyển vào vùng Tam Biên Việt – Miên – Lào, và sẽ tham chiến với ta vào tháng 2/1972.
Ông nói thêm :
“Kỳ này tôi nghỉ phép Giáng sinh 15 ngày tại Hoa Kỳ. Vậy Đại tá cố gắng dùng các phương tiện về tình báo của Đại tá để xác nhận chính xác vị trí của Sư đoàn 320, sư đoàn này chuyển vào vùng Tam Biên. Tướng Ngô Du và tôi sẽ có kế hoạch tiêu diệt sư đoàn này”.
Tôi cám ơn về những tin tức vừa cho. Trước đây, tôi đã có dịp đi quan sát phi trường N.K.P. của Hoa Kỳ nằm trên lãnh thổ Thái Lan, đối diện với tỉnh Thakkhet của Lào. Tại phi trường này, khi phi cơ cất cánh lên cao độ thì có thể quan sát được đèo Mụ Gia trên đường đi qua biên giới Viêt – Lào, nằm giữa Vinh và Đồng Hới. Với những phương tiện tình báo điện tử rất tối tân, Hoa Kỳ có thể biết được sự di chuyển của CS từ Bắc vào Nam, vì thế tôi tin những tin tức tình báo của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Bắc Việt là chính xác.
4. Tung màng lưới tình báo điện tử vào tháng 1/1972 :
Tôi cho thả rất nhiều chùm điện tử (được ngụy trang như những cây nhỏ trong rừng) trên đường mòn Hồ Chí Minh để báo động khi có người đi qua. Các máy điện tử đều hướng về Mật khu 609, nơi trú quân của Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lịnh Mặt trận B3 của CS tại vùng Attopeu (Nam Lào) để dò bắt các mật điện của Bộ tư lịnh này.
Hàng ngày đều có máy bay không thám của Quân đoàn và phi cơ chụp không ả?nh của Bộ Tổng tham mưu CS, chụp ảnh một khu vực rộng lớn trên đường mòn Hồ Chí Minh để theo dõi các hoạt động của địch trên các đường mòn đưa vào lãnh thổ Quân khu II. Các toán viễn thám, biệt kích, trinh sát và tình báo đã được thả xuống khắp nơi tại vùng ba biên giới để rình bắt các cán binh CS đi lẻ tẻ trong rừng.
Quả nhiên, đến cuối tháng 1/1972, các toán thám báo đã bắt được một cán binh CS nhỏ tuổi (khoảng 17 tuổi). Người này khai thuộc Sư đoàn 320 vừa mới hành quân đến vùng ba biên giới. Tù binh khai Sư đoàn 320 di chuyển ngày đêm, đúng một tháng từ Thanh Hóa đến vùng dương sự vừa bị bắt. Tôi liền trình lên Tướng Ngô Du và cố vấn Paul Vann các tin tức mà tù binh này đã cung cấp.
5. Kế hoạch tiêu diệt Sư đoàn 320 bằng B-52 của Tướng Ngô Du và John Paul Vann :
Tướng Ngô Du và Paul Vann không muốn các đơn vị bộ binh VNCH tiến sâu vào các mật khu kiên cố đầy rừng núi hiểm trở để tiêu diệt địch như Tướng Westmoreland đã làm trước đây trong chiếc dịch “Tìm và Diệt”. Năm 1967, Lữ đoàn 173 Nhảy Dù và Sư đoàn 4 Hoa Kỳ đã thiệt mất 287 người và trên 1000 người bị thương tại Mật khu 609 của Tướng Hoàng Minh Thảo, nhưng Tướng Westmoreland tuyên bố chiến thắng tại Hoa Thịnh Đốn. Paul Vann muốn bắt chước Tướng Walton Walker trong kế hoạch đánh bại quân Bắc Triều Tiên năm 1953. Vì thế, 2 ông đã đưa ra kế hoạch du. Sư đoàn 320 tiến sâu vào trong lãnh thổ Quân đoàn II (vùng Tân Cảnh – Dakto thuộc Kontum) để tiêu diệt toàn bộ sư đoàn thiện chiến này bằng pháo đài bay B-52. Paul Vann hứa với Tướng Ngô Du rằng ông có thể xin Đại tướng Abrams tất cả 25 “Box” của pháo đài bay B-52 mà Hoa Kỳ đang dùng để yểm trợ cho VN trên 4 vùng chiến thuật mỗi ngày, để tiêu diệt tối đa quân địch tại Quân đoàn II.
(Mỗi “Box” B-52, bề dài 3 km, bề ngang 1 km, được thả bằng 3 chiếc B-52 chứa trên 100 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs).
Sư đoàn 22BB tại Bình Định được lịnh di chuyển 2 trung đoàn và Bộ Tham mưu một của sư đoàn lên Tân Cảnh để giao chiến với Sư đoàn 320 của CS Bắc Việt. Quân đoàn dự trù CS sẽ tăng cường Sư đoàn 2 Sao Vàng cho mặt trận này. Tướng Ngô Du thiết lập thêm 2 căn cứ hỏa lực là căn cứ 5 và 6 trên các sườn đồi phía Nam Tân Cảnh để yểm trợ hỏa lực pháo binh cho Sư đoàn 22BB. Toàn bộ pháo binh và chiến xa cơ hữu của sư đoàn cũg được điều động lên vùng này. Ngoài ra, Quân đoàn còn tăng cường thêm Biệt Động Quân để củng cố vững chắc đồn biên phòng Ban Het, cửa ngõ đi vào lãnh thổ Quân Đoàn II và Quân khu II. Nhiệm vụ của Sư đoàn 22BB là dụ cho địch xuất hiện và đi vào thật sâu để Không quân Hoa Kỳ tiêu diệt bằng B-52.
Paul Vann
Sau khi dàn binh bố trận xong, Tướng Ngô Du mời Đại tướng Cao Văn Viên lên quan sát mặt trận vào cuối tháng 2/1972.
Qua một ngày đi thăm tất cả các đồn bót và công sự bố phòng của ta, trước khi ra về, Đại tướng đã bắt tay thân mật Tướng Ngô Du và Paul Vann và nói: ”Tôi chưa thấy một cuộc phối trí quân sự nào chu đáo và đầy đủ như sự phối trí này. Tôi tin tưởng 2 ông sẽ đập nát Sư đoàn 320 bằng hỏa lực không quân và pháo binh của VN và Hoa Kỳ. Chúc 2 ông thành công tốt đẹp”.
6. Những trục trặc đáng tiếc :
Quân đoàn II có 2 sư đoàn chính quy là Sư đoàn 22BB và Sư đoàn 23BB.
Sư đoàn 22BB chịu trách nhiệm lãnh thổ 5 tỉnh phía Bắc Quân đoàn II gồm Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku và Kontum.
Sư đoàn 23BB chịu trách nhiệm lãnh thổ 7 tỉnh còn lại của Quân đoàn II là Ban Mê Thuộc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hoà, Cam Ranh, Ninh Thuận và Bình Thuận. Sư đoàn 22BB do Thiếu tướng Triễn làm Tư lịnh; Sư đoàn 23BB do Thiếu tướng Cảnh làm Tư lịnh. 2 vị tư lịnh này lập được nhiều chiến công trên các mặt trận tiêu diệt địch tại Quân đoàn II nhiều năm trước đây.
Paul Vann đề nghi. Tướng Ngô Du thay thế 2 vị tư lịnh này viện lý do sau đây: Mặt trận sắp tới sẽ sôi động và gây cấn, cần phải có các tư lịnh sư đoàn năng động, trẻ tuổi.
2 Tướng Triễn và Cảnh đã lớn tuổi.
Như tôi (Đại tá Trịnh Tiếu) đã nói trên, John Paul Vann rất năng động, hiếu thắng và kiêu căng, nên ông chỉ thích các đại tá trẻ, có can đảm làm tư lịnh sư đoàn.
Tướng Ngô Du bị bất ngờ trước ý kiến này của Paul Vann, nên đã nói với Paul Vann biết rằng việc bổ nhiệm tư lịnh sư đoàn là do Tổng thống Thiệu quyết định, ông không có quyền. Hơn nữa, 2 vị tướng tư lịnh nói trên không phạm lỗi gì, nên không thể đề nghị thay đổi đươc.
Nhưng Paul Vann nhất quyết đề nghị thay thế 2 vị tư lịnh sư đoàn.
Tướng Triễn và Tướng Cảnh biết được những khó khăn của Tướng Ngô Du trong lúc mặt trận sắp bùng nổ nên 2 ông đã nói với Tướng Ngô Du rằng vì “đất nước và quân đội”, 2 ông sẽ sẵn sàng làm đơn lên Tổng thống xin từ chức vì lý do sức khoẻ để Tướng Ngô Du tiện việc sắp xế.
Thái độ của 2 Tướng này đã làm cho quân nhân các cấp ở trong Quân doàn khâm phục.
Paul Vann đề nghị: ”Đại tá Lý Tòng Bá và Đại tá Lê Minh Đảo, là các sĩ quan trẻ, năng động và có nhiều kinh nghiệm chiến trường mà tôi biết tại Quân đoàn III.Tướng Ngô Du hỏi : “Quân đoàn II có nhiêu Đại tá trẻ và giỏi như Đại tá Lê Đức Đạt. Đại tá Tôn Thất Hùng, và nhiều Đại tá khác, tại sao ông không đề nghị ?”.
Paul Vann trả lời: ”Đại ta Lê Đức Đạt mang tiếng tham nhũng tại Quân đoàn III, nên tôi không đề nghị, còn Đại tá Tôn Thất Hùng tôi chưa có cơ hội được biết khả năng của ông ta”.
Tình hình quân sự tại mặt trận càng ngày càng khẩn trương, Tướng Ngô Du cần phải thỏa mãn gấp điều kiện của Paul Vann, nhưng ông chỉ thỏa mãn 50%.
Ông đề nghị Tổng thống Thiệu bổ nhiệm Đại tá Lý Tòng Bá làm Tư lịnh Sư đoàn 23BB và Đại tá Lê Đức Đạt làm Tư lịnh Sư đoàn 22BB.
Sở dĩ Tướng Ngô Du đề nghị Đại tá Lê Đức Đạt là vì Đại tá Đạt đang là Tư lịnh phó Sư đoàn 22BB, lên thay thế Tư lịnh sư đoàn là hợp lý.
Hơn nữa, Đại tá Đạt rất thân với Đại tướng Cao Văn Viên, nên ông nghĩ rằng khi Đại tá Đạt lên làm Tư lịnh tại mặt trận thì Đại tướng Viên sẽ yểm trợ tối đa cho Đại tá Đạt.
Paul Vann rất giận Tướng Ngô Du đã không đề nghị Đại tá Lê Minh Đảo trong chức vụ Tư lịnh Sư đoàn 22BB.
Đại Tá Lê Đức Đạt
Đại tá Đạt làm Tư lịnh tại mặt trận Tân Cảnh được một tuần lễ thì địch bắt đầu chạm súng lẻ tẻ với ta tại nhiều nơi.
Đại tướng Cao Văn Viên liền tăng cường cho Đại tá Đạt một Lữ đoàn Dù.
Tướng Ngô Du đã thổ lộ với tôi trên trực thăng chỉ huy của ông là Paul Vann là một người Mỹ rất hăng say muốn giúp VN, nhưng không thông cảm cho hoàn cảnh và tình cảm của người VN.
7. Mặt trận bùng nổ :
Theo tin tức khai thác được của các tù binh CS thì mặt trận sẽ bùng nổ lớn vào trung tuần tháng 3/1972, nhưng Hà Nội đã ra lịnh cho Tướng Hoàng Minh Thảo tấn công vào đầu tháng 4/1972 để phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác tại Quân đoàn I (Quảng Trị) và Quân đoàn III (Bình Long).
Theo tin tức tình báo mà Phòng II chúng tôi thu thập được vào giờ chót thì Tướng Hoàng Minh Thảo sẽ xử dụng Sư đoàn 2 của CS Bắc Việt đương đầu với các đơn vị của Sư đoàn 22BB để cầm chân sư đoàn này tại Tân Cảnh, còn Sư đoàn 320 của CS sẽ tiến quân vào Kontum.
Để đối phó với tình thế mới, Tướng Ngô Du đã xử dụng Lữ đoàn Dù vừa được Đại tướng Viên tăng cường, tiến chiếm dãy đồi phía Tây sông Polco và thiết lập 2 căn cứ hỏa lực mới là “Charlie” và “Delta” để ngăn chặn Sư đoàn 320 của CS. Kế hoạc phối trí này rất tốt đẹp lúc đầu.
Vào 4g sáng ngày 3/4/1972, Sư đoàn 320 tấn công biển người vào căn cứ “Delta”, nhưng đã gặp sức kháng cự vô cùng mãnh liệt của các chiến sĩ Dù (Mũ đỏ).
Sau nhiều đợt tấn công và pháo kích tới tấp bằng hỏa tiển 122 ly và cối 120 ly, địch chỉ chiếm được hàng rào đầu tiên vào căn cứ.
Tướng Ngô Du và tham mưu lên căn cứ Võ Định trên Quốc lộ 14 để chỉ huy mặt trận.
Cố vấn Paul Vann được tin này rất phấn khởi, cũng bay lên quan sát 2 căn cứ “Delta” và “Charlie”. Paul Vann thấy rõ một số Cộng quân đông đảo đang bao vây quanh căn cứ “Delta” giữa hàng rào thứ nhất và thứ hai, ông liền gọi các phi tuần của Không lực Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan qua oanh kích liên tục chung quanh căn cứ “Delta”, ông còn gọi thêm các phi cơ Stinger và Spectre, được trang bị đặc biệt đại bác Bofors và đại liên Volcan để yểm trợ căn cứ này.
Chiều ngày 3/4/1972, Cộng quân chưa chiếm dược đồn nhưng các chiến sĩ Dù đã cạn hết đạn dược, thuốc men và nước uống.
Trực thăng Chinook của ta được lịnh Tướng Ngô Du tiếp tế khẩn cấp đạn dược và thuốc men vào căn cứ “Delta” để các chiến sĩ có thể bảo vệ căn cứ trong đêm nay. Nhưng trực thăng đã bị hỏa lực phòng không của địch bắn rới ngoài đồn.
Thấy thế, Paul Vann đã liều lĩnh xử dụng trực thăng nhỏ, loại mới nhất của quân đội Hoa Kỳ, là OH58 Kiowa, chỉ có 2 chỗ ngồi để tiếp tế. Đích thân ông lái máy bay còn Trung úy Huỳnh Văn Cai, người được Tướng Ngô Du chỉ định làm sĩ quan tùy viên cho Paul Vann, đạp từng thùng đạn, thùng thuốc xuống giữa căn cứ, mặc dù súng phòng không địch đủ loại 14.5 ly, 12.7 ly bắn lên tới tấp.
Bất chấp mọi nguy hiểm, Paul Vann đã tiếp tế cho đơn vị Dù các chuyến đầy đủ dạn dược, mìn chiếu sáng, thuốc men và nước uống, để đơn vị này có thể cầm cự với địch quân đêm sắp tới.
Chuẩn tướng George Wear, Tư lịnh phó, và Đại tá Joseph Pizzi, Tham mưu trưởng của Paul Vann phải kêu lên:
”Thật điên rồ !”.
Tướng Ngô Du phải khâm phục hành động táo bạo của Paul Vann.
Kết quả, Sư đoàn 320 của CS bị thảm bị thảm bại nặng nề tại căn cứ “Delta”.
Tướng Hoàng Minh Thảo phải bổ sung quân số cấp tốc cho sư đoàn này và sau đó 10 ngày (14/4/1972) lại cho mở cuộc tấn công vào căn cứ “Charlie”.
Lần này Lữ đoàn Dù do Trung Tá Nguyễn Đình Bảo chỉ huy bị một hỏa tiễn 122 ly trúng vào hầm chỉ huy làm Trung tá Bảo tử trận ngay giây phút đầu tiên.
Những sĩ quan còn lại của Trung tá Bảo thấy địch quá đông nên đã rút khỏi căn cứ và bỏ xác Trung tá Bảo lại trong hầm.
Ngày 20/4/1972, tình hình tại Quảng Trị (Quân đoàn I) quá nặng, nên Đại tướng Viên phải rút Lữ đoàn Dù tại Kontum để tăng cường cho mặt trận Quảng Trị.
Tình hình quân sự tại mặt trận Tân Cảnh bắt đầu đen tối. Tướng Ngô Du vô cùng lo lắng.
8. Không tin nhưng phải làm:
Câu chuyện sau đây do chính Trung tá Trần Hữu Công, Chánh văn phòng của Tướng Ngô Du, kể lại cho tôi:
Thân sinh Tướng Ngô Du là cụ Ngô Khôi, một viên chức của chính quyền thuộc địa Pháp. Đang sống tại Qui Nhơn, thấy con mình quá lo âu cho chiến trường sắp đến, nên đã vội lên Pleiku và nói với Tướng Ngô Du như sau: ”Con à, cha biết trách nhiệm của con rất nặng đối với đất nước và quân đội, nhất là sinh mạng của các chiến sĩ. Vậy con phải xin ơn trên phù hô… Cha đề nghị con xuống Qui Nhơn, ở đó có đền Đức Thánh Trần. Dân địa phương rất tin vào sự thiêng liêng của ngài. Con mang lễ vật đến xin ngài phù hộ, cứu độ sinh mạng đồng bào và các chiến sĩ trong vùng trách nhiệm của con”.
 Lắng nghe lời dặn của cha, Tướng Ngô Du đã vâng dạ rất lễ phép, nhưng ông không thi hành vì ông theo đạo Thiên Chúa.
Tuy nhiên, Tướng Ngô Du giao nhiệm vụ này cho Trung tá Công. Khi Trung Tá Công đem lễ vật vào đền thì vị sư trụ trì nhìn thẳng vào Trung tá và nói rõ: ”Ông không có niềm tin thì đến đây làm gì ? Hãy mang lễ vật rở về “.
Trung tá Công giật mình hoảng sợ, đã cố trình bày lý do tại sao ông cần phải đến cầu xin Đức Thánh Trần và xin vị sư đó giúp cho.
Vị sư này chấp nhận và cùng với Trung tá Công khấn vái.
Lễ lạc xong, nhà sư đưa cho Trung tá Công một lá bùa, bảo đốt ra tro và rải xuống những vị trí nào thấy nguy hiểm nhất.
Trung tá Công đã làm đúng theo lời vị sư, ông dùng trực thăng rải xuống đồn Ben Het (giáp biên giới Lào) theo lịnh của Tướng Ngô Dụ
Ngày 28/4/1972, CS tấn công đồn này bằng 10 chiến xa T54, nhưng đã bị Paul Vann điều động 2 trực thăng võ trang Cobra trang bị hỏa tiễn chống chiến xa, được điều khiển bằng tia Laser bắn rất chính xác, tiêu diệt 5 chiến xa T54 tại chỗ, 5 chiếc còn lại phải chạy trốn qua biên giới Lào. Sau đó ta rút quân khỏi đồn này, vì vị trí quá xa và hẻo lánh.
9. Đại tá Lê Đức Đạt, Tư lịnh Sư đoàn 22BB và John Paul Vann:
Các toán biệt kích và viễn thám của ta phục kích sâu trong rừng, hằng đêm đều nghe tiếng chiến xa của CS di chuyển. Tôi báo động về sự xuất hiện của chiến xa T54 để Tướng Ngô Du và Paul Vann tìm cách đối phó.
Tướng Ngô Du tin những báo cáo của tôi, nhưng Paul Vann thì hoài nghi. Ông cho rằng đó chỉ là loại xe thường, hoặc là T76S, chiến xa lội nước hạng nhẹ không đáng kể của CS. Đối với Paul Vann phải trông thấy tận mắt mới tin.
Tướng Hoàng Minh Thảo thấy Lữ đoàn Dù đã rút, nên ông có kế hoạch tấn công cấp tốc để dứt điểm Sư đoàn 22BB tại Tân Cảnh bằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 Sao Vàng bằng chiến xa T54 và hỏa tiễn Sagger do Liên Xô chế tạo. Chiến xa T54 và hoả tiễn Sagger là 2 loại vũ khí tối tân được sử dụng lần đầu tiên tại chiến trường Miền Nam trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
T54 là loại chiến xa bọc sắt cứng, dày, tương đương với chiến xa M48 của Hoa Kỳ.
Hỏa tiễn Sagger mà ta gọi là AT3, là loại hoả tiễn chống chiến xa bằng giây. Giống như hỏa tiễn Tow của Mỹ, nhưng tầm xa kém (hỏa tiễn Tow tầm xa 3000; hoả tiễn Sagger 200 m).
Trong những ngày 20, 21 và 22/4/1972, các sư đoàn địch áp sát bao vây Tân Cảnh.
Khi đã khám phá đầy đủ các vị trí của địch xuất hiện, tôi trình Tướng Ngô Du phải diệt địch ngay bằng B52 theo như kế hoạch trước đây mà ông và Paul Vann đã tính toán. Nhưng Paul Vann đã từ chối xử dụng B-52, vì trong thâm ý, ông không muốn yểm trợ cho Đại tá Lê Đức Đạt.
Tướng Ngô Du nổi giận la to: ”Ông Paul Vann, ông là bạn hay là kẻ thù của tôi?”.
Paul Vann làm thinh bỏ đi. Ông dùng trực thăg bay xuống mặt Bắc Bình Định.
Thời gian này, mặt trận mặt Bắc Bình Định cũng rất sôi động. Tướng Ngô Du chỉ dịnh Đại tá Trần Hiếu Đức, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 40 thuộc Sư đoàn 22BB làm Tư lịnh chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ 3 quận Hoài Ân, Bồng Sơn và Tam Quang. Sư đoàn 3 Sao Vàng CS được lịnh phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác nên đã tung quân bao vây quận Hoài Ân. Tại đây, Paul Vann cũng gây khó khăn cho Đại tá Đức về yểm trợ hỏa lực trong khi bị áp lực nặng nề của địch. Đại tá Đức liền ra lịnh rút bỏ quận Hoài Ân để cố thủ quận Bồng Sơn.
Ngày 21/4/1972, Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm Đại tá Philip Kaplan, cố vấn cho Đại tá Lê Đức Đạt.
Tại hầm chỉ huy, mặc dù biết Paul Vann không ưa thích, Đại tá Đạt vẫn trình bày đầy đủ chi tiết cho Paul Vann rõ. Paul Vann đã có hành dộng thiếu lịch sự, ông chỉ mạnh vào bản đồ và nói cộc lốc bằng giọng mũi: ”Đại tá Đạt, ông sẽ là vị Tư lịnhSư đoàn VN đầu tiên làm mất Sư đoàn và bại trận”.
Đại tá Đạt rất tức giận, ông đã vứt điếu tuốc đang hút xuống đất, cười gằn và bảo Paul Vann: ”Ồ, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra”.
Ngày 23/4/1972, một Tiểu đoàn Bộ Binh của Sư đoàn 22 chạm súng với địc rất sớm, không quá xa Bộ tư lịnh sư đoàn, đồng thời địch pháo kích tới tấp vào căn cứ Tân Cảnh bằng hỏa tiễn 122 ly. Chiến xa bảo vệ Bộ tư lịnh của sư đoàn của Đại tá Đạt gồm 10 chiếc được điều động ra để chống lại địch, đã bị hỏa tiễn Sagger bắn cháy mất 8 chiếc, còn lại 2 chiếc thì bị đứt xích.
Người bạn rất thân với tôi trước đây tại Qui Nhơn là Thiếu tá Như cùng Đại úy Kenneth Yonan, 23 tuổi, xuất thân từ trường Wespoint, đã leo lên tháp nước cao tại căn cứ, xử dụng đại liên 12.7 ly để tấn công địch, cũng bị hỏa tiễn Sagger bắn, bồn nước nổ tung và cả hai người chết tại chỗ. Các đơn vị của ta chạm súng suốt ngày với địch tại Tân Cảnh. Tướng Ngô Du sử dụng tối đa hỏa lực không quân để yểm trợ cho Đại tá Đạt.
Khoảng 10g tối ngày 23/4/1972, quận Dakto cách Tân Cảnh 2 km về phía Bắc, do Địa Pương Quân và Nghĩa Quân người Thượng bảo vệ, đã quan sát thấy đèn của 11 chiến xa T54 đang tiến về hướng quận. Quân đoàn liền điều động C-130 Spectre lên thả trái sáng. Chiến sĩ ta trong các hầm chiến đấu cá nhân đã thấy tất cả 15 chiếc chiến xa T54 của địch xếp hàng dọc chạy tiến về Tân Cảnh. Phi cơ C-130 tác xạ để ngăn, không cho chiến xa địch tiến, nhưng vô hiệu quả, vì loại phi cơ này không có loại đạn chống chiến xa.
Khoảng 2g sáng ngày 24/4/1972, 15 chiến xa địch đã bao vây căn cứ Tân Cảnh.
Đại tá Philip Kaplan yêu cầu Paul Vann lên cứu ông vào lúc 4g khi trời chưa sáng tại bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn.
Đại tá Kaplan cho Đại tá Đạt biết và yêu cầu cùng lên trực thăng cấp cứu của Paul Vann nhưng Đại tá Đạt từ chối.
Đại tá Đạt biết tình hình rất bi đát, địch sẽ tràn ngập căn cứ vào khoảng 7g sáng, nhưng ông không yêu cầu Tướng Ngô Du lên cứu như Đại tá Kaplan đã làm. Ông ra lịnh cho tất cả các sĩ quan và binh sĩ còn lại tìm cách thoát ra ngoài trước khi trời sáng.
Đại tá Tôn Thất Hùng đã thoát được nhưng bị thương; ông chạy vào một buông Thượng gần đó. Nhờ nói được tiếng Thượng rất rành, nên đã được một gia đình người Thượng che dấu và bảo vệ ông, đưa ông về đến thị xã Kontum sau 15 ngày đi loanh quanh trong rừng.
3 tháng sau, ông cùng gia đình lên Pleiku để đền ơn cho gia đình người Thượng này đang sống trong trại tị nạn.
Đại tá Lê Đức Đạt đã ở lại trong căn cứ Tân Cảnh. Theo lời Đại tá Kaplan, có lẽ Đại tá Đạt đã tự sát sau khi đồn Tân Cảnh bi Cộng quân tràn ngập.
Đó là ngày 24/4/1972, lúc 10g sáng.
Ai cứu Kontum trong cơn hấp hối ?
Sau khi mặt trận Tân Cản bị thảm bại, Tư lịnh Sư đoàn 22BB chết mất xác tại mặt trận, thành phần Bộ tham mưu sư đoàn và chỉ huy trưởng các cấp cũng như binh sĩ bị bắt làm tù binh hay bị chết, chỉ một số rất ít chạy được về Kontum.
Sư đoàn 22B tan rã, vì thế, phòng tuyến kiên cố nhất để bảo vệ thị xã Kontum coi như không còn nữa.
Toà hành chánh tỉnh Kontum với dân số 25,000 người sống trong thị xã đã hoang mang giao động cao độ, chuẩn bị tản cư.
Tướng Ngô Du rất khổ tâm trong thời gian này. Ông bị xúc động khi được tin Đại tá Lê Đức Đạt tử trận.
Những hy vọng thắng trận vinh quang mà ông ấp ủ trong lòng trên 3 tháng nay đã tiêu tan và biến thành thảm bại cay đắng vì có những bất đồng giữa ông và Paul Vann, và thành kiến không tốt đẹp của Paul Vann đối với Đại tá Lê Đức Đạt. Do đó, bịnh tim của ông bị tái phát.
Thông thường chiến thuật Cộng quân là thừa thắng xông lên. Do đó, chúng tôi không loại bỏ giả thuyết Cộng quân sẽ đánh Kontum, vì nơi đây chỉ có Địa Phương Quân và Nghĩa Quân trấn giữ.
Tướng Ngô Du phải cho tái phối trí lực lượng, điều động 2 Trung đoàn Bộ Binh từ Ban Mê Thuột lên cố thủ Kontum, chỉ để lại một Trung đoàn phòng thủ 7 tỉnh phía Nam của Quân đoàn.
Đại tá Lý Tòng Bá, Tư lịnh Sư đoàn 23BB, được chỉ định làm Tư lịnh mặt trận Kontum. Tướng Ngô Du chỉ mong Tướng Hoàng Minh Thảo hoãn tấn công vào Kontum 5 ngày thôi, thì ông và Đại tá Lý Tòng Bá đủ thời gian phối trí quân và đào công sự vững chắc phòng thủ thị xã này.
Đường chuyển quân và tiếp vận chính giữa Pleiku – Kontum là Quốc lộ 14 rất yên tĩnh trong 3 ngày đầu, đến ngày thứ tư thì Cộng quân chiếm và đóng chốt đèo Chu Pao, giao thông bị gián đoạn.
Rất may khi địch chiếm đèo Chu Pao thì ta vừa chuyển quân xong. Cộng quân không tiến quân tiếp vào Kontum sau 5 ngày như Tướng Ngô Du dự tính mà đến 20 ngày sau.
Như vậy, chúng ta có thể tin rằng Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân đã bị tổn thất khá nặng trong các cuộc chạm súng trước đây với Lữ đoàn Dù và Sư đoàn 22BB. Các chiến xa T54 của địch cũng bị tiêu hao một số tại phi trường Dakto do Không quân VN bắn cháy và một số tại đồn Ben Het do Cobra của Hoa Kỳ phá hủy. Vì thế, Tướng Hoàng Minh Thảo cần có thời gian củng cố lại đơn vị của ông chớ không thể mở cuộc tấn công mới ngay được.
Phối trí quân xong tại Kontum, Tướng Ngô Du ngã bịnh nặng, không ăn, không ngũ. Tôi thấy ông ngày đêm ôm tim và nhăn nhó.
Trước đó một ngày, ông đã điện thoại Tổng thống Thiệu và yêu cầu Tổng thống đề cử người thay thế ông.
Tại Saigon, TT Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên tham khảo ý kiến với nhiều vị Trung tướng, nhưng không ông nào chịu lên làm Tư lịnh Quân đoàn II, vì biết tình hình rất đen tối tại đây.
Cuối cùng, TT Thiệu chọn Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn, vì Tướng Toàn đồng ý tử thủ tại Kontum.
Đại tá Lý Tòng Bá, người mà Paul Vann khẩn thiết yêu cầu Tướng Ngô Du đề nghị TT Thiệu đề cử làm Tư lịnh Sư đoàn 23BB, nay đang nằm tại mặt trận chính.
Paul Vann làm việc tại Kontum với Đại tá Lý Tòng Bá trong lúc chưa có cố vấn của Sư đoàn.
Paul Vann nhớ đến Đại tá Rhotenberry là người làm cố vấn cho Đại tá Bá tại Bình Dương.
Khi đưa Đại tá Rhotenberry đến Kontum, Paul Vann nói : ”Ông và tôi phải hết sức yểm trơ. Đại tá Bá vì tôi đã hứa với Đại tướng Abrams là không để mất Kontum. Nếu mất Kontum, thì Kissinger, Trưởng phái đoàn Hoa Kỳ tại Hoà đàm Paris, sẽ gặp nhiều khó khăn”.
+ Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn và Quân đoàn II:
Tướng Nguyễn Văn Toàn
Đầu tháng 5/1972, TT Thiệu bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Toàn giữ chức vụ Tư lịnh Quân đoàn II thay thế Trung tướng Ngô Du.
Trước khi nhận nhiệm vụ, Tướng Toàn trình diện Đại tướng Cao Văn Viên và yêu cầu Đại tướng thỏa mãn cho ông về những thay đổi nhân sự.
Ông cho rằng Quân đoàn II thất trận là do Bộ Tham mưu Quân đoàn thiếu khả năng.
Đến Pleiku, việc đầu tiên của Tướng Toàn là tập hợp các sĩ quan Quân đoàn lại và xỉ vã nặng lời. Ông chỉ trích Bộ Tham mưu của Quân đoàn yếu kém, thiếu khả năng tham mưu nên tình hình Quân đoàn mới đen tối như hiện nay. Ông giận dữ và tỏ ý muốn đưa hết các sĩ quan trong Bộ Tham mưu ra tuyến đầu với các đơn vị tiểu đoàn và trung đoàn để chiến đấu.
Sau khi nghe tường trình về tình hình, ông chỉ thị Đại tá Vĩnh Phúc, Trưởng phòng IV Quân đoàn, ra làm việc tại phi trường Kontum tiếp nhận vũ khí và đạn dược từ Saigon không vận ra. Thời gian này phi trường Kontum luôn luôn bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly, nên có một vài phi cơ C-130 tiếp vận của ta đã bị trúng đạn bốc cháy.
Tướng Toàn kêu Trưởng phòng II cùng với ông lên Kontum. Tôi liền cầm bản đồ theo ông lên trực thăng của Tư lịnh. Trên trực thăng chỉ huy, chỉ có ông và tôi cùng sĩ quan Đại úy tùy viên. Tôi thấy Tướng Toàn rất lo âu, mồ hôi nhễ nhại, mặc dù khí hậu Cao nguyên không nóng.
Ông hỏi tôi : “Anh cho tôi biết, chúng ta có đủ khả năng giữ vững được Kontum không ?”.
Thời gian bay lên Kontum chỉ 20′ nên tôi phải trả lời ông rất ngắn gọn.
Căn cứ theo các chuyện đã xảy ra tại mặt trận Tân Cảnh, tôi tính toán kỹ và nói : “Thưa Thiếu tướng, ta có thể giữ được, mặc dù quân địch có đến 3 sư đoàn (Sư đoàn 320, Sư đoàn 2 và Sư đoàn 968), ta chỉ có một (Sư đoàn 23BB). Điều kiện là Thiếu tướng và cố vấn Paul Vann phải thảo luận với nhau không có gì trục trặc xảy ra. Đại tá Lý Tòng Bá là người quen rất thân với Paul Vann đang ở lại mặt trận nên sẽ được Paul Vann giúp đỡ tận tình”.
Sau này tôi mới biết câu trả lời của tôi đã trùng hợp với lời khuyên của Đại tướng Cao Văn Viên trước khi Tướng Toàn đi nhận chức: ”Ông lên trên đó phải chiều cố vấn Paul Vann mới xong được”.
Tướng Lý Tòng Bá
Đến Kontum, Đại tá Lý Tòng Bá và Đại tá Rhotenberry hương dẫn Tướng Toàn thăm tuyến đầu bảo vệ Kontum về phía Bắc 5 km. Tại đây, các sĩ quan các cấp và các binh sĩ Sư đoàn 23BB, mỗi người một chiếc xẻng cá nhân, đang hăng say đào công sự phòng thủ.
Tướng Toàn vui vẻ an ủi, khích lệ và nhắc nhủ mọi người phải cố gắng chuẩn bị chiến đấu, quyết tâm tử thủ, không để CS chiếm một tấc đất nào tại Kontum.
Ông chỉ thị cho Đại tá Lý Tòng Bá và các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng phải chọn một số binh sĩ can đảm để thành lập ngay các tổ chống chiến xa bằng súng M72 Law, cho các binh sĩ này thực tập tác xạ vào các chiến xa hư của ta vào ngày kế để họ tin tưởng rằng vũ khí M72 Law của Mỹ có thể tiêu diệt được các chiến xa T54 của Cộng quân.
Ông cho Đại tá Bá biết ông sẽ cho không vận trung đoàn còn lại của Sư đoàn 23BB tại Ban Mê Thuột lên Kontum để Đại tá Bá có đầy đủ quân số và thống nhất chỉ huy.
Về hành chánh, Tướng Toàn chỉ thị Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉnh trưởng Kontum, phải lo trấn an và ủy lạo dân, làm cho họ tin tuởng vào chính phủ và quân đội. Khuyến khích dân chúng phải hết sức ủng hộ Quân đoàn để tử thủ.
Trở về Pleiku, Tướng Toàn bàn ngay với cố vấn Paul Vann nhiều giờ về kế hoạch bảo vệ Kontum. Sau đó, ông chỉ thị Đại tá Hoàng, Tham mưu phó Chiến Tranh Chính trị Quân đoàn xử dụng phi cơ C47 của ông đi Phan Thiết và Saigon mua cá tươi và xoài tượng đem lên phân phát cho các binh sĩ tại Kontum để bữa ăn có thêm chất tươi.
Về hành quân, Tướng Toàn chỉ thị Trung tá Nguyễn Đức Dung chỉ huy Lữ đoàn 2 Thiết Giáp với một Liên đoàn Biệt Động Quân tăng cường phải đem các chiến xa lên Kontum bằng mọi giá. Ông nói rằng không cần thanh toán các lực lượng địch chốt tại đèo Chu Pao mất thời giờ, phải mở Quốc lộ 14bis vòng quanh sau lưng địch để đi; ông chỉ thị trong 3 ngày phải thực hiện xong cuộc hành quân này.
Cuộc hành quân của Trung tá Dung gặp rất nhiều khó khăn vì sức kháng cự của Cộng quân rất mãnh liệt. Nhưng với quyết tâm thi hành đúng chỉ thị của Tư lịnh Quân đoàn, Lữ đoàn 2 Thiết Giáp và Biệt Động Quân đã thanh toán và đè bẹp các lực lượng của Cộng quân, mở được Quốc lộ 14bis quanh đèo Chu Pao đem nhiều chiến xa lên mặt trận Kontum đúng ngày N+3. Đoàn xe thiết giáp và Biệt Động Quân qua cầu Dak-Bla tiến vào Kontum, đồng bào trong thị xã chạy ra xem rất đông, nồng nhiệt chào mừng và hoan hô vang trời.
Đây là chuyện chưa từng có trước đây. Tướng Toàn gắn cấp bậc Đại tá tại mặt trận cho Trung tá Nguyễn Đức Dung ở đầu cầu Dak-Bla.
Tính đến ngày thứ ba, kể từ ngày nhận chức, Tướng Toàn đã tăng cường cho Đại tá Lý Tòng Bá Bá một Trung đoàn Bộ Binh, một Liên đoàn Biệt Động Quân, trên 20 chiếc xa thiết giáp, nhiều đạn dược, nguyên liệu, và thuốc men mới được không vận từ Saigon lên. Số đạn dược và nhiên liệu này đủ để bảo đảm cho các đơn vị tại Kontum phòng thủ trong thời gian một tháng.
Tình hình Kontum bắt đầu sôi động. Các hỏa tiễn 122 ly của địch cứ đều đều rót vào các căn cứ quân sự và phi trường Kontum làm tinh thần dân và quân luôn luôn bị căng thẳng.
Về tình báo, Tướng Toàn chỉ thị tôi phải báo cáo cho ông biết trước ngày giờ Cộng quân tấn công vào Kontum và làm gấp kế hoạch trải thãm B52 phía Bắc tuyến đầu của ta để ông và Paul Vann áp dụng kế hoạch khi địch tấn công. Hôm sau, tôi trình lên ông kế hoạch 100 “Box” B52 (mỗi Box chiều dài 3 km, chiều ngang 1 km) chận đứng các mũi tấn công và tiêu diệt các ổ phòng không của địch, căn cứ vào địa hình, địa vật và tin tức bằng không ảnh. Tướng Toàn và Paul Vann đã chấp thuận hoàn toàn ý kiến của tôi.
 Tướng Hoàng Minh Thảo của CS bị thảm bại trong đợt đầu tấn công vào Kontum:
Tướng Toàn rất chú trọng đến vai trò tình báo. Lần đầu tiên trong binh nghiệp tôi phục vụ dưới quyền ông. Sau vài ngày làm việc, tôi thấy ông có vẻ có phần tin tưởng nơi tôi, nên tôi càng lo và cố sứ chu toàn nhiệm vụ. Tôi đốc thúc các phần hành chuyên môn, nhất là các toán tình báo kỹ thuật, ngày đêm bám sát địch, không được chểnh mảng trong nhiệm vụ giao phó.
Ngày 13/5/72, nhân viên kỹ thuật báo cáo đã bắt được mật điện của B3. Trong mật điện này, Bộ tư lịnh B3 CS đã ra lịnh như sau: ”Mũi tấn công hướng Bắc – Sư đoàn 2 – Stop – Tăng cường mỗi sư đoàn 10 T54 – Stop – Ngày giờ tấn công hướng Tây Bắc Sư đoàn 320 – Stop – Ngày giờ tấn công 05g00 ngày 14/5/72 – Stop”.
Tôi vội vàng trình ngay tin này cho Tướng Toàn. Đọc xong mật điện, ông liền bảo tôi theo ông lên Kontum.
Trong giao thông của tuyến đầu, Tướng Toàn và Đại tá Lý Tòng Bá đi từng hầm để nhắn nhủ từng binh sĩ hãy can đảm nằm yên tại chỗ khi địch tấn công.
Tướng Toàn nói: ”Khi địch nổ súng thì sẽ có B52 thả ngay trên đầu địch. Các em phải chịu khó bịt tai lại và hả miệng để bớt áp lực của bom nổ”.
Áp lực của bom sẽ rất lớn đối với các binh sĩ của ta vì theo kế hoạch đã vạch sẵn, B52 sẽ thả bom sát quân ta, ở mức an toàn là 500m thay vì 1000m như thường lê…
Tại hầm chỉ huy Sư đoàn 23, Tướng Toàn, Paul Vann, Đại tá Bá, Đại tá Rhotenberry nghiên cứu trên bản đồ và thảo luận vị trí từng Box B52 sẽ dội bom xuống và thời gian dội. Paul Vann gọi máy yêu cầu Trung tướng chỉ huy Không quân chiến lược Hoa Kỳ (Strategic Air Command) tại Thái Lan để thảo luận với ông về thể tức chuyển đổi các Box B52 cho thật hợp với tình hình mặt trận dưới đất. Paul Vann cũng điện đàm với Đại tướng Abrams tại Saigon khẩn khoản cho ông được xử dụng hết tất cả 25 Box B52 dành để yểm trợ cho 4 vùng chiến thuật trong ngày 14/5/72, để Quân đoàn II có thể tiêu địch tối đa.
Đề nghị này được Đại tướng Abrams chấp thuận. Đêm 13 rạng 14/2/72, Tướng Toàn, Paul Vann và 2 Bộ tham mưu Việt – Mỹ đều thức suốt đêm theo dõi tình hình từng phút và hồi hộp chờ đợi.
Phi đoàn A37 của Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku túc trực 100%.
Chiếc trực thăng của Chuẩn tướng John Hill, Tư lịnh phó của Paul Vann cấp tốc gắn 2 đại liên 12.7 ly bên hông và các xạ thủ luôn túc trực ở trực tăng.
Tướng John Hill đang nghĩ dưỡng sức ở Cam Ranh để chờ ngày về nước, cũng đã tình nguyện ở lại để giúp Paul Vann đối phó với CS tại mặt trận Kontum.
Nhiều cặp phi cơ trực thăng võ trang Cobra của Hoa Kỳ đã ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu kể từ 12g đêm.
2 đoàn B52 cất cánh từ đảo Guam và Sattahip ở Thái Lan đã cất cánh và xuất hiện trên bầu trời biển Thái Bình Dương.
Tất cả hồi hộp chờ đợi giờ G (tức 5g00 sáng).
Kém 5 phút đến 5g, Đại tá Bá báo cáo trên máy rất lớn, địch đã bắt đầu nổ súng.
Trực thăng của Chuẩn tướng John Hill với 2 đại liên 12.7 ly cất cánh đầu tiên, tiếp theo là trực thăng của Paul Vann và sau cùng là trực thăng chỉ huy của Tướng Toàn bay về hướng Kontum trong sương mù.
Paul Vann ra lịnh cho phi hành đoàn B52 vào vùng đúng 5g ngày 14/2/72.
Tất cả 25 Box B52 đồng loạt bấm nút thả xuống trên 3000 quả bom đủ loại, từ 100 lbs đến 500 lbs, trên đầu Sư đoàn 320 và Sư đoàn 2 của Cộng quân, tiếng nổ long trời lỡ đất, khói bụi bay mịt mù. Diện tích trải thảm của các B52 là 75 km2.
Tiếp theo từng đoàn A37 và AD6 của Sư đoàn 6 Không quân VNCH bay vào mục tiêu tiếp tục bắn vào các chiến xa và các ổ phòng không địch.
Vì bị áp lực quá mạnh của bom, nhiều đoàn quân của Cộng quân bị ngất ngư, đã hốt hoảng chạy lui về phía sau, lại bị trực thăng của Chuẩn tướng John Hill và trực thăng võ trang Cobra bọc hậu thanh toán rất nhiều.
Tại tuyến đầu, 9 chiến xa T54 của địch nằm ngoài khu ném bom của B52 đã hốt hoảng lao vào phía ta và đã bị các chiến xa của ta bắn cháy mất 6 chiếc.
3 chiếc còn lại bỏ chạy, nhưng vì các chiến binh của Cộng quân điều khiển các xe này đã bị sức dội quá mạnh của B52, không còn chủ động được, nên các binh sĩ của ta đã nhào ra bắt sống.
Một giờ sau, Tướng Toàn và Paul Vann bay vào vùng thả bom B52 để kiểm soát thì thấy vô số xác của Cộng quân trong các hố bom, không thể đếm hết đươc. Paul Vann thấy một số Cộng quân đang lảo đảo đi trong các hố bom B52, đã hạ thấp trực thăng xuống cho Trung úy Huỳnh Văn Cai, Trung úy tùy viên, dùng M16 thanh toán.
Không quân ta và Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thanh toán tàn quân và các ổ phòng không địch trong vùng suốt ngày 14/5/72.
Trong các cuộc oanh kích này, Không quân ta bị thiệt mất một AD6 do Thiếu tá Phạm Thặng làm hoa tiêu. Phòng không địch đã bắn trúng chiếc phi cơ do Thiếu tá Thặng lái khiến ông bị tử thương và chiếc phi cơ rớt ở phía Nam Kontum (Thiếu tá Phạm Thặng là anh ruột của Đại úy Phạm Thục, hoa tiêu trực thăng, là em rể tôi).
Kế hoạch trải thảm B52 đã dứt điểm cuộc tấn công đầu tiên của 2 sư đoàn Cộng quân vào Kontum. Trong trận này, chắc chắn Tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lịnh mặt trận B3, đã phải ôm hận vì đã gặp phải một đối thủ nguy hiểm là Tướng Toàn, một vị tướng có nhiều kinh nghiệm khi điều khiển chiến trường.
Theo ước tính về phía Hoa Kỳ, trong cuộc tấn công này, địch đã thiệt mất 1000 người và 20 chiến xa T54.
Quân ta đã thắng trận đầu. Các chiến xa T54 của địch mà ta đã bắt sống được mang về triển lãm tại Saigon. Sau trận đánh này, các binh sĩ VNCH đã đặt tên cho Paul Vann là “ông B52″.
Cuối cùng cộng sản đại bại tại Kontum
Thị xã Kontum được xây cất bên cạnh bờ sông Dak-Bla nằm về hướng Bắc. Sông Dakbla uốn quanh như con rồng rất đẹp và cảnh 2 bên bờ sông rất thơ mộng, nước sông chảy mạnh từ hướng Đông qua hướng Tây. Dân số Kontum độ 25,000 người, cả Kinh lẫn Thượng, đa số sinh sống trong thị xã và các vùng phụ cận thị xã. Khoảng 70% dân theo đạo Thiên Chúa. Vì thế, Toà Giám mục giáo phận Kontum (gồm Kontum và Pleiku) đã được đặt ở số 44 Trần Hưng Đạo, Kontum, do Đức cha Seitz, một giáo sĩ thừa sai người Pháp làm Giám mục. Ông nói và viết thông thạo cả tiếng Việt lẫn tiếng Thượng. Ông đã bị Cộng quân trục xuất sau 30/4/75.
Kế hoạch phòng thủ Kontum được giao cho Sư đoàn 23BB của Đại tá Lý Tòng Bá. Sư đoàn này có nhiệm vụ đảm trách 3 mặt nặng nhất của tỉnh là Đông, Tây và Bắc. Hướng Nam có phần nhẹ hơn nhờ có chướng ngại Vật của thiên nhiên là con sông Dakbla, nên giao cho Địa Phương Quân và Nghĩa Quân đảm nhiệm.
Sự thảm bại cay đắng trong trận ngày 14/5/72, Tướng Hoàng Minh Thảo và các Cộng quân đã phải kiểm thảo rất chu đáo để rút kin nghiệm.
Một câu hỏi quan trọng đã được Tướng Hoàng Minh Thảo đặt ra: Tại sao đối phương biết rõ được lực lượng và ngày giờ Cộng quân sẽ tấn công để xử dụng B52 ồ ạt ? Tướng Thảo đoán rằng có thể kỹ thuật rà bắt điện đài của đối phương rất cao nên đã bắt được tất cả những mật lịnh mà Bộ tư lịnh B3 của ông đã đánh đi.
Rút kinh nghiệm, ông không xử dụng điện đài nữa mà xử dùng điện thoại và người để liên lạc.
Vì thế, sau ngày 14/5/72, cả toán kỹ thuật của Quân đoàn II đều ngạc nhiên không thấy địch lên máy nữa.
Tôi làm phúc trình lên Tướng Toàn về sự việc này và ước tính địch còn khả năng tấn công ta vài đợt nữa trong những ngày sắp tới.
Quân đoàn nên cẩn thận, không nên khinh địch. Tôi đã liên lạc với ông Archer, Trưởng toán Tình báo của Toà Đại sứ Hoa Kỳ và mượn được 2 máy nghe lén điện thoại. Loại máy này rất tối tân, chỉ nhỏ bằng nắm tay, ta chỉ cần đâm vào dây điện thoại của địch bằng một cây kim rồi cắm máy chui vào bụi cây cách nơi cắm vài trăm thước cũng nghe được các cuộc điện đàm của địch. Tôi liền cho các biệt kích lọt vào các khu hậu cần của địch, xử dụng máy điện thám nghe lén điện thoại của địch, nhưng chưa ghi nhận được điều gì quan trọng.
 Vinh nhục trong ngành tình báo :
Ngày 20/5/72, Thiếu tá Hưng, Trưởng phòng II Tiểu khu Kontum, báo cho tôi biết một tin động trời là đặc công CS đã vượt qua sông tiến vào chiếm được gần nửa thành phố. Bị bất ngờ, tôi hoảng hốt chạy vội vào Trung tâm hành quân của Quân đoàn để tìm hiểu thật hư.
Đại tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, cho tôi biết độ 2 tiểu đoàn đặc công của Cộng quân đã lợi dụng đêm tối có nhiều sương mù, lội qua sông và tiến chiếm được phi trường, kho đạn và khu Tòa Giám mục trong thành phố.
Cuộc giao tranh giữa Địa Phương Quân và Nghĩa Quân của Tiểu khu với đặc công của địch rất dữ dội. Khu dân chúng và khu Tòa Hành chánh chưa có địch xuất hiện.
Đúng 5g sáng, Tướng Toàn được báo cáo về cuộc tấn công này, ông đã hối hả chạy vào Quân đoàn. Vừa gặp tôi ông liền quát tháo om sòm và dọa đưa tôi ra Tòa án Quân sự. Ông hỏi: ”Tại sao để cho đặc công Cộng quân vào chiếm thị xã Kontum mà không hay biết ?”.
Tôi nghiêm người đứng chịu trận. Biết nói gì bây giờ ? Binh sĩ ta hời hợt, mới thắng một trận mà đã khinh dịch. Cấp chỉ huy của ta thiếu đôn đốc và kiểm soát.
Cộng quân rất tinh ranh, chúng biết được yếu điểm của ta nên đã lợi dụng địa hình địa vật xử dụng đặc công len lỏi vào thị xã bằng hướng phòng thủ yếu nhất.
Lúc 6g sáng ngày 20/5/72, Tướng Toàn và tôi bay lên Kontum. Trên trực thăng, tôi không dám nhìn thẳng vào ông vì biết ông đang nóng giận và lo âu.
Đến Bộ Chỉ huy của Đại tá Lý Tòng Bá, chúng tôi thấy nơi đây đang bị pháo kích nên trực thăng phải tìm cách lượn quanh tránh đạn mới đáp xuống được. Trực thăng vừa đáp xuống thì chúng tôi thấy Đại tá Bá và Bộ Tham mưu của ông đang hốt hoảng chạy ra khỏi hầm chỉ huy và hình như đang muốn di chuyển đi nơi khác.
Mặc dù tiếng đại liên và AK47 nổ chát chúa rất gần, Tướng Toàn vẫn bình tĩnh nói lớn với Đại tá Bá: ”Tử thủ, ông và tôi không chết nơi đây đâu ! Không chạy đi đâu hết”.
Ông yêu cầu Đại tá Bá cho biết tình hình như thế nào. Đại tá Bá chỉ vào khu nghĩa địa của thành phố cách hầm chỉ huy của ông độ 300 m và cho biết một đại đội đặc công của địch đang cố thủ ở đó. Ông đã xử dụng một đại đội trinh sát tinh nhuệ nhất của sư đoàn vào nằm chiếm lại khu vực này nhưng gặp sự kháng cự rất mãnh liệt, 2 chiến xa bị cháy, đại đội trinh sát không tiến lên được.
Tướng Toàn bảo đưa máy cho ông chỉ huy và chỉ thị trong máy :
- Tư lịnh Quân đoàn ra lịnh ! Bằng mọi giá phải thanh toán sạch đặc công Cộng quân đó. Tôi đang đứng đằng sau các anh và chờ kết quả”.
Bên kia đầu máy trả lời :
- Nghe lịnh ! Tin Mặt Trời rõ ! Tôi đang thi hành !
Tiếng đại lên trên 3 chiến xa đang nổ dòn trong khu nghĩa địa.
Trong khi đặc công tràn vào thành phố, Chuẩn tướng John Hill dùng trực thăng có gắn 2 khẩu đại liên 12.7 ly bay quan sát vùng Võ Định (Bắc Kontum 15 km) và thấy nhiều đơn vị Cộng quân di chuyển về hướng Nam, ông liền tác xạ liên tục và báo cho Paul Vann biết để xử dụng B52.
Ngay hôm đó, Paul Vann đã xử dụng trên 10 Box B52 để làm giảm áp lực của địch. Thiếu Tướng Toàn quan sát mặt trận và chỉ thị thêm cho Đại tá Bá đề phòng tuyến đầu vì địch có ý định tấn công phía trước trong khi ta đang bấn loạn bên trong.
Sau một giờ đánh nhau ác liệt với đặc công của địch, Đại đội trưởng Trinh Sát báo cáo trong máy:
- Trình Mặt Trời ! Tôi đã thanh toán xong đặc công tại khu nghĩa địa.
Tướng Toàn đáp :
- Tốt ! Tôi sẽ thưởng công cho anh !
Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn, Tỉnh trưởng Kontum, chạy qua trình diện Tướng Toàn đã bị xỉ vả một trận tơi bời.
Sau đó, Tướng Toàn bảo Đại tá Long cùng ông lên xe chạy thẳng vào khu Tòa Giám mục và nói:
“Có gì ông chết tôi cũng chết”.
Đại tá Long hướng dẫn Tướng Toàn đến quan sát các ổ kháng cự của đặc công Cộng quân trong các tòa nhà được xây cất kiên cố từ thời Pháp trong khu Tòa Giám mục, đang chống trả với Địa Phương Quân.
Tướng Toàn liền tăng cường cho Đại tá Long 5 chiến xa, một Liên doàn Biệt Động Quân và chỉ thị nếu cần phải bắn sập một vài tòa nhà trong khu Tòa Giám mục để tiêu diệt đặc công thì cứ làm, sau này chính phủ sẽ xây cất lại, nhưng phải cố gắng đừng gây thiệt hại về nhân mạng cho dân chúng đang ở trong khụ 2 ngày sau, Đại tá Bá và Đại tá Long mới thanh toán sạch sẽ các lực lượng đặc công Cộng quân trong thành phố.
Bên ta thiệt hại nhẹ…
Anh hùng và mỹ nhân :
Gia đình Đại tá Long được đưa về Saigon khi Kontum bắt đầu sôi động. Sau vụ đặc công xâm nhập vào thành phố, Đại tá Long và tất cả các sĩ quan mật khu kiểm soát chặt chẽ các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân hơn. Hàng đêm, ông và một số sĩ quan đi khắp nơi trong thành phố để đôn đốc Nghĩa Quân và Nhân Dân Tự Vệ tăng cường canh phòng cẩn mật.
Như mọi người trong thị xã Kontum đều biết, tại đây có cô gái lai Pháp rất xinh đẹp và dễ tương tên Lucie, cô là chủ một tiệm sách nằm giữa thị xã, các sĩ quan trẻ tuổi thường đến mua sách và trò chuyện đùa giỡn với cô. Đại tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, khi đi kiểm soát vùng cũng vài lần ghé lại tiệm sách này để “thăm dân cho biết sự tình”. Không biết ai đã báo cáo lại chuyện này với bà Long tại Saigon, bà liền cấp tốc tìm phương tiện bay lên Kontum này và chạy vào Tòa Hành chánh tỉnh la lối om sòm, đập nát kính chiếc xe Toyota của Đại tá Tỉnh trưởng. Bị mất mặt, Đại tá Long lôi bà về tư thất đánh cho một trận và bắt bà phải trở về lại Saigon.
Năm 1970, khi Đại tá Long làm Tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức kiêm Thị trưởng Đà Lạt, bà Thủ tướng Khiêm thường hay lên đây nghỉ mát, nên bà Long có dịp tiếp xúc và chuyện trò với bà Khiêm. Nhờ sự quen biết đó nên khi về tới Saigon, bà Long đã chạy ngay vào nhà bà Khiêm khóc lóc, vạch lưng vạch ngực cho bà Khiêm xem các dấu vết đánh của Đại tá Long. Phụ nữ thường hay bênh nhau, nên bà Khiêm đã chở bà Long sang gặp bà Thiệu để trình bày mọi chuyện.
Nghe bà Long kể lể, bà Thiệu xúc động liền yêu cầu TT Thiệu cách chức Đại tá Long. Hôm sau, Quân đoàn nhận được mật điện của TT Thiệu chỉ thị Tư lịnh Quân đoàn II đề cử một sĩ quan khác giữ chức vu. Tỉnh trưởng Kontum thaỵ thế Đại tá Nguyễn Bá Long trong 24 giờ. Lý do sẽ cho biết sau.
Trong trận chiến Kontum, Đại tá Long là người có chiến công. Trực thăng chỉ huy của Đại tá Long đã một lần bị địch bắn rơi, nhưng rất may ông không chết và được cứu thoát. Tôi được biết Đại tá Long đã cưới bà này làm vợ trong một hoàn cảnh đặc biệt, vì lòng nhân đạo hơn là vì tình. Nhưng nay, vì một sự ghen tương nhãm nhí của bà vợ và sự nóng giận không kềm chế của Đại tá Long đã làm cho ông thân bại danh liệt. Năm 1974, Đại tá Long bị giải ngũ. Sau 30/4/75, Đại tá Long phải đi học tập cải tạo và bị chuyển ra Bắc. Ông là Đại tá Quân lực
VNCH đầu tiên chết trong trại cải tạo tại miền Bắc. VC bắt ông phải đi gánh nước hàng ngày, ông bị té bể xương chậu (xương mông) và nằm đau đớn cho tới chết vì cán bộ trại giam không cho ông thuốc men hay đưa đi bệnh xá để cứu chữa. Đại tá Nguyễn Bá Long tự Thìn đã tốt ngiệp khóa 8 Sĩ Quan Đà Lạt và đậu thủ khoa. Ông là một sĩ quan rất giỏi về cả tham mưu lẫn tác chiến.
+ Kontum kiêu hùng :
Cuộc tấn công của đặc công Cộng quân đã bị ta thanh toán trong 3 ngày. Các đơn vị chính qui của Cộng quân được bố trí xung quanh để tiến vào thị xã hợp đồng tác chiến với đặc công đã bi. B52 và Không Quân ta tiêu diệt. Cuộc tấn công đợt 2 của Tướng Hoàng Minh Thảo tiến chiếm Kontum coi như thất bại. Cộng quân điên cuồng trả đũa trong những ngày kế tiếp bằng những hỏa tiễn 122 ly rót vào thị xã liên tục ngày đêm, bất kể khu quân sự hay dân sự. Kontum luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng.
Tôi làm tờ trình ước tính tình báo lên Tướng Toàn và Paul Vann là địch còn khả năng tấn công ta đợt 3 trong vòng 10 ngày tới. Sư đoàn 968 trừ bị của mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo còn chưa ra quân. Ước tín mức độ và cường độ đợt 3 yếu hơn đợt 1. Tướng Toàn và Paul Vann tiếp tục nghiên cứu và xử dụng kế hoạc 100 Box B52 mà tôi đã trình khi Tướng Toàn mới nhận chức. Paul Van có uy tín với Đại tướng Abrams nên được xử dụng nhiều Box B52 hơn các Quân đoàn khác.
Đúng 5g sáng ngày 28/5/72, Cộng quân tấn công đợt 3 vào Kontum bằng 3 mũi chính :
- Mũi từ hướng Bắc do lực lượng Sư đoàn 2 Cộng quân.
- Mũi 2 từ hướng Tây Bắc do lực lượng Sư đoàn 320.
- Mũi 3 từ hướng Nam do lực lượng Sư đoàn 968.
Trong đợt tấn công này địch không dùng chiến xa T54.
Mũi 1 và 2 đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của các chiến sĩ can trường của Sư đoàn 23BB. Địch đã xung phong nhiều đợt để cố chiếm tuyến phòng thủ đầu của ta nhưng đều bị đẩy lui. Phi cơ chiến đấu của Sư đoàn 6 Không Quân tại Pleiku xuất trận liên tục để yểm trợ quân ta tại tuyến đầu.
Mũi 3 do lực lượng Sư đoàn 968, một lực lượng trừ bị của Tướng Hoàng Minh Thảo phụ trách. Lực lượng này mới tham gia trận Kontum lần đầu, chưa nếm mùi B52 nên khí thế có vẻ mạnh hơn mũi 1 và 2.
Sông Dakbla bọc quanh phía Nam thị xã là một chướng ngại vật thiên nhiên ngăn chặn không cho địch tiến quân một các dễ dàng. Sư đoàn 968 cố gắng vượt sông nhưng bị các phòng tuyến của Địa Phương Quân và Nghĩa Quân ngăn chặn. Paul Vann đã xử dụng các phi tuần của Không Quân Hoa Kỳ cất cánh từ Thái Lan trợ chiến, sau đó ông mới gọi các phi vu. B52 đến trải thảm.
Trong ngày 28/5/72 này, Paul Vann cũng đã được Đại tướng Abrams cấp hết 25 Box B52 cho mặt trận Kontum. 2 bên quần thảo nhau suốt ngày; đến tối địch vẫn không chiếm đươc vị trí nào của ta. Tướng Hoàng Minh Thảo thấy không thể kéo dài cuộc tấn công vì sợ B52 đến dội bom, đã ra lịnh rút lui thật nhanh.
Tại cuộc Hoà đàm Ba Lê, có lẽ Lê Đức Thọ cũng điên đầu vì Cộng quân chưa tạo được một chiến thắng quân sự nào tại Kontum, Quảng Trị hay Bình Long để yểm trợ yêu sách với Kissinger.
Trận chiến Kontum kéo dài đến 3 tháng (3, 4, 5/72) mà Cộng quân chẳng những không chiếm được vị trí nào mà còn bị thiệt mất một số quân khá lớn.
Theo ước tính của giới chức quân sự Hoa Kỳ, trong trận đánh kéo dài này, mặt trận B3 của Tướng Hoàng Minh Thảo bị thiệt mất khoảng một sư đoàn rưỡi, 30 chiến xa T54 và nhiều đại pháo, phòng không bị thiêu hủy.
Sau trận này, Sư đoàn 2 Sao Vàng của Cộng quân đã hoàn toàn bị xóa tên.
Kontum đáng mặt kiêu hùng,
Sánh vai Quảng Trị so cùng Bình Long
.
Ngày 31/5/72, TT Thiệu lên Kontum ủy lạo binh sĩ và gắn cấp bậc Chuẩn tướng cho Đại tá Lý Tòng Bá.
KBC 16
Đại tá Trịnh Tiếu