Tuesday, June 18, 2019

GỬI EM CÔ GÁI BÌNH LONG - Biệt Kích Vô Danh

Cô Giáo Pha, Phu Quân và Phạm Hòa
Bài thơ dưới đây của một người lính Biệt Kích vô danh. Anh là một hạ sĩ trẻ của biệt-đội I. Tháng 1/75 nhảy vào Phước Long. Bị thương và bị bắt. Trong giờ phút cuối cùng của đời người, anh đã cố viết được một bài thơ rất cảm động với mong muốn gửi tặng cô giáo Pha.
Anh ấy đã chết sau đó 8 ngày và bài thơ đã được giao lại cho một người bạn đồng cảnh ngộ. Và anh bạn ấy đã học thuộc lòng mang tới vùng đất Tự Do từ lao tù CS. Tựa bài thơ đó là “Gửi Em Cô Gái Bình Long.” 

Gửi Em Cô Gái Bình Long ! 

Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc 
Đội pháo trên đầu như đội mưa 
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc 
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa. 

Trong tiếng đạn reo mù khói trận 
Bỗng gặp em, cô giáo như mơ 
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối 
Đọc tiếng kinh cầu, như đọc thơ. 

Lạy Chúa con là người ngoại đạo 
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời 
Chúa ơi, Biệt Kích là thi sĩ 
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi. 

"An Lộc địa sử lưu chiến tích 
Biệt Kích dù vị quốc vong thân" 
Lời thơ hôm ấy sao hay quá 
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi. 

Pha hỡi, bây chừ em đâu nhỉ ? 
Cô giáo hôm xưa đã lấy chồng ? 
Chúc em hạnh phúc răng long bạc 
Còn anh hôm nay vào Phước Long. 

Anh theo quân vào nơi hiểm địa 
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời 
Bắn cháy xe tăng như uống rượu 
Mà tưởng em đang rót chén mời. 

Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ 
Ba trăm quân đánh một sư đoàn 
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại 
Anh thối binh về mà thấy oan. 

Nửa chừng lại gặp cơn bão lửa 
Toán Delta bị kích giữa đàng 
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích 
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang. 

Và chừ giờ đang ngồi bó gối 
Tay xích chân xiềng trong trại giam 
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối 
Anh biết mình thôi thế là tan. 

Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ 
Màu áo hoa dù nón mũ xanh 
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ 
Họa bút thành thơ như tiếng oanh. 

"Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu 
Cổ lại chinh chiến kỷ nhân hồi" 
Xá gì một cõi đi về đất 
Biệt Kích lưu danh, Biệt Kích đời".

Biệt Kích vô danh.

Tiễn thầy Quảng Thanh, dù ước nguyện ‘được di quan trên xe Jeep’ không thành - Ngọc Lan Người Việt Online


Phóng Viên Báo Người Việt Ngọc Lan tháp tùng đoàn xe Jeep Quân Đội


Kim quan Hòa thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ chùa Bảo Quang, đang được đưa đến trà tỳ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – “Hôm ngồi trên xe này tham dự Lễ Hội Dâu (Garden Grove Strawberry) mới hai tuần trước đây, thầy nói nguyện vọng của thầy là muốn làm một chiếc xe tang chở quan tài bằng xe jeep. Nay xe chưa kịp làm xong thì thầy đã viên tịch rồi.”
Anh Kiệt Đức Lê, một hậu duệ Không Quân VNCH, người lái chiếc xe jeep đầu tiên theo ngay sau chiếc Cadillac chở kim quan Hòa Thượng Thích Quảng Thanh đến nơi trà tỳ (hỏa táng) tại Peek Family vào trưa Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, 2019, nói như tâm sự trong lúc xe chầm chầm lăn bánh trên đường phố Bolsa.
Trước 10 giờ sáng, các con đường quanh chùa Bảo Quang đều có xe đậu kín. Mọi người hướng về chùa để được đưa tiễn Hòa Thượng Thích Quảng Thanh lần cuối.


Hòa thượng Thích Chơn Thành (đi đầu bên phải), viện chủ chùa 
Liên Hoa, cùng các chư tăng Phật tử tiễn đưa 
Hòa Thượng Thích Quảng Thanh về nơi Niết Bàn. 
(Hình: Văn Lan/Người Việt)
Thật khó lòng đếm xuể số lượng người đến tham dự đám tang này. Không chỉ ngay tại chùa Bảo Quang, mà nhiều người dân đã đứng chờ sẵn trên đường Newhope, trên đường Bolsa, để được vẫy tay, được cúi đầu, được nghiêng mình, một cách thành kính khi xe chở kim quan của hòa thượng Thích Quảng Thanh đi qua.Dĩ nhiên, trên suốt chiều dài con đường từ chùa Bảo Quang đến nghĩa trang Peek Family, với sự hộ tống của mô tô cảnh sát, tất cả xe trên đường đều dừng lại nhường đường cho đoàn xe tang hùng hậu, với ba xe hoa tang dẫn trước xe chở kim quan, theo sau là ba xe jeep của Hội Cựu Quân Nhân Việt Mỹ, Đồng Minh và Hậu Duệ, 10 xe Lincoln đen tuyền, 3 xe bus lớn chở các sư thầy, Phật tử, lại thêm 3 chiếc xe jeep của Hội Cựu Quân Nhân Việt Mỹ nối đuôi theo, cùng hàng đoàn xe của các nghị viên, quan chức thành phố và người dân đưa tiễn.


Đoàn xe tang trên đại lộ Bolsa. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Nếu chùa Bảo Quang được xem là một trong năm chùa lớn nhất Santa Ana nói riêng và cả vùng Little Saigon nói chung, thì viện chủ ngôi chùa này, người đang nằm yên trong kim quan với hoa lan trắng phủ đầy bên trên, lại là người “rất bình dị” trong lòng nhiều Phật tử.Ông Nguyễn Hợp Đô, một cựu sĩ quan Quân cảnh VNCH, cùng ngồi trên xe jeep theo ngay sau xe chở kim quan Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, nhớ lại, “Hằng năm tôi đều đi diễn hành với thầy trong nhiều dịp, như diễn hành Tết, diễn hành Lễ Hội Dâu… Trong đoàn xe jeep, tôi hay đi trên chiếc đầu, thầy đi chiếc thứ hai. Tôi nhớ thầy hay nói ‘cứ tổ chức gì trong cộng đồng thì ông cứ đi trước, tôi đi sau ông là được.’”


Xe hoa tang của chùa Phổ Đà đưa tiễn hòa thượng Thích Quảng Thanh. 
(Hình: Văn Lan/Người Việt)
“Thầy hiền hòa, tế nhị, rất bình dị, sống hòa đồng với mọi người, không đặt vấn đề cấp bậc cao thấp với bất kỳ ai. Đó là những gì tôi sẽ nhớ khi nghĩ về thầy Quảng Thanh. Hôm nay thầy ra đi rồi, tôi rất là tiếc, rất là buồn, như mất một người thân,” ông Đô nói thêm trong lúc đoàn xe di chuyển.Bà Bùi Thị Thủy Tiên, một Phật tử của chùa Bảo Quang từ mười mấy năm qua, chia sẻ, “Không có gì tả được tấm lòng của thầy, thương người, giúp đỡ người, lúc nào cũng chú ý đến những người vô gia cư quanh đây. Dù có những hôm trời mưa, thầy cũng kêu tụi tôi phải làm bữa cơm cho thật đàng hoàng để đưa đến cho những người không nhà. Vào mùa đông thì ngoài bữa cơm thầy còn lo áo ấm cho họ.”


Nhiều nhân sĩ trí thức trong cộng đồng đến đưa tang 
hòa thượng Thích Quảng Thanh. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Trong khi đó, chị Hương Vũ, cũng một Phật tử, bày tỏ, “Có dịp đi sát với thầy trong nhiều công việc, tụi tôi học được từ thầy rất nhiều, vì ai cũng thấy thầy giỏi quá, hay quá. Sau khi chương trình homeless kết thúc, chúng tôi xin thầy mỗi Thứ Ba đến làm việc Phật sự tại chùa, thầy nhờ làm gì tụi tôi làm chuyện đó. Bây giờ tụi tôi vẫn sẽ duy trì công việc đó vào mỗi Thứ Ba dù thầy không còn nữa.”Phật tử Tuệ Đức thì nhắc đến câu nói “để đời” của thầy, “Khi muốn cám ơn nhà bếp hay những người làm Phật sự thì thay vì nói ‘cám ơn’, thầy lại nói ‘Giỏi quá! Giỏi quá!’ Câu nói đó để đời cho những người làm nhà bếp tại chùa Bảo Quang. Mỗi lần nói câu đó, là chúng tôi lại nhớ thầy.”


Đồng hương và cả nhiều sư, thầy đứng tiễn đưa 
hòa thượng Thích Quảng Thanh lần cuối tại nghĩa trang Peek Family. 
(Hình: Văn Lan/Người Việt)
Anh Đinh Thanh Tùng, pháp danh Phúc Lâm, cho biết, “Hòa thượng là cố vấn giáo hạnh của gia đình Phật tử chùa Bảo Quang trong thời gian chúng tôi sinh hoạt tại đây. Hòa thượng luôn luôn chăm sóc, lo lắng, dạy dỗ cho chúng tôi nghi thức của người Phật tử khi đến chùa và tư cách của một Phật tử khi đến chùa học đạo”Với Giáo sư Phạm Vân Bằng, người đã có hơn hai thập niên làm việc với Hòa thượng Thích Quảng Thanh qua những sinh hoạt cộng đồng, thì “Thầy là người rất trực tính, thầy không ngại bất cứ việc gì cũng như sẵn sàng chấp nhập mọi thách thức.”
Ông Đỗ Kim Thiện, trung úy Sư đoàn 7 Bộ Binh, nhận xét, “Nhớ đến thầy, là tôi nhớ đến người có công với Phật giáo, là người gầy dựng được Trung tâm văn hóa Phật giáo để cho Phật tử có cơ hội tìm đến sinh hoạt mỗi khi có dịp.”


Chặng cuối cùng của đời: Kim quan hòa thượng Thích Quảng Thanh 
chuẩn bị đưa vào trà tỳ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ngay tại nghĩa trang Peek Family, khi kim quan của cố viện chủ chùa Bảo Quang được rước vào, cũng là lúc đã có vô số đồng hương, Phật tử đứng xếp thành những đội hình rất đẹp, trên tay mỗi người hầu như đều có một nhành hoa để thực hiện nghi thức “phất trần” lần cuối.Tỳ kheo Thích Phước Hậu, cháu của cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, người nhận trọng trách tiếp nhận và chịu trách nhiệm về ngôi chùa Bảo Quang đồ sộ, ôm bài vị đi trước kim quan.
Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, tên thật là Dương Thanh Tùng, cũng  là một thi sĩ nổi tiếng với bút hiệu Thanh Trí Cao, viên tịch lúc 0 giờ 45 phút sáng Chủ Nhật, 9 Tháng Sáu, hưởng thọ 69 tuổi.
Đúng 2 giờ 30 trưa Thứ Hai, 17 Tháng Sáu, khi trời vẫn một màu nắng xám, gió nhẹ thổi mang theo mưa bụi, kim quan Hòa Thượng Thích Quảng Thanh được được vào trà tỳ (hỏa táng), mang theo nỗi tiếc thương của bao người, bởi “cuộc đời của Hòa Thượng là một con người yêu thiên nhiên, yêu thương người nghèo, yêu nghệ thuật, và hơn hết là một thiền sư có cái tâm chân thật, không sợ hãi bạo lực, không sợ hãi cái ác, yêu và tôn trọng sự thật” như lời cựu chánh án Nguyễn Trọng Nho bày tỏ.  
(Ngọc Lan)






Thursday, June 13, 2019

Bốn cha con ‘đoàn tụ’ trong tù và chuyện cột cờ Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. Nguyễn Việt Linh/Người Việt

SANTA ANA, California (NV) – “Nghe anh Ưng kể chuyện… ăn cắp cột đèn để làm cột cờ đi, thú vị lắm,” ông Lê Văn Sáng, cựu đại úy tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn Quang Trung Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 ở Vũng Tàu, gợi ý với phóng viên nhật báo Người Việt. Theo ông Sáng, Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Hòa được thành lập từ thời Pháp thuộc với tên tiếng Pháp là “Ancient Enfant de Troupe” hay gọi tắt là “AET,” dành để giáo dục con cái của các chiến sĩ từ khi còn nhỏ trong môi trường quân đội. Sau khi tốt nghiệp, cựu thiếu sinh quân “AET” tham gia các quân trường khác của Quân Lực VNCH, tùy theo khả năng, để trở thành sĩ quan. Tại căn nhà mobile home trong khu California Mobile Home Park, ở Santa Ana, ông Nguyễn Văn Bình, con trai thứ nhì của cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng, chỉ huy trưởng Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, giới thiệu: “Ba tôi năm nay 101 tuổi. Hai thuộc cấp của ông, hôm nay ngoài anh Sáng, còn có anh Phạm Trọng Phúc sẽ cùng chia sẻ những kỷ niệm khi còn làm việc dưới quyền ông, trước ngày 30 Tháng Tư, 1975. Còn tôi là sĩ quan tốt nghiệp khóa 2 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Đà Lạt.” Sau khi ông Phúc đến, mọi người cùng vào phòng khách để gặp vị chủ nhà là cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng. Ai nấu đều tay bắt mặt mừng. Đặc biệt là mọi người gọi nhau bằng “anh,” xưng “tôi.” Quang cảnh sân cờ Trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu. (Hình: AET Trọng Nguyễn cung cấp)
Ông Phúc cho biết: “Sau khi ra trường Thiếu Sinh Quân, anh Ưng khuyến khích tôi học Trường Quân Y, nhưng chương trình học dài quá, tôi xin vào Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang. Sau hai năm, tôi tốt nghiệp và phục vụ quân chủng Hải Quân VNCH.”
“Tụi tôi ở trường đều gọi nhau bằng ‘anh’ vì ‘AET’ chúng tôi có truyền thống đó!” cựu đại tá giải thích thêm. Sau đó, vị chủ nhà cho biết ông vượt biên đến Mỹ năm 1981. “Tôi ở tù năm năm tại trại Hà Nam Ninh năm 1975. Ra trại năm 1981 là tôi kiếm đường vượt biên ngay. Tôi học khóa 1 Vũng Tàu. Khi quân đội Nhật đảo chánh, tôi vào miền Nam năm 1946, cùng thời với các ông Cao Văn Viên, Nguyễn Chánh Thi, Huỳnh Văn Tư…” cựu đại tá nói. Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, cho đến nay, ông cho biết dù tuổi đã cao nhưng không quên kỷ niệm cùng thuộc cấp đi “ăn cắp” cột đèn về trường để làm cột cờ. “Năm 1966, tôi thấy cái cột cờ của Trường Thiếu Sinh Quân khi ấy sao nhỏ quá, trong lòng tôi nghĩ làm sao phải có cái cột cờ cao, uy nghi hơn cho xứng đáng với ba doanh trại của trường. Một hôm tôi đi vòng vòng xuống Xóm Vườn (Linh Sơn Cầu Tự), tôi thấy nhiều cột đèn xếp từng hàng. Không biết của ai nhưng thấy mê quá,” cựu Đại Tá Ưng kể. Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng (giữa), ông Phạm Trọng Phúc (trái) và ông Lê Văn Sáng, hai sĩ quan thuộc cấp khi xưa. (Hình: Nguyễn Việt Linh/Người Việt)
“Tôi nhủ thầm rằng xin chắc họ sẽ không cho. Mua chưa chắc họ bán. Chỉ còn cách ‘mượn tạm’ nhưng xe GMC cơ hữu thì nhỏ, không đủ sức để chở cột điện dài cỡ 16 mét về. Tôi đi hỏi mượn xe ‘lô bồ’ của Công Binh Tạo Tác. Anh Nguyễn Văn Phương biệt phái cho tôi một xe ‘lô sết’ 18 bánh,” ông kể tiếp.
“Tôi nghĩ việc này không sĩ quan nào làm nổi, vì ‘ăn trộm’ thỉ chỉ một lần. Mười giờ đêm, tôi đích thân chỉ huy anh em giở ba cột trong số cột được xếp ngay ngắn, đem lên xe. Đem về làm cột cờ!” cựu đại tá say sưa kể. Ông Lê Văn Sáng đỡ lời: “Thật sự là các cột cờ của mình rất nhỏ, anh Ưng là người có ý tưởng thay thế. Anh nói rằng ba cột cờ tượng trưng cho ba miền: Nam, Trung, Bắc. Trường Thiếu Sinh Quân khi xưa ở nhiều nơi. Tôi được biết sau năm 1954, trường có tại Gia Định, Đà Lạt, Mỹ Tho, Ban Mê Thuột và Sông Mao. Năm 1956, trường các nơi tập trung về Vũng Tàu.” Ông Phạm Trọng Phúc như hồi tưởng lại ngôi trường xưa, nói: “Tôi cũng nhớ rằng Trường Thiếu Sinh Quân nằm rải rác khắp nơi. Mãi đến năm 1954 tất cả mới dồn về Vũng Tàu. Doanh trại có ba dãy. Cột cờ mới cao 16 mét!” Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng cùng các con. Từ trái, ông Nguyễn Văn Hiệp, ông Nguyễn Văn Thuận, bà Nguyễn Thị Liên, ông Ưng và ông Nguyễn Văn Bình tại tư gia ở Santa Ana. (Hình: Nguyễn Việt Linh/Người Việt)
Như chợt nhớ ra một chi tiết liên quan, cựu Đại Tá Ưng tiếp lời: “Hồi xưa nhà tôi ở Vũng Tàu, kế sát bên Trường Thiếu Sinh Quân. Nghe nói sau năm 1975, Võ Văn Kiệt ở đó, trên đường đi Bãi Dâu, sau Núi Lớn, gần Bạch Dinh.”
Một chi tiết khác không kém phần thú vị, ông Ưng là người thiết kế logo sau cùng của Trường Thiếu Sinh Quân, với ba ngôi sao, thanh kiếm và ba chữ Nhân-Trí-Dũng trên nền xanh nước biển. “Ba ngôi sao là Bắc Đẩu, Sao Hôm, và Sao Mai tượng trưng cho sự sẵn sàng, lúc nào cũng có ba sao ấy trong bầu trời, tượng trưng cho thiếu sinh quân. Cây kiếm biểu hiệu sự chỉ huy. Nhân-Trí-Dũng là ba đức tính, có nghĩa thiếu sinh quân phải có lòng thương người, sự thông minh và can đảm,” cựu đại tá giải thích. Ông nói đến những ngày tháng nắm quyền chỉ huy: “Tôi lúc nào cũng lo cho thiếu sinh quân từ chén cơm, từ trái trứng. Đâu phải dễ gì kiếm đâu ra được 1,500 trái trứng một ngày. Mình cứ xin theo hệ thống quân giai thì biết bao giờ mới có. Tôi liên lạc với các cố vấn Mỹ. Trước sau cũng có trứng, có sữa cho thiếu sinh quân.” Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng lập gia đình và có mười người con. Hiện nay các người con ở gần ông gồm có ông Nguyễn Văn Thuận, 76 tuổi, tốt nghiệp khóa 16 Hải Quân VNCH; ông Nguyễn Văn Bình, 72 tuổi, tốt nghiệp khóa 2 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị; ông Nguyễn Văn Hiệp, 67 tuổi, tốt nghiệp khóa 29 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam; bà Nguyễn Thị Liên, 69 tuổi. Riêng ông Nguyễn Văn Trung, 62 tuổi, hiện ở Đức, từng theo học khóa 31 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, chưa hết khóa thì phải di tản. Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng trong phần nghi lễ của Đại Hội Thứ 20 Tổng Hội Thiếu Sinh Quân Hải Ngoại. (Hình: AET Trọng Nguyễn cung cấp)
Các con trai và con gái đều cùng tâm sự ngưỡng mộ tài năng, đức độ và thanh liêm của thân phụ.
Ông Thuận, con trai trưởng, nhận xét: “Cha tôi là người liêm chính. Suốt đời ông lo cho thuộc cấp. Lo cho thiếu sinh quân ăn uống đầy đủ, an toàn.” Ông Bình cho biết ông tham gia trận đánh Phước Long rồi sau bị đi tù chín năm: “Như anh tôi nói, cha tôi không phải loại người ‘xôi thịt.’ Tôi nhớ mẹ tôi muốn ba tôi can thiệp cho tôi về Sài Gòn. Ba tôi nói phải đại úy hay thiếu tá và có vợ con thì may ra, còn khi ấy thì cứ ráng đi xa, đời quân ngũ là thế, và tôi vẫn đi đơn vị xa nhà. Tôi thích thế.” Bà Liên cho biết: “Dù là con gái, không biết chuyện lính tráng, nhưng thấy anh em thiếu sinh quân thương mến ba tôi, tôi vui lắm.” Ông Hiệp cho rằng ông học được lòng nhẫn nại của cha. Điều này giúp ông sống vững vàng, từ khi vào Trường Võ Bị, cũng như khi bị đi tù. Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Ưng tuy đã 101 tuổi, ông vẫn còn tỏ ra đầy nghị lực và tình thương cho thiếu sinh quân và thuộc cấp. “Sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuối cùng thì bốn cha con tôi đoàn tụ trong nhà tù Cộng Sản. Sống vì anh em thiếu sinh quân, mai đây nếu qua thế giới khác, tôi vẫn là AET!” vị cựu đại tá già nói. (Nguyễn Việt Linh) Thieu Sinh Quan trong tran danh cuoi cung 30-04-1975: https://www.youtube.com/watch?v=h5CK0UCm65k https://dongsongcu.wordpress.com/…/tran-chien-dau-bi-hung-…/ https://bienxua.wordpress.com/…/thieu-sinh-quan-vung-tau-t…/ https://www.youtube.com/watch?v=S1NkvUvtPqk https://baovecovang2012.wordpress.com/…/lien-doan-truong-t…/ https://vietbao.com/…/tran-chien-hao-hung-va-cuoi-cung-cua-… https://hoiquanphidung.com/showthread.php… http://ngothelinh.tripod.com/ThieuSinhQuan.html https://chauxuannguyen2019.org/…/qlvnch-luoc-su-truong-thi…/ http://anhxua.com/…/truong-thieu-sinh-quan-vung-tau-truoc-1…



Wednesday, June 12, 2019

TÌNH CHA (Kính tặng những người cha Việt Nam)


Cha là con cháu Hùng Vương
Theo gương dựng nước, biên cương giữ gìn
Chống quân cướp đất Bắc phương
Đem thân giết giặc vì thương quê nhà


Mang ơn giọt máu tình cha
Công cha tạo dựng, con ra với đời
Cha luôn xây đắp mái nhà
Nuôi con lớn mạnh me cha sum vầy


Dạy con từng chữ đêm ngày
Mong con ăn học thành tài rạng danh
Cho con đạo hạnh thay lời
Cha dạy con phải ra đời dấn thân


Cha tôi làm việc nhọc nhằn
Nuôi con cùng Mẹ, ấm thân gia đình
Nước nhà vào cảnh điêu linh
Cha vào cuộc chiến, đem binh diệt thù


Cuộc đời chinh chiến mịt mù
Gìn non giữ nước mưu cầu tự do
Oan thay ! chiến bại tử vong
Thân cha tù tội lưu vong nghẹn lời


Công cha đóng góp suốt đời
Gương cha giúp nước một thời ghi danh
Cha sinh mẹ dưỡng an lành
Cha truyền dòng máu anh hào cho con


Tình cha cao ngất Trường Sơn
Cùng bên nghĩa mẹ, đại dương Thái Bình
Qua bao nhiêu cuộc điêu linh
Dặn con ghi nhớ Mẹ Cha sinh thành 


Lê Nguyễn Nga, Ca, 6/2019
------------------------------------------------------------------------------
Đọc Thiên Hùng Ca QLVNCH Của Nhà Văn
Quân Đội Phạm Phong Dinh

Việt Hải, Los Angeles
Hơn 40 năm nhìn lại một giai đoạn lịch sử chiến đấu của quân dân Việt Nam Cộng Hòa chống làn sóng Cộng Sản quốc tế với đạo quân công cụ là quân đội Bắc Việt, thực hiện sách lược của chúng là “dùng người Việt giết người Việt,” vai trò bảo vệ Miền Nam của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chưa được lương tâm của thế giới thẩm định lại một cách khách quan và công bình.
Sau những oan khiên, giờ đây, ngọn gió đã đổi chiều. Lá Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ đại nghĩa Việt Nam mà hằng được những người lính QLVNCH xả thân lấy máu đào tô thắm, đã hùng dũng phất phới tung bay trên khắp miền thế giới và đặc biệt nhất tại Hoa Kỳ. Lá Cờ Vàng chính nghĩa đã ngạo nghễ đã phất phới bay rợp trời từ Tây sang Ðông, từ Nam lên Bắc, đẩy lùi lá cờ máu của Cộng Sản vào hang ổ của những nơi ngoại giao đoàn trú ẩn của chúng, là những nơi gọi là tòa đại sứ của chúng, và chỉ ở mỗi nơi ấy, lá cờ đỏ của chúng trông sao thật tội nghiệp ủ rũ, rụt rè giấu mình trong khuôn viên đằng sau những cánh cửa đóng thật chặt im lìm.
Trung Tâm Việt Nam của trường Ðại Học Texas Tech tại thành phố Lubbock trong Tháng Ba 2006 đã tổ chức một buổi hội thảo với chủ đề “Tái Thẩm Ðịnh Lại Giá Trị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.” Nhiều diễn giả Mỹ và Việt nổi tiếng đã đến thuyết trình nhiều đề tài có liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam, những ưu và khuyết điểm của QLVNCH. Ðặc biệt hơn cả, những diễn giả Hoa kỳ, gồm nhiều giáo sư, những tiến sĩ sử học, những cựu chiến binh, những cố vấn ngày xưa đã thẳng thắn bày tỏ lòng ngưỡng mộ, kính phục sự hiện diện năm xưa của QLVNCH.
Tất cả đều công nhận rằng, những người lính QLVNCH đã chiến đấu dũng cảm, là một đội quân thiện chiến có khả năng trên chân quân Bắc Việt, mặc dù luôn thiếu kém trang bị hơn đối phương. Các cựu cố vấn Mỹ đồng ý ở điểm họ không có gì phải dạy bảo người lính và cấp chỉ huy QLVNCH, vì những người lính ấy đã thực hiện nhiệm vụ của họ một cách thật chuyên nghiệp và xuất sắc, đến nỗi người cố vấn Mỹ chỉ giữ vai trò cung cấp hỏa lực yểm trợ và học hỏi kinh nghiệm chiến trường từ QLVNCH.
Tôi còn nhớ vị Ðại Tướng Norman Schwarzkopf, Jr., ông nói với các phóng viên quốc tế về Tướng Ngô Quang Trưởng và sự chiến đấu dũng cảm của QLVNCH với sự kính phục. Người Mỹ với lịch sử lập quốc ngắn ngủi đầy thành công rất thường làm cho họ có tính lạc quan và kiêu hãnh, nhưng một khi họ đã chịu hạ mình nói những lời chân thành như thế, thì hẳn nhiên những lời ấy chính là sự thật. Nhiều học giả Hoa Kỳ đã phàn nàn rằng, số lượng sách viết về chiến tranh Việt Nam và về QLVNCH của người Việt Quốc Gia quá ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, họ kêu gọi người Mỹ hãy tiếp tay dịch những cuốn sách ấy ra Anh ngữ đề cho công chúng Mỹ được biết đến cuộc chiến đấu thực sự của QLVNCH, trong đó hàng hàng lớp lớp, vô số những tấm gương anh hùng từ những người lính binh nhì, hạ sĩ quan, sĩ quan đến hàng tướng lãnh. Giới truyền thông Hoa Kỳ trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam đã tường thuật không quá 3% hình ảnh người lính QLVNCH trong toàn bộ khối lượng tin tức, che giấu, lừa dối không cho khán giả và công chúng biết rõ sự thật về một trong những đạo quân tốt nhất trong thời kỳ đó.
Tôi có nhận được một cuốn sách của nhà văn quân đội Phạm Phong Dinh từ Canada gởi tặng. Cuốn sách dầy cộm, đến 750 trang, là một cuốn Quân Sử viết về QLVNCH với tựa đề nghe thật nức lòng và đầy hãnh diện đối với những ai đã từng mặc áo treillis, những màu áo của Quân Ðội VNCH, cũng như nức lòng với cá nhân tôi, mặc dù tôi không có được cái may mắn làm một người lính của QLVNCH, là “Thiên Hùng Ca QLVNCH.”
Ðúng với cái tên mà tác giả đã dầy công sưu khảo bao nhiêu tài liệu từ khắp nơi, anh nghiền ngẫm và chọn lựa, thu nhận những tinh hoa độc đáo nhất để hoàn tất cuốn sách này. Phạm Phong Dinh đã thật sự vẽ nên thành một bức tranh tổng thể, anh chu đáo chuyên chở hầu như tất cả những gì độc giả muốn biết về một đạo quân hùng mạnh, nhưng đầy bất hạnh vì thời cuộc của lịch sử thế giới sang trang. Bao sự kiện lịch sử ngay từ lúc được hình thành trong những năm cuối thập niên 1940 cho đến lúc bị buộc buông súng ngày 30 Tháng Tư 1975, tác giả đã cố gắng, bằng tất cả tâm huyết của anh, đã viết nên thành một cuốn sách mà anh có nguyện vọng lưu lại cho các thế hệ Việt Nam sau này một kho dữ kiện với tài liệu có sẵn để tra cứu, tìm hiểu sự thật về QLVNCH, khuôn mặt đích thực của Người Lính QLVNCH, trong đó không ít người chính là cha, mẹ, dì, chú, anh, chị thậm chí ông, bà của những thế hệ hậu duệ đó.
Tác giả đã cảm xúc phơi bày tâm tình của anh mà cũng chính là của những người lính QLVNCH trong Lời Mở Ðầu: “Ôi, đã ba mươi năm nghiệt ngã trôi qua rồi mà uy linh của những người đã chết vì dân tộc và đất nước, là những người lính QLVNCH dù có nằm xuống nhưng hồn thiêng sông núi đã chứng giám các anh, như những viên ngọc quý sáng ngời của lịch sử VNCH. Thiên Hùng Ca QLVNCH là tiếng kèn truy điệu anh linh những anh hùng hào kiệt và chiến sĩ VNCH vị quốc vong thân. Là bài văn tế vinh danh những hy sinh xương máu của người lính QLVNCH cho nền tự do và hạnh phúc của dân tộc. Là những giọt nước mắt của người còn sống tiếc thương những người đã khuất, là những người còn sống trong hình hài phế nhân. Là lời ngợi ca từ tận đáy tim những người vợ lính thời lửa binh đã chia sẻ nỗi gian truân và nỗi ngậm ngùi vì sự hy sinh của người chết với chồng chiến binh hoặc trong chiến tranh, hoặc bị trù dập trong lao tù của CSVN khi lịch sử sang trang của Tháng Năm 1975.”
Cuốn Thiên Hùng Ca QLVNCH đã được tác giả sắp xếp theo một cấu trúc tuần tự về nội dung khá hợp lý, để dẫn dắt độc giả, nhất là những độc giả còn chưa biết nhiều về lịch sứ Việt Nam cận đại và nguyên ủy cuộc chiến tranh Việt Nam. Những độc giả muốn có một cuốn sách có thể tham khảo ngay về nhiều vấn đề tổng quát của miền Nam và Quân Ðội VNCH, có thể chọn đọc cuốn Thiên Hùng Ca QLVNCH. Nội dung khởi đầu là lịch sử thành lập nước Việt Nam Cộng Hòa, lịch sử Lá Cờ Vàng Việt Nam, lịch sử hình thành QLVNCH, tên những vị quốc trưởng và tổng thống của hai nền Cộng Hòa, từ Quốc Trưởng Bảo Ðại đến “tổng thống” cuối cùng là Dương Văn Minh.
Rồi cơ cấu địa lý quân sự của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa với bốn quân khu, mà những người lính thường hay gọi ngắn gọn là Vùng, nên tác giả đã viết về lịch sử thành lập mỗi quân khu cùng tên các vị tư lệnh, trong đó lịch sử các đơn vị thống thuộc như sư đoàn bộ binh và các quân binh chủng với tên của các vị tư lệnh và chỉ huy trưởng.
Ngoài các đơn vị của bốn quân khu, QLVNCH còn có những quân binh chủng đặc biệt mà tác giả viết riêng thành từng chương một cho mỗi đơn vị, như Hải Quân, Không Quân, các binh chủng tổng trừ bị như Sư Ðoàn Nhảy Dù, Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Ðoàn Biệt Ðộng Quân, Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Dù, hay yểm trợ như Thiết Giáp và Pháo Binh, Chiến Tranh Chính Trị.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không phải đơn thuần là những người lính thuộc giới nam nhi, tác giả đã trân trọng dành nhiều chương nói về sự đóng góp của giới phụ nữ, những hậu duệ của Triệu Trưng, với chương nói về Ðoàn Nữ Quân Nhân.
Ðặc biệt, chúng tôi nhận thấy nhà văn QÐ Phạm Phong Dinh đã nghiêng mình trân trọng trước những người lính vô danh, không lương, không số quân, mà chiến đấu chuyên nghiệp và dũng cảm không thua kém gì những người lính nam chuyên nghiệp, anh đã viết những bài thật cảm động, đầy máu và lệ về những người mà anh kính trọng gọi là Những Người Vợ Lính Thời Lửa Binh, với những tấm gương nhân bản và gan dạ đến phi thường: Thạch Thị Ðịnh, Phạm Thị Thàng,… mà qua cuốn Thiên Hùng Ca QLVNCH tên của các người chị ấy đã đi vào những trang sử dấu yêu của chúng ta. Một người phụ nữ khác, tuy chị không chiến đấu ngoài chiến trường, nhưng sự tác động tinh thần từ chị đã nâng cao hùng khí chiến đấu của quân ta trên khắp mặt trận. Tác giả đã dành một chương nói về chương trình Dạ Lan của Ðài Tiếng Nói Quân Ðội Sài Gòn. Ðộc giả gốc lính sẽ có dịp được nhìn lại hình ảnh của “Người em gái Dạ Lan” cho những lời tình tự nồng ấm nhất hơn ba mươi năm về trước, bên cạnh các em gái hậu phương cùng tình nguyện giúp Dạ Lan đọc thư, trả lời thư của các anh chiến sĩ ngoài tiền tuyến.
Những người lính thương phế vì đã anh dũng chiến đấu đánh đuổi quân thù, đã để lại một phần thân thể trên chiến trường đã được Phạm Phong Dinh trân trọng vinh danh trong chương Thương Phế Binh QLVNCH – Những Mảnh Ðời Tang Thương Cùng Cực. Anh kêu gọi người đọc hằng tâm thương mến Người Lính QLVNCH hãy dang tay giúp đỡ các TPB còn kẹt lại quê nhà. Trong thời điểm hiện tại, chúng tôi được biết trong một bữa ăn gây quỹ mới đây tại Bắc Cali, cũng như tại Nam Cali, số tiền gây quỹ cho Quỹ Cứu Trợ TPB QLVNCH thật khích lệ. Những cuộc lạc quyên khác đang được hình thành.
Ngoài phần lịch sử mỗi quân đoàn, sư đoàn, quân chủng và binh chủng, tác giả đã cất công sưu tầm rất nhiều tài liệu để đưa vào những tấm gương anh hùng cá nhân, từ hàng binh sĩ đến tướng lãnh. Anh đã kể lại những hy sinh vì tổ quốc mà những tên tuổi sau đây đã đi vào lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa: các vị tướng Ðỗ Cao Trí, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Trương Quang Ân, Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn,… Những trận đánh lớn và chiến thắng vinh hiển hoặc chất chồng máu xương của QLVNCH: Mậu Thân 1968, Cambodia 1970, Hạ Lào 1971, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972, Quảng Ðức 1973, Xuân Lộc 1975 vơi những cái tên của những anh hùng hào kiệt nước Nam: Ngô Quang Trưởng, Lý Tòng Bá, Lê Minh Ðảo, Nguyễn Ðình Bảo, Trần Thế Vinh,…
Nhìn vào danh mục tham khảo tài liệu và tiếp xúc với những giới chức, sĩ quan và binh sĩ QLVNCH để anh viết nên thành tác phẩm này, anh đã để sáu năm dài mới gom góp được từ những chứng nhân và tài liệu để thực hiện cho bằng được công trình đồ sộ này, mà anh nói là do bổn phận và lương tâm của một người cầm viết, một người mặc áo lính và người thụ ân sống sót của những chiến sĩ đã hy sinh hay những người chiến hữu thương phế của anh. Tâm tư đó anh đã được anh khẳng định: “Chúng ta đã xác tín một điều: Ngày nào mà những người lính QLVNCH còn một hơi thở, thì ngày ấy chúng ta còn tiếp tục chiến đấu dưới Lá Quốc Kỳ đại nghĩa Ba Sọc Ðỏ cùng lá Quân Kỳ QLVNCH và còn cất cao bài hát Tiếng Gọi Công Dân bừng bừng hào khí. Những lá cờ linh thiêng ấy cùng bài hát uy nghi ấy sẽ được trân trọng trao lại cho những thế hệ kế tiếp, tiếp tục chiến đấu cho đến khi nào lật đổ được chế độ hà khắc bạo quyền Hà Nội, để đem ánh bình minh chói chang trở lại cho dân tộc Việt Nam chúng ta.”
Bằng một lối văn truyền cảm, đẫm đầy chất bi tráng đó, nhà văn Phạm Phong Dinh đã thể hiện hầu hết những bài viết qua ngòi bút mang tính cách viết nửa tài liệu nửa bút ký chiến trường với những câu chuyện thật xúc cảm, để độc giả dân sự vẫn có thể đọc mãi mà không thấy khô khan nhàm chán. Xin được trân trọng giới thiệu Thiên Hùng Ca QLVNCH đến với mọi giới độc giả. Ðọc sách của Phạm Phong Dinh, như được sống lại những ngày tháng chiến tranh cũ.
Phạm Phong Dinh

Phạm Phong Dinh, tên thật là Phạm Quốc Thoại. Anh là cựu học sinh Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ, sinh viên Ðại Học Khoa Học Cần Thơ. Anh nhập ngũ năm 1972, Khóa 5/72B Ðồng Ðế. Ðơn vị đầu tiên mà cũng là cuối cùng: Liên Ðoàn 72 Quân Y/ Pleiku, cấp bậc Thiếu Úy. Sau 1975, anh đi tù Cộng Sản gần ba năm. Năm 1990, anh cùng vợ và con sang định cư tại thành phố Winnipeg, Canada. Hoạt động văn học và văn nghệ của nhà văn quân đội đất Phong Dinh khá sôi nổi, với 5 tác phẩm đã xuất bản. Anh là khuôn mặt rất quen thuộc với Trung Tâm Asia: cộng tác viết script trong chương trình Chiến Tranh và Hòa Bình, cuốn Chiến Sử QLVNCH của anh được dùng làm tài liệu diễn đọc cho video Người Lính, và mới đây, anh là một trong số nhiều nhà văn đã đóng góp tài liệu và bài vở cho video Tưởng Niệm Nhật Trường.
Ðộc giả muốn tìm đọc sách Thiên Hùng Ca QLVNCH có thể đến các nhà sách địa phương hay liên lạc thẳng tác giả: Phạm Quốc Thoại.
Việt Hải. Los Angeles

Sunday, June 9, 2019

Phát biểu của Đại Tá Hải Quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn năm 2016

3
 US Navy Captain Huan Nguyen, soon to be confirmed as the first Vietnamese-American Rear Admiral, in a stunning announcement in Hawaii revealed that he is the surviving son of Colonel Tuan Nguyen whose family was murdered during Tet Mau Than in 1968. His family's murderer Bay Lop was later executed by General Loan Nguyen. This incident was captured in the iconic photo by Pulitzer-prize winning photographer Eddie Adam, who later apologized that his picture was only half-true. Hải Quân Đại Tá Nguyễn Từ Huấn: 'Tôi là con trai sống sót duy nhất của cố Đại Tá Nguyễn Tuấn' Hải Quân Đại Tá Nguyễn Từ Huấn, sĩ quan trừ bị hải quân gốc Việt, có tên trong danh sách đề nghị thăng cấp Phó Đề Đốc (Rear Admiral) của Hải Quân Hoa Kỳ. Ông đã có bài phát biểu trước một cử tọa Việt-Mỹ tại Hạ Uy Di, Hoa Kỳ vào năm 2016. Ông cho biết ông là con trai duy nhất còn sống sót của Đại Tá Thiết Giáp Nguyễn Tuấn, người cùng gia đình 7 người khác đã bị Việt Cộng Bảy Lốp giết vào mùng hai Tết Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn.

Saturday, June 8, 2019

Cậu bé sống sót trong vụ bảy Lốp tàn sát gia đình năm 1968 ở trại Phù Đổng Gò Vấp...

Câu chuyện liên quan tới vụ Tướng Sáu Lèo.. bắn chết Bảy Lốp( hay Lém..)... kẻ giết chết toàn gia đình Đại tá TG.VNCH....

Người con trai của cố Đại tá Thiết giáp Nguyễn Tuấn.
Cậu bé 9 tuổi sống sót năm xưa Nguyễn Huấn là con trai của cố Đại tá thiết giáp Nguyễn Tuấn (cả gia đình cố Đại tá thiết giáp bị tên Vc bảy lốp sát hại), hiện tại Nguyễn Huấn là đại tá trong quân đội Hoa Kỳ.
 
Anh Tín,
Tôi có tìm đến website của anh và cũng muốn cho thêm một ít chi tiết của ông bố tôi. Trong danh sách các Đại Tá, anh có liệt kê ông bố tôi ở 551 Nguyễn Tuấn Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp (04/1968-02/1969
Bố tôi đã vì không chịu đầu hàng cộng sản và đã bị tụi nó giết ông và cả gia đình vào biến cố Mậu Thân 1968 (tôi là người duy nhất sống sót). Trong Thép và Máu của Hà Mai Việt, được ghi chú ông là CHT Trường Thiết Giáp từ 4/1965 - 2/1968. Tôi cũng nhớ như vậy vì đã di chuyển với gia đình từ Quảng Trị về đến Sàigòn cỡ năm đó.
Trong rất nhiều tài liệu của ngoại quốc và Việt Nam, vụ Tướng Loan bắn giết Bảy Lém, không ít thì nhiều cũng liên quan đến vụ thảm sát của gia đình tôi. Gia đình tôi có quen với gia đình ông Loan. Sau vụ thảm sát, tôi có đến ở nhà gia đình vợ của Tướng Loan để tránh pháo kích trong lúc chiến trường Mậu Thân vẫn đang tiếp diễn. Ông Loan cũng là bạn đồng khóa với bố tôi ở Thủ Đức Khóa 1 theo tôi được biết.
Thêm một phần nữa, ông ta cũng có tham dự CGS College ở Fort Leavenworth, KS trong khóa 66-1.
145 66-1 Tuan Nguyen Khac Cung LTC Armor Assoc
  Trong thời gian đó, theo tôi hiểu, vì bố tôi không có tên giữa, nên khi được hỏi Middle Name đã viết vào là Không Có ... bị hiểu lầm là Khac Cung. Hình ảnh là hình của ông bố tôi
 



 
Trong hàng ngũ lên cấp đại tá có trung tá Nguyễn Huấn thuộc đơn vị miền Đông. Anh đã được gắn lon vào ngày 1 tháng 7-2014. Anh là con trai duy nhất 9 tuổi của cố đại tá thiết giáp Nguyễn Tuấn , Thủ Đức K1, một trong những anh hùng của QLVNCH đã hy sinh trong trận chiến Tết Mậu Thân.
 
 Tháng 4 -75 cậu bé đi cùng gia đình ông chú qua Mỹ và bây giờ trở thành trung tá Huấn thăng cấp đại tá tháng 7- 2014. Nguyễn Huấn là con người đã hết sức nỗ lực, vươn lên từ thảm kịch để trở thành đại tá của quân lực Hoa Kỳ. Thực là 1 hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Anh Huấn sống trong cô đơn từ 68 đến 75. Cậu bé không có hoàn cảnh để chia xẻ với gia đình trong nỗi đoạn trường tháng tư 75 và phải tiếp tục phấn đấu một mình cho đến khi tốt nghiệp đại học, nhập ngũ và trở thành sĩ quan cao cấp đeo trên vai đôi chim ưng cánh bạc của quân lực Hoa Kỳ. Anh đã sống suốt cuộc đời cho cả gia đình.
 (Ghi chú: Trung Tá Cao là con của Đại Tá Nguyễn Đình Bàng)
Vũ Văn Lộc

Hải Quân đại tá Phạm Ngọc Tuấn, phụ tá tham mưu trưởng đặc trách tình báo hải quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản - Nguyễn Quân

Huy hiệu tình báo hải quân Hoa Kỳ (ảnh huy hiệu của en.wikipedia.org)


Hải quân Đại tá Phạm Ngọc Tuấn là 1 trong 25 HQ Đại tá Hoa Kỳ gốc Việt hiện đang phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Ông được hội đồng thăng cấp Bộ hải quân đề cử thăng cấp đại tá vào tháng 4 năm 2014. Hồ sơ được chuyển tới Tổng thống ký quyết định và chuyển đến Quốc hội ngày 7 tháng 5 năm 2014, sau đó được ủy ban quân vụ Thượng viện duyệt xét ngày 25 tháng 6 năm 2014. Ông được chính thức thăng cấp vào tháng 1 năm 2015.

Trước khi trở thành sĩ quan hải quân, Phạm Ngọc Tuấn là một thủy thủ, ông được thụ huấn các khóa huấn luyện để trở thành một thủy thủ phục vụ dưới tiềm thủy đĩnh. Vài năm sau, ông được thụ huấn tại học viện hải quân Hoa Kỳ (United States Naval Academy) và tốt nghiệp văn bằng cử nhân khoa học, hải dương học, hóa học và vật lý năm 1991, ông và 963 sinh viên cùng khóa tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu úy.


Hoạt động trong ngành tình báo Hải quân:

Không ghi nhận được thời gian phục vụ trước năm 2013 ?
Từ năm 2014, HQ trung tá Phạm Ngọc Tuấn là chỉ huy trưởng tình báo hải quân Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á, thuộc trung tâm tình báo hổn hợp Thái Bình Dương, Bộ tư lệnh Thái Bình Dương.
Từ năm 2017 đến nay, HQ đại tá Phạm Ngọc Tuấn là phụ tá tham mưu trưởng, đặc trách tình báo, hải quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản (N2).


Học vấn:

Văn bằng cử nhân khoa học, hải dương học, hóa học và vật lý – United States Naval Academy.

Văn bằng cao học quan hệ quốc tế – Salve Regina University.

Văn bằng cao học quan hệ quốc tế và an ninh quốc gia – Naval War College.

Văn bằng cao học quản trị kinh doanh -University of Phoenix.

Ngoài ra ông còn tu nghiệp nhiều chương trình quân sự tại các trường và học viện quân sự Hoa Kỳ.



Thụ huấn:

Năm 1993, ông thụ huấn tại trường sĩ quan tác chiến điện tử hải quân không chiến.
Năm 1997, ông được giải thưởng Navy Intelligence RADM Showers Award for Excellence Director of Naval Intelligence.
Năm 2003, ông thụ huấn khóa sĩ quan tình báo hải quân.
Năm 2006, Mahan Scholars, United States Naval War College.
Năm 2010, ông được giải thưởng Navy Intelligence RADM Layton Award for Leadership Director of Naval Intelligence.


Ông thông thạo bốn ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp và Nhật.


HQ Đại tá Phạm Ngọc Tuấn đã biên soạn trên 20 bài nghiên cứu về tình hình tranh chấp tại biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quân sự Trung Cộng và các đề tài quân sự khác vô cùng giá trị, đã được các cơ quan truyền thông, báo chí, nhà xuất bản danh tiếng Hoa Kỳ và quốc tế như: Center for International Maritime Security, The National Interest, War on the Rocks, East Asia Forum, AEC News Today, Grant Newsham, The Diplomat, Real Clear Defense, The Japan Times, Proceedings (U.S. Naval Institute) và Air University Press (USAF) ấn hành phổ biến:

  • Deep Dive: Second Belt and Road Forum

    Center for International Maritime Security-May 27, 2019
    What were the key takeaways, what has changed since the inaugural Belt and Road Forum in 2017, and more importantly, what’s next for Washington?
  • How Vatican-Beijing Deal is Fracturing

    Center for International Maritime Security-April 22, 2019
    Beijing believes that Chinese Communism is the true religion, and the CCP is its one and only church and clergy.
  • On Looming US-China Trade Deal, Actions Speak Louder Than Words

    The Diplomat-April 18, 2019
    Talk without the support of action means nothing. Enforcement will be the key to any deal.
  • China’s Activities in the Polar Regions Cannot Go Unchecked

    Proceedings (U.S. Naval Institute), Real Clear Defense-March 28, 2019
    Left unchecked, China may turn the Arctic and Antarctic regions into disputed and contested areas—not entirely unlike the East and South China Seas.
  • The Space Force Needs Policy and Strategy (Part 3)

    Center for International Maritime Security-February 20, 2019
    Part three concludes the series and completes the circle with a relook on how America (through the Space Force) can mitigate instability and strengthen stability in space, while prolonging U.S. space preeminence into the 21st century.
  • What the Next Lunar New Year Holds for China

    The National Interest-February 13, 2019
    What should we expect from Beijing this year?
  • The Space Force Needs Policy and Strategy (Part 2)

    Center for International Maritime Security-February 12, 2019
    Part two will now take a step back for strategic context and re-examine a conceptual framework characterizing the dynamics that contribute to instability and stability in the space domain.
  • Space Force Needs Policy and Strategy (Part 1)

    Center for International Maritime Security-February 5, 2019
    Part one of a three-part series that revisits past recommendations for a new U.S. space policy and strategy in terms of ends, ways, and means – freedom of space, space preeminence, and full-spectrum space deterrence, respectively.
  • On U.S.-China Trade, Will Xi Jinping Keep His Promises to Trump?

    War on the Rocks-January 24, 2019
    Xi will ultimately fail to keep his promises to Trump unless he is forcefully, consistently, and persistently encouraged to do so.
  • Watch Out Rim of Pacific, Rim of China May Be On Horizon

    East Asia Forum, AEC News Today, Taiwan News-November 17, 2018
    Beijing may leverage nascent ASEAN-China maritime exercise to gradually establish its own version of Rim of the Pacific – perchance Rim of China.
  • Will the Revamped Xiangshan Forum Displace the Shangri-La Dialogue?

    Center for International Maritime Security-October 23, 2018
    Will the newly revamped Xiangshan Forum displace the Shangri-La Dialogue?
  • One of China’s Worst Nightmares: RIMPAC 2020 in the South China Sea?

    The National Interes-tSeptember 29, 2018
    Holding the next RIMPAC 2020 in the South China Sea would be a real game changer.
    Other authors
  • Is the Belt and Road Initiative Too Big to Fail? (Part 2)

    Center for International Maritime Security-September 4, 2018
    Offers perspectives on what America could and should do (and conversely not do) as the result thereof.
    Other authors
  • Is the Belt and Road Initiative Too Big to Fail? (Part 1)

    Center for International Maritime Security-August 28, 2018
    Discusses growing concerns of a BRI bubble that may burst, and that China’s hurried and reckless BRI investments through the years are beginning to drag down its already slowing domestic economy.
    Other authors
  • China Can’t Just “Pick and Choose” From The Law of The Sea

    East Asia Forum-July 27, 2018
    Beijing is still conveniently disregarding United Nations Convention on Law of the Sea and accepted international norms to support its national interests and to complement its strategic narratives.
  • Déjà Vu at 2018 Shangri-La Dialogue

    Center for International Maritime SecurityJuly 24, 2018
    China again sent a relatively low-ranking delegation head to the 2018 Shangri-La Dialogue. What is Beijing trying to say? What does it portend for the region in the coming years?
  • World is Pushing Back in the South China Sea

    East Asia Forum, The News LensJune 29, 2018
    The region and the world are “firmly” pushing back against Chinese unilateral expansionism in the South China Sea through words and deeds.
  • A Sign of the Times, China’s Recent Actions and the Undermining of Global Rules (Part 3)

    Center for International Maritime Security, Maritime ExecutiveMay 24, 2018
    Lays out previously recommended ways and means that Washington can impose strategic costs to Beijing and regain and maintain the strategic high ground (initiative). Providentially, the Trump Administration has implemented many of them, but the “real” challenge remains sustaining the efforts and making the costs enduring.
  • Now is Not the Time to Back Down in the South China Sea

    The DiplomatMay 2, 2018
    To not further give ground to Beijing in the strategic waterway, Washington cannot back down “now” in the SCS and give grist to the ongoing Chinese public diplomacy (information) campaign.
  • A Sign of the Times, China’s Recent Actions and the Undermining of Global Rules (Part 2)

    Center for International Maritime Security, Maritime ExecutiveApril 24, 2018
    A month later, previously cited Chinese undertakings continue to mature and advance apace. Left unchallenged and unhindered, Beijing may become even more emboldened and determined to expand its global power and influence and accelerate the pace of its deliberate march toward regional preeminence and ultimately global preeminence.
  • A Sign of the Times, China’s Recent Actions and the Undermining of Global Rules (Part 1)

    Center for International Maritime Security, Maritime ExecutiveMarch 6, 2018
    Three worrying developments have emerged that oblige the United States to further challenge China to become a more responsible global stakeholder that contributes positively to the international system.
  • China in 2018, What to Expect

    The DiplomatJanuary 11, 2018
    Forecasting Beijing’s goals and actions in the next year.
  • China 2017, Year in Review

    The DiplomatJanuary 10, 2018
    How might events during the past year foretell Beijing’s actions for 2018?
  • Chinese Dream and Beijing’s Grand Strategy

    Center for International Maritime SecurityDecember 19, 2017
    Xi has irreversibly moved China forward from the legacies of Mao and Deng, and resolutely set the country on the continued path of the Chinese Dream – a strategic roadmap for national rejuvenation (grand strategy) that interlinks all ancillary strategies.
  • Time for the US to Stop Losing Ground to China in the South China Sea

    The DiplomatOctober 24, 2017
    Opportunities for Washington to push back against Beijing in the South China Sea. If America does not, to Chinese leaders, continued U.S. passivity and acquiescence convey tacit acknowledgement and imply consent to execute their strategic ambitions and strategies in the strategic waterway unchallenged and unhindered.
  • How America Can Keep From Losing in the South China Sea

    The DiplomatSeptember 4, 2017
    Washington is losing ground in the South China Sea, and risks making the situation lasting unless America imposes “real” strategic costs to China.
  • The United States Has Not Lost in the South China Sea

    The Diplomat, Real Clear DefenseSeptember 1, 2017
    Although the United States has had some setbacks in the South China Sea, America has not lost the vital waterway yet. Washington can still regain the strategic initiative and recover the high ground in diminished regional influence.
  • Chinese Double Standards in the Maritime Domain

    The Diplomat, Real Clear DefenseAugust 16, 2017
    Beijing clearly understands its maritime rights, but does not necessarily tolerate and accept the same rights for others.
  • After Shangri-la Dialogue – For China, So What and Now What

    Center for International Maritime Security, Maritime ExecutiveJuly 19, 2017
    Beijing sent an unusually low-ranking delegation head to the 2017 Shangri-La Dialogue. Was it the right move? What does it matter?
  • Trump-Xi Summit, A Month Later – So What and What’s Next?

    Center for International Maritime SecurityMay 25, 2017
    Who came out relatively stronger from the summit, what are the ramifications for the U.S.-China relations, what to expect when Trump visits China next, and where are the U.S. strategic opportunities?
  • Trump-Xi Summit, Looking Back One Month Later

    Center for International Maritime SecurityMay 18, 2017
    As the dust settles and more disclosures are made, what can be said now of the Trump-Xi Summit a month later?
  • China – Connected Strategic Themes Across Contested Global Commons (Part 2)

    Center for International Maritime Security, Real Clear Defense-April 27, 2017
    Possibly connected strategic themes that cut across the interlinked and contested global commons of maritime, space, and cyberspace; and how the United States could best respond to the emerging Chinese strategies.
  • After the Trump-Xi Summit: Where Do US-China Relations Go From Here?

    The Diplomat-April 11, 2017
    What’s Beijing’s regional strategy in 2017, how should Washington respond, and where did the Xi-Trump summit fit in?
  • China – Connected Strategic Themes Across Contested Global Commons (Part 1)

    Center for International Maritime Security, Real Clear Defense-April 6, 2017
    The potential cross-domain nexus of the interdependent and contested global commons of maritime, space, and cyberspace.
  • The Final Frontier – The Future of Defending Space as a Global Commons (Part 2)

    Center for International Maritime Security, Real Clear Defense-January 25, 2017
    Ways and means the United States can weaken space instability and strengthen space stability while maintaining its space preeminence into the 21st century.
  • The Final Frontier – The Future of Defending Space as a Global Commons (Part 1)

    Center for International Maritime Security, Real Clear Defense-December 20, 2016
    Conceptual framework characterizing the dynamics that contribute to instability and stability in the space domain.
  • China’s Maritime Strategy on the Horizon

    The Diplomat, Real Clear Defense-November 24, 2016
    Fleeting strategic opportunity for Washington to shape and influence Beijing’s looming and evolving maritime strategy.
  • The South China Sea Ruling, One Month Later

    The Diplomat-August 12, 2016
    Time to carefully analyze the Chinese reaction to determine how best to respond in the coming months.
  • America Has a Chance to Beat Back China’s South China Sea Strategy

    The National Interest-July 5, 2016
    Beijing is revealing its new maritime strategy. America must be ready to stop it.
  • Why the U.S. Rebalance to Asia Is More Important Than Ever

    The Diplomat, The Japan Times-June 28, 2016
    The rebalance offers a fleeting strategic opportunity to nudge China toward being a responsible global stakeholder.
  • After the South China Sea Ruling?

    The Diplomat-June 17, 2016
    The long-awaited Tribunal’s merits ruling will come soon. What happens then?
  • South China Sea, A Legal Analysis of China’s Maritime Claims

    The Diplomat-June 16, 2016
    How China seeks to shape maritime law to legitimize its claims.
  • A South China Sea Game Changer

    Proceedings (U.S. Naval Institute) April 1, 2016
    A ruling is about to come down from the Hague on the simmering sovereignty dispute between the Philippines and China. All regional players have a stake in the outcome.
  • The 21st Century Space Race

    Proceedings (U.S. Naval Institute) December 1, 2015
    The United States needs a deeper, more balanced space posture or we risk losing our preeminent role in this vital warfighting domain.
  • More Maritime Strategists Now

    Proceedings (U.S. Naval Institute) December 1, 2014
    By taking steps to invest in its strategic thinkers, the Navy will be better prepared to respond to future challenges.
    Other authors
  • The Rebalance Requires Brains as Well as Brawn

    Proceedings (U.S. Naval Institute) April 1, 2014
    The U.S. Navy needs a comprehensive, cost-effective, and sustainable plan to develop and deploy more regional experts to the Asia-Pacific region.
  • Open Source Intelligence (OSINT) – Doctrine’s Neglected Child

    Air University Press (USAF )October 1, 2005
    Time to reconsider OSINT as an operational intelligence force and resource multiplier, and revise doctrine to reflect on the growing importance of OSINT in the all-source analysis process.

Nguồn: tài liệu tham khảo: Navy Personnel Command; Congress.gov; Office of Naval Intelligence; linkedin.com; usni.org/magazines/proceeding;
bienxua-6 Hải quân Trung tá Hoa Kỳ gốc Việt được đề cử thăng cấp Đại tá năm 2018.

 https://jp.linkedin.com/in/tuan-n-pham-b58291122
 Captain Pham is a Navy China Hand (Master-level) stationed in Japan as the Assistant Chief of Staff for Intelligence and Information Operations to Commander, U.S. Naval Forces Japan. He has extensive experience in the Indo-Pacific, and is widely published in national security affairs.

Tuan N. Pham

Assistant Chief of Staff for Intelligence (N2)

日本

軍事