Wednesday, December 5, 2018

The Final Collapse Đại Tướng Cao văn Viên - Lê Bá Hùng chuyển ngữ

 Hình do một phụ nữ săn sóc Đại Tướng Cao Văn Viên vào những ngày cuối đời cung cấp trong tang lễ tại Washington D.C. Hoa Kỳ 
(Courtesy of Hoa Pham)
 
Chương Thứ 16 thuộc
Cuộc Chiến Việt Nam: theo
Quan Điểm Các Tướng Việt Nam Cộng Hòa
*****
 The Vietnam War:
An Assessment by South Vietnam’s Generals
Dec 1, 2010, by Lewis Sorley
(Texas Tech University Press)
https://lehung14.files.wordpress.com/2016/10/image0034.jpg?w=298&h=300
  LỜI TỰA
Bài biên khảo này trình bày các biến chuyển chính yếu trong những năm và tháng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Đây không phải là một công việc dể làm. Gần một thập niên trước khi Sài-gòn thất thủ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi đã phục vụ trong tư cách Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Suốt những năm tháng đó, tôi đã từng chịu trách nhiệm về công tác phát triển quân đội, cũng như là cùng nhau chia xẻ các chiến thắng, cùng luôn cả những lần thất bại. Tôi đã từng cực kỳ đau đớn, không khác gì một người mẹ khi nhận tin con đã qua đời vì tai ương. Nổi đau thương mất mát của tôi đã từng quá ư là tận cùng.
Sẽ thật đúng là một chuyền buồn khi độc giả lần lượt đọc từ chương này qua chương khác của bài biên khảo. Với tư cách là một người trong cuộc nên cũng là chứng nhân, tôi tự thấy có bổn phận về đạo đức, là phải tường trình mọi sự việc đúng như đã từng xẩy ra, hầu tôn trọng lịch sử và mọi kẻ từng bỏ mạng vì một chính nghĩa mà họ hằng tin vào. Các biến  chuyển đều đã được cố gắng viết xuống lại cho thật sát với sự hiểu biết cá nhân có được của tôi, qua các lần phỏng vấn những vị sĩ quan liên hệ và với các tài liệu có thể có được. Để đưa cho được bài viết của tôi vào đúng với viễn ảnh lịch sử, tôi thiết nghỉ cần phải bắt đầu với việc sơ lược về các sự kiện quân sự và chính trị từng xẩy ra sau Trận Tấn công 1972 của Cộng sản, và rồi là Thỏa ước Ba-lê đã được ký kết trong những tình thế nào. Theo quan điểm của tôi thì thỏa ước này đã đánh dấu điểm ngoặc mà đã đưa Nam Việt vào cái con đường tàn nhẫn bất khả đổi thay, từ từ biến thành bên yếu thế, để rồi, cuối cùng cũng chỉ đành phải sụp đổ hoàn toàn mà thôi.
• •
I. NHẬP ĐỀ
Khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chấm dứt sự hiện diện của mình trên cương vị như là một quốc gia, thì thế giới nói chung – bạn lẫn thù – đều ngở ngàng. Biến động đã quá ư là nhanh chóng mà cũng tương đối khá dể dàng khi mà Cộng sản đã đánh chiếm được Miền Nam Việt Nam, cũng đã khiến mọi người choáng váng, ngay cả bọn địch, như là một việc không thể nào mà có thể tin được. Sao mà lại có thể như vậy được? Mọi người đều đã tự hỏi. Vì sao mà Nam Việt lại có thể tan hàng nhanh chóng như vậy? Chuyện gì đã xẩy ra đối với quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cái quân đội mà đã từng oai hùng chống trả cả hai trận tổng tấn công khắc nghiệt của Cộng sản dạo 1968 và 1972? Vì sao mà một quân đội hùng mạnh như vậy mà lại có thể tan rã dể dàng như vậy chỉ trong tháng ngày mà thôi?
Quá ư là lắm câu hỏi, nhưng để giải đáp thì cũng lại quá ư là khó. Thật vậy, để trả lời một cách cặn kẻ và vô tư tất cả các câu hỏi đó thì không phải dể gì đâu. Các đau đớn kinh khủng gây ra bởi một sự mất mát quá ư là bi thương sẽ có thể làm lu mờ hay thậm chí, còn có thể, bóp méo cả sự thật đi. Rồi, thêm nữa, các mặc cảm tội lổi, hay các bản năng tự tồn của những nhân vật chính yếu, cũng khiến khó phân biệt được khi nào là sự kiện, khi nào chỉ là điều hoang tưởng mà thôi, khi nào là sự thật hay chỉ là giả bộ. Trong khi các lý do quan trọng nhất mà đã đưa đến sự sụp đổ vào lúc cuối cùng thì cũng đều có thể được nhận ra ngay từ các biến chuyển mà đã dẫn đến nó, thì cũng từng đã có nhiều nguyên nhân khác – một số thì ẩn sâu và xa xôi, một số khác thì chưa từng hề được tường thuật, hay dù chỉ đơn giản được ám chỉ đến trong các bài tường trình khác.
• •
Qua năm tháng . . . viện trợ quân sự của Mỹ, và đôi khi, sự giúp đở của các đơn vị tác chiến Hoa Kỳ, cũng đã giúp cho Việt Nam Cộng Hòa tổ chức được một lực lượng tự vệ đủ khả năng tự trường tồn. Từ một quân đội với quân số là 170.000 người, chỉ được trang bị bằng vũ khí lổi thời, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa cuối cùng đã trở thành một lực lượng cường mạnh, được trang bị tối tân, với hơn một triệu quân nhân, không hề thua kém bất kỳ quân đội của mọi quốc gia không cộng sản tại Á châu nào cả. Không quân thì được xếp vào hàng thứ sáu trên thế giới, và các sư đoàn tác chiến giỏi nhất thì cũng được đánh giá như là không thua gì các đơn vị tương đương của Mỹ. Và cũng đúng là xui xẻo, trong tiến trình thành lập, cái lực lượng đáng nể này đã trở thành quá lệ thuộc vào ngân sách và trang bị của Mỹ để có thể tự tồn tại, cũng như là đã phải cần  không trợ của họ để có thể giữ vững ý chí, cũng như là để có thể bảo vệ và răn đe chống lại một cuộc tổng tấn công từ phuong Bắc. Không hề có ai mà đã nghi ngờ khả năng chiến đấu của binh sĩ Nam Việt, và họ cũng từng đã cho thấy như vậy! Nhưng qua tháng năm, họ đã bị phải học cái kiểu ráng làm sao chu toàn trách nhiệm cho dể mà thôi, và tự tin là quân trang quân dụng cứ sẽ mãi mãi là vô tận, và khi mà có bất kỳ khó khăn gì, thì có cái “ông Anh Cả” cũng sẽ luôn luôn hiện diện kề bên để “giải cứu mình” thôi. Đó chính là điều kiện tâm lý mà đã từng giúp Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa giữ vững đượ tinh thần cùng lòng tự tin, cũng như là đã từng giúp làm yên lòng luôn cho người dân.
Vì vậy, khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách và quay qua để thương lượng rồi bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam chiếu theo cái chương trình hợp thời gọi là “Việt Nam hóa”, thì Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã không được chuẩn bị đầy đủ hầu có thể thế chổ trống, cả về phuong diện tâm lý lẫn vật chất. Làm sao mà họ lạ có thể chu toàn được trách nhiệm – khi mà họ không hề được tăng một cách cường đáng kể về số đại đơn vị tác chiến – nói đúng ra là chỉ để thay thế bẩy sư đoàn, bốn lữ đoàn cùng muôn trùng nào là đơn vị yểm trợ của các lực lượng Hoa Kỳ từng đã tham chiến tại Việt Nam, đó là chưa kể đến các lực lượng đồng minh khác? Không một chương trình huấn luyện, hay trang bị hoặc khích lệ về chính trị nào mà lại có thể thực sự thành công được để trám lổ trống bị bỏ lại, hay để làm dịu bớt được nổi bất an đang từ từ lan tràn khắp nước. Các đơn vị của chúng tôi rồi thì cũng đành phải trải rộng ra và rồi thì cũng phải gánh chịu cái hậu quả đương nhiên sẽ phải đến mà thôi.
Cuộc tấn công của địch vào năm 1972 đã tỏ lộ ra một cách bi thương tính cách yếu kém căn bản của tiến trình Việt Nam hóa. Nếu không có được không trợ và khả năng di động của Mỹ thì Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã khó mà giữ vững được An Lộc, hay chống cự được tại Kontum hoặc tái chiếm lại được Quảng Trị. Đa số các vùng từng bị mất thì cũng vẫn bị mất, bởi vì nay thì chúng tôi cũng không còn khả năng để tái chiếm lại được. Nhưng tuy nhiên, nếu vẫn còn hỏa lực của Không quân Mỹ thì nói chung, cán cân quân sự vẫn duy trì được, và Việt Nam Cộng Hòa vẫn có nhiều hy vọng để vượt qua cơn hiểm nguy được.
Rồi khi giờ đã điểm thì mọi việc đều bị đổi thay. Thỏa Ước Ba-lê đã là lệnh khai tử của Nam Việt. Giờ tan hàng đã điểm. Cũng ít ai mà lại đi thắc mắc về việc địch huynh hoang là chúng đã chiến thắng; mà thật vậy, chúng đã thắng hiệp đầu. Nay không còn quân đội Mỹ nữa thì địch bắt đầu chuẩn bị đánh trận cuối. Nay thì chúng hoàn toàn rảnh tay rồi; không còn không kích của Mỹ nữa, thậm chí cái hy vọng xa vời là chúng sẽ bị trả đủa thì cũng không hề có. Cán cân quyền lực, mà từng đã rất ư là bấp bênh với ngay sự hiện hữu của không lực Mỹ, thì nay đã nghiêng rõ ràng về phía địch.
Câu hỏi liệu Mỹ rồi sẽ có can thiệp hay không, đã là chủ đề lo âu nhất cho Việt Nam Cộng Hòa, khi cuối cùng mình đành cam chịu phải chấp nhận Thỏa Ước Ba-lê. Quả thật thì cũng không phải là chơi “trò áp lực nặng”, khi mà Tổng Thống Thiệu đòi hỏi Mỹ phải tái can thiệp như là là điều kiện để ông mới chịu phó thự thỏa ước. Đó đã chính là một đề tài với hậu quả quan trọng mà khả dĩ sẽ quyết định giữa việc quốc gia sẽ còn tốn tại được nữa hay không. Chăc có lẻ hơn bất kỳ ai, ông đã nhận thức được là, nếu không có được lá chắn bảo vệ đó, thì Việt Nam Cộng Hòa sẽ khó mà tự vệ được trước cuộc tấn công của các sư đoàn chính quy Bắc Việt đang được trang bị tốt hơn rất nhiều. Không những sự can thiệp này là cần thiết về phương diện quân sự, mà khi bảo đãm như vậy, thì cũng như là nâng cao tinh thần của quân đội chúng tôi. Quả thật thì cũng không thể nào mà dám nghỉ tới việc “đấm đá ~ to hack” một mình mà không cần cái ông Anh Cả bảo vệ dùm cho cả.
Niềm tin đã trở lại khi cuối cùng, Tổng Thống Richard M. Nixon đã long trọng hứa hẹn là sẽ phản ứng mãnh liệt trong trường hợp Thỏa Ước Ba-lê sẽ bị vi phạm. Việt Nam Cộng Hòa đã xem đó như là một cam kết của chính quốc gia Hoa Kỳ, mà hoàn toàn không ngờ một vụ như là Watergate, cùng một Quốc hội nổi xung lên cũng sẽ thực sự ngăn cấm một cách hiệu quả được mọi Tổng Thống Mỹ để khỏi phải thi hành một cam kết, cho dù là của vị Tổng Thống tiền nhiệm.
Tới đầu 1975 thì địch có vẻ chơi trò thấu cáy là chúng sẽ có thể đánh chiếm Phước Long được mà vẫn không gây một phản ứng nào từ phía Mỹ. Chúng đã thắng và đã thật rõ ràng là Mỹ nay đã quyết định dứt khóat nằm ngoài vòng chiến rồi. Con đường đi bước nữa hầu tiến tới chiến thắng cuối cùng của chúng nay thì rộng mở thinh thang mà thôi.
Nếu Thỏa Ước Ba-lê từng là khởi điểm của sự xóa sổ của Nam Việt, và sự kiện Mỹ không can thiệp đã từng là một tín hiệu nhằm khuyến khích địch xúc tiến kế hoặch tối hậu, thì chính quyết định cắt giảm viện trợ quân sự Mỹ đã từng đẩy nhanh biến cố đó,  và khiến cho việc thất trận là điều không tránh được nữa mà thôi.
Vì bị tổ chức để chỉ chiến đấu được thôi với một nguồn tiếp liệu ở một mức độ nào đó, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã bị bất ngờ và đã rất ư là khó khăn cho quân đội khi phải ráng chu toàn trách nhiệm chỉ với một mức độ tiếp liệu cực kỳ giảm sút từ phía Mỹ trong tài khóa 1975. Đây là lần đầu tiên trong cuộc chiến, mà trong khi địch cứ càng ngày càng gia tăng áp lực, thì lực lượng của chúng tôi lại lâm vào vị thế yếu. Nay thì không còn ưu thế về hỏa lực và khả năng lưu động nữa, các đặc điểm từng giúp duy trì cán cân chiến thuật trước một kẻ địch luôn luôn nắm phần chủ động. Nay đã thật rõ ràng là điều tối đa mà quân đội hy vọng có thể làm được, thì chỉ là ráng cầm cự, để chờ viện trợ quân sự Mỹ được tái lập lại cho chỉ bằng như trước kia mà thôi. Sự mỉa mai trong cuộc chiến gần như vô vọng này đã là ngay vị Tổng Thống Hoa Kỳ nay thì đành bị bắt buộc phải năn nỉ xin Quốc hội chính điều mà Quốc hội cũng từng đồng ý chuẩn phê trong ngân sách của năm trước rồi. Yêu cầu của Hành pháp đã không được thông qua, có lẽ vì nó đã bị gọi là bổ túc (supplemental) hay phụ thêm (additional) thay vì là thuộc (integral), là điều mới đúng với sự thật.
Hành động cắt bỏ ngân sách từng được chuẩn chi đã có một hậu quả bi thương không chỉ ở ngay tại chiến trường, mà cũng vào luôn suy tư của các chiến lược gia Nam Việt nữa. Họ vẫn nghỉ là khả năng giữ vững được lãnh thổ hay không thì tùy thuộc trực tiếp vào mức độ viện trợ. Nay vì bị cắt giảm quá mức thì cũng không thể nào duy trì “toàn vẹn lãnh thổ” được nữa. Họ suy luận là nay tốt hơn thì nên tùy thuộc cố gắng phòng vệ biên cương vào số viện trợ sẽ có được mà thôi. Xem ra thì thật là đơn giản, nhưng nó quả thực phản ảnh đúng hiện trạng. Bất chấp mọi lý do có thể có được, thì quyết định vào đầu 1975 của Tổng Thống Thiệu hầu tái phối trí lực lượng đã không hề bị đưa ra chỉ vì cẩu thả hay không có lý do chính đáng. Nhưng cũng chính cái quyết định đầy định mệnh này đã khởi động một loạt thất bại mà đã cùng nhau dồn lại đưa đến sự sụp đổ vào lúc cuối cùng.
Việc gây ra cho sự tan hàng của Nam Việt đã là phương cách vội vàng và cẩu thả mà chiến dịch tái phối trí đã được thi hành. Cho dù có được thi hành một cách cẩn thận và chu đáo thì một cuộc rút quân với tầm mức quy mô như vậy cũng rất ít có hy vọng thành công, trước cường lực cùng khả năng đánh đuổi theo của địch. Quân sử thì tràn đầy ví dụ của bao vụ quân lính bỏ chạy tán loạn; đó cũng là lý do tại sao các vị chỉ huy tại chiến trường cực kỳ e ngại nếu bị lâm vào hoàn cảnh phải làm như vậy.
Trong bối cảnh của cuộc chiến Việt Nam, mà các khía cạnh chính trị lẫn quân sự cùng mắc méo rối răm vào với nhau, một vụ rút quân như vậy thì rõ ràng là sẽ bị thất bại, nếu mà không để ý lo đến các người dân mà từ lâu nay, vẫn từng được quân đội bảo vệ và cũng là đối tượng của cuộc chinh chiến đó. Quân đội của chúng tôi không hề hoạt động ở một mảnh đất xa lạ nào cả; vai trò cùng sứ mệnh của họ khác xa với của một lực lượng viễn chinh. Rút họ đi ra khỏi khu vực mà không chuẩn bị di tản luôn người dân thì chắc chắn sẽ đưa đến tình trạng họ cũng phải đào nhiệm mà thôi. Các lần thất bại tan hoang do tái phối trí lực lượng tại Quân khi I và II đã từng cho thấy là không thể nào mà tách người dân ra khỏi người lính được và việc chuyển quân rồi thì sẽ bị tràn ngập bởi làn sóng di tản của người dân cùng chạy theo mà thôi. Đây chính là những dữ kiện hầu giải thích được nội vụ. Chúng cho thấy được sự tan vở về tinh thần lẫn vật chất của một quân đội mà đã từng chiến đấu rất ư là dũng cảm, mãi cho tới khi bị đem đi thí bỏ bởi những biến động nằm ngoài tầm tay của họ mà thôi.
II. TÌNH HÌNH TRƯỚC THỎA ƯỚC BA-LÊ
Sau trận công kích 1972 của cộng sản, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã được giao trách nhiệm tái chiếm các lãnh thổ từng bị đánh mất. Tại Quân khu I, Chiến dịch Lam Sơn đã được phát động với sự tham dự của Sư đoàn I Bộ binh, Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, cùng nhiều đơn vị yểm trợ khác. Tới ngày 15 tháng 8 năm 1972 thì thành phố và phần lớn lãnh thổ tỉnh Quảng Trị đã được tái chiếm lại. Một phòng tuyến mới cũng được thiết lập dọc sông Thạch Hãn, kéo dài mãi về hướng Đông để ra tới tận biển. Phản ứng của địch tại Quảng Trị đã thật là dữ dội; cùng lúc, chúng cũng đã phát động nhiều trận tấn công ở phía Nam của Quân khu I nhưng đều thất bại.
Tại Quân khu II thì nhiều chiến dịch đã được tổ chức để giải tỏa áp lực của địch chung quanh Kontum và Pleiku, và để tái chiếm Thung Lũng An Lão trong tỉnh Bình Định, cũng như nhằm khai quang các con đường chính, kể cả Đường 14 giữa Kontum với Pleiku và Quốc lộ 19 với 21 . . . Tại Quân khu III, các lực lượng bạn cũng được tăng cường và thành công giải tỏa được áp lực đang đè nặng chung quanh An Lộc. Tuy nhiên, Quốc lộ 13 nối liền An Lộc với Lai Khê thì vẫn cứ chưa khai thông được. Tại Quân khu IV thì tình hình hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của chúng ta. Tất cả các vụ đụng độ chỉ xẩy ra ngay trên lãnh thổ Kampuchia, tuy nhiên, vẫn còn một  số thôn nhỏ trong tỉnh Chương Thiện thì vẫn còn bị địch kiểm soát.
Nói chung thì tình hình chiến sự trong nữa năm sau của 1972 đại khái phản ảnh một tình trạng cân bằng giữa hai lực lượng đang đối đầu nhau trên chiến trường, trong khi mà quân đội Mỹ vẫn cứ đang triệt để rút khỏi Việt Nam. Tuy nhiên tới năm 1973, khi không còn không trợ của Mỹ nữa (kể cả không trợ của hải quân Mỹ), thì lợi thế bắt đầu nghiêng về phía Cộng sản.
Để đối phó về phương diện chính trị trước tình trạng khẩn cấp trong năm 1972, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng đã lấy nhiều quyết định quan trọng. Tình trạng quân luật đã được ban hành trên toàn quốc, các điều kiện để được miển dịch cũng bị cực kỳ hạn chế, và mọi nam công từ 17 đến 43 tuổi đều bị cấm xuất ngoại. Quốc Hội cũng đã chuyển giao toàn quyền ra luật về quốc phòng và kinh tế quốc gia cho Tổng Thống trong vòng sáu tháng, từ tháng 6 tới tháng chạp 1972. Một luật báo chí nghiêm khắc hơn cũng đã được ban hành, và các cuộc bầu cử xã ấp từng được dự liệu thì nay cũng  bị hủy bỏ. Ngược lại thì các vị tỉnh trưởng đã nhận được lệnh phải tái tổ chức các nền hành chánh địa phương, cùng hoàn tất việc chỉ định các trưởng làng và trưởng thôn trong thời hạn hai tháng.
Các Đề Nghị Trước Đó Về Hòa Bình
Nhìn dưới lăng kính quân sự thì trận Công Kích Tết Mậu Thân 1968 đã là một sự thất bại toàn diện của Cộng sản, nhưng về phương diện chính trị và trong một chừng mực nào đó mà có liên hệ đến tâm lý quần chúng, thì nó lại đã đem lại cho chúng cực kỳ là lợi thế. Việc Tướng William C. Westmoreland yêu cầu thêm độ 200.000 binh sĩ đã cũng vô tình làm lợi cho các quan điểm từng chủ trương là vấn đề Việt Nam quả khó mà giải quyết cho được nếu chỉ bằng giải pháp quân sự mà thôi.
• •
Tiếp theo chiến dịch đánh sang bên kia biên giới Kampuchia và trận tấn công vào Lào,  thì Hoa Kỳ đã lấy hai quyết định nhượng bộ quan trọng: quân đội Mỹ sẽ rút đi trong vòng sáu tháng sau khi ký kết được một thỏa ước, và Tổng Thống Thiệu sẽ từ nhiệm một tháng trước khi có các cuộc tuyển cử. Các đề nghị này thì cũng bị bác bỏ trong buổi [thương lượng] vào ngày 3 tháng 5 năm 1971. Trong tháng 6, 7 và 8 thì [TS Henry] Kissinger và [Lê Đức] Thọ đã cùng nhau gặp tới cả là năm lần. Nhân những lần đó, thì mọi đề nghị từng được đưa ra của Mỹ cũng đều bị Cộng sản bác bỏ, cho dù có được sữa đổi cách mấy đi nữa. Chỉ rồi mãi tới buổi họp cuối vào tháng 9 năm 1971, thì Hoa Kỳ mới nhận chân ra được là Cộng sản thực sự chỉ muốn kiểm soát toàn Nam Việt,  trước cả khi Mỹ rút quân đi mà thôi. Hoa Kỳ đã chỉ khám phá ra được ý đồ thâm độc  của Cộng sản mãi cả sau ba năm thương thuyết trong vòng bí mật! Và cũng chính trong phiên họp đó, thì Bắc Việt cũng ý thức được là quả Mỹ dứt khoát đang mưu tìm một thu xếp hầu chấm dứt cuộc chiến, chớ không phải là chỉ để che đậy cho một sự đầu hàng hoàn toàn mà thôi! 2
• •
Tình hình quân sự tại miền Nam vào tháng 4 năm 1972 đã ở vào mức mà Mỹ e sợ là rồi thì Việt Nam Cộng Hòa cũng sẽ phải sụp đổ hoàn toàn mà thôi. Lần nữa, Kissinger lại đi gặp Thọ vào ngày 2 tháng 5 năm 1972, để rồi, trước viễn ảnh của một tình hình ngày càng trầm trọng, bèn đề nghị là nếu Bắc Việt chấp nhận một thỏa thuận ngưng bắn, cùng trả tự do cho các tù binh Mỹ – duy chỉ hai điều kiện đó mà thôi và không cần gì nữa cả – thì Mỹ sẽ rút hoàn toàn quân ra khỏi, chỉ trong vòng bốn tháng mà thôi. Ấy vậy, cái đề nghị này lại vẫn bị bác bỏ ngay tức thì, và Lê Đức Thọ cương quyết đòi hỏi là phải hủy bỏ Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, để thay thế bằng một chính phủ liên hiệp. Đề nghị này đối với chính phủ Mỹ thì cũng không thể nào mà nuốt được thôi. Hoa Kỳ bèn tăng gia đáng kể việc không kích các mục tiêu quân sự ở Bắc Việt và xúc tiến phong tỏa bằng mìn hải cảng Hải Phòng, cùng các thủy lộ khác. Chỉ sau những lần can thiệp từ phía Liên Xô và Trung Cộng, thì Kissinger cùng Lê Đức Thọ mới lại tái họp vào tháng 8 . . . Nhân những lần họp đó, tuy chúng vẫn cứ khăng khăng đòi hỏi Tổng Thống Thiệu phải từ nhiệm trước khi có được một cuộc ngưng bắn, bọn Cộng sản cũng đã có được thái độ mềm dẻo hơn, và nhìn nhận sựu hiện hữu của hai chính phủ, hai quân đội cùng một thành phần chính trị riêng rẻ thứ ba. Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời của Cộng sản trong miền Nam đã rõ ràng được Bắc Việt xem như là đồng hàng với Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.
Thu Xếp cho Cuộc Ngưng Bắn
Ngày 16 tháng 8 năm 1972 thì TS Kissinger đã tới Sài-gòn. Ông bèn gặp Tổng Thống Thiệu và giải thích cho thấy các áp lực chính trị tại Mỹ, cùng ảnh hưởng có được của chúng trong lần bầu cử Tổng Thống sắp tới. Ông ta cũng xác nhận là Tổng Thống Nixon quyết chí phải tìm cho ra được một giải pháp với Cuộc Chiến Việt Nam mà thôi. Rồi vào ngày 11 tháng 9 năm 1972 thì Kissinger cùng Lê Đức Thọ lại tái họp tại Ba Lê. Lần này thì mọi điều khoản mà hai bên đã từng thỏa thuận trong tháng 7 và 8 cũng đã được viết xuống giấy trắng mực đen. Nói tổng quát thì các thỏa thuận đã là: Do vì sự hiện hữu trong thực tế của hai chính phủ, hai quân đội, cùng nhiều lực lượng chính trị khác tại Miền Nam Việt Nam, vấn đề hòa giải quốc gia, nếu [đã] thực sự sẽ xẩy ra, thì sẽ phải được thực hiện trong tinh thần tương kính, và cả đôi bên thì đều cùng phải tránh tìm cách loại bỏ bên kia. Nam Việt Nam sẽ không bị phải chấp nhận, hoặc một chế độ Cộng sản, hay một chế độ thân Mỹ. Nhân đó, đây cũng là lần đầu tiên mà Cộng sản đã tránh không còn đòi hỏi Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phải bị loại bỏ trước đi.
Trong phiên họp kế vào ngày 26 tháng 9 năm 1972, Bắc Việt bèn thêm vào các thỏa thuận việc thành lập một Hội Đồng Hòa Giải và Hòa Hợp Quốc Gia. Viển ảnh xem ra có vẻ tốt, và hy vọng là hòa bình sẽ thật sự phải đến mà thôi . . . Đây cũng là lần đầu tiên mà Cộng sản đã chịu thảo luận theo tiêu chuẩn tách rời giữa chính trị và chiến tranh. Bắc Việt và Hoa Kỳ  sẽ cùng chấm dứt chiến tranh bằng một tình trạng ngưng bắn tại chổ, và một giải pháp chính trị cho Nam Việt Nam cũng sẽ được thảo luận giữa đôi bên liên hệ. Đề nghị này thì cũng đã được chuẩn bị sẳn bởi Lê Đức Thọ như là một bản thảo bằng Anh văn. Và rồi như vậy thì cũng chấm dứt vụ thảo luận giữa cái hai ông điếc sau bao nhiêu là tháng năm qua. 3
• •
Tôi còn nhớ rất ư là rõ [TS Kissinger] đã tới Sài-gòn vào ngày 18 tháng 10 với dự định sẽ ở lại hai ngày. Sáng hôm sau thì phái đoàn Mỹ với TS Kissinger, Đại sứ Ellsworth, Tướng Creighton Ư. Abrams và Ông [William] Sullivan đã tới Dinh Độc Lập để gặp Tổng Thống Thiệu. Bên phía Việt Nam thì đã có Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Bộ Trưởng Ngoại Giao Trần Văn Lắm, Ông Nguyễn Phú Đức, Ông Hoàng Đức Nhã và tôi.
TS Kissinger bắt đầu buổi họp bằng việc đệ trình bản văn viết của thỏa ước cho Tổng Thống Thiệu. Rồi ông ta giải thích và nhấn mạnh những điểm mà mình nghỉ là có lợi cho Nam Việt. Ông ta nhấn mạnh là Hoa Kỳ cam kết sẽ vẫn duy trì các căn cứ không quân tại Thái cũng như luôn cả Đệ Thất Hạm Đội ở ngoài khơi Việt Nam, hầu răn đe mọi cuộc tấn công của Cộng Sản. Nam Việt sẽ vẫn tiếp tục nhận được viện trợ kinh tế và quân sự trong khi Hoa Kỳ cũng tin là, qua những thỏa hiệp bí mật thì Liên Xô và Trung Cộng cũng sẽ cực kỳ giảm thiểu tiếp liệu cho Bắc Việt và cho phép Hoa Kỳ rút quân cùng được nhận lại các tù binh trong vòng danh dự.
TS Kissinger cũng nói thêm nay quả đúng là thời điểm thuận tiện để đạt đến một thỏa hiệp vơi Cộng Sản, bởi vì dù sao thì Nam Việt cũng đang có một quân đội với hơn cả một triệu quân nhân, cùng đang kiểm soát được 85 phần trăm của tổng số 19 triệu người dân. Ông ta tin chắc là Nam Việt rồi đây sẽ mở mang và bành trướng được trong thời kỳ hậu chiến.
Rồi TS Kissinger kết luận là thỏa hiệp tốt và khả chấp. Tuy nhiên, ông ta cũng không đi vào chi tiết về những vấn đề sẽ phải được giải quyết, và nhất là ông ta đã không hề cho Nam Việt biết gị về lịch trình để ký thỏa ức. Tổng Thống Thiệu bèn trả lời là mình sẽ nghiên cứu văn bản, rồi đưa nó qua cho thơ ký riêng của ông là Hoàng Đức Nhã.
Một phiên họp nới rộng khẩn cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của chúng tôi liền được triệu tập, hầu nghiên cứu bản văn đó. Ông Hoàng Đức Nhã đã là thuyết trình viên của buổi họp đó. Về phương diện quân sự, thì sẽ là một tình trạng ngưng bắn và đâu thì ở đó. Trong khi các lực lượng Mỹ và Đồng Minh sẽ bị rút đi, còn các căn cứ Mỹ ở Nam Việt cũng sẽ bị tháo bỏ, thì lại hoàn toàn không nói tới gì về bộ đội Bắc Việt cả. (Đã có ước lượng là có cho tới cả mười sư đoàn Bắc Việt đang hiện diện tại Nam Việt. Thêm nữa, bộ đội Bắc Việt lại còn chiếm cho tới từ 60 đến 80 phần trăm trong các đơn vị Cộng Sản địa phương).
Với tư cách Tổng Tham Mưu Trưởng, trong phiên họp đầu thì tôi cũng đã phát biểu là việc kiểm soát ngưng bắn sẽ cực kỳ khó khan, và một tình trạng ngưng bắn đâu ở tại đó theo kiểu ‘da beo’ thì cũng tiềm tàng nhiều hiểm nguy tự tại. Sẽ không hề có được những vùng, hầu gom quân cũng như là lằn ranh phân chia, và như vậy thì quân số địch sẽ được trụ lại chính những nơi chúng hiện đang ở. Nhưng cũng không ai mà lại đi tin là chúng sẽ không rời khỏi những khu đó. Theo bản chất hiếu chiến tự tại, ngay sau khi ngưng bắn được công bố, thì chắc chắn chúng cũng sẽ tự chia ra từng đơn vị nhỏ, hầu xâm nhập các thôn làng, rồi sẽ cố gắng chứng tỏ sự hiện diện của chúng trên các tuyến đường giao thông của chúng ta, cũng như là treo cờ của chúng, hầu ráng chứng minh sự hiện diện của chúng. Về cái International Commission of Control and Supervision (ICCS) ~ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát, thì cũng rõ ràng là do Cộng Sản kiểm soát mà thôi. Với một cuộc chiến không theo tập quán, mà không hề có những đường ranh rõ rang, thì việc kiểm soát cả dân lẫn đất, sẽ khó khăn mà đạt được. Và trong những hoàn cảnh cùng điều kiện tương lai, thì lại càng thêm cực kỳ khó khăn và rắc rối mà thôi . . .
 

International Commission of Control and Supervision

The Protocol to the Paris Agreement detailed the functions of the ICCS. At Article 4 it named the locations of s...
 
 Đã thật chắc chắn rõ ràng là Cộng Sản sẽ không tuân theo quy định ngưng bắn tại chổ. Cách xử sự của chúng dạo 1954 thì cũng cho mọi người biết trước là chúng cũng sẽ làm gì lần này mà thôi. Hơn nữa, các tài liệu tịch thu được của địch vào ngày 10 tháng 10 năm 1972 trong một căn hầm tại một quận thuộc tỉnh Quảng Tín cũng đã là bằng chứng cho sự kiện là bộ đội và cán bộ Cộng Sản đang được học tập về các đề tài chính yếu từng được thảo luận trong bản dự thảo của thỏa ước, và cũng đã từng nhận được chỉ thị sẽ rồi phải phản ứng ra sao . . .
Tới đây thì vấn đề quân sự quan trọng nhất vẫn là sự hiện diện của bộ đội Bắc Việt. Tình trạng vào tháng 9 năm 1972 thì cũng phản ảnh một cách đại khái tương quan lực lượng quân sự đôi bên. Nay thì khi các lực lượng Hoa Kỳ sẽ bị tái phối trí mà không có được một sự rút quân tương xứng của bên bộ đội Băc Việt, thì chắc chắn là cán cân sẽ phải nghiêng về phía địch mà thôi.
Khi mà [đoạn bằng tiếng Việt] bản văn [của thỏa thuận được đề nghị] được đem ra nghiên cứu thì các thành viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia liền nhận ngay ra đó là bản nguyên thủy từng được Băc Việt thảo ra và rõ ràng không phải là bản chuyển ngữ của ấn bản tiếng Anh. Cú pháp và danh từ được dùng đều dặc biệt thuần túy là của Cộng Sản Bắc Việt. Nó gồm vài đặc điểm hiếm hoi và nhiều từ ngữ quan trọng không kém phần dể gây tranh luận. Chẳng hạn như Quân Đội Hoa Kỳ thì lại bị gọi một cách vắn tắt nhưng đầy vẻ khi dể như chỉ là Quân Mỹ mà thôi, điều đã khiến bên Nam Việt phải nhắc nhở phái đoàn Mỹ là họ phải yêu cầu phải được gọi bằng một danh xưng đàng hoàng hơn là Quân Đội Hoa Kỳ. Đối với mọi người Việt có hiểu biết tại Nam Việt thì cách gọi Quân Mỹ đã chỉ là xách mé và hổn hào, dù là vẫn rất đúng đáng về tiêu chuẩn từ ngữ.
Một vấn đề quan trọng hơn [về ngôn từ] đã là việc Hội đồng Quốc gia Hòa Giải và Hòa Hợp bị định nghĩa như là một “cơ cấu hành chánh” và bị xem, với một ý đồ rõ ràng đầy hiểm độc, là cơ cấu chính quyền , có nghĩa là “trực thuộc chính quyền”. Như vậy thật rõ ràng là Bắc Việt đã xem [đó] như là một cơ quan công quyền với đầy đủ thẫm quyền, và chiếu theo thành phần tổ chức, thì cũng không khác gì một chính phủ liên hiệp . . . Bản văn bằng tiếng Việt cũng đã nêu ra ba quốc gia Việt Nam. Chỉ có hai quốc gia là Bắc và Nam Việt Nam. Vậy thì cái quốc gia thứ ba là cái nào? Nếu mà Nam Việt Nam sẽ phải là hai quốc gia, thì cũng có nghĩa là chủ quyền của chính phủ Nam Việt cũng sẽ phải chia xẻ với ai khác mà thôi. Đó đã chính là những vấn đề chính yếu.
Sau khi đã nghiên cứu cẩn thận vào chi tiết, chính phủ của chúng tôi đã đi tới một đề nghị với hai mươi sáu thay đổi cần phải có trong bản dự thảo. Trong khi các thảo luận với phía Mỹ đang xẩy ra thì Tòa Đại Sứ VNCH tại Hoa-thịnh-đốn, D.C. gởi về một bản tường trình là nhân một cuộc phỏng vấn với các phóng viên ngoại quốc, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Bắc Việt  có tuyên bố là tiến trình hòa đàm tại Ba Lê đang mang lại nhiều kết quả tốt, và rồi sẽ có một chính phủ liên hiệp chuyển tiếp gồm ba thành phần. Bản báo cáo này lại là lý do khiến Tổng Thống Thiệu lại càng thêm cứng rắn chống đối vụ thỏa thuận nhân hai buổi họp xẩy ra trong ngày 22 tháng 10.
• •
Về phía ông, thì Tổng Thống Thiệu đã lên đài truyền thanh cùng truyền hình, để trình bày quan điểm của mình, là vì sao mà chính phủ Nam Việt đã không thể nào mà chấp nhận một liên hiệp được. Cùng lúc thì Bắc Việt cũng không chịu lặng yên. Trong một chiến dịch tuyên truyền hung hăng ồn ào, Bắc Việt đã công bố văn bản từng được thỏa thuận, và tiết lộ lịch trình từng được cam kết vào ngày 8 tháng 10, và tố cáo là Tổng Thống Thiệu đã phá họai nền hòa bình, cũng như là đòi hỏi Hoa Kỳ phải ký thỏa ước vào ngày 31 tháng 10 năm 1972. Khi bị đối mặt với các biến chuyển mới, thì TS Kissinger bèn  tổ chức họp báo, hầu giải thích văn bản của thỏa ước cho công luận Mỹ.  Chính theo ngay các từ do chính ông đã dùng thì “hòa bình đã trong tầm tay” và chỉ còn cần phải đúc kết thỏa ước thêm trong một phiên thảo luận nữa mà thôi với đại diện của Bắc Việt.
Suốt  trong tháng 11 thì cũng đã có bao nhiêu là trao đổi văn thư giữa Sài-gòn và Hoa-thịnh-đốn, nhưng cũng đã không hề có được một thay đổi quan trọng nào cả trong văn bản thỏa ước. Thêm nữa, cùng trong thời gian này thì các vận tải cơ C-5 Galaxy cùng các loại vận tải cơ khác của Mỹ cũng có chở tới cho Sài-gòn một số lượng quan trọng về quân liệu và quân dụng, kể cả chiến đấu cơ F-5 và A-37, vận tải cơ C-130A, trực thăng, chiến xa M-48 và pháo 175 ly. Các căn cứ Mỹ cùng trang bị, thì cũng đã được bàn giao nguyên vẹn lại cho QĐVNCH. Nhờ các chuyển giao này, Bộ Tổng Tham Mưu đã thành lập thêm được nhiều đơn vị pháo binh nặng, thiết giáp cùng phòng không. Nhiều phi đoàn C-130A và F-5 mới cũng ra đời. Tuy nhiên cũng có một số quân dụng từng được bàn giao thì cũng không thể sử dụng liền được. Chúng chỉ được giao hầu sẽ được dùng như là thay thế, chiếu theo các quy định về thỏa ước ngưng bắn. Chương trình tiếp vận này đã được gọi là Enhance Plus (Tăng Cường Thêm) đã nhắm vào cả hai mục tiêu quân sự lẫn chính trị . . .
Tổng Thống Nixon cũng đã có nghiên cứu cẩn thận về những điểm tương phản từng bị chính phủ VNCH nêu lên, và chúng ta phải công bình ghi nhận nơi đây, là thật sự thì ông ta cũng đã có ra lệnh phải nghiên cứu chúng lại.
• •
Ngày 9 tháng 11 thì vị đại diện của Ki ssinger là Tướng Alexander M. Haig Jr. có tới Sài-gòn. Ông ta mang đến một bức thư riêng của Tổng Thống Nixon, và cũng có nhấn mạnh đến ý nghĩa của chương trình Enhance Plus (Tăng Cường Thêm). Vì chính phủ của chúng tôi vẫn cứ khăng khăng không chịu thay đổi lập trường, ông ta cũng cho biết là nếu Nam Việt cứ tiếp tục từ chối ký kết, thì Hoa Kỳ sẽ bắt buộc phải cứ xúc tiến và ký kết riêng rẽ với Băc Việt mà thôi. Một vài ngày trước đó, vào ngày 5 tháng 11, thì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng đã công bố là Gia-nã-đại, Hung-gia-lợi, Indonesia và Ba-lan đều cùng đã đồng ý trên nguyên tắc, là họ sẽ tham gia trong Ủy Ban International Commission of Control and Supervision (ICCS) ~ Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát.
TS Kissinger và Lê Đức Thọ gặp lại nhau vào ngày 20 tháng 11 tại Ba-lê . . . Trong lần họp này với Lê Đức Thọ, thì TS Kissinger  đã có trình bày các đòi hỏi của phía VNCH và Hoa Kỳ. Mấy ngày đầu của phiên họp thì cũng êm xuôi và phía bên kia có vẻ cảm thông. Tuy nhiên tới ngày 23 tháng 11, thì Thọ đâm ra cứng rắn khó khăn. Y bác bỏ mọi đề nghị của phía Hoa Kỳ và tái đòi hỏi là chính phủ Nam Việt phải bị giải tán đi. Hiển nhiên là y đã chỉ thi hành đúng các chỉ thị mới nhận được từ Hà-nội mà thôi.
• •
Tới ngày 4 tháng chạp, thì TS Kissinger lại gặp Lê Đức Thọ tại Ba-lê và khám phá ra là y vẫn cương quyết không hề thay đổi nếu so với lần họp trước . . . TS Kissinger rời Ba-lê vào ngày 13 tháng chạp . . . Lần này thì có vẻ bế tắc . . . đã thật rõ ràng mà cũng quá ư là ưu tối thôi.
Sau khi thảo luận với Kissinger . . . Tổng Thống Nixon bèn gởi một công điện cho Hà-nội, cảnh cáo là nếu trong vòng bảy mươi thứ tám [sic], 1 mà họ vẫn không tái họp một cách nghiêm trang, thì Hoa Kỳ sẽ lại tái không tạc. Sau khi không được đáp ứng một cách thuận lợi, Hoa Kỳ bèn khởi động một trận không kích mạnh mẽ ở phía trên của vĩ tuyến 20, nơi mà các vụ không tạc cũng đã được ngưmg lại từ dạo cuối tháng 10. Khả năng tàn khốc của các B-52 đã khiến Băc Việt chịu không nổi, và cũng chứng minh cho sự cương quyết của Hoa Kỳ. Theo tôi, Bắc Việt đã bị bắt buộc phải trở lại bàn hội nghị mà thôi. Kết quả là các trận không kích kịch liệt nhất của Mỹ nhằm đánh xuống Băc Việt đã bị chấm dứt vào ngày 30 tháng chạp.
Tám ngày sau đó, vào ngày 8 tháng giêng năm 1973, TS Kissinger lại gặp Lê Đức Thọ. Mọi việc  lần này thì cũng khá hơn mà thôi . . . Tới ngày 14 tháng giêng thì TS Kissinger đã có thể báo cáo được với Tổng Thống Nixon là có tiến bộ trong cuộc đàm phán. Vào ngày hôm sau, thì đã có các lệnh cho Quân đội Hoa Kỳ nhằm chấm dứt mọi hành động chống lại Bắc Việt.
Tới ngày 16 tháng giêng, thì Tướng Haig bèn bay tới Sại-gòn. Chính phủ Nam Việt cũng vẫn còn phản đối về một số đề tài về nghi thức. Ấy vậy, vào ngày 19 tháng giêng, thì chính phủ của chúng tôi đã bị thông báo là không còn có thể thay đổi bất kỳ cái gì nữa cả, và thỏa ước sẽ phải được chuẩn phê, để rồi chính thức ký vào ngày 27 tháng giêng  tại Ba-lê bởi bốn bên liên hệ. Tình trạng ngưng bắn sẽ có hiệu lực từ 8 giờ sáng, giờ Sài-gòn, trong ngày 28 tháng giêng năm 1973.
Thêm vào đó, Tổng Thống Nixon cũng có viết một lá thư riêng gởi cho Tổng Thống Thiệu trong ngày 21 tháng giêng. Nixon đã có cảnh cáo là nếu Nam Việt bác bỏ thỏa hiệp, thì Hoa Kỳ vẫn sẽ ký riêng với Băc Việt và hậu quả sẽ là, tất cả viện trợ cho Nam Việt rồi thì sẽ bị chấm dứt. Nhưng nếu Nam Việt chịu ký thì, (1) vị tổng  thống Hoa Kỳ sẽ can thiệp mạnh mẽ  hơn với Quốc hội Hoa Kỳ hầu tiếp tục giúp đở Nam Việt, và (2) chính phủ Mỹ cam kết sẽ “phản ứng kịch liệt ~ react vigorously” trước mọi vi phạm về ngưng bắn của Băc Việt. Sau nhiều phiên họp với Hội Đồng An NInh Quốc Gia, và sau khi đã tham khảo với nhiều nhân vật trong chính quyền cùng Quốc Hội, thì Tổng Thống Thiệu bèn viết thư chấp thuận với Tổng Thống Nixon, mà trong đó thì ông cũng đã đề nghị cần có một cuộc hội nghị thượng đỉnh ngay sau khi ký kết thỏa ước.
• •
Nói một cách khách quan, thì quả Hiệp Ước Ba-lê đã không hề là hoàn hảo. Hoa Kỳ đã đạt được một thỏa thuận hầu rút quân và đem về lại được các tù binh của họ. Cộng sản đã được cho phép giữ bộ đội Bắc Việt trong Nam, nhưng Nam Việt Nam thì vẫn hiện diện như là một quốc gia với chính phủ của mình.
Các Phản Ứng của Nam Việt Nam
Dựa trên các tài liệu tịch thu của địch và đặc biệt là các bài học từ thất bại của Hiệp Định Geneva 1954, Bộ Tổng Tham Mưu đã biết được ý đồ của địch, nên cũng đã hoàn tất một kế hoặch dự phòng với tên mật mã là Trần Hưng Đạo II. Kế hoặch này đã soạn thảo và phát họa trong chi tiết, mọi biện pháp sẽ cần phải có, khi địch chuyển động, và đã được cung cấp phân phối xuống cho các cấp cùng khu vực, cũng như cho mọi tiểu đoàn tác chiến. Cũng nhờ kế hoặch này, mà Nam Việt đã không hề bị bất ngờ, và đã tiên liệu được, hầu chống trả mọi mưu toan “dành đất và dành dân” của địch.
Về phương diện chính trị, thì một chương trình phát triển nông thôn kéo dài năm năm cũng đã được phát động, và một đảng chính trị với tên gọi là Đảng Dân Chủ đã được thành lập, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chính trị sẽ diễn ra về sau này. Các lãnh tụ của Đảng Dân Chủ đa số đều là những công chức cấp cao trong chính quyền Nam Việt. Tới giữa năm 1973 thì chính quyền đã có phần được tái tổ chức lại. Sau cùng, hầu tăng gia hiệu quả, cùng đẩy mạnh cho toàn dân biết rõ thêm các chính sách quốc gia, chính phủ phát động trên khắp toàn quốc một chương trình huấn luyện, mà đã được gọi một cách đầy tham vọng, là cách mạng hành chánh. Mười lăm ngàn công chức, đại diện cho mọt tầng lớp, đã hoàn tất mãn khóa huấn luyện này vào giữa năm 1973.
III. TÌNH HÌNH QUÂN SỰ SAU CUỘC NGƯNG BẮN, 1973 – 1974
Trên nguyên tắc, thì Hiệp Ước Ba-lê vào ngày 27 tháng Giêng năm 1973 đã chấm dứt cuộc chiến tranh tại Việt Nam rồi. Ấy vậy, trong khi hòa bình thực sự đã đến tại miền Bắc, thì cuộc chiến quân sự lại vẫn cứ tiếp tục trong miền Nam. Đã không hề có được một điều khoản nào nhằm quy định là bộ đội Cộng sản phải rút đi, mà cũng không hề có được một ghi nhận nào là chúng rồi đây sẽ phải bị kềm giữ. Bắc Việt đã duy trì được lực lượng lớn lao của chúng trong Nam, hầu yểm trợ, cùng tạo điều kiện thuận lợi cho một thỏa thuận về chính trị trong tương lai, mà đồng thời cũng để sẳn sàng ứng phó với mọi biến chuyển có thể xẩy ra. Khi mà không có được guồng máy kiểm soát có hiệu quả của quốc tế hầu bắt buộc thi hành cuộc ngưng bắn, thì địch đã cứ cố tình vi phạm một cách công khai Hiệp Ước Ba-lê mà thôi.
Chính Sách và Chiến Lược của Cộng Sản
Cuộc chiến kéo dài tại Nam Việt Nam cũng đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho cả đôi bên, nhưng Cộng sản thì lại đã bị ảnh hưởng nặng hơn rất nhiều. Nhân một lần phỏng vấn bởi một nhà báo Ý, thì Võ Nguyên Giáp cũng đã nhìn nhận cái con số thiệt hại hơn cả là nữa triệu bộ đội Bắc Việt. Người bộ đội Bắc Việt, dù dạn dày bởi kỷ luật đảng và từng được tôi luyện qua một tiến trình nhồi sọ nặng nề, cũng như là thường xuyên bị theo dõi bởi các chính trị viên, thì lại, dù muốn dù không, cũng ước mơ một nền hòa bình thật sự và cầu mong được về xum hợp với gia đình của họ. Các nguồn tin từ những tài liệu bị tịch thu, rồi các tù binh vá hồi chánh viên, cũng đã xác nhận sự kiện là vào tháng 10 năm 1972, khi cuộc ngưng bắn gần như là sắp được hoàn tất, thì các bộ đội lẫn các cán bộ đều cùng  rất ư là ‘hồ hởi”. Họ đón nghe đài BBC và VOA mổi ngày và công khai thảo luận về sự kiện là sẽ có được khả năng trở về Bắc. Tới ngày 28 tháng 10, khi mà cuộc ngưng bắn đã không xẩy ra, thì mọi người đều không dấu được nổi thất vọng của mình.
• •
Tin tình báo có cho biết là, trong một buổi họp cấp tỉnh của Đảng vào tháng 3 năm 1973 . . . họ đã đi đến kết luận, là cuộc cách mạng tại miền Nam chỉ có thể được thành công bằng võ lực, xuyên qua một  “blitzkrieg ~ tổng tấn công chớp nhoáng” theo kiểu kỳ năm 1968. (Đặc biệt đáng lưu ý là hoàn toàn không hề nói gì tới vấn đề đấu tranh chính trị nữa cả) . . . Tuy vậy, một hồi chánh viên đã cương quyết là cuộc tấn công chỉ sẽ xẩy ra sau khi đã được cả Liên Xô và Trung Cộng cho phép, y như hai kỳ 1968 và 1972 . . .
• •
Về phía chúng tôi, trong suốt năm 1973 thì chúng tôi, một mặt đã ngăn cản được chiến thuật “dành đất và dành dân” của địch, và mặt khác thì cũng đẩy mạnh chương trình phát triển nông thôn. Dù sao thì đối với các tiền đồn hẻo lánh xa xôi, Tổng Thống Thiệu cũng có ra chỉ thị là cấm di tản. Với mọi giá, chúng cần phải được bảo vệ và duy trì. Như sau đó thực tế đã cho thấy, chính sách này hợp lý về chính trị nhưng lại sai về mặt quân sự. Địch đã thật là dể dàng để tập trung lại cho được một số quân đông gấp năm hay sáu lần của quân ta tại mọi tiền đồn xa xôi nào đó, để rồi với hỏa pháo yểm trợ mạnh mẻ, thì cũng đã dể dàng tràn ngập căn cứ đó mà thôi. Khi đi cố gắng nắm giữ mọi tiền đồn thì cũng như chỉ là đi đem thí một số quân quan trọng mà đã có thể sẽ được sử dụng hữu ích hơn ở những nơi khác nào đó. Nhưng  thật sự thì lúc đó, chính phủ của chúng tôi đã vẫn tin là trong một phạm vi nào đó, thì Thỏa Ước Ba-lê cũng sẽ vẫn được tôn trọng. Và với việc duy trì các tiền đồn đó, cho dù có tốn kém, thì cũng là bằng chứng hiển nhiên của quyền kiểm soát của chúng tôi. Ngoài ra, chính sách bỏ trống các tiền đồn đó thì cũng đồng nghĩa với việc dâng vào tay địch một số lớn lãnh thổ của quốc gia mà thôi.
• •
IV. CÁC KHÓ KHĂN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH, 1973 – 1974
• •
Ngay sau khi có ngưng bắn thì chiến lược của chúng tôi đã gồm bốn mục tiêu chính. Trước hết và quan trọng nhất, chúng tôi cương quyết giữ cho lãnh thổ được toàn vẹn, cùng lúc, kiểm soát cho được toàn thể dân chúng.  Khi địch chiếm được nơi nào đó, thì quân đội phải đánh chiếm lại cho được bằng mọi giá thôi. Thứ nhì, quân đội phải hoàn tất tái tổ chức, với trọng tâm đặt nặng vào việc tái bổ sung và tái tân trang các đơn vị từng bị thiệt hại nặng kỳ địch tấn công dịp 1972, cùng tái lập một lực lượng tổng trừ bị đáng kể, và củng cố các lực lượng địa phương. Thứ ba, thì quân đội phải cố gắng cải tiến cùng tối tân hóa về mọi phương diện, nhưng đặc biệt là về tiếp vận, hỏa lực và khả năng di động. Thứ tư, thì quân đội cũng phải tiếp tục phụ giúp chương trình bình định và phát triển nông thôn, cùng tham gia trong các dự án quốc gia khác . . . mà tất cả chỉ là nhắm vào mục tiêu “ba tự lực” của chính sách quốc gia (tự phòng, tự quản, tự lực).
Tổ Chức Quân Đội
• •
Vào tháng 3 năm 1974, thì đã có một vụ chuyển đổi chức vụ trong số các sĩ quan cao cấp, và Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh, trưởng phòng nhân viên Bộ Tổng Tham Mưu từ mãi năm 1969, đã được chỉ định làm Tham Mưu Phó đặc trách về bình định và phát triển, để thay Trung Tướng Nguyễn Văn Là, nay về hưu vì lý do tuổi tác. Và Tướng Mạnh, sau thời gian phục vụ trong chức vụ củ, thì cũng cần phải được thay thế. Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, mà lúc đó đang nắm Bộ Chỉ huy Tiếp vận Trung Ương, đã được chỉ định, để thay Tướng Mạnh như là trưởng phòng nhân viên Bộ Tổng Tham Mưu. Nguyên là một quân nhân trọn đời hy sinh cho đất nước và rất ư là siêng năng, Tướng Khuyên đã chu toàn được nhiệm vụ trong cả hai chức vụ đó mãi cho tới những ngày cuối cùng . . .
• •
Nhằm để đánh trả mọi vi phạm quy mô vào hòa ước của Cộng sản, thì một kế hoặch ứng chiến cũng đã được soạn thảo ra bởi Bộ Tổng Tham Mưu cùng với USDAO (United States Defense Attaché Office ~ Văn Phòng Tùy viên Quân sự Tòa Đại sứ Hoa Kỳ).  Đó đã là một thu xếp tuyệt mật mà theo đó, Hoa Kỳ đồng ý sẽ cung cấp cho quân đội của chúng tôi mọi yểm trợ thích đáng khi cần thiết.  Một hệ thống liên lạc nóng đã được thiết lập giữa Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ tại Nakhon Phanom ở Thái lan với Bộ Tổng Tham Mưu. Tổng hành dinh Không quân, cùng cả bốn tư lệnh quân khu, đều được quyền trực tiếp sử dụng hệ thống này.
Các chi tiết nhằm giải thích về kế hoặch này đã được cung cấp cho các tư lệnh quân khu để giúp họ kế hoặch hóa các chiến dịch hành quân, kể cả: 1) cập nhật hóa liên tục các mục tiêu của B-52; 2) khởi động các hệ thống tiền không trợ, được trang bị với máy phát tuyến tương xứng và được điều hành bởi những nhân viên nói được tiếng Anh mà đã từng làm việc với Không Quân Hoa Kỳ rồi; 3) trong trường hợp xẩy ra một vụ tổng tấn công, các lực lượng của chúng tôi cần phải chống trụ lại được cho tới từ 7 đến 14 ngày, thời gian khả dĩ nhằm đủ cho Quốc hội Hoa Kỳ biểu quyết chấp thuận cho sử dụng hỏa lực không quân Mỹ tại Nam Việt. Kế hoặch của Bộ Tổng Tham Mưu chung với USDAO cũng có dự phòng và quy định trước các thủ tục sẽ cần phải làm khi yêu cầu không trợ Mỹ. Rồi bất kể bao hứa hẹn quá ư là rõ ràng, kế hoặch đối phó khẩn cấp này thì cũng đã không bao giờ được áp dụng, bởi vì tầm mức quá ư là quy mô của các vi phạm của địch trong những năm 1973 và 1974 đã không thể nào lại có thể đưa đến được việc thi hành yêu cầu can thiệp này của Mỹ mà thôi. Khi mà cần sự can thiệp đó thì các đơn vị Không Quân Hoa Kỳ đã không hề có mặt mà thôi.   
Việc Giảm Thiểu Viện Trợ Quân Sự của Hoa Kỳ 
Vì từng đã bị tàn phá suốt cả trong hơn một phần tư thế kỷ, nên Nam Việt Nam cũng đã không có gì để gọi là đóng góp được, ngoài nhân lực và máu của chính mình mà thôi. Nam Việt đã phải lệ thuộc vào tài chánh cùng vật liệu của Mỹ, và yếu tố này phần lớn đã quyết định cho kết quả của cuộc chiến mà thôi.Vào ngày 2 tháng 4 năm 1973 thì Tổng Thống Thiệu đã được Tổng Thống Nixon tiếp đón tại Tòa Bạch Ốc Miền Tây ở San Clemente. Hai vị lãnh tụ đã cùng nhau thảo luận về các vấn đề viện trợ kinh tế và quân sự cho Nam Việt, cũng như là nghiên cứu vè hành vi tiếp tục vi phạm ngưng bắn cùng tăng cường củng cố của Cộng quân. Chuyến viếng thăm này đã nâng cao lòng tin tưởng của chúng tôi là về tương lai, chúng tôi sẽ vẫn được Mỹ tiếp tục viện trợ trong thời hậu chiến.
• •
Vào tháng 4 năm 1074 thì Tổng Thống Thiệu đã ra lệnh cho tôi đi Mỹ, trong tư cách là Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, hầu mưu tìm ủng hộ cho thỉnh cầu viện trợ của chúng  tôi. Tại Ngũ-giác-đài, tôi đã thuyết trình về tình hình quân sự tại Nam Việt, bằng cách chứng minh với những tài liệu cùng hình ảnh nhằm cho thấy địch vẫn đang tăng gia vi pham, cũng như tiếp tục chuyển quân cùng súng ống quy mô xuống miền Nam. Các viên chức tại Ngũ-giác-đài đã nồng nhiệt bảo đãm cam kết vẫn ủng hộ chúng tôi. Tiếc thay, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ mọi yêu cầu để được viện trợ bổ túc thêm và chỉ đơn giản chấp thuận một ngân sách tối đa là 1 tỷ Mỹ kim cho tài khóa 1975, mà rồi sau đó, thì cũng chỉ có 700 triệu là đã thực sự được chuẩn phê mà thôi. Và số tiền này lại còn bao gồm luôn cả các sở phí dành cho việc điều hành USDAO (46 triệu trong số 100 triệu từng đã được đề nghị). Ngân sách cuối cùng được chuẩn phê đã là một cú xốc đối với quân đội và nhân dân Nam Việt. Đã thật rõ ràng là cái hố sai biệt kinh khủng giữa các nhu cầu hiện thực, khi mà so với tài khoản được cho chuẩn phê thì sẽ không thể nào mà lấp bỏ đi được, bất chấp dù sẽ có biết bao nhiêu là tự chế hay là điều hành ngân sách cho tốt cách mấy đi nữa.
• •
[Cuối cùng], đã vẫn có khả năng là Quốc hội sẽ tái xét lại quyết định của họ sau khi mà cái vụ ồn ào về Tổng Thống Nixon lắng dịu xuống. Dù sao thì lòng tin tưởng nơi Hoa Kỳ và uy tín của Hoa Kỳ cũng đã đang bị thách đố, và cũng thật là hữu lý khi chờ đợi việc Nam Việt Nam rồi thì cũng sẽ được cung cấp phương tiện, hầu có thể tự vệ, sau khi mà đã từng có cho tới cả 45.000 thanh niên Mỹ cũng từng đã phải hy sinh tánh mạng cũng chính vì cái chính nghiã đó mà thôi. Rồi chính cũng vì chịu đặt niềm tin vào cái hy vọng cuối cùng này mà quân đội cùng nhân dân miền Nam đã tuyệt vọng cố bám vào mà sống, và cũng chinh nhờ niềm tin tưởng là rồi thì viện trợ thêm cũng sẽ có mà thôi, nên họ đã kiên nhẫn chịu đựng biết bao là thiếu thốn và cũng chấp thuận hy sinh thêm máu xương để bù trừ cho số đạn dược thiết tử nhưng lại không hề bao giờ nhận được.
Một thỉnh cầu để có thêm 300 triệu đã được đệ nạp vào ngày 2 tháng giêng năm 1975, và con số này cũng đã được Tổng Thống Ford đề nghị tăng thêm lên đến 722 triệu trong cố gắng cuối cùng vào ngày 11 tháng 4 năm 1975. Nhưng lúc đó thì Quốc Hội cũng cuối cùng đành đoạn bác bỏ đi, cho dù, mọi việc xem ra thì cũng vô vọng mà thôi. Bản án tối hậu đã được tuyên phán.
Con số 700 triệu dành cho tài khóa 1975 thì cũng chỉ đáp ứng được có phân nữa các nhu cầu đã rất ư là khắc khổ rồi của chúng tôi. Trong khi đó thì các chiến dịch do địch phát động đã tăng gia hơn cả tới 70 %, nếu so với năm ngoái.
• •
Những Điềm Báo Trước Cho Năm 1975
• •
Vào cuối năm 1974 thì chính phủ chúng tôi đã có đi đến kết luận với một bản phân tách về tình hình chiến sự. Một phiên họp thượng đỉnh đã được triệu tập tại Dinh Độc Lập vào ngày 6 tháng chạp năm 1974, và cũng như thường lệ, đã do Tổng Thống chủ tọa. Các thành viên của Hội Đồng An ninh Quốc Gia đã có mặt, cũng như là toàn thể các vị chỉ huy quân khu và bộ trưởng. Đã có dự liệu là trong năm 1975 thì địch sẽ rất có khả năng phát động một cuộc tổng tấn công, nhằm trùng hợp và cũng để phá hoại cuộc bầu cử tổng thống mà đã được dự liệu vào tháng 10, và nhân cuộc tranh cử bầu tổng thống Hoa Kỳ trong năm 1976. Cán cân quân sự thì rõ ràng nghiêng một cách thuận lợi về phía địch; chúng đã tồn trử đủ quân nhu quân liệu để phục vụ cho một cuộc tấn công với tầm mức quy mô trong một thời gian liên tục kéo dài được tới cả mười tám tháng trời với một mực độ ác liệt tương đương với kỳ 1972.
• •
Vì không có được chỉ thị hướng dẫn đặc biệt nào của Tổng Thống, Bộ Tổng Tham Mưu đã phải tự động chuẩn bị kế hoặch đối phó với dự đoán địch sẽ hành động ra sao trong tương lai. Mối âu lo chính của chúng tôi đã là làm sao mà tái lập cho được một thành phần tổng trừ bị khả dụng tức thì nào đó.
• •
V. CÁI KHỞI ĐẦU CỦA HỒI KẾT THÚC
Suốt hai năm 1973 và 1974, địch đã không thành công để chiếm giữ cho được bất kỳ thủ phủ tỉnh nào cả. Cũng có lúc này hay lúc khác, chúng có nhắm vào Kontum hay Tây Ninh, nhưng cả hai đều nằm ngoài vòng tay với của chúng. Do đó, chúng bèn quay về Phước Long, thủ phủ tỉnh cực bắc nhất của Quân khu III, và đã chuẩn bị tấn công bằng hai sư đoàn bộ đội được tăng cường thêm một trung đoàn bộ đội khác cùng một trung đoàn tăng, một trung đoàn phòng không, một trung đoàn pháo dã chiến, cùng nhiều đơn vị đặc công (thuộc công binh).
Dạo đầu tháng 10 năm 1974 thì Bộ Tổng Tham Mưu cũng đã đúc kết xong đủ tin tức về các chuẩn bị cùng kế hoặcch của địch qua những tin tình báo, các điệp viên cũng như là các tù binh, để tiên liệu được là địch sẽ tấn công Phước Long. Tin tức này đã được thông tri rât nhiều lần cho bộ chỉ huy Quân khu III, cũng như là bộ chỉ huy tiểu khu Phước Long, và mổi lần như vậy, thì họ cũng đã được cập nhật hóa về các biến chuyển mới nhất. Do đó, thì đã không hề có vấn đề bất ngờ, khi cuộc tấn công của địch đã khởi sự vào cuối tháng chạp năm 1974.
• •
Bình thường thì Tỉnh Phước Long cũng được tiếp tế bằng xe cam-nhông xuyên qua Xuyên Tỉnh Lộ 1A với Quốc lộ 14. Sản phẫm của địa phương thì cũng được chở về Sài-gòn bằng cùng lộ trình. Tuy nhiên chỉ ngay một tuần sau khi ngưng bắn, thì địch đã cắt đứt được con đường tiếp tế huyết mạch này tại nhiều chổ. Sau đó thì trực thăng và phi cơ cánh quạt đã là các phương tiện chính được dùng để tiếp tế cho thành phố cùng bốn quận lỵ. Nhu cầu hàng tháng đã là từ 400 đến 500 tấn, đa số là gạo, muối, đường, đạn dược và nhiên liệu. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1974 thì Quân khu III có cố gắng phối hợp với Quân khu II để khai thông Quốc lộ 14. Chiến dịch cũng có phần nào giúp nhẹ gánh cho công tác không vận, mà sau đó thì chỉ còn phụ trách về những món thiết yếu như là đạn dược, nhiên liệu cùng tiếp tế về y khoa. Tuy nhiên vào ngày 14 tháng chạp năm 1974 thì quận lỵ Đức Phong mà vị trí nằm vắt ngang con đường tiếp tế, đã bị Cộng sản tràn chiếm, và Phước Long lại phải bị lệ thuộc vào không vận để được tiếp tế mà thôi. Mà không vận thì lại ngày càng cực kỳ nguy hiểm và không còn bảo đãm nữa được vì cường độ hỏa lực phòng không của địch.
• •
Trận Phước Long đã bắt đầu từ cuối tháng chạp năm 1974 và chấm dứt vào ngày 6 tháng giêng năm 1975 . . . Tối 30 tháng chạp năm 1974, Sư đoàn 7 bộ đội Bắc Việt cùng Sư đoàn 3 vừa mới được thành lập cùng tấn công vào quận lỵ Phước Bình, mà vị trí thì nằm ngay thuộc chu vi phòng thủ tỉnh lỵ. Quân địch đã được sự tiếp sức của một trung đoàn tăng và pháo binh. Trận chiến diển ra thật ác liệt từ sáng tới gần tối thì bộ chỉ huy quận bị trúng pháo nặng và trung tâm hành quân bị tiêu hủy.
• •
Tới 7 giờ sáng ngày 1 thì địch bắt đầu tấng công từ phía nam với sự yểm trợ của tăng vào thị xã Phước Long, nhưng đã bị đánh chận lại được tại chân ngọn đồi dẫn lên thị xã. Cùng lúc đó thì địch cũng bao vây và lần này thì đánh chiếm được Núi Bà Rá, bất kể sự yểm trợ tối đa của không quân ta. Liền ngay sau khi chiếm được Núi Bà Rá, địch bèn thiết lập các tổ điều nghiên pháo và rồi các khẩu 130 ly của chúng bắt đầu bắn trúng được thật là chính xác các mục tiêu trong thị xã. Tám khẩu 105 ly cùng bốn khẩu 155 ly đã bị trúng hỏa lực chính xác này của địch vá tới ngày 3 thì tất cả hoàn toàn không còn sử dụng được nữa. Liên lạc với thị xã nhiều lần đã bị gián đoạn. Nhân khi trận chiến đang tiếp diễn thì địch cũng đã bố trí được nhiều ổ phòng không trên núi Bà Rá, và tình hình trở thành cực kỳ là khó khăn cho không quân của ta, nhất là trực thăng, để có thể tới gần được. Nhờ các vị trí phòng thủ tiện lợi cùng sự yểm trợ hữu hiệu của không quân, binh lính trong thị xã đã thành công đẩy lui được nhiều cuộc tấn công của địch có tăng yểm trợ tại chu vi phòng thủ phía nam. Họ giữ vững được nguyên suốt ngày 2. Không quân cùng bộ binh ta đã bắn cháy tới mười lăm tăng địch. Vị tỉnh trưởng đã yêu cầu được di tản các thương binh cũng như là được tiếp tế thêm về vật liệu, cùng được tăng cường thêm binh sĩ. Tuy nhiên tới 6 giờ chiều thì trạm truyền tin chuyển tiếp của chúng tôi trên Núi Bà Rá cuối cùng cũng đã bị đánh chiếm và liên lạc với thị xã chấm dứt.
Cùng ngày đó, tức là vào ngày 2, Tổng Thống Thiệu đã chủ tọa một buổi họp khẩn cấp tại Dinh Độc Lập. Cùng hiện diện đã có Phó Tổng Thống Hương, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng Văn Quang, phụ tá về an ninh của Tổng Thống,  Trung Tướng Trần Văn Minh, tư lệnh không quân, Trung Tướng Dư Quốc Đống, tư lệnh Quân Khu III, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, trưởng phòng nhân viên Bộ Tổng Tham Mưu và cũng là vị tướng chỉ huy Bộ Chỉ Huy Tiếp Liệu Trung Ương và chính tôi trong tư cách Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu. Đề tài thảo luận là liệu có nên tăng cường cho Phước Long hay không, và nếu có, thì sẽ là bao nhiêu về binh lính lẫn các phương tiện khác.
Trên cương vị là Tư lệnh Quân khu III, Tướng Đống, sau khi thuyết trình ngắn gọn về tình hình Quân khu III và đăc biệt là Phước Long, đã đề nghị ít nhất là cần them một sư đoàn bộ binh hay Sư đàn Dù. Kế hoặch của ông ta đã là một chiến dịch giải vây bằng cách trực thăng vận sư đoàn đó vào ngay trong thị xã từ phía bắc với sự yểm trợ tối đa của không quân chiến thuật cùng trực thăng và những phi vụ tiếp tế. Rồi thì Tướng Đống tình nguyện xin từ chức với lý do là mình bất tài trong việc cải thiện Quân khu III kể từ khi mình nắm quyền cách đây đã ba tháng. Tổng Thống Thiệu đã tức thì bác bỏ thỉnh cầu này và có vẻ quan tâm hơn về việc tái tăng cường. Kế hoặc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng rồi, cũng bị bác bỏ.
• •
Cuối cùng thì đã đi đến quyết định là sẽ tăng cường cho Phước Long với những khả năng đang có của Quân khu III mà thôi. Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, xét qua kinh nghiệm trận An Lộc năm 1972, cũng như khả năng tác chiến trong rừng sâu mà do địch đang kiểm soát, đã được chọn cho sứ mệnh này. Trách nhiệm của họ đã là phụ giúp bảo vệ chu vi phòng thủ phía nam của thị xã, và ráng tái chiếm lại Núi Bà Rá.
• •
Vào lúc 9 giờ sáng ngày 6 tháng giêng năm 1975 thì địch lại tái tấn công và có tăng yểm trợ. Cuộc chiến đã khốc liệt diển ra suốt cả ngày trời. Tới 11 giờ khuya thì liên lạc với bộ chỉ huy tiểu khu bị mất nhưng với biệt kích dù thì vẫn giữ được liên lạc vô tuyến. Tới giữa khuya, lúc 0 giờ thì biệt kích dù chấm dứt bám trụ và từ từ rút ra khỏi thị xã . . . Từ ngày 9 tới ngày 15 tháng giêng thì Bộ Chỉ Huy Liên đoàn 81 Biệt cách Dù đã phải lo tổ chức hầu tìm và lo bốc cứu chính ngay các binh sĩ của họ . . . Sau gần bốn ngày thì họ đã bốc được 121 biệt cách dù bằng trực thăng. Như vậy thì liên đoàn cũng đã thiệt mất đến cả phân nữa thực lực. Các binh sĩ cùng thường dân tại Phước Long cũng đã thành công bỏ chạy trốn khỏi địch khắp nơi để cùng nhau về với phía Quốc gia. Tổng số hơn 1.000 người gồm cả thường dân, cảnh sát, Địa Phương Quân và binh sĩ của Tiểu đoàn 2 Sư đoàn 7 Bộ Binh, nhân đó, đã được cứu để được đưa về Sài-gòn. Nhưng vị tỉnh trưởng, vị quận trưởng Phước Bình, vị tiểu đoàn trưởng và hơn cả 3.000 binh sĩ thì đã không bao giờ về lại được vùng ta kiểm soát.
• •
Về phương diện quân sự, khi đánh chiếm được Phước Long thì địch đã nới rộng được tầm kiểm soát trong một khu vực lớn. Ba vùng đặt căn cứ hậu cần của chúng thì nay đã được nối liền nhau thành một vòng cung được khởi đầu từ biên giới Kampuchia, để rồi vắt ngang phía băc của Quân khu III . . . Về phương diện tâm lý và chính trị, thì việc Phước Long, cái tỉnh lỵ đầu tiên bị mất vĩnh viễn vào tay Cộng sản, đã là một cú xốc cho cả người dân lẫn quân đội. Sự dửng dung hoàn toàn của Hoa Kỳ, cùng các nước không cộng khác, trước mất mát đau thương này, lại càng nhấn mạnh vào lòng hoài nghi của người dân Việt về khả năng tồn tại của Hòa Ước Ba-lê. Nay thì chắc chắn không còn được cái hy vọng là Mỹ sẽ triệt để trừng trị Băc Việt khi chúng đã mặt dày mày dạn cố tình vi phạm thỏa thuận ngưng bắn. Niềm tin của người dân vào quyền lực của quân đội cùng chính phủ cũng bị cực kỳ rúng động. Đối với Cộng sản, thì vụ Phước Long đã không chỉ đơn giản là một chiến thắng quân sự mà thôi. Với chúng, cái chiến thắng về tâm lý và chính trị mới là quan trọng hơn. Đó đã chính là cái bước đầu, để đi đến một cuộc chinh phục toàn vẹn về quân sự, sẽ được quyết định một cách gan dạ nhưng rõ ràng là đã không hề sợ bất kỳ phản ứng nào từ phía Hoa Kỳ cả . . .
Ban-mê-thuột
Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, người từng chỉ huy Sư đoàn 1 Bộ binh từ tháng 10 năm 1970 đến tháng 7 năm 1972, đã thay Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn trong chức vụ Chỉ huy trưởng Quân khu II vào tháng chạp năm 1974, theo đề nghị của Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Hương, khi ông ta đòi hỏi phải cách chức Tướng Toàn vì những cáo buộc về tham nhũng. Có vẻ như Tổng Thống Thiệu đã đành phải miển cưỡng nghe theo lời nài nỉ của vị Phó Tổng Thống, vì ông biết là bất chấp các tố cáo đó, thì Tướng Toàn cũng vẫn là một vị chỉ huy tại chiến trường cực kỳ có khả năng. Tướng Toàn bị chuyển về nắm chức chỉ huy thiết giáp, và vào ngày 5 tháng 2 năm 1975 thì cũng được bổ nhiệm để chỉ huy Quân khu III. Ông thay Tướng Đống mà đã từ chức trong tháng trước. Việc thay đổi chỉ huy tại Quân khu II cũng đã đóng góp vào các biến chuyển khiến cuối cùng, Quân khu II đã sụp đổ tan hàng.
• •
Các chuẩn bị cùng kế hoặch của địch cho một trận tấn công quy mô vào Ban-mê-tjhuoojt nay đã thật rõ ràng . . . Phòng 2 của Quân khu II đã đúc kết một cách đúng đáng, với ước lượng là sớm nhất là vào trung tuần của tháng 2, nhưng rủi ro thay, là cảnh cáo này đã không được vị chỉ huy Quân khu nghiêm túc cân nhắc, vì ông ta vẫn nghỉ là hành động di quân của địch về Ban-mê-thuột cũng chỉ là kế nghi binh, hay nhiều lắm thì cũng chỉ có tính cách thứ yếu, và chính Pleiku mới là mục tiêu chính của chúng. Do đó thì quân số của Quân khu II cũng đã phản ảnh đúng theo với suy nghỉ của vị chỉ huy trưởng. Toàn thể Sư đoàn 23 Bộ binh đã được trải chung quanh khu vực Pleiku, chỉ để lại bảo vệ Ban-me-thuột có một nhóm biệt động quân cùng các đơn vị tỉnh  . . . mà đa số toàn là người sắc tộc Thượng. Vào đầu tháng 3, khi được báo động là Sư đoàn 320 Bắc cộng đang kéo về Ban-mê-thuột thì Quân khu II chỉ gởi về cho nơi đó một bộ chỉ huy đặc nhiệm, cùng với một trung đoàn, là trung đoàn 53 của Sư đoàn 23 Bộ binh . . .
Cùng lúc thì địch cũng đã thành công đóng chốt khóa chận được lưu thông trên Quốc lộ 21 nối liền Ban-mê-thuột về tới Nhatrang. Tiểu khu Khánh Hòa đã thất bại trong cuộc hành quân nhằm giải tỏa và đường đã cứ bị chận cứng . . . tại gần năm mười dặm Anh hướng đông của Ban-mê-thuột. Tới ngày 5 tháng 3 năm 1975, thì địch tấn công và tràn ngập quận ly Thuận Mẫn nằm trên Quốc lộ 14, độ chừng giữa Pleiku với Ban-mê-thuột. Do đó, thì liên lạc giữa Ban-mê-thuột với Pleiku cùng Bộ Chỉ huy Quân khu II, cũng như là với Nhatrang tại bờ biển, nay cũng thực sự bị phá vở khiến cho Ban-mê-thuột hoàn toàn bị cô lập.
Trận Ban-mê-thuột đã khởi đầu vào ngày 10 tháng 3 và chấm dứt ngày 18 cùng tháng. Vào những giờ phút đầu trong ngày 10 tháng 3 thì Sư đoàn F-10 của địch, với yểm trợ của tăng và pháo, đã bắt đầu giáp công ba mũi vào thị xã.
• •
Trong đêm 10 thì địch đã tăng cường thêm Sư đoàn 316. Địch bám sát bao quanh bộ chỉ huy đặc nhiệm của Sư đoàn 23 và trận chiến càng ngày càng ác liệt. Vị chỉ huy phó của Sư đoàn 23 tại hầm chỉ huy đặc nhiệm đã phải yêu cầu được không trợ cận chiến. Không quân chiến thuật của chúng tôi đã đánh bom thật chính xác và phá tan nhiều xe tăng địch. Nhưng thật xui xẻo đã có một quả bị trúng vào ngay trung tâm hành quân chiến thuật của sư đoàn và phá nát hoàn toàn mọi vật. Từ đó thì liên lạc với Bộ Chỉ huy Quân đoàn hoàn toàn chấm dứt.
Tới ngày 13 tháng 3 thì Liên đoàn 7 Biệt Động Quân đã được không vận từ Quân khu III lên Pleiku và bàn giao cho Quân khu II để thay thế hai Trung đoàn 44 và 45 của Sư đoàn 23, mà đã cùng được chuyển về Ban-mê-thuột để ráng cứu thành phố đang bị bao vây, mà cũng có thể nói là gần như đã do địch kiểm soát mất rồi. Vào ngày 14 tháng 3 hôm sau, thì một lực lượng tiếp cứu gồm có Trung đoàn 45 và một tiểu đoàn của Trung đoàn 44 đã được không vận đến Phước An, một quận lỵ nằm cách hai mươi dặm Anh phía đông của Ban-mê-thuột, nơi mà các binh lính bảo vệ thành phố, mà nay đã tan hàng, cùng với thân nhân và gần như là toàn thể dân chúng, cũng đang kéo nhau tề tựu về đó. Rồi thì đoàn quân tiếp cứu đã tiến lên rất ư là chậm chạp, cũng như các trận phản công đều vô hiệu, một phần cũng do tinh thần binh sĩ vào lúc đó, mà đều cùng có gia đình đang bị kẹt và bỏ lơ trong quận lỵ đó. Một số lớn quân nhân trong lực lượng tiếp cứu đã bèn đào ngũ để trở về quận lỵ hầu tìm thân nhân của mình.
Tới ngày 16 tháng 3 thì vị chỉ huy Sư đoàn 23 bị thương nhẹ  và đã được di tản rời khỏi chiến trường. Ngày 18 thì địch tràn chiếm được quận lỵ Phước An, cái căn cứ cuối cùng khả dĩ dùng được để tiếp cứu Ban-mê-thuột. Mọi giao tranh trong thành phố đã chấm dứt và toàn thể tỉnh Đắc-lắc nay đã bị địch kiểm soát mất rồi.
• •
Hậu quả chính của việc Ban-mê-thuột thất thủ đã là không có đủ lực lượng hầu bảo vệ thành phố khi địch bắt đầu tấn công. Chúng đã đạt được bất ngờ về chiến thuật và càng quan trọng hơh, là đã có được lợi thế vượt trội vế quân số, qua sự kiện là đã có được tới cả ba sư đoàn bộ đội với tăng và pháo yểm trợ.Vị Tư lệnh Quân đoàn II đã thất bại không tái xét định lại được tình hình lãnh thổ mình chịu trách nhiệm, dù đã có được trong tay tin tình báo cụ thể về các vụ chuyển quân của Sư đoàn 320 và F-10 bộ đội Bắc cộng về Ban-mê-thuột, mà cũng bỏ lơ luôn phân tích của Phòng 2 của mình, cũng như cả luôn của Bộ Tổng Tham Mưu. Thành kiến bất khả thay của ông đã khiến ông quyết chí là địch sẽ phải tấn công Pleiku và Kontum, những mục tiêu lâu nay vẫn thường là chính của địch.
• •
Quyết Định Éo Le của Tổng Thống Thiệu
Trong hai tháng đầu của 1975 đã có một số vị dân biểu Mỹ đến Nam Việt để tìm hiểu tình hình tại chổ. Trước tình hình quân sự ngày càng xấu đi và viễn tượng của các thảo luận sắp đến trong Quốc hội về đề tài viện trợ bổ sung, chính phủ chúng tôi đã tổ chức tiếp đón một cách nồng hậu các vị khách rất có ảnh hưởng đó. Các vị dân biểu Mỹ đã được thúc giục phải ráng nhìn tận mắt tình hình kinh tế, chính trị và quân sự của Nam Việt, trước khi họ sẽ biểu quyết sẽ chấp thuận yêu cầu hay không. Do đó, mọi người đều đã chờ đợi với nhiều mong đợi.
Vị khách đầu đã là Thượng nghị sĩ Sam Nunn, sau đó là dân biểu Paul N. “Pete” McCloskey với Thượng nghị sĩ Dewy Bartlett. Rồi thì tới phiên bộ sậu chính, gồm cả nhiều thượng nghị sĩ lẫn dân biểu. Bộ Tổng Tham Mưu đã thuyết trình tường tận cho các vị quan khách đầu tiên về tình hình hiện hữu của Miền Nam. Buổi thuyết trình đã chuyên chú vào các thiếu thốn không thể nào vượt qua được, nếu mà sẽ không có được số 300 triệu Mỹ kim bổ sung và cũng chỉ rõ cho thấy mối hiểm nguy cấp bách trước việc địch tấn công một cách công khai, một sự kiện mà nay thì không ai lại có thể chối cải được nữa rồi. Các quan khách sau cùng thì không có được thuyết trình báo cáo một cách chính thức, nhưng vài vị dân biểu cũng đã có tới thăm Bộ Tổng Tham Mưu, cũng như là phòng tiển lãm các vũ khí từng tịch thu được của địch tại đó.
Các vị dân biểu tới thăm thì cũng có những thành tích rất là khác nhau, và cũng được thể hiện qua quan điểm của họ về vấn đề viện trợ bổ sung. Một số thì tán thành, số khác thì lại chống đối. Một số thì đã tới với một tinh thần cởi mở, trong khi số khác thì lại đầy thành kiến. Một số thì đã thật là lịch lãm và khiêm nhường; một số khác thì lại rất ư là thô lỗ và đầy vẻ khi dể. Và rồi cũng có những vị thật là hoàn toàn dửng dưng và thờ ơ. Nhưng cho dù họ có đã ra sao, hay họ có đã xử sự ra sao đi nữa, thì mọi vị đều cũng đã được thành tâm nồng nhiệt đón tiếp mà thôi. Họ đã hoàn toàn được tự do đi xem mọi nơi mà họ muốn, [và] tiếp xúc với bất kỳ ai mà họ muốn – thiên hay chống chính phủ, người đang ở tù hay người không đang ở tù.
• •
Nói chung, thì các quan khách, khi ra đi, đã cùng để lại một cảm giác khá bi quan. Khắp nơi đều lan truyền toàn là dự đoán và tin đồn mà thôi, mà đều bất lợi cho chính nghĩa quốc gia. Tại ngay Hoa Kỳ thì chúng tôi bị xui khiến để phải tin là chính phủ chúng tôi nào là tham nhũng hết thuốc chữa, nào là bạo ngược và nào là quá sức áp chế. Tỉnh ngộ và bối rối ngay bởi những khó khăn nội bộ về chính trị và kinh tế, Hoa kỳ nay không còn có thể đóng góp cho nổ lực chiến tranh nữa. Viện trợ thì hoàn toàn không có chút hy vọng được tăng thêm nữa; ngược lại, viện trợ lại còn có khả năng bị cắt giảm thêm nữa, bởi vì nay thì Mỹ đã chuyển hướng lưu tâm về Trung Đông mất rồi.
Đã không có ai mà tinh ý nhìn thấy được rõ ràng mọi tín hiệu cùng các đầu mối như là Tổng Thống Thiệu. Khi mà vị khách cuối đã ra đi, thì ông cũng đã biết là không còn có chút hy vọng gì nữa vào cái con số 300 triệu Mỹ kim viện trợ từng xin được gia tăng. Ông cũng ý thức được là tương lai chính sách viện trợ của Mỹ cho Nam Việt chỉ là cứ giảm dần mà thôi. Và có vẻ là ông cũng đã quyết định rồi, chiếu theo kiểu suy luận này. Ông đã đành phải chấp nhận thi hành điều mà cách đây hai năm, ông đã cương quyết khăng khăng từ chối. Đó đã chính là nguyên nhân của tiến trình tái phối trí quân đội của chúng tôi.
Trận tấn công mãnh liệt vào Ban-mê-thuột và phản ứng tương đối vô hiệu quả của Quân đoàn II đã có vẻ là các chất xúc tác vào suy tư của Tổng Thống Thiệu, nhân vật độc chiết từ lâu nay vẫn quyết định về mọi việc là phải điều hành cuộc chiến này ra sao. Tựu chung, thì tổng quát chỉ là làm sao ráng chống đở trước bao là gian nan khó khăn cứ đang lần lượt xẩy ra. Bị ráng trải ra quá khả năng, để bao khắp trên toàn lãnh thổ, đến mức phải dùng tới cả đơn vị trừ bị cuối cùng, quân đội của chúng tôi thì nay cũng không thể làm gì khác hơn được, hầu có thể thay đổi được các muôn trùng trở ngại khó khăn đó mà thôi. Thêm nữa, việc viện trợ bị cắt giảm thì cũng, trong nhiều khía cạnh, ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của họ, và như ít khi đã được thừa nhận, cũng đến luôn tinh thần của họ. Trước những tình thế như vậy, đã thật rõ ràng là cần phải làm một điều gì đó, nếu muốn cho Nam Việt Nam vẫn tồn tại được mà thôi.
Trong một thời gian, Bộ Tổng Tham Mưu, trong nhiệm vụ cố vấn và yểm trợ, đã chủ trương là quân đội sẽ có nhiều hy vọng hơn để có thể chống cự lại, nếu mà sẽ chỉ phải bảo vệ một phần lãnh thổ nhỏ hơn lại. Về phương diện quân sự thì việc đó xem ra là một chủ trương hợp lý, nhưng về phương diện chính trị, thì đó quả là điều cấm kỵ đối với lập trường “giữ đất bằng mọi giá” từng bao lần đã được công bố bởi Tổng Thống Thiệu kể khi có ngưng bắn. Chắc chấn là ông cũng đã phải từng cân nhắc nhân những lần suy tư một mình. Tình hình càng ngày càng bi đát thì cũng đã cho thấy phải làm gì mà thôi. Trước là Phước Long, nay thì Ban-mê-thuột, mà chỉ có trong vòng hai tháng mà thôi. Rồi sẽ là nơi nào đây? Rồi thêm nữa, dư vị đắng cay chua chát mà quý vị trong giới lập pháp Mỹ đã để lại, thì vẫn mãi vươn vấn đâu đây thôi.
Nên rõ ràng là ông ta đã lấy quyết định xong rồi, khi Tổng Thống Thiệu mời vị Thủ Tướng, cùng Trung Tướng Đặng Văn Quang, vị cố vấn về an ninh và tôi, cùng tham dự một buổi ăn sáng tại Dinh Độc Lập trong ngày 11 tháng 3 năm 1975, ngay ngày sau khi Ban-mê-thuột bị tấn công. Sau khi cà-phê và đồ ăn được dọn ra và các người phục dịch đều rút đi, thì ông bèn lấy một bản đồ với tỉ lệ nhỏ của Miền Nam Việt Nam để bắt đầu phiên gặp bằng việc điểm qua tình hình quân sự mà mọi người chúng tôi thì đều cũng đã rất ư là am tường rồi thôi. Rồi ông ta bèn tỉnh bơ nói: ”Chiếu theo sức mạnh cùng khả năng của chúng ta hiện nay, thì chắc chắn không thể nào mà lại có thể giữ được và bảo vệ mọi phần đất mà chúng ta mong muốn được”. Đúng vậy, chúng ta cần phải tái phối trí các lực lượng, hầu nắm giữ cùng bảo vệ cho được những vùng đông dân cư và phồn thịnh, mà thực sự mới quả thực là thiết yếu cho chúng ta mà thôi.
Tuyên bố có tính cách kết luận này đã gieo vào đầu chúng tôi cùng một ý nghỉ là nó cũng đã từng được cân nhắc kỹ lưỡng xong rồi. Có vẻ như là lâu nay, ông ta đã phải tạm giữ nó trong long, và nay thì muốn truyền đạt chỉ cho ba chúng tôi mà thôi tại bàn ăn sáng này. Ông bèn chỉ vòng chung quanh các vùng mình nghỉ là quan trọng. Chúng bao gồm toàn thể cả Quân khu III và Quân khu IV, với vùng lãnh hải bao bọc. Vài khu vực hiện đang bị địch chiếm đóng thì sẽ phải bằng mọi giá đánh chiếm lại. Dù sao thì những vùng này cũng là tụ điểm của các tài nguyên quốc gia như là gạo, cao-su, kỹ nghệ, v. v. . . Và đây cũng là vùng đất đông dân cư lẫn màu mỡ nhất. Thêm nữa, vùng thềm lục địa mới đây cũng cho thấy là có dầu. Đây chính sẽ là vùng thiết tử bất khã xâm phạm của chúng tôi, thành lũy quốc gia bất khã thay đổi: Sài-gòn, các tỉnh bao quanh và Đồng Bằng sông Mê-kong.
Rồi để tiếp tục kiểu độc thoại đầy nhiệt huyết đó, Tổng Thống Thiệu lại đã tỏ ra kém phần đoan chắc hơn, đối với tình hình của Quân khu II và Quân khu I. Rồi bằng cách vung bàn tay quét rộng ra để chỉ cái vùng mà mình muốn nói đến, ông tuyên bố là trên Cao Nguyên thì khu Ban-mê-thuột quan trọng hơn cả Kontum và Pleiku cộng chung lại, vì lý do trù phú hơn về kinh tế lẫn dân cư. Các tỉnh ven biển của Quân khu II cũng vậy, vì được bao bọc bởi cái thềm lục địa đầy tiềm năng giàu có. Còn với Quân khu I, thì nói chung, cũng chẳng qua chỉ là “ráng giữ những gì có thể được” mà thôi. Rồi thì ông ta bèn diển tả ý nghỉ của mình bằng cách gạch một vạch cắt ngang toàn lãnh thổ Quân khu I tại nhiều chổ và khởi đi từ phía bắc để xuống dần. Ông tuyên bố là nếu chúng ta đủ mạnh, thì chúng ta sẽ quyết chống giữ lãnh thổ cho tới Đà-nẳng hay Huế. Còn nếu không, thì chúng ta sẽ tái phối trí sâu xuống tận Chu Lai, hay cũng có thể cả xuống tận Tuy-hòa luôn. Ông nhấn mạnh là theo kiểu này, thì chúng ta mới có thể tái phối trí được các phương tiện của chúng ta [và] nắm giữ cho được một phần quan trọng hơn của lãnh thổ quốc gia, với nhiều hy vọng hơn, để tồn tại được như là một quốc gia hầu phát triển trong tương lai.
Và là như vậy thôi, chỉ bằng vài tuyên bố quá ư đầy quả quyết, một quyết định cực kỳ quan trọng đối với tương lai đất nước đã bị tuyên phán. Hệ quả toàn diện thì vẫn chưa được thấy rõ, nhưng chắc chắn là nó cũng rồi sẽ gây theo biết bao nhiêu là khó khăn muôn trùng về phương diện quân sự. Trong vai trò cố vấn quân sự cao cấp nhất, tôi tự thấy mình có bổn phận phải bày tỏ lập trường của mình. Tôi đã bày tỏ đại khái như là việc tái phối trí này sẽ quả thật là cần thiết, và tôi cũng đã từng từ lâu chủ trương như vậy thôi. Nhưng sự thật là tôi đã giữ kín quan điểm đó và vẫn xem đó như sẽ là một đề nghị không đúng đáng. Trước hết, thì nó mâu thuẩn với chính sách quốc gia đương thời, và sau đó, thì nó cũng rất có thể bị xem như là dấu hiệu của chính sách chủ bại mà thôi. Tuy nhiên điều mà tôi tự kềm không nói ra, thì chính là tôi nghỉ nay đã quá trể để có thể thành công trong một cuộc điều động quá ư là quy mô như vậy. Hơn nữa, đối với tôi thì có vẻ như đó là một quyết định mà không hề cho phép bất kỳ ai được quyền chống lại cả. Dù sao thì với tư cách là chỉ huy trưởng của quân đội, thì đặc quyền và nhiệm vụ của vị tổng thống là điều động cuộc chiến. Chắc chắn là ông ta hiểu rõ điều ông muốn thực hiện.
Cho dù quá ư là cực kỳ khác xa với cái chiến lược đương thời, đó vẫn đương nhiên là điều hợp lý nhất mà mọi vị lãnh đạo có thể quyết định được mà thôi. Đã hơn cả hai năm rồi, kể từ khi Thỏa Ước Ba-lê được ký kết, và tình hình đã càng ngày càng sa sút với một mức độ đáng sợ. Điều chỉ trích duy nhất đúng là tại sao Tổng Tống Thiệu lại chờ quá lâu. Trong buổi họp, thì ông ta cũng không hề giải thích hay chỉ dẫn cho thấy vì sao mình đã phải tiến tới quyết định này. Có vẻ như đó chỉ là điều đương nhiên phải xẩy ra chiếu theo các biến chuyển mà thôi. Trước kia, thì ông ta đã từng hy vọng sẽ có thể bám trụ tại các vùng xa xôi thưa thớt dân cư. Khi Cộng sản vi phạm Thỏa Ước Ba-lê thì ICCS và cả thế giới nói chung, sẽ nhận chân ra được ai là thủ phạm mà thôi. Và nếu hành vi đó quá ư là lộ liểu, thì Tổng Tống Thiệu hy vọng, hay đã bị gạt để hy vọng như vậy, là Hoa Kỳ sẽ có lý do hợp pháp hầu có những phản ứng mạnh mẽ để mà đáp ứng, như là Tổng Tống Nixon đã từng cam kết.
Tuy nhiên trong suốt cả hai năm, thì Cộng sản vẫn đã tăng gia vi phạm cùng cường độ để trắc nghiệm thăm dò mực độ sẳn sang phản ứng của Hoa Kỳ. Cũng đúng là khi còn nắm quyền thì Tổng Tống Nixon đã thỉnh thoảng có đưa ra lời cảnh cáo đối với Hà-nội. Nhưng kể từ sau cái ngày 8 tháng 8 năm 1974 mà ông đã từ nhiệm, thì lời hứa hẹn sẽ “phản ứng mạnh mẻ” đã trở thành sáo ngữ mà thôi. Thậm chí cuộc tấn công vào Phước Long thì cũng không gây ra được một đáp ứng nào về phía Mỹ. Thái độ tiêu cực của đa số các nhà lập pháp từng đến thăm thì cũng đã dẹp sạch đi mọi hy vọng rồi. Đã gần như chắc chắn là Quốc hội Hoa Kỳ đang không muốn chiến tranh bị kéo dài hơn nữa, thì còn nói chi đến việc chuẩn chi thêm ngân sách để tiến hành nó. Tựu chung thì cả suy tư lẫn ngân quỷ của họ nay đều cùng đã dứt khoát được chuyển sang trang khác mất rồi.
Quả là cũng không có một lựa chọn nào khác hơn cho Tổng Tống Thiệu, nếu ông muốn ráng cứu cho được những gì còn cứu được, khi mà vẫn còn phần nào hy vọng. Nhưng nay thì cũng đã quá trể rồi. Việc tái phối trí lực lượng, nếu có, thì đã phải được thi hành dạo nữa năm 1974 kia rồi. Còn trể nhất thì cũng đã phải thực hiện sớm, ngay sau khi Tổng Tống Nixon từ nhiệm. Vì ông là tác giả chính của Chương trình Việt Nam hóa cùng Thỏa Ước Ba-lê, nên chúng tôi vẫn xem ông ta như là viên chức Mỹ duy nhất, mà phải có trách nhiệm về tinh thần, là phải triệt để thi hành ngưng bắn. Ông ta cũng nguyên từng là một nam nhi đáng tin và đủ can đảm để có được những hành động gan dạ và mạnh mẽ khi cần thiết. Chính ra thì đã cần phải làm dạo đó rồi, còn không thì sẽ là không bao giờ khả thi được nữa mà thôi.
Bọn Cộng sản thì chắc chắn cầu mong mọi thắng lợi về lãnh thổ, và các lằn phân chia vào lúc ngưng bắn thì cũng vẫn có thể thương lượng được mà thôi. Hoàn cảnh của chúng tôi sẽ khả quan hơn nhiều, với phần lãnh thổ bị thu hẹp lại, nhưng được an toàn và bảo đãm hơn. Bố trí như vậy thì cũng càng giống hơn với thỏa ước 1954: một lằn ranh mới, đôi bên gom quân về lại từng phía, v. v. . . ; hai vùng thật khác biệt nhau rõ rang, thay vì là những vùng ung thối theo kiểu “da beo”. Đó mới chính là lý tưởng cho nền sinh tồn của chúng tôi. Nhưng cũng có nhiều khả năng là Cộng sản sẽ bác bỏ thu xếp đó. Chúng cũng từng thú nhận đã sai lầm khi chấp nhận chia đôi đất nước tại Giơ-neo mà? Thì cũng lại càng ít có hy vong hơn nữa, là kỳ này chúng lại đi chấp nhận cái giải pháp này. Dù gì đi nữa, thì chúng cũng đã không phải chịu trải qua tới cả hai mươi năm chiến tranh cùng khổ đau, để nay không có được gì cả.
Khi Ban-mê-thuột bị thất thủ, thì tình hình đã quá ư là trễ tràn rồi. Rõ ràng một điều là địch đang trên đà chiến thắng mà thôi. Điều khác, thì là chúng cũng đã thành công đạt được ưu tiên đáng kể về quân số. Vì bị trải ra quá rộng và thiếu thốn mọi điều, chúng tôi cũng đã không thể rút bỏ vị trí mà không khỏi bị địch cứ bám theo và đe dọa thêm nữa.
Rồi lại thêm vấn đề dân cư địa phương và thân nhân binh sĩ. Di tản họ được hay không cho kịp lúc, chính là chìa khóa của thành công. Không một vị lãnh tụ quốc gia nào mà lại điên khùng, để có thể cố tình, dù chỉ trong ý nghỉ mà thôi, đầnh long bỏ lại người dân để địch sẽ toàn quyền đối xử với họ. Tuy nhiên chính ưu tư để rang bảo tồn cho được lực lượng quân sự sẽ đã buộc ông ta phải quyết định như vậy mà thôi. Nhưng kinh nghiệm đã qua thì cũng đã cho thấy là phần đông người dân Nam Việt thì đều cũng đã từng đâm đầu bỏ chạy trốn xa bọn Cộng sản, mổi khi có thể được mà thôi. Và khi nói “dân cư” thì cũng có nghĩa là nói đến gia đình binh sĩ, nguồn an ủi và nâng đở của người lính. Không ai mà có thể nghỉ được là sẽ chia cách họ được trong một thời gian dài, bởi vì truyền thống vẫn là họ luôn luôn sinh sống chung với nhau. Điều này lại càng đúng, khi ta lưu ý tới truyền thống quyến luyến gia đình của người Việt và các điều kiền sinh sống rất eo hẹp của người quân nhân cũng như là thân nhân của họ khi nói chung.Tất cả những điều kiện này đều cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, khi bị đối diện với quyết định sẽ phải đành chia cách binh lính với gia đình họ trong một thời gian dài.
Nay hồi tưởng lại, thì chúng ta có thể tự hỏi là, liệu chăng, nếu không có vụ tái phối trí lực lượng, thì Miền Nam đã có thể tồn tại chăng? Có thể có vẻ quá lố khi đưa ra quan điểm vào lúc này, nhưng tôi nghỉ là lúc đó, vẫn còn khá hy vọng. Có một điều là sự kiện tự làm để đánh mất tinh thần binh lính cùng dân chúng – hậu quả trực tiếp của cuộc tái phối trí bị thất bại, và cũng là chất xúc tác thực sự đưa đến cảnh tan rã quá ư là nhanh chóng – sẽ đã không xẩy ra, và chúng tôi gần như là sẽ vẫn còn nguyên vẹn các đơn vị, có thể trừ một số thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh mà thôi.
Cho dú sau khi Ban-mê-thuột thất thủ thì địch cũng phải ngưng lại và rồi phải tính toán kỹ càng trước khi lại mở một trận tấn công cũng quy mô như vậy tại Quân Khu II. Quân đoàn II thì vẫn còn Sư đoàn 22 Bộ binh và một lực lượng tương đương với hai sư đoàn tác chiến khác, cộng với hai không đoàn, cũng như đủ quân nhu quân liệu tiếp tế hầu tiếp tục chiến đấu cho qua suốt mùa khô. Nếu không có việc tái phối trí, thì theo tôi, địch cũng đã không thành công chiếm được ưu thế được nhiều như vậy tại Quân Khu I. Tình hình rồi thì sẽ cứ dậm chân kéo dài tại chổ như trước đó, chỉ có thêm phần bấp bênh hơn, trước thực tại là quân viện cứ đang bị giảm dần, cùng các khó khăn trong việc tái lập một lực lượng tổng trừ bị. Nhưng có điều chăc chắn là tình hình đã sẽ không trở thành quá xấu nhanh và toàn bộ như vậy, nếu mà đã không có vụ tái phối trí quân đó.
Đó là viển ảnh về quân sự trong tương lai gần. Sau trận Ban-mê-thuột, thì tôi có nghỉ là địch rồi sẽ áp lực hầu thành lập một chính phủ liên hiệp, và rồi thì Tổng Thống Thiệu sẽ cũng phải đành chấp nhận. Nhưng cho dù như vậy, thì cũng đơn giản chỉ là một thỏa ước ngưng bắn tạm thời mà thôi. Rồi thì Cộng sản cũng sẽ ráng dành thêm nhiều chiến thắng quân sự khác, với ý đồ có thêm được những nhượng bộ khác nữa về chính trị. Nhưng rồi liệu chăng Nam Việt sẽ có được khả năng cầm cự được trước áp lực ngày càng tăng gia của địch trong trường kỳ? Theo tôi thì mọi sự đều lệ thuộc nơi con số viện trợ quân sự của Mỹ mà thôi. Sự kiện thật là lạnh lùng và đau đớn là nếu không có được thêm viện trợ bổ sung thích đáng, thì quân đội của chúng tôi sẽ không còn nhiên liệu cùng đạn dược vào tháng 6 năm 1975 mà thôi. Liệu có được một quân đội nào đó, để mà có thể vẫn đứng vững chiến đấu, mà lại không có ngay được những nhu yếu tối thiểu hầu chiến đấu?
VI. CUỘC TÁN LOẠN TRÊN CAO NGUYÊN
Hai ngày sau cuộc gặp mặt lịch sử tại Dinh Độc Lập mà nhân đó, chiến lược tái phối trí lực lượng đã được thảo luận, Tổng Thống Thiệu bèn tỏ ý muốn gặp Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân khu II, tại tổng hành dinh ở Pleiku. Lúc đó thì Ban-mê-thuột gần như đã hoàn toàn do Cộng sản kiểm soát mất rồi và mọi cố gắng điên cuồng để tái chiếm của Quân khu II thì cũng vô hiệu. Khi nhận chân ra nay không còn có thể chần chờ gì nữa, trước khi cơ hội tái chiếm lại cho được tỉnh lỵ quan trọng này bị bỏ qua, thì Tổng Thống Thiệu lại muốn tái nghiên cứu tình hình hầu có thể cứu được nó. Pleiku thì cũng đang bị áp lực địch đè nặng và cũng thỉnh thoảng bị địch pháo kích. Nên nơi đó quả thực không thể là một nơi để vị tổng thống tới thăm, mà lại càng ít thuận tiện hơn nữa cho một trao đổi quan trọng. Vì lo sợ cho an toàn của tổng thống, tướng Phú đã có đề nghị một địa điểm khác, và sau vài trao đổi, thì Cam-ranh đã được chọn. Cuộc gặp đã xẩy ra vào ngày thứ sáu 14 tháng 3 năm 1975. 
Cuộc gặp thì cũng đã thật là hợp với hoàn cảnh lúc đó. Nơi đó là một cấu trúc rất ư là đẹp trên đỉnh một đồi cát. Cấu trúc đó đã được xây dạo 1966 bởi quân đội Hoa Kỳ để tiếp đón Tổng Thống Johnson, khi ông ghé lại để thăm binh sĩ Mỹ. Cũng những nhân vật  từng hiện diện trong buổi họp ba ngày trước tại Dinh Độc Lập đã tháp tùng Tổng Thống Thiệu tới Cam-ranh: Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung Tướng Đặng Văn Quang và tôi.
Theo thông lệ thì nhân những lần hội họp như vậy, vị tư lệnh quân đoàn cũng đã bắt đầu phải báo cáo về tình hình quân sự giữa địch và ta trong vùng đảm trách của mình. Theo như ông, thì tình hình đã biến chuyển cực kỳ nghiêm trọng, và giọng điệu của ông cũng đã thật là bi quan. Mọi tuyến đường trong Quân khu II, Quốc lộ 14,19 rồi 21 đều đã bị địch hoàn toàn cắt đứng và không còn lưu thông được nữa. Huyết lộ chính yếu, Quốc lộ 19, chạy xuyên ngang toàn lãnh thổ và cũng là con đường huyết mạch nối liền Pleiku với Qui-nhơn nằm ở ven biển, thì lại đã bị đóng chốt chận cứng tại Bình Khê bởi toàn bộ Sư đoàn 3 Bắc cộng; Sư đoàn 22 Bộ binh của chúng ta, với bốn trung đoàn dưới sự chỉ huy đầy năng động của  Chuẩn Tướng Phan Đình Niệm, cũng đã thất bại giải toả địch đang bám trụ cứng tại các vị trí của chúng.
• •
Sau khi tường trình chấm dứt, thì Tổng Thống Thiệu bèn hỏi thẳng điều vẫn hằng bận tâm nhứt của ông ta. Liệu có thể Tướng Phú đánh chiếm lại được Ban-mê-thuột hay không? Như dự liệu, vị tướng Tư lệnh Quân khu II đã không hề đưa ra được một lời trả lời cụ thể dứt khoát là sẽ được hay không.Ông chỉ xin được tăng cường thêm. Quay về  hướng tôi, Tổng Thống bèn hỏi liệu có bao nhiêu lực lượng có thể tăng cường cho Tướng Phú. Nhưng đúng ra thì ông cũng đã phải biết trước rồi. Đơn vị trừ bị cuối cùng là Liên đoàn 7 Biệt Động Quân, thì cũng đã được gởi cho Tướng Phú theo yêu cầu của ông, ngay từ khi các dấu hiệu địch sắp tấn công vẫn đang xẩy ra. Hoàn toàn đâu còn gì nữa đâu.
Đây là điểm mốc cực kỳ nguy kịch nhất trong toàn cuộc chiến. Trong canh bài cuối này, quân đội của chúng tôi đang phải đối đầu trong trận thử lữa cuối cùng, trước một kẻ thù mà cứ liên tục tố lớn thêm thôi. Các đơn vị trừ bị chính duy nhất là Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến thì đã được phân bổ cho Quân khu I kể từ năm 1972. Rất sớm, cả trước khi xẩy ra vụ Ban-mê-thuột, thì vì những lý do chính trị, Tổng Thống Thiệu đã quyết định rút Sư đoàn Dù về trong vùng Sài-gòn. Tân Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 468 mới được thành lập đã sẳn sàng để lâm trận và sẽ cùng một Liên đoàn Biệt Động Quân thay thế đơn vị Dù bị rút đi đó. Như vậy thì Quân đoàn I rốt cuộc có được hai lữ đoàn trám chổ cho số ba lữ đoàn của Sư đoàn Dù. Nhưng rồi quyết định gởi Liên đoàn Biệt Động Quân ra Vùng I lại bị chính Tổng Thống Thiệu hủy bỏ khi phải đối phó với tình hình cứ biến chuyển không ngừng. Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn Dù đang được hải vận vô Nam thì nhận được lệnh vào ngày 17 tháng 3 là phải đổ bộ ở Nhatrang, và di chuyển tiếp đi Khánh Dương trên Quốc lộ 21 trong một chiến dịch khẩn cấp, hầu chận địch sẽ tiến về vùng duyên hải sau khi Ban-mê-thuột bị thất thủ. Và chiến trận tại đó đã diễn ra thật là khốc liệt trong các ngày kế tiếp, để rồi Lữ đoàn 3 Dù bị tan tác, để rồi đã không bao giờ về lại Sài-gòn như đã được dự tính.
Do đó, đúng vào lúc mà lực lượng trừ bị quá ư là thiết yếu, thì Bộ Tổng Tham Mưu đã không còn quân để gởi cho Tướng Phú. Nay thì có vẻ như là, khi nêu lên một câu hỏi mà ông dư biết trước rất từ lâu rồi câu trả lời, chính Tổng Thống Thiệu đã muốn mọi người phải nhận chân ra được hoàn cảnh bế tắc mà chúng ta đang phải lâm vào, và điều gì sẽ phải quyết định cho phản ứng kế tiếp của ông ta. Rồi lại lần nữa, y như nhân lần điểm tâm cùng làm việc tại Dinh Độc lập vào ngày 11 tháng 3, Tổng Thống Thiệu bèn đứng lên, tới bên cạnh một bản đồ của Miền Nam, rồi trong khi Tướng Phú chăm chú nhìn, Tổng Thống Thiệu bắt đầu giải thích cái chiến lược mới mà sẽ cần phải thi hành.Ông đã dùng tay để vạch lên bản đồ cái vùng thiết yếu mà Tướng Phú bắt buộc phải giữ cho được. Vì lý do kinh tế và dân cư, Ban-mê-thuột cũng quan trọng hơn cả Pleiku cùng Kontum nhập chung lại. Nay thì Quân khu II có bổn phận phải tái phối trí các lực lượng cơ hữu, hầu làm sao phải tái chiếm cho được Ban-mê-thuột bằng mọi giá. Đó là lệnh của Tổng Thống.
Rồi Tổng Thống Thiệu bèn quay qua hỏi Tướng Phú liệu sẽ tái phối trí ra sao và tuyến đường ông ta dự trù sẽ dùng để dưa quân về Ban-mê-thuột. Theo quan điểm của vị Tư lệnh Quân khu II, thì Quốc lộ 19 dẫn đi từ Pleiku về hướng đông để tới duyên hải thì đã bị khóa cứng mất rồi; sư đoàn tinh nhuệ nhất của ông ta đã bị chận cứng tại Bình Khê trên Quốc lộ 14 nối liền Pleiku với Ban-mê-thuột theo hướng nam bắc, mà cũng bị đóng chốt cứng tại Thuận Mẫn ở phía Bắc của Ban-mê-thuột. Cũng có thể giải tỏa nơi đó, nhưng cũng sẽ cực kỳ khó khăn vì địch sẽ được biết trước. Vì vậy, Tướng Phú cho biết là mình sẽ sử dụng Liên Tỉnh lộ 7B. Đó nguyên là một tuyến đường phụ, tách ra từ Quốc lộ 14, ở hai mươi dặm Anh hướng nam Pleiku, để rồi chạy theo hướng đông nam, xuyên qua Hậu Bổn (Cheo Reo), để về Tuy hòa ở vùng duyên hải. Nguyên từng là một con đường phụ chật hẹp và lồi lõm không tráng nhựa, LiênTỉnh lộ 7B đã bị bỏ quên và không còn có thể sử dụng được nữa. Trừ đoạn ngắn còn khả dụng từ Quốc lộ 14 dẫn tới Hậu Bổn, thì cũng không ai mà có thể biết được sau đoạn đó thì con đường sẽ ra sao cả. Tuy nhiên, cũng được biết là một trong những cây cầu chính trên sông Ba ở hướng nam của Cũng Sơn, thì cũng đã bị phá nát không thể nào tu bổ được nữa, và đoạn cuối đường ở hướng tây của Tuy Hòa, thì cũng không còn khả dụng vì từng đã bị gài mìn đầy dẫy bởi lực lượng Nam hàn nhiều năm trước đây.Tuy nhiên cũng có vẻ là vị Tư lệnh Quân khu II vẫn đang biết rõ mình đang cần phải làm gì. Ông ta tuyến bố là yếu tố bất ngờ về chiến thuật mới là thiết yếu và đó cũng chính là yếu tố ảnh hưởng mạnh vào quyết định của ông ta. Ông chỉ yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu cung cấp cho các tiện nghi sẽ cần để dùng chuyển quân qua sông mà thôi. Tôi đã liền tức khắc chấp thuận yêu cầu này.
Công trình di chuyển một đoàn quân lớn cấp quân đoàn, cùng trang bị và xe cộ qua  một con lộ dài tới 160 dặm Anh, mà tình trạng tốt xấu gần như hoàn toàn không ai biết được, mà lại còn đi xuyên qua toàn là núi và rừng trên Cao nguyen, quả thật là một công tác phiêu lưu cực kỳ quy mô. Yếu tố bất ngờ sẽ chỉ đạt được, nếu công tác chuyển quân được hoàn thành một cách nhanh chóng và không bị ai ngăn trở. Nhưng ngay một vị chỉ huy lạc quan cách mấy, thì cũng thể nào dám loại bỏ khả năng là sẽ phải đụng địch và theo đó, thì cũng phải sẳn sàng vài giải pháp để đối phó lại. Cuối cùng thì nơi đó cũng là loại địa thế lý tưởng mà địch vẫn đã dùng để đánh các trận phục kích đẫm máu nhất đối với quân đội Liên Hiệp Pháp trong thời chiến tranh 1946-1954.
Trên cương vị tham mưu trưởng, tôi tự thấy có bổn phận phải nhắc nhở Tướng Phú về những khó khăn cùng hiểm nguy sẽ phải gặp và phải chuẩn bị các biện pháp bảo vệ an ninh. Một cuộc chuyển quân với tầm mức quy mô như vậy, lại phải xuyên qua một địa hình, cùng một chiều dài như thế, đòi hỏi vị tướng phải bảo đãm cho được an toàn,  cùng phòng vệ cho suốt dọc lộ trình. Đoàn di chuyển cần phải được bố trí làm sao để, vừa có thể bảo vệ thành phần dẫn đầu lẫn thành phần ở đuôi, rồi luôn cả cho quân nhân ở giữa đoàn xe. Các chỉ huy trưởng luôn luôn phải có đủ và sẳn sàng mọi phương tiện liên lạc vô tuyến, cũng như là không trợ và không viện cận chiến những khi cần.
Cuối cùng thì cũng từng đã có những bài học đáng giá mà người Pháp đã từng phải trả với giá quá cao trong cuộc chiến Đông Dương thứ nhất. Tôi nhắc ông ta về lần Pháp thất bại khi cố gắng rút binh lính khỏi Lạng sơn vào năm 1947. Tôi cũng nhắc Tướng Phú vì sao mà, vào tháng 10 năm 1956, hai đoàn binh lính và quân xa chỉ huy bởi Đại tá Le Page và Charton – đoàn đầu rút từ Thất khê để hướng về bắc, còn đoàn sau thì từ Cao bằng rút về hướng nam – đều đã bị tiêu diệt tại các chân đồi chung quanh Đồng khê dọc Đường Thuộc địa số 4. Cuối cùng, tôi cũng có giải thích vì sao mà, cũng đúng theo với địa thế cùng đường lộ mà đoàn quân của Tướng Phú sẽ phải di chuyển, Liên đoàn lừng danh GM-100 của Pháp đã từng bị tàn sát trên Quốc lộ 19 gần An khê trong tháng 6 năm 1954, và rồi số tàn quân còn lại thì cũng bị quét sạch tại Đèo Chu-drek trên Quốc lộ 14. Đó chính là các bài học tang thương đẫm máu mà mọi vị chỉ huy trên cái vùng Cao nguyên bội bạc của Miền Trung đều không bao giờ có quyền quên được.
Vào lúc cuối của phiên họp và mọi người chuẩn bị ra về, bất thình lình Tướng Phú xin Tổng Thống Thiệu một đặc ân. Bằng một giọng nói gần như là nài nỉ, ông xin cho thuộc cấp là Đại tá Phạm Văn Tất,  chỉ huy trưởng toàn thể lực lượng biệt động quân thuộc Quân khu II, được đặc cách lên chuẩn tướng. Tôi thì không biết rõ cá nhân Đại tá Tất. Tôi được nghe nói ông là một sĩ quan có khả năng, nhưng trên cương vị tác chiến chỉ huy tại chiến trường, thì ông chưa từng có được những thành tích đặc biệt nào về tài chỉ huy cả. Tuy tôi cũng không có đưa ra lời phản đối nào, nhưng tôi có nghỉ là để cho hợp lý, thì Đại tá Tất cần phải có được thành tích đáng kể trên chiến trường trước đã. Tổng Thống Thiệu có vẻ phân vân; ông nhần ngừ rồi bày tỏ quan điểm giống như của tôi. Nhưng Tướng Phú cứ nài nỉ và cứ lặp đi lặp lại thỉnh cầu của mình với Tổng Thống mà rốt cuộc cũng đành phải chấp thuận mà thôi. (Sau khi được thăng chức thì Đại tá Tất được chỉ định chỉ huy đoàn quân được tái phối trí. Sự kiện này đã giải thích được vì sao Tướng Phú đã cố đề nghị nâng cấp cho người thuộc hạ thân cận nhất của mình. Hai vị phụ tá là Chuẩn tướng Trần Văn Cẫm và Lê Văn Thân thì đều bị giao cho những nhiệm vụ rất ư là mơ hồ như là ‘giám sát ~ supervising’ toàn thể cuộc triệt thoái).
Về lại Sài-gòn thì tôi gọi Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, vị phụ tá trưởng Phòng 3 của Bộ Tổng Tham Mưu và cho ông ta biết mọi chi tiết về cuộc họp vừa xẩy ra. Chánh Văn Phòng là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên lúc đó thì đang ở ngoại quốc. Tôi ra chỉ thị cho Tướng Thọ phải theo dõi cuộc triệt quân, cùng ráng giúp Tướng Phú, một cách kín đáo, bởi vì đây vẫn là một chiến dịch tuyệt mật của Quân đoàn II, mà chỉ liên hệ đến các đơn vị hữu cơ mà thôi. Đó cũng là một chiến dịch tối mật, chiếu theo lệnh trực tiếp của ngay tổng thống trong tư cách là tổng tư lệnh của quân đội cho một vị chỉ huy trưởng tại chiến trường. Do đó, Bộ Tổng Tham Mưu đã không được quyền tự xuất ban hành bất cứ lệnh lạc nào cả, trong việc tái phối trí lực lượng binh lính và không lực thuộc vùng Pleiku-Kontum, dù không có trực tiếp dính líu gì tới cuộc triệt thoái đó.
Kế Hoạch của Tướng Phú
• •
Sứ mệnh được giao cho Tướng Phú, đã là đem đa số các lực lượng đó [trong vùng Kontum – Pleiku về Nhatrang và từ đó, phản công tái chiếm Ban-mê-thuột.
Kế hoặch căn bản của vị tư lệnh Quân khu II, trong việc, nói đúng ra là rút quân khỏi Cao Nguyên, đã dựa trên yếu tố sẽ làm địch bất ngờ. Chiếu theo vị chánh Văn Phòng của ông ta, thì sau khi họp với tổng thống tại Cam ranh về, thì Tướng Phú bèn triệu tập một phiên họp tham mưu hạn chế ngay tối cùng ngày, và nhân đo, ông đã cho biết về những lệnh của Tổng Thống Thiệu, và cũng để ra những lệnh của chính ông ta. Cùng có mặt trong phiên họp, đã có vị tân Chuẩn Tướng Phạm Văn Tất, Chuẩn tướng Trần Văn Cẫm, Tư lệnh phó Quân khu II về hành quân và Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân. Một kế hoặch chuyển quân bèn được nhanh chóng thảo luận và đã đi đến kết quả là Tướng Phú, cùng các thành viên của Bộ Chỉ huy Tiền phương Quân khu II, sẽ được không vận về Nhatrang, cùng với Chuẩn tướng Lê Trung Tường, tư lệnh Sư đoàn 23, mà sẽ lên Khánh Dương để chỉ huy cố gắng chận đứng địch đang tiến xuống từ Quốc lô 21, và cũng để tái chiếm Ban-mê-thuột . . .
Tướng Tất được giao chỉ huy toàn thể lực lượng của Quân khu II, mà sẽ được rút từ vùng Kontum – Pleiku để về Tuy Hòa, xuyên qua Liên Tỉnh lộ 7B. Đại tá Lê Khắc Lý thì được chỉ định chịu trách nhiệm về ban tham mưu Quân đoàn cùng các đơn vị tiếp liệu. Toàn thể chiến dịch sẽ do Tướng Cẫm giám sát.
• •
Bởi vì vụ tái phối trí đã được soạn thảo và rồi thi hành trong vòng bí mật, nên các vị tỉnh trưởng Kontum, Pleiku và Phú bổn đều hoàn toàn không biết gì cả. Tới ngày 17 tháng 3, tức là vào ngày thứ nhì, vào lúc rất khuya, thì ba Liên đoàn Biệt Động Quân ở Kontum được lệnh phải kéo nhau về Pleiku. Chỉ khi đó, thì vị Tỉnh Trưởng Kontum là Đại tá Phan Đình Hưng mới biết được là đang có chuyển quân. Ông bèn vội vã gia nhập đoàn quân nhưng rồi đã thiệt mạng vào giữa đoạn đường nối liện Pleiku với Kontum.
Cuộc Tháo Chạy ~ The Flight
Ngày 16 tháng 3, thì đoàn xe đầu tiên rời Pleiku như đã được dự tính. Nhưng ngay sau khi chiếc xe cam-nhông cuối vừa rời, thì cả thành phố cũng đã biết được tin này. Dân chúng bèn bắt đầu cũng rời bỏ thành phố bằng bất cứ mọi phuong tiện nào mà họ có được, ngay cả đi bộ, và nhân đó cũng ráng đem theo của cải nào có thể mang được. Sau đó, thì số người tỵ nạn từ Kontum cũng nhập chung vào, và rồi, cùng chung với binh lính, họ đã tạo thành một khối vĩ đại gồm cả người lẫn xe di chuyển dọc trên con đường đầy gian nguy là Đường 7B. Cuộc di tản khỏi Vùng Cao Nguyên đã bắt đầu.
Hai ngày đầu là 16 và 17 tháng 3 thì đã qua mà không bị hề hấn gì cả. Tới chiều ngày 18 tháng 3, thì bộ chỉ huy Quân khu II đã tới được Hậu Bổn thuộc tỉnh Phú Bổn, nơi mà một bộ chỉ huy dã chiến cũng đã được thiết lập tại chổ. Chính tại đây, mà tất cả các đoàn xe của trong cả ba ngày vừa qua, cùng với khối muôn trùng người tỵ nạn, đã bị tấn công. Mục tiêu nhằm tiến về duyên hải nằm cách đó cũng là cả một trăm dặm Anh,  thì quả không thể nào thực hiện được, vì công binh vẫn chưa làm xong một cái cầu nổi, hầu vượt được qua con sông Ea Pa ở mãi xa cuối đường.
Trong đêm thì địch, chắc có lẻ chỉ là lực lượng địa phương, khi nhận được lệnh chận đánh đoàn quân đang bị nghẽn, bèn bắt đầu pháo rồi tấn công trực diện. Phi đạo Hậu Bổn, nằm cách xa bộ chỉ huy Quân khu II không hơn một dặm Anh, bèn bị tràn ngập. Giao tranh vẫn cứ tiếp diễn mãi đến chiều tối ngày hôm sau, tức là ngày 19 tháng 3. Tới lúc đó thì binh lính cùng thường dân bị thương nằm rải rác khắp nơi. Không ai có thể nói là mình đang kiểm soát được thành phố. Vài đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân người Thượng vô kỷ luật bèn bắt đầu đi cướp bóc, hay tự động tan hàng và bỏ chạy, tạo nên một hoàn cảnh hổn loạn, gây rúng động hoang mang cho cả binh lính lẫn người tỵ nạn. Tình hình cứ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng với thời gian qua. Tới lúc đó thì từ Nhatrang, Tướng Phú mới chỉ định Đại tá Nguyễn Văn Đồng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Kỵ Binh Thiết Giáp, đãm trách chỉ huy đoàn xe di tản.
Ngày hôm sau, 20 tháng 3, thì đoàn di tản chiến thuật rời Hậu Bổn, nhưng chỉ di chuyển được có mười lăm dặm Anh mà thôi. Địch đã tràn ngập mất Phú Tắc nằm ở phía trước mất rồi. Ấy vậy, đoàn xe vẫn cứ tiếp tục, vừa chiến đấu vừa tiến lên. Khi không trợ được yêu cầu thì thật xui xẻo, các thành phần dẫn đầu đã bị đánh lầm trúng bom. Gần toàn thể một tiểu đoàn biệt động quân đã bị xóa sổ. Tai nạn này lại càng làm đình trệ đoàn quân, và càng gây thêm hoang mang trong binh lính cùng người tỵ nạn. Trong một cố gắng điên cuồng tìm chổ núp và cũng để trốn đi, nhiều binh sĩ đã nhảy đại xuống song, để rồi phải bị chết đuối thôi. Và tại hai địa điểm vượt sông thì vài chiến xa cùng xe cam-nhông đã bị lún cát sa lầy khi chúng ráng né để đi bọc qua.
Tại Củng Sơn, cách Tuy Hòa độ bốn mươi dặm Anh, đoàn xe đã sẽ phải vượt con Sông Ba, để rồi sẽ tiếp tục đoạn cuối trên Hương lộ 436 ở bên bờ phía Nam của con sông. Ở phía trước của Củng Sơn, thì Tỉnh lộ 7B cũng đã từng bị quân đội Nam Hàn gài mìn dày đặc. Một cây cầu nổi đã được mang ra Tuy Hòa từ Nhatrang, nhưng cũng đã không thể nào đưa bằng đường bộ đi Củng Sơn được, vì địch đã đóng chốt chận được tại nhiều chổ rồi. Rốt cuộc, thì nó cũng đã được tháo thành nhiều khúc, để được trực thăng không vận lên tới Củng Sơn.
Tới ngày 22 tháng 3, thì cái cầu nổi mới được ráp xong, và đoàn xe mới vượt được để qua Hương lộ 436 và chậm chạp tiến về Tuy Hòa. Do mọi người và xe cộ cùng dành nhau vượt cầu, nên cầu nổi rồi cũng bèn sụp đổ luôn, khiến rất nhiều người phải bỏ mạng, cũng như là bao xe cộ bị đắm chìm xuống nước. Nhưng cầu cũng đã được nhanh chóng sữa chữa, và phần tan hoang rơi rớt còn lại của đoàn xe mới qua được bên kia sông.
Đã phải mất tới bảy ngày, cùng muôn trùng thiệt hại, mà đoàn xe cũng chỉ di chuyển được có bấy nhiêu, nhưng đoạn . . . cuối của cuộc di tản thì cũng chậm như vậy và lại còn càng thêm phần hiểm nguy. Lộ trình thì tương đối ngắn, nhưng địch thì cũng đã đóng chốt kiên cố chận tại nhiều chổ khiến rất ư là cực kỳ khó khăn để giải tỏa cho được. Cứ mổi lần mà lực lượng tiền phương bắt đầu tiến lên được, thì địch lại tái tấn công chận lại. Các cố gắng để nhổ chốt đã thật là chậm chạp và khó khăn. Cả đoàn xe lại bị nghẽn cứng lần nữa. Trời thì lại mưa và lạnh. Và địch thì lại cứ tiếp tục pháo cối không ngừng để quấy phá. Vì thời tiết cực kỳ xấu, nên không quân cũng không có thể không trợ cận kề. Tuy Hòa thì cũng không còn quân để gởi đi tăng cường được, và đoàn quân chỉ còn phải tự lực cánh sinh. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng, mà cũng quá xót xa cho đoàn thường dân đang tháp tùng và chia xẻ định mệnh chung với họ, binh sĩ của Tiểu đoàn 34 Biệt Động Quân . . . cuối cùng đã quyết định phải xung phong đánh xuyên qua, còn không thì cũng chết thôi. Dưới sự yểm trợ của vài chiếc M-113 còn lại, họ bèn xung phong lên và gần như là đã nhổ sạch từng chốt này sau chốt nọ. Liền ngay sau khi sạch địch thì đoàn xe liền rồ tiến lên, bât chất rồi sẽ có những tai họa nào đang chờ đợi họ ở phía trước . . .
Tới ngày 27 tháng 3 thì chốt cuối cùng của địch cũng bị nhổ xong, và từ đó, thì đoàn xe mới di chuyển được an lành về Tuy Hòa. Các quân xa đầu tiên đã tiến được vào thành phố lúc 9 giờ tối. Đã không hề có được một kế hoặch nhằm cố gắng kiểm kê đã có được bao nhiêu xe và người về tới được Tuy Hòa. Không ai đã biết được có bao nhiêu người từng cùng nhau lên đường rời bỏ phố thị mà đã cuối cùng còn sống sót được, sau chuyến hành trình đầy bi thương đó. Đã có trên 300 xe, quân xa lẫn dân sự, sau đó đến trạm xăng dầu do Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp vận thiết lập để xin thêm nhiên liệu. Và độ 5.000 người dân đã tới tạm trú tại một trung tâm tỵ nạn dã chiến ở Tuy Hòa vào hôm đó. Một số khác thì đã tiếp tục đi Qui Nhơn hay là Nhatrang, hoặc là về tạm trú với thân nhân ngay trong thị xã.
Về phương diện quân sự, thì cuộc triệt thoái đã là một thất bại hoàn toàn. Gần như toàn bộ các đơn vị rút đi từ vùng Kontum – Pleiku đều đã bị tan rã. Đại tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân đoàn II, ước lượng là có được 5.000 trong tổng số 20.000 quân nhân phụ trách về tiếp vận và yểm trợ, cuối cùng đã được cứu thoát. Trong số năm liên đoàn biệt động quân, thì có độ 900 quân nhân về trình diện được Bộ Chỉ Huy Quân đoàn tại Nhatrang. Nhưng Tiểu đoàn 34 BĐQ, mà sau này đã được các người di tản tôn thờ gọi là “anh hùng nhổ chốt”, thì lại chỉ bị tổn hại có 50 phần trăm mà thôi. Đơn vị này đã được giữ lại để bảo vệ thị xã Tuy Hòa.
Nguyên Nhân và Hậu Quả
• •
Khi nhìn lại thì cũng dể để mà đi chỉ trích thôi, nhưng cho dù khái niệm bảo mật cùng bất ngờ về chiến thuật mà có lý đến mức nào đi nữa, thì vị tư lệnh Quân đoàn cũng đã phải có bổn phận, cùng ban tham mưu, soạn thảo trong chi tiết, một kế hoặch và cũng đã phải trực tiếp chỉ huy toàn bộ chiến dịch. Việc soạn thảo kế hoặch của ông đã thật là hạn chế, và chỉ có một nhúm nhỏ vị chỉ huy thuộc hạ thân tín của ông là mới được quyền góp ý, cũng như là biết được về cuộc triệt thoái mà thôi. Ban tham mưu thì đã hoàn toàn không biết gì cả . . .
• •
Cuối cùng, việc thất bại này cũng đã là của giới chỉ huy, thuộc mọi cấp mà thôi. Binh sĩ thì đã không được thuyết trình hướng dẫn, kỷ luật thì đã không được triệt để thi hành, các hạn chế cũng đã không được ban hành, hầu sẽ giúp tránh tình trạng vô kỷ luật và hỗn loạn. Rồi đặc biệt, binh sĩ đã không được giải thích rõ ràng là sẽ phải đãm nhiệm vai trò khó khăn là nhổ chốt địch, những trở ngại cuối cùng mà sẽ quyết định cho ngay việc sống còn của chính họ mà thôi.
Về quân sự, hậu quả của cuộc triệt thoái đã là một cuộc tan hàng tháo chạy với những tầm độ chiến lược quy mô. Ít nhất là đã có tới cả 75 phần trăm khả năng chiến đấu của Quân đoàn II, kể cả Sư đoàn 23 Bộ binh cũng như là biệt động quân, thiết giáp, pháo binh, công binh và truyền tin, đã cùng bị bỏ phí một cách bi thương, chỉ có trong vòng mười ngày mà thôi. Chiến dịch nhằm tái chiếm Ban-mê-thuột rồi cũng đã không có được, đơn giản chỉ vì Quân khu II thì nay cũng không còn có binh sĩ tác chiến nữa rồi. Bộ đội Cộng sản đã chiếm được Kontum và Pleiku mà không cần phải đánh đấm gì cả . . .
Về tâm ly và chính trị, thì việc tự mình làm thua trận của Quân khu II trên Cao nguyên đã đưa đến kết quả như là một cơn ác mộng, cho nhân dân cùng binh sĩ của Miền Nam. Tâm trạng mọi người nay chỉ còn là bối rối, lo âu, băn khoăn, đổ lỗi cho nhau, với mặc cảm tội lỗi cũng như là một cảm giác ngỡ ngàng tập thể. Các tin đồn đã lan nhanh là đã có quyết định cắt đất nhường cho địch rồi. Kết quả tức thời của các tin đồn đã là làn sóng người tỵ nạn hoàn toàn vô phương kiểm soát, mà nay đang mưu tìm mọi phương tiện, hầu phải bằng bất cứ giá nào, để rời bỏ những tỉnh còn lại của Quân khu II. Ở phía bắc thì Quân khu I cũng đã bị ảnh hưởng và tràn ngập bởi tâm trạng vô vọng đó. Rồi thì sau đó, dân chúng cũng bèn gia nhập làn sóng người tỵ nạn, cùng các quân nhân tan hàng hốc hác đang lũ lượt kéo nhau xuôi nam dọc theo bờ biển. Trước hết, thì họ đua nhau vào Phan Rang, rồi tới Phan Thiết, để rồi lại tiếp tục chạy về thấu Sài Gòn. Ngay tại thủ đô, thì phong trào đối nghịch cũng đang gia tăng hoạt động và cũng đã phá nát vĩnh viển lòng tin cậy của người dân vào chính phủ. Niềm tin vào quân đội cũng bị xuống thấp tới mức tận cùng. Nhiều kẻ biểu tình xuống đường giận dữ đòi Tổng Thống Thiệu phải bị thay thế; họ cũng lớn tiếng chống Mỹ. Tuy nhiên, một niềm tin vẫn cứ bàng bạc là, rồi thì, sẽ có một điều kỳ diệu xẩy ra, để cứu Miền Nam Việt Nam mà thôi.
  (XEM TIẾP PHẦN 2)
*****
1.
Việc phân bổ cho Quân Khu I các Sư đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến đã khiến cho Bộ Tổng Tham Mưu . . . lần đầu tiên trong cuộc chiến, không còn lực lượng tổng trừ bị nào nữa cả.
2.
Bernard Kalb và Marvin Kalb, Kissinger (Boston: Little, Brown and Co., 1974), trang 183-184.
3.
Như trên, trang 354.
https://lehung14.files.wordpress.com/2016/10/image0091.jpg?w=490
https://lehung14.files.wordpress.com/2016/10/image0112.jpg?w=490

*****

Chú thích của TS Lewis Sorley
Các phụ chú của các tác giả thì cũng đã được in theo như thông lệ. Những phụ chú ngắn có tính cách giải thích hay các tu chính do chính họ đã bổ túc thêm thì đều được đặt trong dấu ngoặc [ . . .] ‘brackets’. Các đoạn bị rút bỏ trong nguyên bản thì đều được ghi bằng dấu ( . . . ) ‘ellipses’, nếu xẩy ra trong một câu hay một phân đoạn nào đó. Khi có một phần khá lớn bị loại bỏ thì sẽ được cho thấy bằng những chấm lớn nằm riêng ’centered, larger ellipsis points’ như là
• •

*****

Phụ đính của người chuyển ngữ
 “seventy-eight” thay vì là “seventy-eigth” như trong nguyên bản, tức là “bảy mươi tám” thôi.
Ngày 14 tháng 3 năm 1975 tại Phước An, Darlac, Chuẩn tướng Lê Trung Tường bị thương nhẹ tại cầu 31, thuộc quận Phước An, tỉnh Darlac trong khi đang chỉ huy và điều động các Trung đoàn trực thuộc để hành quân tái chiếm Thị xã Ban Mê Thuột. Ông được di tản về Sài Gòn điều trị. Đầu tháng 4 năm 1975, sau khi xuất viện, ông được cử vào chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn III và Quân khu 3.
Sau ngày 30 tháng 4, ông ra trình diện, bị đi tù cho đến ngày 11 tháng 2 năm 1988 mới được trả tự do. Không xuất cảnh theo diện H.O. do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh, mà ở lại trong nước và ngày 22 tháng 5 năm 2009 từ trần, hưởng thọ 82 tuổi.
https://lehung14.files.wordpress.com/2016/10/image0132.jpg?w=300&h=215
Các chi tiết VÔ LÝ này do từ phía Quốc Hội Mỹ, dẫn đầu bởi Ed Kennedy, kẻ từng tàn nhẫn tuyên bố là đối với VNCH, “cho thêm 1 xu cũng không cho”, thì cũng đã được ngay chính Tổng Thống Nixon đau đớn liệt kê ra từ trang 193 của bài biên khảo No More Vietnam mà ông xuất bản vào năm 1985.
Lưu ý là khi tường thuật về cuộc họp tại Cam Ranh, thì Tướng Viên hoàn toàn không có nói gì là Tướng Phú có tình nguyện xin được tử thủ tại Pleiku như nhiều bài phỏng vấn sau này ở hải ngoại viết. Tướng Phú đã tự tử bằng độc dược khi, vào lúc cuối, trực thăng hẹn đến đón tới trể, và sau đó thì đã được đưa vào Bệnh viện Grall nhưng cứu không được.
https://lehung14.files.wordpress.com/2016/10/image0151.jpg?w=490
Đúng ra phải là Phạm Duy Tất, nguyên thuộc Bộ binh
https://lehung14.files.wordpress.com/2016/10/image0171.jpg?w=490
https://lehung14.files.wordpress.com/2016/10/image0191.jpg?w=402&h=623
Hình Quân Khu II trong Bài Triệt Thoái Khỏi Quân Đoàn II
(Phỏng Vấn Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất) của Đỗ Sơn
Biên khảo này cũng đã từng được xuất bản riêng với tựa đề The Final Collapse, bìa mỏng, dày 196 trang bởi CreateSpace Independent Publishing Platform (7 tháng 10 năm 2015) và với ân bản Kindle Edition, File Size 5516 KB và dài 200 trang bởi Pickle Partners Publishing (28 tháng 3 năm 2016), đều cùng có thể mua tại Amazon.
Trong quyển No More Vietnams (Richard Nixon, Arbor House NY, 1985) thì chính cựu Tổng Thống Nixon cũng có ghi nhận là ông ta cũng từng đã phải tham khảo  ”Final Collapse” của Tướng Viên, như là một nguồn tài liệu bổ ích ‘useful’ (trang 239: Author’s Notes).
Có thể biết thêm về Tướng Viên qua bài phỏng vấn ông bởi LS Lâm Lể Trinh tại
Các hình đều do người chuyển ngữ phụ đính sưu tìm trên Liên Mạng.
Mọi đoạn nhấn mạnh bằng màu XANH là do người chuyển ngữ.

No comments: