Lời người viết: bài viết này đã được đăng trong Đặc san
CÁNH HOA DÙ nhân ngày Đại Hội Gia Đình Mũ Đỏ VN - XXXV (Lần thứ 35);
nhưng nhà in đã cắt xén và sửa chữa làm bài viết in trong đặc san
này có một vài chỗ sai và không trọn vẹn; vì vậy người viết cho đăng
lại bài nguyên thủy nơi trang điện tử này.
Kính thưa quý Độc giả, đã 40 năm trôi qua, hôm nay nhân ngày Đại Hội GĐMĐ XXXV (July 2015) được tổ chức tại vùng DMV (District of Columbia, Maryland, Virginia), 242 (1) xin được ghi lại một ít hồi ức về những sự kiện đã xảy ra trên đường hành quân với Đại Đội 11 Nhảy Dù thuộc Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù vào những tháng ngày cuối của chiến tranh Việt Nam. Truyện kể gồm hai phần:
1. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù (TĐ1ND) tiến vào Mặt trận Long Khánh. Trong phạm vi này, 242 chỉ thuật lại những gì đã xảy ra cho ĐĐ11ND thôi vì người viết đã phục vụ tại đơn vị này liên tục từ 12/1973-30/4/1975.
2. TĐ1ND rút khỏi Mặt trận Long Khánh và cuộc vượt biên có một không hai của một đơn vị Bộ Binh thiện chiến QLVNCH, Lữ Đoàn I Nhảy Dù, bằng thuyền sang Mỹ.
Trong truyện kể dưới đây, người viết chỉ thuật lại những gì mắt mình đã thấy. Tuy nhiên sẽ có một vài mẩu chuyện người viết chỉ nghe anh em (AE) kể lại thôi và dĩ nhiên sẽ có ghi chú tử tế trong những trường hợp như thế. Chữ “khoảng” chỉ thời gian thay cho ngày, tháng, năm trong câu chuyện vì đã lâu nên 242 quên sạch sẽ ngày chính xác của một vài sự kiện. Kính mời quý Độc giả theo dõi câu chuyện sau đây. Trân trọng. --T242.
Kính thưa quý Độc giả, đã 40 năm trôi qua, hôm nay nhân ngày Đại Hội GĐMĐ XXXV (July 2015) được tổ chức tại vùng DMV (District of Columbia, Maryland, Virginia), 242 (1) xin được ghi lại một ít hồi ức về những sự kiện đã xảy ra trên đường hành quân với Đại Đội 11 Nhảy Dù thuộc Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù vào những tháng ngày cuối của chiến tranh Việt Nam. Truyện kể gồm hai phần:
1. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù (TĐ1ND) tiến vào Mặt trận Long Khánh. Trong phạm vi này, 242 chỉ thuật lại những gì đã xảy ra cho ĐĐ11ND thôi vì người viết đã phục vụ tại đơn vị này liên tục từ 12/1973-30/4/1975.
2. TĐ1ND rút khỏi Mặt trận Long Khánh và cuộc vượt biên có một không hai của một đơn vị Bộ Binh thiện chiến QLVNCH, Lữ Đoàn I Nhảy Dù, bằng thuyền sang Mỹ.
Trong truyện kể dưới đây, người viết chỉ thuật lại những gì mắt mình đã thấy. Tuy nhiên sẽ có một vài mẩu chuyện người viết chỉ nghe anh em (AE) kể lại thôi và dĩ nhiên sẽ có ghi chú tử tế trong những trường hợp như thế. Chữ “khoảng” chỉ thời gian thay cho ngày, tháng, năm trong câu chuyện vì đã lâu nên 242 quên sạch sẽ ngày chính xác của một vài sự kiện. Kính mời quý Độc giả theo dõi câu chuyện sau đây. Trân trọng. --T242.
****** ||| ******
I - Trận đánh cuối cùng của Tiểu
Đoàn 1 Nhảy Dù
tại mặt trận Long Khánh
tại mặt trận Long Khánh
Sơ lược về người viết:
242
(1)
trình diện Trung Tâm 2 Tuyển mộ nhập ngũ tọa lạc tại Thành, thị xã
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào khoảng tháng 9, năm 1972, và sau khi
tốt nghiệp
Khóa 10A-1972 Sĩ Quan Trừ Bị tại quân trường Đồng Đế Nha
Trang, 242 tình nguyện về Binh chủng Nhảy Dù QLVNCH và tốt nghiệp
Khóa 321 Nhảy Dù tháng 11, 1973.
Từ Khối Bổ Sung/Sư Đoàn Nhảy Dù, 242 được C-130 bay ra Huế trình diện Bộ Tư Lệnh/Sư Đoàn Nhảy Dù Tiền Phương, lúc bấy giờ đồn trú tại căn cứ Hiệp Khánh, Thừa Thiên-Huế. Lưu lại Bộ Tư Lệnh/Sư Đoàn Nhảy Dù Tiền phương 2 tuần lễ để học khóa điều chỉnh Pháo binh. Sau đó được bổ về TĐ1ND lúc ấy đang đóng tại làng Cổ Bi, huyện Hiền Sĩ, Huế. Tiểu Đoàn đóng quân ở làng Cổ Bi bình an vô sự, được hơn 1 năm thì vào đầu tháng 8, năm 1974, tình hình chiến sự sôi động trở lại sau mùa ngưng chiến Hòa đàm Ba-lê 1973.
Thường Đức, vùng khói lửa chiến tranh tàn bạo:
Bọn cộng sản Bắc Việt đã chính thức xé bỏ Hòa Đàm Ba-lê bằng việc xua quân chiếm đóng quận lỵ Thường Đức phía nam đèo Hải Vân của VNCH, mục tiêu chính là Đồi 1062, một cao điểm có thể nhìn thấy cả thành phố Đà Nẵng từ chóp đỉnh. TĐ1ND được lệnh hành quân Mặt trận Thường Đức (2). Trong trận này, TĐ1ND và các đơn vị Nhảy Dù bạn đã gây rất nhiều thiệt hại cho quân bên kia, riêng TĐ1ND cũng hy sinh không nhỏ ở trận này, 242 đã mất đi 4 vị Thần ưng (3) thân thiết nhất ở Đồi 1062 này trong 3 tuần đầu giao tranh. Sau gần một năm hành quân tại Thường Đức, chúng tôi, Lữ Đoàn I Nhảy Dù gồm 3 tiểu đoàn tác chiến 1, 8 và 9ND được lệnh rời mục tiêu Đồi 1062 để về Sài Gòn trang bị đơn vị và dưỡng quân.
Khói lửa chiến tranh tiếp tục lan vào cửa ngõ Sài Gòn:
Thời gian dưỡng quân và trang bị đơn vị tại hậu cứ TĐ1ND, trại Nguyễn Trung Hiếu tọa lạc trên đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, không bao lâu thì lại được lệnh lên đường hành quân. Nhưng lần hành quân này là Tiểu khu Long Khánh, phía bắc Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên trong đời lính Nhảy Dù được hành quân gần nhà. Từ hậu cứ TĐ1ND đến tỉnh Long Khánh khoảng hơn 80 cây số/km (59-60 miles/dặm Anh). 242 còn nhớ mãi cảnh một chiếc phản lực F5 hay A37... thả bom xuống Dinh Độc Lập lúc đoàn công-voa (convoy) GMC chở TĐ1ND trực chỉ Long Khánh ngang qua thủ đô Sài Gòn. Sau này mới biết là tên Trung úy phi công KLVNCH nằm vùng tên Nguyễn Thành Trung là thủ phạm trong việc ném bom này (4).
Khoảng hơn 2 giờ đồng hồ thì đoàn công-voa chở TĐ1ND vào địa phận Long Khánh, nơi đây AE nhảy dù bắt đầu thấy các Chiến xa M48 QLVNCH cũng đang di chuyển cùng chiều với đoàn công-voa chở quân Dù, nhìn cảnh này, trong thâm tâm 242 bắt đầu nghĩ đến chiến tranh chết chóc rất khốc liệt sắp xảy ra. Lúc này đây danh số 242 là trung đội trưởng thực thụ với 20 tay súng dưới tay tuổi từ 17..., ngồi gọn trong lòng Quân Xa GMC, riêng 242 sinh ngày 30-March-1954, vừa tròn 21 tuổi. Đoàn xe đến điểm hẹn rồi, và điểm hẹn cũng là tuyến xuất phát của cuộc hành quân này. Chúng tôi được đổ xuống một bìa rừng cao su, các Sĩ quan Trung đội trưởng nhận bản đồ hành quân, và đến xế chiều toàn thể TĐ1ND được trực thăng vận ngay vào “vùng hành quân”. Đêm nay anh Nhỏ, Tiểu đoàn trưởng TĐ9ND, bị thương vì đạn pháo, nghe đâu Nghĩa quân của giáo xứ Bảo Định cố thủ trong khuân viên giáo đường Bảo Định bắn nhầm quân bạn vì nghĩ đấy là quân VC nên ông Nhỏ lãnh đạn phải di tản!
TĐ1ND, Thiếu tá Ngô Tùng Châu K19VB, Tiểu đoàn trưởng, vào mặt trận Long Khánh với 5 đại đội như sau:
1. ĐĐ10ND: Đại Đội Súng Nặng, Trung úy Nhân(?) Đại đội trưởng chỉ huy, nhiệm vụ bảo vệ Bộ chỉ huy (BCH) TĐ1ND và yểm trợ hỏa lực cận phòng (cối 81ly) cho các đại đội tác chiến
Từ Khối Bổ Sung/Sư Đoàn Nhảy Dù, 242 được C-130 bay ra Huế trình diện Bộ Tư Lệnh/Sư Đoàn Nhảy Dù Tiền Phương, lúc bấy giờ đồn trú tại căn cứ Hiệp Khánh, Thừa Thiên-Huế. Lưu lại Bộ Tư Lệnh/Sư Đoàn Nhảy Dù Tiền phương 2 tuần lễ để học khóa điều chỉnh Pháo binh. Sau đó được bổ về TĐ1ND lúc ấy đang đóng tại làng Cổ Bi, huyện Hiền Sĩ, Huế. Tiểu Đoàn đóng quân ở làng Cổ Bi bình an vô sự, được hơn 1 năm thì vào đầu tháng 8, năm 1974, tình hình chiến sự sôi động trở lại sau mùa ngưng chiến Hòa đàm Ba-lê 1973.
Thường Đức, vùng khói lửa chiến tranh tàn bạo:
Bọn cộng sản Bắc Việt đã chính thức xé bỏ Hòa Đàm Ba-lê bằng việc xua quân chiếm đóng quận lỵ Thường Đức phía nam đèo Hải Vân của VNCH, mục tiêu chính là Đồi 1062, một cao điểm có thể nhìn thấy cả thành phố Đà Nẵng từ chóp đỉnh. TĐ1ND được lệnh hành quân Mặt trận Thường Đức (2). Trong trận này, TĐ1ND và các đơn vị Nhảy Dù bạn đã gây rất nhiều thiệt hại cho quân bên kia, riêng TĐ1ND cũng hy sinh không nhỏ ở trận này, 242 đã mất đi 4 vị Thần ưng (3) thân thiết nhất ở Đồi 1062 này trong 3 tuần đầu giao tranh. Sau gần một năm hành quân tại Thường Đức, chúng tôi, Lữ Đoàn I Nhảy Dù gồm 3 tiểu đoàn tác chiến 1, 8 và 9ND được lệnh rời mục tiêu Đồi 1062 để về Sài Gòn trang bị đơn vị và dưỡng quân.
Khói lửa chiến tranh tiếp tục lan vào cửa ngõ Sài Gòn:
Thời gian dưỡng quân và trang bị đơn vị tại hậu cứ TĐ1ND, trại Nguyễn Trung Hiếu tọa lạc trên đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn, không bao lâu thì lại được lệnh lên đường hành quân. Nhưng lần hành quân này là Tiểu khu Long Khánh, phía bắc Sài Gòn. Đây là lần đầu tiên trong đời lính Nhảy Dù được hành quân gần nhà. Từ hậu cứ TĐ1ND đến tỉnh Long Khánh khoảng hơn 80 cây số/km (59-60 miles/dặm Anh). 242 còn nhớ mãi cảnh một chiếc phản lực F5 hay A37... thả bom xuống Dinh Độc Lập lúc đoàn công-voa (convoy) GMC chở TĐ1ND trực chỉ Long Khánh ngang qua thủ đô Sài Gòn. Sau này mới biết là tên Trung úy phi công KLVNCH nằm vùng tên Nguyễn Thành Trung là thủ phạm trong việc ném bom này (4).
Khoảng hơn 2 giờ đồng hồ thì đoàn công-voa chở TĐ1ND vào địa phận Long Khánh, nơi đây AE nhảy dù bắt đầu thấy các Chiến xa M48 QLVNCH cũng đang di chuyển cùng chiều với đoàn công-voa chở quân Dù, nhìn cảnh này, trong thâm tâm 242 bắt đầu nghĩ đến chiến tranh chết chóc rất khốc liệt sắp xảy ra. Lúc này đây danh số 242 là trung đội trưởng thực thụ với 20 tay súng dưới tay tuổi từ 17..., ngồi gọn trong lòng Quân Xa GMC, riêng 242 sinh ngày 30-March-1954, vừa tròn 21 tuổi. Đoàn xe đến điểm hẹn rồi, và điểm hẹn cũng là tuyến xuất phát của cuộc hành quân này. Chúng tôi được đổ xuống một bìa rừng cao su, các Sĩ quan Trung đội trưởng nhận bản đồ hành quân, và đến xế chiều toàn thể TĐ1ND được trực thăng vận ngay vào “vùng hành quân”. Đêm nay anh Nhỏ, Tiểu đoàn trưởng TĐ9ND, bị thương vì đạn pháo, nghe đâu Nghĩa quân của giáo xứ Bảo Định cố thủ trong khuân viên giáo đường Bảo Định bắn nhầm quân bạn vì nghĩ đấy là quân VC nên ông Nhỏ lãnh đạn phải di tản!
TĐ1ND, Thiếu tá Ngô Tùng Châu K19VB, Tiểu đoàn trưởng, vào mặt trận Long Khánh với 5 đại đội như sau:
1. ĐĐ10ND: Đại Đội Súng Nặng, Trung úy Nhân(?) Đại đội trưởng chỉ huy, nhiệm vụ bảo vệ Bộ chỉ huy (BCH) TĐ1ND và yểm trợ hỏa lực cận phòng (cối 81ly) cho các đại đội tác chiến
2. ĐĐ11ND: Thiếu úy Khanh Đại đội trưởng chỉ huy
3.
ĐĐ12ND: Trung úy Thọ K25VBĐL chỉ huy
4. ĐĐ15ND*: Đại úy Lộc
K23VBĐL chỉ huy
5. ĐĐ14ND: Trung úy Hữu chỉ huy
ĐĐ11ND vào vùng hành quân với 4 trung đội và ban chỉ huy (bch) như sau:
Ø Trung đội 1 - Hắc Long (Rồng đen) do Thiếu úy Mẫn chỉ huy
Ø Trung đội 2 - Thanh Long (Rồng xanh) do Chuẩn úy Nguyễn Văn Ba chỉ huy
Ø Trung đội 5* – Hoàng Long (Rồng vàng) do Thiếu úy Nguyễn Bá Toản (T242) chỉ huy
Ø Trung đội 4 – Xích Long (Rồng đỏ) (242 không nhớ cu nào trách nhiệm khoản này)
Ø Bạch Long (Rồng trắng) - bch ĐĐ11ND do Thiếu úy Khanh Đại đội trưởng trụ trì.
Các danh hiệu truyền tin này do anh Thể đặt cho khi anh còn là Đại đội trưởng/ĐĐ11ND. Nghe rất cải lương đượm tí kiếm hiệp nhưng bùi tai, không ai phàn nàn.
* Vì một lý do nào đó (dị đoan) mà các đại đội thuộc TĐ1ND tránh các con số 3 và 13. Do đó mới có các Trung đội 5 [3] và Đại Đội 15 [13]
Vùng hành quân đầu tiên của TĐ1ND trong trận này bắt đầu là một ngôi làng nhỏ trong một khu vườn trái cây đang chín mọng. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời 242 thấy vườn trái cây mênh mông bao la với vô vàn trái cây chín thơm ngát một vùng như thế. Lác đác bên các gốc ổi đã có một số trái ổi rơi nằm trên đất và đang rữa thối, có lẽ vì chiến tranh đến bất thường nên các chủ vườn không thể hái trái cây đem ra chợ bán.
ĐĐ11ND được lệnh làm khinh binh tiến về ngôi làng nhỏ trên để làm đầu cầu tiến vào thị xã Xuân Lộc với Trung đội 1 của Thần ưng (3) Mẫn đi đầu, Trung đội 5 (242) bao chót. Trung đội 2 (Ba) theo chân 1, Trung đội Súng Nặng 4 luôn cặp sát bch đại đội do Thần ưng Khanh làm Sĩ quan Đại đội trưởng. Nơi đây - ngày hôm nay - có một sự việc trọng đại xảy ra: Đại úy Trần Văn Thể K24VB đã bàn giao ĐĐ11ND cho Thiếu úy Khanh và anh Thể về BCH TĐ1ND giữ chức Sĩ quan hành quân, tức Ban 3 Tiểu Đoàn.
Khoảng trưa, Trung đội 5 vượt qua một vườn ổi xá-lị chín thơm phưng phức, không có bóng dáng đồng bào ở đây, lúc này địch pháo kích bằng cối 61ly rải rác không chính xác vào khu vực ĐĐ11ND đang hành quân tảo thanh. 242 nghỉ dừng chân, nhân tiện thưởng thức ổi xá-lị chín với Binh nhất (B1) Tập (những cây ổi ở đây rất thấp, cao ngang nhau, không cần trèo, có lẽ là loại cây “chiết” nên cao vừa tầm tay hái). Hai AE đang dùng ổi chín và ngợi khen ổi Long Khánh thì... Đoành! Một trái đạn cối 61ly của địch quân vu vơ (random) rơi ngay bên hông và đốn ngã người lính nhảy dù cao, đẹp trai, B1 Tập, người anh cao hơn cả cây ổi. Tập trút hơi thở bên cây ổi chín thơm ngát mùi quê hương miền nam nước Việt... lặng lẽ không lời trăn trối. Nhìn người AE Nhảy Dù ra đi mà chết điếng người! Khoảng cách giữa 2 AE chúng tôi lúc bấy giờ gần lắm, có thể bắt tay nhau được. Bụi đất bu quanh hai AE và quả ổi cũng biến mất khỏi bàn tay khi ấy, 242 không hề hấn gì. Đúng ra, Tập đã chết thay cho 242. “quả ổi” định mệnh đã khiến 242 phân vân không ngừng nhiều ngày sau đó. Vì nếu anh ta cứ tiếp tục di chuyển hay 242 đã không rủ hắn hái ổi thì Tập vẫn còn sống đâu đây trên quả đất này.
ĐĐ11ND vào vùng hành quân với 4 trung đội và ban chỉ huy (bch) như sau:
Ø Trung đội 1 - Hắc Long (Rồng đen) do Thiếu úy Mẫn chỉ huy
Ø Trung đội 2 - Thanh Long (Rồng xanh) do Chuẩn úy Nguyễn Văn Ba chỉ huy
Ø Trung đội 5* – Hoàng Long (Rồng vàng) do Thiếu úy Nguyễn Bá Toản (T242) chỉ huy
Ø Trung đội 4 – Xích Long (Rồng đỏ) (242 không nhớ cu nào trách nhiệm khoản này)
Ø Bạch Long (Rồng trắng) - bch ĐĐ11ND do Thiếu úy Khanh Đại đội trưởng trụ trì.
Các danh hiệu truyền tin này do anh Thể đặt cho khi anh còn là Đại đội trưởng/ĐĐ11ND. Nghe rất cải lương đượm tí kiếm hiệp nhưng bùi tai, không ai phàn nàn.
* Vì một lý do nào đó (dị đoan) mà các đại đội thuộc TĐ1ND tránh các con số 3 và 13. Do đó mới có các Trung đội 5 [3] và Đại Đội 15 [13]
Vùng hành quân đầu tiên của TĐ1ND trong trận này bắt đầu là một ngôi làng nhỏ trong một khu vườn trái cây đang chín mọng. Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời 242 thấy vườn trái cây mênh mông bao la với vô vàn trái cây chín thơm ngát một vùng như thế. Lác đác bên các gốc ổi đã có một số trái ổi rơi nằm trên đất và đang rữa thối, có lẽ vì chiến tranh đến bất thường nên các chủ vườn không thể hái trái cây đem ra chợ bán.
ĐĐ11ND được lệnh làm khinh binh tiến về ngôi làng nhỏ trên để làm đầu cầu tiến vào thị xã Xuân Lộc với Trung đội 1 của Thần ưng (3) Mẫn đi đầu, Trung đội 5 (242) bao chót. Trung đội 2 (Ba) theo chân 1, Trung đội Súng Nặng 4 luôn cặp sát bch đại đội do Thần ưng Khanh làm Sĩ quan Đại đội trưởng. Nơi đây - ngày hôm nay - có một sự việc trọng đại xảy ra: Đại úy Trần Văn Thể K24VB đã bàn giao ĐĐ11ND cho Thiếu úy Khanh và anh Thể về BCH TĐ1ND giữ chức Sĩ quan hành quân, tức Ban 3 Tiểu Đoàn.
Khoảng trưa, Trung đội 5 vượt qua một vườn ổi xá-lị chín thơm phưng phức, không có bóng dáng đồng bào ở đây, lúc này địch pháo kích bằng cối 61ly rải rác không chính xác vào khu vực ĐĐ11ND đang hành quân tảo thanh. 242 nghỉ dừng chân, nhân tiện thưởng thức ổi xá-lị chín với Binh nhất (B1) Tập (những cây ổi ở đây rất thấp, cao ngang nhau, không cần trèo, có lẽ là loại cây “chiết” nên cao vừa tầm tay hái). Hai AE đang dùng ổi chín và ngợi khen ổi Long Khánh thì... Đoành! Một trái đạn cối 61ly của địch quân vu vơ (random) rơi ngay bên hông và đốn ngã người lính nhảy dù cao, đẹp trai, B1 Tập, người anh cao hơn cả cây ổi. Tập trút hơi thở bên cây ổi chín thơm ngát mùi quê hương miền nam nước Việt... lặng lẽ không lời trăn trối. Nhìn người AE Nhảy Dù ra đi mà chết điếng người! Khoảng cách giữa 2 AE chúng tôi lúc bấy giờ gần lắm, có thể bắt tay nhau được. Bụi đất bu quanh hai AE và quả ổi cũng biến mất khỏi bàn tay khi ấy, 242 không hề hấn gì. Đúng ra, Tập đã chết thay cho 242. “quả ổi” định mệnh đã khiến 242 phân vân không ngừng nhiều ngày sau đó. Vì nếu anh ta cứ tiếp tục di chuyển hay 242 đã không rủ hắn hái ổi thì Tập vẫn còn sống đâu đây trên quả đất này.
Sơ qua về
Tập: Anh là người rất chịu khó, “rất khỏe mạnh” và can đảm, bơi
giỏi, có thể thích hợp với Người Nhái hơn là Nhảy Dù, người anh cao
ráo và đẹp mã, một con người rất tháo vát, quê anh ở vùng 4. Hồi
đánh ở Đồi 1062, có một lần, TĐ1ND không nhận được quân lương (tiếp
tế), cả Trung đội 5 chúng tôi cạn lương khô lẫn tươi. Để cứu đói,
một mình Tập lặng lẽ xuống núi/hạ san (Đồi 1062 cao 1.62km) vào làng
Hà Nha, đi không địa bàn hướng dẫn, nhắm một đường thẳng từ đỉnh
xuống chân núi. Thời tiết hôm ấy lại âm u nữa, hạ san dễ nhưng lên
khó, mây mù phủ đỉnh núi suốt ngày nên từ chân núi nhìn lên không
biết đỉnh nào là mục tiêu mình muốn đến. Vậy mà chỉ hơn nửa ngày,
Tập đã trở lại quả núi với vài ký ngô pha gạo mua được của dân làng
Hà Nha dưới chân núi. Mỗi lần nghĩ đến tình cảnh này, 242 phải ngậm
ngùi thương nhớ về người chiến binh Nhảy Dù này khôn nguôi, 242
không thể quên đi được hình ảnh ngày hôm đó và cái chết của Tập, nó
cứ ám ảnh mãi mãi thôi....
Trở lại chiến trận Long Khánh,
trong ngày này, ĐĐ11ND đã chiếm trọn vẹn ngôi làng nhỏ, lục soát và
đã tìm thấy một số dân trốn trong hầm (đào trong nhà dân). Không
phát hiện một tên địch trong vùng hành quân.
Đường vào Xuân Lộc:
Tuần thứ 3, tháng tư, 1975: ĐĐ11ND tiếp tục hành quân tiến về thị xã Xuân Lộc thuộc Tiểu khu Long khánh. Trên đoạn đường này, đơn vị hành quân bình an vô sự hay gặp sự phản kháng rất yếu ớt từ hướng địch quân cộng sản Bắc Việt. Vào một buổi sáng tinh sương, chúng tôi họp hành quân ở một bìa rừng cao su với Đại đội trưởng Khanh, Khanh chia công tác cho các thần ưng như sau: Trung đội 5 khinh binh (các Trung đội, ngoại trừ Trung đội Súng Nặng, của ĐĐ11ND thường chia phiên nhau làm khinh binh trong các công tác chiến trường); Trung đội 1 (Mẫn) đi sau trừ bị; Trung đội 2 Chuẩn úy Ba và Trung đội 4 (Súng Nặng) cùng bch đại đội đi sau cùng. Vào ngày này khu vực hành quân của ĐĐ11ND rất thanh bình, không có pháo kích hay tiếng súng cá nhân nổ tí tách trong rừng cây quanh vùng. Trưa hôm ấy cả ĐĐ11ND dùng cơm ở một bìa rừng cao su trước khi xuất quân.
Khoảng 13:30g Hoàng Long (danh hiệu truyền tin của Trung đội 5) bắt đầu vượt tuyến xuất phát từ bìa rừng và tuần tự là các “Long” đã được anh Khanh chia cắt. Đi được hơn một giờ thì Bạch Long lệnh cho khinh binh báo cáo tình hình. Hoàng Long tả địa hình cho Bạch Long biết hướng tiến quân đằng trước hoàn toàn trống trải, không chạm địch, rất thinh lặng. Khanh lệnh cho toàn ĐĐ11ND dừng chân để anh lên quan sát địa hình. Khanh đổi đội hình tiến quân: Hoàng Long hành quân lục soát vườn mía và bảo vệ sườn trái cho đại đội, Hắc Long tiến vào rừng phía trước. Đi được khoảng hơn nửa giờ thì Hắc Long (Trung đội 1/ĐĐ11ND) bị lọt ổ phục kích của địch khi đoàn quân vừa chạm mí rừng. Thần ưng Mẫn cùng các khinh binh đầu của anh bị hạ tại chỗ không phản ứng kịp. Lệnh Bạch Long cho toàn đại đội án binh bất động và TĐ1ND đã điều động ĐĐ15ND của anh Lộc (K23VBĐL), từ hướng tây bắc tiến xuống giải quyết ổ phục kích trước khi hoàng hôn xuống. Chiến công này là của Thần ưng Lịch từ ĐĐ15ND sang tiếp ứng cho thằng 11.
Kết quả: địch bỏ lại dăm bảy xác chết, một trong các khẩu súng cá nhân tịch thu được của địch gồm 1 khẩu CKC bắn sẻ. Khẩu này đã bắn Thiếu úy Mẫn phía trước từ trán xuyên qua ót và nón sắt, ngay phút đầu tiên Hắc Long lọt ổ phục kích.
Đêm nay, Đại đội trưởng chia cắt công việc cho các Thần ưng còn lại của ĐĐ11ND: Trung đội 1 do Trung sĩ nhất Nguyễn Văn Đức hay "Đức đen" thay thế cố Trung úy Mẫn vừa tử trận hôm chiều, cùng với Trung đội 2 và 4 bao bọc bch đại đội, Trung đội 5 khinh binh nằm tiền đồn cho ĐĐ11ND bên kia cánh rừng.
Một điều cần để ý là các “thần ưng” (3) ngày ấy còn trẻ lắm, không có kinh nghiệm chiến trường, đã hy sinh một cách lãng nhách, và cố Trung úy Khanh là trường hợp điển hình. Khanh được đôn lên chức Đại đội trưởng ĐĐ11ND khi anh Thể nhận nhiệm vụ mới, trưởng B3 (ban hành quân) tiểu đoàn. Cũng nên biết, ĐĐ11ND là Đại Đội Nhảy Dù tiên khởi của Binh chủng Nhảy Dù/VNCH và là đại đội đầu tiên của Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH xếp theo thứ tự. Đêm nay, Khanh cho các Sĩ quan Trung đội trưởng biết anh sẽ sử dụng lại hệ thống phòng thủ vừa mới lấy được của địch quân. 242 quan sát hệ thống hầm hố này và nhận thấy đây chỉ là loại hầm dã chiến vừa mới được thiết lập vội vã vì vật liệu dùng làm hầm còn “tươi rói”, AE đề nghị: thế cũng được nhưng phải sửa sang lại cho chắc hơn, vì kinh nghiệm từ mặt trận Thường Đức, hầm hố chiến đấu ở Thường Đức rất kiên cố, của cả ta lẫn địch. Có lẽ vì thiếu kinh nghiệm hay vì một lý do nào đó... mà Khanh đã không chú ý đến đề nghị của AE. Hừng đông hôm sau, địch trả thù dùng cối 61ly của chúng dội vào hệ thống phòng thủ bch ĐĐ11ND suốt nửa giờ đồng hồ và hậu quả là Khanh tử trận ngay trong căn hầm chỉ huy vừa chiếm được của địch chiều hôm qua bằng một loại đạn pháo vòng cầu rất tầm thường.
Trong tuần này, ngay tại địa thế này, ĐĐ11ND gặp vận đen, trong chỉ vỏn vẹn hai ngày, tử thần đã cướp đi hai Thần Ưng và 3-4 khinh binh Nhảy Dù ưu tú của Sư Đoàn Nhảy Dù. Riêng phe địch để lại 5, 7 xác chết và một ít súng cá nhân xoàng. Trong cuộc giao tranh này, phía địch đã lời to, và ta lỗ quá mất thôi! Anh Thể tạm thời xử lý thường vụ ĐĐ11ND. Khi ra Phước Tuy thì bàn giao lại cho 242.
Sau trận phục kích ĐĐ11ND này thì khoảng 2 đêm sau, toàn thể TĐ1ND được lệnh triệt thoái khỏi mặt trận Long Khánh. 242 còn nhớ rất rõ đó là một đêm trăng thanh gió mát, bầu trời ban đêm đầy sao và rất thơ mộng cộng thêm với hương thơm ngát từ vườn cây ăn trái đang chín tới. 242 bàng hoàng vì lệnh cho gài mìn trước khi thực hiện buổi dạ hành. Ý thức được đây là tài sản mầu mỡ của đồng bào miền nam, nên đã lờ đi không gài mìn trước khi rời địa điểm. Kể từ đêm nay, 242 bắt đầu nghĩ vận nước đã hết cho toàn thể miền nam nước Việt bởi vì rất dễ hiểu thôi: Long Khánh là cửa ngõ của Sài Gòn, rút khỏi Long Khánh và còn gài mìn nữa thì... chẳng còn gì nữa để gỡ gạc.
Kết luận: trong hai trận đánh: Thường Đức và Long Khánh, cường độ đạn bay giữa hai bên thật khủng khiếp. Người ta không thể cậy tài để khoe khoang chiến tích của họ... Ai đó đã nói rất đúng: “trên chiến địa, chỉ có đạn tránh người chứ người không thể tránh đạn.” Thật thế, có thấy đạn bay đâu mà tránh né chúng được! Là bổn đạo Công giáo, 242 nghĩ Thiên Chúa đã phái một hay nhiều Thiên Thần từ trời cao xuống gìn giữ mình nên mới thoát được các trận chiến kinh khủng này. Đây chỉ là “niềm tin” hay “đức tin” của một cá nhân thôi.
Trên đây là câu chuyện về trận đánh của ĐĐ11ND/TĐ1ND tại mặt trận Long Khánh. Kính mời quý vị theo dõi phần II, cuộc triệt thoái của TĐ1ND từ Mặt trận Long Khánh về Tiểu khu Phước Tuy, và sau đó là cuộc vượt biên có một không hai của QLVNCH do Lữ Đoàn I Nhảy Dù QLVNCH thực hiện vào ngày 30-Tháng-4-Đen “năm ấy”.
Đường vào Xuân Lộc:
Tuần thứ 3, tháng tư, 1975: ĐĐ11ND tiếp tục hành quân tiến về thị xã Xuân Lộc thuộc Tiểu khu Long khánh. Trên đoạn đường này, đơn vị hành quân bình an vô sự hay gặp sự phản kháng rất yếu ớt từ hướng địch quân cộng sản Bắc Việt. Vào một buổi sáng tinh sương, chúng tôi họp hành quân ở một bìa rừng cao su với Đại đội trưởng Khanh, Khanh chia công tác cho các thần ưng như sau: Trung đội 5 khinh binh (các Trung đội, ngoại trừ Trung đội Súng Nặng, của ĐĐ11ND thường chia phiên nhau làm khinh binh trong các công tác chiến trường); Trung đội 1 (Mẫn) đi sau trừ bị; Trung đội 2 Chuẩn úy Ba và Trung đội 4 (Súng Nặng) cùng bch đại đội đi sau cùng. Vào ngày này khu vực hành quân của ĐĐ11ND rất thanh bình, không có pháo kích hay tiếng súng cá nhân nổ tí tách trong rừng cây quanh vùng. Trưa hôm ấy cả ĐĐ11ND dùng cơm ở một bìa rừng cao su trước khi xuất quân.
Khoảng 13:30g Hoàng Long (danh hiệu truyền tin của Trung đội 5) bắt đầu vượt tuyến xuất phát từ bìa rừng và tuần tự là các “Long” đã được anh Khanh chia cắt. Đi được hơn một giờ thì Bạch Long lệnh cho khinh binh báo cáo tình hình. Hoàng Long tả địa hình cho Bạch Long biết hướng tiến quân đằng trước hoàn toàn trống trải, không chạm địch, rất thinh lặng. Khanh lệnh cho toàn ĐĐ11ND dừng chân để anh lên quan sát địa hình. Khanh đổi đội hình tiến quân: Hoàng Long hành quân lục soát vườn mía và bảo vệ sườn trái cho đại đội, Hắc Long tiến vào rừng phía trước. Đi được khoảng hơn nửa giờ thì Hắc Long (Trung đội 1/ĐĐ11ND) bị lọt ổ phục kích của địch khi đoàn quân vừa chạm mí rừng. Thần ưng Mẫn cùng các khinh binh đầu của anh bị hạ tại chỗ không phản ứng kịp. Lệnh Bạch Long cho toàn đại đội án binh bất động và TĐ1ND đã điều động ĐĐ15ND của anh Lộc (K23VBĐL), từ hướng tây bắc tiến xuống giải quyết ổ phục kích trước khi hoàng hôn xuống. Chiến công này là của Thần ưng Lịch từ ĐĐ15ND sang tiếp ứng cho thằng 11.
Kết quả: địch bỏ lại dăm bảy xác chết, một trong các khẩu súng cá nhân tịch thu được của địch gồm 1 khẩu CKC bắn sẻ. Khẩu này đã bắn Thiếu úy Mẫn phía trước từ trán xuyên qua ót và nón sắt, ngay phút đầu tiên Hắc Long lọt ổ phục kích.
Đêm nay, Đại đội trưởng chia cắt công việc cho các Thần ưng còn lại của ĐĐ11ND: Trung đội 1 do Trung sĩ nhất Nguyễn Văn Đức hay "Đức đen" thay thế cố Trung úy Mẫn vừa tử trận hôm chiều, cùng với Trung đội 2 và 4 bao bọc bch đại đội, Trung đội 5 khinh binh nằm tiền đồn cho ĐĐ11ND bên kia cánh rừng.
Một điều cần để ý là các “thần ưng” (3) ngày ấy còn trẻ lắm, không có kinh nghiệm chiến trường, đã hy sinh một cách lãng nhách, và cố Trung úy Khanh là trường hợp điển hình. Khanh được đôn lên chức Đại đội trưởng ĐĐ11ND khi anh Thể nhận nhiệm vụ mới, trưởng B3 (ban hành quân) tiểu đoàn. Cũng nên biết, ĐĐ11ND là Đại Đội Nhảy Dù tiên khởi của Binh chủng Nhảy Dù/VNCH và là đại đội đầu tiên của Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH xếp theo thứ tự. Đêm nay, Khanh cho các Sĩ quan Trung đội trưởng biết anh sẽ sử dụng lại hệ thống phòng thủ vừa mới lấy được của địch quân. 242 quan sát hệ thống hầm hố này và nhận thấy đây chỉ là loại hầm dã chiến vừa mới được thiết lập vội vã vì vật liệu dùng làm hầm còn “tươi rói”, AE đề nghị: thế cũng được nhưng phải sửa sang lại cho chắc hơn, vì kinh nghiệm từ mặt trận Thường Đức, hầm hố chiến đấu ở Thường Đức rất kiên cố, của cả ta lẫn địch. Có lẽ vì thiếu kinh nghiệm hay vì một lý do nào đó... mà Khanh đã không chú ý đến đề nghị của AE. Hừng đông hôm sau, địch trả thù dùng cối 61ly của chúng dội vào hệ thống phòng thủ bch ĐĐ11ND suốt nửa giờ đồng hồ và hậu quả là Khanh tử trận ngay trong căn hầm chỉ huy vừa chiếm được của địch chiều hôm qua bằng một loại đạn pháo vòng cầu rất tầm thường.
Trong tuần này, ngay tại địa thế này, ĐĐ11ND gặp vận đen, trong chỉ vỏn vẹn hai ngày, tử thần đã cướp đi hai Thần Ưng và 3-4 khinh binh Nhảy Dù ưu tú của Sư Đoàn Nhảy Dù. Riêng phe địch để lại 5, 7 xác chết và một ít súng cá nhân xoàng. Trong cuộc giao tranh này, phía địch đã lời to, và ta lỗ quá mất thôi! Anh Thể tạm thời xử lý thường vụ ĐĐ11ND. Khi ra Phước Tuy thì bàn giao lại cho 242.
Sau trận phục kích ĐĐ11ND này thì khoảng 2 đêm sau, toàn thể TĐ1ND được lệnh triệt thoái khỏi mặt trận Long Khánh. 242 còn nhớ rất rõ đó là một đêm trăng thanh gió mát, bầu trời ban đêm đầy sao và rất thơ mộng cộng thêm với hương thơm ngát từ vườn cây ăn trái đang chín tới. 242 bàng hoàng vì lệnh cho gài mìn trước khi thực hiện buổi dạ hành. Ý thức được đây là tài sản mầu mỡ của đồng bào miền nam, nên đã lờ đi không gài mìn trước khi rời địa điểm. Kể từ đêm nay, 242 bắt đầu nghĩ vận nước đã hết cho toàn thể miền nam nước Việt bởi vì rất dễ hiểu thôi: Long Khánh là cửa ngõ của Sài Gòn, rút khỏi Long Khánh và còn gài mìn nữa thì... chẳng còn gì nữa để gỡ gạc.
Kết luận: trong hai trận đánh: Thường Đức và Long Khánh, cường độ đạn bay giữa hai bên thật khủng khiếp. Người ta không thể cậy tài để khoe khoang chiến tích của họ... Ai đó đã nói rất đúng: “trên chiến địa, chỉ có đạn tránh người chứ người không thể tránh đạn.” Thật thế, có thấy đạn bay đâu mà tránh né chúng được! Là bổn đạo Công giáo, 242 nghĩ Thiên Chúa đã phái một hay nhiều Thiên Thần từ trời cao xuống gìn giữ mình nên mới thoát được các trận chiến kinh khủng này. Đây chỉ là “niềm tin” hay “đức tin” của một cá nhân thôi.
Trên đây là câu chuyện về trận đánh của ĐĐ11ND/TĐ1ND tại mặt trận Long Khánh. Kính mời quý vị theo dõi phần II, cuộc triệt thoái của TĐ1ND từ Mặt trận Long Khánh về Tiểu khu Phước Tuy, và sau đó là cuộc vượt biên có một không hai của QLVNCH do Lữ Đoàn I Nhảy Dù QLVNCH thực hiện vào ngày 30-Tháng-4-Đen “năm ấy”.
****** ||| ******
II
- Cuộc vượt biển có một không hai của QLVNCH,
LĐIND (Lữ Đoàn I Nhảy Dù) Vượt biển Đông – 30/4/1975
LĐIND (Lữ Đoàn I Nhảy Dù) Vượt biển Đông – 30/4/1975
TĐ1ND rút khỏi Mặt
trận Long Khánh
Khoảng ngày 25-4-1975, TĐ1ND được lệnh lui binh khỏi Long Khánh trong một đêm trăng sao với khí trời mát mẻ trong lành. Hừng đông hôm sau thì thấy vô số dân-quân Long Khánh cùng tháp tùng với đoàn quân Lữ Đoàn I Nhảy Dù rời Long Khánh. Lộ trình: Long Khánh-Phước Tuy-Bà Rịa. Chỉ huy cuộc lui binh này là cố Trung tá Lê Hồng (anh tử trận ở Thái Lan khi đi theo đám AE Hoàng Cơ Minh lập chiến khu ở Thái vào đầu thập niên 80) lúc bấy giờ là Lữ đoàn phó Lữ Đoàn I Nhảy Dù. Anh là sĩ quan cao cấp nhất của Nhảy Dù bọc hậu cho cả đoàn quân: “Đoàn quân” đây ngoài Lữ Đoàn I Nhảy Dù, còn có các lực lượng Địa Phương Quân, Nghĩa quân, Cảnh sát, dân chúng, v.v. của tỉnh Long Khánh không muốn sống với cộng sản. 242 ước lượng có khoảng gần 1 sư đoàn “người” theo gót chân Nhảy Dù tìm cách rời Long Khánh ngày hôm đó. Đông lắm! Đông như kiến! Đoàn người hướng về tỉnh Phước Tuy rất dài, dài lê thê... rất thê thảm! Rất thê lương! Không thể tưởng tượng nổi! Không khác gì ĐẠI LỘ KINH HOÀNG NĂM XƯA mặc dù 242 chưa từng thấy ĐLKH này. Ngày nay, thỉnh thoảng nghĩ về ngày này năm ấy vẫn còn cảm giác “rùng mình”.
Trong đêm và suốt buổi sáng trên đường lui binh chúng tôi không chạm địch. Đến xế chiều thì cánh ĐĐ11ND và BCH TĐ1ND do Thiếu tá Ngô Tùng Châu chỉ huy bị địch phục kích ngay tại chân núi đất phía bên kia đường. Tại nơi này nghe nói đêm trước đó, một Trung đội Trinh Sát Nhảy Dù, 1 Pháo Đội Nhảy Dù 105ly, và quan đầu tỉnh Long Khánh đã bị phục kích và “bị” thiệt hại đáng kể. Trở lại đoàn quân lui binh: ổ phục kích tương đối nhỏ và đã bị TĐ1ND dọn dẹp sạch sẽ trong vài phút giao tranh, đổi lại ta mất Thần ưng Nhành, Khóa 27VBĐL mới về TĐ1ND không lâu. Theo lời y-tá Tiểu Đoàn thuật lại, Nhành bị miểng lựu đạn ghim vào nơi cột tủy sống (spinal cord) không cử động được, AE ĐĐ11ND thay phiên nhau cõng Nhành về đến địa đầu tỉnh Phước Tuy thì Nhành trút hơi thở cuối cùng. Xác anh được Chiến xa di tản về Phước Tuy. Vì Nhành là lính mới nên BCH Tiểu Đoàn chưa trao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị tác chiến cho anh. Tổng kết hy sinh về nhân mạng của ĐĐ11ND tính đến thời điểm này là 3 ông Thần ưng (3) (2 sĩ quan thiếu úy trừ bị và 1 hiện dịch). Ấy là chưa kể các AE binh sĩ đã hy sinh trong trận này, và các AE binh sĩ mất tích, và vẫn còn mất tích cho đến ngày hôm nay, Thứ Bảy, March 4, 2015....
Đường về Vũng Tàu
Sau cuộc hành quân triệt thoái khỏi mặt trận Long Khánh về tỉnh Phước Tuy, TĐ1ND được bổ xung quân số và nhận quân lương. Quân số các đại đội của TĐ1ND đã giảm đi 1 phần vì trên đường di tản từ mặt trận Long Khánh về Tiểu khu Phước Tuy một số binh sĩ đã thất lạc trong rừng người, một số thì tự động bỏ ngũ đi riêng rẽ hay sáp nhập vào các Tiểu Đoàn khác... Riêng ĐĐ11ND nhận thêm 2 Sĩ quan tân binh K29/30 VBĐL. Người về thì cũng có người đi, trong ngày này, Trung sĩ Giang, cựu xạ thủ súng cối 81ly Tiểu Đoàn được thuyên chuyển về ĐĐ11ND đã đến xin 242 cho phép anh ta được rời đơn vị (vĩnh viễn), đã đến nước này thì giữ người ta ở lại cũng vô ích thôi, 242 chúc Giang thượng lộ bình an, bây giờ không biết Giang lưu lạc nơi đâu. Cùng ngày các Kế toán trưởng của TĐ1ND ra tiền phương phát lương cho AE và họ về trong ngày bằng trực thăng Chinook, cũng trong tuần này, các đệ nhất phu nhân và con cái họ đã bay ra Vũng Tàu bằng trực thăng Chinook để thăm các quan chỉ huy Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn phó, và các Tiểu đoàn trưởng của các Tiểu Đoàn Nhảy Dù 1, 8 và 9.
Ở Phước Tuy, bch ĐĐ11ND đóng ngay tại Pháo Đội 155ly của Tiểu khu Phước Tuy, Pháo Đội này còn đầy đủ súng ống và đạn dược nhưng hình như không còn người nữa (căn cứ bỏ trống). Chiều hôm đó, 242 được lệnh của Tiểu Đoàn cho phá hủy Pháo Đội 155ly này và lên đường, đây là chặng đường lui binh lần thứ hai và điểm hẹn là Bến Đá, Vũng Tàu. Trên đường triệt thoái, đoàn quân nghỉ chân ở một ngôi làng (không nhớ tên) đến gần sáng có một xe vận tải Molotova của VC đi lạc vào chính giữa đoàn quân đang nghỉ ngơi, và đã bị các chiến binh Dù tiêu diệt trong vài phút, xe bốc cháy sáng cả một góc trời trong đêm đen... và sau cùng tan thành tro bụi. Rạng sáng, ĐĐ11ND băng qua sông Phước Tuy, ĐĐ14ND của anh Hữu đi về hướng cầu Cỏ May (242 chỉ còn nhớ rất rõ đội hình lui binh của ĐĐ11ND của mình thôi).
Đoàn quân băng qua sông Phước Tuy đến buổi chiều thì nước thủy triều lên đến cổ, giây dù đã được các AE ĐĐ11ND buộc qua các thân cây tràm (mọc dưới sông) để đoàn quân nương theo mà đi. Nếu không có sợi giây dù này thì đoàn quân ĐĐ11ND đã chết đuối giữa dòng sông hôm ấy. Hành trang của 242 lúc bấy giờ gồm những hình ảnh kỷ niệm, nhật ký ghi chép từ Khối Bổ Sung/Sư Đoàn Nhảy Dù ra đến Cổ Bi, Thường Đức, quyển sổ danh sách của Trung đội 5 hồi 73-74, mấy bao gạo sấy, v.v. đều cuốn theo dòng nước, chỉ còn lại mấy quả lựu đạn và vài kíp đạn M-16 nằm dưới đáy ba-lô không bị rơi xuống nước thôi. Khoảng 16-17 giờ chiều thì đoàn quân gặp được 3 chiếc ghe buôn muối bằng gỗ của dân đi ngang qua, cả 3 chiếc ghe lúc bấy giờ không chở muối. Họ thấy AE Nhảy Dù đang tiến thối lưỡng nan nên động lòng ngừng lại (hay đã có ai ở đâu đó chỉ thị cho họ làm điều này?) vớt đoàn quân Nhảy Dù lên và đưa AE về Bến Đá, Vũng Tàu an toàn. Khi đoàn thuyền ra đến giữa sông thì 242 thấy các AE ĐĐ14ND của anh Hữu (242 đoán thế thôi chứ không rõ đơn vị nào của Lữ Đoàn I Nhảy Dù) cho giật sập cầu Cỏ May để chặn quân cộng sản Bắc Việt không cho tiến vào thị xã Vũng Tàu, nhất là Chiến xa của chúng.
Về đến Vũng Tàu, đêm hôm đó và suốt ngày hôm sau ĐĐ11ND đóng trên một chòm núi ở Bãi sau (hay Bãi trước, không còn nhớ nữa) gần một ngôi chùa nhỏ và xinh xắn nằm trên núi, không nhớ rõ chùa ni tên chi nhưng phong cảnh thật thơ mộng, quan sát bằng ống nhòm thấy có một vài thầy lảng vảng quanh hiên chùa, không ngờ lại bị mấy thầy “Thích-Đề-Lô” này gọi pháo chào mừng, 242 bèn cho AE ngự ngay vào chùa và xung quanh chùa, làm một cuộc “kim sơn” (5) trong chùa chỉ thấy còn có một ni cô già thôi, còn mấy “thầy” Thích-Đề-Lô kia đã tàng hình đâu đó rồi. Nhờ vậy mà không còn bị ăn pháo lai rai nữa.
Đường về bến tàu Vàm Láng, Tiểu khu Gò Công
Sau khi nghỉ ngơi ở Bến Đá một đêm, ngày hôm sau Lữ Đoàn I Nhảy Dù chia nhau lên các con tàu đã bị “ai đó” trưng thu hay tịch thu, cướp, hay cưỡng ép của dân... (cũng có thể do chủ nhân tàu tình nguyện) như sau:
• BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù đi trên chiếc tàu buôn lớn Sài Gòn-Hồng Kông. Tàu có tên là “Vĩnh Nguyên” (7) được cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ.
• TĐ1ND đi trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ, và một số binh sĩ của 8 và 9 Dù đi trên thuyền của ĐĐ11ND. (Đặc biệt trên thuyền của 242 có hai Sĩ quan khách: 1 đại úy hay thiếu tá (?) TQLC tên Liễu, khóa đàn anh của anh Thể (vì nghe anh gọi ông ta bằng “niên trưởng”) nhờ anh Thể cho đi quá giang và 1 đại úy Địa Phương Quân không quen biết xin đi cùng).
• Tiểu đoàn 8 & 9 Nhảy Dù đi trên hai chiếc tàu lớn bằng sắt.
Đoàn tàu & ghe đánh cá chở Lữ Đoàn I Nhảy Dù rời Bến Đá, Vũng Tàu lúc xế chiều ngày 30/4/1975 trực chỉ bến Vàm Láng, Tiểu khu Gò Công. Trên đường từ Vũng Tàu về Gò Công trời nổi cơn giông bão to, AE không quen đi thuyền trên biển nên nhiều người bị say sóng, ói ra đến mật xanh vì thuyền cứ nhảy 1 điệu điên loạn do sóng biển gây ra suốt dọc đường. Có lúc tưởng như thuyền sắp chìm xuống vực sâu, 242 có một khoảnh khắc quẩn trí bi quan... nghĩ rằng đoàn quân sẽ phải chết ở đây thôi - và cái chết này chỉ là chết chìm... chết trôi sông... chẳng vinh dự tẹo nào, lịch sử dân tộc VN sẽ cho là không đúng nghĩa “tử sĩ” tử trận trên một chiến địa đàng hoàng... Nhưng rồi lại tự an ủi mình có mệnh hệ nào thì cũng là “tử vì nước thôi!” Nhưng Trời cao chỉ hù/ghẹo Nhảy Dù vài phút thôi, sau cơn giông bão thì trời sáng tỏ. Đoàn tàu cặp bến Vàm Láng khoảng 15-16 giờ chiều. Đại bộ phận BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù và một số binh sĩ từ hai Tiểu Đoàn 8 & 9 ở lại trên tàu buôn “Vĩnh Nguyên” và các tàu sắt.
Đổ bộ lên bến Vàm Láng:
TĐ1ND đổ bộ lên chợ Vàm Láng trước nhất vì đi các thuyền đánh cá nhỏ nên cặp bến rất dễ dàng, các Sĩ quan CH Lữ Đoàn I Nhảy Dù như các anh Châu, Đỉnh, Hồng, v.v. cũng đã lên chợ Vàm Láng, Đại úy Tiếp (Sĩ quan B3/Lữ Đoàn I Nhảy Dù) nằm lại tàu buôn “Vĩnh Nguyên”, tàu chở BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù, để canh chừng tên “tài công” trốn mất sẽ không có ai lái tàu (nghe nói thế). Riêng 242 phải nằm lại trên thuyền con vì say sóng, khi tỉnh lại mới mò lên bến, lúc này một số các AE binh sĩ có radio nên nghe được lệnh “đầu hàng” của tên tổng thống miền nam VN cuối cùng Dương văn Minh. Khi 242 lên chợ Vàm Láng thì được biết anh Thể đã đưa một số các AE của ĐĐ11ND và đám truyền tin TĐ1ND lên Tiểu khu Gò Công để bắt tay với bác tỉnh trưởng ở đó (không rõ các đại đội khác của TĐ1ND có đi với anh Thể hay không). Khi anh Thể trên đường lên Tiểu khu GC bằng Quân Xa GMC thì cùng lúc ông đại tá tỉnh trưởng GC (quên tên lão này mất rồi) và vợ con cũng di tản khỏi tòa tỉnh Gò Công về bến Vàm Láng để di tản.... Cũng nên biết là Vàm Láng không có một tiếng súng của địch cũng như của ta. Vàm Láng thuộc Vùng 4 của ta lúc bấy giờ rất thanh bình!
Chuyện vui buồn trên bờ sông Vàm Láng (VL) vào ngày 30/4/1975:
Ở thời điểm này, 242 đi lang thang trong chợ Vàm Láng, dùng số tiền lương còn lại vừa mới lãnh hôm nọ ở Phước Tuy đớp mấy tô phở lót lòng, ăn xong rảo bước vào một căn nhà tôn lớn của chợ VL thì gặp Trung tá Lữ đoàn phó Lê Hồng, đang ngồi giữa nhà với một số AE, anh Hồng không nói gì, cũng không cử động, dáng vẻ anh trầm tư và bình tĩnh đáng sợ. 242 chán quá lại bỏ đi ra đường, lang thang một hồi thì thấy một đám đông gồm toàn quân nhân Nhảy Dù đang bu quanh một chiếc xe jeep nhà binh Nhảy Dù, 242 tò mò đến xem thì ra là bác Trung tá Lữ đoàn trưởng Nguyễn Văn Đỉnh, và đây là lần đầu tiên 242 gặp mặt Lữ đoàn trưởng kể từ lúc tình nguyện về Binh chủng Nhảy Dù. 242 đến trễ nên chỉ thấy cảnh quan quân khóc như mưa, nhất là các Sĩ quan tân binh mới được bổ về TĐ1ND lúc còn ở Phước Tuy, lại nghe anh Đỉnh tuyên bố với AE đại khái như: sẽ đưa AE sang Úc định cư, v.v. Lúc này, thấy anh Thể trở về bến Vàm Láng trên Quân Xa GMC với một vài AE..., anh Thể đã để lại một số binh sĩ TĐ1ND trên Tiểu khu Gò Công, và trở lại Vàm Láng định để chở tiếp nữa.) Nhưng mọi sự liên hệ đến chiến tranh & đánh đấm... đều đã chấm dứt từ đây.
Phút chia ly trên bờ sông Vàm Láng:
Sau cùng anh Đỉnh anh Châu thay quần áo dân sự, chia tay với Lữ Đoàn I Nhảy Dù, và họ về Sài Gòn (trên một chiếc xe gắn máy hiệu Honda?)... để đón gia đình của họ. Trước khi đi, anh Đỉnh yêu cầu Lữ Đoàn đợi các anh ấy ở bến Vàm Láng trong lúc họ (Đỉnh & Châu) về Sài Gòn tìm vợ con... rồi sẽ trở lại đây... và a-lê... “chúng ta sẽ cùng nhau đi sang Úc Đại Lợi định cư!!!” Sau khi họ rời khỏi đơn vị thì Lữ đoàn phó Lê Hồng để các AE tự quyết định với số phận của họ: một là theo anh, hai là về với gia đình. Đa số AE và hầu hết các sĩ quan trẻ đều chọn con đường về với gia đình họ, cũng nhiều lắm, mọi người được đem theo vũ khí cá nhân để tự vệ trong khi đi đường, chỉ tội cho số AE kẹt lại trên Tiểu khu GC không biết lệnh lạt chi cả vì lúc này anh Thể đã quyết định đi theo Lữ Đoàn I Nhảy Dù vượt biên chứ không trở về Tiểu khu GC nữa, không biết anh Thể có liên lạc bằng máy truyền tin cho họ biết không? Riêng các AE còn lại và 242 chọn con đường vượt biên theo anh Hồng, bình tĩnh vào chợ VL ăn uống cho buổi tối ngày hôm ấy, cũng may là bến Vàm Láng vào ngày hôm đó không có chuyện gì xảy ra, không thấy một tên VC nào lai vãng gây sự nơi đây. Chợ Vàm Láng cũng rất vui vẻ như không có gì xảy ra, một quang cảnh thật thanh bình. Ăn uống xong thì trời tối, đoàn quân lục tục lên các con tàu đang đậu chờ ở ngoài khơi Vàm Láng, Gò Công để hành trình ra biển Đông. Trước khi lên tàu, như đã hứa với anh Đỉnh và anh Châu, anh Hồng đã để lại bến Vàm Láng một trung đội Nhảy Dù, Trung đội 1 của ĐĐ11ND do Trung sĩ nhất Đức thế anh Mẫn làm Trung đội trưởng, để chờ hai ông (Đỉnh & Châu) và gia quyến họ, anh Hồng còn giao hẹn nếu đúng 23giờ00, tức 11giờ đêm hôm đó mà không thấy 2 anh Đỉnh & Châu trở lại thì trung đội Đức đen phải rút về tàu Lữ đoàn ngay.
Giây phút kinh hoàng trên tàu buôn “Vĩnh Nguyên”:
Tàu này chở BCH LĐ1ND, TĐ1ND, Đại tá tỉnh trưởng tỉnh Gò công & gia đình ông, gia đình ông bà Mekong Nguyễn Văn Minh (một nhà buôn giầu có ở Vùng I), và một số dân sự mà 242 không bao giờ biết họ là ai. 242 chỉ nghe AE kể lại chuyện như vầy: Anh Tiếp ở lại trên tàu lữ đoàn với nhiệm vụ canh giữ “tài công” của tàu “Vĩnh Nguyên” không cho lão bỏ trốn, nhưng anh Tiếp nhà ta đã bị lão già kia bịp sao đó, để cho lão lên bến Vàm Láng ăn uống, kết quả dĩ nhiên là ông “tài công” này đã trở thành con chim xổ lồng bay tự do khắp muôn phương! Mọi người trên tàu buồn và lo lắng lắm, sau cùng thì bên TĐ9ND có một thiếu úy (không rõ tên) biết lái ghe trên sông, tình nguyện làm “tài công bất đắc dĩ” (8) cho con tàu “Vĩnh Nguyên”. Thực hư ra sao về chuyện “tài công bỏ trốn” thì chỉ có anh Tiếp B3 Lữ Đoàn biết rõ nhất thôi.
Đường ra biển Đông
Khi chàng đã Lỗi hẹn:
Trong khi chờ đợi 2 ông Đỉnh & Châu trở lại cùng với gia đình họ thì hai tàu lớn bằng sắt chở Tiểu Đoàn 8 & TĐ9ND đã cao chạy xa bay. 22 giờ 30 phút, tức 10:30 giờ đêm 30/4/1975, tàu BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù nổ máy và bắt đầu từ từ lướt sóng, trực chỉ Vũng Tàu và sau đó là biển Đông! 23 giờ tức 11:00 giờ đêm, Trung đội 1/ĐĐ11ND của Trung sĩ nhất Đức không thấy 2 anh Đỉnh-Châu như đã hẹn ban chiều, biết là họ đã không về được điểm hẹn nữa nên Đức phải rút trung đội khỏi vị trí để đuổi theo cho kịp tàu Lữ Đoàn. Thật tội nghiệp cho trung đội Đức, bầu trời đêm hôm đó không mưa nhưng mây đen che mất ánh trăng làm đêm đen mù mịt trên sông, ghe nhỏ đuổi tàu lớn, hì hục mãi gần nửa giờ đồng hồ mới đưa hết Trung đội 1 lên tàu lớn được, thật gian nan! Trong lúc vượt sông ra bể lớn, tàu Lữ Đoàn lại đụng phải một đồn canh của dân chài, đụng sập hoàn toàn cái đồn bằng cây dùng như ngọn Hải đăng để đưa dẫn ghe đánh cá, nhưng không gây thương vong cho ai trên tàu cũng như trên sông, thật là may! Khoảng 2 hay 3 giờ sáng thì con tàu lướt qua địa phận Vũng Tàu, và chẳng bao lâu thì ra biển lớn, anh Tiếp đi vòng quanh trên boong tàu, dặn dò và trấn an mọi người, trong khi 242 kiểm soát lại khẩu Colt-45 của mình và lên nòng sẵn sàng chờ... nếu tàu bị vỡ vì một lý do gì, thề quyết không để cho mình chết đuối được (242 không biết bơi, rất sợ bị ngộp nước). Khi con tàu qua khỏi biển Vũng Tàu thì trời sáng trăng, không còn mây mù nữa, mặt nước phẳng lặng như tờ, không một tiếng động. Từ lúc rời bến Vàm Láng, suốt đêm trường cho đến gần sáng, anh Hồng một mình gọi các tàu chở Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù qua hệ thống máy PRC-25, giọng anh oang oang trong đêm thanh vắng trên biển Thái Bình bao la, có lúc nghe giọng anh như giọng của một con chim lạc đàn mất mẹ, rất thê lương và thảm thiết như... “Hồng Vân đây! (6) Các anh đã bỏ tôi rồi...”. Nhưng rồi trước khi trời sáng, anh Hồng đã liên lạc được với Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù. Và chẳng bao lâu thì ba con tàu chở đoàn quân Lữ Đoàn I Nhảy Dù nhìn thấy nhau trong tầm mắt thường.
Lữ Đoàn I Nhảy Dù và chiếc phao cứu mạng khổng lồ:
Đoàn tàu tiếp tục lướt trên mặt biển sáng ngày 31/4/1975 đến khoảng 10:00giờ sáng thì gặp được chiếc “xà-lan” khổng lồ đang được một chiếc tàu kéo (tugboat) trên biển do 1 thủy thủ người Thái Lan điều khiển. Chiếc xà-lan này ngày xưa được quân đội Hoa Kỳ dùng để chứa vũ khí và đạn dược tiếp viện cho QLVNCH (nghe nói thế), sau ngày 30/4/1975 đã được quân đội Mỹ chuyển thành hòn đảo di động tý hon đón các thuyền nhân tỵ nạn miền nam VN muốn rời bỏ thiên đàng cộng sản. Xà-lan lớn bằng một sân vận động FootBall của Mỹ (in-field), xung quanh được bao bọc bằng bốn bức tường với 4 lớp bao cát dầy, bên ngoài cùng và bên trong cùng là lớp lưới bằng sắt để giữ cho các bao cát không bị đổ. Chiếc xà-lan khổng lồ này lúc đó đang trôi chầm chậm, rất là chậm trên mặt biển Đông một mình, và nhờ vậy mà đoàn tàu Lữ Đoàn I Nhảy Dù đuổi kịp trong vòng nửa giờ đồng hồ khi phát hiện được nó. Đến nơi thì thấy dân chúng đang ngồi trên các bờ tường bao cát của chiếc xà-lan này, đông lắm, đông như đàn cá mòi trên biển.
Có một ông lúc bấy giờ, nghe nói y là một Đại tá QLVNCH, thấy đoàn tàu Lữ Đoàn I Nhảy Dù quăng giây cáp sang xà lan để cặp vào thì lão ta hoảng quá, cầm megaphone ra lệnh cho đoàn tàu Nhảy Dù rằng “Mỹ họ bắt quý vị phải vất hết vũ khí và đạn dược xuống biển thì nó mới cho lên xà-lan” (đại khái thế). Bên tàu Nhảy Dù nghe theo và quăng hết mọi thứ xuống biển, chưa yên tâm, y ta tiếp tục ra lệnh “các bạn phải thay quân phục đang mặc bằng y phục dân thường thì Mỹ họ mới chịu cho lên xà-lan!” Lúc này đa số quân Nhảy Dù đã đổ bộ lên xà-lan, 242 cũng đã lên được xà-lan, phải phì cười vì chỉ thấy toàn “mỹ mũi tẹt”, chả thấy một mống “mỹ mũi lõ” nào cả.
Thấy “lính dù đông và hùng dũng” quá, bà con dân sự trên xà-lan mỗi gia đình cống hiến quần áo cho mỗi tên lính nhảy dù để thay thế cho bộ quân phục họ đang mặc, vì quần áo đủ mọi loại đến từ nhiều tầng lớp dân chúng trên xà-lan, phút chốc đã biến đoàn quân Nhảy Dù uy phong lẫm liệt hàng đầu của QLVNCH giống như một đoàn người bị bệnh “Đồng tình luyến ái” đang diễn hành trên các đại lộ Hoa Kỳ đòi quyền luyến ái tự do như những cặp tình nhân nam nữ bình thường vậy. Có một gia đình thấy 242 ngồi đực mặt ra đó (vì khát nước) không chịu nhận quần áo, nên một cô trong gia đình “động tâm” đã chọn được một cái áo T-Shirt mầu xanh lợt vừa vặn, lịch sự, và một chiếc quần đen ống loa híp-pi, 242 miễn cưỡng mặc chiếc áo thôi, đã trở thành bán quân sự, trên “dân” dưới “lính”.
Sau khi ăn diện xong thì 242 đi kiếm nước uống, may quá, trong người còn giữ khẩu Colt-45 (phát cho Đại đội trưởng ở Phước Tuy), 242 bèn gỡ hết các viên đạn quẳng xuống biển, đem đến thành xà-lan cạnh chiếc tàu kéo đổi cho tên thủy thủ lấy một lon soda uống cho đỡ khát. Lúc đó trên người 242 còn lại mấy thứ rất giá trị: hai tấm thẻ bài, giấy tờ cá nhân, chiếc địa bàn, tấm bản đồ hành quân Long Khánh, chiếc quần Nhảy Dù đang mặc lúc bấy giờ, và đôi giầy hành quân còn khá mới (sau này lên tàu Mỹ chiếc địa bàn và bản đồ hành quân bị lính “TQLC Mỹ nó” tịch thu, các thứ khác thì “Mỹ nó” trả lại). Trong lúc tàu lữ đoàn quăng giây cáp nối vào chiếc xà-lan, trung sĩ Vân (người của BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù) điều khiển đầu giây phía bên xà-lan, vì sơ ý nên đã bị giây cáp nghiến gẫy một chân, sau này lên tàu Mỹ, các bác sĩ Mỹ cưa chân (nghe nói thế) anh Vân vì xương gẫy nát không bó được! Thật tội nghiệp cho anh Vân trở thành Thương Phế binh bất đắc dĩ. Không biết Vân bây giờ sống chết phương nào!
Vĩnh biệt tàu “Vĩnh Nguyên” (7):
Ai đó đã đem đến cho Lữ Đoàn I Nhảy Dù con tàu này, toàn thân nó bằng gỗ, nhiệm vụ chính của nó là chở hàng hóa trao đổi giữa hai nước Hồng Kông và Việt Nam trong thời chiến. Nó đã cứu mạng sống của rất nhiều chiến binh Lữ Đoàn I Nhảy Dù và một số gia đình dân sự vào những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Khi toàn thể các AE Nhảy Dù đổ bộ lên chiếc xà-lan thì con tàu “Vĩnh Nguyên” cũng đã được ai đó phóng hỏa ngay trên biển Đông! Lúc đi trên con tàu này, 242 thấy nó to và hùng vĩ thế nào thì khi lên chiếc xà-lan, nhìn lại thấy nó thật nhỏ bé như hạt cát trên sa mạc vậy. Bây giờ nhớ lại hình ảnh xưa, thật là bùi ngùi và thương cảm! Không biết vị thiếu úy TĐ9ND, một “tài công bất đắc dĩ” (8) của con tàu này hiện nay đang trôi dạt nơi nao? Và cũng không biết lão “tài công” chính của con tàu “Vĩnh Nguyên” này bây giờ sống chết ra sao?
Con tàu sắt “Kimbro”, vị cứu tinh của Lữ Đoàn I Nhảy Dù:
Chiếc xà-lan chở Lữ Đoàn I Nhảy Dù và dân tỵ nạn cộng sản lênh đênh trên biển vài giờ đồng hồ, sau cùng gặp Đệ Thất Hạm đội Thái Bình Dương của Hải Quân Hoa Kỳ trong ngày. Chiếc xà-lan cặp vào một chiếc tàu bằng sắt khổng lồ chở hàng của Mỹ, tàu sơn xanh cứt ngựa (màu xanh nhà binh), mang tên Kimbro, đang nằm trong vòng bảo vệ của Đệ Thất Hạm đội HQ Hoa Kỳ. Dân số trên chiếc xà-lan lúc bấy giờ 242 phỏng đoán khoảng chừng 2000-3000 người, đông như giòi. Đợt đầu dân chúng giành nhau lên chiếc tàu sắt này rất ư là vô trật tự, họ bu lên thành xà-lan đông quá làm một bên thành đổ và đè chết một hai... người, lính TQLC Mỹ trên tàu không can thiệp, dân chúng mạnh ai nấy lên. Nhảy Dù thấy cảnh hỗn loạn này không xong, sợ tàu Mỹ bỏ đi nên AE đề cử anh Thể ra làm trưởng toán trật tự điều khiển đoàn người lên tàu tỵ nạn rất có bài bản và rất mau chóng. Dân yếu lên trước, thanh niên và lính lên sau. Lúc bấy giờ anh Thể còn mặc quân phục, và nhờ có cái giọng oang oang nên mỗi lần lão ta hét là thiên hạ hồn phi phách tán im re ngay. Anh Thể và toán trật tự Nhảy Dù gồm khoảng 2 tiểu đội thôi đã làm cho lính TQLC Mỹ trên tàu lé mắt. Và kết quả là mọi người trên xà-lan đã được lên tàu tỵ nạn an toàn và nhanh chóng. Phải ca ngợi Nhảy Dù nhà mình một phát, Nhảy Dù đi tới đâu là bà con hưởng ứng một cách tích cực tới đó!
Khi 242 đặt chân lên tàu Kimbro thì thấy quang cảnh trên boong tàu giống như một cái thành phố nho nhỏ, lều che mưa và nắng đủ kiểu & đủ mọi mầu sắc dựng lên khắp boong tàu, từ trước ra sau, y hệt như bãi biển Nha Trang vào ngày cuối tuần. Nhìn những người trong các căn lều này thì 242 biết là họ thuộc giai cấp thượng tầng trong xã hội miền nam VN lúc bấy giờ, và không biết họ cắm trại trên con tàu này từ khi nào? Lữ Đoàn I Nhảy Dù được đưa xuống hầm cuối cùng của con tàu để ăn, ngủ, và ị nơi đây, đường lên boong tàu là một chiếc thang lưới lớn được giăng từ trái sang phải hai bên thành tàu, chiếc thang làm bằng giây thừng lớn cỡ cổ tay của ta. Mỗi ngày lính TQLC Mỹ thả một nửa thùng phi cơm nhão và cá hộp xuống hầm tàu cho đoàn quân Nhảy Dù tỵ nạn cộng sản ăn, mỗi ngày lính TQLC MỸ câu đi thùng phân đã được quân Nhảy Dù giải quyết ngay trong hầm tàu... (thùng phân và thùng cơm là một thùng phi được cưa đôi).
Kimbro bình thản lướt sóng trên biển Đông đúng 4 ngày 3 đêm thì tới vịnh Subic của Phi Luật Tân. Tàu cặp bến buổi chiều. Thời tiết trên biển Đông lúc bấy giờ thật tốt, nắng ráo, ban đêm thì có trăng soi sáng mát mẻ. Mỗi ngày dân tỵ nạn cộng sản dưới hầm được lên boong tàu tắm một lần vào buổi trưa. Các phòng tắm dã chiến được lính TQLC đóng dọc bên ngoài thành tàu với những thanh gỗ 2x4... Trên tàu cũng đã có 1 người phụ nữ có thai rơi xuống biển và chết đang lúc tắm. Trong suốt cuộc hành trình về vịnh Subic, 242 thấy Thủy thủ đoàn của tàu Kimbro đã thủy táng một hai người tỵ nạn chết trên tàu vì lý do nào đó.
Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi đặt chân lên vịnh Subic, mắt 242 bị sưng húp hầu như gần mù... vì ở dưới hầm tàu nhiều ngày thiếu không khí, oi bức và mất vệ sinh, nhưng chỉ vài giờ đồng hồ sau là bệnh sưng mắt biến mất mà không cần đến thuốc men. Tại vịnh Subic lúc này có rất nhiều hội đoàn thiện nguyện địa phương lẫn ngoại quốc (đa số là dân Mỹ đang đóng ở vịnh Subic) giúp cho dân tỵ nạn ta, người tỵ nạn đông như nêm cối, chiều hôm đó mọi người đều phải làm thủ tục và thay quần áo mới để bay sang đảo Guam, lãnh thổ của Hoa Kỳ. Đến vịnh Subic thì các Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù đường ai nấy đi, riêng BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù và một số AE TĐ1ND gom lại độ 100 tên đi theo anh Hồng vì anh Hồng biết nói tiếng Anh lúc bấy giờ và lại hoạt bát nữa, vả lại anh Châu đã về với gia đình nên TĐ1ND chỉ còn dựa vào anh Hồng thôi, các quan còn lại trong nhóm 100 tên gồm có Trung tá Lê Hồng (Lữ đoàn phó), Đại úy Đỗ Tiếp (B3/Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù), Đại úy Trần Văn Thể (B3/TĐ1ND), và Thiếu úy Nguyễn Bá Toản (ĐĐ11ND), tất cả đều xuất thân từ TĐ1ND và đã một thời từng được anh Hồng chỉ huy khi anh còn là Tiểu đoàn trưởng TĐ1ND, và đây cũng là lý do tự nhiên 4 sĩ quan còn lại gắn bó với nhau trên suốt con đường di tản. Ngay ngày hôm đó anh Hồng xin được cho cả 100 AE đi chung một chuyến bay trên chiếc phản lực cơ C-141 của Không Lực Hoa Kỳ, máy bay rời phi trường Clark lúc chợp tối, đến quá khuya mới đáp xuống đảo Guam, đoàn người phải ngủ lại tại căn cứ không quân Anderson, Guam, sáng dậy dùng điểm tâm và sau đó được xe buýt quân đội Hoa Kỳ chở thẳng về trại tỵ nạn trên đảo Guam đã dựng sẵn.
Guam, lãnh thổ hiền hòa nằm ngoài lục địa Mỹ, hòn đảo của người tỵ nạn cộng sản VN đầu tiên: Đây là trại tỵ nạn cộng sản đầu tiên trên hòn đảo nhỏ này, khí hậu ở đây thật nóng nhưng xung quanh là biển nên cũng đỡ oi bức. Đến đảo Guam cũng là anh Hồng xin ban quản trị trại cho cả toán Nhảy Dù theo anh ở chung một dãy lều thật là vui, AE đi đâu đều có nhau, 4 AE sĩ quan ở chung một lều. Vài ngày sau thì bà Đỉnh cùng các con bà đến tìm gặp anh Hồng trong căn lều TĐ1ND, khóc như mưa, lúc bấy giờ cậu con trai của anh Đỉnh bị thương ở cổ tay vì trúng đạn pháo kích ở Vũng Tàu khi cả gia đình ra VT thăm anh Đỉnh (nghe nói thế).
Vài ngày sau các Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù cũng đến đảo Guam, riêng TĐ9ND do anh Lê Mạnh Đường làm Tiểu đoàn trưởng thay cho Trung tá Nhỏ bị thương ở mặt trận LK, anh Đường lãnh đạo Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù ở đảo Guam “rất máu”, đã “nổi danh” ở trại tỵ nạn này. Đoàn 100 quân nhân Nhảy Dù theo anh Hồng sống ở trại tỵ nạn Guam thật là thần tiên, không phải làm việc gì cả, ngày 3 bữa xếp hàng vào nhà bàn ăn cơm Mỹ, ăn-ngủ và đi lông nhông rất thoải mái.
Lữ Đoàn I Nhảy Dù định cư tại Mỹ quốc:
Ở đảo Guam đúng một tháng thì nhóm 100 AE Nhảy Dù lại được anh Hồng xin ban quản trị trại cho được phân phối về ở chung trại tỵ nạn mang tên Indiantown Gap, nằm ở ngoại ô thành phố Harrisburg, tiểu bang Pennsylvania, đây là một trại lính National Guard Mỹ với đầy đủ tiện nghi. Trại tỵ nạn Indiantown Gap chứa trên 11,000 ngàn dân tỵ nạn cộng sản VN lúc bấy giờ. AE rời đảo Guam trên chiếc phản lực cơ C-141 của KQ Hoa Kỳ, hừng sáng, phi cơ ngừng ở phi trường Honolulu, tiểu bang Hạ Uy Di sau 5 giờ bay để tiếp tế xăng, sau đó trực chỉ hướng lục địa Mỹ, tiểu bang Pennsylvania. Toán đầu tiên 100 AE của Lữ Đoàn I Nhảy Dù về trại này vào đầu tháng sáu năm 1975, sau đó có một số các AE Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù cũng về đây. Và một lần nữa, trời xui đất khiến sao đó mà cả 4 sĩ quan xuất thân từ TĐ1ND đều ở chung một phòng trong một Barrack.
Người Mỹ rất chu đáo, trại tỵ nạn cộng sản Indiantown Gap có nhà ăn tập thể (mess hall), giáo đường, trường học dậy tiếng Anh cho mọi người, các thầy giáo dậy Anh ngữ đa số là các sinh viên của các đại học tình nguyện làm việc cho trại vào mùa hè 1975. Ở đây khoảng 1 tháng thì anh Hồng được một cựu cố vấn Mỹ ngày xưa của Sư Đoàn Nhảy Dù/QLVNCH bảo trợ anh về thành phố Fayetteville, tiểu bang North Carolina, nơi có Sư đoàn 82 Nhảy Dù Mỹ đồn trú. Tiếp theo, anh Hồng bảo trợ anh Tiếp về ở chung với anh, khoảng 1 tháng sau khi anh Hồng rời trại, anh đã tìm được một gia đình người Mỹ bảo trợ cho 242, và 242 rời trại Indiantown Gap tháng 8 năm 1975. Còn anh Thể thì về định cư ở thành phố Pasadena (nghe nói thế), tiểu bang California. Riêng các AE khác thì họ được các nhà thờ Công giáo và Tin lành bảo trợ từng nhóm. Ở tiểu bang North carolina, Hồng, Tiếp và Toản hầu như gặp nhau mỗi cuối tuần, AE hàn huyên tâm sự về việc học hành và công việc làm ăn... Anh Hồng làm nghề “xếp đù” cho SĐ82ND Hoa Kỳ thời kỳ này. Một năm sau thì anh Hồng về tiểu bang Virginia làm việc cho gia đình ông chủ tiệm Thực phẩm Mekong tại thành phố Arlington, Northern Virginia.
Đến đây là chấm dứt câu truyện “vượt biển của Lữ Đoàn I Nhảy Dù QLVNCH”.
Kết luận:
Như đã trình bày trong câu truyện, suốt cuộc hành quân triệt thoái từ mặt trận Long Khánh ra Phước Tuy, về Vũng Tàu, và sau cùng là Gò Công.... Trung tá Lê Hồng, Lữ đoàn phó, luôn luôn trong bộ quân phục Nhảy Dù với đầy đủ vũ khí trong tay, một mình điều khiển toàn bộ Lữ Đoàn I Nhảy Dù đến nơi an toàn. Anh không bao giờ bỏ AE một phút, anh cũng có gia đình với 6 con mọn như nhiều đồng đội khác. Sau khi tên DVM tuyên bố đầu hàng bọn xâm lăng cộng sản Bắc Việt anh vẫn tiếp tục ở với AE Lữ Đoàn I Nhảy Dù cho đến khi mọi người đến được miền đất hứa Hoa Kỳ. Trong suốt thời gian này anh đã không bao giờ tỏ vẻ mềm yếu nơi chốn ba quân, anh cũng không bao giờ nhắc đến gia đình của anh, anh Hồng cũng đã không tuyên bố hay hứa một điều gì lớn với đồng đội, chẳng hạn như đưa AE đi Mỹ định cư, v.v. Và đặc biệt nhất là anh Hồng rất trân trọng bộ quân phục Nhảy Dù của anh, chỉ thay bộ quân phục khi tàu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thôi.
Tóm lại, cố Trung tá Lê Hồng, Lữ đoàn phó Lữ Đoàn I Nhảy Dù có được những đức tính sau đây: Lương thiện, can đảm và kiên nhẫn, chung thủy với đồng đội và gia đình, là một quân nhân chỉ huy tác chiến ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Anh Hồng là một Sĩ quan Đặc biệt. Cuộc đời binh nghiệp của anh bắt đầu từ cấp bậc thấp nhất trong QĐVNCH, Binh nhì. Vì thế, trong anh Lê Hồng là ba quân nhân Nhảy dù tiêu biểu: Một Binh nhì Nhảy Dù, một Hạ sĩ quan Nhảy Dù, và một Sĩ quan Nhảy Dù. Ba người Chiến binh Nhảy Dù này đã hun đúc một Trung tá Lê Hồng bất diệt cho Sư Đoàn Nhảy Dù nói riêng và cho QLVNCH nói chung!
Khoảng ngày 25-4-1975, TĐ1ND được lệnh lui binh khỏi Long Khánh trong một đêm trăng sao với khí trời mát mẻ trong lành. Hừng đông hôm sau thì thấy vô số dân-quân Long Khánh cùng tháp tùng với đoàn quân Lữ Đoàn I Nhảy Dù rời Long Khánh. Lộ trình: Long Khánh-Phước Tuy-Bà Rịa. Chỉ huy cuộc lui binh này là cố Trung tá Lê Hồng (anh tử trận ở Thái Lan khi đi theo đám AE Hoàng Cơ Minh lập chiến khu ở Thái vào đầu thập niên 80) lúc bấy giờ là Lữ đoàn phó Lữ Đoàn I Nhảy Dù. Anh là sĩ quan cao cấp nhất của Nhảy Dù bọc hậu cho cả đoàn quân: “Đoàn quân” đây ngoài Lữ Đoàn I Nhảy Dù, còn có các lực lượng Địa Phương Quân, Nghĩa quân, Cảnh sát, dân chúng, v.v. của tỉnh Long Khánh không muốn sống với cộng sản. 242 ước lượng có khoảng gần 1 sư đoàn “người” theo gót chân Nhảy Dù tìm cách rời Long Khánh ngày hôm đó. Đông lắm! Đông như kiến! Đoàn người hướng về tỉnh Phước Tuy rất dài, dài lê thê... rất thê thảm! Rất thê lương! Không thể tưởng tượng nổi! Không khác gì ĐẠI LỘ KINH HOÀNG NĂM XƯA mặc dù 242 chưa từng thấy ĐLKH này. Ngày nay, thỉnh thoảng nghĩ về ngày này năm ấy vẫn còn cảm giác “rùng mình”.
Trong đêm và suốt buổi sáng trên đường lui binh chúng tôi không chạm địch. Đến xế chiều thì cánh ĐĐ11ND và BCH TĐ1ND do Thiếu tá Ngô Tùng Châu chỉ huy bị địch phục kích ngay tại chân núi đất phía bên kia đường. Tại nơi này nghe nói đêm trước đó, một Trung đội Trinh Sát Nhảy Dù, 1 Pháo Đội Nhảy Dù 105ly, và quan đầu tỉnh Long Khánh đã bị phục kích và “bị” thiệt hại đáng kể. Trở lại đoàn quân lui binh: ổ phục kích tương đối nhỏ và đã bị TĐ1ND dọn dẹp sạch sẽ trong vài phút giao tranh, đổi lại ta mất Thần ưng Nhành, Khóa 27VBĐL mới về TĐ1ND không lâu. Theo lời y-tá Tiểu Đoàn thuật lại, Nhành bị miểng lựu đạn ghim vào nơi cột tủy sống (spinal cord) không cử động được, AE ĐĐ11ND thay phiên nhau cõng Nhành về đến địa đầu tỉnh Phước Tuy thì Nhành trút hơi thở cuối cùng. Xác anh được Chiến xa di tản về Phước Tuy. Vì Nhành là lính mới nên BCH Tiểu Đoàn chưa trao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị tác chiến cho anh. Tổng kết hy sinh về nhân mạng của ĐĐ11ND tính đến thời điểm này là 3 ông Thần ưng (3) (2 sĩ quan thiếu úy trừ bị và 1 hiện dịch). Ấy là chưa kể các AE binh sĩ đã hy sinh trong trận này, và các AE binh sĩ mất tích, và vẫn còn mất tích cho đến ngày hôm nay, Thứ Bảy, March 4, 2015....
Đường về Vũng Tàu
Sau cuộc hành quân triệt thoái khỏi mặt trận Long Khánh về tỉnh Phước Tuy, TĐ1ND được bổ xung quân số và nhận quân lương. Quân số các đại đội của TĐ1ND đã giảm đi 1 phần vì trên đường di tản từ mặt trận Long Khánh về Tiểu khu Phước Tuy một số binh sĩ đã thất lạc trong rừng người, một số thì tự động bỏ ngũ đi riêng rẽ hay sáp nhập vào các Tiểu Đoàn khác... Riêng ĐĐ11ND nhận thêm 2 Sĩ quan tân binh K29/30 VBĐL. Người về thì cũng có người đi, trong ngày này, Trung sĩ Giang, cựu xạ thủ súng cối 81ly Tiểu Đoàn được thuyên chuyển về ĐĐ11ND đã đến xin 242 cho phép anh ta được rời đơn vị (vĩnh viễn), đã đến nước này thì giữ người ta ở lại cũng vô ích thôi, 242 chúc Giang thượng lộ bình an, bây giờ không biết Giang lưu lạc nơi đâu. Cùng ngày các Kế toán trưởng của TĐ1ND ra tiền phương phát lương cho AE và họ về trong ngày bằng trực thăng Chinook, cũng trong tuần này, các đệ nhất phu nhân và con cái họ đã bay ra Vũng Tàu bằng trực thăng Chinook để thăm các quan chỉ huy Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn phó, và các Tiểu đoàn trưởng của các Tiểu Đoàn Nhảy Dù 1, 8 và 9.
Ở Phước Tuy, bch ĐĐ11ND đóng ngay tại Pháo Đội 155ly của Tiểu khu Phước Tuy, Pháo Đội này còn đầy đủ súng ống và đạn dược nhưng hình như không còn người nữa (căn cứ bỏ trống). Chiều hôm đó, 242 được lệnh của Tiểu Đoàn cho phá hủy Pháo Đội 155ly này và lên đường, đây là chặng đường lui binh lần thứ hai và điểm hẹn là Bến Đá, Vũng Tàu. Trên đường triệt thoái, đoàn quân nghỉ chân ở một ngôi làng (không nhớ tên) đến gần sáng có một xe vận tải Molotova của VC đi lạc vào chính giữa đoàn quân đang nghỉ ngơi, và đã bị các chiến binh Dù tiêu diệt trong vài phút, xe bốc cháy sáng cả một góc trời trong đêm đen... và sau cùng tan thành tro bụi. Rạng sáng, ĐĐ11ND băng qua sông Phước Tuy, ĐĐ14ND của anh Hữu đi về hướng cầu Cỏ May (242 chỉ còn nhớ rất rõ đội hình lui binh của ĐĐ11ND của mình thôi).
Đoàn quân băng qua sông Phước Tuy đến buổi chiều thì nước thủy triều lên đến cổ, giây dù đã được các AE ĐĐ11ND buộc qua các thân cây tràm (mọc dưới sông) để đoàn quân nương theo mà đi. Nếu không có sợi giây dù này thì đoàn quân ĐĐ11ND đã chết đuối giữa dòng sông hôm ấy. Hành trang của 242 lúc bấy giờ gồm những hình ảnh kỷ niệm, nhật ký ghi chép từ Khối Bổ Sung/Sư Đoàn Nhảy Dù ra đến Cổ Bi, Thường Đức, quyển sổ danh sách của Trung đội 5 hồi 73-74, mấy bao gạo sấy, v.v. đều cuốn theo dòng nước, chỉ còn lại mấy quả lựu đạn và vài kíp đạn M-16 nằm dưới đáy ba-lô không bị rơi xuống nước thôi. Khoảng 16-17 giờ chiều thì đoàn quân gặp được 3 chiếc ghe buôn muối bằng gỗ của dân đi ngang qua, cả 3 chiếc ghe lúc bấy giờ không chở muối. Họ thấy AE Nhảy Dù đang tiến thối lưỡng nan nên động lòng ngừng lại (hay đã có ai ở đâu đó chỉ thị cho họ làm điều này?) vớt đoàn quân Nhảy Dù lên và đưa AE về Bến Đá, Vũng Tàu an toàn. Khi đoàn thuyền ra đến giữa sông thì 242 thấy các AE ĐĐ14ND của anh Hữu (242 đoán thế thôi chứ không rõ đơn vị nào của Lữ Đoàn I Nhảy Dù) cho giật sập cầu Cỏ May để chặn quân cộng sản Bắc Việt không cho tiến vào thị xã Vũng Tàu, nhất là Chiến xa của chúng.
Về đến Vũng Tàu, đêm hôm đó và suốt ngày hôm sau ĐĐ11ND đóng trên một chòm núi ở Bãi sau (hay Bãi trước, không còn nhớ nữa) gần một ngôi chùa nhỏ và xinh xắn nằm trên núi, không nhớ rõ chùa ni tên chi nhưng phong cảnh thật thơ mộng, quan sát bằng ống nhòm thấy có một vài thầy lảng vảng quanh hiên chùa, không ngờ lại bị mấy thầy “Thích-Đề-Lô” này gọi pháo chào mừng, 242 bèn cho AE ngự ngay vào chùa và xung quanh chùa, làm một cuộc “kim sơn” (5) trong chùa chỉ thấy còn có một ni cô già thôi, còn mấy “thầy” Thích-Đề-Lô kia đã tàng hình đâu đó rồi. Nhờ vậy mà không còn bị ăn pháo lai rai nữa.
Đường về bến tàu Vàm Láng, Tiểu khu Gò Công
Sau khi nghỉ ngơi ở Bến Đá một đêm, ngày hôm sau Lữ Đoàn I Nhảy Dù chia nhau lên các con tàu đã bị “ai đó” trưng thu hay tịch thu, cướp, hay cưỡng ép của dân... (cũng có thể do chủ nhân tàu tình nguyện) như sau:
• BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù đi trên chiếc tàu buôn lớn Sài Gòn-Hồng Kông. Tàu có tên là “Vĩnh Nguyên” (7) được cấu trúc hoàn toàn bằng gỗ.
• TĐ1ND đi trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ, và một số binh sĩ của 8 và 9 Dù đi trên thuyền của ĐĐ11ND. (Đặc biệt trên thuyền của 242 có hai Sĩ quan khách: 1 đại úy hay thiếu tá (?) TQLC tên Liễu, khóa đàn anh của anh Thể (vì nghe anh gọi ông ta bằng “niên trưởng”) nhờ anh Thể cho đi quá giang và 1 đại úy Địa Phương Quân không quen biết xin đi cùng).
• Tiểu đoàn 8 & 9 Nhảy Dù đi trên hai chiếc tàu lớn bằng sắt.
Đoàn tàu & ghe đánh cá chở Lữ Đoàn I Nhảy Dù rời Bến Đá, Vũng Tàu lúc xế chiều ngày 30/4/1975 trực chỉ bến Vàm Láng, Tiểu khu Gò Công. Trên đường từ Vũng Tàu về Gò Công trời nổi cơn giông bão to, AE không quen đi thuyền trên biển nên nhiều người bị say sóng, ói ra đến mật xanh vì thuyền cứ nhảy 1 điệu điên loạn do sóng biển gây ra suốt dọc đường. Có lúc tưởng như thuyền sắp chìm xuống vực sâu, 242 có một khoảnh khắc quẩn trí bi quan... nghĩ rằng đoàn quân sẽ phải chết ở đây thôi - và cái chết này chỉ là chết chìm... chết trôi sông... chẳng vinh dự tẹo nào, lịch sử dân tộc VN sẽ cho là không đúng nghĩa “tử sĩ” tử trận trên một chiến địa đàng hoàng... Nhưng rồi lại tự an ủi mình có mệnh hệ nào thì cũng là “tử vì nước thôi!” Nhưng Trời cao chỉ hù/ghẹo Nhảy Dù vài phút thôi, sau cơn giông bão thì trời sáng tỏ. Đoàn tàu cặp bến Vàm Láng khoảng 15-16 giờ chiều. Đại bộ phận BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù và một số binh sĩ từ hai Tiểu Đoàn 8 & 9 ở lại trên tàu buôn “Vĩnh Nguyên” và các tàu sắt.
Đổ bộ lên bến Vàm Láng:
TĐ1ND đổ bộ lên chợ Vàm Láng trước nhất vì đi các thuyền đánh cá nhỏ nên cặp bến rất dễ dàng, các Sĩ quan CH Lữ Đoàn I Nhảy Dù như các anh Châu, Đỉnh, Hồng, v.v. cũng đã lên chợ Vàm Láng, Đại úy Tiếp (Sĩ quan B3/Lữ Đoàn I Nhảy Dù) nằm lại tàu buôn “Vĩnh Nguyên”, tàu chở BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù, để canh chừng tên “tài công” trốn mất sẽ không có ai lái tàu (nghe nói thế). Riêng 242 phải nằm lại trên thuyền con vì say sóng, khi tỉnh lại mới mò lên bến, lúc này một số các AE binh sĩ có radio nên nghe được lệnh “đầu hàng” của tên tổng thống miền nam VN cuối cùng Dương văn Minh. Khi 242 lên chợ Vàm Láng thì được biết anh Thể đã đưa một số các AE của ĐĐ11ND và đám truyền tin TĐ1ND lên Tiểu khu Gò Công để bắt tay với bác tỉnh trưởng ở đó (không rõ các đại đội khác của TĐ1ND có đi với anh Thể hay không). Khi anh Thể trên đường lên Tiểu khu GC bằng Quân Xa GMC thì cùng lúc ông đại tá tỉnh trưởng GC (quên tên lão này mất rồi) và vợ con cũng di tản khỏi tòa tỉnh Gò Công về bến Vàm Láng để di tản.... Cũng nên biết là Vàm Láng không có một tiếng súng của địch cũng như của ta. Vàm Láng thuộc Vùng 4 của ta lúc bấy giờ rất thanh bình!
Chuyện vui buồn trên bờ sông Vàm Láng (VL) vào ngày 30/4/1975:
Ở thời điểm này, 242 đi lang thang trong chợ Vàm Láng, dùng số tiền lương còn lại vừa mới lãnh hôm nọ ở Phước Tuy đớp mấy tô phở lót lòng, ăn xong rảo bước vào một căn nhà tôn lớn của chợ VL thì gặp Trung tá Lữ đoàn phó Lê Hồng, đang ngồi giữa nhà với một số AE, anh Hồng không nói gì, cũng không cử động, dáng vẻ anh trầm tư và bình tĩnh đáng sợ. 242 chán quá lại bỏ đi ra đường, lang thang một hồi thì thấy một đám đông gồm toàn quân nhân Nhảy Dù đang bu quanh một chiếc xe jeep nhà binh Nhảy Dù, 242 tò mò đến xem thì ra là bác Trung tá Lữ đoàn trưởng Nguyễn Văn Đỉnh, và đây là lần đầu tiên 242 gặp mặt Lữ đoàn trưởng kể từ lúc tình nguyện về Binh chủng Nhảy Dù. 242 đến trễ nên chỉ thấy cảnh quan quân khóc như mưa, nhất là các Sĩ quan tân binh mới được bổ về TĐ1ND lúc còn ở Phước Tuy, lại nghe anh Đỉnh tuyên bố với AE đại khái như: sẽ đưa AE sang Úc định cư, v.v. Lúc này, thấy anh Thể trở về bến Vàm Láng trên Quân Xa GMC với một vài AE..., anh Thể đã để lại một số binh sĩ TĐ1ND trên Tiểu khu Gò Công, và trở lại Vàm Láng định để chở tiếp nữa.) Nhưng mọi sự liên hệ đến chiến tranh & đánh đấm... đều đã chấm dứt từ đây.
Phút chia ly trên bờ sông Vàm Láng:
Sau cùng anh Đỉnh anh Châu thay quần áo dân sự, chia tay với Lữ Đoàn I Nhảy Dù, và họ về Sài Gòn (trên một chiếc xe gắn máy hiệu Honda?)... để đón gia đình của họ. Trước khi đi, anh Đỉnh yêu cầu Lữ Đoàn đợi các anh ấy ở bến Vàm Láng trong lúc họ (Đỉnh & Châu) về Sài Gòn tìm vợ con... rồi sẽ trở lại đây... và a-lê... “chúng ta sẽ cùng nhau đi sang Úc Đại Lợi định cư!!!” Sau khi họ rời khỏi đơn vị thì Lữ đoàn phó Lê Hồng để các AE tự quyết định với số phận của họ: một là theo anh, hai là về với gia đình. Đa số AE và hầu hết các sĩ quan trẻ đều chọn con đường về với gia đình họ, cũng nhiều lắm, mọi người được đem theo vũ khí cá nhân để tự vệ trong khi đi đường, chỉ tội cho số AE kẹt lại trên Tiểu khu GC không biết lệnh lạt chi cả vì lúc này anh Thể đã quyết định đi theo Lữ Đoàn I Nhảy Dù vượt biên chứ không trở về Tiểu khu GC nữa, không biết anh Thể có liên lạc bằng máy truyền tin cho họ biết không? Riêng các AE còn lại và 242 chọn con đường vượt biên theo anh Hồng, bình tĩnh vào chợ VL ăn uống cho buổi tối ngày hôm ấy, cũng may là bến Vàm Láng vào ngày hôm đó không có chuyện gì xảy ra, không thấy một tên VC nào lai vãng gây sự nơi đây. Chợ Vàm Láng cũng rất vui vẻ như không có gì xảy ra, một quang cảnh thật thanh bình. Ăn uống xong thì trời tối, đoàn quân lục tục lên các con tàu đang đậu chờ ở ngoài khơi Vàm Láng, Gò Công để hành trình ra biển Đông. Trước khi lên tàu, như đã hứa với anh Đỉnh và anh Châu, anh Hồng đã để lại bến Vàm Láng một trung đội Nhảy Dù, Trung đội 1 của ĐĐ11ND do Trung sĩ nhất Đức thế anh Mẫn làm Trung đội trưởng, để chờ hai ông (Đỉnh & Châu) và gia quyến họ, anh Hồng còn giao hẹn nếu đúng 23giờ00, tức 11giờ đêm hôm đó mà không thấy 2 anh Đỉnh & Châu trở lại thì trung đội Đức đen phải rút về tàu Lữ đoàn ngay.
Giây phút kinh hoàng trên tàu buôn “Vĩnh Nguyên”:
Tàu này chở BCH LĐ1ND, TĐ1ND, Đại tá tỉnh trưởng tỉnh Gò công & gia đình ông, gia đình ông bà Mekong Nguyễn Văn Minh (một nhà buôn giầu có ở Vùng I), và một số dân sự mà 242 không bao giờ biết họ là ai. 242 chỉ nghe AE kể lại chuyện như vầy: Anh Tiếp ở lại trên tàu lữ đoàn với nhiệm vụ canh giữ “tài công” của tàu “Vĩnh Nguyên” không cho lão bỏ trốn, nhưng anh Tiếp nhà ta đã bị lão già kia bịp sao đó, để cho lão lên bến Vàm Láng ăn uống, kết quả dĩ nhiên là ông “tài công” này đã trở thành con chim xổ lồng bay tự do khắp muôn phương! Mọi người trên tàu buồn và lo lắng lắm, sau cùng thì bên TĐ9ND có một thiếu úy (không rõ tên) biết lái ghe trên sông, tình nguyện làm “tài công bất đắc dĩ” (8) cho con tàu “Vĩnh Nguyên”. Thực hư ra sao về chuyện “tài công bỏ trốn” thì chỉ có anh Tiếp B3 Lữ Đoàn biết rõ nhất thôi.
Đường ra biển Đông
Khi chàng đã Lỗi hẹn:
Trong khi chờ đợi 2 ông Đỉnh & Châu trở lại cùng với gia đình họ thì hai tàu lớn bằng sắt chở Tiểu Đoàn 8 & TĐ9ND đã cao chạy xa bay. 22 giờ 30 phút, tức 10:30 giờ đêm 30/4/1975, tàu BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù nổ máy và bắt đầu từ từ lướt sóng, trực chỉ Vũng Tàu và sau đó là biển Đông! 23 giờ tức 11:00 giờ đêm, Trung đội 1/ĐĐ11ND của Trung sĩ nhất Đức không thấy 2 anh Đỉnh-Châu như đã hẹn ban chiều, biết là họ đã không về được điểm hẹn nữa nên Đức phải rút trung đội khỏi vị trí để đuổi theo cho kịp tàu Lữ Đoàn. Thật tội nghiệp cho trung đội Đức, bầu trời đêm hôm đó không mưa nhưng mây đen che mất ánh trăng làm đêm đen mù mịt trên sông, ghe nhỏ đuổi tàu lớn, hì hục mãi gần nửa giờ đồng hồ mới đưa hết Trung đội 1 lên tàu lớn được, thật gian nan! Trong lúc vượt sông ra bể lớn, tàu Lữ Đoàn lại đụng phải một đồn canh của dân chài, đụng sập hoàn toàn cái đồn bằng cây dùng như ngọn Hải đăng để đưa dẫn ghe đánh cá, nhưng không gây thương vong cho ai trên tàu cũng như trên sông, thật là may! Khoảng 2 hay 3 giờ sáng thì con tàu lướt qua địa phận Vũng Tàu, và chẳng bao lâu thì ra biển lớn, anh Tiếp đi vòng quanh trên boong tàu, dặn dò và trấn an mọi người, trong khi 242 kiểm soát lại khẩu Colt-45 của mình và lên nòng sẵn sàng chờ... nếu tàu bị vỡ vì một lý do gì, thề quyết không để cho mình chết đuối được (242 không biết bơi, rất sợ bị ngộp nước). Khi con tàu qua khỏi biển Vũng Tàu thì trời sáng trăng, không còn mây mù nữa, mặt nước phẳng lặng như tờ, không một tiếng động. Từ lúc rời bến Vàm Láng, suốt đêm trường cho đến gần sáng, anh Hồng một mình gọi các tàu chở Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù qua hệ thống máy PRC-25, giọng anh oang oang trong đêm thanh vắng trên biển Thái Bình bao la, có lúc nghe giọng anh như giọng của một con chim lạc đàn mất mẹ, rất thê lương và thảm thiết như... “Hồng Vân đây! (6) Các anh đã bỏ tôi rồi...”. Nhưng rồi trước khi trời sáng, anh Hồng đã liên lạc được với Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù. Và chẳng bao lâu thì ba con tàu chở đoàn quân Lữ Đoàn I Nhảy Dù nhìn thấy nhau trong tầm mắt thường.
Lữ Đoàn I Nhảy Dù và chiếc phao cứu mạng khổng lồ:
Đoàn tàu tiếp tục lướt trên mặt biển sáng ngày 31/4/1975 đến khoảng 10:00giờ sáng thì gặp được chiếc “xà-lan” khổng lồ đang được một chiếc tàu kéo (tugboat) trên biển do 1 thủy thủ người Thái Lan điều khiển. Chiếc xà-lan này ngày xưa được quân đội Hoa Kỳ dùng để chứa vũ khí và đạn dược tiếp viện cho QLVNCH (nghe nói thế), sau ngày 30/4/1975 đã được quân đội Mỹ chuyển thành hòn đảo di động tý hon đón các thuyền nhân tỵ nạn miền nam VN muốn rời bỏ thiên đàng cộng sản. Xà-lan lớn bằng một sân vận động FootBall của Mỹ (in-field), xung quanh được bao bọc bằng bốn bức tường với 4 lớp bao cát dầy, bên ngoài cùng và bên trong cùng là lớp lưới bằng sắt để giữ cho các bao cát không bị đổ. Chiếc xà-lan khổng lồ này lúc đó đang trôi chầm chậm, rất là chậm trên mặt biển Đông một mình, và nhờ vậy mà đoàn tàu Lữ Đoàn I Nhảy Dù đuổi kịp trong vòng nửa giờ đồng hồ khi phát hiện được nó. Đến nơi thì thấy dân chúng đang ngồi trên các bờ tường bao cát của chiếc xà-lan này, đông lắm, đông như đàn cá mòi trên biển.
Có một ông lúc bấy giờ, nghe nói y là một Đại tá QLVNCH, thấy đoàn tàu Lữ Đoàn I Nhảy Dù quăng giây cáp sang xà lan để cặp vào thì lão ta hoảng quá, cầm megaphone ra lệnh cho đoàn tàu Nhảy Dù rằng “Mỹ họ bắt quý vị phải vất hết vũ khí và đạn dược xuống biển thì nó mới cho lên xà-lan” (đại khái thế). Bên tàu Nhảy Dù nghe theo và quăng hết mọi thứ xuống biển, chưa yên tâm, y ta tiếp tục ra lệnh “các bạn phải thay quân phục đang mặc bằng y phục dân thường thì Mỹ họ mới chịu cho lên xà-lan!” Lúc này đa số quân Nhảy Dù đã đổ bộ lên xà-lan, 242 cũng đã lên được xà-lan, phải phì cười vì chỉ thấy toàn “mỹ mũi tẹt”, chả thấy một mống “mỹ mũi lõ” nào cả.
Thấy “lính dù đông và hùng dũng” quá, bà con dân sự trên xà-lan mỗi gia đình cống hiến quần áo cho mỗi tên lính nhảy dù để thay thế cho bộ quân phục họ đang mặc, vì quần áo đủ mọi loại đến từ nhiều tầng lớp dân chúng trên xà-lan, phút chốc đã biến đoàn quân Nhảy Dù uy phong lẫm liệt hàng đầu của QLVNCH giống như một đoàn người bị bệnh “Đồng tình luyến ái” đang diễn hành trên các đại lộ Hoa Kỳ đòi quyền luyến ái tự do như những cặp tình nhân nam nữ bình thường vậy. Có một gia đình thấy 242 ngồi đực mặt ra đó (vì khát nước) không chịu nhận quần áo, nên một cô trong gia đình “động tâm” đã chọn được một cái áo T-Shirt mầu xanh lợt vừa vặn, lịch sự, và một chiếc quần đen ống loa híp-pi, 242 miễn cưỡng mặc chiếc áo thôi, đã trở thành bán quân sự, trên “dân” dưới “lính”.
Sau khi ăn diện xong thì 242 đi kiếm nước uống, may quá, trong người còn giữ khẩu Colt-45 (phát cho Đại đội trưởng ở Phước Tuy), 242 bèn gỡ hết các viên đạn quẳng xuống biển, đem đến thành xà-lan cạnh chiếc tàu kéo đổi cho tên thủy thủ lấy một lon soda uống cho đỡ khát. Lúc đó trên người 242 còn lại mấy thứ rất giá trị: hai tấm thẻ bài, giấy tờ cá nhân, chiếc địa bàn, tấm bản đồ hành quân Long Khánh, chiếc quần Nhảy Dù đang mặc lúc bấy giờ, và đôi giầy hành quân còn khá mới (sau này lên tàu Mỹ chiếc địa bàn và bản đồ hành quân bị lính “TQLC Mỹ nó” tịch thu, các thứ khác thì “Mỹ nó” trả lại). Trong lúc tàu lữ đoàn quăng giây cáp nối vào chiếc xà-lan, trung sĩ Vân (người của BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù) điều khiển đầu giây phía bên xà-lan, vì sơ ý nên đã bị giây cáp nghiến gẫy một chân, sau này lên tàu Mỹ, các bác sĩ Mỹ cưa chân (nghe nói thế) anh Vân vì xương gẫy nát không bó được! Thật tội nghiệp cho anh Vân trở thành Thương Phế binh bất đắc dĩ. Không biết Vân bây giờ sống chết phương nào!
Vĩnh biệt tàu “Vĩnh Nguyên” (7):
Ai đó đã đem đến cho Lữ Đoàn I Nhảy Dù con tàu này, toàn thân nó bằng gỗ, nhiệm vụ chính của nó là chở hàng hóa trao đổi giữa hai nước Hồng Kông và Việt Nam trong thời chiến. Nó đã cứu mạng sống của rất nhiều chiến binh Lữ Đoàn I Nhảy Dù và một số gia đình dân sự vào những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam. Khi toàn thể các AE Nhảy Dù đổ bộ lên chiếc xà-lan thì con tàu “Vĩnh Nguyên” cũng đã được ai đó phóng hỏa ngay trên biển Đông! Lúc đi trên con tàu này, 242 thấy nó to và hùng vĩ thế nào thì khi lên chiếc xà-lan, nhìn lại thấy nó thật nhỏ bé như hạt cát trên sa mạc vậy. Bây giờ nhớ lại hình ảnh xưa, thật là bùi ngùi và thương cảm! Không biết vị thiếu úy TĐ9ND, một “tài công bất đắc dĩ” (8) của con tàu này hiện nay đang trôi dạt nơi nao? Và cũng không biết lão “tài công” chính của con tàu “Vĩnh Nguyên” này bây giờ sống chết ra sao?
Con tàu sắt “Kimbro”, vị cứu tinh của Lữ Đoàn I Nhảy Dù:
Chiếc xà-lan chở Lữ Đoàn I Nhảy Dù và dân tỵ nạn cộng sản lênh đênh trên biển vài giờ đồng hồ, sau cùng gặp Đệ Thất Hạm đội Thái Bình Dương của Hải Quân Hoa Kỳ trong ngày. Chiếc xà-lan cặp vào một chiếc tàu bằng sắt khổng lồ chở hàng của Mỹ, tàu sơn xanh cứt ngựa (màu xanh nhà binh), mang tên Kimbro, đang nằm trong vòng bảo vệ của Đệ Thất Hạm đội HQ Hoa Kỳ. Dân số trên chiếc xà-lan lúc bấy giờ 242 phỏng đoán khoảng chừng 2000-3000 người, đông như giòi. Đợt đầu dân chúng giành nhau lên chiếc tàu sắt này rất ư là vô trật tự, họ bu lên thành xà-lan đông quá làm một bên thành đổ và đè chết một hai... người, lính TQLC Mỹ trên tàu không can thiệp, dân chúng mạnh ai nấy lên. Nhảy Dù thấy cảnh hỗn loạn này không xong, sợ tàu Mỹ bỏ đi nên AE đề cử anh Thể ra làm trưởng toán trật tự điều khiển đoàn người lên tàu tỵ nạn rất có bài bản và rất mau chóng. Dân yếu lên trước, thanh niên và lính lên sau. Lúc bấy giờ anh Thể còn mặc quân phục, và nhờ có cái giọng oang oang nên mỗi lần lão ta hét là thiên hạ hồn phi phách tán im re ngay. Anh Thể và toán trật tự Nhảy Dù gồm khoảng 2 tiểu đội thôi đã làm cho lính TQLC Mỹ trên tàu lé mắt. Và kết quả là mọi người trên xà-lan đã được lên tàu tỵ nạn an toàn và nhanh chóng. Phải ca ngợi Nhảy Dù nhà mình một phát, Nhảy Dù đi tới đâu là bà con hưởng ứng một cách tích cực tới đó!
Khi 242 đặt chân lên tàu Kimbro thì thấy quang cảnh trên boong tàu giống như một cái thành phố nho nhỏ, lều che mưa và nắng đủ kiểu & đủ mọi mầu sắc dựng lên khắp boong tàu, từ trước ra sau, y hệt như bãi biển Nha Trang vào ngày cuối tuần. Nhìn những người trong các căn lều này thì 242 biết là họ thuộc giai cấp thượng tầng trong xã hội miền nam VN lúc bấy giờ, và không biết họ cắm trại trên con tàu này từ khi nào? Lữ Đoàn I Nhảy Dù được đưa xuống hầm cuối cùng của con tàu để ăn, ngủ, và ị nơi đây, đường lên boong tàu là một chiếc thang lưới lớn được giăng từ trái sang phải hai bên thành tàu, chiếc thang làm bằng giây thừng lớn cỡ cổ tay của ta. Mỗi ngày lính TQLC Mỹ thả một nửa thùng phi cơm nhão và cá hộp xuống hầm tàu cho đoàn quân Nhảy Dù tỵ nạn cộng sản ăn, mỗi ngày lính TQLC MỸ câu đi thùng phân đã được quân Nhảy Dù giải quyết ngay trong hầm tàu... (thùng phân và thùng cơm là một thùng phi được cưa đôi).
Kimbro bình thản lướt sóng trên biển Đông đúng 4 ngày 3 đêm thì tới vịnh Subic của Phi Luật Tân. Tàu cặp bến buổi chiều. Thời tiết trên biển Đông lúc bấy giờ thật tốt, nắng ráo, ban đêm thì có trăng soi sáng mát mẻ. Mỗi ngày dân tỵ nạn cộng sản dưới hầm được lên boong tàu tắm một lần vào buổi trưa. Các phòng tắm dã chiến được lính TQLC đóng dọc bên ngoài thành tàu với những thanh gỗ 2x4... Trên tàu cũng đã có 1 người phụ nữ có thai rơi xuống biển và chết đang lúc tắm. Trong suốt cuộc hành trình về vịnh Subic, 242 thấy Thủy thủ đoàn của tàu Kimbro đã thủy táng một hai người tỵ nạn chết trên tàu vì lý do nào đó.
Mọi người thở phào nhẹ nhõm khi đặt chân lên vịnh Subic, mắt 242 bị sưng húp hầu như gần mù... vì ở dưới hầm tàu nhiều ngày thiếu không khí, oi bức và mất vệ sinh, nhưng chỉ vài giờ đồng hồ sau là bệnh sưng mắt biến mất mà không cần đến thuốc men. Tại vịnh Subic lúc này có rất nhiều hội đoàn thiện nguyện địa phương lẫn ngoại quốc (đa số là dân Mỹ đang đóng ở vịnh Subic) giúp cho dân tỵ nạn ta, người tỵ nạn đông như nêm cối, chiều hôm đó mọi người đều phải làm thủ tục và thay quần áo mới để bay sang đảo Guam, lãnh thổ của Hoa Kỳ. Đến vịnh Subic thì các Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù đường ai nấy đi, riêng BCH Lữ Đoàn I Nhảy Dù và một số AE TĐ1ND gom lại độ 100 tên đi theo anh Hồng vì anh Hồng biết nói tiếng Anh lúc bấy giờ và lại hoạt bát nữa, vả lại anh Châu đã về với gia đình nên TĐ1ND chỉ còn dựa vào anh Hồng thôi, các quan còn lại trong nhóm 100 tên gồm có Trung tá Lê Hồng (Lữ đoàn phó), Đại úy Đỗ Tiếp (B3/Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù), Đại úy Trần Văn Thể (B3/TĐ1ND), và Thiếu úy Nguyễn Bá Toản (ĐĐ11ND), tất cả đều xuất thân từ TĐ1ND và đã một thời từng được anh Hồng chỉ huy khi anh còn là Tiểu đoàn trưởng TĐ1ND, và đây cũng là lý do tự nhiên 4 sĩ quan còn lại gắn bó với nhau trên suốt con đường di tản. Ngay ngày hôm đó anh Hồng xin được cho cả 100 AE đi chung một chuyến bay trên chiếc phản lực cơ C-141 của Không Lực Hoa Kỳ, máy bay rời phi trường Clark lúc chợp tối, đến quá khuya mới đáp xuống đảo Guam, đoàn người phải ngủ lại tại căn cứ không quân Anderson, Guam, sáng dậy dùng điểm tâm và sau đó được xe buýt quân đội Hoa Kỳ chở thẳng về trại tỵ nạn trên đảo Guam đã dựng sẵn.
Guam, lãnh thổ hiền hòa nằm ngoài lục địa Mỹ, hòn đảo của người tỵ nạn cộng sản VN đầu tiên: Đây là trại tỵ nạn cộng sản đầu tiên trên hòn đảo nhỏ này, khí hậu ở đây thật nóng nhưng xung quanh là biển nên cũng đỡ oi bức. Đến đảo Guam cũng là anh Hồng xin ban quản trị trại cho cả toán Nhảy Dù theo anh ở chung một dãy lều thật là vui, AE đi đâu đều có nhau, 4 AE sĩ quan ở chung một lều. Vài ngày sau thì bà Đỉnh cùng các con bà đến tìm gặp anh Hồng trong căn lều TĐ1ND, khóc như mưa, lúc bấy giờ cậu con trai của anh Đỉnh bị thương ở cổ tay vì trúng đạn pháo kích ở Vũng Tàu khi cả gia đình ra VT thăm anh Đỉnh (nghe nói thế).
Vài ngày sau các Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù cũng đến đảo Guam, riêng TĐ9ND do anh Lê Mạnh Đường làm Tiểu đoàn trưởng thay cho Trung tá Nhỏ bị thương ở mặt trận LK, anh Đường lãnh đạo Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù ở đảo Guam “rất máu”, đã “nổi danh” ở trại tỵ nạn này. Đoàn 100 quân nhân Nhảy Dù theo anh Hồng sống ở trại tỵ nạn Guam thật là thần tiên, không phải làm việc gì cả, ngày 3 bữa xếp hàng vào nhà bàn ăn cơm Mỹ, ăn-ngủ và đi lông nhông rất thoải mái.
Lữ Đoàn I Nhảy Dù định cư tại Mỹ quốc:
Ở đảo Guam đúng một tháng thì nhóm 100 AE Nhảy Dù lại được anh Hồng xin ban quản trị trại cho được phân phối về ở chung trại tỵ nạn mang tên Indiantown Gap, nằm ở ngoại ô thành phố Harrisburg, tiểu bang Pennsylvania, đây là một trại lính National Guard Mỹ với đầy đủ tiện nghi. Trại tỵ nạn Indiantown Gap chứa trên 11,000 ngàn dân tỵ nạn cộng sản VN lúc bấy giờ. AE rời đảo Guam trên chiếc phản lực cơ C-141 của KQ Hoa Kỳ, hừng sáng, phi cơ ngừng ở phi trường Honolulu, tiểu bang Hạ Uy Di sau 5 giờ bay để tiếp tế xăng, sau đó trực chỉ hướng lục địa Mỹ, tiểu bang Pennsylvania. Toán đầu tiên 100 AE của Lữ Đoàn I Nhảy Dù về trại này vào đầu tháng sáu năm 1975, sau đó có một số các AE Tiểu Đoàn 8 & 9 Nhảy Dù cũng về đây. Và một lần nữa, trời xui đất khiến sao đó mà cả 4 sĩ quan xuất thân từ TĐ1ND đều ở chung một phòng trong một Barrack.
Người Mỹ rất chu đáo, trại tỵ nạn cộng sản Indiantown Gap có nhà ăn tập thể (mess hall), giáo đường, trường học dậy tiếng Anh cho mọi người, các thầy giáo dậy Anh ngữ đa số là các sinh viên của các đại học tình nguyện làm việc cho trại vào mùa hè 1975. Ở đây khoảng 1 tháng thì anh Hồng được một cựu cố vấn Mỹ ngày xưa của Sư Đoàn Nhảy Dù/QLVNCH bảo trợ anh về thành phố Fayetteville, tiểu bang North Carolina, nơi có Sư đoàn 82 Nhảy Dù Mỹ đồn trú. Tiếp theo, anh Hồng bảo trợ anh Tiếp về ở chung với anh, khoảng 1 tháng sau khi anh Hồng rời trại, anh đã tìm được một gia đình người Mỹ bảo trợ cho 242, và 242 rời trại Indiantown Gap tháng 8 năm 1975. Còn anh Thể thì về định cư ở thành phố Pasadena (nghe nói thế), tiểu bang California. Riêng các AE khác thì họ được các nhà thờ Công giáo và Tin lành bảo trợ từng nhóm. Ở tiểu bang North carolina, Hồng, Tiếp và Toản hầu như gặp nhau mỗi cuối tuần, AE hàn huyên tâm sự về việc học hành và công việc làm ăn... Anh Hồng làm nghề “xếp đù” cho SĐ82ND Hoa Kỳ thời kỳ này. Một năm sau thì anh Hồng về tiểu bang Virginia làm việc cho gia đình ông chủ tiệm Thực phẩm Mekong tại thành phố Arlington, Northern Virginia.
Đến đây là chấm dứt câu truyện “vượt biển của Lữ Đoàn I Nhảy Dù QLVNCH”.
Kết luận:
Như đã trình bày trong câu truyện, suốt cuộc hành quân triệt thoái từ mặt trận Long Khánh ra Phước Tuy, về Vũng Tàu, và sau cùng là Gò Công.... Trung tá Lê Hồng, Lữ đoàn phó, luôn luôn trong bộ quân phục Nhảy Dù với đầy đủ vũ khí trong tay, một mình điều khiển toàn bộ Lữ Đoàn I Nhảy Dù đến nơi an toàn. Anh không bao giờ bỏ AE một phút, anh cũng có gia đình với 6 con mọn như nhiều đồng đội khác. Sau khi tên DVM tuyên bố đầu hàng bọn xâm lăng cộng sản Bắc Việt anh vẫn tiếp tục ở với AE Lữ Đoàn I Nhảy Dù cho đến khi mọi người đến được miền đất hứa Hoa Kỳ. Trong suốt thời gian này anh đã không bao giờ tỏ vẻ mềm yếu nơi chốn ba quân, anh cũng không bao giờ nhắc đến gia đình của anh, anh Hồng cũng đã không tuyên bố hay hứa một điều gì lớn với đồng đội, chẳng hạn như đưa AE đi Mỹ định cư, v.v. Và đặc biệt nhất là anh Hồng rất trân trọng bộ quân phục Nhảy Dù của anh, chỉ thay bộ quân phục khi tàu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thôi.
Tóm lại, cố Trung tá Lê Hồng, Lữ đoàn phó Lữ Đoàn I Nhảy Dù có được những đức tính sau đây: Lương thiện, can đảm và kiên nhẫn, chung thủy với đồng đội và gia đình, là một quân nhân chỉ huy tác chiến ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Anh Hồng là một Sĩ quan Đặc biệt. Cuộc đời binh nghiệp của anh bắt đầu từ cấp bậc thấp nhất trong QĐVNCH, Binh nhì. Vì thế, trong anh Lê Hồng là ba quân nhân Nhảy dù tiêu biểu: Một Binh nhì Nhảy Dù, một Hạ sĩ quan Nhảy Dù, và một Sĩ quan Nhảy Dù. Ba người Chiến binh Nhảy Dù này đã hun đúc một Trung tá Lê Hồng bất diệt cho Sư Đoàn Nhảy Dù nói riêng và cho QLVNCH nói chung!
Mùa chay 2015
Viết xong ngày Thứ Bảy, April 4, 2015, Virginia, Hoa Kỳ
Nguyễn Bá Toản (T242),
Đại Đội 11, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù,
Sư Đoàn Nhảy Dù, QLVNCH
Viết xong ngày Thứ Bảy, April 4, 2015, Virginia, Hoa Kỳ
Nguyễn Bá Toản (T242),
Đại Đội 11, Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù,
Sư Đoàn Nhảy Dù, QLVNCH
****** ||| ******
Người
viết ghi chú
(1) Danh số
242/T242:
“242”
là danh hiệu truyền tin của tôi, Nguyễn Bá Toản.
Nguồn gốc con số “242” là thế này: Ở quân trường Đồng Đế mỗi tân
binh được phát cho một con số. Con số này được sắp xếp theo từng đại
đội Sinh viên Sĩ quan (SVSQ) và theo thứ tự tên gọi abc... trong mỗi
đại đội. Tôi được xếp vào Đại Đội 749/Trung đội 3 SVSQ, và tên tôi
được đánh trùng ngay số “242”. Người ta (ban quản trị quân trường)
gọi con số này là “DANH SỐ”, nó được viết trên nón sắt (trước và
sau), và may trên nắp túi áo bên trái của các SVSQ. Từ đó người ta,
kể cả các AE SVSQ gọi nhau bằng “DANH SỐ”, cách xưng hô này đã trở
thành thói quen trong suốt thời gian thụ huấn ở quân trường. Ngày
ấy, mẹ 242 và nhiều bà mẹ của các SVSQ khi thăm chúng tôi lần đầu
tiên ở khu tiếp tân, nghe chúng tôi chỉ gọi nhau bằng danh số thì họ
tròn mắt... ngạc nhiên, 242 giải thích cho mẹ rằng: trong khóa có
nhiều người trùng tên nhau; nhà binh chúng con chuộng sự rõ ràng
minh bạch nên mỗi người có 1 con số, ngắn gọn và không thể nhầm lẫn
được. Khi ra trường tôi tiếp tục dùng nó làm danh hiệu truyền tin và
“biệt danh” khi qua Mỹ này. Con số 242 cộng chung lại là con 8 - số
MAY! T242 - Tên tôi là Toản, nên lấy chữ T đặt trước số 242. Và
trong bài viết này, tôi xin mạn phép được dùng danh số “242” thay
cho chữ “tôi” cho tiện.
(2) Một bài viết về Mặt trận Thường Đức
(3) Thần Ưng: ở TĐ1ND, các sĩ quan cấp Đại đội trưởng trở lên gọi chúng tôi, các “Thiếu úy” và “Chuẩn úy” trung đội trưởng tác chiến, là “Thần Ưng”. Vì 2 chữ đầu của cấp bậc thiếu úy cộng với chữ “u” của chữ “úy”, ráp lại với nhau ra “Thần Ưng”. Họ chỉ gọi vậy qua làn sóng vô tuyến ngoài mặt trận thôi để tránh sự tò mò của quân địch. Như chúng ta đều biết, trong các loài chim muông cầm thú thì chim ƯNG (Falcon) là giống chim săn thịt sống (predator), có dáng oai phong, hùng dũng và bạo dạn. Các chuẩn úy và thiếu úy tác chiến QLVNCH ngày xưa cũng thế thôi, bất luận binh chủng, rất bạo gan, coi cái chết nhẹ tựa lông mi con gái với thái độ “đéo ngán thằng GIÁP đéo” nào. Là một loại thiêu thân không hơn không kém, do đó các đại huynh/đích thân trong đơn vị “cưng lắm-nhưng không chiều, chiếu cố hơi kỹ...” là thế. Thần Ưng Nhảy Dù thành THẦN, nghĩa là rửa cẳng lên bàn thờ, cũng nhiều lắm. Những ai sống được sau cuộc chiến vừa qua đều là “thánh” cùng “tiên” cả đó.
(4) Báo Chính Luận phỏng vấn Nguyễn Thành Trung: http://hoiquanphidung.com/showthread.php?15651-Nguyễn-Thành-Trung-(Báo-Chính-Luận-phỏng-vấn)
(5) Kim sơn: ám hiệu truyền tin là “kiểm soát”.
(6) “Hồng Vân” là danh hiệu truyền tin của cố Trung tá Lê Hồng.
(7) “Vĩnh Nguyên”: tên của con tàu buôn Hương Cảng-Sài Gòn trước 1975, 242 để nó trong ngoặc kép vì không còn nhớ rõ có phải nó là “VN” hay là một tên khác? Nhưng còn nhớ chữ đầu là Vĩnh hay Vinh...
(8) tài công bất đắc dĩ: 242 chỉ nghe AE thuật lại thôi và chưa hề gặp vị thiếu úy TĐ9ND này, và cũng không biết hiện giờ anh ta lưu lạc nơi đâu. Nhưng 242 biết anh ta đã lên xà-lan lúc bấy giờ nếu thật anh là người đã lái chiếc tàu này từ bến Vàm Láng, Gò Công ra hải phận quốc tế. Vì chẳng bao lâu sau đó, chính mắt 242 đã thấy con tàu “Vĩnh Nguyên” không người bốc cháy dữ dội trên biển đông gần xà-lan chở người tỵ nạn cộng sản hôm đó.
Câu chuyện người “tài công bất đắc dĩ” này được 242 đem vào đây là vì trong suốt đoạn đường đã có hai sự kiện quan trọng xảy ra: 1) tàu đụng dàn đèn bằng tre hay gỗ đưa dẫn tàu bè đánh cá ra vào bến Vàm Láng, và 2) sự luộm thuộm trong lúc rước Trung đội 1 của Trung sĩ nhất Đức khi chiếc ghe anh ta đuổi theo tàu Lữ Đoàn từ trong bến: Nếu là một tài công kinh nghiệm trên đại dương (Sài Gòn-Hương Cảng) thì không đụng vào dàn đèn trên biển Vàm Láng đêm hôm đó một cách dễ dàng như thế, và 2: là một tài công kinh nghiệm, khi vớt một tàu nhỏ, thì người tài công sẽ cho con tàu đi chậm lại hay ngừng hẳn để rước người chứ không để tàu nhỏ đuổi theo mình hụt hơi như vậy. Cả 2 dữ kiện này cho phép 242 tin rằng anh “tài công” này quả là anh thiếu úy lái ghe trên sông từ TĐ9ND sang cầm lái. Còn ông pi-lốt chính đã cao chạy xa bay như kể trong câu truyện bên trên.
(2) Một bài viết về Mặt trận Thường Đức
(3) Thần Ưng: ở TĐ1ND, các sĩ quan cấp Đại đội trưởng trở lên gọi chúng tôi, các “Thiếu úy” và “Chuẩn úy” trung đội trưởng tác chiến, là “Thần Ưng”. Vì 2 chữ đầu của cấp bậc thiếu úy cộng với chữ “u” của chữ “úy”, ráp lại với nhau ra “Thần Ưng”. Họ chỉ gọi vậy qua làn sóng vô tuyến ngoài mặt trận thôi để tránh sự tò mò của quân địch. Như chúng ta đều biết, trong các loài chim muông cầm thú thì chim ƯNG (Falcon) là giống chim săn thịt sống (predator), có dáng oai phong, hùng dũng và bạo dạn. Các chuẩn úy và thiếu úy tác chiến QLVNCH ngày xưa cũng thế thôi, bất luận binh chủng, rất bạo gan, coi cái chết nhẹ tựa lông mi con gái với thái độ “đéo ngán thằng GIÁP đéo” nào. Là một loại thiêu thân không hơn không kém, do đó các đại huynh/đích thân trong đơn vị “cưng lắm-nhưng không chiều, chiếu cố hơi kỹ...” là thế. Thần Ưng Nhảy Dù thành THẦN, nghĩa là rửa cẳng lên bàn thờ, cũng nhiều lắm. Những ai sống được sau cuộc chiến vừa qua đều là “thánh” cùng “tiên” cả đó.
(4) Báo Chính Luận phỏng vấn Nguyễn Thành Trung: http://hoiquanphidung.com/showthread.php?15651-Nguyễn-Thành-Trung-(Báo-Chính-Luận-phỏng-vấn)
(5) Kim sơn: ám hiệu truyền tin là “kiểm soát”.
(6) “Hồng Vân” là danh hiệu truyền tin của cố Trung tá Lê Hồng.
(7) “Vĩnh Nguyên”: tên của con tàu buôn Hương Cảng-Sài Gòn trước 1975, 242 để nó trong ngoặc kép vì không còn nhớ rõ có phải nó là “VN” hay là một tên khác? Nhưng còn nhớ chữ đầu là Vĩnh hay Vinh...
(8) tài công bất đắc dĩ: 242 chỉ nghe AE thuật lại thôi và chưa hề gặp vị thiếu úy TĐ9ND này, và cũng không biết hiện giờ anh ta lưu lạc nơi đâu. Nhưng 242 biết anh ta đã lên xà-lan lúc bấy giờ nếu thật anh là người đã lái chiếc tàu này từ bến Vàm Láng, Gò Công ra hải phận quốc tế. Vì chẳng bao lâu sau đó, chính mắt 242 đã thấy con tàu “Vĩnh Nguyên” không người bốc cháy dữ dội trên biển đông gần xà-lan chở người tỵ nạn cộng sản hôm đó.
Câu chuyện người “tài công bất đắc dĩ” này được 242 đem vào đây là vì trong suốt đoạn đường đã có hai sự kiện quan trọng xảy ra: 1) tàu đụng dàn đèn bằng tre hay gỗ đưa dẫn tàu bè đánh cá ra vào bến Vàm Láng, và 2) sự luộm thuộm trong lúc rước Trung đội 1 của Trung sĩ nhất Đức khi chiếc ghe anh ta đuổi theo tàu Lữ Đoàn từ trong bến: Nếu là một tài công kinh nghiệm trên đại dương (Sài Gòn-Hương Cảng) thì không đụng vào dàn đèn trên biển Vàm Láng đêm hôm đó một cách dễ dàng như thế, và 2: là một tài công kinh nghiệm, khi vớt một tàu nhỏ, thì người tài công sẽ cho con tàu đi chậm lại hay ngừng hẳn để rước người chứ không để tàu nhỏ đuổi theo mình hụt hơi như vậy. Cả 2 dữ kiện này cho phép 242 tin rằng anh “tài công” này quả là anh thiếu úy lái ghe trên sông từ TĐ9ND sang cầm lái. Còn ông pi-lốt chính đã cao chạy xa bay như kể trong câu truyện bên trên.
****** ||| ******
Bảng
ghi chú
Glossary
Glossary
Trong bài viết này có nhắc tên các đơn
vị và cấp chỉ huy cùng các Hạ sĩ quan và Binh sĩ thuộc Lữ Đoàn I
Nhảy Dù QLVNCH. Các chữ viết tắt được dùng trong bài viết. Quý độc
giả có thể dùng bảng ghi chú này để tìm các chữ viết tắt, danh hiệu
truyền tin, biệt danh, v.v. trong bài.
A. Đơn vị và chức vụ
AE - Anh em
B1 - Ban 1 hay Ban Quân số
B3 - Ban 3 hay Ban Hành quân
B5 - Ban Tâm Lý Chiến
bch - ban chỉ huy (từ cấp đại đội trở xuống)
BCH - Bộ Chỉ Huy
K19VB - Khóa 19 Võ Bị Đà Lạt
K23VB - Khóa 23 Võ Bị Đà Lạt
K24VB - Khóa 24 Võ Bị Đà Lạt
K25VB - Khóa 25 Võ Bị Đà Lạt
K27VB - Khóa 27 Võ Bị Đà Lạt
K29VB - Khóa 29 Võ Bị Đà Lạt
K30VB - Khóa 30 Võ Bị Đà Lạt
VBĐL - Quân trường Võ Bị Đà Lạt
VC - Việt Cộng
VNCH - Việt Nam Cộng Hòa
B. Tên các loại vũ khí và cơ giới
C-130 - Phi cơ vận tải Không Lực VNCH dùng chở quân
C-141 - Phản lực cơ vận tải Không Lực Hoa Kỳ dùng chở quân
Colt-45 - súng lục dành cho cấp Đại đội trưởng Nhảy Dù trở lên và chuyên viên truyền tin (lính mang máy PRC-25)
Công-voa - phiên âm từ chữ Convoy trong tiếng Anh: đoàn quân xa chở quân hay tiếp liệu
GMC - Quân xa chở quân mang nhãn hiệu General Motor Corporation hay rem-xê. GMC là hãng chế tạo quân xa GMC trong thời chiến.
M-16 - súng trường M-16 tự động
C. Tên các nhân vật người viết nhắc đến trong bài (sắp xếp theo tên), cấp bậc cùng chức vụ được ghi chú sau tên.
242 - danh hiệu truyền tin của người viết
Đỗ Tiếp - Đại úy Trưởng B3 Lữ Đoàn I Nhảy Dù
Giang - Trung sĩ Trung đội súng cối 81ly/TĐ1ND
Hữu - Trung úy Đại đội trưởng ĐĐ14ND/TĐ1ND
Khanh - Thiếu úy Đại đội trưởng ĐĐ11ND/TĐ1ND
Lê Hồng - Trung tá Lữ đoàn phó Lữ Đoàn I Nhảy Dù
Lê Mạnh Đường - Thiếu tá Tiểu đoàn phó TĐ9ND
Lịch - Thiếu úy Trung đội trưởng ĐĐ15ND/TĐ1ND
Lộc - Đại úy Đại đội trưởng ĐĐ15ND/TĐ1ND
Mẫn - Thiếu úy Trung đội trưởng Trung đội 1/ĐĐ11ND
Ngô Tùng Châu - Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng TĐ1ND
Nguyễn Bá Toản (242) - Thiếu úy Trung đội trưởng Trung đội 5/ĐĐ11ND
Nguyễn Văn Ba - Chuẩn úy Trung đội trưởng Trung đội 2/ĐĐ11ND
Nguyễn Văn Đỉnh - Trung tá Lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn I Nhảy Dù
Nguyễn Văn Đức (Đức đen) - Trung sĩ nhất Trung đội Phó Trung đội 1/ĐĐ11ND
Nguyễn Văn Minh - một nhà buôn giầu có ở Vùng I
Nguyễn Văn Nhỏ - Trung tá Tiểu đoàn trưởng TĐ9ND
Nguyễn Văn Tập – Binh nhất Trung đội 5/ĐĐ11ND
Nhân - Trung úy Đại đội trưởng ĐĐ10ND/TĐ1ND
Nhành - Thiếu úy phụ tá Trung đội trưởng/Trung đội 1/ĐĐ11ND
Thọ - Trung úy Đại đội trưởng ĐĐ12ND/TĐ1ND
Trần Văn Thể - Đại úy Trưởng B3/Hành quân TĐ1ND
A. Đơn vị và chức vụ
AE - Anh em
B1 - Ban 1 hay Ban Quân số
B3 - Ban 3 hay Ban Hành quân
B5 - Ban Tâm Lý Chiến
bch - ban chỉ huy (từ cấp đại đội trở xuống)
BCH - Bộ Chỉ Huy
K19VB - Khóa 19 Võ Bị Đà Lạt
K23VB - Khóa 23 Võ Bị Đà Lạt
K24VB - Khóa 24 Võ Bị Đà Lạt
K25VB - Khóa 25 Võ Bị Đà Lạt
K27VB - Khóa 27 Võ Bị Đà Lạt
K29VB - Khóa 29 Võ Bị Đà Lạt
K30VB - Khóa 30 Võ Bị Đà Lạt
VBĐL - Quân trường Võ Bị Đà Lạt
VC - Việt Cộng
VNCH - Việt Nam Cộng Hòa
B. Tên các loại vũ khí và cơ giới
C-130 - Phi cơ vận tải Không Lực VNCH dùng chở quân
C-141 - Phản lực cơ vận tải Không Lực Hoa Kỳ dùng chở quân
Colt-45 - súng lục dành cho cấp Đại đội trưởng Nhảy Dù trở lên và chuyên viên truyền tin (lính mang máy PRC-25)
Công-voa - phiên âm từ chữ Convoy trong tiếng Anh: đoàn quân xa chở quân hay tiếp liệu
GMC - Quân xa chở quân mang nhãn hiệu General Motor Corporation hay rem-xê. GMC là hãng chế tạo quân xa GMC trong thời chiến.
M-16 - súng trường M-16 tự động
C. Tên các nhân vật người viết nhắc đến trong bài (sắp xếp theo tên), cấp bậc cùng chức vụ được ghi chú sau tên.
242 - danh hiệu truyền tin của người viết
Đỗ Tiếp - Đại úy Trưởng B3 Lữ Đoàn I Nhảy Dù
Giang - Trung sĩ Trung đội súng cối 81ly/TĐ1ND
Hữu - Trung úy Đại đội trưởng ĐĐ14ND/TĐ1ND
Khanh - Thiếu úy Đại đội trưởng ĐĐ11ND/TĐ1ND
Lê Hồng - Trung tá Lữ đoàn phó Lữ Đoàn I Nhảy Dù
Lê Mạnh Đường - Thiếu tá Tiểu đoàn phó TĐ9ND
Lịch - Thiếu úy Trung đội trưởng ĐĐ15ND/TĐ1ND
Lộc - Đại úy Đại đội trưởng ĐĐ15ND/TĐ1ND
Mẫn - Thiếu úy Trung đội trưởng Trung đội 1/ĐĐ11ND
Ngô Tùng Châu - Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng TĐ1ND
Nguyễn Bá Toản (242) - Thiếu úy Trung đội trưởng Trung đội 5/ĐĐ11ND
Nguyễn Văn Ba - Chuẩn úy Trung đội trưởng Trung đội 2/ĐĐ11ND
Nguyễn Văn Đỉnh - Trung tá Lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn I Nhảy Dù
Nguyễn Văn Đức (Đức đen) - Trung sĩ nhất Trung đội Phó Trung đội 1/ĐĐ11ND
Nguyễn Văn Minh - một nhà buôn giầu có ở Vùng I
Nguyễn Văn Nhỏ - Trung tá Tiểu đoàn trưởng TĐ9ND
Nguyễn Văn Tập – Binh nhất Trung đội 5/ĐĐ11ND
Nhân - Trung úy Đại đội trưởng ĐĐ10ND/TĐ1ND
Nhành - Thiếu úy phụ tá Trung đội trưởng/Trung đội 1/ĐĐ11ND
Thọ - Trung úy Đại đội trưởng ĐĐ12ND/TĐ1ND
Trần Văn Thể - Đại úy Trưởng B3/Hành quân TĐ1ND
HẾT
Vinh Tấn Nguyễn
Một
lần nữa. Tôi cựu Th/úy Nguyễn Tấn Vinh thuộc Đ/Đ.94 TĐ.9 ND phản bát
lại những đoạn viết Sai Sự Thật của tác giả T242. Lần thứ nhất tôi phản
đối ngay trong buổi họp của Đại Hội ND lần thứ 35 tại DC khi BTC phân
phát tờ Đặc San MŨ Đỏ của Chi Hội DC tôi đọc bài nầy đến đoạn anh Toản
viết " Tiểu đoàn 8 & 9 trên chiếc tàu sắt cao chạy xa bay trong đêm
rạng sáng ngày 30/4." Tôi xin đính chính và xác nhận 100% là KHÔNG ĐÚNG.
Vì tôi lúc đó là đại đội trưởng Đại Đội 94 chúng tôi toàn bộ TĐ 9 các
Đ/Đ đang ở trên những tàu đánh cá ngoài khơi Vàm Láng Gò Công, lúc 8
giờ sáng ngày 30/4/75 Th/tá Lê Mạnh Đường Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.9 ra lệnh
cho tôi dẫn Đ/Đ.94 đổ bộ vào bến cửa chợ Vàm Láng tôi cho tàu cập bên
nhưng gần vào đến bờ khoảng 6-8 thước thì trên bờ chợ Vàm Láng khai hỏa
các loại vũ khí cá nhân bắn ra tàu chúng tôi Không biết là địch quân hay
ai ??! Và với tốc độ chạy chậm của tàu đánh cá và nguyên Đ/Đ 94 gần
trăm người đứng chật chiếc tàu tôi cảm thấy như là những tấm bia thịt
cho họ bắn nên gọi máy trình báo cho Anh Lê Mạnh Đường và xin lệnh trở
ra . Và anh Đường cho lệnh quay tàu trở ra ngoài khơi nằm gần các Đ/Đ.
90. 91 92 93 và rồi đến trưa 12 giờ ngày 30/4/75 chúng tôi nghe trên
Radio ông Minh ra lệnh đầu hàng .... Ngay sau đó anh Đường lệnh cho các
Đ/Đ. trưởng đến tàu của anh họp . Chúng tôi các Đ/Đ. trưởng 91 là Đ/úy
Hồi, 92 là Đ/úy Ruân. 93 là Đ/úy Tường và 94 là tôi Vinh Tấn Nguyễn. mỗi
người chúng tôi dùng ghe máy đuôi tôm đến tàu của anh Đường họp . anh
Đường nói ông Minh đầu hàng tuyên bố rã ngũ anh em về nói lại với lính
ai muốn về nhà với gia đình thì tự động lên bờ về súng đạn tùy ý mang
theo hay vứt bỏ.. riêng cá nhân tôi (A. Đường) sẽ ra hải phận quốc tế
nếu gặp Hạm Đội Mỹ thì được cứu vớt vì tôi được biết BCH Quân Đoàn 4 cho
biết như vậy anh em ai muốn đi với tôi thì ở lại đi. Và tôi quyết định
ngay trong đầu lúc đó là cùng đi với A.Đường . và về lại tàu cá nói với
lính 94 như vậy và hầu hết đều muốn ở lại để đi ra hải phận và tôi cùng
người mang máy dùng tàu máp kẹp đuôi tôm chạy lòng vòng xin thêm dầu.
Cuối cùng chúng tôi toàn bộ TĐ.9 ND nhổ neo từ Vàm Láng Gò Công lúc
khoảng 4 giờ chiều ngày 30/4/75. Và tôi dẫn nguyên anh em 94 đến đảo
Guam được 86 người . Thế nhưng tác giả bài viết dùng từ TĐ.8 & 9 đã
Cao chạy xa bay trên chiếc tàu Sắt to lớn .!!?? (chiếc tàu sắt có
Radar không lớn lắm là do chính tôi nhìn thấy trong ống dòm từ rất xa
như một chấm đen từ hướng Vũng Tàu chạy và tôi theo dõi rồi dung chiếc
xuồng gắng máy kẹp chạy ngang ra chận đầu tôi bắt con một chiếc giống
vậy chạy và khi tôi dẫn do chiếc tàu sắt màu trắng này có vị Th/tá Hải
Quân trên tàu vào lại chỗ D/Đ 94 tôi thì anh D/úy Hồi gọi cho TĐ trưởng
báo là tôi bắt được chiếc tàu sắt lớn có Radar và ông Đường ra lệnh cho
tôi đêm chiếc tàu đó lên và BCH TĐ.9 ND lên tàu sắt do nhượng lại chiếc
tàu cũ cho Thiết giáp) tôi cảm thấy buồn cho một SQ ND viết về đơn vị
bạn mà dùng từ ngữ bừa bải, xúc phạm, có tính cách mạ lỵ và nhất là sai
sự thật. Bởi vì a Toản chỉ là một Tr/đội trưởng thì làm sao biết được
tình hình chiến sự bao quát của cả một Lữ Đoàn đang trong vùng hành
quân ???????? Chuyện của chúng tôi TĐ.9 ND còn rất dài rất nhiều chi
tiếc tôi không thể kể hết ra đây. Mục đích chỉ phản biện những đoạn tác
giả viết SAI SỰ THẬT và dùng từ ngữ có tính cách mạ lỵ chúng tôi . Mong
mọi người đọc bài nầy nếu cần cứ liên lạc với tất cả anh em chiến hữu
của tôi Đ/Đ.94 vẫn còn rất nhiều người sống trên nước Mỹ nầy ngay cả các
chiến hữu của các Đ/Đ. khác như 90-91-92-93.. VVVV Cảm ơn mợi người.
Mũ Đỏ Nguyễn Tấn Vinh 94.
No comments:
Post a Comment