Tuesday, February 19, 2013

Tổ chức và nhiệm vụ một số cơ quan, tổng cục trực thuộc BTTM Quân lực VNCH


Tài Liêu Sưu Tầm trên NET

1, Bộ Tư lệnh hành quân :
Bộ Tư lệnh hành quân { BTLHQ } thành lập ngày 20/5/1961, là cơ quan chỉ huy chiến lược - chiến dịch cao nhất, dưới quyền BTTM quân đội SG.
BTLHQ có trách nhiệm và quyền hạn :
- Chỉ huy các quân đoàn, các lực lượng trực thuộc và phối thuộc cho quân đoàn về mặt tác chiến.
- Soạn thảo kế hoạch tác chiến chiến lược theo lệnh của BTTM và kế hoạch sử dụng lực lượng.
- Điều hành các cuộc hành binh theo kế hoạch và chỉ huy lực lượng tổng trù bị nếu được BTTM giao quyền.
- Nghiên cứu và phát triển khả năng tác chiến của quân đội về mặt chiến thuật và kỹ thuật.
Tuy nhiên, do những thay đổi về cơ cấu tổ chức trong quân đội SG nên từ năm 1965, BTLHQ giải thể và thay vào đó là Trung tâm hành quân chiến thuật thuộc phòng 3, BTTM. Trưởng phòng 3 đồng thời là giám đốc trung tâm.
2, Phòng 1 { nhân sự } :
Phòng 1 có nhiệm vụ duy trì tổng quân số của quân đội và quân số của các đơn vị, quản trị nhân viên, phát huy và duy trì tinh thần quân sĩ, giám sát kỹ thuật, pháp luật và trật tự trong quân đội. Phòng 1 nhân sự gồm các khối :
- Khối quân số : có các Ban điều xung, kiểm dụng.
- Khối pháp chế : có các Ban tinh thần, pháp chế, huy chương.
- Khối tuyển mộ và nhập ngũ : có Ban kiểm kết và chưởng kế.
- Khối thiết kế : có các Ban chương trình và nghiên kế { ? }.
- Khối qui tắc nhân viên : có các Ban quy chế, dân chính và thủ tục quản trị.
Ngoài ra phòng 1 còn có đơn vị trực thuộc là Trung tâm tuyển mộ và nhập ngũ các quân khu.
3, Phòng Tổng quản trị :
Phòng tổng quản trị là nơi cung ứng quân số đầy đủ và kịp thời. Đồng thời phải thi hành các công tác tuyển mộ, quân dịch, động viên. Riêng cơ quan hành chính tổng quản trị là nơi phải làm các công việc như thống kê quân số, điều hành, kiểm toán, văn thư nội bộ, cung cấp các ấn phẩm, mẫu in, bảo vệ tài liệu mật, đào tạo nhân viên nghành quản trị, phụ trách quân bưu vụ.
4, Phòng 2 {tình báo } :
a, Nhiệm vụ :
Phòng 2 có nhiệm vụ theo dõi tình hình quân sự của đối phương trong nước và các quốc gia lân cận như Lào và Cam-pu-chia. Nhận định và ước tính khả năng quân sự của đối phương. Cung cấp và yểm trợ tin tức cho các đơn vị tác chiến. Phối hợp với tổng cục Quân huấn để tổ chức huấn luyện cán bộ quân báo. Phối hợp với phòng 1 trong kế hoạch bổ sung nhân viên quân báo các cấp.
b, Tổ chức biên chế :
Quân số của phòng 2 có khoảng 300 người { không kể quân số của hai đơn vị 101 và 306 là những đơn vị sưu tầm, yểm trợ chuyên môn cho phòng 2 }. Phòng 2 được tổ chức thành các khối :
- Khối quốc nội : quân số 100 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ theo dõi tình hình trong nội địa miền Nam Việt Nam. Khối quốc nội bao gồm các ban : Ban quốc nội Vùng chiến thuật 1,2,3,4. Ban ước tính { báo cáo tháng, năm, thống kê thiệt hại của đối phương }. Ban nghiên cứu { về tổ chức các quân ,binh chủng đối phương ở VN }.
- Khối quốc ngoại : quân số 50 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ theo dõi tình hình miền Bắc VN và sự viện trợ của các nước phe XHCN cho Bắc VN, tình hình quân sự, chính trị của Lào, Cam-pu-chia. Khối bao gồm các ban : Đông Nam Á { 13 người }, Bắc Việt { 15 người }, Ban nghiên cứu { 15 người } chuyên viết các bài diễn văn cao cấp, xã luận báo chí. Ban liên lạc ngoại quốc { 5 người } chuyên khai thác báo cáo của các tùy viên quân sự miền Nam VN ở nước ngoài gửi về { trừ Lào và Cam-pu-chia }.
- Khối sưu tập : quân số 70 người, chỉ huy trưởng là trung tá, có nhiệm vụ : theo dõi, kiểm sóat lưu trữ các nguồn tin do mật báo viên cung cấp, các bản cung tù binh, hồi chánh. Thiết lập các bản yêu cầu điều tra, hành lang, không ảnh, không thám, hệ thống kho tàng, rada, không quân, hệ thống ống dẫn dầu, máy bay của miền Bắc VN. Khối sưu tầm gồm các ban : Ban phối hợp sưu tầm { 15 người } làm các yêu cầu điều tra miền Băc, miền Nam và hành lang. Ban không thám ảnh { 20 người }. Ban liên lạc không thám { 18 người } làm yêu cầu và theo dõi không ảnh. Ban kiểm sóat nguồn tin {17 người } theo dõi và lưu trữ các nguồn tin khai thác tù hàng binh, hồi chánh, mật báo viên, thống kê các tù binh, hồi chánh.
- Khối kế, huấn, tổ : có nhiệm vụ theo dõi quân số, nhân viên quân báo các cấp và nắm bản đồ các loại, huấn luyện nhân viên quân báo.
c, Các đơn vị trực thuộc :
Để giúp cho phòng 2 về phương diện sưu tầm tin tức và chuyên môn, còn có 2 đơn vị trực thuộc : 101 và 306.
Đơn vị 101 : có quân số 700 người với 5 biệt đội sưu tập tại 4 quân khu và Biệt khu Thủ đô mang tên đoàn 65, 66, 67, 68 và 69.
Đơn vị 306 : có quân số là 300 người, được tổ chức sau 1965 khi Mỹ đưa quân vào VN. Lúc đầu đơn vị này có 5 trung tâm hỗn hợp :
- Trung tâm quân báo hỗn hợp : có nhiệm vụ cung cấp cho phòng 2 { BTTM Quân lực VNCH } và phòng 2 { Bộ tư lệnh MACV } những tin tức khai thác được liên quan đến lực lượng đối phương như không ảnh, tình hình cầu cống, đường xá, địa thế đường mòn HCM v.v...
- Trung tâm khai thác tài liệu hỗn hợp : có nhiệm vụ tập trung tất cả tài liệu do các quân khu, quân đoàn, sư đoàn, tiểu khu tịch thu được của đối phương trên các chiến trường, địa phương. Ngoài ra còn cả báo chí, sách, phim ảnh của miền Bắc để khai thác rồi báo cáo cho phòng 2 {BTTM } và phòng 2 { MACV } phổ biến cho các nơi có liên quan.
- Trung tâm khai thác quân dụng hỗn hợp : có nhiệm vụ khai thác các loại vũ khí, đạn dược, quân dụng tịch thu được. Nhân viên của trung tâm này phần lớn là chuyên viên các cục quân nhu, quân cụ, quân y, truyền tin biệt phái sang. Trung tâm này tổ chức thành các toán lưu động ở 4 quân khu. Sau khi khai thác xong sẽ biên soạn thành sách nhan đề : " Chiến cụ của Việt Cộng " để phổ biến rộng rãi cho các đơn vị quân Mỹ và VNCH. Riêng các loại vũ khí hiện đại như : hoả tiễn, tên lửa phòng không SAM 2, tên lửa chống tăng AT-3 do chuyên viên Mỹ khai thác { !? }.
- Trung tâm thẩm vấn hỗn hợp : có nhiệm vụ xét hỏi tù binh, hồi chánh quan trọng hoặc có sự hiểu biết nhiều, thông thường từ cấp đại đội trở lên, sau đó lập thành các bản cung. Khi tình hình chiến sự căng thẳng, trung tâm này thường tăng phái các nhân viên cho các quân khu, quân đoàn.
- Trung tâm quản trị quân báo : có nhiệm vụ theo dõi và quản trị số nhân viên quân báo từ cấp hạ sĩ quan trở xuống, quản trị các đội quân báo của quân đoàn, sư đoàn, các đơn vị quân báo biệt phái đi với Mỹ.
Sau khi Mỹ rút quân khỏi VN { 30/6/1973 }, đoqwn vị 306 chuyển các trung tâm hỗn hợp trên thành các khối.
d, Mức độ tin cậy từ các nguồn tin do phòng 2 { BTTM } sắp xếp :
- Ưu tiên 1 : tin của phòng 7 { trinh sát kỹ thuật }.
- Ưu tiên 2 : ảnh không thám.
- Ưu tiên 3 : tin của Nha Kỹ thuật { đơn vị chuyên tung gián điệp, biệt kich ra miền Bắc VN - đã được AK_M & các đ/c khác nói nhiều ở trên }.
- Ưu tiên 4 : Sở liên lạc theo dõi các mật khu ở miền Nam và đường mòn HCM.
- Ưu tiên 5 : cung tù binh, hồi chánh.
- Ưu tiên 6 : tài liệu thu được.
- Ưu tiên 7 : tin của các quân khu, quân đoàn.
- Ưu tiên 8 : mật báo viên của đơn vị 101 { tin ít người sử dụng }.
e, Các nguồn tin tình báo :
Các tin tức tình báo thường được lấy từ các nguồn :
- Ủy ban phối hợp tình báo quốc gia do tướng Đặng Văn Quang là phụ tá quân sự và an ninh Phu tổng thống phụ trách.
- Phủ đặc ủy tình báo.
- Phòng 2 { BTTM }.
- Phòng 7.
- Nha Kỹ thuật.
- Sở liên lạc.
- Bộ tư lệnh cảnh sát Quốc gia.
- Bộ chiêu hồi.



BO TONG THAM MUU
 
Quân khu 3percentage
Sài Gònpercentage
logo
|
Quá trình hành quân
Xem thêm chi tiết QLVNCH. Bộ Tổng Tham mưu là cơ quan chỉ huy cao nhất của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Để thống nhất hệ thống chỉ huy các lực lượng Quân đội Quốc gia Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu được chính thức thành lập vào ngày 1 tháng 5/1952 với vị Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên là Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, Tham mưu trưởng là Trung tá Lê văn Tỵ. Trụ sở Bộ Tổng Tham mưu ban đầu đặt tại khu nhà số 606 Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Tổng số nhân sự Bộ Tổng Tham mưu lúc bấy giờ gồm khoảng 150 người, gồm 21 sĩ quan và 15 hạ sĩ quan Pháp, còn lại là Việt Nam.
Lúc mới thành lập, Bộ Tổng Tham mưu được tổ chức rất đơn giản, với các thành phần như sau:
- Tổng Tham mưu trưởng và Văn phòng TTMT
- Tham mưu trưởng Tham mưu Biệt bộ (nơi tập trung mọi tin tức để đệ trình Tổng thống)
- Ba Tham mưu phó: Tổ chức và Nhân viên, Hành quân và Huấn luyện, Tiếp vận
- Chỉ huy trưởng Viễn thông, ngang hàng Tham mưu phó
- Bốn Phòng Tham mưu chính: 1, 2, 3 và 4
- Nha An ninh Quân đội
- Ban Không quân
- Ban Hải quân
- Trung tâm Công văn và Công điện
- Bốn Nha: Nhân viên, Quân nhu, Quân cụ (trong đó có Sở Vật liệu Truyền tin) và Quân y

Tháng 7/1952, các quân khu được thành lập với các tư lệnh như sau: Đệ nhất Quân khu (Nam Việt) Đại tá Lê Văn Tỵ, Đệ nhị Quân khu (Trung Việt) Trung tá Nguyễn Ngọc Lễ, Đệ tam Quân khu (Bắc Việt) Trung tá Nguyễn Văn Vận và Đệ tứ Quân khu (Cao nguyên Trung phần). Tháng 11/1954, Đại tá Lê Văn Tỵ thăng chức Thiếu tướng và ngày 1 tháng 12/1954, ông được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Tháng 10/1955, Thiếu tướng Lê Văn Tỵ được thăng Trung tướng, rồi Đại tướng tháng 12/1956, tiếp tục giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội VNCH đến sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11/1963. Trong thời gian này (1956), Bộ Tổng Tham mưu được di chuyển vào trại Trần Hưng Đạo (Camp Chanson), Phú Nhuận, nơi đặt Bộ Chỉ huy của Quân đội Pháp trước đây.
Sau tháng 7/1965, chức vụ Tổng Tham mưu trưởng được kiêm nhiệm bởi Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Tổng trưởng Quốc phòng. Vào ngày 14 tháng 10/1965, sau khi Tướng Nguyễn Khánh bị gạt bỏ khỏi chính quyền, Trung tướng Cao Văn Viên được cử vào chức vụ Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH. Năm 1967, khi Tướng Nguyễn Hữu Có bị bãi chức, Trung tướng Viên kiêm nhiệm chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng trong một thời gian ngắn. Cũng trong năm này, ông được thăng Đại tướng.
Sau 1963, Bộ Tổng Tham mưu còn có Trung tâm Hành quân Bộ Tổng Tham mưu, để điều khiển và theo dõi mọi cuộc hành quân trên toàn quốc. Trung tâm Hành quân BTTM là một Bộ Tổng Tham mưu thu hẹp, có đủ các đại diện thẩm quyền từ các Phòng của Bộ Tổng Tham mưu, các Bộ Tư lệnh Không quân, Hải quân, các binh chủng yểm trợ hành quân và tiếp vận. Bộ Tổng Tham mưu có tới hai trung tâm truyền tin. Một trung tâm truyền tin Diện địa cố định gọi là Trung tâm Truyền tin Bộ Tổng Tham mưu, do Tiểu đoàn 650 thuộc Liên đoàn 65 Khai thác Truyền tin Diện địa quản trị, với những phương tiện viễn liên cố định. Ngoài ra, Trung tâm Hành quân BTTM còn có một Trung tâm Truyền tin Chiến thuật lưu động do Tiểu đoàn Truyền tin BTTM điều khiển và quản trị.
Từ 1965 khi Quân đội VNCH được cải tổ lại, Bộ Tổng Tham mưu bao gồm 7 phòng/nha và một số các cơ quan trực thuộc như Hành quân, Nhân viên, Huấn luyện, Tổng Cục Tiếp vận, và Tổng Cục Chiến tranh Chính trị. Các phòng/nha và đơn vị thường được nhắc đến là Phòng Tổng Quản trị, Phòng Tài ngân, Nha Tổng Thanh tra Quân lực, Nha Kỹ thuật Chiến lược, Đại đội Tổng Hành dinh, Đại đội 1 Quân cảnh, Đại đội Công vụ…Theo tinh thần của sắc luật về vai trò của Bộ Tổng Tham mưu được Tổng thống Thiệu ban hành vào tháng 7/1970 thì Bộ Tổng Tham mưu được định nghĩa là một Ban Tham mưu Liên quân. Trên thực tế và bản chất, Bộ Tổng Tham mưu là một Bộ Tham mưu Lục quân với thẩm quyền trên hai quân chủng kia, chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng trưởng Quốc phòng về vấn đề huấn luyện, tổ chức và sử dụng quân đội trong đường hướng do Tổng thống định liệu. Khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, thì các buổi họp bất thường hay hàng tháng với các Tư lệnh Quân đoàn cùng các Tư lệnh Quân binh chủng như Hải quân, Không quân v.v. được diễn ra trong Dinh Độc Lập thay vì ở Bộ Tổng Tham mưu như thường lệ. Những buổi họp này được đặt dưới quyền chủ tọa của Tổng thống Thiệu với tư cách là Tổng Tư lệnh Tối cao QLVNCH. Từ đó, Tổng thống Thiệu hoàn toàn lấy mọi quyết định và ra lệnh thẳng cho các nơi.
Vào lúc 8 giờ sáng ngày 28 tháng 4/1975, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn đã đến văn phòng Tổng Tham mưu trưởng như thường lệ để gặp Đại tướng Cao Văn Viên theo dõi tình hình quân sự. Trong cuộc gặp nói trên, Đại tướng Viên yêu cầu Tổng trưởng Quốc phòng Trần Văn Đôn cử người thay thế vì ông đã trình xin Tổng thống Trần Văn Hương cho được giải nhiệm. Sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4/1975, và sau cuộc rút quân của QLVNCH khỏi Xuân Lộc, Đại tướng Cao Văn Viên không còn thiết tha với chức vụ Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH. Khi Tướng Viên trình xin Tổng thống Trần Văn Hương cho ông được giải nhiệm, Tổng thống Hương yêu cầu ông tiếp tục giữ chức vụ đến khi ông này trao quyền cho ông Dương Văn Minh.
Chiều 28 tháng 4/1975, Đại tướng Cao Văn Viên ra đi cùng với Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3 BTTM. Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân QLVNCH, kiêm Tổng Cục trưởng TCTV bỏ đi trưa ngày 29 tháng 4/1975. Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng rời nhiệm sở. Khoảng 11 giờ 45, trực thăng của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đáp xuống ngay sân cờ tòa nhà chính đón Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Trước tình trạng này, tân Tổng thống Dương Văn Minh đã cử một số (cựu) tướng lãnh như Trung tướng Vĩnh Lộc giữ chức Tổng Tham mưu trưởng, cựu Trung tướng Nguyễn Hữu Có Phó Tổng Tham mưu trưởng, cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (Việt Cộng nằm vùng) làm Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng BTTM, cựu Thiếu tướng Lâm Văn Phát làm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Chuẩn tướng Lê Văn Thân, Tư lệnh phó Biệt khu Thủ đô, Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức giữ chức Tổng Cục trưởng TCTV.
● Trong quá trình hình thành, ngoài sự thay đổi về cơ cãu, Bộ Tổng Tham mưu cũng đã thay đổi danh xưng một vài lần. Tháng 4/1964, Trung tướng Nguyễn Khánh ký sắc lệnh đổi Bộ Tổng Tham mưu thành Bộ Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bao gồm Lục quân, Không quân, Hải quân và Địa phương quân-Nghĩa quân. Tổng Tư lệnh QLVNCH (tức Tổng Tham mưu trưởng) lúc bấy giờ là Trung tướng Trần Thiện Khiêm. Sau khi Tướng Khiêm đi làm Đại sứ, Tướng Khánh biến đổi Văn phòng Tổng Tư lệnh thành Nha Đổng lý Văn phòng Tổng Tư lệnh và bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Đổng lý Văn phòng (10/1964). Danh xưng Bộ Tổng Tư lệnh sau đó lại được đổi thành Bộ Tổng Tham mưu, khi Tướng Khánh bị gạt bỏ khỏi chính quyền (2/1965).

Đơn vị trực thuộc
DD 1 QC
NU QUAN NHAN
NKT
P1/BTTM
P2/BTTM
P3/BTTM
P4/BTTM
P5/BTTM
P6/BTTM
P7/BTTM
TCCTCT
TCQH
TCTV

No comments: