Wednesday, February 13, 2019

Phân Ưu Mũ Đỏ Thiếu Tá Trương Dưỡng - Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH

Xin bấm vào link phía dưới để đọc Một Cánh Hoa Dù của ND Th/Tá Trương Dưỡng
Link Một Cánh Hoa Dù trên internet  
http://hocday.com/trng-dng-mt-cnh-hoa-d-hi-k-hi-k-mt-cnh-hoa-d.html
Một Cánh Hoa Dù
Mục Lục
Đôi lời trần tình của tác giả ---------------------------------------- 3
Cảm nghĩ của độc giả ----------------------------------------------- 3
Lời giới thiệu của tướng Lê Quang Lưỡng, TL/SĐND ------- 8
Đôi giòng giới thiệu của đại tá Nguyễn Thu Lương------------ 8
Viết về Dưỡng của Nguyễn văn Thành ------------------------- 10
Lời nói đầu --------------------------------------------------------- 11
Chương I : Vào quân trường ------------------------------------ 12
1. Xếp bút nghiên theo việc đao cung ------------------------- 12
2. Giai đoạn Tân Khóa Sinh ----------------------------------- 14
3. Chinh phục đỉnh Lâm Viên ------------------------------------ 22
4. Giai đoạn Sinh Viên Sĩ Quan -------------------------------- 23
5. Lễ mãn khóa ---------------------------------------------------- 27
Chương II : Bổ sung về Sư Đoàn Nhảy Dù ------------------- 30
1. Tập nhảy dù --------------------------------------------------- 30
2. Về Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù ----------------------------------- 33
3. Tại Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp ------------------ 38
4. Khóa Điều Không Tuyền Tuyến -------------------------- 41
5. Khóa Tác Chiến Trong Rừng Tại Mã Lai --------------- 42
Chương III: Kể chuyện hành quân ---------------------------- 46
1. Hành quân Tân Quí ----------------------------------------- 46
2. Mặt trận thung lũng Iadrang ------------------------------- 47
3. Mặt trận Phù Cát, Sa Huỳnh ----------------------------- 49
4. Hành quân vùng Bà Hom --------------------------------- 54
5. Mặt trận vùng Phi Quân Sự -------------------------------- 55
6. Lam Sơn 60 tại Huế ----------------------------------------- 58
7. Trở lại vùng Phi Quân Sự ---------------------------------- 60
8. Trận Tết Mậu Thân ở Vùng I Chiến Thuật------------- 65
9. Trận chiến vùng Ven Đô----------------------------------- 71
10. Mặt trận Tây Ninh ----------------------------------------- 77
a). Trận đồn điền Vên Vên, Trà Võ --------------------- 78
b). Hành quân ở mật khu Bời Lời ------------------------ 79
c). Tại mật khu Dương Minh Châu ----------------------- 80
d). Giải vây trại Biệt Kích Bến Sỏi ---------------------- 83
e). Trận Bến Đá rừng Long Giang ------------------------ 87
11. Sĩ Quan Tham Mưu LĐ 3 ND---------------------------- 89
12. Đại đội trưởng Công Vụ LĐ 1 ND ---------------------- 91
13. Biệt Đội Trưởng BĐ/TCĐT ------------------------------ 94
14. Trận Hạ Lào, Lam Sơn 719 ----------------------------- 96
15. Trận An Lộc, Bình Long ---------------------------------- 102
16. Trận tái chiếm Quảng Trị -------------------------------- 105
Chương IV : Gãy gánh giữa đường ------------------------- 109
1. Tai nạn thảm khốc! -------------------------------------- 109
a). Tại bệnh viện Cộng Hòa ----------------------------- 109
b). Xuất viện về nhà --------------------------------------- 112
2. Sau ngày Quốc Hận -------------------------------------- 114
a). Tiêu tan sự nghiệp ------------------------------------- 114
b). Làm lại cuộc đời ---------------------------------------- 116
c). Phát triển kinh doanh mạnh mẽ ---------------------- 118
d). Kinh doanh thu hẹp, lo việc xuất ngoại------------ 121
Chương V : Những ngày trên đất Mỹ ---------------------- 128
1. Bước đầu tha hương ------------------------------------ 128
2. Vào Đại Học a) BCC --------------------------------- 131
3. Florida Atlantic University----------------------------
Thay lời kết ----------------------------------------------------- 313
Cám ơn anh ----------------------------------------------------- 315
Gương sáng------------------------------------------------------ 316
Tiểu sử tác giả -------------------------------------------------- 319 

Tiểu Sử Tác Giả
Trương Dưỡng sinh năm 1942 tại Phương Thạnh, Trà Vinh.

Gia Cảnh: Vợ và 3 Con Trai
Cấp bậc sau cùng: Thiếu tá
Năm 1973 bị tai nạn lật xe tại Huế gây liệt hai chân!
Giáo Dục:
Trường Trung Học Bán Công Trần Trung Tiên Vĩnh Bình
Trường Trung học Âu Lạc, đường Trần Quý Cáp, Sàigòn
Trường Pétrus Trương Vĩnh Ký (Đệ Nhất B1), Sàigòn
Đại Học Khoa học và Đại Học Luật
Tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam,Khóa 20 Đà Lạt
Khóa Điều Không Tiền Tuyến, Trường Pháo Binh Dục Mỹ
Khóa Tác chiến Trong rừng tại Mã lai năm 1966
Khóa Tham Mưu Trung Cấp tại Trường Võ khoa Thủ Đức
Khóa Tác Chiến Điện Tử tại trường Truyền Tin Vũng Tàu
Khóa Electronic Technician tại Atlantic Vocational, Florida
Electrical Engineering tại Florida Atlantic University
Chức Vụ Đảm nhận:
Liên Đội Trưởng Vũ khí Nặng, Đại Đội 90, TĐ9ND, Sàigòn
Trung Đội Trưởng Trung đội 1, Đại Đội 92 ND
Đại Đội Trưởng Đại Đội 91, Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù
Sĩ Quan Tham Mưu Lữ đoàn III Nhảy Dù
Đại Đội trưởng Chỉ Huy Công Vụ Lữ Đoàn I Nhảy Dù
Biệt Đội Trưởng Biệt Đội Tác Chiến Điện Tử SĐND
Design Engineer (RF Engineer) tại hãng Điện tử Motorola
Huy Chương Tưởng Lục:
* Bảo Quốc Huân Chương Đệ Ngũ Đẳng
* Anh Dũng Bội Tinh Nhành Dương Liễu, Sao Vàng,...
* 4 Chiến Thương Bội Tinh, Quân Phong Bội Tinh,...
* 2 Commandation With “V” Device 

Tác Giả:
Trương Dưỡng
Kỹ Sư Điện Tử Tôi viết sách nầy để:
Vinh Danh:
Các chiến hữu QLVNCH
đã chiến đấu kiên cường bảo vệ
Tự Do cho Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam Hương hồn Cha
người mà tôi kính trọng nhất đời
Mẹ người đã ở góa nuôi tôi nên người
Vợ người bạn đời chung thủy đã chia sẻ
nỗi khó khăn và săn sóc tôi hơn
hai mươi lăm năm bị thương tật
Thương tặng: Các Con
đã vâng lời và chịu thiệt thòi
nhiều vì có người cha bị thương tật
Các Cháu

đã đem lại cho ông nội nhiều
niềm vui, an ủi, và những nụ cười tươi Hậu Nhân
để hiểu rằng cha, anh đã chịu nhiều
hy sinh bảo vệ Tự Do, Nhân Quyền 

 Lời Trần Tình Của Tác Giả
Sau khi phát hành lần thứ nhứt, mới gần một tháng mà nhà sách và xuất bản Tú Quỳnh của anh Thạnh đã tiêu thụ hết 200 quyển. Vân, Ân, Hòa, Bảo, Chính, Nhàn, Tờ, Hạnh, Vĩ, Minh, Mẫn, Đồng, Hiếu, Dân, Tiền, Danh, Phúc, Khoan, Chánh, Kiệt, Đức, Tiến, Thăng, Thanh, Cảng, Nguyên, Quang, Phương, Xuân, Tường, Triệu, Lộc, Thượng, Quan, Tòng, Quốc, Nhẫn, Duối, Hết, Chờ, Hiệp, Hòa, Phi, Bích, Nuôi, Hiếu, Mão, Hiệp, Chức, Huệ, Sáu, Trí, Lý, Rắt, Lâm, Tùng, Kiệt, Hùng, Hải, Thư, Sen, Tri, Tài, Ẩn, Toàn, An, Chức, Lợi, Hiệu,...

Các niên trưởng: Xiếng, Quới, Thiệt, Hoàng, Công, Thanh, Bằng, Xuân, Cát, Tiến, Việt, Hạnh, Vinh, Khương, Thu, Hạp, Bạc, Thạt, Thứ, Thanh, Khôi, Trang, Cao, Lân, Trí.....đã giúp bán dùm khá nhiều. Đặc biệt các chị Lý, chị Quỳnh, và nhiều chị khác cũng đã đem sách đến từng bàn mời mua trong các buổi họp mặt Võ Bị.
Ngoài ra cũng thành thật cám ơn các báo cho đăng quảng cáo miễn phí. Đặc biệt anh Mai Văn Đức cho đăng liên tục 3 tháng trên báo Bút Việt. Ca sĩ Nhật Trường đã bán dùm sách và con anh là Thanh Toàn đọc nhiều lần trên đài phát thanh cùng dự định phát hành CD đọc sách nầy với nhiều nhạc đệm phù hợp với cốt truyện thật đặc sắc.
Cám ơn Đức (10 cuốn), BS Hiền (10 cuốn), BS Tường, NT Tâm, NĐ Phước, Hùng (5 cuốn) đã mua ủng hộ nhiều sách để tặng bạn bè và thân hữu. Nhà xuất bản Tú Quỳnh hối in tái bản gấp để có sách bán. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè, chiến hữu trong quân đội, sách đã được tái bản nhiều lần ngoài sức tưởng tượng của tác giả. Tôi phải ngày đêm lo sửa chữa lỗi chánh tả, hình ảnh, bài vở, và layout để cho đợt tái bản kỳ nầy sẽ được hoàn mỹ hơn trước. Nhiều độc giả đã cho ý kiến khích lệ qua điện thoại hoặc thư từ, sau đây là phần trích đăng những:
Cảm Nghĩ Của Độc Giả
Tôi đã đọc xong cuốn sách Hồi Ký của anh: đó là một tấm gương soi sáng cho những ai còn muốn làm chi cho dân tộc, cho đất nước, và cho cả riêng bản thân mình nữa. Con người ta phải sống cho đáng sống để được quí trọng và kính mến. Sự can đảm và chí phấn đấu của anh có nhiều, tôi xin có lời khen ngợi với sự kính mến của tôi.
Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi
Sách đã được viết theo một lối văn giản dị xong trung thực của một thanh niên thời loạn đầy nhiệt huyết đã làm đủ bổn phận với núi sông ....Tôi rất tiếc là những sĩ quan trẻ, có học như Thiếu tá và các bạn đồng khóa đã ra Trường quá trễ, và vì vậy đã không nắm được các chức vụ then chốt của Quân Đội khi đất nước lâm nguy!!!....
Y Sĩ Đại tá Hoàng Cơ Lân
Viết mấy giòng nầy không phải để khích lệ niên trưởng đâu, vì sự phấn đấu của N.T. là tấm gương sáng cho bất cứ ai bi quan, mọi sự dửng dưng trước tập sách nầy của bất cứ ai đã một thời mang binh nghiệp nói chung và Võ Bị, Nhảy Dù nói riêng, quả thật không xứng danh là quân nhân QLVNCH. Cao mạnh Nhẫn, khóa 21 ĐL, Oklahoma
Cám ơn bạn đã viết về đời lính qua đời mình:
- Là người lính chiến, tôi cám ơn công khó của bạn đã viết và xuất bản cuốn Hồi Ký “Một Cánh Hoa Dù”.
- Là người bạn, tôi cám ơn Dưỡng đã nói lên được thiên hùng ca, thay cho các bạn khác và cho người đã nằm xuống. Phạm Ngọc Tấn, K20, Ohio
Tôi không quen cựu quân nhân và hội đoàn, nhưng vẫn bán sách dùm cho Dưỡng được 25 cuốn. Tôi gặp những người trí thức, khá giả, hoặc chủ tiệm, nói họ mua đọc và giới thiệu sách Hồi Ký nầy, vì nó nói lên gương tốt, nhất là những gia đình không êm ấm cần nên đọc sách nầy.
Đoàn Công Danh, Seattle
Tôi ít đọc sách Việt vì làm báo chí Mỹ lâu năm, bà xã tôi rất ngạc nhiên tại sao tôi lại đọc sách của Dưỡng một cách say mê và coi lại tới hai lần. Sách rất hay, lời văn nhẹ nhàng hấp dẫn, có thể đọc từ bất cứ đoạn nào mà cũng thấy thích thú.
Nguyễn Đức Thu, K16, Maryland
Sách đã lột tả được một người sĩ quan xuất thân trường VBQG Đà Lạt; cũng như là một người chiến sĩ Nhảy Dù không phải chỉ biết đánh giặc mà còn biết thưởng thức cái dịu dàng êm đẹp của tình người, tình thương yêu gia đình, xã hội, của người đàn bà Việt Nam, của một chinh phụ trong thời buổi loạn lạc. Nội dung thật súc tích, giống như bàn tiệc mà tác giả đã bày ra nhiều món ăn ngon, khiến mọi thực khách (độc giả) ăn xong đều cảm thấy hả hê mát dạ! Thỉnh thoảng chen vào vài câu chuyện nhỏ nên không bị nhàm chán; lời văn giản dị, chân thật, rất hấp dẫn, nhưng viết còn ngắn quá đọc chưa đủ.
Đặng Văn Cần, K22, Florida
Nhận sách đọc suốt đêm, hay lắm, hấp dẫn lắm. Sáng nay tao mới họp mặt Võ Bị, họ ủng hộ mầy tối đa, gởi thêm 10 cuốn.
Huỳnh Thiên Lộc K20, Michigan
Những trận chiến anh kể tự nó đã có “Lửa”, văn thật giản dị, chân tình, kể chuyện đồng quê làm nhớ Việt Nam quá. Đọc chỗ khí khái của Tướng Đống, sự lễ độ và tài ba của Tướng Trưởng, lòng can đảm bảo vệ dân của Tướng Trí, và tài mưu lược của Tướng Lưỡng làm xóa bỏ những cảm nghĩ sai lầm trước đây về các vị Tướng. Đọc thấy chị chăm sóc anh hơn 24 năm thương tật, tôi cảm thấy quí trọng vợ mình hơn nữa!
Nhạc Sĩ Châu Định An
Văn anh hiền giống con người anh. Bằng sự chơn chất nhân hậu; bằng tất cả thiết tha dành cho bộ quân phục đã chọn, bằng tấm lòng thủy chung và nhân hậu với bằng hữu, với thuộc cấp một thời, cuốn hồi ký tuy thiếu chất “Nhà nghề” của một tác phẩm văn chương, nhưng có lẽ sẽ tạo nhiều xúc động, nhất là đối với những người đã từng mặc áo hoa, mũ đỏ, từng sống và chiến đấu ở cùng một đơn vị (Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù) với cựu thiếu tá Trương Dưỡng. Một đặc điểm khác: tác phẩm chỉ kể lại theo trí nhớ những người thật, việc thật, không cường điệu, không “Lên gân”, không hào hùng phét lác, không anh dũng phường tuồng như phần đông các cuốn hồi ký khác.
Nhà văn kiêm họa sĩ Khánh Trường, ĐĐ91ND
Có nhiều sách moa đọc một trang là không muốn coi tiếp, sách của toa, moa đọc một mạch tới 2 giờ khuya, thật hấp dẫn, dễ đọc, đáng khích lệ. Kỳ họp mặt Hội Võ Bị Houston, moi đã lên micro với thiệu và các bà K20 đến từng bàn mời. Nhờ vậy bán 2 lần được hơn 50 cuốn.
Đinh Văn Nguyên ở Houston, Texas
Anh viết hay quá! Binh chủng Dù sẽ được rửa mặt, anh cần muốn biết thêm gì về SĐND thì cứ gọi, vì số quân trong Dù của tôi là 0022, đã đi lính Dù 20 năm, từ thời Pháp ở ngoài Bắc.
Thiếu úy Phạm Gia Cầu, Houston
Đọc rồi mới biết được sự gian khổ, anh dũng, và thiện chiến của binh sĩ Nhảy Dù, nhất là cảnh lúc về phép lo chở vợ mới cưới đi chơi đó đây, rồi lại can đảm dứt tình riêng tư để trở ra đơn vị, tiếp tục chiến đấu bảo vệ an ninh cho xứ sở.
Một độc giả ở St Peterbursg, Florida
Ông nhớ hay thiệt, đọc rất hấp dẫn, những hình ảnh xưa lúc tụi mình còn ở TĐ9ND như hiện ra trước mắt, sẽ gởi hình cho. Tôi mua ủng hộ ông 5 cuốn để tặng cho mấy đứa con và thân hữu.
Nguyễn Đức Tâm, K18ĐL, nguyên ĐĐT91ND
Hồi Ký “Một Cánh Hoa Dù” quả thật là một kinh cầu nguyện cho những oan hồn uổng tử, là một liều thuốc an thần, một phương thuốc trị liệu cho những người thương tật, và một liên kết cho những cuộc tình tan vỡ khắp nơi của mọi người trong mọi hoàn cảnh.
Nguyễn Cao Thượng, Bạn thiếu thời của Dưỡng
Tôi mua sách tại Tú Quỳnh, đọc thấy hay và hấp dẫn nên gọi điện thoại cho anh để khích lệ, tôi sẽ gởi E-mail giới thiệu.
Nguyên Xuân Hoàng, K16ĐL, New Jersey
Em mới qua 2 năm, cảm thấy thua kém bạn bè nên chán nản, nhưng khi đọc xong sách của Niên Trưởng, tinh thần phấn khởi rất nhiều. Thằng bạn làm chung hãng nói: “Ảnh như vậy mà còn phấn đấu vươn lên, cực khổ của tụi mình đâu có thấm gì ”
Đặng Thành Long, K29ĐL, Atlanta
Đầu thập niên 70, chúng ta đã được đọc những tác phẩm tuyệt vời và rất nóng bỏng về cuộc chiến của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam...Những tác phẩm nói về sự chiến đấu dũng cảm, những hy sinh tuyệt đối của các chiến sĩ Nhảy Dù nói riêng và QLVNCH nói chung trong nhiệm vụ cứu nước, an dân. Mới đây ta lại được đọc cuốn Hồi Ký “Một Cánh Hoa Dù” của Trương Dưỡng. Thật sự Trương Dưỡng không phải là một nhà văn mà là một chiến sĩ thuần túy. Lần đầu tiên anh viết văn mà lại dùng thể loại Hồi Ký. Hồi Ký là để viết cái “Ta”, một loại sách khó viết và rất dễ bị người đời bỏ qua bởi vì “Cái ta là đáng ghét”. Thế nhưng với lối viết văn giản dị, trong sáng, chân chất, trung thực, mạch lạc, và rất có lửa nên đã lôi cuốn người đọc từ trang đầu đến trang cuối.
Nhà văn Nguyễn Thượng Vũ, Chicago
Phần kể về cố gắng vượt bực của Dưỡng sau ngày bị tai nạn, và chuổi ngày đen tối dưới chế độ Cộng Sản mới là phần thật sự cuốn hút mình vào những suy tư đầy thích thú. Dưỡng ơi! bạn đã có một ý chí sắt đá trong những cố gắng vượt qua định mệnh khắc khe đó (do một phần ở bản lãnh của bạn, và bạn đã may mắn có một người vợ tuyệt vời, một người bạn đời có quá nhiều thương yêu, hy sinh cho bạn và các con).
Cũng như các con của bạn đã biết suy nghĩ và làm gì để cùng cha mẹ ngoi ra khỏi vũng lầy của cuộc đời đen tối mà chúng mình (một lớp trai trẻ có lẽ sinh ra không gặp thời) và dân tộc Việt Nam phải cay đắng nhận lấy định mệnh.
Cựu Trung tá Huỳnh Bá An, Khóa 20 ĐL
Đã nhận được sách Hồi Ký của Niên Trưởng, dự định sẽ đọc vài trang mỗi ngày, nhưng rồi không thể nào xếp cuốn sách lại được cho đến khi trang cuối đã đọc xong!!!
Phạm Trung Cang, Khóa 28 ĐL
Đời người là một cuốn sách. Đối với Trương Dưỡng thì chưa đủ vì anh chưa viết hết. Anh còn sống thật lâu và làm được nhiều việc mà những người thể lực còn toàn vẹn, tứ chi còn lành lặn, sức dài vai rộng khác không làm được như anh. Ở đây tôi muốn làm nổi bật cái cá nhân phi thường và ý chí tự thắng tới mức tuyệt vời trong con người Trương Dưỡng.....
Viết Hồi Ký là viết về mình. Mình là nhân vật trong tác phẩm gắn liền với quá khứ vui buồn, thăng giáng, và thành bại.....Hồi Ký cũng là những câu chuyện của những con người phi thường, lẫy lừng tên tuổi hay những người đặc biệt như Trương Dưỡng chẳng hạn....
Có người lợi dụng viết Hồi Ký đề cao “Cái Ta”, để thỏa mãn ý đồ nham hiểm thấp hèn, bao biện cho thành kiến, đố kỵ ghen ghét, hoặc phịa ra thành chuyện để trả thù người khác. Nhưng họ đã lầm và không lường được hậu quả của nó. Họ đã lòi ra những góc cạnh đê tiện của chính cái Ta của họ, họ đã đánh lừa chính lương tâm và tự đào hố chôn mình.
“Một Cánh Hoa Dù” của Trương Dưỡng viết dưới dạng Hồi Ký nhưng chính là một bản trường ca, hay đúng hơn là một bức tâm thư viết cho bạn bè và chiến hữu....Những câu chuyện bạn bè sát cánh bên nhau, sáng còn chiều mất, sắt đá cũng nhỏ lệ, núi rừng cũng để tang!!! Những hình ảnh dũng mãnh oai hùng, hiên ngang đầy khí phách tại trận tiền mà tên tuổi bao chiến sĩ Nhảy Dù đã đi vào chiến sử như cố Đại úy Nguyễn văn Đương, cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo .....
Trương Dưỡng quả là con người đa năng, đa hiệu và đa tình, đa cảm và đa thực nữa. Nói về tính đa năng đa hiệu luôn sôi động trong con người anh, nó là thực tế chứ không phải huyền thoại. Đây là hậu quả của ý chí rèn luyện, phấn đấu vươn lên, không phải tự nhiên có, hay do một phép lạ.
Về phương diện tình cảm, Trương Dưỡng là người rất sòng phẳng và đặt đúng chỗ như người xạ thủ nhắm bia nào thì bắn bia đó và tính chung thủy được nói lên rõ nét. Tình cảm của anh trải dài trong cuốn sách....
Trương Dưỡng có lần thú nhận anh thương lính như thương vợ, trong đầu óc anh luôn chia đều: “Nửa phần cho lính, nửa phần cho em”, nên người lính Việt gốc Miên Châu Non của đơn vị đã gọi anh bằng bốn chữ “Sắc Muội Nực Bol” (Thiếu úy nhớ vợ). Tình cảm là sự tác động hai chiều, anh thương các con dĩ nhiên anh sẽ được các con báo hiếu đáp đền công sinh thành dưỡng dục. Với bạn bè, anh đối xử chí tình, không cò kè, không đắn đo, và đặt niềm tin nơi họ. Anh là người vui tính, thẳng thắn, mộc mạc chân tình, nặng nhân nghĩa, chẳng hạn đặt tên con để nhớ bạn bè. Cuốn sách có 5 chương, chương nào cũng hầu như nhắc đến thực đơn “Quốc hồn Quốc túy” làm cho độc giả cồn cào bao tử. Đặc biệt là món rựa mận, dồi chó chấm mắm nêm, củ riềng lá mơ ở Vạn Kiếp Bà Rịa, và đuông chà là chiên, bún nước lèo, cá lóc nêm mắm bồ hóc, canh Xiêm Lo ở Vĩnh Bình, thật là tuyệt vời. Có một đại niên trưởng đọc “Một Cánh Hoa Dù”ø đã ví như cuốn băng video thật hấp dẫn vì cả đoạn đời binh nghiệp của tác giả rất hào hùng, sôi động, và đầy lý thú.
Vũ Văn Quý, K10P, Houston
Tuy đi làm về rất mệt mỏi, nhưng tôi đã đọc hết cuốn Hồi Ký của anh trong 2 đêm liền. Nhiều lúc phải ngưng lại vài phút vì nước mắt ứa ra không nhìn thấy chữ. Thật đáng tội nghiệp cho các anh em chúng mình! Gương kiên nhẫn, bất khuất của anh là tấm gương soi sáng cho mọi người. Tấm lòng đối với bạn bè của anh khiến mọi người phải khâm phục. Cho tôi gởi lời thăm hỏi bà xã kiên cường, chung thủy của anh, và cũng cho tôi gởi lời cám ơn chị ấy đã hết lòng săn sóc niên đệ của tôi,... Phạm Trọng Sách, k18, Oregon
Mặc dù mày không nhận là nhà văn, nhưng rõ ràng là tác phẩm có một giá trị văn chương do lối viết kể giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh và nhạc tính của mày. Công nhận mày có trí nhớ siêu đẳng thật. Tuy nhiên tao có đề nghị, trong lần tái bản, nhiều phần nên được khai triển, mở rộng thêm. Những phấn đấu trong nghịch cảnh của tác giả sau khi bị thương để tồn tại, vươn lên và vượt qua, nhất là những phấn đấu để tồn tại trong xã hội Cộng Sản và cuộc tranh đấu để được sang Hoa Kỳ định cư. Gương phấn đấu đáng được nhiều người noi theo.
Mặc dù tao không có ý bốc mày quá đáng, nhưng rõ ràng mày đã làm một việc rất đúng khi viết và in quyển sách nầy. Có thể tóm lại những điều suy nghĩ của tao sau khi đọc sách :
a). Tất cả những cựu SVSQ /Võ Bị Đà Lạt cần đọc để tìm thấy một phần đời mình trong đó, cùng với niềm tự hào đã được đào tạo từ ngôi trường nổi tiếng trong vùng Đông Nam Á.
b). Tất cả các chiến sĩ Nhảy Dù cần đọc để thấy rằng mình đã chiến đấu không tồi, và tự hào là một binh chủng giỏi của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và của cả quân đội khác trên thế giới.
c). Tất cả những người Quốc Gia cần phải đọc để có cái nhìn đúng hơn nữa về quân đội mình, một quân đội dù mất nước nhưng không thiếu những anh hùng thực sự.
d). Mọi người cần phải đọc để biết thương yêu, tự hào.
Tao cám ơn mày đã viết ra được những điều bản thân tao cũng muốn viết nhưng không làm nổi.
Trần Văn Thành, Khóa 20 ĐL, Minosota
Good! Được lắm! Dưỡng nhớ nhiều quá. Lúc trước nơi nào đơn vị Dưỡng đi qua thì súng địch chất cả đống ở phía sau, nhưng giá trị nổi bật của Dưỡng chính là chí kiên cường vươn lên trong hơn 24 năm bị thương tật.
Nguyễn Văn Thành, cựu ĐĐT92, Sacramento
Tôi rất cảm kích và say mê khi đọc cuốn sách nầy. Trong buổi họp mặt dạ tiệc thường niên của Hội Võ Bị Houston, BCH đã để cho anh Nguyên K20 lên máy micro giới thiệu cuốn sách Hồi Ký. Sau đó các anh các chị K20 chia nhau đi từng bàn mời mua sách. Tôi không rõ đã bán được bao nhiêu cuốn, nhưng thấy có rất nhiều người mua ủng hộ...Để giúp anh hơn nữa, ngày Tết Âm Lịch sắp tới, Hội sẽ tổ chức rất lớn....hy vọng sẽ bán được nhiều hơn.....Có một Niên Trưởng, rất cảm kích về cuốn sách của anh, sẽ viết một bài trên bản tin của Hội.
N.T. Trần Văn Hiển, k16, HT Hội VB Houston
Tổ trác! Tổ trác!!!

Chưa mua đừng mua, mua rồi đừng đọc, mà nếu đọc rồi thì đừng đưa cho vợ con đọc!!!
Kính gửi quý Niên Trưởng, Niên Đệ, Thân hữu, và các cháu có ý định mua cuốn Hồi Ký “Một Cánh Hoa Dù” của niên trưởng Trương Dưỡng. Tôi đã đọc từ A tới Z cuốn sách nầy, trong đó đề cập đến tấm gương hy sinh sáng chói của người đàn bà có một không hai trên cỏi đời nầy là chị Trương Dưỡng. Tôi muốn lấy tấm gương nầy để nhắc khéo bà xã nên đưa cuốn sách cho bả đọc. Ý của tôi là muốn bả đọc cái phần nào cần đọc mà thôi, rồi áp dụng đúng như vậy cho tôi nhờ.
Ai ngờ bả cũng như tôi, đã đọc từ A đến Z. Nhưng cái phần người đàn bà hy sinh cho chồng con bả phớt tỉnh ăng lê, thay vào đó bả chú ý đến cái phần người đàn ông tàn phế đầy nghị lực, đầy tinh thần chiến đấu, cả một cuộc đời đấu tranh không ngừng nghỉ. Bả đem cuộc đời người đàn ông nầy ra so sánh với cuộc đời tôi!!!
Ôi thôi còn gì bất hạnh cho bằng, nào là người ta ngồi xe lăn mà còn học được, còn làm việc được, còn anh thì ngồi .......... xa-lông uống bia, xem TV. Người ta lớn hơn anh nhiều mà có tư tưởng phấn đấu, còn anh cứ như là ông cụ non, ăn rồi chỉ biết nói phét, bàn chuyện đại sự mà xem ra rổng tuếch chẳng có chút kết quả nào cả. Người ta lo phụ giúp vợ con, làm công việc nhà còn anh vừa ăn xong ra ngồi xa-lông mở TV coi football, xem hoa hậu áo cụt, quần ngắn, la hét um sùm v.v. ....
Quý vị có thấy tôi bị tổ trác khi đưa sách cho bà xã coi không?
Thấy bả so sánh hơi nhiều nên tôi bèn an ủi bả, lấy tâm lý học ra phân tách cho bả nghe: “Em có biết không, mỗi người có mỗi ý thích thì công việc trong nhà mới suôn sẻ được, hai người mà làm việc cùng một lúc sẽ bị conflict (va chạm). Chẳng hạn như sau khi ăn xong, em thích rửa chén còn anh thích nghe nhạc. Rửa chén xong em thích hút bụi còn anh thì thích coi TV, mỗi người làm một việc. Làm theo khả năng hưởng theo nhu cầu, ai làm việc nấy thì chắc chắn sẽ có ngày nhà mình là một gương sáng cho xã hội chủ nghĩa noi theo !”
Chưa hết đâu, thua vợ tôi bèn nghĩ đến con. Cái bài học ngồi xe lăn đến trường, châm chỉ làm homework, tôi nghĩ là có thể áp dụng cho mấy đứa con tôi được. Tôi bèn đem cuốn sách dụ khị bọn nó đừng có lười biếng học. Nhưng sau khi nhìn cái hình ông sĩ quan trẻ, đẹp trai ở trang đầu, với cái hình ông già ngồi xe lăn lãnh bằng ở trang cuối, bọn nó đồng thanh tuyên bố: “Không phải đâu ba ơi, cái hình nầy giả đó, con không biết đọc tiếng Việt nên ba muốn nói gì cũng được. Làm sao ba biết hai cái hình đó là một người? Với lại nếu ông bị thương tật sao không chịu ăn tiền trợ cấp mà lại đi học chi cho nó mệt vậy??”
Phạm Bốn, K27 ĐL, Colorado 





Lời Giới Thiệu Của Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh SĐND
Trương Dưỡng là một sĩ quan Nhảy Dù năng động, mặc dù thân thể bất toàn mà cũng cố gắng sưu tầm tham khảo các nhân chứng trong những cuộc hành quân của các đơn vị Nhảy Dù mà Dưỡng đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham dự, nhằm nói lên quân sử oai hùng của Binh Chủng.

Sách “Một Cánh Hoa Dù” đã kể gần hai chục trận chiến, tuy tổng quát và vắn tắt, nhưng nhờ lối viết trung thực, không dùng từ hoa mỹ, khiến cho người đọc hình dung được sự anh dũng chiến đấu không nề gian lao, khổ cực, và nguy hiểm của các anh em binh sĩ Nhảy Dù. Mong rằng các anh em khác viết lại các điều mình ghi nhớ để nói lên cho quần chúng biết sự chiến đấu anh dũng về binh chủng thân yêu của chúng ta.
Ngoài ra tôi cũng rất khâm phục chí phấn đấu vươn lên của Trương Dưỡng, nhất là 9 năm ở lại Việt Nam, sống dưới chế độ hà khắc Cộng Sản, hai vợ chồng đã đồng lòng hợp sức chịu nhiều vất vả để nuôi nấng ba con còn nhỏ dại.
Những năm tha hương, mặc dù xa lạ về ngôn ngữ, mặc dù chịu đựng sự dày dò về các biến chứng do bệnh tật gây ra, Trương Dưỡng vẫn tiếp tục đến trường, để làm gương và hướng dẫn các con học hành nên người.
Sách nầy có giá trị ở phần chân chất, viết sự thật, có thể làm tài liệu quân sử, đóng góp không nhỏ vào công cuộc tìm hiểu những sự thật của cuộc chiến tranh Việt Nam.
California, ngày 15/7/97
Lê Quang Lưỡng 

 Thay Lời Kết
12 năm trong quân ngũ với nhiều vất vã gian nan, nhất là những lúc trèo đèo vượt suối. Ngoài ra những lần chạm địch, đạn thù không kiên nể một ai, lúc đó người chiến sĩ đem sinh mạng ra thử thách với tử thần! Người chinh phụ ở hậu phương lúc nào cũng phập phòng lo sợ.

9 năm còn kẹt lại ở Việt Nam, sống dưới chế độ phe đảng, công an, và cảnh sát. Bọn cầm quyền độc tài chuyên chế, lúc nào cũng muốn áp bức người dân, nhất là dân Miền Nam. Chúng muốn đưa gia đình của những người liên hệ chế độ cũ đến đường cùng. Một chế độ kiểm soát bằng lý lịch, những người cựu quân, cán, chính lành mạnh mà còn phải “Chạy ăn từng bữa toát mồ hôi!”.
Còn gia đình tác giả thì chồng bịnh tật, vợ ốm yếu, ba đứa con còn quá dại khờ (1, 3, và 5 tuổi). Tiền mặt sau khi đổi chỉ còn hai trăm đồng, không của cải quý giá (Honda, chiếc nhẫn truyền thống Đà Lạt bằng vàng 18,...đều bán sạch), vậy mà gia đình đã cố gắng ngoi từ đáy parapole để lên gần tới đỉnh.
13 năm sống tha hương, lúc mới qua Mỹ, trong nhà có hai lao động: trưởng nam mới vừa 16 tuổi, và mẹ đi làm nhà hàng, dành dụm tiền mua sách vở. Tối đi làm tới gần nửa đêm, sáng sớm cả nhà năm người đều cấp sách đến trường để rồi 9 năm sau, 4 cha con đều tốt nghiệp Kỹ Sư (1 cháu đổ bằng Master).
24 năm ngồi trên xe lăn, với nhiều biến chứng do bịnh tê liệt gây ra, khiến tác giả ngày đêm phấn đấu với những cơn đau nhức, khó chịu, nhất là ở vùng ranh giới thắt lưng, nơi đốt xương sống bị gãy. Đầu óc lúc nào cũng lo lắng trăm bề, nhiều khi cầm quyển sách mà trong óc nghĩ chuyện đâu đâu, tinh thần kém minh mẫn, chậm chạm, khó hấp thụ như tuổi thanh xuân. Vì vậy cần phải cố gắng gấp bội, mới có thể theo kịp bạn học, còn muốn điểm cao để đem lại vinh dự cho gia đình, cho sinh viên Việt Nam, thì khỏi nói quí vị cũng hiểu tác giả đã phải phấn đấu đến bực nào? Không được than van mệt mỏi, không được nghĩ đến những cơn đau do bịnh trạng gây ra. Phải tranh thủ từng giờ từng phút, kể cả những lúc các cháu ẵm lên bàn nằm nghỉ trưa tại phòng học, vừa cầm khúc bánh mì ăn, vừa đọc sách, ôn bài.
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay! Mỗi lần tác giả nghĩ đến giai đoạn dài đã trải qua mà thấy rùn mình ớn sợ ! Không ngờ mình có thể chịu được cảnh đó trong suốt 24 năm! Cộng thêm mười năm ở quân trường và đơn vị tác chiến! Thì tuổi xuân nầy chẳng hưởng thụ được bao nhiêu, cán cân giữa vui và buồn, sướng và khổ, quả thật là quá chênh lệch!
Hôm nay ngồi đây viết lại hồi ký nầy để mong quí vị nào có phần số tốt hơn, đừng bao giờ buông xuôi, chán nản, mỗi khi gặp bất cứ trở ngại nào cũng cần phấn đấu ngoi lên.
Florida ngày 1/8/1997
Trương Dưỡng
HẾT
Cám Ơn Các Anh
--- 0 ---

(Mến tặng anh Quách Vĩnh Trường và Trương Dưỡng)
Tôi vẫn gọi các anh là “Người Mẫu”
Lời nôm na mà ý rất tự hào
Để dạy thằng con Phải Sống Làm Sao ?
Mang thương tật, cháu thẩn thờ sống gượng!
Cảm ơn anh Quách vĩnh Trường và Trương Dưỡng
Hai tấm gương Tự Thắng tuyệt vời !
Hai tấm gương làm hãnh diện với đời
Trai Võ Bị rạng ngời lòng Tự Thắng*
Thương các anh trải trăm cay, nghìn đắng
Vẫn vươn lên với thân thể tật nguyền.
Cụt tay chân rồi mộng ước ngả nghiên!
Lại nước mất, cả đất trời như sụp đổ!
Thân tàn phế xứ người bao bỡ ngỡ
Khi lòng trai đã lắm nỗi dập vùi !!!
Thế mà các anh, bạn cùng khóa của chồng tôi,
Giờ gặp lại là Kỹ sư, Họa sĩ
Tôi hãnh diện cùng gia đình Võ Bị,
Có gương anh rọi con cháu ngày ngày
Cảm ơn các anh cho con cháu hậu lai
Hai cuộc sống sáng ngời gương Tự Thắng*.
Bửu Hiền Thê
(Florida tháng 4/1997)
** Tự Thắng Để Chỉ Huy
Gương Sáng

N gày 12-12-92, trường Đại Học Florida Atlantic University đã long trọng tổ chức lễ mãn khóa cho 1068 Sinh viên tốt nghiệp các chuyên khoa trong đó có một cựu SVSQ Khóa 20 TVBQGVN và trưởng nam, hiện cư ngụ tại Broward, Florida tốt nghiệp Kỹ Sư Điện.
Ra trường Khóa 20 TVBQGVN năm 1965, anh Trương Dưỡng đã đầu quân vào đơn vị lẩy lừng chiến tích nhứt của QLVNCH trong suốt cuộc chiến chống Cộng. Sư Đoàn Nhảy Dù, một đơn vị đã từng nổi tiếng gây khiếp đảm cho quân thù trên khắp các chiến trường và thu phục được sự cảm mến của mọi từng lớp đồng bào hậu phương. Anh đã có mặt trên hầu hết các chiến trường Bồng Sơn, Tam Quan (Bình Định), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cửa Việt (Quảng Trị) và Hạ Lào năm 1971, Gio Linh, Làng Vây (Quảng Trị), đường Trường Sơn, Phong Điền (Thừa Thiên) năm 1967; Cổ Thành Quảng Trị, Thành Nội Huế và mặt trận Ven Đô Thành Sàigòn Tết Mậu Thân năm 1968.
Cùng với các chiến tích kể trên của đơn vị, anh hùng Mũ Đỏ họ Trương đã được tưởng thưởng nhiều huy chương đủ loại kể cả huy chương cao quý nhất của Quân Lực VNCH và Hoa Kỳ. Anh cũng đã chứng minh hùng hồn nhứt về lòng yêu nước của mình bằng 4 lần bị thương trên chiến trường mà hiện nay một số đạn thù vẫn còn nằm lại trong thân thể anh.
Một tai nạn xe oan nghiệt và cuộc cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam của tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt 30/4/1975 đã chấm dứt cuộc đời binh nghiệp của anh và mang lại cho anh một thân thể bất toàn. Hai biến cố nầy đã đưa anh đến một tình thế khó khăn tuyệt đỉnh. Nhưng người sĩ quan quả cảm nầy đã vươn lên không ngừng để sống còn trong suốt gần mười năm trên quê hương điêu tàn, rách nát. Anh cùng vợ và các con đã phải làm đủ thứ nghề để sống qua ngày và mong chờ một tia sáng ở cuối đường hầm.
Niềm hy vọng nhỏ nhoi đó đã trở thành sự thật khi anh được người bà con họ bảo lãnh và cả gia đình anh đã đến được vùng đất Tự do nầy vào năm 1984.
Đến nay anh vừa tròn 50 tuổi, cái tuổi mà đáng lẽ đang chuẩn bị để “Vui thú điền viên” nhưng anh đã luôn luôn nêu cao khẩu hiệu “Tự thắng để chỉ huy” và cái “Đa năng đa hiệu” của người trai Võ Bị gần 30 năm trước.
Người chiến binh quả cảm đó không ngừng hăng say xông xáo trên chiến trường lửa đạn mà còn tung hoành ngang dọc không kém trên mặt trận văn hóa. Anh lúc nào cũng an lạc yêu đời, vẫn hằng ngày ngồi xe lăn đến trường để “Dồi mài kinh sử” cùng 3 con trai:
- Trương vũ Tâm 25 tuổi
- Trương Vũ Thành 22 tuổi
- Trương Vũ Thiện 20 tuổi
Theo lời phát ngôn viên của Viện Đại Học thì đây là lần đầu tiên một gia đình gồm 4 cha con học cùng ngành và cùng trường mà lần nầy hai cha con cùng tốt nghiệp với số điểm trung bình :
- Trương Dưỡng 3.64
- Trương Vũ Tâm 3.3
Hai em Thành và Thiện hiện đang noi bước cha anh và cũng sẽ tốt nghiệp năm 1993. Đằng sau cái gương hiếu học và những nổ lực không ngừng của anh Dưỡng và các cháu, tôi không thể không nêu lên tấm gương của một phụ nữ mà từ gần 10 năm ròng rã sống trên xứ lạ quê người, nơi đầy dẫy những cám dỗ xa hoa vật chất, vẫn một lòng một dạ yêu thương chồng con, hằng ngày vui vẻ cặm cụi đi làm để nuôi chồng con an tâm đèn sách: Chị Dưỡng.
Chị không những là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy chồng con mau đến thành công trên đường học vấn mà còn là một gương sáng chói về tiết hạnh đảm đang của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Tóm lại gia đình Người Hùng Mủ Đỏ Trương Dưỡng vô cùng xứng đáng là một gia đình Việt Nam mẫu mực để cho tất cả người Việt chúng ta noi theo, đặc biệt những ai đang sống trên quê hương nầy vậy.
Lê Chí Thiện, K14 ĐL Florida, 1992

No comments:

Post a Comment