Tuesday, January 13, 2015

Tri ân anh, người thương phế binh VNCH



Tri ân anh, người thương phế binh VNCH




VRNs (13.01.2015) – Sài Gòn – 40 năm sau khi tan rã hàng ngũ bằng một cuộc bức tử kinh tởm, VNCH đã mất đi, Cộng Sản Bắc Việt đội nón cối, đi xe đạp và “Giải phóng”  Miền Nam. Rồi một Sài gòn “Hòn Ngọc Viễn Đông” cũng mất tên từ đó….cũng giống như người lính VNCH đánh mất danh phận mình.

 Nỗi đau dân tộc sau 30/4/1975 đến nay vẫn còn đau đáu cho những đồng bào trong và ngoài nước mỗi khi nhắc lại. Thế nhưng niềm tự hào và đầy kiêu hãnh vẫn vẹn nguyên trên gương mặt của những người lính Việt Nam Cộng Hòa còn sống sót sau các cuộc chiến vì quốc gia dân tộc như: Trận Ấp Bắc (1963), Bình Giã (1964 – 1965), Playme (1964) ), CamPuchia (1970), Lam Sơn (1971), Quảng Trị (1972), An Lộc (1972).  Họ đã chiến đấu hết mình vì quốc gia dân tộc.


2

Sau cuộc chiến họ rệu rạo về thân xác, những vết thương chiến tranh làm mất đi những phần thân thể quý giá,… Một nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam ra đời – cùng lúc họ đối diện với cuộc sống tối tăm của người thua cuộc trong chế độ mới .

Là những con người tàn phế, không thể tự nuôi sống bản thân lại phải sống trong một xã hội bị thâu tóm toàn diện. Chính trị, kinh tế, quyền lực, quyền lợi đều thuộc về một giai cấp thống trị, một chế độ ô dù, giới lãnh đạo quốc gia là những con người vị kỷ, bất chấp thủ đoạn để trục lợi cho bản thân, lãnh đạo quốc gia mù mờ dẫn dắt cả dân tộc đi trong đêm tối trong một thời kỳ các quốc gia khác đạt đến nền văn minh và kinh tế rực rỡ thì làm sao họ không bất hạnh khi cả dân tộc bất hạnh..!?


5

Kinh tế quốc gia đi xuống, lòng dân bất ổn, xã hội rối ren do có quá nhiều oan sai, đàn áp. Chế độ độc tài toàn trị hung bạo với nhiều sai lầm ấu trĩ làm nổi lên những tiếng nói đối kháng với chính quyền và kết quả là bị sách nhiễu, bắt bớ bỏ tù với hàng trăm bản án tử hình, hàng ngàn bản án chung thân khổ sai..!

 Với hoàn cảnh như vậy sự kỳ thị của nhà cầm quyền đối với các quân nhân trong chế độ cũ càng thêm nghiệt ngã. Lang thang trên đường đời với thương tật vĩnh viễn họ mưu sinh bằng những nghề với thu nhập rất thấp như: bán vé số, sửa xe đạp,…Sống qua ngày với nỗi đau thân xác và tinh thần lớn lao.


6

Trải đều khắp các tỉnh thành trong nữa nước, những năm gần đây  từ Quảng Trị đến Cà mau anh em thương phế binh VNCH có dịp được hội ngộ về với Đền Đức mẹ Hằng Cứu Giúp tại Saigon – Nơi tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí dưới sự hỗ trợ của các Cha và anh chị em thiện nguyện viên, các đợt tặng quà, khám chữa bệnh đã làm ấm lòng các quý ông. Tuy không nhiều về vật chất thế nhưng các Cha và cộng tác viên DCCT đã hết lòng cho những đợt khám chữa bệnh, thăm hỏi, mua thẻ Bảo Hiểm nhằm giúp các ông yên tâm hơn về bản thân khi với thu nhập nhỏ nhoi của mình trong lúc bệnh tật luôn hoành hành thân xác Qua 4 đợt khám chữa bệnh : Các quý ông được thăm hỏi, khám bệnh chu đáo và cẩn thận qua các đợt thì gần đây số lượng quý ông TPB VNCH tăng lên đáng kể. Ngày 12/1/2015 tại đền ĐMHCC đã tổ chức buổi phát quà tết sớm cho anh em TPB với số lượng 1200 suất.

Qua các đợt gặp gỡ quý ông TPB VNCH có dịp ngồi lại với nhau để trò chuyện, tìm hiểu cuộc sống của anh em đồng đội, ôn lại những ngày tháng kỷ niệm trong các trận chiến bi hùng. Có người về từ những Sư Đoàn Bộ Binh, từ Binh chủng Nhãy Dù,Thủy quân Lục chiến hay Biệt động Quân v..v…bằng đôi chân giả, con mắt giả, bàn tay giả ,…nói cho nhau nghe tình cảnh của bản thân rất chân thật..và những giọt nước mắt đã rơi trên những đôi gò má gầy gò….Họ hát cho nhau nghe: “Người ở lại Charlie”, “Xuân này con không về”, “Huynh đệ chi binh”,….những tác phẩm âm nhạc vang bóng một thời cổ võ cho trận chiến đấu uy hùng. Tôi thuộc thế hệ sinh sau cuộc chiến, chỉ biết về quân lực Việt nam Cộng Hòa qua giáo dục của cha mẹ và sách báo cảm thấy cảm động trước tấm chân tình của các vị ân nhân và các Cha ở dòng CCT đã tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa cho các quý Ông TPB VNCH bị bỏ rơi giữa dòng đời khó khăn sau chiến tranh.

Của ít lòng nhiều hy vọng những nỗi đau khổ bất hạnh vì đó được xoa dịu phần nào.

Huỳnh Phương Ngọc










No comments: