Cát Linh, phóng viên RFA
2015-04-23
2015-04-23
Thế
hệ trẻ Việt Nam lớn lên và trưởng thành sau chiến tranh, qua những năm
tháng đèn sách trong trường phổ thông và cả đại học, họ được giáo dục
thế nào về lịch sử? Và nay qua phương tiện Internet họ có thể tiếp cận
những nguồn thông tin khác hẳn mà họ được học ở nhà trường cũng như các
kênh tuyên truyền chính thống, họ có thắc mắc, đặt vấn đề và đi tìm câu
giải đáp cho những nghi vấn của bản thân và bạn bè đồng trang lứa ra
sao?
Từ những trang sách về lịch sử của cuộc chiến
Thế
hệ những học sinh, sinh viên ở miền bắc cũng như tại miền nam sau năm
1975 luôn được nhà trường giáo dục niềm tự hào về đất nước Việt Nam qua
những chiến thắng oanh liệt chống Pháp, đánh tan đế quốc Mỹ… dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Bác Hồ vĩ đại…
Họ,
những người trẻ ấy đã mang niềm tự hào và tiếp nhận giá trị lịch sử từ
nhà trường, qua các phương tiện tuyên truyền chính thống của nhà nước
cho đến khi những phương tiện truyền thông hiện đại được phổ biến giúp
họ cơ hội tiếp cận nhiều hơn, sâu hơn về những bài học lịch sử được nhồi
nhét thuở còn thơ. Từ đó, họ bắt đầu đặt câu hỏi và đi tìm câu trả
lời…
Châu Quyên, một người trẻ nói về điều này:
“Tất
cả những cái gì được nói trong sách giáo khoa, được tuyên truyền trước
đây thì bây giờ người ta đều đặt câu hỏi là có thật hay không có thật.”
Niềm
tin của những người trẻ này hoàn toàn không còn bị buộc chặt với những
gì họ được truyền nhận qua sách vở ở nhà trường. Bên cạnh họ còn có
những thế hệ lớn hơn, những người đã trải qua gần trọn vẹn hai
cuộc chiến kể cho họ biết về những gì đã xảy ra. Thêm vào đó, với thực
tế những gì đang diễn ra trong xã hội họ đang sống, niềm tin của họ bắt
đầu lung lay, họ phải đặt câu hỏi và đi tìm.
Sách giáo khoa sau thời điểm chiến tranh dạy như thế thì trẻ con hiểu như thế thôi. Sau 1975 đến giờ thì những đứa trẻ đó đã trưởng thành rồi. Họ bắt đầu so sánh, đặt câu hỏi và đi tìm tòi, thì bây giờ người ta có những câu trả lời cho chính câu hỏi của mìnhChâu Quyên
Trên
trang tài khoản facebook cá nhân của một người tên là Bạch Cúc có ghi:
“Rồi lịch sử trong những trang sách giáo khoa đã nuôi dưỡng trong tôi sự
thù hận, tôi hận bọn Mỹ, bọn Ngụy ghê ghớm. Tuổi thơ đầy ắp những dấu
hỏi sao bọn Mỹ, bọn Ngụy lại ác đến thế?
Khi
phải đọc và thuộc lòng những đoạn mô tả hình phạt tra tấn khủng khiếp
bọn Mỹ Ngụy dành cho các chiến sĩ cách mạng là hầu như tôi đều sợ đến
mức nổi da gà, rùng mình và ám ảnh mãi với những hình ảnh khủng
khiếp…Chúng khiến cho tâm hồn tôi, tuổi thơ tôi nhuốm đầy máu bạo lực,
sự sợ hãi và cả sự hận thù sâu sắc…”
Những
lời ghi nhận của tác giả Bạch Cúc vô tình làm gợi lên câu chuyện về bức
ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan chĩa súng vào đầu một tù nhân Việt Cộng trên
đường phố Sài Gòn năm 1968, một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về
chiến tranh Việt Nam.
Có
lẽ không một ai, dù là thế hệ trước hay sau chiến tranh mà không biết
đến tấm ảnh nổi tiếng này, trên sách giáo khoa hoặc truyền thông chính
thống trong nước.
Nhưng
không phải ai cũng được biết rằng 30 năm sau, trong cuộc phỏng vấn với
tạp chí Times năm 1998, nhiếp ảnh gia chiến trường Eddie Adwards, tác
giả của bức ảnh lịch sử ấy phải thốt lên rằng “Tôi đã giết chết vị tướng ấy bằng cái máy ảnh của mình.” và ông khẳng định: “Ảnh chụp là vũ khí quyền lực nhất trên thế giới.”
Báo VNExpress đăng bài - Lịch sử không phải để thù hận.
Là
người thuộc thế hệ chuyển giao giữa hai chế độ, Châu Quyên, với một
tuổi thơ gắn liền sông nước của miền Tây Nam bộ cũng tự nhận mình đã đọc
và tìm hiểu rất nhiều ngoài những gì được học trong nhà trường, nhất là
lịch sử:
“Sách
giáo khoa sau thời điểm chiến tranh dạy như thế thì trẻ con hiểu như
thế thôi. Sau 1975 đến giờ thì những đứa trẻ đó đã trưởng thành rồi. Họ
bắt đầu so sánh, đặt câu hỏi và đi tìm tòi, thì bây giờ người ta có
những câu trả lời cho chính câu hỏi của mình.”
Với
một xa lộ thông tin truyền thông hiện đại như hiện nay, không quá khó
để tìm thấy sự bày tỏ thương tiếc về một xã hội mà 40 năm trước, trong
những trang sách giáo khoa gọi là ‘nguỵ quân nguỵ quyền, độc ác, đánh
chiếm một nửa đất nước Việt Nam’ có nhiều điều phải xem lại.
Cô Châu Quyên tiếp lời:
“Không
phải người ta thương nhớ không thôi mà người ta luyến tiếc thời đó.
Thời điểm đó người ta tôn trọng tính nhân bản rất nhiều. Đến thời điểm
này sau 40 năm, xã hội Việt Nam nhiễu nhương quá nên người ta bắt đầu
đặt những câu hỏi ngược lại về lịch sử. chứ cách đây 10 năm chắc không
có ai đặt câu hỏi đó làm gì.”
Chị
Thư Nguyễn, người sinh ra và lớn lên giữa núi rừng Gia Lai bạc ngàn sau
năm 1975 có nhận định tuy khá nhẹ nhàng, nhưng tựu trung vẫn là những
câu tự hỏi lòng:
Liệu có anh hùng Núp không? Có Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai không? Có Lê Văn Tám tự thiêu không? Tôi suy nghĩ lại phải chăng đó chỉ là những hình nộm hoặc những hình ảnh quá cao siêu được xây dựng nên?
“Tôi
may mắn được sống và lớn lên trong thời bình, nghĩa là trong cảnh quê
nhà không có bơm rơi đạn nổ. Thật sự nói về lịch sử cuộc chiến 1975 thì
anh hùng hay kẻ thù của hai bên chiến tuyến chỉ được biết đến thông qua
sách giáo khoa từ văn thơ, lịch sử hoặc xem báo đài, tivi. Nhưng điều đó
chỉ dừng lại ở sự tiếp nhận. Bên cạnh đó, mình được sự chia sẻ, dạy dỗ,
minh chứng từ những người thương yêu xung quanh, những người mà mình
rất tin tưởng. Do đó, với tôi, chiến tranh đổ máu mới độc ác. Còn lại
chỉ là cuộc chiến giữa hai chế độ.”
Cho đến những anh hùng và và sự kiện
Không
thể phủ nhận hoặc không tự hào về hình ảnh Hoài văn hầu Trần Quốc Toản
với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Diệt cường địch, báo hoàng ân” đã tức giận
bóp nát quả cam vì không được vào tham dự bàn việc nước. hình ảnh đó
thấm sâu vào tâm trí của chúng ta từ thuở nhỏ và chưa bao giờ chúng ta
có nghi vấn để mày mò đi tìm sự thật.
Phòng thi môn sử chỉ có hai thí sinh tại HĐT trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Q3, TP.HCM chiều 2-6 (Ảnh: Như Hùng/TT)
Vẫn
là lịch sử, nhưng, hình ảnh của anh hùng Núp, của Nguyễn Văn Trỗi, Lê
Văn Tám ngày nay đang trở thành những câu hỏi lớn cho thế hệ trẻ.
“Càng
nhìn nhận lại anh hùng hay kẻ thù thì tôi nhìn nhận ra là liệu có anh
hùng Núp không? Có Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai không? Có Lê Văn Tám
tự thiêu không? Tôi suy nghĩ lại phải chăng đó chỉ là những hình nộm
hoặc những hình ảnh quá cao siêu được xây dựng nên?”
Và họ khẳng định, sau khi trải qua những buổi học thuộc lòng trong quãng thời gian cắp sách đến trường:
“Đúng
đó là những hình nộm. Hình nộm được dựng lên để có mục đích trong việc
tuyên truyền cho đấu tranh giải phóng miền Nam, cách nói theo phía bên
kia người ta bảo như thế.”
Không
phải người trẻ chỉ đi tìm sự thật về những người anh hùng mà họ được
dạy phải học thuộc lòng, bây giờ họ đi tìm cả sự thật về những những sự
kiện tiêu biểu trong từng giai đoạn lịch sử.
“Thời
gian thực hiện cải cách ruộng đất rơi vào thập niên 50, 60. Lứa tuổi
của tôi không chứng kiến được. Sau này học lịch sử của nhà trường cũng
không đề cập vấn đề này. Nhưng có một sự bắc cầu ở đây là chúng ta đặt
quá nhiều câu hỏi vì có quá nhiều bất cập so với sách vở và thực tế.
người ta bắt đầu tìm thông tin trên mạng.….Phong trào đó được chỉ đạo và
người ta phải làm theo.”
Vậy, thời điểm này họ đã có câu trả lời cho mình chưa?
Cũng
từ tài khoản facebook của người tên là Bạch Cúc có ghi: “Tôi đã bị bịt
mắt quá lâu trong một đường hầm đen tối để rồi tôi hoang mang, hụt hẫng,
đau đớn khi phải lần mò từng bước, lần mò tìm lại từng chút ánh sáng
của sự thật để trở thành như ngày nay, tôi thật sự tiếc vì đã mất quá
nhiều thời gian…”
Với Châu Quyên thì cô cũng cho rằng nhiều người ở thế hệ trẻ hiện nay cũng đã có câu trả lời cho những thắc mắc của họ.
“Đúng,
tại thời điểm này ai cũng có câu trả lời cả. Có điều nó nằm trong suy
nghĩ của mỗi người,chưa chuyển thành hành động mà thôi. Giới trẻ thế hệ
9X, 8X cũng đặt câu hỏi mà, chứ không nói cái thời 7X hay thời chuyển
giao giữa hai chế độ.”
Sự thật mà bị che dấu dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa thì cũng không tốt, bởi vì sự thật được phơi bày quá muộn thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệChâu Quyên
Khi
mà: “Trăm năm bia đá cũng mòn. Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” thì
sự thật của lịch sử đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là những
trang sử đó là những sách giáo khoa góp phần xây dựng một ý thức hệ cho
tương lai của một dân tộc. Thế nhưng, chính những người đã được tiếp
nhận ý thức hệ đó đang phải đi tìm minh chứng sửa lại những gì họ được
học.
Và,
với nguồn tài liệu không giới hạn của truyền thông internet, thế hệ trẻ
ngày nay có nhiều cơ hội để đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc xuất
phát từ thực tế của xã hội xung quanh.
Phần
lớn họ là những người sinh ra khi cuộc chiến vừa kết thúc. Như nhận
định sau đây của một thanh niên sinh ra ở Hà Nội nhưng lớn lên và có
cuộc sống ở miền Nam Việt Nam:
“Thật
ra giới trẻ bây giờ không quan tâm. Nhưng bắt đầu tầm khoảng từ ba mươi
mấy trở lên bắt đầu tìm đọc xem cái gì thật sự đang diễn ra trên nước
mình trước đây. Mình bỏ qua bước đánh giá lịch sử là đúng hay sai, họ
làm đúng hay sai, mà trước mắt hãy đọc để biết xem cái gì đã diễn ra.”
Qua
những gì diễn ra trong xã hội đang sống, và phương tiện truyền thông
hiện đại, họ tìm đến dòng lịch sử và thừa nhận giá trị của lịch sự bằng
chính tư duy của mình.
“Có
những người tìm đọc lại từ thời chính phủ Trần Trọng Kim trước năm 45
trước đây gọi là chính phủ bù nhìn. Bây giờ người ta đọc lại thì thấy
rằng với thời điểm đó, những người đó phải hoà hoãn với chính phủ nhật
để giữ hoà bình cho Việt Nam, mà sau này bị kết luận là chính phủ bù
nhìn Trần Trọng Kim đi theo người Nhật. bây giờ mình đọc lại tất cả và
mình nhận xét cái nào thật cái nào không.”
Lịch
sử của một dân tộc là niềm tự hào của dân tộc ấy. Con người và sự kiện
đã diễn ra trong lịch sử sẽ là nguồn gốc cơ bản cho văn hoá và tư tưởng
của những thế hệ kế thừa về sau. Chính vì vậy, họ có quyền tự hào và có
quyền đòi hỏi sự thật. Xin mượn lời của Châu Quyên thay cho lời kết thúc
về nhìn nhận của những thế hệ trẻ sau năm 75 về lịch sử Việt Nam:
“Sự
thật mà bị che dấu dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa thì cũng không tốt.
Còn sự lừa dối hay không lừa dối thì không đánh giá ở đây. Tôi chỉ muốn
nói khía cạnh nếu sự thật mà bị che dấu quá lâu thì sẽ không tốt bởi vì
sự thật được phơi bày quá muộn thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ sẽ bị
mập mờ về những giá trị đó, không biết cái nào là đúng cái nào là sai.”
No comments:
Post a Comment