Lời
từ biệt của con trai Trung Tá Nhảy Dù Bùi Quyền (Thủ Khoa Khóa 16
VBQGVN), nói trước linh cữu cha trong tang lễ sáng ngày 10 tháng 6
/2020 được tổ chức tại Nam Cali.
Rất ý nghĩa và cảm động!
Lớn
lên không có bố bên cạnh quả là điều khó khăn. Hằng đêm con đã cầu
nguyện với hy vọng là bằng một cách nhiệm mầu nào đó bố sẽ được thả ra
khỏi trại cải tạo của chính quyền Bắc Việt và cùng sống với mẹ và chúng
con ở Mỹ. Rồi dần dà theo thời gian, con được biết thêm là trong những
ngày cuối cùng của chính quyền miền Nam Việt Nam bố đã có cơ hội để rời
Sài Gòn nhưng bố đã chọn ở lại để giúp tổ chức những tiểu đoàn Nhảy Dù
cuối cùng còn sót lại của miền Nam Việt Nam để chiến đấu bảo vệ thành
phố. Mặc dù bố đã thu xếp cho mẹ, em con, và con được an toàn rời khỏi
đất nước, nhưng làm thế nào mà bố có thể nghĩ rằng mẹ và chúng con sẽ có
thể tồn tại được tại một nơi xa lạ? Là một người nội trợ, mẹ chưa bao
giờ ngược xuôi kiếm sống ngoài đời trong khi em trai của con và con mới
chỉ lên bốn và năm tuổi. Mẹ và chúng con chỉ biết nói duy nhất mỗi tiếng
Việt. Là một đứa bé lớn lên trong một gia đình đơn chiếc và những khó
khăn về mặt tài chính, con đã không hiểu được tại sao một người chồng và
một người cha lại đã chọn một con đường như thế đó và ý nghĩ này đã
khiến con vừa buồn rầu vừa pha chút tức giận.
Đến
khi lớn lên và học thêm được những khái niệm như trách nhiệm, danh dự
và chính trực, con mới hiểu được nhiều hơn và từ đó con mới nhận ra rằng
bố đã không có được một lựa chọn nào khác hơn vào ngày định mệnh đó,
ngày mà bố đã đưa vợ và hai con trai nhỏ của mình lên máy bay để rời khỏi
một quốc gia mà chẳng bao lâu nữa sẽ không còn hiện hữu. Con đã trở nên
rất xấu hổ về những cảm xúc trước đây của mình khi còn bé bởi vì con đã
hoàn toàn nhận ra được chân giá trị của việc bố phải ở lại và giữ trọn
lời thề của mình để chỉ huy thuộc cấp của bố và để bảo vệ chính quyền quốc gia mà bố đã tuyên thệ phục vụ.
Không
biết là có phải chuỗi dài của những sự kiện đó đã đưa đẩy con đến việc
gặp được một người mà sau đó là bạn thân của gia đình, đó là Đại tá
Không quân Hoa Kỳ: Masuoka hay không? Ông đã trở thành Sĩ quan Liên lạc
của con tại Học viện Không quân Hoa Kỳ và cũng là người tận tình giúp
đỡ để con được hội ngộ (với bố) tại Học viện Không quân Hoa Kỳ. Con cũng
không biết đó có phải là kết quả của những lời cầu nguyện của con vào
thời thơ ấu? Nhưng khi Đại tá Masuoka, với sự giúp đỡ trực tiếp của cựu
Tổng thống Hoa Kỳ, George Bush, báo cho con biết rằng bố sẽ (từ Việt
Nam) đến Colorado Springs để trực tiếp tham dự lễ tốt nghiệp của con và
giúp cho con gắn lên vai cặp lon Thiếu úy, thì con đã tưởng đó là điều
không có thực. Quả là một sự phù hợp lạ lùng vì bố có mặt ngay lúc con
tốt nghiệp khi mà Khóa của con ra trường năm 1991, có phương châm tiêu
biểu cho khóa được khắc trên chiếc nhẫn tốt nghiệp là "Duty First,
Integrity Always." (Trách Nhiệm: Thứ nhất, Chính Trực: Luôn luôn).
Nói
được và hiểu được những điều này thì dễ. Nhưng sống sao cho được đúng
với ý nghĩa của những điều đó, từ ngày này sang ngày khác, thì khó hơn
rất nhiều, nhất là khi phải trực diện với những quyết định giống như vào
một ngày trong tháng Tư năm 1975 trên bãi đậu của chiếc máy bay với
người vợ và hai đứa con trai nhỏ đang ngơ ngác nhìn vào bố mong tìm được
một sự che chở và hy vọng. Quả là một sự tan nát trong cõi lòng của bố!
Con
rất tự hào là đứa con trai của bố, thưa Bố, và con chỉ có thể hy vọng
rằng con có thể sống được một cuộc đời đúng theo các nguyên tắc mà bố đã
sống và con sẽ truyền lại di sản của bố về trách nhiệm, danh dự và
chính trực cho các cháu nội của bố. Trong cộng đồng người Việt miền Nam
Việt Nam, danh thơm của bố rất tốt đẹp và vững chãi. Họ gọi bố là, "Anh
Hùng Mũ Đỏ" hay Anh Hùng với Mũ Bê Rê Đỏ. Đó quả là một tặng phẩm tuyệt
diệu và con không thể nghĩ ra được bất cứ điều gì thích hợp hơn nữa để
mô tả một người đã sống một cuộc đời thực sự anh hùng.
Ghi chú:
- Bản điếu văn bằng tiếng Anh của trưởng nam của NT Bùi Quyền K16.
- Chuyển sang Việt ngữ: Trần Trung Tín K31
Thưa Bố,
Growing up without you was difficult. I prayed every night hoping that you would somehow be miraculously released from the North Vietnamese’s government’s re-education camp and join us in America. Over time, I learned that you had the chance to leave Saigon in the final days of the South Vietnamese government but chose to stay to help organize the remnants of the remaining South Vietnamese Airborne battalions to defend the city. Although you did secure safe transit out of the country for mom, my brother, and me, how did you expect us to survive? Mom was a house wife and had never been in the workforce while my brother and I had just turned four and five, respectively. We only spoke Vietnamese. As a child growing up in a single parent home and the resultant financial struggles, I didn’t understand why a husband and father would choose this path and that thought made me both sad and a little angry.
As I grew older and learned more about concepts such as duty, honor, and integrity, I understood more and came to accept that you had no choice on that fateful day you put your wife and two young sons on that airplane to flee a country that would soon no longer exist. I became very ashamed about my earlier feelings as a child because I came to appreciate that you had to stay and fulfill your oath to lead your men and to defend a government you swore to serve.
Were the sequence of events that led me to meet a soon-to-be close family friend, USAF Colonel Masuoka, who became my USAF Academy Liason Officer and who ultimately helped me get an appointment at the USAF Academy the result of my childhood prayers? I am not sure but when Colonel Masuoka, with the direct help of the former President of the US, George Bush, called to let me know that you would be coming to Colorado Springs to physically attend my graduation and help me pin on my 2nd Lieutenant’s officer bars, I couldn’t believe it. How fitting that you were there at my graduation because my Academy’s class of 1991’s motto that is inscribed on our class ring reads “Duty First, Integrity Always”.
Saying and understanding these words are easy. Living by these words day in and day out is more difficult, especially when confronted with decisions like on that day in April 1975 on an airplane tarmac with your wife and two young sons looking to you for assurances and hope. How internally torn that must have made you feel!
I am so proud to be your son, Dad, and can only hope that I can live a life true to principles that you have lived by and pass down your legacy of duty, honor, and integrity to your grandsons. Your legacy in the South Vietnamese community is strong and secure. They call you, “Anh Hung Mu Do” or Hero with a Red Beret. How amazing a tribute and I cannot think of anything more appropriate to describe a man who has lived a truly heroic life.
Bùi Quang
No comments:
Post a Comment