Wednesday, September 25, 2024

Gia đình Tướng Ngô Quang Trưởng đưa ông về với quê hương

Với biết bao đồng hương và cựu chiến sĩ cùng đồng đội đã đến dự tang lễ của cố Trung Tướng VNCH Ngô Quang Trưởng, được long trọng cử hành vào ngày 25 Tháng Giêng, năm 2007, tại Falls Church Virginia, miền Ðông Hoa Kỳ, sự tiễn đưa vị tướng nổi danh là “tài và thanh bạch” đã hoàn tất sau lễ di quan cùng ngày.

  Thân quyến của Tướng Ngô Quang Trưởng khấn vái trên ngọn đèo Hải Vân trước khi rải tro của ông. (Hình: Người Việt, từ video do bà quả phụ Ngô Quang Trưởng cung cấp)

Nhưng, nhân một chuyến viếng thăm tòa soạn, bà quả phụ Ngô Quang Trưởng tâm sự với phóng viên Người Việt rằng, việc tiễn đưa chồng và cha về nơi yên nghỉ cuối cùng, chỉ được bà và 4 người con thực hiện một năm sau đó, khi tro cốt của ông được đưa về rải trên ngọn đèo Hải Vân, Việt Nam, theo ước nguyện cuối cùng của ông.

Bà Trưởng tâm sự rằng thuở ông còn sinh thời, hai người đã “mua sẵn hai lô đất cạnh nhau,” nhưng một hôm Tướng Trưởng lại nói với bà rằng có lẽ sau khi qua đời, ông muốn “được thiêu và mang về Việt Nam.”

“Về Việt Nam? Thế anh không muốn ở cạnh bên em sao?” Bà Trưởng kể đã hỏi chồng như thế.

Tướng Trưởng lúc đó đã trầm ngâm không nói, rồi thấy vợ buồn buồn, ông an ủi, “Thôi thế anh sẽ ở lại đây cạnh em.”

Ðã yên trí như thế, nhưng sau khi ông nằm xuống, bà Trưởng vẫn không ngạc nhiên, khi Mai Trinh, cô con gái đầu lòng bảo rằng “bố dặn kỹ là mang tro cốt bố về rải trên đèo Hải Vân.”

Thì ra, sợ vợ buồn, Tướng Trưởng đã không tâm sự với bà mà chia sẻ tâm tư với cô con gái lớn.

Không chỉ tâm sự, ông còn tả tỉ mỉ về ngọn đèo ấy, tả rõ, sống động và đầy ấn tượng đến nỗi, theo lời bà Trưởng, một người bạn thân của Mai Trinh đã nhờ lời tả của ông mà vẽ lên bức tường đằng sau bàn thờ và hài cốt của ông, một bức tranh về cảnh đèo ngoạn mục này.

“Lạ lắm,” người họa sĩ “nghiệp dư” này chưa bao giờ đặt chân đến đèo Hải Vân, mà không hiểu làm sao lại vẽ ra cảnh đèo “hình dáng rất giống chỗ rải tro sau này.” Bà Trưởng kể.

Khi xe đi đến Huế thì trời mưa tầm tã, bà Trưởng đã lo là “thế này thì làm sao mà trải được” rồi lâm râm cầu nguyện.

Bỗng dưng trời tạnh mây quang.

Thoạt tiên bà Trưởng chỉ cho rằng lý do Tướng Trưởng muốn được nằm rải rác trên ngọn Hải Vân là vì ông gắn bó với dân chúng ở miền Trung, nhưng khi xe leo lên đến đỉnh đèo, bà mới thấy là cảnh ở đây hùng vĩ quá, ngoạn mục quá, không hổ danh là nơi đã được vua Lê Thánh Tông đặt cho tên “Ðệ Nhất Hùng Quan,” và nếu muốn ở tại quê hương thì có lẽ khó chọn nơi nào lý tưởng hơn.

Nằm cheo leo trên dẫy Trường Sơn, bên là núi, bên là biển, gió mạnh và mây lúc nào cũng bay là đà, đèo Hải Vân dài 21 kilô mét, là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên, Huế ở phía Bắc, và thành phố Ðà Nẵng phía Nam. Với đỉnh cao nhất là 496 mét so với mực nước biển.

Ði qua một vùng biển với những chiếc tầu nhỏ nằm yên trên ven bờ, qua một rừng thông cao che khuất những rặng núi xa mời, ông Tín, người tài xế rất thân quen với Tưởng Trưởng ngày xưa, cho biết bắt đầu ra cửa biển Ðà Nẵng.

Chiếc xe tiếp tục chạy ngoằn ngoèo trên ngọn đèo vừa đẹp vừa nguy hiểm. Biển không xanh lơ mà là màu xanh lá non của những ngày không có nắng, trên bầu trời, xen lẫn tầng mây trong xanh lẫn những làn mây xám, một bên đường vài cây lau đùa trong gió vật vờ, sóng biển vỗ vào bờ ném lên những làn sóng trắng.

“Ðúng chỗ này rồi anh!” Một người con gái của bà kêu lên.

“Có con sông nữa nè.” Người con khác nói.

Sao giống chỗ vẽ trong bức tranh quá, bà Trưởng nghĩ thầm, có cảm tưởng ông đang ở quanh đây, rất gần.

Xe dừng bên một cái miếu bên đường.

Trời lạnh, và gió phần phật. Bà Trưởng tay cầm bó hoa huệ, tay cầm bó nhang, đứng co ro trước ngôi miếu. Bốn người con, và cả ông tài xế chia nhau hoa, nhang rồi lâm râm khấn vái.

Một người con trai tay run run mở bọc tro, bà và những người con mỗi người một nắm tro, đứng tựa vào thành sắt trên đường đèo, rồi thay phiên nhau mở rộng tay ra.

Nhưng kìa, sao gió mạnh thế mà tro vẫn vón lại thành một khối vấn vương rồi mới tan ra, tung bay theo gió.

Trên đèo Hải Vân, gió mạnh thế mà từ tay bà Trưởng, tro vẫn vón lại thành một khối vấn vương rồi mới tan ra, tung bay theo gió. (Hình: Người Việt, từ video do bà quả phụ Ngô Quang Trưởng cung cấp)

“OK, con đưa ba về.” Một người con gái nói trong tiếng thở dài.

“Ba happy rồi đó, thôi goodbye nhe ba, lâu lâu ba về thăm gia đình.” Người con khác dặn dò.

Rải tro xong, bà Trưởng tần ngần nhìn cảnh đèo. Những hạt tro như còn vướng vất trên tóc trên áo bà. Gió thổi vi vu, những gì còn lại của thể phách của cố Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã được bay vào thinh không, rơi xuống từng ngọn đồi, bám vào từng lá cây, hòa tan trong lòng biển Thái Bình Dương, mãi mãi quấn quýt với đất nước Việt Nam, bên cạnh những người dân miền Trung nghèo nàn, và mảnh đất mà ông và bao chiến sĩ đã xả thân bảo vệ.

Bà hơi buồn nhưng nhẹ nhàng, như đã làm xong được một việc canh cánh bên lòng.

“Tôi thấy anh đã quyết định đúng, và thấy thanh thản cho anh ấy!” bà chia sẻ.

Rồi bà mơ màng như nói cho một mình nghe:

“Chế độ nào thì rồi cũng phải qua đi, nhưng đất nước muôn đời vẫn là đất nước mình. Cuối cùng anh đã về được với quê hương.”  

Sunday, September 22, 2024

TRUNG TÁ NGÔ QUANG TRƯỞNG THAM MƯU TRƯỞNG SĐNDVN & CỐ VẤN SĐND NORMAN SCHWARZKOPF (Trận chiến Ia Drang 1965)

Tướng Schwarzkopf kể lại rằng: “Chiến dịch thung lũng Ia Drang là một biến cốđặc biệt đối với tôi vì nó đã giới thiệu cho tôi một vị Chỉ huy trưởng tác chiến sáng chói nhất mà tôi biết được!”.

Trung tá Ngô Quang Trưởng là Tham mưu trưởng của Tướng Dư Quốc Đống. Trông ông không giống như mẫu một nhà quân sự xuất chúng mà tôi thường hình dung: ông chỉ cao 5 feet 7, khoảng bốn chục tuổi, gầy nhom, lưng còng và một cái đầu quá to so với thân hình. Gương mặt ông co rúm và đăm chiêu, không đẹp trai tí nào và miệng luôn ngậm một điếu thuốc lá. Tuy vậy, ông rất được các sĩ quan và binh sĩ thuộc cấp nể trọng và các Chỉ huy trưởng Bắc Việt nghe biết tiếng ông phải rất nể sợ. Mỗi khi có một cuộc hành quân cam go xảy đến, Tướng Đống đều giao quyền chỉ huy cho Trung tá Trưởng.

Sư đoàn Dù được lệnh ngăn chặn các Trung đoàn Bắc Việt bị đánh bại ở thung lũng Ia Drang đang lẩn trốn trở qua Cambodia. Tôi đang chập chờn ngủ sau một bữa ăn no nê đánh chén cà ri gà và rượu bia thì bị đánh thức phải đi ra phi trường. Ông Trưởng đã tụ tập một lực lượng to tát khác thường với khoảng chừng 2,000 binh sĩ Dù để đi tới Ia Drang sáng hôm sau và đã chọn tôi làm cố vấn cho ông.

Chúng tôi được máy bay vận tải đưa tới sân bay vùng đất đỏ Đức Cơ, nơi tôi đã từng đồn trú trước đây và từ đó trực thăng chở chúng tôi xuôi Nam xuống vùng thung lũng. Ngay khi chúng tôi nhảy xuống khỏi trực thăng, chúng tôi liền đụng độ giao tranh với địch. Thung lũng rộng khoảng 12 dặm tại địa điểm thung lũng Ia Drang chảy theo hướng Tây về phía Cambodia và đâu đó trong vùng rừng già đó đại đơn vị địch quân đang di động lẩn trốn. Chúng tôi đã đáp xuống phía Bắc và Trưởng ra lệnh cho các Tiểu đoàn băng qua sông Ia Drang và đóng chốt dọc theo rặng núi Chu Prong với những sườn núi cao chạy hướng về phía Nam. Thật là hấp dẫn quan sát cách Trung tá Trưởng hành quân. Đang khi chúng tôi lần bước, ông bỗng ngừng lại nghiên cứu bản đồ và thỉnh thoảng ông lại chỉ ngón tay trên bản đồ và nói: “Tôi muốn anh cho nã pháo vào đây!”. Thoạt tiên tôi ngờ vực, nhưng vẫn cứ gọi pháo binh bắn theo lời yêu cầu, khi chúng tôi tới vùng đó, chúng tôi thấy xác địch nằm ngổn ngang, la liệt, thật là tuyệt vời – Tôi bắt đầu sửng sốt. Chỉ bằng cách hình dung địa thế và dựa vào 15 năm kinh nghiệm đánh trận, ông chứng tỏ khả năng đặc biệt tiên đoán ý đồ địch.

Khi bộ chỉ huy lập trại đóng quân đêm đó, Trưởng mở bản đồ ra, châm một điếu thuốc và phác họa kế hoạch chiến trận của mình. Khoảng rừng giữa vị trí chúng tôi đang đóng quân tại các sườn núi và con sông, Trưởng giải thích, nó tạo nên một hành lang thiên nhiên, con đường Bắc Việt thế nào cũng chui đầu vào. Trưởng nói: “Tảng sáng, chúng ta sẽ phái một Tiểu đoàn tới địa điểm này, về phía trái, để làm lực lượng nút chặn giữa sườn núi và con sông, vào khoảng 8:00giờ sáng ngày mai, Tiểu đoàn này sẽ đụng độ mạnh với địch. Tiếp đó tôi sẽ gửi một Tiểu đoàn khác tới địa điểm này, về phía phải. Tiểu đoàn này sẽ chạm địch vào khoảng 11:00g. Tôi muốn anh ra lệnh pháo binh sẵn sàng nã vào vùng này, về phía trước mặt chúng ta” – Trưởng nói tiếp: “Và rồi chúng ta sẽ tấn công với Tiểu đoàn thứ ba và thứ tư của chúng ta đánh xuống mạn sông. Như vậy địch sẽ bị sa vào bẫy với lưng đối vào khúc sông.”

Tôi chưa từng nghe thấy điều lạ lùng như vậy tại West Point. Tôi nghĩ bụng: “Cái gì mà 8:00g rồi 11:00g? Làm sao mà có thể hoạch định thời khóa biểu cho trận đánh như vậy được?” Nhưng tôi cũng nhận ra kế hoạch của Trưởng: Trưởng đã tái tạo chiến thuật Hannibal đã dùng vào năm 217 trước CN, khi Hannibal bao vây và tiêu diệt các đơn vị viễn chinh La Mã tại bờ sông Trasimene.

Nhưng, Trưởng nói thêm: “Chúng ta có một điều khó xử: quân Dù Nam Việt Nam được đưa vào chiến dịch này vì cấp trên lo ngại các lực lượng Mỹ khi đuổi theo địch quân có thể mạo hiểm tiến tới quá sát ranh giới Cambodia. Theo bản đồ của anh, biên giới Cambodia nằm tại đây, 10 cây số về phía Đông nếu so với bản đồ của tôi. Để có thể thực hiện kế hoạch của tôi, phải dùng bản đồ của tôi thay vì của anh, nếu không chúng ta không tài nào đánh vòng sâu đủ để đặt lực lượng nút chặn đầu tiên của chúng ta. Như vậy, Thiếu tá Schwarzkopf, anh cố vấn sao đây?”

Tôi chợt nghĩ: “Viễn cảnh để địch quân chạy thoát trở lại khu an toàn, để rồi khi hồi phục lại sức, chúng lại tấn công trở lại khiến tôi sôi gan lên cũng giống mọi quân sĩ khác. Một số địch quân này đã đụng độ với tôi bốn tháng trước đây tại Đức Cơ, tôi không muốn phải giao tranh lại với chúng bốn tháng tới đây. Như vậy, tội gì tôi phải cho là bản đồ của tôi chính xác hơn bản đồ của Trưởng cơ chứ?”.

Tôi nói:

“Tôi cố vấn chúng ta dùng lằn biên giới vạch theo bản đồ của Trung tá.”

Sau khi ban bố các lệnh tấn công, Trưởng ngồi nghiên cứu bản đồ với điếu thuốc lá trên môi. Chúng tôi duyệt đi duyệt lại kế hoạch thâu đêm, hình dung mọi diễn tiến của trận đánh. Khi trời hừng sáng, chúng tôi phái Tiểu đoàn 3 tiến quân. Họ tới vị trí và y như là Trưởng nói hôm trước, đúng 8:00g sáng, họ gọi điện về báo cáo đụng địch mạnh. Trưởng phái Tiểu đoàn 5 tiến về hướng phải. Vào 11:00g, họ báo cáo chạm địch mạnh. Đúng như Trưởng tiên đoán, trong khu rừng phía dưới chúng tôi, địch đụng đầu với Tiểu đoàn 3 tại ven bờ và Trưởng quyết định: “Tụi mình không thể thoát ngã này. Tụi mình sẽ lộn trở lui.” Quyết định này trái nguyên tắc căn bản của thế tháo lui và lẩn tránh, tức là chọn con đường bất tiện nhất để giảm thiểu nguy cơ chạm trán với địch quân đang nằm chờ. Nếu chúng, Bắc Việt, chọn leo rặng núi Chu Prong ra khỏi thung lũng thì có lẽ chúng thoát được nạn. Trái lại, chúng đã lần theo thung lũng, đúng như Trưởng tiên đoán, do đó bị chúng tôi đóng vào hộp. Trưởng nhìn tôi và nói: “Hãy cho nã pháo của anh!”. Chúng tôi pháo kích nửa tiếng. Tiếp đó, Trưởng ra lệnh hai Tiểu đoàn còn lại đánh xuống sườn đồi, quân địch tan vỡ, súng ống khai hỏa rất nhiều trong khi chúng tôi theo đoàn quân tiến xuống.

Vào khoảng 1:00g trưa, Trưởng tuyên bố: “Ô–kê, chúng ta dừng chân tại đây.” Trưởng chọn một bãi quang xinh xắn, và chúng tôi ngồi xuống ăn trưa cùng với Ban tham mưu! Đang ăn nửa chừng, Trưởng bỗng đặt bát đũa xuống và ra lệnh vào máy phát thanh. “Trung tá làm gì vậy?” – Tôi hỏi. Trưởng ra lệnh cho binh sĩ lục lạo chiến trường để thu lượm súng ống: “Chúng ta triệt hạ nhiều địch quân, những kẻ thoát chết vứt bỏ lại súng ống khi tháo chạy.”

Lạ nhỉ, Trưởng có nhìn thấy cái quái gì đâu!? Mọi điều đều bị rừng cây che đậy. Nhưng chúng tôi ở nán lại bãi quang trọn ngày còn lại và quân lính ôm về từng bó súng ống chất thành đống trước mặt chúng tôi. Thật là tuyệt diệu, tôi khoái quá: “Chúng ta đã gặt hái một chiến công hiển hách!” Nhưng Trưởng thì lại ngồi yên, thản nhiên hút thuốc.

Theo “
It Doesn’t Take A Hero (1992)/ Không cần phải là anh hùng. – tướng H.Norman Schawarzkopf

Ảnh chụp tướng Ngô Quang Trưởng thời còn là Trung tá cùng Cố vấn Schwarzkopf năm 1965 tại Ia Drang.

 

SÓI ĐỒNG HOANG

Từ khi quốc gia Việt Nam Tự Do được thành lập (hiệp ước vịnh Hạ Long 1948) cho đến tháng 4/75, quân lực miền Nam có tổng cộng 173 vị tướng (kể cả tướng các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài, lực lương Bình Xuyên , các đại tá hy sinh chiến trường được vinh thãng Chuẩn tướng …) . Trong 173 vị tướng đó, không nói đến những vị tử thương, giải ngũ, bị tù (trước và sau 75), có lẻ không ai có một đời binh nghiệp thê thảm như thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người được mệnh danh là sáu Lèo, sáu: quan 6 (chuẩn tướng) và lèo do cái tác phong bình dân, ăn mặc lè phè của ông (mặc quân phục nhưng đi dép da ! ) . Hên là ông Loan không đi Nhảy Dù hay TQLC …. Vv .Nếu không, có mà chết với các đại bàng ở đó.
Thời ông Kỳ làm mưa , làm gió ở miền Nam (65 - 67), ông Loan là cánh tay mặt của ông Kỳ. Dường như chưa có ông tướng nào như ông: từ bộ binh nhảy sang tàu bay, từ tàu bay (tư lệnh phó) nhảy sang Nội vụ, nắm những chức vụ quan trọng: Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội; Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia (Cảnh Sát Dã Chiến / CSDC) rồi Đặc ủy trưởng Trung ương Tình Báo. Ông tả xung, hữu đột, đánh Đông, dẹp Tây, dội bom ngoài Bắc, ổn định miền Trung. Không có ông, ông Kỳ đã bay từ lâu. Nhưng hầu như ông Loan không được lòng các (?) chính khách miền Nam thời đó, điển hình qua việc một vài Tổng trưởng (do ông Võ Long Triều cầm đầu) trong chánh phủ ông Kỳ, đã đồng loạt từ chức để phản đối ông Kỳ giữ ông Loan. Cũng do cái tác phong lè phè (tay cầm chai bia, chân đi dép !) và cách ăn nói ba-gai của ông (đéo cụ). Giữa mấy ông tổng và ông Loan, dĩ nhiên ông Kỳ chọn ông Loan. Mất tổng này còn tổng khác, chứ mất cánh tay mặt Loan, làm sao ông Kỳ kiếm được cánh tay .. gỉa khác ráp vào ?
Trong cuộc vi pham ngưng bắn, tổng tấn công tết Mậu Thân của Việt Cộng , tổng thống Thiệu đang ăn tết ở Mỹ Tho với gia đình vợ, phó tổng thống Kỳ lên nắm " quyền tổng tư lệnh. Ở Sài Gòn, tướng Loan điều động CSDC phản công. Khi giải tỏa khu Ấn Quang, CSDC được Trâu Điên (TĐ 2 / TQLC) trợ giúp. Các chiến sĩ mũ xanh đă bắt được nhiều đặc công VC, trong đó có tên chỉ huy Bảy Lốp. Thiếu Úy Kiều Công Cự giải lên đại bàng Đồ Sơn, ông Trung Tá TĐT giao hắn đến tướng Loan là vị chỉ huy mặt trận. Chuyện gì đã xảy ra thì thế giới đều biết: với tấm hình chụp ông tướng bắn Bảy Lốp, nhiếp ảnh gia Adams đoạt giải Pulitzer, ông Loan mang tai tiếng với thế giới ! Tháng 5/68, trong cuộc tổng nổi dậy lần 2 của VC, định mệnh lại khiến tướng Loan bị VC bắn nát chân khi đi tiền sát với vài đứa con !
Sau khi bị thương và nhất là bị ảnh hưởng vụ Bảy Lốp, ông Loan trở lại làm tướng không quân, thân bại (nghĩa bóng lần nghĩa đen), danh liệt. Vài tháng sau, đầu 69 thì về … hưu ! Ông biệt tích giang hồ từ đó . 4/75 chạy được qua Mỹ, hai vợ chồng nghèo, cày cục mở một nhà hàng nhỏ, lận đận sống qua ngày (nhà hàng bị bọn "phản chiến " làm khó dễ, kêu gọi tẩy chay .... ! ) . Năm 98, ông Loan mất vì ung thư, ở tuổi 68 !
Cùng năm này, tôi đọc được bài viết Con sói già cô đơn của ông Lô răng Phan Lạc Phúc viết, khi hay tin ông Loan mất .
Ông Phúc là dân cầm súng (Khóa 2 Thủ Đức / ông Loan khóa 1 Lê văn Duyệt trong Nam) chuyển sang cầm bút (Trung tá chủ bút nhật báo Tiền Tuyến). Cả hai địa hạt ông đều rành. Ông biết ông viết những gì . Ông là một người Lính nên ông hiểu ông Loan. Ông lại là một người cầm bút có tư cách. Nên ông viết về ông Loan không chút thiên vị. Ông gọi ông Loan là con sói già cô đơn: sói già, theo như những câu thơ của Alfred de Vigny trong La mort du loup, mà ông Phúc chuyển dịch:
Gào khóc, kêu than đều hèn yếu – hãy dũng cảm làm cho xong công việc lâu dài và nặng nhọc của người, trên con đường mà số phận đã đặt định, rồi như ta, đau đớn, chết đi mà không nói một lời (Crier, pleurer, gémir c’est également lâche, fais énergiquement ta longue et loude tâche. Dans la voie òu le sourt a voulu t’appeler Puis comme moi, souffre et meurt sans parle)
Còn cô đơn là vì, ông Phúc kể: thập niên 80s , nhân kỷ niệm Mậu Thân, nhà văn Huy Quang (Trung tá không quân) đã điện thoại hỏi Đích thân "có gì để điều trần với đọc giả Mỹ về vụ Mậu Thân không ? . Ông Loan chỉ nhỏ nhẹ trả lời: Cám ơn. Không. Tôi không có điều gì để giải thích cả. Cứ như ông muốn nói Tôi hiểu tôi làm cái gì. Tại sao tôi làm. Là đủ rồi. Hãy để tôi yên.
Ông Phúc viết tiếp: Eddie Adams có đến dự đám tang ông Loan và nói: Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi không muốn nhìn thấy ông ra đi như thế này, người ta không hiểu gì về ông ấy. (The guy was a hero, America should be crying. I hate to see him go this way – Without people knowing anything about him) .
Đọc xong bài viết ông Phúc, tôi vừa bùi ngùi, vừa bực ông Loan. Tại sao ông lại. “ lèo “ đến đổi mời báo chí đến chứng kiến màn “ hành quyết cảnh cáo “ của ông :
“ … Cho nên việc chính của lực lựơng cảnh sát sài Gòn là diệt nằm vùng, lực lượng Cảnh sát Dã Chiến bắt được một cán bộ Việt Cộng.Tên này vừa diệt ác ôn, hạ sát cả một gia đình sỹ quan cảnh sát thì bị bắt. Y đang thay chiếc áo đẫm máu bằng chiếc áo sọc rằn. Ông Loan liền cho mời báo chí tới thực hiện vụ hành quyết cảnh cáo nằm vùng mà nổi lên là bị bắn không tha. Ông nghĩ rằng sát nhất nhân, vạn nhân cụ và cũng để trả thù cho thuộc cấp của ông cùng gia đình vừa bị giết thảm thương. “
(CSGCĐ / Phan lạc Phúc)
Ông Tướng ơi, có chịu chơi thì cũng chơi vừa vừa thôi chứ . Ông mời cái đám báo chí ngoại quốc chứng kiến là ông muốn chọc giận cái đám phản chiến thế giới : cái đám “ làm tình (mệt nghĩ) / đừng làm chiến tranh “(Make love / Not war ) ! Sao ông “điên” thế , ông Lèo ?!
Đã một thời gian tôi nghĩ như thế cho đến khi …
Cho đến khi mới đây, bạn ta chuyển tôi một bài viết của anh Tô văn Cấp ( viết năm nay ? ) , nguyên đại đội trưởng đại đội 1 , tiểu đoàn 2 “ Trâu Điên “ , đơn vị được biệt phái theo tướng Loan trong cái ngày oan nghiệt đó . Anh Cấp viết về cái sự thật không phủ phàng tí nào của vụ “ hành quyết Bảy Lốp “ : không có chuyện mời báo chí đến chứng kiến ( có lẻ ông Phúc nhớ sai hay được cung cấp tin vịt ) , chỉ vì ông Loan bắn Bảy Lốp nhanh quá . Lại do tánh “ cốc cần “ , nên ông bắn tên đặc công ngay trước một vài phóng viên ngoại quốc hiện diện hôm đó . Và chuyện gì phải đến đã đến .
Còn tại sao ông bắn Bảy Lốp thì theo anh Cao Hồng Lê ( báo “ Con Ong “/ 2006 ) , người tháp tùng tướng Loan đi trại gia binh Thiết Giáp ở Gò Vấp sáng mùng 2 Tết Mậu Thân , khi hay tin Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp bị tấn công , ông Loan , đang họp hành quân với tướng Kỳ và bộ tham mưu , đã tức tốc mượn trực thăng bay ngay lên Gò Vấp .
Anh Cao hồng Lê kể :
“ ……
Một Trung Úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, còn quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, Binh Chủng Thiết Giáp, đã giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia đình vẫn ở trong Trại Gia Binh này. Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M113 đã phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn VC.
Khi mở cửa hầm ra thì… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nhìn thấy: Cả gia đình Đại Tá Tuấn vẫn còn nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu lìa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu.
Tướng NN Loan đứng nhìn thảm cảnh. Ông lặng người, không nói được lời nào! Rồi ông đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đình Đại Tá Tuấn.
Trên trực thăng bay trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan, mặt tái xám, hai mắt ông đỏ ngầu. Ông chỉ nói một câu mà, đến nay gần 40 năm, tôi còn nhớ:
– Đ.. Cụ thằng nào từ nay bắt được Việt Cộng còn cho nó làm tù binh.
…. “
Và ông Loan đã thực hiện lời nói của ông . 2 ngày hôm sau . Khi cái hình ảnh “ Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải “ và 8 cái xác chết “ bị chém đầu lìa khỏi cổ “ của gia đình bạn ông Loan, đại tá thiết giáp Tuấn , vẫn còn lởn vởn trong đầu ông !
Ông Loan có phải là một người “ tàn ác , dã man “ như đám phản chiến Mỹ đã rêu rao hay không ? – Theo anh Cấp , một sỹ quan Trâu Điên , 2 lần được tăng phái theo ông Tướng :
– Tháng 5/1966 , trong vụ “biến động miền Trung “ :
“ …. Hai Tiểu Đoàn 1 vả 2 TQLC được đặt dưới quyền điều động của Ông Sáu Lèo. Khi các con đường trong thành phố bị bàn thờ Phật “xuống đường” khiến lưu thông tê liệt, Ông Sáu ra lệnh cho TQLC giải tỏa với mệnh lệnh phải triệt để thi hành là:
- Mọi quân nhân trước khi thi hành nhiệm vụ phải vái lạy bàn thờ 3 lần rồi mới được phép khiêng bàn thờ vào hai bên lề đường, tuyệt đối tránh mọi hư hại.
Lệnh từ Tr/Tá Chiến Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên xuống cho Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 là Th/Tá Lê Hằng Minh rồi xuống đến Đại Đội Trưởng ĐĐ4 là Đ/Úy Nguyễn Xuân Phúc nên tôi là Th/Úy Trung Đội Trưởng TrĐ43/ĐĐ4 cứ thế mà thi hành.
Khi chúng tôi đang lui cui vái lạy và khiêng từng chậu hoa, thùng nước (dưới mỗi bàn thờ đều có 1 thùng nước, không biết để làm gì) và tượng Phật vào lề đường thì Ông Sáu Lèo lại xuất hiện và nhắc nhở: “Các chú phải cẩn thận, phải thật cẩn thận, nhớ vái 3 lạy...”.
Từ một vị chỉ huy cao cấp, Ông Sáu đã xuống đến tận nơi đơn vị thì hành cấp thấp nhất để trực tiếp nhắc nhở và kiểm soát, điều này chứng tỏ Ông Sáu lo lắng đến tài sản của dân, đặc biệt là tôn trọng tín ngưỡng, dù tôi không biết Ông theo tôn giáo nào.….
- Tết Mậu Thân 1968 , sau vụ bắn Bảy Lốp , ông Loan bị VC bắn vào chân vì dẫn đầu con cái truy lùng địch :
“ … Ngoài chiến trường, thành phần bị thương, tử thương nhanh nhất và nhiều nhất chính là các anh em trong tổ tiền sát, trong các tiểu đội, trung đội đại đội đi đầu. Ông Sáu Lèo là Tư Lệnh Cảnh Sát cứ phoong-phoong dẫn đầu toán CSDC đến những điểm nóng có VC ẩn núp trong thành phố thì lại là chuyện khác, vì Ông Sáu không những là cấp chỉ huy mà còn là người lãnh đạo. Người lãnh đạo luôn sát cánh với thuộc cấp trong mọi hoàn cảnh, đồng lao cộng khổ làm gương khiến cho thuộc cấp tâm phục khẩu phục....
Và anh kết luận : Ông Sáu Lèo gốc Không Quân, là Tư Lệnh Cảnh Sát, còn người viết là một TQLC đã đôi ba lần bị biệt phái làm việc dưới quyền Ông và đã hoàn thành nhiệm vụ. Dù không được Ông thưởng công một lời khen hay huy chương, nhưng tôi kính phục Ông vì lối sống bình dân, thân thiện và làm gương cho thuộc cấp trong chiến đấu, nhất là luôn luôn tôn trọng tín ngưỡng, tài sản, tính mạng của người dân, kể cả mạng sống của địch quân, đó là tính nhân bản của Ông, của Quân Đội VNCH trong chiến tranh.
Chúng tôi kính phục “Ông Sáu Lèo”./.
Trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do ở miền Nam , không nói đến những sĩ nhục ( đặt chuyện ) hạ cấp của Hà Nội , quân lực VNCH đã bị đám phản chiến thế giới ( nhất là ở Mỹ ) lên án vì những tài liệu , phim ảnh một chiều của đám phóng viên ngoại quốc bất lương , nhằm mục đích câu khách !
43 năm đi qua , quân lực nào thật sự anh hùng bảo vệ quê hương , quân đội nào thật sự phục vụ tay sai , đàn áp nhân dân , người mù cũng biết ! Nhưng , những sự thật cần được trả lại cho lịch sử vẫn chưa được trả lại . Trong đó có chuyện bắn tên khủng bố Bảy Lốp ( nếu là quân nhân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì tại sao không có quân phục giải phóng mà lại là quần xà lõn , áo ca rô ? ) . Tại sao đặt bom giết cả chục người , chặt đầu cả một gia đình từ lớn đến bé , tàn sát bao nhiêu đồng bào vô tội , lại phải được đối xử như một tù binh bình thường ? Tại sao chúng lại không bị bắn như khi chúng thản nhiên xã đạn vào người khác ? Tại sao phải đối xử như người với người , những ác thú đã đập đầu , xử tử mấy ngàn người dân Huế ??? Không ai kêu gọi nợ máu phải trả bằng máu nhưng im lặng , dễ thương là khuyến khích tội ác ! Nhân quyền , theo tên gọi , là quyền của con người chứ không của bất kỳ một động vật nào ! Nếu quân lực VNCH tàn ác dã man thì đã không có bao nhiêu ngàn cán binh VC hồi chánh trong đợt tấn công tết MậuThân ?
20 năm trước , dự đám tang tướng Loan , phóng viên Adams đã trả được một phần nào sự thật khi công nhận ông Loan là anh hùng (The guy was a hero , America should be crying. I hate to see him go this way – Without people knowing anything about him ) . Nhưng , có lẻ như anh ta chưa biết nguyên nhân nào đã khiến tướng Loan bắn đặc công Bảy Lốp ngay trước mặt anh !
Tôi hy vọng là Adams vẫn còn sống . Và hy vọng là anh đã ( sẽ ) xem được cuốn film “ Saigon-68 “ . Để biết thêm sự thật về cái gọi là cuộc “ tổng nổi dậy “ mà anh là một trong những nhân chứng , 50 năm trước . Và để nghe anh Tô văn Cấp nói về một ông tướng “ ba-gai “ mà đánh giặc tận tình , như đã tận tình với thuộc cấp .
Còn với cái đám phản chiến kiểu Jane Fonda : xem được thì tốt , không được thì thôi . Những cái đầu đặc sệt ấy ( không phải như Joan Baez : chống Hà Nội từ khi thảm trạng thuyền nhân ) , có “ xem cho lắm , tắm cũng “ cuỗng trời “ !
Bây giờ , con sói già năm xưa không còn cô đơn nữa . Trên cánh đồng hoang ( Hermann Hesse ) , nó vẫn lầm lũi bước , nhưng biết phía sau là bao nhiêu tay chào " kính phục " .
Những " vết thù trên lưng " cũng từ từ lặn mất !
M72.

Sunday, September 15, 2024

The Last Officer: 99-Year-old Major General John Raaen - 5th Ranger Battalion in France, Belgium, and Germany, until December 1944 - United States, Korea, Europe, and Vietnam

Viên chức cuối cùng:
Thiếu tướng 99 tuổi John Raaen là sĩ quan cuối cùng còn sống sót sau đợt D-Day đầu tiên.
Ông sinh ra tại Fort Benning, Georgia vào năm 1922, là một sĩ quan quân đội chuyên nghiệp và theo học tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point. Sau khi tốt nghiệp, anh được thăng cấp Thiếu úy.
Vào tháng 10 năm 1943, Raaen được bổ nhiệm vào Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân Hoa Lỳ mới được bổ nhiệm và trải qua khóa huấn luyện ở Florida, Anh và Scotland.
Ông tham gia đợt tiến quân vào D-Day đầu tiên vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, giữ chức vụ Đại đội trưởng của Biệt động quân số 5 trên Bãi biển Omaha. Trong lần đầu tiên tham chiến, Raaen, lúc đó là cấp bậc Đại úy, đã có mặt trên các bãi biển ở Normandy, Pháp. Anh đã được trao tặng Huy Chương Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc và Huy Chương Bộ binh chiến đấu vì hành động của mình vào ngày hôm đó.
Ông phục vụ trong Tiểu đoàn 5 Biệt động quân ở Pháp, Bỉ và Đức cho đến tháng 12 năm 1944 trong Trận chiến Bulge, khi ông bị thương vào một vụ tai nạn xe Jeep.
Ông được di chuyển trở lại Hoa Kỳ và được bổ nhiệm làm giảng viên tại Cục Quân khí ở West Point cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Trong suốt những năm sau chiến tranh, Raaen nắm giữ nhiều quyền chỉ huy quan trọng trên khắp Hoa Kỳ, Nam Hàn, Châu Âu và Việt Nam. Tháng 4 năm 1979, ông về hưu với cấp bậc Thiếu tướng sau 36 năm phục vụ  cho Quân đội.

Các bạn mến,
Hãy cùng chúc mừng Sinh Nhật Cụ Ông này, một chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến trận D-Day Normandy năm 1944, mà Cụ Ông này là người cuối cùng còn sống cho đến hôm nay, quá lớn tuổi rồi. Điểm đặc biệt trong tấm hình dưới, Cụ Ông trân trọng ôm cái khung gắn nhiều huy chương, mà đáng kể là trong số đó có huy chương của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Tôi xúc động và hãnh diện khi thấy hình ảnh này. 🌷
Trích Wikipedia:
Trận Normandie
Cuộc đổ bộ của quân đội khối Đồng minh vào các bãi biển vùng Normandie ngày 6 tháng 6 1944, còn gọi là Trận chiến vì nước Pháp[10], là một trong những mốc lịch sử quan trọng của Thế Chiến thứ Hai. Đây là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử[11], với hơn 150.000 quân lính của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada cùng với quân kháng chiến Pháp, Tiệp Khắc, Ba Lan, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, theo các chiến hạm lớn nhỏ từ miền nam Anh Quốc kéo vào đất Pháp lúc bấy giờ đang nằm dưới sự kiểm soát của quân Đức Quốc Xã. Ngay từ ngày đầu tiên, họ đã phá hủy các cầu và cắt đường liên lạc của quân Đức, và gặt hái thành công vang dội[12]. Sau nhiều ngày chiến đấu, quân lực Đồng Minh giành được lợi thế vào tháng 7 năm ấy[12], đẩy được quân Đức Quốc Xã ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandie và trên đà thắng lợi đã tiến hành cuộc giải phóng Paris nói riêng[10], và cuộc tiến chiếm giải phóng châu Âu nói chung cũng như sự chấm dứt thắng lợi của cuộc chiến. Bất chấp sự kháng trả mãnh liệt của mình, quân Đức bị tổn thất lớn lao, lâm vào một thảm họa choáng váng.[2][13] Thắng lợi quyết định này đã làm nên một bước ngoặt lớn cho cả cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, góp phần dẫn tới sự sụp đổ của Nhà nước phát xít Đức và chấm dứt chiến tranh.[1][14][15] Để đạt được chiến thắng vang dội này, lực lượng Đồng Minh đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề,[13] và đại thắng cũng được xem là một trong những trận thắng vẻ vang và anh dũng nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Ngô Kỷ

The Last Officer: 
99-Year-old Major General John Raaen is the last surviving officer from the first wave of D-Day. 
 He was born at Fort Benning, Georgia in 1922, to a career military officer, and attended the United States Military Academy at West Point. Upon graduation, he received a commission as a Second Lieutenant. 
In October of 1943, Raaen was assigned to the newly activated 5th Rangers, and underwent extensive training in Florida, England, and Scotland. 
He participated in the first wave of the D-Day invasion on June 6, 1944, serving as Headquarters Company Commander of the 5th Rangers on Omaha Beach. During his first time in combat, Raaen, who was an Army Captain at the time, distinguished himself on the beaches of Normandy France. He was awarded the Silver Star and Combat Infantryman Badge for his actions on that day. 
He served with the 5th Ranger Battalion in France, Belgium, and Germany, until December 1944 during the Battle of the Bulge, when he was involved in a serious Jeep accident. 
He was evacuated back to the United States and was appointed as an instructor in the Department of Ordnance at West Point until the end of the war. 
Throughout the postwar years, Raaen held several important commands throughout the United States, Korea, Europe, and Vietnam. In April 1979, he retired at the rank of Major General after 36 years of devoted service to the Army. 
 
Major General John C. Raaen Jr.

Born on 22 April 1922 at Fort Benning, Georgia, John C. Raaen, Jr., graduated from the United States Military Academy in 1943. Commissioned as a 2nd. Lt. in the Corps of Engineers, he joined the newly activated 5th Ranger Battalion, landing on Omaha Beach on D-Day, 6 June 1944, where he earned a Silver Star. Injured in December 1944, Raaen was evacuated to the United States.

After recovering from his injuries, he was appointed as an instructor in the Department of Ordnance at West Point in 1945 and transferred to the Ordnance Corps in 1947. After attending the Naval Post Graduate School in Annapolis, Maryland from 1948 to 1949, he earned an MA in Nuclear Physics from Johns Hopkins University, Maryland, in 1951. Raaen next served as the Executive Officer in the Ammunition Development Branch of the Office of the Chief of Ordnance from 1951 to 1954, involved in the development of combustible cartridge cases, anti-tank projectiles, and armor-piercing small arms ammunition.

From 1955 to 1956, Raaen served in Korea, first as Executive Officer, 8th US Army Ordnance Section, where he expedited the flow of repair parts and new equipment, and then as commander of the 83d Ordnance Battalion, where he revamped the ammunition stock control system. He returned to the United States in 1957 to serve on the Ordnance Board at Aberdeen Proving Ground (APG ), Maryland. In 1959, as a member of the Military Liaison Committee to the Atomic Energy Commission, he was involved in developing artillery nuclear warheads and arming devices.

From 1963 to 1965, Raaen served as Ordnance Officer then Deputy Chief of Staff, G-1, of the Berlin Brigade. In 1965, he took command of the Miesau ammunition depot in Germany. In September 1965, he headed up the US Army Research Office in Durham, North Carolina, overseeing programs being carried out by civilian researchers and scientists for the Army. Raaen then commanded, from 1967 to 1969, the Ballistics Research Laboratories, the Human Engineering Laboratories, and the Coating and Chemical Laboratory at APG and consolidated them with other agencies to form the Aberdeen Research and Development Center.

In 1969 Raaen served at Headquarters, United States Army Vietnam, as Chief of the G-4 Ammunition Division, then as Chief of the G-4 Supply Division, and finally as Deputy Assistant Chief of Staff, G-4. He then returned to the United States to serve as Director of Ammunition in the Office of the Deputy Chief of Staff for Logistics, Department of the Army, Washington, D.C. In 1971, he took command of the Mobility Equipment Command in St. Louis and in 1972 moved to Rock Island Arsenal to take command of the US Army Weapons Command. In 1973, Raaen organized and assumed command of the US Army Armament Command, merging three organizations responsible for 25 ammunition plants and seven arsenals. In 1975, Raaen served as Executive Deputy Director of the Defense Supply Agency, Alexandria, VA, and in 1976 took command of the Defense Fuel Supply Center in Washington, D.C. Maj. Gen. John C. Raaen, Jr., retired in 1979 after 36 years of devoted service.

LAST SURVIVING OFFICER D-DAY FIRST WAVE TURNS 99
Please join us in wishing WWII veteran Major General John Raaen a happy 99th birthday! In the early hours of D-Day, June 6, 1944, Raaen was among the first to land on Omaha Beach, serving as Headquarters Company Commander of the 5th Ranger Battalion. He is believed to be the last living officer who landed in the first wave at Bloody Omaha.
An Army Captain at the time, Raaen distinguished himself in combat across the European theater and was awarded the Silver Star and Combat Infantryman Badge for valorous actions in the face of the enemy. He served with the 5th Rangers in France, Belgium, and Germany, until December 1944 during the Battle of the Bulge, when he was involved in a serious Jeep accident.
He was evacuated to the United States and later taught as an instructor at the United States Military Academy at West Point until the end of the war. Throughout the postwar years, Raaen held several significant commands in the United States, Europe, and during the Korean and Vietnam wars. In April 1979, he retired at the rank of Major General after 36 years of devoted service to the US Army.
"Giving the Past a Future, One Story at a Time."
WWII Veterans History Project

Friday, September 6, 2024

Phải trút hết tội làm Mỹ thua trong chiến tranh VN cho cựu TT Nguyễn Văn Thiệu - Henry Kissinger

Miền Nam Tự do mất vào tay Việt cộng Miền Bắc, công của TNS trẻ Biden đối với CS không nhỏ khi phản đối tiếp tục viện trợ cho Miền Nam chống Việt cộng.
Không quên đọc những comments.

From: 'vi nguyen' via Văn Đàn TIẾNGQUÊHƯƠNG
[TiếngQuêHương] Phải trút hết tội làm Mỹ thua trong chiến tranh VN cho cựu TT  Nguyễn Văn Thiệu

Phải trút hết tội làm Mỹ thua trong chiến tranh VN cho cựu TT  Nguyễn Văn Thiệu

Cho đến năm 2024, cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chết được 23 năm nhưng chưa có một ai hay một đoàn thể nào dám đứng ra kêu gọi trả lại danh dự cho ông, mặc dầu ngay khi ông vừa mới qua đời vào năm 2001 thì phóng viên chiến trường nổi tiếng nhất thế giới là Orihana Fallaci đã kêu gọi dư luận hãy trả lại danh dự cho ông.
Sở dĩ Orihana Fallaci phải kêu gọi bởi vì sau 1975 các phương tiện truyền thông của Mỹ trên khắp thế giới đã nhận được lệnh của Kissinger là phải trút hết tội làm Mỹ thua trong chiến tranh VN cho ông Nguyễn Văn Thiệu để cho sự thua của Mỹ tại Việt Nam “khả dĩ coi được” (đỡ quê).

Riêng các phương tiện truyền thông Việt gian
 trên đất Mỹ thì có bổn phận nguyền rủa NVT độc tài tham nhũng mới làm cho mất nước, nhằm hướng nỗi hận mất nước của nguòi Việt vào ông NVT mà quên đi nguyên do mất nước là bị Mỹ phản bội.

Ngày 29-9 năm nay đã là ngày giỗ thứ 23, 2001-2024 của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Cho tới trước khi chết ông vẫn cúi đầu nhận chịu trách nhiệm đã làm cho mất nước,một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân một người không thể nào gánh vác. 
Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu thì quả là vô lý, thế nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu đã làm.

Frank Snepp là một nhân viên CIA làm việc tại chi nhánh CIA tại Sài Gòn năm 1975. 
Nhiệm vụ của ông là đọc báo và nghe đài phát thanh của CSVN và VNCH để trình cho Polgar, trưởng CIA tại Sài Gòn, những tin nào mà ông ta thấy đáng quan tâm.
Sau biến cố 1975 Frank Snepp quyết định viết thành sách về những gì ông chứng kiến trong vai trò một nhân viên CIA làm việc tại VN trong giai đoạn Hoa Kỳ cuốn cờ ra khỏi Việt Nam. 
Nhờ đó ông nhanh chóng trở thành nhân chứng sống duy nhất dám tiết lộ những bí mật mà một nhân viên CIA không được phép tiết lộ.
Theo Frank Snepp thì mọi chuyện đều bắt đầu từ khi ký kết Hiệp định Paris. Rồi 3 tháng sau khi ký kết hiệp định, Tổng thống Nixon cử Martin làm đại sứ Mỹ tại VN thay Bunker. 

Frank Snepp mô tả vai trò của Đại sứ Martin :
“Mỹ buộc phải bò ra khỏi Việt Nam trong tư thế đường hoàng, và muốn tạo được ấn tượng như vậy thì cần phải có một chuyên gia về ảo thuật và kịch nghệ mà Martin thuộc vào hạng sư phụ. 
(Trang 75, nguyên văn : “The United States was obliged to crawl out of Vietnam standing up, and to foster that illusion required the kind of conjuring and stagecraft at which Martin so adept”).
Như vậy màn kịch bỏ rơi Việt Nam đã được lên giàn từ tháng 4 năm 1973.

Hết đạn và hết nhiên liệu :
Tường trình của Tướng Cao Văn Viên :
“Một sự thực không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6 năm 1975…” (Tài liệu của Ngũ Giác Đài : Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 136).
Tài liệu của CIA : “Từ cuối tháng 12-1973 đến đầu tháng Giêng 1974 Tướng John Murray và ban tham mưu của ông đã làm việc ngày đêm để cố gắng tìm đáp số cho bài toán viện trợ quân sự. 
Nhưng mỗi lần họ tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề thì lại phát sinh một vấn đề khác mà kết quả cũng chỉ đưa tới bí lối” (Frank Snepp, Decent Interval, trang 95).
Tướng Jhon Murray là Tư lệnh cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. 
Ông đến Việt Nam sau Hiệp định Paris 1973, sang đầu năm 1974 ông và Bộ tham mưu Hoa Kỳ tại Việt Nam phải tính toán sổ sách về viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam trong nửa cuối 1974 và đầu năm 1975. 
Tuy nhiên Ngũ Giác Đài đã cho ông biết trước là có thể dưới 700 triệu đô la; nhưng theo các chuyên viên tham mưu của John Murray thì 700 triệu chỉ đủ giữ được Vùng 4.

Tình hình thực sự vào tháng 3 năm 1975 :
Năm 1975, ngày 7-1. 
Sau khi mất Phước Long, Mỹ tuyên bố : 
“Tổng thống Pho không có ý vi phạm những điều cấm chỉ (của Quốc hội) về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam” (Hồi ký của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái, trang 161)
Ngay sau khi nhận được tin, Lê Duẩn chỉ thị cho Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái tiến hành kế hoạch tiến chiếm miền Nam :
“Một tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên” (Hoàng Văn Thái, trang 172).
- Tuần đầu của tháng 3 năm 1975. Trong một cuộc họp đầu tuần của Bộ Ngoại giao HK, Kissinger đã giải thích hành động viện trợ “lấy có” cho Cam Bốt: “Chính phủ Lon Nol đang trên đà sụp đổ, đây là nguyên do chính khiến chúng ta phải tiếp tục viện trợ để cho sau này không ai có thể trách chúng ta vô trách nhiệm”.
(Frank Snepp, Decent Interval, trang 175).
*(Nguyên văn : “…he say, the Lon Nol Government was on the brink of collapse, it was essential to keep open the aid pipeline so no one could later blame the United States for the disaster”).
- Ngày 7-3-1975, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại giao HK trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông : “Hãy làm mọi cách để Quốc hội tiếp tục duy trì viện trợ (lấy có) cho Cam Bốt và Việt Nam. 
Không phải để cứu vãn hai nước đó, mà vì không thể nào cứu vãn được hai nước đó” (Frank Snepp, Decent Interval trang 176).
*(Nguyên Văn : Do every thing possible to ensure that Congress lived up our aid commitments to Cambodia and Vietnam- not because the two countries were necessarily salvageable, but precisely because they might not be). 
Hai ngày sau khi Kissinger nói cậu này thì Văn Tiến Dũng ra lệnh tấn công Ban Mê Thuột.

Thế bắt buộc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu :
Năm 1975, ngày 11-3, một ngày sau khi mất Ban Mê Thuột. Tướng Thiệu mời các Tướng Khiêm, Viên, Quang ăn sáng tại dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của HK vào năm 1975. 
Tướng Viên ghi lại cảm nghĩ của ông lúc đó :
“Quyết định của Tổng thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đã suy xét thận trọng. Hình như Tổng thống Thiệu đã ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…”
“… Tổng thống Thiệu phác họa sơ : …
Một vài phần đất quan trọng đang bị Cọng sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi giá… …Ban Mê Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại… …” (Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 129-131).
“Ngay sau khi Phước Long bị tấn công, Hoa Kỳ không có một phản ứng nào … . Một thực tế gần như hiển nhiên là Hoa Kỳ không muốn cuộc chiến tiếp tục, và biều quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra. 
Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc”  trang 132).
Các đoạn trích dẫn trên đây đã giải thích vì sao Tổng thống Thiệu phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2.

Cuối cùng, sau 30-4-1975 Mỹ mở chiến dịch đổ tội làm mất nước cho Tổng thống Thiệu để cho người ta không oán hận Mỹ đã bỏ rơi VNCH... Giờ đây đã 49 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan cho ông Nguyễn Văn Thiệu, thì cũng nên trả lại sự thật cho lịch sử.

BÙI ANH TRINH



@vanloinguyen2593
2 years ago
cách đây 50 năm mà nguyên thủ quốc gia đã giỏi ngoại ngữ rồi ,còn bây giờ nó chửi tưởng nó khen cứ gật đầu

@joejo1220
2 years ago (edited)
Nhờ mạng Internet , mọi người mới có dịp thấy khả năng nói lưu loát cả tiếng Anh ( Mỹ ) và tiếng Pháp trong một cuộc phỏng vấn khác của Tổng Thống NGUYỄN VĂN THIỆU với một ký giả người Pháp . Chúng tôi , người dân miền Nam hãnh diện có một vị Tổng Thống thật đáng ngưỡng mộ !

@Thuy_nguyen84
5 months ago
Không cần nhìn giấy, phong thái rất tự nhiên, tự tin, gương mặt hiền hậu khôi ngô, thời đó mà nói tiếng anh thông thạo như vậy thì phải biết nền giáo dục VNCH đã tuyệt vời như thế nào, mãi kính mến ông, VNCH mãi trong tim

@chauvo818
2 years ago
Một người lãnh đạo mà thông thạo 2 thứ tiếng Anh và Pháp lưu loát phát biểu ko e dè tự tin ko cần giấy, có sẵn văn kiện trong đầu, xứng đáng là nhà lãnh đạo, ngưỡng mộ và kính trọng.

@TravisHiep
2 years ago
Nghe ông TT Thiệu nói và Thủ Tướng Dũng và chủ tịch Phúc nói thì đủ biết nền giáo dục của VNCH như thế nào rồi. Đó là niềm tự hào của 1 thể chế Tự Do.

@sonba9363
2 years ago
Bây giờ tôi mới thấy cố TT Nguyễn Văn Thiệu , rất tuyệt vời và xứng đáng là TT VNCH .

@thihangnguyen8407
5 months ago
Nhìn TT .Thiệu lịch sự, văn minh ,trình độ văn hoá, nghiêm trang ,nhưng khi nói chuyện cũng dí dỏm. Miền Nam VN hãnh diện có một vị nguyên thủ quốc gia văn võ song toàn .

@loanhuynh7635
5 months ago
Đây mới đúng là nguyên thủ quốc gia mà người dân cần, ông tự tin , diễn đạt lưu loát, ông quá giỏi thật đáng nể

@dungdo146
2 years ago
Phát biểu tự nhiên không cần giấy không cần soạn trước ,quá hay

@vankim4181
2 years ago
Phong cách đỉnh đạc ... Ngoại ngữ trôi chảy. Xứng đáng 1 nguyên thủ quốc gia.