Friday, March 16, 2018

Chân Trời Tím

https://youtu.be/vd2pXeHQPjw

Một người bạn hôm nay đã hỏi: "Năm 2017 sắp qua, điều gì Hùng cảm thấy thỏa mãn và hạnh phúc nhất?" Tôi suy nghĩ một hồi lâu...., hầu như trọn năm 2017 của tôi là những niềm hạnh phúc nối tiếp hạnh phúc (những gì buồn bực tôi đang tập để quên đi và không chấp nhất). Những niềm vui trong năm có thể kể như tháp tùng phái đoàn PEN Canada đi tham dự Đại Hội Văn Bút Quốc Tế ở Ukraine, hợp tác với hai chị là ca sĩ Ái Ly và MC Diễm Hương đứng ra vận động cộng đồng Việt Nam tại Toronto đóng góp cho chương trình y tế Canada đồng thời có được 2 bảng tên xác định sự hiện hữu của cộng đồng Canada gốc Việt tại quê hương thứ hai tại Mississauga Hospital và Credit Valley Hospital... nhiều lắm, những hạnh phúc ở sở làm, những hạnh phúc khi được ngồi trong phim trường phỏng vấn các khách mời tài danh... như minh tinh điện ảnh Kiều Chinh - số báo cuối năm kỷ niệm 60 năm điện ảnh của bà, với nhà tạo mẫu thời trang quốc tế Ngô Kim Khôi, với minh tinh điện ảnh Kim Vui nhân dịp bộ phim Chân Trời Tím trở lại. Nhắc đến buổi ra mắt bộ phim tại Toronto thì đúng là một kỷ niệm tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi được Mỹ Vân Films tin tưởng, cho phép đứng ra tổ chức cho sự trở lại của bộ phim cổ điển CHÂN TRỜI TÍM (Tên tiếng Anh là THE PURPLE HORIZON) tại Canada. Phim CHÂN TRỜI TÍM "sống lại" với điện ảnh Việt Nam và thế giới, nhưng cũng là lần đầu tiên ra mắt giới mộ điệu điện ảnh tại Canada.
Bộ phim có sự tham dự và hỗ trợ nhiệt tình của tất cả các binh chủng VNCH và những tên tuổi lẫy lừng của văn nghệ miền Nam thời ấy. Là hậu duệ của VNCH, tôi vô cùng hạnh phúc và hãnh diện được góp phần tri ân và vinh danh các anh hùng, tử sĩ đã chiến đấu cho chính nghĩa tự do của quê hương, nhiều người đã vị quốc vong thân. Qua nhiều tháng trời giới thiệu, CHÂN TRỜI TÍM đã đến Toronto - Canada thật kiêu kỳ và hãnh diện. Tôn Thất Hùng xin trân trọng cảm tạ và vô cùng biết ơn giới truyền thông như VIETV, SBTN, VBS, Viet Tien TV, Thời Báo, Thời Mới, Sài Gòn Canada đã có nhiều phỏng vấn, phóng sự. Anh Hà Khánh Phi là thế hệ thứ ba của hãng phim Mỹ Vân tại Hoa Kỳ, ca sĩ Thái Hà đại diện cho Dân Sinh Media (cơ quan đại diện phát hành) đã giúp đỡ Hùng rất nhiều. Lần đầu tiên 3 chị em làm việc chung, nhưng thật hợp nhau như người nhà, như những đồng đội trong phim. Chẳng có cái tôi nào ở đây mà chỉ có sự trân trọng nghệ thuật và lịch sử, đồng thời là lòng kính trọng những người lính VNCH.
Bộ phim CHÂN TRỜI TÍM (THE PURPLE HORIZON) đã được Mỹ Vân Films đem đi phục hồi bằng những phương tiện tối tân nhất tại Hollywood, phụ đề Anh Ngữ được thêm vào do Tôn Thất Hùng, Dale Peters và Hà Khánh Phi thực hiện. Phim đã được Hội Đồng Duyệt Phim tại Canada xếp phân loại Restricted (Cấm trẻ em dưới 18). Bộ phim đã qua được những đòi hỏi rất gắt gao tại Canada để có được Box Office. Đây là những yêu cầu rất khó đối với một bộ phim cũ gần 50 năm trước, thực hiện tại Việt Nam. Có những lúc Hùng tưởng đã chịu thua, tuyệt vọng, tưởng rằng đành phải chiếu CHÂN TRỜI TÍM theo kiểu "private" cho đơn giản, nhưng đó không phải là Film Premiere đúng nghĩa trong điện ảnh. Vì tự ái dân tộc, vì lòng kính trọng các quân nhân quân lực VNCH, vì muốn tỏ lòng tri ân của hậu duệ đối với các cựu Quân - Cán - Chính VNCH, và cũng vì rất trân quý bộ phim, Hùng lại cố gắng tiếp tục. Lòng nhủ lòng, sự trở lại của CHÂN TRỜI TÍM phải thật kiêu hãnh, bộ phim phải đầy đủ tư thế sánh vai cùng các tác phẩm của Canada... Và rồi tất cả khó khăn đã qua đi. Chữ PUBLIC SCREENING nghe thật đơn giản, nhưng đàng sau đó là những thủ tục, pháp lý thật phức tạp khi bộ phim tưởng đã mất tích, nay bỗng bất ngờ xuất hiện. Hai xuất chiếu thật cảm động với phần thảo luận Q&A cùng khán giả tại rạp Hot Docs Ted Rogers Cinema.
Buổi tiếp tân và họp báo theo đúng phong cách điện ảnh, tổ chức tại Todmordern Mills Museum & Heritage Services, giáo sư tiến sĩ Đỗ Khánh Hoan, MC Trần Thái Lực cùng các văn nghệ sĩ, các phóng viên báo chí, các nhà bảo trợ, các thân hào nhân sĩ ngoại quốc và Việt Nam đã cùng nhau ôn lại lịch sử và quân sử của VNCH, của tiến trình thực hiện bộ phim vĩ đại, về những nghệ sĩ trong phim giờ đây, ai còn, ai mất.... Hùng xin tri ân tất cả những anh chị em bằng hữu đã giúp cho hai xuất chiếu phim lẫn buổi họp báo thật thành công.
Và... last but not least
Chân thành cám ơn sự thương yêu và khuyến khích thế hệ thứ hai từ nhà văn quân đội VĂN QUANG (tác giả tiểu thuyết Chân Trời Tím, ông cũng là cố vấn của bộ phim) và MINH TINH ĐIỆN ẢNH KIM VUI, người đóng vai nữ chính trong phim. Hai nghệ sĩ đã ưu ái dành cho Tôn Thất Hùng nhiều cuộc tiếp xúc, phỏng vấn trong suốt thời gian quảng bá ra mắt bộ phim.
XIN CHÂN TÌNH CẢM TẠ NHỮNG KHÁN GIẢ ĐÃ ĐẾN XEM PHIM, ĐÃ ỦNG HỘ CÁC BUỔI PHỎNG VẤN TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ TRÊN BÁO CHÍ. QUÝ VỊ ĐÃ GIÚP CHO MỘT TUYỆT TÁC ĐIỆN ẢNH CỦA VNCH SỐNG LẠI.
__________________________

PS: Sau những chi phí tốn kém cho sự xuất hiện kiêu hãnh của CHÂN TRỜI TÍM tại Canada, phần tài chánh còn lại đã được Hùng tặng hết (100%) cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh VNCH do Nhóm Hoa Tình Thương và Voice tổ chức vào cuối tháng 11, 2017 vừa qua ($1500 tiền còn lại + $500 tiền cá nhân = $2000 CAD)


Ra mắt phim CHÂN TRỜI TÍM tại Canada ngày 11 tháng 6, 2017
youtube.com


  Cuối năm 1969, đầu 1970, Liên Ảnh công ty bỏ ra một số tiền khổng lồ 14 triệu đồng cho Lê Hoàng Hoa làm phim Chân trời tím dựa theo tiểu thuyết của Văn Quang. Ban đầu Liên Ảnh công ty mời Kiều Chinh đóng vai Liên và đạo diễn được chọn là Hoàng Vĩnh Lộc, nhưng do thời gian chuẩn bị quá lâu nên hai nhân vật này bận phim khác đã từ chối. Về sau được thực hiện với các diễn viên Hùng Cường vai Phi, Thanh Lanvai Phượng, Kim Vui vai Liên, Ánh Nga vai Loan. Ca khúc chính của bộ phim là nhạc phẩm Nửa hồn thương đau rất nổi tiếng của Phạm Đình Chương. Bộ phim được quay 3 tháng trời, với 100 xe tăng, 45 máy bay trực thăng, 300 xe cơ giới đủ loại, 600 diễn viên chính phụ và đã thu vào 94 triệu đồng.


Chân Trời Tím, bộ phim lần đầu tiên được tái bản tại Hoa Kỳ và phát hành rộng rãi đến quý khán giả trên toàn thế giới sau hơn 47 năm ra mắt tại rạp Rex Saigon (1971). Film nhựa gốc 35mm được tái phục dưới dạng Digital với sự hợp tác về kỹ thuật của Spectra Films Studio, Hollywood.
Synopsis: Set during the Vietnam War in the early 1960's, with civil unrest on the streets of Saigon, the Republic of Vietnam's capital, follow by a military coup against the President. The tale is a portrait of passionate love, sacrifices and betrayals painted through the eyes of a wounded Corporal fighting in the frontline battle against communist invasion and a talented Jazz singer haunted by her past.
A Film by: Liên Ảnh Công Ty (United Arts)
Presented by: My Van Films®
Executive Producer: Quốc Phong
Director: Lê Hoàng Hoa
Cast: Hùng Cường, Kim Vui, Mộng Tuyền, Ánh Nga, Bảo Ân, Hà Huyền Chi, Ngọc Đức, Trần Đỗ Cung, Ngọc Phu, Khả Năng, Tùng Lâm, Xuân Phát, Bà Năm Sa-Dec
Dialogue: Mai Thảo
Cinematograher: Châu Tùng, Nguyễn Văn Đông, Huỳnh Ngọc Trai
Editor: Tăng Thiên Tài
Art Director: Lưu Trạch Hưng
Music by: Hoàng Trọng, Phạm Đình Chương
Based on a novel by: Văn Quang
Film Technical Details: 35mm Eastman-color
Date of Creation: 1971
Awards:
- Giải Vàng Văn Học (Golden Award for Film Adaptation)
- Giải Vàng Nghệ Thuật (Golden Award for Art Direction)
- Giải Vàng Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất (Golden Award for Best Actress)
- Giải Nhất về Nghệ Thuật tại Liên Hoan Phim Á Châu tại Đài Loan (Best Artistic Expression Award from the Asian Film Festival, Taipei).
Language: Vietnamese
Subtitles: NONE
Digitization and Color-Corrected by: Spectra Films Studio, Hollywood

Quý vị có thể đặt mua DVD gốc và trả bằng credit card hay qua hệ thống PayPal online ngay trong website này, rất tiện lợi, nhanh chóng và an toàn.
 
 
 Điện Ảnh Miền Nam
Ở miền Nam Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa, với thị trường tự do nên các hãng phim chủ yếu sản xuất phim thương mại phục vụ khán giả với nhiều thể loại như hành động, tình cảm, tâm lý xã hội, kinh dị...
Khi người Mỹ chính thức tham chiến vào Chiến tranh Việt Nam, cùng với quân đội họ đã mang theo cả văn hóa Âu Mỹ và những công nghệ kỹ thuật mới vào Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến văn hóa nói chung trong đó có điện ảnh. Một yếu tố khác có ảnh hưởng tới điện ảnh của miền Nam thời kỳ này là sự phát triển mạnh của cải lương những năm cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Rất nhiều nghệ sĩ điện ảnh xuất thân từ cải lương. Từ năm 1954 tới 1975, có những giai đoạn hoàng kim, như năm 1957, các hãng phim tư nhân điện ảnh miền Nam sản xuất 37 phim.
Vào đầu thập niên 1960 có 177 rạp chiếu bóng, trong đó 61 rạp ở Sài Gòn, tổng cộng là 83.000 chỗ ngồi.[3] Các rạp thường trình chiếu phim dưới hai hạng:[4]
  1. thường lệ: chiếu phim theo suất, có ấn định giờ. Khán giả thường phải đợi mua vé vào cùng một lượt và ra cùng một lượt;
  2. thường trực: chiếu một cuốn phim liên tục, khi vừa hết thì sẽ chiếu lại từ đầu. Khán giả có thể đến bất cứ lúc nào để xem, tuy không nhất thiết sẽ được theo dõi phim từ đầu nhưng nếu đợi sẽ coi trọn cuốn phim.

Giai đoạn 1954-1960

Năm 1955, Phòng Điện ảnh được thành lập. Đến năm 1959 Trung tâm Quốc gia Điện ảnh thuộc Nha Thông tin ra đời, với một đội ngũ những người làm phim gồm 19 đạo diễn, 13 quay phim, 5 chuyên viên thu thanh và 2 chuyên viên dựng phim. Đa số những người này được cố vấn Mỹ dạy tại chỗ hoặc đi tu nghiệp ở nước ngoài trong hai năm từ 1957 đến 1959. Bên cạnh đó còn mời chuyên gia của Philippines đến Sài Gòn hợp tác với một số hãng tư nhân thực hiện những phim tuyên truyền cho chế độ. Trung tâm Điện ảnh chính là nơi đào tạo những chuyên viên điện ảnh đầu tiên của miền Nam.
Điện ảnh khi đó chủ yếu dành cho giới thành thị. Rạp chiếu bóng, mỗi ngày thường chiếu theo suất, thứ bảy có suất chiều, chủ nhật thêm suất sáng. Để thu hút khán giả, các rạp thường mở nhạc các ca sĩ Paul AnkaAndy WilliamElvis PresleyPatti Page... Giới trí thức thành thị khi ấy bị ảnh hưởng bởi lối sống Pháp. Các phim tình cảm Pháp thịnh hành, rồi đến những phim miền Tây của Mỹ, phim ca nhạc Ấn Độ.
Giai đoạn 1955 đến 1958, nhiều hãng phim tư nhân được thành lập, tập trung sản xuất loại phim tâm lý xã hội, cổ tích và các đề tài gia đình, truyền thuyết nặng về giải trí. Đây là giai đoạn nở rộ phong trào làm phim cải lươngthần thoạitruyền thuyết, với nhiều bộ phim khơi gợi lòng tự hào của người Việt trong việc ủng hộ phim do người Việt làm ra. Nổi bật nhất trong phong trào làm phim này là các hãng Việt Thanh thành lập năm 1955, Văn Thế năm 1956, Tân Việt điện ảnh năm 1957 do ông Bùi Diễm làm giám đốc. Ngoài ra còn có các hãng phim Trường Sơn, Đông Phương, Liên Hiệp, Viễn Đông, Alpha, Hương Bình...
Các hãng tư nhân sản xuất phim mạnh mẽ, giới thiệu với công chúng một thế hệ diễn viên mới như Kim Cương phim Lòng nhân đạoNgọc Bồ ĐềTrang Thiên Kim phim Mục Liên thanh đềTrương Chi; Lê Thị Nam phim Đồng ruộng miền Nam; Kim Lan phim Người mẹ hiền; Thu Trang phim Lục Vân TiênMai Trâm phim Chúng tôi muốn sống; Khánh Ngọc phim Ràng buộcÁnh sáng miền Nam; Xuân Dung phim Kim trai thời loạn; Kim Hoàng phim Tiền thân Đức Phật Tổ; Thiên Kim phim Huyền Trân công chúa; Túy Phượng phim Thạch Sanh Lý Thông...
Cuối năm 1956, đạo diễn người Mỹ Joseph L. Mankiewicz tới miền Nam Việt Nam thực hiện phim Người Mỹ trầm lặng (The Quiet American, 1958), bộ phim đầu tiên chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Graham Greene. Đạo diễn Vĩnh Noãn của phim Chúng tôi muốn sống cũng được mời hợp tác cho bộ phim này. Nhưng bộ phim không thành công, bị nhận sự phản đối bởi chính Graham Greene. Diễn viên Laurence Oliver, người được chọn ban đầu, cũng ủng hộ nhà văn và từ chối tới Việt Nam tham gia bộ phim.
Năm 1957 là năm điện ảnh miền Nam hoạt động mạnh nhất. Chỉ trong năm 1957, các hãng phim tư nhân đã sản xuất hơn 37 phim. Do điều kiện trong nước yếu kém về mặt kỹ thuật nên đa số những phim trắng đen, 35 mm. Nếu muốn tạo được sự chuẩn mực về kỹ thuật đều phải thâu thanh tại nước ngoài. Thành công nhất về doanh thu giai đoạn này Quan Âm Thị Kính. Một bộ phim ăn khách khác là Kiếp hoa (1953) của hãng Kim Chung với hai diễn viên Kim Chung và Kim Xuân, được xem là phim nội địa hay nhất. Diễn viên nữ số một là Kim Cương, người tham gia nhiều phim nhất những năm 1954 đến 1960.
Dịp Giáng Sinh 1957, phim Người đẹp Bình Dương của hãng phim Mỹ Vân với chiến dịch quảng cáo rầm rộ mang đến cho công chúng ngôi sao tương lai Thẩm Thúy Hằng. Cũng năm 1957, Kiều Chinh lần đầu xuất hiện trong phim Hồi chuông Thiên Mụ của đạo diễn Lê Dân, hãng Tân Việt. Năm 1957 cũng là năm đầu tiên Việt Nam sản xuất phim màu Eastman A Color, với cuốn phim Lục Vân Tiên do Tống Ngọc Hạp và Thu Trang (hoa hậu hội chợ Thị Nghè) sản xuất và giữ vai chính, gây sôi nổi một dạo, báo chí phê bình khá nhiều.
Nhưng đến cuối năm 1957, hoạt động sản xuất phim chững lại. Giai đoạn 1958 đến 1960 là giai đoạn thấp nhất của điện ảnh miền Nam so với đỉnh cao là năm 1960. Con số 39 nhà sản xuất phim chỉ còn 9 hãng hoạt động cầm chừng, mỗi năm sản xuất một hai phim, thiếu vốn, phim lỗ, chính sách thuế... Riêng một điểm sáng là phim Đứa con của biển cả đoạt giải thưởng đặc biệt của Liên hoan phim Berlin 1959[10]. Phim này do Trung tâm Quốc gia Điện ảnh thực hiện. Những phim khác trình chiếu có tính cách phóng sự hơn là truyện gồm có Y phục phụ nữ (tiến trình cải biến y phục cổ truyền của đàn bà Việt), Non nước Hương Bình (phong cảnh đất Thần kinh), Sơn mài Việt-Nam (phim màu), Xuân về (phong tục ngày Tết), Điệu xòe sơn cước (vũ điệu người Thái Bắc Việt), Múa tứ linhHát bộĐiệu hò Miền Trung[5]... Chính phủ dùng những đội chiếu phim lưu động để phổ biến phim ở thành thị lẫn nông thôn.[6] Trong khi đó trên thương trường, báo chí cũng không còn ủng hộ điện ảnh trong nước. Các phim nhập khẩu thao túng thị trường, chiếu trong 120 rạp chiếu bóng tại miền Nam khi ấy. Số lượng phim ngoại nhập vào Sài Gòn từ năm 1954 đến 1960 lên tới 1.850 bộ, trong đó phim Mỹ chiếm tới 85-90%. Vào năm 1962, phim Mỹ chỉ còn đạt được 15,4%, trong khi phim chưởng Hồng Kông và tâm lý xã hội loại "sướt mướt" của Đài Loan lên tới 40,8%. Phim của các nước khác cũng được yêu thích trong thời kỳ này là phim ca nhạcthần thoại Ấn Độ, phim hiệp sĩ của Nhật Bản.

Giai đoạn 1960-1970

Rạp chiếu phim Bình Thuận tại Phan Thiết, khoảng năm 1966
Trong giai đoạn khó khăn, vẫn có những người đam mê điện ảnh. Như nhóm Bọn Trẻ của Nguyễn Long và Hoàng Anh Tuấn đã cùng bạn bè góp vốn làm phim. Nguyễn Long với bộ phim dài 100 phút Mưa lạnh hoàng hôn (1961) giới thiệu gương mặt diễn viên Mai Ly. Hoàng Anh Tuấn với phim Trời không muốn sáng. Để cạnh tranh lại với phim Ấn Độ, Hồng Kông... Thái Thúc Nha điện ảnh hóa cải lương với những phim Oan ơi ông Địa (1961), vai chính là Thẩm Thúy Hằng hay Bẽ bàng (1961) với Kim Cương. Nhưng do yếu kém về kỹ thuật và được thực hiện vội vàng, hai phim này cũng bị báo giới chê bai.
Khoảng 1962, 1963 điện ảnh miền Nam bắt đầu hồi sinh trở lại. Nhiều hãng phim mới xuất hiện cùng các dự án làm phim. Thời kỳ này các phim bắt đầu sử dụng kỹ thuât phim màu đơn. Hãng phim Alpha tiên phong với Mưa rừng (1962) có Kim Cương cùng Kiều Chinh. Sau đó là bộ phim tốn kém Đôi mắt người xưa của hãng Liêm Phim, được thực hiện trong ba năm từ 1962 đến 1964. Đây cũng là phim đầu tiên Thanh Ngatham gia, tuy nhiên khánh giả lại biết tới cô với Hai chuyến xe hoa được trình chiếu trước vào 1963.
Đạo diễn Lê Mộng Hoàng cùng kịch sĩ Năm Châu thực hiện Tơ tình do hãng Mỹ Vân sản xuất năm 1963. Tơ tình có sự tham gia của Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Mai Ly và nữ ca sĩ Thanh Thúy. Đây là một bộ phim nặng về âm nhạc, trong phim Thẩm Thúy Hằng trong vai ca sĩ Lệ Trinh. Sau thành công lớn về mặt doanh thu của Tơ tình, hãng Mỹ Vân làm tiếp phim Bóng người đi (1964) do Năm Châu đạo diễn. Phim này Thẩm Thúy Hằng diễn xuất cùng Thành ĐượcÚt Bạch Lan.
Năm 1969, Liên Ảnh Công ty thực hiện bộ phim màu màn ảnh rộng Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ. Về mặt kỹ thuật đây là bộ phim có những tiến bộ vượt bậc. Ngoài những diễn viên điện ảnh tên tuổi Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Đoàn Châu, phim Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ còn qui tụ các diện viên và soạn giả cải lương như Lê Khanh, Thanh Cao, Ngọc Điệp, Tư Hề, Văn Lượng. Cũng năm 1969, một bộ phim khác đạt kỷ lúc bán vé là Chiều kỷ niệm. Đây là bộ phim đầu tay của nhóm Thẩm Thúy Hằng với đạo diễn là Lê Mộng Hoàng, lời thoại do nghệ sĩ Năm Châu viết. Phim đen trắng, 35 mm dài 1 giờ 45 phút. Ngoài Thẩm Thúy Hằng, Hùng Cường, phim cũng có sự tham gia của các tên tuổi cải lương Năm Châu, Phùng Há, Bảy Ngọc, Thanh Tú... Chỉ trong tuần lễ công chiếu đầu tiên tại rạp Rex, Chiều kỷ niệm đã thu về 1 triệu đồng. Sau vài tuần, con số doanh thu lên tới 10 triệu.
Vào những năm này, để có nhạc cảnh và ca khúc trên phim, các hãng thường đặt các nhạc sĩ như Phạm DuyHoàng Thi ThơHuỳnh Anh viết. Giọng ca do các ca sĩ như Thái ThanhHoài Trung... thể hiện để diễn viên xuất hiện trên phim nhép miệng.
Nhưng phim khác đáng chú ý trong giai đoạn này có thể kể đến: LoạnYêu (1964), Dang dở (1965), Giã từ bóng tối (1969), Trai thời loạn (1969)... Ngoài Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Thanh Nga, Kim Cương, điện ảnh còn ghi nhân những tên tuổi Kim Vui, Mộng Tuyền, Thảo Sương, Kim Xuân, Thanh Lan, Thiên Trang, Ngọc Minh... Đạo diễn sung sức nhất thời kỳ này là Lê Mông Hoàng. Năm 1966, tại Đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 13, nữ diễn viên Xuân Dung đã được trao tặng giải thưởng nữ Diễn viên Xuất sắc nhất với vai diễn trong phim Đôi mắt người xưa do hãng Liêm Phim sản xuất. Đây là giải thưởng quốc tế lớn đầu tiên của các diễn viên điện ảnh miền Nam.

Giai đoạn 1970-1975

Cuối thập niên 1960 ở miền Nam, trong khi cải lương ngày càng sa sút thì điện ảnh lại phát triển mạnh mẽ, bước vào thời kỳ hoàng kim. Năm 1969 để kích thích ngành điện ảnh, chính phủ tổ chức "Ngày Điện ảnh Việt Nam" với chủ trương rạp chiếu bóng trên toàn quốc chỉ chiếu phim Việt Nam và không thu tiền vé vào ngày hôm đó để chiêu dụ khán giả vào xem. Tại thủ đô Sài Gòn rạp Rex cho trình chiếu lần đầu phim Xin chọn nơi này làm quê hương của đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc. Sự kiện thành công rực rỡ nên từ đó mỗi năm vào ngày 22 Tháng 9 thì lại khai mạc "Ngày điện ảnh Việt Nam". Cũng vào dịp đó Nha Điện ảnh đệ trình ba chính sách mới của chính phủ:[7]
  1. Giúp nhân và phương tiện cho các hãng tư nhân làm phim
  2. Các hãng nhập cảng phim ngoại quốc sẽ được tăng quota nếu sản xuất phim Việt Nam
  3. Nha Điện ảnh sẽ hợp tác với hãng tư nhân nếu phim có đề tài và nội dung thích hợp.
Với hơn 30 hãng phim hoạt động, kinh doanh điện ảnh thực sự có lãi. Số lượng phim tăng lên nhanh chóng: năm 1970 có 6 phim, năm 1971 có 24 phim và đỉnh cao là năm 1972 với 29 phim. Các hãng phim đã nhìn xa trông rộng, biết tìm đối tác, hợp tác cùng các nước trong khu vực để sản xuất. Nếu như trước đây, các hãng phim muốn nhập phim nước ngoài thì phải tự mình sản xuất một phim trong một năm, thì từ năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho phép nhập phim tự do. Mặc dù vậy, việc làm phim trong nước với nhiều dự án vấn phát triển mạnh mẽ.
Ngoài các diễn viên cải lương, điện ảnh còn chứng kiến sự lấn sân của các diễn viên kịch, ca sĩ như: Bạch Tuyết với những phim Như hạt mưa saNhư giọt sương khuyaLan và ĐiệpCon ma nhà họ Hứa; Băng Châu, Bạch Liên với Men tình mùa hạHoa mới nở; Như Loan với Đời chưa trang điểm; Phương Hồng Ngọc với Nắng chiềuNàng; Phương Hoài Tâm, Thanh Lan với Tiếng hát học tròTrường tôiTrang Thanh Lan với Xa lộ không đèn; Ngọc Đan Thanh với Quái nữ Việt quyền đạoMai Lệ Huyền với Gác chuông nhà thờLy rượu mừng; Tuyết Lan, Quốc Dũng với Trường tôi; Kiều Phượng Loan, Bạch Lan Thanh...
Từ năm 1970, điện ảnh Việt Nam Cộng hòa liên tục cử nhiều đoàn đi tham dự các liên hoan phim quốc tế tại Tây ĐứcẤn ĐộNhật BảnHồng KôngĐài LoanCampuchia... Được sự quan tâm của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, năm 1970, Giải thưởng Điện ảnh ra đời. Các hãng Mỹ Vân, Cosunam phim, Việt Nam Phim, Giao Chỉ phim... xin phép những dự án xây dựng phim trường. Từ cuối 1969, các phim sản xuất bắt đầu là phim màu, thường được in tráng ở nước ngoài, nhiều nhất là ở Nhật Bản. Chính phủ còn miễn thuế nhập cảng phim nhựa màu, tạo điều kiện cho các nhà làm phim. Liên tiếp trong các năm 1971, 1972, 1973, 1974 ở các kỳ liên hoan phim trong khu vực, Việt Nam Cộng hòa đều gặt hái được những giải thưởng tôn vinh các diễn viên Kiều Chinh, Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương...
Giai đoạn này, đề tài làm phim cũng đa dạng hơn, phục vụ thị hiếu đông đảo khán giả. Con mà nhà họ Hứa sản xuất trong hai năm 1972 và 1973 là bộ phim kinh dị đầu tiên của Việt Nam. Phim của Dạ Lý Hương phim, đạo diễn Lê Hoàng Hoa với các diễn viên Năm Châu, Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Tư Rọm... đã thắng lớn về doanh thu. Những bộ phim hài như Năm vua hề về làng (1974), Tứ quái Sài Gòn (1973), Sợ vợ mới anh hùng (1974) đều là những phim ăn khách, thu hút khán giả tới rạp. Khi đó điện ảnh võ thuật Hồng Kông đang có sức hấp dẫn mạnh mẽ nên một số nhà làm phim cũng đi theo hướng này. Tiêu biểu như Long hổ sát đấu (1972), Hận thùQuái nữ Việt quyền đạo.
Một số tác phẩm văn học cũng được các nhà làm phim đưa lên màn ảnh như Trống mái (1971), Gánh hàng hoa (1971) dựa theo tiểu thuyết của Tự Lực văn đoànĐiệu ru nước mắt (1971), Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971) của nhà văn Duyên AnhChân trời tím (1970) của Văn Quang. Một đề tài hấp dẫn nữa là khai thác thế giới giang hồ, vũ nữ với những phim Sau giờ giới nghiêm (1972), Xa lộ không đèn (1972), Vết thù trên lưng ngựa hoang (1971), Mãnh lực đồng tiền (1971)... Cùng với đó phản ánh đời sống của giới trẻ thành thị Loan mắt nhung (1970), Hoa mới nở (1974), Hè 72Anh yêu em...
Loan mắt nhung năm 1970 của đạo diễn Lê Dân được xem là bộ phim chân thực hấp dẫn phản ánh đúng một bộ phận thanh thiếu niên Sài Gòn thời ấy. Phim dài 1 giờ 45 phút, phỏng theo truyện xã hội đen của Nguyễn Thụy Long, người đã sống một thời gian dài cùng du dãng và gái điếm. Với các diễn viên Huỳnh Thanh Trà trong vai Loan mắt nhung, Thanh Nga trong vai Xuân, người yêu của Loan mắt nhung, Ngọc Phu trong vai Thanh Italy, Kim Xuân vai Dung... phim có nhiều tình tiết éo le, những cảnh vũ trườngăn chơi của Sài Gòn.
Cuối năm 1969, đầu 1970, Liên Ảnh công ty bỏ ra một số tiền khổng lồ 14 triệu đồng cho Lê Hoàng Hoa làm phim Chân trời tím dựa theo tiểu thuyết của Văn Quang. Ban đầu Liên Ảnh công ty mời Kiều Chinh đóng vai Liên và đạo diễn được chọn là Hoàng Vĩnh Lộc, nhưng do thời gian chuẩn bị quá lâu nên hai nhân vật này bận phim khác đã từ chối. Về sau được thực hiện với các diễn viên Hùng Cường vai Phi, Thanh Lanvai Phượng, Kim Vui vai Liên, Ánh Nga vai Loan. Ca khúc chính của bộ phim là nhạc phẩm Nửa hồn thương đau[11] rất nổi tiếng của Phạm Đình Chương. Bộ phim được quay 3 tháng trời, với 100 xe tăng, 45 máy bay trực thăng, 300 xe cơ giới đủ loại, 600 diễn viên chính phụ và đã thu vào 94 triệu đồng[12].
Bên cạnh đó, một số phim ca ngợi hình ảnh người lính quân đội Cộng hòa, tuyên truyền cho chính quyền miền Nam như Người tình không chân dung (1971), Xin nhận nơi này làm quê hương (1968), Người về từ đỉnh núi... Người tình không chân dung của hàng Giao Chỉ phim thực hiện năm 1970 do Hoàng Vĩnh Lộc đạo diễn. Kiều Chinh trong vai chính Mỹ Lan, một phát thanh viên giữ mục Tâm tình chiến sĩ trên đài phát thanh dấn thân vào chiến trường tìm người yêu. Tuy được thực hiện với một kinh phí hạn hẹp, nhưng phim đã đoạt giải chủ đề phim xuất sắc nhất và nữ tài tử chính khả ái nhất tại Đại hội điện ảnh Á Châu lần thứ 17 tổ chức tại Đài Bắc vào ngày 6 tháng 6 năm 1971.
Một vài bộ phim ngoài nội dung rất hay còn có cả nhạc phim rất được ưa chuộng. Chẳng hạn như phim Bão tình(1972)-bộ phim màu đầu tiên của Việt Nam với Kiều ChinhHùng Cường,... có bản Bão tình của Hoàng Trọng và Tình nhớ của Trịnh Công Sơn do Khánh Ly hát. Ngoài ra còn có phim Triệu phú bất đắc dĩ với Thanh Việt có bản Mang xuống tuyền đài của Hoàng Trọng đoạt giải thưởng Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng Hòa năm 1972-1973 do Khánh Ly thể hiện cũng rất được ưa chuộng.
Cuối năm 1974, hoạt động làm phim vẫn diễn ra sôi động. Lê Hoàng Hoa làm bộ phim kinh dị Giỡn mặt tử thần với Thẩm Thúy Hằng, Phương Uyên. Thẩm Thúy Hằng cũng cùng với đạo diễn Lưu Bạch Đàn lên kế hoạch hợp tác với Nhật Bản quay bộ phim Tình khúc thứ 10Hòn vọng phu... Ngày Điện ảnh Việt Nam 14 tháng 9 năm 1974Thái Thúc Nha làm chủ tịch đã phát động phong trào ủng hộ điện ảnh với khẩu hiệu "Người Việt xem phim Việt". Hãng phim Mỹ Vân xây dựng hoàn chỉnh phim trường lớn ở xa lộ Biên Hòa. Dịp tết 1975, màn ảnh Sài Gòn nhộn nhịp với nhiều phim mới được công chiếu: Hải vụ 709Từ quê ra tỉnhNữ quái sợ ma...
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 chấm dứt nền điện ảnh của miền Nam Việt Nam thời kỳ này. Cho đến tận khi đó, một vài bộ phim như Giỡn mặt tử thần của Đỗ Tiến Đức... vẫn chưa kịp công chiếu.
*Source: www.wikipedia.com
























No comments: