Tuesday, October 15, 2013

Đêm văn nghệ NHỚ NGƯỜI THƯƠNG BINH Oct 5th 2013


Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VNCH
CẢM TẠ
                                                
Thay mặt ban tổ chức đêm văn nghệ NHỚ NGƯỜI THƯƠNG BINH, chúng tôi xin được trân trọng gởi lời tri ân đến quý Đồng Hương, quý Hội Đoàn, Đoàn thể, Tôn giáo, cơ quan truyền thông đã nhiệt tình tham dự và góp phần trợ giúp cho đêm gây quỹ giúp người thương binh VNCH 5-10-2013 được thành công tốt đẹp.
Đặc biệt chúng tôi xin cám ơn các chị trong đoàn PHỤ NỮ CỜ VÀNG đã nhiệt tình tự nguyện mua sắm may mặc cho một đoàn phụ nữ với màu cờ sắc áo truyền thống QUỐC GIA DÂN TỘC trong nghi thức chào đón QUỐC KỲ rất đẹp mắt và tôn nghiêm, không hổ danh con cháu nữ lưu hào kiệt TRƯNG TRỊÊU. Các chị còn phụ giúp ban tổ chức tiếp khách, hướng dẫn chỗ ngồi, nhất là tự mua và mời gọi bán được trọn 4 Bàn. Xin cám ơn đoàn hậu duệ ĐINH TIÊN HOÀNG trong toán hầu kỳ trẻ,  mặc quân phục trình diễn rất đẹp mắt,  được sự tán thưởng nồng nhiệt;  chúng tôi cũng xin được tri ơn những cơ quan truyền thanh báo chí đã giúp phổ biến rộng rãi chương trình của đêm tổ chức.
Báo cáo Tổng kết:
1- Danh sách ủng hộ của Xuân-Hương:
Bà Trần+Sương 100, Bà Phạm+Nga 100, cô Ngân Chung 100, Ông Bà Lily 100, Bà Đỗ xuân-Hương 100, Ông Bà Scoth Jones+Quách Nga 60, Ông Bà Nguyễn-vũ-Hinh 50, Ông Lê Mừng 50, cô Nguyễn Cross Hải 50, cô Lê-thị-Yên (Mỹ Anh) 30, Ông Phạm Kiệt 30, Ông Bà Bùi-quang-Huấn 30, Bà Nguyễn-thị-Thanh-Vân 30, Bà Dương-hồ-Thu 30, Bà Lê-thị-Linh, Bà Nguyễn-thị-Xuân-Mỹ 30, Bà Trương-ngọc-Anh 20, Bà Huỳnh-kim-Thuận 20, Bà Phạm-thị-Hòa (OK) 20, Bà Nancy (Võ) Feguson 20, Ông Bà Phạm-thanh-Long 50, Ông Đinh-văn-Lai 20, cô Lý-ngọc-Chi 40, Ông Hứa Minh 100, Bà Nguyễn-minh-Thiều 30, Trần-hồng-Châu 40  *  Tổng cộng = 1,280.
2- Danh sách ủng hộ của Ông Hoành-Minh (OKC):
A- Thi Đàn Hoa Tiên
Thi hữu Mặc Giao 100, Hoàng duy Quốc Sơn 100, Nắng Cali 100, Ngọc An 50, Hoài Nam 100, Kim Anh 200, Lệ My 20, Hoàng Dũng 20.
B- Cá nhân
BS Hùng Đặng 500, Ông Bình Bùi 100, Ông Bà Nguyễn Giáo tiệm vàng Mỹ Ngọc 100, Ông Thắng chủ nhân Saigon TAI-PEI 200,Ông Bà Hùng Hồ friendly food 100, Ông Nguyễn Anh 100, gia đình Hoàng-thị-Hội 200, Bà Nguyễn-thị-Như Hoa 60, con trai Ông Nguyễn hoàng Khôi 50, Bà Hoàng-thị-Thủy 50, Bà Trần kim Anh 50, Ông Bà Nguyễn minh Triết 60, Bà Trần thị Vui 50, Bà Nguyễn thị Thuy, Ông Bà Nguyễn văn Hảo 50, Trung&Thủy 50, Bà năm Dung 30, Bà Tư SW87 30, Ông Trần văn Phong 50.
* Tổng cộng = 2,570.
3- Danh sách ủng hộ của Phúc+Chính+cháu Bảo Vinh:
Hội Thủ Đức 300, Ông Đỗ văn Phúc Austin 100, Ông Nguyễn thanh Trì (KQ bạn Phúc)100, cô Hồng Phúc 50, con Ông Thiếu-Tướng Đỗ kế Giai 300, BS Nguyễn văn Hào 300, chiến hữu Cao Gia (Sanjose)100, Ông Ngô văn Ui 100, Ông Lê công Nhạc 50, Bà Loan (phu nhân Võ bị) 100, Tiên thị Vương 100, Ông Nguyễn quốc Phan KQ 200, Ông Bùi quang Thống 200, Bà Nguyễn thị Hương (phu nhân Đại tá ON) 100, Ẩn danh 100, bác Tám 50, Hà Võ 50, La trung Chánh 100, MAZICLAND CHILD CARE 300, Ông Bà Thiện Đặng 35, Ông Bà Kim Ngọc 300, Đỗ ngọc Phụng 250, cô Tammy 300, Khu hội CTNCT COLORADO 100, chiến hữu Trần trọng Thuyên (COLORADO)100, Ông Nguyễn công Lập (thủ quỹ COLORADO) 100, Ông Bà Tuấn Nguyễn& Loan 100, CH Dương văn Lợi (Pháp)100, Liên thành Võ 40, cô YT 500, Bùi Thiên 300, Đức Đô, Bà Thu Nga đài SBTN 200, BS Phạm văn Chất 1000, Bà Hồng Lê (shop may) 1000, Ông Lâm văn Hướng 500, hội Bình Định 100, Cộng Đồng Dallas 200, Lý Long (OKC)100,ông Phan tần Ngưu tộng hội cảnh sát 100, HộiCSQG/DFW 410 , An Video 100, Nguyễn đại Hùng 100, hội Thừa Thiên Huế 200, Lại thế Đức 100,hội CTCT D/FW 200,  Huỳnh (áo dài) Garland 100, Lê đình Phước KQ 100, Huỳnh ngọc Thạch 100, ẩn danh 100, Khu hội OKLAHOMA 2,000, cháu Bảo Vinh hậu duệ 1,200, Lê văn Thành 50, Dương ngọc Phú 50, Ông Phạm Giao cảnh sát 200,Tuấn Nguyễn 100, Cộng Đồng Tarrant 200, NV Nguyễn xuân Hùng 200, Lê thành Cơ 100, Nguyễn văn Danh 20, Nguyễn văn Đay 20, Võ Cường 20,Lê quý Cường 20, Huỳnh anh Cường 20, Huỳnh anh Lương 20, Phan văn An 20, Hội Thiếu sinh Quân 100, gia đình Phương Thảo 300, Hội Võ Bị 200, Lương Dũng Sinh 50, Ông Bà Vinh TEXCOP 500, Nguyễn hữu Dung 30, MC Ngọc đan Thanh hát góp 379, câu lac bộ Lính Houston 200, Lê thị Thu Cúc 200, Lê văn Sanh 100, Đặng Diệu 200, Nguyễn Thực 100, Nguyễn Nghinh 100, Ngô Tịnh 50, Nguyễn xuân Anh, Thành (phó nội vụ khu hội Los) 100, Trần Ngọc 100, Phước Nhung (SL) 100, Cao xuân Tiến 500, cô Bảo Vinh 45, MC An-Sơn 200, Phạm văn Hồ 100, Từ văn Nghĩa 100, Đào văn Nhất 50, Phạm văn Hoàng 50, Trần văn Tấn 100, hội Không Quân 100, Bùi Đảo 200, Tôn thất Yến 100, Đặng đình Linh 40, Trần thị Nga 100, Ân Nguyễn 50, chị Oanh (JD Salon) 100, Lê văn Thanh 50, Dương văn phú 50, Nguyễn quý Tuấn 100, Ẩn danh 500, Ẩn danh 200, Đào bạch Thạch 100, Bích Liên 100, Norstar Energy 140, Ẩn danh (Bàn 31) 60, Thúy Vân 300, Lý đình Hùng 100, Phan hồng Trang 30, Nguyễn thanh Tùng 30, Đặng kim Liên 30, Võ Quỳnh 60, Nguyễn trung Châu 200, Ông Bà Châu Tuấn 500, Ông Tươi chủ tịch Cộng Đồng Florida 200, Ông Bà BS Hội Florida 200, Đỗ lệ Khanh 60, Đặng thị Ngọc 30, Lê văn Thông (KQ)100, Tạ mộng Huyên 200, Trần Thành 60, Lê văn Hoan 100, Nguyễn tống Hiến 50, Võ hoàng Nam 60, Nguyễn văn Vinh (chợ Trường Thành) 400,chợ Hiệp Thái 100.
Tổng kết: - Thu phần ủng hộ 26,579
                  - Tiền bán vé 10,870
                  - Chi phí tất cả 12,740
                  - Tồn khoản tổng cộng: $24,709 USD                                 
Xin báo cáo và chân thành cảm tạ,
Phan văn Phúc 

 

Saturday, October 12, 2013

Người Lao công đào binh tên Sơn

Văn Lan 


Thường Đức là tên của một quận lỵ xa nhất về hướng tây của tỉnh Quảng Nam. Hầu hết phần đất của quận bao gồm một phần của dãy Trường Sơn với những núi, núi, núi và núi. Một trong những thôn xã trù phú nhất của Quận tên là Hà Tân nằm tựa trên mũi sông nơi giáp lưu của con sông Côn đổ ra con sông Vu Gia.
Trên sườn đồi, về hướng tây, ở đầu xã là Trụ sở văn phòng Quận và cũng là Chi Khu Thường Đức. Giáp lưng Quận, trên đỉnh đồi là hậu cứ của Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân (TĐ79/BĐQ). Đây là một căn cứ do quân đội Mỹ thiết lập trước đây dùng làm nơi xuất phát của những đơn vị Nhảy Toán bao gồm cả Việt và Mỹ. Ngày 14 tháng 11 năm 1970, căn cứ được chuyển giao cho TĐ79/BĐQ. Ngoại trừ dăm ba lần Tiểu Đoàn về đây dưỡng quân sau những cuộc hành quân ở những vùng khác trên khắp Quân Khu 1, mỗi lần về nghỉ khoảng hai ba tuần. Hầu như quanh năm, Tiểu Đoàn chỉ để lại độ một Trung Đội, khoảng vài mươi người, để quản trị hậu cứ.
Trên một ngọn đồi nhỏ kế cận, về hướng tây, gần như cách biệt với Tiểu Đoàn là nơi đóng quân của Đại Đội 1. Vòng đai phòng thủ cũng như nơi ăn chổ ở của toàn thể Đại Đội là những lô-cốt, cách khoảng được nối liền bằng con giao thông hào. Nằm giữa ngọn đồi là một căn nhà tôn, vách lá, dùng làm chỗ văn phòng Đại Đội. Bên ngoài văn phòng có trồng năm ba cây làm cảnh. Dưới sức nóng hừng hực của mặt trời, màu xanh của lá cây trên một giải đất vàng vỏ chỉ toàn những sỏi đá, mang lại một ít tươi mát cho những thằng lính xa nhà như chúng tôi.
Phía bên trái văn phòng Đại Đội là một căn nhà tôn không vách dùng làm nhà ăn. Ngoài giờ ăn, đây là nơi duy nhất mà bọn lính chúng tôi dùng để trốn nắng trong những buổi trưa hè oi ả.
... một trưa hè năm 1973
Trời nắng như thiêu đốt trên ngọn đồi bản doanh Đại Đội. Hầu hết mọi người đều xuống dưới làng. Những ai có gia đình ở dưới đó thì được về nhà. Đứa nào thuộc dạng con bà xơ nhưng có tiền thì cũng xuống làng vào quán ăn uống đấu hót. Còn đám con bà xơ, thuộc loại bần cố nông, còn lại như chúng tôi, khoảng năm bảy đứa, thì tụ tập ở căn nhà ăn ngồi trốn nắng và tán dóc trên những cái bàn ghế làm bằng những thanh gỗ lấy ra từ những thùng chứa đạn.
Một thằng lên tiếng hỏi thinh không:
- Đứa nào có chuyện tiếu lâm nào hay hay kể nghe chơi?
Cả bọn ngồi im không có thằng nào trả lời. Một đứa, tương đối có khả năng nói chuyện diễu hơn những đứa khác bèn nói:
- Tụi mày có nghe cái chuyện “Thỏi xúc xích của cái bà góa phụ với cái ông xã trưởng” hồi nào chưa?
Những giọng khác hỏi lại:
- Có phải cái chuyện ông xã trưởng đòi ăn cái khúc xúc xích ở trên cái bàn thờ đó không?
- Có phải cái chuyện này mấy ông Huấn Luyện Viên ở Dục Mỹ kể hở?
Đứa tính kể chuyện ầm ừ:
- Ờ, chắc chuyện đó đó.
Cả đám cười rộ lên rồi có tiếng gạt ngang:
- Thôi, kể chuyện khác đi mày. Mỗi lần nghe cái chuyện đó mà tao thấy ớn cho cái thằng nhỏ quá. Ghê bỏ mẹ.
Thằng tính kể chuyện bị cụt hứng nhăn răng cười thôi không nói nữa.
Một chặp sau, như nhớ ra chuyện gì nó bèn nói:
- Được rồi, có chuyện này hay lắm để tao kể cho tụi mày nghe.
Sau khi biết chắc ai cũng muốn nghe, nó bèn kể:
- Tụi mày còn nhớ hồi mình còn đóng ở Quân Đoàn không? Bữa nọ, có chuyện, tao phải đi qua Bộ Chỉ Huy ở Non Nước làm giấy tờ. Trên đường về, khi xe lam sắp lên trên cầu Trịnh Minh Thế thì bị chặn lại. Phía trước có một cái xe Hồng Thập Tự với một đám người đứng bao chung quanh. Tò mò, tao cũng đi tới coi thử chuyện gì cho biết. Tới nơi, chen vô thì tao thấy có một cô bé nữ sinh khá xinh đẹp, quần áo ước sủng nước, đang ngồi trên cái băng ca thút thít khóc. Tao bèn hỏi người đứng bên cạnh:
- Chuyện gì vậy?
Người đó chỉ cô gái rồi nói:
- Nghe nói cô này nhảy xuống cầu tính tự tử sao đó, nhưng may sao có cái cậu kia nhảy xuống cứu kịp, chớ không thì ngủm cù tèo rồi.
Vừa nói người này vừa chỉ về hướng một cậu thanh niên, quần áo ướt mèm, mặt mủi quạu quọ hùng hổ, từ dưới bờ ruộng đang leo lên lề đường nhắm về hướng đầu cầu đi tới. Nhằm lúc đó, có một đám học trò đang đi xuống. Khi tới gần nhóm học sinh thì nó dừng lại nhìn chằm chặp từng đứa như tìm kiếm ai. Nhìn một lúc như nhận không ra ai, nó bực mình giận dữ la lớn:
- Đm, hồi nãy thằng nào xô tao?
Tự nãy giờ lắng nghe câu chuyện một cách say mê, bây giờ cả đám mới la lên cười rộ một cách thích thú.
o O o
Đang đấu hót chợt có đứa chỉ tay về hướng Tiểu Đoàn ở bên kia đồi:
- Ai đi về giống như ông Thường Vụ thì phải?
Chúng tôi cùng nhìn theo về hướng chỉ tay của nó. Phía bên kia đồi Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn, ông Thường Vụ Đại Đội đang đi về, theo sau ông có một nhóm người.
Không ai hỏi, một đứa ra vẻ rành chuyện giải thích:
- Chắc tụi lao công đào binh (LCĐB)?
- Sao mầy biết? Một đứa khác hỏi lại.
- Hồi nãy tao nghe ông Thường Vụ nói. Ổng nói tý nữa ổng qua Tiểu Đoàn nhận mấy người lao công đào binh về làm tạp dịch hay tải đạn gì đó cho Đại Đội.
- Rồi họ có theo mình đi hành quân không?
- Chắc vậy. Nghe nói họ bắt mấy người lao công đào binh đi tải đạn.
- Khổ quá hở! Một đứa chặc lưỡi.
- Thế có cho họ mang súng không?
- Sao mà mày khờ quá vậy. Giao súng cho nó rồi lỡ nó bắn mày rồi trốn đi thì sao?
Cả bọn im lặng theo dõi nhóm người đang tiến dần về hướng Đại Đội. Có khoảng mươi người lẽo đẽo đi theo sau ông Thường Vụ. Khi họ đến trước văn phòng đại đội, ông Thường Vụ ra lệnh cho họ tập họp, dặn dò họ dăm ba điều gì đó rồi ông ra hiệu cho họ tan hàng đi về phía nhà ăn, nơi chúng tôi đang ngồi, để tránh nắng. Chắc cỏ lẽ họ là những người Lao Công Đào Binh vì trông họ ăn mặc đủ loại quân phục thường phục, giày dép lộn xộn.
Thấy chúng tôi đang hút thuốc, một người có dáng dấp “dân chơi tỉnh lẻ”, trông có vẻ lớn tuổi hơn chúng tôi, đến gần.
- Đàn anh cho em xin một điếu thuốc.
Mấy cặp mắt hướng về chỗ tôi, tôi cũng bắt chước họ nhìn theo hướng đó nhưng chẳng thấy ngoe nào nữa trừ tôi, tránh không được, tôi miễn cưỡng móc túi lấy gói Basto mời vị này một điếu. Thấy vậy, mấy người khác cũng tiến tới chìa tay xin thuốc.
o O o
Nó là người đến xin thuốc cuối cùng. Lúc này, tôi mới có dịp quan sát nó một cách rõ ràng hơn. Khi nhóm người LCĐB còn đang tập họp trên sân Đại Đội, tôi nhận thấy có một thanh niên ở vào trạc tuổi của chúng tôi. Trông nó có vẻ lạc lõng và cô đơn trong nhóm người này. Nó mặc một chiếc áo nhà binh đã củ rích và có phần tơi tả. Chân nó mang đôi dép nhựt đến gần đưa tay xin thuốc. Trông nó không sạm nắng như chúng tôi hay những người LCĐB khác. Mặt mũi nó trắng trẻo như thư sinh, tướng tá có vẻ hiền hậu con nhà lành. Nhìn nó, không ai nghĩ rằng nó đã đi lính, huống hồ chi là đã đào ngũ rồi bị bắt để thành lao công như thế này.
Vừa chìa điếu thuốc đưa cho nó tôi vừa hỏi:
- Tên gì vậy mậy?
Nó đưa tay nhận điếu thuốc lá rồi trả lời.
- Dạ, em tên Sơn. Nó nhã nhặn trả lời.
Tôi không ưa lắm cái cách xưng hô “anh anh, em em” bá vơ ngay từ khi còn ở ngoài đời. Tôi càng thấy chướng lỗ tai khi nghe cái lối xưng tụng như thế này ở trong quân đội. Tôi thấy “trung sĩ em em; đại úy em em; ông thầy em em ...” nghe nó không phải lịch sự nhưng mang hơi hướm hèn hạ và cầu cạnh không thích hợp với khẩu khí và tư cách của một quân nhân. Nó cũng như một số lớn khác trốn nhà đi lính hay dùng cách đổi giấy khai sinh, cạo tên, đổi tuổi, v.v... Tôi không nghĩ tên Sơn là tên thật cúa nó. Mồi điếu thuốc xong, có lẽ nó cảm nhận được sự khó chịu của tôi nên nó bèn lảng sang một góc khác. Nhìn nó ngồi một mình quay lưng trông về dãy núi xa xa, tôi thấy nó thật là cô đơn cũng chẳng khác gì chúng tôi cho mấy. Một lát sau, ông Thường Vụ trở lại kêu họ tập họp rồi dẫn những người LCĐB đến một lô-cốt kế văn phòng Đại Đội, chắc là chỉ cho họ chỗ ngủ.
o O o
Đến chiều, sau khi dùng cơm tối xong, trời hãy còn sáng nhưng chúng tôi không quen ai ở Thường Đức nên cũng chẳng tha thiết xuống dưới làng làm gì, thành ra cứ tụ họ̣p quanh quẩn ở cái nhà ăn.
Thấy bọn tôi la cà ở nhà ăn nó bèn lân la qua làm quen. Một thằng trong bọn tôi khi nhìn thấy nó đang đi dần tới bèn đứng dậy đi về phía cái hầm của nó. Một chặp sau trở lại, nó cầm trên tay theo một đôi giầy bô, đưa cho thằng Sơn:
- Nè, lấy cái này mang đỡ đi mày. Ở đây toàn là đá không à. Đi dép nhựt chịu sao nổi.
Thằng Sơn cảm động ra mặt, đưa tay ra đón lấy đôi giầy bố.
- Ê! Mà mang đôi giầy này vô thì mày không được tới gần tụi tao à.
Thằng Sơn đang loay hoay sỏ chân vô giầy nghe nói như thế bèn ngước lên nhìn về hướng của giọng nói vừa phát ra có vẻ phân vân lẫn chút thất vọng.
Đứa ngồi bên cạnh thằng Sơn bèn vỗ vai nó giải thích:
- Nó nói giỡn đó. Chắc mày cũng biết là giầy bố nó hôi kinh khủng như thế nào.
Thằng Sơn lúc này mới vỡ lẽ cười hì hì. Từ khi biết nó đến giờ, đây là lần đầu tiên tôi thấy nó cười một cách trọn vẹn.
o O o
Trung Đội 3 là nơi có nhiều con bà xơ, độc thân vui tính nên nó hay la cà đi theo. Vì cùng tuổi tác nên chúng tôi dễ hòa hợp chơi thân với nhau. Chúng tôi cũng không so đo nên không ai trong chúng tôi phân biệt lao công đào binh hay lính tráng. Nó cũng biết thế nên lúc nào rãnh rỗi thì nó đi kiếm chúng tôi. Ngược lại, đi đâu chơi, chúng tôi cũng hay dẫn nó đi theo.
Từ đó, nó theo Đại Đội đi hành quân khắp “Vùng Chiến Thuật”. Mang tiếng là đi tải đạn nhưng thật ra những người LCĐB còn mang đạn ít hơn chúng tôi. Còn nó, có lẽ nhờ vào tính tình dễ mến, nên người ta chỉ giao cho nó mang một phần tiếp liệu nên cũng tương đối nhẹ nhàng lắm.
o O o
Trận Thường Đức - Ngày N
- Ngày 28 tháng 7 năm 1974
Trời chưa sáng nhưng hậu cứ đã choàng dậy trong cơn mưa pháo. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, hai ngọn đồi của hậu cứ Tiểu Đoàn đã tiếp nhận hằng trăm, có thể hằng ngàn đạn pháo cũng không chừng. Trời vừa hừng sáng, khi những bóng dáng của cộng quân, lũ lâu la cô hồn đi gieo tang tóc, xuất hiện rồi kêu réo xung phong. Tôi có dịp nhìn quanh địa thế. Quang cảnh thật là điêu tàn. Tất cả mọi vật như thay đổi. Hình như không một viên sỏi, hòn đá nào mà không bị lãnh đạn ít nhứt cũng một lần.
Cùng chung với số phận những người dân Thường Đức, nó cũng bị ném quăng vào trong trận chiến. Tự dưng, nó cũng phải hứng chịu những nghiệt ngã ngoài ước muốn của nó.
Trận Thường Đức - Ngày N+?
Chiến trường lúc này đang im lặng. Sự im lặng của bắt đầu một màn tấn công tới, hoặc cộng quân đang tơi tả nghỉ xả hơi.
Tôi đang ngồi bệt dưới giao thông hào mơ màng nghĩ tới những cô gái mà tôi có hân hạnh đựơc quen biết. Tôi tưởng tượng, tôi trong bộ quân phục tác chiến, bám đầy bụi đường, còn vương mùi thuốc súng, đưa các nàng đến quán cà-phê Thạch Thảo ở Đà Nẵng vào buổi hoàng hôn. Trong ánh đèn màu lung linh huyền hoặc với tiếng nhạc êm ái thoát ra từ giàn âm thanh Akai, bên tách cà-phê phin pha một ít rượu rum, êm ái cầm tay các nàng, tôi sẽ kể cho các nàng nghe những màn đánh nhau ngoạn mục còn hơn cả những phim chiến tranh của Mỹ, và còn trội hơn cái tiểu đội của ông Vic Morrow trong show Combat rất nhiều. Cái tiểu đội của ông Vic Morrow chẳng thấm tháp gì so với những chàng Biệt Động Quân thuộc Đại Đội 1, Tiểu Đoàn 79. Chúng tôi ngon đến độ mà đạn cũng phải khớp, khi nó bay tới gần mà thấy Biệt Động Quân là nó hoảng hồn rơi xuống đất nghe lụp bụp thấy tội lắm.
Đạn cứ sủi vào đất kêu lụp bụp từng chập. Từng tiếng đạn phòng không quen thuộc từ trên cao độ ở dãy núi Pla-tô ở hướng nam phía bên kia sông bắn sang. Đạn trúng đất kêu lụp bụp lụp bụp. Tôi giựt mình nhìn quanh cầu nhầu:
- M, đạn ở đâu mà dư đến độ dùng cả đạn phòng không mà bắn sẻ như thế! Tiếng súng mỗi lúc mỗi chát chúa dần dần tiến về vị trí của tôi. Tôi đang kiếm cách thu mình cho nhỏ hơn, cầu trời cho tai qua nạn khỏi thì nghe tiếng chân lụp xụp chạy tới. Tôi vội liếc ngang qua coi thử đứa nào thì thấy thằng Sơn thở hổn hển lom khom chạy đến. Đến chỗ tôi ngồi nó ngồi thụp xuống. Tôi tính cằn nhằn nó ở đâu thì ở chỗ đó chứ chạy đi chạy lại làm gì để cho nó bắn thì nó đã vội nói:
- Còn thuốc cho tao xin một điếu?
Nhìn nó hôm nay không ai nghĩ nó là LCĐB mà rõ ràng là lính Biệt Động Quân thứ thiệt. Trên đầu nó mang một cái nón sắt, chắc lượm được của ai đó. Cũng giầy, cũng bộ đồ trận, trông nó cũng ngầu lắm. Thay vì mang súng M-16 như chúng tôi thì nó lại cầm một cây AK với mấy cái băng đạn AK đeo “tòn teng” trước bụng. Thấy tôi nhăn mặt nhìn khẩu AK của nó, nó nhăn răng cười phân trần:
- Không biết cái nước thịt của tụi nó chui vô kẽ nào mà chùi hoài cả ngày hôm qua tới giờ mà nó vẫn còn thúi.
- Sao không lựa cái nào sạch sẽ mà xài, chớ lấy cái này làm gì? Tôi hỏi nó.
- Cái này là sạch lắm đó mày. Cả một đống súng lượm vô, cây nào cây nấy cũng dính đầy nước thịt xám xì, thấy mà muốn mửa.
Tôi nhớ lại, hôm trước, vì đạn đã cạn dần mà không có tiếp tế; để có thể duy trì khả năng chiến đấu, tiểu đội Trinh Sát của đại đội 1 do Trung Sĩ Khâm chỉ huy đợi đêm tối mò ra ngoài hàng rào phòng thủ. Họ dọ dẫm mò tới những nơi mà xác cộng quân bị bỏ lại để thu lượm súng ống của địch hầu có thêm vũ khí chống cự với địch quân. Dưới cái nóng cháy người của mùa hè, ban ngày cũng như ban đêm, những xác chết của cộng quân bị sình chướng và rục nát tiết ra những giòng nước nhờn nhờn xền xệt mang một màu xám xịt. Chúng tôi không biết nên gọi cái loại nước này là nước gì nên cứ gọi đại nó là nước thịt. Chất nước xám từ trong xác chết của cộng quân chảy ra bám vào những súng ống đạn dược nằm bên cạnh tử thi.
Đêm đó, sau khi nghe tin tiểu đội Trinh Sát của Khâm trở về, tôi có mon men lên xem coi thử có cái nào còn xài được thì đem về xử dụng. Chưa tới nơi, mùi xú uế từ trong đống vũ khí toát ra làm tôi muốn nôn mửa. Tôi đã ngửi cái mùi này từ mấy ngày qua nhưng chưa bao giờ có cái bất hạnh gần gủi như hôm nay. Có thể nói, trên đời này, không có một mủi hôi mùi thúi nào mà có thể qua mặt được mùi hôi này. Nó không những thúi mà nó còn làm cho người ngửi phải rùng mình và nghẹt thở nữa.
Tôi mở bao thuốc lá đưa cho nó một điếu. Cầm điếu thuốc trong tay rồi mà nó vẫn còn chần chừ chưa chịu đi. Thấy nó liều mạng chạy xuống đây xin thuốc, còn tôi thì lúc nào cũng thủ sẵn một cây thuốc lá trong ba-lô, vả lại, còn biết sống chết bao lâu nữa nên tôi đưa hết bao Basto còn lại cho nó. Nó bèn cầm lấy lom khom chạy ngược trở về phòng tuyến của trung đội 3. Vừa thấy nó di chuyển trong giao thông hào, bên kia, đạn đại liên phòng không lại ồn ào bắn sẻ sang.
Trận Thường Đức - Ngày N+10 – Ngày 7 tháng 8 năm 1974Thường Đức - Hình chụp vào thập niên 60. Tiểu Đoàn 79 Biệt Động Quân chính thức dùng nơi đây làm hậu cứ từ ngày 14 tháng 11 năm 1970.
Trời vừa hừng sáng, từng đợt pháo kích đã mở màn cho một ngày mới. Cường độ pháo kích hôm nay có phần dữ dội hơn những ngày trước, báo hiệu cho thấy có sự thay đổi chiến thuật.
Sau pháo kích, cộng quân bắt đầu dùng pháo bắn trực tiếp vào những lô-cốt hoặc giao thông hào nơi Đại Đội 1 phòng thủ. Những căn hầm nào còn chống chỏi được cho tới hôm nay cũng đã bắt đầu rung chuyển. Từng đoạn giao thông hào dần dần bị san bằng. Nơi Trung Đội 3 phòng thủ là nơi chiến đấu quyết liệt nhứt nên trở thành là mục tiêu chính cho những khẩu đại bác từ bên kia sông bắn sang.
Bị pháo kích, tuy có hãi hùng nhưng cũng còn đỡ hơn là bởi vì đạn rớt khắp nơi nhưng không lọt một chổ nhất định. Chỉ khi nào xui gặp phải trái đạn rớt kế bên mình, thì lúc ấy thân xác mới bị rúng động vật vã. Tuy quằn quại nhưng cơ thể còn có cơ hội phục hồi vì viên đạn kế tiếp có thể rớt ở nơi khác nên thân thể có đủ thời giờ trở lại bình thường. Còn bây giờ, đạn nó cứ nhắm chỗ mình bay tới vùn vụt, hết viên này tới viên kia. Chỉ những tiếng nổ và sức ép của nó không thôi, cũng đủ làm cho toàn thân co rúm tê liệt kéo dài cho đến khi dứt pháo. Không ngôn ngữ nào có thể diễn tả được nỗi kinh hoàng khi bị đặt vào trong hoàn cảnh bất hạnh này.
Mỗi một tiếng đạn nổ là mỗi lần lồng ngực như muốn vỡ tung ra. Sức ép công phá của trái đạn đè bẹp xuống lồng phổi khiến không làm sao thở nổi. Tới khi thở được thì bụi cát ùa nhau bay vào trám đầy trong cuống họng. Tai ù, máu mũi chảy, mắt mở không ra. Nếu có cố gắng hé ra được thì cũng chẳng thấy gì vì bụi đá quay cuồn trên không che khuất hẳn mọi hình mọi vật.
Từng quả rồi từng quả, những trái pháo liên tục nổ trên đầu tuyến phòng thủ của Trung đội 3.
Khi màn pháo phủ đầu vừa dứt, khi đám bụi mù cũng vừa tan thì cộng quân bắt đầu tấn công. Bóng chúng̣ lố nhố dò dẫm sang từ phía bên phòng thủ của Trung Đội 1 đã bỏ trống từ cả tuần nay. Từ triền đồi bên hướng tây, một cánh quân khác cũng bắt đầu tiến sang.
Đợi khi cộng quân vào hẳn trong tầm tác xạ, bên này phe ta bắt đầu khai hỏa. Mặc dầu lúc này cộng quân có phần lợi thế hơn những lần trước nhờ vào một số chướng ngại vật của ta như một số hầm hố mà mình đã bỏ lại vì không còn khả năng trải rộng phòng tuyến. Tuy nhiên, như những lần trước, bọn chúng̣ đã phải chùn bước trước sự phản công mãnh liệt của Trung đội 3. Nói rằng Trung đội 3 bởi đó là tuyến phòng thủ của Trung đội 3 chứ thật ra chỉ còn có năm ba tay súng của tiểu đội trinh sát của Tr/S Khâm.
Có lẽ bên kia địch quân cay cú vì cứ bị bên ta đẩy lui. Từ trên đỉnh núi bên kia sông, chúng̣ nhận thấy chiến thuật phá hầm bằng cách cho bắn trực xạ có hiệu quả. Từ trên cao độ, cộng quân cho pháo bắn thẳng xối xả vào những hầm hố nào còn nhô ra trên mặt đất. Gồng mình hứng trận đòn thù, lần này chúng tôi có cảm giác chúng muốn chôn sống những ai còn lại. Chúng̣ muốn dùng hầm hố và giao thông hào làm mồ chôn chúng tôi.
Dù có thành đồng cốt sắt cũng không làm sao có thể đứng vững trước sự tàn phá khủng khiếp này. Lần lượt, từng cái hầm bị sụp đổ. Từng đoạn giao thông hào bị san bằng. Một trái pháo nổ ngay trên bờ hầm của Trung Úy Tẩm, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1, máu từ đầu ông chảy xuống che khuất một bên mắt.
Trên sân đồi, từng cột đất được móc lên quăng tung tóe trong không gian. Trong bụi mờ, thằng Dũng, thằng Đức rồi Tr/S Khâm khập khểnh theo giao thông hào đi xuống. Nhìn họ xuống tôi biết chắc cái ngày sẽ đến rồi phải đến.
Khi thấy rõ tiểu đội Khâm đã rút về sau, cộng quân bèn ngưng pháo cho bộ binh tiến chiếm. Bóng cộng quân bắt đầu lố nhố từ bên vị trí của trung đội 2 dò dẫm tiến sang. Chúng tôi, chỉ còn lại vài thước phòng tuyến bên này chia nhau đâu lưng bố trí.
Tiếng thằng Tư trong máy báo cáo về Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn tình trạng của Tr/U Tẩm và yêu cầu rút về bên đồi của Tiểu Đoàn cố thủ.
Năm ba tên cộng quân nhảy lên thụp xuống tràn tới. Khi cộng quân chỉ còn vài thước cách cái hầm của Trung đội 3 vừa mới xập. Đột nhiên, từ bên trong hầm, một loạt đạn đại liên M60 bắn ra. Vì không ngờ còn có người trong hầm, cho nên một số bị trúng đạn kêu la chí chóe, một số khác vội lùi lại phía sau.
Đạn đại liên vẫn cứ nổ dòn; 3 viên - 2 viên; từng hồi một.
đùng đùng đùng - đùng đùng... đùng đùng đùng - đùng đùng...
Chúng tôi cùng nhìn nhau phân vân không biết đứa nào còn kẹt lại ở trong đó. Bỗ̉ng có tiếng la:
- Chắc thằng Sơn lao công đào binh?
Trung Sĩ Khâm tính dợm người lên, đi trở lại để phụ thằng Sơn. Chưa kịp dượm bước thì tiếng đạn đại liên cũng vừa dứt. Cùng lúc ấy, bóng thằng Sơn, từ trong cái miệng hầm lao về phía chúng tôi. Tới nơi, nó thở hổn hển thều thào:
- Hết đạn rồi. Hết đạn rồi.
Chợt thấy Trung Úy Tẩm ngồi dựa lưng gần đó, nó nói:
- Tụi nó tới rồi, Trung Úy.
Có tiếng bên Tiểu Đoàn gọi qua. Thằng Tư cầm máy lên nghe. Nó dạ dạ một vài lần rồi cúp máy. Quay sang Tr/U Tẩm nó nói:
- Đại bàng kêu zulu.
Từng người một rời khỏi phòng tuyến băng vội qua bên kia vòng đai của Tiểu Đoàn. Ai qua trước xong thì yểm trợ cho lớp qua sau. Sau khi tất cả đã qua hết bên này an toàn. Nhìn lại, tôi thấy ba bốn tên cộng quân đang mon men tới gần nơi chúng tôi vừa cố thủ trước đó không bao lâu.
o O o
Đại Đội 1 bị thất thủ kéo theo Đại Đội 3, rồi Tiểu Đoàn, tiếp theo Chi Khu Thường Đức. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ mà tình thế đổi ngược trở nên hoàn toàn vô vọng. Những tiếng la kêu đầu hàng cuả bọn chúng vang lên, nhưng hình như từ ngữ đó không nằm trong ngôn ngữ của chúng tôi.
Chúng tôi phối hợp với một số bên Đại Đội 3 di chuyển xuống làng. Chưa bao giờ tôi cảm thấy ê chề khi bắt gặp những ánh mắt xót xa của những người dân trông theo từ hai bên đường. Có một số như đã chuẩn bị sẵn, khi họ thấy chúng tôi đi qua họ bèn gồng gánh dắt díu nhau theo sau chúng tôi.
Đến cuối bờ sông bên này con sông Côn thì cả lính với dân không thể di chuyển được nữa. Chúng tôi bây giờ được tăng thêm một số lính Nghĩa Quân, Địa Phương Quân, Cảnh Sát, Cảnh Sát Dã Chiến, Nhảy Toán v.v...
Có người nào đó kêu gọi những ai không bị thương nặng tập họp lại. Tôi và một nhóm lính tráng đủ loại đi qua hướng vừa kêu. Đến nơi, chúng tôi cùng đồng ý mở đường máu, theo đường làng, song song với tỉnh lộ số 4 về Đại Lộc.
Hai chiếc ghe chở hai nhóm chúng tôi qua sông trước làm đầu cầu cho dân chúng và những người bị thương qua sau. Nhờ vào sự kháng cự khá yếu ớt, chúng tôi qua sông với chỉ hai ba người bị xây xát.
Qua được rồi, chúng tôi ra dấu cho mọi người theo. Lợi dụng sự thối lui của cộng quân, chúng tôi quyết định chọn lối đánh thần tốc bằng cách vừa đánh vừa chạy với hy vọng thu ngắn được quãng đường trước khi trởi tối, cũng như trước khi địch quân có cơ hội tái phối trí.
Một điều chúng tôi không ngờ tới, với cách đánh này, con số thương vong bị loại khỏi vòng chiến rất cao. Chúng tôi xông qua được một thôn, đến thôn kế tiếp phải vượt qua một cánh đồng. Khi vừa sắp tới đầu thôn thì bên kia cộng quân đã dàn sẵn bắn ra sối xả. Không cách nào tiến thêm được, chúng tôi đành rẽ trái ra lộ, băng ruộng nhắm vào bìa núi. Tuyến phòng thủ Tây bắc cuả hậu cứ TĐ 79 BĐQ nhin ra từ văn phòng đại đội 1. Hình chụp năm 1973:
Trên cánh đồng, dân có lính có, dắt díu nhau chạy tuôn vô núi. Trên con lộ, cộng quân không buồn dấu diếm, đi thản nhiên xả đạn vào trong đám đông.
o O o
Sau khi vào hẳn bên trong cho đến khi những tiếng súng bắn đuổi theo nhỏ dần thì tôi bắt đầu chậm lại. Đến một chỗ khá an toàn tôi bèn nhìn quanh xem thử mình ở nơi đâu. Trong khi đang loay hoay định hướng hình dung vị trí của mình trên cái bản đồ, tôi nhớ mang máng trong đầu thì tôi gặp thằng Kiệt, thuộc nhóm Nhảy Toán, và thêm một vài người lính khác nữa cũng vừa trờ tới.
Trên đường vào núi, chúng tôi băng qua một lớp dây cáp điện thoại. Thằng Kiệt và tôi cùng đồng ý là đám Việt Cộng có thể sẽ đóng quân dọc theo bìa núi. Để cho an toàn, tôi đề nghị nên di chuyển theo sườn núi cách khoảng một ký-lô mét song song với bìa rừng. Nếu xuông xẻ, tôi nhẩm tính trong đầu là khoảng 3 ngày thì chúng tôi sẽ đến được Hà Nha.
Để tránh bị phát giác, chúng tôi cứ dọ dẫm đi theo triền núi nên rất chậm chạp. Mãi đến chiều, xa xa tiếng nước suối chảy nghe róc rách. Càng tới gần hơn thì chúng tôi nghe có tiếng người nói chuyện líu lo. Đến gần nhìn xuống con suối tôi thấy toát mồ hôi hột. Dưới suối, một đám con trai con gái súng ống đầy mình đang giặt giũ tắm rửa ồn ào.
Đi thêm nữa thì không được. Mà lùi lại thì cũng không xong. Chì cần một tiếng động mạnh thì cả đám sẽ bị tiêu tùng. Chúng tôi bèn tìm chổ ẩn nấp chờ trời tối để vượt qua con suối.
Tôi và thằng Kiệt kêu khổ im lặng ngồi dấu mình trong bụi cây. Trời nóng hừng hực, quần áo nhớp nhúa dơ bẩn làm người ngợm ngứa ngáy khó chịu. Những con muỗi, con nhặng cứ đua nhau vung vít bay qua bay lại không cho chúng tôi được yên thân. Chốc chốc, một con gió nhẹ thổi qua làm cho những lá cây xao động tạo thành những âm thanh rù rì trong cái tĩnh mịch của núi rừng.
Đột nhiên trong tiếng xào xạc của lá cây, có những âm thanh là lạ xen vào. Tôi cố lắng nghe để tâm phân tích đoán thử cái gì có thể tạo ra những âm thanh mới lạ thì tim tôi chợt thắt lại khi nhận ra đó là tiếng động của những bước chân đang từ từ tiến gần về hướng nơi chúng tôi đang trú ẩn.
Thằng Kiệt cũng đang nhận ra điều đó nên nó khẽ huých nhẹ vào tôi rồi đưa mắt ra dấu về hướng của những tiếng chân đang tiến dần tới. Tôi nhủ thầm, không lẽ bọn chúng đã khám phá ra chúng tôi? Hay là bọn họ đang tuần tiễu? Thời gian như ngừng hẳn lại. Mồ hôi trán tôi rịn ra. Hồi hộp, tôi chậm chạp đưa ngón tay trỏ vào trong lòng cò súng của khẩu Colt.45, một khẩu súng duy nhất tôi còn mang theo với vỏn vẹn một băng đạn.
Tiếng động của những bước chân tiến lại gần hơn. Chúng tôi chong mắt nhìn qua bụi cây xem thử ai đó đến gần. Cứ mỗi một tiếng bước chân nghe càng rõ hơn thì nhịp đập của tim tôi lại càng thêm dồn dập. Khi bóng dáng họ hiện dần sau những lùm cây, tôi thấy tất cả đều mặc quân phục. Tôi nhận ra có một vài đứa thuộc Đại Đội 3 và có cả thằng Sơn trong nhóm.
Đến đây thì tôi mới thở dài nhẹ nhõm. Vừa mừng mà cũng vừa lo. Mừng vì tưởng gặp cái họa nhưng không phải. Lo vì ngại đám Việt Cộng ở dưới suối nhận ra bởi vì mấy vị này đi đứng có vẻ hiên ngang lắm. Chờ cho bọn họ đến khá gần tôi mới lộ mặt đưa tay ra dấu bảo tất cả im lặng.
Thằng Sơn kịp nhận ra tôi nên nó có vẻ mừng rỡ rón rén chui vào bụi ngồi cạnh tôi. Mấy đứa còn lại cũng bắt chước nó làm theo.
Dưới khe suối, đám Việt Cộng vẫn tiếp tục tắm rửa và giặt giũ. Họ to tiếng và nói chuyện rất ồn ào. Tồi nhận thấy giọng nói Miền Bắc của họ có vẻ lanh lảnh và the thé, chứ không ấm áp và đài các như những người có giọng Bắc mà tôi biết. Tôi nghĩ chắc mấy người này là người Thượng vì giọng nói của họ không giống như giọng nói của những người ở thành phố. Giọng miền Bắc của họ nghe không được êm ái và văn minh. Một giọng nói mang những âm hưởng của người miền núi với những âm thanh chát chúa. Trong tình trạng thập tử nhứt sinh như lúc này, những âm vang của họ còn nghe như những tru tréo vọng về từ cõi âm.
Ngồi chờ hoài cũng sốt ruột nên một thằng trong nhóm bèn có ý kiến:
- Tao có cách để tụi mình qua suối được.
- Bằng cách nào? Một thằng khác thầm thì hỏi lại.
- Lấy một nắm gạo xấy liệng vô trong núi. Vài cái vai rung rinh với những tiếng cười khúc khích. Có một thằng ngây thơ thắc mắc:
- Liệng gạo sấy vô núi thì làm sao mình qua được?
Thằng bên cạnh vẫn còn cười giải thích:
- Mục đích tụi nó từ Bắc vô Nam là để kiếm cơm. Liệng mấy hột gạo qua bên đó thì tụi nó sẽ giành nhau lượm. Lúc đó thì mình cứ đi qua chớ tụi nó có còn thấy gì khác đâu.
Gìờ vỡ lẽ ra nó mới che miệng cười.
o O o
Sau một vài lần chạm trán với địch quân trong vài ngày sau đó. Cuối cùng chúng tôi cũng thoát được về tới Hà Nha.
Sau khi biết chắc Hà Nha là vùng kiểm soát của phe ta. Chúng tôi bèn lần mò trở ra con lộ. Đến nơi, ngay bìa làng, cạnh con lộ, một văn phòng của Liên Đoàn 14 BĐQ, với vài người lính của BCH Liên Đoàn, được thiết lập trong một quán cóc. Kế đó, một chiếc xe Jeep và một xe Hồng Thập Tự.
Thấy chúng tôi xuất hiện, họ mừng rỡ̉ dìu chúng tôi ngồi vào ghế rồi mang ra những ly sữa nóng cùng một tô mì gói. Hỏi ra thì được biết họ ở đây để đón những ai thoát về từ Thường Đức. Bụng bị đói meo từ hơn mấy ngày qua, nay uống được ly sữa nóng cộng với tô mì gói rồi làm thêm một điếu Ruby, đến đây, tôi mới cảm được mình thực sự đã rời xa cỏi chết.
No ấm rồi, tinh thần tôi từ từ dịu xuống. Đảo mắt nhìn quanh, tôi chợt thấy nơi đây thật thanh bình. Ngoài những mẩu đối thoại trong quán, không một tiếng đạn đại bác, không một tiếng máy bay oanh kích, không một tiếng la hét chém giết. Vài tiếng súng nổ vang bắn ra từ đồi 52 gần đó. Khoảng năm bảy trăm thước về hướng Tây, Tây Bắc là rặng núi Đông Lâm chạy dài về hướng đông, nơi đây, cộng quân đang án binh chận đánh quân tiếp viện lên giải vây Chi Khu Thường Đức. Lúc này thì tôi mới ngợ rằng, thì ra đây là những tiếng súng vọng lên từ Hà Nha vào những ngày đầu cuộc chiến. Thế mà chúng tôi cứ hăm hở kháo nhau rằng đó là tiếng súng của quân tiếp viện đang đánh lên để hổ trợ chúng tôi.
Sau khi ăn xong, thấy quần áo của thằng Kiệt, tôi và một vài đứa khác máu me tùm lum nên họ đưa chúng tôi lên chiếc xe Hồng Thập Tự. Còn thằng Sơn và một vài đứa lành lặn khác thì ở lại với họ để về BCH Liên Đoàn nhập chung với Đại Đội 2 và Trung Đội 2 của Đại Đội 1. Hai đơn vị nầy được giữ lại đây để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn khi Tiểu Đoàn bị điều động từ Quảng Tín về để bảo vệ quận lỵ Thường Đức.
Trên đường đi về Tổng Y Viện Duy Tân ở Đà Nẵng, tôi thấy sinh hoạt hai bên đường có phần hối hả nhưng không có vẻ khẩn cấp lắm.
Xe chạy ngang qua nơi BCH Liên Đoàn 14, hiện giờ không còn một Tiểu đoàn nào dưới trướng, đang đóng trên Núi Đất ven con lộ. Từng dãy ăng-ten tua tủa chĩa lên trời. Xe lên người xuống tấp nập.
Đến khi tới gần Đại Lộc, tôi thấy người người đi đứng buôn bán rất là bình thường. Hình như họ không biết Cộng quân chỉ cách nơi đây chừng mươi cây số. Hay họ đã quá quen với không khí chiến tranh?
Trên đoạn đường từ Hà Nha về tới Đại Lộc, tôi chẳng thấy một sự kiện nào để chứng tỏ rằng đã có những toan tính tiếp viện hay giải vây Chi Khu Thường Đức. Tôi cũng không thấy lính Sư Đoàn 3 mang ba-lô súng đạn đi ra chiến trường. Có thể tôi nhầm, nhưng tôi cũng không thấy một đơn vị bạn nào di chuyển trên con tỉnh lộ số 4 về hướng Thường Đức từ Đại Lộc, hay ngược lại.
Có dịp tập họp lần tới, tôi sẽ đề nghị Tiểu Đoàn nêu ý kiến lên trên ghi công đặc biệt cho tiểu đoàn. Bởi vì hiếm khi có một đơn vị cấp Tiểu Đoàn, hơn một nửa Tiểu Đoàn thì đúng hơn, với một số vũ khí đạn dược hạn chế, mà được Quân Khu chỉ định cử ra chọi với hơn cả một sư đoàn của đối phương, với vũ khí hùng hậu dồi dào, mà lại chiến đấu đơn độc cho tới viên đạn cuối cùng, cho đến khi không còn đất dụng võ. Bao nhiêu tuyên dương, tôi thiết nghĩ, cũng chưa hẳn là vừa. Riêng tôi, tôi muốn lấy các Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng, để truy tặng mấy thằng đã chết, mấy thằng bị thương bị bỏ lại, và những thằng còn vất vưởng đâu đó ở trong rừng.
o O o
Sau khi được băng bó xong tôi bèn “dọt” qua Non Nước, Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân Quân Đoàn 1 Quân Khu 1, để gặp Thiếu Úy Lục và Trung Sĩ Việt bây giờ đang tạm thời làm việc như một BCH Tiểu Đoàn dã chiến. Th/U Lục trước đây là Đại Đội Phó Đại Đội 1 nhưng bây giờ là Sĩ Quan Phát Ngân của Tiểu Đoàn. Còn thằng Việt là bạn thân với tôi. Trước đây nó là Thư Ký Đại Đội và bây giờ theo Th/U Lục đi phát lương.
Gặp nhau, thằng Việt mừng hoen nước mắt. Hàn huyên một chập, tôi bèn kể về câu chuyện của thằng Sơn. Tôi đề nghị với thằng Việt nên làm đơn kể về công lao của nó rồi xin nó được ân xá phục hồi binh nghiệp cho nó. Nếu được, xin nó chuyển thành quân nhân thực thụ của TĐ79/BĐQ. Thằng Việt nghĩ nó đang ở ngay tại BCH Quân Khu nên nó có thể dàn xếp được.
Cầm giấy phép 29 ngày tái khám trong tay, tôi bèn dọt về quê thăm nhà. Nghỉ chưa hết 2 tuần thì tôi đã bắt đầu chán ngán nếp sống sinh hoạt của thành phố. Tôi cũng dần dà bớt thiện cảm với những người bạn ngoài đời. Tôi thấy tôi không còn thích hợp với thành phố. Tôi bèn về trình diện Tiểu Đoàn, lúc này đang bổ túc tại Dục Mỹ. Đến nơi, trừ Đại Đội 2, còn bao nhiêu đều là lính mới.
Không ai biết thằng Sơn lưu lạc nơi đâu. Có tin, BCH Liên Đoàn trả nó lại cho An Ninh Quân Đội. Có tin, nó được phục hồi thành lính Biệt Động và bổ sung về Tiểu Đoàn 78 Biệt Động Quân.
o O o
Từ đó, tôi không còn gặp thằng Sơn nữa. Hôm nay, viết lại những nghĩa cử anh hùng xưa. Có người còn sống và cũng lắm người đã chết. Họ tình nguyện chiến đấu và chấp nhận sự hy sinh. Đây là bổn phận của người lính. Còn thằng Sơn, nó là Lao Công Đào Binh, không ai bắt nó phải “quýnh” nhau nhưng nó vẫn nhập cuộc một cách hoan hỉ. Vì vậy, bài viết đầu tiên tôi dành sự trang trọng này cho nó.
Viết cho mày đó Sơn.

Friday, October 11, 2013

Welcome to Australia



Warmerly Welcome to Australia
Chỉ sợ các bác chê Miệt Dưới nhà quê hổng muốn ghé chơi thôi!!
Hình như mấy bác, anh em Mr. Obama khi nào lên máy bay thì mới chắc ăn là có đi, chứ còn dự tính thì hổng sure....chưa biết chừng nào mới GO??

Xuống Miệt Dưới, dân quê chúng em gợi ý như thế này:
Đi vào tháng 9 đến đầu tháng 12 thì trời mùa Xuân beautifull nắng đẹp, hổng nóng
Hoặc tháng 3 đến đầu tháng 5 thì good, chuẩn bị zô mùa đông

Sau tháng 12 thì very hot như Texas & Las Vegas, Arizona
Từ tháng 5 trở đi là mùa đông và có mưa and Windy, lạnh guýu chim (not very nice)

Các bác Book vé may bay theo tour:
-1st From: USA đáp Melbourne chơi vài ngày (Melbourne thành phố lớn thứ II của Úc và có đông dân Mít thứ II luôn và VNAF ở đây cũng một ổ, có khoảng 80,000 dân Mít sống ở tiểu bang này, nhưng diện tích toàn tiểu bang thì nhỏ, nhất trong đất liền).
Melbourne là thành phố kỹ nghệ và thương mại, có các khu chợ Việt Nam như bên USA, nhưng không đẹp bằng bên Mỹ, phố Việt ở Melbourne giống như ở Paris bên Pháp.

-2nd tour: Melbourne to Adelaide bay 1 tiếng 45'. Chơi ở Adelaide vài ngày là đủ. Thành phố Adelaide là thủ phủ của tiểu bang Nam Úc, tiểu bang này rộng gấp 2 lần tiểu bang Cali.
Adelaide city có chiều dài khoảng 80 cây số, ngang khoảng 50 km giống như 1 thung lũng, một mặt là biển, một mặt là núi ngoạn mục.
(Adelaide là thành phố rộng, thoáng có khoảng 20,000 dân Mít ở đây, dân tình sống hiền hoà và êm đềm, thắng cảnh không có nhiều, chỉ có biển và núi, là vùng sản xuất rượu vang lớn nhất nước Úc, uống rượu đỏ thoải mái, nho, cam, quít, táo, dâu ăn đổ ghèn)

-3rd tour: Adelaide bay qua Perth khoảng 4 tiếng 45'. Ngồi máy bay ê mông. Perth là thành phố New Model, mới, thoáng, sạch và đẹp lớn gấp đôi Adelaide, cũng có nhiều thắng cảnh, có khoảng 20,000 dân Mít ở đây. Perth biệt lập và rất xa các tiểu bang khác.

-4th: Perth bay qua Brisbane khoảng hơn 5 tiếng bay. Brisbane là thủ phủ của tiểu bang Queensland vùng đất nữ hoàng. Brisbane là thành phố du lịch lớn thứ 3 của Úc, nhiều thắng cảnh, có sông ngòi lớn và khí hậu ôn hoà, nắng đẹp quanh năm, cây cối xanh mát, có khoảng 25,000 dân Mít ở đây.
Phía trên Brisbane có biển Sunsine Coast rất đẹp. Ngay kế bên dưới Brisbane có thành phố biển khá đẹp như Miami của Mỹ, cũng có các trung tâm giải trí như Disney Land, Sea World ..vv..nhưng nhỏ hơn của Mỹ. Chơi ở Brisbane vài ngày

5th: -Brisbane bay xuống Sydney khoảng 2 tiếng. Chơi ở Sydney vài ngày. Sydney là thủ phủ của tiểu bang New South Wales, là thành phố lớn nhất của Úc. Sydney được dân Úc coi như là New York, có khoảng 120,000 dân Mít ở thành phố này, cũng có các khu phố thương mại Việt Nam biệt lập, đông hơn Melbourne.
Sydney có nhiều thắng cảnh, nhưng cần phải có bạn bè chở đi thăm quan, ra khỏi thành phố, thì mới biết nhiều...
Sydney lái xe xuống thủ đô Canberra khoảng hơn 2 tiếng, thăm quan quốc hội Úc, các toà đại sứ, mỗi toà đại sứ có một kiểu kiến trúc theo văn hóa riêng của nước đó, có ổ đại sứ của tụi VẸM ở đây, thăm các cơ quan chính phủ và viện bảo tàng quân đội, có làng Việt Cộng trong bảo tàng và có chiếc UH-1H Gunship automatic acting. Thăm Canberra 1 ngày, rồi lộn lại Sydney, sau đó tếch về Mỹ là biết đủ nước Úc rồi.

Còn 2 thành phố nữa khá xa là Darwin Northern Territory chỉ đi câu cá sấu, hái chôm chôm, soài, sầu riêng, mít, mãng cầu mênh mông, bạt ngàn.
Darwin có khoảng hơn 1,000 dân Mít làm farm ở đây, chuyên trồng các loại cây ăn trái như VN.  Khí hậu very hot y chang Miền Tây nhà bác.

-Hobart city là thủ phủ của tiểu bang hải đảo Tasmania, chỉ đi ngắm cảnh và câu cá, có khoảng vài chục dân Mít ở đây. Thành phố khá đẹp nhưng lạnh quanh năm, xa đất liên, như Hawai

Nếu bay băng ngang nước Úc từ Perth qua Brisbne khoảng hơn 6 tiếng.
Từ Melbourne lên Darwin khoảng 7 tiếng. Từ Darwin về Sàigòn hơn 3 tiếng

Các bác coi bản đồ để biết nước Úc - Dùng GPS ngon hơn Pitot & Compass của Ú Tạch Tạch

Nước Úc có diện tích khá lớn, đứng vào hàng thứ 5 thế giới
Diện tích nước Mỹ 10 -Dân số gần 400 triệu
Diện tích nước Úc 8    - Dân số có hơn 21 triệu
Bà nào muốn đẻ thì xuống Úc đẻ. Chính phủ tặng cho mỗi bà, khi bành càng chui ra một baby chào đời là chính phủ tặng ngay $7,200 Úc Kim (No condition apply)

Các bác xuống Úc không bị thói xấu như Mỹ là: tiền Tip (No tips apply anywhere in Australia)
Do đó khi các bác xuống Úc không lo phải chi tiền TIPs, vì dân Úc rất lịch lãm không thèm TIPs

Nước Mỹ có thói xấu là đi chỗ nào cũng phải chi Tips....
Còn dân Úc chúng em (đíu cần tips của quí bác) nhớ đừng đem thói xấu Tips này xuống Úc nhé.

Dân Úc lãnh lương cao hơn Mỹ, hàng hóa đắt hơn Mỹ, nghèo hơn Mỹ, đóng thuế nhiều hơn Mỹ, nhưng được hưởng nhiều quyền lợi hơn Mỹ, nên không cần Tip là vậy. Hee!! Hee!! Gáy!!!

Cứ hỏi bác Nguyên cò 227 thì rõ, trước khi về hưu bác Có nhà ta thường bay xuống Úc công tác every year từ 1 tới 3 tháng

Chúc sức khoẻ, chờ ngày lên đường

See you soon

Miệt Dưới

THỊ TRẤN KHÂM ĐỨC



Còn đang mơ màng với cảnh rừng núi hoang vu hùng vĩ thì tấm bảng “Thị Trấn Khâm Đức” bỗng sừng sững ngay bên lề đường. Vợ chồng tôi rất vui sướng vì đây là một địa danh mà tôi rất mong muốn được đặt chân tới. Những năm trước đây tôi vẫn thường nói với bà xã về cái tên Khâm Đức này, nhưng lúc đó đâu có biết là nó xa xôi hẻo lánh và lại có một vị trí chiến lược quan trọng như thế này. Trong suốt mấy tiếng đồng hồ vừa qua, tôi cũng đã luôn miệng nhắc nhở tới nó. Lý do là vì vào khoảng đầu năm 1970, tôi đã được tham dự một cuộc hành quân trực thăng vận xuống thung lũng lịch sử này cùng với các chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6, Sư đoàn 2 Bộ Binh. Cho nên bây giờ, thực tình, tôi rất sung sướng hãnh diện về việc trước kia đã được đặt chân tới nơi đây, coi đó như là một biến cố lớn trong cuộc đời. Biết bao huynh trưởng lính chiến thứ thiệt, cuộc đời quân ngũ lâu dài gian khổ, với những chiến công oanh liệt hiển hách hơn tôi xa vời, nhưng thử hỏi dễ có mấy ai đã có cơ hội dẫn được ... em gái hậu phương thuở nào đến tận chỗ mình đổ quân ngày trước, lên đến tận đỉnh Trường Sơn, để cùng cô em thăm lại chiến trường ngày xưa. 
 –        Đây này, ngay chỗ này này, anh vừa phóng ra khỏi trực thăng thì một trái pháo rơi ở chỗ kia, anh phải nhào ngay xuống cái giao thông hào của Vi Xi đào sẵn nên mới toàn thây... VC vẫn còn đóng quân trên ngọn đồi kia kìa, khẩu đại liên từ đó nã đạn xuống đây ào ào, súng vẫn còn vang vọng chát chúa từ khu rừng trước mặt, bom nổ ầm ầm ngay sườn núi đó...

Tôi thì chỉ có thể cương với cô em đại khái như vậy, nói phét thêm là lộ tẩy ngay vì nàng đã biết quá rõ cuộc đời binh nghiệp làm... lính thành phố của tôi từ khuya rồi. Giá mà gặp phải quí vị nhỉ:

–        Anh cho Đại Đội 1 tràn lên hướng đó, Đại Đội 2 đánh bọc hướng này, còn anh thì dẫn Đại Đội Trinh Sát từ đây lao thẳng ngay tới mục tiêu, khóa họng khẩu đại liên luôn... Trung uý X bị thương tại sườn núi đó, Thiếu úy V gục chết tại chân đồi kia kìa...

Le lói và oai phong lẫm liệt biết chừng nào. 


Lúc đó Khâm Đức là một vùng rừng núi hoang vu, thâm sơn cùng cốc, nhưng ngày nay, nó đã được biến thành một thị trấn có phố xá và dân cư tụ về làm ăn buôn bán. Từ xa người ta đã nhìn thấy hai tòa khách sạn nhiều tầng, sơn phết lòe loẹt, nổi bật lên trên nền xanh của rừng núi mênh mông bao la. Đây là một trong ba thị trấn trên đường HCM, hai thị trấn kia là Hiên (P’rao) và A Lưới. 



Khâm Đức có được một số dân cư như hiện nay, vì nó là một địa danh nổi tiếng trong chiến tranh nên đã thu hút nhiều du khách ngoại quốc. Nhưng lý do chính có lẽ vì nó là một nơi duy nhất trên suốt chiều dài con đường HCM, từ Đắc Tô đến A Tép, cả hơn năm, sáu trăm cây số đường rừng, toàn là núi non hiểm trở và dốc đứng, đây là một nơi duy nhất có được một mặt bằng khá rộng. Nhờ có mặt bằng này mà người ta có thể kiến thiết các phương tiện để du khách dừng chân nghỉ ngơi trong một chuyến du lịch đường dài mệt nhọc. 

 Như nhiều người đã biết, Khâm Đức là một thung lũng hẹp, bề ngang khoảng hơn 1 cây số, bề dài khoảng 3 cây số. Vì cũng là một trong các cái chốt quan trọng án ngữ đường tiến của quân đội Bắc việt trên đường mòn HCM, nên ngay từ thời Đệ nhất cộng hòa, Khâm Đức đã được đặc biệt lưu tâm. Một sân bay dành cho phi cơ vận tải C123 đã dược xây dựng để duy trì thường xuyên một trại Lực lượng Đặc biệt tại đây. Khâm Đức lúc đó cũng là chỗ tập trung cải huấn dành cho các cậu cao bồi du đãng bị bắt tại Sài Gòn. Sau cuộc đảo chánh 1963, khi làm chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh cũng đã biệt giam bốn tướng “trung lập” Kim, Đôn, Xuân, Đính tại đây. Khi quân đội Mỹ ồ ạt đổ vào Việt Nam, Khâm Đức cũng đã được Lực lượng Mũ xanh Hoa Kỳ sử dụng như một tiền đồn chủ yếu, sân bay được nới rộng cho C130 lên xuống. Tuy vậy, vì là một thung lũng quá nhỏ hẹp, nên sân bay rất dễ bị địch pháo kích, phi trường chỉ được sử dụng trong các trường hợp tối cần thiết, riêng các phi vụ chuyển thư hay tiếp tế hàng ngày thì phi cơ thường chỉ lướt sát phi đạo để bung hàng hóa ra rồi vọt lên ngay chứ ít khi dám đậu lại để xuống hàng.

 Nhưng chỉ ít năm sau đó, dưới áp lực quá nặng của địch, Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ cũng phải rút khỏi Khâm Đức.

Khâm Đức giữ một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng như vậy, nhưng cũng giống như vùng A Sau, A Lưới, vì nằm qúa xa, ngoài tầm yểm trợ của pháo binh, vào mùa mưa thì sương mù dầy đặc, không quân cũng không thể tiếp cứu hữu hiệu được. Cho nên các địa điểm này, tuy là những vị trí chiến lược vô cùng quan trọng để án ngữ đường xâm nhập của Bắc quân trên đường HCM, nhưng ngay cả khi quân lực Mỹ còn trực tiếp tham chiến, các cứ điểm này cũng đã đều bị bỏ ngỏ.

Riêng với Thành Mỹ (Thường Đức), đó là một địa điển duy nhất án ngữ trên đường HCM, nhưng có thể được yểm trợ bằng pháo binh từ các cứ điểm chung quanh như Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn…


Vũ Linh Châu.






















LLĐB KHÂM ĐỨC (A-105)

Vũ đình Hiếu


Trại Lực Lượng Đặc Biệt Khâm Đức (A-105) nằm về hướng tây tỉnh Quảng Tín. Trong mùa Xuân năm 1968, nó là căn cứ biên phòng duy nhất còn đứng vững trong vùng I chiến thuật. Đơn vị nhận lãnh trách nhiệm yểm trợ, tiếp ứng cho trại LLĐB Khâm Đức được trao cho sư đoàn 23 (Americal) Bộ Binh Hoa Kỳ đóng trong căn cứ Chu Lai nơi bờ biển.
Liên đoàn 1 LLĐB/HK đến Việt Nam trong tháng Chín năm 1963, đưa một toán A/LLĐB đến thám sát khu vực và cho rằng, Khâm Đức đã có sẵn một phi đạo cũ, là một điạ điểm lý tưởng để theo dõi, bảo vệ đường biên giới Việt-Lào. Trại LLĐB Khâm Đức được xây dựng trong một thung lũng, trên một khu đất phẳng, với cỏ tranh, xung quanh là rừng núi âm u, dường như không có người bén mảng đến. Ngôi làng nhỏ duy nhất trong khu vực nằm bên kia phi đạo, là nơi ăn ở, sinh sống, vợ con đơn vị dân sự chiến đấu, được tuyển mộ phòng thủ căn cứ.
Về hướng tây trại LLĐB là rặng núi Ngok Peng Bum, phiá đông là rặng Ngok Pe Xar. Từ trên núi có nhiều thác, nước chẩy rất mạnh xuống suối chia đôi mầu xanh thẫm của rừng núi. Giòng sông Dak Mi, chẩy ngang qua, khu vực trại LLĐB khoảng một dặm, dưới bóng mát rặng núi Ngok Pe Xar. Dọc theo dòng sông Dak Mi khoảng năm dặm về hướng nam có một căn cứ hành quân tiền phương Ngok Tavak. tại đây có 113 dân sự chiến đấu thuộc đại đội 11 xung kích, tiếp ứng Mike Force cùng với 8 quân nhân LLĐB Việt-Mỹ và ba cố vấn LLĐB (SAS) Úc Đại Lợi trấn đóng. Vì căn cứ Ngok Tavak nằm ngoài tầm yểm trợ của pháo binh bạn, nên được tăng cường một trung đội 33 quân nhân Pháo Binh TQLC/HK, thuộc pháo đội D, tiểu đoàn 2, trung đoàn 12 TQLC với hai khẩu đại bác 105 ly.
Đại úy Christopher J. Silva chỉ huy toán A-105 LLĐB/HK đáp trực thăng vào căn cứ Ngok Tavak ngày 9 tháng Năm 1968 để xem xét lại việc phòng thủ, vì ông ta đã được biết quân đội Bắc Việt đưa thêm quân vào trong khu vực trại LLĐB Khâm Đức. Vấn đề này làm đại úy Silva lo ngại, một trận tấn công sắp xẩy ra. Hôm đó thời tiết xấu, trực thăng không vào đưa ông ta trở về trại LLĐB Khâm Đức. Tiếp theo là một trung đội dân sự chiến đấu từ Khâm Đức, đi tuần bị phục kích cũng chạy đến căn cứ Ngok Tavak. Sau này mới biết trung đội này đã bị địch quân gài người vào làm nội tuyến.
Khoảng 3 giờ 15 phút sáng ngày 10 tháng Năm, quân đội Bắc Việt mở trận tấn công căn cứ Ngok Tavak. Căn cứ bị pháo kích bằng súng cối và đại bác không dật, bắn thẳng từ những sườn núi bao quanh căn cứ. Khi địch quân bắt đầu tấn công bằng bộ binh, các dân sự chiến đấu từ trại LLĐB Khâm Đức, bỏ phòng tuyến chạy vào bên trong la lớn “Đừng bắn. Quân bạn”, rồi bất ngờ ném lựu đạn vào ụ súng đại bác 105 ly.
Bị vố bất ngờ, quân trú phòng bị tổn thất nhưng giết tất cả mấy tên nội tuyến. Quân đội Bắc Việt được lợi thế, từ trên các sườn đồi bắn đại liên xuống làm cho đơn vị xung kích Mike Force không ngóc đầu lên bắn trả được. Địch quân xử dụng súng phun lửa đốt kho chứa đạn làm cháy sáng cả đêm. Binh sĩ LLĐB/HK Harold M. Swicegood và trung đội trưởng TQLC/HK, thiếu úy Adams bị thương nặng được đưa vào hầm chỉ huy (trung tâm hành quân) của căn cứ. Đúng lúc đó y tá Blomgren chạy vào báo cáo nhân viên trong khẩu đội súng cối đã bỏ vị trí. Đại úy Silva chạy ra xử dụng khẩu súng cối 4,2 ly, sau đó bị thương. Khoảng 5 giờ sáng, trung sĩ Glen Miller chạy ra ụ súng đại bác 105 ly, bị trúng đạn vào đầu chết ngay tức khắc.
Quân đội Bắc Việt chọc thủng phòng tuyến hướng đông căn cứ Ngok Tavak, di chuyển các khẩu đại liên vào sát hàng rào phòng thủ. Trong tình thế cấp bách, căn cứ yêu cầu phi cơ “Hỏa Long” AC-47 tác xạ xung quanh tuyến phòng thủ căn cứ và ụ súng đại bác, mặc dầu có thể còn quân bạn, chỉ bị thương chưa ra khỏi ụ súng đại bác. Cuộc tấn công của địch khựng lại, hai bên chỉ nằm thủ, ném lựu đạn qua lại cho đến sáng.
Khi trời bắt đầu sáng, hai sĩ quan cố vấn LLĐB Úc Đại Lợi, Cameron, Lucas, có thêm Blomgren, chỉ huy dân sự chiến đấu (Mike Force) phản công đẩy lui địch quân ra khỏi căn cứ, chiếm lại khẩu đại bác 105 ly. Pháo binh TQLC Hoa Kỳ bắn hết chín qủa đạn còn lại rồi phá hủy khẩu súng. Sau đó trực thăng tản thương được các trực thăng võ trang yểm trợ bay đến căn cứ di tản các thương binh, trong đó có đại úy Silva và Swicegood.
Một lực lượng xung kích tiếp ứng Mike Force, khoảng 45 người thuộc đại đội 12 Mike Force do đại úy Eugene E. Makowski chỉ huy được hai trực thăng CH-46 (giống như CH-47 Chinook) của TQLC/HK đưa vào căn cứ Ngok Tavak thay thế số quân nhân bị chết và bị thương. Một chiếc trực thăng bị trúng đạn nơi ống dẫn xăng, phải đáp xuống, chiếc thứ hai trúng hỏa tiễn nổ tung, rơi trên bãi đáp. Những quân nhân bị thương còn sót lại được một trực thăng chỉ huy đang bao vùng đáp xuống căn cứ, di tản.
Binh sĩ lực lượng xung kích, xuống tinh thần, kiệt sức, đạn dược, nước uống cũng đã gần cạn, trong khi địch quân vẫn tiếp tục pháo kích bằng súng cối vào căn cứ. Cấp chỉ huy trong căn cứ yêu cầu được rút lui (di tản), nhưng được trả lời “Giữ vững phòng tuyến... Quân tiếp viện đang trên đường đến căn cứ”. Đến giữa trưa vẫn không thấy quân tiếp viện đến... Nếu tình trạng kéo dài đến tối, địch quân sẽ tràn ngập căn cứ. Một tiếng đồng hồ trôi qua, cấp chỉ huy trong căn cứ quyết định rút bỏ tiền đồn Ngok Tavak.
Thomas Perry, một y tá LLĐB, được đưa đến căn cứ lúc 5 giờ 30 phút sáng để chăm sóc thương binh. Anh ta vừa lo cho người bị thương vừa ra trám vào tuyến phòng thủ khi lệnh “rút bỏ căn cứ” được thông báo. Khi những quân nhân sống sót bắt đầu bỏ vị trí chiến đấu, di chuyển ra khỏi căn cứ, Perry được nhìn thấy lần cuối cùng bởi trung sĩ Cordell J. Matheney Jr. đứng cách Perry khoảng 20 thước. Lúc đó đại úy LLĐB Úc Đại Lợi John White đang cho quân tập họp một hàng dọc bên lớp hàng rào phòng thủ tuyến ngoài. Như vậy có thể tin là Perry sẽ nhập vào đoạn cuối đoàn quân triệt thoái.
Trước khi rút lui, quân trú phòng vội vã gom tất cả vũ khí, quân dụng nặng không mang theo được, bỏ vào hầm chỉ huy rồi đốt bỏ. Chiếc trực thăng bị trúng đạn nơi ống dẫn xăng không bay được, cũng được phá hủy bằng hỏa tiễn M-72. Xác chết trung sĩ Miller cũng phải bỏ lại.
Sau khi đoàn quân đi được khoảng một cây số, họ mới biết được không có Perry. Một toán mười một quân nhân thuộc pháo đội D được lệnh quay trở lại tìm Perry và Miller (đã chết). Toán quân mười một người này về đến chu vi phòng thủ căn cứ, bị địch tấn công, không một người trở lại, xác của họ cũng biến mất cùng với Perry và Miller. Họ gồm có: binh nhất Thomas Blackman, hạ sĩ Joseph Cook, binh nhất Paul Czerwonka, hạ sĩ Thomas Fritsch, binh nhất Harry Hempel, hạ sĩ Raymond Heyne, hạ sĩ nhất Gerald King, binh nhất Robert Lopez, binh nhất William McGonigle, hạ sĩ Donald Mitchell, và hạ sĩ James Sargent. Những người sống sót còn lại được trực thăng cứu trong một bãi đất trống khoảng giữa căn cứ Ngok Tavak và trại LLĐB Khâm Đức lúc 7 giờ tối ngày 10 tháng Năm 1968.
Trong khi tiền đồn Ngok Tavak bị tấn công, quân đội Bắc Việt đồng thời pháo kích bằng súng cối và đại bác không dật, bắt đầu từ lúc 2 giờ 45 phút sáng vào trại LLĐB Khâm Đức. Những đợt pháo kích kéo dài cả ngày. Sư đoàn Americal đã đưa lên tăng cường trại LLĐB một tiểu đoàn thuộc lữ đoàn Bộ Binh Nhẹ 196, thêm vào đó một đại đội xung kích tiếp ứng Mike Force, nhưng tình hình trại LLĐB đã trở nên bết, binh sĩ xuống tinh thần, và quân đội Bắc Việt càng ngày càng gia tăng áp lực. Quân tăng viện được đưa lên nhưng không thấy có hiệu qủa.
Trước các đợt pháo kích, nhiều binh sĩ dân sự chiến đấu sợ hãi, bỏ phòng tuyến, chạy vào bên trong các hầm trú ẩn. Họ không còn tuân theo lệnh cấp chỉ huy nữa. Hệ thống chỉ huy trại LLĐB gần như rối loạn sau khi đại úy Silva đi xuống tiền đồn Ngok Tavak rồi bị thương, được trực thăng di tản. Đến buổi tối, trực thăng Hoa Kỳ đưa một đơn vị xung kích khác (đại đội 137) từ trại LLĐB Hà Thanh lên hoán đổi cho hai đại đội 11 và 12. Hai đại đội Mike Force này được đưa về Đà Nẵng, và sau đó... (vô kỷ luật, hèn nhát...)
Trời mờ sáng ngày 12 tháng Năm, trung đoàn 1, sư đoàn 2 Bắc Việt bắt đầu xiết chặt vòng vây trại LLĐB Khâm Đức. Khoảng 4 giờ 15 phút đến 4 giờ 30 phút sáng, địch quân bắt đầu các tiền đồn xung quanh căn cứ. Tiền đồn 7 bị tấn công, tràn ngập nhanh chóng, các tiền đồn 1, 3, 5 được quân thuộc lữ đoàn 196 vào trấn đóng, cầm cự được đến 9 giờ 30 phút.
Tiền đồn 1 có binh nhất Harry Coen, binh nhất Andrew Craven, trung sĩ Joseph Simpson và hạ sĩ Julius Long thuộc đại đội E, tiểu đoàn 2. Tiền đồn này bị tấn công từ lúc 4 giờ 15 phút sáng, binh nhất Coen và hạ sĩ Long xử dụng khẩu đại bác không dật 106 ly bắn chận địch, sau đó bị trúng đạn súng B-40. Những quân nhân sống sót từ tiền đồn này chạy về báo cáo, hầm của họ bị bắn xập bằng đại bác không dật ngay từ lúc đầu.
Binh nhất Craven cùng với hai đồng đội rút khỏi tiền đồn lúc 8 giờ 30 phút. Khi ra khỏi chừng 50 thước họ nghe được tiếng nói địch quân đã tràn vào tiền đồn. Đến khoảng 11 giờ sáng, họ về gần đến tuyến phòng thủ của tiểu đoàn, đụng phải địch quân. Craven là người đi đầu nổ súng, địch quân bắn trả lại trúng Craven mấy viên vào ngực, ngã gục. Hai người còn lại không đủ thì giờ lấy xác bạn, bỏ chạy. Lần cuối cùng họ trông thấy Craven, gục ngã trong vị thế nằm ngửa gần chu vị trại LLĐB.
Trong tiền đồn 2 có trung úy Frederick Ransbottom, hạ sĩ Maurice Moore, binh nhất Roy Williams, binh nhất Danny Widner, binh nhất William Skivington, binh nhất Imlay Widdison, binh nhất Lloyd và hạ sĩ nhất John Stuller. Những quân nhân sống sót trở về kể lại, có lẽ binh nhất Widdison và hạ sĩ nhất Stuller đã tử trận, tuy nhiên điều này không được kiểm chứng chứng xác.
Chỉ có tin tức về trung úy Ransbottom, hạ sĩ Moore, binh nhất Lloyd, và binh nhất Skivington. Trung úy Ransbottom liên lạc trên vô tuyến với binh nhất Widner, binh nhất Williams đang thủ trong căn hầm thứ ba, nói rằng, ông ta bắn gục mấy tên định xung phong vào căn hầm của ông ta.
Hạ sĩ Juan Jimenez, một khinh binh trong đại đội A, bị thương nặng ở lưng trong tuyến phòng thủ vì đạn súng cối. Anh ta được báo cáo tử trận bởi y sĩ tiểu đoàn vào lúc sáng sớm hôm 12 tháng Năm, sau đó được đem ra bãi trực thăng chờ di tản. Tuy nhiên vì bãi đáp nhỏ hẹp, nên chỉ ưu tiên cho những quân nhân bị thương nặng và xác của Jimenez bị bỏ quên...
Đến trưa, quân Bắc Việt mở đợt tấn công lớn vào căn cứ chính trại LLĐB. Đợt tấn công của địch bị chận lại bởi các phi tuần thả bom Napalm, và bom chống biển người (cluster) ngay trên lớp hàng rào phòng thủ cuối cùng của căn cứ. Sau đó, bộ tư lệnh sư đoàn Americal quyết định di tản trại LLĐB Khâm Đức ngay tức khắc.
Ngay khi lệnh di tản vừa được ban ra, tình hình trong căn cứ rất phức tạp, gần như hỗn loạn. (Bộ Binh, LLĐB, Dân Sự Chiến Đấu, Mike Force, vợ con dân sự chiến đấu). Chiếc trực thăng đầu tiên bay vào căn cứ trúng hỏa tiễn, nổ tung trên phi đạo làm binh sĩ công binh thuộc đại đội A, tiểu đoàn 70 công binh phải dùng xe ủi đất để khai thông phi đạo cho phi cơ đáp xuống. Thêm tám phi cơ đủ loại bị bắn rơi trong cuộc di tản.
Binh nhất Richard E. Sands thuộc đại đội A, tiểu đoàn 2, lữ đoàn 196 Bộ Binh Nhẹ, được trực thăng Chinook CH-47 vào “bốc”. Chiếc trực thăng mang số (67-18475) lúc bay lên cao khoảng 1500, 1600 bộ (feet) bị trúng nhiều đạn đại liên 50. Sand ngồi gần xạ thủ đại liên nơi cửa bị trúng một viên vào đầu. Chiếc trực thăng bị hư hại, bốc cháy và phải đáp xuống khẩn cấp trong rừng. Trong lúc mọi người vội vã chạy ra khỏi chiếc trực thăng đang bốc cháy, bốn người và một y tá xác nhận Sands đã chết ngay tức khắc khi bị trúng viên đạn đại liên vào đầu. Xác của binh nhất Sands bị bỏ lại trong chiếc trực thăng đang bốc cháy, xắp nổ tung. Những người sống sót được một trực thăng khác đến cứu.
Vấn đề di tản gặp rất nhiều khó khăn, quân đội Bắc Việt đem súng phòng không vào bố trí trong các tiền đồn đã chiếm được. Khó chỉ huy binh sĩ dân sự chiến đấu (họ là người Thượng, chỉ nghe lệnh của “cấp chỉ huy” của họ. Một đại đội dân sự chiến đấu bị ép buộc bằng vũ khí ra nằm nơi giao thông hào vì sợ họ chạy vào gây hỗn loạn trên phi đạo.
Theo chương trình di tản, đại đội A, tiểu đoàn 1/46 được đi trước. Binh sĩ Bộ Binh xố đẩy thường dân, vợ con binh sĩ dân sự chiến đấu qua một bên để lên máy bay C-130. Nhiều binh sĩ khác cũng thuộc sư đoàn Americal cũng tràn lên. Điều này làm quân nhân LLĐB nổi nóng nhưng cũng chẳng làm được gì.
Phi hành đoàn trên chiếc C-130 mang số (60-0297) của Không Lực Hoa Kỳ gồm có: phi công trưởng, thiếu tá Bernard Bucher, trung sĩ cơ khí Frank Hepler, thiếu tá John McElroy phi hành (navigator), trung úy Steven Moreland phi công phụ, George Long vận chuyển, đại úy Warren Orr hành khách đi theo và một số thường dân đồng bào Thượng, vợ con binh sĩ dân sự chiến đấu.
Khi cất cánh chiếc máy bay bị trúng nhiều đạn phòng không. Máy bay quan sát (FAC) đang bao vùng báo cáo, chiếc C-130 nổ tung trên bầu trời, rơi xuống như qủa cầu lửa cách trại LLĐB khỏang một dặm. Tất cả mọi người trên chiếc phi cơ trúng đạn, kể cả phi hành đoàn đều tử nạn. Chiếc máy bay bị thiêu rụi nhanh chóng, không thâu hồi được tử thi.
Đại úy Orr là hành khách đi theo máy bay, quân đội Hoa Kỳ không xác nhận chắc chắn về ông ta. Có người kể lại trông thấy đại úy Orr nơi đuôi phi cơ, giúp đỡ thường dân lên máy bay. Một thường dân Việt Nam cho biết ông ta có trên máy bay, người này nhận diện đúng tấm ảnh của vị đại úy xấu số. Vấn đề tiếp cứu, thâu hồi tử thi nạn nhân đi trên chiếc máy bay, lúc đó không thể thực hiện được vì địch quân vẫn tiếp tục pháo kích vào trại LLĐB và phi đạo.
Sau khi lệnh di tản được ban ra, hạ sĩ Julius Long đang cùng với Coen và Simpson. Cả ba đều bị thương, tìm cách rút ra đến phi đạo chỉ cách đó khoảng 350 thước. Khi họ đến được phi đạo, chứng kiến chiếc C-30 cuối cùng cất cánh rời phi đạo. Binh nhất Coen, bị thương nơi bụng lúc đó hốt hoảng, vừa chạy trên phi đạo vừa bắn lung tung. Hạ sĩ Long cố gắng giữ anh ta lại nhưng không kịp, đó cũng là lần cuối cùng trông thấy anh ta. Sau đó Long cõng trung sĩ Simpson (bị thương nặng) lên một ngọn đồi gần đó, tạm trú qua đêm.
Đêm hôm đó, các phi tuần phản lực Hoa Kỳ được điều động lên đánh bom phá hủy phi đạo. Hạ sĩ Long bị trúng thêm hai mảnh bom nữa vào lưng và trung sĩ Simpson đã chết trong đêm. Sau đó hạ sĩ Long để xác đồng đội lại, tìm đường đi về căn cứ Chu Lai. Anh ta bị quân đội Bắc Việt bắt sống và được trả tự do vào năm 1973.
Lực Lượng Đặc Biệt là nhóm quân nhân vẫn giữ được kỷ luật, di tản cuối cùng. Khi chiếc trực thăng cuối cùng đến “bốc” họ, bay thoát lên trời xanh, quân đội Bắc Việt tràn vào căn cứ lúc 4 giờ 33 phút chiều ngày 12 tháng Năm 1968. Trại LLĐB Khâm Đức, tiền đồn cuối cùng của LLĐB ngoài vùng I chiến thuật bị tiêu hủy.
LLĐB Hoa Kỳ (MACV-SOG) mở hai cuộc hành quân xâm nhập, tìm kiếm, thâu hồi tử thi vào khu vực tiền đốn 1, tiền đồn 2 và những ngọn đồi xung quanh phi đạo Khâm Đức ngày 18 tháng Bẩy và ngày 17 tháng Tám năm 1970. Các toán biệt kích SOG tìm được, đem về mấy xác chết (đã rữa) của các quân nhân Hoa Kỳ, được phòng nhận diện xác nhận đó là xác của các quân nhân: hạ sĩ Bowers, binh nhất Lloyd, trung sĩ Sisk, binh nhất Guzman Rios, và trung sĩ Carter. Tuy nhiên quân đội Hoa Kỳ, các toán biệt kích SOG không thể trở lại tiếp tục tìm kiếm thêm vì tình hình chiến trường.
Vẫn còn nhiều quân nhân Hoa Kỳ bị báo cáo mất tích trong cuộc di tản trại LLĐB Khâm Đức. Người duy nhất bị bắt làm tù binh và được trả về là hạ sĩ Long.
Dallas, TX. March 28, 2010