Chiều thứ 5 vừa qua, các sinh viên trường De Anza theo học môn văn hóa Á Châu đã theo tiến sĩ Chang đến thăm Việt Museum. Trong số sinh viên có một cô gái Việt Nam 17 tuổi, gốc Rạch Giá hỏi rằng Người Việt nguồn gốc ở đâu. Để trả lời, giáo sư Sally Haden của IRCC đã đọc tài liệu vắn tắt bằng Anh ngữ của Bảo tàng để trả lời. Trong bài này, tôi xin ghi lại bản Việt văn đầy đủ hơn.. Gốc tích dân Việt có nhiều nhóm nên gọi là trăm họ Bách Việt. Trong đó có dân Lạc Việt là tiền nhân của người Việt ngày nay. Ngàn năm trước sinh sống ở phía Nam sông Dương Tử, miền Nam nước Trung Hoa hiện nay. Dã sử ghi lại từ năm 2900 trước Tây lịch là niên đại của Kinh Dương Vương thời Hồng Bàng với tên nước là Văn Lang và Âu Lạc.
Cuộc di dân thứ nhất: Từ Dương Tử xuống Hồng Hà.
Đợt di dân đầu tiên dân Lạc Việt đi xuống miền Nam định cư tại đồng bằng sông Hồng Hà. Ngàn năm sau, trở thành người Việt ở phương Nam mở nước đến miền Trung. Việt tộc anh hùng suốt thời gian dài đã tồn tại dù trải qua 2 lần tổng cộng hơn một ngàn năm bị Trung Hoa đô hộ.
Cuộc di dân thứ hai: Từ Hồng Hà đến Cửu Long.
Sau khi chống Tàu dành được độc lập, cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn chia cắt 2 miền Nam Bắc bởi con sông Gianh kéo dài trăm năm. Nhưng đây là cơ hội Việt Nam mở đất phương Nam đến mũi Cà Mâu. Sau nhà Tây Sơn đến thời Gia Long Việt Nam thống nhất, Tiếp theo lại trải qua 100 bị Pháp cai trị. Sau đệ nhị thế chiến chấm dứt 1945, chiến tranh Đông Dương bắt đầu từ 1946 cho đến 1954, sau cùng Việt Nam Quốc Cộng chia đôi tại sông Bến Hải.
Cuộc di cư vĩ đại thứ ba: Một triệu dân Bắc vào Nam.
Biến cố vô cùng quan trọng đã đưa một triệu người miến Bắc di cư vào Nam đề cùng sống với thế giới tự do, xây dựng 2 nền cộng hòa trong 21 năm. Nhưng từ 1962 cộng sản miến Bắc tấn công và chiến tranh Nam Bắc tiếp tục cho đến 1975. Tháng tư 1975 miên Nam thất thủ.
Cuôc di dân tỵ nạn lần thứ tư:
Một lần nữa dân miền Nam bỏ nước lần lượt ra đi đến nay với 3 triệu người trên khắp thế giới. Gần 2 triệu người định cư tại Hoa Kỳ. Đó là câu trả lời cho cô gái miền Hậu Giang Việt Nam mới đoàn tụ gia đình tại Mỹ đuoc 4 năm.
Riêng chuyện tháng 7-1954.
Người Việt không còn nhiều di tích về chuyện di dân từ miền Nam sông Dương Tử qua đồng bằng sông Hồng. Cũng không có nhiều tài liệu về chiến tranh Trịnh Nguyễn và số người di dân từ Bắc vào Nam qua biên giới của con sông Gianh lịch sử. Nhưng chúng ta có khả nhiều tin tức hình ảnh cùng lý do một triệu người ra đi từ miền Bắc năm 1954. Đồng thời cũng có nhiều chứng tích ra đi tìm tự do từ 30 tháng tư 75 cho đến nay. Lý đó quan trọng nhất là tỵ nạn Cộng sản. Trở lại với thời kỳ tháng 7-1954 đã hơn 63 năm về trước, xin nhắc lại như sau. Ngay khi ổn định cuộc định cư tại miền Nam, Sài gòn hoàn tất bộ phim trắng đen với tựa đề “Chúng tôi muốn sống” để nói lên lý do của cuộc di cư. Chuyến di tản và tỵ nạn từ tháng tư 1975 người Việt hải ngoại ghi dấu hàng năm. Nhưng để tưởng niệm cuộc di cư hết sức vĩ đại tháng 7-1954 của một triệu người đi tìm tự do, những tin tức, tài liệu cần được sưu tầm, gìn giữ và phổ biến. Viet Museum, Dân Sinh Media do cơ quan di dân IRCC phối hợp sẽ tổ chức một ngày tưởng niệm cuộc di cư thàng 7 năm 1954. Chúng tôi đã dành hội trường quận hạt Santa Clara County vào lúc 9 giờ sáng thứ bảy 5 tháng 8-2017. Với chủ để Nam Bắc một nhà, chúng tôi xin mời toàn thể đồng hương đến tham dự. Chương trình gồm có tiếp tân buổi sáng, xem triển lãm về Hà Nội xưa, một vài bài ca gợi nhớ, nói chuyện về miền Bắc trước 1954 và đặc biệt sẽ chiếu cuốn phim xuất sắc và ý nghĩa nhất trên nửa thế kỷ vừa qua. Phim “Chúng tôi muốn sống”. Sẽ mời thân quyến các tài tử trong phim hiện diện. Một dịp cho ngàn người cùng viết lại lịch sử của dân tộc. Cuộc chiến đấu chống Pháp dành độc lập sau đệ nhị thế chiến là nỗ lực của toàn dân. Tuy nhiên cộng sản Việt Nam đã dành lấy độc quyền chiến thắng bằng sự hy sinh xương máu của toàn dân. Tất cả sự thật đã được phơi bày trong cuốn phim chống Cộng “Chúng tôi muốn sống”. Xin ghi nhận và cùng đến để Viết lại lịch sử.
Giao Chỉ , San Jose.
No comments:
Post a Comment