Tuần duyên hạm (PGM) là tàu nhỏ nhất, để được gọi là Hạm. Chỉ những vị chỉ huy các Tuần duyên hạm..”trở lên” mới được gọi là “Hạm trưởng” và đeo phù hiệu “Bánh xe-Tay lái”, còn các vị chỉ huy chiến đỉnh chỉ được gọi là.. “Thuyền trưởng”..
Toàn bộ 20 Tuần duyên hạm của HQVN đều thuộc lớp 39 hay PGM-39 class gunboat Class 39 là để phân biệt với PGM-43, dành cho Miến Điện và 53 dành cho Ethiopia (hai lớp này có một số đặc điểm kỹ thuật khác với lớp 39) Lớp PGM-39 được chế tạo tổng cộng 59 chiếc, trong thời gian 1959-1970 tại những xưởng đóng tàu khác nhau tại Hoa Kỳ.
Họa đồ kiến trúc PGM-39.
- Vài dòng lịch sử :
Gunboats và các chiến thuyền nhỏ được Hải Quân Hoa Kỳ gọi chung là US Small Combatants..
Từ 1953 Hoa Kỳ đã cung cấp nhiều loại chiến hạm nhỏ cho các quốc gia đồng minh trong đó PGM là những chiến hạm loại nhỏ do HQHK chế tạo trong mục đích bán hay viện trợ cho các quốc gia chỉ có lực lượng Hải quân giới hạn. PGM được sử dụng trong hai mục đích chính : kiểm soát duyên hải và sông khi đổ ra biển là các đường lưu thông của nhiều quốc gia; các nước Á châu có rất nhiều thuyền bè có thể chở các loại hàng hóa bất hợp pháp kể cả võ khí cho các nhóm phiến loạn.
Quân viện Hoa Kỳ của tài khóa FY62 bắt đầu cấp các PGM cho VN và sau đó là FY64 cấp cho HQVN 3 chiến hạm , tài khóa FY65 cấp 5 chiến hạm. Việc thay đổi ngân sách đưa đến thay đổi về máy móc trang bị nên các PGM của HQVN đã có các chiến hạm có động cơ khàc nhau..
Huy hiệu, phù hiệu Hạm đội và HQ600, HQ605, HQ613
- Các PGM viện trợ cho Việt Nam:
Xếp theo thứ tự ngày chuyển giao : (Số trong ngoặc là số của HK) Tên Việt Nam của các chiến hạm được đặt theo tên một số các hòn đảo thuộc lãnh hải Việt Nam.
– Tháng Hai năm 1963 : 5 chiến hạm
– HQ 600 Phú Dự (PGM-64)
– HQ 601 Tiên Mới (PGM-65)
– HQ 602 Minh Hoa (PGM-66)
– HQ 603 Kiến Vàng (PGM-67)
– HQ 604 Kèo Ngựa (PGM-68)
Các PGM trên được đóng tại Xưởng đóng tàu Marinette Marine Corp, Marinette, Tiểu bang Wisconsin, hoàn tất năm 1962.
– Tháng Năm năm 1963 : 3 chiến hạm
– HQ 605 Kim Quy (PGM-59)
HQ 606 Mây Rút (PGM-60)
– HQ 607 Nam Du (PGM-61) Đóng tại Xưởng JM Martinac Shipbuilding Corp, Tacoma Washington, hoàn tất tháng Ba năm 1963.
– Tháng Bảy năm 1963 : 2 chiến hạm
– HQ 608 Hoa Lư (PGM-62)
– HQ 609 Tổ Yến (PGM-63)
Đóng tại JM Martinac, hoàn tất tháng Năm 1963
– Tháng Hai năm 1964 : 2 chiến hạm
– HQ 610 Định Hải (PGM-69)
– HQ 611 Trường Sa (PGM-70)
Mariette Marine Corp hoàn tất tháng năm 1963 – –
Tháng Giêng năm 1966 : 3 chiến hạm
– HQ 612 Thái Bình (PGM-72)
– HQ 613 Thị Tứ (PGM-73)
– HQ 614 Song Tử (PGM-74)
Do xưởng Julius Petersen Builders , Sturgeon Bay , WI hoàn tất tháng 8-9 năm 1965
– Tháng Mười năm 1966: một chiến hạm
– HQ 615 Tây Sa (PGM-80)
Julius Petersen đóng xong tháng 6 -1966
– Tháng Tư năm 1967 : 4 chiến hạm sau cùng
– HQ 616 Hoàng Sai (PGM-81)
– HQ 617 Phú Quý (PGM-82)
– HQ 618 Hòn Trọc (PGM-83)
– HQ 619 Thổ Châu (PGM-91)
Do Petersen, WI hoàn tất tháng 7 đến 12-1966
(Ghi chú : PGM-71 (nhảy số trong danh sách trên) được giao cho HQ Thái mang số hiệu T-11 , các chiếc PGM-75 và 76 giao cho Ecuador, PGM-77 cho Dominican Republic; PGM-78 cho Peru ; PGM-79 cho Thái , số hiệu T-12)
- Đặc tính kỹ thuật chung của các Tuần duyên hạm của HQVN :
– Trọng tải : 140 đến 143 tấn
– Động cơ trang bị : 2 loại tùy chiến hạm
– 2 máy Mercedes Benz 12V493 TY57 chạy bằng dầu cặn 2200 mã lực
( các HQ từ 600 đến 611 )
– 4 máy Grey GM quads ghép đôi dầu cặn , 2000 mã lực
(các HQ từ 612 đến 619)
– Vận tốc trung bình 17 knots , có thể đến 20 knots
– Tầm hoạt động : 630 hải lý (khi hải hành 16 knots/giờ)
– Thủy thủ đoàn : 15- 17 nhân viên
– Võ trang : 1 đại bác 40 ly phía mũi, 1 giàn 2 đại bác 20 ly phía đuôi
và 2 giàn đại liên .50 đặt 2 bên boong tàu có chiến hạm trang bị thêm 1 súng cối trực xạ 81 ly.
- Truyện.. trên PGM :
Sinh hoạt của các chiến sĩ HQVN trên các Tuần duyên hạm quả là ‘không thoải mái’ (!), nếu không nói là ‘khổ’ sở : tàu nhỏ, khó cân bằng khi biển động : ‘lắc lư’ con tàu đi ..
– HQ Phan Ngọc Long ghi lại trong bài “Những kỷ niệm với Tuần duyên hạm Tây Sa HQ-615 “ (http://www.denhihocap.com/ds2009/hq615.html) ..” Các bạn đi PCF hay CoastGuard không biết phải chịu sóng như thế nào chứ HQ-615 của chúng tôi thì bị lắc cứ như là ‘hột vịt lộn’ mỗi khi biển động ! Đứng kiểu trung bình tấn và gần như bất động, bụng quặn thắt với cơn say sóng, hàm răng cắn chặt, chặn cơn nôn mửa mà lúc nào cũng như muốn chỉ chực trào lên khỏi cổ; hai tay ôm cứng la bàn từ, nhìn mũi tàu trồi lên hụp xuống theo những cơn sóng bạc đầu giờ này qua giờ khác, ngày này qua ..ngày khác !..”
– “Hùng Gà tồ” (OCS 6) ghi về sinh hoạt trên HQ-618 trong Đặc San Trần
Hưng Đạo Kỷ niệm 25 năm TĐ/SVSQ/HQ Trần Hưng Đạo, OCS-Newport “ .. Dàn PGM từ HQ-610 trở xuống còn đỡ, hai máy Mercedes khá mạnh, chứ còn từ HQ-611 trở lên là tám máy Grey ghép lại yếu xìu..” “.. ra biển thì nhồi như quả trứng trong lòng đại dương, vào sông thì hai máy tiến full cụng chỉ làm bia cho VC tập bắn (?)’.. PGM , tàu cũ máy yếu.. sóng to thì radar bị.. đui, máy điện sụp, máy chính tiến full mà vận tốc vẫn âm trừ!”.. Đi PGM rất cực: tiện nghi không có, nước ngọt không đủ, phòng ốc chật hẹp.. Đi một chuyến công tác 3 tháng về là sụt cả 10 ký, sóng gió hành hạ… “ “ .. lại còn vụ gõ sét , rỉ sét đâu mà lắm thế.. đi công tác về..chạy rùa, gõ sét bá thở (?)..”
– HQ Phạm Viết Khiết (K21) trong “Hải quân Chiến binh từ bờ đến biển” ( đăng nhiều kỳ trên SaigonNho) có những ‘kỷ niệm’ với HQ-615 như sau :
“ Nhân viên trên HQ 4 gương mẫu bao nhiêu thì nhân viên HQ-615 lại bê bối bấy nhiêu. Tuần duyên hạm là một chiến hạm nhỏ, hạm phó làm cả công việc của sĩ quan hài hành và nội vụ nữa..Tàu nghỉ bến nhân viên thường trốn trực nhật đi chơi hay về nhà..”
– HQ Lê ngọc Trùng Dương ghi lại trong “ Kỷ niệm đời quân ngũ” trên haiquanvietnamconghoa.com : lần HQ-614 công tác tại vùng biển Hà Tiên, hải hành đêm, bị tàu vận tải Sealand đụng “..một tiếng ầm vang dội.. Toàn thân tàu rung động, con tàu nghiêng ngửa. Đ úy cố vấn Dudley từ trên giường tầng cao té xuống sàn tàu. Tôi có cảm tưởng như tàu sắp lật úp và sẽ bị chìm. Tôi vội lên đài chỉ huy , con tàu vẫn chòng chành… Con tàu bị Sealand đụng, bên hữu hạm bị vỡ một khoảng gần nửa thước cạnh khẩu 20 ly !.. chiếc tàu kia biến dạng
* PGM chiến đấu :
– HQ Phan Ngọc Long (K20):
Trong trận Năm Căn- Cà Mau : HQ-615 nhận nhiệm vụ tuần tiễu, ngăn chặn sự xâm nhập của các ghe thuyền CS, yểm trợ hải pháo cho các đơn vị bạn trong khu vực cửa Bảy Háp, Cửa Bồ Đề..HQ-615 bị phục kích khi theo sông Bồ Đề vào Ngã Ba Tam Giang.. Tàu lùi được về Căn cứ Năm Căn sau hai lần bị tấn công liên tục..Trận đụng độ gây Hạm trưởng cùng 5 thủy trơng thương ..
Cuối 1973, HQ-615 tham dự các cuộc hành quân hộ tống các đoàn tàu tiếp tế cho Nam Vang, từ Căn cứ Yểm trợ Tiếp vận Đồng Tâm (Mỹ Tho) đến Tân Châu và sau đó HQ Miên lo hộ tống tiếp từ biên giới lên Nam Vang…
– HQ Lê ngọc Trùng Dương :
HQ-614 thường công tác tại Phú Quốc, Vũng Tàu, Năm Căn, Quy nhơn, Nha Trang nhưng nhiều nhất là Phú Quốc, chặn bắt ghe đánh cá Thái vi phạm lãnh hải, yểm trợ hải pháo cho Căn cứ Năm Căn.
- Một số chiến công :
– HQ-614 tham dự trận chặn bắt và đánh chìm tàu xâm nhập BV loại SL 5 tại Cửa Bồ Đề, Cà Mau (lần thứ I) ngày 19 tháng 5 năm 1966 (Xin đọc trên Dòng sông cũ) Vài hoạt động của các Tuần duyên hạm (đầu năm 1975)
– HQ 601 Tiên Mới : sau khi sửa chữa tiểu kỳ tại HQ Công xưởng . được biệt pháI cho Vùng 4 Duyên hải với các nhiệm vụ tuần tra, ngăn ngừa xâm nhập của VC vùng Bắc Phú Quốc, Dương Đông hay bao vùng Thổ Châu và phía Nam Cà Mau hay Hòn Tre, đôi khi chặn bắt ghe Thái hay Campuchia; hành quân yểm trợ hải pháo tại mật khu Mặt quỷ và có khi vào đảo Thổ châu đón ĐPQ đi phép về An thới..
Đầu 4/75 HQ-601 được lệnh tăng phái cho Vùng I/ZH , khi đến Cù Lao Ré lệnh tạm ở lại VII/ZH, tuần duyên và vào Sông Cầu yểm trợ cho Duyên đoàn 23 di tản, sau đó cặp cầu Cam Ranh và tiếp tục tuần duyên tại Vùng II ..Giữa tháng 4/75 ..thi hành hải vụ đón VIP tại Phan Rang ! (nhóm thân nhân 20 người của Ông Thiệu !) đưa về Nhà Bè.. ! HQ-601 sau đó đậu tại Cầu H.(Theo bài viết của HQ Trần Minh Chánh “Công chúa Tiên Mới” trên Đa Hiệu 71) – Các Tuần duyên hạm tại Vùng 1 ZH : (theo Tướng Hồ văn Kỳ Thoại trong
“Can trường trong Chiến bại” : Hải đội 1 Duyên phòng (HQ Tr tá Nguyễn Mạnh Trí ) chỉ huy các PGM : HQ 609 và HQ 615. Ngày 24 tháng 3, Hai chiến hạm này được huy động vào Liên đoàn đặc nhiệm 11.4 tại Cửa Thuận An, các PGM không vào bãi, chỉ yểm trợ bên ngoài…Trong thời gian gian di tản Đà Nẵng , các PGM lo việc bảo vệ an ninh cho Vịnh Đà Nẵng, tạo một vòng đai phía ngoài cách bờ 15 đến 20 miles, nghênh chiến đề phòng phi cơ và tàu thuyền CS tấn công HQ-605 hoạt động tại Vùng 2/ZH, ngày 2 tháng 4 thám sát vùng biển Nha Trang đang bị bỏ ngỏ, khi đến Cầu Đá bị pháo của CQ từ đỉnh Hòn Tre bắn xuống khiến vỏ tàu bị nứt do sức ép của đạn pháo, nước vào tả hạm vẫn tiếp tục hoạt động để về SG sửa chữa. HQ-601 : 27 tháng 4 hành quân yểm trợ hải pháo tại Tân cảng SG : VC chiếm lô cốt bên kia cầu. Chiến hạm dùng hải pháo bắn phá , lực lượng Dù và Cảnh Sát dã chiến tái kiểm soát khu vực..
- Số phận các Tuần duyên hạm của HQVN sau cuộc chiến :
đánh chìm trên sông hay ngoài biển do trục trặc máy móc.. Sau đây là vài chi tiết thu nhặt được trong các tài liệu và sách báo Việt-Mỹ ..:
Tài liệu “khả tín” nhất chúng tôi dùng làm căn bản là “Phương vị các Chiến hạm HQ/VNCH ra khơi” của HQ Đ tá Trần Đỗ Cẩm có thể tìm đọc trên camtran1.6te.net/hqtext/achdttxt.html .
Ngay như tài liệu của DIA 103-75 chỉ ghi : – Các PGM ra đi : HQ 600; 605; 608; 610; 615 và 618
bị đánh chìm khi di tản : HQ 604
bỏ lại : HQ 601; 602; 603; 606; 607; 609; 611; 612; 614; 616; 617 và 619
Sau đây là số phận của một số PGM :
– HQ-600 : Hạm trưởng HQ Th tá Phạm văn Chí ra đi theo đoàn tàu di tàn, nhưng bị đánh chìm trên biển..ngày 30 tháng 4 gần Côn Sơn (theo HQ Tr tá Phạm Đình San trong “Tình trạng Chiến hạm di tản” trên hqvnch.com
– HQ-601 : Chiến hạm ở lại với nhiều chi tiết rõ rệt . “ Hạm trưởng là HQ Đại úy Trần Minh Chánh không muốn di tản nhưng vẫn đồng ý chở Phó Đô Đốc CT Cang Tư lệnh HQ và P Đề đốc DQ Thủy rời cầu A lúc 7 giờ 30 ngày 29-4 để ra cửa biển Vũng Tàu, chuyển đoàn tùy tùng của TL Cang lên HQ 3 và Ông Chánh lái HQ-601 về lại Saigon, ở lại cùng Cha là Đề đốc (hưu) Trần văn Chơn không di tản..” HQ Đại tá Đỗ Kiểm trong “Counterpart” ghi lại : Ông Chánh lúc đầu không chịu đưa Ông Cang ra đi..nhưng sau đó đồng ý vì “nể” ông Kiểm : ..” only because you asked me to “ Tuy nhiên Ông Chánh trong bài “Chuyến hải hành cuối cùng của Chiến hạm PGM HQ 601″ trên Lướt sóng Số 52 có một số chi tiết khác hơn : ..”Ông Kiểm..giận dỗi bỏ đi, có lẽ ông nghĩ rằng tôi không muốn thi hành lệnh của ông.. “.. “Tôi mời hai vị Đô đốc và phái đoàn BTL ( có 2 vị phu nhân) nhập hạm HQ-601 hải hành ra biển trong đêm , bằng radar và đến Vũng Tàu lúc 2 giờ sáng…”Tư lệnh bảo tôi xin cập vào các chiến hạm lớn, nhưng không có chiếc nào cho cập, trái lại còn nổ súng về HQ-601 khi tàu đến gần ! Cuối cùng Đô đốc Thủy phải dùng bạch văn để xin cập và được HQ-3 chấp thuận”.. Sáng 30-4, 10 giờ sáng HQ-601 quay về SG cập cẩu C.. Sau khi toàn bộ thủy thủ đoàn rời tàu, cơ khí viên mở lỗ lù…. nhưng sau này 601 đổi số thành 9601 của CSBV !
– HQ-602 : Hoạt động trong tháng 4-75 tại Vùng 4/ZH. Theo đoàn tàu di tản từ Phú Quốc đến Singapore . Hạm trưởng HQ Đ úy Ngô Minh Dương bị giết trên tàu vì từ chối quay về.. Nhóm SQ và thủy thủ nổi loạn ép Hạm Phó lài tàu về SaiGon
– HQ-604 : Ngày 29-4 đậu tại Cầu U. Theo Combat Fleet of The World 1978-1979 thì bị hủy trên biển khi di tản. Tài liệu của Ông Trần Đỗ Cẩm : “Hạm trưởng HQ Th tá Nguyễn Thanh Lộc rời bến , nhưng HT ở lại giao quyền chỉ huy
cho Thủy thủ đoàn ra điểm hẹn Côn Sơn, chuyển nhân viên sang tàu lớn và sau đó tự đánh chìm..” Theo HQ Đại tá Phạm Mạnh Khuê trong thư gửi cho Đô Đốc Zumvalt thì sáng 1 tháng 5, hạm đội HQVN tại Côn Sơn khi đi Subic có 28 chiến hạm và HQ-604 trong đoàn tàu này..
– HQ-605 : Ngày 29-4 đậu tại Cầu U, đang trong tình trạng sửa chữa cấp tốc chưa hoàn tất, di tản để tập trung tại Côn Sơn, Sau khi chuyển người lên HQ 5 đã tự đánh chìm..
– HQ-607 : Trong bài “HQ 14 và những tháng cuối của cuộc chiến” của Tác giả Phạm Thành (trên bienxua.worldpress.com) có ghi HQ-607 có mặt tại Subic Bay ngày làm lễ hạ kỳ (7 tháng 5, 1975). Một bài báo của “Trung Học Hà Tiên xưa” có ghi lại là HQ-607 theo đoàn tàu di tản đến được Phi ? (HQ-607 rất thường cập bến Hà Tiên)
– HQ-608 : Trong những ngày cuối tháng 4-75, chiến hạm công tác tại Vùng 3/ZH và ngày 29-4 nhận lệnh “tự do vận chuyển”. HQ-608 dự trù về SG theo sông Soài Rạp, nhưng đến Vàm Láng tuy có lệnh ..tập trung tại Côn Sơn, chiến hạm tiếp tục hành trình vào Thương cảng, Hạm trưởng HQ Đ úy Nguyễn Trung Tú ghé bến Tân Thuận lên bờ đón gia đình.. Hạm phó đưa tàu cặp cầu A.. Chiến hạm ra đi trưa 30 tháng 4 (vắng Hạm trưởng) ..Trên chiến hạm khi ra cửa biển có hai Tướng Vĩnh Lộc và Trần văn Trung..(theo Trần Đỗ Cẩm, xem HQ-615 bên dưới..)
– HQ-610 : Các hoạt động của Chiến hạm này không rõ. Theo Jonathan Malay trong tập sách “War in our Wake”. Chiến hạm của ông USS Benjamin Stoddert vào chiều 1 tháng 5 đã vớt được chiếc HQ-610 đang kêu cứu tại một điểm thuộc Vịnh Thái Lan nơi gần Mũi Cà Mau, một số nhân viên đã bỏ tàu tên một thuyền nhỏ, chỉ còn các Sĩ quan cùng vài thuỷ thủ..Vỏ tàu bị nứt, hết khả năng hải hành nên các quân nhân HQVN được lên chiến hạm Mỹ , HQ-610 để tự chìm..Ngày 3 tháng 5 chiến hạm Mỹ vớt được 158 người trên một tàu nhỏ đang trôi giạt và các quân nhân HQVN của HQ-610 đã giúp sức vào cuộc cứu vớt này (Sách có bức hình chụp nhân viên HQVN trên chiếc USS Benjamin Stoddart nhìn cảnh HQ-610 bị đánh chìm)
– HQ-611 : Đậu tại cầu A : Quyền Hạm trưởng HQ Đ úy Phạm Quốc Nam, khi về nhà đón gia đình, gặp trở ngại.. Chiến hạm bị uy hiếp tách bến, qua khỏi Khánh Hội bị nước vào hẩm máy và chìm trên sông..
– HQ-615 : đậu tại Cầu U . Hạm trưởng HQ Th tá Phạm văn Diên , rời bến tối 29-4, bị hư máy giạt sang Thủ Thiêm, nhưng sau đó sửa được một máy, ghé Sở Hàng Hà đón thân nhân.. trên đường ra biển còn đón được Quận trưởng quận Quảng Xuyên đang trên PBR tại Ngã ba sông Soài Rạp-Nhà Bè.. Đến Côn Sơn chuyển người sang HQ-800 và tự làm chìm tàu..(Theo Điệp Mỹ Linh hai Tướng
Vĩnh Lộc và TV Trung ra bến Bạch Đằng xuống một LCM Giang cảnh để xuôi sông SG và dược HQ-615 vớt vào tối 30-4?)
– HQ-616 : tại cầu H . Hạm trưởng không di tản. Hạm phó và nhân viên nhờ Hạm trưởng của HQ-619 ra biển..Khi mới đến Công trường Mê Linh, hỏng cả hai máy trôi tấp vào HQ 2 ..Tất cả nhân viên bỏ tàu chuyển sang HQ 2 .
– HQ-618 : hoạt động tại Vùng 3/ZH , khi nhận lệnh “vận chuyển tự do” Hạm trưởng HQ Th tá Trần văn Dùng di chuyển về điểm tập trung Côn Sơn và do tình trạng máy móc tốt nên đã tự hải hành đến Subic Bay. HQ-618 là Tuần duyên hạm duy nhất của HQVN được ghi là chuyển cho Hải quân Phi , chiến hạm được đổi tên thành BRP Basilian (phế thải năm 1991)
– HQ-619 : đang thời gian tu bổ đại kỳ, vừa ráp xong một máy chánh, đành bỏ lại không thể di tàn được.
Ghi chú : Có nhiều sự kiện chúng tôi chưa tìm ra được câu giải đáp thỏa đáng :
– Có thể một số PGM của HQVN đến được Subic Bay nhưng chỉ một chiếc duy nhất là HQ-618 được ghi là chuyển cho HQ Phi ? còn HQ-607 mất dạng (?), HQ Philippines có 4 chiếc PGM class 39 (BRP Agusan, Catanduanes, Romblon, và Palawan ) tương tự các PGM của HQVN, trong tình trạng cần tu bổ nên có thể các PGM của HQVN bị họ dùng lấy cơ phận sửa chữa không ..giấy tờ chuyển nhượng ?
– Hải quân Hoàng Gia Thái có tổng cộng 9 chiếc PGM Class-39 (loại tương tự như các PGM của HQVN. trong thời gian từ tháng 7-1965 đến 7-1970. Các PGM của Thái kh6ng có tên, chỉ đánh số từ T-11 đến T-20. Chiếc T-1 (PGM-107 của HoaKỳ) đầu tiên định dành cho HQ Thái trong Lực lượng Tình Nguyện HQ Hoàng Gia Thái tại VN , nhưng các kế hoạch này bị bỏ và HQ Thái chỉ đóng góp 3 chiến hạm LST trong Phân đội Sea Horse với 185 nhân viên và thủy thủ. Trong các cuộc hành quân biển Market Time, PGM T-12 của HQ Thái có tham dự với tính cách tăng cường và không có trong lực lượng tham chiến chính thức Sau 30 tháng 4 năm 1975 , không có báo cáo nào ghi nhận việc HQ Thái nhận các chiến hạm tử VN , nhưng trước đó có những chiến hạm nhỏ của Campuchia chạy sang Thái..
– Một bản báo cáo trong Harpoon Quarters năm 2012 khi viết về HQ CSVN dưới
tên Vietnamese People’s Navy (VPN) ghi lại một số sự kiện khó hiểu :
Sau 30 tháng 4 1975 , ngoài số chiến hạm chạy được sang Phi ,CSVN lấy được “seventeen PGM-type patrol boat, 26 Point-class patrol boat” .. con số 17 này chắc chắn không chính xác ! Bản báo cáo ghi thêm là HQCSVN không phải là lực lượng quan trọng trong Quân đội CS. Đến 2011 chỉ còn 2 LST cũ của HQVN còn hoạt động. Các chiến hạm Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão còn dùng trong huấn luyện. Ba PGM cuối cùng lớp PGM-59/PGM-71 bị phế thải năm 2000
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Cựu HQ Thiếu Tá Phùng Học Thông, nguyên Hạm Trưởng Tuần Duyên Hạm Nam Du HQ607 và Anh TVQ đã khuyến khích và giúp sưu tầm rất nhiều hình ảnh và bài vở để có thể viết bài ngắn này. Xin quý vị chiến sĩ HQVNCH vui lòng giúp bổ túc và sửa chữa cho những sai lầm và những thiếu sót không thể tránh được.
(Trần Lý 3-2020)
No comments:
Post a Comment