Friday, January 9, 2015

Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH

Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Mạnh Như Sóng Thần                     







Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa







Huy Hiệu, Huy Chương


Cấp hiệu là qui ước có hình thức tuy nhỏ, đơn giản
nhưng biểu lộ quyền chỉ huy tuyệt đối với thuộc cấp.
‘Huynh đệ chi binh’ là mối tương quan trong đời
quân ngũ, nhưng trong hệ thống quân giai, chỉ khác
một vạch, mầu sắc bạc vàng đủ cho thuộc cấp phải
nghiêm cứng người, đủ để tuân lệnh nhẩy vào lửa đạn.



Gắn huy chương trên hiệu kỳ
Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .
Trong quá trình 20 năm thành lập, phát triển vừa chiến đấu để kháng lại cuộc xâm chiếm miền Nam của cộng sản VN
Khởi đầu từ năm 1954, Binh đoàn Thủy Quân Lục Chiến được chỉ huy tuần tự bở nhiều vị Chỉ huy Trưởng, cho đến ngày thành lập Sư đòan năm 1968:



-Trung tướng Lê nguyên Khang, vị Tư lệnh đầu tiên và lâu nhất .


-Thiếu tướng Bùi thế Lân, vị Tư lệnh Sư đòan cuối cùng từ năm 1972-1975 .
Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến được chính thức thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1954.
tuy nhiên vào tháng 8 năm 1954, Tiểu đoàn 1 Quái Ðiểu, con Cọp Biển đầu đàn thành lập tại Nha Trang,


Căn cứ Sóng Thần, Đại Bản Doanh của Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa



Ngày 6 tháng 12 năm 1955) Lễ bàn giao Tiểu Ðoàn 1 tại Căn Cứ Tiểu Ðoàn

Kế từ sau năm 1960, các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đều đồn trú tại khu rừng cấm phía Tây- Bắc Thị xả Thủ Ðức, giáp ranh Quận Dí An-Biên Hòa, ngoại trừ Tiểu đòan 4 tại Thị xả Vủng Tàu,
Bộ Tư lệnh Sư đoàn cùng một vài đơn vị yểm trợ tại Thị Nghè và sàigòn .
Song song với đà phát triển của QLVNCH, đến năm 1960, Tiểu đòan 3 Sói Biển, Tiếu đoàn 4 Kình Ngư được thành lập ;


“ Đại-Tá-Đoàn Tương-Lai của Thủy Quân Lục Chiến” từ trái sang phải:
Trung úy Phạm Văn Chung, Trung úy Ngô Văn Định,
Trung úy Nguyễn Năng Bảo, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu,
Đại úy Nguyễn Thành Yên, Đại úy Cao Văn Thịnh,
Đại úy Nguyễn Văn Hay, Đại úy Hoàng Văn Nam
tại sân tập đổ-bộ trực thăng ở Thủ-Đức năm 1961.

Và Thủy Quân Lục Chiến cải biến thành Lử đoàn vào năm 1961 .
Ðể yểm trợ đặc biệt cho các cuộc hành quân thủy bộ, Ðại đội Yểm Trợ Thủy Bộ,
Ðại đội Vận Tải, Ðại đội Truyền tin, Ðại đội Quân Y v.v…

kế tiếp nhau ra đời .
Năm 1962, Tiểu đòan 1 Pháo binh thành hình gồm 2 Pháo đội 75 ly và 1 Pháo đội 105 ly .
Sang năm 1963, Lực lượng TQLC được tách rời khỏi sự yểm trợ tiếp vận của Bộ Tư lệnh Hải Quân, trực thuộc thẳng Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa về cả chỉ huy, điều động tác chiến và yểm trợ tiếp vận .

Tuần tự,. Tiểu đoàn 5 Hắc Long ra đời năm 1964, vì nhu cầu chiến thuật thời bấy giờ nên 2 bộ chỉ huy Chiến đoàn A & B được tổ chức để chỉ huy trực tiếp các Tiểu đoàn TQLC đang tăng phái hành quân tại lảnh thổ các Quân đoàn và Vùng Chiến thuật .

Trong 2 năm 1965 và 1966 kế tiếp, Tiếu đoàn 6 Thần Ưng, Tiểu đoàn 7 Hùm Xám được thành hình .

Giửa năm 1968, Thủy Quân Lục Chiến được cải danh thành cấp Sư đòan , 2 Bộ chỉ huy Chiến đòan thành 2 Bộ chỉ huy Lử đoàn 147 và 258 .Các đơn vị yểm trợ tăng thành cấp Tiểu đoàn Yểm trợ Thủy Bộ, Tiểu đoàn Truyền tin, Tiểu đoàn Vận tải, Tiểu đoàn Công binh, Tiểu đoàn Quân Y .v.v…

Ðại đội huấn luyện trở thành Trung tâm Huấn Luyện Sư đoàn, khả năng cung cấp hàng ngàn Tân binh cho các Tiểu đoàn tác chiến sau khi được huấn luyện thuần thục căn bản bộ binh tác chiến và hành quân đặc biệt Không, Thủy, Bộ .
Năm 1969, Tiểu đoàn 8 Ó Biển, Tiếu đoàn 9 Mảnh Hổ, Tiếu đoàn 2 Pháo binh ra đời .
BCH Lử đoàn 369, Tiếu đoàn 3 Pháo binh được thành lập năm 1970 .
Bệnh viện Lê hửu Sanh thuộc Tiểu đoàn Quân Y,


Các cấp chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến thường xuất thân từ 2 trường sí quan Vỏ bị Quốc gia Ðà lạt hoặc sỉ quan trừ bị Thủ Ðức, nhưng đến 80% đều tốt nghiệp các khóa Căn bản, Trung cấp hoặc Chỉ huy Tham Mưu cao cấp hủy Quân Lục Chiến Hoa kỳ .



Thủy Quân Lục Chiến, Lực lượng Tổng Trừ Bị nòng cốt của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa


Toàn bộ Sư đoàn chỉ tham gia các cuộc hành quân qui mô lớn như :
-Cuộc hành quân Lam Sơn 719 vượt biên sang Hạ Lào năm 1971 do Quân đoàn I chỉ huy .
-Cuộc hành quân Lam Sơn 72 tái chiếm Thị xả Quảng Trị do Quân đoàn I chỉ huy .
Trên đây là sơ l ược diển tiến vừa thành lập, trưởng thành trong khói l ửa, vừa chiến đấu chống lại Cộng sản Việt nam của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt nam từ ngày 1 tháng 10 năm 1954 cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 .


Tổng Thống kiêm Tổng Tư Lệnh chào Quốc, Quân Kỳ, Quân phục Thủy Quân Lục Chiến,


Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tham Mưu Trưởng Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Bùi Thế Lân.
__________________


   



Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Thiếu Tướng Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến Lê Nguyên Khang có đến thăm anh em ớ Chiến đoàn và dặn dò mọi người cẩn thận đề phòng những âm mưu tráo trở của VC trong dịp hưu chiến nhân 3 ngày Tết Mậu thân, những ngày lễ tết linh thiêng của Dân tộc..

Và đúng như lời của Tướng Lê Nguyên Khang dặn dò mọi người cẩn thận đề phòng
âm mưu tráo trở của vc.

Đúng 1 tháng sau là đêm giao thừa của Tết Mậu Thân, 30 tháng 1 năm 1968,
HCM đã đọc ám hiệu mở đầu “ tổng công kích và tổng nổi dậy” bằng lời chúc tết trên đài phát thanh Hà Nội :


Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
Thắng trận tin vui khắp mọi nhà,
Nam bắc thi đua đánh giặc Mỹ,
Tiến lên toàn thắng ắt về ta.


Buổi chiều ngày mồng 2 Tết, ngày 1 tháng 2 năm 1968, Tiểu đoàn 1 Quái Điểu Thủy Quân Lục Chiến. Giã từ Cai Lậy về thủ đô


Nhập ngay vào đánh giải toả trại Cổ Loa của Thiết Giáp và Xóm Mới Gia Định xong.
Rồi về nằm dọc đường Ngô Tùng Châụ Mười hai giờ khuya họp Tiểu đoàn.

2 giờ sáng có mặt tại phi trường Tân Sơn Nhứt, 4 giờ sáng lên máy bay đi, đi đâu không biết.
Đồ khô và tái trang bị không lãnh kịp.
Cứ lên phi trường rồi haỵ Đó đây những loạt pháo kích, những loạt đại liên rời rạc, những đốm hỏa châu lủng lẳng trên bầu trờị Tôi để lại đàng sau một Sài Gòn mang nặng bộ mặt chiến tranh.
Những chiếc máy bay C 130 khổng lồ nuốt gọn 800 Quái Điểu và đưa chúng tôi lên cao trong đêm tối mịt mùng.

Mười giờ sáng, đoàn GMC đưa chúng tôi về Huế.
Qua Gia Lệ, đồng bào hỗn loạn, nét lo âu hiện rõ trên nét mặt của mọi người.
Tới An Cựu, dân chúng thưa thớt, nhà hai bên đường đóng kín cửạ Dọc quốc lộ 1 từ Huế về Phú Bài,
binh sĩ Nhảy Dù từng toán dìu nhau âm thầm đếm bước.



Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến trở ra Huế năm 1968 Mậu Thân

Thời tiết quá xấụ, vc giết đồng bào vô số và đã chiếm hết thành phố, Đại Nội, Gia Hộị, chỉ còn cái lõm nhỏ ở Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 1 tại Mang Cá.
Trong đó thì Tướng Trưởng kẹt nặng nên đại bàng Lê Quang Lưỡng, Lữ đoàn trưởng LD Nhảy Dù đã xua quân đi bộ từ cây số 17 về Huế để cứu Tướng Trưởng.
Thật kính phục cho cái tình nghĩa huynh đệ,và LD của đại bàng Lưỡng cũng hao hụt nặng nề.
Đoàn xe dừng lại bên hông DH Văn Khoa, cách con đường là trường Kiểu Mẫu mới xây, đối diện là Đài phát thanh Huế.
Và trước mặt là cầu Trường Tiền, chiếc cầu tượng trưng cho xứ sở Huế,



Một nhịp cầu Trường Tiền đã sập gãy đổ trong
biến cố Tết Mậu Thân. Ngày 19 tháng 2 năm 1968.

Từ đầu đường Trần Hưng Đạo đến cuối đường không một bóng ngườị, bên phải là cầu Gia Hội cũng vắng tanh.
Cả thành phố Huế đã chết, nhà cửa phố chợ đổ nát tan tành.




Một chặng đường xương máu đã vượt qua, bây giờ mục tiêu chính, mục tiêu của niềm hãnh diện, là Kỳ Đài Huế.

Đây là nơi tượng trưng cho linh thiêng của dân tộc nói chung và cho Huế nói riêng.

Lệnh của Trung tướng Lê Nguyên Khang: " Một người lính Thuỷ Quân Lục Chiến duy nhất còn sống sót cũng phải dựng lại cho được ngọn cờ vàng tại Phú Văn Lâu".

Và Trung-Tá Chiến-Đoàn-Trưởng Chiến-Đoàn A Hoàng Tích Thông, người đã lập đầu cầu cho Tiểu- Đoàn 1 Quái-Điểu kéo cờ trên đỉnh Phú Văn Lâụ

Những người Lính Thủy Quân Lục Chiến cố gắng tiến chiếm 6 cây súng thần công to lớn, từ đó dùng hoả lực kềm địch ở cửa Ngọ Môn, và Phản ứng của địch bắt đầu yếu, 5 giờ 12 phút chiều, màu áo rằn ri Thuỷ Quân Lục Chiến đã làm chủ Kỳ Đàị kéo lá cờ xanh đỏ sao vàng đầy hận thù còn ở trên không xuống.

Một người lính rút đâu trong người ra 1 lá cờ vàng ba sọc đỏ thật lớn.







Niềm hân hoan vui sướng của những người Lính Việt Nam Cộng Hoà lúc tái chiếm được cố đô

Trong niềm vui sướng cùng tột, Hạ sĩ Hạnh hét lớn: Thuỷ Quân Lục Chiến!
Xong lấy trái hỏa châu đập mạnh định bắn pháo bông lên trời ăn mừng.
Trong cơn say chiến thắng, Hạnh xoay ngược đầu hỏa châu vào mình, hỏa châu nổ xuyên bụng. Hạnh cười tươi:" Em không sao Đại úy!". Phán nghĩ thằng em này tỉnh táo quá, chắc nó chết. Và nó chết thật.

Sánh hôm sau ngày 24 tháng 2 năm 1968. Phạm văn Định dẫn 1 đơn vị của Sư Đoàn 1 Bộ Binh từ cửa Thượng Tứ lên làm lễ thượng kỳ.



Lá Cờ Vàng phất phới trên nền trời màu xám của Huế.



Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu thăm Huế sau khi tái
chiếm lại được cố đô Huế. Ngày 25 tháng 2 năm 1968.


Cuộc tấn công Tết Mậu Thân Đợt Hai, tháng 5 năm 1968

Trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân (đợt 1), mặc dù bị thiệt hại rất nặng về nhân mạng lẫn vũ khí, vào tháng 5 năm 1968 việt cộng với sự trợ lực của Cộng sản Bắc Việt vẫn cố gắng tung ra cuộc tấn công thứ hai vào vài tỉnh, thành phố. Đặc biệt là Sài Gòn – Chợ Lớn. Mục tiêu của Cộng sản là dù thắng hay thua, thiệt hại nhiều hay ít chúng cũng không quan tâm, mà chỉ cố tạo một tiếng vang trong dư luận quốc tế là Cộng sản vẫn mạnh và đang làm chủ chiến trường. Trái ngược hẳn với nhận định của quân đội Hoa Kỳ là ta đang đạt thắng lợi, Cộng sản không còn đủ sức để phát động chiến tranh ở miền Nam nữa.


Trước ngày cộng sản tung ra cuộc tấn công đợt 2, các cơ quan tình báo của ta đã không ghi nhận được một tin tức nào, như hồi Tết Mậu Thân, kể cả phía quân đội Hoa Kỳ.
Phương cách tổ chức, làm việc kém hiệu năng, lại thêm yếu tố chủ quan khinh địch đã giúp chúng đột nhập vào thành phố Sài Gòn một cách dễ dàng.
Đáng lẽ ta phải khám phá ra sớm để ngõ hầu bẻ gãy âm mưu của chúng từ lúc xuất phát.
ở đây cần phải nêu lên vấn đề trách nhiệm.
Từ cuộc tấn công đợt 1 đến đợt 2, những người lo về an ninh, tình báo từ cấp cao đến cấp thấp,
đã không làm tròn nhiệm vụ giao phó.
Lẽ ra phải có biện pháp trừng phạt để duy trì kỷ cương quân đội, nhưng kết cuộc vẫn “hòa cả làng”, không một ai bị ra trước vành móng ngựa hay bị khiển trách “nội bộ”.
Đôi khi lại còn được thăng thưởng thật vô lý. Cuối cùng chỉ người dân vô tội là hứng đủ và binh sĩ phải hy sinh xương máu !


Cuộc tấn công đợt 2 của địch được thực hiện bằng 2 mũi: Một xuất phát từ khu Tam giác sắt, tiến qua khu vực Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương) rồi vượt sông Sài Gòn (ở khu vực cầu Bình Lợi) để đột nhập vào khu vực kế cận Tiểu khu Gia Định và Đồng Ông Cộ.
Mũi thứ hai từ khu Rừng Thơm (quận Đức Huệ) để tiến vào Chợ Lớn.
Lợi dụng đêm tối cùng sự sơ hở của các đơn vị phòng ngự ngoại vi thành phố, một cánh quân Cộng sản đã tiến khá sâu vào khu Chợ Lớn. Còn ở Gia Định, cánh kia đã gần tới ngã ba Cây Thị.

Sáng sớm ngày hôm sau thì Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến được gửi tới để thanh toán địch.
Trước đó Chiến đoàn A đang trong thời gian nghỉ dưỡng quân sau khi hành quân ở Cần Thơ (vùng 4) trở về.
Bộ chỉ huy Chiến đoàn đặt tại tòa nhà 2 tầng bỏ trống cạnh cây xăng ngã ba Cây Thị.
Trực thăng có thể đáp xuống trên sân thượng của nhà này.
Tiểu đoàn 1 đánh dọc theo đường phố xuống gần tới khu Sân vận động Gia Định mà địch đã chiếm giữ.
Dân chúng hầu như đã chạy lánh nạn hết từ đêm qua.


Bộ Chỉ huy Chiến đoàn đã xử dụng loa phát thanh kêu gọi địch đang trú ẩn trong làng ra đầu hàng. Một hồi sau, chắc thấy không còn hy vọng gì thoát thân nên chúng đã bảo nhau ra trình diện từng đợt với vũ khí. Có một chuyện vui là khi thấy một tên Việt cộng nhỏ tuổi chạy ra không có vũ khí, tôi kêu hắn hỏi vũ khí đâu thì hắn thưa:“Dạ, để em vào trong kia lấy ra”. Nói xong hắn chạy đi và trong chốc lát mang ra cây AK đưa cho binh sĩ ta.
Tôi thấy cũng đáng thương, phần lớn bọn chúng còn treœ vào bộ đội vì nghĩa vụ quân sự và mới từ ngoài Bắc vào lớ ngớ như Mán trong rừng ra tỉnh, nên khi bị vây đánh không biết tiến thoái làm sao. Điều tra thêm thì chúng nói cấp trên bảo dân miền Nam đã nổi dậy chiếm chính quyền rồi, chúng chỉ vào tiếp thu thôi. Sau khi Việt cộng đã ra trình diện hết, tổng cộng khoảng 15O tên, có một số bị thương, tôi cho chuyển về Bộ chỉ huy Chiến đoàn để săn sóc . ở đây chúng được đối xử rất thân thiện, cho ăn uống, hút thuốc lá thoải mái.
Trước khi chuyển giao cho Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, tôi đã cho chúng ngồi trên quân xa chạy vòng vòng vài đường phố, dưới sự hướng dẫn và bảo vệ của Quân cảnh Thủy Quân Lục Chiến.

Sự đầu hàng của Việt cộng ở cầu Băng Ky là giai đoạn chót của trận chiến tại Tiểu Khu Gia Định và vùng Chợ Lớn, đồng thời cũng là cuộc tổng tấn công đợt 2 của Cộng sản vào Thủ đô Sài Gòn. Hơn một tuần lễ giao tranh, sự thiệt hại của Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến được coi như là nhẹ. Sau trận tấn công đó, Cộng sản gần như không đủ sức để tiếp tục nữa, cuộc chiến dần dần bớt sôi động và quân ta hoàn toàn làm chủ chiến trường.


MX Hoàng Tích Thông





Ngày 22 tháng 3 năm 1968 Cầu Trường Tiền làm tạm cho người dân qua lại



Người Dân Huế trở về lại khu nhà giờ đã đổ nát của họ sau khi kết
thúc chiến sự kéo dài một tháng trong dịp tết Mậu Thân 1968.





__________________
                 Reply With Quote


Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa



Nơi hậu cứ gần chợ Tam Hà Thủ Ðức, là nơi Tiểu Ðoàn 2 Trâu Điên Thủy Quân Lục Chiến thường về đây dưỡng quân, sau này còn được gọi là hậu cứ Lê Hằng Minh sau năm 1966.
Ðơn vị vừa mới trở về nghỉ dưỡng quân sau cuộc hành quân dài 3 tháng, tăng phái cho quân đoàn II giải vây áp lực địch tại Ðức Cơ.

Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên Thủy Quân Lục Chiến hành quân An Lão 1967




Thung lũng An Lão thuôc tỉnh Bình Định, nối dài với thung lũng Vĩnh Thạnh rồi đi qua đèo An Khê, hoặc đổ ra Tam Quan, thuôc quận Bồng Sơn để ra tận bờ biền ở phía Đông.
Vì địa thế có vị trí chiến lược quan trọng, nên QLVNCH đã cho thành lập Chi Khu An Lão, cách quận lỵ Bồng Sơn 25 cây số về hướng Tây Bắc; mục đích ngân chận sự xâm nhập của các lực lượng cộng sản từ các mật khu ở ngã ba Biên Giới,
mật khu Đỗ Xá ... xuống vùng đồng bằng trù phú và đông dân cư của tỉnh Bình Định.


Trung tuần tháng 3 năm 1966, tiểu đoàn lại có mặt tại chiến trường Bồng Sơn, Tam Quan cùng với chiến đoàn “A” Thủy Quân Lục Chiến.
Lần nầy được tăng phái cho Sư đoàn 22 bộ binh trong một chiến địch hành quân hỗn hợp.
Nhiều sư đoàn địch trong số có Sư đòan “Sao Vàng” Cọng sản Bắc Việt đã có mặt tại đây trong nhiều tháng liền với ý định tiến chiến quận lỵ Bồng Sơn hầu chận yết hầu trên đoạn đường tiếp tế từ Qui Nhơn ra Quãng Ngãi.
Mục tiêu hành quân lần nầy là các vùng An Quý, Cự Tài, Trường Phước nằm về phía Tây QL1 khoảng 7-8 km đường chim bay.
Tiểu đoàn tấn công với đội hình 2 đại đội hàng ngang.


Vượt tuyến xuất phát từ tờ mờ sáng, di chuyển qua những dãy rừng dừa cao rậm rạp, khoảng 9 giờ 30 sáng cùng ngày khi gần đến từ mức xung phong thì đơn vị bắt đầu chạm phải toán tiền đồn của địch.
Trung đội 4 có 2 binh sĩ bị thương.
Lệnh Ðại đội cho dừng lại để cũng cố lại đội hình và tìm cách thanh toán địch.
Trung đội 2 của Th/úy Tài bên phải đã phát hiện địch từ những ngọn dừa cao trước mặt, xa chừng 200m.
Tổ đại liên 30 do Hạ sĩ Nguyễn Nữa xạ thủ được điều động từ trung đội vũ khí năng phiá sau tới, hạ gục 2 tên tại chỗ cùng 2 khẩu CKC có ống nhắm chính xác.
Từ xã An Quý trước mặt, địch bắt đầu khai hỏa mãnh liệt vào đoàn quân đang di chuyển của ta, phi cơ bao vùng cũng cho biết là địch rất đông đang trú ẩn nằm chờ ở các hầm hố kiên cố!

Ðại Ðội 2 đã bám được vào con suối cạn nằm chơ vơ giữa đồng trống, ta và địch chỉ cách nhau khoảng ba bốn trăm mét qua một khoảng ruộng lúa mênh mông.
Ta bị bất lợi ở thế tấn công còn địch thì ưu điểm hơn về mặt phòng thủ .
Ðó là lúc khoảng 12 giờ trưa cùng ngày.
Pháo binh cơ hữu Thủy Quân Lục Chiến chưa đặt xong vị trí ở đồi 10, và vì vậy hỏa lực yểm trợ cho ta rất hạn chế!
Nằm chịu trận ở địa thế thấp đã là mục tiêu tác xạ tốt nhất cho địch. Số binh sĩ thương vong mỗi lúc một nhiều hơn,
riêng Trung đội tôi thì cũng mất gần 10 mạng từ sáng tới giờ.


Lệnh tấn công chiếm mục tiêu bất cứ giá nào từ vị Tiểu đoàn trưởng là động cơ duy nhất hối thúc chúng tôi.
Tôi bắt đầu đứng dậy hô xung phong, nhìn quanh các tiểu đội không ai nhúc nhích.
Các anh hãy theo tôi “Xung phong, xung phong!” phóng qua khỏi mép suối bò lên qua phía bên kia, Hạ sĩ Nguyễn Văn On,
Binh I Nguyễn Trung đã bị gục tại chỗ khi cố theo sát tôi phía sau.

Hỏa lực yểm trợ chỉ nhờ mấy khẩu súng cối 81 ly từ Bộ chỉ huy tiểu đoàn.
Cuối cùng rồi trung đội còn lại không đầy 20 chục mạng cũng dàn được hàng ngang trên các bờ đê thấp.
Ở cạnh trái và phải còn các trung đội 1 của Thiếu uý Vũ Ðoàn Dzoan và Trung đội 2 của Thiếu Uý Võ tấn Tài.
Tiếp tục hô và chạy về phía trước, vừa tác xạ vừa hò hét “xung phong! Xung phong!” được ngụy trang liên tục nhờ các quả khói màu.
Các khẩu M79 do hạ sĩ 1 Nhành và Hạ Sĩ Nghêu tỏ ra rất công hiệu khi tiến gần sát mục tiêu.


Mọi chuyện tải thương, tiếp đạn đều do trung sĩ 1 Nguyễn Văn Ðợi đảm trách, một trung đội phó gan dạ, nhanh nhẹn và sốt sắng đã giúp đỡ tôi trong mọi tình huống ngặt nghèo.
Bám sát được vị trí giao thông hào địch đầu tiên vào lúc 6 giờ chiều, một vài tên vừa mới chết còn máu tươi lênh láng bên khẩu thượng liên Tiệp Khắc mà chân vẫn còn xích chặt ở mấy gốc dừa. Lục soát và bung rộng mục tiêu, đại đội tìm thấy thêm nhiều xác chết và thu hơn 20 vũ khí đủ loại. Ở các cánh quân khác của Tiểu đoàn số thương vong cũng không ít ỏi gì so với Ðại đội tôi.
Trung úy Nguyễn Ngọc Ðiệp Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội 3 bị tử thương, thiếu úy Hoàng Như Liêm thuộc đại đội 1 đã bị bắn gãy nát giò khi dũng mãnh hiên ngang điều động trung đội mình vào mục tiêu.
Lần đầu tiên Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến có số thương vong cao nhất trong một trận đánh, khoảng 40 người chết cùng 60 người khác bị thương.
Nhưng bù lại, đơn vị đã dành được chiến thắng, một chiến thắng nhiều “vành khăn sô” nhất của Tiểu Đoàn.



Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Ngô Văn Định (Đồ-Sơn) và
Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Nguyễn Năng Bảo (Bắc-Ninh)



Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Ngô Văn Định (Đồ-Sơn)
và Cố Vấn Trưởng: Đại Úy Thomas Campbell





Màn khói vừa chấm dứt, các Trâu Điên đã tràn lên xung phong vào mục tiêu.
Tháng tư năm 1968.



Trung tướng Lê nguyên Khang gắn dây
biểu chương cho Hiệu kỳ cho Tiểu Đoàn 2

Ðầu tháng 4 năm 1966 trong một cuộc gắn huy chương và thăng cấp tại hậu cứ Tiểu Đoàn.
Trung tướng Lê Nguyên Khang, tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến đề nghị là Tiểu Đoàn 2 nên có một biệt danh nào khác như tiểu đoàn 42 Biệt động quân “Cọp Ba đầu rằn” chẳng hạn.
Và cái tên “Trâu Ðiên” đã ra đời trong lúc nầy vì những chiến tích trước đây tại Bồng Sơn, Tam Quan, được kẻ thù coi là “đánh giặc không sợ chết như con bà phước và húc như trâu khùng”.
Chuẩn úy Nguyễn Văn Cầu trưởng ban 5 đã được lệnh thực hiện ngay huy hiệu nầy với tài họa sĩ của anh.
Các tên Quái Ðiểu, Sói Biển, Kình Ngư, Hắc Long, Thần Ưng, Mảnh Hổ, Ó Biển cũng được lần lượt chào đời.
Từ đó Tiểu Đoàn 2 có tên là....




Tháng 12 năm 1968.







Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn tướng lãnh đến viếng thăm
Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên Thủy Quân Lục Chiến tại hậu cứ Sóng Thần Thủ Đức.



Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thăm một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tại U Minh tháng 8 năm 1969

__________________
                Reply With Quote


Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đã có nhiều vị Tiểu Đoàn Trưởng tiền nhiệm, nhưng chỉ mang danh Trâu Điên từ thời Thiếu tá Lê Hằng Minh sau trận An Quý 1965, tới Trung Tá Ngô Văn Định, Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc và cuối cùng là Thiếu Tá Trần Văn Hợp. Trong 4 Trâu Điên Trưởng này thì 3 vị đã hy sinh! Tôi có dịp phục vụ dưới quyền 4 ông với nhiều điều buồn vui, nay xin nhớ lại như một nén nhang dâng lên các anh đã khuất.

Trâu Điên Trưởng LÊ HẰNG MINH


Thiếu tá Tiểu đoàn Trưởng Lê Hằng Minh của Tiểu Ðoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến lại là một trong
những đơn vị tham gia cuộc đảo chánh Tổng Thống vào ngày 1 tháng 11 năm 1963.



Đầu tháng 11 năm 1965, Thiếu Tá Lê Hằng Minh
được bổ nhiệm làmTiểu đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên Thủy Quân Lục Chiến.



Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến trở về Sàigòn cuối tháng 3 năm 1966.
Thiếu tá Lê hằng Minh Tiểu đoàn trưởng tổ chức liên hoan,
tiệc mừng chiến thắng... chai rượu cho một bên dãy bàn
giữa tiếng reo hò hoan hô của anh em Trâu Điên.

Sau 15 ngày bị trọng cấm vì tội phạm thượng, bị nhốt quân cảnh Q.C.202, tôi từ giã Tiểu Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến để theo toán bổ sung quân số về trình diện Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên hiện đang hành quân tại thành phố Đà Nẵng tháng 5 năm 1966.
Đang vui cùng đồng đội cũ, nay bị đổi sang đơn vị mới khiến tôi mệt mỏi chán chường.
Tôi dựa lưng vào tường, ngồi bệt dưới sân của Quân Trấn Đà Nẵng, chợt thấy một ông thiếu tá nhỏ con, nón sắt áo giáp súng đạn đầy người đi tới đi lui, lại thêm bộ râu trông “hách” hơn râu của mình, tôi quay sang hỏi người hạ sĩ ngồi bên cạnh:

- Ông nào trông ngầu quá vậy?

- Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Lê Hằng Minh của mình, thiếu úy ơi.

Đây là lần đầu tiên tôi được đến gần vị tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn Trâu Điên, vị tiểu đoàn trưởng tôi từng nghe danh từ lâu, nay trông thấy ông rồi và về với Trâu Điên, đơn vị đầu tiên tôi mong được phục vụ.
Được về chiến đấu dưới màu áo rằn ri sóng biển TQLC đã khó, mà cái áo rằn có hình Trâu Điên nghếch mũi cười nhe răng trên cánh vai phải lại càng khó hơn. Vậy là tôi đã được làm Trâu Điên với Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh, người tôi ngưỡng mộ.


Tháng 5 năm 1966, Tiểu Đoàn 1 vàTiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến tham dự vào vụ “Biến Động Miền Trung”, dẹp biểu tình tại Đà Nẵng, khiêng bàn thờ Phật bị thầy trò Thích... đem bày xuống đường làm vật cản lưu thông ở Huế, vừa ổn định an ninh ở nội thành là Thủy Quân Lục Chiến hành quân diệt địch quẩn quanh thành phố, đuổi chúng từ bờ biển Phù Liêu, Gia Đặng, tới nga ba sông Vĩnh Định, Bích La Thôn Quãng Trị.
Biết bao xác VC đã nổi lên tại khúc sông này!

Sau khi dẹp loạn trong, giết giặc ngoài xong, Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến trở lại Huế để tham dự lễ mừng chiến thắng được tổ chức tại Phú Văn Lâu.
Trong dịp này một số quân nhân Thủy Quân Lục Chiến được gắn huy chương và thăng cấp, trong đó có Trâu Điên Lê Hằng Minh, được thăng cấp trung tá.

Đang nghỉ dưỡng quân ở xóm phía ngoài đầu cầu An Hòa (Huế), Đại Đội Trưởng Đại Đội 4 Nguyễn Xuân Phúc đi họp về ra lệnh cho đại đội chuẩn bị hành quân.
Ông cho biết tiểu đoàn sẽ di chuyển ra Quảng Trị bằng xe.
Đại Đội 4 đi sau cùng nhưng Trung Đội 43 của tôi đi đầu đại đội nên tôi phải theo dõi đoàn xe. Để chắc ăn biết khi nào tới phiên mình nên tôi ra đứng sát ngay lề đường để theo dõi các đơn vị đi chuyển.

Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh ngồi trên xe Jeep mui trần với nhiều cần câu (antena), trên kính chắn gió phía tay phải còn khoác một vòng hoa chiến thắng, có lẽ vòng hoa này do các em gái hậu phương quàng cho ông trong buổi lễ mấy hôm trước. Ông mặc áo jacket bên ngoài, trên cầu vai áo jacket là cặp lon trung tá Thủy Quân Lục Chiến bằng kim tuyến trắng tinh. Kể từ ngày về tiểu đoàn, tôi chưa được phép trình diện Tiểu Đoàn Trưởng, lần đầu tiên tôi trông thấyông tại Quân Trấn Đà Nẵng với cấp bậc thiếu tá, lần này đứng bên lề đường đưa tay chào trung tá khi xe jeep của ông từ từ đi qua.
Dĩ nhiên ông không bận tâm chào lại và cũng chẳng biết tên thiếu úy kia là ai. Không ngờ đó là lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng tôi đứng nghiêm đưa tay chào vị tiểu đoàn trưởng thần tượng của tôi.


...Đó là ngày 29 tháng 6 năm 1966, đoàn xe Tiểu Ðoàn 2 di chuyển trên QL1 từ đầu cầu An Hòa hướng ra Quảng Trị, vừa qua khỏi cột mốc cây số 17 thuộc Quận Phong Điền, Huế thì bị 1 trung đoàn địch độn thổ phục kích sát quốc lộ trên một tuyến dài mà cả một đoàn xe gần như lọt vào vòng.
Lúc đó vào khoảng 9 giờ sáng, cuộc phục kích và phản phuc kích chỉ xẩy ra trong vòng 20 phút, nhưng Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh cùng 42 chiến sĩ đã bị tử thương, gần 100 quân nhân bị thương, trong số đó có anh Xuân Phúc bị bắn từ ngực xuyên ra sau lưng.
Trần Văn Hợp bị bắn vào bắp chân và tôi, đạn xuyên cánh tay.
Đổi lại thì 233 vc phơi xác, 9 cháu ba-ác “được” bắt sống. Vị Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh, Đại Tá Ngô Quang Trưởng đến thị sát chiến trường ngay sau khi khói súng chưa tan, ông nhận xét về trận này:

“Trong cuộc đời binh nghiệp, kể cả hồi Pháp, tôi chưa hề thấy trận phục kích nào lại biến thành trận phản phục kích tuyệt vời như trận Phò Trạch này.” (trích MX Tôn Thất Soạn, Tuyển Tập 2 Thủy Quân Lục Chiến)


Trong bài viết này, tôi không nói về lý do và những khó hiểu đằng sau vụ Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến bị cả một trung đoàn vc phục kích ngay trên QL1 sát nách thành phố Huế! Điều đáng buồn là thân phận người lính chiến lại bị ngay “bạn” ở hậu phương đâm sau lưng bằng lưỡi lê đầu súng AK47! “Bạn” đây chính là thày trò “thích đâm hậu” đi cùng vc bày binh bố trận.

Là một trung đội trưởng chưa có dịp trình diện Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh, chỉ mới nghe danh mà chưa được nghe “tiếng nói” nên tôi không có nhiều kỷ niệm vui buồn với Ông, tôi xin ghi lại cảm tưởng của cựu Thiếu Tá Tá Lâm Tài Thạnh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến, khi Thạnh còn là Ch/úy trung đội trưởng của Tiểu Đoàn 2, nói về vị tiểu đoàn trưởng của mình: “Vào một sáng Chủ Nhật, không có tiền đi phố, tôi và Quang (khóa 18/VK) tự cấm trại, đang lau chùi vũ khí thì Tiểu Đoàn Trưởng Minh đi ngang, thấy vậy ổng lấy xe jeep chở chúng tôi ra hồ tắm Ngọc Thủy (Thủ Đức) giải khát.
Ổng lái và cho tôi ngồi bên cạnh.
Lần đầu tiên trong đời và có lẽ cũng rất hiếm hoi trong đời lính, một Tiểu Đoàn Trưởng lái xe chở một chuẩn úy trung đội trưởng ngồi ghế trưởng xa đi uống nước..”


Phong cách cư xử của Trâu Điên Lê Hằng Minh đối với thuộc cấp như trên là có tài “lãnh đạo” trong đó. Chỉ huy thì dễ, chỉ việc... chỉ tay ra lệnh, la hét và chửi thề khiến thuộc cấp sợ mà phải tuân theo. Nhưng lãnh đạo lại là một nghệ thuật khiến kẻ dưới vui vẻ tình nguyện chấp nhận hy sinh để hoàn thành nhiệm vu.
Lãnh đạo chẳng phải là cái gì to lớn ghê gớm khó khăn lắm đâu.
Khi một thuộc cấp gặp trường hợp vợ ốm con đau mà đơn vị trưởng mau mắn thăm hỏi và cho họ đi phép ngay, đó cũng là một cử chỉ lãnh đạo.
Đừng vin cớ “vì nhu cầu công vụ” mà từ chối quyền lợi của thuộc cấp, dùng quyền chỉ huy không cho họ đi phép là không đúng, nói thẳng ra là “ép nhau”.
Trâu Điên Trưởng Lê Hằng Minh không chỉ là một cấp chỉ huy giỏi mà còn là một sĩ quan có tài lãnh đạo, sự hy sinh của Ông là một mất mát lớn cho Thủy Quân Lục Chiến nói riêng và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung.



Bức hình cố Trung tá Lê Hằng Minh trên bia mộ do một Phóng viên người Mỹ chụp
và đăng hình trên báo Marine Corps Gazette & Time News) cùng khắc hai câu thơ:

“Vì tôi là Lính áo rằn
Ra đi nào biết mấy trăng mới về ?”.

Sau khi Trung Tá Lê Hằng Minh tử trận thì tân Tiểu Đoàn Trưỡng Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên là Đồ Sơn Ngô Văn Định.
Đồ Sơn Ngô Văn Định vốn là sĩ quan thuộc Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến từ khi ông còn là trung úy đại đội trưởng, nay ông được chỉ định quay về làm tiểu đoàn trưởng.





Tân Tiểu Đoàn Trưỡng Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên là Đồ Sơn Ngô Văn Định.

Trâu Điên Trưởng NGÔ VĂN ĐỊNH

Phải nói ngay mà không sợ mang tiếng là nịnh thượng cấp, theo tôi, Đồ Sơn Ngô Văn Định là một trong những quân nhân có nhiều huy chương, Anh Dũng Bội Tinh với 21 ngành Dương Liễu, Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương từ khi còn là trung úy đại đội trưởng, Đệ Tứ Đẳng khi là tiểu đoàn trưởng và Đệ Tam Đẳng khi là lữ đoàn trưởng.

Đồ Sơn cũng là một trong 2 Lữ Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến chỉ huy trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.
Tôi không thể nói nhiều về những chiến công của ông mà chỉ xin ôn lại những kỷ niệm “buồn vui” của một đại đội trưởng với Trâu Điên Trưởng Đồ Sơn quanh cuộc chiến.Đại Tá Ngô văn Định

Tôi phục vụ dưới quyền chỉ huy của Đồ Sơn Ngô Văn Định từ 1966-1969, tính tròn 3 năm.
Đây là vị tiểu đoàn trưởng lâu đời nhất của tôi, tôi theo ông liên tục trong mọi cuộc hành quân khắp 4 vùng chiến thuật, qua nhiều trận lớn nhỏ. Tôi nhận thấy, ngoài tài chỉ huy, Đồ Sơn còn là cấp chỉ huy “mát tay”, ít ra là đối với riêng cá nhân tôi, ông đã giúp tôi thoát chết nhiều lần trong gang tấc, nhưng kỷ niệm buồn với tôi là khi ông vừa về làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2.

Khi Tiểu Đoàn Phó Nguyễn Xuân Phúc hướng dẫn và giới thiệu các sĩ quan trong tiểu đoàn cho tân Tiểu Đoàn Trưởng Đồ Sơn, anh Phúc giới thiệu tôi với Đồ Sơn và nói:

- “Đây là thiếu úy Cấp, mới từ Tiểu Đoàn 5 đổi về, đánh đấm cũng được lắm”.

Chả hiểu ông đã đọc hồ sơ quân bạ của tôi chưa, nhưng khi 2 ông vừa bước đi thì tôi nghe Đồ Sơn nói nhỏ với anh Phúc: “Đánh đấm được thì sao Tiểu Đoàn 5 lại thải ra?”

Đúng, ít khi nào đơn vị cũ lại buông ra một quân nhân đánh đấm được và cấp chỉ huy đơn vị mới sẽ kém vui khi phải nhận “hàng thải”, cũng chính vì cái chuyện “đánh đấm” mà tôi bị đuổi khỏi đơn vị cũ.
Nhưng thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu ông Đồ Sơn mới biết hàng thải tôi không tồi lắm.
Chỉ trong vòng 1 năm, từ đầu Mậu Thân 68, đến đầu năm 1969, đại đội tôi cùng toàn thể Trâu Điên đã được 3 lần tuyên dương công trạng trước Quân Đội, nói nôm-na là kiếm cho quân kỳ tiểu đoàn được thêm 3 nhành Dương Liễu.
Đáng nhớ nhất là trong một cuộc hành quân vùng Bời Lời, Hố Bò, đại đội tôi đã phải thay tới 4 lần cố vấn Mỹ*


(* Một Tiểu Đoàn hủy Quân Lục Chiến đi hành quân luôn có 2 cố vấn Mỹ, cố vấn trưởng đi với Tiểu Đoàn Trưởng, cánh A, cố vấn phó đi với Tiểu Đoàn Phó, cánh B.
Nhưng khi một đại đội hoạt động biệt lập thì được một cố vấn đi theo để sẵn sàng yểm trợ hỏa lực và tải thương)

Ngày 14 tháng 9 năm 1968, Đại Đội của tôi nhảy “diều hâu” xuống vùng Cầu Khởi, phía Bắc quân Khiêm Hanh, Tây Ninh.
Vì đi một mình nên đại đội có cố vấn Mỹ đi theo.
Vừa chạm đất liền bị Tiểu Đoàn 14D/vc bao vây tấn công, chúng tôi trong tình trạng thập tử nhất sinh.
“Ngài” cố vấn Mỹ rét quá nên nhân chuyến tải thương, ông ta leo lên trực thăng đi luôn.
May mà Đồ Sơn đã kịp thời đổ quân Tiểu Đoàn 2 xuống ngay sau lưng địch khiến chúng hốt hoảng phải nới vòng vây đại đội tôi để quay ra chống cự với Trâu Điên bao vây chúng phía ngoài.
Sau trận Cầu Khởi, Tiểu Đoàn 2 lại đổ bộ trực thăng ngay vào mật khu Hố Bò (TN).
Nhưng mới thả xuống được Đại Đội 1 của tôi và Đại Đội 3 của Trần Văn Thương thì bị đụng nặng.
Súng phòng không quá mạnh và địa thế không cho phép tiểu đoàn đổ quân tiếp tục nên Đại Đội 1 và Đại Đội 3 cầm cự tới ngày hôm sau tiểu đoàn mới xuống đầy đủ.


Suốt đêm đó, Tiểu Đoàn Trưỡng Đồ Sơn và Ban 3 Đinh Xuân Lãm luân phiên bay Cvà C đề hướng dẫn “Hoả Long” yểm trợ. Tiếng nói của các anh và Hỏa Long đã giúp chúng tôi giữ vững vị trí trước những đợt tấn công dồn dập của VC trong đêm.
Trong cuộc hành quân nhẩy vào Hố Bò này, đại đội tôi lại nhẩy đầu và có cố vấn Mỹ đi theo, vừa chạm đất là CV Mỹ bị thương. Mỹ mà bị thương thì Mỹ họ phải tải thương ngay và thả CV khác xuống thay thế. Nhưng rất tiếc là phòng không mạnh quá và VC cũng thả khói màu tím nên trực thăng nhầm LZ, thả lộn cố vấn vào vùng địch khiến đại đội tôi lãnh “đại họa” là phải đi tìm anh ta về bằng mọi giá. Tìm được, nhưng anh ta bị thương và phải tải thương. Tiểu đoàn chưa kịp bổ sung cố vấn, nhưng tình hình quá nặng nên buộc lòng Chiến Đoàn Trưởng phải đưa CV khác xuống cho tôi để họ lo hỏa lực yểm trợ và tải thương.
Khi đụng trận, có CV để xin yểm trợ hỏa lực và tải thương thì tuyệt, nhưng các chàng cũng ưa báo cáo linh tinh nên tôi không thích có CV đi theo


Hôm sau, trong khi đang lục soát, thu dọn chiến trường và chuẩn bị đóng quân đêm thì tiểu đoàn được lệnh di chuyển ngay để B52 “trải thảm” vùng này. Khi đại đội 4 của Vũ Đoàn Doan đi sau cùng chưa rời khỏi vị trí thì 2 đại đội đi đầu đụng nặng. Tiếng B.40 và RPD nổ ròn. Quân ta đã bị thương và tử thương.
Trời đang tối dần, tối dần!!!

Trong đêm giữa rừng sâu, lệnh thượng cấp bắt di chuyển gấp, trả mục tiêu lại cho B.52 nhưng địch lại cầm chân tiểu đoàn! Đây là lúc khó khăn nhất của cấp chỉ huy, Tiểu Đoàn Trưỡng Ngô Văn Định đã quyết định: “Ở lại chiến đấu, không nhường B52” và ông đã thông báo quyết định này cho 2 cố vấn Mỹ biết.


Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, thuộc pháo đội D, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 Thủy Quân Lục Chiến .

Thực tế chiến trường đang xẩy ra trước mắt buộc 2 cố vấn của Tiểu Đoàn phải làm việc khẩn cấp với hệ thống cố vấn cao hơn để xin hủy bỏ hay chuyển hướng các phi vụ B.52 đang từ Thái Lan hướng về mục tiêu mà Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến còn đang kẹt tại chỗ. Đây là một việc làm vô cùng khó khăn, thời hạn ấn định Tiểu Đoàn 2 rời khỏi mục tiêu đang cạn dần. Đêm lạnh mà các cố vấn lau mồ hôi trán liên tục.
Cuối cùng, cố vấn tiểu đoàn thở phào nhẹ nhõm báo cho Đồ Sơn biết B52 đã phải “nhường” mục tiêu lại cho Tiểu Đoàn 2. Tin loan ra khiến chúng tôi an tâm diệt Cộng mà không còn lo hỏa lực khủng khiếp của bạn từ trời rơi xuống.

Trong chiến trận, chuyện KQ bạn đánh lầm quân ta cũng không hiếm, nhưng B52 thì chưa bao giờ xẩy ra.
Bốn mươi năm sau, khi ôn lại chiến trường xưa, Đồ Sơn tâm sự:

“Khi quyết định ở lại chiến đấu mà không di chuyển theo lệnh trên, tôi biết sẽ gặp khó khăn lắm nhưngtôi cũng không thể hy sinh thêm đồng đội vì bất cứ lý do gì. Vả lại kinh nghiệm cho tôi biết B52 sẽ không bao giờ dám trải thảm một khi còn có người Mỹ trong vùng mục tiêu. Lúc đó trong tay mình (Tiểu Đoàn 2) còn có 2 cố vấn Mỹ mà.”


Sau 3 năm theo chân Đồ Sơn khắp bốn vùng chiến thuật, bị thương lai rai thì có.
Nhưng đến khi Đồ Sơn bị trọng thương tháng 4 năm 1969, thì tôi bị trọng thương theo sau đó.
Vào tháng 6 năm 1969, tôi bị loại khỏi vòng chiến và rời Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến từ đấy.
Xin gửi lời cám ơn muộn màng đến Đồ Sơn.
Là đại đội trưởng, đôi khi tôi thường “khắc khẩu” với tiểu đoàn trưởng, nhưng nhờ hợp “mạng” nên Đồ Sơn đã nhiều lần giúp tôi thoát hiểm trong đường tơ.



Các cấp chỉ huy trẻ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc đang tươi cười rất hồn nhiên



Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Xuân Phúc cùng vui đùa với em bé



Phía Tây Bắc và Đông Bắc có sông Ngũ Huyện chảy vòng
như dải lụa rồi nhập với sông Cầu soi bóng núi Kim Sơn



__________________
  

Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển Thủy Quân Lục Chiến



Đại Uý Lê Nguyên Khang tháng 9 năm 1957,
Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển Thủy Quân Lục Chiến




Đại Uý Tôn Thất Soạn tháng 12 năm 1963,
Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển Thủy Quân Lục Chiến



Thiếu Tá Nguyễn Thành Yên tháng 1 năm 1964,
Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển Thủy Quân Lục Chiến



Thiếu Tá Nguyễn Thế Lương tháng 12 năm 1964,
Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển Thủy Quân Lục Chiến



Thiếu Tá Lê Bá Bình năm 1971
Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển Thủy Quân Lục Chiến.

Ngày 1 tháng 9 năm 1957 Đại Uý Lê Nguyên Khang được ủy thác thành lập Tiểu Ðoàn 3 Sói Biển Thủy Quân Lục Chiến.
Đại Uý Trần Trung Ái, XLTV chức vụ Tiểu đoàn Trưởng một thời gian ngắn rồi được thuyên chuyển về làm Trưởng ban Tâm lý chiến Liên đoàn và Đại Uý Nguyễn kiên Hùng lên thay.
Kể từ năm 1957 đến 1971 Hậu cứ của Tiểu Ðoàn 3 được lần lượt qua các nơi như Thủy Xưởng Miền Đông thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Quân đến trại Hoàng Diệu, trại Chương Dương, trại Ngô Xuân Soạn ở Thủ Đức.
Tử Năm 1971, hậu cứ Tiểu Ðoàn 3 được di chuyển vào Căn Cứ Sóng Thần, Dĩ An.
Sau ngày lễ xuất quân tại Gò Dưa, Thủ Ðức, Tiểu Ðoàn 3 mở những cuộc hành quân an ninh tại Đức Hòa, Đức Huệ (Hậu Nghĩa), yểm trợ mở đường xuyên qua khu rừng Cò Mi sau này là đường xa lộ từ Dĩ An đến Bình Dưong.
Rồi Tiểu Ðoàn 3 bất ngờ đổ bộ lên đảo Phú Quốc, vùng Đá Bạc (U Minh) để phá tan hậu cần của cs.
Tiểu Ðoàn 3 là đơn vị tiên phong đột nhập và tiến chiếm Cổ Thành Quảng Trị cùng với các Tiểu Ðoàn khác trong ngày 15 tháng 9 năm 1972.

Tiểu Ðoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến được chỉ huy bởi các Tiểu Ðoàn Trưởng sau đây: Đại Uý Lê Nguyên Khang tháng 9 năm 1957,
Đại Uý Trần Trung Ái năm 1959, Đại Uý Nguyễn Kiên Hùng năm 1959, Đại Uý Dương Hạnh Phước năm 1962, Đại Uý Mã Viết Bằng tháng 5 năm 1963, Đại Uý Tôn Thất Soạn tháng 12 năm 1963, Thiếu Tá Nguyễn Thành Yên tháng 1 năm 1964,
Thiếu Tá Nguyễn Thế Lương tháng 12 năm 1964, Đại Uý Nguyễn Năng Bảo tháng 6 năm 1966, Thiếu Tá Phạm Văn Sắt tháng 5 năm 1969, Thiếu Tá Lê Bá Bình năm 1971,Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh năm 1972, và Thiếu Tá Nguyễn Văn Sử năm 1974.


Tiểu Đoàn 3 Sói Biển Thủy Quân Lục Chiến và Trận Bàng Long Cai Lậy



Sáng ngày 27 tháng 7 năm 1967, sau cuộc hội thoại của Đại úy Phạm văn Sắt, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến, các sĩ quan tham mưu, các Đại Đội Trưởng đã có mặt đông đủ tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn lúc 10 giờ 30 phút.
Không khí trang nghiêm của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn được thay bằng sự huyên náo bởi tiếng cười vang của trung úy Nguyễn phát Roanh qua đủ thứ dí dỏm, bông đùa giữa các Đại Đội Trưởng với nhau.
“Thẩm quyền” hiện đang bị chĩa mũi dùi là Thiếu Úy Nguyễn văn Bằng (Bằng già) Đại Đội Trưởng Đại Đôi Chỉ Huy cũng chưa biết đối đáp ra sao giữa các giọng cười của các bạn đùa dzai, may mắn lúc đó Đại Úy Phạm văn Sắt nhìn đồng hồ, rồi nghiêm trang nói

- Thôi mời các anh em, chúng ta vào phòng họp, chắc Bắc Ninh sắp về đến Tiểu Đoàn rồi! (Bắc Ninh ám danh thân quen của Thiếu Tá Nguyễn Năng Bảo tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến)

Các Thẩm quyền vừa ổn định xong vị trí trong phòng họp Tiểu Đoàn, thì xe của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng cũng vừa tiến qua cổng chính rồi đậu ngay trước Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn.Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng tiến thẳng đến phòng họp

- “Tất cả , vào hàng phắc!”

Toàn bộ quân nhân nơi phòng họp đều nghiêm chỉnh đứng lên theo lệnh của Đại Úy Tiểu Đoàn Phó để chào Bắc Ninh

- “Cám ơn tất cả anh em!”

và tiếp tục Bắc Ninh ban lệnh tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ (tính của Bắc Ninh không thích dài dòng)

- Ngày mai Tiểu Đoàn 3 sẽ được không vận đến vùng tập trung.
Địa điểm bốc quân tại làng Đại Học cạnh ngã tư xa lộ, Tiểu Đoàn phải có mặt và sắp toán xong xuôi trước 8 giờ sáng tại bãi bốc.
Thứ tự Đại Đội 1 rồi Đại Đội 2, Đại Đội Chỉ Huy kế tiếp là Đại Đội 3, Đại Đội 4 và cuối cùng là Hậu trạm.
Bộ Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến sẽ cung ứng quân xa cùng Quân Cảnh dẫn đường để di chuyển toàn bộ Tiểu Đoàn đến bãi bốc.
Đoàn xe sẵn sàng tại sân cờ lúc 5 giờ sáng.
Một đơn vị hoả lực, và 6 ngày lương khô. Các đại đội tác chiến không đem súng cối 60 ly, nhưng tăng cường đại liên 60 và đại bác SKZ 57.
Chỉ huy hậu cứ dùng phương tiện cơ hữu của Tiểu Đoàn để chuyển số quân nhân về trễ ra ngay bãi bốc.
Tôi sẽ cùng với Trung úy Tiền ban 3, Thượng sĩ nhất Hào ban 2, và Trung sĩ nhất Pau hậu trạm cùng đi chuyến đầu với đại đội 1. Đại úy Tiểu Đoàn Phó sẽ phụ trách việc điều động Tiểu Đoàn đến vùng tập trung .
Hệ thống liên lạc vẫn giữ như cũ và đặc lệnh truyền tin mới sẽ được phổ biến khi đến vùng tập trung.
Tiểu đoàn sẽ khởi hành lúc 6 giờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1967, và bây giờ là 12 giờ 5 phút trưa ngày 27 tháng 7 năm 1967.

Trong lúc các sĩ quan điều chỉnh lại giờ, thiếu tá quay sang đại úy Tiểu Đoàn Phó

- Đại tá Tham Mưu Trưởng sư đoàn sau khi nói chuyện với tôi xong liền ra xe đi họp ngay có Thiếu Tá Đỗ Kỳ trưởng phòng 3 sư đoàn tháp tùng.






Thiếu Tá Hoàng thích Thông và Thiếu Tá Nguyễn thành Trí

Chắc chắn sáng ngày mai, Thiếu Tá Hoàng Thích Thông chiến đoàn trưởng chiến đoàn A, Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 và tôi sẽ gặp lại Đại tá Tham Mưu Trưởng để nhận thêm chi tiết.
Ngày mai khi đến vùng tập trung sẽ có Trung Úy Nguyễn kim Tiền hướng dẫn các đại đội đến vị trí đóng quân.
Anh rán lo vận chuyển hết cả đơn vị tại bãi bốc.

Bắc Ninh nhìn xuống phòng họp

- Anh em có ai cần hỏi thêm điều gì không?
Nếu không anh em có thể về lo thu xếp đơn vị mình. Cám ơn tất cả.

Doanh trại Tiểu Đoàn nhộn nhịp, văn phòng các Đại Đội, các nhà kho cấp phát vũ khí, đạn dược, mọi trang bị hành quân, phòng ngủ của binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan vang vọng tiếng cười, với tinh thần sẵn sàng chấp nhận tất cả để hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc hành quân sắp tới, trong truyền thống Binh Chủng “Đập tan bất cứ đơn vị sừng sỏ nào của địch tại bất kỳ chiến trường nào”

Để cho việc chuẩn bị chu đáo và có thì giờ nghĩ ngơi, nên cuộc họp tại bộ chỉ huy Đại Đội, tôi đã ban lệnh thật ngắn gọn, đầy đủ những nhu cầu cần thiết cho cuộc hành quân.
Thiếu úy Nguyễn phúc Định (Định Quán) trung đội trưởng trung đội 1 kiêm nhiệm chức vụ đại đội phó thay trung úy Đinh long Thành đang học Anh ngữ du học Hoa Kỳ.

Đại Đội sẽ được không vận đầu tiên, thứ tự di chuyển từng trung đội, cũng như sắp toán tại làng Đại Học.
Tôi và hai hiệu thính viên sẽ đi toán đầu của trung đội 3, thiếu úy Định sẽ đi vào toán cuối cùng của đại đội.
Chuẩn úy Nguyễn ngọc Ẩn (An Giang) trung đội trưởng trung đội súng nặng trang bị bốn tổ đại liên, hai tổ đại bác không giật 57 ly SKZ và một tổ súng cối 60 ly. Mỗi khẩu SKZ cần ba quả đạn chài, còn lại là đạn xuyên phá.

Liên lạc nội bộ theo tầng số hiện hành, và sẽ có đặc lệnh truyền tin mới trước khi hành quân.
Bây giờ là 12 giờ 45 trưa, nếu không có gì cần hỏi thêm, các sĩ quan và hạ sĩ quan có thể rời phòng họp về lo cho đơn vị.

Người quân nhân Tiểu Đoàn 3 hùng dũng lên đường, để lại vợ đang dõi mắt nhìn theo đoàn xe thoáng qua nhà, bên con thơ say nồng trong giấc ngủ, miệng nguyện cầu bình an cho người nơi trận tuyến.
Cuộc chuyển quân bằng trực thăng đã hoàn tất, toàn bộ tiểu đoàn có mặt tại căn cứ Đồng Tâm, của sư đoàn 9 Bộ Binh Hoa Kỳ lúc 12 giờ 30 trưa.
Mỗi đại đội tạm nghĩ trong ba cái lều rộng thênh thang, đón gió mát, mang hương thơm đồng nội.
Binh sĩ lo lau chùi vũ khí, sĩ quan lo ráp bản đồ liên hợp mà vùng hành quân là ruộng và thôn xóm nằm giữa quốc lộ 4 với sông Cửu Long ngăn đôi hai tỉnh Mỹ Tho và Bến Tre.

Tại phòng họp Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 3 gồm có Đại úy Phạm văn Sắt (Sông Hương) Tiểu Đoàn Phó, Thiếu úy Bằng (Bắc Thái) Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy, Trung úy Lê bá Bình (Bắc Giang) Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, Trung úy Vũ mạnh Hùng (Hòa Vang) Đại Đội Trưởng Đại Đội 2, Đại úy Đạt (Định Tường) Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Trung úy Nguyễn phát Roanh (Rạch Giá) Đại Đội Trưởng Đại Đội 4.
Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng ban lệnh hành quân:

- Vùng hành quân nằm gọn trong khu tứ giác Ấp Bắc (phía Bắc), xóm Cả Mít (phía tây), Vĩnh Kim (phía Đông) và Phú Phong (phía Nam ).
Tuy vẫn thường có mưa, nhưng những cánh đồng mênh mông vẫn còn là những bãi đáp lý tưởng.
Mặc dù dọc theo các sông rạch thường được tập trung bởi các xóm làng dân chúng, nơi mà các đơn vị việt cộng hay trà trộn hoặc dưỡng quân.
Hai con sông Tiền Giang (sông Mỹ Tho) và sông Sầm Giang sẽ hạn chế từ hướng Bắc xuống Nam dọc theo hướng Đông Tây của các mục tiêu sẽ do Tiểu Đoàn 3 của chúng ta tiến chiếm.
Về thời tiết sẽ có một cơn mưa vào tối nay và sẽ tạnh vào sáng mai.
Những ngày kế tiếp nắng ráo. sau 9 giờ sáng tâm nhìn xa trên 10 cây số.


Thiếu Tá Hoàng thích Thông


Thiếu Tá Hoàng thích Thông chiến đoàn trưởng chiến đoàn A (cùng ban tham mưu chiến đoàn với đơn vị viễn thám) sẽ điều động Tiểu Đoàn 4 vào vùng nếu Tiểu Đoàn 3 gặp sự kháng cự mãnh liệt của việt cộng.

Tiểu Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến thuộc Chiến Đoàn A Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến được trực thăng vận, tiến chiếm các mục tiêu 1, 2 và 3 vào giờ G ngày N. Để giử yếu tố bất ngờ, bãi đổ quân sẽ không được dọn trước.

Tiểu Đoàn Phó chỉ huy cánh B gồm Đại Đội 1 và Đại Đội 4 đổ quân trước tiên, sau đó là cánh A,Đại Đội 3, Đại Đội Chỉ Huy và Đại Đội 2.
Trước khi Đại Đội 3 cất cánh, tôi sẽ lên bao vùng, quan sát và điều động đổ quân để giúp Tiểu Đoàn Phó rảnh tay điều động các cánh quân tiến chiếm mục tiêu.

Trước khi rời Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn Bắc Ninh không quên nhắc Sông Hương hãy lưu tâm về việc phối hợp kế hoạch tác xạ thật chặt chẻ của đại đội 1 và đại đội 4 để tránh gây thiệt hại bởi ngộ nhận hoặc các đơn vị địch lọt vào giữa hai cánh quân. Biểu tín hiệu (ground signal), khói màu sẽ được cấp phát cho đến cấp trung đội.

Hiện diện trong phòng họp từ tiểu đoàn phó, các sĩ quan ban tham mưu, tất cả các sĩ quan của đại đội, mọi người đều nắm vững toàn bộ lệnh hành quân.

8 giờ sáng ngày 30 tháng 7 năm 1967.


Các đơn vị đã sẵn sàng tại bãi bốc từ lúc 6 giờ rưỡi sáng.
Từ xa đoàn trực thăng bay theo đội hình hai hàng dọc từ từ đáp xuống. Các chiến binh thuộc đại đội 1 theo từng toán người khum xuống chạy thẳng vào và leo lên trực thăng. Như được lệnh, cánh quạt quây mạnh và trực thăng nhấc bổng lên bay về hướng Đông lúc 8 giờ 2 phút sáng. Theo dõi trên bản đồ và địa bàn suốt 15 phút bay, từ hướng Đông rồi chuyển về hướng Bắc, sau đó lại đổi về hướng Tây, bay dọc theo quốc lộ 4. Bất thình h trực thăng của tôi lắc mạnh, trực thăng đổi về hướng Nam đồng thời bay xà xuống thấp với tốc độ thật nhanh lướt qua trên các ngọn cây. Khi vượt qua sông Sầm Giang, đoàn trực thăng đổi về hướng Tây tiến nhanh đến bãi đáp. Hoả tiển, đại liên nhiều nòng, M.79 đua nhau khai hoả từ các trực thăng võ trang cũng như các trực thăng chở quân đã làm đối phương hoảng loạn, họ bị một lưới lửa khổng lồ bất thần chụp xuống và rút vào xóm làng (mục tiêu 1)

Sông Hương (Đại úy Tiểu Đoàn Phó) đang ở trên vùng, quan sát rõ mục tiêu, ông gọi Bắc Giang

- Bảo Lộc đây Bạch Hổ gọi, trả lời.

- Bắc Giang đang nghe Sông Hương.

- Tôi thấy cánh quân tiên phong của Bắc Giang đã đổ bộ và đang truy kích địch chạy về hướng Tây, hãy cẩn thận.

Tôi gọi ngay cho Thiếu Úy Định điều động con cái bám chặt vào địa thế vì đại đội đang đổ quân. Trực thăng chở Bp65 Chỉ Huy đại đội đang là là đáp, bất thần lãnh ngay mấy phát đạn, người phi công phụ bị gãy tay trái nên phải đáp khẫn cấp. Khoảng cách không cao nên chúng tôi thoát ra an toàn trước khi trực thăng chạm đất. Khi điều động đơn vị, tôi có báo cho "Phi công trưởng" biết tôi có để lại 4 quân nhân có nhiệm vụ bảo vệ phi hành đoàn.

Mười lăm phút trôi qua, các trung đội đều chạm súng, nặng nhất là hứng Tây, Tây Bắc của cánh B gồm hai trung đội 1 và 2 của đại đội. Với sự yểm trợ phối hợp liên tục của không quân và pháo binh, các tổ chiến đấu 3 người đã lanh lẹ chiếm được một số nhà ngoài bìa làng và ngoài ruộng trống để mở rộng bãi đáp.

Đại úy Tiểu Đoàn Phó lại gọi

- Bảo Lộc đây Bạch Hổ

- Bắc Giang tôi nghe Sông Hương, Sông Hương có thấy các màu cam (biểu tín hiệu màu cam) không

- Tôi nhận thấy rồi. Con cái của Bắc Giang nằm dọc theo màu cam, còn những đứa nằm ngoài đồng thuộc về ai.

- Chúng mang dép râu và hai lần tư tưởng (tt ngụy thoại tử thương) rồi. Sơ khởi 17

- Quá đẹp, chuẩn bị khói để con cái Rừng Sát tránh ngộ nhận

- Nghe rõ, và Sông Hương cho dẹp cái xóm nhà kinh ngang mục tiêu 1 theo hướng Đông sang Tây, chúng đốt pháo dữ quá (VC bắn ra dữ quá)

- Tôi thoả mãn cho anh ngay.

Đoàn trực thăng chở đại đội 4 từ hướng Đông hiện rõ dần.
Những trái khói màu vàng được ném ra, liền sau đó tiếng của trung úy Nguyễn phát Roanh trên tầng số liên lạc

- Rạch Giá đã thấy nhà của Bảo Lộc (đại đội 1) rồi.

Bắc Giang dặn dò

- Rạch Giá cẩn thận vùng phía bắc, đông bắc và đông nam, có nhiều loại nhạc cụ mạnh (súng cộng đồng) hòa tấu

- Tôi nghe rõ. Cám ơn Bắc Giang.

Như đã hẹn trước, hỏa lực của đại đội 1 dồn dập trấn áp địch quân để yểm trợ đoàn trực thăng xà xuống bãi đáp. Trên phòng tuyến, Chuẩn úy Ẩn (An Giang) và con cái đã chiếm xong căn nhà cuối bìa làng. Không quân oanh tạc dọc theo kinh ngang truớc mặt cánh B của đại đội.

Từ trực thăng, đại đội 4 túa ra như đàn ong vỡ tổ, họ nhanh chóng bám vào các bờ đê ngoài ruộng trống. Những cột khói trắng bốc lên do tiếng nổ của súng cối 82 ly pháo vào bãi đáp. Bất chợt hạ sĩ Thanh khều nhẹ tôi và chỉ những cụm khói đen trên bầu trời xen giữa khoảng cách các chiếc trực thăng lên xuống. Tôi thoáng nhận định về đon vị địch, với trang bị súng phòng không.

__________________


Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Sau khi gia đình Rạch Giá ổn định, đại úy Phạm văn Sắt tiểu đoàn phó đáp xuống tháp tùng cùng đại đội 1. Bắc Ninh đã lên vùng quan sát và huớng dẫn toàn bộ. Các chiến sĩ mũ xanh của hai đại đội yểm trợ nhau tiến từng bước rất chậm vì hỏa lực hùng hậu của đối phương.
Tuy nhiên hai đại đội đã kiểm soát toàn bộ các căn nhà bìa làng với sự tổn thất

- Đại đội 1: một bị thương nhẹ, ba bị thương nặng, hai tử thương
- Đại đội 4: ba bị thương nặng, hai tữ thương (Chuẩn úy Rái trung đội trưởng hy sinh)


Địch: mười lăm chết (bảy do đại đội 1 và 8 do đãi đội 4)
mười bảy chết ngoài đồng và ven làng do đại đội 1 và trực thăng võ trang Hoa Kỳ xạ kích lúc đổ quân.


Hoa Kỳ: một phi công bị thương cùng một UH1B bị thiệt hại. Năm phút sau toàn bộ phi hành đoàn và phi công bị thương được bốc ra khỏi vùng.

Ánh nắng chói chan không một ngọn gió, thời tiết khá nóng, trộn lẫn mùi khét lửa đạn làm cho chiến trường nóng bỏng gấp bội..
Trong lúc đang hội ý Sông Hương và Rạch Giá,

về việc phải triệt hạ ngay căn nhà có vũ khí phòng không, tôi cho lệnh trung đội 3 đang ở hướng Đông về bố trí hướng Nam thay cho trung đội súng nặng để tuyến của hai đại đội 1 và 4 đủ rộng cho việc điều quân.

Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng gọi Đại úy Tiểu Đoàn Phó

- Bạch Hổ đây Bạch Long

- Sông Hương tôi nghe Bắc Ninh

- Tình hình con cái ra sao rồi?

- Trình Bắc Ninh, càng tiến sâu vào làng, hòa lực của địch càng mãnh liệt, xin Bắc Ninh cho triệt hạ, tôi bảo đảm không có dân.

- Được rồi, anh cho đốt thuốc lên, tôi sẽ thỏa mãn cho.

Bắc Ninh cũng cho biết gia đình Đà Lạt (Đại úy Phạm dương Đạt) vừa rời bãi bốc.

Sau khi khói màu và biểu tín hiệu được xác nhận, những trái hỏa tiển (rocket) phóng ra từ những chiếc trực thăng võ trang lao thẳng xuống, nổ ầm vang, cày nát cả một vùng dài dọc theo kinh ngang của mục tiêu 1 tử Đông sang Tây.

Chợt tiếng Bắc Ninh trên tầng số

- Bạch Hổ đây Bạch Long, con cái vừa đốt thêm thuốc, sao con cái Sông Hương tiến quá nhanh vậy?

- Trình Bắc Ninh, Bảo Lộc (Đại Đội 1) và Rừng Sát (Đại Đội 4) đang dậm chân tại chổ.

- Con cái còn hút thuốc nữa không? Tôi thấy khói vàng khắp nơi .

Ngay lập tức, Sông Hương cho lệnh ngưng dùng khói màu và chỉ còn biểu tín hiệu mà thôi.
Sông Hương và tôi cùng một ý nghĩ, địch đã xử dụng khói cùng màu (sau khi quan sát hướng chúng tôi) với ý đồ vô hiệu quá viễc yểm trợ khốc liệt của không quân.
Tôi chợt thoáng nghĩ cách thức dùng khói màu hỗn hợp trắng tím xanh, cả hai đại đội sẵn sàng và đích thân các trung đội trưởng thực hiện khi nhận lệnh.
Các cột khói bốc lên cao.
Tiếng Bắc Ninh hòa lẫn tiếng cánh quạt trên máy âm thoại

- Tôi đã thấy rất rõ, tốt lắm

- Từ đó về hướng Bắc 500 thước, xin Bắc Ninh cho cày nát, Bắc Giang và Rạch Giá đang tiến chiếm các căn nhà có vũ khí cộng đồng bắn ra như pháo Tết

- Được, tôi sẽ thòa mãn cho anh ngay.

Trung đội 3 đã trám xong hướng bố phòng cho trung đội 4.
Tuy là trung đội súng nặng, nhưng theo tinh thần buổi họp tại Bộ Chỉ Huy Đại Đội, chuẩn úy Nguyễn Ngọc Ẩn (An Giang) đã tổ chức sẵn khi rời khỏi các trực thăng,, An Giang đã điều động toàn bộ trung đội để tác chiến, chỉ để lại Trung Sĩ I Louis điều khiển khẩu đội súng cối 60 ly gồm 5 người bên cạnh Bộ Chỉ Huy Đại Đội.
Trung đội (-) của An Giang đang dồn địch vào một điểm quyết định.
Hỏa lực đại liên và đại bàc không giật SKZ 57 ly tiếp tục phát ra từ hướng làng phía Nam mục tiêu 1.
Tôi vội vàng hỏi

- Xích Long (trung đội 4) đây Bão Biển

- An Giang tôi nghe Bắc Giang

- Tình hình bên đó thế nào?

- Trình Bắc Giang, chúng tôi đang lùa đám VC còn sót lại chạy thoát qua căn nhà hiện con cái đang bao vây dứt điểm.
Sơ khởi hạ được 5 tên cùng 5 AK, chờ khi xong căn nhà này sẽ có tổng kết sau.

- Rất đáng ca ngợi, nhờ anh chuyển lời khen về công lao đã đạt đến các anh em "Cảm tử quân" Xích Long

Súng địch vẫn tác xạ ào ạt vào tuyến đầu của đại đội 1 và đại đội 4 nhưng chẳng gây thiệt hại nào cả, có lẽ đối phương muốn che át âm thanh của súng cối 82 ly đang pháo vào bãi đáp, nơi đại đội 3 đổ quân.

- Đà Lạt đây Bạch Long

- Định Tường tôi nghe Bắc Ninh

- Định Tường có thấy cột khói của Rạch Giá hướng Tây Bắc không?

- Tôi thấy rất rõ

- Bên trái cột khói tức về hướng Tây là Rừng Sát, anh cho con cái tiến chiếm vế hướng Bắc, bung rộng, lục soát kỹ hướng Đông, nhớ liên lạc chặt chẻ với Rạch Giá và nhận lệnh của Sông Hương.

Đà Lạt báo cáo cho Sông Hưong việc con cái đang tiến hành theo dự tính.

- Sông Hương nhận rõ, cố gắng bắt tay với Rừng Sát.

- Chúng tôi đã gặp nhau rồi.

Cuộc chiến đến lúc quyết liệt, cả 2 đại đội của cánh B quyết ủi sạch mục tiêu, địch quân cố gắng bám chặt vị trí, Thiếu úy Nguyễn phúc Định (Định Quán) đã phải dùng toàn bộ hỏa lực của trung đội 2 do Thiếu úy Võ văn Đức chỉ huy để yểm trợ cho trung đội 4 súng nặng thanh toán căn nhà đang bao vây. Tôi nghe bốn tiếng nổ lớn về hướng đó.

- Bão Biển đây Xích Long

- Bắc Giang tôi nghe

- Trình Bắc Giang, thẩm quyền An Giang, Hạ sĩ Xê và Binh I Phước đi phép dài hạn rồi

Tôi quá sững sờ

- Cái gì!?

- Trình Bắc Giang sau khi đại bác 57 ly không giật thanh toán xong hỏa lực địch trong căn nhà, ba người tức tốc xông vào nhà thì bị một quả lựu đạn của một tên VC bị thương nặng quăng ra.

Hạ sị Hạnh (râu kẻm) nhào vô làm sạch.
Sáu xác VC nằm trong nhà với một súng thượng liên, ba súng AK và hai súng trường bá đỏ.

Tôi cho lệnh Trung sĩ Tô Ghết trung đội phó bám chặt vị trí cho đến khi trung đội 3 của thiếu úy Thọ được điều động đến thay thế. và bảo vệ hông trái (hướng Tây) trục tiến quân của đại đội. Trung đội 4 về giử mặt hậu cho Bộ Chỉ Huy Đại Đội 1, đồng thời Thượng sĩ I Bưởi thường vụ đại đội tạm thời xử lý trung đội trưởng.

Sau khi nhận báo cáo của đại đội 1, Bắc Ninh cho lệnh tất cả con cái bám chặt vị trí, theo dõi sát địch tình và lo ngay cho các anh em bị ghẻ lở.
Tuy các đơn vị tạm ngừng tiến quân, nhưng tiếng súng dò dẫm và ngăn chận vẫn còn, xen lẫn tiếng nổ của hỏa tiễn do trực thăng võ trang phóng vào khu có địch.

Từ cánh B của đại đội, thiếu úy Định cho biết vị trí súng cộng đồng trong căn nhà thuộc vùng trách nhiệm của đại đội 4, tất cả theo dõi và sẵn sàng hỏa lực để yểm trợ.
Súng vang rền mãnh liệt, tiếng nổ khiếp đảm của đạn M79 tập trung dứt điểm.
Trên máy đàm thoại, đại đội 4 tịch thu 1 đại liên 30, hạ sát 2 việt cộng và bắt sống 2 tên, gia đình có 2 bị thương.
Khai thác sơ khởi đây là đơn vị súng nặng trợ lực tiểu đoàn 623, mới về ém quân hôm qua trong vùng này.
Tên Hồ Thin là tổ trưởng đại liên vừa bị tịch thu.
Đại đội 4 được lệnh giải giao tất cả về phía sau cho Sông Hương.

Hỏa lực địch tập trung vào đoàn trực thăng đang đổ đại đội chỉ huy và một phần của đại đội 2, các chiếc trực thăng không bị thiệt hại chỉ có 4 binh sĩ đại đội 2 bị thương bởi súng cối 82 ly. Các đơn vị trên chạm tuyến vẫn giử im lặng, quan sát vị trí hỏa lực của địch để có kế hoạch tấn kích hữu hiệu sau.

Vào lúc xế trưa, Bắc Ninh cho biết Thiếu tá Thông chiến đoàn trưởng chiến đoàn A đã vào vùng và thả Vũng tàu (Tiểu Đoàn 4) xuống ở hướng Bắc cách ta 3 cây số, vì thế ông quyết định mọi sự yểm trợ được hạn chế trong vùng 31 - 44 và 31,6 - 42. ông đã xin tối đa hỏa lực đánh từ đông sang tây, và khi không yểm chuyển hướng, các đơn vị tấn công ngay các điểm đã lựa chọn.
Kế hoạch tấn công ban xuống đại đội và từ đại đội chỉ thị cho trung đội, từ đó xuống tiểu đội và từng binh sĩ.
Nhân lúc địch phải ẩn núp trước những đợt không yểm tới tấp, và sau đó trực thăng võ trang thay nhau tác xạ vào các điểm được yêu cầu, tôi cùng hai hiệu thính viên, người liên lạc viên và cận vệ theo tổ đại bác SKZ 57 ly tăng cường cho thiếu úy Định, lên tận tuyến đầu để quan sát hầu góp ý với hai trung đội 1 và 2 trước khi tấn chiếm căn nhà có khẩu đại liên phòng không 12 ly7, đồng thời liên lạc với đại đội 4 để yểm trợ hỏa lực giúp sức cho đại đội 1 triệt hạ mục tiêu đã gây trở ngại cho bước tiến của cánh B.
Hỏa lực không yểm vừa chuyển hướng, như có tiếng còi thúc quân, toàn bộ vũ khí bộ chiến mãnh liệt khai hỏa, tiếng xung phong hối thúc các tổ di động rời vị trí để vượt lên, thẳng vào các điểm ấn định.
Địch bắn trả dữ dội với ý định ngăn cản bước tiến của các dũng sĩ Cọp Biển đang quyết tâm dẫm nát mục tiêu.
Sau 8 phát đạn từ đại bác không giật 57 ly, nhanh như sóc, các tổ di động với hỏa lực yểm trợ nhau, trung đội 1 và trung đội 2 tràn lên thanh toán ngay tức khắc.
Thiếu úy Định cho biết tịch thu đại liên 12 ly 7 và 7 AK 47 hạ sát 8 tên, ta có hai hy sinh và một bị thương

Tôi đang cho lệnh cánh B củng cố vị trí cùng yểm trợ cho đại đội 4 tiến chiếm các yếu điểm, sẽ có người thu xếp cho anh em thương vong. bổng tôi nghe tiếng la của hạ sĩ Thanh cận vệ

- Việt cộng

Thanh phóng người xô hiệu thính viên ngả lên tôi làm cả hai té nhào xuống đất.
Hai loạt súng của Thanh và tên việt cộng vừa bật hầm từ dướt đầt trồi lên. Tên địch nằm vắt trên miệng hầm, Thanh lảo đảo với người đẫm đầy máu, chúng tôi chồm dậy, Thanh mang máy cho quả lựu đạn M 26 vào miệng hầm,

Trong hơi thở đứt khoảng, hạ sĩ Thanh thều thào

- Trung úy và thằng Thanh mang máy có sao không?
Em xin lỗi đã phải xô Trung úy và thằng Thanh mang máy té!

Cố nén niềm cảm xúc mãnh liệt và nổi đau thắt trong tâm can, tôi cố trấn an

- Không sao! không sao! Chú không có lỗi gì hết, chú đã anh dũng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Thanh mang máy và tôi, Hãy cố gắng nằm yên, trực thăng tản thương đang đến.

Hạ sĩ Thanh chợt mở to đôi mắt, tay bám chặt vào tay tôi, rướn người lên, từng tiếng thoát nhẹ qua bờ môi

- Thủy....quân...lục...chiến. ..

Anh lịm dần, đầu gục vào ngực tôi

Tôi báo cáo về Sông Hương mọi diễn tiến, bổng tiếng Bắc Ninh trên tầng số

- Tuyệt! Tôi sẽ tận dụng hỏa yểm cày nát phần còn lại, để yểm trợ và giải quyết con cái đi phép (thương vong) và chiến lợi phẩm.
Bắc Giang và Rạch Giá nhớ cho đánh dấu tiền quân bằng biểu tín hiệu, và biểu tín hiệu cùng khói màu tím cho bãi đáp.

Cả hai thẩm quyền đáp nhận rõ.

- Bảo Lộc đây Bạch Hổ

- Bắc Giang nghe Sông Hương

- Cánh trái của Rạch Giá đã thấy con cái Bắc Giang lập được đầu cầu phía bắc con rắn xanh, như vậy Bắc Giang dùng tối đa hỏa lực yểm trợ phủ mặt cho Rạch Giá cởi rắn

- Bắc Giang nhận rõ và sẵn sàng

Trực thăng bốc thương binh và chiến lợi phẩm đã đem đạn dược tiếp tế cho các đơn vị, nhờ vậy cánh B của thiếu úy Định tập trung hỏa lực cày nát căn nhà dọc theo bờ sông yểm trợ thằng con bên trái của Rạch Giá qua sông nhanh hơn.

- Bắc Giang đây Rạch Giá, hãy cho chuyển xạ, con của "moi" bám vào được rồi đó.

- Bắc Giang nhận Rạch Giá năm trên năm.

Thiếu úy Định vừa cho hai trung đội chuyển hướng tác xạ, thì như có tiếng còi xung trận, đạn M79 nổ mãnh liệt, sau đó là tiếng lựu đạn, đứa con đầu của đại đội 4 chiếm xong mục tiêu.
Trong lúc hướng Bắc đang bận rộn, bổng bên mặt trái của đại đội, trung đội 3 của thiếu úy Thọ tác xạ vào toán địch tháo chạy qua xóm nhà phía Tây.


Tôi báo về Sông Hương địch đang lui về hướng tây, và xin oanh kích ưu tiên trước khi trời tối vào toạ độ 31,12 và 44,15 kéo dài đến 31 và 45,18, tôi cũng dự đoán cường độ hỏa lực của địch tuy đã giảm nhưng vẫn còn mạnh, không ngoài mục đích tạo nên thế đoạn chiến hoặc cố thủ, chờ cho bóng đêm buông xuống.
Tôi củng trình bày ý định là khi ngừng oanh kích, đại đội sẽ tràn lên để loại đối phương ra khỏi xóm làng kế tiếp trước khi mặt trời lặn.

Đại đội 4 của Rạch Giá tịch thu một đại liên 30, sáu khẩu AK 47, sáu xác địch trên trận địa, bắt sống bốn tù binh. Đơn vị tổn thất hai hy sinh và năm bị thương.

Cuộc oanh kích chấm dứt vào lúc gần sáu giờ chiều, hai đại đội 1 và 4 của cánh B hàng ngang hỏa lực yểm trợ cho nhau dũng cảm vượt qua lưới đạn của địch và đã ủi sạch một số vị trí cố thủ. Đại đội 1 đếm được chín xác chết thu chín khẩu AK, tôn thất với bốn người bị thương, bên đại đội 4 tịch thu hai thượng liên, mười một khẩu AK, mười ba xác chết, tổn thất ba người hy sinh và hai bị thương.
Cánh B vẫn tiếp tục tiến quân mặc cho hỏa lực địch vẫn cố gắng cầm cự trong cái nắng chiều sắp tắt.
Kế hoạch tấn công ban đêm được phát hoạ, tôi bàn tính cùng thiếu úy Định và thiếu úy Thọ về tổ chức các toán trang bị nhẹ và gọn, lanh lẹ lòn lách các bụi lùm trong bóng tối, để tiến sát và dùng lựu đạn sát hại địch quân.
Cơm gạo sấy với nước lạnh và thịt hộp nhanh chóng hỗ trợ thêm sức mạnh để thi hành nhiệm vụ.

Đại úy tiểu đoàn phó vừa cho biết Bắc Ninh chấp thuận kế hoạch tấn công đêm, nhưng lưu ý hai đại đội phải phối hợp thật chặt chẽ để tránh ngộ nhận., và vùng tấn kích sẽ được soi sáng liên tục.
Địch trong vị thế phòng thủ, ta trong thế di động tấn kích vì thế tôi và Rạch Giá đề nghị soi sáng một đợt rồi chấm dứt cho tới khi có sự yêu cầu.
Nhờ ánh sáng hỏa châu từ phía sau lưng địch, các toán tấn kích nhận địch rõ mục tiêu, khi bóng tối trở lại, các toán tập cho mắt nhìn thấy trong cảnh vật đêm, mấy đứa con của đại đội 1 và đại đội 4 liên lạc được bằng sự quan sát.
Thời gian trôi nhanh trong lúc các toán tiến rất là chậm.
Các tổ đột phá của đại đội 1 có những khuôn mặt lì lợm như các hạ sĩ Thạch Khun, Châu Mary Sary, Huỳnh văn Lượm, Nguyễn ngọc Sương, Lý Huong và Thạch Uong. Tất cả đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ bằng sở trường lưởi lê và lựu đạn mở đường cho đơn vị chiếm được toàn bộ của mục tiêu 1 đến bờ nam của con rạch ở hướng tây của con rạch Thông Lưu . Tổn thất đại đội 1 với bốn bị thương nhẹ, đại đội 4 có bảy người bị thương đánh đổi hai mươi bảy xác địch, cùng một súng cối 82 ly, một súng cối 61 ly, hai thượng liên và mười tám khẩu AK.
Thế là qua một đêm không ngủ, khoảng 2 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1967 dưới ánh hỏa châu sáng rực trên bầu trời, các quân nhân của cánh B vẫn linh hoạt di chuyển lục soát.
Một giờ sau cánh B đã hoàn toàn kiểm soát hết mục tiêu 1, và được lệnh tạm thời bố trí phòng thủ chờ lệnh.


Thình h lúc 4giờ 5 phút sáng, một lực lượng việt cộng khai hỏa tấn công chính diện đại đội 2 với B40, SKZ 75 ly và AK. Đại úy Tiểu Đoàn Phó đã bị thương ngay đợt khai hỏa đầu tiên, cánh A mất liên lạc với cánh B.
Đại đội 2 chống cự mãnh liệt, Bắc Ninh trực tiếp điều động trên máy

-.. Định Tường (đại úy Đạt đại đội 4) phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị Viễn Thám, lưu ý hướng Tây va Tây Nam tăng cường bảo vệ Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn và Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn.
Riêng đại đội 1, Bắc Giang cho đánh thẳng vào cạnh sườn địch ở hướng Nam - Đông Nam.

- Định Tường nhận rõ

- Bắc Giang nhận 5/5!

Cứu binh như cứu lửa, phản ứng cấp thời tôi phóng ngay trung đội 3 của thiếu úy Thọ vào cạnh sườn địch, và đưa trung đội 2 của thiếu úy Đức tràn lên bên cánh phải tấn công vào lực lượng VC. Toàn bộ hỏa lực của chúng phải quay sang đối phó đại đội 1 để chống đỡ. Khi Bắc Giang điều động hai trung đội đi tiếp ứng, Rạch Giá đã mở rộng thay thế và bảo vệ mặt hậu cho đại đội 1.

Tôi liên lạc trung úy Nguyễn kim Tiền trưởng ban 3 tiểu đoàn để xin soi sáng liên tục cận tuyến của đại đội 2 và thấp xuống cho nhận diện được vị trí địch rõ ràng hơn để ủi vào đúng cạnh sườn của chúng, đồng thời nhờ trưởng ban 3 thông báo kịp thời đại đội 2, đại đội 4 và đơn vị Viễn Thám tránh tác xạ về hướng đại đội 1 đang tấn kích.


Địch bị đại đội 2 cùng toán Viễn Thám dũng cảm chống giử ở kháng tuyến chính, lại bị đại đội 1 bất thần tấn công ngang hông, kế hoạch bị vỡ, địch phải bỏ hàng ngũ tháo chạy về hướng đông nam. Tiếng súng thưa dần, rồi im hẵn lúc bình minh. Địch không kéo kịp 11 xác đồng bọn, một B41, bốn B40, một thượng liên và năm khẩu AK.Đại đội 2 có bốn hy sinh, tám quân nhân bị thương, toán Viễn Thám có bảy bị thương.
Đại đội 1 bắn hạ mười chín tên, tịch thu một đại bác không giật 75 DKZ, hai B41, ba B40, hai thượng liên và bảy AK. Toàn bộ vũ khí tiểu đoàn được bảo toàn.
Nhiệm vụ của tiểu đoàn 3 đã hoàn thành, vào lúc 9 giờ 47 phút sáng ngày 31 tháng 7 năm 1967, đoàn trực thăng khởi đầu xuống bốc lần lượt bộ chỉ huy chiến đoàn A , tiểu đoàn 3 và tiểu đoàn 4 về tập trung tại Đồng Tâm, chuẩn bị tiếp đón phái đoàn Chính Phủ .


Thiếu tướng Nguyễn cao Kỳ Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, Đại tướng Cao văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, Trung tướng Lê nguyên Khang Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Trung tướng Nguyễn văn Mạnh Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Đại tá Bùi thế Lân Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến cùng quan khách cao cấp Việt - Mỹ đến thăm và ủy lạo.

Ngày hôm sau Tiểu đoàn 3 được chở về hậu cứ ở Thủ Đức, ứng chiến cho Bộ Tổng Tham Mưu và chuẩn bị cho nhiệm vụ đang chờ.



Mũ Xanh Lê Bá Bình

__________________



Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư Thủy Quân Lục Chiến





Tiểu Ðoàn Trưởng đầu tiên của Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư Thủy Quân Lục Chiến
là Đại Úy Bùi Thế Lân và Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Tôn Thất Soạn





Năm 1969 là Đại Tá Tôn Thất Soạn

Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư Thủy Quân Lục Chiến được thành lập tại trại Cửu Long, Thị Nghè, Gia Định vào đầu tháng 9 năm 1961.
Sau khi hoàn tất huấn luyện, Tiểu Đoàn di chuyển đồn trú hậu cứ tại trại Hoàng Hoa Thám, đường Lê Lợi, thị xã Vũng Tàu vào đầu tháng 3 năm 1962.
Tiểu Ðoàn Trưởng đầu tiên là Đại Úy Bùi Thế Lân và Tiểu Đoàn Phó là Đại Úy Tôn Thất Soạn vừa mản khóa Tham Mưu Hành quân Thủy Bộ Mỹ trở về.
Lần xuất quân đầu tiên mang tên Sơn Dương 2, những Cọp Biển Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến đã thực hiện một cuộc hành quân đổ bộ vô tiền khoáng hậu trong lịch sử TQLC bằng những ghe đánh cá bằng gỗ và những xuồng tam bản trong khi biển động.
Không có chiến đỉnh yểm trợ và không có hải pháo dọn bãi, Tiểu Đoàn 4 đã hành quân tàn phá mật khu Lê Hồng Phong ở phía Tây Bắc quận Mũi Né, Phan Thiết, phá hủy toàn bộ các mật khu Đằng Kia, Ara Salour ở Tây Nam Phan Thiết, các doanh trại, các khu canh tác, tịch thu nhiều tiếp liệu phẩm từ miền Bắc đưa vào.
Đây là mật khu bất khả xâm phạm từ thời chiến tranh Pháp trước năm 1954.
Các vị Tiểu Ðoàn Trưởng của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến gồm: Đại Úy Bùi Thế Lân năm 1961, Đại Úy Lê Hằng Minh năm 1963,Thiếu Tá Nguyễn Kiên Hùng năm 1964, Đại Úy Nguyễn Văn Nho năm 1964, Đại Úy Nguyễn Thành Trí, năm 1965,
Thiếu Tá Ðỗ Ðình Vượng năm 1968, Th/Tá Võ Kỉnh năm 1969, Th/Tá Trần Xuân Quang năm 1971, Thiếu Tá Nguyễn Ðằng Tống năm 1972), Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn năm 1973,Thiếu Tá Đinh Long Thành tháng 3 năm 1975, và Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn tháng 4 năm 1975.


Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư Thủy Quân Lục Chiến
Bình Giả ơi! Còn nhớ mãi

Ðoàn xe dừng lại ở Bộ chỉ huy Tiểu khu để Tiểu đoàn trưởng và phó vào tham khảo với Trung tá Tiểu khu trưởng trước khi xuất quân. Khi Thiếu tá Nho và Ðại úy Hoán ra khỏi Tiểu khu tôi thấy vẻ mặt của họ có vẻ căng thẳng.
Ðại úy Hoán mặt đỏ ửng, nói câu gì đó mà tôi không nghe rõ trong khi Thiếu tá Nho im lặng đi bên cạnh. Sau này tôi được biết tình hình địch không đúng như sự đánh giá của phòng 2 Tiểu khu, mà theo báo cáo của Biệt Ðộng Quân thì địch có lẻ đang tập trung đông hơn.
Cho nên Ðại úy Hoán đề nghị với Thiếu tá Nho nên từ từ để lấy thêm tin tức, trong khi lệnh của Tiểu khu bắt Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến tăng phái cho Tiểu khu Bà Rịa phải vào ngay.
Với cương vị Tiểu đoàn trưởng, Thiếu tá Nho không cách nào hơn là tuân lệnh tiếp tục di chuyển đến tuyến xuất phát.

Sau khi đổ quân, đoàn xe vừa quay bánh trở về Bộ chỉ huy Tiểu khu thì Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến dàn quân vượt tuyến xuất phát.
Ðây là một đồn điền cao su của Pháp để lại, với những hàng cây cao su to lớn, cao vòi vọi. Chúng tôi đi dưới mà không thấy ánh mặt trời. Ðịa thế cách Bà Rịa 5 cây số về phía Tây, có 2 làng Bình Giả và Xuyên Mộc, giao thông chỉ có một con đường đất đỏ xuyên thẳng từ Bà Rịa qua Bình Giả, Xuyên Mộc đến Long Thành.
Dân chúng ở đây sống bằng canh tác cây cao su, mật độ thưa thớt.
Dân Bình Giả được quy tụ lại thành ấp chiến lược, có hàng rào tre chung quanh kiên cố, có canh gác cẩn thận và đặc biệt ở đây có một nhà thờ mà cha xứ đã tổ chức thanh niên thành đội ngũ dân quân nên Việt cộng không thể xâm nhập được. Trong khi đó Xuyên Mộc ở sâu hơn chưa được bình định, Việt cộng thường xuyên về tập trung dân để dọa dẫm, bắt đàn ông thanh niên đi dân công.
Ðịa phương quân thỉnh thoảng có hành quân vào ban ngày rồi rút về nên Việt cộng dễ bề thao túng.

Với một địa bàn như thế, địch luôn luôn dựa vào Xuyên Mộc để tấn công Bình Giả, cho nên dân chúng Bình Giả luôn luôn ở tư thế sẵn sàng.



Người cận vệ, Y Sĩ Trung Úy Trương bá Hân,
Ðại Úy Trần văn Hoán, một Sĩ Quan trên đường vào Bình Giả

Tiểu đoàn vượt qua tuyến xuất phát độ 2 cây số thì gặp Biệt Ðộng Quân đang tải thương, Ðại đội 1 dẫn đầu, được lệnh tiến lên vượt qua cánh Biệt Ðộng Quân để án quân canh phòng phía trước. Ðại đội 2 và 3 bảo vệ hai bên hông, trong khi Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và Ðại đội 4 bố trí cho đơn vị Biệt Ðộng Quân tải thương và rút toàn bộ về phía sau.

Ðược biết từ mờ sáng, một Ðại đội Biệt Ðộng Quân tăng phái đã đụng địch khoảng giữa Bà Rịa và Xuyên Mộc, hạ được 10 tên tại chỗ và tịch thu một số vũ khí, trong đó có cả đại liên, chứng tỏ địch ở cấp Tiểu đoàn trong khi phòng 2 Tiểu khu cho hay chừng một đơn vị nhỏ, thường xuất hiện ở Xuyên Mộc để khuấy phá Bình Giả.
Ðược thể, Ðại đội Biệt Ðộng Quân tiến lên để tiêu diệt nốt thì chạm địch dữ dội.
Chúng tấn công nhiều đợt cấp Tiểu đoàn, do đó Biệt Ðộng Quân phải dừng quân cầm cự và điện về Tiểu khu xin tiếp viện

Sau khi Biệt Ðộng Quân đã rút hẵn, Tiểu đoàn cho dàn quân lục soát thêm 2 cây số nữa nhưng không thấy gì.
Tình hình có vẻ yên tĩnh, trời cũng bắt đầu xế chiều, vì rừng cao su nên trời tối rất mau.
Tiểu đoàn trưởng cho Tiểu đoàn rút về ấp chiến lược Bình Giả để đóng quân đêm.
Hàng rào ấp chiến lược bằng cây cao quá đầu người, rất kiên cố.
Khi chúng tôi đến, dân quân canh gác báo cho ấp và cha xứ để họ cho người đón vào.
Chúng tôi phải đi hàng dọc vì các nơi đều gài lựu đạn để chống Việt cộng xâm nhập.
Trời tối nhưng nhà dân đều tắt đèn, tình hình có vẻ khẩn cấp, dân chúng đang trong tình trạng báo động.
Chúng tôi im lặng bố trí, Tiểu đoàn phòng thủ chu vi chung quanh ấp chiến lược.
Trong khi chúng tôi đang ăn cơm thì nghe phía Ðại đội 1 có tiếng súng nổ.
Vì ở chung với Ðại đội trưởng nên tôi nghe qua máy truyền tin, Ðại đội 1 báo có bóng người thấp thoáng nên lính gác nổ súng.
Tiểu đoàn xin Tiểu khu soi sáng phía Xuyên Mộc, đồng thời xin Pháo binh bắn những điểm nghi ngờ.

Tiếng chó sủa nổi lên từng nơi, từng lúc. Dân quân Bình Giả cho hay đêm nào du kích Việt cộng cũng đến dò la, có lúc đạp nhằm lựu đạn bên ta gài.
Có lẽ ban chiều chúng thấy cánh quân Thủy Quân Lục Chiến kéo đến nên trinh sát địch tìm tới dò tình hình.

Pháo binh bắn gần có lúc cành lá cao su văng vào phòng tuyến đóng quân của ta. Ðêm đó tuy có nổ súng nhưng tình hình yên tĩnh, tôi và Ðại đội trưởng Huệ nằm bên nhau ôn chuyện Võ bị Ðà Lạt, nhắc đến những vui buồn ở quân trường, kể tên những em Bùi Thị Xuân vẫn thường vào Câu lạc bộ Sinh viên sĩ quan để đón chàng ra phố... Chuyện trò miên man đưa tôi vào giấc ngủ lúc nào không hay, giấc ngủ đầu tiên ngoài mặt trận, trong đời lính của tôi...

Trời tờ mờ sáng, tôi giật mình thức dậy đã thấy Ðại đội trưởng nai nịt sẵn sàng, ngồi xem bản đồ, tay cầm ly cà phê. Anh quay lại tôi cười dễ dãi:

- Sao chàng Võ bị, đêm qua ngủ ngon không? Có mơ thấy em nào không?

Tôi bẽn lẽn vì dậy muộn:

- Chào Thiếu úy, có lẽ hôm qua đi bộ hơi mệt nên ngủ ngon quá. Tình hình có gì không Thiếu úy ?

Huệ vươn vai đứng dậy:

- Ðêm qua yên tĩnh thôi, có lẽ nó đang dọ dẫm mình. Thôi ăn sáng đi, độ một tiếng nữa thì Tiểu đoàn sẽ xuất phát đó.

Ðúng 7 giờ sáng, Tiểu đoàn di chuyển ra khỏi ấp chiến lược.
Ðại đội trưởng cho tôi hay hôm nay Ðại đội 2 của Trung uý Ðỗ Hữu Tùng dẫn đầu. Trước khi di chuyển, Tiểu đoàn đã xin Tiểu khu yểm trợ.
Hai chiếc khu trục của Không quân oanh tạc từng đợt phía trước.
Tiếng bom nổ và đại liên từ máy bay làm yên lòng quân ta, Tiểu đoàn di chuyển chậm, Ðại đội 3 đi sau nên chúng tôi thấy toàn bộ phía trước.
Rừng cao su rộng bao la với những hàng cây thẳng tắp , mỗi cây cách nhau 2 mét nên rất khó che dấu, ngụy trang.
Di chuyển được gần 2 cây số thì đằng trước có tiếng súng nổ, Ðại đội 2 báo cáo về, đứa con đầu phát hiện có bóng địch. Tôi đến sát máy truyền tin nghe ngóng.
Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho Ðại đội 2 truy kích địch.
Trung úy Ðỗ Hữu Tùng tuân lệnh, cho 2 Trung đội dàn hàng ngang tiến lên.
Tiếng súng đủ loại nổ dòn, có súng địch bắn trả.
Trung úy Tùng cho hay địch chạy qua chạy lại ở các hàng cây, lúc ẩn lúc hiện rất khó quan sát nên xin Tiểu đoàn cho máy bay quan sát và khu trục yểm trợ tiếp.
Tôi nghe rõ giọng Thiếu tá Nho trong máy:

- Yên chí, Tango cứ cho bố trí, quan sát. Moa sẽ kêu ông già L.19 lên quan sát.

Một lát sau có tiếng ù ù đến gần, chiếc L.19 bay vòng vòng, độ 2 vòng nó xẹt xuống ném một trái nổ để đánh dấu.
Lập tức 2 chiếc khu trục không biết từ đâu ào tới dội bom liên tiếp.
Tiếng Ðại đội trưởng Ðại đội 2 la trong máy:

- Ðúng rồi, rất đẹp Ðại bàng ơi !

- O.K. Moa sẽ cho ông già chơi tiếp.

Hai chiếc khu trục đánh xong vừa vòng về thì có tiếng trực thăng từ xa vọng đến.
Tôi nhìn lên bầu trời thấy chiếc trực thăng đang bay trên đầu địch, có lúc lượn sát ngọn cây cao su.
Và rồi chúng tôi không còn nghe tiếng máy bay nữa, không hiểu nó đã bay về hay đáp xuống đâu đó...
Bỗng nhiên tôi nghe tiếng Tiểu đoàn trưoởng từ máy truyền tin:

- Cho tôi gặp Thẩm quyền 2.

- Thưa Ðại bàng có tôi.

- Ông anh cả (Tiểu khu) báo: con chuồn chuồn đi ăn sương vừa gãy cánh, cách ta 1 cây số về phía Bắc, anh cho con cái lên bố trí để vớt nó lên ngay.

Ðại đội trưởng Ðại đội 2 điều động đơn vị tiến về hướng Bắc.
Lúc đó khoảng 12 giờ trưa nhưng ở trong rừng cao su âm u nên tôi tưởng đã về chiều, những tia nắng chiếu xuyên từng vạt không đủ soi sáng bóng cây che.
Độ nửa tiếng sau, tôi nghe súng đủ loại nổ rất gắt, chứng tỏ Ðại đội 2 đang đụng mạnh. Trung úy Tùng báo cáo trong máy:

- Thưa Ðại bàng, tôi đã bắt được con chuồn chuồn, nó bị gãy cánh mà chuột (Việt cộng) nhiều quá, tôi đang thanh toán chúng đây.

Súng vẫn nổ mạnh, thỉnh thoảng chen vào tiếng ầm ầm của B.4O địch hoặc phóng lựu của bên ta.
Thiếu úy Huệ đến bên tôi bảo thầm:

- Ðại đội 2 bị địch bao vây, có lẽ cả Tiểu đoàn, nhưng ông Tùng vững lắm.

Một lát sau ông Huệ lại tiếp sau khi theo dõi ở máy truyền tin:

- Ðại đội 2 thu được 3 B.4O, 5 AK, hạ 7 tên tại chỗ.

Tôi cũng đến gần máy truyền tin nghe ngóng.
Tiếng Trung úy Tùng la trong máy, lần này ông nói luôn bạch văn:

- Trình Ðại bàng, chuột tràn lên đông quá, chúng cho dân đi đầu để làm bia đỡ đạn.
Con cái tôi chơi xả láng.

Thiếu tá Nho cũng la to trong máy truyền tin:

- Tango cố gắng, tôi sẽ cho gà cồ gáy tiếp.

Phi pháo lại tiếp tục yểm trợ, tiếng súng chợt ngưng hẳn.
Có lẽ địch dạt về phiá sau ẩn náu chờ dứt bom mới tấn công tiếp.
Ðại đội 2 lui về phía sau để cho khu trục và pháo binh làm việc.
Ðồng hồ tay tôi chỉ 2 giờ, các Ðại đội được lệnh di chuyển sau khi dứt đợt phi pháo cuối cùng.
Tôi đang loay hoay sửa lại thắt lưng đạn thì Thiếu úy Huệ đến bên tôi nói:

- Này Vệ, thằng Kháng và Hùng Râu chết rồi!

Tôi ủa lên một tiếng và đứng trân người nhìn Huệ, ông lắc đầu không nói thêm gì nữa. “Kháng ơi ! Hùng ơi ! Sao tụi mày đi nhanh quá, không lẽ đời lính là thế sao ? 6 đứa mình hẹn nhau sẽ về hậu cứ làm một chầu khao quân mà 2 đứa mày đã bỏ đi trước”.
Tôi đang suy nghĩ miên man thì chợt nghe tiếng hô “Di chuyển, di chuyển”. Ðại đội 1 của Trung uý Trần Ngọc Toàn và Ðại đội 3 chúng tôi được lệnh vượt qua Bộ chỉ huy Tiểu đoàn tiến lên bọc bên trái và bên phải Ðại đội 2.
Tôi nóng lòng vì Võ Thành Kháng và Hùng Râu nên xin Thiếu úy Huệ cho đi cùng với Trung đội đầu, nhưng Thiếu úy Huệ chậm rải nói:

- Cứ từ từ, rồi Ðại đội cũng lên tới đó, cậu sẽ gặp và vuốt mắt chúng nó.

Bộ chỉ huy Tiểu đoàn nối theo chúng tôi và Ðại đội 4 bọc hậu.
Khi lên đến nơi, tôi gặp Trung úy Tùng, ông chỉ tay về phía trước bảo tôi:

- Hai ông bạn của cậu đó, mới trận đầu nhưng chúng nó chơi đẹp lắm.

Tôi bước vội về phía ông Tùng chỉ, xác Kháng và Hùng Râu nằm co quắp bên chiếc trực thăng gãy cánh, cạnh đó là xác 2 phi công Mỹ. Võ Thành Kháng bị một viên ở mang tai và ở ngực, còn ngực Hùng Râu lãnh nguyên một tràng.
Tôi vuốt vội mắt cho hai bạn rồi bước theo Ðại đội.
Lúc đó là 3 giờ chiều, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn cũng vừa ào lên.
Các Ðại đội được lệnh bố trí chung quanh máy bay trực thăng để chuẩn bị tải thương.
Bỗng có tiếng súng nổ ở phía trái chúng tôi, tức vị trí Ðại đội 1 của Trung úy Toàn. Ông Toàn báo cáo trong máy:

- Ðịch xuất hiện, dàn hàng ngang, đông lắm!

Tiếng súng chát chúa, nổ rất gần, có lúc xẹt qua phía chúng tôi.
Thiếu úy Huệ đang nói chuyện trong máy với Thiếu tá Nho thì âm thoại viên Ðại đội báo cáo Trung đội 3 phát hiện có địch.
Chưa dứt lời thì tiếng súng đã nổ vang rền phía Trung đội 3 của Lâm Xuân. Khoảng 5 phút sau thì súng nổ khắp nơi:
Ðại đội 1 bên hông trái, Ðại đội 3 bên hông phải và cả mặt sau Ðại đội 4 của ông Tống.
Như vậy là địch đã tập trung bao vây Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến trong khi chúng tôi vừa mới bố trí, chưa kịp đào hầm hố gì cả.
Bên ta cũng như địch, chỉ lấy gốc cao su để che chắn. Cả 3 Trung đội của Ðại đội 3 đều khai hỏa.

Ðịch thấp thoáng sau hàng cao su, ta bắn như bắn bia, nhưng bóng người vẫn lao lên.
Tôi nghe có cả tiếng kèn thúc quân và hình như tiếng ngựa hí đâu đây.(Về sau tôi nghe kể lại có cả Tướng Việt cộng Dương Văn Nhựt em của Tướng Dương Văn Minh cầm quân trong trận này).
Như thế quân số địch lên tới cả Trung đoàn, và đây là lần đầu tiên chúng tập trung với một số quân đông đảo cho một trận chiến.
Tai tôi như ù đi vì tiếng súng không dứt.
Trung đội 2 do Thượng sĩ I Kim Tâm chỉ huy báo cáo địch sắp sửa tấn công đợt 2, xin tăng cường đại liên.
Thiếu úy Huệ ngoắc tổ đại liên chỉ về phía Trung đội 2 và ông cũng chạy lên theo.
Tôi nghe rõ tiếng Kim Tâm la:

- Ðại liên, bắn, bắn, chúng lên đó !

Thế là đại liên nổ dòn, Thiếu uý Huệ lăn vào một gốc cao su và chỉ tôi gốc cây bên cạnh.
Ông quơ tay chỉ cho Kim Tâm bảo con cái tác xạ về hướng trái, có khoảng 10 bóng địch vừa xuất hiện và tác xạ về phía chúng tôi. Ðịch bắn một tràng về phía ông Huệ, tên đệ tử của tôi vội la lên:

- Chết, Ðại đội trưởng bị thương rồi!

Tôi bàng hoàng quay phắt về nhìn Thiếu úy Huệ và thấy ông đang ôm bụng, máu thấm ướt cả áo trận.
Tôi phóng vội về phía ông vì khoảng cách giữa 2 gốc cây khoảng 4 mét.
Thiếu úy Huệ nấc lên rồi thều thào:

- Tôi bị thương nặng lắm, nếu có gì cậu cùng thằng Sơn bảo toàn Ðại đội.
Ðịch còn tấn công nữa, không chịu được cứ rút về hướng này.

Giọng ông đứt quãng, đưa tay chỉ hướng cho tôi rồi ngoắc bảo tôi trở về vị trí cũ.
Tôi vừa lăn mình về chỗ cũ thì một tràng trung liên địch nổ dòn vào Thiếu úy Huệ, ông bật người lên rồi ngã xuống chết ngay.
Tính mạng tôi cũng ra đi trong gang tấc nếu sau khi nhận bản đồ và địa bàn từ tay ông mà còn nấn ná chưa chịu đi.
Hai âm thoại viên mang máy Ðại đội và Tiểu đoàn chạy về phía tôi lắp bắp:

- Thiếu úy, Ðại đội phó Hoàng Sơn bên cánh Trung đội 3 cũng bị thương rồi !

Thế là cả Ðại đội trưởng lẫn phó cùng bị một lúc, tôi ngây người ra trong chốc lát.
Làm sao đây, xử trí cách nào đây !
Tự nhiên tôi thấy mình tỉnh táo hẳn: tôi ra lệnh cho âm thoại viên Ðại đội bảo các Trung đội báo cáo tình hình.
Ðồng thời chỉ thỉ cho âm thoại viên mang máy Tiểu đoàn báo cho Tiểu đoàn biết Ðại đội trưởng Huệ đã chết.

Trung đội 1 và 2 báo cáo có bị thương và chết nhưng số còn lại vẫn bám chặt, cầm cự.
Riêng Trung đội 3 không liên lạc được, về sau tôi mới rõ là Trung đội 3 phòng thủ sát với Ðại đội 1, bị tấn công mạnh quá nên đã dạt về phía sau và mất liên lạc sau khi báo cáo Ðại đội phó bị thương.
Chợt trước mắt tôi có bóng người thấp thoáng, tôi phóng về phía xạ thủ đại liên vỗ vai hắn:

- Có địch, bắn về phía kia kìa.

Hắn quạt một tràng đại liên dòn tan, 3, 4 tên ngã xuống. Xạ thủ viên quay về phía tôi toét miệng cười:

- Ông thầy mới về Ðại đội hả ?

- Ừ, mới về, mày bắn khá lắm.

Hắn bô bô:

- Ông thầy chưa nghe tiếng Sáu Ðại Liên hả?

(Từ ngày đầu quân vào Thủy Quân Lục Chiến, Sáu xin thủ cây Ðại liên.
Mỗi lần hành quân hắn chỉ vác khẩu đại liên và 2 dây đạn quanh mình, không mang theo gì nữa, quanh năm chỉ có một bộ đồ.
Hễ hắn nổ đạn là có người ngã, đánh giặc chì lắm, nghe tiếng súng là nhào tới ngay cho nên ông Huệ cưng lắm.)

Tôi la lên:

- Bắn ! Bắn ! Nó kìa !

- Ông thầy để em.

Rồi hắn bấm cò, tôi thấy rõ ràng 4 tên ngã xuống cách tuyến chỉ độ 3 mét mà thôi. Thấy cấn cái bên hông, tôi quay lại hỏi:

- Thằng nào đây ?

Sáu Ðại Liên trả lời:

- Thằng Minh rỗ, phụ xạ thủ cho em đấy ông thầy. Nó vừa lãnh 2 viên, tội nghiệp vừa mới lấy con vợ bán hột vịt lộn ở đầu chợ Vũng Tàu được 2 tháng.

Nghe Sáu đại liên nói, tự nhiên tôi thấy buồn và nói với nó:

- Ð.M thằng Việt cộng, sau này cầm quân, tao chơi xả láng.

Sáu Ðại Liên ngẩn người rồi lại toét miệng cười:

- Chà, ông thầy ngon dữ, em xin theo ông thầy.

Phía Ðại đội 1, súng nổ vang rền lẫn tiếng hô xung phong nhưng không rõ của bên nào.
Cả phía Bộ chỉ huy Tiểu đoàn nữa, vì gần lắm.
Thằng mang máy Tiểu đoàn ghé vai tôi nói nhỏ:

- Hình như Trung úy Toàn Ðại đội trưởng Ðại đội 1 cũng vừa bị thương.

Tôi giật mình không ngờ tình hình căng dữ, các Ðại đội trưởng đều theo nhau cả.
Lát sau tiếng súng thưa dần và im hẳn, tôi nhìn đồng hồ thấy 8 giờ tối, ham chiến đấu không ngờ thời giờ qua mau. Bóng đêm đã tràn ngập cánh rừng, chỉ thấy lờ mờ nhờ vào bầu trời đầy sao.
Tôi cố liên lạc với Tiểu đoàn nhưng không được.
Tứ bề im lặng, thỉnh thoảng có tiếng rên của một vài người lính bị thương.
Bỗng nhiên máy truyền tin Tiểu đoàn có tiếng kêu, tôi vội chụp ống liên hợp:

- Ai đó ? Ðây là Ðống đa 3.

- Ðây Thẩm quyền Ðống đa 4, Ðại bàng Non nước zulu rồi. Ðống đa 3 cho kiểm soát con cái rồi trở về mái nhà xưa đêm qua.

Tôi đoán đó là Trung úy Nguyễn Ðằng Tống, Ðại đội trưởng Ðại đội 4 cho nên trả lời tuân lệnh và cúp máy.
Tôi lom khom đi theo tuyến để kiểm lính. Vừa được mấy bước thì Sáu đại liên chạy lại bên tôi:

- Ông thầy cho em đi theo nhé.

Tôi nghĩ trong tình thế này, mình cũng cần một tay súng bên cạnh nên gật đầu:

- Ừ, mày theo sát sau lưng tao, nếu có gì mày nhả đạn ngay.

Sáu dạ một tiếng rồi quay lại chỗ Minh rỗ chết, lấy thêm 2 dây đạn vắt lên vai và chạy theo tôi.
Tôi đếm được khoảng 32 người, riêng Trung đội 3 chỉ còn 5. Ðang kiểm kê thì thấy một bóng đen to lớn, mặt mày đen thui đang lui hui bên cạnh, tôi hỏi người âm thoại viên:

- Ai đó ?

- Dạ thằng Trung sĩ Mỹ đen, hồi sáng Tiểu đoàn gởi theo mình để lên lấy xác phi công đó ông thầy.

Tôi gật đầu nắm tay Trung sĩ Mỹ nói

- Follow me! O.K!

Anh ta gật gật nói

- O.K, O.K khoe hàm răng trắng toát.

Tôi dặn chuyền chuẩn bị di chuyển trong im lặng rồi tự mình lên dẫn đầu, Sáu đại liên theo sau, rồi 2 thằng mang máy, anh Mỹ đen và đoàn lính.
Chúng tôi bước nhẹ nhẹ, nghe ngóng và đi dần dần ra khỏi khu rừng.
Ði được hơn 50 mét thì tôi nghe một tiếng “bịch” ở trên trời, rồi một trái sáng lóe lên chiếu sáng một góc trời.
Tôi hô nằm xuống, cả đoàn dạt qua một bên nằm im lặng.
Thấy mình di chuyển khi có ánh sáng rất bất lợi vì bị địch quan sát dễ dàng, chúng quạt cho một tràng thì chết cả lũ, cho nên khi trái sáng dứt thì chúng tôi đi.
Trái khác bắn lên thì ngừng lại quan sát địa thế để sau đó đi tiếp.
Có lẽ Tiểu khu đã soi sáng cho chúng tôi di chuyển nên trái sáng được bắn lên liên tiếp trên bầu trời.
Hơn nữa giờ di chuyển tôi nghe được tiếng lọc cọc bên tay trái và ra hiệu cho đoàn quân dừng lại im lặng nghe ngóng.
Có khoảng 10 chiếc xe bò đi lọc cọc lẫn tiếng người nói chuyện lao xao. (Về đến Bình Giả được dân quân cho hay là Việt cộng đã dùng xe bò của dân để chuyển xác đồng bọn sau khi đụng độ với Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến).
Sáu dợm mình định quạt vài tràng đại liên, tôi kéo nó lại:

- Thôi kệ nó, mình đang rút quân, đánh đấm gì bây giờ nữa.

- Em nhịn không được, muốn chơi một cú...

- Thôi, ráng đi, lần khác tao cho mày thả dàn.

Chúng tôi đi cả giờ đồng hồ mà chưa ra khỏi rừng cao su.
Cứ đi một đoạn lại nghe tiếng người lao xao, thì ra tụi Việt cộng cũng rút quân và di chuyển thương binh.
Vì thế chúng tôi di chuyển rất chậm, có lần suýt đụng địch.
Chúng tôi cứ tiếp tục đi độ nửa tiếng nữa thì trái sáng chấm dứt.
Trời tối om như mực, tôi nhìn đồng hồ đã 11 giờ 30 khuya. Tôi nghĩ nên để sáng mai đi tiện hơn vì đêm tối không thể định hướng được vả lại nguy hiểm vì địch tứ phía...
Nên tôi quyết định cho dừng quân, gom lại thành một vòng tròn và cứ thế ngả lưng vào gốc cây cho qua đêm.
Tôi đang ngồi suy nghĩ thì tên đệ tử khều tôi:

- Ông thầy uống chút nước, có ổ bánh mì đây, ông thầy ăn đi kẻo đói.

Bây giờ tôi mới nhớ là từ trưa đến giờ chưa ăn uống gì cả mà vẫn không đói.
Tôi cắn một miếng bánh mì, hớp một hớp nước rồi trả lại cho đệ tử và tiếp tục dòng tư tưởng: thằng Kháng và Hùng chết rồi, không rõ mấy thằng Ái, Hoàng và Thái Bông ra sao.
Ðại đội 1 cũng đụng mạnh lắm, hy vọng Ái và Hoàng không bị gì, chúng đã về ấp Bình Giả chưa...
Và tôi nghĩ đến đời lính của mình đã mở màn bằng một trận đánh thần sầu, đêm đầu tiên ngủ bờ ngủ bụi như thế này...
Và cứ thế tôi ngủ lúc nào không hay cho đến khi có tiếng gọi bên tai:

- Thiếu úy, Thiếu úy, trời sáng rồi.

Tôi giật mình, ngồi dậy dụi mắt.
Trời đã sáng rõ, đám lính đang loay hoay sửa soạn ba lô.
Ðồng hồ chỉ 7 giờ, tôi lấy bản đồ định vị trí, đo phương giác từ để định hướng rồi cho đoàn quân di chuyển.
Có hai người lính, một trẻ một già chạy lại phía tôi:

- Thưa Thiếu úy, em thuộc Ðại đội 2 lạc qua đây.
Ðêm qua tụi nó tấn công dữ, ông Toàn chì lắm, dứt tụi nó tơi bời, cuối cùng còn cho xung phong nên ổng bị thương nặng đó Thiếu úy.

- Ông Toàn là đàn anh tôi đó, thôi cứ theo đây rồi về Tiểu đoàn hẵng hay.

Chúng tôi di chuyển theo hướng Nam về ấp Bình Giả, đang đi thì có tiếng L.19 quần trên trời.
Chúng tôi phải ẩn nấp sau hàng cây để di chuyển vì sợ máy bay tưởng lầm địch thì nguy.
Bỗng tiếng loa từ trên máy bay vọng xuống:

- Thưa đồng bào, dân quân 2 làng Bình Giả và Xuyên Mộc, Việt cộng đã tập trung 2 Trung đoàn chủ lực định đánh chiếm ấp chiến lược Bình Giả nhưng đã bị Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến đánh tan tành.
Hiện chúng đang rút từng toán theo hướng Xuyên Mộc về Rừng Lá. Xin đồng bào đừng chứa chấp lũ giặc Cộng gian ác, và quân ta đang trên đường truy kích địch.

Ðến trưa thì chúng tôi thấy ấp Bình Giả trước mặt, tất cả đều vui mừng hớn hở.
Về đến đầu làng thì thấy hai bên đường dân làng ra đón, họ đem thức ăn, xôi, gà ra để dọc đường và chạy theo tiếp tế cho chúng tôi.
Sự tiếp đón niềm nở của dân chúng đã làm cho chúng tôi cảm động và quên đi bao mệt nhọc gian khổ.
Sẵn đói bụng, anh em chúng tôi ăn uống rất ngon lành.
Vào đến Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn tôi gặp Trung úy Nguyễn Ðằng Tống, ông ôm chầm lấy tôi nghẹn ngào.

- Sao, Thiếu úy Huệ chết rồi hả ?

Tôi im lặng không nói, chỉ gật đầu. Ông biết tôi buồn nên không hỏi nữa, kéo tôi vào Bộ chỉ huy và cho tôi biết qua tình hình của Tiểu đoàn.
Sau các đợt tấn công, địch đã xâm nhập vào tận Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn nên Thiếu tá Nho, Ðại úy Hoán và Y sĩ trưoởng đã tử trận.
Theo báo cáo của dân quân thì địch chết và bị thương rất nhiều, chúng rút chạy suốt đêm qua.
Trung úy Nguyễn Ðằng Tống, Ðại đội trưởng Ðại đội 4 tạm xử lý Tiểu đoàn trưởng.
Tôi hỏi về các bạn của mình thì ông Tống cho hay Ðỗ Hữu Ái và Hồ Ngọc Hoàng cũng bị thương đã được chuyển về Vũng Tàu. Chỉ Thái Bông còn nguyên xi.

Tôi vội quay về Ðại đội mình để kiểm kê lại, vì có lệnh chuẩn bị để vào tải thương các binh sĩ chết và bị thương chưa đem ra được. Ðại đội 3 còn 46 người vừa sĩ quan và binh sĩ. Một số lính của các Ðại đội bị tản mác cũng đang lần hồi về ấp Bình Giả trình diện. Khoảng 12 giờ trưa thì được lệnh di chuyển vào tản thương, chúng tôi có thêm 1 Tiểu đoàn Nhảy Dù đến yểm trợ.
Trên đường đi tôi gặp Nguyễn Văn Lệ và Nguyễn Văn Thành tự Thành Râu khóa 19 đang dàn Trung đội Dù hai bên đường để bảo vệ chúng tôi.
Lệ và Thành kéo tôi lại hỏi thăm tình hình bạn bè.
Tôi cho hay Kháng và Hùng Râu đã chết, Ái và Hoàng bị thương, chỉ còn Thái Bông và tôi.
Sau đó tôi lại gặp toán Dù khác, Bùi Dương Thanh và Nguyễn văn Nhỏ cùng khóa 19, xông ra hỏi thăm ráo riết.
Tình đồng đội, huynh đệ chi binh là thế, sau mấy năm ở quân trường, giờ đây mỗi người một ngả, cứ hỏi thăm nghe ngóng tin tức của nhau.

Ðến 6 giờ chiều thì chúng tôi đưa được thương binh và tử sĩ về ấp Bình Giả để trực thăng đưa đi.
Ðêm ấy Tiểu đoàn nghỉ đêm tại Bình Giả, các Tiểu đoàn Dù trấn đóng bên ngoài.
Tình hình rất yên tĩnh vì Việt Cộng đã thấm đòn, không còn khả năng đánh chiếm làng Bình Giả nữa.

Ngày hôm sau chúng tôi được di chuyển bằng xe về Vũng Tàu, đây là lần đầu tiên tôi thấy hậu cứ của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến.
Ðoàn xe vừa về đến cổng Tiểu đoàn thì Hồ Quang Lịch chạy ra la lớn:

- Thằng Vệ đâu ? tao tưởng mày theo ông Huệ rồi chớ !

Tôi cười bắt tay Lịch:

- Số tôi còn lớn lắm, chưa chết đâu ông anh.

Lại gặp cả Lâm Xuân ở đây nữa, ngay từ đầu tôi đã nhận thấy anh chàng này nhanh nhẹn, thì quả nhiên Lâm Xuân đã dẫn Trung đội dọt về Bà Rịa và được Tiểu khu cấp xe về hậu cứ luôn.

Ngày hôm sau, Tiểu đoàn họp trước sân cờ để trình diện Tiểu đoàn trưởng mới là Ðại uý Nguyễn Thành Trí, Tiểu đoàn phó là Ðại úy Nguyễn Hữu Nhơn, và Y sĩ trưởng là Bác sĩ Nguyễn Văn Thế. Ðại đội 3 cũng có Ðại đội trưởng mới là Thiếu úy Huỳnh Ngọc Liên. Tiểu đoàn được tuyên dương công trạng đã bẻ gãy âm mưu của Việt cộng trong chiến dịch lấn chiếm Bình Giả.

Tôi được thưởng Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu.
Tôi cũng đề nghị Anh dũng Bội tinh với ngôi sao đồng cho Sáu Ðại liên.
Trong khi chờ gắn huy chương, đứng cạnh tôi trong hàng quân, Sáu Ðại liên gọn gàng trong bộ quân phục rằn ri, tay áo xắn cao, tóc tai gọn ghẽ. Nó ghé tai tôi nói thầm:

- Ông thầy, hồi nãy em đến đây, gặp 2 con nhỏ bán chè xôi nước ở ngã tư, tụi nó cứ trố mắt nhìn em rồi hỏi sao giờ em đẹp trai quá vậy ? rồi còn cười em nữa.

- Ừ, tao cũng thấy mày ngon lành lắm, thôi đứa nào mày chọn một đứa đi.

- Dạ chưa được đâu ông thầy, còn đi hành quân mà sao lấy vợ được.
Ðể hôm nào em dẫn ông thầy ra ăn chè xôi nước, ngon lắm!

- Chè ngon hay nó ngon mày ?

Sáu Ðại liên toét miệng cười:

- Cả hai, ông thầy ơi !

Trong phần diễn từ của Tân Tiểu đoàn trưởng, ông nhắc đến những sĩ quan và binh sĩ đã tử trận vì chính nghĩa quốc gia. Tôi thấy bùi ngùi trong lòng và tự nhủ: “Hai võ sĩ lên đài thì thế nào cũng có trầy môi, sứt trán, chưa kể người nặng kí kẻ nhẹ hơn.
Trong trận này bên ta chỉ có một Tiểu đoàn mà phải chống trả với 2 Trung đoàn địch và vẫn giữ được ưu thế thì phải biết các chiến sĩ của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến can trường đến thế nào.
Chúng ta đau đớn vì mất đi một số bạn bè, chiến hữu nhưng chúng ta cũng tự hào về tinh thần chiến đấu và lòng yêu nước của những người đã nằm xuống cũng như đang còn lại.
Chúng ta đã làm rạng danh Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến với Bình Giả”.

Sau này Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến có lập một Ðài Tử Sĩ ở Bà Rịa để ghi công các chiến hữu đã bỏ mình tại đây.

Hôm nay, tôi viết bài này cũng có thêm mục đích tưởng nhớ tới các đơn vị trưởng như Thiếu tá Nguyễn Văn Nho, Ðại úy Hoán, Bác sĩ Trương Bá Hân, Thiếu úy Trịnh Văn Huệ, các bạn Võ Thành Kháng, Nguyễn Văn Hùng và những người đã vĩnh viễn ra đi khác.
Chúng tôi những kẻ còn lại luôn luôn giữ vững ý chí sống còn cho Tự do, cho dân tộc Việt Nam.
Và ngày nay dù lưu vong nơi xứ người, chúng tôi vẫn là những người lính, sẵn sàng hy sinh những ngày còn lại nếu cần.


__________________



Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Tiểu Đoàn 4 Kình Ngư Thủy Quân Lục Chiến Hành quân Cambodia 1970


Tại hậu cứ ở Vũng Tàu của Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến , nơi nghĩ mát lý tưởng ở miền Nam và cũng là nơi mà các chiến sĩ Cọp Biển hằng mong ước trở về sau những tháng hành quân xa.
Lần này chúng tôi về nghĩ quân ở Vũng Tàu được hơn 2 tuần thì được lệnh chuẩn bị hành quân gấp.
Hình như có gì đặc biệt nên Bộ chỉ huy Tiểu đoàn có vẽ bận rộn lạ thường.
Sau buổi họp cấp Đại đội trưởng thì tôi được biết sẽ phải hành quân vượt biên giới Cambodia.

Đây là cuộc hành quân đặc biệt đầu tiên cho nên ai cũng thấy xôn xao. Lúc bấy giờ, tôi là Đại đội trưởng Đại đội 4, và tôi hết sức lo lắng.
Lời nói của Tiểu đoàn trưởng như còn vang bên tai tôi: “Lần hành quân này, các anh là Đại đội trưởng phải giáo dục binh sĩ gắt gao, giữ gìn tác phong và kỷ luật đúng đắn.
Các anh chịu hoàn toàn trách nhiệm về binh sĩ của Đại đội mình”.
Đêm đó, trên chiếc LCM đổ bộ, chạy trên sông Mê Kông từ Hồng Ngự lên Cambodia tôi còn căn dặn các Trung đội trưởng lần cuối về tác phong của binh sĩ khi gặp dân chúng Miên.


Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được lệnh đổ bộ phía Đông bến phà Neak Luong, Đại đội 4 được chỉ định đánh chiếm hướng chợ và nhà Bưu điện thành phố, nơi Việt cộng đang cố thủ.
Tôi ra lệnh cho Trung đội 1 tiến chiếm đầu chợ, chưa bao giờ tôi thấy mình dàn quân nhanh chóng và gọn gàng đến thế. Có lẽ chúng tôi vẫn thường hành quân trong rừng, lúc nào cũng vướng víu khó khăn.
Lần này đánh trong thành phố, rộng rãi nên anh em chạy nhanh, yểm trợ dễ dàng.

Sau một loạt súng nổ, máy báo về đã chiếm được đầu cầu, bắt được 3 thằng cháu bác hồ ốm như cây tăm, số còn lại chạy lên hướng trên.
Tôi cho Trung đội 2 vượt lên, và hân hoan thấy lính của Trung đội 1 đang dìu một số dân Cambodia chạy về.
Tôi đang báo cáo cho Tiểu đoàn trưởng thì thằng đệ tử đến khều tay:

- Đại úy, làm một tí cho ấm bụng.

Tôi quay lại hỏi:

- Gì đó mày ?

- Dạ, Black and White thứ thiệt đó thầy.

- Mày chôm ở đâu đó ?

- Dạ không dám, em lôi được một ông già trốn dưới gầm giường 2 ngày ra, nên ổng cho em 1 chai và nói là rượu thiệt đó.

- Thiệt hả, cũng được, sáng nay tụi mình lội nước lạnh quá !

Sau đó, tôi cho các Trung đội yểm trợ nhau, chiếm hết vùng chợ, thu được một số vũ khí và giải tỏa dân chúng đang kẹt.
Dân Cambodia chưa có kinh nghiệm chiến tranh, chạy giặc họ không đem theo được gì cả, có người chạy tay không rất tội nghiệp.
Anh em binh sĩ phải lấy “C” ration cấp cho mình để phân phát cho họ ăn tạm.

Tôi dàn quân đánh Bưu điện sau khi giao khu chợ cho Tiểu đoàn.
Đám con cháu bác hồ đánh quá dở, có lẽ lần đầu tiên gặp quân rằn ri thứ dữ nên chỉ mới nổ súng vài loạt là dội ngay. Quân ta thì vừa bắn vừa chạy lên chứ không đi, cho nên chỉ nửa giờ sau là Đại đội 4 đã chiếm xong Bưu điện.

Chiến trường ngỗn ngang, giấy tờ vương vãi.
Tôi cho kiểm kê chiến lợi phẩm báo cáo về Tiểu đoàn, kể cả một số tiền Miên bị cháy xém được các Trung đội nộp về.

Sau khi bố trí xong xuôi, tôi đi một vòng quan sát, lòng vui vui khi thấy binh sĩ ta quây quần ăn uống với dân chúng một cách thân mật.
Tiểu đoàn khen ngợi những chiến tích của Đại đội 4 và chuyển lời cám ơn của ông Thị trưởng Neak Luong đến những người lính Thủy Quân Lục Chiến oai hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.




Mũ Xanh Trần Vệ
__________________



Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu Đoàn 5 Hắc Long Thủy Quân Lục Chiến với trận chiến Mộ Đức Quãng Ngãi




Thiếu Tá Phạm Văn Tiền Tiểu Ðoàn Trưởng
cuối cùng của Tiểu Ðoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến năm 1975.

Tiểu Ðoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến được thành lập vào cuối năm 1964, hậu cứ tại Suối Lồ Ồ Dĩ An, Biên Hòa, trước là Trại Thanh Nữ Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Diệm. Vị Tiểu Ðoàn Trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Nguyễn Văn Tính.
Sau khi huấn luyện và bổ sung quân số và trang bị tại chỗ theo đúng bản cấp số, Tiểu Ðoàn 5 được bàn giao cho Dương Hạnh Phước và bắt đầu tham dự những cuộc hành quân tại Dakto, Toumorong (Vùng 2 Chiến Thuật), nhất là trận giải vây trại Lực Lượng Biên Phòng Đức Cơ, nằm sát biên giới Lào-Việt.
Sau Thiếu Tá Phước, là các vị Tiểu Ðoàn Trưởng Thiếu Tá Phạm Nhã năm 1967, Thiếu Tá Trần Văn Hiển năm 1969, Thiếu Tá Võ Trí Huệ, năm 1970, Thiếu Tá Hồ Quang Lịch, năm 1972, Thiếu Tá Ðinh Xuân Lãm, năm 1974, Thiếu Tá Phạm văn Tiền, năm 1975.

Tiểu Đoàn 5 Hắc Long Thủy Quân Lục Chiến, với trận chiến Mộ Đức - Quãng NgãI
và cái chết của một vị Tiểu Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến-VNCH.


Lời tâm sự:
Thưa quí Niên trưởng,
Thưa các Bạn,
Câu chuyện xảy ra đã lâu thật lâu rồi, tôi cố nhớ lại thật trung thực và chính xác, tuy nhiên, qua thời gian và nhất là lúc đó, tôi mới chỉ là một Thiếu uý, Trung đội trưởng, vưà ra trường được gần 7 tháng, những hiểu biết cuả tôi thật hết sức là giới hạn.
Tôi chỉ cố gắng ghi lại tất cả những gì trong cương vị cuả tôi, chắc chắn sẽ có rất nhiều thiếu sót. Ước mong quí Niên trưởng, quí Đàn Anh, những vị trực tiếp tham dự trong trận đánh nầy, nếu có thể, xin bổ khuyết thêm.

Đồng thời cũng xin quí vị nếu có những gì không đúng như những hiểu biết cuả tôi, hoặc liên quan đến quí vị, xin niệm tình tha thứ.
Vô cùng biết ơn Quí vị.
Trân trọng
Mũ Xanh Lê Văn Thời

Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến chúng tôi biệt phái cho Quân đoàn 2, Vùng 2 chiến thuật tại núi Thiên Ấn, bên cầu Trà khúc, Quảng ngãi, tính đến nay đã hơn 1 tháng.
Theo chúng tôi được biết tình hình Quảng Ngãi hiện tại cũng chẳng có chi đáng quan ngại, mặc dù trước đây Quảng Ngãi là nơi hang ổ cuả quân cộng sản, nhưng những quận nổi tiếng nhất cuả Quảng Ngãi như Nghĩa hành, Mộ đức, Đức phổ ... đã được tạm thời bình định, áp lực địch đã giảm rất nhiều, nhưng theo những nguồn tin bán chính thức chúng tôi nghe được là chúng tôi được biệt phái ra đây, mục đích không phải vì áp lực nặng cuả địch mà là vì áp lực cuả phong trào xuống đường, biểu tình, chống đối chính phủ cuả Phật giáo, dưới sự chỉ đạo cuả Thích trí Quang và đồng bọn.
Ngay trong những ngày đầu tiên đến đây, chúng tôi có nghe xầm xì từ những anh em binh sỉ quê quán tại địa phương là đã có một Tiểu đoàn Điạ phương quân ly khai, kéo nhau ra Huế để hổ trợ cho đồng bào Phật tử xuống đường, chống chính phủ.
Bằng chứng rỏ rệt hơn là đồng bào quanh vùng chúng tôi đóng quân, biểu lộ nhiều hành động kém thân thiện và không ngần ngại gọi thẳng thừng chúng tôi là lính Thiệu, Kỳ ...
Tôi còn nhớ, có một đêm, Trung uý Nguyễn Đăng Hòa và tôi có đến thăm, đàm đạo cùng vị Thượng toạ chủ trì chuà Thiên Ấn.
Trước mặt chúng tôi, vị chủ trì nầy không ngớt lên án Chính quyền Miền nam, biểu lộ nhiều cử chỉ, hành động kém thân thiện mặc dù chúng tôi rất mực cung kính Ông.
Một chứng minh khác nữa là trong suốt hơn tháng qua, chúng tôi chỉ có vài cuộc hành quân lục soát lẻ tẻ, không quan trọng. Ở Thủy Quân Lục Chiến, chúng tôi ai cũng hiểu rằng mỗi khi Thủy Quân Lục Chiến ra quân đến đâu, nhất định là chổ đó phải là nơi chiến trường đang xảy ra thật khốc liệt, không bao giờ có chuyện Thủy Quân Lục Chiến hành quân chỉ với mục đích khơi khơi là lục soát !!
Đây là chuyện khác thường mà Anh em trong Tiểu đoàn ai cũng thấy rõ.

Tuần cuối tháng 6 năm 1966, ngay những ngày đầu tuần, tất cả Tiểu đoàn, không khí bổng dưng nhộn nhịp sôi động hẳn lên khi chúng tôi được lệnh chuẩn bị 2 hôm nữa, chúng tôi sẽ được về lại Sàigòn. Anh em binh sĩ đổ xô đi mua quà kỷ niệm. Hai thứ được ưa chuộng nhất là nón lá bài thơ cuả Huế và Mè xửng, kẹo gương đặc sản địa phương Quảng Ngãi. Nhìn binh nhì Nguyễn Văn Tỵ, tỉ mỉ gói những phong kẹo gương, cột chặt lại mấy cái nón lá bài thơ với gương mặt rạng rở, tôi bổng vui lây với cái vui hồn nhiên cuả hắn.
Tỵ là đệ tử ruột cuả tôi, tôi giử hắn lại bên tôi vì trường hợp đặc biệt, Tỵ mới vừa tròn 17 tuổi, muốn tình nguyện vào Thủy Quân Lục Chiến, hắn phải khai gian thêm 1 tuổi. Mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới 13, Tỵ sống nhờ người chị lớn hơn 3 tuổi, tảo tần, đùm bọc.
Thấy chị quá gian khổ, Tỵ không đành lòng, phải khai gian tuổi để được vào Thủy Quân Lục Chiến.
Hắn cho tôi biết đây là món quà đầu tiên mà hắn có được dành đặc biệt để riêng tặng cho chị !! Chính vì còn quá trẻ, trông rất tội, tôi đã giữ lại không đưa ra Tiểu đội tác chiến, hi vọng một chút gì may mắn dành cho cái ngây thơ cuả hắn....

Buổi chiều, trong khi tôi đang ngồi nhâm nhi ly cà phê bên quán cóc dựng bên bờ sông Trà khúc, thả hồn mênh mang theo lượn nước lững lờ, mơ màng nghĩ đến những ngày vui sau ngày mai, khi trở lại Sài gòn thì Thượng sỉ thường vụ Đại đội đến mời tôi về Đại đội họp gấp. Ngạc nhiên, tôi hỏi Thuợng sỉ biết họp có chuyện gì ? ông ta chỉ lắc đầu:
- Dường như là chuẩn bị hành quân ngày mai, tôi cũng không rỏ lắm.
- Uả, ngày mai mình có lệnh về Sài gòn mà ??
Thượng sỉ già thường vụ chỉ lắc đầu, quày quả bỏ đi.
Tôi hối hả đến chổ Ông già Huệ, ( Đại úy Võ Trí Huệ , Đại Đội trưởng Đại Đội 1 Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến) đến nơi tôi thấy Nguyễn Ngọc Tư (Tư Lựu Đạn Trung đội trưởng trung đội 2), Ngô Đình Lợi ( Trung đội trưởng, trung đội 3 ), 2 thằng bạn cùng khoá 20 Võ Bị Đà Lạt với tôi, Trần Văn Hên (Hên Đui, Trung đội trưởng, trung đội súng nặng ) đã có mặt.

Chúng tôi được phát mỗi thằng một phóng đồ hành quân. Với nét mặt đầy bất mãn, cộng thêm với những cái khắc khổ sẳn có, Đại úy , Đại Đội trưởng cho biết là Bộ tư lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh yêu cầu chúng ta ở lại thêm một ngày, giúp họ thêm một lần hành quân lục soát trước khi rời khỏi nơi đây. Cuộc hành quân thực là đơn giản, Tiểu đoàn sẽ nhảy trực thăng vào một ngôi làng, nằm dọc theo bờ sông vệ, thuộc quân Mộ đức, khoảng 2 cây số Đông cuả Quốc lộ 1. Tiểu đoàn sẽ cho lục soát từ đó thẳng ra Quốc lộ 1. Đến Quốc lộ 1 là chấm dứt cuộc hành quân, sẽ có xe GMC cuả Sư Đoàn 2, đón về lại núi Thiên ấn.

Lực lượng địch, được cho biết là có khoảng hơn trung đội du kích, thường hay khuấy phá, có thể có tăng cường quân chính qui, không rỏ cấp số.

Phần bạn, có một Tiểu đoàn Điạ phương quân nằm án ngử, cách Quốc lộ 1 vài trăm thước, cũng là thành phần trừ bị cho Tiểu đoàn.

Lệnh: mang theo một ngày cơm vắt, dự trù sẽ chấm dứt sớm trong ngày, chỉ cần mang theo trang bị hoả lực cá nhân, không mang theo ba lô, đồ ngủ cồng kềnh ...

Đại úy Đại đội trưởng nhấn mạnh: Đây là vùng dân cư, tuy còn là xôi đậu, nhưng cấm không được phá hoại, làm thiệt hại tài sản cuả dân, phải tuyệt đối thận trọng vì có thể bọn du kích trà trộn, bất ngờ gây thiệt hại cho ta.

Kế hoạch hành quân được Đại úy Võ Trí Huệ cho biết, dự trù như sau:

Tiểu đoàn sẽ trực thăng vận, đổ quân làm 2 cánh vào khoảng trống cuả 2 bên bià làng.
Từ nơi đổ quân đi ra, phiá bên trái là sông Vệ, dân chúng ở nối dài dọc theo bờ sông , chiều ngang cuả làng không quá 200 mét, xa về bên phái có rặng núi thấp, nhấp nhô ( Tôi không nhớ tên là núi gì ) Để nhanh chóng chấm dứt cuộc hành quân, Tiểu đoàn chia ra làm 2 cánh, tiến song song. Bên trái, cạnh bờ sông, do Đại úy Phạm Nhã, Tiểu đoàn phó chỉ huy, cánh phải, do đích thân Tiểu đoàn trưởng, Thiếu tá Dương Hạnh Phước chỉ huy.

Cánh quân bên phải, đi đầu là Đại đội 4, Trung uý Dương Bửu Long , Đại đội trưởng, với sự phụ giúp cuả Thiếu uý Lê Đình Quý, khoá 20 Võ Bị Đà Lạt, Đại đội phó, kiêm Trung đội trưởng. Kế tiếp là Bộ chỉ huy Tiểu đoàn với Trung đội Quân báo, theo sau là Đại đội 2, Trung úy Nguyễn Văn Phán , Đại đội trưởng, Đại đội phó: không nhớ. Phiá cánh trái, đi đầu là Đại đội 1, Đại uý Võ Trí Huệ, Đại đội trưởng, Trung uý Nguyễn Đăng Hòa (Hoà râu), Đại đội phó, phiá sau là Bộ chỉ huy nhẹ Tiểu đoàn, Đaị uý Phạm Nhã, Tiểu đoàn phó và sau cùng là Đại đội 3, Trung uý Nguyễn Đình Thủy Khoá 16 Võ Bị Đà Lạt, Đại đội trưởng, Thiếu uý Lê Quý Bình Khoá 19 Võ Bị Đà Lạt, Đại đội phó.
- Ngày mai, tất cả phải sẳn sàng lúc 5 giờ sáng để ra bải trực thăng cuả Sư Đoàn 2, Thời, trung đội 1, toa trực, sẽ nhảy chuyến đầu tiên, sau đó là Tư và Lợi ....Các toa có thắc mắc gì không ?

Đại uý Huệ kết thúc buổi họp với sự phân công như trên. Chúng tôi, là những Thiên lôi, chỉ đâu đánh đó, đã quá quen với những cuộc hành quân như thế nầy, nên chẳng ai có thắc mắc gì, tuy nhiên đặc biệt trong lần nầy, mấy thằng Trung đội trưởng chúng tôi đều có thắc mắc ngoài lề.

- Sao lại có chuyện kỳ cục vậy Đại uý, không phải mai mình về Sai gon ? Chỉ là hành quân lục soát chứ có phải đụng nặng đâu mà phải xử dụng khẩn cấp mình ? Chuyện gì đây ???
- Moi cũng đâu có biết đâu, ngay Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng ổng cũng không ngờ, Chiều mai mình mới được bốc về Sài gòn,
Bà ấy từ Sài gòn ra, có làm tiệc khoản đải từ giả mấy xếp ở đây, tại Câu lạc bộ Phượng hoàng sáng ngày mai.
Trước khi ra về, chuẩn bị cho cuộc hành quân ngày mai, Trung uý (Hoà râu, Đại đội phó, lầu bầu với chúng tôi:
- Mẹ ! đúng là con ghẻ, mồ côi, được dịp xài, xài cho quá mức...!!
Chúng tôi im lặng không nói gì, chỉ có Tư Lựu đạn lắc lắc đầu ( Tật cố hửu cuả hắn ) nhoẻn miệng cười ruồi !!
Tôi thật tình không hiểu nụ cười cuả hắn hôm nay là bất mản hay là ... đau khổ !!

Về đến Trung đội, tôi họp các Tiểu đội trưởng, truyền đạt lệnh hành quân ngày mai. Với một chút chủ quan, tôi nói thêm, lệnh cho mang theo một ngày cơm vắt, nhưng ai muốn mang, hoặc không cũng được vì có thể cuộc hành quân sẽ kết thúc thật sớm, vùng hành quân chúng ta chỉ là lục soát khoảng hơn một cây số thôi !!. Chính tôi cũng dặn đệ tử tôi không cần mang theo cơm, ý cuả tôi là dành bụng dớt tô Mì quảng cuối cùng trước khi lên máy bay về lại Sài gòn vào buổi chiều cùng ngày !!.

Chúng tôi có mặt sẳn sàng tại bãi bốc Sư Đoàn 2 lúc 6 giờ sáng. Trực thăng Mỹ sẽ bốc chúng tôi vào 6:30. Có 10 chiếc trực thăng bốc quân và vì phải đổ quân một lúc cho 2 cánh nên mỗi lần bốc 5 chiếc cho mỗi cánh quân. Trung đội tôi trực hôm nay nên sẽ được bốc đầu tiên.

Chưa quá 5 phút bay, trực thăng bổng bất ngờ đột ngột đổi cao độ, xà xuống bãi đáp. Không hiểu vì quá chủ quan hay vì một lý do đặc biệt nào khác mà cuộc đổ bộ hôm nay có vẻ khác thường hơn những lần đổ bộ khác, tôi không thấy có trực thăng chỉ huy và trực thăng cobra yểm trợ.
Trong lúc trực thăng vừa xà xuống, tôi nghe từng loạt AK bắn bốp bốp vào chúng tôi.
Do kinh nghiệm và phản ứng tự nhiên, khi trực thăng còn khoảng 3 thước cách mặt đất, chúng tôi đã bung mình nhảy xuống.
Ngay lập tức trung đội tôi bung rộng ra an ninh chung quanh bãi đáp, chưa kịp gọi báo về Đại đội, chúng tôi đã hạ 5 tên, bắt sống 2 tên tại chổ !!.
Một phép lạ nào đó, khi kiểm soát lại, trung đội tôi chưa bị một thiệt hại nào.
Vừa gọi báo tỉnh hình về Đại đội, vừa ra lịnh Trung đội nhanh chóng tiến chiếm mấy vuông nhà trước mặt theo hướng tiến quân.
Tiếng AK và Garant cuả ta và địch vang động không ngừng.
Tiến chiếm liên tục khoảng 5 vuông nhà, nhà ở đây gần giống như ở thôn quê miền Nam, có từng vuông vườn riêng biệt, san sát nhau vừa tre, vừa khóm ...nhưng khô ráo, không có mương rảnh như trong Nam, lúc vừa chiếm xong vuông nhà thứ 6, tôi ngoảnh sang bên hỏi to:
- Tụi bây có lục soát căn nhà nầy chưa ?
Binh nhì Tỵ, đệ tử ruột cuả tôi, từ cửa sau căn nhà bước ra, vừa nói:
- Dạ xong rồi Thiếu uý.
Ngay khi tiếng uý vừa dứt, một tràng AK trước mặt bắn xả về phía chúng tôi. Khi nghe Tỵ trả lời, tôi quay sang nhìn hắn, Tỵ chỉ cách tôi khoảng 2 thước, tôi thấy Tỵ giật người lên, ngả xuống như một thân cây vừa mới đốn. Phản ứng tự nhiên, tôi nhào lại đở Tỵ dậy. Nguyên một tràng AK đi chéo từ dưới lên trên đã ghim vào thân thể cuả Tỵ.
Máu trong người Tỵ bắn vọt lên đầy quần áo, mặt mũi cuả tôi .... Tôi chỉ kịp thấy Tỵ trợn trừng cặp mắt nhìn tôi, thân hình giật giật lên mấy cái rồi nghẻo xuống, bất động.

Thật khó mà diễn tả cho hết được những gì trong tôi hiện tại, mùi máu tanh cuả Tỵ, hoà lẫn với mồ hôi cuả tôi, chảy dài trên mặt, thấm vào miệng vừa mặn, vừa tanh đã không làm cho tôi hải sợ, mà trái lại, đã làm máu điên trong người tôi bừng bừng nổi dậy.
Tuy mới ra trường, về Thủy Quân Lục Chiến chưa quá 7 tháng, tôi đã nổi tiếng là một sỉ quan du đảng, chịu chơi, rảnh ra là uống rượu và đánh lộn.
Cái máu nầy đã làm cuộc đời binh nghiệp cuả tôi ba chìm bảy nổi, chín cái lênh đênh về sau nầy ....
Buông Tỵ xuống, máu nóng trong người tôi hừng hực dâng lên, tôi khoát tay ra lệnh toàn Trung đội Xung Phong!.không cần là chân vịt, chân vẹt chi nữa cả. Binh nhất Nguyễn văn Chiến, xạ thủ Trung liên Bar, vừa khom mình nắm tay nắm trung liên định chạy theo tôi thì lại một loạt đạn AK nữa nổ về phía chúng tôi, Chiến lãnh 2 viên vào Mông trái, Tôi thấy rõ ràng mảnh thịt và máu văng lên, thêm một lần nữa, máu cuả Chiến lại văng vãi lên tôi.
Không ngờ chúng tôi phản ứng liều lĩnh và thần tốc như vậy, nguyên một toán việt công khoảng 6 tên trước mặt phóng lên, bỏ chạy.
Nhưng quá trể rồi, chạy đi đâu được với những chiến sĩ Hắc Long chúng tôi, bọn chúng bị hạ ngay tại chổ ( thời gian nầy Thủy Quân Lục Chiến chúng tôi còn xử dụng Garant, Trung liên Bar, Đại liên 30 ...)

Tiến chiếm một lúc thêm hơn 5 vuông nhà nữa, đến một đống rơm, tôi ra hiệu cho Trung đội dừng lại để thở. Hạ sĩ Sang , hiệu thính viên PRC10 ngồi cạnh bên tôi, thấy mặt mày, mình mẩy tôi đầy máu, Sang hỏi tôi:
- Ông thầy có bị thương đâu không vậy ?
Tôi bảo là cũng không biết có bị chỗ nào không, đâu xem thử dùm coi có bị gì không vậy ?
Sang quan sát, rờ vào những chỗ nhiều máu nhất trên người tôi xong xác nhận không thấy có vết nào, tôi bảo hi vọng là không sao, không nghe đau đặc biệt ở đâu cả. Móc bi đông làm một ngụm nước, máu và mồ hôi lần nữa được dịp thấm vào giọng cuả tôi.
Bình thường, mùi máu tanh nầy sẽ làm tôi nôn mửa, nhưng hôm nay, tự mình nếm những giọt máu cuả đồng đội, hoà với mồ hôi mặn cuả mình, tôi chẳng những đã không buồn mửa mà cảm thấy như là những cốc rượu Martel không pha đá, làm đắng miệng và nóng hừng hực lòng tôi !!
Vì chủ quan, không mang cơm theo, sau một lúc quần thảo, tôi cảm thấy hơi sót ruột. Trong lúc quan sát phiá trước, chuẩn bị tấn công tiếp, tôi nghe mùi Mít chín thơm lừng, Chiêu, tà lọt tôi, móc ra từ đống rơm một trái mít ướt đã chín, banh ra trước mặt:
- Kệ Mẹ nó, tính sau, dớt đở đi ông thầy.
Cuộc đời những thằng lính Thủy Quân Lục Chiến cuả chúng tôi là như vậy, cái chết thật hết sức bình thường và cũng chính từ cái bình thường đó, chúng tôi đã tự xem thường hết tất cả mọi sự. Thử hỏi Cái chết đã chẳng còn quan trọng thì còn có cái gì thật sự được xem là quan trọng đây ??

Trong lúc ngồi nuốt vội mấy miếng mít ướt nhảo nhẹt, nghe tiếng heo, gà kêu la eng éc chung quanh, tôi bỗng giật mình nghĩ ra:
Lạ thật, khi họp hành quân được cho biết đây là vùng dân cư đang ở, thế mà tôi có thấy bóng dáng người dân nào đâu? mỗi căn nhà chiếm qua, chúng tôi đều có lục soát cẩn thận, thế mà nào đã thấy ai đâu ? Tôi chợt nghĩ loé lên, không lẽ chúng tôi đã xông vào một chiến trường được chuẩn bị và sắp đặt từ trước ? Không lẽ tin tình báo cuả Sư đoàn 2 lại tồi tệ đến mức như vậy sao? Cả một khối dân di tản mà không một ai hay biết ?? Nghĩ thì nghĩ như vậy, nhưng là một thiếu úy quèn, chỉ huy vỏn vẹn không quá 30 người lính, cho dù có đúng hay sai, tôi sẽ phải làm được gì đây?
Hơn nữa, tình hình hiện tại không cho phép tôi suy nghĩ nhiều hơn khi mà trong máy lại vang vang tiếng Đại uý Huệ hối thúc tôi nhanh chóng xông về phiá trước.

Lấy lại bình tỉnh, tôi bắt đầu cho áp dụng đúng binh pháp, cho tiến chiếm theo thế chân vẹt, Tiểu đội yểm trợ, Tiểu đội xung phong, cứ thế lần lượt thay nhau. Lần tấn công nầy không mấy khó khăn như những vuông nhà trước, địch chỉ bắn vu vơ xong bỏ chạy, trái lại, bên phải tôi, cánh quân cuả Đại đội 4, tiếng súng cuả ta và địch vẫn dòn dả, tôi nghe được cả tiếng chửi thề vang vọng cuả quân ta. Nhưng cánh quân Đại đội 4 cũng thanh toán và tiến rất nhanh, gần song song với tôi.

__________________


Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu Đoàn 5 Hắc Long Thủy Quân Lục Chiến với trận chiến Mộ Đức Quãng Ngãi

Thêm mấy vuông nhà nữa, Trung đội tôi lọt ra một vùng đất trống, đúng hơn đó là bải cát và rừng chồi lúp xúp ngang bụng.
Bây giờ tôi mới hiểu tại sao áp lực bên tôi nhẹ hẳn đi. Thì ra bọn vc chỉ nằm ở các vuông vườn nhà dân mà không nằm ở khoảng rừng chồi trước mặt, có lẻ nhằm tránh hoả lực yểm trợ từ trực thăng võ trang cuả ta.
Đại đội 4 cũng vừa ra khỏi vuông nhà, phiá trước mặt là một dãy đất cao, giống như bờ đê ấp chiến lược. Sau khi chiếm dãy đất cao, tất cả Tiểu đoàn được lệnh dừng lại tạm nghỉ.

Phiá trước mặt Đại đội 4 bây giờ là một khoảng đất trống ngắn, ước khoảng không hơn 20 thước, có rừng chồi lưa thưa. Qua khỏi khoảng trống ngắn đó là một khu nhà dân, bề ngang khoảng hơn trăm thước, chạy dài ra tới gần Quốc lộ.
Khoảng cách cuả chúng tôi từ đây ra Quốc lộ cũng khoảng 1000 thước thôi.

Trong làng có nhiều tre và trông có vẻ rất um tùm, khó quan sát. Trước khi vào bià làng, phải qua một con mương rộng khoảng 4 thước, xâu khoảng 1 thước rưởi. Đây có lẻ là hào chống chiến xa. Hào nầy chắc đã có từ lâu, dưới lòng hào không có nước, nhưng có nhiều cỏ ngắn. Phiá bên phải cuả làng cũng là khu rừng chồi lưa thưa.

Trên đầu chúng tôi lúc nầy, đang có một L19 cuả Không quân Việt nam vòng vòng quan sát. Tiếng súng được tạm thời im lặng khoảng gần 20 phút.
Bây giờ có lẽ cũng hơn 3 giờ chiều, ánh nắng mặt trời hơi chếch về tây. Hạ sỉ Sang đưa ống liên hợp cho tôi bảo là Đại bàng muốn gặp. Đại uý Huệ bảo tôi chuẩn bị sẵn sàng, khi nghe hô xung phong sẽ cùng đồng loạt nhào lên. Tôi đáp nhận và thông báo, ra lệnh Trung đội sẵn sàng !!

Phút chờ đợi thật hết sức là ngột ngạt !! Vài phút sau, khẩu Đại liên 30 tăng phái cho Đại đội 4 bắt đầu tác xạ vào làng...

Vừa dứt tràng đại liên, súng nhỏ đồng loạt khai hoả. Tiếng hô xung phong từ Đại đội 4 vang động cả một vùng. Tôi và cả Trung đội, nhổm dậy cùng tiếp hô xung phong và phóng mình lên phiá trước.

Tiếng súng nhỏ phiá Đại đội 4 bổng dưng thưa thớt, tôi bất ngờ nghe một tiếng xung phong vang vọng lần thứ 2, lần nầy không phải từ phiá ta mà là phát lên từ phiá trong làng, tôi chỉ kịp thấy loáng thoáng những bóng người từ trong làng lao vụt ra, hướng về phiá Đại đội 4.
Bọn địch bật dậy từ những hầm chử A kiên cố ở bià làng. Hai bên đã bắt đầu lao vào nhau cận chiến.


Cận chiến ngay tại bià làng, ngay dưới hào chống chiến xa ...
Đồng thời, hoả lực từ trong bià làng chuyển thẳng về phiá cánh trái chúng tôi, mấy khẩu thượng liên ào ạt bắn rát về phiá trung đội tôi. Vì là rừng chồi thưa, cao chỉ ngang bụng, khoảng cách không hơn 50 thước, chúng tôi không còn cách gì khác hơn là nằm xuống tại chỗ, chịu trận. Đã vậy, phiá sau chúng tôi, 2 đại đội bọc hậu cũng đang bị đồng loạt tấn công. Thì ra, chúng tôi đã bị luà vào chỗ chết, bốn bề thọ địch, không còn ai có thể cứu ai !!

Trong lúc đó tiếng la hét, chửi rủa vẫn còn rầm rập vang động phiá Đại đội 4. Biết Đại đội 4 đang lâm nguy nhưng tôi không làm sao ngóc đầu lên được ở cái điạ thế quái ác nầy. Bất ngờ một người chạy lao đến, nằm bên tôi.
Nhìn lại thì ra là Trung sỉ Thạch Rên , trưởng toán cận vệ cuả Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng. Tôi hết hồn:
- Thiếu tá ra sao rồi ?? sao Anh lại ở đây ?

Thạch Rên nhìn tôi lắc đầu không nói gì cả. Tôi bổng thấy rợn cả người !! Không lẽ Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng đã hi sinh ? Thú thật tôi không thể ngờ, cũng không thể tưởng tượng được ra rằng Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng thật sự đã hi sinh !!.
Chiếc L19 vẫn lượn trên đầu chúng tôi. Nhìn sang bên kia bờ sông Vệ, xa về phiá Quốc lộ 1, tôi thấy rỏ căn cứ hoả lực với mấy khẩu đại bác, nhưng chắc chắn không thể giúp gì được trong hoàn cảnh hiện tại cuả chúng tôi.

Súng đạn và sự hỗn loạn dần dần tạm lắng xuống. Lúc nầy Thạch Rên mới lấy lại bình tỉnh kể sơ lại tôi nghe.Vì luôn luôn kề cận bên Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng nên lời hắn kể nhất định là chính xác. Theo như lời Thạch Rên tóm tắt với tôi là khi dừng lại nghĩ trên bờ đất, Quan sát viên L19 có báo cho Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng là có nhiều dấu hiệu trong ngôi làng phiá trước mặt có thể có một đơn vị lớn cuả địch, nhưng Thiếu tá Phước không tin, cho rằng có thể là dân chúng trong đó thôi. Lúc xung phong vào làng, chính Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cùng toàn ban tham mưu Tiểu đoàn đã nhào lên phiá trước với Đại đội 4.

Khoảng gần nữa tiếng sau, tiếng súng dần dần im, cái im lặng thật hãi hùng. Đại uý Phạm Nhã, Tiểu đoàn phó, cho các Đại đội quây lại, nằm tại chỗ. Kiểm điểm lại, Đại đội 4 bị thiệt mất gần 3 trung đội, trung uý Long không sao.
Toàn ban tham mưu Tiểu đoàn chỉ có Trung uý Lê Văn Huyền , Ban 2 và một số thật ít Quân báo, chạy ngược được về phiá sau, Đại đội 2, sống sót, còn lại tất cả đều đã hi sinh: Thiếu tá Dương Hạnh Phước, Tiểu đoàn trưởng, Thiếu tá Cố vấn trưởng, trung uý phụ tá Cố vấn và thượng sĩ truyền tin, Bác sĩ Tiểu đoàn Lê Hữu Sanh cùng một số sĩ quan, quân nhân chuyên môn trong ban chỉ huy Tiểu đoàn.

Trung đội tôi, dù dưới áp lực thật nặng nề cuả hoả lực địch trong một tầm bắn rất gần, nhưng may mắn chỉ vài anh em bị thương nhẹ.
Đến giờ phút nầy, tất cả cấp chỉ huy lớn nhỏ chúng tôi đều hiểu rằng chúng tôi đang lọt vào vòng vây đã được sắp dặt sẳn cuả địch.
Không thể tiến và cũng chẳng có thể lùi, chỉ duy nhất là tử chiến tại chỗ.
Chúng tôi, mấy tên Trung đội trưởng, được gọi đến gặp Đại uý Đại đội trưởng. Đại uý Huệ, đôi mắt đỏ hoe, cố ngăn ngấn lệ, thông báo cùng chúng tôi tin buồn sơ khởi trên, đồng thời báo cho chúng tôi biết là giặc có khả năng sẽ tràn ngập chúng tôi bất cứ lúc nào.
Lệnh: Đào hố, sẵn sàng tử chiến tại chỗ, tất cả nếu có bất cứ ai bỏ chạy khỏi vị trí sẽ bắn ngay. Chỉnh đốn lại đơn vị, chờ lệnh mới.

Đại úy Cố vấn phó đề nghị cho không lực Hoa kỳ đến dội bom nhưng Đại úy Nhã không đồng ý vì xác Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng, Cố vấn, Bác sĩ ... và nhất là không nắm rõ tình hình quân ta ai còn, ai mất bên trong làng ? !
Trở lại Trung đội, đang họp thông báo cùng quí vị Tiểu đội trưởng, qua ám danh truyền tin, Đại đội kêu tôi cho thả trái khói màu vàng( Có lẻ theo yêu cầu cuả L19 ).
Tôi vừa cho bật trái khói màu vàng, thì ngay tức khắc bên trong làng cũng bật trái khói màu vàng, tôi được lệnh bật tiếp trái khói màu tím, thì cũng vậy, ngay tức khắc trong làng cũng bật trái khói màu tím !!!.

Khoảng hơn 4 giờ chiều, trong lúc chúng tôi căng mắc theo dõi từng diễn tiến cuả địch, chờ đợi một cuộc tấn công tràn ngập thì phiá Quốc lộ 1, nơi Tiểu đoàn Điạ phương quân án ngữ và trừ bị cho chúng tôi, tiếng súng bỗng vang lên rầm rộ, dòn dã, chứng tỏ họ cũng đang đụng nặng.
Thì ra, họ được lệnh vào tiếp viện cho chúng tôi, nhưng vừa rời khỏi vị trí, họ đã bị chận đánh, không vượt qua được !!

Theo suy nghĩ cuả chúng tôi, nếu tình trạng nầy kéo dài, chúng tôi có thể sẽ bị tiêu diệt trong đêm nay. Nghĩ thì nghĩ nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng vững chắc ở chính mình vì muốn tiêu diệt chúng tôi, một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến thiện chiến, bọn vc cũng sẽ phải trả một giá thật đắt cho hành động liều lĩnh đó, cho dù bọn chúng đông đến cở nào, chúng tôi trong thế thủ, bọn chúng sẽ là những bia thịt cho chúng tôi xơi tái.
Nổi lo lớn nhất cuả chúng tôi lúc nầy là số đạn dược cá nhân trên mình Anh em binh sĩ, sau một ngày chiến đấu đã vơi đi khá nhiều, sẽ không đủ để xử dụng nếu không được tiếp tế kịp thời trước hành động tấn công biển người cuả bọn chúng !!.

Hạ sĩ Sang đưa ống liên hợp bảo là Đại bàng muốn nói chuyện với tôi. Đại uý Đại đội trưởng báo một tin mừng là sẽ có một Chi đoàn Thiết quân vận sẽ vào tiếp viện và tiếp tế đạn dược cho chúng tôi, từ Quốc lộ, họ sẽ tiến dọc bờ sông về hướng Trung đội cuả tôi, bảo tôi sẳn sàng, ra hiệu khi họ đến, tránh ngộ nhận.
Tin nầy đến thật đúng lúc, làm cho tất cả mọi người phấn chấn hẳn lên. Chưa đầy 30 phút sau, chúng tôi đã nghe được tiếng xe Thiết giáp M113 ầm ì phiá Quốc lộ hoà lẫn với tiếng Đại liên dồn dập cuả Thiết giáp. Tôi cắt cử 3 khinh binh bò xa ra phiá trước sẵn sàng ra hiệu để đón họ.

Mặc dù về Tiểu đòan được gần 7 tháng nhưng với Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Dương Hạnh Phước, tôi thực chẳng hiểu chi nhiều về Ông, chỉ được biết, qua mấy đàn Anh trong Tiểu đoàn, Ông là Đại Niên trưởng cuả chúng tôi, xuất thân từ khoá 10 VBLQDL. Dáng người cao to, nghiêm nghị ( Có Ông Tiểu đoàn trưởng nào, nhất là Tiểu đoàn trưởng cuả một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, mà không nghiêm nghị ! ).
Lần tiếp xúc duy nhất cùng Ông đó là lần 5 thằng Thiếu uý mới ra lò chúng tôi về trình diện Tiểu đòan tại hậu cứ Suối Lồ ồ. Và cũng gần như là một thông lệ, những thằng nhóc Trung đội trưởng mà tiếng lóng dành gọi chúng tôi là những Hạ Sĩ Chịu Chơi !, muốn khỏi bị nắng chiếu đen da, xám mặt, chúng tôi luôn luôn tìm chổ tránh Mặt Trời I !!

Thời gian lúc nầy quả thực là dài, quá dài !!! tiếng xe thiết giáp cứ vang động dồn dập nhưng khoảng cách từ Quốc lộ 1 vào chỉ 1000 thước thôi mà chờ hoài vẫn không thấy... Và rồi khi gần 6 giờ chiều, chiếc M113 dẫn đầu đã đến với chúng tôi. Quá vui mừng, tôi bật dậy, quên cả nguy hiểm, chạy ra tiếp đón họ.
Từ trên xe, một Ông Trung tá, mặc bộ đồ Jumpsuit màu đen ( Giống như đồ bay cuả Pilot ) nhảy xuống. Ông vồn vả hỏi tôi: "Chào em, Em giúp Anh cho gặp cấp chỉ huy lớn nhất cuả Em ở đây".
Tôi đưa tay lên chào và kịp nhìn tên Nhơn, thêu trên ngực áo cuả Ông. Thì ra Ông là Trung tá Mã Sanh Nhơn.
Tôi báo cáo cho Ông biết là Đại úy Tiểu đoàn phó cuả tôi đang ở phía sau, tôi gọi Trung sĩ nhất Vũ Đình Thu, Trung đội phó cuả tôi, đưa Ông đến gặp Đại úy Phạm Nhả. Lần lượt cả Chi đoàn M113 đều đã đến, nằm thành một hàng dọc trước trung đội tôi. Quá sung sướng, cả trung đội đồng loạt đứng dậy vỗ tay hoan hô Thiết giáp !!


Trời vừa sụp tối, nguyên chi đoàn Thiết quân vận dàn hàng ngang bên hông làng, tác xạ tối đa hoả lực vào làng. Đại đội 3 cuả Trung uý Nguyễn Đình Thủy, biệt phái một trung đội do Chuẩn Uý Lương Văn Cường( Cường Tây lai ) chỉ huy, nương theo hoả lực, bò vào hướng tấn công cận chiến lúc ban chiều để tìm lấy xác Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng, Cố vấn, Bác sĩ Lê Hữu Sanh và các Sĩ quan trong ban tham mưu Tiểu đoàn. Công tác nhanh gọn, hoàn tất trong vòng 15 phút.

Phần chúng tôi, cấp tốc mang những đạn dược vừa được tiếp tế từ M113 ra sau Ban chỉ huy Tiểu đoàn để phân chia cho các Đại đội.


Sau đó, Chi đội M113 bố trí thàng vòng tròn, trong phạm vi phòng thủ cuả Trung đội tôi. Máy bay C123 bắt đầu bao vùng, thả trái sáng và sẳn sàng yểm trợ cho chúng tôi.
Với đạn dược vừa được bổ xung đầy đủ, nỗi lo cuả chúng tôi đã vơi nhẹ hẳn đi. Bây giờ thì chúng tôi đã sẵn sàng, tới đâu thì tới ....

Chiến trường sau một ngày thật sôi động giờ đã hoàn toàn im lặng, lợi dụng thời gian, chúng tôi móc sửa lại những hố cát đào vội ban chiều. Chúng tôi hầu như không có một ai ngủ được vì hầu hết không ai mang theo cơm, cái đói bây giờ có dịp thoải mái hành hạ chúng tôi !!
Hơn nữa, qua trái sáng, quan sát vào làng, chúng tôi thấy rất rõ ràng bọn vc di chuyển lủ lượt bên trong, Không yên tâm, tôi đến gặp Đại uý Đại đội trưởng báo cáo tình hình và xin chỉ thị. Với giọng khàn khàn pha chút mệt mỏi, Đại uý Huệ bảo:

- Thây kệ nó, Toa dặn con cái cẩn thận quan sát, theo dõi. Nếu nó nhào ra chơi mình thì mình chơi lại, không cứ kệ bố nó đi !!

Khoảng gần 5 giờ sáng, toàn Đại đội 1 chúng tôi sẳn sàng chờ dứt đợt tác xạ cuả Thiết giáp là bắt đầu xung phong vào làng, lần nầy chúng tôi sẽ vào bên hông trái cuả làng tức là từ phiá đóng quân đêm cuả chúng tôi.

Thiết giáp vừa ngưng tác xạ, Toàn Đại đội 1 chúng tôi, lần nữa đồng loạt hô xung phong phóng thẳng vào làng !! Nhưng, không có một phản ứng nào cuả địch, bọn chúng đã di chuyển khỏi nơi đây. Chúng tôi đổ ra lục soát. Ôi ! thật là thê thảm, Anh em binh sĩ Đại đội 4 và Trung đội Quân báo Tiểu đoàn chết đủ kiểu: Đứng, ngồi, nằm, quì, đâm, bắn, bóp cổ .... dưới hào chống chiến xa, trên bià làng ...

Chỉ còn có 3, 4 người còn sống sót, bị thương, giả chết và sau đó bò trốn vào những lùm bụi cạnh hào chống chiến xa, trong đó có Thượng sỉ Nguyễn Văn Lô, Trung đội phó cuả Lê Đình Quỳ, Ông bị bắn bể gót chân, giả chết chui vào giữa bụi tre trốn kín trong đó.
Ngay khi vừa vào, tôi đã cố công tìm kiếm Lê Đình Quỳ, nhưng không tìm thấy đâu cả, nghe tin Thượng sĩ Lô còn sống, tôi vội vả tìm đến hỏi thăm, Thượng sĩ cho biết lần cuối cùng còn thấy Lê Dình Quỳ đang cận chiến 1 lúc với 3 thằng vc dưới hào, nếu không tìm được xác như vậy chắc là đã bị bắt rồi !!( Điều nầy đúng, Lê Đình Quỳ bị bắt làm tù binh, được trao trả năm 1973 ).

Có vài binh sĩ Đại đội 4 thoát chạy dọc bên phải làng và đã chạy đến Tiểu đoàn Địa phương quân Blocking force ngoài Quốc lộ 1.

Sau hơn 4 tiếng đồng hồ lục soát, tản thương và di chuyển hoàn tất những Anh em tử sĩ, Tiểu đoàn được lệnh rút ra Quốc lộ 1.
Xe cuả Sư đoàn 2 đã túc trực đưa chúng tôi về lại núi Thiên Ấn.
Lúc ra gần đến Quốc lộ, một Ông Thiếu uý Điạ phương quân đến gặp tôi, xưng là Đại đội trưởng Đại đội Điạ phưong quân, nhờ tôi giúp vào lấy xác một số Anh em Địa pương quân còn kẹt trong làng. Tôi chỉ ra sau, kêu Anh gặp Đại uý Đại đội trưởng cuả tôi, tôi chỉ là Thiếu uý Trung đội trưởng, không có quyền hạn chi cả.

Sáng hôm sau, một hoạt cảnh thật là bi thảm chưa từng thấy !! Nào mè xửng, kẹo gương, nón lá bài thơ ... bị đạp, đập... vứt tung toé tràn lan khắp cả vùng đóng quân. Cả Tiểu đoàn hầu như im lặng, không ai buồn nói đến ai ...
Nếu có, chỉ toàn là những tiếng chửi đồng loạt cuả Anh em binh sĩ thật thậm tệ dành cho toàn bộ các cấp chỉ huy thuộc Bộ tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh.

Và ngay sau đó, chúng tôi, toàn bộ Tiểu đoàn Tiểu Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến được đưa đến nằm tại Phi trường Quảng Ngãi, tại đây chúng tôi được trang bị, bổ xung quân số tại chỗ từ Sài gòn đưa ra.
Và vài hôm sau, 5 chiếc C130 đáp xuống bốc toàn bộ Tiểu đoàn chúng tôi, không phải về Sài gòn mà lúc phi cơ đáp xuống, chúng tôi ai cũng nhìn thấy tấm bảng thật to với dòng chữ: WELCOME-PHÚ BÀI-HUẾ.

Một đoàn dài GMC cuả Sư đoàn 1, bốc chúng tôi ra Đông hà, thảy tiếp vào rừng núi Khe Sanh. Lần nầy những chiếc quân xa chở chúng tôi, dường như có vẻ có chút nhẹ nhàng vì chúng tôi vưà thiếu mất một người Anh cả Dương Hạnh Phước và một số Anh em đồng đội chúng tôi, đã từ chối không theo chúng tôi, uất hận nằm lại mãi mãi nơi một làng nhỏ vô danh bên bờ sông Vệ thuộc Quận Mộ Đức Quãng Ngãi.

LỜI CUỐI: với trận chiến Mộ Đức Quãng Ngãi
Gần nữa thế kỹ đã qua, biết bao nhiêu là mưa nắng đổi dời, nước mất, nhà tan !!
Tên Thiếu úy lờ quờ mới ra trường Lê Văn Thời ngày xưa giờ đã là Ông cụ, đang bước thật gần vào tuổi CỔ LAI HI, cô đơn ngồi nhớ lại bạn bè đứa còn, đứa mất không khỏi ngậm ngùi !!
Có những điều mà nó cứ ám ảnh, mỗi khi ngồi nhớ lại chuyện ngày xưa, lòng cứ mãi bứt rứt không nguôi !!
Hi vọng Các Đàn Anh, các vị Chỉ huy cũ có thể trả lời:


- Tại sao Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến phải ở lại thêm 1 ngày ?
- Ai đã yêu cầu ?
- Ai đã tổ chức cuộc hành quân lục soát ?
- Nếu đã tổ chức cuộc hành quân tại sao không nắm vững được tình hình, cả một khối dân chúng di tản, tạo chiến trường để tiêu diệt Tiểu Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến mà nguyên một hệ thống tình báo hoàn toàn không biết gì ??
- Một lực lượng rất lớn cuả địch nằm ngay sát Quốc lộ 1, thế mà không một ai biết, chẳng một ai hay ??
- Ai là Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ Binh năm 1966 ?
- Ông Tướng Tư lệnh nầy nếu không là Tư lệnh XÓM BÀ THÁI thì cũng là tư lệnh CÔNG TRƯỜNG ẩn danh nào đó cuả bọn việt gian cộng sản !!!


CÓ PHẢI THẾ KHÔNG THƯA QUÍ ĐÀN ANH , THƯA QUÍ VỊ CHỈ HUY CAO CẤP DẨY ĐẦY KINH NGHIỆM CHIẾN TRƯỜNG CUẢ CHÚNG TÔI ???





Mũ Xanh LÊ VĂN THỜI ( LỖ TRÍ THÂM HOÀ THƯỢNG )
__________________



Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu đoàn 6 Thần Ưng Thủy Quân Lục Chiến với Trận Mậu Thân 1968




Thiếu Tá Phạm Văn Chung Tiểu Đoàn Trưởng
Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng Thủy Quân Lục Chiến



Đại Uý Trần Văn Hiển Là Tiểu Đoàn phó Tiểu Đoàn 6

Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng Thủy Quân Lục Chiến được thành lập vào tháng 8 năm 1966 doThiếu Tá Phạm Văn Chung và Đại Uý Trần Văn Hiển làm Tiểu Đoàn phó.
Các Ðại Ðội Trưởng gồm: Trung Uý Nguyễn Ðình Thủy Ðại Ðội 1, Trung Uý Nguyễn Tường Huy Ðại Ðội 2, Trung Uý Lê Văn Huyền Ðại Ðội 3, Trung Uý Lê văn Cưu Ðại Ðội 4 và Ðại Uý Hoàng Trọng Ðộ Ðại Ðộ Chỉ Huy, Trưởng Ban 3 là Trung Uý Trần Ðình Thụy.
Lễ xuất quân đưọc tổ chức vào cuối Thu năm 1967.
Nơi thử lửa đầu tiên là vùng xình lầy Ðặc Khu Rừng Sát.
Tiểu Đoàn chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh sông Lòng Tào, thủy trình từ sông Sài Gòn ra cửa Cần Giờ.





Đến năm 1968,Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng Thủy Quân Lục Chiến
là ThiếuTá Nguyễn Xuân Phúc và Thiếu Tá Ðỗ Hữu Tùng năm 1969.



Và Thiếu Tá Lê Bá Bình năm 1974


Tháng 4 năm 1968 Thiếu Tá Chung bàn giao Tiểu Đoàn cho Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc để nhận chức Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn luyện Thủy Quân Lục Chiến tại Rừng Cấm, Thủ Đức.
Các vị Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng Thủy Quân Lục Chiến gồm: Thiếu Tá Phạm Văn Chung năm 1966, Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc năm 1968, Trung Tá Nguyễn Thế Lương năm 1968, Thiếu Tá Ðỗ Hữu Tùng năm 1969, Thiếu Tá Trần Văn Hiển năm 1972, và Trung Tá Lê Bá Bình năm 1974.

Tiểu đoàn 6 Thần Ưng Thủy Quân Lục Chiến - Trong Trận Mậu Thân

Đầu năm 1968 Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến “Thần Ưng” trực thuộc Chiến đoàn A, Chiến đoàn trưởng Trung tá Hoàng Tích Thông, đang hành quân vùng Phù Cũ, Bồng Sơn, Tam Quan, thi hành lệnh Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa về việc tạm ngưng chiến trong 3 ngày Tết Âm lịch Mậu Thân, nên Tiểu đoàn trú quân tại một xóm phía Nam Phù Cũ.

Khoảng 3 giờ đêm 30 Tết, Thiếu tá Thông cho biết quân Cộng sản Bắc Việt vi phạm lệnh đình chiến đồng loạt, ồ ạt tấn công vào thành phố Saigon, một số Thị xã, Tỉnh lỵ, Quận lỵ khác; Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến chuẩn bị có thể di chuyển sớm.

Vào 7 giờ sáng ngày mồng một Tết, Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến được lệnh lên giải tỏa Thị xã Đà Lạt, xe vận tải chỉ đến sân bay Phù Cát, rồi không vận bằng phi cơ C 130 của không quân Hoa Kỳ dự trù đáp ở sân bay nhỏ Camly, vì Liên Khàng đã bị địch chiếm cùng đoạn đường từ phi trường về Thị xã mất an ninh.

Tại Phù Cát, Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến họp phân công thứ tự di chuyển tác chiến như sau:

- Đại Đội 3, Đại đội trưởng Trung úy Lê Văn Huyền đi trước
- Đại Đội Chỉ huy, Đại đội trưởng Đại úy Hoàng Trọng Độ
- Đại Đội 1, Đại Đội trưởng Đại úy Nguyễn Đình Thủy (sau tử trận tại Cần Thơ vào cuối năm 1968)
- Đại Đội 2, Đại Đội trưởng Trung úy Nguyễn Tường Huy
- Đại Đội 4, Đại Đội trưởng Trung úy Lê Văn Cưu
- Ban chỉ huy nhẹ của Tiểu Đoàn do Tiểu Đoàn phó Đại úy Trần Văn Hiển, đi sau cùng.

Đợt 1: Không vận đầu tiên cất cánh khoảng 9 giờ 15 sáng chở hết Đại đội 3 và 1 Trung đội thuộc Đại Đội 1

Đợt 2: Cất cánh khoảng 10 giờ gồm Ban chỉ huy Tiểu đoàn và phần còn lại của Đại Đội 1.

Khi phi cơ đang bay, nội bộ Tiểu đoàn chúng tôi không thể liên lạc được với nhau, dự trù bay khoảng một tiếng 30 phút, nhưng mới 45 phút Đợt 2 đáp xuống phi trường Tuy Hòa.
Xuống đất, chúng tôi mới rõ sân bay Camly, Đalat súng phòng không Cộng sản bắn rát quá không thể đáp được.

Trước tình thế Tiểu đoàn xé làm 3 mảnh, Đại đội 3 đang bay ở đâu không rõ, Ban chỉ huy Tiểu đoàn và Đại đội 1 tại Tuy Hòa, Đại đội 2, Đại đội 4 cùng Tiểu đoàn phó ở Phù Cát, Bình Định.
Không đâu liên lạc được với đâu !

Sau tôi phải nhờ hệ thống liên lạc truyền tin của quân đội Mỹ tại Tuy Hòa nói chuyện được với Đại tá Bùi Thế Lân, Tham mưu trưởng Lữ đoàn, tôi trình bày thực trạng, Đại tá Lân nói rằng: “Giữ đầu dây để ông trình lên Trung tướng Lê Nguyên Khang, Tư lệnh, hiện ông đang ngồi cạnh Đại tướng Cao Văn Viên tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Sau Đại tá Lân cho biết rõ cả 2 vị Tướng đồng ý cho di chuyển Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến về phi trường Tân Sơn Nhứt.


Khi trở lại phi đạo thì Đợt 1 (Đại đội 3) cũng vừa đáp xuống, như vậy chúng tôi chỉ còn 2 mảnh.
Do sự sắp xếp lệnh lạc ở trên Tiểu đoàn lần lượt đổ xuống phi trường Tân Sơn Nhứt toàn bộ vào lúc 9 giờ đêm ngày mồng một Tết.

Tiểu đoàn được lệnh di chuyển về tạm trú và giữ an ninh trong đêm cho doanh trại Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô tại đường Lê Văn Duyệt.
Cái khổ của Tiểu đoàn 6 là xin tản thương khẩn cấp mà không Bệnh Viện nào nhận được vì chiến cuộc, nên khoảng 7, 8 tử sĩ bọc trong poncho lủng lẳng khiêng theo Tiểu đoàn đã gần 2 ngày.

Đêm nay mồng một Tết Âm lịch, không rõ vong linh các chiến sĩ vô danh này phảng phất nơi đâu, nhưng thân xác đặt nằm tạm tại sân cờ Bộ tư lệnh Biệt khu Thủ đô, chỉ giao được cho nhà xác Tổng Y Viện Cộng Hòa vào ngày hôm sau.

Sáng sớm ngày mồng 2 Tết, Tiểu đoàn di chuyển qua ngả xa lộ Biên Hòa chịu trách nhiệm giải tỏa Thị xã Thủ Đức. Xuống xe ngay tại vườn cao su bên ngoài, phía Bắc làng Đại học, một buổi họp phân công cấp tốc tại đây:

- Cánh A: Đại đội 2, Đại đội 3, Ban chỉ huy Tiểu đoàn đi cắt sau doanh trại Tiểu đoàn 1 Pháo binh Thủy Quân Lục Chiến xấn ngang rặng cao su chiếm đỉnh cao nhìn sang Hậu Cứ doanh trại Tiểu đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu úy Lê Đình Minh chỉ huy và tử trận ngay hàng rào phòng thủ.

- Cánh B: Đại đội 1, Đại đội 4, Ban chỉ huy nhẹ Tiểu đoàn, Tiểu đoàn phó - thanh toán các chốt rải rác trong Thị xã tiến vào khu địa thế cao ngang Quận lỵ Thủ Đức nhìn sang doanh trại Hậu Cứ Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến, do Trung úy Nguyễn Văn Diễn chỉ huy.

Thực sự thì địch chưa chiếm hẳn được Thị xã, chỉ tấn công mạnh vào Hậu cứ 2 Tiểu đoàn trên vì sau lưng các doanh trại này là khu vườn cao su bỏ hoang, rậm rạp dẫn đến quận Dĩ An đường vào chiến khu D, Tân Uyên, Biên Hòa; nhưng bị 2 Hậu cứ toàn lính nghỉ thưởng, lính văn phòng chống trả kịch liệt, nhiều đợt xung phong vào cổng doanh trại Tiểu đoàn 2 và sau lưng doanh trại Tiểu đoàn 3 nhưng đều bị đẩy lui.

Anh em ít người không ra khai thác chiến quả được, nên khi Tiểu đoàn 6 thanh toán hết một vài chốt địch trong Thị xã tiến đến lục soát quanh 2 doanh trại trên, thấy nhiều xác địch, thu được một số vũ khí cộng đồng, cá nhân như: AK47, thượng liên, B40, B41, súng cối 82 ly ...

Qua ngày hôm sau, mồng 3 Tết, Tiểu đoàn mở cuộc hành quân lục soát khu rừng cao su rậm rạp phía Tây Bắc quận Thủ Đức giáp ranh quận Dĩ An, tìm thấy nhiều vũng máu, bông băng, quân trang vun vứt tả tơi trên đường rút quân của địch.

Khoảng 1 tuần hành quân mở rộng vòng đai, Thị xã Thủ Đức trở lại sinh hoạt như xưa, thì Tiểu đoàn 6 trở lại khu Hàng Xanh, Gia Định, trách nhiệm giải tỏa địch tại đây, gồm luôn khu Gò Mả, đồng Ông Cộ đến sát bờ sông cách cầu Bình Lợi, phía Đông Nam khoảng 1 cây số.


Vùng này nhà cửa xây cất không thứ tự, nhà tôn, gạch xen lẫn nhau, xa xa phía sau nhiều nhà tranh, các vũng lầy, bụi rậm rạp, gò mả cao thấp rất khó quan sát. Lợi dụng địa thế đó địch đặt chốt nhiều nơi, Tiểu đoàn phải giành giật từng khu nhà, lục soát từng vùng nhỏ một rồi đẩy địch lần về phía cây dừa nước rậm rạp sát bờ sông Bình Lợi để dùng trực thăng Gunship gắn đại liên cùng hỏa tiễn tiêu diệt địch.
Tuy nhiên 2 bên đều có thiệt hại - ta thu được một số súng cá nhân, cộng đồng, bắt được một số tù binh - phía ta tuy thiệt hại nhẹ nhưng 2 Trung đội trưởng hy sinh (Thiếu úy và Chuẩn úy); khoảng một tuần sau Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến do Thiếu tá Ngô Văn Định, Tiểu đoàn trưởng đến thay thế.

Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến trở lại dưới sự chỉ huy của Chiến đoàn A, chịu trách nhiệm an ninh cầu Bình Lợi cùng vùng phụ cận lên sát gần Thị xã Thủ Đức và giáp ranh Lái Thiêu.
Đặc biệt là khu có cây dừa nước rậm rạp phía đông đầu cầu, phía Nam bờ sông, địch thường lợi dụng khu này để xâm nhập vào vùng ngã ba Cây Thị, tiến đến khu hồ tắm Chi Lăng bên hông Tòa tỉnh Gia Định (nhà của người viết trong khu hồ tắm Chi Lăng).


Ban chỉ huy Tiểu đoàn đóng tại doanh trại nhỏ (Nghĩa quân) ngay đầu cầu Bình Lợi phía Nam.

Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến đã qua giai đoạn thử thách kể từ ngày xuất quân lần đầu khoảng tháng 2 năm 1967 theo chân các Tiểu đoàn đàn anh vào chiến khu D, Tân Uyên, Rừng Sát, Hậu Nghĩa, vùng Phù Cũ, tỉnh Bình Định. Tuy treœ nhất hồi đó nhưng qua các lần chạm địch đàn em “Thần Ưng” cũng tỏ ra có đường nét, những đường nét càng tỏ ra sắc sảo dưới thời các vị Tiểu đoàn trưởng kế tiếp sau.

Khoảng đầu tháng 5 năm 1968, Đại úy Nguyễn Xuân Phúc, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 “Trâu Điên” được chỉ định thay thế Thiếu tá Phạm Văn Chung, vị Tiểu đoàn trưởng đầu tiên và là người thành lập Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến. Thiếu tá Chung về nhận chức vụ Chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn.

Tân Tiểu đoàn trưởng là Đại úy Nguyễn Xuân Phúc, ngay tuần lễ đầu tiên đã chứng tỏ khả năng điều động cấp Tiểu đoàn, tương lai hứa hẹn là một trong những Tiểu đoàn trưởng đầy đủ phong độ, kích thước của binh chủng.

Vào một đêm khuya sau ngày lễ bàn giao Tiểu đoàn vài ngày, một Tiểu đoàn Cộng sản Bắc Việt tăng cường các Trung đội đặc công thình h tấn công ngay vào đầu cầu phía Nam cũng là nơi Ban chỉ huy Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến trú quân.

Sau ít giờ giao tranh, Đại đội phó Đại đội 1 trách nhiệm chận địch ngay khu dừa nước phía Đông cầu bị tử thương.
Từ chỗ yếu đó địch có thể khai thác, đang trong hầm chỉ huy, Đại úy Phúc đã nhìn thấy các tổ đặc công địch đeo đầy chất nổ chạy lăng xăng sát đầu cầu.


Anh phản ứng nhanh chóng lùa ngay một Trung đội trong tuyến phòng thủ Ban chỉ huy Tiểu đoàn ra tiêu diệt các tổ đặc công này và bắt tay được với Đại đội 1, ép địch chạy dồn vào khu dừa nước rậm rạp.
Ngay tức khắc anh điều động các Đại đội khác đẩy địch xa lần về phía Đông, riêng hơn một Đại đội địch bị anh khóa chặt trong khu dừa nước phía Đông đường xe lửa, phía Nam cầu Bình Lợi.

Trời sáng lần, địch không thể nào thoát được.
Các Đội Tâm Lý Chiến phải dùng loa phóng thanh kêu gọi đầu hàng, trên trời trực thăng bay quần gây áp lực tinh thần địch, sau nhiều giờ kháng cự leœ teœ rồi tất cả khoảng 150 cán bộ, binh sĩ (gần 2 Đại đội Cộng sản Bắc Việt) đầu hàng, thu toàn bộ vũ khí, trên trận địa địch bỏ lại hơn 40 xác nữa, vũ khí nặng nhẹ vứt ngổn ngang.

Chiến công đầu tay của Tiểu đoàn trưởng Nguyên Xuân Phúc và cũng là chiến công đầu của đàn em - 6 Cọp Biển





Mũ Xanh Phạm Văn Chung


__________________



Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu đoàn 7 Hùm Xám Thủy Quân Lục Chiến, hành quân sang Kampuchia.





Thiếu Tá Phạm Cang Tiểu Ðoàn Trưởng
Tiểu đoàn 7 Hùm Xám Thủy Quân Lục Chiến năm 1974



Thiếu Tá Lê Quang Liễn Tiểu Ðoàn Phó
Tiểu Ðoàn 7 Hùm Xám Thủy Quân Lục Chiến

Tiểu đoàn 7 Hùm Xám Thủy Quân Lục Chiến được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1969 tại Rừng Cấm, Thủ Đức.
Sau đó Tiểu đoàn di chuyển huấn luyện bổ túc đơn vị tại Trung Tâm Huấn Luyện Quốc gia:
Vạn Kiếp, Bà Rịa trong vòng 3 tháng.

Những ngày đầu Tiểu đoàn 7 Hùm Xám Thủy Quân Lục Chiến gồm có:

- Thiếu Tá Phạm Nhã: Tiểu đoàn trưởng
- Đại úy Trần Xuân Quang: Tiểu đoàn phó
- Trung úy Tôn Thất Trân: Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy
- Trung úy Bác sĩ Nguyễn Trùng Khánh: Bác sĩ Tiểu đoàn
- Chuẩn úy Phỗ: Trung đội trưởng súng cối Tiểu đoàn
- Đại úy Trần Ba: Đại đội trưởng Đại đội 1
- Trung úy Đức: Đại đội trưởng Đại đội 2
- Trung úy Sử: Đại đội trưởng Đại đội 3
- Đại úy Thành: Đại đội trưởng Đại đội 4

Tới năm 1971.
- Thiếu Tá Võ Trí Huệ: Tiểu đoàn trưởng

Năm 1972
- Thiếu Tá Nguyễn Văn Kim Tiểu đoàn trưởng

Năm 1974
- Thiếu Tá Phạm Cang Tiểu đoàn trưởng

Màu bảng tên của Tiểu Đoàn 7 Hùm Xám Thủy Quân Lục Chiến là vàng cam chữ đen.
Và sẵn sàng tham dự vào cuộc hành quân đầu tiên với Lực Lượng Đặc Nhiệm Thủy Bộ 211 nhằm thay thế cho Sư đoàn 9 Riverine, rút về nước, trong vùng Kiến Hòa, Mỹ Tho, Chương Thiện.


Tiểu Đoàn 7 Hùm Xám Thủy Quân Lục Chiến hành quân sang Kampuchia.

Tháng 3 năm 197O, Tiểu đoàn 7 Hùm Xám Thủy Quân Lục Chiến, xuất quân sang Kampuchia, di chuyển đến tỉnh Châu Đốc rồi xuống tàu Hải quân LCU để qua bằng đường sông.
Loại tàu LCU chạy rất chậm mà tiếng máy tàu còn quá to, chúng tôi ngồi gần nhau nói chuyện mà không nghe được rõ ràng.
Tàu chạy một ngày một đêm mới vào tới địa phận Kampuchia. Khoảng 2 giờ chiều ngày hôm sau Chúng tôi đổ bộ lên bến phà Neak-Luong.
Sĩ quan ra đón lại là Đại úy Trần Xuân Quang, lúc này ông đang ở Tiểu đoàn 4 Kình Ngư qua đây trước, ông tiếp đón chúng tôi rất thân tình và vui vẽ.

Chiến thuật của lính Kampuchia luôn đóng quân ở điểm thấp và gần mặt nước sông.
Khác với binh pháp chiến thuật của ta là phải chiếm đóng ở điểm cao để có lợi điểm quan sát và chiến thuật hơn.
Dân Kampuchia ở Neak-Luong sống rãi rác trên những nhà sàn, còn phố xá thì người Hoa chiếm và buôn bán tất cả những mặt hàng gia dụng hay kỹ nghệ.

Đóng quân ở Neak-Luong được một tuần thì Đại úy Trần Ba chỉ định tôi dẫn Trung đội 3 của Đại đội 1 lên Panam để giữ an ninh vùng đó cũng như giữ cây cầu Panam cho dân chúng được qua lại dễ dàng, an toàn.
Đến ngày 14 tháng 5 năm 197O, Tiểu đoàn nhận lệnh hành quân, tất cả tập trung về Neak-Luong để trực thăng bốc vào giải vây tỉnh Kompong Cham đang bị Việt cộng vây.
Trực thăng vừa đổ quân xong là bị địch pháo, chúng tôi vừa nhảy ra là tác chiến ngay với Việt cộng suốt buổi chiều.
Khi màn đêm xuống địch lợi dụng đêm tối, tầm nhìn ngắn chúng tràn ra đánh biển người.
Tiểu đoàn 7 chống trả mãnh liệt làm cho Việt cộng tê liệt không tiến thêm được bước nào, đến gần sáng hôm sau thì chúng rút chạy, để lại la liệt xác đồng bọn và vũ khí cá nhân lẫn cộng đồng.


Sau đó chúng tôi tiếp tục truy nã tàn quân Việt cộng, Đại đội 1 càn quét ở cánh phải, tôi vì hăng say chiến thắng nên tiến lên đầu, gặp phải chốt địch bắn sẻ, lằn đạn ghim nhiều vào phần dưới bụng làm cho hai chân tôi không còn cảm giác chạm đất nữa.
Tôi dùng máy 25 gọi cho Đại úy Trần Ba thì lại bị bắn tiếp vào tay phải nên không cầm được ống nói.
Hơn nữa máu ra nhiều nên vài phút sau tôi hôn mê không còn biết gì hết.

Bảy ngày sau, tỉnh lại ở phòng hồi sinh tôi mới cảm thấy mình đau.
Y tá cho biết tôi đang nằm ở bệnh viện Long Xuyên và vừa trải qua cuộc giải phẫu .
Tôi nằm điều trị ở đó gần một tháng thì được chuyển về bệnh viện Lê Hữu Sanh của binh chủng Mũ Xanh.
trong khoảng thời gian nằm dưỡng thương ở Bệnh viện Lê Hữu Sanh thì hai chân tôi đã từ từ cử động lại được.
Và tại hội đồng phân tôi loại 3 và được chuyển về Trung tâm Quản trị
Trung ương Sài Gòn ngày 28 tháng 1O năm 197O, sau đó tôi xin thuyên chuyển về Nha Trang.

Tôi về Đơn vị 2 Quản trị tại Nha Trang ngày 1 tháng 11 năm 197O.
Đến ngày 1O tháng 9 năm 1971 tôi ra Hội đồng Miễn dịch Nha Trang, Hội đồng Y khoa quyết định với cấp độ tàn phế vĩnh viễn 7O% có cấp dưỡng cho tôi. Sau đó tôi được hưởng 9O ngày phép có lương và ngày 26 tháng 12 năm 1971 tôi chính thức giã từ lính trận và binh chủng Thủy Quân Lục Chiến.
Với nghị định số: 1O19/TTM/ND. ngày 17 tháng 12 năm 1971 xóa tên trong bản kiểm danh đơn vị và quân đội.

Tôi giã từ Binh chủng và Quân đội trở về dân sự với một thân thể không trọn vẹn, tật nguyền nhưng tâm hồn tôi vẫn vui và tự hào mình đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình đối với tổ quốc.
Tôi xin mượn lời một Danh tướng để kết thúc hồi ký này:

"Người ta có thể đem tôi ra khỏi quân đội
Nhưng quân đội không ra khỏi con người tôi."





Mũ Xanh Nguyễn Khắc Thịnh
__________________



Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu đoàn 8 Ó Biển Thủy Quân Lục Chiến, Trận Cam-Bốt



Trung Tá Nguyễn Ðăng Hòa là Tiểu Ðoàn Trưởng sau
cùng của Tiểu Ðoàn 8 Ó Biển Thủy Quân Lục Chiến .

Tiểu Ðoàn 8 Ó Biển Thủy Quân Lục Chiến được thành lập vào cuối năm 1969. Thiếu Tá Phạm Văn Sắt là vị Tiểu Ðoàn Trưởng dầu tiên.
Sau khi bị thương tại chiến trường Kampuchia, Thiếu Tá Sắt bàn giao Tiểu Ðoàn lại cho Thiếu Tá Nguyễn văn Phán.
Vị Tiểu Ðoàn Trưởng sau cùng là Trung Tá Nguyễn Ðăng Hòa.

Lần đầu tiên ba thầy trò chúng tôi được chuyên chở bằng loại máy bay dân sự nhõ Cessna 2 chỗ ngồi: Tôi, Thượng sĩ Tchen A Sieu, Trung sĩ Nguyễn Văn Thanh, cộng thêm vũ khí cá nhân, ít quân trang dụng nên quá chật chội.
Hơn một tiếng đồng hồ ngồi trong thế khổ sở gần như ôm cổ lẫn nhau từ phi trường dân sự Tân Sơn Nhứt đến Pochengton, Nam Vang bên Cam Bốt, máy bay nhẹ khi lên cao độ đủ bay rồi, cảm tưởng như mình chẳng ngồi vào cái gì cả, bồng bềnh nhẹ trôi theo mây.

Trong đời binh nghiệp, mỗi lần chúng tôi được không vận thì thường nhét vào sàn trực thăng hoặc những vận tải cơ C47, C123, C130, tiếng động cơ ồn ào tại các phi trường quân sự vốn sẵn đã đầy âm thanh hỗn độn.
Tiếng trực thăng, tiếng ầm ầm cùa phản lực cơ, lính tráng ồn ào lên xuống, thấp thoáng một vài cáng thương binh, tử sĩ, tiếng pháo binh ầm ì vọng về đâu đó, không gian sặc sụa mùi chiến tranh.
Thật vậy, chúng tôi là Lực lượng Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho nên được chở đến đâu thì nơi đó đang khói lửa mịt mù.

Lần này được chỉ định trách nhiệm Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung tá Ngô Văn Ðịnh về tham dự lớp Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp.

Tôi nhớ vào những ngày cuối mùa mưa tháng 12 năm 1970, phi trường Pochengton chắc vừa qua trận mưa, nhiều vũng nước còn loang loáng khắp phi đạo, quang cảnh nghèo nàn ít náo nhiệt hơn Tân Sơn Nhứt; chưa bao giờ tôi đặt chân đến đây, những hàng rào kẽm gai, bao cát, ụ đất, đây đó lính tráng qua lại tấp nập, v.v...

Khung cảnh đó bỗng nhiên tôi cảm thấy buồn, những đất nước nhỏ bé xinh đẹp, hiền hòa, đất đai mầu mỡ, cây cối xanh ngát thế kia cũng như đất nước thân yêu của tôi mà sao cứ phải chịu cảnh chiến tranh tàn phá hoài như vậy.

Chiếc Cessna chưa đáp hẳn thì đã thấy chiếc trực thăng quân sự rà rà bay đến đậu gần đó, vừa xuống đất, 3 chúng tôi đều phải đứng vuôn vai cho đỡ mỏi sau hơn 1 tiếng bó tròn trong lòng chiếc máy bay quá nhỏ kia.
Ðại úy Ðoàn Trung Ương, Trưởng ban 3 Lữ đoàn đến chào nói: Trung tá Ðịnh gửi trực thăng đón Trung tá về Neak Luong, lâu ngày chúng tôi mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng rồi không chậm trễ, nhét nhau lên sàn chiếc trực thăng bay về Bộ chỉ huy Lữ đoàn cách đó khoảng 45 cây số phía Ðông Nam.

Ðến nơi, gặp Trung tá Ðịnh, tôi cứ đinh ninh rằng: chúng tôi thế nào cũng còn ở với nhau 1 hoặc 2 ngày chuyện trò tâm sự, Ðịnh và tôi cùng xuất thân Khóa 4 phụ Sĩ Quan Trừ Bị tại Dalat năm 1954, vốn sẵn tinh thần đó chúng tôi lại cùng phục vụ trong Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nên càng gần gũi nhau hơn, tôi nhiều hơn Ðịnh 2, 3 tuổi gì đó nên Ðịnh có thói quen gọi tôi bằng anh.

Gọi là bàn giao Lữ đoàn nhưng chẳng bàn giao gì cả, vừa gặp nhau thì Ðịnh nói liền: Thiếu tá Ðoàn Thức, Tham mưu trưởng sẽ trình bày cho anh rõ tình hình, thầy trò tôi phải đi ngay trực thăng đang chờ để kịp giờ cho chiếc Cessna chở tôi sang và bốc Ðịnh về lại Sàigòn ngay.
Thế là Ðịnh xòe bắt tay tôi: Ông anh ở lại, chúc may mắn.

Lữ đoàn 369 hành quân vượt biên sang Cam Bốt trước đó ít tháng, giờ được đặt dưới sự chỉ huy của Quân Ðoàn 4, Vùng 4 Chiến Thuật do Trung tướng Ngô Quang Trưởng làm Tư lệnh.


Hiện vùng trách nhiệm của Lữ đoàn tương đối yên ổn, Bộ chỉ huy Lữ đoàn và Tiểu đoàn Pháo binh do Thiếu tá Ðoàn Trọng Cảo làm Tiểu đoàn trưởng tại Neak Lương, 3 Tiểu đoàn tác chiến trú quân cách nhau khoảng 5, 6 cây số trong khu hoạt động của họ gồm:

- Tiểu đoàn 5 do Thiếu tá Võ Trí Huệ làm Tiểu đoàn trưởng.

- Tiểu đoàn 8 do Thiếu tá Nguyễn Văn Phán làm Tiểu Đoàn trưởng.

- Tiểu đoàn 9 do Thiếu tá Nguyễn Kim Ðể làm Tiểu Đoàn trưởng.

Nhiệm vụ Lữ đoàn hành quân lục soát tiêu diệt địch trong vùng chỉ định, an ninh bảo vệ thủy lộ (sông Mekong) cho đoàn tàu dân sự quốc tế tiếp tế mọi nhu yếu phẩm cho dân chúng Nam Vang, vì cảng chính của Cam Bốt phía Tây Nam bị áp lực địch không xử dụng được. Lữ đoàn phải làm sao để địch không thể thả mìn, phục kích, pháo kích đoàn tàu cứ khoảng 20 hoặc 30 ngày một chuyến tiếp tế như vậy.

Vào một, hai ngày trước khi đoàn tàu tiếp tế đi qua khu vực của Lữ đoàn, các Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến phải hành quân lục soát gần bờ sông khoảng 3 cây số, trải quân chiếm giữ các điểm chiến thuật then chốt chế ngự sông Mekong từ cách Châu Ðốc, Việt Nam khoảng 25 cây số qua Neak Lương về đến khoảng 10 cây số cách Nam Vang, còn đoạn gần Nam Vang tương đối an ninh do Quân Lực Cộng Hòa Cam Bốt chịu trách nhiệm.

Riêng đúng ngày đoàn tàu tiếp tế di chuyển qua, Lữ đoàn phải rút một Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến khỏi vùng hành quân về túc trực cùng một Phi đoàn trực thăng gửi từ Cần Thơ (Việt Nam) qua tại sân bay nhỏ Neak Luong để sẵn sàng can thiệp.

Vào khoảng 10 giờ 45 sáng, một ngày cuối tháng 1 năm 1971 đoàn tàu tiếp tế bị phục kích tại ranh giới giữa Lữ đoàn 369 Thủy Quân Lục Chiến và Lữ đoàn 2 Quân Lực Cộng Hòa Cam Bốt trách nhiệm,

Ngay khi được Toán truyền tin Lữ đoàn gửi xuống đi theo vị Thuyền trưởng, Trưởng đoàn tàu báo bị phục kích, Lữ đoàn trưởng, Ðại úy Ðoàn Trung Ương Trưởng ban 3 Lữ đoàn, một Hạ sĩ truyền tin cùng lên trực thăng chỉ huy do Ðại úy Không quân, Phi đoàn trưởng lái cất cánh ngay, đồng thời lệnh Tiểu đoàn 8 lên trực thăng đợt đầu.


Khi trực thăng chỉ huy bay đến vùng phục kích đoàn tàu, chúng tôi xà xuống thấp quan sát trận địa, thấy địch nằm trải theo bờ sông phía Ðông Nam (cùng phía Neak Luong) đang tác xạ mãnh liệt vào đoàn tàu. Từ trên cao quan sát thấy mặt nước sông tung tóe mỗi khi đạn nổ không trúng tàu: như súng liên thanh hạng nặng 12.7 ly, súng phóng lựu, súng cối 60, 82 ly, đặc biệt chúng tôi còn nhìn thấy cả đạn đạo của súng cà nông 57, 75 ly không giật bắn thẳng từ bờ sông ra đoàn tàu. Một chiếc tàu trúng đạn bốc khói nhưng vẫn tiếp tục cùng đoàn tàu di chuyển, may mắn không chiếc nào cán thủy lôi hoặc hư hại nặng làm tắc nghẽn dòng sông.


Hai trực thăng Gunship bay theo chúng tôi từ Neak Luong được lệnh can thiệp nên nhào xuống xả súng liên thanh, hỏa tiễn vào bờ sông, súng phòng không địch từ dưới đất bắt đầu bắn lên trực thăng chúng tôi.

Bay vòng ra phía sau lưng địch, chúng tôi thấy hai trảng trống, vừa ruộng lúa vừa bụi rậm thấp cách khoảng 300 thước ngay sau tuyến địch phục kích.
Chúng tôi quyết định đổ quân vào các trảng trống này đồng thời liên lạc với Thiếu tá Phán Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 8 đang bay cùng Ðại đội trong đợt trực thăng đầu và lệnh cho 2 Gunship tác xạ dọn bãi đáp.
Thường thì dọn bãi đáp bằng nhiều loại hỏa lực khác nhau như Pháo binh, Không quân chiến thuật trước rồi trực thăng Gunship tác xạ cuối cùng là đổ quân ngay.

Nhưng ở đây thời gian không cho phép làm như vậy nữa.
Chúng tôi muốn chụp ngay sau lưng địch không cho chạy thoát nên xử dụng 2 Gunship tác xạ, phóng hỏa tiễn ít trái xuống bãi đáp là đổ ngay Tiểu đoàn 8 đợt đầu xuống.

Tiểu đoàn 8 chia sẵn thành 2 cánh A và B: - Cánh A gồm 2 Ðại đội tác chiến, Ban chỉ huy Tiểu đoàn - Cánh B cũng 2 Ðại đội, Ban chỉ huy nhẹ do Thiếu tá Trần Ba, Tiểu đoàn phó chỉ huy.

Ðợt đầu vừa xong, thì đợt trực thăng thứ hai (cánh B) xuất hiện trên vòm trời xa xa rồi cũng nhanh chóng đổ quân xuống trảng trống thứ hai lao lên hướng Bắc sau lưng địch; trong tiếng đồng hồ sau đó 2 Ðại đội còn lại của 2 cánh được thả xuống 2 bãi đáp xong xuôi.

Tiểu đoàn K17 địch tăng cường nhiều súng cộng đồng hạng nặng nhằm đạt mục tiêu đánh đắm các tàu dân sự quốc tế để gây tiếng vang không ngờ bị Tiểu đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến làm triệt tiêu hy vọng đó.

Trong lúc còn bay trên trực thăng, chúng tôi cùng Thiếu tá Phán đã đồng ý với nhau phải tốc chiến càng nhanh càng tốt không để cho địch kịp trở tay hoặc tháo lui mất.

Tiếng Phán oang oang trong ống liên hợp, chửi thề, hò hét, dàn rộng ra, tiến nhanh lên, chạy thẳng ra bờ sông, còn mấy thằng chết hoặc bị thương cứ để đó, để ở bãi đáp tính sau.
Ngồi trực thăng trên cao hình dung ra con O¨ Biển đầu đàn Nguyễn Văn Phán đang hung hăng xông xáo lùa đàn O¨ Biển phóng thẳng vào mũi súng địch, anh và Ban chỉ huy Tiểu đoàn cũng hàng ngang chạy vào như mọi người, không còn cách nào khác khi địch thấy đoàn trực thăng đổ quân sau lưng, đã nhả mồi (đoàn tàu) quay lại phía sau súng lớn nhỏ nổ vào đoàn O¨ Biển của 2 cánh A và B như mưa.

Chỉ có độc nhất một con đường sống là cứ nhắm địch mà phóng tới, ai rớt mặc ai, thầy trò anh cứ phóng tới, làm sao mà lớ quớ ở địa thế trống trải để địch tỉa lần được.
Phải bay trên đầu anh, nghe tiếng anh hổn hển trong loa truyền tin mới thấy được cái dũng mãnh như con hổ đói mồi của Nguyễn Văn Phán lúc bấy giờ.

Về phía cánh B của Thiếu Tá Trần Ba, Tiểu đoàn phó cũng không kém phần ác liệt, cũng địa thế trống trơn, địch cũng quay lại mà bắn bia vào đoàn O¨ Biển. Còn cách nào khác chỉ một con đường sống là nhắm ngay địch mà phóng tới, nhưng Trần Ba giọng Huế, chắc nịch, chậm rải cũng chửi thề, cũng hô hoán xung phong, nhào tới, chửi thề, nhào lên...


Pháo binh đặt tại Neak Luong cách 10 cây số gần như mút tầm của đại bác 105 ly, nên chúng tôi lệnh cho Thiếu tá Ðoàn Trọng Cảo Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Pháo binh mang một Pháo đội dùng phà vượt sông Mekong sang bờ sông phía Tây, di chuyển lên ngang trận địa, nên pháo binh can thiệp rất hữu hiệu, mặc dù không còn quân tác chiến nào để bảo vệ, Pháo binh vừa tác xạ vừa tự giữ an ninh lấy qua đêm, liều lĩnh về phía chúng tôi nhưng bất ngờ cho địch nên địch càng hốt hoảng khiếp đảm.

Ðịch bị khóa chặt một là bị giết, bắt sống hay chạy thẳng theo bờ sông lên hướng Bắc; sau 3 giờ giao tranh ác liệt, đẫm máu, tuyến địch bị bung, tháo chạy tứ phía, tha hồ làm mồi cho trực thăng Gunship cùng Pháo binh tác xạ truy kích. Sát bờ sông địch và ta trộn chấu, nhưng ta đang khí thế dũng mãnh nên địch hoặc bị giết hoặc bị bắt sống, thu rất nhiều vũ khí.

- Cao Bằng, đây O¨ Biển 1 gọi.

- Cao Bằng tôi nghe anh năm trên năm.

Tiếng Phán oang oang báo cáo, tôi mần tụi nó ráo trọi, thu rất nhiều súng cộng đồng, có 2, 3 khẩu 75 ly không giật đây; trình Ðại Bàng địch chạy tứ tán, một số khá đông chạy dọc theo bờ sông lên hướng Bắc, xin Ðại Bàng kêu tụi Lữ đoàn 2 Cam Bốt hốt đi, v.v...

Tôi khích lệ Phán ít lời và làm theo Phán yêu cầu, liên lạc với Ðại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 cuSa Quân Lực Cộng Hòa Cam Bốt, báo cho rõ sự tình, vị Ðại tá này sau thăng cấp Thiếu tướng làm Tham Mưu Trưởng Quân Lực Công Hòa Cam Bốt dưới thời Tổng thống Lon Nol.

Tổng kết trận đánh: Tiểu đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến vừa chết, bị thương dưới 30, địch khoảng hơn trăm xác rải rác tại trận địa, một số chết vì Gunship, Pháo binh tác xạ truy kích không thể đếm được, bắt sống khoảng 20, thu rất nhiều vũ khí cá nhân, cộng đồng như: AK47, B40, B41, cối Trung Cộng 82 ly, đặc biệt là 2 khẩu đại liên 12.7, 3 khẩu 57 ly và 2 khẩu 75 ly không giật bắn thẳng.

Trung tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân Ðoàn 4, Vùng 4 Chiến Thuật nghe tin chiến thắng bay từ Cần Thơ đến thăm Lữ đoàn ngày hôm sau.

Ðây là lời Trung tướng Ngô Quang Trưởng: Tôi và Bộ Tham Mưu Quân Ðoàn, nhất là Ðại tá Trưởng phòng 3 Quân Ðoàn khen Lữ đoàn và Tiểu đoàn chuyển thế trận nhanh chóng, các anh thắng vì sự điều quân gan dạ và liều lĩnh gây hoàn toàn vô phản ứng về phía địch: - Thứ nhất là các anh di chuyển quá nhanh chóng, Pháo binh sát tới trận địa, địch không ngờ - Về phía đoàn tàu dân sự quốc tế chỉ một vài chiếc trúng đạn hư hại nhẹ, một thủy thủ chết vài ba bị thương nhẹ.


Thiếu Tá Trần Ba Tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến - Thiếu Tá Trần Ba gốc Thiếu Sinh Quân, xuất thân khóa Sĩ Quan đặc biệt, cao lớn, đẹp trai. Khi còn là Trung đội trưởng, Ðại đội trưởng chúng tôi đã nhìn thấy rõ nét, anh sẽ là những Tiểu đoàn trưởng cự phách tương lai của Thủy Quân Lục Chiến, nhưng rất tiếc anh bị tử trận khi là Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 5, ít lâu sau trong trận phòng thủ tuyến Mỹ Chánh mùa Hè Ðỏ Lửa 72 tại Quảng Trị (người viết đã có viết về Thiếu tá Trần Ba trong bài 369 bên giòng sông Mỹ Chánh).


Thiếu Tá Nguyễn Văn Phán Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến,. Thiếu Tá Phán xuất thân khóa Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức, anh là rể của nhà triệu phú đã từng ra tranh cử đối chọi với Tổng thống Ngô Ðình Diệm ngày xưa.
Ðánh giặc anh hung hãn như cọp nhưng về hậu cứ nghỉ ngơi, dưỡng quân anh lại vui nhộn, trẻ trung, ồn ào kết giao rộng rãi trong giới sành ăn chơi của Saigon một thời.
Tính tình cởi mở nhưng liều mạng và bốc ẩu.
Trời sanh tánh ai mà sửa được cho ai, cũng vì bản tính trời cho như vậy nên trong trận mạc anh đã gây cho địch nhiều cú táng bất ngờ thất kinh khiếp đảm.
Con người như vậy không ai ngờ anh lại có giọng ca đục khàn còn liễu trai hơn cả nữ ca sĩ có tước hiệu tiếng hát liễu trai, nhưng với Phán muốn có giọng ca đó thì anh phải đi 2, 3 tuần cognac, nửa gói thuốc lá trước đã, thời gian phải vào khoảng sau nửa đêm, trong hội trường đèn mờ xuống, ngoài trời se lạnh, sương phủ lãng đãng đó đây, những lúc đó giọng ca của anh càng khàn càng đục ai oán không cùng.

Thiếu Tá Phán là một Tiểu Đoàn Trưởng cự phách không thua gì các Tiểu đoàn trưởng: Phạm Nhã, Nguyễn Xuân Phúc tức Robert Lửa, Ðỗ Hữu Tùng, Lê Bá Bình, Phạm Cang, Nguyễn Ðằng Tống, Nguyễn Ðăng Hòa, Nguyễn Văn Cảnh, v.v...




cựu Trung Tá Thủy Quân Lục Chiến Nguyễn Văn Phán
Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 8 Ó Biển Thủy Quân Lục Chiến,


Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Lao Bảo, Khe Sanh
Để đêm nghe vang dội khúc quân hành
Ôi ! Lính chiến một thời kiêu hãnh quá.
Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Ben-Hét, Đắc-Tô
Nơi bạn bè tôi, xây mộng sông hồ
Nguyện trấn giữ dãy Trường Sơn yêu quý.
Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Bình Giả, Chiến Khu “D”
Cho hồn tôi siêu thoát với lời thề
Thân chiến sĩ, nguyện xin đền nợ nước.
Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Đưa tôi về Cái Nước, Đầm Dơi
Đêm U Minh, nghe tiếng thét vang trời
Mừng chiến thắng để dâng về tổ quốc.
Khi tôi chết, đừng đưa tôi ra biển
Trả tôi về với dân tộc Việt Nam
Gói thân tôi ba sọc đỏ màu vàng
Xin liệm kín với hồn thiêng sông núi.

__________________


Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu đoàn 9 Mãnh Hổ Thủy Quân Lục Chiến, với chiến-trận Ba-Lòng



Thiếu Tá Lâm Tài Thạnh Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 9 Mãnh Hổ
Thủy Quân Lục Chiến từ Tháng 10 năm 1974,
(Hình trên, Thiếu Tá Thạnh chụp Tháng 1 năm 1975



Ðại Uý Dương Văn Hưng Tiểu Ðoàn Phó Tiểu Ðoàn 9 Mãnh Hổ .

Tiểu Ðoàn 9 Mãnh Hổ Thiếu được thành lập vào tháng 3 năm 1970. Tiểu Ðoàn Trưởng là Thiếu Tá Nguyễn Kim Đễ, Ðại Uý Dương Văn Hưng Tiểu Ðoàn Phó. Các Ðại Ðội Trưởng là: Trung Uý Trần Công Giáo Ðại Ðội 1, Trung Uý Lê Thắng Ðại Ðội 2, Trung Uý Ðoàn Văn Tịnh Ðại Ðội 3, Trung Uý Nguyễn Mạnh Trí Ðại Ðội 4, Ðại Uý Ngô Ðình Lợi Ðại Ðội Chỉ Huy, và Trung Uý Hoàng Ðôn Tuấn Trưởng Ban 3. Đơn vị tham dự hành quân đầu tiên tại Kampuchia với trận giải tỏa đèo Pic Nil.
Sau chiến dịch tái chiếm Cổ Thành và bình iịnh Tỉnh Quảng Trị hoàn tất, tháng 8 năm 1973, Trung Tá Ðễ bàn giao Tiểu Ðoàn 9 cho Trung Tá Huỳnh Văn Lượm để đảm nhận chức vụ Trưởng Phòng 3 Sư Ðoàn.
Tháng 10 năm 1974, Thiếu Tá Lâm Tài Thạnh thay thế Trung Tá Lượm giữ chức Tiểu Ðoàn Trưởng.


Tiểu Ðoàn 9 Mãnh Hổ Thủy Quân Lục Chiến với chiến-trận Ba-Lòng
(Tiếp-ứng Tiểu Ðoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến trong chiến-dịch Hành Quân Lam-Sơn 810)


Nằm về phía Bắc của thị-xã Quảng-Trị chừng hơn 10 cây-số là một thị-trấn không lớn, nhưng lại vô cùng quan-trọng cả trên hai mặt: Quân-sự và kinh-tế, đó là thị-trấn Ðông-Hà.
Ðông-Hà là một cứ-điểm tiền-đồn lớn của miền Nam Việt-Nam, nằm trên ngã ba của đường xuyên Việt, Quốc-lộ 1 và Quốc-lộ 9 ngõ rẽ sang Lào.


Về quân-sự, Ðông-Hà là một hậu cứ, từ đó yểm-trợ, tiếp-vận mọi mặt cho các tiền-đồn biên-giới phía Bắc. Theo Quốc-lộ 1 thẳng lên phía bắc sẽ tới Gio-Linh với các căn-cứ C1, C2, Cồn-Thiên v..v... ỏ phía Tây và tiến sát vào vùng phi quân-sự là các căn-cứ A1, A2, A3, A4. Các căn-cứ hỏa -lực này yểm-trợ và làm nơi xuất-phát cho các cuộc hành-quân của Sư-đoàn 1 Bộ Binh để ngăn chặn sự xâm-nhập của quân Bắc-Việt.
Tiến thêm chừng hơn cây-số nữa sẽ gặp cầu Hiền-Lương, chiếc cầu lịch-sử trên giòng sông Bến-Hải, chia cắt hai miền Nam-Bắc sau hiệp định Genève 1954. Rẽ trái về Quốc-lộ 9 sẽ tới Cùa, Cam-Lộ, Mai-Lộc trong vùng rừng núi phía Tây-Nam với các căn-cứ hỏa-lực Mai-Lộc, Sarte, Bá-Hộ ...

Từ ngã ba Cùa, cứ thẳng Quốc-lộ 9 sẽ nhìn thấy căn cứ Carol, và nằm bên kia bờ sông Ðông-Hà là căn-cứ Fuller nằm trên đỉnh núi cao vời vợi, trên dẫy núi non hiểm trở, nhìn xuống vùng thung-lũng bên dưới là căn-cứ Khe-Sanh, một địa-danh nổi tiếng trong quân-sử. Con đường tiếp tục chạy qua Làng-Vây, từ đó vượt qua sông Nậm-Khàng, giòng sông biên-giới phía Tây của Việt-Lào. Trên địa-phận đất Lào có dẫy núi đá dựng đứng như búc tường thành gọi là rặng Koroc.

Về kinh-tế, Ðông-Hà là nơi trao đổi buôn bán giữa hai miền Kinh-Thượng. Những người dân sống ở đồng-bằng ven biển và những người dân trên núi cao, trong các buôn, làng, bản, sóc, trao-đổi nhau hàng hoá, thực-phẩm như cá tôm mắm muối vải vóc và các dụng cụ dùng trong nhà. Còn các người miền cao đem xuống khoai, sắn, mật ong, quế, ngà voi, sừng tê ... và trước giao-tranh bùng nổ lớn, chính Ðông-Hà là điểm giao-thương quan-trọng của Việt-Lào.

Cái thị-trấn đất đỏ, nhiều bụi bậm này vào muà hạ nóng bức, những cơn gió thổi từ phiá Tây đem nhiều bụi đỏ che phủ cả mái nhà cây cỏ.
Người dân nơi đây quen gọi là gió Lào, rất nực nội khó chịu. Từ tháng chạp sang tháng giêng, cũng những cơn gió này thổi khí lạnh từ những dẵy núi đá xuống vùng đồng bằng gầy guộc này, tạo nên những cơn lạnh thấu xương, dân địa-phương gọi những trận gió này là gió Bấc.
Miền Bắc Trung-Việt thường nói về quê-hương nghèo khổ thiếu-thốn của mình qua hai câu thơ sau đây:

“Quê em nghèo lắm ai ơi !
Muà Ðông thiếu áo, Hè thời thiếu cơm ....”

Cái lạnh của mùa đông rét buốt, cái nực của muà hạ vắt ra mồ hôi và sự thiếu-hụt lương-thực đã tạo nên đời sống còm cõi của người dân nơi đây.
Nắng chiều đã xuống thấp giữa vùng rừng núi Ðông-Hà.


Vì đang là mùa hạ, nên trời vẫn còn sáng. Từ vị-trí đóng quân trên một đỉnh đồi trọc bên cạnh căn-cứ Mai-Lộc, thuộc làng Mai-Lộc, cách ngã ba Cùa chừng vài cây số, chúng tôi vẫn còn nhìn thấy những đỉnh núi cao của các căn-cứ Sartre, Ba-Hô, Holcomb.
Từ đó, hỏa-lực pháo-binh có thể với tới vùng núi về phía Tây và Tây-Nam đó là môt rặng núi chạy từ Ðông sang Tây có địa danh là Ðộng-Chó.

Trước đây vài ngày, vói sự phát-hiện địch quân tập-trung đông-dảo tại đây, đỉnh Ðộng-Chó đã bị các phi-vụ A37 và F105 dội bom liên-tục và cả B52 “trải thảm”. Nhưng đây là rừng già, cây cao và dẫy núi đá này rất cao và dài, nhưng không có bề ngang, giống như một bức tường thành mỏng dính, khiến những trận mưa bom và pháo không mấy hiệu-quả. Bởi thế cho nên sau khi nhẩy vào khu-vực Ðộng-Chó, đoàn quân Ó-Biển của Ðại Bàng Phu-Nhân (danh-hiệu của Thiếu-tá Nguyễn-văn-Phán, Tiểu-đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến đã gặp sự kháng cự mãnh-liệt và bị tấn-công nặng nề cả hai mặt quân-số và hoả-lực của quân Bắc-Việt phòng-thủ với cỡ Trung-đoàn.

Từ xa, nhìn lên đỉnh Ðộng-Chó, trên chỏm núi tuy có những khoảng cây thưa thớt lộ ra những đỉnh đá cao thấp nối nhau, nhưng gây nhiều trở-ngại cho trực-thăng lên xuống và pháo cối của địch dập xuống như mưa và chính-xác. Về phía Ðông, từ chân núi, pháo-binh Thủy Quân Lục Chiến và các phi-cơ của ta cũng làm việc liên-tục để yểm-trợ cho Tiểu Ðoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến.


Ngày 5 tháng 6 năm 1971.

Tiểu Ðoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến nhận được lệnh của Lữ-Ðoàn, khẩn-cấp trực-thăng vận vào Ðộng-Chó để tiếp-ứng cho Tiểu Ðoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến.
Ðáng lẽ hôm nay là định-kỳ tiếp tế thực-phẩm của Tiểu Ðoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến, nhưng vì tình-hình cấp-bách không thể chờ tiếp-tế, nên Thiếu-tá Nguyễn-kim-Ðễ, Tiểu-đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến quyết định đem lương khô phân-phối cho các Ðại-đội.
Những trang bị đạn-dược đã được hoàn-tất từ chiều hôm qua, sau khi họp hành-quân tại Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn.
Ý-niệm hành-quân của Tiểu-đoàn là chia ra làm hai cánh quân.
Cánh B gồm các Ðại-đội 1 và 2 do Tiểu-đoàn phó, Ðại-Uý Phạm-Cang chỉ-huy.
Cánh A gồm Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn sẽ đi với Ðại-đội 3 và 4.

Cả hai cánh quân sẽ được trực-thăng vận, cùng đổ xuống phía Ðông và Ðông Bắc trên những ngọn núi cách Ðộng Chó chừng cây số.
Từ đó, cánh B bên phải, cánh A bên trái, tiến đánh vào phiá Ðông và Ðông-Bắc của mục-tiêu, giải-toả áp-lực địch và tiếp-ứng cho Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến, tiến chiếm và phòng-thủ Ðộng-Chó.
Hỏa-lực yểm-trợ cho cuộc hành-quân gồm có pháo-đội của Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến và các phi-vụ sẵn-sàng tại Hạm-đội Hoa-kỳ đang túc-trực tại biển Ðông.

Ðầu tháng 6, tuy là mùa hạ, nhưng khí-hậu vùng rừng núi Trường-Sơn vẫn còn lạnh vào buổi sáng, khắp rừng núi, thung-lũng, sương lam dầy đặc.
Dù là mặt trời đã lên khá cao, nhưng ánh sáng và sức nóng chưa đánh tan được vùng sương mù phía dưới, nên cuộc Hành Quân trực-thăng-vận khởi sự hơi trễ.
Tới 10 giờ sáng, chúng tôi mới nghe tiếng động cơ của đoàn trực-thăng bay tới từ hướng Ðông.
Ðoàn trực-thăng đầu tiên chở cánh B của Tiểu-đòan phó Cam-Ranh (Phạm-Cang) đã bốc lên cao, nhắm thẳng hướng Ðộng-Chó phóng tới.
Chừng 20 phút sau, đoàn trực-thăng đã đổ cánh B xuống vị-trí ấn-định và quay lại Mai-Lộc để bốc tiếp.

- Ðà Lạt đây Cam-Ranh.

- Nghe Cam-Ranh.

- Chúng tôi đã xuống đất an-toàn. Cho Trùng-Dương Ðại Ðội 4 bố-trí chờ Ðà Lạt, còn tôi tôi tiếp-tục cho Ðại Ðội 2 tiến tới mục-tiêu.

- Ðáp-nhận Cam-Ranh.

- Pháo, cối của địch đang quay về hướng tôi.

- Nhận Cam-Ranh, cẩn-thận.

Sau khi toàn bộ Ðại Ðội 3 và Bộ Chỉ Huy Tiểu Ðoàn 9 đã sẵn-sàng trên trực-thăng, đoàn trực-thăng bốc lên.
Những cánh quạt đập mạnh vào không khí liên-tục tạo nên những âm-thanh vang động cả núi rừng.
Ðoàn chim sắt bay bổng lên cao, và nhắm Ðộng Chó thẳng tiến.


Chừng hơn 10 phút, từ trên cao nhìn xuống khu-vực hành-quân, chung quanh động, cây cối cao và rậm rạp, trên dãy đỉnh núi, pháo, cối của địch dập liên-tục.

Ðoàn trực-thăng nhanh chóng đáp xuống từng hai, ba chiếc một.

Từ độ cao dưới hai mét, chúng tôi nhẩy xuống mặt đất, lanh lẹ tìm chỗ bố-trí, sẵn-sàng tác-chiến.

- Tầm-Dương đây Trùng-Dương.

- Nghe Trùng-Dương.

- Con cái xuống xong rồi phải không?

- Tiến quân theo hướng Tây, Tây Nam nghe Tầm-Dương.

- OK.

Vài phút chấn-chỉnh và Ðại-đội đã sẵn sàng đội hình, bắt đầu tiến quân.
Sa-Giang (Trung-đội 1) dẫn đầu, cánh phải là Trung-đội 2 do Thiếu-uý Ðặng-ngọc-Minh, yểm-trợ bên phải của Ðại-đội. Sau Ban chỉ-huy Ðaị-đội là Trung-đội 4 của Chuẩn-úy Võ-hoàng-Nam và Trung-đội 3 của Lam-Giang nằm lại bảo vệ đằng sau cho Bộ Chỉ Huy Tiểu-Đòan.

- Sa-Giang nhớ bên trái là Ðại-đội 4, cách chúng ta một đường đỉnh, tránh ngộ-nhận.

- Ðáp nhận anh Tư.

- Minh-Giang đây Tầm-Dương.

- Tôi nghe anh Tư.

- Minh-Giang nhớ bên trái là cánh B của Cam-Ranh, cho con cái di-chuyển và quan-sát cẩn-thận. Tiểu đội nào đi đầu?

- Trung-sĩ Châu, Tiểu Ðoàn 1.

- OK.

Dưới những loạt đạn pháo của địch, chúng tôi vẫn tiến quân dù rằng đã có vài binh-sĩ đã bị thương, nhưng chưa chạm địch. Toàn thể khu rừng đã trở nên sôi động bởi vô số loạt đạn nổ của súng cối, pháo binh địch. Pháo-binh của TQLC và những phi-vụ A37 liên-tục dội xuống hướng Tây và ngay cả đỉnh núi đá cao phiá trước.

- Tân-An, Trùng-Dương đây Ðà Lạt.

- Tân-An nghe Ðà Lạt.

- Trùng-Dương nghe Ðà Lạt.

- Chuẩn-bị và cẩn-thận vì Ó-Biển không còn nằm trên đỉnh Ðộng-Chó nữa. Họ đang di-tản về phiá chúng ta, tránh ngộ-nhận, sẵn sàng bắt tay và tiếp-nhận.

Thời gian đặt chân xuống mặt đất cho đến bây giờ trên một tiếng đồng hồ, chúng tôi chưa nổ súng vì chưa chạm địch.
Ngoại trừ Ðaị-đội 4 bên trái chạm nhẹ với địch quân, không đáng kể.

- Ðà Lạt. đây Cam-Ranh.

- Tôi nghe Cam-Ranh.

- Tôi đã gặp một số binh-sĩ và sĩ-quan của Tiểu Đoàn 8 đang chạy về phiá chúng ta cùng với một số thương binh.

- Ðáp nhận, cho người hướng dẫn Tiểu Đoàn 8 ra phiá sau, sẵn-sàng tác-chiến.

- Ðáp nhận Ðà Lạt.


Khu rừng phiá trước mặt trở nên ồn ào vói những tiếng la hét và tiếng di-chuyển. Trong phút chốc, chúng tôi nằm lại bố-trí, quan-sát, chờ địch.
Dặn dò con cái cẩn-thận trước khi nổ súng, coi chừng quân bạn.
May mắn là chưa chạm địch nên sự nhận-diện tương-đối dễ-dàng và đơn-giản hơn.
Nhiều binh-sĩ và sĩ-quan của Tiểu Ðoàn 8 đã về tới tuyến quân của chúng tôi.
Trên dáng mặt hân-hoan và vội-vàng có lẽ vì những đợt tấn-công và pháo cối quá hùng-hậu của địch, nên Tiểu Ðoàn 8 không thể nằm lại để chiến-đấu được nữa, đã vỡ tuyến và di-tản.
Lộ trình trong rừng núi cao hiểm trở đã tạo nên quá nhiều trở-ngại cho đàn Ó-Biển, càng khó khăn hơn nữa là họ mang theo những thương binh và cả một số xác bạn.
Hầu hết không còn ba-lô mà chỉ còn súng và dây đạn là những vật bất ly thân của chiến-binh mà thôi.

Chiến-trận thắng bại là lẽ thường, chỉ tội nghiệp cho binh-sĩ và thuộc cấp của chúng ta, cho đến giờ phút này họ mới có thể lấy lại bình-tĩnh để biết rằng mình vẫn còn sống, đang được đơn vị bạn tiếp đón, dù rằng giữa vùng rừng núi trùng-điệp này.
Chiến-trận và hiểm-nguy đang tiếp tục vây quanh.

- Một, hai, ba, bốn đây Tầm-Dương. Thẩm quyền vào máy.

- Một nhận, Hai nhận, Ba nhận, Bốn nhận.

- Cứ nằm yên bố-trí vững vàng, sẵn sàng tác chiến, để các binh-sĩ và thuơng binh của Tiểu Ðoàn 8 di-chuyển về phiá sau và cho y-tá phụ giúp họ.

- Ðáp nhận anh Tư.

Thời gian qua nhanh, với những bận rộn đón tiếp đơn vị bạn đang di-tản.
Rừng núi đã về chiều. Nhìn đồng hồ trên tay, bây giờ là 4 giờ 15.
Tôi nhủ thầm:
“Không sao, còn sớm, có lẽ đêm nay sẽ phải đóng quân ở một nơi nào đó trong khu rừng này, nhưng chắc phải cho toàn bộ thương binh và binh-sĩ của Tiểu Ðoàn 8 về phiá sau với Bô Chỉ Huy Tiểu Ðoàn”.
Bỗng tôi nghe tiếng kêu nhỏ, quen thuộc.
Tôi quay lại, ồ Ðại-úy Lộc, anh là một trong những Ðại-đội trưởng của Tiểu Ðoàn 8.
Nét mặt nghiêm-trọng và buồn bã, Lộc thở dài và nói:

- Ðổ quân xuống là bị chúng tấn-công và pháo-kich, cuối cùng phải tan hàng.

Tôi vỗ vai Lộc, vừa là bạn bè vừa là chiến-hữu, tôi biết anh là một cấp chỉ-huy trận-mạc rất gan lì và thành-công.

- Ðừng lo buồn vô ích, thắng bại là chuyện thường tình của chiến-tranh, bạn cứ đưa con cái lui về sau nghỉ ngơi.

Lộc chào tôi và anh di-chuyển theo thuộc cấp cùng mấy sĩ-quan trong đơn-vị anh.

- Tầm-Dương đây Sa-Giang.

- Báo cáo anh Tư đã chạm địch.

- Nhận Năm, cho con cái tác-chiến.

- Minh-Giang đây Tầm-Dương- Thẩm quyền vào máy.

- Minh-Giang nghe Tầm-Dương.

- Sa-Giang đang chạm địch, Minh-Giang cẩn-thận bố-trí và sẵn sàng tác-chiến.

- Ðáp nhận.

Những loạt đạn địch xông thẳng vào giữa tuyến, chạm vào cây lá nghe chát chuá, và Trung-đội của Sang trả đũa hùng-hậu.


Cánh bên phải của Minh cũng đang chạm địch. Với sự bố-trí sẵn sàng và hoả-lực mạnh mẽ, những toán quân truy-kích của cộng sản bắc việt không thể tiến tới được. Chừng nửa giờ giao-tranh, chúng la ó rút lui, để sửa soạn cho một trận sanh-tử về đêm.


5 Giờ 30 ngày 5 tháng 6 năm 1971.

- Tân An đây Ðà Lạt.
Toàn bộ Tiểu Đoàn 8 đã rút lui.
Theo lệnh trên, Tân-An chuẩn-bị cho con cái di chuyển trở lại phiá bờ sông.
Cam-Ranh cùng Ðại-đội 2 cũng đã di chuyển về bờ sông.

- Trùng-Dương (Ðại-đội 4) nằm lại yểm-trợ cho Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và Ðại-đội 3 rút lui.

- Ðáp nhận Ðà Lạt.

Chuẩn bị xong đội hình, cho Trung-đội 3 của Lam nằm lại bố-trí giữ an-toàn cho Trung-đôi 1 rút lui, kế tiếp là Trung-đội 4, Bộ Chỉ Huy Ðại-đội và Trung đội 2 di-chuyển bên trái, nhắm hướng bờ sông tiến tới.


Di-chuyển trở lại không mấy khó khăn, nhưng bây giờ chúng tôi phải mang theo một số binh-sĩ bị thương và thân xác của vài quân-nhân Tiểu Đoàn 8 tử trận, trong đó có xác của một người đàn em, cùng xuất thân từ Trường Võ-Bị Ðà-Lạt, tên anh là Lương-văn-Của, Khóa 23 (mà vợ anh là con gái chủ tiệm Cà-phê Tùng ở Ðà-Lạt).

Ngoài chiến-trận, bên cạnh chỉ có chiến-hữu, đó là niềm vui, là tình bạn, chia nhau những buồn vui của đời sống.
Chúng tôi không thể bỏ họ lại nơi đây, dù có cực-nhọc, cũng cố-gắng mang theo về cho gia-đình họ, nếu được.
Do đó, sự di-chuyển bị chậm-chạp.
Có những đoạn phải bò, phải leo núi, nên chưa tới bờ sông, trời đã sụp tối từ lâu rồi. Nếu cố gắng tiếp-tục thì chúng tôi cũng có thể qua sông đêm nay, nhưng vô cùng nguy-hiểm, nên phải bố-trí quân nằm lại để đoạn-hậu.

Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn với hai cánh quân của Trùng-Dương và Tân-An (Ðại-đội 4 và Ðại-đội 3), mặc dù biết rằng sẽ có thể nguy-hiểm nếu vượt sông chậm lại vào sáng mai.
Suốt đêm không ngủ, nằm thao-thức trên chiếc võng, mắc thực thấp giữa hai thân cây rừng, đầu óc tôi miên man suy-nghĩ, cứ chờ và mong trời mau sáng.
Ðêm không có động-tĩnh, không tiếng súng, không có sự tấn công nào của địch dù nhỏ, mặc dù chúng tôi đang nằm giữa núi rừng đông đúc địch quân.
Bộ Chỉ Huy của Tiểu-Đoàn phó Cam-Ranh và hai Ðại-đội cùng tất cả Tiểu Đoàn 8 Thủy Quân Lục Chiến đã qua sông khi trời nhá-nhem tối và đã tiến lên được đỉnh núi bên kia sông, dừng quân bố-trí để đợi cánh A sẽ sang sông ngày mai.

__________________


Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa




Tiểu đoàn 9 Mãnh Hổ Thủy Quân Lục Chiến, với chiến-trận Ba-Lòng

6 giờ sáng ngày 6 tháng 6 năm 1971.

Ðại-đội 3, Ðại-đội 4 và Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đã sẵn sàng di-chuyển.
Ðúng 7 giờ sáng, toán quân tiền-phong của Sang đã chạm tới bờ sông.

- Cam-Ranh đây Tân-An.

- Cam-Ranh nghe.

- Thẩm-quyền cho biết điểm qua sông tốt vì ở đây sâu quá.

- Ðúng rồi Tân-An. Hãy cho di-chuyển dọc theo sông về phiá trái sẽ có chỗ qua dễ hơn, nước ngang lưng thôi.

- OK, đáp nhận Cam-Ranh.


Thế núi từ trên cao đổ xuống quá dốc và bờ sông nằm ngay dưới chân dãy núi, không có địa thế bố-trí để yểm-trợ cho cánh quân qua sông.
Còn phiá bên kia bờ là đồng bằng lau sậy từ mé sông tới chân núi cả cây số.
Nếu địch quân phục-kích trên triền núi thì không sao chống cự được và rừng lau sậy bên kia sông không thể che chắn được đạn địch, nguy-hiểm hơn nữa là nếu chúng dùng hoả-công thì đòan quân sẽ bị thiêu cháy.
Là một cấp chỉ huy tác-chiến, với những năm dài trên chiến-trường khốc-liệt, chúng tôi cũng đã nhìn thấy địa thế quá đỗi nguy-hiểm, song không có sự lựa chọn vì dòng sông Ba-Lòng và dốc núi dính liền vào nhau chạy dài hàng cây số, nên cuối cùng toán quân tiền-phong cứ lần dọc theo dưới chân nuí để tìm chỗ vượt sông.

Khúc sông này theo bản-đồ hành-quân có tên là Ba-Lòng, (có lẽ vì nó chảy qua quận Ba-Lòng, được thành lập dưới thời cựu Tổng-thống Ngô-đình-Diệm), và tiếp-tục chảy về phía đồng bằng hạ-lưu.
Trước khi đổ ra Cửa Việt, giòng sông chảy qua thị-xã Quảng-Trị với tên là sông Thạch-Hãn (Thạch-Hãn có nghĩa lã “Mồ hôi đá”, có lẽ vì khí hậu khắc-nghiệt, nên mồ hôi của núi đá cũng đổ ra thành sông chăng?)

- Ðức-Hòa đây Tầm-Dương.

- Ðức-Hoà nghe thẩm quyền.

- Ðức-Hòa cho Trung-đội 2 tiến lên sườn nằm bố-trí, yểm-trợ cho đại-đội vượt sông, và Hoà sẽ theo Trung-đội 1 qua sông trước.

Chúng tôi đã tới vị-trí mà chiều hôm qua, cánh B của Cam-Ranh đã vượt sông, lúc bấy giờ là 8 giờ 25 sáng.
Trung-đội 2 tiến lên ngang Trung-đội 1 và trèo lên cao trên sườn núi và chục mét để bố-trí.

- Sa-Giang cho con cái qua sông, và khi tới bờ sông bên kia, cố thúc anh em di-chuyển nhanh vào chân núi, trên đỉnh đã có Cam-Ranh.

- Nhận rõ.


Thiếu-úy Sang điều-động con cái vượt sông, con sông không lớn, bề ngang chừng hơn hai mươi mét, ở giữa là một lườn cát nổi lên trên mặt nước như một cái cù lao nhỏ.
Lội qua khoảng nước sâu tới thắt lưng chừng bẩy, tám mét là tới cù lao, rồi tiếp tục lội thêm một đoạn chừng mười mét nữa là tới bờ sông bên kia.

Bờ bên kia là bãi cát chay dài theo bờ sông, sâu vào trong chừng hai muơi mét là rừng lau sậy.
Trung-đội 1 qua sông an-toàn với Trung-uý Ðại-Đội phó Ðỗ Đức Hòa và Thiếu-úy Sang, di-chuyển về phía chân núi cách bờ sông chừng bẩy, tám trăm mét.

Tiếp tục là Trung đội 4 của Nam và theo sau là Bộ Chỉ Huy Ðại Ðội, rồi tới Trung-đội 3 của Thiếu-úy Hồ-viết-Lam.
Tôi đứng bên bờ gọi cho Minh-Giang chuẩn-bị cho con cái vượt sông.
Gần ba trung-đội đã qua sông an-toàn, chỉ còn lại một tiểu-đội của Trung-đội 3, Bộ Chỉ Huy Ðại Ðội và Trung-đội 2.

Tôi nghĩ có thể đã an-toàn và tôi nhét bản-đồ vào túi aó trận rồi cùng hai nhân viên truyền-tin và toán Ðề-lô pháo-binh tiếp-tục lội qua sông.
Hạ-sĩ Trần-văn-Ba là nhân-viên truyền-tin của Ðại-đội gọi máy báo cáo lên Tiểu-đòan là ba đứa con đầu đã qua sông an-toàn. Khi Bộ Chỉ Huy ra tới cù lao nhỏ giữa sông, tôi nhìn lại đằng sau, đã thấy Trung-đội 2 cho con cái tiến tới bờ sông rồi.
Tôi yên-tâm và tiếp tục bước về phiá trước.

Trong giây phút bất ngờ đó, hàng loạt tiếng nổ của B40, B41 từ trên sườn núi cao phóng xuống giữa cù-lao và bên bờ sông, và hàng loạt đạn nhỏ bay tới.
Với phản-ứng tự-nhiên, tôi đè Hạ-sĩ Ba và Binh nhất Hường xuống dưới mặt nước, và tôi cũng hụp xuống và lặn qua sông.
Tới bờ sông bên kia, tôi chạy nhanh lên bờ, ẩn sau bụi cây bần cách bờ nước chừng mưới mét.
Hường cũng chạy lên được nằm xuống bên tôi. Còn Ba thì khi lên tới bờ cát, bị đạn địch xuyên qua mông, té nằm trên bãi cát. Ba cố gượng đau, bò tiếp tục vào dẫy cây bần.


Người sĩ-quan đề-lô pháo-binh tên Loan và và nhân-viên truyền-tin của anh chạy dến núp vào bờ sậy phía sau.
Nhìn ra giữa sông, Thiếu-uý Minh đang đứng trên cồn cát cùng với Trung-sĩ 1 Cảnh, trung-đội phó, và dưới chân anh thấy một vài binh-sĩ bị thương.
Minh ra lệnh cho các tiểu đội sau lưng anh dừng lại và chuyển đội hình hàng ngang, tấn công ngược lên sườn núi.
Trung-sĩ Tiểu-đội trưởng Nguyễn-văn-Còn và Trung-sĩ Lê-văn-Thọ đốc-thúc binh-sĩ leo lên, tiến chiếm sườn núi.
Hỏa-lực của địch từ trên cao dồn tới-tấp vào vào điểm vượt sông và sườn núi phiá dưới.
Thực vô cùng khó khăn cho Trung-đội 2 ẩn-nấp và bắn trả.
Một quả đạn B40 dội sát bên cồn cát gần Trung-sĩ 1 Cảnh, anh bị trúng thương nặng, té ngược về phía sau, phân nửa người trên cù lao, và đầu gục trên mặt nước.
Thiếu-uý Minh bị một viên đạn xuyên qua vế, anh khuỵu xuống trên mặt cát ướt, đưa tay ra hiệu cho tôi biết là anh đã trúng đạn. Tôi hét lớn:

- Cố-gắng lên Minh, xuống sông nhanh lên.

Nhưng khi Minh cố đứng lên, một phát đạn thứ hai trổ từ sau lưng anh bên vai phải ra phiá trước.
Minh té xuống lần nữa, anh chống tay ngồi dậy, trong khoảng cách chừng gần 30 mét, tôi thấy nét mặt của Minh trầm-tĩnh vô cùng.
Anh nhìn về phía chúng tôi và lắc đầu. Anh cố đưa bàn tay trái lên vẫy, nhưng có lẽ quá đau đớn, nên không đưa lên cao được để chào lần vĩnh-biệt, còn tay phải anh trở nòng súng Colt 45 vào thái-dương và bóp cò.

Giữa muông ngàn tiếng súng nổ của địch và của những thuộc cấp của anh, tôi, chúng tôi vẫn nghe rõ ràng tiếng súng của anh tự kết-liễu đời mình.
Anh biết rằng anh khó sống nổi vì quá dau đớn và có thể vì sự sống của anh sẽ khiến nhiều chiến-hữu khác bỏ mạng để cứu anh. Minh chia tay với tôi giữa giòng sông định-mệnh.
Thân xác bật ngửa, nằm trên cồn cát, chiếc nón sắt rớt bên cạnh. Máu của anh, của Cảnh, và các thuộc cấp hòa vào giòng nước trong xanh, tạo nên một mầu đỏ đặc-biệt, mầu cuả chiến-tranh, tang-tóc.

Trước mắt tôi, Minh có một đời sống vô cùng kín-đáo, chịu đựng.
Lúc chỉ-huy tác-chiến, khi vui chơi nơi phố-thị, bao giờ anh cũng bình-tĩnh, ít nói và cương-quyết.
Ðược biết, anh sống và lớn lên trong một gia-đình rất giầu có ở Saigon.
Cuộc đời học-sinh, sinh-viên của anh đáng ra phải được trọn vẹn.
Song không hiểu làm sao Minh đã chọn nghiệp Lính.
Sau khi xuất thân khoá tháng 4 năm 1968 Trường Võ-khoa Thủ-Ðức, Minh đã xin gia-nhập vào binh-chủng TQLC.
Anh rất hãnh-diện với mầu áo rằn sóng biển, và anh cũng đã diễn tả niềm hãnh-diện của anh khi về với Ðại Ðội 3 Tiểu Ðoàn 9 TQLC.
Trong một bữa ăn ở gia-đình anh tổ-chức cho các SQ của Ðại Ðội Tiểu Ðoàn 9, khi giới thiệu tôi với gia-đình anh như sau:

“Mẹ và các em, đây là Trung-úy Ðoàn-văn-Tịnh, Ðại-Đội trưởng của con.
Trong chiến-trận, anh là một chiến binh đảm-lược, còn về thành-phố thì bay-bướm hết xẩy.”
Lời giới-thiệu đó khiến tôi mắc cở đến muốn chui xuống đất để trốn.

Trong giây phút đó, tôi cùng Hường và Ba chỉ chỉ kịp kêu ồ lên một tiếng, vừa đau khổ, vừa xúc-động, tôi đập tay xuống cát, rên xiết và nước mắt chẩy dài.
Ngoài tình đồng-đội, tình thuộc-cấp, Minh còn là người bạn, người em thân-thiết của tôi.

- Tân-An, Tân-An đây Ðà Lạt.

- Tôi nghe Ðại-Bàng.

- Cho biết tình-hình.

- Trình Ðà Lạt, Trung đội 2 đang chiến-đấu bên kia sông, nhưng Thiếu-úy Trung-đội trưởng Ðặng-ngọc-Minh và Trung-sĩ 1 Nguyễn-văn-Cảnh đã tử trận trên gò đất nổi giữa sông, chưa lấy xác được.

- Nhận được. Tôi sẽ cho Ðại-Đội 4 đánh lên sườn dốc cao giải-toả cho Tân-An.

Và Ðại-Đội 4 của Trung-úy Nguyễn-minh-Trí được điều-động tiến đánh lên sườn núi.
Trận-chiến trở nên khốc-liệt hơn vì hướng tiến quân của Trí không thận-lợi vì lực-lượng của địch đông-đảo và bố-trí từ trên cao điểm.

- Tân-An đây Cam-Ranh.

- Tôi nghe Cam-Ranh.

- Tân-An có cần kêu Pháo Binh vào đâu không?

- Tôi đang nằm cách bờ sông có mười mét, trước mặt là dòng sông, chung quanh là cát trống, nhúc nhích là chúng tác-xạ ngay. Cam-Ranh kêu pháo yểm-trợ cho Trùng-Dương đi.

Tôi muốn ở lại nơi này để tìm cách đưa phần còn lại của Trung-đội 2 qua sông cùng lấy xác của Minh và Cảnh và vài binh-sĩ nằm chết trên gò đất giữa sông.
Nằm bên cạnh dòng sông mà khát nước gần chết. B1 Hường muốn bò xuống lấy nước, tôi bảo hắn:

- Nó lượm mày ngay đó Hường. Ðào sâu xuống nữa là có nước.

Hường lại dùng nón sắt đào sâu thêm hố, may mắn thay chỉ chừng ba tấc thôi là đã thấy nước.
Ðịch quân vẫn theo dõi và cũng biết là chúng tôi chưa rời được bụi bần này, nên thỉnh-thoảng chúng đẩy vào vài quả B40 nhưng không trúng đích. Hạ-sĩ Ba, biệt danh là Ba lùn, cố nhịn đau, lấy nón sắt móc dần thành cái hố cá-nhân an-toàn.

5 giờ chiều ngày 6 tháng 6 năm 1971.

- Tân-An, Tân-An đây Phu-Nhân.

- Tân-An nghe Ðại-Bàng.

- Tôi sẽ cho Air đánh, Tân-An điều-chỉnh nghe.

- Phu-Nhân đánh vào đâu vậy?

- Sát bờ nước bên kia sông.

Mấy Tiểu-đội của Trung-đội 2, đã rút lui dọc theo bờ sông về phiá sau, và nhập vào với Bộ Chỉ Huy Tiểu-Đoàn, có lẽ đã qua sông an-toàn.

- Ðáp nhận Phu-Nhân.


Chưa đầy năm phút sau, phi-đội F105 đã lượn tới, dộng xuống hai quả Napal.
Hai tiếng nổ long trời, một quả day dọc theo sườn núi, còn một quả cầy dài trên mặt nước. Khói lửa văng ra, vừa nóng vừa sức nóng, và sức ép của quả bom, ba thầy trò tôi chút nữa chết cháy.

- Phu-Nhân đây Tân-An.

- Phu-Nhân nghe.

- Xin ngưng đánh vào bờ sông, nguy-hiểm lắm.
Yêu cầu cho đánh cao lên trên sườn núi và sau đó dập cả Pháo Binh nũa. Ðại-Đội 4 Tiểu-Đoàn 9 đã rút rồi.

- Phu-Nhân đáp-nhận.

Sau gần hai giờ tiến quân, Ðại-Đội 4 Tiểu-Đoàn 9 chiếm được một phần sườn núi và đỉnh nhỏ, song quân Bắc-Việt phản công và Ðại-đội 4 đã bị tổn-thất khá nặng và lùi dần.
Trên máy truyền-tin tôi đã nghe Ðà Lạt và Cam-Ranh cho pháo-binh dập xuống vị-trí giao-chiến.

- Ðức-Hoà đây Tầm-Dương.

- Nghe Tầm-Dương.

- Trời sắp tối rồi, Ðức-Hòa cho các Trung đội bố-trí và cho một Trung-đội theo đường cũ trở lại chỗ hồi sáng vượt sông để đem xác Minh và Của về.

- Nhận Năm.

- Trùng-Dương Ðại-Đội 4 đây Tân-An.

- Ở đâu vậy?

- Ở một bụi cây sát bờ nước, chỗ Bộ Chỉ Huy Tiểu-Đoàn vượt sông.

- Qua sông đi Trùng-Dương, trời tối chắc an-toàn.
Trong máy tôi nghe hơi thở dồn dập của Trí, chắc anh đang hồi-hộp.

- Không, chưa được, hơn nữa để coi các con cái như thế nào đã.

- Ðáp-nhận.

Khoảng một giờ sau, Hoà trở lại bên bờ sông đằng sau lưng chúng tôi và gọi:

- Tầm-Dương đây Ðức-Hòa.

- Nghe đây Ðức-Hòa.

- Ở đây có mấy cái xác trong Poncho của Tiểu-Đoàn 8.

- Tốt, cho di-chuyển về sau chân núi.

- Còn Minh và Cảnh đâu anh Tư?

- Ðang nằm giữa sông, tối quá, không thấy được nữa.
Hoà và một tiểu-đội bò đến rặng bần.
Sau khi hội ý, họ bò ra bờ sông, lội ra giữa cồn cát để tìm xác Minh và Cảnh.

Nước đã dâng cao, thủy-triều đã cuốn trôi mất mấy xác, trong đó có xác của Cảnh, chỉ còn lại xác của Minh và mấy anh em nằm trên cao, nên đã không bị nước cuốn trôi.
Hoà cho đem hết lên sau bụi bần và gói vào Poncho.
Khoảng 10 giờ đêm, tất cả xong xuôi và chúng tôi dìu dắt nhau di-chuyển lần về phiá núi.
Mệt mỏi và đói khát suốt ngày, chúng tôi không còn sức để leo lên đỉnh núi bên kia.
Chúng tôi ngồi dọc một hàng trên dốc núi, sau khi uống nước do Ðại-đội 2 tiếp-tế, chúng tôi ngủ quên tại sườn núi cheo leo. Bên tai tôi còn văng vẳng tiếng nói của Phán Mập, người Ðại-Đội phó Ðại Ðội 2:

- Anh Tư ăn tí thịt ba-lát cho đỡ đói nghe!

Hình như tôi đã lắc đầu và thiếp dần vào cơn ngủ mệt mỏi.

Sáng sớm hôm sau, mặt trời đã lên cao, tôi nhìn về rừng lau sậy ở dưới thấp và bờ sông bên kia là những dẫy núi cao trùng điệp, vùng chiến-trận, nơi mà hai Ðại-đội 3 và 4 của Tiểu-Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến đã bị quân cộng sản bắc-việt phục kích.
Tuy rằng đã hoàn-thành nhiệm-vụ hành-quân tiếp-ứng, Tiểu-Đòan bạn, nhưng chúng tôi đã thua trận hôm qua và rời bỏ chiến-trường, để lại một số thuộc cấp nằm trên đó, cùng với một số nổi trôi trên sông Ba-Lòng, nhờ giòng nước, đưa về nơi biển cả. Chúng tôi tiếp-tục đưa đại-đội lên các đỉnh núi và dừng quân phòng-thủ.

8 giờ sáng ngày 7 tháng 6 năm 1971.


Toán trực thăng tải thuơng đáp xuống đỉnh đồi trọc thấp nằm sau lưng của vị-trí phòng-thủ để đưa các thương binh về Huế. Tôi cho kiểm lại các Poncho đựng xác, kiểm lại các tấm thẻ bài, tên họ của tử-sĩ và đơn-vị được cột bên ngoài Poncho trước khi đưa lên trực-thăng. Ðoàn trực-thăng tải thương và tải xác cất cánh. Tôi đưa tay lên chào vĩnh-biệt và ngậm-ngùi nhìn theo những cánh chim sắt xa dần về phương Ðông, trên đó mang theo thân-xác của những người con đã trả xong nợ nước. Xác của những thuộc cấp thân mến, xác của người sĩ-quan kiên-cường, Thiếu-úy Ðặng-ngọc-Minh và người sĩ quan khoá đàn em khoá 23 tên Lương-văn-Của, người đã cùng chung Ðại-đội F với tôi khi còn ở trong Trường Võ Bị Quốc iaG. Anh em chúng tôi đã gặp lại nhau trong vội vàng như thế đó.

Những ngày kế tiếp, Tiểu-Đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến di-chưyển lần lên các đỉnh cao gần căn-cứ hỏa-lực Sartre.
Vừa hành-quân vừa lục-soát vừa nghỉ ngơi, tái trang bị để chờ ngày trở lại, vượt sông Ba-Lòng và tiến lên dẫy núi cao bên kia sông, tìm lại những người thuộc cấp của Ðại Ðội 3, Ðại Đội 4 đang nằm trên đó.

Chiều ngày 13 tháng 6 năm 1971.

Ðại-úy Tiểu-Đoàn phó Cam-Ranh chỉ-huy hai Ðại-đội 3 và 4 tiến quân trở lại giòng sông, di chuyển vô cùng vất-vả vì những cơn mưa núi như trút nước, vừa lạnh, vừa ướt.
Chúng tôi không thể tới điểm ấn-định được vì dốc núi trơn trượt.
Ðêm đã xuống nhanh hơn theo cơn mưa tầm tã.
Hai Ðại-đội đã phải dừng lại nghỉ quân qua đêm.
Sấm chớp liên hồi, mưa như trút nước, đến nỗi không đào được hầm hố phòng-thủ.

Ngày 14 tháng 6 năm 1971.

Ðại-đội 3 và Ðại-đội 4 yểm trợ nhau vượt sông và tiến chiếm lên những đỉnh núi cao.
Không có một sự đụng-độ nào của quân Bắc-Việt.

- Tân-An đây Cam-Ranh.

- Tân-An nghe thẩm-quyền.

- Tân-An cho dừng quân bố-trí, coi chừng phiá trước mặt và bên trái.
Cho một Trung-đội trở lại lục-soát chỗ của Trung-đội 2 chiến-đấu hôm trước, hãy cẩn-thận.

- Ðáp-nhận Cam-Ranh.

- Trùng-Dương đây Cam-Ranh.

- Nghe Cam-Ranh.

- Trùng-Dương cho lục-soát về phía Tây, cẩn thận.

- Ðáp nhận Cam-Ranh.

Trở lại chiến-trường cũ, bom đạn đã dập nát tơi bời cây cỏ.
Những trái bom đã đào những hố sâu và rộng.
Mùi hôi hám còn nồng-nặc vì mùi hoá chất của bom, pha lẫn với mùi xác chết đang rữa thối mà anh em Ðại-Đội 4 đang gói ghém cẩn-thận vào những Ponchos.
Bất ngờ, binh-sĩ Ðại-đội 4 đã tìm thấy dưới một hố bom lớn còn một xác người, nằm bên cạnh vũng nước đọng, nhưng không bị rữa thối thì ra đó là một binh-sĩ của Ðại-đội 4 còn sống, tên là Binh nhì Nguyễn-văn-Mến, đã bị thương-tích khắp thân thể, phiá sau đầu bị dập bể, vết thương đã có dòi bọ.
Sau một hồi xúc-động khi nhận ra chiến-hữu đến tìm kiếm mình, B2 Mến đã kể lại câu chuyện sau đây cho đồng-đội.
Câu chuyện tưởng như một phép lạ đã đến với anh:


“Khi Trung-Đội 2 Ðại-Đội 4 tiến quân xông lên được khoảng hơn một trăm mét, tôi bị viên đạn vào tay trái và một viên vào hông.
Tôi ngã xuống, tôi cố bò vào sau một gốc cây và nhìn quanh coi đồng-đội của mình ở đâu để kêu cứu giúp.
Nhưng ngay lúc đó địch bắn quá rát, tôi có la lên, nhưng không ai nghe thấy.
Rồi đạn pháo cuả địch và của ta dập liên-hồi vào trận địa, hai bên cùng lui quân bỏ chạy.
Từ đó những trận pháo và bom đổ xuống kinh-hoàng, tôi không còn nghe thấy gì nữa vì cơn đau của thân-thể khiến tôi mê-sảng.
Ðêm xuống, tôi nằm chết bên gốc cây.
Không biết bao lâu, tôi tỉnh lại, máu đã khô đặc trên quần áo.
Ðói và khát nước quá, tôi bò quanh và tìm được lương-thực trong ba-lô của anh em để lại.
Tôi ráng mở ra để ăn cho đỡ đói và cơn đau.
Vì những vết thương hành-hạ, tôi xé áo quần thay băng để băng ngang hông và cánh tay.
Qua một đêm nữa, quá lạnh, nhưng tôi không biết làm sao được.
Tôi ngồi dựa vào gốc cây tránh gió.
Tôi không còn biết muỗi mòng, sâu kiến có cắn hay chích lên gnười tôi hay không.
Sáng hôm sau, vừa mở mắt ra, tôi nghe tiếng nói chuyện, lục soát.tiến gần về phiá tôi.
Và chúng la lên: “Ðồng-chí ơi, có một đứa chết ở đây”. Hai ba tên địch chay lại, và biết tôi còn sống.
Chúng nhấc tôi bỏ lên cáng cây để khiêng đi.
Nhưng khi chúng nhìn nhìn lên thân-thể tôi, chúng thấy cổ tay của tôi có xâm mấy chữ “TQLC” “Sát Cộng”.
Chúng tức giận bỏ cáng xuống rồi lấy bá súng đập vào đầu tôi và khắp mình mẩy, tạo nên những vết thương như thế này đây”.




Anh dừng lại thở một hơi dài mệt nhọc, nhìn những đồng-đội đang ngồi quanh chăm-chú nghe. Bạn đồng-đội dốt cho anh một điếu thuốc.
“Tiên sư mày chứ Sát Cộng à. Ông cho mày chết cha luôn. Chúng tưởng tôi đã chết, nên kéo tới bên hố bom, liệng xuống đó. Tôi nằm đó vì không còn sức để bò lên.”
Anh được đưa về bệnh-viện Quảng-Trị để chữa thương, nhưng vì những vết thương đã không được chữa-trị kịp thời đã trở nên ung-thối trầm-trọng, thêm vào đó những cơn đói khát và mưa lạnh của núi rừng trong suốt cả tuần lễ, khiến anh bị kiệt sức.
Sau một ngày được tải-thương về bệnh-viện Quảng-Trị, B2 Nguyễn-văn-Mến, người chiến sĩ của Trung-đội 2, Ðại-đội 4 Tiểu Ðoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến đã ra đi, vĩnh-biệt chiến-trường và đồng-đội.

Thiếu-úy Ðặng-ngọc-Minh, Trung-uý Lương-văn-Của, Binh nhì Nguyễn-văn-Mến và các chiến-sĩ trong đơn-vị đã đền xong nợ nước.
Chúng tôi xin nghiêng mình kính cẩn chào Vĩnh-biệt và tiễn-đưa các anh về cõi Vĩnh-Hằng.
Các anh là những Chiến-sĩ anh-hùng, đã
“Vị Quốc Vong-Thân”, xứng đáng để Tổ-quốc ghi công trên tấm bia lịch-sử.





Tân-An-Ðoàn-văn-Tịnh
__________________


Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa











Đơn-Vị Pháo Binh Thủy-Quân Lục-Chiến


Một đơn vị không thể thiếu vắng trong tất cả các cuộc hành quân của Binh Chủng,
đó lá Pháo Binh Thủy-Quân Lục-Chiến.

Đơn-vị Pháo-binh đầu-tiên của Sư Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến.

Vào giữa năm 1961, đơn-vị pháo-binh đầu tiên của Sư Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến ra đời với danh-hiệu: Pháo-đội Đại-bác Thủy-Quân Lục-Chiến.



Tiền-thân của pháo-đội Đại-bác Thủy-Quân Lục Chiến là Đại-đội trọng-pháo 106 ly,

Và Đại-đội trọng-pháo 106 ly đã bị giải thể, được thay thế bằng Pháo Ðội Ðại Bác 75 ly Sơn Pháo.



Chiến-cụ mới sơn-pháo 75 ly nòng ngắn (Howitzer),



Pháo-đội Ðại-bác Thủy-Quân Lục Chiến.

Theo bảng cấp-số, Pháo-đội Đại-bác Thủy-Quân Lục Chiến gồm có một Ban Chỉ-huy
và 2 Trung-đội Tác-xạ:

Ban Chỉ-huy Pháo-đội

- Ban chỉ-huy: Sĩ quan Pháo Ðội Trưởng, Pháo Ðội Phó cùng một số Hạ Sĩ Quan và binh-sĩ
- Ban Tác-xạ và Truyền-tin: Sĩ quan & Hạ Sĩ Quan tác-xạ, Hạ Sĩ Quan truyền tin cùng một số binh-sĩ.
- Ban Ðịa-hình: Sĩ quan & Hạ Sĩ Quan địa-hình cùng một số binh sĩ.

Trung-đội Tác-xạ

- Ban chỉ-huy: Sĩ quan Trung Ðội Trưởng, Hạ Sĩ Quan Trung Ðội Phó, Hạ Sĩ Quan tác-xạ, Hạ Sĩ Quan truyền-tin cùng một số binh-sĩ.

Khẩu đội:

Mỗi trung-đội tác-xạ có 4 khẩu-đôi, mỗi khẩu-đội gồm có một Hạ Sĩ Quan khẩu-đội trưởng và 7 binh-sĩ, trong đó có một tài-xế. Khẩu đội được trang-bị một xe Dodge 4x4,
1 khẩu sơn-pháo 75 ly nòng ngắn, và một số súng cá-nhân.




Đại Tá Ngô Văn Định Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258
Thủy Quân Lục Chiến với pháo BS-3-100mm và súng 37mm PK.



__________________



Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa





Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn thủy Quân Lục Chiến

Tiểu Ðoàn Tổng Hành Dinh được thành lập đầu năm 1969, hậu thân của Đại Ðội Chỉ Huy và Công Vụ Liên Ðoàn năm 1956, đồn trú tại Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn, số 15 Lê Thánh Tôn Sài Gòn.
Nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh cho Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn, quản trị quân số, quân lương, quân thực, tiếp liệu cho quân số cơ hữu Bộ Tư Lệnh và cho Bộ Chỉ Huy Pháo Binh SÐ, các Bộ Chỉ Huy Lữ Ðoàn. Các vị Tiểu Ðoàn Trưởng từ ngày thành lập gồm: Thiếu Tá Bùi Văn Phẩm (1969), Thiếu Tá Nguyễn Ðức Ân (1970), Trung Tá Võ Kỉnh (1971), Trung Tá Phạm Nhã (1972), Trung Tá Nguyễn Phán (1974).

Tiểu Ðoàn Công Vụ là hậu thân của Ðại Ðội Tiếp Liệu, được thành lập vào ngày thành lập Binh chủng 1 tháng 10 năm 1968.
Năm 1972, Tiểu Ðoàn Công Vụ được cải danh thành Tiểu Ðoàn Yểm Trợ Thủy Bộ.



Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc Trung Tá Ngô Văn Ðịnh

Vị Tiểu Ðoàn Trưởng tiên khởi là Thiếu Tá Nguyễn Xuân Phúc (tháng 4 năm 1968), kế tiếp là Trung Tá Ngô Văn Ðịnh (tháng 5 năm 1969), Thiếu Tá Vương Văn Tài (tháng 1 năm 1970), Thiếu Tá Phạm Văn Sắt (năm 1972), Thiếu Tá Ngô Nhật Thăng (năm 1974).


__________________



Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Những Ngày Chiến Đấu Của Thủy Quân Lục Chiến Tai Mặt Trận Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa Năm 1972

công sản bắc việt lợi dụng Quân Ðội Hoa Kỳ cùng Ðồng Minh rút quân và Việt Nam hoá chiến tranh (Thời Tổng Thống Richard Nixon ). Ngày 29 tháng 3 năm 1972, bộ đội công sản bắc việt mở chiến dịch Nguyễn Huệ xâm nhập VNCH với ba diện tấn công quy mô.
1- Vượt vùng Phi quân sự ( DMZ) tiến chiếm tỉnh Quảng Trị.
2- Dùng Cam Bốt làm bàn đạp tiến chiếm Bình Long, An Lộc.
3- Lợi dụng khu vực rừng núi Tây Nguyên đánh chiếm Kontum.


Ngày đầu tiên của trận chiến Quảng Trị
Cuối tháng 3 năm 1972, 45 ngàn cộng quân đã đồng loạt vượt qua vùng phi quân sự Bến Hải và từ hướng Tây Bắc Quảng Trị, mở 3 mũi dùi tấn công vào các phòng tuyến của Sư đoàn 3 Bộ binh và Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục chiến.



Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục chiến được giao trọng trách nằm giữ
các căn cứ chiến lược, núi Bá Hổ, Sarge, Holcomb và Mai Lộc,
nơi đặt Bộ Chỉ Huy lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục chiến.

Đúng 11 giờ sáng 30 tháng 3 năm 1972, tại phòng tuyến phía Tây, 2 cứ điểm Sarge và núi Bá Hô do Tiểu Đoàn 4 Thủy quân Lục chiến phụ trách, các toán tiền đồn của đơn vị này đã phát hiện Cộng sản Bắc Việt điều động quân ồ ạt, ngay sau đó, bộ chỉ huy tiểu đoàn đã yêu cầu Pháo binh VNCH bắn tiêu diệt và ngăn chận. Cùng lúc đó,Tiểu Đoàn 8 Thủy quân Lục chiến tại căn cứ Holcomb bị pháo kích và bị tấn công.


Đúng 12 giờ trưa, đại quân của công sản bắc việt gồm 3 sư đoàn chủ lực, 4 trung đoàn của mặt trận B5, 2 trung đoàn chiến xa T 54 và PT 76, được sự yểm trợ của các tiểu đoàn pháo csbv trang bị đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly, hỏa tiễn địa không SA-2, đã đồng loạt vượt vĩ tuyến 17,
tấn công vào nhiều vị trí phòng ngự của lực lượng Thủy Quân Lục Chiến.

cộng quân lợi dụng cơ hội thay đổi vùng trách nhiệm hoán chuyển quân của các Trung Đoàn 56 và Trung Đoàn 57 thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh, công sản bắc việt đã khai triển cuộc tổng tấn công bắt đầu pháo kích dữ dội .


Cùng với cuộc tấn công vào các vị trí trú phòng của Quân lực VNCH, cộng quân đã pháo kích vào ngay các khu vực cư dân tại 3 quận ở phía Bắc Quảng Trị (quận Gio Linh, Đông Hà, Cam Lộ) khiến hơn 50 ngàn đồng bào đã phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn, đổ dồn ra Quốc lộ 1 và 9 tìm đường chạy vào thị xã Quảng Trị.
Trong 6 giờ đầu của cuộc tấn công, cộng quân đã pháo kích hơn 5 ngàn đạn pháo binh, hỏa tiễn, súng cối đủ loại vào 12 căn cứ hỏa lực và cứ điểm phòng ngự của Sư đoàn 3 bộ binh và Thủy quân Lục chiến.


Căn cứ hỏa lực lớn của Sư đoàn 3 Bộ binh tại Carroll (Tân Lâm) và của Thủy quân Lục chiến tại Mai Lộc đã bị pháo kích nặng và dồn dập, do đó các pháo đội pháo binh tại hai căn cứ này đã không yểm trợ được các đơn vị bạn trong phạm vi trách nhiệm, cũng như phản pháo bắn trả Cộng quân.
Sự can thiệp của Không quân Việt Mỹ đã bị hạn chế do mây thấp và mưa gió, trực thăng tải thương và tiếp tế cũng không đáp xuống các cứ điểm được.


Các Anh Thủy quân Lục Chiến tại mặt trận Quảng Trị

Cũng trong ngày 30 tháng 3 năm 1972, ngay khi nhận được báo cáo về tình hình chiến sự tại Quảng Trị, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 đã điều động Tiểu Đoàn 7 Thủy Quân Lục chiến từ Đà Nẵng ra tăng cường cho chiến trường Quảng Trị để bảo vệ căn cứ Mai Lộc.

Đến 6 giờ chiều ngày 30 tháng 3 năm 1972. 2 vị trí của Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến tại căn cứ Sarge và núi Bá Hô bị pháo kích trên 600 quả đại bác và hỏa tiển đủ loại, 70% hệ thống công sự phòng thủ bị phá hủy, nhiều chiến binh bị tử thương và bị thương.

Ngay trong chiều 30 tháng 3 năm 1972, lệnh báo động đó được áp dụng trên toàn chiến trường hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.


Đến 4 giờ sáng hôm sau ngày 1 tháng 4 năm 1972, Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến bị tổn thất nặng phải triệt thoái khỏi 2 cứ điểm Núi Bá Hô và Sarge, đến 6 giờ chiều ngày 2 tháng 4 gom về tập trung tại căn cứ Mai Lộc.
Đây là 2 vị trí Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên mất về tay quân csbv trong 48 giờ đầu của cuộc tấn công.

Ngày 1 tháng 4 năm 1972, chiến trường càng trở nên sôi động.
Dưới áp lực nặng nề của địch quân, 10 giờ 45 sáng, đơn vị tại căn cứ Cồn Thiên (A4) triệt thoái, 14 giờ 50 chiều, các căn cứ Fuller (thuộc Trung Đoàn 2 Bộ Binh, Khe Gió (thuộc Trung Đoàn 57 Bộ Binh rút bỏ.
Dân chúng chạy giặc, xe cộ và binh sĩ bỏ ngũ mang theo gia đình, gây cản trở việc điều quân và lưu thông trên quốc lộ 9 và 1.
Tiền sát pháo binh của cs trà trộn vào đám đông di tản để điều chỉnh pháo binh vào các vị trí của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Mật trận Quảng Trị 1972

Các căn cứ Đông Hà, Cam Lộ, Ái Tử bị pháo nặng, nhờ hải pháo của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ, từ ngoài khơi Quảng Trị, bắn vào yểm trợ, vì thời tiết xấu nên không quân không thể yểm trợ hữu hiệu.
Bởi vậy lần lượt các căn cứ hỏa lực A-1, A-2, A-3, A-4 do Sư Ðoàn 3 Bộ Binh trấn giữ, bị tấn chiếm.
Trước áp lực quá mạnh của địch, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Bộ Binh dồn nỗ lực để gom quân và thiết lập hệ thống phòng thủ mới dọc theo tuyến Cửa Việt, Đông Hà, Cam Lộ, Carroll, Mai Lộc và Phượng Hoàng.

Hai căn cứ hỏa lực Carroll và Mai Lộc tiếp tục bị pháo kích nặng nề.
Chiến xa công sản bắc việt trực tiếp tham chiến. Vào lúc 9 giờ sáng, một lực lượng chiến xa T-54 khoảng 20 chiếc từ hướng Bắc tiến về Đông Hà theo quốc lộ 1.


Một lực lượng chiến xa lội nước PT-76 ở hướng Đông, dọc theo bờ biển tiến xuống hướng Cửa Việt.

Tình hình căng thẳng, Tiểu Đoàn 3 Thủy quân Lục Chiến được lệnh tử thủ Đông Hà "bằng mọi giá".
Toán chống chiến xa trang bị đại bác 106 ly của Tiểu Đoàn 3 Thủy quân Lục Chiến từ Ái Tử được điều động lên tăng cường cho Đông Hà.
Nhờ thời tiết tương đối tốt, phi cơ A-1 và A-37 của Không Quân VN bay lên oanh tạc chính xác vào 2 đoàn chiến xa địch, phá hủy 11 chiếc, 1 chiếc A-1 bị hỏa tiễn địa không SA-2 bắn rơi, phi công nhảy dù ra được, nhưng rơi về phía bắc cầu Đông Hà. Để đề phòng chiến xa địch vượt qua cầu Đông Hà, vào 16 giờ 30 chiều cùng ngày, chiếc cầu này được giật xập, để ngăn cản kế hoạch của công sản bắc việt đưa bộ binh và chiến xa tiến xuống phía Nam.


Thành phố Quảng Trị những ngày điêu tàn, đổ nát vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

Ngày 2 tháng 4 năm 1972. Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến và Lử Ðoàn 369 được không vận ra Huế để thiết lập tuyến phòng thủ phía Bắc Sông Mỹ Chánh. Tiểu Đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến được lệnh trấn giữ con đường huyết mạch QL số 1, từ Hải Lăng về Mỹ Chánh.
Trong ngày nầy, công sản bắc việt cắt đứt Qốc Lộ 9 từ Ðông Hà đến Cam Lộ.
Căn cứ Holcomb của Tiểu Đoàn 8 Thủy quân Lục Chiến, bị công sản bắc việt tấn công tràn ngập lúc 12 giờ 30 khuya .

Tình hình chiến sự rối loạn khắp nơi, cùng lúc đồng bào từ các quận Cam Lộ, Hương Hóa, Gio Linh, Đông Hà, bất kể Kinh hay Thượng, ùn ùn bỏ làng xóm, tài sản, kéo nhau chạy về thành phố Quảng Trị để trốn lánh chiến họa.

Trên đường đào sanh, hằng ngàn người đã làm mồi cho đạn pháo binh và thiết giáp của bộ đội cộng sản BắcViệt, gây thêm rối loạn cho các đơn vị của ta, vì vừa phải bảo vệ cho dân chúng, lại vừa chiến đấu với giặc trong cơn nguy ngập.. Đạn pháo của địch càng lúc càng dữ tợn, hung tàn, phá hết tất cả , không cần phân biệt xóm làng, dân lính, thành phố đông người.
Do đó trong phút chốc, những khu đông dân như Cam Lộ, Đông Hà trở thành địa ngục trần gian đau khổ, mà không một ai, có thể ngờ tới, tình cảnh của dân chúng chạy loạn cũng vô cùng thê thảm, khiến cho các cấp chỉ huy của Sư Đoàn 3 Bộ Binh và Tiểu Khu Quảng Trị, gần như bó tay, vì không tìm ra kế hoạch nào, để ổn định tình thế.
Trong lúc đó căn cứ hỏa lực Carroll (Tân Lâm) của Trung đoàn 56 Bộ Binh bị vây khổn, cộng quân vẫn tiếp tục pháo kích dữ dội vào căn cứ nhưng không có quân tiếp viện.
Đúng 14 giờ 30 chiều, Trung Tá Phạm Văn Ðính Trung Ðoàn Trưởng Trung Ðoàn 56 Sư Đoàn 3 Bộ Binh , đã đầu hàng cộng Sản cùng với 1,500 binh sĩ VNCH bị quân cs bắt giữ và 22 khẩu đại bác, trong đó có 4 khẩu đại bác 175 ly, 10 khẩu 105 ly của pháo đội Thủy Quân Lục Chiến, còn lại là pháo đội 155 ly và 105 ly của pháo binh Quân Đoàn 1 và Sư Đoàn 3 Bộ Binh.
Biến cố nầy xảy ra trong ngày 2/4, gây chấn động không ít đến tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ vùng giới tuyến.
Sau khi căn cứ hỏa lực Carroll thất thủ, căn cứ hỏa lực Mai Lộc, nơi đặt Bộ Chỉ Huy của Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục Chiến trở thành tuyến đầu, đã liên tục bị pháo kích và tấn công.


Pháo Binh Thủy Quân Lục Chiến tại mặt trận Quảng Trị 1972

Được lịnh tái phối trí, pháo đội 105 ly Thủy quân Lục Chiến tại đây sau khi bắn hết đạn, đã được phá hủy bằng chất nổ. Đến 10 giờ tối, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn và Tiểu Đoàn 4 Thủy quân Lục Chiến triệt thoái khỏi Mai Lộc về Đông Hà.
Sáng hôm sau, Lữ đoàn 147 Thủy quân Lục Chiến được lệnh di chuyển về Huế để bổ sung và tái trang bị.

__________________

\
    




Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Lực Lượng
Tổng Trừ Bị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Những Ngày Chiến Đấu Của Thủy Quân Lục Chiến Tai Mặt Trận Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa Năm 1972

Ngày 1 tháng 4 năm 1972, Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 258 Thủy quân Lục Chiến được lệnh di chuyển từ căn cứ Nancy đến Ái Tử thay thế Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh. địch pháo kích hàng trăm đại bác 130 ly trong khi Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 258 Thủy quân Lục Chiến di chuyển vào căn cứ Ái Tử.
Khói bay mịt mù trong căn cứ lẫn mùi xe cháy, mùi xăng cùng với những tiếng nổ nhức óc.
Trung Tâm Hhành Quân tuy bị pháo kích nhưng quá kiên cố nên rất an toàn. Nóc được phủ bằng lớp bao cát dầy khoảng 8m-10m nên chịu được sức pháo các loại.


Vùng trách nhiệm của Lữ Ðoàn gồm phiá Tây và Bắc tỉnh Quảng Trị ( Phiá Nam cầu Ðông Hà là ranh giới )

Các đơn vị thuộc quyền chỉ huy của Lữ đoàn 258 Thủy quân Lục Chiến.
Gồm Tiểu Ðoàn 1, Tiểu Ðoàn 3, Tiểu Ðoàn 6 Thủy quân Lục Chiến.
Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Thủy quân Lục Chiến, Ðại Ðội Công Binh Thủy quân Lục Chiến,
và được tăng phái Chi Ðoàn 2/20 Chiến Xa M48 của Thiết Ðoàn 20 Chiến Xa.


Ngày 30 tháng 3 năm 1972
- Tiểu Ðoàn 3 Thủy quân Lục Chiến, Thiếu Tá Lê Bá Bình Tiểu Ðoàn Trưởng di chuyển từ căn cứ Nancy về Ðông Hà lập 1 tuyến cản địch dọc theo phiá Nam cầu Ðông Hà phối hợp với Thiết Ðoàn 20 Chiến Xa,
Trung Tá Lý Thiết Ðoàn Trưởng chỉ huy tổng quá.
Phiá Bắc cầu Ðông Hà đặt 1 toán tiền sát để quan sát tình hình địch.
- Tiểu Ðoàn 6 Thủy quân Lục Chiến Thiếu Tá Ðỗ Hữu Tùng Tiểu Ðoàn Trưởng đã được tăng phái cho Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh từ trước khi Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn 258 đến Ái Tử.
Tiểu Ðoàn 6 trách nhiệm phòng thủ căn cứ Ái Tử và bảo vệ Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh.
- Tiểu Ðoàn 1 Thiếu Tá Nguyễn Ðăng Tống Tiểu Ðoàn Trưởng Trừ bị cho Lữ đoàn, đơn vị phối trí ở phiá Bắc căn cứ Ái Tử.
- Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Thủy quân Lục Chiến trách nhiệm yểm trợ trực tiếp các đơn vị.

Trong đêm 1 rạng 2 tháng 4năm 1972, Trung Ðoàn 51 Sư đoàn 3 Bộ binh di tản chiến thuật về phiá Nam Ðông Hà, vc đuổi theo trong tình trạng hổn độn cả dân và vc mặc quân phục bộ binh giả dạng trà trộn.
Toán tiền sát của Tiểu Ðoàn 3 Thủy quân Lục Chiến (Phiá Bắc cầu Ðông Hà ) báo cáo có xe vận tải chở bô binh địch và đoàn chiến xa địch khoảng 20 chiếc dẫn đầu 1 T54 và 1 PT76

Tiểu Ðoàn 3 Thủy quân Lục Chiến và Thiết Ðoàn 20 Chiến Xa báo động sẵn sàng chiến đấu
Ðến gần đầu cầu chiếc T54 bị trúng dạn CCX M72 và đạn đại bác 90 ly của Thiết Ðoàn 20 Chiến Xa M48 nằm tại chỗ, chiếc PT76 lách sang 1 bên tiến lên để mở đường cho đoàn xe phiá sau nhưng cũng bị Tiểu Ðoàn 3 Thủy quân Lục Chiến và Thiết Ðoàn 20 Chiến Xa M48 bắn hạ nằm song song với chiếc T54.

Tất cà đoàn xe và chiến xa địch dừng lại tản ra 2 bên đường.
Tiểu Ðoàn 3 Thủy quân Lục Chiến yêu cầu Lữ Ðoàn cho hỏa lực yểm trợ. Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Thủy quân Lục Chiến, Hải pháo của Hoa kỳ và các phi tuần phản lực của Không quân VN tất cả hoả lực tấn công vào đoàn xe BB và Chiến xa địch

Lực lượng bộ binh của cộng sản bắc việt và đoàn chiến xa bị tiêu diệt số còn lại lẩn vào các làng mạc lân cận.
Tiểu Ðoàn 3 Thủy quân Lục Chiến và Tiểu Ðoàn 20 Chiến Xa được yểm trợ hỏa lực chính xác của Tiểu Ðoàn 3 Pháo Binh Thủy quân Lục Chiến.

Hải pháo và các phi tuần oanh kích đã đẩy lui vc đơn vị cấp Sư Ðoàn có chiến xa tùng thiết với ý định tiến qua cầu Ðông Hà để tiến chiếm tỉnh Quảng trị.
Hàng trăm lính cộng sản bắc việt và 20 chiến xa bị tiêu diệt.

Sau 7 ngày quần thảo với lực lượng địch cấp Sư Ðoàn và Trung đoàn chiến xa ( Tin tình báo cho biết là sư doàn 308 và trung đoàn 202 CX )

Khu vực phiá Bắc cầu Ðông Hà, quân số tham chiến của Tiểu Ðoàn 3 từ 700 thiệt hại trên 200.
Tiểu Ðoàn 3 tịch thu được 2 dàn hoả tiễn AT3 của cs do Liên sô chế tạo. Ðể tiêu diệt cx địch Tiểu Ðoàn 3 xử dụng M72 CCX, đại bác 90 ly của chiến xa M48, đại bác 105 ly do đơn vị Bộ Binh của ta bỏ lại bắn trực xạ.
Sau đó cầu Ðông Hà được lệnh phá sập để ngăn đường tiến quân của địch.
Toán Công Binh của Sư Ðoàn 3 Bộ Binh cùng với cố vấn Mỹ có nhiệm vụ thi hành nhưng họ không hoàn thành được nhiệm vụ.
Ðại Úy Ripley cố vấn Tiểu Ðoàn 3 và một số binh sĩ Tiểu Ðoàn 3 dùng số chất nổ của Công Binh của Sư Ðoàn 3 để lại trong sự cố gắng vượt bực để phá sập cầu Ðông Hà.



Đại Úy Ripley dùng chất nổ phá cầu Đông Hà

Tính đến sáng ngày 3 tháng 4 năm 1972, sau 4 ngày tấn công của quân cộng sản bắc việt, 11 căn cứ hỏa lực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại giới tuyến đã thất thủ liên tiếp, mất đi 53 khẩu trọng pháo đủ loại làm cho Pháo Binh Việt Nam Cộng Hòa bị suy yếu,


Trên 7 ngàn binh sĩ tử thương, bị thương, bị bắt và thất lạc đơn vị.

Ngày 3 tháng 4, Bộ Tổng Tham Mưu không vận Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy quân Lục Chiến, Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân và Lữ Đoàn 369 Thủy quân Lục Chiến từ Sài Gòn ra tăng cường Quân Đoàn 1.


Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy quân Lục Chiến đặt trong Thành Nội Huế.

Lữ Đoàn 369 Thủy quân Lục Chiến trừ bị và phòng thủ tại các căn cứ Nancy, Jane, Evan và phòng tuyến Mỹ Chánh, ranh giới giữa hai Tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.

Các sư đoàn cộng sản bắc việt vẫn tiếp tục hướng các mũi tấn công váo Thị xã Quảng Trị, Vì Cầu Ðông Hà bị giật sập, nên Cộng quân dùng cầu Cam Lộ để vượt sông.
Họ chia quân ra làm 2 cánh: một cánh quân đi dọc theo QL9 tiến chiếm Đông Hà, Cửa Việt và theo QL1 tiến về hướng Nam .
Một cánh quân khác tiến về hướng Nam, theo tỉnh lộ 558 và 557 qua những cứ điểm vừa chiếm như Carroll, Mai Lộc, Holcomb để tấn công căn cứ Phượng Hoàng và Thị xã Quảng Trị từ hướng Tây.


Hình nộm do Lính Việt Nam Cộng Hòa dựng lên gần một căn cứ
quân sự tại Quảng Trị để đánh lừa pháo binh cộng sản bắc việt

Qua đợt đầu cộng sản bắc việt tấn công mãnh liệt, hung hãn, ồ ạt, các căn cứ hỏa lực Carroll (Trung đoàn 56 thuộc Sư đoàn 3 Bộ Binh) đầu hàng và Mai Lộc (Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến) phải cầm cự lui dần, khi căn cứ Pedro trở nên tuyến đầu phòng thủ.
Thiếu tá đỗ Hữu Tùng, Sĩ quan khóa 16 Đà Lạt, phong thái trầm tĩnh, luôn như suy nghĩ điều gì, từ từ, thủng thẳng trong mọi biến cố, kinh nghiệm chiến trường, một trong các Tiểu đoàn trưởng cự phách của Thủy Quân Lục Chiến, là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến biết thế nào căn cứ cũng bị chiến xa cùng quân bộ cộng sản bắc việt tấn công kế tiếp, nên anh phối hợp với Lữ đoàn 258 xin đặt mìn chống chiến xa sâu về hướng Tây đường tiến sát đến căn cứ.


Ngày 8 tháng 4 năm 1972, Thủy Quân Lục Chiến áp giải một thanh niên bv, người thanh niên này theo các sĩ quan tình báo là người đã bắn một quả pháo hiệu để đánh dấu cho pháo binh cộng sản bắc việt bắn vào một sở chỉ huy ở Đông Hà, gần biên giới phía bắc. (AP Wirephoto qua đường radio từ Saigon)

Ngay trong đêm 8 tháng 4 năm 1972, toàn bộ Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phân tán lực lượng ra khỏi căn cứ, chốt tại các đỉnh cao xung quanh.
Thật quả như đỗ Hữu Tùng dự đoán, địch chuẩn bị cho cuộc tấn công căn cứ vào ngày hôm sau nên pháo kích suốt đêm như mưa, binh sĩ Tiểu đoàn 6 dưới các hầm hố cá nhân bên ngoài căn cứ chờ địch suốt đêm, quả nhiên lúc 6 giờ 45 sáng ngày 9 tháng 4 năm 1972, một Trung đoàn địch cùng đoàn chiến xa T54, T59 xuất hiện từ hướng Tâỵ Pháo binh được gọi can thiệp, nhưng chỉ cản sức tiến phần nào của bộ binh địch mà thôi, còn chiến xa địch vẫn hăm hở xông xáo tiến lên trong thế nghênh ngang khinh địch. đoàn chiến xa vượt hẳn đội hình bộ binh của họ, tiến thẳng đến căn cứ.
Từ một hố cá nhân chỉ huy đặt ống nhòm, Đỗ Hữu Tùng nở nụ cười nửa miệng, anh thường hay có lối cười như vậy, bạn bè thường nói: "Lại cười ruồi rồi", mà cứ mỗi lần cười ruồi là tiếp theo một đòn độc. Bản chất vốn thủng thẳng, anh giữ im lặng vô tuyến với các đại đội xa gần, ngay cả với hệ thống chỉ huy cao hơn, các con cái sốt ruột quá, không rõ ông Thái Dương (danh hiệu của Thiếu tá đỗ Hữu Tùng) của mình muốn gì đây.
Vài chiến xa đã cán hàng rào rồi, mà sao chưa lệnh lạc gì thế này, chờ cho đoàn chiến xa lọt hẳn vào tầm tác xạ dự trù, thì cũng vừa lúc 1 chiếc cán mìn, ầm một tiếng long trời dội đất, chiếc chiến xa lệch sang một phía bốc cháy, vài chiếc khác đã lọt hẳn vào trong căn cứ còn lựng khựng như đang cảm nghĩ chắc bị lừa, thì lệnh khai hỏa tấn công của Đỗ Hữu Tùng vang lên trong máy truyền tin.
Các chiến sĩ Tiểu đoàn 6 nhô ra khỏi hố cá nhân, súng nhỏ nhằm bộ binh địch mà khiển, ống phóng chống chiến xa M72, 57 ly không giật tha hồ mà phóng từ bên hông và theo đuôi đoàn chiến xa; cả chục chiếc bốc cháy, những chiếc còn lại hốt hoảng, đội hình rối loạn và húc vào nhau phóng chạỵ.
Nhưng đâu thoát, các đồi xung quanh căn cứ binh sĩ Tiểu đoàn 6 đã chốt hết rồi, cứ nhằm chiến xa địch mà xịt ống phóng M72, một hồi nuốt gọn gần 20 chiến xa địch.
Nhiều chiếc đang bốc cháy, một số binh sĩ Tiểu đoàn 6 hăng quá phóng ra khỏi hố cá nhân nhẩy phốc lên tháp chỉ huy chỉa súng M16 vào trong xe tăng, dọa tung lưu đạn, kêu ra đầu hàng.
Về phần bộ binh địch tiến theo sau thấy đoàn chiến xa dẫn đầu bị phản công hung hãn, bốc cháy hàng loạt, đâm hốt hoảng rối loạn hàng ngũ tháo lui.

No comments:

Post a Comment