Thursday, September 21, 2023

XIN MỜI QUÝ CHIẾN HỮU CÙNG ĐỌC ĐỂ THAM KHẢO. SỰ THẬT VỀ ĐỒI CHARLIE

Huỳnh Văn Mỹ
Tôi tình cờ xem được trên Youtube môt đoạn Video Clip do anh Nguyễn Thanh Khiết thực hiện năm 2018 có tựa đề “ Charlie hát cho người nằm lại “.Tiêu đề của đoạn Video Clip dài 28:12 phút , dựa theo tên bài hát nổi tiếng “ NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE “ của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Tôi vẫn yêu thích bài hát này từ lâu và tôi cũng từng hoạt động ở cách đồi Charlie trong dãy núi ROCKET RIDGE không xa. Năm 1969-1970 tôi đóng quân tại Căn Cứ (CC) VÕ- ĐỊNH và hằng ngày có trách nhiệm giữ an ninh cho các đoàn xe tiếp tế đi ngang đoạn đường QL.14 từ VÕ ĐỊNH đi TÂN CẢNH . Đoạn đường này nằm song song với dãy ROCKET RIDGE (trên đó có đổi CHARLIE) cách nhau chỉ hơn mười cây số ở giữa là con sông DAK PƠ KO cũng chảy từ bắc xuống nam. Thời điểm này chưa xuất hiện CC. CHARLIE và DELTA mà chỉ có 2 CC. 6 và CC. 5 nổi tiếng. Sau đó đơn vị tôi chuyển vùng hoạt động xuống khu vực đèo MANG YANG và AN KHÊ , QL.19.
Xem " CHARLIE HÁT CHO NGƯỜI NẰM LẠI " https://www.youtube.com/watch?v=QOZ9xJKtn4U&t=1184s, hình ảnh trong đoạn Video Clip được thực hiện qua một chuyến đi thật gian khổ , biên tập công phu, rõ ràng, chuyên nghiệp và lời thoại tự nhiên, xúc động, đầy kịch tính gây nhiều ấn tượng ! Dẩn dắt người xem quay trở lại một thời lửa đạn mịt mù ! Ngày đó, tháng 4 năm 1972, TĐ 11 Nhảy Dù do Tr/tá Nguyễn Đình Bảo Chỉ huy được giao trấn giữ CC Charlie, một đỉnh núi trong dãy núi Ngok Kon Kring (Rocket Ridge) đã bị lực lượng Cộng Quân đông gấp 3 lần (Tr/đoàn 64 CSBV) bao vây và tấn công nhiều ngày khiến cho Tiểu Đoàn Trưởng là Tr/tá Bảo bị tử thương, Th/tá Lê Văn Mễ, Tiểu Đoàn Phó thay thế và được lệnh triệt thoái. Do trực thăng tản thương không thể vào được vì súng phòng không của địch dày đặc, xác Tr/tá Bảo nằm lại trong giao thông hào trên đỉnh núi Charlie ! . .Và bài hát cho người nằm lại, ra đời ! Tôi biết trước khi lên đường anh KHIẾT cũng đã tìm hiểu nhiều về đồi CHARLIE qua sách vở báo chí . . . Có một đoạn anh nói chuyện với người dẩn đường "bàn ra" để anh thối chí bỏ cuộc. Anh đã than thở: "Không cách gì xác định được một cao độ trong hàng trăm cao độ chi chít trên vùng núi non nầy, khi mà trên tay không la-bàn , không bản đồ !" Đã biết vậy nhưng anh vẫn quyết tâm đi tìm ĐỒI CHARLIE! Và khi trèo lên tới đỉnh một ngọn núi cao, cao nhứt trên các đỉnh núi mà anh vừa vượt qua, nơi có một ngôi nhà mái cong đang xây làm Đài Tưởng Niệm anh Khiết trịnh trọng tuyên bố: " Hôm nay 9 giờ 30 ngày 14 tháng 3 năm 2018 tôi đặt chân lên đỉnh 1015 ". (mà đúng ra đây là đỉnh 1314 !) . Khi xem Video Clip đến đây tôi cũng có những xúc cảm ngậm ngùi thương cảm như tác giả. Nhưng cảnh trí núi rừng hùng vĩ, nhấp nhô "ngàn thước lên ngàn thước xuống" mà từng phân cảnh, đứt đoạn, không phương hướng; tôi không hình dung ra trận chiến đã từng diễn ra nơi đây? Khiến tôi muốn tìm hiểu xem “diện mạo “của ĐỒI CHARLIE MÁU LỬA toàn cảnh thật sự như thế nào ?!
Tìm xem một số bài về đồi Charlie trên Youtube do nhiều người khác thực hiện. Tất cả những Video Clip nầy đều nói ĐỒI CHARLIE CÓ ĐỘ CAO 1015m. Và qua các bảng hướng dẩn chỉ đường đến điểm cao này cũng như trên bia đá đặt tại Đài Tưởng Niệm đều có ghi " ĐỒI CHARLIE 1015" .
Đồi CHARLIE 1015. Con số 1015 này từ đâu mà có ? Dĩ nhiên là con số này trong BẢN ĐỒ HÀNH QUÂN, trong BẢN ĐỒ quân sự, người ta cần biết độ cao của thế đất, đỉnh núi , ngọn đồi. . .thể hiện qua các vòng-cao-độ kèm theo các con số chỉ độ cao so với mặt nước biển. Theo quy định, khoảng cách giữa 2 vòng-cao-độ liền kề trên BĐ tương ứng với độ chênh lệch độ cao 20 mét ngoài thực địa.
Tôi đã tìm thấy 2 tấm bản đồ (BĐ) có liên quan đến Căn Cứ CHARLIE. Một tấm BĐ có đánh dấu vị trí CC. Charlie của ông JOHN G. “JACK” HESLIN, Tr/tá hồi hưu HK, tấm BĐ này hơi bị mờ, các con số và vòng-cao-độ không đọc được. Một tấm BĐ khác rõ ràng hơn đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu, đó là tấm BĐ quân sự có tên DAK TÔ tỉ-lệ 1/50.000. CC. Charlie trên dãy núi NGOK KON KRING (Rocket Ridge) nằm ở góc trái bên dưới của BĐ (xem hình cuối).
Qua trang mạng: “thebattleofkontum.com" - The Battle Of Kontum - Của Cựu Tr/tá Hoa Kỳ John G. “Jack” Heslin, năm 1972 ông là Đ/uý thuộc phòng Hành Quân tại căn cứ HOLLOWAY - Pleiku. Tại thời điểm đó ông có thiết lập một bản đồ HQ ghi chép tất cả các CĂN CỨ trên dãy núi có tên NGOK KON KRING và lính Mỹ đặt cho "nick name" là ROCKET RIDGE (do dãy núi này bị bắn quá nhiều hoả tiễn) . Có tất cả 5 CC trên các đỉnh của dãy núi này từ bắc xuống nam: CC. 5 , CC. Y (đọc là Yankee), CC. C(Charlie), CC. D(Delta và CC. H (Hotel, theo cách đánh vần truyền tin quân đội Mỹ) . Một Căn Cứ nổi tiếng nữa là CC. 6 nằm cách CC. 5 về hướng tây-bắc 6,37 cs trên đỉnh cao 1001m trong rặng núi NGOK RING RUA ( nằm ngoài BĐ này) . (XIN XEM HÌNH 1)
9D53309D-5900-4F96-A4C8-142EAE827551.jpeg
Một số toạ độ vị trí do Ông Heslin cho không thật chính xác , có lẽ không do ông trực tiếp chấm các toạ độ này khi đang ngồi trên máy bay trực thăng bay đến các CĂN CỨ trên dãy núi Rocket Ridge ngày đó còn phủ đầy rừng già ? Mà do ông lấy thông tin từ những người khác . Và vì nhiệm vụ công tác của ông lúc đó là thuyết trình ( briefing ) cho các quan khách , tấm BĐ của ông chỉ dùng vào việc để minh hoạ cho bài thuyết trình nên không đòi hỏi phải thật chính xác các vị trí , toạ độ . Một đoạn trong bài viết ở trang THE MAP ROOM của ông có nêu lên TỌA ĐỘ của CC. Charlie là ZB 001107 . Ông nói vị trí của CC. Charlie do ông khoanh vòng tròn màu xanh trên bản đồ phù hợp với những thông tin do Ông JOHN DUFFY - nguyên Thiếu Tá Cố vấn trưởng của TĐ11ND - cung cấp cho ông . Nhưng khi chấm toạ độ này lên bản đồ sẽ cho thấy vị trí này không phù hợp cho một điểm đóng quân vì đó là một sườn núi có độ dốc rất lớn . ( XIN XEM HÌNH 3 ) .
AB8B560C-E6B5-42B8-9E88-75FD35A1A10B.jpeg
Trên đây là phần không ảnh 3 chiều GOOGLE EARTH ( thời điểm tháng 3/2021 ) . Bên dưới là phần bản đồ tương ứng : ( XIN XEM HÌNH 3
Đỉnh cao 1314 theo tài liệu của Ông Heslin là vị trí của CC. Yankee ( đã bỏ hoang từ trước năm 1972 ) , nằm về hướng bắc-tây-bắc và cách xa khu vực giao tranh hơn 2,5 cs và cao hơn gần 300m .
Trong không ảnh Google Earth cho thấy có 2 công trình xây dựng trong khu vực này :
1 ) Trên đỉnh cao 1314 có ghi chữ " Đồi Charlie " và hình biểu tượng cho biết đây là địa điểm lịch sử . Trong Video clip , cuối cùng anh Nguyễn Thanh Khiết đã đến nơi này trong lúc người ta đang xây cất một “ ĐÀI TƯỞNG NIỆM “ ( Nhà Bia ) và anh đã trịnh trọng tuyên bố đã đặt chân lên Đồi Charlie ?
2 ) Trên một đỉnh núi có vòng-cao-độ 1240 bên cạnh đường đi có một “ Miếu thờ tại Đồi Sạt Ly “ . Anh Khiết có ghé vào thắp hương khấn vái . Được biết Miếu Thờ này do những người dân miền Bắc vào xây dựng trong thập niên 1990 để tưởng nhớ con em hy sinh trong trận chiến Charlie . Hai điểm xây dựng này cách xa nhau 984m theo đường chim bay và điều rất đặc biệt là có cùng tên gọi : Đồi Charlie và Đồi Sạt Ly . Điều đáng nói là cả hai không " dính dáng " gì tới vị trí của CC.CHARLIE ngày xưa ! (Trong không ảnh không có chữ Đài Tưởng Niệm , tôi dùng từ này để phân biệt với Miếu Thờ ) .
Tìm đọc các bài viết về các trận đánh tại Đồi Charlie năm 1972 do những người từng tham chiến kể lại : Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù và các Đại Đội trực thuộc đóng quân tại các cứ điểm là các ngọn đồi kế cận nhau : đồi 1000 , đồi 960 và đồi 1020 . Các con số này không được in trên BĐ , mà do suy ra theo các vòng-cao-độ . Cách xa các cứ điểm này một khoảng trên dưới 1cs về hướng bắc có một đỉnh núi được đánh số 1015 và in cụ thể trên BĐ . Và có lẽ vì thế người ta dùng con số này để " định danh " cho đồi CHARLIE ? Mặc dù tọa độ này nằm ngoài các cứ điểm và không có trận đánh nào xảy ra ở đây . ( Các cao độ này phải gọi là " đỉnh núi " mới đúng vì chúng là các cao điểm trên dãy núi ROCKET RIDGE ! Người ta quen gọi thành " ngọn đồi " chắc nhằm làm cho ngôn ngữ " dịu dàng " thêm một chút ?) . Các tài liệu cũ cho thấy người ta chỉ dùng những danh xưng : Căn Cứ Charlie , Đồi Charlie , Cứ Điểm Charlie . . . để đặt tên cho trận địa này và không có con số nào đi kèm theo sau cả ! Bài bút ký của Phan Nhật Nam và Vương Hồng Anh - từng là phóng viên chiến trường - cho biết BCH/TĐ 11 ND đóng tại đỉnh 1020 , chớ không phải tại đỉnh 1015 . Thế mà không hiểu sao , các bảng chỉ dẩn , các Video Clip đều kèm theo con số 1015 sau chữ CHARLIE ? Điều này làm lạc hướng tìm hiểu của tôi . Tôi bị tiêm nhiễm bởi con số 1015 nên chỉ chú tâm nghiên cứu phần BĐ được zoom rộng có ngọn đồi có in số 1015 . Và cứ loay hoay mãi giữa " hằng hà sa số " những đỉnh cao của dãy núi ROCKET RIDGE cho đến khi anh LÊ VĂN MỄ , là cấp chỉ huy của TĐ11ND , người đã từng có mặt tại CC CHARLIE ngày đó , thông qua một người bạn , chuyển cho tôi TỌA ĐỘ đích thực của ĐỒI CHARLIE là ZB. 009 108 , với những lời giải thích : tọa độ của ông HESLIN ghi là sai ; TỌA ĐỘ ZB. 009 108 nằm ngay trên đỉnh đồi 1020 nơi đặt BCH/TĐ11ND , ( theo thông lệ người ta thường lấy vị trí của BCH làm tên chung cho trận-địa ) , vậy là : CC CHARLIE là Đồi 1020 , ĐĐ 111 tại đồi 960 và ĐĐ 113 tại Đồi 1000 . Hai ĐĐ 112 và 114 cùng nằm chung với BCB/TĐ . Và như đã nói ờ trên hai vị trí tâm linh " Miếu thờ tại Đồi Sạt Ly " và " Đài Tưởng Niệm " Đồi Charlie đều xây dựng khá xa bên ngoài địa điểm thật sự của ĐỒI CHARLIE !
Trở lại đoạn Video Clip " CHARLIE HÁT CHO NGƯỜI NẰM LẠI ". Từ một nơi xa xôi , tôi theo dõi bước chân " hành hương " của anh Nguyễn Thanh Khiết , từ dưới chân núi phía tây đi lên khi gặp ngả ba trên đường đỉnh , người dẩn đường đi phía sau đã la lên : " Ê ! Rẽ trái ! rẽ trái ! " . Và anh đã rẽ trái đi về hướng bắc ! Nếu anh rẽ phải tức là về hướng nam , anh sẽ gặp ngay con đồi nhỏ tức C.1 ( nơi đóng quân của ĐĐ 111 ) , đi thêm một đoạn ngắn gặp đỉnh đồi cao hơn , có thể anh đã đứng chân nơi " thánh địa " nơi CỐ Đ/T NGUYỄN ĐÌNH BẢO , người chiến sĩ " chiến trường da ngựa bọc thây " !
Anh Nguyễn Thanh Khiết đã rẽ trái đi mãi đi mãi và cuối cùng đứng trước các hầm hố cũ , vỏ đạn M72 , đế giày sô , những tàn tích thời chiến tranh gần 50 năm còn sót lại ở CC. Yankee 1314 . . . ngậm ngùi tưởng nhớ những “ đàn anh " những chiến hữu thân thương đã nằm lại nơi núi rừng trùng điệp nầy và anh tưởng rằng nơi đây là . . . CC. CHARLIE 1015 mà đúng ra phải là đồi 1020 ! Cách chỗ anh đang đứng hơn 2,5 cs .Tôi cũng lầm tưởng như anh và mới đây anh Nhạc Sĩ TUẤN KHANH (trong một bài viết tường thuật chuyến hành hương lên Đồi Charlie trong dịp tết Tân Sửu - NGƯỜI ĐI, LINH HỒN Ở LẠI …) cũng nhầm lẫn và còn biết bao người khác nữa đang và sẽ nhầm lẫn , nếu trên tay không có tấm BẢN ĐỒ ?
Qua đối chiếu với bản đồ , không ảnh và các câu chuyện kể về sự kiện lịch sử Đồi Charlie, cho thấy trong ĐÀI TƯỞNG NIỆM có tấm bia đá khắc hàng chữ " BIA DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỂM CAO 1015 " đã không đặt đúng địa điểm thật sự của ĐỒI CHARLIE là ngọn đồi có độ cao 1020 m , mà lại được đặt tại ĐỒI YANKEE có độ cao 1314 m ! Theo suy nghĩ của riêng tôi những đền-miếu thuộc về lịch sử thì càng gần với địa điểm thực chừng nào thì càng có giá trị tâm linh cao chừng nấy . Lý do nào TẤM BIA TƯỞNG NIỆM có khắc số chỉ độ cao 1015 mét lại đặt ngay trên đỉnh ngọn đồi có độ cao 1314 mét thì ngoài khả năng tìm hiểu của tôi . Tôi chỉ có thể suy đoán rằng người ta đã cố tình đánh tráo địa điểm để dẫn dụ những người hành hương , những người ngưỡng vọng trận đánh quả cảm của các Thiên Thần Mũ Đỏ TĐ 11 Nhảy Dù , đến chiêm bái một địa danh khác , không phải là ĐỒI CHARLIE thật sự ! ?
Tìm hiểu thêm về các bên tham chiến , phía CSBV đã tung một lực lượng gấp 3 lần quân trú phòng , tức là 1 trung đoàn tấn công 1 tiểu đoàn . Đây chưa hẳn là chiến thuật " biển người " nhưng hình thái là cách đánh " thí quân " , chấp nhận tổn thất nhân mạng miễn sao chiếm được mục tiêu ! ? Người chỉ huy là Khuất Duy Tiến , Tr/Đoàn Trưởng Tr/Đ 64 CSBV thuộc SĐ 32O A , mỗi khi nhắc lại trận chiến tại Đồi Charlie ông thường khóc vì nhớ đến thuộc cấp của mình đã thương vong quá nhiều khi họ còn rất trẻ ! ". . . T/Đoàn Trưởng Đàm Vũ Hiệp , TĐ8 ; Chính-trị-viên Nguyễn Văn Khe , cùng các Cán Bộ đại đội , trung đội , mưu trí dũng cảm , bị thương và hy sinh (sic) . . .! Và họ cũng có một bài hát " NGƯỜI LÍNH GIÀ ĐỨNG KHÓC " ! Đơn vị này xây dựng NHÀ BIA , ĐÀI TƯỞNG NIỆM để hương khói tưởng nhớ những đồng đội của mình đã ngả xuống nơi chiến trường là điều hợp đạo lý ! Nhưng đánh tráo địa điểm lịch sử , gây nên sự nhầm lẫn cho người hành hương là việc làm không đạo đức ! Trước sau gì người ta cũng biết sự thật !
Cho đến nay , trận chiến bi tráng , đẫm máu mang tên Đồi Charlie chỉ được mô tả trên giấy trắng mực đen bằng những dòng chữ , bằng truyện kể , bằng lời ca tiếng hát , nhưng chưa có ai biết đích xác vị trí thật của Đồi Charlie ngoài thực địa ? Hôm nay nhờ may mắn , nhờ tâm nguyện , tôi có được tấm bản đồ quân sự , có không ảnh ( Google Earth ) và quan trọng nhất có được sự hổ trợ của Cựu Tr/tá Lê Văn Mễ , là cấp thẫm quyền có mặt vào lúc diễn ra trận đánh , đã cho tôi biết chính xác TỌA ĐỘ của các điểm đóng quân , phù hợp với những câu chuyện kể . Hôm nay qua bài viết ngắn này , tôi nêu đầy đủ các dữ liệu để chỉ rõ , cụ thể và chính xác vị trí thật sự của một ĐỈNH NÚI được đặt tên là CHARLIE nằm ở đâu trong rặng núi Ngok Kon Kring ( Rocket Ridge ) .
Và sau cùng , nhờ có chuyến " hành hương " đi tìm đồi Charlie của anh Nguyễn Thanh Khiết qua đoạn Video Clip " CHARLIE HÁT CHO NGƯỜI NẰM LẠI " làm bước khởi đầu cho tôi tìm hiểu và cuối cùng có được vị trí xác thực của ĐỒI CHARLIE với ước nguyện sẽ không còn ai lầm lẫn về vị trí của điểm lịch sử này nữa ! Chân thành cám ơn anh KHIẾT .
Bên dưới là Bản Đồ vùng Dak Tô - Tân Cảnh toàn cảnh có nguyên khu vực dãy núi NGOK KON KRING tức Rocket Ridge để tham khảo . ( XIN XEM HÌNH 4 )
hhk said...
Tôi vừa (rất tình cờ) đọc được bài viết này của ông Huỳnh Văn Mỹ, và cũng vừa mới xem qua "Hát cho người nằm lại" của ông Nguyễn Thanh Khiết. Cả hai ông đều làm những việc có ý nghĩa, và hữu ích. Tôi rất cảm phục.
Lời bình.
Tôi chỉ xin được góp một ý nhỏ, theo một báo cáo đã được giải mật của Không quân Mỹ "Kontum: Battle for the Central Highlands" thì toạ độ của căn cứ yểm trợ hoả lực Charlie là 48PZB013097. Địa điểm này chỉ cách toạ độ 48PZB009108 của Thiếu tá LÊ VĂN MỄ cho biết khoảng chừng 1.2km.
Tu Do said...
Cảm ơn chú Hồ Văn Mỹ về việc xác định lại vị trí đóng quân và hy sinh của vị Trung tá Anh hùng Nguyễn Đình Bảo. Sự xác định của anh và đặc biệt hơn ai hết là của vị sỹ quân Tiểu đoàn Phó Lê Văn Mễ ( sau khi Trung tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh đã lên nắm Quyền Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11, Lữ đoàn 2, Sư đoàn Nhảy Dù, Quân lục VNCH ) đã đóng quân và trực tiếp chỉ huy chiến đấu nơi đây theo tôi là hoàn toàn chính xác. Đây là cơ sở để các thế hệ mai hầu tìm về hành hương chính nơi người anh hùng, cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo đã nằm lại và hòa tan thân xác vào lòng đất Mệ Việt Nam thân yêu cùng với trên 400 sỹ quan, hạ sỹ quan và binh sỹ thuộc quyền chỉ huy của mình, Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù với danh xưng " Song Kiếm Trấn Ải ". Trân trọng chào chú.
February 10, 2023 at 12:24 AM




 
Video Tung Tăng Khắp Miền  Video 

  

Video Nguyễn Thanh Khiết Video
Charlie

Sunday, September 17, 2023

Sơ Lược Tiểu sử Trường Sĩ Trừ Bị Thủ Đức

Từ năm 1951 đến năm 1975, Lực Việt Cộng Hòa có khoảng 55,000 Sỉ quan ngạch trừ bị được đào tạo từ quân trường Trừ bị :

1- Trường Sỉ quan trừ bị Định.
2- Trường Sỉ trừ bị Thủ Đức.
ký hiêp ước Pháp Việt ngày 5 tháng 6 nărn 1948 tại vịnh Hạ , Việt được công nhận là một quốc độc lập khối Liên Hiệp Pháp, trưởng Bảo Đại củng đã ký hiệp ước ngày 8 tháng 3 năm tại điện với Tổng Thống Pháp Auriol. hiệp ưóc này, Pháp sẽ giúp Việt thành lập Quân đội Quốc . (Ngày 23 tháng 12 năm 1950, Mỷ Pháp và Việt ký hiệp định hổ tương phòng thủ. đó Mỹ sẽ viện trợ Việt tỷ Mỷ kim 4 năm để bị Quân đội Việt .
Từ đó trường sỉ ngạch trừ bị, Định và Thủ Đức được thành lập do sắc lênh số 372 ngày 27/7/1951 nhằm đào tạo Sỉ quan ngạch trừ bị Quân lực Việt Cộng hòa.
Trường Sỉ quan Nam Định đào tạo được một khóa rồi đóng cửa vĩnh viễn.
Trường Sỉ quan Thủ Đức hoạt động tới cuối tháng 4 năm 1975.
Tiến trình phát triển trường Sỉ quan Trừ bị Thủ Đức trải ba đoạn:
1: (Từ năm 1951 – 1955)
Trường Sỉ Quan Trừ bị Thủ Đức toạ lạc trên đồi Tăng Nhơn Phú, quận Thủ Đức, cách chợ Thủ Đức cây số. độ 30 m. so với mặt biển bình.
đoạn từ năm 1951 – 1954 trường đòa tạo khỏang sỉ quan.
Từ khóa 1 tới khóa 5, sĩ quan tốt nghiệp cấp Thiếu úy. Từ khóa 6 trở về, Sỉ quan tốt nghiệp cấp Chuẩn úy.
2: (Từ năm 1955 -1963)
Trường sĩ quan Trừ bị Thủ Đức được đổi tên là Liên Trường Võ Thủ Đức, vì lúc bấy giờ ‘nhiệm vụ đào tạo Sỉ quan Bộ , trường còn có nhiệm vụ đào tạo các chủng chuyên môn khác gồm:
Thiết giáp
Quân
Quân cụ
Pháo
Truyền
Hành chánh tài chánh
Công
Quân vận
Võ thuật và thể dục quân sự.
3: (1963 – 1975)
Giữa năm 1963, Liên Tuường Võ Thủ Đức lại một lần nữa được đổi tên là trường Bộ Thủ Đức. biến cố Mậu Thân chiến sự trở nên sôi động. Sắc lệnh Tổng động viên được chính phủ hành 19-6-1968.
Từ năm 1951 đến năm 1967 mổi năm trường chỉ đào tạo được một khóa và được đánh số từ 1 đến 27. Từ năm trở đi mổi năm phải đào tạo từ 6 đến 8 khóa và được đánh số thứ tự kèm niên hiệu, ví dụ như 1/68, 2/68, 3/68 v..v… đến khóa 1/75 là khóa tốt nghiệp cuối cùng. Riêng khóa 2/75 và 3/75 thì Viên còn đang thụ huấn tại trường. Giai đoạn này vì số lượng SVSQ quá lớn trường thiếu phòng ốc, sĩ quan cán bộ và huấn luyện viên nên một vài khóa, viên được gọi đến huấn luyên đoạn đầu tại Tâm Huấn Luyện và trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế .
Thời này Trường Bộ Thủ Đức còn có nhiệm vụ đào tọa thêm các khóa sau đây:
Khóa Đại đội trưởng
Khóa Bộ cấp
Khóa Huấn luyện viên
Khóa Hòan hảo Sỉ quan: (Dành cho Sỉ quan có chiến công, nhưng chưa thụ huấn và xuất thân các trường Sỉ quan).
Khóa Sĩ quan Quân y trưng tập: (Dành cho Bác sĩ, Dược sĩ, Nha sĩ được huấn luyện căn bản quân sự để vào phục vụ trong Quân Đội).
Ngoài ra Trường Bộ Binh Thủ Đuc còn đào tọa căn bản quân sự cho các Sinh viên từ Bộ Tư Lênh Không quân, Hải quân và Cảnh sát Quốc gia gởi đến thụ huấn.
Kết quả tổng quát từ ngày thành lập, trường đã đào tọa được 85 khóa gồm: 71 khóa Sĩ quan Trừ Bị thường xuyên và 14 khóa đặc biệt. Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã cung cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 2/3 Sĩ quan Bộ binh, 80% cán bộ nghành Quân nhu, 89% cán bộ nghành Quân cụ, 95% cán bộ nghành Thiết giáp, 97% cán bộ nghành Pháo binh, 90% cán bộ nghành Công binh.
Đến cuối năm 1973, Truờng Bộ Binh Thủ Đức được chuyển đến căn cứ Long Thành. công tác được hoàn tất vào đầu năm 1974. Đến tháng 4/1975, vì chiến sự, các sĩ quan đang thụ huấn tại Long Thành lại phải chuyển về trường cũ tại đồi Tăng Nhơn Phú. Khi Cộng quân tấn công vào trường bằng chiến xa, Sinh viên Pháo binh đã bắn trực xạ làm cháy 2 thiết giáp T54 của Việt Cộng và hai Sinh viên khác dùng lựu đạn lân tinh đốt cháy chiếc thứ 3.
Ngày 1 tháng 5, 1975, lực lượng phòng thủ của Trường mới chịu buông súng theo lệnh của tướng Dương Văn Minh.

Phù hiệu Trường Si Quan Trừ bị Thủ Đức.
Nền xanh da trời: Biểu hiện sự thanh khiết từ tư tưởng đến hành động và ý chí cao cả của thanh niên đối với quốc gia , dân tộc.
Ngọn lửa hồng: Tượng trưng cho lòng dũng cảm, chí cương quyết và đức hy sinh.
Thanh kiếm: Biểu tượng cho cấp chỉ huy.

Cư An Tư Nguy: Bốn chữ nhắc nhở: Sống yên không quên lúc nguy hiểm (Bốn chữ này được ghi thêm theo đề nghị của Đại tá Lam Sơn khi ông còn làm Chỉ Huy Trưởng năm 1962 ). Câu này được trích từ Hệ tử Hạ của Khổng Tử:
Nguy giả an kỳ vĩ giả dã
vọng giả bả0 kỳ tôn giả dã
Loạn gỉa hữu kỳ trị giả dã
Thị cố quân tử an nhi bất vọng nguy
Tồn nhi bất vong
Trị nhi bất vong loạn
Thi dỉ nhân an nhi quốc gia khả bảo gia
Dich là:
Người bị nguy là bởi cứ yên vui nơi ngôi vị mình
Bị mất là chỉ nghĩ tới cái hiện có
Bi loạn là bởi tin vaò cái an ninh sẵn có
Bởi thế người quân tử lúc sống yên , không quên lúc nguy
Đang còn không quên lúc mất
Khi thịnh không quên lúc suy
Như vậy mới yên thân để giữ nước nhà
Tất cả bài trên được rút gọn vào ô chữ ” Cư An Tư Nguy”

Các vị Chỉ Huy Trưởng của trường:

Đại Tá Phạm Văn Cẩm
Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm
Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân
Thiếu tướngHồ Văn Tố
Đại táLam Sơn Phan Đình Thứ
Trung Tướng Trần Ngọc Tám
Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn
Thiếu tướngCao Hảo Hớn
Trung tướng Trần Văn Trung
Trung tướngPhạm Quốc Thuần
Thiếu tướngLâm Quang Thơ
Trung tướngNguyễn Vĩnh Nghi
Trung tướngNguyễn Văn Minh
Đại tá Trần Đức Minh

Các vị Tướng xuất thân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức

Khoa 1 Nam Định:
Trung tướng Nguyễn Đức Thắng
Trung tướng Lê Nguyên
Trung tướng nguyễn Bảo Trị
Thiếu tướng Nguyễn Cao kỳ
Thếu Tướng Nguyễn Ngọc
Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh
Chuẩn tướng Đỗ Đức Nhuận
Chuẩn tướng Phan Phụng Tien


Khóa 1 Thủ Đức
Trung tướng Trần Văn Minh
Trung tướng Đồng Văn Khuyên
Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình
Chuẩn tướng Phan hữu Nhơn
Chuẩn tướng Hùynh Bá Tính


Khóa 2 Thủ Đức
Chuẩn tướng Bùi Quy Cảo


Khóa 3 Thủ Đức
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
 

Khóa 4 Thủ Đức
Trung tứơng Ngô Quang Trưởng
Thiếu tướng Bùi Thế Lân
Thiếu tướng Lê Quang Lưỡng
Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu
Chuẩn tướng Trần Quốc
Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm


Khóa 5 Thủ Đức:
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng


Khóa 16 Thủ Đức:
Chuẩn tướng Trang Sĩ Tấn


Với 23 vi Tướng trên 55,000 Sỉ quan từ cấp úy đến cấp tá, trường Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức đã đào tạo cho đất nước những cấp chỉ huy ưu tú , xứng đáng với câu “Cư an tư nguy” được ghi trên phù hiệu của trường. Sống yên phải nghĩ đến lúc nguy nan. Muốn có hoa bình phải chuẩn bị chiến tranh.
Sau 35 năm thua cuọc bởi thế lực ngoại. Cựu SVSQ Thủ Đức luôn luôn đoán kết, nhắc nhở nhau hướng về quê cũ, trường xưa. Vì Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiêm, chung sức tranh đấu dứơi mọi hình thức với ước cho một nước Việt Nam tự do, phú cường và không Cộng sản.

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TRƯỜNG BB/TĐ
Sau thời gian phục vụ tại Sư đoàn 5 Bộ Binh, tôi được thuyên chuyển về Trường Bộ Binh Thủ Đức, theo nhu cầu hoán chuyển các sĩ quan có kinh nghiệm chiến trường về các quân trường. Chức vụ sau cùng là Trưởng phòng Kế hoạch của Trường Bộ Binh.

Trường Bộ Binh là một quân trường chuyên đào tạo các sĩ quan trừ bị cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Lúc trứớc trường tọa lạc ở Thủ Đức. Đến đầu năm 1974 thì dời ra Long Thành, một cơ sở mới nằm bên cạnh quốc lộ 15, đường Sài Gòn – Vũng Tàu và cách quận lỵ Long Thành 5 cây số. Tại đây Trường Bộ Binh kết hợp với Trường Thiết Giáp và Trung tâm Huấn luyện Yên Thế, lập thành Huấn khu Long Thành. Trung tướng Nguyễn Vinh Nghi là Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Long Thành.

Đến đầu tháng 4, 1975, trong lúc đất nuớc đang lâm vào tình trạng vô cùng nguy ngập, Quân đoàn I và Quân đoàn II đã di tản, cộng quân vào đến Nha Trang, thì Trung tướng Nguyễn Vinh Nghi được chỉ định ra làm Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III, trấn đóng ở phi trường Thành Sơn, phía bắc thị xã Phan Rang, để ngăn chặn địch đang ào ạt tiến vô nam. Ngày 16 tháng 4, quân CSBV chiếm thị xã Phan Rang và phi trường Thành Son. Bộ chỉ huy Tiền phương QĐ III phải rút về phía Đông Nam ra Cà Ná. Nhưng trong đêm đó phần lớn đa bị bắt trong đó có Trung tướng Nguyễn Vinh Nghi Tư lệnh Tiền phương QĐ III, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù v.v…

Sau khi Trung tướng Nguyễn Vinh Nghi ra làm tư lệnh Tiền phương QĐ III thì Đại tá Trần Đức Minh đang là Chỉ huy phó Truờng Bộ Binh được Bộ Tổng Tham Muu chỉ định lên thay thế làm Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh, kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Long Thành.

Đầu tháng 4, 1975 Trường Võ Bị Quốc Gia là trường sĩ quan hiện dịch, di tản từ Đà Lạt về Long Thành và tạm trú chung với Trường Bộ Binh. Hai tuần sau Trường Võ Bị cho làm lễ mãn khóa hai khóa 28 và 29 ra trường cùng một lúc, còn lại hai khóa 30 và 31.

Cũng vào đầu tháng 4, 1975 cộng quân bắt đầu gia tăng áp lực, mở các cuộc tấn công vào Huấn khu Long Thành. Đặc công VC đã mấy lần định xâm nhập Trung tâm Huấn luyện Yên Thế, nhưng đã bị Biệt kích Lôi Hổ tiêu diệt gọn. Trường Thiết Giáp cũng bị tấn công liên tục, nhưng nhờ tài chỉ huy khéo léo với nhiều kinh nghiệm chiến trường của Đại tá Tám, nên đã giử vững được căn cứ này cho đến cuối cùng.

Ngày 9 tháng 4, 1975 cộng quân tấn công vào thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh chỉ cách Sài Gòn 80 cậy số về hướng Đông và cách Huấn khu Long Thành chừng 20 cây số. Trong trận tấn công này lực lượng địch gồm có Sư đoàn 7 Bắc Việt làm mủi chủ công từ hướng Đông Bắc đánh vào thị xã Xuân Lộc, Sư đoàn 341 Bắc Việt từ hướng Tây Bắc đánh vào khu vực phòng thủ của Sư đoàn 18 Bộ Binh/QLVNCH. Riêng Sư đoàn 6 Bắc Việt đánh Dầu Giây.
Quân trú phòng ở Xuân Lộc gồm toàn bộ Sư đoàn 18 Bộ Binh và Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân/Biên Phòng của Thiếu tá Vương Mộng Long K20/VB vừa di tản từ Quân Khu 2 về, cùng các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh, đã chống trả vô cùng anh dũng. Tất cả các mủi tấn công của quân Bắc Việt đều bị chận đứng. Riêng mủi chủ công của Sư đoàn 7 Bắc Việt đã lọt vào được vài nơi trong thị xã nhưng đã bị quân ta chận đánh quyết liệt và ngay ngày hôm sau đã bị quân ta phản kích dữ dội, hai bên giành nhau từng căn nhà, từng mảng tường.
Ngày 12 tháng 4, 1975 Quân đoàn III đã cấp tốc trực thăng vận Lữ đoàn 1 Nhảy Dù xuống tăng viện cho Xuân Lộc. Tiếp đó là Trung đoàn 8 thuộc Sư đoàn 5 Bô Binh, và một bộ phận của Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ, theo hướng quốc lộ 1 từ Biên Hòa cùng tiến lên để giải tỏa áp lực địch. Đặc biệt Không Quân Việt Nam cũng đã huy động tối đa để yểm trợ, và sự yểm trợ lần này rất là hữu hiệu, vì ngoài phi cơ chiến thuật, Không Quân Việt Nam đã sử dụng cả phi cơ vận tải C130 cải biến để chở những khung vỉ sắt chứa nhiều quả bom hạng nặng như bom Daisy Cutter 15.000 cân Anh, bom CBU-55, mà phía Hoa Kỳ thường sử dụng để phát quang làm bãi đáp trực thăng hay vị trí pháo binh, và nhiều phuy xăng JP4 dùng làm bom napalm. Máy bay bay trên cao độ 15.000 đến 20.000 bộ để tránh phòng không địch và được điều khiển bằng vô tuyến cho rơi đúng vào các mục tiêu ấn định. Có hai quả bom CBU-55 đã rơi trúng vào nơi đóng quân của Sư đoàn 341 CSBV, gây tổn thất nặng nề cho địch và làm cho tinh thần cán binh CSBV bị dao động mạnh vì tưởng là bom B52. Tướng cộng sản Trần Văn Trà đích thân xuống mặt trận xem xét tình hình, thấy không chiếm được Xuân Lộc nên bèn quay sang đánh vòng ngoài nhằm vào các đơn vị của Quân lực VNCH đang tăng viện về hướng Biên Hòa.

Nếu như lúc đó Hoa Kỳ chịu giúp miền Nam Việt Nam thêm một thời gian ngắn nữa, để yểm trợ cho Quân lực VNCH, chỉ bằng không lực mà thôi, thì các sư đoàn CSBV sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng, vì họ đa công khai xuất đầu lộ diện, thật là những mục tiêu rất tốt cho pháo đai bay B52 và như thế tình hình có thể đảo ngược đuợc, như đã xảy ra ở trận chiến Triều Tiên năm 1950.

Nhắc lại trận chiến Triều Tiên, ngày 25 tháng 6 năm 1950 quân đội Cộng Sản Bắc Hàn do Trung Cộng yểm trợ đánh đuổi quân đội Đồng Minh mà chính yếu là Hoa Kỳ, chạy dài từ Bắc xuống Nam cho đến tận cùng bán đảo Triều Tiên, chỉ còn giử đuợc phần đất vùng Pusan, dự trù để làm đầu cầu để phản công sau này. Ngày 15 tháng 9 năm 1950 dưới sự chỉ huy tài ba của Tướng Douglas Mc. Arthur, đã điều quân xuất thần cho đổ bộ ở Inchon, một bờ biển phía Tây ngang Hán Thành và cách vi tuyến 38 về phía nam 100 dậm. Đây là một kế hoạch vô cùng tinh vi và táo bạo, đã đánh thẳng vào hậu phuong địch, cắt đứt mọi đường tiếp tế lương thực đạn dược và đã làm cho các sư đoàn của cộng quân đang tiến sâu về phía nam hoàn toàn bị tê liệt, kiệt huệ, và tan rã và đưa đến kết quả là 125.000 quân Cộng Sản Bắc Hàn phải ra đầu hàng.

Ngày 20 tháng 4, 1975 Sư đoàn 18 Bộ Binh, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, và lực lượng Tiểu khu Long Khánh rút khỏi Xuân Lộc theo liên tỉnh lộ 2 về Bà Rịa. Từ đây Sư đoàn 18 Bộ Binh lên xe về Long Bình, còn Lữ đoàn 1 Nhảy Dù ra bảo vệ thị xã Vung Tàu. Cuộc rút lui đã diễn ra êm thắm, tổn thất không đáng kể, riêng Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Long Khánh trên đường rút lui đã bị thương và bị bắt.

Vào đầu tháng 4/75 khi tình hình đất nước đang lâm vào tình trạng nguy ngập, Đại tá Minh có ra lệnh cho phòng Kế hoạch phối hợp cùng với Trung tá Trần Văn Hạnh Trưởng phòng TVM (Tác Xạ Vũ Khí Mìn), để nghiên cứu và soạn thảo một kế hoạch phòng thủ cho thật vững chắc. Tận dụng tối đa hỏa lực co hửu của trường, sử dụng mìn Claymore gài tự động, cho nuôi thêm 100 con ngỗng để tăng cường hệ thống canh gác báo động. Phòng Kế hoạch cũng đã đề ra hai phương án để rút lui khi cần. Phương án thứ nhất là di tản chiến thuật ra Vũng Tàu. Phương án thứ hai là di chuyển về trường củ ở Thủ Đức.

Ngày 22 tháng 4, 1975, Trường Bộ Binh và Truờng Võ Bị được lệnh di tản về Thủ Đức. Trường Bộ Binh chỉ di tản một nửa quân số về Thủ Đức, còn một nửa quân số ở lại Long Thành, và dưới quyền chỉ huy của Đại tá Lê Văn Phú, phòng thủ bảo vệ trường để chờ ngày trở lại.

Khi về đến Thủ Đức, Truờng Bộ Binh nhận lại trách nhiệm phòng thủ Huấn khu Thủ Đức và đồng thời sẳn sàng các Tiểu đoàn SVSQ để về tăng cường bảo vệ Thủ đô. Trong lúc này Trung tướng Nguyễn Bão Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Quân Huấn có chỉ định Đại tá Lộ Công Danh hiện đang là Liên đoàn trưởng Liên đoàn SVSQ của Trường Bộ Binh tạm thời thay thế Thiếu tướng Lâm Quang Thơ làm Chỉ huy trưởng Truờng Võ Bị Quốc Gia.

Đem 26 tháng 4, 1975, cộng quân mở cuộc tấn công đại qui mô vào Huấn khu Long Thành, Trường Bộ Binh ở Long Thành bị mất liên lạc. Tôi và người mang máy truyền tin phải leo lên lầu nước thật cao ở trong Trường Bộ Binh ở Thủ Đức để tìm cách liên lạc với Trường Bộ Binh ở Long Thành. Đại tá Lê Văn Phú, vì ông ra ngoài giao thống hào ở địa thế thấp nên máy truyền tin không liên lạc xa được, nhưng nhờ tôi leo lên cao nên bắt liên lạc lại được với Trường Bộ Binh ở Long Thành. Đại tá Phú cho biết hiện cộng quân đang mở các đợt tấn công rất ác liệt nhưng không chọc thủng nỗi phòng tuyến quá kiên cố của ta. Ông cũng cho biết là Trường Thiết Giáp vừa bị thất thủ, Đại tá Tám Chỉ huy trưởng Trường Thiết Giáp vừa mới qua hợp ở Trường Bộ Binh Long Thành, trên đường trở về ông đa bị cộng quân phục kích và bị mất liên lạc vào khoảng 6 giờ chiều. Riêng Trung tâm Huấn luyện Yên Thế thì hoàn toàn bị mất liên lạc, im lặng vô tuyến kể từ chiều hôm đó. Đại tá Minh liền liên lạc với Đại tá Phan Huy Lương, Tham mưu phó Quân đoàn III, để báo cáo tình hình và xin yểm trợ. Nhưng Bộ tư lệnh Quân đoàn III đã hoàn toàn không có phản ứng, vì đang triệt thoái.

Sáng sớm hôm sau, tôi đi cùng với Đại tá Minh lên Biên Hòa để tìm phương cách chống đở cho nửa truờng còn lại ở Long Thành. Đường đi lúc đó thật vắng tanh, chúng tôi gặp Thiếu tá Hòa Quận trưởng quận Thủ Đức đang lăng xăng điều động các lực lượng của chi khu. Tôi có hỏi về tình hình trên lộ trình đi, thì ông ta khuyên không nên đi trong lúc này rất là nguy hiểm, vì hiện đang có các trận đụng độ gần khu vực Chợ Đồn. Nhưng vì nóng lòng nửa trường còn lại ở Long Thành nên chúng tôi quyết phải đi .

Khi tới Biên Hòa, thành phố thật vắng lặng như một thành phố chết. Chúng tôi chạy thẳng vô Bộ chỉ huy của Tiểu khu Biên Hòa. Khi bước vào Trung tâm Hành quân / Tiểu khu, chúng tôi không thấy Tiểu khu trưởng hay Tiểu khu phó đâu cả, mà chỉ thấy có Đại tá Thới, Tham mưu trưởng là còn đang làm việc. Ông hiện đang bấn loạn, vì phải vừa lo điều động các lực lượng của Tiểu khu đang chống trả kịch liệt với địch, đồng thời phải lo phương tiện trực thăng để đi cấp cứu Trung tá Quận trưởng quận Long Thành. Đem qua lực lượng Địa Phương Quân và Nghiã Quân của chi khu Long Thành đa anh dung chiến đấu chống trả vô cùng quyết liệt, bắn cháy một số chiến xa địch, cầm cự cho đến sáng mới bị tràn ngập. Trung tá Quận trưởng đã chạy thoát được ra ngoài và dùng máy vô tuyến liên lạc về Tiểu khu xin cứu viện.

Vì tình trạng quá căng thẳng của Tiểu khu Biên Hòa và vì Đại tá Thới đang quá bận rộn, thấy không thuận tiện để bàn thảo gì đuợc, nên chúng tôi phải rời bỏ Tiểu khu Biên Hòa để đi thẳng vô căn cứ Long Bình nơi đặt Bộ chỉ huy của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Tại đây, tôi đuợc gặp lại các bạn bè cùng các niên trưởng tay bắt mặt mừng, kể lể mọi chuyện, mà quên đi chiến trận đang gần kề. Mặc dù trong tình thế cực kỳ sôi động nhu vậy, nhưng Thủy Quân Lục Chiến vẫn giữ vững tinh thấn chiến đấu, không hề nao núng, vẫn quyết tâm chận địch trên đầu dốc 47 của quốc lộ 15 và còn nhắn nhủ với Truờng Bộ Binh Long Thành là phải đồng tâm hiệp lực quyết ngăn chặn không cho nón cối dép râu bước vô Sài Gòn.

Đại tá Minh cứ lấy làm tiếc là đang ở quân trường gồm toàn những SVSQ đang thụ huấn, nên không có khả năng chiến đấu như các đon vị tác chiến trước đây. Nhớ lại thời hành quân sang Kampuchia, năm 1970, ông là Chiến đoàn trưởng, và tôi là Sĩ quan Hành quân. Chiến đoàn 9 đặc nhiệm của Sư đoàn 5 Bộ Binh đã tấn công vào tận sào huyệt của VC nằm sâu bên kia biên giới Việt Miên, quét sạch các mật khu an toàn của VC trong vùng Lưởi Câu, tịch thu rất nhiều kho vu khí, lương thực, đạn dược của cộng quân, đem lại nhiều chiến thắng vẻ vang cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi xin nói thêm ở đây là các cuộc hành quân vượt biên sang Kampuchia là hoàn toàn do Quân lực VNCH đam nhiệm, các cố vấn Mỹ lên máy bay trực thăng bay trở về, ngay khi đơn vị đi đầu vượt qua biên giới.

Sau khi phối hợp cùng các đơn vị bạn, và chỉ thị rõ ràng cho Đại tá Phú xong, chúng tôi liền quay trở về Thủ Đức. Và trên đường trở về chúng tôi còn thấy rõ các rương mìn chất nổ đã được đặt sẳn hai bên cầu sông Đồng Nai. Theo như kế hoạch đã định thì sau khi rút quân xong thì cầu Đồng Nai phải bị giật xập không cho thiết giáp và cơ giới của cộng quân vượt qua sông. Mà nếu cộng quân có khả năng làm cầu nổi thì ta sẽ dùng phi cơ oanh tạc.

Trường Thiết Giáp đã thất thủ, Trung tâm Huấn luyện Yên Thế đã mất liên lạc, quận Long Thành đa bị tràn ngập, giờ đây Trường Bộ Binh Long Thành đương nhiên trở thành tiền đồn ngăn chặn địch mà cộng quân quyết phải thanh toán cho bằng được để tiến thẳng về Sài Gòn.

Trong đêm đó, 27 tháng 4, 1975, cộng quân tấn công dữ dội Trường Bộ Binh ở Long Thành, nhưng đã bị lực lượng phòng thủ của trường do Thiếu tá Hồ Đắc Tùng K20 trực tiếp chỉ huy chống trả quyết liệt. Lúc đó ở Thủ Đức toàn bộ Bộ Chỉ Huy của Trường Bộ Binh đang vây quanh máy truyền tin để theo dõi. Một số gia đinh hiện có thân nhân còn đang chiến đấu ở Long Thành cũng ngồi quanh đó. Tất cả mọi người đều hồi hợp theo dõi, nhưng với tâm trạng thật là bi quan, đành bó tay chịu trận. Tôi thấy bà xã của Đại Úy Trác ngồi khóc mếu máo, Tôi còn nhớ lời nói mỉa mai đau khổ của Đại tá Minh: “Trung Hoa Dân Quốc còn có đảo Đai Loan để mà chạy ra, chớ Việt Nam mình không biết đi đâu?”. Hồi thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, Tổng thống Ngô Đinh Diệm còn có chuẩn bị đảo Phú Quốc để mà tử thủ. Nhung bây giờ thì không còn nghe nói gì đến đảo này nữa.

Quân trú phòng Trường Bộ Binh Long Thành đa anh dũng chiến đấu, cầm cự cho đến sáng. Nhưng vì quân địch quá đông, nên sau cùng thì Đại tá Phú phải ra lệnh cho rút lui theo nhu kế hoạch đa định. Sau này theo tài liệu của Cộng Sản Bắc Việt thì ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 304/CSBV đã đụng độ dữ dội với các đơn vị Nam Việt Nam ở khu vực Nước Trong (VC gọi Huấn khu Long Thành là khu vực Nước Trong). Sau khi chiếm được khu vực Nước Trong rồi, nhưng khi tiến quân về hướng cầu Đồng Nai trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, Sư đoàn 304/CSBV vẫn bị chận đánh và phải đợi đến ngày 29 mới chiếm được cầu này.

Sáng ngày 30 tháng 4, 1975 vào lúc 8 giờ 30, Đại úy Nguyễn Thành Hiếu, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5/SVSQ/TBB đang chỉ huy phòng tuyến chính mặt xa lộ báo cáo là thấy đoàn xe thiết giáp và xe motolova của cộng quân đang di chuyển trên xa lộ Biên Hòa tiến về Sài Gòn. Tôi hết sức ngạc nhiên vì theo nhu kế hoạch đã định thì cầu Đồng Nai phải bị giật xập, không cho thiết giáp và cơ giới của VC vượt qua sông. Tôi liền liên lạc báo cáo về Biệt khu Thủ Đô. Trong lúc đó thì Trung tâm Hành quân / BKTĐ không ra lệnh dứt khoát mà chỉ nói là tùy nghi đon vị. Không một chút do dự, Đại tá Minh liền xác quyết trách nhiệm một cách rất rõ ràng là: “Bổn phận của chúng ta là quân đội là phải bảo vệ đất nuớc, thấy địch là đánh”. Tôi liền truyền lệnh của Đại tá Chỉ huy trưởng đến các đơn vị, đồng thời gọi cho Hiếu chấm tọa độ và điều chỉnh cho các khẩu đội súng cối 81 ly tác xạ. Đồng thời tôi gọi cho các pháo đội pháo binh 105 ly, 155 ly và 175 ly chuẩn bị sẳn sàng. Đây là các loại pháo binh để yểm trợ tầm xa, mà Quân đoàn III gởi tạm ở đây. Nhưng trong giờ phút quyết liệt này, tôi dự trù sẽ sử dụng để bắn trực xạ. Súng 175 ly được đặt trên thiết giáp nên dễ dàng di chuyển, điều động.

Bị sức kháng cự mạnh mẽ của Trường Bộ Binh, nên cộng quân liền đổi hướng tấn công xông thẳng vào Trường Bộ Binh. Một chiếc thiết giáp T54 ủi sập chướng ngại vật ở cổng chính và chạy thẳng vào trong, vừa chạy vừa bắn phá loạn xạ. Trong khi đó thì súng đại liên ở cầu Bến Nọc mà VC vừa chiếm được đem qua, bắn xối xả vào trường ở phía cổng số 9 tức cổng sau của Trường Bộ Binh. Lúc đó súng nhỏ bên ta bắn trả dử dội tóe lửa vào chiếc chiến xa. Tôi thấy rõ chiếc chiến xa khi nó tới gần, súng trên pháo tháp quay qua bắn sập Trung tâm Hành quân, vì trên nóc TTHQ có nhiều cần ăng ten nên dễ thấy. Thiếu tá Lầu thuộc Trường Tổng Quản Trị đang ở trong đó may mắn thoát nạn, trong khi đó thì Đại tá Minh cùng Bộ chỉ huy nhẹ đang ở cách đó không xa.

Khi chiếc chiến xa này chạy xuống tới cổng số 9 thì gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của các SVSQ do Thiếu tá Phạm Hưng Long K20 chỉ huy giử mặt hậu của Trường Bộ Binh, nên liền quay đầu chạy ngược lại. Chúng tôi đa tìm cách kêu gọi đối phương ra đầu hàng nhưng không có kết quả. SVSQ có thấy người lái chiến xa đứng lên dường như có ý định đầu hàng nhưng rồi lại ngồi xuống và lại tiếp tục bắn phá làm chết và bị thương một số SVSQ và quân nhân co hửu của Trường. Trong số đó có Thiếu tá Vương Bá Thuận bị gãy chân, Trung tá Ông Nguyên Tuyền bị tử thuong v.v…

Mặc dù chưa từng ra chiến trận nhưng phải nói là tinh thần chiến đấu của các SVSQ rất là hào hùng anh dũng. Nhưng với súng trường không thể nào hạ được chiến xa, cho nên tôi gọi Đại úy Lê Văn Ngữ, Đại đội trưởng ĐĐ663/ĐPQ là đơn vị bảo vệ trường dùng súng M72 để hạ chiếc chiến xa này. Khi nó chạy tới khu Tiếp Tân gần miếu Tiên Sư thì bị ĐĐ663/ĐPQ bắn đứt xích nằm tại chỗ, nhưng súng trên pháo tháp vẫn còn quay bắn phá lung tung. Liền khi đó có một SVSQ thuộc Tiểu đoàn 1/SVSQ, đang ở phòng tuyến gần đó, nhanh nhẹn bò ra leo lên pháo tháp và liệng một quả lựu đạn vào bên trong xe tiêu diệt hẳn. Đại úy Ngữ lục soát trong xe lấy được ba khẩu súng còn đang bốc khói mang lên trình Đại tá Chỉ huy truởng và cho biết là họ đa bị khóa xích trong xe nên không thể nào ra đầu hàng được.

Và liền sau đó không lâu vào khoảng 10 giờ 20 phút thì nghe lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn chờ lệnh bàn giao. Sau đó Đại tá Minh ra lệnh cho tôi gọi cho các đơn vị ngưng chiến đấu. Tất cả mọi người đều rơi nước mắt khi nghe tin này, Đại úy Trác òa lên khóc. Tôi vẫn còn nhớ lời Đại tá Minh nói lúc đó: “Nhiệm vụ của chúng ta là quân đội là phải tuân hành lệnh thượng cấp, kêu đánh là đánh, kêu đầu hàng là đầu hàng”. Tôi bỏ về phòng thay đồ dân sự và lập tức lấy xe gắn máy phóng nhanh ra cổng, Đại úy Bão bên Liên đoàn Sinh viên đang đứng đâu gần đó liền nhảy lên theo. Chúng tôi vừa thoát ra khỏi cổng thì cộng quân cũng vừa vô tới.

Khi chúng tôi ra đến xa lộ thì thấy đoàn xe thiết giáp và xe motolova của cộng quân đang từ từ tiến vô Sài Gòn mà không còn một lực luợng nào ngăn chặn nữa. Và vào lúc 11 giờ 30 phút chiếc chiến xa dẫn đầu cánh quân này đã tiến vô Dinh Độc Lập trong lúc Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các cuối cùng đang chờ đợi để bàn giao. Nhưng ngay vừa khi vừa vô đến Dinh Độc Lập thì quân CSBV liền hiện rõ nguyên hình là một đội quân xâm lăng từ miền Bắc vào, chứ không có gì là Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, do nhân dân miền Nam nỗi dậy, không có gì là hòa giải hòa hợp dân tộc, và không có gì là để bàn giao. Họ liền bắt nhốt tất cả từ Tổng thống Dương Văn Minh đến các Tổng Bộ trưởng và bắt Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo dẫn đến Kho bạc để tịch thâu 16 tấn vàng của Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam và cũng kể từ đó miền Nam Việt Nam đã thực sự mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt.

Để biết thêm chi tiết về những giờ phút cuối cùng của Trường Bộ Binh sau khi quân CSBV vào tiếp thu Huấn khu Thủ Đức, tôi xin trích đoạn trả lời của Đại tá Trần Đức Minh, vị Chỉ huy trưởng cuối cùng của Trường Bộ Binh, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Văn nghệ Tiền Phong, nhân kỷ niệm 25 năm ngày miền Nam Việt Nam lọt vào vòng thống trị của cộng sản. Ông đã kể lại nhu sau:

… Khoảng hơn một giờ sau khi im tiếng súng, đại diện của một đơn vị Bắc Việt đến, họ yêu cầu tôi thi hành lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh để bảo đảm không nổ súng nữa. Tôi giao cho họ số vũ khí bắt được trên chiếc xe tăng bị bắn cháy và nói với họ lo chôn cất những người bị chết trong xe đó…

… Trong khi nói chuyện, đại diện quân Bắc Việt yêu cầu tôi triệu tập Chỉ huy trưởng của các Quân trường trong Huấn khu Thủ Đức đến gặp họ. Tôi cho biết không thấy Huấn khu trưởng cũng như những người có trách nhiệm khác đâu cả. Cuối cùng họ đành bảo tôi thay mặt Huấn khu bàn giao tất cả các trường hiện có ở Thủ Đức. Tôi cho lệnh tập họp ở Vũ đình trường, sau đó tuyên bố bàn giao Huấn khu Thủ Đức theo đúng chỉ thị của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

… Sự việc diễn ra rất ngắn ngủi, chỉ có khoảng vài trăm người mặt mày ngơ ngác, bần thần. Rồi loáng một cái, chẳng còn ai mặc quân phục nữa. Sinh viên Si quan mặc đồ dân sự lủi thủi lê chân ra phía cổng chính. Tôi bùi ngùi nhìn theo tủi hổ… Chiều hôm đó đến lượt tôi trút bỏ quân phục và được yêu cầu “nghỉ riêng” ở trên lầu của tư dinh Chỉ huy trưởng. Trong khi một Bộ chỉ huy quân Bắc Việt ở dưới lầu. Đêm đó tôi lên cơn sốt, trong lúc chập chờn nửa tỉnh nửa mê tôi đã khóc thật nhiều. Lúc này tôi mới thắm thía cảm nghiệm được cái lẽ vô thường mà trước kia tôi chỉ hiểu được bằng lý trí…

… Định mệnh đã bắt tôi đóng vai tuồng “hàng thần lơ láo”, và đây là điều tủi nhục nhất trong đời tôi. Cho đến khi viết những dòng này niềm tủi nhục ấy vẫn hằn sâu trong tâm khảm tôi, và hẳn rằng khôn khuây cho đến khi sang bên kia thế giới.

Viết để nhớ lại ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Nguyễn Ngọc Thạch K20

Sunday, September 3, 2023

Cáo Phó Trung Tá Trần Chí Thẩm Khóa 1 SQTB Thủ Đức - Nghi Thức Phủ Quốc Kỳ VNCH 12pm Thứ Bảy 16 tháng 9 năm 2023 Peek Family Westminster California



Tiểu Sử Trung Tá Trần Chí Thẩm(1928-2023)

 Ông sinh ngày 19 tháng 11 năm 1928  (Mậu Thìn) tại Vĩnh Long Việt Nam.

Năm 1949 ông dạy học tại trường Petrus Ký cho đến năm 1951. Thân phụ ông cũng là thầy giáo với Phó Tổng Thống VNCH Trần Văn Hương.

Do sắc lệnh của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15 tháng 7 năm 1951, kêu gọi tổng động viên: Thanh niên tuổi từ 18 đến 28 đều phải nhập ngũ. Ông Gia nhập Quân Đội vào năm 1951 thuộc Khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức (Khóa Lê Văn Duyệt). 

Ra trường vào ngày 1 tháng 6 năm 1952 với cấp bập Thiếu Úy giữ chức vụ Trung Đội Trưởng Trung Đội Vệ Binh Nam Thuộc.

Ông được Thăng cấp bậc Trung Úy vào năm 1954

Năm 1957 thăng cấp bậc Đại Úy giữ chức vụ Quận Trưởng, Quận Châu Thành Sa Đéc. Và sau đó ông được thăng cấp bậc Thiếu Tá giữ chức vụ  Phó Tỉnh Trưởng Nội An Tỉnh Long Xuyên.

Năm 1962 ông được thăng cấp Trung Tá giữ chức vụ Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 Quân Khu 4.

Sau đó ông thuyên chuyển về làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 21 Bộ Binh và Tham Mưu Phó Hành Quân cùng sư đoàn.

Chức vụ kế là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 14 thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh.

Năm 1968 ông về giữ chức vụ Tỉnh Trưởng Tỉnh Kiên Giang / Rạch Giá, đến năm 1971 ông về làm việc cho chương trình Phượng Hoàng cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Sau 75 ông đi tù cộng sản 13 năm và định cư tại Hoa Kỳ năm 1992 theo chương trình HO.

Ông được truy thăng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 và nhiều huy chương khác của QLVNCH và Hoa Kỳ.

Ông mất ngày 28 tháng 8 năm 2023 tại Orange County Hoa Kỳ

Hưởng Thọ 96 tuổi.