Friday, June 2, 2023

Loạt ảnh quý hiếm về chiến đấu cơ Mỹ diễn hành trên đường phố Sài Gòn

Trong giai đoạn 1948–1975 là quá trình diễn biến của hàng loạt các chính sách, biện pháp chính trị, ngoại giao và quân sự của Mỹ nhằm thực hiện những mục tiêu của họ tại khu vực Đông Dương (trong đó Việt Nam là trọng tâm). Quá trình này được coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kéo dài của Chiến tranh Đông Dương và cũng là sự châm ngòi cho Chiến tranh Việt Nam diễn ra sau đó. Vai trò của Mỹ đã dần dần đi từ viện trợ, cố vấn cho tới việc trực tiếp tham chiến.

Đây là giai đoạn mà Hoa Kỳ đưa quân dụng, quân khí vào Miền Nam Việt Nam.

Ngày 26 tháng 3 năm 1951 – USS Sitkohbay (CVE-86) chở máy bay chiến đấu Grumman F8F Bearcat viện trợ cho Pháp, cập cảng Sài gòn.

Máy bay chiến đấu Grumman F8F Bearcat viện trợ cho Pháp, cập cảng Sài Gòn.

Chiếc Grumman F8F Bearcat (được gọi một cách thân mật là “Bear”) là một kiểu máy bay tiêm kích Hải quân một động cơ của Hoa Kỳ vào cuối những năm 1940. Nó tiếp tục phục vụ cho đến những năm giữa thế kỷ XX cùng Hải quân Hoa Kỳ và không lực các nước khác, và là chiếc máy bay tiêm kích cuối cùng của hãng Grumman trang bị động cơ piston.

Một chiếc F8F Bearcat trên tàu sân bay

Hàng không mẫu hạm Mỹ “Windham Bay” trên sông Saigon. Tháng 1, 1951

Năm 1951, khoảng 200 chiếc F8F Bearcats được cung cấp cho người Pháp để sử dụng trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Sau khi Pháp rút ba năm sau đó, những chiếc máy bay còn sống được chuyển giao cho Không quân Nam Việt Nam.

SVAF đã sử dụng Bearcat cho đến năm 1959 khi họ cho nghỉ hưu để chuyển sang loại máy bay tiên tiến hơn. Những chiếc F8F bổ sung đã được bán cho Thái Lan đã sử dụng loại này cho đến năm 1960. Kể từ những năm 1960, Bearcats phi quân sự đã được chứng minh là rất phổ biến cho các cuộc đua trên không. Ban đầu được bay với cấu hình tồn kho, nhiều chiếc đã được sửa đổi nhiều và lập nhiều kỷ lục cho máy bay động cơ piston.

Hàng không mẫu hạm Mỹ “Windham Bay” trên sông Saïgon. Tháng 1, 1951

Hàng chục máy bay chiến đấu “diễu hành” trên đường phố là hình ảnh độc nhất vô nhị từng được ghi nhận ở Sài Gòn năm 1951. Những hình ảnh này được trang web Ecpad.fr của Pháp giới thiệu.

Những chiếc máy bay được gấp cánh, nằm san sát trên sàn tàu.

Các nhân viên quân sự tháo bỏ vỏ bọc và kiểm tra tình trạng của những chiếc Grumman F8F “Bearcat”.

Các nhân viên quân sự tháo bỏ vỏ bọc và kiểm tra tình trạng

Các nhân viên quân sự tháo bỏ vỏ bọc và kiểm tra tình trạng

Chúng sẽ được dỡ xuống cảng theo chương trình viện trợ cho quân Pháp nhằm củng cố sức mạnh quân sự của người Pháp ở Đông Dương.

Một chiếc cần cẩu bắt đầu việc vận chuyển những chiếc máy bay xuống cảng trong sự giám sát của các sĩ quan Mỹ.

Một chiếc cần cẩu bắt đầu việc vận chuyển những chiếc máy bay xuống cảng

Một chiếc máy bay được nhấc ra khỏi sàn đỗ.

Một chiếc máy bay được nhấc ra khỏi sàn đỗ.

Công việc được tiến hành ngay cạnh nơi sinh sống của những người dân chài.

Máy bay được đẩy ra ngoài bến cảng để chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất.

Đẩy bộ máy bay do Mỹ giúp cho Pháp ra đường Hai Bà Trưng để đưa về sân bay Tân Sơn Nhất. Tòa nhà bên trái là bót cảnh sát Q1 cạnh quảng trường Mê Linh sau này. 

Cảnh đưa máy bay Grumman F8F “Bearcat” Mỹ chi viện cho Pháp từ Bến Bạch Đằng về sân bay Tân Sơn Nhứt, trên đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng, bên trái là chỗ Nhà VH Thanh Niên sau này, bên phải là khu vực Tòa ĐS Pháp)

USS Windham Bay là tàu sân bay hộ tống thuộc lớp Casablanca của hải quân Mỹ, bắt đầu hoạt động từ năm 1944.

Nhiệm vụ chính của con tàu này là vận chuyển máy bay qua lại giữa các hải cảng khác nhau

USS Windham Bay

Sau khi thực hiện nhiệm vụ ở Sài Gòn, Windham Bay sẽ di chuyến tới Manila (Philippines) rồi trở về nước Mỹ.

No comments:

Post a Comment