Friday, February 12, 2021

VALERIE ANDRE PHI CÔNG TRỰC THĂNG TẢN THƯƠNG Bay Vào Vùng Lửa Đạn Cứu Chiến Hữu Jon Welte

  

Trong tháng Tư năm 1944, quân đội Nhật Bản chiếm đóng Miến Điện (Burma) bắn rơi một phi cơ liên lạc Stinson đang chở ba binh sĩ người Anh bị thương ra khỏi khu vực nguy hiểm. Viên phi công và cả ba người lính Anh đều sống sót khi phi cơ rơi, nhưng vị trí rơi nằm sau phòng tuyến của địch (Nhật Bản), xa xôi, rừng rậm, hiểm trở, nguồn hy vọng được cứu thoát của họ rất mong manh, ngoại trừ một kỹ thuật mi đã được xử dụng nơi tiền tuyến.

Bay thử trực thăng Sikorsky YR-4B, phi công Carter Harmon, phi đội Cảm Tử số 1, Lục Quân Hoa Kỳ (sau này không quân mới tách ra thành một quân chủng) bay đến vị trí phi cơ lâm nạn để cứu viên phi công và ba người lính Anh. Lúc đó kỹ thuật trực thăng vẫn chưa được tân tiến, hoàn hảo như hiện nay, vị trí phi cơ rơi nằm trên một cao độ, nhiệt độ nóng (rừng nhiệt đới), nên Harmon chỉ đem ra được mỗi lần một người. Trong thời gian hai ngày, Harmon đưa họ đến một phi đạo gần nhất để phi cơ có cánh đưa đi bênh viện, Harmon sau đó được ân thưởng huy chương Cánh Bay Thập Tự Xuất Sắc.

Những phi công trực thăng đầu tiên, được xử dụng di tản thương binh. Trong thế kỷ 20, ngành hàng không đã tìm được giải pháp di tản thương binh, thường dân từ vùng hành quân, nơi xẩy ra tai nạn đến bệnh viện (nơi điều trị). Mặc dầu với sự tiến bộ ngành y khoa, nhưng vẫn cần phương tiện để đưa người thương binh, bệnh nhân đi đến bệnh viện.

Ít lâu sau trận thế chiến Thứ Hai, Đại Úy (nữ quân nhân) Valerie Andre, một vị bác sĩ trong quân đội Pháp phải đối diện với những khó khăn tương tự, trong nỗ lực cứu chữa thương bệnh binh ở Đông Dương (Việt, Miên Lào). Là một phi công đầy kinh nghiệm, Đại Úy Andre nhận thức rằng, trực thăng có thể trả lời việc di tản thương binh, bà ta quay trở về Pháp học lái trực thăng và mua hai chiếc trực thăng Hiller 360 của hãng máy bay Hiller Aircraft Corporation gửi sang Đông Dương. Trong vòng ba năm, Đại Úy Andre đã bay hơn 100 phi vụ chiến đấu, nhiều chuyến dưới hỏa lực của địch, bay vào chiến trường di tản thương binh. Với tinh thần hy sinh, dũng cảm cao độ, Valerie Andre được thăng lên cấp Tướng và nhận lãnh huy chươg Bảo Quốc Huân Chương (của Pháp) cho những công lao của bà đối với nước Pháp.

Tong khi đó Á châu, Hoa Kỳ tiếp tục phát triển kỹ thuật trực thăng cho các nhiệm vụ tải thương. Trong trận chiến Hàn Quốc, Lục Quân cũng như TQLC Hoa Kỳ đều công nhận, điạ thế hiểm trở, rừng núi, đường xá không tốt ở Hàn Quốc, phương tiện trực thăng như chiếc Hiller UH-12 (biến cải từ Hiller 360) và Bell 47 được trao nhiệm vụ di tản thương binh từ chiến trường về bệnh viện. Những trực thăng đó đã di tản khoảng 20000 thương binh trong suốt trận chiến Hàn Quốc (series show MASH trên TV). So với trận thế chiến thứ Hai, trực thăng đã cứu sống được gần một nửa số thương binh. 

Kỹ thuật trực thăng vẫn tiếp tục phát triển, khi Hoa Kỳ đem quân sang tham chiến trên chiến trường Việt Nam, khoảng mười năm sau, loại trực thăng Bell UH-1 Iroquois hay “Huey” đã thay thế các loại trực thăng cũ. Động cơ trực thăng Huey mạnh hơn để có thể chở một trọng tải lớn, nặng nề hơn các loại trực thăng Hiller, Bell, Sikorsky. Hơn nữa, bên trong trực thăng Huey đủ rộng để cho thương binh nằm bên trong thay về cột chặt bên ngoài, điều này rất quan trọng, bên trong trực thăng, y tá có thể làm thủ tục cấp cứu khẩn cấp cho thương binh trước khi đến quân y viện. Loại trực thăng Huey đã di tản hơn 100000 thương binh Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến Việt Nam, giảm con số tổn thất xuống một nửa so với trận chiến Hàn Quốc (1950-1953).

Đến năm 1969, số quân nhân (có lẽ họ chỉ nói người Hoa Kỳ) bị thương và con số tử trận trong vùng Đông Nam Á châu (Việt, Miên, Lào) ít hơn số người Hoa Kỳ tử nạn vì xe cộ trên các xa lộ ở Hoa Kỳ. Điều này cho thấy chương trình di tản bằng trực thăng đến các bệnh viện có thể cứu mạng nhiều thường dân trong thời bình (thực ra tất cả các thời đều có thể dùng phương tiện di tản người bị thương nặng bằng trực thăng). Ý kiến đó được áp dụng trong tiểu bang Mississippi năm đó (1969), mua ba trực thăng Hiller FH-1100 (của Pháp có lẽ rẻ hơn đồ made in USA) để chuyên chở bệnh nhân, những người bị nặng đến bệnh viện. Chương trình này rất thành công, cứu sống được nhiều người. Trong năm 1970, số bệnh viện xử dụng trực thăng tản thương tăng lên nhiều lần so với năm trước (1969), và trở thành chuyện bình thường.

No comments: