Saturday, June 6, 2020

Lực Lượng Đặc Biệt Trong Trận Đồng Xoài – Trần Lý


Những trận tấn công của CQ để sửa soạn cho Trận Đồng Xoài :

Ngay từ tháng 5-1965, CQ đã mở nhiều cuộc tấn công quấy phá trong phạm vi Tỉnh Phước Long. Ngày 10 tháng 5 Tr đoàn 271, cùng Tiểu đoàn 840 Địa phương và quân đặc công đã tấn công Thị xã Phước Long, đồng thời Tr Đ 272 cũng tràn ngập các vị trí phòng thủ của QL VNCH tại Chi khu Phước Bình ..Trong một thời gian ngắn kiểm soát Tỉnh lỵ , CQ đã phá hủy nhiều ấp chiến lược trong khu vực như Bà Rá, Thuận Kiểm, Thuận Lợi, Phú Riềng, Đa Kia, Bù Đốp, Đức Bổn và Sông Bé. Để đối phó với cuộc tấn công và tạm chiếm Thị xã, Bộ TTM QL VNCH đã gửi TĐ 36 BĐQ đến giải tỏa. Ngày 11 tháng 5 hai đại đội BĐQ đã chạm địch dàn trận dọc Liên tỉnh lộ 13 và Q L 14 và bị thiệt hại trung bình. Quân VC rút khỏi trận địa ngày 12 tháng 5. Tại chi khu Phước Bình, CQ thuộc Tr đoàn 272 đã tràn ngận Chi khu sau 25 phút tần công và gây tổn thất cho 115 quân trú phòng..Đến 9 giờ sáng ngày 11 tháng 5, TĐ 34 BĐQ đã được trực thăng vận xuống một bãi đáp cách chi khu 14 km về phía Đông-Nam và từ đây tiến về Phước Bình..Tr đoàn 272 được lệnh chặn đánh BDQ tại điểm đổ quân nhưng BĐQ đã kịp di chuyển và sau đó tấn công TĐ 5 /Q 872 CQ và tái chiếm Chi khu. Ngày 15 tháng 5 CQ rút theo đường 20 và tấn công các đồn ĐPQ dọc QL.. (Hai Trung đoàn CQ có phiên hiệu là Q871 và Q872 theo quân sử CSBV)

Vài địa danh :– Quận Đồng Xoài hay Đôn Luân nằm ở giao điểm LTL 13 và QL 14 kiểm soát toàn khu vực Phước Long, Bình Long, Chơn Thành , Phú giáo..Đồng Xoài cách Biên Hòa khoảng 40 km – Trại LLĐB nằm dọc QL 14, cách Quận lỵ 2 km về phía Tây, cách Đức Phong 48 km về Tây-Nam và cách Saigon 80 km về phía Bắc- Đôngbắc. Trại có một sân bay trực thăng ngay cạnh QL 14. – Tỉnh Phước Long : Tỉnh lỵ đặt tại Phước Bình (còn gọi là Sông Bé) gồm 4 quận Bố Đức, Phước Bình, Đức Phong và Đôn Luân.. Năm 1957 : Quận Sông Bé được tách khỏi Biên Hòa và Bù Đốp (Bố Đức) tách khỏi Thủ dầu Một để lập ra Phước Long. Năm 1958 : khu Bù Gia Mập thành quận Phước Hòa nhưng sau đó bị bỏ. Khu Bù Đăng trở thành Phước Tân và sau đó thành Quận Đức Phong. Năm 1961 : khu vực Đồng Xoài thành quận Đôn Luân Ngày 25 tháng 5 1965, toán A-342 LLĐB Hoa Kỳ được trực thăng vận đến Đồng Xoài ( một quận của tỉnh Bình Long tại ven phía Bắc của Chiến Khu C (VC), và đóng tạm tại quận đường, tại đây đang có một toán Công binh ; toán 1104 của HQ HK (seabees) do Tr úy Frank Peterlin chỉ huy. Toán này đang xây dựng một căn cứ mới bao gồm công sự, nhà ỏ, các vị trí phòng thủ, đặt súng nặng và cả một phi đạo nhỏ.



Trong lúc toán seabees tiếp tục việc xây dựng, các đơn vị Việt-Mỹ được đưa đến để trú đóng gồm : – Toán A-342 AF gồm 11 quân nhân HK : Chỉ huy do Đại úy William M. Stoke, chỉ huy phó là Tr úy Charles Q. Williams.. – Toán A-351 LLĐB VNCH gồm 10 quân nhân do Đại úy Nguyễn Huy Đỗ chỉ huy – Các đơn vị Dân sự Chiến đấu (CIDG) : – Đại đội 327 CIDG : 120 quân gốc Miên – Đại đội 328 CIDG : 147 người, gốc Miên – Đại đội 342 CIDG : 118 quân Việt. – Cùng trú đóng tại căn cứ còn có : – Trung đội 111 ĐPQ/NQ có 40 quân nhân – Một chi đội 6 xe bọc thép M8 (thời Pháp còn lại) – Võ khí nặng có 2 đại bác 105 và 6 đại liên – Ngoài ra còn 9 quân nhân Seabees cùng tạm trú tại căn cứ
Ngay từ những ngày đầu tiên khi căn cứ được bắt đầu xây dựng, CQ đã liên tục pháo kích tuy rời rạc bằng súng cối vào khu vực trại, và đã có những dấu hiệu về việc CQ chuyển quân đến các khu vực chung quanh Quận lỵ . Đêm 19 tháng 6, trời không trăng và mây phủ, các toán CIDG và SF tuần tra quanh căn cứ, và đi xa hơn ra bên ngoài .. Căn cứ được tạm chia thành 4 khu vực riêng rẽ : khu vực võ khì nặng nơi pháo đội 105 và xe bọc thép trú đóng; khu vực quận đường nơi 8 dân sự Mỹ ở ; khu doanh trại CIDG nơi đóng quân của 2 đđ CIDG ; và khu cư trú của các quân nhân LLĐB VN cùng 12 SF Mỹ và các seabees. Nhóm quân nhân Mỹ cũng chia thành 2 toán nhỏ : 5 SF và 4 seabees cùng Tr úy Peterlin lo phòng thủ khu cực Bắc của khu vực. Một ĐĐ CIDG Miên lo nhiệm vụ bảo vệ khu gia binh của gia đình và thân nhân CIDG trong phạm vi Quận. Toán tiền đồn CIDG đóng bên ngoài vòng rào Trại bị đặc công CQ thanh toán êm lúc 11 giờ đêm 9 tháng 6 : toán này không mang theo hỏa châu và không có radio để báo động, và chỉ vài nhân viên chạy thoát được về căn cứ. Các Trung đoàn 272 (hay 762, theo tài liệu HK) và 273 (763) CSBV tiến về Căn cứ mà không bị phát giác.
CQ bắt đầu cuộc tấn công vào lúc 12 giờ 30 đêm, chúng pháo kích hàng loạt bằng súng cối vào khu vực phía Tây của Căn cứ. Hai SF đã tử thương ngay trong đợt pháo kích đầu tiên. Lúc này căn cứ chưa xây cất xong nên CQ cắt phá các hàng kẽm gai tại các khu vực chưa được bảo vệ bằng hỏa lực ‘đan lưới’. CQ tấn công mạnh vào khu vực Quận đường, chúng nhiều lần tiến sát đến các giao thông hào nhưng đều bị quân trú phòng đẩy lui bằng hỏa lực súng máy, phóng lựu M 79 và súng phóng rocket 3.5 inch .. dưới ánh sáng hỏa châu. Điều may mắn cho quân trú phòng là vì căn cứ đang xây dở dang nên đạn tồn trữ vẫn còn để rải rác tại.. giao thông hào và quân trú phòng không lo ..thiếu đạn ! Lô cốt tại góc Tây-Nam Căn cứ, nằm phân nửa dưới mặt đất , thành trung tâm kháng cự, đẩy lui các đợt tấn kích của CQ, nhưng sau đó lô cốt trúng đạn cối CQ và bị phá hủy, quân sống sót phải rút chạy về quận đường khi CQ tấn công, vượt tường đất trong đợt tấn kích lúc 2 giờ 30 sáng . Các liên lạc với khu vực CIDG đều bị cắt đứt sau khi trung tâm truyền tin bị trúng đạn cối VC, dây điện thoại bị cháy. SQ chỉ huy Toán bị thương nặng cả hai chân khi trúng đạn pháo kích và kể như không còn khả năng chỉ huy. Trận đánh vẫn tiếp tục dữ dội dọc giao thông hào; CQ lợi dụng màn đêm dùng từng toán đặc công 6-10 tên đột nhập tấn công bằng bộc phá và súng phun lửa ..Một toán 16 đặc công mình trần đã bị đẩy lui và thanh toán bằng cận chiến. Sau đó 2 CQ đã bò sát vòng rào và dùng súng phun lửa đốt quân trú phòng và tràn ngập vị trí phòng thủ của CIDG. Các quân nhân còn sống sót rút chạy lui hết về khu vực trung tâm Quận đường nhưng trong lúc này Quận đường chỉ còn lại một vị trí kháng cự nhỏ bên ngoài trụ sở quận. Chỉ huy phó toán A-342 , Trung úy Charles Q Williams, kiểm điểm lại quân số: Phía Mỹ 3 chết, 3 mất tích, số còn lại đều bị thương. Tất cả các CIDG, LLĐB Việt- Mỹ và seabees lui vào cố thủ trong một tòa nhà và liên lạc chỉ điểm mục tiêu cho trực thăng võ trang đến oanh kích bảo vệ cho tòa nhà. Xác CQ rải rác càng ngày càng nhiều quanh khu vực . CQ tiếp tục tấn công trong lúc trời đang sáng. Đến 9 giờ 30 sáng, CQ chiếm khu trường học và đặt súng máy tại đây để bắn áp đảo vào vị trí phóng thủ còn lại của quân VNCH. Trung úy Williams cùng một seabee đã bò ra cùng một khẩu bazooka và phá hủy ổ súng này bằng 4 quả đạn, khi bò trở lại vị trí, cả hai bị trúng đạn và tử thương. Đến trưa CQ dùng súng không giật 57 ly bắn phá, trung tâm phòng thủ cuối cùng bị phá hủy và CQ tràn ngập vị trí. Các quân nhân còn lại chạy về ụ súng cối của căn cứ và được trực thăng cứu thoát. Tr úy Williams đã được ân thưởng Huy chương Medal of Honor do sự can đảm và anh dũng của ông trong trận đánh. CQ đã dùng súng phun lửa đốt cháy toàn bộ khu gia cư của gia đình quân trú phòng, tàn sát 200 thường dân. Các đơn vị VNCH tiếp cứu được đưa đến Đồng Xoài..TĐ 52 BĐQ tấn công giải tỏa , tuy bị thiệt hại khá nhiều nhưng bắt tay được với các CIDG còn trụ lại vào 7 giờ sáng ngày 11 tháng 6 năm 1965. Ngày 12 tháng 6, trong khi không kích yểm trợ KQ HK đã mất một F-100 do phòng không CQ, Phi công Th tá Lawrence Holland nhảy dù nhưng dù mắc vào cây và ông bị CQ bắn chết. Trận Đồng Xoài tiếp diễn sau đó với các trận đánh đẫm máu của các đơn vị tiếp viện của VNCH gồm TĐ 1/7 SĐ5 BB và TĐ7 ND. Các bản báo cáo tổng kết sau trận đánh của 5 th SF và của Toán 310 LLĐB VNCH (Số 3859/3/HQ ghi lại các tổn thất của Mỹ và VNCH : Mỹ 5 tử trận, 16 (trong số 20) bị thương. LLĐB VN : 3 tử trận, 4 bị thương . DSCĐ : 40 tử trận, 54 bị thương, 124 mất tích. CQ bỏ lại quanh Căn cứ 134 xác. Số chết và bị thương kéo đi không rõ.

● Báo cáo hành quân của Phi đoàn trực thăng 118 Hoa Kỳ
Phi đoàn Trực thăng 118 AHC là phi đoàn đã trực tiếp tham dự trận Đồng Xoài từ ngày 10 đến 20 tháng 6 năm 1965. Phi đoàn đã oanh kích yểm trợ lực lượng trú phòng chống lại các đợt tấn công của CQ, đồng thời cũng chuyển vận các lực lượng tiếp cứu vào trận.. Bản báo cáo cũng chia thành hai giai đoạn : giai đoạn yểm trợ do các trực thăng võ trang và giai đoạn chuyển vận quân tiếp ứng : Vào 1 giờ sáng ngày 10 tháng 6, 1965 , Trung tâm Hành quân Chiến thuật Vùng 3 đã yêu cầu Phi đoàn 118 gửi ngay phi đội trực chiến đến Trại SF tại Đồng Xoài với lý do là Trại đang bị CQ pháo kích dữ dội từ nửa đêm, Trực thăng võ trang đã bay vào khu vực ngay 1 giờ 30 và ghi nhận các vị trí súng cối của CQ đồng thời cũng bị đạn súng nhỏ từ dưới đất bắn lên; 2 trực thăng võ trang đã yểm trợ cho đến khi hết đạn.. một phi công bị thương do đạn CQ. 6 giờ sáng 10/6, tất cả các trực thăng của PĐ 118 rời Biên Hòa để về Đồng Xoài, tập trung tại Phước Vĩnh. Tại đây các trực thăng vận chuyển đã được sử dụng để đưa TĐ 1/7 SĐ5 BB VNCH vào trận..(Xin xem phần viết riêng về chuyển vận).
PĐ 118 tạm thời giữ vai trò liên lạc chiến trường giữa quân trú phòng và Bộ Chỉ huy Hành quân QĐ 3.. cho đến khi quân trú phòng bị mất liên lạc sau 18 giờ bị tấn công liên tục. PĐ được yêu cầu giúp di tản các quân nhân Mỹ-Việt đang còn cố thủ. 3 trực thăng cấp cứu cùng 2 trực thăng võ trang hộ tống đã tình nguyện vào vùng. Sau khi KQ oanh kích dọn đường, đoàn trực thăng võ trang đã bay vào vùng quận đường từ hướng Nam. Cách khu vực phía Nam của Trại LLĐB khoảng 250 m có một dòng sông nhỏ, cạn, nơi đây CQ đã dấu 2 chiếc xe M8 mà chúng lấy được từ quận đường, các trực thăng võ trang đã hủy diệt 2 xe này bằng rocket tránh việc CQ có thể dùng đại liên .50 trên xe để bắn vào các vị trí cố thủ của quân trú phòng. Các trực thăng chuyển vận bay sát theo sau các trực thăng võ trang và đáp nhanh xuống sân vận động Quận ngay bên cạnh Trại SF. CQ nhắm bắn các trực thăng chỉ cách đó khoảng 50 m. Phi công nhảy khỏi phi cơ dùng M 14 vừa chạy vừa bắn xông vào tòa nhà để kéo các quân nhân bị thương chạy ra..Trực thăng đã cứu được 9 quân nhân HK bị thương và 8 quân nhân VN khỏi tòa nhà cố thủ này.. đây là quân nhân cuối cùng thoát chạy được. Ngay sau khi cuộc giải cứu hoàn tất, KQ HK đã ném bom hủy diệt các mục tiêu trong Quận. Xế trưa 10/6, TĐ 52 BĐQ đến Phước Vĩnh và dự trù được đưa vào Đồng Xoài
(Xin xem phần tiếp về TĐ 52 BĐQ)
 Trần Lý (6-2019)

No comments: