Thursday, June 21, 2018

Lễ gắn cấp bậc Thiếu Tướng Lương Xuân Việt tại Nam Hàn ngày 21 tháng 6 năm 2018

Cờ 2 sao của Thiếu Tướng Lương Xuân Việt 6/21/2018 South Korea

Anh Hòa, chỉ mình anh có tấm Hình này. / 
Thiếu Tướng Lương Xuân Việt 
tối ngày 21 tháng 6 năm 2018 South Korea

Chị Lương Xuân Việt và ái nữ gắn lon cho Bố

 2 con trai gắn lon cho bố
VIDEO





 

Wednesday, June 20, 2018

Thiếu Tướng Lương Xuân Việt


Thiếu Tướng Lương Xuân Việt

Thưa Quý Vị, Quý Niên trưởng và Chiến hữu,
Tướng Lương Xuân Việt đã có quyết định thăng cấp Thiếu tướng từ tháng 6/2017, trước khi được bổ nhiệm phục vụ tại Đại Hàn, vào ngày 21/06/2018 tới đây sẽ được chính thức gắn hai sao.
Được biết, theo sự giải thích từ một thân nhân của Tướng Lương Xuân Việt: Thường lệ Bộ Quốc Phòng xem xét trong năm 2017-2018  có bao nhiêu Thiếu Tướng đến tuổi về hưu, và họ sẽ cho số Chuẩn Tướng được thăng Thiếu Tướng lần lượt được thay thế vào những chổ trống đó. Các vị Thiếu Tướng này có ngày về hưu khác nhau, nên các vị tân Thiếu Tướng phải chờ đợi theo thứ tự, cho đến khi tới phiên mình, như trong trường hợp này, Tướng Lương Xuân Việt đã chờ cả năm, mới được gắn hai sao.

https://baomai.blogspot.com/ 
Tướng Lương Xuân Việt, là vị tướng đầu tiên, và hiện nay Ông là quân nhân Mỹ gốc Việt Nam Cộng Hòa, cấp bậc cao nhất trong Lục Quân (nói riêng) và Quân Lực Hoa Kỳ (nói chung).
Tướng Lương Xuân Việt đương nhiệm chức vụ Tư Lệnh Phó đặc trách Tổng quát và Điều hành của Đệ Bát Quân Đoàn / Lộ quân (U.S Eighth Army), trấn đóng tại căn cứ Camp Humphreys, gần Anjeong-Riand Pyeongtaek, Đại hàn Dân Quốc. Được biết Camp Humphreys, là căn cứ lớn nhất của Quân lực Hoa Kỳ tại hải ngoại.  

https://baomai.blogspot.com/ 
Quý Vị, Quý Niên trưởng và Chiến hữu có thể theo dõi trực tiếp buổi lễ gắn cấp bậc Thiếu tướng của Tướng Lương Xuân Việt trên Facebook của U.S Eighth Army. 
Giờ California sẽ là 9:30 P.M, tối ngày 20 tháng 6, 2018. Giờ Miền Đông sẽ là 00:30 A.M (12 giờ 30) sáng ngày 21/06/2018. 

Trân trọng.

Không Quân Việt Nam Cộng Hòa


 Kỷ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19-6
Một ngày của Không Quân
Kính tặng quý vị đoạn phim về cuộc sống Không Quân Việt Nam hay còn gọi là Không Lực Việt Nam Cộng hòa (tiếng Anh: Vietnam Air Force, VNAF) là Quân chủng Không quân trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nguyên là một lực lượng mạnh về trang bị và quân số, trước 1975 và đã được xếp hạng 4 trên Thế giới và đã tồn tại từ 1955 đến 1975.
_____________________________________________
Lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa được hình thành từ một số phi công người Việt được tuyển chọn bay cùng với các phi công Pháp với tư cách là sĩ quan của quân đội Pháp. Khi Quốc gia Việt Nam, được thành lập, các sĩ quan người Việt này được chuyển sang cơ cấu Quân đội Quốc gia Việt Nam, bản thân Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Nguyễn Văn Hinh cũng xuất thân là một sĩ quan phi công, vì vậy, ông rất chú trọng việc xây dựng Lực lượng Không quân. Tháng 6 năm 1951, một cơ quan phụ trách về ngành Không quân trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập với tên gọi là Ban Không quân, ban đầu chỉ làm nhiệm vụ phụ trách Phi đội Liên lạc. Trên thực tế, các phi công người Việt chỉ làm nhiệm vụ bay cùng với các phi công Pháp trong các phi vụ. Các chức vụ chỉ huy và Phi công chính đều là sĩ quan Pháp. Ngay cả chức vụ Trưởng Ban Không quân, kiêm Phụ tá Không quân cho Tổng tham mưu trưởng cũng là sĩ quan Pháp.
Tháng 4 năm 1952, thành lập Trung tâm Huấn luyện Không quân tại Nha Trang nhưng vẫn do các sĩ quan Pháp đảm nhiệm Chỉ huy trưởng và trực tiếp huấn luyện. Năm 1953, thành lập thêm 2 phi đội Quan sát và Trợ chiến tại Tân Sơn Nhứt và Nha Trang. Năm 1954, Ban Không quân được đổi thành Phòng Không quân, năm 1955, Không quân Pháp bàn giao lại cho Không quân Quốc gia Việt Nam khoảng 25 vận tải cơ C-47, 2 phi đoàn quan sát L-19 và 25 khu trục cơ cánh quạt F8F Bearcat lỗi thời, tháng 7 năm 1955, lần đầu tiên một người Việt được giữ chức vụ Phụ tá Không quân là Trung tá Nguyễn Khánh, giai đoạn đầu ngành Không quân chỉ được quy định với quân số 40 sĩ quan, 120 hạ sĩ quan và 500 binh sĩ.


=> Thời Đệ Nhứt Cộng Hòa
Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng hòa. Lực lượng Không quân Quốc gia Việt Nam cũng được cải danh thành Không quân Việt Nam Cộng hòa. Thiếu tá Trần Văn Hổ, đương kim Phụ tá Không quân, được thăng Trung tá, và trở thành Chỉ huy trưởng đầu tiên của Không quân Việt Nam Cộng hòa, năm 1957, theo chương trình hợp tác viện trợ, một phái đoàn Không quân Hoa Kỳ sang nghiên cứu tình hình để soạn thảo kế hoạch huấn luyện cho Không quân Việt Nam Cộng hòa.

Nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan được tuyển chọn sang tu nghiệp tại các trường Không quân Hoa Kỳ. Các phi trường Tân Sơn Nhứt, Biên Hòa, Đà Nẵng được xây dựng mở rộng. Trung tâm Huấn luyện Không quân Nha Trang cũng được xây dựng quy mô hơn, nhằm đào tạo tại chỗ các khóa hoa tiêu và quan sát viên, và các khóa đào tạo chuyên viên để bổ sung cho các đơn vị, tháng 9 năm 1959, một phi đội đầu tiên gồm 6 phi cơ Skyraider (Thiên tướng) được Hoa Kỳ chuyển giao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa. Sau đó trong vòng 1 năm có thêm 25 chiếc Skyraider khác được bàn giao tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt. Năm 1960, Phi đoàn 1 khu trục cơ được thành lập và bắt đầu hoạt động từ Bến Hải đến Cà Mau để yểm trợ cho bộ binh Việt Nam Cộng hòa

Năm 1961, chương trình trợ giúp của Hoa Kỳ có tên Farm gate đã đưa các loại phi cơ cánh quạt huấn luyện T28, oanh tạc cơ hạng nhẹ B26 và vận tải cơ C47 cùng khoảng 124 sĩ quan và 228 quân nhân Hoa Kỳ sang giúp huấn luyện. Các hệ thống hướng dẫn và kiểm soát không lưu được thiết lập tại các phi trường Tân Sơn Nhứt, Đà Nẵng và Pleiku, liên đoàn 1 Không vận đầu tiên được thành lập với trung tá Nguyễn Cao Kỳ được chỉ định làm liên đoàn trưởng.

Hoa Kỳ cũng trao cho Không quân Việt Nam Cộng hòa thêm 16 vận tải cơ hạng trung C123 trong tháng 12 năm 1961, ngày 26 tháng 2 năm 1962, hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử trên đường công tác đã đột ngột quay trở lại dội bom mưu toan giết chết Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

Ngay lập tức tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh đình chỉ vô hạn định các phi vụ chiến đấu, cũng vì lý do này mà đương kim Tư lệnh Không quân là Đại tá Nguyễn Xuân Vinh bị thất sủng, phải xin giải ngũ với lý do sang Hoa Kỳ học ngành Tiến sĩ Không gian, năm 1962, các đơn vị Không quân tác chiến và Yểm trợ tác chiến được tăng lên cấp Không đoàn tại mỗi vùng chiến thuật: Không đoàn 41 (căn cứ ở Đà Nẵng), Không đoàn 62 (Pleiku), Không đoàn 23 (Biên Hòa), Không đoàn 33 (Tân Sơn Nhất), Không đoàn 74 (Cần Thơ)

=> Thời Đệ Nhị Cộng Hòa
Sau cuộc "chỉnh lý" lên nắm quyền, tướng Nguyễn Khánh thực hiện một số cải tổ trong quân đội. Ngoài việc đặt ra thêm cấp bậc Chuẩn tướng, ông còn cho thay đổi tên gọi "Quân đội Việt Nam Cộng hòa" thành "Quân lực Việt Nam Cộng hòa".
Danh xưng Không lực Việt Nam Cộng hòa cũng được sử dụng chính thức từ lúc đó, năm 1965, Không lực Việt Nam Cộng hòa có thêm các Phi đoàn khu trục cơ A-37 Dragonfly và sau đó là các pPhi đoàn không vận cánh quạt loại lớn C-130 Hercules và trực thăng CH-47 Chinook, ngày 3 tháng 2 năm 1965, một phi đoàn gồm 24 chiếc A-1H Skyraider do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ chỉ huy cất cánh từ Căn cứ Không quân Đà Nẵng và tham gia vào Chiến dịch Mũi tên lửa (Flaming Dart) do Hoa Kỳ vạch định, tấn công các địa điểm ở phía bắc vĩ tuyến 17, ngày 11 tháng 2 năm 1965, Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư lệnh phó Không lực Việt Nam Cộng hòa, làm Phi đoàn trưởng 28 chiếc Skyraider của Việt Nam Cộng hòa cùng với 28 chiếc F100 của Không quân Hoa Kỳ mở cuộc tấn công thứ hai vào lãnh thổ phía bắc vĩ tuyến 17. Trong đợt này phi công Phạm Phú Quốc bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc Việt Nam
Năm 1967, Không lực Việt Nam Cộng hòa có thêm 1 Phi đoàn khu trục trang bị phản lực cơ F-5. Số hiệu của các đơn vị cấp phi đoàn được cải tổ xếp thành 3 số. Theo đó, chữ số đầu trong 3 chữ số của đơn vị cấp phi đoàn được dùng để chỉ công dụng của phi đoàn đó: số 1 là Phi đoàn liên lạc, số 2 là Phi đoàn trực thăng, số 3 là đặc vụ, số 4 là vận tải, số 5 là khu trục, số 7 là quan sát, số 8 là hỏa long, và số 9 là huấn luyện, năm 1970, với đà phát triển nhanh của Không lực Việt Nam Cộng hòa, các Không đoàn chiến thuật phát triển thành 4 Sư đoàn không quân, tác chiến hỗ trợ cho 4 vùng chiến thuật. Năm 1971, Sư đoàn 5 Không quân được thành lập và trở thành lực lượng Không quân trừ bị của Bộ Tổng tham mưu.
Năm 1972, thành lập thêm tại Quân khu 2 Sư đoàn 6 chịu trách nhiệm vùng trời chiến trường cao nguyên Trung phần, năm 1975, Không lực Việt Nam Cộng hòa có 5 Sư đoàn Không quân tác chiến (20 phi đoàn khu trục cơ với khoảng 550 phi cơ A-1H Skyraider, A-37 Dragonfly, và F-5, 23 phi đoàn trực thăng với khoảng 1000 phi cơ UH-1 Iroquois và CH-47 Chinook, 8 Phi đoàn quan sát với khoảng 200 phi cơ O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster, và U-17), 1 Sư đoàn vận tải (9 Phi đoàn vận tải với khoảng 150 phi cơ C-7 Caribou, C-47 Skytrain, C-119 Flying Boxcar, và C-130 Hercules), 1 Không đoàn tân trang chế tạo, 4 Phi đoàn hỏa long (attack squadron) với các phi cơ Fairchild AC-119, Lockheed AC-130. Ngoài ra còn có các Phi đoàn trắc giác (tình báo kỹ thuật), Phi đoàn quan sát, và Biệt đoàn đặc vụ 314.

Blog Saigon Xưa 

Ngày Quân Lực 19-6

Video 
 Một đoạn phim rất đẹp và quý giá về Thiếu Tướng ''Nguyễn Văn Hiếu'' và Tướng ''Đỗ Cao Trí'” trong lễ bàn giao đầu năm 1970 khi Mỹ chuyển quân từ Lai Khê đến ARVN ... khoảng hơn 1 năm trước khi tướng Đỗ Cao Trí tư lệnh vùng 3 tử nạn do trực thăng rớt năm 1971 ...
=> Trung Tướng "Nguyễn Văn Hiếu"
Nguyễn Văn Hiếu (1929–1975) là một tướng lĩnh bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, được truy thăng cấp bậc Trung tướng, ông xuất thân từ trường Võ bị do Quốc gia Việt Nam với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp mở ra ở nam Cao nguyên Trung phần vào đầu thập niên 50 của thế kỷ 20.
Ông đã từng chỉ huy các Sư đoàn Bộ binh và được cử giữ chức Phụ tá Đặc trách trong Ủy ban chống Tham nhũng thuộc Phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương, một vị trí đúng với con người và tính cách của ông, bản thân ông đã được một số tài liệu đánh giá là quang minh, liêm khiết, ông được cho là đã làm mất lòng nhiều đồng nghiệp vốn có nhiều tai tiếng tham nhũng, nhiều người cũng cho rằng đây là lý do dẫn đến cái chết bí ẩn của ông trong văn phòng tại bản doanh Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ở Biên Hòa ngày 8 tháng 4 năm 1975, khi đang giữ chức Tư lệnh phó Hành quân Quân đoàn.
Cuối tháng 10 năm 1950, ông nhập ngũ Quân đội Quốc gia Việt Nam, mang số quân: 49/300.479, theo học khóa 3 Trần Hưng Đạo tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt (khai giảng ngày 5 tháng 11 năm 1950, mãn khóa ngày 25 tháng 6 năm 1951). Tốt nghiệp Á khoa với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Tuy nhiên sau đó ông bị bệnh lao phổi phải nằm nhà thương Lanessan Hà nội một thời gian. Đến đầu năm 1953, ông xuất viện và được chuyển đến phục vụ tại Phòng 3 Bộ Tổng tham mưu, Trưởng phòng là Đại tá Trần Văn Đôn. Ngay thời gian sau đó ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm, qua tháng 6 năm 1954, ông được thăng cấp Đại úy, sau khi Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành lập năm 1955, ông vẫn tiếp tục phục vụ thêm một thời gian nữa ở Bộ Tổng tham mưu. Trung tuần tháng 8 năm 1957, ông được thăng cấp Thiếu tá, và chuyển đi phục vụ tại Phòng 3 của Bộ Tư lệnh Quân đoàn I, do Trung tướng Trần Văn Đôn làm Tư lệnh Quân đoàn.
Ngày 1 tháng 8 năm 1962, ông được thăng chức Trưởng phòng 3 Quân đoàn I, do Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm làm Tư lệnh Quân đoàn, đầu năm 1963, ông được đi du học tại Học viện Chỉ huy & Tham mưu Fort Leavenworth thuộc Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ, đến ngày 10 tháng 5 tốt nghiệp về nước. Ngày 1 tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Trung tá và được cử giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn I bộ binh, do Đại tá Đỗ Cao Trí (*) làm Tư lệnh Sư đoàn.
=======================
Giai đoạn này, Đại tá Đỗ Cao Trí được thăng cấp Thiếu tướng ngày 7 tháng 7 năm 1963. Ngày 21 tháng 8 năm 1963 tướng Trí được cử kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn I thay thế Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm.
=======================
Chiều ngày 8 tháng 4 năm 1975 có tin loan báo ra từ Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ở Biên Hòa là ông đã chết ngay tại trong văn phòng làm việc. Giới quân sự nghi ngay tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn III, vì ông Toàn mang tiếng tham nhũng thuộc loại hạng gộc, trong khi đó ông Hiếu rất thanh liêm và hơn nữa, đã từng giữ chức Đặc trách chống tham nhũng thuộc phủ Phó Tổng thống Trần Văn Hương, ngày hôm sau, sau khi tham dự buổi họp báo của phát ngôn viên quân sự, thông tấn xã UPI loan tin như sau: ''Tư lệnh Phó Quân đoàn III, bảo vệ vùng Sài-Gòn được khám phá bị bắn tối thứ ba sau một cuộc cãi vả về chiến thuật với cấp trên của mình. Các nguồn tin quân sự nói là có vẻ ông ta tự vận. Các nguồn tin đó nói Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu chết với một vết thương do một viên đạn gây nên ở miệng tại văn phòng ở Bộ Tư lệnh Quân đoàn III nằm ven biên phi trường quân sự Biên Hòa, cách Sài-Gòn 18 dặm. Không biết sự kiện tướng Hiếu chết có liên quan gì với vụ oanh tạc Dinh Độc Lập của ông Nguyễn Văn Thiệu xảy ra sáng thứ ba cùng ngày không .. cho tới nay vẫn còn bí ẩn ..?
=> Tướng " Đổ Cao Trí"
Đỗ Cao Trí (1929–1971), nguyên là một tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông xuất thân từ một trường Võ bị do Quân đội Pháp mở ra ở Nam phần Việt Nam. Ra trường, ông được điều về đơn vị bộ binh, nhưng sau đó ông tình nguyện xin chuyển qua binh chủng Nhảy dù (Ông là một trong số ít sĩ quan được lên tướng ở thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa, Thiếu tướng ngày 7/7/1963, trước ngày đảo chánh Tổng thống Diệm gần 4 tháng). Ông từng được đánh giá là vị tướng chiến trường tài giỏi trong hàng ngũ tướng lĩnh của Quân đội. Năm 1971, đang là Tư lệnh Quân đoàn III, ông bị tử nạn trong khi đang thi hành nhiệm vụ, được truy thăng cấp Đại tướng.
Ông sinh ngày 20-11-1929 tại làng Bình Trước, Biên Hòa. Là con thứ tư trong một gia đình có 12 anh chị em, gồm 10 trai và 2 gái. Ông là cháu của một vị quan lại triều Nguyễn và là con của cụ Đỗ Cao Lụa và cụ Tô Thị Định. Đương thời 2 cụ là một gia đình điền chủ giàu có, thời niên thiếu ông học các Trường: Trường Tiểu học Nguyễn Du, Biên Hoà. Trường Trung học Lycée Petrus Ký, Sài Gòn. Tốt nghiệp Tú tài toàn phần (Part II).
Tháng 7 năm 1947, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Pháp, theo học khoá Đỗ Hữu Vị Trường Sĩ quan Nước Ngọt (khai giảng tháng 8 năm 1947, mãn khoá tháng 6 năm 1948. Còn gọi là khoá 2 Võ bị Viễn Đông, vì khoá 1 Nguyễn Văn Thinh huấn luyện khoá sinh ở Đà Lạt, đến khoá Đỗ Hữu Vị thì chuyển trường về khu Nước Ngọt, Vũng Tàu). Tốt nghiệp và ra trường với cấp bậc Thiếu úy. Ngay sau đó, ông được chọn du học khoá bộ binh tại trường thực tập bộ binh Auvours, Pháp. Qua năm 1949, chuyển sang binh chủng Nhảy dù, ông được du học tiếp khoá Huấn luyện Nhảy dù Pau, Pháp và tốt nghiệp cùng năm.
Năm 1950, cùng với sự ra đời của Quân đội Quốc gia, Đại đội Nhảy dù Biệt lập được thành lập ở Bắc Việt (Qua năm 1951, được nâng lên thành Tiểu đoàn 1 Dù). Ông được thăng cấp Trung úy và làm Trung đội trưởng trong đại đội này do Đại úy Nguyễn Khánh làm Đại đội trưởng. Qua năm 1951, Ông được làm Đại đội trưởng một trong 3 Đại đội thuộc Tiểu đoàn 1 Dù tân lập, vẫn do Đại úy Khánh làm Tiểu đoàn trưởng. Qua đầu tháng 7 năm 1952, ông được thăng cấp Đại úy và chuyển đi làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19 Việt Nam (Thành lập ngày 1/1/1951 tại Bạc Liêu, đến năm 1954 giải tán để làm nòng cốt cho Tiểu đoàn 6 Dù đồn trú tại Bạc Liêu, Sóc Trăng). Đầu năm 1953, ông được cử đi học khoá Chỉ huy chiến thuật tại Trung tâm Chiến thuật Hà nội (Tiền thân của Trường Chỉ huy & Tham mưu sau này). Tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá nhiệm chức. Đầu tháng 3 năm 1954, ông được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Dù tân lập tại Chí Hoà, Sài Gòn. Sau Hiệp định Genève, cuối tháng 9 cùng năm, bàn giao Tiểu đoàn 6 lại cho Đại úy Thạch Côn. Sau đó được Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh Tổng tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia cử giữ chức Tư lệnh Liên đoàn Dù (Danh xưng mới của Liên đoàn Không vận số 3 Nhảy dù. Và ông cũng là sĩ quan người Việt đầu tiên "Tư lệnh" Binh chủng Nhảy dù cấp Liên đoàn).
Các sĩ quan thuộc Liên đoàn Dù vào thời kỳ này:
Tiểu đoàn 1: Đại úy Vũ Quang Tài (Sau cùng là Đại tá Lực lượng Đặc biệt)
Tiểu đoàn 3: Đại úy Phan Trọng Chinh
Tiểu đoàn 5: Đại úy Trịnh Xuân Nghiêm (Sau cùng là Đại tá Tham mưu trưởng Trường Chỉ huy & Tham mưu)
Tiểu đoàn 6: Đại úy Thạch Côn
Tiểu đoàn Trợ chiến: Đại úy Nguyễn Thọ Lập (Sau cùng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 15 Bộ binh. Giải ngũ ở cấp Đại tá)
Ngày 23 tháng 2 năm 1971, ông bị tử nạn phi cơ trực thăng tại Trảng Lớn, Bắc Tây Ninh, trong khi đang bay thị sát chiến trường. Tử nạn cùng với ông là phóng viên chiến trường người Pháp Francois Sully, viết cho báo New York Time khi đang thị sát chiến trường Campuchia và một số sĩ quan và hạ sĩ quan trong ban tham mưu của Bộ Tư lệnh Quân đoàn.
(Có tin đồn cho rằng ông bị mưu sát do sự tranh giành quyền lực từ các Tướng lĩnh trong Chính quyền Sài Gòn)
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Tổng thống Thiệu cùng Đệ nhất phu nhân đến dự lễ tẩm liệm. Trong buổi lễ, Tổng thống thay mặt Chính phủ và Quân đội truy thăng cho ông cấp bậc Đại tướng.
Ngày 26 tháng 2, lễ an táng được cử hành trọng thể với lễ nghi quân cách. Tổng thống Thiệu đến dự lễ an táng cùng truy tặng Đệ nhất đẳng Bảo quốc Huân chương và Quân công bội tinh kèm Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu. Linh cữu được đặt trên một chiếc thiết vận xa M.113 đưa đến nơi an nghỉ tại Nghĩa trang Quân đội Quốc gia Biên Hòa.
Ông là vị Tướng đầu tiên cùng an nghỉ với hàng chục ngàn tử sĩ chung một nghĩa trang theo nguyện vọng lúc sinh tiền: Sống sát cánh quân sĩ, Thác nằm cạnh ba quân
Trên mộ ông có khắc 2 câu thơ: Sống giữa ba quân, Thác giữa ba quân
Năm 1983, Nghĩa trang Quân đội bị phá huỷ, được thân nhân bốc mộ và hoả thiêu, di cốt được đưa vào thờ trong một ngôi chùa tại quê nhà, Biên Hoà.
Cùng tử nạn với ông còn có các Sĩ quan trong bộ Tham mưu Quân đoàn:
Trung tá Đặng Quốc Sĩ (Chỉ huy trưởng Trung tâm hành quân Quân đoàn III, được truy thăng cấp Đại tá)
Thiếu tá Trần Minh Châu (Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Truyền tin Quân đoàn III, được truy thăng cấp Trung tá)
Đại úy Nguyễn Anh Tuấn (Sĩ quan Tuỳ viên Tư lệnh QĐ III, được truy thăng cấp Thiếu tá)
Đại úy Phan Tất Đắc (truy thăng Thiếu tá)
Thiếu úy Nguyễn Cân (Sĩ quan Đồng hoá, được truy thăng cấp Trung úy)
Nguyễn Phước Bửu Giáo (Phóng viên chiến trường- Cục chiến tranh chính trị)
Ngoài các sĩ quan kể trên còn 4 Hạ sĩ quan Việt Nam cùng 2 sĩ quan Phi công Mỹ. Tất cả các vị này đều được truy thăng lên một cấp và được tổ chức lễ nghi an táng theo quy chế của Quân đội.
Cái chết của tướng Đỗ Cao Trí để lại một khoảng trống lớn trong các cấp chỉ huy chiến trường trong một thời gian dài.
Tướng Đỗ Cao Trí được đánh giá là tướng lĩnh có tầm nhìn chiến lược sắc bén, có tài cầm quân, có mưu lược, có dũng khí, có khả năng kích thích tinh thần chiến đấu binh sĩ và không có tham vọng chính trị. Tướng William Westmoreland đã nhận định: "Tướng Trí là một con cọp của chiến trường, một tướng George Patton (tướng thiết giáp lừng danh Mỹ) của Việt Nam
Xin Hết