Tuesday, February 19, 2013

NHẬN ĐỊNH VỀ QUÂN LỰC VNCH



L.T.S.  Đến 19 tháng 6 này là Ngày Quân Lực lần thứ 42. Nhân dịp này thiết tưởng cũng cần thêm một lần nữa đưa ra những nhận định về QLVNCH anh hùng của chúng ta. Một cái nhìn khách quan phải gồm cả những ưu và khuyết điểm, hay và dở, thành và bại, không phải chỉ gồm những chiến thắng như trong một bài thuyết  trình cho quan khách đến dự một buổi lễ. Xin giới thiệu bài Nhận Định Về QLVNCH của Nhóm Đặc Nhiệm thuộc TTCSVNCH/HN.

 QLVNCH là một trong những lực lượng chủ yếu tham chiến trong Chiến Tranh Việt Nam. Với quân số Chủ Lực Quân, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân tổng cộng ngót 1.200.000 người, QLVNCH đã chịu tổn thất gần 300.000 người tử trận sau hơn 20 năm chiến đấu từ khi đất nước bị chia đôi. Dù trong điều kiện, hoàn cảnh, thành tích và phẩm chất nào chăng nữa, quân lực này cũng đã la ømột thực thể có vai trò quan trọng trong chiến tranh và tạo ra những hậu quả đáng kể về chính trị, quân sư trên thế giới và tác độïng mạnh đến xã hội, văn hóa giáo dục...ở Việt Nam. Những yếu tố trên không thể bị bỏ quên trong bất cứ đề tài thảo luận, nghiên cứu nào về lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử thế giới.
Tàøi liệu này không đi sâu vào những dữ kiện đã được nhiều sách báo đưa ra mà chỉ nhấn mạnh vào một số điểm đáng lưu ý trong tiến trình hình thành và chiến đấu của QLVNCH nhất là những gì không được nhiều người biết đến và quan tâm.

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Muốn hiểu rõ về nguyên nhân và nguồn gốc sự hình thành QLVNCH không thể không xét đến bối cảnh lịch sử của Việt Nam từ thập niên 1920.

1. Tranh chấp Quốc – Cộng.
Dân tộc Việt Nam rất tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Mặc dầu bị Trung hoa đô hộ với mưu đồ đồng hóa hằng ngàn năm, nhưng Việt Nam vẫn tồn tại. Bởi vậy khi Pháp đặt nền đô hộ lên đầu nhân dân Việt Nam

thì phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp nổi lên khắp nơi,  với cả hai khuynh hướng quốc gia và cộng sản.
          Cuộc tranh chấp giữa các đảng phái quốc gia và đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã nhen nhúm ngay từ ngày có đảng CSVN hồi cuối thập niên 1920. Nhưng trước năm 1945, những đụng chạm này kể cả những vụ CSVN sát hại người các đảng phái quốc gia chỉ mang tính cách lẻ tẻ không có quy mô đáng kể.
          Cuối tháng Tám năm 1945, lực lượng CSVN núp sau danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh (MTVM) với chiêu bài quốc gia dân tộc đơn phương cướp chính quyền và dành độc quyền lãnh đạo đất nước trái với thỏa hiệp trước đó giữa MTVM và các đảng phái không-Cộng-Sản.  Ngay sau đó, phe CSVN thẳng tay tiêu diệt tất cả các tổ chức mà họ tin rằng sẽ là những phần tử đối lập đáng e ngại sau này.
          Trong thời gian 1945-1946, các lực lượng quân sự và quần  chúng thuộc các đảng phái không-Cộng-Sản đều tham gia chiến đấu chống Pháp cùng với các lực lượng Việt Minh (VM) vì họ đều nghĩ rằng phe phái nào cũng có mục tiêu chung là chống Pháp dành độc lập, không cần phân biệt.
          Lời kêu gọi "Đại Đoàn Kết" của ông Hồ Chí Minh đưa ra không lâu trước khi phe CSVN bất ngờ tung ra chiến dịch quy mô tiêu diệt phe quốc gia gồm các cá nhân, tổ chức đảng và lực lượng quân sự. Nhiều thanh niên yêu nước không-Công-Sản bị sát hại hàng lọat ngay trước khi nổ ra cuộc Kháng Chiến chống Pháp 19/12/1946.
          Năm 1947, chỉ có một số ít làng mạc chống Cộng được quân đội Pháp trang bị cho các dân quân vũ khí của Thế Chiến I để giúp họ giữ an ninh các vùng Pháp kiểm soát. Quân đội Pháp thành lập một số các đơn vị bán quân sự không có quy chế quân nhân nhưng được trả lương gọi là thân binh (Partisan) người Việt Nam để đóng các đồn bót của quân đội Pháp. Năm 1947 số người Việt chiến đấu bên cạnh lính Pháp tương đối khá ít ỏi. Sau đó để gia tăng quân số, người Pháp tuyển một số người Việt vào các đơn vị chính quy dưới danh nghĩa Liên Hiệp Pháp.
          Từ đầu năm 1947 sang năm 1948 và 1949, đảng CSVN mở nhiều đợt thanh trừng qui mô hàng ngũ quân đội kháng chiến, loại bỏ những phần tư û bị nghi ngờ là đối lập với chế độ CSVN trong đó có nhiều người yêu nước đang phục vụ tích cực và hữu hiệu cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Kế đến là thường dân tham gia các đảng phái quốc gia và các phần tử khác bị VM cho là nguy hiểm.

2. Sự Lớn Mạnh Của Lực Lượng Chống Cộng

          Trong khi nhiều người có khuynh hướng quốc gia vì lòng yêu nước theo VM chống Pháp được VM tạm dung thứ, thì nhiều người quốc gia yêu nước khác biết mình bị VM liệt vào loại đáng nghi ngờ, trước sau cũng có thể bi thanh toán phải tìm đất sống ở vùng kiểm soát của quân đội Pháp. Họ phải chọn vùng của kẻ thù ít nguy hiểm hơn làm chỗ nương náu. Thực Dân Pháp tuy tàn ác, nhưng họ còn có thể len lỏi tìm cách sống được trong các vùng này.
          Chinh quyền quốc gia  do Cựu Hoàng Bảo Đại lãnh đạo ra đời sau Hiệp Định Pháp Việt ngày 8 tháng 3 năm 1948 là chỗ dựa tạm cho những người này mặc dù đây chưa phải là một chính quyền thực sự đôïc lập, ngưới Pháp nắm hầu hết quyêøn lực cai trị. Chính quyền Bảo Đại chỉ có rất ít uy tín trong dân chúng.
          Sang năm 1950-1951 khi đảng CSVN ra công khai dưới danh xưng đảng Lao Động (Worker's Party) và gia tăng thanh trừng, khủng bố thì những người không chấp nhận chế độ CSVN hoặc không được chế độ này chấp nhận ào ạt rời bỏ vùng kháng chiến trở về vùng do chính quyền Bảo Đại và quân đội Pháp kiểm soát. Số người đông đảo này làm thay đổi hẳn bộ mặt của chính quyền Quốc Gia. Môt phe quốc gia chống cộng gồm nhiều xu hướng và đảng phái không-Cộng-Sản ngày thêm vững mạnh.
          Năm 1953, ông  Hồ Chí Minh tung ra phong trào Phát Động Quần Chúng  thường được gọi là cuộc "đấu tố" hay "Cải Cách Ruộng Đất" đẫm máu nhằm lọai trừ  giai cấp địa chủ và các phần tử  bị coi là đối lập. Nhiều người bị hành hạ và hành quyết bằng những cách giết người dã man nhất. Một làn sóng những nạn nhân hay sẽ là nạn nhân của chế độ CSVN bỏ kháng chiến trở về vùng quốc gia đã là nhân tố củng cố thêm cho lực lượng chống CSVN.
          Lực lượng phe chống CSVN đã có vị trí rõ rệt và vũng chắc hơn chút ít khi đất nước bị chia cắt do Hiệp Định Geneva 20/7/1954.

3. Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.

          Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (QĐQGVN) được thành lập từ tháng 4 năm 1949 thu hút được nhiều thanh niên yêu nước không sống được dưới  sự đe dọa của phe Cộng, đang tìm chỗ đứng và đất sống cho mình. Trong lúc ấy, cường độ chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh gia tăng đáng kể, nhất là kể từ khi Việt Minh, được cộng sản Trung Hoa chi viện sau khi Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch vào năm 1949. Vì nhu cầu tăng quân số để ứng phó với tình hình chiến sựù, chính phủ quốc gia VN và Pháp đẩy mạnh chương trình bành trướng QĐQGVN như là một hình thức “Việt Nam hoá” chiến tranh mà sau này Mỹ cũng áp dụng với mục đích đứng đắn hơn.
          Mặc dầu được bành trướng vì nhu cầu chiến trường, nhưng Quân đội viễn chinh Pháp chỉ  huấn luyện và trang bị cho QĐQGVN  ở  mức giới hạn, chắc hẳn là vì không mấy tin cậy vào quân lực này. Đến năm 1954, quân số QĐQGVN có khoảng 180,000 người, được tổ chức thành các tiểu đoàn bộ binh, nhẩy dù, một số đơn vị pháo binh, thiết giáp nhẹ, công binh, một số phi cơ trinh sát nhe và những hải đĩnh nhỏ. Với đơn vị cao nhất là Liên Đoàn Lưu Động (Mobile Group) tham chiến trên các chiến  trường, QĐQGVN chưa phải là đe dọa đáng ngại cho các lực lượng Việt Minh.

4.Những Khó Khăn Của QĐQGVN

          Nhìn toàn cảnh cuộc chiến Đông Dương 1946-1954, lực lượng quân sự phe quốc gia Việt Nam có nhiều thế bất lợi:
          a)  Bộ Tư Lệnh quân Viễn Chinh Pháp vẫn nắm giữ toàn quyền điều khiển chiến tranh và các kế hoạch hành quân. Bộ Tổng Tham Mưu QĐQGVN và các BTL Quân Khu chỉ có một số quyền hạn nhỏ hẹp. Thực tế cho thấy người  Pháp không thực tình muốn xậy dựng một quân đội Việt Nam thực sự  độc lập và có nhiệm vụ chiến đấu chính mà chỉ muốn có bên cạnh họ một lực lượng phụ giúp họ trong việc giải quyết chiến tranh nhưng không muốn từ đó tạo ra mối đe dọa cho họ trong tương lai xa.
          b)  Các sĩ quan và binh sĩ QĐQG thảy đều không có cảm tình với người Pháp. Họ chiến đấu bên cạnh người Pháp như một chọn lựa bất đắc dĩ. Trong hai kẻ thù, họ      phải đứng tạm bên cạnh kẻ thù ít nguy hiểm hơn với tin tưởng trào lưu thế giới sẽ giúp cho các nước bi trị được Mỹ và Anh nâng đỡ dành độc lập từ tay Pháp. Một phái bộ quân sự Mỹ cạnh Bộ Tư Lệnh Pháp tại Việt Nam giữ vai trò rất khiêm  nhường,  trong khi viện trợ của Hoa Kỳ cho QĐQGVN đều phải đi qua tay quân đội Pháp lựa lọc và phân phối.
          c)  Quân Đội Pháp đã áp dụng chính sách quân sự coi khủng bố là biện pháp chính  để chống chiến tranh du kích. Các đơn vị Lê Dương, bộ binh gốc Phi Châu và Bắc Phi (kể cả một số lính người Việt trong các đơn vị Commando Pháp và Thân Binh) được dung túng cho tự do giết chóc, tra tấn, hãm hiếp thường dân mà không bị trừng phạt. Nhà cửa làng mạc bị đốt phá, nhiều xóm thôn bị tàn sát hàng trăm người một lần vì những lý do rất nhỏ nhặt. Quân đội Pháp đã gây ra hàng trăm vụ như vụ Mỹ Lai (16/3/1968) mà dư luận thế giới biết đến rất ít. 
           Nỗi uất ức căm thù lính Pháp của dân chúng lên rất cao khiến họ quay sang ủng hộ phe kháng chiến tạo thành sức mạnh chống Pháp cao độ. Nhiều người tin rằng nếu lính Pháp hồi ấy chỉ cần đối xử ân cần, nhân đạo với dân chúng mà không cần phải ban phát ân huệ hay trợ giúp nào to lớn, họ đã có thể chiến  thắng trước năm 1954. Quân Đội Pháp hầu như không có một chương trình nào về dân sự vụ, cứu trợ và thông tin tuyên truyền nhằm tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng như Mỹ và VNCH trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1959-1975.
            Trong lúc ấy, các đơn vị QĐQGVN kể cả các đơn vị bán quân sự và dân quân phe quốc gia đối với dân chúng thân mật và hiền hòa, giúp đỡ, bảo vệ họ. Nhưng những cố gắng này không đủ để bù lại những tội ác chiến tranh mà các đơn vị thuộc lực lượng viễn chinh Pháp gây ra. Quân lính Pháp là  những hung thần, không bao giờ tôn trọng các viên chức chính quyền Bảo Đại chút nào, dù là cấp xã, huyện hay tỉnh như quân sĩ Mỹ trong Chiến Tranh Việt Nam.
          Vì thế  nhiều quan sát viên và báo chí quốc tế dễ lầm tưởng rằng QĐQGVN hoàn toàn là một tổ chức tay sai hay một đám lính đánh thuê của Pháp. Cũng chính vì thế mà nhiều binh sĩ trong QĐQGVN không có quyết tâm chiến đấu cao, mang nặng mặc cảm “không-yêu-nước.” Quân đội không thể tuyển mộ đủ số quân sĩ cần có.

II.  THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ.     

          Tháng 5-1954, Điện Biên Phủ thất thủ,  hiệp định ngưng chiến Genève được ký kết vào ngày 20-07-1954, chia đôi Việt Nam,  các lực lượng quân sự quốc gia tập trung về Nam Vĩ Tuyến 17. Năm 1955, chính phủ Ngô Đình Diệm dành lại toàn bộ chủ quyền chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự từ tay người Pháp, QĐQGVN sau khi dẹp tan các lực lượng Bình Xuyên và Giáo Phái ly khai, được cải tổ toàn diện và đổi danh hiệu thành Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà (QĐVNCH).
          Trong 3 năm đầu, QĐVNCH gồm Hải,  Lục và Không Quân được tổ chức lại với các đại đơn vị cấp quân đoàn, sư đoàn và hệ thống quân sự lãnh thổ từ tỉnh lên đến quân khu. Bộ TổngTham Mưu với các bộ phận trực thuộc mau chóng nhận lãnh trọng trách quốc phòng. QĐVNCH được trang bị vũ khí và quân dụng Mỹ, tổ chức và huấn luyện theo khuôn mẫu và binh thuyết Mỹ. Trong giai đoạn này, QĐVNCH gặp phải một số trở ngại quan trọng như:
          1.  Thiếu sĩ quan chỉ huy cấp trung đội lên đến tiểu đoàn có khả năng. Số sĩ quan trẻ có tinh thần yêu nước, có lý tưởng không  đủ để lấp chỗ trống này.
          2.  Một số không ít sĩ quan nguyên là lính trong quân đội Pháp thời Pháp Thuộc được lưu lại trong QĐVNCH. Những sĩ quan này do người Pháp đào tạo, nhiều người không dễ thích ứng với tổ chức và chính sách quân sư ïmới,ï thiếu căn bản tư tưởng và khả năng lãnh đạo một cuộc chiến mà nhiều nỗ lực ngoài phạm vi quân sự thuần túy lại là yếu tố thành bại: Lòng yêu nước và tư tuởng, ý thức hệ.
           3.   Các bộ tư lệnh đại đơn vị cấp Quân đoàn và Sư đoàn chưa có kinh nghiệm tổ chức và chỉ huy các cuộc hành quân có quy mô lớn.

III. TRƯỞNG THÀNH TRONG CHIẾN TRANH

   -  Từ năm 1959 khi CSVN khởi động cuộc chiến tranh khuynh đảo Miền Nam VN, QĐVNCH  còn đang ở tình trạng củng cố tổ chức và huấn luyện. Đến lúc này QĐVNCH chỉ được trang bị vũ khí và quân dụng Mỹ dùng trong Thế Chiến II.  Các toán cố vấn quân sự Mỹ làm việc cạnh các bộ chỉ huy từ cấp trung đoàn trở lên mà nhiệm vụ chính là liên lạc, yểm trợ tổ chức, huấn luyện, tiếp vận, kỹ thuật.
          -  Năm 1961, CSVN gia tăng cường độ chiến tranh với chiến dịch khủng bố sát hại các viên chức chính quyền hạ tầng cơ sở, phá hoại các cơ sở hành chính, kinh tế, giao thông, xã hội và đột kích tiêu diệt các đơn vị quân sự nhỏ song song với mặt trận tuyên truyền bịp bợm và vu cáo đối phương. 
Trong khoảng thời gian này, đã xẩy ra sự bất đồng về quan niệm chiến lược ứng phó giữa Mỹ và VNCH  đối với chiến lược của cộng sản.  VNCH đặt nặng nỗ lực chiến tranh tại địa bàn nông thôn, trong lúc Mỹ chủ trương tổ chức và huấn luyện QĐVNCH theo mô thức chiến tranh Triều Tiên.
Tình hình chiến tranh chỉ chuyển hướng sau khi chương trình Ấp Chiến Lược (ACL) được chính phủ VNCH áp dụng kể từ năm 1962. Tuy rằng chương trình ACL gây ra một số bất mãn nhưng đã dành lại được thế chủ động tại nông thôn, tái kiểm soát được nhiều vùng quan trọng. Theo dự định, hệ thống các ấp chiến lược với dân quân và lực lượng địa phương quân sẽ kiểm soát và bảo vệ mọi vùng dân cư, để quân chính quy QĐVNCH có thể lưu động 100% ngoài các vùng dân cư. Dự định này có 70% khả năng thành công nếu tình hình quân sự diễn tiến như giữa năm 1963.  Nhưng cuộc đảo chính 1/11/63 đã thay đổi tất cả.
          -  Theo cường độ phát triển chiến tranh, Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng viện trợ, nâng số nhân viên cố vấn quân sự, gửi các đơn vị không lực yểm trợ hỏa lực và vận chuyển vào giúp cho QLVNCH. VNCH gia tăng quân số với nguồn nhân lực mới động viên , bành trướng Không Quân, Hải Quân và thành lập thêm các sư đoàn, các đơn vị Lực Lượng ĐăÏc Biệt, Chiến Tranh Tâm Lý, Dân Sự Vụ...
          -  Tình hình chính trị hỗn loạn ở Miền Nam Việt Nam sau năm 1963 đã khuyến khích CSBV đổ quân vào Miền Nam. Năm 1964, QĐVNCH bị nhiều tổn thất nặng, trong đó có trận Đèo Nhông, Phước Thành, Bình  Giả, Đức Cơ tuy có những chiến thắng ở Plei Me, đẩy lui cuộc tấn công dữ dội ở Đồng Xoài, khiến tinh thần binh sĩ và dân chúng sa sút mạnh. CSVN có khả năng cắt đôi Miền Nam và chiếm toàn bộ nước VNCH. Mỹ đã cứu vãn tình hình bằng cách tham chiến trực tiếp với sự tham dự của một số quân đội đồng minh: Nam Triều Tiên, Úc Đại lợi, Thái Lan, Tân Tây Lan.
          -  Từ 1965 đến 1969, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà  (sau khi đổi danh hiệu từ QĐVNCH) chịu trách nhiệm bình định các vùng dân cư, yểm trợ xây dựng nông thôn. Các hoạt động bên ngoài do quân lực Mỹ đảm nhiệm. Tại những vùng xung yếu, các sư đoàn Mỹ và đồng minh được trao cho các khu vực hoạt động gọi là Khu Vực Trách Nhiệm Chiến Thuật (Tactical Area of Responsibility). Tuy nhiên các  đơn vị cấp trung đoàn và tiểu đoàn QLVNCH vẫn thường xuyên tham dự các cuộc hành quân hỗn hợp quan trọng với các đơn vị Mỹ
          -  Biến cố Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968 là một khúc quanh lịch sử trong chiến tranh VN. Vào đêm giao thừa Tết nhằm ngày 29/01/68, Hànội bất ngờ tung quân đánh chiếm hằng trăm thị trấn, tỉnh lỵ, quận lỵ trên khắp lãnh thổ VNCH. Mặc dầu bị  bất ngờ vì phần lớn binh sĩ nghỉ hưu Tết, nhưng QLVNCHõ đã nhanh chóng đẩy lui quân CS  và chỉ trong vòng một tháng tất cả các đơn vị CS xâm nhập đã bị quét sạch.
Trong kế hoạch Tổng Công Kích – Tổng Nổi Dậy, CSVN đã  phạm một lỗi lầm quá lớn khi định ngày N (ngày mở đầu các cuộc tấn công). Bộ Chỉ Huy tối cao CSVN đã định ngày N là “đêm Mùng Một sang Mùng Hai Tết” theo âm lịch. Nhưng âm lịch hai miền Nam và Bắc năm ấy khác nhau một ngày. Do đó các đơn vị VC dùng lịch Bắc Việt nổ súng vào đêm giao thừa ở Miền Nam (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Kontum, Pleiku, Nha Trang...) trong khi các đơn vị khác dùng lịch VNCH nổ súng vào đêm  Mùng Một (Huế, Sài Gòn và các nơi còn lại). Nếu quân CSVN nổ súng đồng loạt cùng một ngày giờ, QLVNCH có thể đã chịu tổn thất nhiều hơn tuy vẫn nắm phần thắng lợi.
Các lãnh tụ tối cao CSVN quá chủ quan khi quyết định mục tiêu lớn “Tổng Nội Dậy” và tin rằng 80% quần chúng  và binh sĩ Miền Nam sẽ đứng lên tiếp tay các lực lượng Cộng Sản. Trên thực tế không có quần chúng ở bất cứ nơi nào nổi dậy.
CS bị tổn thất nẵng nề, hầu như toàn bộ hệ thống cán bộ nằm vùng của CS bị tiêu diệt, bị bắt hoặc ra đầu thú.  Hànội đã thất bại nặng trong trận TCK Tết Mậu thân, nhưng lại bất ngờ đạt được chiến thắng tại nội địa Mỹ với sự tiếp tay của một số cơ sở truyền thông, phong trào phản chiến Mỹ và mũi tuyên truyền của Côïng Sản quốc tế.
          -   Từ năm 1969, Hoa Kỳ áp dụng chính sách Việt Nam Hóa chiến tranh, trang bị cho QLVCH nhiều vũ khí và quân dụng tối tân hiện đại. Quân Mỹ và đồøng minh rút dần để QLVNCH lãnh tùoàn  bộ trách nhiệm quốc phòng.
          -  1970-1975. Năm 1970, QLVNCH hành quân tràn qua Cam Bốt triệt hạ các căn cứ của CSBV. Năm 1971, QLVNCH mở cuộc hành quân cấp quân đoàn sang Lào để chứng tỏ khả năng tác chiến của mình nhưng không thành công. Đây là lần đầu tiên QLVNCH mở một cuộc hành quân lớn theo  phương thức chiến tranh quy ườc. Bộ Chỉ Huy chiến dịch của VNCH và bộ phận yểm trợ của Hoa Kỳ có những khiếm khuyết  trong việc phối hợp và điều động mặc dù tinh thần chiến đấu vô cùng anh dũng của các binh sĩ  ở đơn vị cấp nhỏ.
          -   Mùa Høè năm  1972, CSVN tung ra các cuộc tấn công mạnh mẽ vào 3 vùng trọng yếu:  Quảng Trị, Kontum và An Lộc. CSBV bị tổn thất nặng nhưng cố chiếm giữ vài ba vùng nhỏ hẹp có dân cư để chuẩn bị giải pháp chính trị.
          - Hiệp Đinh Paris 27/1/1973 đặt QLVNCH vào một tình thế mới. Toàn bộ các đại. đơn vị bị căng dãn ra rất mỏng để giữ đất vì địch quân vẫn tiếp tục tấn công ở nhiều nơi. Hai năm sau, CSVN bỏ trống hậu phuơng Bắc Việt đê tập trung lực lượng đánh phá VNCH. Trong lúc ấy, Hoa Kỳ giảm dần viện trợ và những cuộc tranh luận ở Mỹ cho thấy rõ Mỹ sẽ bỏ rơi VNCH.
        Những trận đánh cuối cùng của CSVN đã nhắm đúng vào các nhược điểm của VNCH. Đó là cắt ngang Miền Trung và Cao Nguyên, gây hoảng loạn tại Quân Khu 1 và lan  đến Sài Gòn, mở đường cho quân CSVN chiếm đóng toàn thể nước VNCH.
           Sau cùng, QLVNCH đã bại trận trong lúc còn có sức chiến đấu sau hơn 20 năm từ lúc xây dựng trên một quân đội quốc gia còn thô sơ rời rạc qua giai đoạn vừa trưởng thành vừa chiến đấu.

IV. NGƯỜI LÍNH VNCH

   a) Đời Sống Vật Chất

          Binh sĩ QLVNCH được trả lương thấp nhất so với quân đội của tất cả các nước đồng minh của Hoa Kỳ.  Vào cuối thập niên 1950, lúc lương (không tính tiền ăn) của Binh II Mỹ là US$ 75 thì lương Binh II VNCH tương đương với khoảng US$ 14 (VN$ 516 hay bằng 60% lương lao động thấp nhất). Số lương tháng của một binh II không đủ để nuôi vợ, nếu có con thì càng thiếu thốn. Do đó gia đình không thể sống xa họ mà bằng mọi cách sốùng gần hay trong doanh trại, nhiều khi theo đến tạân nơi căn cứ hành quân.
 Đơn vị nào cũng có gánh nặng gia đình binh sĩ gây trở ngại lớn cho việc điều động binh sĩ. Quân đội có nhiêù cố gắng giúp đỡ việc lập các cư xá cho gia đình binh sĩ với tiện nghi y tế, giáo dục của ngành Xã Hội, cửa hàng Quân Tiếp Vụ (Post  Exchange)... có kết quả tốt. Từ khi các tướng lãnh lên cầm quyêàn năm 1965, lương quân nhân được tăng. Nhưng những lợi điểm này bị giới hạn nhiều khi chiến tranh  gia tăng cường độ và kinh tế khó khăn khiến mức sống của binh sĩ thắp hơn nhiều so với  người lao động tay chân ngoài quân đội hưởng lương thấp nhất.

b) Đời Sống Tinh Thần.

          Người lính VNCH không bị khép vào khuôn khổ chặt chẽ đến độ vô nhân đạo và bị nhồi sọ bằng tuyên truyền bịa đặt như quân đội khối Cộng. Họ được hưởng một chế độ kỷ luật tuơng đối dân chủ, ít bi cấp trên áp bức.
           Họ đã chiến đấu gian khổ lâu dài hơn bất cứ quân đội nào khác từ 1959 truớc khi Mỹ tham chiến và tới  năm 1975 –  hai năm sau khi Mỹ rút lui. Họ không được dư luận Mỹ và thế giới tự do đánh giá đúng mà còn gần như bị bỏ quên hoặc xúc phạm.
           Là quân nhân dưới một chế độ tự do, họ được tự do tiếp cận với các nguồn thông tin quốc tế và quốc nội, nhất là một trong mười người lính có máy thu thanh bỏ túi bên  mình và được nghe mọi nguồn thông tin quốc tế cũng như trong nước. Do đó họ dễ bị ảnh hưởng tinh thần nặng nề vì dư luận phản chiến và vì những tin tức bất lợi mà quân đội không thể che dấu họ.
          Một lời đồn đại vô lý, không có căn cứ nhưng loan truyển đúng lúc đúng chỗ có thể gây nhiều hoang mang tai hại. Đó là một trong những cái giá chung mà VNCH phải trả để có tự do và dân chủ.


c) Tinh Thần Chiến Đấu.

          Tuy đời sống vật chất eo hẹp và công vụ gian khổ, luôn bị ảnh hưởng bởi nhưng dư luận  ác ý, người lính Miền Nam vẫn có một tinh thần chiến đấu đáng kể. QLVNCH không thiếu những gương anh hùng sáng chói không thua kém bất cứ quân đội nào trên thế giới kể cả những người vợ lính cùng tham gia chiến đấu với chồng con hoặc chỉ huy thay chồng điều chỉnh hỏa lực yểm trợ diệt địch cứu đồn trại.
          Trong hoàn cảnh nguy nan nhất họ vẫn chiến đấu can đảm như trong các trận tổng công kích 1968, 1972. Ngay cả khi hoàn toàn tuyệt vọng vì Hoa Kỳ ngưng viện trợ quân dụng và vũ khí, nhiều đơn vị vẫn chiến đấu đến phút cuối. Hơn 5.000 tân binh quân dịch chưa được huấn luyện ở Trung Tâm Tuyển Mộ và Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung sáng sớm ngày 30/4/1975 còn hăng hái chiến đấu hạ được 5 chiến xa CSVN ngay trước khi có lệnh đầu hàng.
           Sau khi có lệnh đầu hàng sáng 30/4/1975, nhiều vụ tự sát của các nhân sĩ, quân nhân, công chức và dân chúng xảy ra ở khắp nơi mà lý do chính là vì nỗi nhục nhã và tuyệt vọng. Cùng lúc ấy còn có khoảng hơn 1000 người xúc động đến độ mất trí vĩnh viễn, tính riêng tại Sài Gòn.
          Một số trường hợp điển hình: Ngay buổi trưa hôm ấy, một trung tá QLVNCH tự sát bằng súng lục truớc trụ sở Hạ Viện  VNCH, một trung tá QLVNCH khác cùng vợ và 7 con tự sát bằng súng tại nhà riêng và 5 sĩ quan cấp tá tự sát bằng độc dược tại bộ Tổng Tham Mưu. Buổi chiều, 5 trung sĩ cùng tự sát bằøng độc dược tại nhà của một người ở khu Lăng Cha Cả.
          Nổi tiếng nhất là trường hợp các Tướng Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú đã tự sát trong ngày 30/4/75 sau khi binh sĩ buông súng. Các vị này cũng là những tướng lãnh trong sạch có tiếng trong QLVNCH.
          Tại tỉnh Chương Thiện, Tỉnh Trưởng là Đạị Tá Hồ Ngọc Cẩn không tuân lệnh đầu  hàng, cùng binh sĩ thuộc quyền tiếp tục chiến đấu vô cùng anh dũng. Hơn 24 giờ sau khi đã hết đạn, tỉnh lị mới bị địch tràn ngập và Đại Tá Cẩn sa vào tay địch. Ông cuơng quyết không chịu khuất phục và bị địch hành quyết sau đó.

          Chỉ vì thiếu ngân sách tuyên truyền và vì khuynh hướng thiên vị của một số trong giới truyền thông , những gương hy sinh và anh hùng ấy đã không được truyền đi rộng rãi trên thế giới.

V. CÁC CHIẾN TÍCH

         Trong 20 năm chiến đấu,  QLVNCH lập được nhiều chiến tích quan trọng cả về mặt  an ninh diện địa lẫn chiến tranh quy ước.  Nổi bật nhất như:
       -   Tổ chức thành công các chiến dịch tiếp thu và bình đinh vào năm 1954 những vùng do CS chiếm cứ phía Nam vĩ tuyến 17 phải trả lại cho chính phủ quốc gia.
       -   Tảo thanh dẹp phiến loạn Bình Xuyên và các Giáo Phái ly khai năm 1954 tạo điều kiện thống nhất quân đội quốc gia
       -   Hành quân chiến thắng Plei Me Cao Nguyên Trung Phần năm 1965
       -   Hành quân phá vỡ hậu cần CSBV tại mật khu Đỗ Xá (ranh giới Kontum- Quảng Ngãi năm 1964õ
       -   Chiến thắng Tết Mậu Thân 1968 như đã nói ở trên.
       -   Hành quân phá vỡ hậu cần của CSBV tại Cam Bốt năm 1971
       -   Chặn đứng các cuộc tấn công vũ bão của CSBV tại mặt trận An Lộc. Dưới làn mưa pháo của CSBV có khi đến 8000 trái mỗi ngày, lực ượng QLVNCH phòng thủ An Lộc vẫn giữ vững thị xã, phản công tiêu diệt nhiều chiến xa và đại pháo của địch.
        -  Chặn đứng và giữ vững mặt trận  Kontum tháng 5 năm 1972 của Sư đoàn 23 bộ binh trước sức tấn công liên binh của nhiều sư đoàn CSBV
         -  Hành quân phản công tái chiếm Quảng Trị tháng 6 năm 1972 của Quân Đoàn I và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến
          -   Giữ vững tuyến phòng thủ Xuân Lộc trong nhiều ngày của Sư Đoàn 18 Bộ Binh đầu tháng 4 năm 1975 trước mũi dùi tấn công ác liệt của nhiều sư đoàn CS có thiết giáp và pháo binh yểm trợ.
          -  Tuy nhiên QLVNCH còn hàng trăm trận thắng khác ở cấp trung đoàn trở xuống nhưng ít được hoặc không hề được nhắc nhở  đến. Ngoài ra, các đơn vị VNCH cũng tham dự cùng lực lượng Mỹ trong các cuộc hành quân lớn từ Cedar Fall, Johnson City, Plei Me đến A Shau, Khe Sanh nhưng không mấy khi được báo chí Mỹ nhắc đến.
          -  Về mặt an ninh diện địa, các đơn vị bán quân sự và Cảnh Sát Quốc Gia đã thành công rực rỡ trong chiến dịch Phượng Hoàng phá vỡ hạ tầng cơ sở của địch.
          -   Trong các chiến tích, đáng ghi nhớ nhất về mặt lịch sử chống ngoại xâm  là trận hải chiến giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng tại quần đảo Hoàng Sa sau Hiệp Định ngưng bắn Paris.
          Trung tuần tháng 1 năm 1974, quân đội Trung Cộng lấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Hải Quân VNCH ở thế bất lợi với 2 tầu tuần dương, 1 tầu khu trục, 1 tầu hộ tống, 1 đại đội Biệt Hải, 1 trung đội địa phương quân, không được Không Quân yểm trợ, cũng không được Mỹ giúp đỡ. Hải Quân Trung Cộng với 14 tầu đủ loại trong đó có 4 phi tiễn đĩnh (guided-missile frigate) và có Không Quân yểm trợ.  Lực lượng Hải Quân VNCH tuy yếu hơn nhưng đã anh dũng chiến đấu suốt ngày 19/1/1974.  Kết cục phía Trung Cộng có 1 tầu chìm, tất cả số còn lại bị hư hại từ nặng đến trung bình; không rõ thiệt hại nhân mạng. Phía VNCH 1 tầu tuần dương chìm, 1 hư hại nặng và 2 hư hại trung bình, chết trên 50 binh sĩ và một hạm trưởng, khoảng 20 mất tích và 50 bị bắt.  Trung Cộng chiếm giữ quần đảo này từ đó.
     Trong khoảng thời gian này, Phái đoàn CSVN trong Ban Liên Hợp Quân Sự Hai Bên khi được yêu cầu minh định lập trường xác nhận Quần Đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam đã tránh né không trả lời.

VI. HOÀN CẢNH

1.   Hoàn cảnh Khách Quan

a. Vai Trò của Hoa Kỳ. QLVNCH là một quân đội của một  nước độc lập, có chủ quyền. Nhưng từ khi chiến tranh mở rộng phạm vi và cường độ, Hoa Kỳ đã dành quyền lãnh đạo chiến tranh. Điều đó dễ hiểu vì Hoa Kỳ cung cấp gần 100% chiến phí cho QLVNCH tất họ phải dành quyền quyết định. Hoàn cảnh này không khác gì hai cường quốc Cộng Sản đối với CSVN, chỉ khác nhau về cách thức trình diễn bề ngoài.
Tuy thế Hoa Kỳ cũng vẫn tôn trọng chủ quyền của QLVNCH ở mức độ khá cao, thí dụ như việc phía VNCH không chấp nhận đề nghị của Mỹ lập Bộ Tư Lệnh hỗn hợp. Tuy nhiên quan niệm chiến lược và chiến thuật của QLVNCH khác hẳn với phía Mỹ ở nhiều mặt. Ở Việt Nam cũng như ở nhiều  nước khác, nhiều người Mỹ vẫn mang tính tự tôn ”American know-how” thích làm theo ý mình. Do đó việc phối hợp giữa hai bên kém chặt  chẽ.
         Vì lệ thuộc vào vũ khí và chiến phí, khi Mỹ rút viện trợ thì QLVNCH phải thất trận. Không một quân đội nào ngoài các cường quốc kể cả quân các nước Cộng Sản nhỏ như CSVN có thể đứng vững khi bị ngưng viện trợ quân sự.
          Một vấn đề quan trọng về liên hệ giữa QLVNCH với quân lực Mỹ là những cố vấn quân sự cạnh các đơn vị VNCH. Trên thực tế, họ chỉ có các nhiệm vu liên lạc, yểâm trợ huấn luyện, hỏa lực và tiếp vận, kỹ thuật. Các cố vấn quân sự Mỹ không có quyền hạn gì trong các quyết định về quản trị nhân sự, chọn lựa tối hậu về kế hoạch hành quân.  Các sĩ quan cố vấn là lớp nguời Mỹ hiểu biết nhiều về Việt Nam và đã tạo được cảm  tình tốt từ phía người Việt. Công việc làm và tư cách của họ hoàn toàn khác hẳn người vai trò của nguời Pháp đối với QĐQGVN trước năm 1954. Tiếc rằng hình ảnh đẹp ấy đã không được giới truyền thông chuyển đến  quần chúng Mỹ.
          Cũng liên quan to lớn đến hình ảnh của Mỹ ở Việt Nam là vai trò của CIA. Từ khi CIA gia tăng hoạt động ở Việt Nam thì theo sau từ ngữ “CIA” là một chuỗi huyền thoại hay cũng như dở đã gắn sâu vào ký ức của nhiều người Việt Nam và dĩ nhiên đến tinh thần binh sĩ VNCH. Nói  đến CIA là nói đến những mưu mô gian trá và tàn nhẫn của người Mỹ, đánh đổ những tin tưởng vào các chính sách hào phóng, trọng công lý và tự do dân chủ của Hoa Kỳ.
b)  Phong trào phản chiến. Trong lúc QLVNCH đang chiến đấu, thì hoàn cảnh thế giới diễn tiến bất lợi cho chính quyền Mỹ. Phong trào chống Mỹ trên thế giới đồng loạt với phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ mượn Chiến Tranh Việt Nam, chế độ VNCH và QLVNCH làm đề tài cho những luận điệu xuyên tạc, thiên vị vu cáo nhằm công kích chính quyền Hoa Kỳ, biến QLVNCH thành con tốt thí cho những mưu đồ chính trị phe phái ở Mỹ.
c) Vai trò của khối công sản quốc tế.  Không nên quên rằng QLVNCH và lực lượng đồøng minh ở Việt Nam không phải chỉ chốùng lại  lực lượng CSVN mà phải đối phó với cả khối Cộng Sản quốc tế mà chủ yếu là Liên Xô và Trung Cộng. Hai nước này tích cực ủng hộ cuộc chiến tranh chiếm Miền Nam của CSVN dồi dào và bền bỉ cho đến khi Mỹ chịu thua trước.

2. Hoàn  Cảnh Đất Nước.

           a. Lãnh đạo.   Một yếu tố nội tại của đất nước Việt Nam gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho QLVNCH và cuộïc chiến đấu bảo vệ Miền Nam là Khủng Hoảng Lãnh Đạo. Chiến dịch thủ tiêu có hệ thống và có chọn lựa các nhân sĩ yêu nước không-cộng-sản và những thanh niên có tài đức bị cho là sẽ trở thành các lãnh tụ chống Cộng đáng kể sau này do đảng CSVN thực hiện đã có tác dụng rõ rệt trong Chiến Tranh Việt Nam. Lớp tuổi già dặn chỉ còn một ít nhân vật có uy tín và tài đức để lãnh đạo ở cấp quốc gia, không có nhiều để chọn lựa . Những người trong lớp tuổi trẻ hơn có thể đảm trách các trách vụ cấp cao trong chính quyền và quân đội càng ít hơn.
         



b.  Riêng trong QLVNCH, số sĩ quan cao cấp giữ các chức vụ chiến lược có đạo đức, uy tín, khả năng, lòng yêu nước và ý chí tranh đấu không nhiều. Đa số có thể có uy tín,  trong sạch nhưng rất ít người có lòng yêu nước đủ cuồng nhiệt để làm cho quân đội mạnh hơn, đủ ý chí và tài năng để lãnh đạo cuộc chiến tranh cam go chống lại cả khối Cộïng Sản.
          Giới lãnh đạo ngành hành chánh còn ở vào tình trạng khó khăn hơn. Một số chống cộng chỉ đơn giản vì cho rằng CSVN là một tổ chức phiến động, đã gây nguy hại cho bản thân và quyền lợi cá nhân họ mà thiếu hẳn lập trường tư tưởng vững chắc.
          c.  Lớp người trẻ có nhiều tài năng sẽ có thể là những nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai không trưởng thành kịp với tốc độ biến chuyển của tình thế nên chưa thể đưa họ vào các chức vụ lãnh đạo cấp cao.
         d.  Trong hoàn cảnh như thế, các chế độ phải cử nhiều quân nhân sang nắm giữ các chức vụ hành chánh. Từ năm 1955, một số ít sĩ quan QLVNCH được chỉ định làm quận trưởng, tỉnh trưởng vì tình hình an ninh đặc biệt của các địa phương cần có sĩ quan cầm đầu để chỉ huy  các đơn vị quân sự dễ dàng. Sang giai đoạn 1961 và nhất là sau năm 1965 trở đi tất cả số tỉnh quận VNCH đều do các sĩ quan QLVNCH cầm quyền. Tình hình này giống như ở hầu hết các nước đang phát triển.
          Trong chế độ quân nhân cầm quyền  từ trên xuống dưới, VNCH đã đạt được những thành quả tốt nhưng nhất thời về an ninh trật tự, về phong cách làm việc. Tuy nhiên trong môït giới hạn nào đó, các quân nhân cầm quyền dễ tạo khe hở cho nạn tham nhũng lan rộng cũng như có thể tạo khuynh hướng quân phiệt.
          Do đó có thể đi đến một nhận định căn bản là tình trạng khủng hoảng nhân sự lãnh đạo của nước VNCH cũng như của QLVNCH là một trong những nguyên nhân chính tạo ra thất bại  sau cùng ngày 30/4/1975.

3) Hạn Chế  Về Tiềm Năng Chiến Tranh.

          Chính nghĩa của của Miền Nam là bảo vệ tự do, dân chủ cho VNCH nên không thể có những  chính sách mạnh bạo, cứng rắn đối với dân chúng như chính sách của CSVN đối với dân chúng của họ để yểm trợ quân đội. Thí dụ như VNCH  không thể hy sinh mạng sống và hạnh phúc của một số đông đảo  dân chúng để huy động hàng triệu dân công và số lượng thực phẩm lớn lao phục vụ quân đội như phe CSVN đã làm.

4) Hạn Chế về Kỷ Luật Chỉ Huy.

          QLVNCH cũng không thể áp đặt một hệ thống kiểâm soát và kỷ luật tàn bạo và giáo điều của một chủ nghĩa để buộc binh sĩ phải tuân lệnh  triệt để như quân đội CSVN vì quan điểm của quần chúng về dân chủ rất mạnh đòi hỏi con em họ được tôn trọng trong quân đội VNCH. Người lính VNCH cũng hiểu biết rõ về dân chủ và quyền hạn của họ nên không thể áp đặt lên đầu họ những biện pháp quá khe khắt.

5) Nhiệm Vụ Nặng Nề.

          QLVNCH phải đối phó với một cuộc chiến tranh gồm nhiều mặt trận ngoài mặt trận quân sự như tuyên vận, kinh tế, xã hội, văn hóa... từ ấp xã trở lên trong điều kiện nửa du kích, nửa trận địa. Cả 3 thứ quân (chủ lực, địa phương quân, nghĩa quân)  phải chiến đấu trên một chiến trường rộng lớn và đa dạng: phải vừa tìm và diệt địch và chống lại các cuộc tấn công của địch mà còn phải bảo vệ dân chúng, cơ sở kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội, các trục giao thông... Hiếm thấy một quân đội nào trên thế giới phải gánh vác những nhiêïm vụ rộng lớn và nặng nề như thế.

6. Những Lực Lượng Hỗ Trợ QLVNCH

         Trong chiêán tranh, QLVNCH phối hợp chặt chẽ với nhiều lực lương bán quân sự và tình báo khác. Nếu không có sự phối hợp này thì QLVNCH không thể thành công trong phần nhiều các nhiệm vụ. Hai trong số đó là:

a) Cảnh Sát Quốc Gia.

          Chiến dịch Phượng Hoàng của Cảnh Sát VNCH với sự yểm trợ của CIA Hoa Kỳ đã thành công tốt đẹp, không phải bằng những cuộc tàn sát dã man như một số người có ác ý vu cáo.

Chiến dịch này đã phá vỡ đại đa số các cơ  sở hạ tầng của đảng CSVN tại Miền Nam vào năm 1971-1972, tạo một hậu phương tuơng đối yên ổn phía sau các chiến tuyến, hoạt động phá hoại quấy rối của du kích đượ c coi là không đáng kể. Nhưng đáng tiếc là QLVNCH không khai  thác được tối đa thuận lợi này trên các chiến  trường năm 1972.

b) Xây Dựng Nông Thôn

            Một chương trình quan trọng của chính phủ VNCH là Xây Dựng Nông Thôn mà tiền thân của nó là các chương trình Ấp Chiến Lược (1962-63) và Bình Định (1964-65).


Các đoàn XDNT có võ trang hoạt động khá hữu hiệu với sự yểm trợ của QLVNCH. Ngược lại các đoàn XDNT cũng góp phần giúp QLVNCH về mặt tình báo, tuyên vận. Đại đa số các ấp xã được coi là yên ổn vào năm 1972, đặt nền móng chính trị tạm ổn định đối với ít nhất là 60% dân số cho đến khi tình hình quân sự suy đồi sau Hiệp Định Paris 1973.

VII. THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

1. Lực Lượng CSVN.

         Lực lượng CSVN từ du kích đến chính quy cấp địa phương và cấp quốc gia đều được đặt dưới quyền sinh sát của Đảng CSVN. Đảng dùng chính sách ngu dân để nhồi sọ binh sĩï về tư tưởng một cách tinh vi và áp dụng những hình thức kỷ luật áp chế tâm lý để buộc binh sĩ phải hành động máy móc. Quân sĩ CSVN được ăn no gấp rưỡi nông dân nhưng sức khỏe và tính mạng họ bị coi thường. Tản thương và cứu thương không được hưởng ưu tiên. Quân trang, đồ dùng hầu như rất ít ỏi để bảo đảm tính lưu động cao. Đời sống gia đình của binh sĩ gần  như không có. Do đó quân đội CSVN có khả năng tác chiến với lưu động tính cao mặc dù rất đói rách.
        Kẻ địch của VNCH áp dụng một thứ vũ khí lợi hại hơn bất cứ  thứ bom đạn nào để kiểm soát và vận động quần chúng: đó là khủng bố kết hợp với tuyên truyền (xem phần nói về CTTL).
         Về biện pháp khủng bố, quân chính quy VNCH không có khả năng ngăn chận vì đó là công việc an ninh lãnh thổ do các viên chức xã ấp, quận huyện chịu trách nhiệm. Nhưng chỉ với một khẩu súng, một tên cán bộ an ninh có thể khống chế chặt chẽ một ấp 500 dân trong vùng chúng kiểm soát ban đêm, buộc họ nộp lương thực, đóng thuế, đi dân công, đi biểu tình... 
         Lực lượng CSVN có sức mạnh lớn nhất là nguồn nhân lực. Ở Miền Bắc, đảng ủy xã và hệ thống hộ khẩu và lương thực khe khắt đến từng 10 gram gạo là sức mạnh cưỡng bách hàng triệu thanh niên vào Nam chiến đấu, xây dựng các tuyến đường tiếp vận kỳ diệu bằng sinh mạng hàng trăm ngàn thanh thiếu niên, điều mà không chính phủ nào ở Miền Nam dám làm dù có thể làm được.
          Chế độ CSVN không tiếc sinh mạng quân lính của họ để đạt những mục tiêu dù lớn hay nhỏ. Họ thường chấp nhận  tổn thất sinh mạng trên 5 lần, có khi đến 10 lần so với phe địch để chiếm cứ mục tiêu. Khó có thể chỉ dùng hỏa lực quy ước mà hy vọng làm tiêu hao nguồn nhân lực của phe CSVN được dùng không thương tiếc và không giới hạn như thế.


2. Truyền Thông Thù Nghịch.

          QLVNCH phải đối phó với một lực lượng thù địch ở ngay bên cạïnh mình mà không thể phản công được. Đó là một số người trong giới truyền thông có định kiến thù nghịch với Mỹ và VNCH. Họ chỉ thấy và loan tin về sự xấu của phía bên này và luôn luôn ca tụng mọi điều mặc dù họ không thấy và không hề biết nhiều về phía bên kia. Lực lượng thù địch này là lực lượng chính công khai đánh bại QLVNCH mà không bị ngăn chận hoặc tiêu diệt.
          Trong nhiều trận đánh, CSVN tổn thất cực kỳ nặng nề,  QLVNCH chiếùn thắng lớn mà tin tức trung thực không được quần chúng biết đến. Nhưng sự thực đã bị bưng bít và dối  trá đã được thổi phồng khiến nhân dân Mỹ thất vọng quay sang chủ bại và khuyếùn khích phong trào phản chiến dâng lên cao độ.
          Một trong những lý do gây ra  tình trạng thông tin không đầy đủ và thiên vị này là vì đa số các phóng viên không biết tiếng Việt Nam nên chỉ đến với quân đội  Mỹ và loan tin về lính Mỹ và người Mỹ chỉ đón xem các phóng sự về lính Mỹ mà thôi. Họ cũng ít  biết về nguồn gốc lịch sử cuộc tranh chấp quốc-cộng nên dễ bị đầu độc và lừa dối.

VIII.NHỮNG  KHIẾM KHUYẾT.

1. Sai Lầm Trong chính Sách Chiến Tranh

          Hoa Kỳ và VNCH phạm phải sai lầm chiến lượïc ở hai mặt trận quan trọng nhất. Phần này bàn về mặt quân sự. Phần về  mặt trận tuyên truyền và vận động dư luận sẽ được nói đến tại mục X
          Trong khi phe CSVN coi chính trị là phuơng tiện chính chỉ đạo cho các kế hoạch của quân đội, phe VNCH và Hoa Kỳ lại  coi phương tiện quân sự là chủ yếu và dành cho các mặt trận khác ưu tiên rất thấp. Các bộ phận lãnh đạo chiến tranh giải quyết  chiến trường bằng hỏa lực pháo binh và không quân là chính.  Đôi khi việc sử dụng hỏa lực pháo binh và không quân thiếu cân nhắc đã gây những thiệt hại lớn có thể tránh được cho thường dân, tạo ra bất mãn khó hàn gắn.
          Sức mạnh hỏa lực chỉ hữu hiệu tối đa ở các chiến trường quy ước. Ở Việt Nam, kẻ địch của VNCH và Mỹ không hề quan tâm đến số thương vong lớn lao của binh sĩ, miễn là đạt được mục tiêu đã định.  Họ cũng không quan tâm đến sự gian khổ của quân sĩ, chỉ trang bị cho binh sĩ thật ít ỏi, nhẹ nhàng để di chuyển mau lẹ. Khả năng phân tán rộng và nhanh khi bị phản  công đã làm cho sức mạnh hỏa lực của VNCH và Hoa Kỳ giảm nhiều hiệïu lực.

2. Phân Nhiệm các Lực Lượng

          Các đơn vị chủ lực QLVNCH được tổ chức nhằm mục đích chiến tranh quy ước, và không thể xé nát để đối phó với chiến  tranh du kích. Trận chiến sau cùng bao giờ cũng là các cuộc điều động trân địa chiến. Nhiệm vụ chống du kich đang lẽ là do Địa Phương Quân và Nghiõa Quân đảm nhiệm đã không thực hiện được đầy đủ. Các cấp hữu trách về quân sự có khuynh hướng chính quy hóa các đơn vị ĐPQ. Nhu cầu chống du kích khủng bố đòi hỏi đơn vị an  ninh diện địa  phải phân tán mỏng và lưu động cao nhưng nếu làm như vậy cấp chỉ huy từ đại đội trở xuống sẽ rất vất vả. Các binh sĩ thường ưa đi hành quân với số đông đồng đội vì họ có cảm giác an toàn hơn.

  3. Sử Dụng Binh Lực.

          Một sai lầm khác là dùng quân phí phạm. Vào lúc chiến tranh chưa lan rộng, nhiều khi chỉ có một tiểu đội du kích xuất hiện ở xa, cả một đại đội hoặc một tiểu đoàn đã được dùng để truy lùng dù biết rằng vô hiêu. Binh sĩ hành quân liên miên, ít được nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Vào thời kỳ chiến tranh lên cao, vì lo lắng giữ lãnh thổ nên quân lực được trải ra quá mỏng. Quân sĩ ta dễ bị quấy rối và dễ rơi vào thế bị động. Do đó khả năng lưu động kém nên mức độ an ninh lãnh thổ thấp. Trong những năm sau cùng, lực lượng tổng trừ bị cũng bị cầm chân khá nhiều vào nhiệm vụ diện địa. Quân đội không có một lực lượng trừ bị hùng hậu mà bất cứ lực lượng võ trang nào cũng cần phải có.

4.  Chống Du Kích.

          Ngay từ những ngày đầu cuộc chiến nhất là từ 1959, nhiều cấp chỉ huy QLVNCH vẫn ưa dùng các chiến thuật hành quân trận địa mà quân đội Pháp và nhiều nước có chiến tranh thông thường áp dụng. Để đối phó với các hoạt động du kích các cấp chỉ huy quân sự chỉ phản ứng thụ động bằng các chiến thuật xưa cũ. Nhiều đơn vị và địa phương có sáng kiến phản du kích rất hữu hiệu nhưng chỉ được áp dung cucï  bộ, không đuợc phổ biến và đồng nhất hóa một cách có hệ thống trong toàn quân.
          Tuy gặp khó khăn trong giai đoạn đầu của chiến tranh khi phải đối phó với du kích chiến, các đơn vị từ cấp sư đoàn trở xuống của QLVNCH tỏ ra hữu hiệu khi phải giao tranh với kẻ địch trong trận địa chiến. Các cuộc tấn công và phòng thủ chống lại lực lượng địch đông đảo gấp 4 đến 5 lần (như mùa hè năm 1972 tại Quân Khu I), các đơn vị VNCH đã áp dụng các chiến thuật quy ước với thành quả khá cao. Mức độ phối hợp pháo binh, thiết giáp và bộ binh khá chặt chẽ trong khi địch tỏ ra lúng túng trong việc điều động các đơn vị hỗn hợp thiết giáp với bộ binh như tại mặt trận Đông Hà và An Lộc năm 1972.

5. Tình Báo.

          Hệ thống tình báo của QLVNCH cũng như của VNCH không có sức mạnh tích cực. Tuy


có nhiều thành công chiến thuật nhưng yếu về mang lưới chiến lược, không có dấu hiệu xâm nhập được nhiều vào các bộ phận quân  sự trọng yếu của địch.
          Ngành phản tình báo cũng tỏ ra hữu hiệu nhưng không đủ để phá tan được các ổ nội tuyến cấp cao. CSVN đã gài  được nhiều nội tuyến và gián điệp trong hàng ngũ QLVNCH.

6. Hoạt Động Đặc Biệt: Tình Báo Vùng Hậu Tuyến Địch,

          Các trại LLDB Biên Phòng và các đơn vị Dân Sự  Chiến Đấu đã đóng một vai trò đáng kể trong việc huấn luyện cho các toán Thanh Niên Chiến Đấu (sau là Nghĩa Quân) ở các ấp xã vùng ven biên nhưng chỉ thành công có giới hạn trong việc phát giác và ngăn chận địch xâm nhập vì vùng biên giới với Lào và Cam Bốt quá rộng lớn.
          Tuy nhiên các cuộc hành quân xâm nhập hậu tuyến địch của các toán viễn thám và các toán biệt  cách thuộc Nha Kỹ Thuật cũng như các toán hỗn hợp Việt-Mỹ Study and Observation Group đã đạt nhiều thắng lợi mà dư luận báo chí ít biết tới. Riêng các toán xâm nhập Bắc Việt trong kế hoạch OPLAN 34-A tỏ ra vô cùng xuất sắc và anh dũng trên đất địch. Nhưng kế hoạch này chỉ thành công giới hạn vì mục  tiêu, phương thức và kỹ thuật do kế hoạch đặt ra không thích hợp mặc dù các chiến sĩ tham dự là những phần tử chọn lọc, ưu tú và can đảm nhất của quân đội. Một số hàng trăm chiến sĩ can trường này bị bỏ rơi, coi như đã chết  trong khi họ bị giam trong các trại tù ở Bắc Việt hơn 20 năm trời mà vẫn giữ vững tinh thần cho đến khi chính phủ Mỹ không thể tránh né trách nhiệm nên phải nhận cho họ sang định cư và trả trợ cấp cho họ.

7. Quản Trị Quân Lực

          QLVNCH không có một hệ thống bổ nhiệm và sử dụng nhân sự hữu hiệu. Hàng ngũ hạ sĩ quan không được quan tâm để củng cố thành cột xương sống  của quân đội như trong các quân lực Anh Pháp Mỹ. Việc bổ dụng sĩ quan nhiều chỗ không hợp lý và không có quy luật vững chắc. Việc luân chuyển để đa năng hóa cán bộ không đuợc thực hiện đứng đắn.
          Hệ thống thăng thưởng không hợp lý. Huy chương bị mất giá trị vì được cấp bừa bãi. Điều này khiến cho cấp bậc được dùng để tưởng thưởng công trạng thay cho huy chương. Lẫn lộn tai hại  giữa công trạng và khả năng gây ra hậu quả  đáng tiếc cho uy tín của cấp bậc và khiến cho cuộc ganh đua để tiến thân của cán bộ trong quân đội không còn giữ y nguyên tính chất của một cuộc thi đua công bình nữa.
          QLVNCH áp dụng nhiều quy tắc quản trị quân lực của Hoa Kỳ nhưng không chịu mô phỏng theo khung tổ chức và điều hành guồng máy quân pháp của Mỹ như tổ chức các toà quân sự “judge advocate” từ cấp tiểu đoàn (summary court-matial) trở lên. Trái lại các cấp lãnh đạo vẫn duy trì hệ thống phạt theo quyết định đơn phương của cấp chỉ huy từ “cấm trại” đến “phạt giam” (8 đến 60 ngày  tù). Trên mức này mới ra tòa án quân sự. Hệ thống này là của Quân Đội Pháp để lại, tỏ ra không còn thích hợp với QLVNCH.

IX. NHỮNG ƯU THẾ CỦA QLVNCH

         1.  Về tổ chức, QLVNCH có một hệ thống liên kết rất chặt chẽ và khoa học từ trên xuống dưới và có trật tự chỉ huy. QLVNCH lại được trang bị những loại vũ khí tối tân nhất nhì thế giới và một hệ thống tiếp vận  đa dạng và hữu hiệu.


         2.   QLVNCH có một  hệ thống huấn luyện hiệu quả cao với các trường đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, thiếu sinh quân và nhiều trung tâm huấn luyện binh sĩ và chuyên môn.

                  

                 

Tuy nhiên, công cuộc huấn luyện về kỹ thuật các ngành thành công hơn là về những chiến thuật chống du kích đặc biệt cho chiến trường Việt Nam.


          3.   Về  kỹ thuật quân  sự, Pháo Binh QLVNCH có trình độ kỹ thuật tác xạ khá cao. Nhiều đơn vị Mỹ đã chọn pháo binh VNCH yểm trợ thay vì pháo binh Mỹ trong các cuộc hành quân hỗn hợp. Các ngành Quân Cụ, Công Binh và Truyền Tin có nhiều thành tích cao về mặt yểm  trợ  kỹ thuật.



4.  QLVNCH có truyền  thống kỷ luật trong diễn tập. Các cuộc phi diễn của Không Lực được coi là xuất sắc nhất Á Châu. Trong nhiều cuộc diễn hành lớn, các đơn vị bộ binh đang chiến đấu diễn hành với kỹ luật hàng ngũ và đẹp không thua bất cứ đội quân nào trên thế giới.
            5.   Các sĩ quan và hạ sĩ quan trong QLVNCH hầu hết có trình độ học vấn văn hóa cao. Nhờ thế mà các tội phạm do các binh sĩ vô kỷ luật gây ra bị hạn chế rất nhiều. Tuy nhiên đây cũng là một yếu điểm so với phe CSVN. Quân đội CSVN tổ chức hàng ngũ sĩ quan cấp thấp gồm các phần tử ít học nhưng cực kỳ trung thành với đảng nên dễ tuân lệnh một cách máy móc và mù quáng, kiên trì chiến đấu và rất cứng rắn đối với thuộc cấp.

X. MẶT TRẬN TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG

          Cho đến nay, rất ít người đánh giá đúng sức mạnh và tác dụng của mặt trận chiến tranh tâm lý trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam.
         Trong cuộc chiến tranh này, người lính và người dân Việt Nam là mục tiêu chính, là chủ thể chính của mọi hành vi chiến tranh và chính trị. Ngoài những đặc điểm chung của con người, người Việt Nam còn có những đặc điểm tâm lý riêng khiến họ  phản ứng khác biệt đối với cùng một  tác động tâm lý.

1.  Nỗ Lực Chủ Động của CSBV.

          Nỗ lực tuyên truyền và vận động dư luận của lực lượng CSVN nhằm bôi nhọ QLVNCH và Mỹ giữ vai trò tích cực và ưu tiên hàng đầu. Không bao giờ họ bỏ lỡ một cơ hội để khoe khoang về quân đội của họ và nói xấu kể cả vu cáo đối phương. HọÏ đã thành công trong nhiều mưu chước lừa dối dư luận.
          CSBV được cả khối Cộng Sản  quốc tế yểm trợ mạnh mẽ về mặt tuyên truyền, báo chí không kém yểm trợ về quân sự. Số sách báo ngoại ngữ để tuyên truyền của Hà Nội phát hành tại các nước ngoài nhiều gấp hàng trăm lần của VNCH. Có thể nói chế độ CSBV đã “buộc dân nhịn ăn để đảng nói dóc.”

2.  Sự Thụ Động của VNCH và Hoa Kỳ.         
       
         Trái lại, các cấp lãnh đạo chiến tranh ở Hoa Thịnh Đốn và Sài Gòn vốn không coi trọng tác động tâm lý nên thường mắc vào  những sai lầm và thiếu sót nghiêm trọng trong mặt trận tuyên vận. Nhiều người coi các chiến thuật tuyên vận là những biện pháp phụ thuộc sau khi đã hành quân xong, có rảnh thì làm. Phương cách chủ yếu vẫn chỉ là những việc rải truyền đơn, phóng thanh, những chuyến khám bệnh phát thuốc, trình diễn văn nghệ, xây dựng các trạm y tế, trường học, phát quà bánh tạêng vật... Quan nịệm chủ yếu đáng lẽ phải coi công tác CTTL là nhiệm vụ của mỗi người lính, thực hiện bằng nụ cười, cái bắt tay thân thiện... và vận dụng mọi cơ hội để tranh thủ “con tim và khối óc”   của từng người dân, người lính, kẻ thù và dư luận. CTTL đáng lẽ phải được coi là nghệ thuật, không phải chỉ là kỹ thuật.

3.  Khai Thác Thắng Lợi         
        
          Phe VNCH và Mỹ không nói lên được những điều tốt về quân đội  của mình trong khi Hoa Kỳ là nơi kỹ nghệ quảng cáo dẫn đầu thế giới. Thí dụ nổi bật là chỉ vì không  quảng bá đầy  đủ tin tức mà chiến thắùng vĩ đại nhất, Tết Mâu Thân 1968, bị dư luận cho là QLVNCH và Mỹø đại bại.
          Thắng lợi quan trọng nhất của QLVNCH và đồng minh năm 1968 lại là trên mặt  trận TLC, hơn hẳn mặt trận quân sự. Trước 1968, một số đông dân chúng Huế có lập trường phản chiến, chống chính phủ Sài Gòn. Sau Tết Mậu Thân 1968, đại đa  số dân chúng khắp nơi nhất là ở Huế, đặc biệt là giới thanh thiếu niên đã quay hẳn sang phía VNCH tạo ưu thế tâm lý cho QLVNCH. Không có quần chúng nổi dậy ở bất cứ nơi nào như các lãnh tụ CSVN tin tưởng. Thế mà Mỹ và VNCH đã không thể nói lên cho thế giới bên ngoài biết rõ sự kiện rất quan trọng này.
          Một thí dụ nhỏ cho thấy các chiến lược gia Mỹ không uớc tính được yếu tố  tinh thần của binh sĩ VNCH.   Có những dấu hiệu cho thấy cấp lãnh đạo chiến tranh ở Hoa Kỳ không có dự liệu được những tác động từ kế hoacïh Việt Nam Hóa, thí dụ như trang bị vũ khí cho QLVNCH. Vào năm 1964 và 1965, quân CSVN đã được trang bị súng AK-47 có khả năng áp đảo vũ khí của QLVNCH như súng trường Garand M-1, Carbine và Thompson khiến nhiều binh sĩ VNCH mất tinh thần. Mãi đến năm 1969, Mỹ mới trang bị súng M-16A1 cho toàn thể QLVNCH. Chậm chạp, so đo, tiếc của trong “Cách Cho” làm giảm phần nào giá trị cao quý mà “của cho” mang lại.

4. Nỗ Lực Từ Phía Hoa Kỳ.

          Quân Đội Mỹ đã có những nỗ lực chiến thuật đáng kể về mặt trận CTTL. MACV có nhiều tiểu đoàn Tâm Lý Chiến/Dân Sự Vụ yểm trợ các phi cơ phóng thanh và rải truyền đơn, các toán Quân Y Dân Sự Vụ  kết hợp với  TLC/DSV của Việt Nam.
Kết quả ở mứùc trung bình. Mãi đến sau khi VNCH sụp đổ, tác dụng chậm của những hoạt động này mới ngấm sâu trong tâm tư của nhiều người dân Miền Nam.
          Phòng Thông Tin Mỹ có những cố gắng và kỹ thuật hữu hiệu trong mặt trận tuyên vận chung nhưng không được dành cho ưu tiên yểm trợ nên khả năng ấy bị giới hạn.
          Phía Mỹ cũng có nỗ lực giúp QLVNCH phản tuyên truyền  chống lại chế độ CSVN như xâm nhập  vùng biển Bắc Việt làm công tác tuyên vận, lập đài phát thanh mạnh Tiếng Nói Tự Do hướng về dân chúng Miền Bắc (có kết quả tốt) và các đài phát thanh “tuyên truyền xám” khác. Tuy nhiên đây chỉ là những nỗ lực kém ưu tiên với kỹ thuật tuyên truyền không đủ tinh vi.  Đáng lẽ phía VNCH và Mỹ phải có nỗ lực thật lớn để dư luận thấùy rõ bản chất của chế độ CSVN tại Bắc Việt và nhất là mặt trái của guồng máy chiến tranh  của bộ đội CSBV. Các cấp lãnh đạo chiến tranh có lẽ đã không nghĩ rằng trong tuyên truyền cũng như trong quân sự, “tấn công là biện pháp phòng thủ hữu hiệu nhất.”

5. Nỗ Lực từ Phía Việt Nam.

          Ngay từ ngày thành lập, chính quyền VNCH và QLVNCH đãõ có nhiều cố gắng cải tiến trận chiến tư tuởng. Từ một cơ quan Chiến Tranh Tâm Lý nhỏ bé trước năm 1954 đến một tổ chức rất lớn là Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị từ năm 1965, hoạt động tuyên vận sâu rộng hơn trước. Ngành này đạt được kết quả tốt trong việc xây dựng tư tưởng cho quân sĩ, vận động dân chúng ủng hộ binh sĩ và cuộc chiến đâú bảo vệ Miền Nam Tự Do, giúp đỡ dân chúng về văn hóa giáo dục, xã hội, y tế...
          Đối với địch, quân đội tiếp tay tích cực với chương trình Chiêu Hồi của chính phủ VNCH, được Hồng Thập Tự quốc tế ca ngợi về thành tích bảo vệ săn sóc tù binh.
          Kết quả là quân đội đã gây được phần nào lòng tin tuởng của quần chúng, so với thời kỳ trước năm 1954, dân chúng hợp tác với quân đội tích cực hơn nhiều. Số thanh niên tình nguyện nhập ngũ luôn luôn cao, đặc biệt tăng vọt trong các thời điểm sôi động như Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè 1972...
         Con số binh sĩ CSVN hưởng ứng chính sách Chiêu Hồi lên rất cao từ năm 1966, tổng cộng trên 160.000 người. Một số đông đảo cựu binh sĩ CSVN nói trên tình nguyện nhập ngũ QLVNCH và chiến đấu rất can trường.

XI. MŨI DÙI CHỈ TRÍCH

          Các cố gắng bôi nhọ QLVNCH và đồng minh được bộ máy tuyên truyền của  CS  và thái độ ác ý của báo giới phản chiến được tập trung vào các đề tài sau đây:

1. Tham Nhũng.

          Tham nhũng là căn bẹânh của mọi chính quyền, mọi quốc gia nhưng ở VNCH nó bị khai thác sâu rộng nhất với ác ý chống lại VNCH và QLVNCH.                                        
          Nạn tham nhũng từ trước năm 1954 để lại nhưng dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm các vụ tham nhũng bị hạn chế phần nào. Sau đó đến thời kỳ quân nhân cầm đầu chính quyền các cấp, nạn tham nhũng càng ngày càng trầm trọng. Chiến tranh mở rộng từ năm 1965 lại càng tạo thêm thuận lợi cho các vụ nhận hối lộ mua bán chức vụ, trốn quân dịch, bớùt xén các loại ngân khoản, bán vật dụng của quân đội...
          Nạn tham nhũng bị báo chí Mỹ và nước ngoài phóng đại quá đáng và không chính xác. Thí dụ nạn “lính ma” mà họ thường nói đến. Lối ăn cắp công  quỹ kiểu này không được ưa chuộng vì dễ bị khám phá vì có nhiều cách ăn cắp khác dễ làm và khó điều tra hơn.
          Một quan niệm được không ít các nhà lãnh đạo VNCH chấp nhận và cũng được một số nhân vật Mỹ trong vai trò yểm trợ tán đồng. Đó là chấp nhận cho các sĩ quan viên chức tham nhũng có mức độ nếu họ làm việc hăng hái tích cực và hữu hiệu. Kinh nghiệm cho thấy quan điểm này sai lầm nghiêm trọng. Kẻ ăn cắp của công không bao giờ chịu dừng lại ở một giới hạn nào cả.
          So với nạn tham nhũng hiện diễn ra tại Việt Nam, thì tham nhũng ở VNCH nhất là trong QLVNCH chỉ là các con số bé nhỏ hơn ít nhất hàng chục lần. Tuy nhiên vào thời chiến trước một kẻ thù giỏi tuyên truyền bịa đặt và vu cáo và báo chí bên ngoài thiên vị, có định kiến thì mức độ tham nhũng ấy tuy nhỏ nhưng cũng đủ gây tai hại nghiêm trọng.

2. Tội Ác Chiến Tranh.    
    
          Phe Cộng Sản đã thành công khi vẽ ra trước mắt thế giới và đặc biệt là trước nhân dân của họ những hình ảnh ghê rợn về Chiến Tranh Việt Nam trong đó lính Mỹ và VNCH thường xuyên giết chóc, hãm hiếp, tra tấn hàng trăm người một lúc một cách tự do không bị trừng phạt.
          Dân chúng dưới quyền cai trị của CSVN chưa hề biết rõ sự thực dễ dàng tin theo những luận điệu vu cáo này vì họ đã từng chứng kiến quân đội Pháp hành động như thế trước năm 1954. CSVN dựa vào những sự kiện có thật nhưng ít ỏi để làm cho dân chúng nghe tuyên truyền tuởng như đó là tội ác thường xuyên lính VNCH và Mỹ. Vì vậy CSVN dễ gieo căm thù vào đầu óc quần  chúng dưới tay họ.
          Bất cứ một quân đội nào cũng có thể có những vụ phạm tội như thế nhất là trong thời chiến. Các đơn vị QLVNCH không thể ngăn chận hoàn toàn các tội phạm chiến tranh. Đã có những vụ vi phạm như  cướp bóc tài sản của dân chúng, những vụ tra tấn, giết người nhất là giết tù binh bừa bãi và những vụ hãm hiếp phụ nữ trong vùng hành quân. Tất cả là do các hành vi cá nhân lẻ tẻ xảy ra tại những vùng xa xôi và khi các cá nhân này ở ngoài tầm kiểm soát của các đơn vị trưởng cấp thấp. Tuy nhiên con số những vụ phạm pháp này rất thấp so với các cuộc chiến tranh khác trên thế giới. Hầu hết các thủ phạm đều bị truy tố và kết án.
          Một thí dụ khác là công chúng Mỹ biết rất rõ vụ Mỹ Lai với 500 nạn nhân (theo sách báo của CSVN) mà biết rất ít về vụ CSVN tàn sát trên 5,000 người ở Huế tháng 2 năm 1968.  Hoặc như các vụ rất hiếm hoi binh sĩ Mỹ và VNCH phạm tội ác chiến tranh được đăng báo nhưng khi tòa quân sự tuyên án nặng nề thì ít khi được các báo chí loan tin.
           Nhưng thực tế cho thấy chắc chắn là QLVNCH chưa hề gây ra những vụ tàn sát hàng trăm hàng ngàn nạn nhân như vậy.
           Đối với tù binh, QLVNCH đối xử tương đối  khá tử tế, được các bộ phận giám sát của Hồng Thập Tự Quốc Tế công nhận. Ngoài những vụ ngược đãi cá biệt, đời sống tù binh được bảo đảm  đúng theo Công Ước Geneva 1949. Vào lúc tiền ăn một ngày của binh sĩ VNCH là 88 đồng thì tiền ăn của tù binh là 100 đồng (năm 1969).

3. Tinh Thần Chiến Đấu Thấp.               
    
      Để chứng tỏ rằng lính VNCH không chịu chiến đấu cho tự do của Miền Nam, một số báo chí ngoại quốc có ác ý chỉ khai thác những tin tức va øhình ảnh xấu  về những hành động cá nhân ươn hèn chạy trốn, bỏ hàng ngũ khi giáp chiến, như bám càng trực thăng để thoát thân khỏi vùng giao tranh. Nhưng hầu như không mấy nhà báo này được - hoặc muốn - sinh hoạt nhiều ngày tháng với các đơn vị VNCH để  thấy rõ sức chịu đựng gian khổ, tinh thần hy sinh và các hành vi  anh hùng của  tuyệt đại đa số binh sĩ VNCH.
          Một trong những lời chỉ trích vì tin tức không đầy đủ là về nạn đào ngũ trong QLVNCH. Quả thực vì đời sống quá vất vả gian nguy khiến con số binh sĩ đào ngũ lên khá cao. Theo một vài thống kê tổng số lính VNCH đào ngũ có thể lên tới 700.000  người trong 20 năm chiến  tranh.
          Tuy nhiên, đại đa số lính đào ngũ này đều trở lại đơn vị cũ hoặc tình nguyện vào đơn vị khác sau một vài tháng lẩn trốn để gần gia đình hoặc nghỉ ngơi. Số binh sĩ thực sự đào ngũ không quay lại chỉ ở một con số rất thấp, có lẽ không cao hơn so với QĐ Mỹ nhiều lắm. Đăïc biệt là số đào ngũ sang phục vụ hàng ngũ địch còn hiếm hoi hơn. Các nhà báo và các nhà nghiên cứu  ít ai biết hoặc quan tâm đến các sự kiện này.

XII. TRẬN CUỐI CÙNG.

         Trong mọi cuộc chiến tranh, trận cuối cùng thường là trận quyết định. Trận đánh cuối cùng của Chiến Tranh Việt Nam cho thấy kẻ thắng chỉ hơn kẻ thua ở mức độ kiên nhẫn và chịu đựng của thế lực yểm trợ từ bên ngoài.
          Vào khoảng thời gian từ 1974 đến tháng 3 năm 1975 khi CSVN mở đầu chiến dịch tổng tấn công, viện trợ đạn dược và quân dụng tác chiến thiếu trầm trọng,  các máy truyền tin ở cấp đại đội và tiểu đoàn chỉ dùng đuợc 10 ngày mỗi tháng. Cung suất đạn đại bác chỉ còn 3 viên/khẩu/ngày. Các đơn vị QLVNCH mỗi ngày thêm mất tinh thần nhưng vẫn chiến đấu bền  bỉ.
           Sau khi Phước Long bị CSVN đánh chiếm bất chấp Hiệp Định Paris mà Hoa Kỳ không có phản ứng thì không còn cách gì duy trì được lòng tin của binh sĩ nữa. Vậy mà đến phút chót, nhiều đơn vị vẫn còn chiến đấu tiếp tục.
          Cùng lúc ấy, lực lượng CSVN cũng đã suy yếu trầm trọng. Trong nỗ lực gần như cuối cùng, các đoàn quân CSVN tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975 mỗi tiểu đoàn chỉ còn trên 100 binh sĩ tuy rằng số lượïng đơn vị tham chiến rất lớn (hàng chục sư đoàn). 
Tại nhiều tỉnh, quận đồng bằng sông Cửu Long hai  ngày sau khi Sài Gòn đầu hàng, lực lượng CSVN vẫn chưa có đủ cán bộ và du kích vào tiếp nhận các cơ sở quân sự và dân sự,
          Có thể nói chắc rằng nếu quân lực CSVN bị Bắc Kinh và Mạc Tư  Khoa giảm viện trợ tương tự như Mỹ cắt giảm sự ủng hộ và quân viện cho QLVNCH thì chế độ CSVN cũng không thể làm gì khác hơn là chịu hòa hay thua.

XIII. HAI MƯƠI NĂM QLVNCH

      Một câu hỏi không thấy mấy nhà báo hay các nhà nghiên cứu đặt ra về QLVNCH là quân lực này đã ảnh hưởng như thế nào đến xã hội Việt Nam khi còn hiện hữu cũng như sau khi bại trận và giải thể.
          QLVNCH là một bộ máy quân sự, nhưng đã đóng góp trực tiếp và gián tiếp khá nhiều cho đời sống của nhân dân Miền Nam Việt Nam.
a.  Về mặt văn hóa, các bộ phận ngành Chiến Tranh Chính Trị, Tâm Lý Chiến với sự đóng góp của nhiều tư nhân đã tiếp tay hữu hiệu vào việc phát triển văn hóa tư tưởng. Hội viên các hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội đã góp phần quan trọng vào lãnh vực này với nhiều tác phẩm văn chương, khảo cứu, hội họa, điêu khắc có giá trị lâu dài. Đặc biệt là về sinh hoạt âm nhạc, các nhạc trưởng, nhạc sư, ca nhạc sĩ quân đội  đã đóng góp một số lượng lớn các tác phẩm ca nhạc
bất hủ nhất là các ca khúc thuần túy nghệ thuật ngoài các nhạc khúc phục vụ mục đích cổ võ tinh thần dân chúng và binh sĩ. Các ban nhạc và ca đoàn ngành CTCT đã đào tạo nhiều ca sĩ có tiếng cho Miền Nam.
b.  Về mặt giáo dục và khoa học kỹ thuật,  con số đông đảo các  giáo sư nguyên là sĩ quan QLVNCH biệt phái đã đem vào ngành giáo dục phần nào những phong cách tiến bộ và thích hợp khiến nền giáo dục có không khí phóng khoáng hơn. Riêng về khoa học kỹ thuật, các quân binh chủng QLVNCH đã đào tạo nhiều chuyên viên ưu tú các ngành y dược, cơ khí, điện lực, viễn thông, kiến trúc, hàng không, hàng hải...
          Trong hơn 20 năm tồn tại, QLVNCH đã cùng với các cơ sở nghiên cứu và giáo dục khoa học kỹ thuật phiên dịch sang tiếng Việt hầu  hết các sách vở, tài liệu, các thuật ngữ khoa học kỹ thuật từ tiêng Anh, khiến công việc
các cựu quân nhân VNCH đã có gần 400 ngàn là chuyên viên trẻ cao cấp.
Những thành tựu khoa học kỹ thuật của Miền Nam nói trên đến nay vẫn còn co' tác dụng tốt cho nước Việt Nam mà chế độ CSVN đang thừa hưởng với trìnđộ giáao dục khoa học kỹ thuật cao không thua kém các nước phát triển ở Tây Phương bao nhiêu c. Về mặt xã hội, chiến tranh đã khiến một số đông đảo thanh niên phục vụ quân đội trong đó có một phần khá lớn thanh niên trí thức.  Ở một mặt, số thanh niên trí thức vào quân đội qua các quân trường trừ bị và hiện dịch đem lại cho quân đội một bộ mặt mới, tác phong mới, ý chí mới.
 Ở một mặt khác,  những con người lính trẻ đã làm cho gia đình và bạn bè của ho chịu ảnh hưởng và gần gũi nhiều hơn với quân đội và chiến tranh. Tâm tình người lính và những người yêu thương của họ đã là đề tài cho nhiều tác phẩm văn, thơ, nhạc kịch có giá trị còn mãi trong dân gian.

XIV. THÊM MỘT LẦN GIAN KHỔ HY SINH

          Sau khi thắng, CSVN đã đối xử với cựu chiến binh QLVNCH một cách hèn hạ, tìm cách trả thù gián tiếp bằng tù đầy, ngăn cản con cái họ lên đại học, đầy đọa đến những nơi rừng thiêng nước độc. Chính vì thế
mà lòng căm phẫn của họ đối với CSVN cao hơn trong chiến tranh gấp nhiều lần. Họ đã hy sinh nhiều trong chiến tranh, nhưng sau chiến tranh họ phải
chịu hy sinh một lần nữa trong tù đầy cho chính nghĩa của TỰ DO   Ngày nay đa số sĩ quan QLVNCH cũ đã được định cư ở nước ngoài. Họ có quyền hãnh diện đã đóng góp cho các nước này một khối chất xám của các thế hệ con cháu họ. Được biết trong số hơn 2 triệu người Việt Nam tị nạn trođó một số lớn là thuộc gia đình các cựu quân nhân VNCH đã có gần 400 ngàn là chuyên viên trẻ cao cấp.

XV. CHÍNH  NGHĨA ĐƯỢC CHỨNG MINH.

Nếu có ai hỏi QLVNCH đã làm gì cho tổ quốc của họ, câu trả lời sẽ là “Họ đã làm được nhiều điều cho đất nước và dân tộc họ, tốt nhiều hơn xấu.” Họ đã hy sinh  xương máu lớn lao
để giữ cho một nửa đất nước được sống hơn 20 năm trong tự do dân chủ; dù còn hạn chế cùng với một số bất công xã hội, nhưng hơn hẳn Miền Bắc duới chế độ Cộng Sản hàng trăm lần. Đó là một giá
khá đắt nhưng vinh quang và anh hùng.
            Những hành vi áp bức, bóc lột dân chúng, những thành tích xấu về tự do và nhân quyền, những thất bại to lớn sau khi chiếm Miền Nam và tình trạng đạo đức sa đọa cùng các tệ nạn xã hội trầm trọng với cách biệt giầu nghèo quá đáng là những chứng  cớ không thể chối cãi rằng mặt trận tranh đấu chống CSVN ở Việt Nam và  chiến đấu  của QLVNCH là vô cùng chính đáng.
          Con số hơn 2 triệu người vượt biển băng rừng tị nạn Cộng Sản bất chấp rủi ro lớn lao làm khoảng 100.000 người chết trên đường đi có lẽ đã quá đủ để chứng minh cho chính nghĩa của VNCH và QLVNCH trong một cuộc chiến mà kẻ xấu và lời nói láo đã thắng, không những thắng một chế độ mà còn thắng cả lương tri của nhân loại.
 Nhóm Đặc Nhiệm TTCSVNCHHN
 

No comments: