Monday, November 20, 2017

BI MẬT CUỘC CHIẾN VIỆT NAM/ Vinh Trương


(Trích dịch ra tiếng Việt một đoạn trong tập-II, sách "The New Legion" by Vinh Truong: Tác giả khẵng định Quân đội Mỹ sẽ tràn ngập tại VN thay vì Philippines 2018 để nếu có chiến tranh Subic Bay sẽ biến thành Trân Châu Cảng 1941 và Cam Ranh thành Subic Bay)
                                                 ---- 0 ----
Bí-mật cuộc chiến Việt-Nam do hệ quả tu-chánh-án Cooper-Church 1970, được diển tiến phơi bày từ cuộc hành quân 1971, Lam-Sơn-719 mà mà tác giả tự cho rằng Linebacker-0, bắt đầu vào giai đoạn không có quân bộ chiến Mỹ tham dự, hay nói cách khác Harriman cho ra cái danh từ rất chính trị được gọi là “Việt Nam hoá chiến tranh” để xã-rác vũ khí lổi thời trước khi rút quân. Tiếp nối East Offensive 1972, vào lể phục sinh có nghĩa Hà Nội từ phía Tây trên triền núi tấn công xuống miền đồng bằng đông dân cư nên có sự can thiệp qua chiến dịch cân-bằng oanh-tạc Linebacker-1 (Ngăn ngừa Hà Nội làm ẩu vì chưa đúng thời điễm tổng tấn công “decent interval” cưởng chiếm miền nam khi còn quân Mỹ trú đóng tại Nam VN, nhưng mục-tiêu phải giải toả cho hết những vũ khí mà trên chiến trường Hạ Lào không thể giải toả được như: Các viên đạn hải pháo nặng bằng con bò phải giải toả cho hết từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 19, Đồng Hới (xong đem tàu về Mỹ bán ve-chai) tàn phá để xây dựng theo học thuyết kinh tế người Anh Malthus, các Mìn từ trường MK-52 hồi chế tạo đến giờ chưa có hải cảng nào để gài, hoả tiển TOW, đại bác 175 ly Long Tom, chiến xa M-48 …)

Nhưng đợi đến phiên chiến dịch oanh tạc Linebacker-2 là buộc Hà Nội vào bàn hội nghị (dù Hà Nội xin đầu hàng vô điều kiện thì vua đi đêm John F Kerry và CIA bằng mọi giá phải giấu nhẹm ... nếu không sẽ bể hoàn toàn kế hoặch "Âu-Á-Sự-1", để ký hoà đàm Paris cho danh chính ngôn thuận Mỹ rút quân 1973, hoàn thành định-kiến-3 (axiom-3: The US could not have won the war under any circumstances), nhưng sự thật là hoàn tất công trình nâng đở “thế hệ phản lực Hàng không Dân dụng” đang còn phôi-thai, với ba triệu hành khách G.I booked trước theo chương trình nâng đở không bị Bankrupcy hay Merge và số trực thăng phản lực 5000 chiếc trực thăng phản lực UH1 như là trợ huấn cụ (training-aid) cho binh lính tập luyện, như một cuộc Pinic tập trận. kế đến 1975 chỉ cần 72 tiếng đồng hồ chuyển tiếp qua ba tổng thống VNCH và kết thúc cuộc chiến rất quan trọng nầy bằng một bản tuyên ngôn “đuổi Mỹ” rời khỏi VNCH kết thúc bằng sự thống nhứt Việt Nam trong giải-pháp thế mạnh bên phía Hà Nội là cưởng chiếm miền nam (On the strongman side’s solution) Hoà Kỳ hoàn thành mục tiêu thống nhứt VN sau 30 năm chinh chiến đúng nghĩa Paris Peace Talks. Gây nên khối cộng sản chia ra 2 khối vì tranh giành ảnh hưởng về khúc xương Đông Dương.
Như trong kế hoặch chiến lược thống nhứt ba nước Đức, Triều Tiên, và Việt Nam, duy chỉ Triều Tiên Và Đức thống nhứt dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ vì đơn giản Siêu Chính Phủ đã buộc phải để quân Mỹ lại tại hai nước nầy như kế hoặch “hậu-cứ”, còn Việt Nam thì không, vì bị chủ nhà đuổi khách, chớ không phải khách tự ý bỏ chủ nhà khi đang có nguy biến, kết thúc thế chiến lược toàn cầu Eurasian Great Game cho sự thống nhứt trong trật tự thế giới mới. Thế kỷ 21 là hoà bình và hợp tác để phồn thịnh, vì mọi xung đột chĩ được giãi quyết trên bàn hội nghị LHQ như chuyện Biển Đông chẳn hạn! dù rằng Mỹ nặn và dàn-dưng ra các biến cố gay cấn sôi động, nhưng đó là công việc làm ăn political business phải có hàng ngày như trái đất đang quây. Theo nguyên tắc quân sự khi vào càn quét mục tiêu địch và rút ra gài lựu đạn hoặc mìn cho địch (TQ) dính chấu là cái bẩy Hoàng Sa 1974 mà quân đội Mỹ án binh bất động để sẽ làm nhân chứng vào thế khĩ 21.
Đoạn kết của cuộc hành quân Lam Sơn 719 kết thúc trong vội vã vì sự cương quyết có lý do của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Sau 42 ngày giao tranh, để lại trên chiến trường bao nhiêu tổn hại cả về người lẫn vật chất của đôi bên, sau đó tình hình tại Hạ Lào đâu lại vào đó, không có gì thay đổi mà chỉ để lại quân đội BV chiếm lĩnh phía tây triền núi như theo trục lộ-đồ kịch bản. Phải chăng vì mục tiêu chính trị, và quyền lực đã biến chiến trường thành nơi tử địa cho cả hai phía Saigon và Hà Nội, giống như để cho đàn kiến bu quanh cục đường rồi sau đó đập tan nát tất cả một cách không thương tiếc, mà trục Ma-Quỷ cho là để rút ngắn, tiết kiệm xương máu như hai trái Bom nguyên tử đã thả tại Nhựt, khi hoàn thành định kiến-1 thì Saigon không tắm máu và không thành đống gạch vụn (axiom-1: There was never a legitimate non-communist government in Saigon)
Tuy nhiên, vì chưa đạt được kết quả mong muốn hoàn toàn về việc tiêu hủy vũ khí lỗi thời, nên đến mùa hè 72 lại tiếp diễn trận tấn công vượt tuyến của quân Cộng sản Bắc Việt vào tỉnh Quảng Trị, rồi từ đó dẫn tới Hòa Đàm Paris để kết thúc, chấm dứt vai trò tập-trận của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Nhưng dầu sao mục tiêu của Pentagon và Liên Xô đã tiêu thụ một số lớn “Hàng Tiêu Dùng” (một số lớn vũ khí và chiến cụ lỗi thời trong thương ước “Aid to Russia 1941-46 plan, renewed, reactivated”)
Năm 1972, hai bên Liên Xô và Mỹ lại tiếp tục tiêu dùng cho hết chiến cụ hồi Đệ 2 thế chiến, ở giai đoạn cuối để đi đến hoà đàm Paris 1973. Sau đó có một đợt (new batch) vũ khí tối tân mới của Liên Xô như SAM-2 có xe kéo, dùng để phòng thủ Hà Nội khi đến lược Trung Quốc thí nghiệm tiêu dùng vũ khí do chính TQ sản xuất qua cái cớ “dạy cho VN một bài học” 1979, nhưng theo sự thuận ngầm của Mỹ là chỉ sáu tỉnh miền Bắc thôi nhé! Điều nầy lập lại sự cam kết cũa Mỹ và TQ khi Hà Nội đem hết lính tráng vào Nam 1975, TQ không được đem quân vào Hà Nội dù rằng với cái cớ nghe thuận là nhĩ là TQ bảo vệ sân nhà dùm cho Hà Nội, dĩ nhiên TQ đang bị sự cám dỗ của Mỹ giúp TQ chiếm ngôi vị thứ-2 của LX và được Mỹ bỏ vốn đầu tư về khoa học kỹ thuật để trở thành một siêu cường thấy rõ, Ðó là lý do tại sao TQ không dám đem quân vào thủ sân sau cho Hà Nội dù rằng TQ nằn nặc bênh vực đường lối của Nguyễn Thị Bình MTGPMN. Vì trong kịch bản điểm nhấn là Hà Nội phải vi phạm hiệp định hoà bình Paris nên Harriman khuyến nghị công cụ Lê Đức Thọ đừng thèm lảnh giải hoà bình Nobel cho oai.
Tại hạ Lào, tất cả ba thế lực đều dùng nơi rừng núi xa xăm nầy lấy dân Việt làm con cờ Chốt. Nói trắng ra chỉ tội nghiệp cho dân Việt bị các thế lực bên ngoài giựt dây đem súng đạn vào nhà mình thí nghiệm mà có biết con mẹ gì đâu, và cứ như thế mà huynh đệ tương tàn cho mãi tới giờ nầy cũng vẩn còn trong cơn mê dai-dẫn hận thù, vì cái đĩnh cao trí tuệ cứ nhai-nhãi cuộc chiến ý thức hệ, nhưng thật ra để tránh khỏi cuộc chiến nguyên-tử có thể hũy diệt loài người, nên họ bày ra cuộc chiến tranh lạnh (Cold War) Họ thừa hiểu muốn cho anh em trong nhà chém giết nhau tận tuyệt và thề không đội trời chung là phải gây ra hận thù “đấu tranh giai cấp” đối chỏi “câm thù CS”; Mà thật đúng vậy, Hà Nội gây biết bao nhiêu tan tóc cho dân tộc mà nếu như thế lực trong bóng tối, Mỹ không xác quyết đây là trò chơi chiến tranh, cứ giao cho Saigon hàng ngàn ngòi nổ (warhead) của CBU-55, BLU-82AL thì thãm trạng sẽ xảy ra như thế nào? Cã một thế hệ ngu-xuẩn của cả hai miền mà có biết con mẹ gì đâu! Đòi thả Bom phá đê điền sông Hồng Hà và tiêu diệt hết quân BV mà cho đến giờ nầy vẩn còn chồng chất hận thù, biết được dã tâm ngu-xuẩn đó nên Secret Society chĩ trang bị cho KQVN loại phi cơ hoạt động tầm ngắn như để huấn luyện T-6, T-28, T-37, T-38, để không bể kế hoặch nếu KQVN có F-4 Phantom như tướng Nguyễn Cao Kỳ cầu khẩn thì làm gì còn đê điền ngoài bắc và các phi trường cho Mig-21 lên tập trận với Mỹ về dog-fight cho quen về sau dùng F-16, F-18 chơi với TQ. Vì trong con người Averell Harriman Việt Nam là nước Do Thái phương Đông hay Baby Bald Eagle chớ đâu phải con mẹ gì là cộng sản ... nhưng phải hoả mù cho đại sự.
-Chuẩn bị Linebacker-1 để giải toả vũ khí lổi thời vào giai đoạn chót trước khi quân đội Mỹ hoàn toàn rút khỏi VN: Ngày 21/11/1970, để sửa soạn vào Hà Nội, cô đào Jane Fonda giữ đặc-vụ siêu điệp-viên, được tô son trét phấn tập hợp 2.000 sinh viên đại-học Michigan và tuyên bố: “Nếu chúng ta hiểu được chế-độ CS ưu việt, hy vọng, chúng ta quỳ xuống cầu nguyện tương lai nước ta sẽ trở nên CS” (nhưng là totalitarianism) Hai năm sau, ngày 8/7/1972, trục Ma Quỷ sắp đặt Jane Fonda đi vào Hà Nội bằng Russia Aeroflot Airline: Fonda từ Mỹ qua Pháp, từ Pháp qua Moscow, và từ đây bí mật qua Lào rồi đến Hà Nội dĩ nhiên là dưới sự bảo vệ của Liên Xô. Mục đích đưa cao trào phản chiến đến cao điễm cho định kiến-1 (axiom-1) Fonda mặc chiếc áo dài đỏ màu máu, ngồi bên cạnh súng phòng không chạm nổ (AAA) tuyên bố: “I feel shame the US into doing something like inhumanity”
Với ý-đồ gọi là kiểm-kê vũ khí củ tồn kho phải xử dụng cho hết (inventory) rồi chuẩn bị tối tân hoá quân đội BV, tướng Liên Xô, đặc-vụ ông nầy y chang tướng Alexander Haig của Mỹ, Pavel Batitski bay qua Hà-Nội gọi là đánh giá khuyên Hà Nội xài cho hết vũ khí củ để tiếp nhận vũ khí mới như Sam-2 có xe kéo, hoả tiển Katyusha 122ly bắn salvo 1 lần 40 trái, hoả tiển cầm tay SA-7, AT-3, Tăng T-55, T-57 … tiếp nối chiếu theo đơn đặt hàng của Mỹ “Aid to Russia 1941-1946 Plan’ renewed” (công nhân LX lảnh tiền overtime Bonesmen trả) - Đầu tháng ba 1972 tướng Liên Xô Batitski đến và cuối tháng ba, quân đội BV bắt đầu tấn công qua sông Bến Hải. Cái mốc do KGB/CIA ấn định ngày 30/4/1972, Vỏ Nguyên Giáp nghe lời thầy LX, xuất phát cuộc tấn công vào trưa ngày 30/4/72 bằng cuộc chiến mà trục Ma-Quỷ gọi là Phục Sinh “East Offensive” có nghĩa là sau khi lấn chiếm phía Tây 1971 bây giờ xuống miền đồng bằng phía Đông và đúng bon 3 năm tròn trịa theo kịch bản, sau 30/4/75 là cái mốc thời gian chấm dứt cuộc chiến. Thế nên Linebacker-1, mục-đích tiêu xài cho hết quân dụng củ của cả hai bên do Mỹ trả tiền như tàu ngầm Kilô và SU-30 vậy.
Để chuẩn bị danh từ chính trị “Việt Nam Hoá Chiến Tranh” cho người Mỹ an-toàn rút ra và các chiến cụ lỗi thời sẽ trở thành đống sắt vụn vì không có bộ phận rời thay thế; Rồi cuộc chiến trở nên tàn khốc hơn cho ba trọng điểm: Bình Long, Kontum, và vùng Hoả tuyến. Những vũ khí Hoa Kỳ cần tiêu xái mà trận LS 719 không thể tiêu thụ được như số đạn dược cổ điển trên những tàu như New Jersey, Oklahoma…bắn viên đạn nặng bằng 1 con bò bây giờ quê lắm rồi, ai mà thèm xài thứ nầy, mục tiêu hải pháo từ Quảng Trị đến Đồng Hới, rồi tái thiết sau hậu chiến theo định luật Malthus. Mìn Mark-52, cân nặng 1.100 pds với 625 pds chất nổ, lỗi thời quá, cơ hội nầy gài vào hải cảng. Lấy lý do tàu LX không vào được để che lấp con mắt TQ bằng phi cơ AN-12 luân phiên chở vào Hà Nội các Sam-2, mỗi chiếc AN-12 chở vào 10 tấn hệ thống hoả tiển bí mật mà LX không bao giờ dám chuyên chở bằng tàu hoả từ LX qua HN sợ TQ vua ăn cắp kỹ thuật.
Lúc nầy LX xúi Hà Nội xài cho hết T-34, T-54, PT-76, Sam cũ, các đại bác AAA lỗi thời cho hết để nhận đồ mời (new batch) chỉ giữ lại đại bác tối tân 152 ly, còn phía Mỹ sẽ giao cho quân đội VNCH tăng M-48, đại bác 175 ly, TOW, nói tóm lại là đồ vất đi, nhưng để cho VNCH có hảnh diện là lực lượng Hải và Không Quân đứng hạng thứ 4 trên thế giới với số lượng cho vui, nhưng thực chất là đồ vất đi, thường thường là thứ dành để huấn luyện
Cái thế lực trong bóng tối (Secret Society) bỏ qua cái tội Power-Act ra lệnh quân Mỹ vượt biên qua Cambodia của TT Nixon, và giờ đây hảy bình tỉnh thi hành mở cuộc hành quân cuối cùng, trước khi rút ra - xả láng những quân cụ lỗi thời cần thanh toán cho hết. Thế là Nixon mau mắn, nhân danh Tổng tư lệnh quân lực Mỹ ra lệnh: Hàng trăm B-52 tập trung tại Guam AFB, buộc đóng cữa một đường bay để làm parking cho B-52, và hơn 50 đơn vị phi hành từ Không Hải TQLC từ những căn cứ như trong U.S, Hawai, Japan, South Korea, Okinawa, và Philippine. Từ 35 phi đoàn chiến thuật như USAF, ASN, và VNAF, tổng cộng tăng lên 74, gồm có USMC; Chỉ trong tháng 6/1972 là 55.000 phi vụ. B-52 có riêng 4.759 phi vụ, bổ đồng hằng ngày từ 380 cho đến 650 và B-52 từ 33 cho đến 150. Sáu hàng không mẫu hạm luân phiên, nhưng bốn luôn luôn có mặt túc trực hành quân, các pháo hạm giãi toã cho hết đạn cỗ điển bự nặng như con bò, rãi từ bờ bắc sông Mỹ Chánh cho đến vĩ-tuyến 19 Đồng Hới, bình địa không còn nhà gạch nào cao hơn 1 feet gạch ngói, ngoại trừ THÁP CHUÔNG nhà thờ La Vang được Queenbee-1 vì muốn giữ di tích lịch sử nên dùng 4 Gunship Song Chùy giải toả các chốt B-40, B-41, của sư đoàn 308 BV canh giữ trên tháp chuông để chóng chiến xa QLVNCH cho Lữ đoàn 1 Dù tấn kích do sự đồng ý của cố vấn trưởng quân đoàn 1 tại cuộc Meeting Camp Evan, thành phố Quảng Trị phải bị san bằng 100%.

Sau khi giải toả hết hoả lực xong các pháo hạm đem về Mỷ bán ve-chai lấy sắt:
Buổi sáng sớm ngày 9/5/1972, tất cả hãi cảng BV bị gài mìn mark- 52. Đô đốc, chủ tịch tham mưu liên quân Moore tuyên bố: “Afterward not one ship entered or left the harbor until we took up the mines”
Linerbacker-1 chỉ để tiêu hủy những vũ khí thặng dư còn lại thuần túy về mặt quân sự (đại bác 175, M-48, hoả tiển TOW …) còn về mặt chính trị buộc Hà Nội chuẩn bị ký hiệp định Hoà bình Paris (Peace Talk) sẽ có Linerbacker-2 (Việc nầy do tôi nghiên cứu và phát hiện ra chính Kissinger tại Library of Congress, cũng không hiểu tí gì về Linebacker-2), chứng cớ Kissinger vừa nói với Lê Đức Thọ tháng 11, và tuyên bố với báo chí “Peace is at hand” hoà bình trong tằm tay, nhưng tháng sau đó, có lệnh của Donald Rumsfeld, tham mưu trưởng WSAG buộc Kissinger phải dùng miệng lưởi Tô-Tần mà nói Hà-Nội vì phạm điều gì đó để tái oanh tạc Linebacker-2 trong mùa Noel, biến Hà Nội trở thành thời kỳ đồ-đá có nghĩa thủ đô thấp đèn dầu leo-lét, mục tiêu sẽ tái thiết Việt Nam to lớn hơn nhiều sau nầy theo định luật Malthus: tàn phá để xây dựng như tại Đức rồi Nhựt giờ tới VN.
Đặc biệt san bằng khu Khâm Thiên để sau nầy làm khu mọc lên tráng lệ có các toà đại sứ, và pháo hạm giải toả cho hết đạn đem tàu về bán ve chai, từ bờ sông Mỹ Chánh đến vĩ tuyến 19 không loại bỏ nhà thờ La Vang và thành Đinh Công Tráng (briefing tháng 4, 1972 tại căn cứ EVAN với sư đoàn 101 Không Kỵ). Tôi người Việt duy nhứt trong cuộc hợp tại Camp Evan đã phát biểu nên để lại nhà thờ La Vang vì là di tích lịch sữ còn thành Đinh Công Tráng nằm ngay trong thành phố hải pháo khó bắn chính xác thì okay. Kết quả TT Thiệu quỳ tại nhà thờ La Vang với ánh nắng xuyên thẳng xuống bàn thờ vì không còn một chiếc ngói nào trên nóc bởi rockets 19 pd chạm nổ của trực thăng vỏ trang quạt thẳng vào những khẩu B-41 trụ trên tháp chuông. Riêng thành phố Quảng Trị được xây dựng lại khá đẹp nhưng hởi ơi cổ thành Đinh Công Tráng không còn nữa theo đúng định luật Malthus!
Dĩ nhiên đời nào Mỹ cho phép Hà Nội đầu hàng để bể kế hoặch! tránh Bom các runways, phải để cho Mig-21 lên tập trận F-4 Panthom, và phi cơ AN-12 chở vào những trang bị điện tử tối tân của LX viện trợ cho Hà Nội, cũng như hiện tại trong khi chờ đợi Mỹ sẽ giải toả lịnh bán vũ khí sát thương cho VN, thì tạm thời dùng tàu chiến và phi cơ tối tân của LX mà hù doạ TQ
Vì làm sao hiểu được thế chiến lược của trục KGB/CIA, nên trong thời gian mùa Hè-đỏ lửa 72, tướng Giáp tự kiêu, nên ra lệnh tổng công kích, sự việc như chiếm miền nam chưa đúng vào thời điểm lộ trình (Decent Interval) nên nướng 100.000 quân và bị mất chức nắm quân đội cho nên Văn Tiếng Dũng lên thế để cưởng chiếm miền nam 30/4/75 cho đúng điễm mốc của thời gian mà Mỹ chủ đạo, chấm dứt 30 năm chinh chiến (1945-1975) một giai đoạn tàn khốc của “Âu-Á-Sự-1; 1920-2020”.

Tin Họp Mặt BTC Hội Ngộ SVSQ KQ Liên Khóa 72-73 tại Houston 2018

Các Bạn trong BTC Hội Ngộ SVSQ KQ Liên Khóa 72-73 tại Houston, năm 2018 thân mến,
Thật vui mừng, hứng khởi, thích thú khi đọc Thông Báo Số 1 của Các Bạn,

Gần nửa thế kỷ, mà Tình Bạn, Tình Đồng Đội của chúng ta vẫn không phai nhòa! (Lại còn có vẻ càng ngày càng đậm đà thêm nữa chứ!)
Người ta nói: “Trẻ tìm tình, già tìm bạn!” Anh Em chúng ta thật may mắn, cứ 2 năm lại có cơ hội gặp nhau một lần, đây là miềm an ủi rất lớn của những….”Người Lính già, xa quê hương!” Quý lắm! Chẳng có gì mua được tấm chân tình này cả. Đi đâu mà kiếm!

Nhất là những người Bạn, cùng có một kỷ niệm thời trai trẻ với nhau khi quê hương trong thời chinh chiến.
Tình Bạn là đóa Hồng không gai, luôn tỏa mùi hương, đậm đà, nhưng an toàn, thấm thía! Món quà quý báu này, không phải ai Trời cũng cho đâu.

Hồi Hải (phè) tổ chức tại San Jose, rất nhiều hội đoàn Quân Đội, nhiều quân binh chủng trong vùng, rất “ghen” với những cuộc Hội Ngộ truyền thống Liên Khóa của chúng ta thực hiện liên tục, bền bỉ. Đúng nghĩa “Không Quân, không bỏ anh em, không bỏ bạn bè.” 42 năm qua, vẫn chứng minh bằng việc làm! không nói suông. Cảm tạ tất cả các Bạn trong BTC và Phu Nhân trong công tác khó khăn, nhiêu khê này.

Xin được nhắn nhủ trong bổn phận góp thêm xăng với các Bạn:

- Trong thông báo số 2, xin các bạn cho địa chỉ liên lạc, để Hải phè có nơi gởi tấm chi phiếu 1 ngàn đô yểm trợ như đã hứa. 
- Xin nhắc lại, về đặc san Hội Ngộ Kỳ 7, Hải rất vui sướng yểm trợ toàn bộ chi phí in ấn đặc san, (khoảng 3 ngàn đô) như các cuộc Hội Ngộ vừa qua.

Hy vọng chút đóng góp của Hải, giúp Các Bạn trong BTC lên chút tinh thần làm việc hăng say hơn.
Thân chúc thành công, nhìn qua chương trình, thì đây đúng là cuộc Hội Ngộ…nhớ đời!  Bạn nào không tham gia, thì... kiếp sau vẫn còn hối hận! (Hu!Hu!)  Nhớ sửa soạn ghi danh ngay!  Lẹ dzùm!  Lẹ dzùm!  Để BTC yên tâm. 

Chúc các Bạn trong BTC và Gia Đình an vui, sức khỏe, hạnh phúc và thành công nhé. 

Tình thân, Hải phè.

Inline image 3
2017-11-19 6:52 GMT-08:00 SANG VUONG <sangv73a@yahoo.com>:
 
Live well, laugh often, love much!
 
TIN HỌP MẶT




Thông báo số 1
Các bạn SVSQKQ LK72-73 thân mến,
Hơn 43 năm qua, đàn chim non đã rời tổ ấm tung bay khắp bốn phương trời tìm cuộc sống mới, lúc nào cũng mang theo những kỷ niệm vui buồn của những ngày chung sống ở quân trường. Khởi đầu là trại tạm trú ở Tân Sơn Nhất, đến TTHLKQ Nha Trang qua các trại Ngân Hà, Phi Dũng, Thùy Dương, Hoàng Yến, Thiên Nga. Rồi vượt qua các lớp Anh ngữ ở các trường Sinh Ngữ Quân Đội, trường Anh Ngữ, Lackland AFB; để đến các lớp bay ở trường Phi Hành Nha Trang, Phan Rang, căn cứ Biên Hoà, Cần Thơ, Đà Nẵng, Medina AFB, Shepard AFB, Webb AFB, hoặc Fort Rucker. Cuối cùng là các lớp Điều Chỉnh Sĩ Quan. Biết bao nhiêu kỷ niệm đã in sâu trong tâm tư, chực tuôn trào mỗi khi nhắc đến tên các trại và trường mà mình quen thuộc. 
Chúng tôi, một nhóm SVSQKQ Houston, được hân hạnh tổ chức buổi hội ngộ LK72-73, và sẽ cố gắng làm gợi lại những hình ảnh, kỷ niệm của một thời làm SVSQ qua hai đêm Tiền Phi và Hội Ngộ. Ước mong các bạn SVSQ, niên trưởng, cán bộ quân trường và thân hữu sẽ tham dự đông đảo để chúng ta cùng nhau hàn huyên tâm sự và ôn lại những kỷ niệm đẹp qua buổi họp mặt với chủ đề “Một Thời Để Nhớ” Chương trình hội ngộ SVSQKQ LK72-73 như sau:

1. Ngày 26 tháng 10 năm 2018a.Viếng thăm Trung Tâm NASA (9:00AM-2:00PM) 
· Pick up at Hotel Marriot West Chase at 8:30AM
b. 
Tiền Phi (5:00PM-12:00AM)· Nhà hàng Kim Sơn
10603 Bellaire Blvd, Houston, TX 77072
Điện thoại: (281)-598-1777

2. Ngày 27 tháng 10 năm 2018
Hội ngộ (5:00PM -12:00AM) 
· Houston Marriot West Chase
2900 Briarpark Dr, Houston, TX 77042
Điện thoại: (713)-978-7400 
· Nghi lễ với sự đóng góp của toán Hầu Quốc Quân Kỳ SVSQKQ LK72-73 Nam California
· Văn nghệ do ban nhạc CBC danh tiếng một thời ở Việt Nam với các ca sĩ Bích Loan, Marie Louise, Michelle và sự đóng góp đặc biệt của ca sĩ Hồ Hoàng Yến
3. Ngày 28 tháng 10 đến 03 tháng 11 năm 2018 
Caribbean Cruise
 7 ngày Khởi hành từ Galveston, TX và đi Roatan, Honduras; Maya, Mexico; 
Cosumel, Mexico
 trở về Galveston,TX 

Chi tiết ghi danh sẽ được thông báo trong thông tin kế tiếp.
 

Thân kính, 
Thay mặt ban tổ chức LK72-73 
KQ Phạm Ngọc Giao 72C

Friday, November 17, 2017

May Mà Có Em - Tường Lam

Quỳnh lấy vé máy bay về Việt Nam một cách vội vàng, mấy ngày nay nàng ăn, nói, đi, đứng như người mộng du.
  Tình cờ sang Cali dự đám cưới người cháu, Quỳnh gặp lại Trang, người bạn học thân nhất, ngồi cạnh nhau trong giảng đường Văn Khoa. Trang cho Quỳnh biết mới sang Mỹ được hai tháng. Trước khi đi Trang về thăm quê nội ở Trà Vinh và đã gặp Tân! Thương binh cụt một chân, ngồi bán vé số ngoài vỉa hè độ nhật. Nghe tin Tân còn sống, tim Quỳnh co thắt, toát mồ hôi và xây xẩm cả mặt mày. Quỳnh thì thầm như người mất hồn. “Trời ơi! Tân ơi! Anh còn sống sao? Mấy chục năm rồi, Tân ơi! Anh có biết rằng em tiếc thương anh ngần nào không? Cám ơn trời Phật đã cho Tân còn sống!!!” Dù hoàn cảnh thế nào Quỳnh cũng phải trở về gặp lại Tân! Gặp lại sự sống của chính nàng.
Theo gia đình Trang dự lễ mãn khóa 22 sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Ngồi trên khán đài trong Vũ Đình Trường, sau bài diễn văn của Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, tiếng loa uy nghi dõng dạc:
- Quỳ xuống các sinh viên sĩ quan.
 Sinh viên sĩ quan thủ khoa nhận kiếm, cung bắn đi bốn hướng tượng trưng chí trai tang bồng hồ thỉ, sau khi hàng ngàn sinh viên khác nhịp nhàng quỳ xuống thẳng hàng để được gắn cấp bậc sĩ quan.
- Đứng lên các tân sĩ quan.
 Chỉ cần hai động tác quỳ xuống, đứng lên với cấp bậc trên cầu vai biết bao tháng ngày gian lao! Những bữa cơm chan mồ hôi, nước mưa trong rừng cao su ... Ngoài bãi tập và biết bao gian nguy ngoài chiến trường chờ đón họ! Sau mười ngày phép cuối khóa của những người trai trong thời ly loạn! Phải “xếp bút nghiên theo việc đao cung”.
 Trên hai mươi năm qua rồi, đêm mãn khóa bập bùng kỷ niệm vẫn còn mới nguyên trong tâm hồn Quỳnh, đêm định mệnh để Quỳnh quen Tân do anh trai Trang; người bạn cùng khóa với Tân giới thiệu.
 Ngồi trong xe cạnh nhau, hai người chỉ trao đổi những lời thăm hỏi xã giao chừng mực. Ở Tân, Quỳnh thấy người con trai đã được tôi luyện qua gian lao, nắng mưa quân trường, tóc hớt cao, nước da bánh mật sạm nắng, tự dưng với tuổi mười bảy của đứa con gái mới lớn, Quỳnh thấy thương và tội nghiệp Tân quá đi thôi. Tân từ biệt mọi người – sau khi xin địa chỉ Quỳnh -ra bến xe miền Tây về quê thăm mẹ! Tân chỉ có hai mẹ con.
 Trước ngày ra đơn vị, Tân chọn binh chủng mũ nâu Biệt Động Quân như lời tâm sự: “Không đi lính thì thôi, đi phải chọn binh chủng xứng đáng và phải đánh đấm ra trò”. Tân có đến thăm Quỳnh đi phố, ăn trưa và trong bóng tối rạp Ciné Lê Lợi, cầm tay Quỳnh, Tân nói lời từ giã:
- Mai anh đi! Quỳnh ở lại vui! Ráng học giỏi.
 Tân ra đơn vị, Quỳnh thấy hụt hẫng trong lòng và tình cờ, tình tiết thương tâm trong cuốn phim “Le temps d’aimer c’est le temps de mourir” mà Quỳnh và Tân đã xem! Suốt thời gian dài sau này Quỳnh cứ tự hỏi: “Tại sao có một thời để yêu lại phải có một thời để chết???”.
 Chiến trận đã cuốn Tân đi biền biệt! Những địa danh mịt mùng xa xôi: Bình Định, Bồng Sơn, Tam Quan, Sa Huỳnh, Phá Tam Giang...tiếp nối trên đầu mỗi cánh thư đầy ắp yêu thương của Tân gởi về; một thứ hạnh phúc nhỏ nhoi mà nhiều lần Quỳnh đã mang vào giấc ngủ.
 Tình yêu qua những cánh thư đã làm Quỳnh trưởng thành, nàng đọc báo, nghe đài phát thanh, tin tức những trận đánh lớn đã khiến nàng bỏ ăn! Đóng cửa nằm yên trong phòng một mình.
 Quỳnh thường đi chùa! Một lần nghe có ông thầy ở Thủ Đức rất tài; làm phép trong tờ giấy bạc xếp thành hình tam giác, tránh được lằn tên mũi đạn. Quỳnh vội vàng thỉnh phép bọc bằng vải nhung tím, ép nylon gởi cho Tân và nàng bắt buộc Tân phải đeo bên mình, Tân phải sống để yêu thương nàng. Những gói mè xửng, chiếc nón bài thơ! Nhận được quà của Tân gởi về, Quỳnh cảm động mừng rơi nước mắt.
 Đơn vị Tân tham dự hành quân vượt biên sang Lào! Lam Sơn 719. Tiểu đoàn Tân vừa được đổ xuống một đỉnh đồi, và rồi trận chiến khóc liệt xảy ra!  Sau hai giờ chiến đấu bằng lựu đạn, đơn vị Tân đã bị tràn ngập... Ra trường chưa được hai năm Tân đã được thăng cấp tại mặt trận hai lần và giữ chức vụ Đại Đội Trưởng.
 Thân nhân gia đình đến hậu cứ đơn vị hỏi thăm tin tức về chồng con họ một cách nhiệt tình, tự nhiên. Thấy Quỳnh đứng rụt rè bỡ ngỡ, người sĩ quan hậu cứ đến hỏi:
- Xin lỗi cô tìm ai?
Quỳnh lí nhí:
- Dạ! Em muốn biết tin tức Trung Úy Tân Đại Đội Trưởng.
-  Cô là gì của Trung Úy Tân?
-  Dạ! Vợ.
Má Quỳnh ửng đỏ. Người sĩ quan hậu cứ ranh mãnh trả lời nàng:
- Đơn vị đang trong vùng hành quân! Có tin tức gì tôi sẽ thông báo cho bà sau.
 Chữ bà đã làm Quỳnh ngượng ngùng làm sao ấy. Nghĩ cho cùng rồi cũng đúng thôi. Quỳnh đã trao đời con gái cho Tân sau lần thăm ở Pleiku, khi Tân đang nằm điều trị ở Quân Y Viện để gắp một mảnh lựu đạn xuyên vào vai. Quỳnh chưa biết đam mê xác thịt, nàng muốn có con với Tân. Nếu lỡ Tân không về nàng còn giữ được giọt máu cho Tân! Cho mẹ Tân có người nối dõi tông đường! Quỳnh không có thời gian chọn lựa trong vòng tay Tân! Tình yêu đếm bằng phút giây với nỗi chết không rời! Tội cho Quỳnh biết bao! Khi lỡ có người yêu ngoài mặt trận.
 Quỳnh tỉnh dậy trong nhà thương, khi tuần sau lên hậu cứ và được người sĩ quan trực trả lời:
- Xin thành thật chia buồn cùng bà! Trung Úy Tân được báo cáo đã mất tích.
 Ba năm trời Quỳnh đi mọi nơi, hỏi không biết bao người đội mũ nâu; không nhận ra được một tin tức nào của Tân.
 Những ngày cuối tháng tư năm 1975, trong khi Xuân Lộc bị tấn công, Biên Hòa bị pháo kích; gia đình gồm cha, mẹ Quỳnh và đứa em trai di tản, sau đó định cư tại thành phố Montreal Canada.
Chuyện tình nàng và Tân phút chốc thoáng như mơ mà đã gần ba mươi năm! Một nửa đời người rồi còn gì!!!                                                                                                       
Phi cơ ở độ cao! Quỳnh kéo chăn đắp lên ngực và thì thầm với chính mình:
- Tân ơi! Em phải về gặp anh! Dù thế nào em cũng không thể dối lòng mình được, em yêu anh suốt cuộc đời này.
Người tiếp viên thông báo, phi cơ đã vào địa phận Việt Nam.
 Trước khi đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phi cơ đảo đi một vòng lớn, qua khung cửa kính Quỳnh vẫn thấy thửa ruộng, mái tranh lụp sụp, sự nghèo khó làm vòng đai rộng lớn bao quanh thành phố Sài Gòn hoa lệ.
 Qua báo chí, Quỳnh biết rằng hơn bảy mươi lăm phần trăm dân tộc mình là nông dân, suốt đời úp mặt xuống bùn cũng không kiếm đủ miếng ăn cho gia đình! Giàu sang chỉ dành riêng cho thành phần thiểu số có quyền chức trong xã hội! Sự chênh lệch lớn lao giữa nghèo và giàu đó sinh ra sự bất ổn xã hội! Sài Gòn bây giờ là ô nhiễm, xe cộ đủ loại chen chúc luồn lách vô trật tự! Sự công xúc tu sỉ xảy ra ở mọi gốc cây, nhiều lần Quỳnh phải quay mặt đi vì hổ thẹn.
 Ra xa cảng miền Tây, đón xe tốc hành, Quỳnh về Trà Vinh, thành phố Quỳnh đến lần đầu. Quỳnh xuống xe với hai chiếc va li nặng trĩu. Ngơ ngác cố nhớ lời Trang tả; nàng đi lần về phía đầu chợ; thành phố đã lên đèn.
Hàng chục anh xe lôi, xúm quanh hỏi Quỳnh về đâu? Nàng hỏi thăm Tân, cụt chân bán vé số ở đầu phố chợ. Có người nhanh nhẩu trả lời:
- Trung úy Tân! Biệt động Quân bán vé số! Cô lên xe tôi chở đến nhà ổng cho.
- Tân! Biệt Động Quân! Những tiếng thân thương Quỳnh mừng khôn tả.
 Quỳnh đền ơn người chạy xe lôi hậu hĩnh! Trước khi mở cổng bước vào căn nhà ngói ba gian loang lổ gạch vôi nói lên đời sống khó khăn của chủ nhân nó. Quỳnh đưa tay đè lên trái tim, nén xúc động, Quỳnh gõ cửa. Người đàn ông chống nạng bước ra! Nhìn sững nàng! Miệng há hốc kinh ngạc! Đất như sụp dưới chân Quỳnh.
Tân không còn tin ở mắt mình:
- Có phải Quỳnh của anh đây không?
Nàng phóng tới ôm chầm lấy Tân:
- Vâng, em đây! Quỳnh của anh đây.
 Ngoài ngõ, hàng xóm và trẻ em thật đông, tò mò nhìn vào. Người đàn bà tóc bạc như cước, từ nhà sau bước ra lắp bắp hỏi Tân:
- Cô này là ai vậy con?
Tân trả lời mẹ trong xúc động:
- Thưa má! Quỳnh bạn con.
Quỳnh chắp tay lễ phép chào bà. Mẹ Tân bước tới ôm tay Quỳnh vừa mếu máo khóc, vừa nói:
- Thằng Tân gặp lại con! Bây giờ có chết bác cũng vui lòng.
Mẹ Tân vén tay áo lau nước mắt. Tân chống nạng phụ Quỳnh mang mấy va li vào nhà.
 Quỳnh đi tắm, thay đồ mát và bữa cơm đạm bạc được dọn ra gồm: một tô mắm chưng, hai trái cà nâu nướng chan nước mắm tỏi ớt, một dĩa bông so đũa luộc. Ba người cầm đũa, Quỳnh ăn thật ngon miệng! Mấy chục năm ở Canada làm gì có những món này. Tân và mẹ nhìn Quỳnh ăn một cách ái ngại.
Gắp cho Quỳnh bông so đũa luộc, mẹ Tân hỏi Quỳnh:
- Cháu ở đâu về? Lập gia đình được mấy đứa con rồi?
Nàng liếc sang Tân, hình như anh hồi hộp chờ câu trả lời của Quỳnh.
-Thưa Bác, con ở Canada về! Con chưa lập gia đình. Dạ thưa bác, nãy giờ con quên hỏi thăm về vợ con anh Tân.
Tân ngượng ngùng cúi đầu và mẹ Tân cười! Niềm vui trong ánh mắt:
- Bác đã tám mươi tuổi rồi! Thèm cháu nội lắm. Thằng Tân nhiều lần tâm sự với bác, thân nó tật nguyền và suốt đời nói chỉ thương mỗi mình con thôi! Có mấy mối được lắm, nết na có học, nhưng nó đều từ chối. Mỗi chiều bán vé số về tắm rửa cơm nước xong, nó nằm trên võng mắt nhìn lên tấm ảnh nó và con chụp chung chưng trên bàn viết đó! Tay đàn, miệng hát tới khuya. Lần nào bác cũng nghe nó hát bản...Em lây cu...lây cưa...gì đó. Nó hát bản đó hoài sao không chán. Nó nói bản nhạc đó là cuộc đời nó.
- Nghe xong, Quỳnh buông đũa, ngưng ăn! Nắm chặt tay Tân và Quỳnh quay mặt đi để dấu dòng nước mắt tuôn trào. Hồi lâu, nén xúc động, nghẹn ngào Quỳnh hỏi:
- Anh thương em nhiều đến thế sao Tân?
Tân xoa xoa vai Quỳnh giọng như muốn khóc:
- Quỳnh! Em có biết tình yêu và hình bóng em đã nuôi sống cuộc đời tật nguyền của anh.
 Hai người dìu nhau ra ngồi trên băng đá trước hiên nhà. Gió đi lào xào trên tàng cây vú sữa xum xuê trước ngõ, với giọng xúc động, Tân kể lại diễn biến cuộc hành quân sang Lào… và đơn vị Tân bị tràn ngập bởi thiết giáp đối phương, Tân bị đạn đại liên tiện đi mất chân trái! Tân bị bắt làm tù binh, và bị giam cầm 13 năm tại các tỉnh thượng du Bắc Việt, mười ba năm đầy nghiệt ngã, cách biệt với thế giới bên ngoài!
 Năm 1985 họ thả anh, về đây sống với đời buồn tủi tật nguyền, hằng ngày anh đi bán vé số! Hai mẹ con sống cuộc đời cháo rau túng thiếu trong căn nhà kỉ niệm của ba anh, người sĩ quan dù đã chết trong trận Điện Biên Phủ.
Quỳnh cũng kể cho Tân nghe! Từ năm 1972 sau nhiều lần hỏi thăm, kiếm tìm, đơn vị cho biết Tân đã mất tích.
Tháng 4 năm 1975 gia đình nàng di tản và định cư tại Canada; cha mẹ nàng đã qua đời! Nàng làm việc ở một bệnh viện, em trai nàng đỗ bác sĩ đã lập gia đình được hai con.
Riêng Quỳnh vẫn ở vậy. Em nghĩ rằng anh đã chết và em sẽ sống với hình bóng anh suốt cuộc đời này. Bây giờ đang ngồi bên anh em cứ nghĩ mình nằm mơ.
Tân cúi xuống, vén tóc Quỳnh, hai người hôn nhau say đắm! Một nụ hôn của ba mươi năm và dài bằng nửa vòng trái đất.
Buông nhau ra, Quỳnh nũng nịu:
- Em muốn anh đàn và hát cho em nghe.
Tân gật đầu và Quỳnh vào nhà mang đàn ra. Dáng hao gầy, gương mặt nhiều nét kỷ hà học, dạo phiếm và Tân cất tiếng hát! Lời bài hát của một thi sĩ té lầu chết trong một cơn say và Phạm Duy phổ nhạc:
“Phố núi cao phố núi đầy sương
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn
Anh khách lạ đi lên đi xuống
May mà có em, đời còn dễ thương...”
 Tân có ngón đàn thật điêu luyện! Giọng hát khàn đục chất ngất nỗi niềm, xoáy tận vào tim Quỳnh; xuôi về thành phố núi của những cô gái má đỏ môi hồng, mái tóc ướt mềm! Thành phố đi năm phút đã về chốn cũ và trong khách sạn Bồng Lai, trên chiếc giường ra trắng muốt, nàng đã trao thân cho Tân trong một đêm mưa kéo dài.
 Trời thật khuya! Trăng thượng tuần sáng vằng vặc. Quỳnh theo Tân vào phòng! Chiếc giường ngủ trải chiếu bông! Quỳnh ngất ngây trong vòng tay Tân! Mùi đàn ông, mùi nếp non rạ mới đã làm Quỳnh phiêu diêu trong hoan lạc tột cùng. Rõ ràng “đêm nay mới thật là đêm - ai đem trăng sáng trải lên vườn chè”.
 Suốt ba tuần lễ ở nhà Tân! Quỳnh và mẹ Tân đi sắm đồ trang trí lại nhà cửa theo sự yêu cầu nhiều lần của Quỳnh. Quỳnh thuê một chiếc xe du lịch đưa mẹ, Tân và Quỳnh ngắm cảnh Ao Bà Ôm, Tân chỉ cho Quỳnh nơi chú Đạt hôn cháu Diễm trong phim Yêu của Chu Tử do tài tử Anh Ngọc và Thanh Lan đóng. Những hàng cổ thụ, rễ nhô cao trên mặt đất! Mặt hồ gió mát! Phong cảnh tuyệt vời. Ba người cũng đi ngắm biển Long Toàn với những đồi cát chập chùng và những bữa ăn cua luộc ngon nhớ đời.
Bên Quỳnh, Tân như trẻ lại! ăn nói hào sảng như ngày nào khoác áo hoa rừng và đội chiếc mũ nâu.
 Khỏi phải nói! Mẹ Tân thương Quỳnh qua cách đối xử phải đạo của nàng! Nhiều lần bà cảm ơn Quỳnh đã mang về đây niềm vui, hạnh phúc cho Tân! Đứa con trai duy nhất và cũng là tài sản của đời bà.
 Riêng Quỳnh, sau nhiều đêm ngỏ lời! Trước khi chấp nhận, Tân hỏi Quỳnh suy nghĩ kỹ chưa khi chọn một người tật nguyền làm chồng.
 Quỳnh chọn căn nhà cũ kỹ! Có giếng nước mát lạnh, tàng cây vú sữa cho bóng mát suốt ngày, làm nơi cư trú suốt đời bên tình yêu nồng nàn của Tân.
 Quỳnh cùng Tân dạo phố! Không một mặc cảm ngại ngùng nào “bên người yêu tật nguyền chai đá”. Trái lại, Quỳnh còn thầm hãnh diện có người chồng đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương đất nước.
 Trước khi Quỳnh trở lại Canada, gia đình Tân tổ chức một bữa tiệc, mời một ít bà con và một số hàng xóm cạnh nhà để tuyên bố lễ cưới giữa Tân và Quỳnh. Mọi người đều cảm động trước mối tình nồng thắm, cách chia gần ba mươi năm của hai người. Trong tiệc cưới, mẹ Tân đã không cầm được nước mắt khi nhìn thấy hạnh phúc của con trai mình.
 Ba tháng sau, trên chuyến bay Cathay Pacific Airline, Quỳnh đã thu xếp mọi việc ổn thỏa để trở về sống suốt đời ở Việt Nam bên cạnh Tân - chồng nàng.
Khách cùng chuyến bay ngưỡng mộ nhìn Quỳnh, tay xách túi nhỏ và vai mang một hộp da như đựng nhạc khí kèn đồng.
Trong quầy khám hành lý! Nhân viên hải quan hách dịch hỏi nàng:
- Sao không thấy bà kê khai hộp da bà mang trên vai. Chúng tôi được lệnh khám xét.
Quỳnh mở dây kéo! Mọi người đều ồ!!! lên một tiếng, ngạc nhiên bên trong lót lớp nỉ đỏ! Không có thứ nhạc cụ nào cả mà là một cái chân giả tuyệt đẹp.
- Bà mang chân giả này về cho ai? Nguyên do nào người này bị tật? Viên hải quan gắt gỏng.
Quỳnh trả lời một cách bình tĩnh:
- Nếu ở phi trường nước khác, tôi sẽ từ chối trả lời câu hỏi này. Nhưng ở đây tôi xin trả lời ông: Tôi mang chân giả này về cho chồng tôi! Anh bị thương trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở chiến trường Hạ Lào.
- Sau một lúc bàn thảo! Hải quan đồng ý cho Quỳnh đi. Đẩy xe hành lý bước nhanh một đỗi, Quỳnh còn nghe rõ câu nói hằn học lớn tiếng sau lưng:

- Mẹ nó! Mấy thằng thương binh ngụy bây giờ có giá dữ ha!!!

Quỳnh mỉm cười bước nhanh khi nhìn thấy Tân và mẹ vẫy tay chào nàng ngoài khung của kính bên kia đường./.

Tường Lam

Thursday, November 16, 2017

Chuyện Kể về Hai Bà Trưng

Đất Mê Linh là đất bản bộ của các vua Hùng, kéo dài trên hai bờ sông Hồng từ phía trên của đỉnh tam giác châu Việt Trì (Phú Thọ) cho đến gần Hà Nội và trải rộng từ vùng núi Ba Vì (Hà Tây) sang vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), tương đương với phần lớn các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Tây hiện nay.
Sách Đại việt sử ký toàn thư chép: Trưng Trắc “nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng lưu vực sông Đáy và mở sang cả sông Hồng bao gồm khu vực Hà tây, Hà Nội, Hà Nam hiện nay).
Hai Bà Trưng, Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em sinh đôi là con gái Lạc tướng Mê Linh, đất bản bộ cũ của vua Hùng. Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng Chu Diên. Lãnh thổ Mê Linh và Chu Diên liền cõi, hai gia đình lạc tướng là thông gia, khiến thanh thế của họ càng thêm mạnh, uy danh càng thêm lớn.
HaiBaTrung
Những năm đầu công nguyên, Cổ Loa với vị thế là một kinh đô cổ của đất nước đã sớm trở thành một trung tâm của các cuộc nổi dậy, đấu tranh giành độc lập của nhân dân, trong đố tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
Chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đông Hán càng thôi thúc vợ chồng Trưng Trắc-Thi Sách hiệp mưu tính kế nổi dậy chống nhà Hán. Theo truyền thuyết và sử cũ, Thái Thú Tô Định đã giết chết Thi Sách trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Hành vi bạo ngược của Tô Định càng làm cho Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị thêm quyết tâm tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, rửa nợ nước, trả thù nhà, dựng lại cơ nghiệp xưa cho các Vua Hùng
Cửa sông Hát (Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh  Hà Tây) là nơi khởi phát công cuộc tụ nghĩa và khởi nghĩa. Thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa là niên hiệu Kiến Vũ thứ 16 tức năm 40 SCN.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng lập tức được sự hưởng ứng của các lạc tướng và nhân dân quận Giao Chỉ rồi toàn miền  Nam Việt và Âu Lạc cũ. Xuất phát từ Hát Môn, Hai Bà đánh phá đô uý trị của giặc ở Hạ Lôi (Mê Linh) sau đó kéo quân từ Mê Linh xuống Tây Vu đánh chiếm Cổ Loa, từ  Cổ Loa, quân của Hai Bà vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh chiếm Luy Lâu (nay ở Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh) là châu trị và quận trị của bọn đô hộ nhà Hán
Hoảng sợ trước khí thế ngút trời của nhân dân Âu Lạc, bọn địch không dám chống cự bỏ chạy tháo thân về nước. Thái thú Tô Định cũng lẻn trốn về nước. Chỉ trong vòng hai tháng, nghĩa quân Hai Bà Trưng giải phóng toàn bộ đất nước (65 quận, huyện, thành), giành chủ quyền về tay dân tộc.
Mùa hè năm Canh tý (40) Bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở quê nhà là lỵ sở huyện Mê Linh cũ. Bà Trưng Nhị được phong là Bình khôi Công chúa. Các tướng sĩ khác đều được phong thưởng chức tước, tiền bạc, ruộng đất. Dân cả nước được xá thuế hai năm liền.
Mùa hè năm 42 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 17), nhà Đông Hán phong Mã Viện làm phục Ba tướng quân, thống lĩnh quân sĩ sang đánh nước ta. Mùa hè năm 43 (niên hiệu Kiến Vũ thứ 18), quân Mã Viện tiến qua Long Biên, Tây Vu đến Lãng Bạc ở phía đông Cổ Loa. Hai Bà Trưng đã tiến quân từ Mê Linh qua Cổ Loa xuống Lãng Bạc đánh quân xâm ược. Mã Viện là viên tướng có dày dặn kinh nghiệm trận mạc, có số quân đông, thiện chiến, có các lực lượng thủy bộ phối hợp, lại rất thành thạo lối đánh tập trung theo kiểu trận địa chiến. Nhưng vì tương quan lực lượng quá chênh lệch và sau một thời gian hồi sức trở lại, Mã Viện đã dần dần giành thế chủ động. Trong khi đó Hai Bà Trưng lực lượng vừa tập hợp, còn quá non trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, không có khả năng cầm cự lâu dài với quân xâm lược Đông Hán ở Lãng Bạc. Quân của Trưng Vương càng ngày càng bộc lộ rõ thế yếu, bị thiệt hại nặng. Có đến hàng nghìn người bị bắt và hy sinh trêm chiến lũy. Nếu cứ tiếp tục duy trì lực lượng ở Lãng Bạc thì quân đội Trưng Vương sẽ không thể giữ nổi căn cứ này và có thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Thấy không thể kéo dài thời gian cầm cự với Mã Viện được nữa. Trưng Trắc quyết định rút quân khỏi Lãng Bạc, lui về giữ thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Thành Cổ Loa kiên cố, thủy bộ liên hoàn đã được Trưng Vương sử dụng, khai thác tất cả lợi thế của nó để hy vọng chặn đứng và tiêu diệt đoàn quân xâm lược đã giành được thế chủ động và đang ào ạt tiến về hướng kinh thành Mê Ling. Lúc này chiến trường trải rộng khắp vùng Từ Sơn, Tiên Du, Đông Anh và nhất là khu vực xung quanh Cổ Loa. Nhiều tướng lĩnh của Trưng Vương đã chiến đấu và hy sinh trong những ngày tháng này như Đồng Bảng ở Gia Lộc (Đại Hùng, Đông Anh) Thủy Hải, Đăng Giang ở Đại Vĩ (Hà Vĩ, Liên Hà, Đông Anh)…
Tòa thành Cổ Loa kiên cố cũng không giúp Trưng Trắc bảo toàn được lực lượng trước sức tấn công ào ạt của Mã Viện, bà phải đem quân về kinh thành Mê Linh ở Hạ Lôi (Mê Linh, Vĩnh Phúc). Nhưng quân Đông Hán rất mạnh, nên Hai Bà Trưng phải lui quân về giữ các thành ở Hạ Lôi, Cự Triền. Mã Viện đem quân thuỷ, bộ đuổi theo. Cuộc cầm cự diễn ra ác liệt cuối cùng Hai Bà bị thương nặng và gieo mình xuống dòng sông Hát tự trẫm chứ không chịu sa vào tay giặc. Các tướng của Hai Bà phần nhiều bị thương phải chạy về bản doanh của mình, có người đã hy sinh.
Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Sau ba năm, đất nước và nhân dân ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Nhưng khởi nghĩa Hai Bà Trưng mở đầu cho truyền thống đấu tranh chống các thế lực phương Bắc đô hộ nước ta. Là tấm gương để các bậc anh hùng hào kiệt dân tộc kế tiếp nhau đứng lên đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập chủ quyền dân tộc.
ST

Lại Sắp Đến Ngày Giỗ Trận Hoàng Sa 19.1.1974 - Nguyễn Gia Nam

BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ và QUÂN SỰ
của Biến Cố HOÀNG SA
                biên khảo của  Nguyn gia Nam
Dựa trên sức mạnh của một nước khổng lồ, ngày 19 tháng 1 năm 1974 Trung Cọng (TC) đã cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Quốc gia Việt Nam bị mất đi một phần lãnh thổ sau bao nhiêu thế kỷ đã thực sự  minh chứng chủ quyền của mình trên nhóm quần đảo đó. Nhưng một điều oái oăm của lịch sử là biến cố nói trên chỉ đã xảy ra trên phân nửa nước Việt Nam mà thôi. Cái phân nửa Việt Nam liên hệ, nước Việt Nam Cọng Hòa (VNCH) đã tiếp nối lịch sử, từ thời quân chủ đến giai đọạn Pháp thuộc, cho đến khi được độc lập…để mà quản trị, bảo vệ bằng xương máu, bằng sự hy sinh vô bờ bến của Quân Lực VNCH nói chung và của Hải Quân VNCH nói riêng.
Cuộc chiến tranh ngắn ngủi lịch sử ở Biển Đông  xảy ra giữa hải quân Trung Cọng và hải quân VNCH trong một bối cảnh chánh trị  và quân sự thật là khó khăn cho phía Việt Nam Cọng Hòa, đang ở trong cái thế lưỡng đầu thọ địch, giặc trong thù ngoài. Lúc ấy VNCH đang có chiến tranh với chế độ miền Bắc, nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa (VNDCCH)
Trở lại với lịch sử cận đại để chúng ta có thể biết được rõ ràng biến cố Hoàng Sa đã xảy ra trong những điều kiện chánh trị và quân sự nào. Mời quí vị và chúng tôi lần  lượt khảo sát  tình hình Việt Nam, chủ nghĩa bá quyền Trung Cọng, chính sách và thái độ của  Mỹ.

Tình hình Việt Nam
Chỉ ba năm sau khi ký kết hiệp định Genève 1954 miền Bắc đã vi phạm hiệp định này bằng cách chuẩn bị cho một cuôc chiến tranh kế tiếp. Họ đã thiết lập các  đội võ trang ở đồng bằng sông Cửu Long và tại Tây Nguyên vào những năm 1957 và 1958. Một năm sau đó Cọng Sản Bắc Việt (CSBV)  lại tổ chức một đoàn công tác chuyển vận 559 để xâm nhập và tác chiến ở miền Nam. Đến giữa năm 1959 đảng Lao Động (tức CSBV) thành lập Toán 759 để nghiên cứu phương pháp gởi người và tiếp vận vào Nam bằng đường biển. Đến tháng 4 năm 1966 Hải quân VNCH đã khám phá được một hầm vũ khí tiếp vận bằng đường biển đến Vũng Rô gần Ninh Hòa. Các chiến trường Tây Nguyên, Phú Yên và miền  Nam  Trung bộ  đều được tiếp tế từ Vũng Rô.
Thế là cuộc chiến lại tiếp diễn trên mảnh đất thân yêu của chúng ta, nhưng lần này nó mang một hình thái khác. Không còn là một cuộc chiến tranh giải phóng khỏi ách thực dân mà đây là một xung đột giữa hai ý thức hệ : chủ nghĩa Cọng Sản đại diện bởi miền Bắc được cả khối CS quốc tế giúp đỡ và ý thức Dân chủ Tự do đại diện bởi miền Nam, được Hoa Kỳ và Đồng minh hổ trợ. Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn này được kết thúc sau 19 năm xâu xé, bằng hiệp định Paris ký kết ngày 27 tháng 01 năm 1973. Dân tộc Việt Nam cả hai miền sau mấy chục năm chiến tranh cứ tưởng rằng lần này có thể sống lại trong cảnh thanh bình thực sự. Nhưng không, các người anh em CS ở miền Bắc vẫn quá say mê ý thức hệ tuyệt vời của họ - mà không biết rằng chưa đầy 20 năm sau, lý thuyết Mác-Lê phá sản và hệ thống Xã hội Chủ nghĩa sụp đổ - nên cương quyết áp đặt cái thể chế của họ lên đầu lên cổ nhân dân miền Nam. Chiến tranh lại tiếp tục.
Liền sau khi hiệp định Paris được ký kết các thống kê ước lượng cho biết đã có những sự dành dân lấn đất. Chánh quyền VNCH lúc bấy giờ chỉ còn kiểm soát được 75% lãnh thổ với 85% dân số miền Nam. Viên chỉ huy quân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), tướng Trần văn Trà đi ra Hà Nội vào đầu tháng 3 năm 1973 để họp bàn với các lãnh đạo chánh trị miền Bắc. Một phiên họp tham mưu cao cấp do Lê Duẩn chủ tọa đã nhận định rằng Hoa Kỳ sẽ không dùng pháo đài bay B-52 để dội bom trở lại miền Bắc, nên đã quyết định một mặt CSBV sẽ gởi thêm nhiều quân nhu quân dụng tiếp tế cho Việt Cọng ở miền Nam,  mặt khác thiết lập một hành lang để chuyển quân và vũ khí vào chiến trường Nam bộ. Song song với áp lực gia tăng từ phía CSBV thì cuối tháng 03/73 các binh sĩ Hoa Kỳ cuối cùng rời Việt Nam trong chiến dịch hồi hương, chấm dứt 10 năm can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Ở thời điểm này  Hoa Kỳ chỉ còn một Tùy viên Quân sự và vài binh sĩ Thủy quân Lục chiến ở lại canh gác Tòa Đại sứ Mỹ tại đại lộ Thống Nhất Sàigòn. Tình hình quân sự miền Nam Việt Nam đang rơi vào cảnh khó khăn. Nếu tính vào quân số không thôi thì trong khi các bạn đồng minh ra đi thì binh sĩ và cán bộ CS thù địch lại được nâng cao, khiến cho cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía CSBV, đẩy VNCH vào thế bất lợi.
Về mọi mặt, gần một năm sau hiệp định Paris tình hình chung ở miền Nam Việt Nam suy sụp một cách đáng quan ngại. Thế nhưng cũng trong thời khoảng chưa đầy một năm sau Hiệp định Paris, nếu chúng ta tính từng ngày, Việt Nam Cọng Hòa chưa rơi vào tay Cọng Sản miền Bắc, mà đã mất đi một phần lãnh thổ, lãnh hải là quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Hoa Cọng Sản. Chính trong giai đọan cuối cùng này giặc ngoại xâm đã lợi dụng sự yếu kém của miền Nam để tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến sự suy yếu tổng quát của một quốc gia đang ở trong thời chiến, chứ không hẳn là sự yếu kém của một quân chủng Hải quân VNCH (đối với Hải quân Trung Cọng) trong giai đọan xảy ra biến cố Hoàng sa. Nhưng sự suy yếu của VNCH không phải là yếu tố quyết định duy nhất đưa đến việc Trung Cọng cuỡng chiếm Hoàng Sa. Hành động này  chỉ là một kết quả  trong những toan tính chiến lược  đã được sửa sọan từ lâu.

Chủ nghĩa bá quyền Trung Cọng
 Không có người Việt Nam nào, xuyên qua lịch sử dân tộc, lại không rõ cá tính đặc biệt của quốc gia láng giềng khồng lổ phương Bắc này, đó là cái ý đồ bá quyền muôn đời của Trung Hoa . «Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ».Câu châm ngôn của Nho gia không bao giờ lỗi thời này là lý tưởng cho tất cả những nhà làm chính trị Trung quốc. Chữ « thiên hạ » không phải chỉ được hiểu thu gọn trong  phạm vi nước Tàu không thôi. Nhìn cho kỹ những nước xung quanh quốc gia này, từ Ấn Độ, qua Nhật Bản, đến Việt Nam…xứ nào cũng có những tranh chấp về biên giới , chủ quyền đất đai, lãnh hải với Trung quốc. Riêng về Việt Nam thì Trung Cọng với tư cách một nước CS đàn anh của CSBV có một vị trí ưu đãi. Chuyện thường tình trong đời là anh láng giềng cho dù tử tế đi mấy chăng nữa thì một ngày nào đó trở thành kẻ giựt nhà chiếm đất cũng không làm ai ngạc nhiên. Và đó là chuyện xảy ra thực sự giữa Trung Cọng và Việt Nam, ngày hôm qua với quần đảo Hoàng Sa và ngay hiện tại bây giờ với những sửa đổi lại biên giới và lãnh hải. Phải cần nói rõ lại. Lúc tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa, đối tác của Trung Cọng lúc đó không phải là người anh em hàng xóm Bắc Việt, mà là VNCH, nhưng với thời gian  thì cái thực tế bang giao giữa hai người anh em xã hội chủ nghĩa đã được phơi bày một cách rất phũ phàng. Thế nhưng chúng ta cũng phải biết những dữ kiện và động lực nào cho phép và thúc đẩy Trung Cọng thực hiện giấc mộng bá quyền của họ bất chấp những công ước quốc tế về chủ quyền quốc gia.
Trung Quốc, với cái diện tích quá rộng lớn hơn 9 triệu cây số vuông, và một dân số kỷ lục trên một tỉ người, từ khi trở thành một cường quốc nguyên tử (từ năm 1964) dần dà trở nên một nước công ngiệp cao. Năm 2007 vừa qua Trung Cọng  đã tiến lên trở thành cường quốc kinh tế thứ 3 thế giới, chỉ đứng sau  Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Càng lớn mạnh về kinh tế, càng bắt kịp và qua mặt các xứ Tây phương trên địa hạt thương mãi thì Trung Quốc lại càng có nhu cầu thiết yếu về nguyên liệu và nhiên liệu để duy trì và phát triển kinh tế quốc gia. Việc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của Trung Cọng mà cũng vừa  thực hiện luôn cái âm mưu bành trướng của họ.
Quần đảo Hoàng Sa thời bấy giờ lại thuộc VNCH. Cái vị thế chiến lược hàng đầu  về quân sự lẫn kinh tế này coi vậy mà khó ăn, vì kẹt một cục xương : Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ ! Vậy một khi mà các chiến hạm của  Hạm Đội số 7 còn lui tới tuần hành ở Biển Đông thì chưa thể làm gì được. Đó là một chướng ngại vật quan trọng, cần được tháo gỡ. Phải ve vãn Hoa Kỳ, phải làm một cử chỉ âu yếm với …con cọp giấy, mà không, xin lỗi ! Hồi xưa đồng chí Mao Chủ Tịch quả thật là dại dột để thốt ra một lời bất cập như vậy, không đúng với sự thật chút nào. Một đường lối ngoại giao khéo léo và thực tiển với cường quốc thứ thiệt số một  Hoa Kỳ có thể tạo nên một cơ hội. Và cái cơ hội bằng vàng đã đến…
Ngày 15 tháng 7 năm 1971 Tổng thống Hoa Kỳ Nixon cho biết ông sẽ viếng thăm Bắc Kinh vào trước tháng 5 năm 1972. Cùng với tin trên, Nixon tuyên bố chấm dứt việc phong tỏa kinh tế đối với Trung Cọng đã kéo dài hơn 20 năm qua. Được biết một phái đoàn bóng bàn của Mỹ đã tới Bắc Kinh đấu vài trận giao hữu vào ngày 06 tháng 4 năm 1971. Trước khi lên đường các tuyển thủ Hoa Kỳ được dặn kỹ : « Nếu chúng ta gửi qua bên Trung Quốc một phái đoàn bóng rổ thì không lẽ bị thua, quá lộ liễu, nhưng nếu các anh qua bên đó mà không thắng được thì…không sao cả, vì bóng bàn là môn thể thao rất phổ quát bình dân ở xứ mấy chú Con Trời. » Chuyện dặn dò rỉ tai này quả là một chuyện tưởng tượng, nhưng nó không xa sự thật…

Chính sách và thái độ của Hoa Kỳ.
Để hiểu rõ chính sách và thái độ của Hoa Kỳ trong biến cố Hoàng Sa, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những yếu tố sau đây : sự thay đổi chiến lược toàn cầu của Mỹ, chính trường Hoa Kỳ, và nhất là chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ đương thời : ông Nixon.
 
 
  Kể từ tháng 3 năm 1969 Liên Sô và Hoa Kỳ bắt đầu cuôc Thảo luận về Giới hạn Võ khí Chiến lược (Strategic Arms Limitation Talks, SALT). Chủ đích ban đầu của SALT là sự kiểm soát hổ tương kho vũ khí hạt nhân của mỗi bên. Sự kiện bắt buộc hiển nhiên này mới cho phép các cuộc thương thảo sau đó về sụ ngưng sản xuất, rồi sự hạn chế bằng cách phá hủy, để có thể tiến tới một sự cân bằng nào đó giữa hai cường quốc. Những cuộc thảo luận sẽ kéo dài trong những điều kiện đàm phán gay go. Thế nhưng chỉ sự hiện hữu của chương trình thảo luận cũng đã cho chúng ta thấy một thay đổi rõ nét trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ. Nếu hai cường quốc Liên Sô – Hoa Kỳ chịu cùng nhau hạn chế vũ khí hạt nhân, thế giới đã manh nha tiên đoán rằng sự kết thúc của chiến tranh lạnh đang trên đà trở nên hiện thực. Đã đỡ một mối lo về phía Liên Bang Sô Viết với những cuộc mở đầu của SALT, Hoa Kỳ chỉ còn một ưu tư trường kỳ đối với Trung Cọng, cũng là một cường quốc nguyên tử cho dù hiện tại chưa phải là một hăm dọa cấp bách, nhưng Trung Cọng lại là một xứ quá đông dân số, một tiềm lực rất đáng sợ không những cho an ninh của Hoa Kỳ, mà của cả thế giới mai sau. Vậy không thể để Trung Cọng bị cô lập trên chính trường thế giới được. Hoa Kỳ đã sử dụng vũ khí ngoại giao, lôi kéo Trung Cọng xích lại gần với mình bằng miếng  mồi kinh tế thương mãi. Sáng kiến « ngoại giao bóng bàn »  được khai sinh từ đó. Chỉ trên bình diện này thôi thì chúng ta có thể đưa ra một kết luận và một hệ luận. Kết luận là chủ thuyết domino đã cáo chung. Hoa Kỳ không còn xem Cọng Sản là mối đe dọa cho an ninh quốc gia mình nữa. Hệ luận là  vai trò « tiền đồn chống Cọng  » (anticommunist-outpost) được gán cho VNCH cũng không còn. Chúng ta nên nhớ rằng ngày 04/04/1959 Tổng thống Hoa Kỳ Eisenhower trong một bài diễn văn đọc tại đại học Gettysburg ở Pennsylvania đã kết luận rằng « quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ đòi hỏi phải ủng hộ Việt Nam Cọng Hòa  » . Hoa Kỳ vào lúc đó đã gắn liền quyền lợi của nước Mỹ với sự sinh tồn của miền Nam Việt Nam. Cái quan niệm chiến lược đó nay đã không cần thiết. Khi vừa bắt tay được với Liên Sô trên bàn hội nghị SALT, và đồng thời cũng đang ve vãn Trung Cọng hầu trung lập hóa một nước Cọng Sản khổng lồ thì nếu có những gì xảy ra ở Biển Đông quả là những chuyện không đáng quan tâm. Đào sâu thêm vấn đề để hiểu rõ thêm thái độ của Hoa Kỳ  trong giai đọan biến cố Hoàng Sa chúng ta không để lỡ cơ hội tìm hiểu thêm chính trường của Mỹ ở thời khoản đó.
  Trong chính giới Hoa Kỳ  nhiều người nhìn xa thấy rộng, nhưng có một số nhỏ chỉ có những ưu tư đoản kỳ, với sự hiểu biết các vấn đề quốc tế quá hạn hẹp. Hoàn cảnh chính trị Hoa Kỳ lúc đó là sự chống đối của những thành phần thiên tả và phản chiến. Trong số này có những người tên tuổi rất có thế lực trong ngành lập pháp như Thượng nghị sĩ Fulbright, Mac Govern và Church. Họ luôn chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ và công kích hành pháp VNCH. Các giới truyền thông ở bên Mỹ cũng đóng góp không ít cho những phong trào phản chiến, chống đối chiến tranh Việt Nam. Vào đầu Xuân 1967 đã thấy có dấu hiệu là sự ủng hộ của dân chúng Hoa Kỳ đối với chiến tranh Việt Nam bắt đầu suy giảm. Gần nửa triệu binh sĩ Mỹ đã sang tham chiến nhưng chưa có ai quyết đoán là cuộc chiến sẽ được kết thúc bằng cách nào. Vì vậy một khi mà chưa có những thắng lợi quân sự cho thấy có « ánh sáng ở cuối đường hầm  » thì sự chống đối chiến tranh Việt Nam càng ngày càng gia tăng. Ở trong giai đọan này chính trường Hoa Kỳ hoàn toàn bị động, ảnh hưởng trực tiếp của dư luận trong xứ. Mà cái dư luận này là một biểu đồ gắn liền với sự có mặt của 500 000 quân sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam, chưa kể 100 000 quân đồn trú tại Thái Lan.
Vào giữa năm 1968 Hoa Kỳ bắt đầu cuộc vận động bầu cử tổng thống giữa hai ứng viên Hubert Humphrey thuộc đảng Dân Chủ và Richard Nixon của đảng Cọng Hòa. Bầu không khí trong mùa tranh cử này rất căng thẳng, nặng nề. Cử tri Hoa Kỳ đã chán nản về sự tham chiến của Mỹ tại Việt Nam từ hai nhiệm kỳ Tổng thống Kennedy và Johnson của đảng Dân Chủ, nên họ đã dồn phiếu cho ông Nixon vào tháng Mười 68.
Ngày 21 tháng 01 năm 1969 Richard Nixon tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 37 Hoa Kỳ. Nói về vấn đề Việt Nam ông tuyên bố « sau một thời gian đuơng đầu, nay chúng ta đi vào giai đọan thương thảo và thỏa hiệp »    
Trong nhiệm kỳ đầu của ông, Tổng thống Nixon đặc biệt hướng mọi nỗ lực của mình vào bang giao quốc tế. Được Henry Kissinger trợ lực với tư cách cố vấn cho chính sách ngoại giao, Tổng thống Nixon, theo lời tuyên bố trên, đã ấn định lại vai trò của Hoa Kỳ trên chính trường quốc tế bằng cách bước vào « giai đoạn thương thuyết và hòa giải ».  Người ta không phải chờ đợi lâu. Sau lời tuyên bố vào ngày 15 tháng 7 năm 1971 là ông sẽ đi sang thăm viếng Trung Quốc trước tháng 5 năm 1972, thì liền trong tháng 7/71 Tổng thống Nixon qua Bắc Kinh gặp Thủ tướng Chu Ân Lai. Ông trở lại lục địa Trung Hoa lần thứ nhì vào tháng Hai năm 1972. Cuộc gặp gỡ đôi bên lần này thành công với một thỏa hiệp thương mãi song phương. Vài tuần lễ sau ông đến Mạc Tư Khoa để mở màn cho một hiệp ước giới hạn võ khí chiến lược (SALT, những cuộc thảo luận sơ bộ này đã diễn ra từ tháng 3 năm 1969). Chính sách của Tổng thống Nixon đã khởi đầu cho « kỹ nguyên chung sống hòa bình ».
Năm 1972, Nixon quyết định tái tranh cử Tổng thống đối đầu với Thượng nghị sĩ Dân Chủ đang lên George Mac Govern. Ông Nixon lại tái đắc cử. Cho dù sau này Tổng thống Nixon bắt  buộc phải từ chức vì sự cố Watergate, nhưng trong biến cố Hoàng Sa ông Nixon vẫn còn là Tổng thống Hoa Kỳ.

Chúng ta biết rằng ngay sau khi Tổng thống Johnson còn tại chức Hoa Kỳ đã vạch một đường lối ra đi khỏi Việt Nam trong danh dự. Ngày 22 tháng Tư năm 1968 Bộ trưởng Quốc phòng Clifford tuyên bố « Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa có  đủ khả năng để tự đảm nhận an ninh cho chế độ ở miền Nam ». Đây là lời tuyên bố mở màn cho chính sách Việt Nam hóa chiến tranh  của Hoa Kỳ sau này.
Chính trong cái nhiệm kỳ hai của Tổng thống Nixon người ta thấy được càng ngày càng rõ về ý chí giải ước của Hoa Kỳ đối với VNCH. Sự giải ước đã được thai nghén dưới thời Tổng thống Johnson, và trưỏng thành dưới thời Nixon.
Chính sách của Hoa Kỳ trong giai đọan này đối với VNCH nói chung, và thái độ của họ đối với biến cố Hoàng Sa nói riêng  vừa là một mâu thuẩn với chính sách toàn cầu của Mỹ, vừa là hệ lụy tất yếu của chính sách đó. Mâu thuẩn bởi vì khi không còn muốn dính líu đến một cuộc chiến làm hao tổn xương máu và tiền bạc của nước Mỹ hơn 20 năm qua, Hoa Kỳ đã tự làm mất uy tín và vị thế chiến lược của mình ở Đông Nam Á. Và hệ lụy của chính sách nói trên là sự xích lại gần với Trung Cọng không còn cho phép Hoa Kỳ giúp đỡ VNCH, trong một cuộc xung đột được xem như giới hạn ở Biển Đông.
Trong lúc xảy ra trận hải chiến Hoàng Sa, không một chiến hạm nào của Hoa Kỳ có mặt tại khu vực. Không những họ đã ra lệnh cho Đệ Thất Hạm Đội rời khỏi Biển Đông, phong toả việc sử dụng ngư lôi đĩnh, mà còn nhất quyết từ chối mọi việc cấp cứu các chiến sĩ của ta trôi dạt trên biển sau cuộc hải chiến. Tại Bộ Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải, viên cố vấn Hoa Kỳ biết được những sửa soạn hành quân của Hải đoàn Đặc nhiệm Hoàng Sa, đã xin không dự chiến, ở lại Toà Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Đà-Nẵng  
Hoa Kỳ đã có thái độ trong biến cố Hoàng Sa. Thái độ đó là sự dửng dưng, một dửng dưng đã được sắp đặt một cách có hệ thống, và có dự mưu.
                                                                                Nguyễn Gia Nam - Ngoại ô Paris,

Tài liệu tham khảo :
- Bùi Diễm               > Gọng Kìm Lịch Sử
- Hội Đồng Hải Sử   > Hải Sử Tuyển Tập
- Vũ Hữu San & Trần Đỗ Cẩm > Tài Liệu Hải Chiến Hoàng Sa
- Nguyễn Đình Tuyến > Những Biến Cố Lớn Trong 30 Năm Chiến Tranh Tại VN 45-75
- Encarta Encyclopédie 1976
- Websites linh tinh (journal Le Monde, Wikipedia…)