Hôm nay kỷ niệm đúng 21 năm ngày mất của tướng Nguyễn Ngọc Loan
(1930–1998), đây là những hình ảnh mới nhứt về ông, ông nguyên là một
cựu tướng lĩnh gốc Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc
Thiếu tướng, xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Sĩ quan Trừ bị do Quốc
gia Việt Nam được sự cố vấn và hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Pháp, mở
ra tại miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, ra
trường, ban đầu ông phục vụ đơn vị Bộ binh.
______________________________
Nửa năm sau trúng tuyển chuyển sang Không quân, hơn mười năm phục vụ ở
Quân chủng Không quân, ông đã từ một phi công Khu trục, tuần tự đảm
trách những chức vụ chỉ huy Phi đội, Phi đoàn, sau lên đến Tư lệnh phó
Quân chủng, giữa thập niên 60, chuyển về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ
Giám đốc một Nha thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị, một năm sau, biệt
phái sang Bộ Nội vụ đảm nhiệm chức vụ đứng đầu ngành An ninh Nội chính
kiêm phụ trách bộ phận Tình báo Quốc gia, năm 1968, ông bị thương ám sát
hụt trong trận Mậu thân đợt 2, trở lại quân đội phục vụ ở Bộ Quốc
phòng, ông là người đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một người chưa rõ danh
tính được cho là Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém) hoặc Bảy Nà (Lê Công Nà) ở
trận Mậu thân 1968 gây xôn xao thế giới.
Ông sinh ngày 11 tháng
12 năm 1930 tại Huế, Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam, trong một gia đình
khá giả. Cha ông nguyên là một Công chức trung cấp tùng sự tại Chi
nhánh Hỏa xa ở Huế. Thời niên thiếu, ông học phổ thông các cấp ở Huế.
Năm 1951, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại trường Khải
Định với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Sau đó ông thi lên Đại
học, là sinh viên năm Dự bị Đại học Y khoa Sài Gòn.
Cuối tháng 9
năm 1951, thi hành lệnh đông viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia
(thành phần trong Quân đội Liên Hiệp Pháp), mang số quân: 50/600.198.
Theo học khóa 1 Lê Văn Duyệt tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai
giảng ngày 1 tháng 10 cùng năm. Ngày 1 tháng 6 năm 1952, mãn khóa tốt
nghiệp với cấp bậc Thiếu úy, ra trường, ông được đi phục vụ ở Tiểu đoàn
62 với chức vụ Trung đội trưởng.
Thời gian phục vụ ở đơn vị này,
ông được theo học lớp Huấn luyện Biệt kích. Mãn khóa Biệt kích, ông được
chuyển nhiệm vụ sang Lực lượng Xung kích. Hạ tuần tháng 12 cùng năm,
ông trúng tuyển vào Quân chủng Không quân, đầu năm 1953, ông sang Pháp
thụ huấn khóa Huấn luyện Hoa tiêu Khu trục tại trường Võ bị Không quân
Salon de Provence, đầu năm 1955 mãn khóa về nước, ông được thăng cấp
Trung úy chỉ huy Phi đội trong Phi đoàn Vận tải ở Tân Sơn Nhất.
- Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Tháng Giêng năm 1956, sau một thời gian từ Quân đội Quốc gia biên chế
vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chuyển sang đơn vị tác chiến, ông giữ
chức vụ Phi đội trưởng trong Phi đoàn 1 Khu trục ở Biên Hòa do Đại úy
Huỳnh Hữu Hiền làm Chỉ huy trưởng đầu tiên. Đầu năm 1957, ông được thăng
cấp Đại úy giữ chức vụ Chỉ huy phó Phi đoàn 1 Khu trục. Giữa năm 1958,
chuyển ra Duyên hải miền Trung, ông đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Phi
đoàn 2 Quan sát tại Nha Trang thay thế Đại úy Nguyễn Hữu Tần.
Ngày Quốc khánh Đệ Nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1959, nhận lệnh bàn
giao chức vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quan sát lại cho Đại úy Võ Công
Thống, cùng ngày ông được thăng cấp Thiếu tá chuyển về Bộ Tư lệnh Không
quân để giữ chức vụ Tham mưu trưởng. Tháng 6 năm 1960, ông được cử vào
chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Kiểm soát Không chiến, đầu tháng 11 năm
1963, tham gia cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng
11). Ngày 3 tháng 11, ông được cử làm Tham mưu trưởng Không quân, thay
thế Đại tá Đỗ Khắc Mai lên làm Tư lệnh Quân chủng thay cho Đại tá Huỳnh
Hữu Hiền bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng buộc giải ngũ. Trung tuần tháng
12 cùng năm, ông bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng lại cho Trung tá Phạm
Long Sửu, cùng ngày ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh phó Không quân, do
Đại tá Nguyễn Cao Kỳ làm Tư lệnh.
Đầu năm 1965, trong chiến dịch
"Mũi Tên Lửa" (Flaming Dart). Ngày 11 tháng 2, ông chỉ huy các Phi tuần
Bắc phạt A.1E Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 để oanh tạc các doanh trại
của quân Bắc Việt tại Chánh Hòa, Hà Tĩnh và Chấp Lễ, Quảng Bình. Tiếp
đến vào ngày 2 tháng 3, ông chỉ huy hai Phi đội A.1E bay ra oanh tạc căn
cứ Hải quân Bắc Việt tại Quảng Khê, Quảng Bình.
- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1965, Quân đội Việt Nam Cộng hòa được đổi
danh thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông được chuyển về Bộ Tổng Tham
mưu để giữ chức vụ Tổng Giám đốc Nha An ninh Quân đội thuộc Tổng cục
Chiến tranh Chính trị thay thế Đại tá Trang Văn Chính.
Ngày Quốc
khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Đại tá tại
nhiệm, ngày 29 tháng 4 năm 1966, biệt phái sang Bộ nội vụ ông được bổ
nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia, thay thế Đại tá
Phạm Văn Liễu.
Ông vẫn kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Nha An ninh
Quân đội thêm 2 tháng, cho đến ngày 24 tháng 6 bàn giao Nha này lại cho
Đại tá Vũ Đức Nhuận để kiêm thêm chức vụ Đặc ủy trưởng Trung ương Tình
báo Quốc gia. Cũng trong thời điểm này, ông sáng kiến thành lập 8 Biệt
đoàn Cảnh sát Quốc gia. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được
thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm, cũng trong năm 1966, ông được Thiếu
tướng Nguyễn Cao Kỳ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp
Trung ương cử ra miền Trung bình định vụ Biến động Phật giáo trong cuộc
bạo động ly khai, được xem là có sự hậu thuẫn của tướng Nguyễn Chánh Thi
Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 Chiến thuật, ông được xem như là cánh tay
mặt của tướng Kỳ, giữa năm 1967, ông được làm Trưởng đoàn, hướng dẫn
Phái đoàn công du thăm viếng Nam Hàn.
- Biến cố Tết Mậu Thân 68 và vì sao CIA ra lệnh thủ tiêu ông cùng với Di tản sang Hoa Kỳ cho tới khi ông qua đời.
Ông từng phát hiện Hoa Kỳ đi đêm với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
(MTGPMN) nên khi biết được Hoa Kỳ cấm ông đến các cơ quan nào của họ, vì
vậy nên ông đã rút hết 1 tiểu đội Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi toà Đại Sứ
Mỹ nên tòa Đại Sứ Mỹ mới bị tấn công cộng thêm hình ảnh ông bắn tên
khủng bố bảy lốp đã làm tăng dư luận Mỹ và giảm uy tín Mỹ nên ông bị Mỹ
ám sát hụt ,nhưng không chết, đứt gân chân phải qua Úc và Mỹ điều trị và
coi như kết thúc binh nghiệp.
Ông cùng tướng Nguyễn Cao Kỳ ra
đồng hới ném bom, ra Huế dẹp bàn thờ phật của cộng sản ,dẹp loạn Sư Đoàn
1 bộ binh và bắt Phạm Ngọc Thảo...ông rất gan dạ
Trở lại chiến
trường năm 68 ,sau nhiều lần giải phẫu không thành công, cuối cùng phải
cưa chân, ngày 3 tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tướng và bốn
ngày sau ,tức ngày 7 tháng 6, ông bàn giao chức vụ Tổng Giám đốc Tổng
Nha Cảnh sát Quốc gia lại cho Đại tá Trần Văn Hai nguyên Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy Biệt Động Quân Trung ương, tháng 12 cùng năm, ông chuyển sang
Bộ Quốc phòng với chức vụ Chánh Thanh tra và đầu năm 1969, ông được cho
giải ngũ và được hưởng chế độ phụ cấp dành cho tướng lĩnh Việt Nam Cộng
Hòa về hưu.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình di
tản khỏi Sài Gòn, sau đó sang định cư ở Springfield, thuộc Tiểu bang
Virginia, Hoa Kỳ, thiếu tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống và mở
một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật
vì chiến cuộc Mậu Thân.
Quán tên là ''LES TROIS CONTINENTS'' ở
thành phố Springfield, tiểu bang Virginia và ở đó, ông và gia đình bị
người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều, rất nhiều người Mỹ hung hăng
đã xịt sơn lên tường nhà ông : “Ta đã biết ngươi là ai rồi !” ..và ông
đã phải sống với những lời cay đắng và tủi nhục cho tới ngày 14 tháng 7
năm 1998, ông từ trần vì bệnh ung thư vòm họng tại Burke, Tiểu bang
Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 68 tuổi, và sau khi ông qua đời thì sự
thật mới được phơi bày vởi Eddie Adams.
Xin tỏ lòng tôn kính tới ông Tướng "NGUYỄN NGỌC LOAN''
Đêm đêm mẹ đốt cây hương ngát / Mẹ khấn đôi lời con có nghe / Vì nước bỏ mình là bất tử / Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Thursday, July 25, 2019
Thursday, July 18, 2019
Thử so sánh VNCH và VNCS và cách sống của người dân - Hoàng Ngọc Mai
Bài nầy tôi muốn nói cho những kẻ cứ mỗi lần vén hai cái mép mồm lên nói là
phát ra tiếng “Ba Que”.
Theo tôi
thấy, thì những kẻ hay dùng cái từ 3/// đó thường còn trẻ, đa số chưa đến 60,
có nghĩa là vào năm 1975 chỉ còn là con nít. Còn những người lớn tuổi hơn, thậm
chí cả đảng viên, họ cũng nói một cách khác. Ngay cả từ Ngụy Quân và Ngụy Quyền
cũng đã được chính thức gở xuống.
Cho rằng
họ là những kẻ “chiến thắng” một cuộc chiến đi, nhưng tâm lý mặc cảm thua kém
của họ vẫn thể hiện qua rất nhiều mặt. Những giá trị của xã hội thời VNCH vẫn
còn đó, làm cho kẻ chiến thắng ăn ngủ không yên. Hằng triệu người Bắc di cư vào
Nam, sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hằng triệu người khác vượt biển Đông để từ
bỏ chế độ CS sau chiến thắng 1975.
Rồi sau
1975, bao nhiêu triệu người miền Bắc lũ lượt kéo vào miền Nam làm việc và sinh
sống. Hà Nội là thủ đô, được đảng CS chăm sóc trước miền Nam những 30 cơ mà?
Sao không có làn sóng dân Nam kéo về Hà Nội? Đảng tuyên truyền rằng nhờ Mỹ đổ
tiền vô nên miền Nam phồn thịnh! Sao lại bảo là Mỹ ác lắm đem quân vô giết dân
Việt.
Điều nào đúng? - Cả hai điều sai!
Nói rằng
thiên nhiên miền Nam trù phù hơn. Đó là ngụy biện hoặc là dốt nát. Kart Marx đã
sai lầm cơ bản ở điểm nầy khi xây dựng lý thuyết Cộng Sản. Theo lý thuyết đó,
đất đai và phương tiện sản xuất là suối nguồn của sự giàu có, nên CS không cho
tư nhân có quyền sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất.
Nhưng
thật ra sự phong phú nằm nơi con người, đất nước
nào biết chăm sóc và trân trọng con người, đất nước đó sẽ hưởng được sự thịnh
vượng. Hãy so sánh Nam và Bắc Hàn. Nam Việt và Bắc Việt cũng không ngoại lệ.
Miền Nam
lúc nào cũng bị quân CS đánh phá và khủng bố, chính quyền dân chủ non trẻ với
nhiều CS nằm vùng, mà vẫn xây dựng được cuộc sống hài hòa cho người dân. Phát
triển mọi mặt từ kinh tế, giao thông công cộng, y tế, giáo dục... Đó là lý do
tại sao miền Nam thịnh vượng. Và cái trình độ dân trí đó đã kéo miền Nam vượt
lên hẳn so với Hà Nội.
Rồi những
người miền nam liều mình vượt biển để tìm con đường sống trong cái chết. Nếu
chẳng may bị bắt trở lại thì bị tù đầy với tội danh là “phản quốc”. Khi họ ổn định cuộc sống nơi nước ngoài,
gửi những đồng tiền do chính sức lao động của họ về cho thân nhân ở trong nước thì đảng lại gọi họ là
"kiều bào", "khúc ruột ngàn dậm", nghe sự nịnh nọt
trơ trẻn mắc ói! Còn mấy cái mồm tuyên truyền thì kêu đi ra nước ngoài ăn bơ
thừa sửa cặn...Nhờ những đồng tiền "bơ thừa
sửa cặn" đó mà kinh tế VN vượt qua thời kỳ khô cằn do đường lối
kinh tế XHCN, mọi thứ đều quốc doanh hóa, nhà nước quản lý hết.... Đến lúc hết
thở, nên nhà nước hết hồn, đành buông xả ra gọi là “đổi
mới”!
Qua đó, có phải cái bóng mát của VNCH vẫn che cho dân trong
những lúc khó khăn đó đến ngày hôm nay?
Vậy đó,
Cộng Sản Bắc Việt vi phạm những hiệp ước quốc tế để giành chiến thắng nhưng
những giá trị Nhân Bản của VNCH càng lúc càng âm ỉ đốt nóng những trái tim Việt
Nam.
Các người
cứ dùng lời lẽ sất xược để tỏ vẻ khinh miệt người khác càng làm lộ rõ các người
dốt nát và kém văn hóa mà thôi. Cộng Sản Chủ Nghĩa là đỉnh cao của Xã Hội Chủ
Nghĩa. Mà XHCN cũng vỡ tan theo liên bang Sô Viết rồi, còn
Thiên Đàng Cộng Sản có nằm mơ
cũng không gặp.
Vậy mà
các người cố gào 3/// để làm cho mình cao hơn ư? Rất tiếc cái chính nghĩa Cộng
Hòa đó vẫn sang mãi trong lòng dân Việt, nhất là nhân dân miền Nam. Có lẽ phải
dùng đến những con số để chứng minh cho thấy cả guồng máy của nhà nước XHCNVN đã và đang sống dưới
bóng mát của lá cờ mà họ gọi là 3/// đó.
Các người
cứ lục tung hết sổ sách của cái gọi là “chính
quyền XHCNVN” lên mà xem tổng ngân sách nhà nước dùng để trả lương cho
toàn bộ công nhân viên chức nhà nước là bao nhiêu. Rồi các người xem con số đó
có phải chưa bằng một nửa số tiền Việt Kiều gửi về hàng năm, trung binh là 10
tỷ USD, có năm cao hơn. Như vậy các người không ngủ dưới bóng mát của lá cờ
vàng ba sọc đỏ là gi?
Tôi sẽ
dẫn giải cho các người thấy, cả
nước VN từ sau 1975 đến nay vẫn tiếp tục sống dưới bóng mát của lá Cờ Vàng Ba
Sọc Đỏ.
Từ ngày
Sài Gòn bị “phỏng giái”, (người dân Miền Nam nói như vậy đó, nói lái là một nét
đặc trưng trong văn hóa bình dân của dân nam kỳ), thì một mặt trận tiêu diệt
Văn Hóa miền Nam được phát động rất quy mô và triệt để. Đó là trận chiến “Tẩy
Não” dân Miền Nam, nhằm loại bỏ tư tưởng và ý thức hệ Tự Do Dân Chủ. Tất cả văn
hoá phẩm từ sách báo đến âm nhạc đều bi tiêu hủy và cấm đoán. Nhưng làm sao
trói buộc được tư tưởng của con người chứ?
Nhà nhà
nộp sách đem đốt, việc nầy không khó, nhưng cấm dân miền Nam hát những bản nhạc
đã in sâu vào tim vào óc của họ thì quả là không thể được. Khi mọi thứ đã hoang
tàn đổ nát kể cả lòng người dân lành, thì những dòng nhạc trữ tình khe khẻ quay
trở về như làn gió nhiệm mầu xoa dịu bớt cái nổi thống khổ của đời thường XHCN.
CSVN gọi dòng nhạc đó là “Nhạc
Vàng” để cân với dòng “Nhạc Đỏ” sặc mùi chém giết mà giai điệu và
tiết tấu mang đậm sắc thái TC. Nhưng tới hiện tại thì họ trở nên ganh tị với
cái tên gọi đó, vì nó đích đáng và đúng trên nhiều khía cạnh.
“Nhạc Vàng” không cổ súy chiến tranh mà chỉ biểu lộ những đau thương
của con người trong thời chiến. Vậy tại sao người ta cấm Nhạc Vàng? Có phải
ngườ ta sợ cái bóng dáng thiên thần dịu dàng và ngọt ngào đầy tình người sẽ làm
hiện thân của Ác Quỷ nổi trội rỏ nét hơn chăng?
“Nhạc Vàng” một tòa lâu đài văn hóa Việt Nam Cộng Hòa bất diệt, chẳng những
không hoen rỉ qua thời gian mà còn lóng lánh hơn như một kho báu cho mọi tầng
lớp con dân VN suốt 3 miền và kể cả những kẻ từng lên án, vùi dập lẩn sợ sệt
nó. Bao nhiêu người đã khai thác cái kho báu vô tận nầy.
“Nhạc Vàng” loài hoa mỹ miều kiêu sa, mọc lên từ bom đạn chiến tranh, tồn
tại qua bao sự vùi dập, thể hiện tính Nhân Bản của một xã hội đầy tình người,
đáng được trân quý như vàng... Hơn nữa thế kỷ qua, chưa có một đối thể nào lăm le
đứng gần chứ đừng nói là soán ngôi.
"Nhạc Vàng”, một thứ phụ gia kỳ diệu, không thể thiếu được khi thưởng thức
một ly cà phê ngon hay một chén trà thanh thoát. Một tay guitar và nhạc vàng
luôn là tâm điểm cho những buổi nhậu bình dân.
“Nhạc Vàng”, một loại trầm hương hảo hạng cho bất kỳ cuộc họp mặt nào từ
quê ra tỉnh, từ đám cưới đến đám tang, từ sân khấu đại nhạc hội hàng ngàn khán
thính giả đến quán cà phê dăm ba người cuối phố, thậm chí là niềm giải trí duy
nhất trong chốn lao tù....
“Nhạc Vàng”, là ánh lửa rực rỡ của con Phượng Hoàng hồi sinh từ tro bụi sau
khi những người nhân danh CSCN đã giết nó bằng mọi khả năng của họ. Ánh lửa đó
đã bùng lên, lan tỏa đến từng trái tim của chính những người mang danh hiệu là
Đảng Viên ĐCSVN, bất luận là ở đâu, Nghệ Tỉnh, Hà Nội hay Sài Gòn!
Nói mãi về “Nhạc Vàng” VNCH không
bao giờ cạn ý.
Nếu những
lời lẽ quanh co trên đây chưa thực sự vẻ ra cái bóng mát của lá cờ vàng, chưa
chứng minh được âm nhạc VNCH là Vàng ròng 24 kara thì tôi xin được dẩn quý vị
vào yếu tố kinh tế của Nhạc Vàng vậy.
Từ hải
ngoại đến quốc nội, bao nhiêu doanh nghiệp phát triển nhờ Nhạc Vàng, bao nhiêu
ca sĩ thành danh và nên sự nghiệp, bao nhiêu người trở nên giàu có, bao nhiêu
công ăn việc làm cho cái kỹ nghệ âm nhạc nầy, từ thời băng từ, đến đĩa từ, CD,
kế đến phong trào Karaoke, bao nhiêu kỹ thuật viên, phòng thâu, ca nhạc sĩ, cơ
sở sản xuất, phát hành, bán sĩ lẻ, thiết bị âm thanh,..v.v… và v...v....
Bao nhiêu
Đại Nhạc Hội, tụ điểm ca nhạc... Biết bao nhiêu ca sĩ, từ Bắc chí Nam đã thành
triệu phú đô la nhờ vào cái bị gọi là "Văn Hóa Nô Dịch" đó.
“Nhạc Vàng” đã tham gia với người dân cả nước trong việc mưu sinh hàng
ngày, từ quán cà phê, đến hang loạt xe đò đường dài, đến anh bán kẹo kéo, đến
những em bán hàng rong hằng đêm trên phố, đến những người hành khất… Lớp học
hát, học đàn nở rộ, tiệm sản xuất đàn guitar gia tăng, quán cà phê nhạc sống,
bình dị mà trữ tình ngày càng phổ biến.
Một chiếc
điện thoại thông minh, một cái mi-crô không dây, khách ngồi uống nước mía bên
vệ đường cúng có thể chia sẻ với nhau một bản tình ca... ấm áp. Cái bóng mát đó
càng ngày càng mở rộng ra trên nhiều lảnh vực của cuộc sống và địa phưong, lan
dần đến tận các tỉnh miền Bắc... Đó không phải là bóng mát từ nên âm nhạc Việt
Nam Cộng Hòa thì là gì, lửa hỏa ngục chăng?
Tôi đã
thấy, ca sĩ bật nhất ĐVH, tranh thủ cho ra mắt 2,3 album nhạc vàng trong vòng
một tháng, hát giành hát giựt, sợ ca sĩ khác hát trước, mất số bán. Như một tên
ăn trộm, khám phá ra kho báu, hốt vội hốt vàng, nhạc vàng là vàng rồng đó.
Tôi đã
thấy cũng ĐVH hát “Cho một người nằm xuống”, dĩ nhiên là hát để thu tiền, có
bao giờ ĐVH nghĩ đến những trái ngọt nầy do ai vung trồng mà nên? Sao không hát
cho người thương binh VNCH còn sống vất vưởng ngày hôm nay. Mang danh một điva,
một nghệ sĩ, ĐVH nếu có tâm hồn nghệ sĩ, sao không dám một có lần tri ân những
người đã nằm xuống để bảo vệ cho thể chế đã sản sinh ra cái kho báu âm nhạc
nầy. Phải chăng vì không có tâm hồn mà chỉ hát vì lòng tham nên bị người đời gọi là Ca Nô?
Tôi đã
xem video clip của đại ca...sĩ Ngọc Sơn, đại gia từ nhạc vàng, hát trong một
hội trường đầy ấp khán giả là quân đội mặc quân phục đại cán, ngực đầy huân
chương “cách miệng”. Những ca khúc nhạc vàng
cất cao, cả hội trường đứng dậy, hai tay đưa lên cao, đung đưa theo dòng
nhạc....
Các vị đa
số là đảng viên, các vị chắc đã học tập lý luận nhiều lắm, quý vị có thấy một
nghịch lý vô cùng to lớn ở đây không? Hoặc là các vị có thấy xấu hổ trong lòng
không?
Cái mà quý vị diệt tận,
giết sạch ngày hôm qua, thì hôm nay ngồi dưới cái bóng mát của cái “xác khô”
VNCH mà chia sẽ hương thơm ngào ngạt của nó.
Hoàng Ngọc Mai