•Phần 1/11
Qua hai chiến dịch trường kỳ và đẫm máu của những năm 1965 và 1974, địa danh Pleime đã trở thành huyền thoại. Tôi không có mặt trong trận Pleime năm 1965. Nhưng năm 1974 thì chính tôi, Thiếu tá Vương Mộng Long, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng là người đã cầm vận mệnh Pleime trong suốt 33 ngày đêm sinh tử.
Giờ đây tôi sẽ kể lại toàn bộ diễn tiến chiến dịch này để lớp trẻ hậu sinh biết ngày ấy những chiến binh của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đã chiến đấu như thế nào, và vì sao tên Pleime đã có thêm một lần được ghi vào chiến sử.
oOo
Pleime lên tiếng gọi…
Vào một đêm cuối tháng 11 năm 1965 nơi Vũ Ðình Trường Lê Lợi của Trường Võ Bị Quốc-Gia Việt-Nam trên Ðà-Lạt, lần đầu tôi nghe biết cái tên “Pleime”
Hôm đó chúng tôi đang tập quỳ gối gắn lon thiếu úy hiện dịch để chuẩn bị lên đường ra chiến trường.
Bỗng từ xa, bên kia núi, có tiếng âm vang của bom đạn dội về. Thiếu tá Nguyễn Bá Thịnh, Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn Sinh Viên Sĩ quan lớn tiếng giải thích:
-Pleime đang đánh lớn. Tiếng ì ầm vừa rồi là tiếng B-52 đang “trải thảm” trên thung lũng Ia Drang đó!
Dù sau này đã dạn dày chinh chiến, đã biết rằng nếu đứng trên đồi 1515 Ðà-Lạt, dù có đôi tai thiên lý nhĩ, chúng tôi cũng không thể nào nghe được tiếng bom nổ trong thung lũng Ia Drang, Pleiku; nhưng từ đó, địa danh “Pleime” đã ghim sâu trong tâm trí tôi.
Cuối năm 1966 tôi từ Vùng 1 Chiến Thuật thuyên chuyển vào Pleiku.
Sau đó tôi gắn bó với Cao Nguyên mưa bùn, nắng bụi gần mười năm trời, tôi đã thành một trong những Thổ Ðịa của vùng này.
Cao Nguyên Trung Phần là nơi có nhiều sắc dân thiểu số sinh sống. Mỗi sắc dân gọi nơi cư trú của họ với âm khác nhau; vì vậy làng của người Lào là “Bản”, làng của người Rhadé là “Buôn”; làng của người Jharai lại là “Plei” hay “Trà”.
Tên Pleime mà người ta thường gọi, chính thực là một danh từ ghép với hai chữ “Plei” và “Mé” theo tiếng Thượng Jharai. Vì vậy, “Pleime” hay “Plei Me” cũng chỉ là một. Pleime nằm cách Pleiku hơn 30 cây số về hướng Tây Nam.
Nhân một chuyến quá giang tàu bay chở thư của Mỹ, tôi đặt chân tới Trại Pleime lần đầu khi căn cứ này vừa được di chuyển từ chân núi Chư Hô về Ðồi 403 trên Tỉnh lộ 6C. Trại Pleime mới có hình lục giác với hệ thống tường đất cao hai thước bao quanh chỉ huy sở. Còn Trại Pleime cũ thời 1965 có hình tam giác; trại đó đã bị phá đi rồi.
Từ Noel năm 1973 tôi đã được lệnh vào Pleime thay thế Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân, vậy mà cứ nhùng nhằng mãi, hai tháng sau tôi mới chính thức nhận chức Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng dưới sự chứng kiến của Trung tá Chính, Liên Ðoàn Phó Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân.
Tôi trở thành người chỉ huy chính thức thứ bảy, và cũng là tiểu đoàn trưởng sau cùng của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng.
Tôi đã biết, theo lịch trình “Việt-Nam Hóa” thì cuối năm 1970 những chiến binh Dân Sự Chiến Ðấu của trại Pleime đã được cải tuyển thành quân nhân chính quy trực thuộc Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng. Vậy mà hơn ba năm qua, với sáu lần thay đổi tiểu đoàn trưởng mà đơn vị này vẫn chưa thoát ra khỏi cái cốt CIDG của nó (Civilian Irregular Defense Group = Phòng Vệ Dân Sự = Dân Sự Chiến Ðấu)
Chỉ nhìn vào hình thức thôi, nó chẳng có vẻ gì là một đơn vị chính quy, chứ đừng nói tới đó là một đơn vị trực thuộc lực lượng nòng cốt của Vùng 2.
Không biết quân trang quân dụng của tiểu đoàn này đã bị thất thoát đi đâu mà đội ngũ Biệt Ðộng Quân trước mắt tôi và Trung tá Chính lại ăn mặc như một đoàn người ô hợp. Trừ ra những sĩ quan có quần áo rằn ri, các quân nhân khác thì mang đủ thứ trang phục của Bộ Binh, Cảnh Sát Dã Chiến, Thủy Quân Lục Chiến, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, áo 4 túi lẫn với áo 2 túi, có người còn mặc cả đồ kaki vàng, chân mang dép Nhựt!
Ngay sau ngày ký biên bản bàn giao, tôi bắt Thiếu úy Nghị, sĩ quan tiếp liệu của đơn vị làm một phúc trình xin ứng trước quân trang bổ sung vì lý do hành quân.
Ông Nghị là người rất giỏi ngoại giao, ông ta quen nhiều vị có quyền uy trong Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận 5 dưới Qui Nhơn, nên chỉ một tuần lễ sau, bộ mã của tiểu đoàn tôi đã đổi khác ngay.
Khi kiểm tra quân số bàn giao hiện diện, tôi mới té ngửa: Theo giấy tờ thì ngày đó quân số thực hiện của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân là trên 400 người, nhưng tới khi điểm danh đếm số thì lòi ra 92 quân nhân chỉ có tên mà không có mặt!
Phải một tuần lễ sau tôi mới truy cứu ra, trong số 92 ông lính vắng mặt thì một nửa là lính kiểng, nửa kia là lính ma, có người đào ngũ đã nửa năm nhưng chưa ngưng lương, chưa có báo thị tầm nã; có người biệt phái tới tận Sài-Gòn để làm thợ mộc mà vẫn hưởng hàng tháng bốn nghìn đồng phụ cấp hành quân.
Từ ngày mới ra trường, nhận chức trung đội trưởng cho tới khi chỉ huy tiểu đoàn, tôi chưa từng đem một người lính nào về làm công việc trong nhà tôi.
Tôi quan niệm rằng, đem lính về làm việc nhà là một hành động ăn cắp công quỹ, lạm dụng chức quyền.
Tôi từ chối thẳng thừng mọi yêu cầu của thượng cấp khi các vị này muốn tôi cung ứng cho họ một vài người giúp việc trong nhà dù chỉ là trong thời gian một hay hai ngày thôi.
Tôi nhất định không ký chứng nhận hành quân cho những anh lính kiểng, nên chỉ một kỳ lãnh lương đi qua, không nhận được 4000 đồng phụ trội, những người này tự động quay về trình diện.
Những anh lính kiểng nào không về trình diện đều nhận được giấy báo cáo vắng mặt bất hợp pháp; sau đó họ sẽ bị báo cáo đào ngũ. Ông quan to nào còn lưu giữ những anh lính này sẽ đương nhiên can tội “tán trợ đào binh”
Một tháng sau khi tôi vào Pleime thì những vị quan nào đang giữ người của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân để giúp việc trong nhà đều phải ngậm đắng nuốt cay mà trả lại lính cho tôi.
Thế rồi, những anh “Biệt Dạng Quân” dần dần lộ diện, theo nhau trở về rừng, tiếp tục kiếp sống ngang tàng của Cọp, coi cái chết tựa lông hồng.
Tôi đã không tiếc công sức, không nản lòng để chấn chỉnh đơn vị này. Cuối cùng tôi đã thành công; chưa tới hai tháng sau, tất cả đã vào khuôn, vào phép.
Sau này, từ một đơn vị vô danh tiểu tốt, Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đã ngoi lên, nhanh chóng trở thành một tiểu đoàn lừng danh của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Cũng phải kể đến sự đóng góp công khó của các bạn trẻ, sĩ quan và hạ sĩ quan đầy nhiệt huyết của tiểu đoàn đã tiếp tay tôi xây dựng đơn vị mỗi ngày mỗi tiến bộ hơn. Nếu không có họ, tôi cũng đành thúc thủ.
Mỗi khi nhắc tới Pleime 1974, thì trong lòng tôi lại dấy lên một cảm giác lâng lâng, ngọt ngào, cùng những hình ảnh thân yêu theo nhau hiện về trong trí nhớ: Phạm Ðại Việt, Nguyễn Công Minh, Phạm Văn Thủy, Nguyễn Văn Trâm, Trần Văn Phước, Nguyễn Hữu Phước, Huỳnh Kim Hoàng, Lý Ngọc Châu, Trần Dân Chủ, Trương Trọng Tài, Lê Ðình Khay, Phan Quốc Thiều, Lưu Ðức Hoàn, Phạm Hoa, Nguyễn Văn Năng, Nông Văn Út,…vân vân.
Ðóng đồn tức là chấp nhận đối đầu với địch quân bất cứ lúc nào. Xung quanh đồn là rừng, xung quanh ta là địch. Tốt nhất là lúc nào ta cũng phải ở trong tư thế sẵn sàng.
Với kinh nghiệm của một người cầm quân đã nhiều năm, tôi biết chắc chắn rằng:
“Tay nghề của người lính tiên phong mà không chuyên, thì sự thất bại của một đơn vị tác chiến coi như cầm chắc mỗi khi đối đầu với địch.”
Nói ra thì nhiều người sẽ không tin, nhưng thực tế, tôi đã chứng kiến cái cảnh xảy ra thường xuyên là, những tân binh mới ra trận lần đầu, nghe súng nổ, thường nằm úp mặt xuống đất, chổng mông lên trời, nhắm mắt bóp cò, đạn nối đuôi nhau, chẳng biết bay về đâu. Có người khi đối diện địch quân thì đứng chết trân không phản ứng được gì cả. Có người thấy địch thì quýnh quáng quá, bắn cả vào chân của mình.
Muốn nâng cao tay nghề của những người lính dưới quyền mình thì người chỉ huy phải thường xuyên rèn luyện quân sự cho đàn em.
Những quân nhân dưới quyền tôi hầu như đã quen với cái thông lệ tự huấn luyện sau khi hành quân, nên không có ai than van hay phiền muộn vì chuyện này.
Ngay khi nắm quyền chỉ huy Pleime, tôi liền cấp tốc lập chương trình huấn luyện tại chỗ cho các đại đội.
Trong kho của tiểu đoàn, đạn thặng dư không có giấy tờ kiểm kê do Mỹ để lại còn cả đống. Số đạn tồn kho này đã cũ, nên thay vì đem ra thiêu hủy thì tôi lại sử dụng cho công tác huấn luyện.
Tôi đã đích thân dẫn từng trung đội ra bãi tập, rồi đứng giảng giải cho từng người lính biết cách “bóp cò” khẩu súng của anh ta làm sao vừa nhanh, vừa hiệu quả khi chạm trận; tôi bắt họ mở mắt cho to, nhìn về phía địch, rồi cầm tay họ, chỉ cho họ kỹ thuật ghìm súng để cho viên đạn bay cao tối đa là từ ngang cỡ đầu gối một người đứng thẳng.
Bằng cách đặt hai khẩu đại liên 30 trên giàn cao quá đầu người, quay nòng về hướng núi bóp cò; rồi cho quân lính luân phiên nhau tập bò, tập chạy, tập đi, tập nằm trước họng súng bắn ngược chiều. Ngày nào cũng nghe tiếng đạn thật bắn ngược như đang đánh nhau, thét rồi lính hết nhát, hết sợ.
Còn tiếp....
VƯƠNG MỘNG LONG, K20-VBĐL
Qua hai chiến dịch trường kỳ và đẫm máu của những năm 1965 và 1974, địa danh Pleime đã trở thành huyền thoại. Tôi không có mặt trong trận Pleime năm 1965. Nhưng năm 1974 thì chính tôi, Thiếu tá Vương Mộng Long, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng là người đã cầm vận mệnh Pleime trong suốt 33 ngày đêm sinh tử.
Giờ đây tôi sẽ kể lại toàn bộ diễn tiến chiến dịch này để lớp trẻ hậu sinh biết ngày ấy những chiến binh của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đã chiến đấu như thế nào, và vì sao tên Pleime đã có thêm một lần được ghi vào chiến sử.
oOo
Pleime lên tiếng gọi…
Vào một đêm cuối tháng 11 năm 1965 nơi Vũ Ðình Trường Lê Lợi của Trường Võ Bị Quốc-Gia Việt-Nam trên Ðà-Lạt, lần đầu tôi nghe biết cái tên “Pleime”
Hôm đó chúng tôi đang tập quỳ gối gắn lon thiếu úy hiện dịch để chuẩn bị lên đường ra chiến trường.
Bỗng từ xa, bên kia núi, có tiếng âm vang của bom đạn dội về. Thiếu tá Nguyễn Bá Thịnh, Liên Ðoàn Trưởng Liên Ðoàn Sinh Viên Sĩ quan lớn tiếng giải thích:
-Pleime đang đánh lớn. Tiếng ì ầm vừa rồi là tiếng B-52 đang “trải thảm” trên thung lũng Ia Drang đó!
Dù sau này đã dạn dày chinh chiến, đã biết rằng nếu đứng trên đồi 1515 Ðà-Lạt, dù có đôi tai thiên lý nhĩ, chúng tôi cũng không thể nào nghe được tiếng bom nổ trong thung lũng Ia Drang, Pleiku; nhưng từ đó, địa danh “Pleime” đã ghim sâu trong tâm trí tôi.
Cuối năm 1966 tôi từ Vùng 1 Chiến Thuật thuyên chuyển vào Pleiku.
Sau đó tôi gắn bó với Cao Nguyên mưa bùn, nắng bụi gần mười năm trời, tôi đã thành một trong những Thổ Ðịa của vùng này.
Cao Nguyên Trung Phần là nơi có nhiều sắc dân thiểu số sinh sống. Mỗi sắc dân gọi nơi cư trú của họ với âm khác nhau; vì vậy làng của người Lào là “Bản”, làng của người Rhadé là “Buôn”; làng của người Jharai lại là “Plei” hay “Trà”.
Tên Pleime mà người ta thường gọi, chính thực là một danh từ ghép với hai chữ “Plei” và “Mé” theo tiếng Thượng Jharai. Vì vậy, “Pleime” hay “Plei Me” cũng chỉ là một. Pleime nằm cách Pleiku hơn 30 cây số về hướng Tây Nam.
Nhân một chuyến quá giang tàu bay chở thư của Mỹ, tôi đặt chân tới Trại Pleime lần đầu khi căn cứ này vừa được di chuyển từ chân núi Chư Hô về Ðồi 403 trên Tỉnh lộ 6C. Trại Pleime mới có hình lục giác với hệ thống tường đất cao hai thước bao quanh chỉ huy sở. Còn Trại Pleime cũ thời 1965 có hình tam giác; trại đó đã bị phá đi rồi.
Từ Noel năm 1973 tôi đã được lệnh vào Pleime thay thế Thiếu tá Nguyễn Ngọc Lân, vậy mà cứ nhùng nhằng mãi, hai tháng sau tôi mới chính thức nhận chức Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng dưới sự chứng kiến của Trung tá Chính, Liên Ðoàn Phó Liên Ðoàn 24 Biệt Ðộng Quân.
Tôi trở thành người chỉ huy chính thức thứ bảy, và cũng là tiểu đoàn trưởng sau cùng của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng.
Tôi đã biết, theo lịch trình “Việt-Nam Hóa” thì cuối năm 1970 những chiến binh Dân Sự Chiến Ðấu của trại Pleime đã được cải tuyển thành quân nhân chính quy trực thuộc Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng. Vậy mà hơn ba năm qua, với sáu lần thay đổi tiểu đoàn trưởng mà đơn vị này vẫn chưa thoát ra khỏi cái cốt CIDG của nó (Civilian Irregular Defense Group = Phòng Vệ Dân Sự = Dân Sự Chiến Ðấu)
Chỉ nhìn vào hình thức thôi, nó chẳng có vẻ gì là một đơn vị chính quy, chứ đừng nói tới đó là một đơn vị trực thuộc lực lượng nòng cốt của Vùng 2.
Không biết quân trang quân dụng của tiểu đoàn này đã bị thất thoát đi đâu mà đội ngũ Biệt Ðộng Quân trước mắt tôi và Trung tá Chính lại ăn mặc như một đoàn người ô hợp. Trừ ra những sĩ quan có quần áo rằn ri, các quân nhân khác thì mang đủ thứ trang phục của Bộ Binh, Cảnh Sát Dã Chiến, Thủy Quân Lục Chiến, Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, áo 4 túi lẫn với áo 2 túi, có người còn mặc cả đồ kaki vàng, chân mang dép Nhựt!
Ngay sau ngày ký biên bản bàn giao, tôi bắt Thiếu úy Nghị, sĩ quan tiếp liệu của đơn vị làm một phúc trình xin ứng trước quân trang bổ sung vì lý do hành quân.
Ông Nghị là người rất giỏi ngoại giao, ông ta quen nhiều vị có quyền uy trong Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận 5 dưới Qui Nhơn, nên chỉ một tuần lễ sau, bộ mã của tiểu đoàn tôi đã đổi khác ngay.
Khi kiểm tra quân số bàn giao hiện diện, tôi mới té ngửa: Theo giấy tờ thì ngày đó quân số thực hiện của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân là trên 400 người, nhưng tới khi điểm danh đếm số thì lòi ra 92 quân nhân chỉ có tên mà không có mặt!
Phải một tuần lễ sau tôi mới truy cứu ra, trong số 92 ông lính vắng mặt thì một nửa là lính kiểng, nửa kia là lính ma, có người đào ngũ đã nửa năm nhưng chưa ngưng lương, chưa có báo thị tầm nã; có người biệt phái tới tận Sài-Gòn để làm thợ mộc mà vẫn hưởng hàng tháng bốn nghìn đồng phụ cấp hành quân.
Từ ngày mới ra trường, nhận chức trung đội trưởng cho tới khi chỉ huy tiểu đoàn, tôi chưa từng đem một người lính nào về làm công việc trong nhà tôi.
Tôi quan niệm rằng, đem lính về làm việc nhà là một hành động ăn cắp công quỹ, lạm dụng chức quyền.
Tôi từ chối thẳng thừng mọi yêu cầu của thượng cấp khi các vị này muốn tôi cung ứng cho họ một vài người giúp việc trong nhà dù chỉ là trong thời gian một hay hai ngày thôi.
Tôi nhất định không ký chứng nhận hành quân cho những anh lính kiểng, nên chỉ một kỳ lãnh lương đi qua, không nhận được 4000 đồng phụ trội, những người này tự động quay về trình diện.
Những anh lính kiểng nào không về trình diện đều nhận được giấy báo cáo vắng mặt bất hợp pháp; sau đó họ sẽ bị báo cáo đào ngũ. Ông quan to nào còn lưu giữ những anh lính này sẽ đương nhiên can tội “tán trợ đào binh”
Một tháng sau khi tôi vào Pleime thì những vị quan nào đang giữ người của Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân để giúp việc trong nhà đều phải ngậm đắng nuốt cay mà trả lại lính cho tôi.
Thế rồi, những anh “Biệt Dạng Quân” dần dần lộ diện, theo nhau trở về rừng, tiếp tục kiếp sống ngang tàng của Cọp, coi cái chết tựa lông hồng.
Tôi đã không tiếc công sức, không nản lòng để chấn chỉnh đơn vị này. Cuối cùng tôi đã thành công; chưa tới hai tháng sau, tất cả đã vào khuôn, vào phép.
Sau này, từ một đơn vị vô danh tiểu tốt, Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân đã ngoi lên, nhanh chóng trở thành một tiểu đoàn lừng danh của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Cũng phải kể đến sự đóng góp công khó của các bạn trẻ, sĩ quan và hạ sĩ quan đầy nhiệt huyết của tiểu đoàn đã tiếp tay tôi xây dựng đơn vị mỗi ngày mỗi tiến bộ hơn. Nếu không có họ, tôi cũng đành thúc thủ.
Mỗi khi nhắc tới Pleime 1974, thì trong lòng tôi lại dấy lên một cảm giác lâng lâng, ngọt ngào, cùng những hình ảnh thân yêu theo nhau hiện về trong trí nhớ: Phạm Ðại Việt, Nguyễn Công Minh, Phạm Văn Thủy, Nguyễn Văn Trâm, Trần Văn Phước, Nguyễn Hữu Phước, Huỳnh Kim Hoàng, Lý Ngọc Châu, Trần Dân Chủ, Trương Trọng Tài, Lê Ðình Khay, Phan Quốc Thiều, Lưu Ðức Hoàn, Phạm Hoa, Nguyễn Văn Năng, Nông Văn Út,…vân vân.
Ðóng đồn tức là chấp nhận đối đầu với địch quân bất cứ lúc nào. Xung quanh đồn là rừng, xung quanh ta là địch. Tốt nhất là lúc nào ta cũng phải ở trong tư thế sẵn sàng.
Với kinh nghiệm của một người cầm quân đã nhiều năm, tôi biết chắc chắn rằng:
“Tay nghề của người lính tiên phong mà không chuyên, thì sự thất bại của một đơn vị tác chiến coi như cầm chắc mỗi khi đối đầu với địch.”
Nói ra thì nhiều người sẽ không tin, nhưng thực tế, tôi đã chứng kiến cái cảnh xảy ra thường xuyên là, những tân binh mới ra trận lần đầu, nghe súng nổ, thường nằm úp mặt xuống đất, chổng mông lên trời, nhắm mắt bóp cò, đạn nối đuôi nhau, chẳng biết bay về đâu. Có người khi đối diện địch quân thì đứng chết trân không phản ứng được gì cả. Có người thấy địch thì quýnh quáng quá, bắn cả vào chân của mình.
Muốn nâng cao tay nghề của những người lính dưới quyền mình thì người chỉ huy phải thường xuyên rèn luyện quân sự cho đàn em.
Những quân nhân dưới quyền tôi hầu như đã quen với cái thông lệ tự huấn luyện sau khi hành quân, nên không có ai than van hay phiền muộn vì chuyện này.
Ngay khi nắm quyền chỉ huy Pleime, tôi liền cấp tốc lập chương trình huấn luyện tại chỗ cho các đại đội.
Trong kho của tiểu đoàn, đạn thặng dư không có giấy tờ kiểm kê do Mỹ để lại còn cả đống. Số đạn tồn kho này đã cũ, nên thay vì đem ra thiêu hủy thì tôi lại sử dụng cho công tác huấn luyện.
Tôi đã đích thân dẫn từng trung đội ra bãi tập, rồi đứng giảng giải cho từng người lính biết cách “bóp cò” khẩu súng của anh ta làm sao vừa nhanh, vừa hiệu quả khi chạm trận; tôi bắt họ mở mắt cho to, nhìn về phía địch, rồi cầm tay họ, chỉ cho họ kỹ thuật ghìm súng để cho viên đạn bay cao tối đa là từ ngang cỡ đầu gối một người đứng thẳng.
Bằng cách đặt hai khẩu đại liên 30 trên giàn cao quá đầu người, quay nòng về hướng núi bóp cò; rồi cho quân lính luân phiên nhau tập bò, tập chạy, tập đi, tập nằm trước họng súng bắn ngược chiều. Ngày nào cũng nghe tiếng đạn thật bắn ngược như đang đánh nhau, thét rồi lính hết nhát, hết sợ.
Còn tiếp....
VƯƠNG MỘNG LONG, K20-VBĐL
No comments:
Post a Comment