Friday, October 30, 2015

Cáo Phó Ông Lê Minh Đạm / Thành Kính Phân Ưu của Gia Đình Nha Kỹ Thuật

CTSQ Lâm Ngọc Chiêu ( Gia Đình NKT).

"Cảnh đấy, người đây luống đọan trường"...

Mới Tuần Trước Đây ...
            Em Lê Minh Đạm, là trưởng nam  của  Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Cựu Tư Lệnh SĐ 18 BB, đã cùng với em gái và cháu gái con của  Lê Minh Phượng  từ tiểu bang xa  đến Little Sàigòn California để dự ngày Hội Ngộ 40của  các Bác, Chú  thuộc  Sư Đòan 18  Bộ Binh được tổ chức  vào ngày Chúa Nhựt 18 tháng 10 năm 2015,  trước là để  chia xẻ  buồn vui  với anh em SĐ 18 B.B sau nữa là  gây chút ngạc nhiên  và vinh danh  cho Cha  là Thiếu Tướng Tư Lệnh,  và cũng là anh Tư  thân kính của tòan thể anh em Chiến-Sĩ  SĐ 18 BB.

            Cuộc Hội Ngộ 40 năm  vừa mới qua được đúng 1 tuần, mà   hình ảnh oai nghiêm,  hùng tráng của buổi lễ 40  do  SĐ 18 BB  tổ chức  vẫn chưa phai nhòa trong  lòng   anh em, chiến sĩ  và đồng bào ... thì bất ngờ thay,  đau thương thay, chỉ có 8 ngày sau...  nhận được tin em Lê Minh Đạm đã đột ngột  gĩa từ cuộc đời, hưởng dương chỉ có 58 tuổi...

 
(Từ trái qua phải: Bích Phượng, con gái Bích Phượng,và con trưởng: Lê Minh Đạm của T.T. Lê Minh Đảo)
 
            Anh em C.TSQ  và Gia Đình Nha Kỹ Thuật xin được chia xẻ nỗi đau thương này với  anh Tư  và gia đình, và  cũng  cảm nhận tính vô thường ngắn ngủi  của cuộc đời .

Saturday, October 17, 2015

Đaị tá Không quân Hoa Kỳ Harold T Hoàng.

 Huy hiệu Bộ tư lệnh phòng thủ Không gian bắc Mỹ.

                       Đaị tá Không quân Hoa Kỳ Harold T Hoàng.

Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 như cơn giông kéo đến tàn phá miền Nam Việt Nam, Sài Gòn bị quân cộng sản cưởng chiếm, gia đình của cậu bé T Hoàng không thể nào sống được dưới sự cai trị hà khắc của chế độ cộng sản bởi những kẻ ngu dốt chỉ biết hận thù. Phụ thân của cậu là Đại úy Hoàng Công Khâm thuộc Đoàn 11 Sở công tác Nha kỹ thuật/Bộ tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phải tìm cách đưa gia đình thoát khỏi Việt Nam. Họ trốn đi cùng với hơn 100 thuyền nhân khác trên một chiếc tàu kéo không có thực phẩm và nước uống, nhưng may mắn trên đường đi tìm tự do, chiếc tàu của họ được một chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ cứu vót và đưa toàn bộ các thuyền nhân vào căn cứ Hải quân Subic Bay Phi Luật Tân. Vài ngày sau, họ được phi cơ C-130 của Không quân Hoa Kỳ đưa họ đến căn cứ Không quân Anderson, Guam. Họ ở trại tạm cư ba tháng, sau đó gia đình của T Hoàng được Giáo xứ Marks Luther Church in Storm Lake, Iowa bảo trợ sang định cư tại tiểu bang Iowa .
Đaị tá Không quân Harold T Hoàng gia nhập Không quân Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 1991, ông là một trong năm Trung tá Không quân Hoa Kỳ gốc Việt được Tổng thống đề cử thăng cấp Đại tá vào năm 2013-2014, đó là Đại tá Trần Đaị A, Đại tá Lê Trần Luân, Đại tá Jim P Dương, Đại tá Micheal H Phan và Đại tá Harold T Hoàng. Hiện nay người Việt mang cấp Đại tá Không quân Hoa Kỳ còn tại ngũ là bảy vị, ba vị đã hồi hưu đó là Đại tá Y sĩ Phạm Đặng Tuấn hồi hưu năm 2012, Đại tá Y sĩ Melyne Trần Huỳnh hồi hưu năm 2013, và cố Đại tá Lê Minh Sơn qua đời vào tháng 4 năm 2015.
Từ năm 2009 đến 2015, Đại tá Harold Hoàng lần lượt phục vụ tại các đơn vị Không quân (Không tìm thấy chi tiết từ năm 1991 đến 2008):Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010, là Chỉ huy trưởng bộ phận quản lý hồ sơ dữ liệu cho Lực lượng quân sự Hoa Kỳ taị Yongsan Garrison Nam Hàn, cung cấp các hoạt động thông tin yểm trợ cho các vị Tư lệnh và Chỉ huy trưởng của các lực lượng đặc nhiêm liên quân tại đây, phát triển thực hiện chính sách tiêu chuẩn quản lý thông tin. Áp dụng các khái niệm quản trị dữ liệu để sử dụng hiệu quả thông tin chính xác, kịp thời chia sẻ với các đơn vị. Phân tích nhiệm vụ theo yêu cầu, và sử dụng các phương pháp chuyên môn trong quá trình tái cấu trúc để đánh giá năng lực, thiết lập các ưu tiên và xây dựng kế hoạch cho quy trình điều hành hệ thống bảo mật thông tin C&I.
Từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 6 năm 2012, là Chỉ huy phó Liên đoàn 50 yểm trợ, cung cấp an ninh, công trình dân dụng, đề phòng hòa hoạn, nhân sự, tiếp liệu, ký kết giao kèo, phục vụ hỗ trợ nhà ở cho căn cứ Không quân Schriever, tiểu bang Colorado, quản 24 triệu mỹ kim ngân sách hàng năm. Yểm trợ cho Không đoàn 50 không gian, gồm 16 căn cứ, 12 đơn vị địa lý biệt lập, và 8100 quân nhân và công chức điều hành hơn 150 vệ tinh quốc phòng, chỉ huy kiểm soát một mạng lưới toàn cầu và hệ thống thông tin trị giá 35 tỷ mỹ kim.
Từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014, phục vụ tại Bộ tư lệnh Nguyên tử và hệ thống kiểm soát yểm trợ nhân viên, là Chỉ huy trưởng an ninh không gian mạng, trong nhiệm vụ bảo đảm phục vụ thông tin như cố vấn hướng dẫn an ninh mạng tạo thuận lợi cho việc đánh giá toàn diện, theo dõi và báo cáo các vấn đề liên quan đến Tư lệnh các đơn vị vũ khí nguyên tử Hoa Kỳ hệ thống điều khiển (NCCS). Cung cấp hỗ trợ cho Giám đốc và nhân viên (NSS), và hỗ trợ các viên chức cao cấp khác thuộc tổ chức cấp quốc gia để họ tường trình trực tiếp đến các chi nhánh điều hành tại Hoa Kỳ (SecDef).
Từ tháng 6 năm 2014 đến nay, là Chỉ huy trưởng phòng 6, điều hành hệ thống an ninh không gian mạng và hệ thống C4 của Bộ tư lệnh phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (North American Aerospace Defense Command) Không quân Hoa Kỳ tại Peyton, tiểu bang Colorado,
Đại tá Harold Hoàng được thăng cấp Thiếu tá năm 2002, Trung tá năm 2008, Đại tá năm 2014. Trong hơn 24 năm phục vụ Không quân, ông lần lượt theo học và hoàn tất các văn bằng cao học về quản lý thông tin tại Webster University vào năm 1999, và văn bằng cao học về khoa học chiến lược quân sự tại Air University, Maxwell AFB AL năm 2013. Ngoài ra ông cỏn thụ huấn nhiều khóa học như: Air Command and Staff College, Squadron Officer School, Advanced Communications Officer Training, Expeditionary Mission Support Group Senior Leaders Course, Space Operations Executive Level Course, Reserve Officer Training Corps Instructor Course, Combat Life Saver, Air War College.

Đại tá Không quân Hoa Kỳ Harold T Hoàng, một thuyền nhân tỵ nạn cộng sản, và là hậu duệ của Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VN. Ông và gia đình đến Hoa Kỳ với vốn liếng anh ngữ giới hạn, không tiền bạc, nhưng ông đã cố gắng vươn lên bằng ý chí để tiến thân trong việc học hành, và phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ như một hành động để trã ơn đất nước đã cưu mang gia đình ông. Đại tá Harold Hoàng là một trong những Đại tá Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ gốc Việt xuất sắc hiện nay, ông là niềm hãnh diện của Cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại, cầu chúc cho đường binh nghiệp của ông được thăng tiến nhiều hơn nữa.

Tân Sơn Hòa, October 2015.
Tài liệu: Congress.gov; Commentary by Lt. Col. Harold Hoang - Sinh Hoạt Nha Kỹ Thuật; Refugee shares perspective on Veterans Day; The Profession of Arms; Alaskan NORAD Region; Cố Đại Tá Không Lực Hoa Kỳ - Lê Minh Sơn; Đại tá Không quân Hoa Kỳ Micheal H Phan.

HUYNH ĐỆ CHI BINH

Tôi mang phận lưu vong xa tổ quốc
Nhưng lòng trung có thể sánh bằng non
40 năm vẫn một dạ sắt son
với mảnh đất của miền nam nước Việt.

Bạn cơ cực, chịu lao đao...tôi biết
Vận nước mà! Phận nhược tiểu...biết làm sao!?
Lúc sa cơ, chỉ biết tựa nương nhau
để gượng sống trong cảnh đời nghiệt ngã.

Xưa chinh chiến trải lòng trung...bất sá
Buổi hoa niên sinh, tử phó cho Trời
Lửa tuyến đầu, mưa chiến địa, ngàn khơi
Đời lính trận tính bằng năm quân ngũ.

Nay xứ người áo cơm tôi no đủ
Thương bạn xưa mòn mõi bước đường trần
Nơi quê nhà đang chịu cảnh nhục thân
và lây lất ở bên lề cuộc sống.

Nhớ một thuở giữa dầu sôi, lửa bỏng
vẫn hàng ngang ôm súng thét: " Xung Phong! "
Bạn cùng tôi cùng chung sức, một lòng
giữ xã tắc, ngăn đê tràn hồng thủy.

Trải canh bạc bằng nhiệt tình chiến sĩ
Bạn một đời tận hiến cả máu xương
40 năm! Ôm một nỗi đoạn trường
mà vẫn sáng mảnh hùng tâm, dũng chí

Bởi:"Thời lai đồ điếu thành công dị"
Nên: "Vận khứ anh hùng ẩm hận đa" ( 1)
Tôi lưu vong, bạn khốn khó quê nhà
chịu cay đắng lúc nhà tan, nước mất.

Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc,
Chinh chiến không tồn nhất lũy danh.( 2 )
Vang đâu đây nhịp bước lúc quân hành
Dù mạt lộ vẫn râm rang hào khí.

Nuốt cho hết những đắng cay, bi lụy
Dốc cho vơi từng ngụm đắng hồ trường
Bạn tôi ơi! Dù thân tại viễn phương
Lòng tôi vẫn bên nhau chia ấm, lạnh.

Đêm "Ngũ dạ tâm tình đăng đối ảnh "
Nhớ " Nhất thu cảnh vật vũ giao phong" (3)
Nợ Tử, Sinh tôi giữ mãi trong lòng
Tình chiến hữu đẹp hoài câu Huynh Đệ.
Dẫu ly tán tận chân trời, góc bể
Nghĩa Chi Binh vẫn là gánh thủy chung
Gợi cho nhau chút kỷ niệm hào hùng
làm lẽ sống lúc cuối đời...Bạn nhé!
HUY VĂN

Friday, October 16, 2015

Trả Lại Tên cho Người Chiến Sĩ Bị Mất Tên


“Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” là câu thơ từ bài Lương Châu Từ nổi tiếng của Vương Hàn, có nghĩa “Xưa nay chinh chiến mấy ai về”. Thứ hai 25 tháng Năm là Memorial Day 2015. Mời đọc "Vòng Tưởng Niệm"  -loại vòng có từ thời chiến tranh Việt Nam- bài viết mới của Orchid Thanh Lê. Tác giả hiện là Phó Giáo Sư Tiến Sĩ tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Monterey, California, có nhiệm vụ hỗ trợ tiếng Việt cho Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ Mất Tích Trong Chiến Tranh Việt Nam. Chuyện kể từ công việc của cô, “Đi Tìm Tên Một Người Vô Danh” viết năm 2014, và bài viết tháng Tư, “Trả Lại Tên cho Người Chiến Sĩ Bị Mất Tên” làm người đọc xúc động và quí trọng.

* * *

Từ nghìn xưa tráng sĩ ra đi có mấy khi trở về. Xác thân họ để lại nơi sa trường.
Thời chiến tranh hiện đại, thân nhân của các chiến sĩ hy sinh có nhiều cơ may nhận lại xác và kỷ vật liên quan.
Trong một cuộc phỏng vấn, tôi lắng nghe tâm tình từ thân nhân của một góa phụ có chồng là phi công Việt Nam Cộng Hòa mất tích trong một phi vụ tại chiến trường Buôn Mê Thuột. Người góa phụ ấy đã đến căn cứ của chồng để nhận lại vài kỷ vật của anh. Đối với người còn sống, kỷ vật là một phần hiện hữu của người ra đi. Chị choáng ngất: mọi thứ trong phòng anh nguyên vị như lúc anh còn sống và dường như anh chỉ mới bước ra khỏi phòng để nhận lệnh bay mà thôi. Tách cà phê còn dở dang cùng tấm ảnh người vợ yêu quý với mái tóc thề đặt trên chiếc bàn nhỏ tựa như đang ngóng anh trở về.
Ở nước Mỹ, dù cho những chiến sĩ chưa được xác định còn sống sót hay đã trở thành tro bụi, họ vẫn luôn được tri ân. Điều này thể hiện qua buổi lễ vinh danh chiến sĩ mà tôi được dịp tham dự trong những lần công tác hỗ trợ cựu chiến binh Không Quân Hoa Kỳ.
Một trong các nghi thức vinh danh là chiếc bàn tưởng niệm, được xem là tâm điểm của buổi lễ, nhằm ghi nhớ các chiến sĩ bị mất tích trong lúc họ thi hành nhiệm vụ cho đất nước. Tùy vào chủ đề của buổi lễ mà cách trình bày chiếc bàn tưởng niệm có thay đổi ít nhiều nhưng cơ bản vẫn là duy trì quân cách truyền thống.
Trong không khí trang nghiêm, người tham dự được nghe lời thuyết trình đầy cảm xúc về các biểu tượng đặt trên chiếc bàn tưởng niệm. Những phút giây lắng lòng, tưởng nhớ đến các chiến sĩ vì đất nước mà không thể hiện hữu nơi này tưởng như có sự kết nối với từng biểu tượng. Mọi thứ đều tinh giản và ý nghĩa.

blank
Chiếc bàn tưởng niệm
 
Chiếc bàn hình tròn biểu tượng sự quan tâm đời đời của chính phủ Hoa Kỳ.
Màu trắng tinh khôi của khăn phủ bàn nói lên động cơ thuần khiết của những người trai đứng lên đáp lời sông núi.
Sáu chiếc ghế trống dành cho những người con của tổ quốc chưa trở về. Năm chiếc ghế tượng trưng cho người mất tích thuộc Lục Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Hải Quân, Không Quân, Tuần Duyên và chiếc ghế thứ sáu là để tưởng nhớ đến thành phần Dân Sự cũng do thi hành sứ mệnh tổ quốc mà bị rơi vào tình trạng mất tích. Có khi chỉ duy nhất một chiếc ghế đặt với chiếc bàn, tượng trưng cho sự lẻ loi của một tù nhân bị cô lập.
Một cành hồng đỏ thắm cắm đơn độc trong chiếc lọ đặt giữa bàn, màu đỏ biểu tượng cho máu của nhiều người đã đổ xuống để bảo vệ chính nghĩa. Hoa hồng đỏ cũng để nhắc nhở những người thân trong gia đình, bạn bè nên giữ vững niềm tin trong khi chờ đợi người mất tích trở về.
Một dây ruy-băng đỏ thắt nơ quanh lọ hoa nói lên nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm những người mất tích.
Một lát chanh khoanh tròn nằm lặng lẽ gợi lên số phận chua chát của những người bị cầm tù hoặc phải bỏ mình nơi miền đất xa lạ.
Những hạt muối rắc trên bàn tượng trưng cho vô vàn giọt nước mắt mặn môi tuôn trào từ người thân khóc người ra đi biền biệt. Đó là những giọt nước mắt chờ người về, hoặc ít nhất mong một lời giải đáp sau nhiều năm đợi tin mòn mỏi.
Một ngọn nến thắp lên tia hy vọng sự trở về nơi đang sẵn sàng vòng tay đón chào của tổ quốc cho người mất tích dù dưới bất cứ hình hài nào.
Một quyển kinh thánh tượng trưng cho sức mạnh của một quốc gia với đức tin được sáng lập và duy trì dưới sự che chở của thượng đế.
Những chiếc ly úp ngược tượng trưng cho các chiến sĩ chưa trở về để nâng ly rượu đoàn viên.
Tôi còn nhận thấy tại buổi vinh danh một số không nhỏ những người tham dự thường đeo một chiếc vòng tay tưởng niệm, một hình thức tri ân sự hy sinh của các chiến sĩ. Ý tưởng đeo chiếc vòng tưởng niệm được khơi mào từ thời chiến tranh Việt Nam nhằm thu hút sự chú ý của công chúng như một cách nhắc nhớ đến các tù binh Hoa Kỳ bị giam cầm hoặc mất tích tại Việt Nam. Đa số những chiếc vòng đeo tay được làm bằng vật liệu đơn giản như kim loại bạc, đồng, hoặc thép không rỉ. Khắc trên vòng là thông tin như tên, cấp bậc, thời điểm, và nơi bị cầm tù hoặc mất tích của một chiến sĩ.
Một cựu trung tá phi công F4 có mặt tại buổi lễ cho tôi biết rằng đồng đội của ông đã mất tích trong một phi vụ tại không phận Bắc Việt năm 1972. Ông đang đeo một chiếc vòng khắc tên chiến hữu này. Ông chia sẻ:
- Tôi muốn đeo chiếc vòng tay này cho đến khi đồng đội của tôi được trở về nhà. Nói cách khác, tôi chỉ cởi nó ra khỏi tay khi nó được chôn chung với hài cốt người chiến hữu được tìm thấy.
Ông còn kể thêm cho tôi rằng trong thời gian học bay, các phi công chiến đấu đã phải trải qua các tập huấn giả định bị địch giam cầm dưới những điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Những cuộc tập huấn này nhằm mục đích rèn luyện tính kiên nhẫn chịu đựng, tạo sự đồng cảm và nâng cao tinh thần đồng đội. Quả là con người ta sau khi sống sót từ những giây phút cùng cực thì chẳng thể nào quên các chiến hữu của mình với số phận còn chưa biết rõ. Trong tâm tưởng của người còn sống, đeo chiếc vòng tay tưởng niệm như thể được kề cận một đồng đội đã từng vào sinh ra tử với mình.

blank
Vòng tưởng niệm, có từ thời chiến tranh Việt Nam.

Một cựu chiến binh khác đưa cao cánh tay có đeo chiếc vòng, nói với tôi trong niềm lạc quan:
- Tôi đeo chiếc vòng tưởng niệm với hy vọng rằng các chiến sĩ bị cầm tù hay mất tích sẽ trở về với gia đình.
Vợ của ông đứng kế bên, tiếp lời với ánh mắt ngời sáng:
- Chúng tôi biết có những gia đình đã chờ đợi từ rất lâu, vì vậy chúng tôi chờ đợi cùng với họ.
Tôi đồng cảm với những điều chia sẻ, ngậm ngùi nhìn từng chiếc vòng tưởng niệm trên tay các khách tham dự. Biểu tượng chiếc vòng tay tưởng niệm không phải là sự công nhận chính thức của chính phủ Hoa Kỳ nên nhiều công ty khác nhau có thể sản xuất loại vòng này. Vì vậy, khả năng một số người – có thể lên đến số trăm trên toàn quốc – đang đeo chiếc vòng tay tưởng niệm với thông tin tương tự về một chiến sĩ được khắc trên đó là điều có thể xảy ra. Những chiếc vòng thiết kế không hoàn toàn giống nhau, chúng có những tiểu tiết khác biệt. Có thể chúng mang một ý nghĩa nào đó mà nếu được giải thích thường tận, ắt hẳn rất thú vị. Tôi hỏi một binh sĩ trẻ:
- Anh có người thân bị mất tích hoặc là tù binh chăng?
Anh mỉm cười đáp:
- Không, cô ạ, nhưng tâm trí tôi luôn nhắc nhớ sự đóng góp cho đất nước của người chiến sĩ có tên trên chiếc vòng tay tôi đang đeo.
Thấy anh cởi mở, tôi hỏi thêm:
- Làm sao tôi có thể biết người có tên trên chiếc vòng tưởng niệm là một tù binh hay bị mất tích trong chiến tranh?
- Nếu cô chú ý sẽ phân biệt được ngay. Nếu chiếc vòng có hình tượng ngôi sao trắng trong vòng tròn màu xanh da trời thì sẽ khắc tên một tù binh; còn chiếc vòng có hình tượng ngôi sao màu xanh da trời trong vòng tròn trắng sẽ khắc tên người mất tích.
- Ra là vậy. Nhưng nếu chiếc vòng chỉ có tên khắc ở trên mà không thêm một hình tượng nào khác?
- Thì có thể điều đó nói lên trường hợp chưa rõ thực trạng.
Điều giải thích làm tôi liên tưởng đến Bức Tường Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại Washington, D.C. mà tôi có dịp viếng thăm. Đối với những chiến sĩ tử trận, tên của họ có một biểu tượng quả trám; còn nếu bị mất tích thì tên được đi kèm với một dấu cộng. Một khi hài cốt người mất tích được tìm thấy và đem trở về nhà thì biểu tượng dấu cộng được chuyển thành biểu tượng quả trám.
Hồi ức chi cho xa. Một trong những việc làm của tôi là hỗ trợ tiếng Việt cho Văn Phòng Tìm Quân Nhân Mỹ Mất Tích Trong Chiến Tranh Việt Nam. Từ bao năm qua tôi vẫn thường thấy chiếc vòng tưởng niệm trên cổ tay của người sinh viên khi anh vẫy chào tạm biệt vào mỗi cuối buổi học. Chiếc vòng nhắc nhớ nhiệm vụ anh đang thực hiện, đó là giải quyết hồ sơ các chiến sĩ trong tình trạng bị mất tích.
Vài năm trước, chiếc vòng trên tay anh có khắc tên Trung sĩ George Brown trong sứ mệnh biệt kích ngày 28 tháng 3 năm 1968 tại Lào nhưng hồ sơ đã đóng lại khi một phần rất nhỏ hài cốt của người mất tích được tìm thấy và anh đã tháo chiếc vòng ra khỏi tay. Hiện tại, chiếc vòng tưởng niệm anh đang đeo trên tay có khắc tên Trung sĩ Al Boyer và Trung sĩ Greg Huston vẫn ở tình trạng mất tích trong sứ mệnh cùng ngày.
Những chiếc vòng tưởng niệm cho Trung sĩ Al Boyer, Trung sĩ Greg Huston, và Trung sĩ George Brown
Tưởng cũng nên ôn sơ qua về tình thế nước Lào thời chiến tranh Việt Nam.
Hiệp định Genèva cho phép thiết lập một nước Lào trung lập. Một trong những điều kiện cơ bản của hiệp định này là các nước phải rút hết quân ra khỏi Lào. Bắc Việt do ủng hộ quân Pathet Lào nên đạt được thoả thuận mượn một dải đất thuộc dãy Trường Sơn để hình thành nên đường mòn Hồ Chí Minh làm hành lang tiếp viện cho quân giải phóng miền Nam.
Trong lúc đó, Hoa Kỳ nỗ lực giành quyền kiểm soát dải đất hẹp này trên lãnh thổ Lào để khống chế sự xâm nhập của Bắc quân. Họ tuyển một số người làm việc cho nhóm Nghiên Cứu và Quan Sát thuộc Bộ Chỉ Huy Trợ Giúp Quân Sự Hoa Kỳ ở Việt Nam (Military Assistance Command Vietnams Studies and Observation Group – MACVSOG). Ngày ấy MACVSOG đã thực hiện một loạt các hoạt động bán quân sự chống phá Bắc quân trong suốt giai đoạn 1964-1972.
Một trong những hoạt động nói trên là thám báo chống phá đường mòn Hồ Chí Minh tại Lào được thực hiện trong những năm từ 1965 đến 1969 khi tin tức tình báo cho thấy đường mòn Hồ Chí Minh được mở rộng để Bắc quân đáp ứng nhu cầu chi viện nhân lực và vũ khí cho chiến trường miền Nam. Các đơn vị thám thính được thành lập với tên gọi là các toán biệt kích “Mũi Nhọn” gồm từ sáu đến mười hai toán viên, trong đó có từ hai đến bốn toán viên Mỹ và từ bốn đến tám toán viên gốc bản địa (họ có thể là người Việt, Khmer, Hmong, vân vân).
Trong sứ mệnh ngày 28 tháng 3 năm 1968, toán biệt kích Mũi Nhọn ASP thuộc Tiền Doanh 4 được điều từ Nakhon Panom, Thái Lan, bao gồm tám toán viên Việt tham gia cùng với ba toán viên Mỹ là Trung sĩ Al Boyer, Trung sĩ George Brown, và Trung sĩ Greg Huston. Họ thực hiện nhiệm vụ gần mật khu sông Tchepone, Lào, triệt xuất sau khi đã đặt thiết bị nghe lén.
Chỉ bảy toán viên Việt chạy kịp đến chiếc trực thăng bốc toán. Những toán viên Việt thoát nạn đã có thể được bổ nhiệm từ Lực Lượng Hatchet tại Tiền Doanh 2. Trong khi một toán viên Việt còn lại và Trung sĩ Al Boyer đang leo bám thang dây của chiếc trực thăng thì thang dây bị đứt, không rõ do hỏa pháo từ phía đối phương hay sự cố kỹ thuật. Toán viên Việt leo bám thang dây bị đứt đã có thể là thông dịch viên cho toán này và làm việc cho cơ quan American Express tại Sài Gòn trong thời chiến. Hai toán viên Mỹ còn lại trên mặt đất chưa chạy kịp đến trực thăng là Trung sĩ George Brown và Trung sĩ Greg Huston. Số phận những người chưa thoát lên được trực thăng bốc toán xem như bị mất tích.
Nghĩ rồi nuốt lệ vào lòng nếu phải nhìn nhận thực tế có thể xảy ra cho gia đình người bị mất tích. Một khi chiến sĩ trở về nhà, thường là dưới hình thức hài cốt, còn thì họa hoằn lắm mới còn người sống sót. Không thể phủ nhận rằng nỗi tuyệt vọng từ năm này sang năm khác bào mòn ý chí cùng niềm tin của người thân. Mãi rồi gia đình chỉ mong nhận được hài cốt người mất tích, nói gì đến mơ người sống sót trở về.
Xác thân vùi lấp từ năm này sang năm khác, thậm chí vài thập niên sau mới được đào xới nhận dạng thì hình hài hẳn biến vào cát bụi còn xương cốt thì e cũng khó vẹn toàn. Ấy là nói đến khả năng biết chính xác nơi để đào xới; chứ còn đào xới phỏng theo ký ức nhạt nhoà của các chứng nhân lúc này tuổi đời đã cao, thì có chăng thu nhặt lại dăm mẩu xương khô, âu cũng là điều may mắn.
Đó là trường hợp của Trung sĩ George Brown. Nhiều năm trôi qua, sau bao thủ tục phức tạp để đạt sự đồng thuận từ phía chính phủ Lào cho công tác tìm hài cốt liên quan đến sứ mệnh ngày 28 tháng 3 năm 1968, kết quả đào xới mới nhất cho thấy đội tìm kiếm chỉ thu nhặt được một chiếc xương răng được nhận dạng DNA thuộc về ông.
Hồ sơ được khép lại, xem như Trung sĩ George Brown đã trở về nhà.
Con gái ông, cô Ronda Brown, đã không cam lòng. Cô giả định rằng có thể trong lúc chạy nước rút đến trực thăng, cha của cô đã vấp ngã nên bị gãy răng hoặc có khả năng ông đã bị đấm, bị đánh đến gãy răng trước khi giải đi. Chung quy, cô hy vọng mãnh liệt rằng cha của cô vẫn là tù binh và còn đang bị giam cầm ở đâu đó.
Chỉ tìm thấy duy nhất một chiếc xương răng. Không hơn không kém. Mẩu xương nhỏ nhoi lưu lại làm kỷ vật cho người thân. Phàm thì con người ta có quyền ươm hy vọng để mơ ước được thăng hoa. Rồi thì con người ta lại có khuynh hướng nhìn lên. Điều này không quá đáng vì nó làm cho cuộc sống bớt phần bi quan. Cô Ronda Brown không là trường hợp ngoại lệ.
Nếu một lúc nào đó khi tâm lắng lại, thử nhìn xuống mà xem, đã có không biết bao nhiêu chiến sĩ hy sinh mà không có ngày giỗ, không thu được mảnh xương tàn. Ngẫm mà an ủi để bằng lòng với hiện tại.
Bảy toán viên Việt sống sót trong sứ mệnh ngày đó hiện ra sao? Họ ở đâu? Họ còn tồn tại trên cõi đời này? Nếu còn, biết đâu ký ức họ vẫn rõ nét về ngày định mệnh ấy để có thể cung cấp thêm thông tin nhằm giúp mang một đồng đội Việt và hai đồng đội Mỹ của họ bấy lâu nay ở lại nơi đất khách quê người được trở về nhà.
Ngày Chiến Sĩ Trận Vong, chúng ta cùng nhau thắp nén hương lòng tưởng nhớ đến những người đã vị quốc vong thân để bảo vệ chính nghĩa cho đất nước.

Orchid Thanh Lê

Thursday, October 15, 2015

Tử Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa an táng tại nghĩa trang Quốc gia Arlington Hoa Kỳ.



**********

Larry Alan Thorne, Major, United States Army - Arlington ...

article last year in Military Review, an Army publication.
On his second tour in Vietnam in 1965, assigned to the 5th Special Forces Group, Thorne was involved in the secret war in Laos. On October 18, 1965, he was on a covert mission into Laos, riding in a South Vietnamese Air Force H-34 helicopter. In thick clouds near the Laotian border, the helicopter crashed into a mountaintop. Also on board were three South Vietnamese crew members: Lieutenant Bao Tung Nguyen, First Lieutenant The Long Phan and Sergeant Vam Lanh Bui.
Searches of the rugged terrain found nothing. Thorne was declared killed in action by the Army in 1966. In America, posthumous fame arrived when he was portrayed by Wayne in the 1968 film "The Green Berets."
A joint U.S.-Socialist Republic of Vietnam team found the wreckage in 1997, and the site was excavated in 1999. The remains were subsequently identified by the U.S. Army Central Identification Laboratory in Hawaii.
The three Vietnamese service members were eligible for burial at Arlington because their remains were commingled with those of an American serviceman, according to a spokeswoman for Arlington Cemetery.
Now the three lie together with Thorne in America's most hallowed ground, a unique ending to a unique story.
LA Thorne Gravesite PHOTO

************
Army Air Crew Returned Home - Arlington National Cemetery

An Army honor guard escorts the casket carrying the remains of seven soldiers, 
including a Major in the South Vietnamese Army, killed in Vietnam February 6, 1969, 
during funeral services at Arlington National Cemetery in Arlington, Virginia. 
Friday, November 8, 2002. The group died when their UH-1H Huey helicopter crashed
in bad  weather. The group includes Major David Padgett of Washington, Indiana, Captain 
Ronald Briggs of Philadelphia, Sergeant 1st Class Robert O'Hara of Lost Nation, Iowa, 
Lieutenant Colonel Donald Parsons,  Chief Warrant Officer Charles Stanley, Sergeant 1st 

Class Eugene Christiansen  and Maj. Vu Vann Phao. 
An Army honor guard places down the remains of seven soldiers, including a Major in 
the South Vietnamese Army, killed in Vietnam February 6, 1969, during funeral services 
at Arlington National Cemetery in Arlington, Virginia, Friday, Nov. 8, 2002.

Phao Van Vu Valentine's Day 2006 PHOTO

************

News Release

Sep 2, 2011 - military honors. Army Master Sgt. Ralph J. Reno, 36, of Chicago, will be buried on Sept. 8 in Arlington. National Cemetery near Washington ???
.
****

MIA mission
While members of the Reno family may have thought they were alone, the name of Master Sgt. Ralph Reno was spoken each year by various groups dedicated to remembering MIA troops and committed to the full accounting of U.S. service members killed at war. Groups like Rolling Thunder, a prisoner of war/missing in action awareness group with chapters across the nation, hold annual programs aimed at remembering local service members lost at war. This year, at a ceremony held days before Reno's funeral at Arlington, the local chapter of Rolling Thunder was able to shorten its list of MIA Vietnam soldiers by one name, thanks to Reno's identification. "It's always good to be able to do that," said chapter president Jim Hollister. Even without Reno, the names of 41 North Carolinians listed as MIA from the Vietnam War were read at a ceremony at Fayetteville's Freedom Memorial Park on Saturday, Hollister said. The ceremony, which recognized missing service members from all parts of the military, came at the end of the second annual We Ride for Those Who Can't Remembrance Run, which raises money to send local ex-POWs to a national conference in Georgia. "There are still a lot of guys who haven't made it home," Hollister said. "We ride for those who can't. Those who can't are the MIAs." "The goal is to make sure we don't forget them," he said. The Reno family doesn't know how it will react Thursday, when Ralph Reno's remains and those of 12 Vietnamese citizens will be buried together in a single casket. "I've never been involved in anything like this," Bill Reno said. "There won't be closure. It's an attempt. Each of us are dealing with it in different ways." Grier agrees but said her father's gravestone will push them closer to finding closure on his loss. "It's going to mean a lot," she said. "I feel at peace. Just because of the fact there will be something at Arlington with his name on it."
And despite their doubts, the family is thankful for the work of the military in bringing Reno home. "I was amazed they looked for so long," said Grier. "They've done everything they could to bring him home."

Lost in Vietnam
A time line of what happened to Master Sgt. Ralph Joseph Reno Jr.:
July 3, 1966: A UH-34 helicopter carrying Master Sgt. Ralph Joseph Reno Jr., Staff Sgt. Donald Fawcett and Capt. Edwin MacNamara, along with a squad of South Vietnamese commandos, crashes into the mountains of Quang Nam province. In the days after the crash, the bodies of Fawcett, MacNamarra and several South Vietnamese are recovered.
July 4, 1967: Reno is officially declared dead by the military.
1993 to 1997: A joint U.S.-Socialist Republic of Vietnam team tries to survey the crash site but turns back because of the hazardous terrain.
September 1999: Officials successfully locate wreckage from the UH-34 helicopter.
2000: An excavation of the site begins, with officials finding human remains and military equipment.
2007: Officials again return to the site.
2010: A second excavation begins, with more human remains and equipment recovered.
Sept. 8, 2011: The remains of Reno and 12 Vietnamese nationals will be laid to rest at Arlington National Cemetery.


****

Returned Home | The Last Seven Days Guest Book

Sept. 2, 2011
SOLDIER MISSING FROM VIETNAM WAR IDENTIFIED
The Department of Defense POW/Missing Personnel Office (DPMO) announced today that the remains a U.S. serviceman and 12 Vietnamese citizens, missing in action from the Vietnam War, have been identified and are being returned to their families for burial with full military honors.
Army Master Sgt. Ralph J. Reno, 36, of Chicago, will be buried on Sept. 8 in Arlington National Cemetery near Washington, D.C., along with 12 Vietnamese citizens. The remains representing the group will be buried together, in a single casket. On July 3, 1966, with three U.S. soldiers from 5th Special Forces Group, three Vietnamese aircrew and nine Vietnamese passengers took off from Kham Duc, South Vietnam, on board an H-34 helicopter. The aircraft crashed in the mountains of Quang Nam Province, South Vietnam, after they encountered severe air turbulence. Three search and rescue missions conducted in the days after the crash recovered the remains of two U.S. soldiers and seven Vietnamese.

****

Sgt Ralph Joseph Reno (1929 - 1966) - Find A Grave Photos




Image is scaled. Click image to open at full size.MSGT Ralph Reno USA
Arlington National Cemetery
Section 60 Site 9768

****

Missing Soldier and 12 Vietnamese Citizens Identified ...

ireport.cnn.com/docs/DOC-669381
iReport
Sep 6, 2011 - Sept. 2, 2011 > > SOLDIER MISSING FROM VIETNAM WAR ... and are being returned to their families for burial with full military honors. Army Master Sgt. Ralph J. Reno, 36, of Chicago, will be buried on Sept. 8 in Arlington National Cemetery near Washington, D.C., along with 12 Vietnamese citizens.

****

TogetherWeServed - SSG Donald James Fawcett

Last Known Activity
Comments/Citation03 Jul 66; Edwin J McNamara, Cpt 0-3, USASF RT Nevada, Tm Leader (One-Zero) and Donald J Fawcett, SSG E-6, USASF Team Radio Operator (One-Two) were KIA-RR, Ralph Joseph Reno, MSG E-8, USASF Team Assistant Team Leader (One-One), Fayetteville, NC, MIA; and Nine Vietnamese Soldiers (names and Ranks unknown) were KIA (These 12 men were assigned to FOB #2, OPS 35, KONTUM, SOG) and a CH-34 Vietnamese Helicopter crew consisting the VN Pilot, (Cpt [Dau Uy Nguyen Van Hoagn aka "Mustachio, "Co-pilot and Door Gunner-names and ranks unknown were also KIA. The aircraft was returning from Kham Duc [after a mission] to Kontum, FOB 2 (flying at 5,000 feet) when it hit a severe air turbulence resulting in the aircraft "falling apart" loss of the rear tail rotor (the tail , designed to pivot for storage on aircraft carriers, had come loose, swung around and chewed the helicopter to pieces in mid air) causing the aircraft to rotate rapidly, falling some (1,500 ?) feet in a tight spiral, throwing individuals and debris over a large area. impacting the ground nose first. Remains of 2 Americans and 5 Vietnamese were recovered. MSG Reno and 4 Vietnamese soldiers remains were not found after a 5 day aerial and ground search. [Filed by William "Billy" Waugh: on or about 02 Jul 66 SSG Donald Fawcett was en route to Kam Duc, SVN, with other Americans, aboard an H-34 rescue helicopter. Due to poor visibility and suspected ground fire, one of the H-34 helicopter clipped the blades of the chopper in which Fawcett, et.al., were pax. All aboard were killed by the crash, and I am not certain if their bodies were ever rescued or not]. (See pg 105-106, SOG A Photo History of the Secret Wars by John Plaster.
*************

United States Army Aircrew Lost In Laos: 5 March 1971

United States Army Aircrew
Lost In Laos, 5 March 1971


US Army Aircrew: 5 March 1971 Gravesite PHOTO

************

Arlington National Cemetery Historical Information - Military ...

As a military band played ''The Ballad of the Green Berets,'' the Army conducted a group burial of remains thought to belong to seven Army soldiers and two Vietnamese pilots shot down over Laos in 1968.  The burial took place Friday, March 23, 1990, at Arlington National Cemetery. Only one of the nine individuals had been positively identified from the bone shards and teeth recovered last year from the crash site.Army Aircrew: November 1968 Gravesite PHOTO  
************

Lavern George Reilly, Colonel, United States Air Force

On 15 May 1966, then Major George W. Jensen, pilot; Captain Marshall Tapp, co-pilot; First Lieutenant George Thompson, navigator; SSgt. James Preston, load master; Sgt. James Williams, flight engineer; A2C Kenneth McKenney, aerial gunner; SSgt. William Madison, aerial gunner; Major Lavern Reilly, observer; and two unidentified South Vietnamese crewman comprised the crew of an AC47D gunship (tail # 43-49546), call sign "Spooky 10."
LG Reilly Gravesite PHOTO

************

Carl Frederick Karst, Colonel, United States Air Force

SYNOPSIS: On November 16, 1968, (then) Major Carl F. Karst, pilot, and Captain Nguyen X. Quy, VNAF observer, departed Pleiku in an O1F on a visual reconnais- sance mission over South Vietnam.  At 1640 hours (4:40 p.m.), shortly after takeoff, Karst reported that his position was two nautical miles east of Plei- ku, and that he was proceeding with his mission.  When subsequent attempts to raise Karst by radio failed, a search began.  The search continued for three days without success. Karst was classified Missing in Action.

Thursday, October 1, 2015

Trung tá Lục quân Hoa Kỳ Nguyễn Văn Thọ Thomas.

 
Trung tá Lục quân Hoa Kỳ Nguyễn Văn Thọ Thomas.

Trung tá Nguyễn văn Thọ Thomas sinh năm 1960 tại Sài Gòn, gia đình ông cư ngụ trong khu gia binh của Tiểu đoàn 60 Truyền tin tại Gò Vấp, ông theo học tại trường trung học Don Bosco cho đến khi quân cộng sản chiếm Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Phụ thân ông là cựu Đại úy Nguyễn Văn Khanh thuộc binh chủng Truyền tin Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, gia đình
ông bị chính quyền địa phương bắt đi kinh tế mới, khai khẩn đất hoang làm rẫy trong rừng tại xã Cẩm Dương, tỉnh Long Khánh cách Sài Gòn khoảng 80 cây số. Sau năm năm làm lụng cực khổ lại thêm bệnh tật và luôn bị công an địa phương dòm ngó gây khó khăn cho cuộc sống gia đình ông, vì phụ thân ông là Sĩ quan Quân Lực VNCH. Ngày 6 tháng 1 năm 1980, ông và hai người anh cùng với bốn mươi người khác trốn khỏi Việt Nam từ Rạch Gía bằng một chiếc thuyền nhỏ. Sau vài ngày lênh đênh trên biển Đông thì thuyền bị hư máy, nhưng may mắn được một tàu chở hàng giúp sửa chữa lại máy, và kéo thuyền của ông vào hải phận Mã Lai. Sau 6 ngày 7 đêm, chiếc thuyền đã vượt qua sóng gió đưa ông và những người vượt biên đến bến bờ tự do, họ đổ bộ lên bờ biển của Mã Lai. Sau đó ông và 2 người anh cùng với 40 người vượt biên được đưa vào trại tỵ nạn Pulau Bidong, ông ở đây 7 tháng thì được người chị đang sinh sống tại Falls Church, Virginia bảo lãnh ông và hai người anh sang Hoa Kỳ định cư.
Trung tá Thomas Nguyễn và hai người anh đến Hoa Kỳ định cư tại Washington DC vào tháng 7 năm 1980, sau đó ông ghi danh theo học tại Đại học cộng đồng Northern Virginia Community College - Annandale Campus từ tháng 9 năm 1980 đến tháng 4 năm 1983. Tháng 4 năm 1983, ông di chuyển đến Los Angeles, California để tiếp tục theo học ngành kỷ sư công chánh tại Đại học Long Beach, và gia nhập Lục quân trừ bị Hoa Kỳ vào năm 1986, ông thụ huấn khóa huấn luyện Sĩ quan trừ bị và tốt nghiệp năm 1988 mang cấp bậc Thiếu úy.  
Năm 1990, ông được thuyên chuyển về làm Trung đội trưởng, trung đội 21B, Tiểu đoàn 14 công binh chiến đấu tại Norco, tiểu bang California, ông phục vụ tại đây
1 năm.
Từ năm 1992 đến năm 1993, ông là Sĩ quan phụ trách an toàn cho ngành công binh tại Fort Wortk District, tiểu bang Texas.

Từ năm 1994 đến năm 1996, ông là Sĩ quan quản lý cho Bộ chỉ huy yểm trợ 311 tại West Los Angeles, tiểu bang California.
Từ năm 1996 đến 1997,
ông là Sĩ quan quản lý cho Lực lượng đặc nhiệm 21 tại Tazar Airfield, Hungary.Từ năm 1997 đến 1998, ông là Sĩ quan quản lý cho Bộ chỉ huy yểm trợ 311 tại West Los Angeles, tiểu bang California.
Từ năm 1998 đến 2000, ông làm Phân đội trưởng, phân đội 88A, Tiểu đoàn 420 tại Sherman Oaks, tiểu bang California.
Từ năm 2001 đến 2002, ông là Sĩ quan Tiểu đoàn 502 tại Los Alamitos, tiểu bang California.
Từ năm 2002 đến 2003, ông là Sĩ quan Bộ chỉ huy yểm trợ 311 tại West Los Angeles, tiểu bang California.
Từ năm 2003 đến 2006, ông là Sĩ quan Bộ chỉ huy yểm trợ địa phương 63.Từ năm 2006 đến 2007, ông phục vụ tại Bagad, Iraq.
Từ năm 2007 đến 2009, ông là Phụ tá giám đốc cho PEO IEW&S tại Los Angeles AFB (LAAFB).
Từ năm 2009 đến 2010, ông là Phó ban 4, Lữ đoàn huấn luyện 91.
Từ năm 2010 đến 2011, ông phục vụ
tại chiến trường A Phú Hản.
Từ năm 2011 đến 2014, ông là Phó phòng 7, Sư đoàn yểm trợ huấn luyện 91 tại Fort Hunter Liggett, California.


New building, desks for Sir Asyab Girls High School

Trung tá Thomas Nguyễn và Trung tá Daniel Ooley trong công trình xây cất trường nữ trung học Sir Asyab Girls tại A Phú Hãn.

Trung tá Thomas Nguyễn đã từng tham dự yểm trợ các cuộc hành quân viễn chinh quy mô của quân đội Hoa Kỳ như: Hành quân Operation Joint Endeavor (OJE)-Bosnia năm 1996-1997; Hành quân Operation Iraqi Freedom (OIF), Iraq năm 2006-2007; Và hành quân Operation Enduring Freedom (OEF) năm 2010-2011.

Cần nên biết, trong Lục quân Hoa Kỳ có 3 vị Sĩ quan cấp tá gốc Việt có cùng họ và tên Thomas Nguyễn đó là Đại tá Thomas Nguyễn, Tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh phòng thủ hỏa tiễn và không gian Lục quân Hoa Kỳ; Trung tá Thomas Nguyễn, Product Manager at JPM Force Protection Systems; và Trung tá Thomas Văn Thọ Nguyễn, Sĩ quan kế hoạch và huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện quốc gia (National Training Center).
Trung tá Thomas Nguyễn được thăng cấp Thiếu tá năm 2002, Trung tá năm 2010.
Trong thời gian phục vụ quân đội ông tiếp tục hoàn tất các văn bằng cử nhân kỷ sư công chánh tại Đại học Long Beach vào năm 1988, và văn bằng cao học về tin học tại Touro University International, Cypress, California vào tháng 8 năm 2003.
Trung tá Nguyễn văn Thọ Thomas, một thuyền nhân tỵ nạn cộng sản 19 tuổi của năm 1980, đã cố gắng vươn lên bằng ý chí của mình để thực hiện hoài bảo phục vụ quân đội Hoa Kỳ như một hành động trã ơn đất nước đã dang tay đón nhận và cưu mang ông và đồng bào của ông. Hiện nay ông là Sĩ quan kế hoạch và huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện quốc gia (National Training Center).

Trần Anh.
Tài liệu: Vietnamese American Armed Forces Association; Lt. Col. Nguyen tells a Fort Irwin audience how he became a 19-year old "Boat People" New Building; Desks for Sir Asyab Girls High School; Lt. Col. Thomas Nguyen as an Army ROTC cade; Thomas Nguyen, Product Manager at JPM Force Protection Systems;  Đại tá Thomas Nguyễn, Tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh phòng thủ hỏa tiễn và không gian Lục quân Hoa Kỳ