Monday, July 5, 2021

Tưởng niệm chiến thắng Bến Tranh Long An Tưởng-niệm Anh-Hùng Bất Tử Đặng-Phương-Thành

  

Hội Sử-Học Việt-Nam
Vietnamese historical Association
Tưởng niệm chiến thắng Bến Tranh Long An
Tưởng-niệm Anh-Hùng Bất Tử Đặng-Phương-Thành
I/ Bối cảnh:
Để tấn chiếm Sài Gòn, ngày 08/04/1975, Cộng-sản Bắc-Việt tung Quân-đoàn 4 để tấn công thị trấn Xuân Lộc nơi phòng thủ của Sư-đoàn 18 Bộ-binh Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Tại Xuân-Lộc, Sư đoàn 18 Bộ Binh được giao nhiệm vụ trấn giữ cửa ngỏ chiến lược tiến về thủ đô Sải Gòn. Nơi đây tập trung hầu hết các lực lượng tinh nhuệ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như Nhảy Dù, Biệt Động Quân, Thiết Kỵ, Pháo Binh, Công Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Quân Y cùng đơn vị kỹ thuật điện tử. Toàn thể các cánh quân trấn giữ tại Xuân Lộc đã giáng trả những đòn sấm sét lên đầu quân xâm lược qua chiến tích 12 ngày đêm kịch chiến dữ dội (từ 08/04/1975 - 20/04/1975).
Cả thế giới nín thở, ngưỡng mộ sức chiến đấu oai dũng của người lính QLVNCH ở Xuân Lộc. Trận đánh này đã khẳng định sức chiến đấu can cường của người lính miền Nam đánh bạt những lập luận chủ bại của giới truyền thông thiên tả vào lúc đó.
Dư luận từ mấy mươi năm qua, vẫn gọi chiến thắng Xuân Lộc là chiến thắng cuối cùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Thực tế không phải như vậy, và 38 năm qua, một chiến thắng khác không kém phần lẫy lừng do Trung đoàn 12 Sư đoàn 7 Bộ Binh thực hiện được phát hiện và phổ biến.
Người chỉ huy Trung-đoàn 12 chính là Đại-tá Đặng-Phương-Thành. Chiến thắng đó xảy ra ở Bến-Tranh Long-An
***
II/ Quân-đoàn IV Và Những Trận Đánh Cuối Cùng:
1/ Chiến Thắng Bến-Tranh
Trích trong bài hồi ký “Những ngày bên cạnh Đặng Phương Thành” của Trần Văn Lưu *
Thưa các bạn,
Sau trận đánh này, Báo Pháp Paris-Match đã tới ngay trận-địa để phỏng-vấn Đại-tá Đặng-Phương-Thành, Trung-đoàn-trưởng Trung-đoàn 12 Sư-đoàn 7 Bộ-Binh Việt-Nam Cộng-Hòa. Tôi có may mắn đọc được số báo này. Sau này, khi qua Mỹ dự định mua lại nhưng nó rất đắt vì ở dạng văn-khố/Archive, đó là chưa kể shipping từ Paris sang Mỹ; do vậy phải bỏ ý định và có nhờ người em ở Canada vào thư viện kiếm. Người em này đã chụp lại bản đen trắng và gửi cho tôi nhưng không thể post lên blog vì quá mờ. Vừa rồi, có qua email một anh bạn ở Pháp nhờ anh "vào thư-viện để scan và sau đó post trên blog" của anh.
Theo tôi biết, trận đánh này là Chiến Thắng Lớn Và Cuối Cùng của QLVNCH, và được báo chí quốc-tế loan tin khắp thế-giới. Trong đó có Paris-Match, và người tạo ra chiến thắng là Đại-tá Đặng-Phương-Thành, khóa 16 Đà-Lạt. Năm 1975, các sỹ-quan khóa này thường ở cấp đại-tá và nhiều người đã anh dũng hy sinh trong lúc chiến đấu chống lại cuộc tấn công ồ-ạt của quân Cộng-sản Bắc-Việt. Như đại-tá Nguyễn-Xuân-Phúc và Đỗ-Hữu-Tùng, Lữ-đoàn-trưởng và Lữ-đoàn-phó Lữ-đoàn 369 Thủy-Quân Lục-Chiến ở bải biển Đà-Nẳng. Như Đại-tá Nguyễn-Hữu-Thông, Trung-đoàn-trưởng Trung-đoàn 42 Sư-đoàn 22 Bộ-binh đã tự-tử vì không muốn lên tàu để di-tản vào Nam. Như Trung-úy Nguyễn-Bảo-Tùng, sỹ-quan Không-quân lái trực-thăng đi thả biệt-kích Mỹ, tử trận năm 1965; sau nầy được cộng-sản trao hài-cốt và được chôn ở Arlington tháng 06/2003.
Trong tháng 03 và 04/1975, có một số Sĩ-quan các cấp tìm mọi cách để rời bỏ hàng ngủ về nhà lo cho gia đình vợ con thì hầu hết các sĩ-quan khóa 16 đều chiến đấu tới giờ phút chót để bị tử-trận, bị bắt sống. Đấy là đặc-điểm đáng ghi nhớ của khóa 16 Võ-bị Đà-Lạt. Các bạn có thể kiểm chứng nhận xét của tôi bằng cách tìm hiểu về khóa này. Xin nói thêm, tôi đã học ở trường Bộ-binh Thủ-Đức (khóa 8/68) nên không có liên quan gì đến khóa 16 Đà-Lạt. Nhưng phải công tâm mà nói, khóa này đã đóng góp xương máu rất nhiều trong cuộc chiến vừa qua.
Nhân dịp này, tôi thành tâm cầu nguyện cho các sĩ-quan khóa 16 Đà-Lạt, đã hy sinh trong cuộc chiến, sớm siêu thoát; riêng các anh SQ nào còn sống thì dồi-dào sức-khỏe vì các anh đều trên 70 tuổi.
- Trần-Anh-Tú
***
Vào cuối tháng 4 năm 1975, trong khi các Quân Đoàn I, II, III đã tan rã thì các chiến sĩ Quân Đoàn IV vẫn ghìm chặt tay súng, quyết tâm bảo vệ mảnh đất cuối cùng của miền Nam tự-do. Trung-Đoàn 12 là thành phần trừ bị của Sư Đoàn 7 Bộ Binh, lúc này do Chuẩn Tướng Trần-Văn-Hai làm Tư-Lệnh, đang hoạt động tại khu Bến-Tranh và Long-Định kế cận quốc lộ 4.
Đại Tá Thành được Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn gọi về họp khẩn cấp. Theo tin tức nhận được từ bộ Tổng Tham Mưu và Quân Đoàn IV cho hay, lực lượng địch là hai trung đoàn thuộc Công Trường 7 quân chính quy Bắc Việt, có chiến xa và đại pháo yểm trợ, từ biên giới Việt-Miên, đang băng Đồng Tháp Mười tiến về hướng Thủ-Thừa - Tân-An. Ý đồ của chúng là chiếm Thủ-Thừa làm bàn đạp, sau đó đánh chiếm Tân-An, cắt đứt Quốc-Lộ 4, cô lập thủ đô Sài-Gòn. Sư-đoàn được lệnh phải tung quân ra chặn. Trung-Đoàn 10 khi đó đang giải tỏa áp lực địch tại Kiến-Hòa. Trung-Đoàn 11 đang hoạt động tại Cần-Thơ, bảo vệ Bộ Tư Lệnh Quân-Đoàn IV. Chỉ còn Trung-Đoàn 12 của Đại Tá Thành, tương đối rảnh tay hơn nên được chỉ định đi chặn địch.
Khi Thành trở về bộ chỉ huy Trung-Đoàn thì các đơn vị trưởng trực thuộc và tăng phái đã có mặt sẵn sàng nhận lệnh. Ngoài thành phần cơ hữu, trung-đoàn được tăng phái 2 chi đoàn thiết vận xa M-113 và tăng cường yểm trợ pháo binh 155 ly của Sư Đoàn. Có phi cơ bao vùng khi trung đoàn xuất phát. Liên lạc hàng ngang với Tiểu Khu Long-An để tránh ngộ nhận. Lệnh hành quân cấp tốc được ban ra:
- Lực lượng 1 gồm một tiểu đoàn, 1 chi-đoàn thiết-vận-xa M-113, có đại-đội trinh-sát 12 tùng thiết, nhanh chóng vượt qua cầu Tân-An, lấy vị trí này làm điểm xuất phát, tiến về hướng Thủ-Thừa. Liên lạc hàng ngang với quận Thủ-Thừa để tránh ngộ nhận.
- Lực lượng 2 là 1 tiểu đoàn, xuất phát từ Tân-Hương tiến về Rạch-Chanh. Lục soát hai bên bờ và tiếp tục tiến về hướng Thủ-Thừa. Liên lạc hàng ngang với các đơn vị bạn để biết thêm tình hình và tránh ngộ nhận.
- Lực lượng trừ bị gồm một tiểu đoàn, 1 chi đoàn thiết vận xa M-113, bố trí tại lăng Nguyễn-Huỳnh-Đức (khoảng giữa Tân-Hương và Tân-An sát quốc lộ 4) sẵn sàng tiếp ứng quân bạn khi được lệnh.
- Bộ chỉ huy Trung-Đoàn và Tiểu Đoàn 73 Pháo-Binh 105 ly đóng tại Tân-Hương. Bộ chỉ huy nhẹ sẽ di chuyển đến lăng Nguyễn-Huỳnh-Đức theo nhu cầu chiến trường.
Lực lượng 1 xuất phát từ 6 giờ chiều. Đến 7 giờ 30 chạm địch lẻ tẻ. Quận Thủ-Thừa đang bị địch pháo kích dữ dội bằng đủ loại pháo, cối. Tại Tân-An cũng bị pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly. Khoảng 8 giờ 30, cánh 1 chạm địch rất mạnh. Địch có cả xe lội nước PT-76 kèm theo bộ binh tùng thiết. Đại đội Trinh Sát và chi đoàn Thiết-Kỵ lập thành tích khởi đầu, bắn cháy ngay một thiết xa địch làm tinh thần binh sĩ lên cao. Kế tiếp là xe thứ 2 rồi xe thứ 3 của địch đã bị bên ta bắn cháy. Địch quân đã phải lùi lại không phải xông xáo như lúc đầu mới nổ súng. Được phi cơ soi sáng và chỉ điểm các vị trí pháo của địch để không quân và pháo binh ta tiêu diệt, làm sút giảm cường độ pháo kích của chúng. Đến 11 giờ đêm thì địch im tiếng súng, dường như chúng đã rút để củng cố lực lượng.
Cánh thứ 2 xuất phát lúc 5 giờ chiều. Đến 8 giờ tối thấy bóng dáng và nghe nhiều tiếng động khả nghi. Đơn vị tiếp tục tiến rất cẩn thận. Đến 9 giờ tối, địch khai hỏa trước rất dữ dội để cướp tinh thần bằng đủ loại vũ khí và pháo nặng, làm đơn vị phải đừng lại nghênh chiến. Hai cánh quân đều chạm địch rất nặng. Phi cơ được gọi đến soi sáng trận địa và hỏa long, phi-cơ C-47 có trang bị đại bác 105 ly đến yểm trợ liên tục. Pháo binh của ta từ các vị trí kế cận cũng được lệnh của Sư-Đoàn cho bắn tập trung TOT (time on target) vào những điểm nghi địch tập trung rất mãnh liệt. Đến 12 giờ đêm thì địch hoàn toàn im lặng. Cánh quân 1 và 2 được Thành chỉ thị kiểm tra, tổ chức địa thế phòng ngự chờ sáng sẽ tấn công tiếp.
Vừa tới 5 giờ sáng, địch nổ súng hỗ trợ cho bọn đặc công xâm nhập. Nhưng chúng đã làm mồi cho hàng rào mìn claymore và hỏa lực của chiến sĩ ta. Hai cánh quân vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Khi trời vừa sáng rõ, từng đoàn phi tuần phản lực cơ A-37 thay nhau dội bom lên đầu địch. Hỏa lực phòng không của địch rất mạnh, làm các phi cơ dội bom phải bay cao nên khó chính xác thả bom đúng mục tiêu. Sau khi nắm vững tình hình địch, Thành quyết định tung lực lượng trừ bị tham chiến. Tiểu đoàn trừ bị tùng thiết chi đoàn thiết kỵ M-113 bọc phía Nam Tân-Hưng, vòng ra sau đánh bọc hậu địch. Nhờ những rặng cây trâm bầu che khuất tầm quan sát của địch, quân ta được phi cơ hướng dẫn và chỉ điểm đã bất ngờ đánh vào sau lưng chúng. Cộng quân đã không ngờ rơi vào tình huống lưỡng đầu thọ địch, nên hốt hoảng chạy ra đồng trống làm mồi cho phi cơ và pháo binh ta. Các phi công A-37 rất gan dạ, đã bay sát ngọn cây tránh hỏa lực phòng không của địch để thả bom xăng đặc thiêu sống địch quân. Trận chiến kéo dài đến 3 giờ chiều mới được coi như chấm dứt. Địch để lại trận địa 3 xe thiết giáp bị cháy. Trên ba trăm xác Cộng Quân rải rác trên trận địa. Năm tên bị bắt sống cùng cùng với một xe lội nước PT-76. Ta tịch thu một đại pháo 130 ly nòng dài, loại vũ khí mà địch từng tự hào đã trấn áp đè bẹp tinh thần quân ta. Ngoài ra ta còn tịch thu vô số kể các loại khác như đại bác không giật 75 ly, súng cối 82 ly, đại liên phòng không 12 ly 8 cùng rất nhiều vũ khí nhỏ khác.
Sau đó là tin chiến thắng giòn giã, làm nức lòng dân Long-An. Hai vị Tư-Lệnh Quân Đoàn IV và Sư Đoàn 7 lập tức bay tới thị sát trận địa. Tiếp đó là Tổng-Thống VNCH Trần-Văn-Hương, có tổng tham mưu trưởng QLVNCH tháp tùng, đến thị sát chiến trường ngay lúc còn vương mùi thuốc súng và xác địch ngổn ngang. Tổng Thống đã đích thân trao gắn Đệ Tứ Đẳng Bảo-Quốc Huân-Chương cho Thành ngay tại mặt trận.
Trung Đoàn 12 đã góp phần oanh liệt trong những trang sử cuối cùng của Quân-lực VNCH. Trong trận này, tinh thần quân nhân các cấp cùng một lòng, từ tiểu đoàn trưởng xuống đến tiểu đội trưởng, đã mưu trí và gan dạ, điều động binh sĩ thi hành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng thời hai chi đoàn thiết kỵ M-113 đã phối hợp với bộ binh rất nhịp nhàng, xông xáo tấn công như vũ bão làm địch phải kinh hồn táng đởm. Cũng phải nói đến các phi công phản lực A-37 đã gan dạ đến liều lĩnh, bay sát đầu giặc để tiêu diệt địch khiến phải phơi thây trên chiến địa. Trong sự gan dạ này, hai phi cơ A-37 đã bị địch bắn rơi. Một chiếc cháy và phi công nhảy dù ra. Một chiếc khác bị rơi xuống sông Vàm-Cỏ-Tây mất tích luôn.
Điều quan trọng làm binh sĩ tin tưởng và phục tùng cấp chỉ huy là do gương sáng của các cấp lãnh đạo như Thiếu Tướng Nguyễn-Khoa-Nam và Chuẩn Tướng Trần-Văn-Hai, những vị đã và đang chỉ huy Sư-Đoàn 7 Bộ-Binh lúc đó. Cả hai đều là những vị tướng thanh liêm, cương quyết nhưng nhân từ, độ lượng. Tôi còn nhớ, trong buổi họp các đơn vị trưởng từ tiểu đoàn trưởng trở lên, Tướng Nam thường nhắc: “Chúng ta nên nặng về giáo dục hơn trừng phạt, nhất là đối với các sĩ quan trẻ mới ra trường, chưa kinh nghiệm, dễ bị quyến rũ và vi phạm kỷ luật. Ta hãy xét kỹ và phân tách từng trường hợp. Đừng vì nhất thời, cái gì cũng ký giấy phạt thì họ không có cơ hội chuộc lỗi để tiến thân. Như vậy chúng ta sẽ thiếu cán bộ chỉ huy sau này. Chính họ là vốn quý của đơn vị và quân đội chúng ta.” Lời vàng ngọc này tôi không bao giờ quên. Và chính Thành, cũng đã thấm nhuần tư tưởng của Tướng Nam, nên anh đã thu phục được nhân tâm của các quân nhân các cấp trong trung đoàn, để tất cả một lòng theo anh và sẵn sàng hy sinh cho đất nước.
Sau ngày 30 tháng 4, thương và nghe lời gia đình, Thành phải chấp nhận trình diện như trăm ngàn người khác. Chúng điều tra, biết chính anh là người chỉ huy trận đánh và đã loại hai trung đoàn thuộc Công Trường 7 thiện chiến Bắc Việt, đó là điều chúng không ngờ. Vì vậy, chúng bắt anh khai tới, khai lui, bắt anh thuyết trình lại trận đánh trên bản đồ, chúng mới tin là thật. Đến khi di chuyển ra Bắc, tuy ở chung trong trại cấp Đại Tá, nhưng Thành không được đi lao động bên ngoài vì sợ anh trốn. Nhưng một hôm, bỗng nhiên phát giác Thành vắng mặt, bọn chúng vội vã thông báo cho địa phương và mang chó săn đi tìm kiếm. Sau mấy ngày lẩn trốn, chúng bắt được anh rồi đưa về trại, tra tấn - kể cả những tên lính gác cũng được dịp vào đánh hôi trong hầm đá lạnh lẽo - để cố tìm ra ai là người tổ chức vì tất cả đều không khai. Chân tay bị cùm nên anh chỉ gồng mình hứng chịu cho đến khi chết. Liền đó, bọn giám thị trại và quản giáo bày cảnh Thành tự tử. Bắt người đội trưởng ký tên xác nhận. Khoảng giữa tháng 10 năm 1976, tôi ở trong tổ trực của trại Tám nên phải đi đào huyệt. Tò mò tôi muốn biết người vừa chết là ai, nên sáng hôm sau đi cắt tranh lợp nhà, lén tạt qua nơi mình đào mộ hôm qua, lúc đó mới hay người nằm xuống chính là người bạn AET thân nhất trong cuộc đời quân ngũ của mình: Cựu TSQ cố Đại Tá Đặng Phương Thành.
* Ông nguyên là Trung-Tá, chức vụ cuối cùng là Quận-Trưởng kiêm Chi-Khu Trưởng Tam-Bình, Vĩnh-Long ./. (Bài đã được đăng trên trang nhà Nguyễn Khoa Nam)
Trần-Anh-Tú,
San Jose 29-10-2011 lúc 0452 PM.
***
Bến Tranh
Quận được thành lập ngày 21.7.1956 theo Nghị định số 38-BNV của Bộ Nội vụ - VNCH, thuộc tỉnh Mỹ Tho. Quận lỵ tại xã Lương Hòa Lạc. Quận này gồm 2 tổng Thanh Quơn và tổng Hưng Nhơn:
- Tổng Hưng Nhơn, gồm các xã: Hưng Thành Mỹ, Tân Hội Đông, Tân Lý Tây, Tân Lý Đông, Tân Hương, Tân Hiệp, Thân Cửu Nghĩa, Tân Hoà Thanh, Phú Mỹ.- Tổng Thạnh Quơn, gồm các xã: Lương Hoà Lạc, Hoà Tịnh, Mỹ Tịnh An, Phú Kiết, Tân Bình Thạnh, Thanh Bình, Trung Hoà.
Ngày 5-12-1957, chính quyền VNCH ban hành Nghị định số 352-BNV/HCNĐ của Bộ Nội vụ-VNCH, dời quận lỵ Bến Tranh xã Lương Hoà Lạc đến Tân Hiệp.
Trúc-Lâm Yên-Tử Kiểm chứng ngày 09-09-2012.
***
2/ Trận Đánh Cuối Cùng Của Địa-Phương-Quân Quận Thủ-Thừa Tỉnh Long-An:
Thưa các bạn,
Trong thời gian qua, tôi có đăng vài bài về trận đánh tại khu vực Bến-Tranh của Trung-đoàn 12 SĐ 7 BB VNCH. Trong lúc tìm kiếm thông tin về trận đánh này, tôi đã đọc được bài của Thiếu-tá Quận-trưởng Thủ-Thừa Long-An, thuộc quân-khu 3, nói về tình-hình trong khu vực của ông ta trong những ngày cuối tháng 3, đầu tháng tư năm 1975.
Thời gian này, tôi đi hành quân ở Trung-đoàn 10 SĐ 7 Bộ-binh nên không biết tí gì về tình hình tại khu vực Thủ-Thừa. Tôi nhận thấy bài viết của ông rất giá trị vì: Trong khi nhiều tỉnh lỵ, thành phố ở vùng 1, 2, và 3 đã lần lượt bỏ ngỏ trước cuộc tiến công của quân CSBV với hỏa-lực hùng-hậu của đại pháo 130 ly và chiến-xa T-54; thì tại Thủ-Thừa, Long-An, dân và quân, dù cho phương tiện rất thiếu thốn, đã anh hùng đẩy lui các đợt tấn công ồ ạt của Bắc quân. Nếu quân CSBV nhổ được cái gai khó nuốt này, họ sẽ dễ dàng cắt đứt quốc-lộ 4. Nhưng chiến thắng vào những ngày cuối tháng 04/1975 của Trung-đoàn 12 SĐ 7 BB (dưới quyền chỉ huy của ĐT Đặng-Phương-Thành) đã kịp thời bẻ gẩy âm mưu này của Bắc quân.
Trần-Anh-Tú
v v v v v v
Quốc Thái là bút hiệu của Thiếu tá Đinh Hùng C., một sĩ quan trẻ đầy nhiệt huyết. Trong những năm tháng cuối của cuộc chiến tại Việt Nam, anh giữ chức vụ Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Thủ-Thừa tỉnh Long-An.
Quốc Thái và gia đình hiện cư ngụ tại thành phố Reston thuộc tiểu bang Virginia. Nhân dịp đọc Đặc-San Chiến-Sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa.
Anh đã nhiệt tình gửi bài đóng góp.
Chân thành cám ơn Quốc Thái và mong có dịp được đọc bài vở của anh nhiều hơn.
Quận Thủ-Thừa, tỉnh Long-An, nằm dọc theo Quốc lộ 4 khi chúng ta nhìn về bên phải từ hướng Saigon đi xuống qua quận Bến-Lức. Thời điểm mà tôi ghi lại những giòng chữ này xảy ra vào nhừng ngày cuối tháng Ba, năm 1975 khi Ban-Mê-Thuộc vừa thất thủ, áp lực của cộng quân đè nặng trên khắp 4 vùng chiến thuật. Chúng tôi đang ngăn chận đường dây xâm nhập của địch từ vùng Mỏ-Vẹt, Ba-Thu và Kiến-Tường...
Giờ này đại quân của VC đã tràn xuống. trận đánh mở màn làm cho tôi xính vính. Tôi biết chủ lực bọn Cộng sản nằm bên kia biên giới Căm-Bốt, nhưng một bộ phận chính đang nằm ở phía bắc xã Long Ngãi-Thuận, chúng hăm he muốn "chơi" Tiểu đoàn của Cử. Thiếu tá Cử xuất thân khóa 9 Thủ-Đức, là một sĩ quan anh hùng, có tài chỉ huy và biết chỗ đứng của mình nên tôi rất kính trọng và quý mến ông. Tôi đối xử với ông như bạn, xung trận cùng nhau, chia sẻ ngọt bùi nơi trận địa. Tôi triệu Cử về, bàn định là phải tính kế với bọn này. Tôi làm lệnh hành quân dùng tuần giang đưa Tiểu đoàn Cử đi hành quân và thay thế khu này là một đại đội biệt lập. Tiểu đoàn dời đi buổi sáng chẳng ngay trong đêm là đoàn tàu lại bốc đủ Tiểu đoàn đem về Mỹ-An-Phú, một xã đối diện, để ém quân đợi lệnh. Mưu kế của tôi và Cử có phần thành tựu. Ngay đêm sau, xã Long Ngãi- Thuận bị tấn công. Địch chiếm ấp và vây hãm căn cứ hành quân của tiểu đoàn mà hiện chỉ có một đại đội biệt lập trấn đóng. Hai khẩu 155 ly đã kín đáo dời lên xã Mỹ-Lạc- Thạnh từ trước. Tiểu đoàn Cử sẽ được chia làm hai cánh, một mặt chận đường rút, một mặt tấn công vào hông của địch, đồng thời trong đồn cũng nhận lệnh phản công mãnh liệt. Cuộc chạm súng bắt đầu từ tờ mờ sáng. Sư đoàn 3 Không quân cho một chiếc L19. Tôi yêu cầu quan sát viên ở lại để cho tôi được xử dụng máy bay. Người phi công là dân chịu chơi, bất chấp hiểm nguy, anh ta xuống thấp gần 500 bộ (khoảng 200 thước cách mặt đất) để tôi nhìn rõ hầm hố và khả năng tham chiến của địch. Địch đã kẹt cứng trong ấp là vùng sình lầy nước ròng, không giống như những vùng đất đỏ như Tam-Giác-Sắt, Bời-Lời hay Dương-Minh-Châu nên không thể đào hầm hố để trú ẩn. Ở đây lộ mục tiêu là chết! Gần 3 tiếng đồng hồ tôi dùng phi pháo, đánh cho địch nhào ra trước khi Tiểu đoàn của Cử có thể tiến quân tiếp địch.
Kết quả sau cùng, Tiểu đoàn của Cử toàn thắng. Mối thù tháng trước đã trả, nhưng vấn đề từ nay có lẽ phức tạp hơn thế nhiều. Một câu hỏi khúc mắc cứ lởn vởn trong đầu tôi. Từ trước đến nay lính Cộng Hòa gọi tụi Cộng sản là "chuột" vì chúng luôn luôn trốn chui trốn nhủi, chỉ nhảy ra cắn trộm như nổ mìn, phục kích hay pháo kích, nay bổng dưng chúng công khai ra mặt, đối đầu đánh lớn với quân mình; có thể là Mỹ yểm trợ chúng tôi yếu, hay chúng muốn đi đến hồi kết của chiến tranh?
Chỉ huy là tiên liệu. Tôi phải lo toan trước khi quá trễ. Lợi dụng hai trận đánh lớn vừa qua, tôi động viên toàn thể quân sĩ từ bộ chỉ huy đến đơn vị, chỗ nào tôi cũng tạo không khí chiến tranh sôi sục. Lệnh tích lũy 60 ngày ăn với nước uống được ban hành, lính tráng hành quân liên miên trừ sĩ quan là không phải chạy, từ hạ sĩ quan trở xuống, nếu cấp trên gọi cấp dưới thì cấp dưới phải chạy, anh nào đi đứng tà tà là bị đưa đi ngay. Tất cả cao ốc, bồn nước, lính phải đặt bao cát, đem đồ ăn dự trữ trên đó. Làng xã nhân dân tự vệ cho vào khuôn phép, không còn đắc nhân tâm gì cả, anh nào lôi thôi bị đá thẳng cánh. Có lần Bộ chỉ huy tập báo động, Chỉ-huy-trưởng Cảnh-Sát coi thường, vẫn để đèn, còn vặn máy thu thanh nghe cải lương trong khi lính Chi khu đang phải chạy vào hầm hố. Lập tức Chỉ-huy-trưởng Cảnh-Sát bị gọi qua để nhắc nhở và cảnh cáo. Ngay ngày hôm sau, đích thân Cảnh-sát-trưởng phải đi hành quân với Chi khu. Hôm đó Trung tâm Phượng-Hoàng lên kế hoạch hành quân cảnh sát ngay vào ổ Việt cộng, và tôi đã yêu cầu ông Thiếu tá Cảnh-Sát nhảy tàu với tôi. Nước ngập tới ngực, chưa vào tới bờ đã bị du kích bắn tỉa. Chỉ huy trưởng Cảnh Sát mặt mày xanh lè, không phải vì nước lạnh mà vì mạng sống người cảnh sát đang làm việc ở nơi an lành bỗng dưng ra đây thí mạng "cùi". Sau cuộc hành quân Phượng-Hoàng này, mỗi khi Chi khu nổi còi báo động là đèn đóm tắt ngúm và bên cảnh-sát kỷ luật hơn ai hết. Mọi người biết là lệnh thật, không còn ai đùa nữa. Chỉ thị ban ra điều được kiểm soát để thi hành nghiêm chỉnh. Tôi mật lệnh cho Đại úy Lộc, Trưởng Ban 4, khi có chiến tranh là lập tức thi hành hai việc: Đem đoàn tàu ra thu kho gạo của ông Ba Bài về nuôi quân và phát cho lính phòng thủ ăn, đồng thời lấy lực lượng trừ bị chiếm cây xăng, lấy xăng cho lính chở quân. Hành động chiếm đoạt của tư này dễ làm tôi bay chức, có khi còn đi tù nữa, nhưng tôi nếu mọi sự xảy ra như dự đoán chắc cái mạng mình cũng sẽ chẳng còn, không lấy thì Việt cộng cũng nhào vô cướp, vô tình mình nhường đồ tiếp tế cho chúng đánh mình. Thà chơi trước, chết tính sau!
Phần lính đã lo xong, phần dân cũng phải động viên tinh thần họ. Đại úy Phước được lệnh tổ chức Tiểu Diên-Hồng tại quận để công khai cho dân lành biết là Thủ-Thừa đánh Việt cộng đến cùng. Tất cả làng xã, viên chức, tư chức, thầy giáo, dân cử, thân hào nhân sĩ được mời đến rạp hát lớn của quận để dự lễ Tiểu Diên-Hồng. Cả cái sân khấu rộng thênh thang, được Đại úy Phước chuẩn bị cho tôi. Phó quận, cảnh sát trưởng, 9 ông xã trưởng, 9 ông chủ tịch đại diện sẽ ngồi đối diện với hội trường. Không khí trang nghiêm và khí thế đấu tranh ngùn ngụt. Tôi tỏ bày tâm tôi thật, lòng tôi thật, thể hiện lên lời nói chân thành và rất mạnh dạn. Tôi không chấp nhận bất cứ một đầu hàng nào, kẻ nào bất kể quân hay dân mà quay lưng lại kẻ thù là bị tôi bắn trước. Hãy mạnh dạn chiến đấu, "sống hùng và chết hùng". Tôi kết thúc những lời ngắn gọn trong một hội trường im phăng phắc. Tôi hiểu người dân dưới kia ưu tư nhiều lắm. Họ đã biết rằng miền Trung vừa thất thủ, quận Tánh-Linh đã mất khồng đầy một tháng. Ở cái quận nhỏ này ta và địch đã trao đổi nhau gần 200 mạng người.
Tôi ra về với tiếng hô chào dõng dạc của Đại úy Phước làm mọi người phải đứng lên tiễn chân. Tôi biết là đã để lại sau lưng những người dân nhiều lo âu và ngại ngùng. Tôi nào khác họ? Cũng là con người thì ai cũng có những điều suy nghĩ giống nhau, nhưng tôi bị đưa lên cái thế có trách nhiệm, cái trách nhiệm này chỉ có đánh Việt cộng thì mới chết ít, còn chạy thì chỉ tổ chết nhiều. Chạy sao được? Đánh đã, sống chết tính sau. Quận Tánh- Linh là vựa gạo của Quân khu, thế mà Việt cộng bao vây có 3 ngày, cả quận đầu hàng và đói. Bài học này tôi phải thuộc. Tôi đã không ngần ngại viết lệnh rõ ràng cho Đại úy Lộc đi tịch thu kho gạo của ông Ba Bài một khi Việt cộng tấn công.
Đêm 8 rạng 9 tháng 4 năm 1975, một lực lượng Việt cộng đánh vào tỉnh Long-An chiếm phi trường Cần-Đốt, một lực lượng khác đánh vào bên hông tỉnh chiếm xã Lợi Bình- Nhơn của Thủ-Thừa. Cuộc chiến bắt đầu. Quả là sau những toan tính của con người có thiên định. Hai cánh quân đánh vào Long-An chỉ là để dương đông kích tây để cầm chân quân tiếp viện. Chủ lực địch là công trường 6 (sư đoàn - thực ra cái lối hù của Việt cộng - chúng gọi là sư đoàn nhưng quân số chỉ bằng trung đoàn của ta) nằm phía sau cách quận 5 cây số. Chúng tung từng toán đặc công tinh nhuệ, táo bạo đánh thẳng vào hông quận qua ngã chợ. Chúng mong giết tôi xong và chiếm Bộ chỉ huy Chi khu là chúng kéo cờ lên, đại quân của chúng sẽ tràn ngập, và với khí thế đó, quân ta phải tan hàng như đã chạy ở miền Trung.
Có thể Đức Tiền quân Nguyễn-Huỳnh-Đức đang an ngh ĩ trên mãnh đất này đã thương cho cái công khó nhọc của đám quân dân quận nhà, nên Ngài mới tạo ra những cơ may hy hữu. Bọn cộng sản đã điều nghiên kỹ càng là không bao giờ đoàn tàu đi tuần lại về đậu ở đó trước 6 giờ sáng, nếu chúng đánh vào quận giờ đó thì gần như là lổ trống, chỉ thọc bộc phá phá hàng rào kẻm gai là giết được tôi dễ dàng. Không may, điều nghiên đúng, nhưng sai cho ngày hôm đó, vì nước thủy triều cao, đoàn tàu về bến lúc gần sáng, đúng lúc đặc công di chuyển đến nên vô tình chúng đã bị tao ngộ. Không chịu nổi những khẩu đại liên bên thành tàu, toán đặc công đành lẩn vào dân, chạy dạt ra chợ. Ba đêm trước, toán đặc công Việt cộng đã điều nghiên và thả lục bình để đánh chìm tàu, chiếc tàu đi tuần về đậu chệch trên bãi, phía trước đám lục bình mà Việt cộng đã dấu mìn. Đặc công Việt cộng cố vượt bóng đêm đẩy lục bình ngược con nước để đẩy đám lục bình tấp vô thành tàu. Lính gác nhanh trí thấy lục bình trôi ngược nước bèn nổ súng. Biết bị lộ, tên đặc công trên bờ đã hy sinh hai tên dưới nước bằng cách phải cho nổ quả mìn. Tiếng nổ như trời gầm làm tôi hoảng hồn phóng mình ra khỏi hầm.
Như vậy là cái may thứ nhứt đã giúp cho Bộ chỉ huy thoát chết. Cái may thứ hai: theo thường lệ, Đại úy Khánh, Trưởng Ban 3 ra lệnh cho 200 lính Nghĩa-Quân về quận nhận lệnh đi phát quang xạ trường, tránh không cho Việt cộng ẩn núp. Khi toán đặc công dạt ra chợ thì trông quận đã có 200 lính với súng đạn sẵn sàng, Đại úy Khánh chỉ việc điều động cho đánh, công việc xẩy ra nhịp nhàng như ông Trời xếp sẵn . Tính trạng tấn công tràn ngập đã không xảy ra, vì tất cả những chuẩn bị trước đã nhịp nhàng ăn khớp. Từ trong hàng rào phòng thủ, Đại úy Lộc ra liên lạc với đơn vị Thủy-Quân Lục-Chiến mới về tăng phái, phóng mình lên đoàn tàu trực chỉ nhà máy gạo Ba-Bài. Trung đội trừ bị chiếm cây xăng. Bộ chỉ huy của tôi với Nhất kiếm (Ban 1), Nhị hà (Ban 2), Tam sơn (Ban 3), Tứ hải (Ban 4) , Ngũ hổ (Ban 5) và Lục bảo (Ban 6) phân tán ngay vào các cánh quân chiến đấu trong đường phố. Lệnh oang oang của nhiều máy phóng thanh thuộc Chi Tin tức Quận ra lệnh cho tất cả tàu bè dời về phía bên này sông, không cho địch chiếm để vượt sông. Nói là con sông thì hơi quá, nó chỉ là con kinh bề ngang 100 thước nằm ngang quận. Vài tên đặc công Việt cộng chạy lạc vào Thánh Thất Cao-Đài đã bị lực lượng chiếm cao ốc hạ sát ngay. Cả toán còn lại bị dồn vào trong rạp hát. Chúng tử thủ bên trong. Cảnh-sát dã-chiến và tổ tình báo Chi khu đã trổ nóc đánh xuống, giết một mớ và bắt sống trọn ổ. Thiếu tá Tống, Chỉ huy trưởng Cảnh-sát tỉnh, đích thân chở tù binh về khai thác. Trong khi đó tình hình ở tỉnh cũng lắng dịu, lực lượng Việt cộng đã bị đánh văng khỏi phi trường Cần-Đốt. Vĩnh-Đường gọi tôi báo Công trường 5 Việt cộng ở sau lưng nên ông cho 2 tiểu đoàn ĐPQ xuống tăng cường, dàn quân thanh toán bọn chúng. Vừa chiến thắng trận đầu lại bảo toàn được chủ lực, lòng tôi vui sướng vô cùng. Tin tức bay nhanh không tả. Phóng viên, ký giả từ Sài Gòn đổ xuống nườm nượp. Cả Đại tá Cục phó Cục Quân y cũng xuống ủy lạo thương binh.
Hai Tiểu đoàn ĐPQ bây giờ đổ xuống ngập chợ. Cả cái quận lỵ nhỏ bé chứa toàn là lính. Lấy văn phòng quận làm tâm điểm, một tiểu đoàn cánh trái, một tiểu đoàn cánh phải lần lượt qua sông dàn quân xuất phát. Từ trên nóc công sự phòng thủ, tôi liên lạc với cả hai cánh quân. Trên 600 người lính dàn hàng ngang đã tạo một chiều dài cả cây số. Tôi chưa cho lệnh tiến quân vì khi xã Lợi-Bình-Nhơn thất thủ, Chi khu đã ra lệnh cho Đại úy Hải, Đại đội trưởng Đại đội Biệt lập vượt sông Vàm-Cỏ về làm tuyến án ngữ phía cầu Long An để chận đặc công Việt cộng có thể xâm nhập phá cầu, đồng thời cũng để dò xét dọc sông Vàm-Cỏ xem Việt cộng có ém quân ở đó không. Hải chạm súng lẻ tẻ chứng tỏ chỉ có du kích quân chận mình. Đây là lúc hai tiểu đoàn được lệnh xuất quân. Trời tháng Tư, chưa vào mùa cầy cấy, đất còn khô và nứt nẻ. Những thửa ruộng bỏ trống đã làm cho quân ta có xạ trường quan sát rất xa. Hai cánh quân liên lạc hàng ngang tiến song song. Từ trên lô cốt, tôi theo dõi bằng mắt và giữ liên lạc máy với hai Tiểu đoàn trưởng. Quân đi khoảng 800 thước thì bắt đầu chạm địch. Điều khủng khiếp nhất là chạm súng trên một tuyến dài cả cây số, hỏa lực địch mạnh đến nỗi đạn cày dưới chân tôi như đàn dế rúc. Đủ loại súng mạnh, cối 61, cối 82 và 130 ly choảng liên hồi về phía bạn. Quân ta chỉ chống trả bằng những vũ khí cá nhân, và là khu dân chúng nên không thể dùng hảo lực pháo binh.
Trời ạ! Không thể ngờ được. Sau những đợt hỏa lực dũng mảnh, cộng quân bắt đầu xung phong và tràn ngập. Chúng ùa lên đen cả cánh đồng trước mặt, cuộc cận chiến không xảy ra, nhưng tấn công biển người vũ bão. Hai tiểu đoàn ĐPQ buộc phải rút về tuyến A. Và chỉ chớp nhoáng là 600 người lính đâm đầu xuống nước. Hai tiểu đoàn tinh nhuệ đã bị địch áp đảo đến nỗi không còn sức phản công. Điềm may mắn cuối cùng là nhờ con sông thiên nhiên chắn lối, nếu không, sự lui quân của hai tiểu đoàn đã lôi theo 60 ngàn dân trong quận Thủ Thừa sẽ thất thủ chớp nhoáng vào tay địch. Tôi đứng như chết sững giữa lằn đạn của quân thù. Sự lâm nguy của tiểu đoàn làm tôi quên cả sợ chết, nếu không phản ứng kịp thì chỉ trong năm, mười phút nữa Việt cộng sẽ tràn đến bờ sông. Chúng sẽ tha hồ xả súng tiêu diệt quân ta đang loi ngoi dưới sông. Tuy nhiên, điều may mắn cuối cùng đã đến, cũng do lòng trời còn thương cái mạng quèn của tôi và đám quân dân, thảng hoặc sự linh thiêng của Đức Tiền quân một lần nữa đã xui khiến ra không chừng. Số là vịnh Thủ- Thừa ăn thông với sông Vàm-Cỏ, tại đây bị ảnh hưởng của nước thủy triều khi lên khi xuống, và nếu gặp nước ròng thì tàu bè xuống thấp, có khi mũi tàu chưa lên cao bằng bờ đất nên vũ khí trên tàu hoàn toàn bất khả dụng. Trong lúc này vào đầu tháng âm lịch, nước không lên mà cũng không xuống. Nó luôn luôn đầy bờ và giữ nguyên mực. Nhờ vậy khi tôi chỉ thị, đoàn tàu được che dấu từ cái lạch con tiến ào ra xung trận.
Lệnh của tôi rất rõ ràng:"di chuyển trên sông và tác xạ. Mỗi tàu có 6 đại liên 50. Một bên thành tàu là 3 đại liên. Sáu chiếc tàu tuần giang có 18 khẩu đại liên, mỗi phút có thể nhả 6.000 viên đạn, đã di chuyển hàng dọc trên sông và tác xạ nhịp nhàng. Đại đội trưởng Tuần giang nhận lệnh rõ ràng chiếc nào trúng B40 bị chìm là bỏ, không tàu nào được dừng lại để tiếp cứu tàu nào, tiếp tục xạ kích cho đến khi đẩy lui được địch. Đại quân của địch đang hăng tiết xung phong đến điểm chiến thắng, bất ngờ bị hỏa lực quá mạnh của đoàn Tuần giang làm chúng gục xuống như sung rụng. Bọn Cộng cũng phản ứng nhanh, chúng phản công bằng B40, B41 và các loại súng cối thi nhau nổ trên sông, rơi xuống như mưa bão. May mắn cho đoàn tàu ở thế di chuyển nên chưa chiếc nào trúng đạn, nhờ vậy mà hàng rào hỏa lực đã chận đứng được cuộc xung phong khổng lồ này. Đoàn tàu đã tạo một lưới lửa trên sông. Tôi vui mừng cứ đứng ỳ trên lô cốt quên cả sợ chết. Bốn thầy trò tiếp tục trên đỉnh lô cốt mà quan sát và liên lạc. Gần một tiếng đồng hồ sau, hai tiểu đoàn ĐPQ mới ngoi lên khỏi mặt đất, tái bố trí và bắt đầu tiến lên để tiếp tục giao tranh với bọn Việt cộng. Hai tiếng đồng hồ sau đó địch bị đẩy lui hoàn toàn. Cám ơn tất cả những đấng thiêng liêng đã cho bọn Cộng sản chọn cuộc tấn công lúc nước thủy triều không xuống thấp, đã cho đoàn tàu không bị sức mẻ, sáu cái còn nguyên vẹn và tạo ra một chiến thắng lẫy lừng, cứu được Quận và cứu được 600 mạng lính. Địch chẳng còn bao nhiêu đã rút thật xa, không lấy được xác, chúng nắm ngổn ngang đầy một cánh đồng. Trận sống mái nghiêng phần thắng về quân ta, làm các đồn bót nức lòng lên tinh thần, các nghĩa quân bắt đầu làm chỉ điểm cho hai con gà cồ 155 ly pháo kích vào những nơi địch quân lẩn trốn. Một quả đạn 155 ly nặng 45 kg, sức nổ tàn phá và sát hại 50 thước vuông. Với sự chỉ điểm của các đồn bót, buổi chiều hôm đó ta đã tác xạ khoảng 800 quả đạn, thương vong của địch lên cao độ khó mà phối kiểm.
Ngày một ngày hai đã đi qua nhanh chóng. Quận nhà vẫn đứng hiên ngang. Chiến thắng Thủ Thừa đã vang dội cả miền Nam và thế giới. Nước bạn Hoa-Kỳ cũng buồn vì muốn đồng minh chết sớm mà còn có những chiến thắng này thì khó "nhá"quá. Đài VOA và BBC đã đặt bản tin là chiến thắng lớn tại Thủ Thừa và phát thanh trên băng tầng của họ.
Nói chung, chiến thắng Long-Khánh, chiến thắng Long-An đã đem lại phần nào niềm tin cho người dân, người lính. Sau trận thất thủ Ban Mê Thuột, thượng cấp sử dụng danh từ "di tản chiến thuật" để che dấu sự thất trận và tháo chạy của ta, trong khi đó lại bồi thêm bằng tất cả xảo thuật tuyên truyền để lung lạc quân sĩ và dân chúng miền Nam, nào là "ngưng bắn da beo", Mỹ chỉ cho mất Vùng 1 và Vùng 2 thôi, còn Vùng 3, Vùng 4 sẽ được giữ lại. Cứ thế mà người lính chạy dài vì yên trí là Mỹ và chính phủ Sài-Gòn đã đồng ý như thế nên tin đồn tung ra tới tấp. Bộ Dân vận cũng như Tổng-Cục Chiến-Tranh Chính-Trị vẫn giữ im lặng một cách đáng sợ. Điều buồn nhất là trong tình thế một mất một còn, lãnh đạo miền Nam không tung được một đòn phản công nào đánh địch để thức tỉnh đồng bào, cứ lặng lẽ để bọn Cộng-sản thao túng trên chiến trường, và tuyên truyền mạnh mẽ đến làm tan rã hàng ngũ Quốc-Gia.
Chiến thắng lớn ở Thủ-Thừa và Long-An chỉ là một chiến thắng về chiến thuật nhất thời, không lật ngược được thế cờ, và địch bổ sung quân số rất nhanh, chỉ hai ngày sau chúng đã tập trung lực lượng, không dại dột tấn công biển người nữa. Chúng nhổ tất cả những đồn bót của ta đóng rải rác trong tỉnh và quận để che tai bịt mắt Bộ chỉ huy. Lý do mà chúng tăng cường nhanh, vì tất cả những đường xâm nhập vào Nam, một khi người Mỹ đã có mật ước, họ bỏ ngỏ hết. Trước năm 1975, một cán binh cộng sản muốn xâm nhập vào miền Nam, hắn phải đi đường bộ, thời gian mất từ 9 đến 16 tháng mới đến được miền Nam. Đầu năm 1975, người cộng sản vào Nam tham chiến chỉ đi mất có 11 ngày. Bọn này được chở bằng xe Molotova, đi xuyên qua đường mòn HCM đến thẳng vùng Mimot, nơi cục R của Việt cộng (Bộ chỉ huy Trung ương cục miền Nam), từ đó bổ sung cho các đơn vị chiến đấu nhanh cấp kỳ.
Liên tục những ngày sau, Cộng sản thay đổi chiến thuật, dùng pháo 130 ly và những súng lớn bắn sập một số cao ốc có quân ta chiếm đóng ở trong thị xã. Hai khẩu đại bác 155 ly bị pháo kích bể bánh xe, không thể di chuyển được. Hai con gà cồ này đành thúc thủ, trực xạ tại chỗ và chờ chết. Phía Bắc đa số đồn bót đã bị thất thủ. Thằng Tám Bụng ở đồn có 12 người lính bị hơn 100 VC tấn công, nó không ngần ngại xin pháo nổ ngay trên đồn. Tôi không đành lòng cứ giữ máy liên lạc cầm chừng và chuẩn bị sẽ cho đạn nổ chụp khi mất liên lạc hoàn toàn. Thằng Nam Lùn có 8 người lính thì 2 chết, 2 bị thương, nó vẫn bình thản chiến đấu cầm chân bọn cộng sản ở bên ngoài.
Lính chết, đồn bị mất, quân ta không có tiếp viện. Máy bay chiến đấu không, trực thăng cũng không nốt vì Vĩnh-Đường và 31 đang sử dụng cho mặt trận ở Tân Trụ. Đến ngày thứ tư Saigon (phi trường Biên Hòa đóng cửa) cho được một chiếc trực thăng Workship, tôi leo lên bay lượn để quan sát địch tình, thăm viếng những đồn bót và mấy thằng em còn sống sót. Lòng dũng cảm của những người lính chất phát và tuân hành kỹ luật này làm tôi hãnh diện vô cùng. Trong tiếng trực thăng nổ phành phạch, truyền tin liên lạc theo kiểu nói lóng, chỉ thấy đánh và đánh. Trong cơn phấn chấn đó, bất giác tôi nhớ hai khẩu hiệu mà một người lính đã kể ở một chòi canh cạnh quốc lộ 4: "Dân ta hằng anh dũng; quân ta vẫn oai hùng". Chưa cảm khái được mấy phút thì nhìn lại quận nhà thấy tiêu điều quá, cháy rải rác khắp nơi, những luồn khói đen thi nhau cuộn lên trời. Dân lành sợ đạn lạc đã đổ xô ra phía quốc lộ. Hàng chục ngàn người đói khát chờ đợi sự tiếp tế của chánh quyền.. Tình hình vô cùng rối rắm. Trong cái đầu nhỏ bé của tôi biết bao là chuyện: làm sao ngăn chận Việt cộng, làm sao cứu dân... và làm sao để sống còn. Trực thăng chưa bay được nửa tiếng đồng hồ, người phi công cho biết lệnh Saigon là phải trở về ngay. Chiếc trực thăng đảo một vòng, vứt tôi xuống bải đáp và trực chỉ Saigon mất dạng. Đánh nhau đến ngày thứ sáu, quân ta bắt đầu mệt mỏi, thiếu đạn dược và tiếp liệu. Sài Gòn vẫn bàng quan tọa thị để địa phương tự đánh. Mười giờ sáng, Trung tướng Toàn, Tư lệnh Quân khu đến BCH hành quân của tôi bằng xe jeep. Tôi không thích lối nói "huề vốn" của một số sĩ quan cao cấp ở BCH. Tôi phủ nhận tất cả những lời trình bày của vị Trung tá Chỉ huy trưởng BCH Chiến thuật. Tôi nói với Tướng Toàn rằng tôi trực tiếp chỉ huy trận đánh này trong 6 ngày qua. Thế địch rất mạnh vì chúng bổ sung tổn thất cũng như đạn dược rất nhanh. Lý do tôi còn giữ được quận là nhờ con sông thiên nhiên làm chướng ngại vật. Tôi e rằng nếu địch đem PT-76 hay chiến xa xuống thì Thủ Thừa sẽ thất thủ ngay vì sự kinh hoàng của lính. Ruộng vào tháng Tư khô rang, hai mươi cây số đường chim bay từ Cam bốt, địch dễ dàng chạy chiến xa xuống. Tôi yêu cầu Quân khu, thứ nhất tăng viện thêm quân, thứ hai tăng cường chiến xa và M-113. Trung tướng Toàn ngồi thừ với cặp kính đen trên mắt, không nói một câu. Theo lệnh Vĩnh-Đường, tôi tạm giao trách nhiệm chỉ huy chiến thuật cho Trung tá Liên đoàn trưởng BĐQ tăng phái để bước ra lo cơm nước cho cả chục ngàn người dân. Đây cũng là lúc Tướng Toàn chỉ thị cho Đại tá Tường, Trưởng phòng 3 Quân đoàn theo tôi ra quận để điêu nghiên địa thế. Tôi chưa kịp mở bản đồ thuyết trình, pháo nặng của địch đã phóng tới. Đại tá Trưởng phòng 3 lên xe dông tuốt, tôi chạy vội xuống hầm chỉ huy.
Sự mệt mỏi của cả một tuần lễ không ăn không ngủ làm tôi kiệt sức. Tôi dựa lưng vào tường nhưng mắt vẫn không rời lổ châu mai quan sát những diễn tiến của ta và địch bên kia sông. Hai tiểu đoàn thoát chết, biết khôn đã đào hố cá nhân phòng thủ chiều ngang. Tôi không còn một lực lượng nào để phản công ngoài hai tiểu đoàn ĐPQ bị cầm chân tại chỗ. Tình thế này địch sẽ tiến lên chiếm quận và không hề có ý rút. Địch đã bắt đầu pháo gần đến BCH vì lý do đại kỳ VNCH của chúng ta vẫn bay ngạo nghễ trước gió, vô tình làm chuẩn đích cho Việt cộng tác xạ. Nhị Hà đã nhiều lần đề nghị hạ đại kỳ nhưng tôi nhất định không chấp thuận, vì nó là biểu tượng sự sống còn của quận, là niềm tin của chiến sĩ. Họ kiêu hãnh khi nhìn thấy lá cờ nầy mà chiến đấu. Một loạt 130 ly rơi trúng sân cờ. Nhị Hà đã gục tại đây. Một mảnh đạn bay trúng cổ thằng Thành, đệ tử trung thành của tôi, lo lắng cho tôi như một người thân. Cổ họng nó máu phun có vòi. Nó gầm lên như con heo bị chọt tiết, cứ thế chạy từ phòng này qua phòng khác, máu phun tung tóe lên trần nhà. Nó gục xuống và chết khi dòng máu ở cổ ngừng chảy. Một quả 130 rơi trúng Trung tâm Hành quân, ngay trước lổ châu mai mà tôi đang quan sát. Điều lạ là đúng lúc quả đạn này rơi xuống là lúc Trung sĩ Minh - người cận vệ của tôi - bỗng dưng đến trước mặt tôi, quay lưng vào lô cốt. Sức nổ và mảnh đạn theo lổ châu mai bay vào, ghim đầy mình. Anh chồm lên ngã chúi vào người tôi dẫy chết. Cũng đúng lúc đó, một mảnh đạn nữa đâm bổ vào mặt tôi nhanh như một luồng ánh sáng. Trong tốc độ khủng khiếp ấy, rõ ràng nó đâm vào mắt tôi, nhưng như có một bàn tay vô hình nào đã đẩy mảnh đạn vào ngay hốc mắt, ghim vào xương sọ ngay trước mũi và tôi thấy máu mồm máu mũi ộc ra. Trước lúc tôi bất tỉnh, tôi lờ mờ nhận thức được dòng máu nóng hổi trong thân thể Trung sĩ Minh vẫn tiếp tục chảy ướt đẫm người tôi. Tôi lịm dần...
Sau này có dịp nghe kể lại, tôi được biết lúc đó BCH hành quân đang điều động phối hợp lực lượng giải tỏa Tân Trụ đồng thời phản pháo cho tỉnh lỵ. Riêng Vĩnh Đường, ông đang thị sát trận địa trên quốc lộ 4 khi VC đống chốt làm gián đoạn cầu Voi. Đây là quốc lộ huyết mạch tiếp tế chính cho thủ đô Saigon từ miền Tây nên việc gián đoạn này làm ông điên đầu. Theo trù liệu thì có thể lực lượng của Trung đoàn 14 thuộc SĐ 9 BB sẽ từ Bến Tranh di chuyển lên xã Hải Yến, Trung đoàn trưởng cương quyết tuyên bố: "Đêm nay tôi sẽ có mặt ở Phú Lâm".
Được báo tin tôi bị "tróc sơn", Vĩnh Đường (danh hiệu trên vô tuyến của Đại tá Tiểu khu trưởng) và 31 (danh hiểu của Thiếu tá Trưởng phòng 3 TK) đã tức tốc đổi hướng, cho trực thăng bay ngay vào vùng với ý định lấy hỏa lực pháo binh áp đảo địch đồng thời bốc tôi ra khỏi trận địa. Ý định này không thực hiện được vì lưới phòng không 37 ly của địch đan chằng chịt, phi cơ phải bay thật cao và cuối cùng phải về hạ cánh tại BCH. Mãi tới xẩm tối, nhóm phi công thân hữu và 31 đã lại một lần nữa xin Vĩnh Đường cho bay vào vùng. Được chấp thuận, 31 đã hướng dẫn phi cơ bay ngược lên phía Bắc, không bay vòng để lừa địch, rồi dùng hệ thống vô tuyến trên tầng số riêng dặn dò Tam Sơn phối hợp thật đẹp. Nhào qua lưới đạn phòng không, chiếc trực thăng đáp "auto" khẩn cấp và bốc được tôi. Vừa lên khỏi mặt đất là pháo địch rơi ngay bên cạnh. Nhóm phi công và 31, người bạn thân của tôi đã ôm tôi mà reo lên. Phi cơ bay thẳng về Tổng y viện Cộng-Hòa. Lúc đáp kiểm lại, phi hành đoàn ngạc nhiên là tại sao phi cơ không nổ rớt khi nó bị trúng đạn nhiều như thế. Hai mươi hai năm dài, ngồi kể lại chuyện này, tôi vẫn tưởng như ngày hôm qua. Vinh quang của tôi là xương máu của những người đồng đội. Sự sống còn của tôi là những sự hy sinh đến mất mạng của những người lính. Trận đánh cuối cùng của đời tôi để bị loại khỏi vòng chiến chỉ là một giai đoạn chiến thuật. Thâm tâm tôi vẫn nghĩ rằng tôi phải đánh một trận đánh thực sự cuối cùng với bọn Việt cộng. Nó thực sự gọi là cuối cùng khi mà bọn bạo quyền Hà Nội không còn tiếp cai trị nhân dân ta, khi mà quyền căn bản của con người ở Việt Nam còn bị chà đạp, thì không có trận đánh nào được gọi là trận cuối cùng.
Quốc-Thái
***
3/ Tình Hình Chiến Sự Tại Tỉnh Long-An Trong Tháng 04/1975
Nguồn:
1/ Vietnam From Cease-Fire To Capitulation (Việt-Nam từ ngưng bắn đến đầu-hàng) của ĐT William E. Le Gro, từng chỉ huy văn-phòng tùy viên quân-sự Mỹ/Defense Attache Office (DAO) tại Sải-Gòn từ tháng 12.1972 tới 29.04.1975.
2/ Final Collapse Của Đại-Tướng Cao-Văn-Viên.
Thưa các bạn,
Trước đây, trên Blog này, có hai bài mô tả về trận đánh của Tr. Đ 12/7 Bộ-binh tại Long-An. Bài thứ nhứt của Paris-Match phỏng vấn ĐT Đặng-Phương-Thành, chỉ huy Tr. Đ này và bài thứ hai của Trung-tá Trần-Văn-Lưu (đồng khóa thiếu-sinh-quân với ĐT Thành). Là một người nghiên cứu theo khoa-học, tôi vẫn chưa vừa lòng với những thông-tin của hai bài trên. Nay, dựa theo hai nguồn trên đây, tôi có thêm một số thông-tin trong trận chiến bảo vệ QL4 trong tháng 04.75. Hóa ra, ĐPQ của TK này trong nhiệm-vụ bảo-vệ đất nước, cũng đã thiết lập nhiều chiến công không thua kém các đơn-vị chủ-lực-quân.
Một trận đánh quan trọng đã xảy ra tại Long-An, khi Sư-đoàn 5 CSBV, di chuyển từ tỉnh Svay Rieng, Cambodia, đã xử dụng Tr. Đ 275 tấn công gần Long-An vào ngày 09-04-1975. Địa-Phương-Quân tỉnh Long-An đã chống trả mãnh-liệt và được tiếp viện bởi Tr. Đ 12/7 BB. Với tổn thất nhẹ, TĐ2/12 đã hạ trên 100 lính của Tr. Đ 275, buộc vị tư-lịnh của họ phải xin viện-binh. Ngày kế, Bắc quân đã tấn công phi trường Cần-Đốt tại tỉnh lỵ Tân-An và, sau khi cắt đứt QL4, họ bị đẩy lui với tổn thất nặng bởi ĐPQ của Long An. Trong hai ngày sau đó/Subsequent, ba TĐ/ĐPQ 301, 322 và 330 của Long-An đã đụng-độ dữ-dội, hạ trên 120 địch quân và bắt sống 2. Trong khi đó, Tr. Đ 12/7 BB, đánh nhau với hai Trung-đoàn của SĐ 5 CSBV, hạ trên 350 và bắt sống 16. Bộ TTM đã đưa 1 TĐ của SĐ 22 BB vừa mới được hồi phục - vào vùng này vào ngày 12.04 và sau đó thêm 2 TĐ. Để thống nhất chỉ huy, bộ TTM đã điều chỉnh ranh giới của QK 3 và 4, giao chiến trường Tân-An cho QK 4.
Ở phía Tây của Sài-Gòn, mặc dù các lực lượng diện địa (ĐPQ và NQ) và Tr. Đ 12/7 Bộ-binh vẫn giữ được Long-An, pháo binh CSBV đã tới gần Sài-Gòn đến độ pháo kích vào đài Radar Phú-Lâm bằng hỏa tiển 122 ly ngày 18-04. Hai dãy nhà chứa gia-đình binh-sĩ ở đài này bị phá hủy. Cuộc tấn công chỉ cách phi đạo của Tân-Sơn-Nhứt và văn-phòng tùy-viên quân-sự DAO có 7km, nói lên sự đe dọa nghiêm trọng cho SG.
Tại tỉnh Long-An, SĐ 5 CSBV tiếp tục tấn công mạnh dọc theo ranh giới cũ giữa QK 3 và 4. Nhưng ngày 15-04 đã buộc phải rút về Tây-Bắc. Trung-đoàn 12/7 BB đã gây tổn-thất nặng cho Tr.Đ 6 và 275 CSBV gần tỉnh-lỵ Tân-An. Vào lúc này, những đơn vị nhỏ, trang bị yếu của 2 Tđ.41 và 42/22 BB đang trong giai đoạn hồi phục được triển khai mạnh tại Bến-Lức và Tân-An. Nhưng địch quân ngày càng mạnh. Các đơn vị Bắc quân có mặt tại Long-An và Tây-Nam Hậu-Nghĩa gồm năm sư-đoàn: 3, 5, 8, 9 và 27 đặc-công.
Thêm vào đó, Tr. đ 262 và LĐ 71 Phòng không đã có mặt tại ranh giới Long-An - Hậu -Nghĩa.
quân sự việt nam, bản đồ chiến sự quân khu IV, quân lực việt-nam cộng-hòa
Các đường màu xanh là năm mặt trận bảo vệ Sài-Gòn: Bình-Dương ở phía Bắc, Biên-Hòa ở phía Đông-Bắc, QL15 ở phía Đông-Nam, Long-An ở phía Tây-Nam và Củ-Chi ở phía Tây-Bắc.
Còn theo quyển Final Collapse của ĐT Cao-Văn-Viên thì:
Tình hình tại QK 4:
Tương phản với 3 vùng còn lại, tình hình tại QK 4 đã tương đối yên, trừ những trận đánh liên tục nhưng không có tính quyết định giữa SĐ 9 và Công-trường 5 của CSBV tại khu biên giới giữa Kiến-Tường và Svay Riêng, Cambodia. Địch quân phần lớn nhắm vào các tiền-đồn của ĐPQ và NQ. Đặc biệt ở Chương-Thiện và Kiên-Giang. Nhưng giữa tháng 03-1975 và tiếp tục đến đầu tháng 4, địch đột-ngột gia tăng các cuộc tấn công. Giờ đây, họ lại nhắm vào các cơ sở tiếp-vận cũng như các tiền đồn ĐPQ dọc theo QL 4, con đường huyết mạch từ SG xuống vùng Châu thổ.
Sau một thời gian dài bổ sung quân số và trang bị, công-trường 5 tiến vào khu phía Tây-Bắc Tân-An, và tấn công quận-lỵ Thủ-Thừa do ĐPQ và NQ bảo vệ, xem bản đồ số 11. Địch mưu toan nếu chiếm được Thủ-Thừa, sẽ cắt QL 4 đoạn giữa Tân-An, tỉnh lỵ của Long-an, và Phú-Lâm, ngoại ô của SG; cũng như ngăn chận SĐ 7 tiếp viện cho SG. Nhưng âm mưu đã bị bẻ gẫy; lực lượng tại Thủ-Thừa đã đẩy lui địch quân và gây cho địch nhiều thiệt hại.
Một mũi tấn công của địch nhằm vào quận-lỵ Bến-Tranh, nhưng tại đây một lần nữa, cuộc tấn côngbị bẻ gẫy bởi lực-lượng phối hợp của SĐ 7 và 9 BB. Sau một ngày giao tranh, địch buộc phải rút lui, để lại gần 200 xác và hàng trăm vũ khí, bao gồm đại bác và súng phòng không. Khoảng 20 địch quân bị bắt. Một nút chận khác của địch ở Nam Tân-An và khu vực Bến-Tranh được dẹp tan.
Kết quả, lưu thông trở lại bình thường từ SG đi Mỹ-Tho.
4/ Những giờ phút cuối cùng của Quân Đoàn IV
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau lịnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu IV, đã trải qua những giờ phút cuối cùng yên lặng và chờ đợi những gì sẽ xảy đến.
Lúc 10 giờ 30 sáng một buổi họp tham mưu của Quân Đoàn tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV Quân Khu IV, tại trại Lê Lợi nằm ngày trung tâm thành phố Cần Thơ trên đại lộ Hoà Bình, với sự có mặt của các sĩ-quan tham-mưu, các trưởng phòng và trưởng ban còn ở lại và với sự hiện diện của tư-lệnh 3 sư-đoàn bộ binh 7, 9 và 21 cùng với các chỉ-huy trưởng của các quân binh chủng nằm trong Vùng 4 chiến thuật, Thiếu tướng tư-lệnh Nguyễn Khoa Nam đã lặp lại những gì tổng thống mới nhận chức Dương Văn Minh đã nói: “Các anh giữ yên vị trí và chờ bàn giao”.
Xong buổi họp các sĩ-quan trở về đơn vị của mình ra lệnh lại cho đơn vị trực thuộc thi hành lệnh trên. Riêng tại BTL/QĐIV các cổng vào bộ tư lệnh vẫn còn lính quân cảnh đứng gác và các yếu điểm phòng thủ xung quanh Quân đoàn do sĩ-quan, HSQ và binh sĩ thuộc quân đoàn vẫn còn giữ nguyên vị trí, một số anh em thuộc dưới quyền của tôi từ tiền đồn Xóm Chày bên kia bờ sông Cần thơ gọi về xin lịnh được trở về Bộ Tư Lệnh Quân đoàn nhưng lệnh của Trung tá Chánh Chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh Quân đoàn bắt các quân nhân này phải ở yên vị trí; tôi thấy rất vô lý vì đã đầu hàng rồi còn ở tiền đồn để làm gì nữa nên tôi liên-lạc với gia-đình của quân nhân liên hệ để lo mướn ghe đò để đưa các anh về.
Cách vài tháng trước tháng 4-1975, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đã cho thành lập Bộ tư lệnh Tiền Phương của Quân Đoàn do đại tá Nguyễn Thành Vinh chỉ huy đồng thời tăng cường quân số thêm 1 trung-đoàn bộ binh cho mỗi sư đoàn, quân số này được lấy từ các đơn vị địa phương quân của 16 tiểu-khu thuộc vùng 4 chiên-thuật; lý do tăng cường thêm quân số cho các Sư Đoàn vì với tính chất lưu động của Sư Đoàn bộ binh đánh địch hiệu quả hơn là đơn vị địa-phương.
Bộ tư lệnh tiền phương của Quân Đoàn IV được tạm thời đặt tại tư dinh cũ của chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh cạnh Quân Đoàn IV. Ngoài ra, tướng Nguyễn Khoa Nam còn chỉ thị xây lại các công sự phòng thủ kiên cố tại trại Cửu Long cạnh Sân Vận động Cần- Thơ, doanh trại này trước đây của quân đội Mỹ để lại; ưu điểm của doanh trại này là kế cận sân Vận động có nhiều bãi đáp cho máy bay trực thăng và gần bộ tư lệnh Quân đoàn và quân y viện Phan-Thanh-Giản.
Trong một buổi họp mật của bộ tham mưu quân đoàn, tướng Nguyễn Khoa Nam cho biết trại Cửu-Long sẽ là điểm di tản của quân đoàn nếu vì tình hình chiến sự chính quyền trung ương ở Saigon phải rút về Cần Thơ; tất cả sẽ di tản đến một nơi khác, chưa được tiết lộ; một số người dự đoán sẽ là một nơi nào đó ở Thái Lan; Tướng Nam còn chỉ thị Tiểu đoàn Truyền Tin Quân Đoàn IV làm một lá cờ trắng và phòng 4 lo một máy phát thanh di động nhỏ, tôi được giao lo phần kỹ thuật của máy này để sẵn sàng xử dụng phát sóng khi đài phát thanh Sài-gòn mất về tay địch.
Lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh buộc tướng Nam thi hành theo đó là lẽ tất nhiên trong kỹ-luật của quân-đội: Thi hành trước, theo lệnh Thượng cấp (theo Hiến Pháp của Việt Nam Cộng Hòa, Tổng Thống là tổng tư-Lệnh tối cao của quân-đội) khiếu nại sau; nhưng trong trường hợp này sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để được khiếu nại!!!
Sau buổi họp Quân Đoàn mọi người nhốn nháo chạy ngược chạy xuôi hoang mang đến cùng cực. Riêng tôi cũng như một số sĩ quan khác chấp nhận ở lại đến giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư Lệnh Quân đoàn IV. Thật ra một tuần trước đó tôi có ý định ra đi, đi theo số nhân-viên dân sự của Toà Tổng Lãnh Sự Hoa-Kỳ tại Cần Thơ. Nhưng sắp ra đi nghĩ đến phải bỏ lại đồng-đội, gia-đình cha mẹ anh chị em và thân quyến mà không biết ngày nào gặp lại làm tôi lòng đau như cắt, đó là chưa kể nếu Miền Nam không mất thì mình bị mang tội đào ngũ! Hơn nữa, sau khi nghe lời tướng Nam, tôi dứt khoát bỏ ý định ra đi.
Sáng ngày 29-4-1975 Toà tổng lãnh sự Cần thơ với ông Tổng lãnh sự Francis Macnamara đã không theo lệnh di tản bằng trực thăng của tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Ông này đã gan dạ tự tổ chức di tản bẳng đường sông, qua sông Bacsac để đi ra biển bắt tay với Hạm đội Hoa Kỳ bằng ghe chở lúa và một tàu LCM cũ chứa một số nhân-viên Hoa-Kỳ và hơn 300 nhân viên và gia-đình người Việt thoát đi từ Cần Thơ.
Đêm 29-4 tôi ngũ tại chỗ làm, doanh trại Quân Đoàn IV, khoảng 9 giờ đêm chuông điện-thoại reo lên một người bạn học cũ của tôi Nguyễn Văn Duyệt cho hay:
- Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi sắp đi mày hãy về mang vợ xuống đây cùng đi với tao.
Hiện tao thấy có nhiều sĩ quan Quân đoàn 4 có mặt tại đây có cả ông tư lệnh của mày nữa.
Tôi trả lời:
- Tao không tin có ông tướng Tư lệnh đi, mày check kỹ lại xem.
Duyệt trả lời:
- Ông tướng này đeo có 1 sao và to con
Tôi biết ra ngay là ai: Chuẩn tướng Chương Dzềnh Quay Tham mưu Trưởng Quân Đoàn IV. Tôi trả lời Duyệt là tôi đã dứt khoát ở lại không đi; và rồi Duyệt cũng không xuống tàu đi vì vợ con còn kẹt lại ở Miền Trung.
Khoảng 4 gìờ chiều tối thấy Chuẩn tướng tư lệnh phó Lê Văn Hưng đi tới đi lui trước các văn phòng của phòng 1, phòng 6 và Trung Tâm Truyền Tin Quân Đoàn. Vài phút sau toán quân canh gác cửa Tổng Hành Dinh tập họp lại và chuẩn bị làm lễ hạ quốc kỳ xuống. Buổi lễ này giống buổi lễ hạ quốc kỳ hàng ngày vào buổi chiều, và mọi người hiện diện tại quân đoàn bây giờ đều linh cảm đây là buổi chào cờ lần cuối cùng vì sẽ không bao giờ có dịp nhìn thấy lá quốc kỳ thân yêu một lần nữa.
Tất cả không hẹn đều tự động đến sắp hàng tham dự. Tướng Hưng đứng ngay giữa sân đối diện với cột cờ, các sĩ-quan và hạ-sĩ quan cùng binh sĩ đứng hai hàng hai bên. Lá Quốc Kỳ từ từ được hạ xuống, nhiều người rưng rưng nước mắt.
Tư-lệnh và Tư-lệnh Phó ở lại, các sĩ-quan tham mưu tuy một số đã ra đi nhưng đa số còn ở lại; phòng 6 Quân đoàn các sĩ quan truyền tin ở lại đầy đủ; phòng 3, phòng 2, phòng 1 tôi thấy khá đông sĩ quan còn ở lại.
Ngay lúc đó nếu tướng Nam muốn di tản chiến thuật cả quân đoàn như kế hoạch di tản đã chuẩn bị trước đây vẫn còn kịp vì sự hiện diện đầy đủ của 3 Sư Đoàn Bộ Binh và các quân binh chủng. Vùng 4 với 16 tiểu khu và một đặc khu Phú quốc vẫn còn nguyên vẹn lãnh thổ, ngay cả tiểu khu Chương Thiện kế cận mật khu U Minh của cộng-sản, CS vẫn chưa làm gì được. Về truyền tin, phòng 6 cho biết các hệ thống liên lạc đến các Sư đoàn và tiểu khu vẫn hoạt động điều hòa tính đến chiều tối ngày 30-4.
Trong hồi ký “Sự Thật về Cái Chết Của tướng Lê Văn Hưng” của bà Phạm Thị Kim Hoàng, phu-nhân của chuẩn tướng Lê Văn Hưng trong đó bà kể vì sự phản bội của 1 đại tá An Ninh Quân đội đã mang theo kế hoạch hành quân di tản của Quân đoàn 4 với phóng đồ hành quân và đặc lệnh truyền tin nên tướng Nam và tướng Hưng không thể hành quân được! Theo tôi nghĩ việc này không đúng vì An Ninh Quân Đội không thể là cơ quan phụ trách làm kế-hoạch hành quân; mọi cuộc hành quân được quyết định bởi tư lệnh của cấp đơn vị đó như trong trường hợp này cuộc hành quân cấp Quân Đoàn phải do Tư Lệnh Quân Đoàn quyết định sau khi có ý-kiến của Bộ tham mưu: Phòng 3 nắm rõ tình hình các đơn vị bạn Phòng 2 báo cáo tình hình và vị trí địch, Phòng 4 phụ trách tiếp vận, phòng 6 lo về liên-lạc truyền tin. Phòng 3 làm lịnh hành quân ban hành ra trên giấy tờ mật với phóng đồ hành quân và nhiệm vụ của từng đơn vị tham dự, phòng 6 làm đặc lệnh truyền tin. Thông thường lịnh miệng được đưa ra trước, tư-lệnh quân đoàn ra lệnh miệng trực tiếp với các tư lệnh sư-đoàn và quân binh chủng tham dự, các phòng ban liên hệ của Quân Đoàn và Sư Đoàn cũng lại liên-lạc bằng điện-thoại nhanh chóng thông báo cuộc hành bằng những ám hiệu mật trước khi gửi giấy hay công điện xác nhận sau.
Xin mở một dấu ngoặc ở đây về tin tức khởi đầu cuộc hành quân được tuyệt đối giữ bí mật, ở cấp Quân Đoàn và Sư Đoàn, các tư-lệnh được trang bị một máy điện thoại Bảo Mật do Hoa-Kỳ cung cấp. Điện thoại này dùng như điện thoại thông thường khác nhưng có thêm một bộ phận đặc biệt có một nút mật trên máy. Khi cần nói chuyện mật thì ấn nút này xuống, tiếng nói được mã-hoá (encoding) trước khi chuyển đi qua các đường liên-lạc, nếu có người chận đường dây để nghe lén thì không nghe được gì cả, vì âm thanh đã bị trộn lẫn lộn cao thấp nghe như tiếng hú. Máy bảo mật ở người nhận sẽ làm nhiệm vụ bạch-hoá (decoding) đổi âm thanh nhận được thành tiếng nói nghe được như bình thường.
Tóm lại tướng Nam muốn làm một cuộc hành quân di-tản ngay trong ngày 30-4 1975 vẫn còn kịp và nếu ông mang cả cánh quân thuộc Quân Đoàn IV với 3 Sư-đoàn quân số còn nguyện vẹn và còn bao đơn vị tinh nhuệ khác để di tản ra Phú Quốc hay đến Thái Lan (qua ngõ Châu-đốc tiến lên tỉnh Kampot, khoảng 120 km, của Cambodia, để đến các tỉnh Thái Lan nằm cạnh Vịnh Thái Lan hay biên giới Thai Cambodia). Nếu điều này xảy ra, Chiến tranh Việt Nam chắc sẽ còn kéo dài và chuyện gì sẽ xảy ra với hơn 100 ngàn quân của VNCH tử thủ tại đảo Phú Quốc hoặc biên thùy Thái Miên? Và rồi liệu người bạn đồng minh Hoa kỳ có nhỏ giọt viện trợ như họ đã từng làm trong quá khứ: bất cứ chỗ nào có cuộc nổi dậy thật sự để chống cộng-sản đều được Hoa Kỳ trợ giúp?
6 giờ tối ngày 30-4-75
Tôi cùng một số anh em sĩ quan ngồi tại câu lạc bộ Quân Đoàn, giờ này câu lạc bộ vẫn còn đông người như thường lệ mỗi ngày. Khoảng 1 giờ sau đó có người vào báo tin quân Việt cộng đã vào đến Dinh tỉnh trưởng, gần Bộ tư lệnh Quân đoàn, tôi vội thay thường phục và lái xe về nhà. Dọc đường phố bắt đầu có vài biểu ngữ hoan-hô Việt Cộng.
Tư Lệnh Quân Đoàn 4 thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam và Tư lệnh Phó chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã tự sát trong đêm 30-4-75. Những Phan-Thanh-Giản của thế kỷ 20 đã nằm xuống với khí phách anh dũng, bất khuất và kiên cường của người chiến sĩ cộng-hoà thề chết để bảo vệ quê hương. Miền Nam mất tự-do, dân chủ và dân quyền, ngục tù của quỷ đỏ cộng sản bắt đầu trùm lên đầu nhân dân từ đây.
Sau 30 năm nhớ lại Quân Đoàn IV, nơi mà tôi đã phục vụ hơn 9 năm, không khỏi bùi ngùi thương nhớ bạn bè, đơn vị và Cần Thơ yêu dấu, thương tiếc và tưởng niệm những anh hùng tử sĩ đã bỏ mình để bảo vệ quê hương Việt Nam, bảo vệ tiền đồn của thế giới tự do ngăn chận làn sóng đỏ tàn bạo tràn xuống các nước Đông Nam Á. Nếu không có Việt- Nam Cộng-Hòa thì các nước lân cận như Thái Lan, Mã Lai và Indenesia sẽ khó tránh khỏi thảm họa cộng sản xâm chiếm trong những thập niên 50-60.
Ngày nay Đế quốc đỏ Liên-sô đã bị tan rã mà không một ai có thể đoán trước, chũ-nghĩa cộng-sản bị đại bại nhanh chóng khắp nơi, các nước Đông Âu đã mau chóng cởi bỏ chủ nghĩa độc tài tàn bạo cộng sản để trở về thế giới tự-do. Các nước này đã nhanh chóng từ bỏ chế độ cộng-sản vì khi cộng-sản Liên sô tiến chiếm đến đâu bắt họ phải theo nên khi Liên sô tan rã thì họ quay mặt rất nhanh, khác với nước cộng sản còn sót lại như Cuba, Trung cộng và Việt Nam đã tự động đem chủ nghĩa này về áp đặt lên đất nước của mình. Tuy nhiên, tôi tin tưởng sắt đá, sớm muộn gì cộng-sản Trung quốc, Việt Nam và Cuba cũng tan rã. Tự-do, dân chủ và nhân quyền chắc chắn sẽ trở về trên quê hương Việt Nam trong một ngày không xa.
Kính thưa quý vị và quý chiến hữu,
Tôi xin phép được bổ túc và hiệu chính một vài điều trong bài viết của chiến hữu Phạm Cơ Thần.
Tôi là Sĩ quan Phụ Tá Hành Quân cho Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 7 Công Binh Kiến Tạo đồn trú tại Trà Nóc, Cần Thơ đến giờ phút cuối cùng và ở lại đơn vị cho đến khi bị Việt Cộng bắt đi tù vào đầu tháng 5/1975 cho đến năm 1988. Tôi xin bổ túc và hiệu chính vài điều sau đây:
1. Xác nhận việc ra đi của Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quay, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV là vào đêm 29-4-1975. Sự đào ngũ của Chuẩn tướng Chương Dzềnh Quay và đồng bọn là một vết nhơ cho Quân Đoàn IV. Nếu không nhờ đức độ của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam thì lịnh truy tầm mấy chiếc tàu “đào ngũ” – trong đó có Chuẩn Tướng Chương Dzềnh Quay, đã bị Không Quân dội bom vào sáng ngày 30-4-75 rồi.
2. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam cho thành lập BỘ TƯ LỊNH ĐẶC NHIỆM (không phải BTL Tiền Phương) và Ủy nhiệm Đại Tá Vinh làm Tư Lịnh. Tư Lịnh Đặc Nhiệm thay mặt TLQĐ để điều động các đơn vị hành quân bảo vệ Vòng Đai Alpha, tức là vùng lãnh thổ có đặt Bộ Tư Lịnh QĐ4 tại Cần Thơ. Vì tôi là phụ tá hành quân của Liên Đoàn CBKT nên tôi được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Khu Chiến 24 bao gồm các đơn vị Công Binh (BCH/LĐ, TĐ72CBKT, LĐ705CSN, ĐĐ704XT) và Đơn vị Quân Nhu của Thiếu Tá Trương Văn Ấu. Giáp ranh của KC24 về Đông có khu chiến của Đại Đội Giang Vận của Thiếu Tá Tánh, về phía Tây có khu chiến của Sư Đoàn 4 Không Quân. Tất cả 3 khu chiến nầy đều nằm dọc theo đường Liên Tỉnh Cần-Thơ Long-Xuyên và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của BTLĐN. Thông thường các buổi họp hành quân bảo vệ vòng đai Alpha đều do Đại Tá Vinh chủ tọa và các chỉ huy trưởng khu chiến tham dự. Riêng buổi họp sáng ngày 30-4-75 thì đích thân Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chủ tọa với sự tham dự của các đơn vị trưởng trong vùng. Buổi họp nầy kết thúc rất ngắn và coi như là lần gặp mặt cuối cùng của các đơn vị trưởng với Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam !!!.
3. Việc một ông Đại Tá ANQĐ đã mang theo “kế hoạch hành quân di tản” theo lời kể của phu nhân Chuẩn Tướng Hưng là HOÀN TOÀN KHÔNG ĐÚNG SỰ THẬT. Tôi không biết phu nhân Tướng Hưng lấy tài liệu hay tin tức từ đâu mà cho ông Đại Tá Nguyễn Văn Sảo – đương kim Chánh Sở 4 ANQĐ lúc bấy giờ được cái độc quyền giữ “kế hoạch hành quân di tản” như thế ?!. Đại Tá Sảo cũng bị VC bắt đi ở tù mút chỉ cà tha như anh em chúng tôi vậy !!!
Tôi đã chứng kiến rất nhiều sự việc đã xảy ra tại Cần Thơ trước cũng như sau ngày 30-4-75. Có dịp tôi sẽ kể hầu quý vị và quý chiến hữu.
Bài viết của Phạm Cơ Thần
III/ Đi Tìm Tung-Tích Người Anh-Hùng:
Trước đây nhiều năm, khi Hội Sử-Học Việt-Nam được biết sự tích anh dũng của cố đại tá Thành cùng Trung đoàn 12 Sư đoàn 7 Bộ Binh, chúng tôi lập tức đăng tải lên trang web http://www.truclamyentu.info. Lúc bấy giờ Hội chỉ có một vài chi tiết rất lờ mờ về sự hy sinh của ông. Do đó, đã có một lời kêu gọi ngắn những ai là thân nhân hay chiến hữu của ông vui lòng cung cấp cho chúng tôi di ảnh cũng như ngày ông khuất núi.
Trúc Lâm Yên Tử | lịch sử việt nam
Stop The Steal, Quân Sử Việt Nam, truclamyentu.info, Lịch Sử Việt Nam, Trúc Lâm Yên Tử, phật giáo việt Nam
Sau một thời gian chờ đợi (khoảng 2 năm), chúng tôi nhận được liên lạc của gia đình cố đại tá Thành, liên quan đến ngày ông khuất núi. Và mãi gần 4 tháng sau, mới có được di ảnh của ông.
Ngày 09/09/2011 (Kỷ niệm ngày ông khuất núi), Hội Sử-Học Việt-Nam đã vinh danh ông là Danh Nhân Quân Sự Việt Nam, đồng thời chép sự tích thần kỳ của ông vào quyển Thần Việt Điện 2010.
Nhưng còn một điều chúng tôi vẫn hằng ưu tư là chưa có được bài tường thuật chiến thắng lẫy lừng sau cùng của Quân Đoàn IV Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
May mắn thay, cố đại tá Thành đã đưa một cựu sĩ quan báo chí thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh đến với trang truclamyentu.info của chúng tôi. Di nguyện cuối cùng của cố đại tá Thành đã được hoàn tất.
Tương tự như trường hợp của cố Đại tướng Nguyễn Văn Hiếu khi viết Tứ Đại Thiên Tài Quân Sự Việt Nam cũng như chư vị tướng lãnh trong Thập Nhất Đại Thần Tướng Việt Nam.
Thiên tài quân sự Việt Nam - Thiên tài quân sử Việt Nam - Trúc Lâm Yên Tử
Tứ đại thiên tài quân sự Việt Nam, Thiên tài quân sử Việt Nam, Four Vietnamese Military Geniuses
Riêng về tấm hình phóng viên Paris-Match chụp đại-tá Thành và phổ biến trên số 1352 ngày 26-04-1975, chúng tôi may mắn có được bản chính do anh Trần-Tú-Tài cung cấp thông tin và sau đó đã đặt mua được trên chợ Amazon.
Quả thật cố đại tá Đặng Phương Thành đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều để có thể bổ túc những thông tin về ông (thông tin đăng ngày 30-10-2011 trên trang quansuvn.info)

No comments:

Post a Comment