“Tôi đang khép cánh cửa cuộc đời binh nghiệp 52 năm. Khi tôi gia nhập quân đội trước khúc quanh thế kỷ, mọi hy vọng và ước mơ thơ ấu đã thành tựu. Thế giới đã đổi thay bao phen kể từ khi tôi tuyên thệ trên vũ đình trường West Point, và những giấc mộng và uớc mơ đã tan biến từ lâu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ điệp khúc một bài ca quen thuộc nhất trong doanh trại của thời đó được hát một cách kiêu hùng
“Nguời lính già không bao giờ chết, họ chỉ tàn phai với năm tháng”. Và giống như nguời lính già của câu hát đó, tôi đang khép cửa cuộc đời binh nghiệp và tàn phai, và nguời lính già đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ mà Thuợng Ðế đã soi sáng để thấy nhiệm vụ đó. Xin chào tạm biệt mọi nguời” (I am closing my fifty two years of military service. When I joined the army before the turn of the century, it was the fulfillement of my boyish hopes and dreams. The world has turned over many times since I took the oath on the plain at West Point, and the hopes and dreams have long since vanished. But I still remember the refrain of one of the most popular barrack ballads of that day which proclaimed most proudly that - Old soldiers never die, they just fade aways. And like the old soldier of that ballad I now close my military career and just fade away, and old soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty. Goodbye!)
Cả luỡng viện Quốc Hội đều đứng dậy vổ tay hoan nghênh, và một số mắt hoen lệ.
Tất
cả người lính già đều chết, nhưng sẽ chết trong bóng tối như mọi nguời,
chỉ có những nguời lính già vinh với lính, nhục với lính, không bỏ rơi
lính, không chạy trước lính, và giữ trọn phuơng châm “Nhiệm Vụ, Danh Dự,
Tổ Quốc” như tướng MacArthur mới đuợc gọi là nguời Lính Già Không Bao
Giờ Chết. Ðó là lý do tại sao tác giả cuốn sách này đã dùng câu hát
Nguời Lính Gìa Không Bao Giờ Chết để gọi tướng Douglas MacArthur.
hay chuyện của Tuớng Douglas MacArthur
Nguời
Lính Gìa Không Bao Giờ Chết là câu hát của nguời lính Mỹ trong doanh
trại thời truớc, nhưng khi câu hát này đuợc thốt ra từ Tuớng Douglas
MacArthur khi ông đọc bài điều trần trước luỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ sau
khi bị cất chức Tư lịnh tối cao quân đội Hoa kỳ ở Ðông Nam Á và các lực
luợng Liên Hiệp Quốc trong cuộc chiến tranh Nam - Bắc Hàn năm 1950, thì
trở thành bất hủ. Ông là một trong những vị tuớng 5 sao của Hoa Kỳ đuợc
nhiều huy chuơng chiến trường nhất, và ông là một thiên tài quân sự
đuợc xem là một Caesar. Nhưng trong một phương diện khác, ông gây ra
nhiều ý kiến chống đối, đó là lý do tại sao ông không đuợc bầu làm tổng
thống Hoa Kỳ, mà chỉ làm một nguời Lính Già Không Bao Giờ Chết.
Ông
sinh truởng trong một gia đình võ nghiệp. Cha ông là tướng chỉ huy lực
lượng Hoa Kỳ chiếm đóng Phi luật Tân sau cuộc chiến tranh Hoa Kỳ -Tây
Ban Nha 1898. Lúc nhỏ sống trong doanh trại, ông được dự những buổi chào
cờ và diễn hành quân cách, nên nuôi giấc mộng làm lính. Ông đuợc gởi
học truờng thiếu sinh quân, và lớn lên đuợc thâu nhân vào truờng West Point.
Sau khi ra truờng vào năm 1904, ông đuợc gắn cấp thiếu úy ngành công
binh, và phục vụ ở Phi Luật Tân để xây cất đường sá và bến tàu, rồi làm
sĩ quan tùy viên cho cha. Nhờ đó ông đuợc tháp tùng theo cha trong các
cuộc thăm viếng Nhật Bản, Trung Hoa và Singapore, và có nhận định sớm là
tương lai quyền lợi Hoa Kỳ không phải ở Au Châu mà là ở các nuớc Á Châu
đang giành lại quyền độc lập.
Trở
về Hoa Kỳ ông tham gia công trình kênh Panama, phụ trách xây cất San
Francisco sau vụ động đất 1906, tham gia trận chiến tranh với Mexico năm
1913. Khi Thế chiến 1 bùng nổ, ông là Ðại tá trong đoàn quân Viễn chinh
Hoa Kỳ sang chiến đấu ở Pháp năm 1917. Mặc dù là sĩ quan tham mưu sư
đoàn, ông thích cầm quân ra trận. Ông là một sĩ quan gan dạ trong các
trận đẩm máu nhất của mặt trận miền Tây (Pháp, Bỉ va Hoa Lan) ông được
gắn 7 anh dũng bội tinh Silver Star, một DSC (Distinguished Service
Cross), một DSM (Distinguished Service Medal) và một Legion d
honneur(Bắc đẩu bội tinh) của quân đội Pháp, và đuợc thăng cấp Tuớng một
sao.
Cũng
như các danh tuớng Mỹ khác, ông có một lối ăn mặc đặc biệt, không gài
cúc cổ áo, không mang cà vạt, và thích đội chiếc nón két bàu nhàu thêu
kim tuyến trông rất tài tử.
Ông
được cử làm Chỉ Huy Trưởng trường West Point năm 1919 lúc 39 tuổi, là
một trong nhũng vị chỉ huy truởng trẻ nhất. Ông thực hiện nhiều cải cách
sâu rộng như nâng cao tinh thần thể thao, mang môn khiêu vũ vào chuơng
trình, khuyến khích SVSQ đọc báo hàng ngày để tiếp xúc với thế giới bên
ngoài. Về văn hóa, ông thấy người lính tương lai không còn là hạng
chuyên nghiệp nữa mà xuất thân từ các tầng lớp xã hội, nên người sĩ quan
không thể dùng kỷ luật khắc khe và hình phạt nặng nề để chỉ huy mà phải
có tầm hiểu biết rộng rãi về tâm lý, lịch sử, xã hội và những mối tuơng
quan trên thế giới, nên khoa Nhân văn (Sử, Văn chuơng) và Khoa học xã
hội (Xã hội, Luật, Kinh Tế) được mang vào, và các giảng viên được gởi
đến các đại học bên ngoài hàng năm một tháng để trau dồi kiến thức. Nhờ
vậy văn bằng tốt nghiệp West Point đuợc Quốc hội HK biểu quyết chấp nhận có giá trị ngang hàng với văn bằng cử nhân ở các đại học dân sự.
Năm
1922 ông được cử trở lại Phi Luật Tân chỉ huy lực luợng quân sự HK ở
Manila trong 3 năm, khi trở về HK ông được thăng cấp Tuớng 2 sao chỉ huy
cấp quân đoàn, rồi làm việc tại Bộ Quốc phòng.
Năm
1930 ông được cử làm Tổng Tham mưu trưởng quân lực HK, và được mang cấp
tuớng 4 sao giả định theo chức vụ. Ông thực hiện nhiều công tác quan
trọng, như ra Quốc Hội tranh đấu đòi tăng ngân sách quốc phòng, gia tăng
quân đội, lập ra trường tham mưu trung cấp Leavenworth giúp sĩ quan trẻ
có cơ hội tiến xa trên đường võ nghiệp, lập ra Ðại học quân sự để giúp
cấp tá lãnh đạo sau này. Nhờ vậy khi Ðại chiến 2 bùng nổ, quân đôi HK có
đủ cấp sĩ quan lãnh đạo.
Khi
TT Roosevelt đắc cử năm 1930, chính sách New Deal đuợc mang ra để giải
quyết nền kinh tế khủng hoảng. Một tổ chức gọi là Civilian Conservation
Corps thu hút hơn 300 ngàn người trẻ không có việc để thực hiện những
chương trình như xây trường học, tu bổ công ốc, xẻ đường, khơi sông và
trồng rừng. Chương trình này gặp khó khăn buớc đầu vì tất cả đoàn viên
đều là dân thất nghiệp luời biếng và thiếu kỷ luật, nên ông được giao
phó nhiệm vụ này. Nhờ áp dụng tổ chức quân đội và dùng sĩ quan điều
hành, ông đã thực hiện kế chưong trình này tốt đẹp.
Năm
1934 nhiệm kỳ Tham mưu truởng đáo hạn, ông vận động ở lại để có thể
thực hiện nhiều chương trình khác, nhưng không được. Trong lúc đang khó
xử, vì ông sẽ trở lại cấp cũ, thì phái đoàn chính phủ Phi Luật Tân sang
Washington nhờ chính phủ HK giới thiệu một vị cố vấn quân sự để thành
lập một đội quân chuẩn bị cho một nuớc PLT sắp được HK trao lại độc lập
vào năm 1946. Nếu nhận chức vụ này ông phải rời quân đội. Ðó là một khổ
tâm của ông, mặc dù ông hưởng đuợc nhiều quyền lợi lớn. Cuối cùng buộc
lòng, ông chấp nhận, và chính phủ đặc phái Ðại tá Eisenhower đi theo làm
phụ tá cho ông.
Vào
năm 1940, Ðế quốc Nhật Bản đang bành truớng thế lực trong vùng Ðông Nam
Á. Vì thời gian cấp bách và ngân sách eo hẹp nên ông phỏng theo Thụy sĩ
lập một đạo quân trừ bị, nghĩa là chỉ duy trì một đạo quân hiện dịch 40
ngàn, còn ngoài ra sẽ đào tạo một đạo quân trừ bị khoảng 200 ngàn nguời
trong thời gian 6 năm, khi bình thuờng ở nhà, khi có chiến tranh sẽ trở
lại nhập ngũ. Ðó là một kế hoạch sai lầm, vì đạo quân này ô hợp tan rả
nhanh chóng khi quân Nhật đổ lộ lên Luzon vào năm 1941.
Sau
khi chiếm Triều Tiên, Mãn Châu, miền Bắc Trung Hoa, các tỉnh Thuợng
Hải, Bắc Kinh và Ðài Loan, Nhật Bản thấy không đủ sức để chiếm nốt Trung
Hoa, nên ngừng lại và quay ra bành trướng trong vùng Thái Bình Duơng để
chiếm các tài nguyên quan trọng cần cho bộ máy chiến tranh như dầu hỏa ở
Nam Duơng, cao su ở Mã Lai và hầm mỏ ở Úc. Khởi sự Nhật đưa quân vào
Ðông Duơng năm 1940 với sự đồng ý của Pháp để đánh chiếm Mã Lai,
Singapore, và tiếp tục đổ quân chiếm các quần đảo Marinas, Solomons và
Papua New Guinea để xâm chiếm Úc. Truớc tình hình nghiêm trong, Bộ Tổng
Tham mưu HK gọi ông trở lại quân đội và thăng ông cấp Tuớng 3 sao vào
tháng 7/41 làm tư lệnh quân đội HK và PLT.
Khi quân Nhật thình lình oanh tạc Pearl Harbour ngày 8/12/41, ông đuợc thăng lên tuớng 4 sao chỉ huy tất cả lực luợng HK ở Thái Bình Duơng.
Lực
luợng HK ở PLT chỉ gồm có 3 sư đoàn với quân số không đầy đủ duới quyền
chỉ huy của tuớng Wainwright, ông yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) gởi
thêm quân và vũ khí, nhưng không đuợc đáp ứng, vì ưu tiên dành cho mặt
trận Âu Châu. Nên khi quân Nhật từ Ðài Loan đổ bộ 200,000 quân cùng với
hàng trăm phi cơ lên bán đảo Luzon phía Bắc PLT thì HK không chống đỡ
nỗi, quân đội HK rút về cố thủ ở bán đảo Battan cách Manila vài chục dặm
về phía Bắc, nhưng Battan thất thủ, ông và và bộ tham mưu rời Manila
rút ra đảo Corregidor ngoài vịnh Manila. Ông cuơng quyết cố thủ để chờ
tiếp viện. Bộ TTM duới quyền tướng Marshall
yêu cầu ông rời hòn đảo này để qua Úc lập lực lượng phản công, ông từ
chối dù phải bỏ mạng. Tuớng Marshall lo ngại nếu tuớng MacArthur bị bắt
sống thì đó là một sự nhục nhã đối với cường quốc HK và làm mất tinh
thần quân đôi HK trên khắp thế giới, nên ra lệnh ông phải rời. Hải quân
đuợc lệnh phái tàu đến đưa ông và ban tham mưu xuống đảo Midanao phía
Nam PLT, và từ đó không quân đưa ông sang Darwin,
thành phố bắc Úc. Ông cảm thấy hổ thẹn như kẻ đào ngũ bỏ rơi quân đội,
nhưng ông hứa, “I shall return.” Ðó là câu nói bất hủ đã dày vò tâm hồn
ông ngày đêm cho đến khi giải phóng đuợc PLT mới thôi. Khi ông vừa đến Darwin thì không quân Nhật dội bom xuống thành phố này. Khi xuống Melbourne
ông được thủ tuớng Úc John Curtin và dân chúng thành phố này đón mừng
như một vị anh hùng. Trong khi đó ở HK bộ máy tuyên truyền ca ngợi ông
để nâng cao tinh thần quân đội, các hội hè, các đoàn thể và các truờng
học đều treo cờ và hình ảnh của ông.
Ông
đuợc cử làm chỉ huy lực luợng HK và các nuớc Ðồng Minh ở Viễn Ðông,
nhưng ông khổ tâm vì quân lực HK chưa có mặt trên đất Úc. Trong khi đó
nuớc Úc đang bao trùm trong một bầu không khí bại trận đến nơi, vì Úc
đang bị bỏ ngõ, quân lực Úc gồm 4 sư đoàn thiện chiến đang ở mặt trận
Bắc Phi, Hải quân Úc đang ở Ðia Trung Hải và không lực Úc đang ở Trung
Ðông, nên dân chúng lo sợ quân Nhật có thể xuất hiện bất cứ ở đâu và bất
cứ lúc nào.
Sự có mặt của ông mang lại một niềm hy vọng lớn cho dân Úc. Ông đặt bản doanh tại thành phố Brisbane,
ngụ tại khách sạn Lennon và làm việc tại tòa nhà AMP. Khi mặt trận Âu
Châu bắt đầu nghiêng về phe Ðồng Minh, Tổng Tham Mưu Truởng Hoa Kỳ mới
bắt đầu nghĩ đến chiến truờng Viễn Ðông, quân đoàn 8 do tuớng
Eichelberger và nhiều phi đoàn vận tải và chiến đấu đuợc gởi sang Úc.
Chiến
luợc của Nhật là một mặt chiếm các quần đảo Solomons, Papua Guinea, và
một mặt khác diệt tan hạm đội HK, cắt đứt đuờng hải vận từ HK, tức là
làm bá chủ được vùng Thai Bình Duơng, và vấn đề xâm chiếm Úc không còn
khó khăn nữa, nên Nhật đã oanh tại Trân Châu Cảng ngày 8/12/41 hòng tiêu
diệt hạm đội 7 của HK, nhưng không thành công, nên qua năm sau, Đô đốc
Yomamoto dẫn hạm đội hùng hậu với 4 hàng không mẫu hạm chứa trên hàng
trăm phi cơ quyết tâm tiêu diệt hạm đội HK. Nhờ bắt được tín hiệu mật
của Nhật, Hải quân HK phát hiện sớm và đánh tan đoàn chiến hạm Nhật gần
đảo Midway. Trận hải chiến này đã xoay chiều mặt trận Thái Bình Dương.
Trong khi đó, tướng MacArthur bắt đầu phản công những quần đảo. Những
trận đánh chiếm những căn cứ Nhât trên các quần đảo này là những trận
đẫm máu đắt giá với 1 đổi 2, bởi vì quân Nhật cố thủ trong những hầm hố
kiên cố.
Sau khi chiếm đuợc đảo Solomons, HK va Úc bắt đầu phản công New Guinea.
Khi các căn cứ lớn như Rabaul, Lae, Gona và Buna lọt vào tay HK, và
quân Úc đánh tan đuợc quân Nhật ở con đuờng mòn Kokoda phía Bắc thị trấn
Moresby của Papua New Guinea thì Đồng Minh coi như làm chủ tình hình
quần đảo này, và tuớng MacAthur tuyên bố với dân Úc mối đe doa Nhật
không còn nữa.
Bây
giờ tướng MacArthur mới nghĩ đến kế hoạch giải phóng PLT như lời hứa,
nhưng các tư lệnh Hải quân và Không quân muốn bỏ PLT mà đánh thẳng vào
Nhật. TT Roosevelt bay sang Hawai họp với các tuớng vùng Viễn Ðông để
vạch một kế hoạch phản công. Ông thuyết phục TT Roosevelt phải giải phóng PLT.
Ông được thăng cấp tuớng 5 sao ngày 18/12/44
chỉ huy các lực luợng Viễn Ðông. Vào năm 1944, quân Ðức bị đẩy lui khắp
các mặt trận Âu Châu, nên mặt trận Viễn Ðông đươc tăng cuờng. Cuộc đổ
bộ lên đảo Leyte phía Ðông PLT gồm một hạm đội trên 1000 chiếc và hàng trăm máy bay hùng hậu chẳng kém trận Normandy.
Tuớng MacArthur lội nuớc từ chiếc tàu đổ bộ buớc lên bãi biển, đầu đội
chiếc nón két tài tử và ngậm ông vố là hình ảnh lịch sử khó quên, và từ
đó quân Mỹ tiến chiếm Luzon và giải phóng Manila vào tháng 2, 1945.
Hải
quân tiến chiếm các đảo chiến lược như Saipan, Iwo Jima và cuối cùng là
Okinawa gần Nhật. Ðây là một trận đẩm máu nhất, cả 2 bên đều thiệt hại
nặng, HK phải trả gía 50 ngàn quân mới chiếm được hòn đảo này.
Kế
hoạch đánh thẳng vào nội địa Nhật bắt đầu, hàng trăm pháo đài bay B.29
từ các căn cứ trên Thái Bình Dương hàng ngày dội hàng ngàn tấn bom xuống
các thành phô kỷ nghệ Nhật, nhưng Nhật chưa chịu đầu hàng. Căn cứ vào
mức thiệt hại nặng ở trận Okinawa, TT Truman không muốn HK phí tổn và
kéo dài cuộc chiến tranh, nên hạ lệnh thả 2 qủa bom mguyên tử xuống
Hiroshima ngày 6/8 và Nagazaki ngày 9/8 khiến Nhật đầu hàng vô điều kiện
vào ngày 15/8/45.
Tướng
MacArthur được cử làm Chỉ Huy Tôi Cao các lực luợng Ðồng Minh chiếm
đóng Nhật. Lễ đầu hàng đuợc diễn ra trên chiến hạm Missouri, tướng
MacArthur oai phong với chiếc nón két phong suơng, cổ không thắt cà vạt
như thuờng lệ chủ tọa buổi lễ.
Khi
quân đội chiếm đóng HK đặt bộ chỉ huy trên đất Nhật, ai cũng tưởng
tướng MacArthur sẽ thi hành một chính sách trả thù không nuơng tay đối
với sự tàn ác của quân đội Nhật, nhưng nguợc lại ông là một nhà chính
trị khôn ngoan.
Lúc
đầu ông định thiết lập chế độ quân quản và lập tòa án quân sự, nhưng
thủ tuớng Yokoda cam kết sẽ thi hành nghiêm chỉnh văn kiện ký kết, nên
ông bỏ ý định này, và quả nhiên 3 tháng sau tất cả vũ khí, máy bay, tàu
chiến đều được giao trọn cho lực luợng chiếm đóng. Một vài nuớc đồng
minh yêu cầu tháo gỡ may móc kỷ nghệ của Nhật để đến bù thiệt hại chiến
tranh, và bắt xử Nhật Hoàng về tội ác chiến tranh, ông từ chối, bởi vì
bây giờ ông không cầm quân nữa, mà đang đối phó với nền kỷ nghệ sụp đổ,
nạn thất nghiệp và các đảng chính trị thiên tả của Nhật. Cho nên vấn đề
cấp bách là phục hồi nền kinh tế Nhật để gỉai quyết nạn thất nghiệp trầm
trọng do hàng triệu quân Nhật giải ngũ, và dân chủ hoá một nước quân
phiệt độc tài.
Ông
có công lớn đưa ra một bản dự thảo Hiến Phap Nhật và được Quốc Hội Nhật
chấp nhận với những nguyen tắc dân chủ như: biến nước Nhật quân chủ
chuyên chế quân phiệt thành một nước quân chủ lập hiến, biến nền kinh tế
chỉ huy thành kinh tế thị trường, bỏ chế độ trợ cấp Thần đạo tôn sùng
Nhật Hoàng, thành lập các nghiệp đoàn lao động, cải cách ruộng đất, phá
bỏ những tổ hợp công ty gia đình phục vụ cho bộ máy chiến tranh...
Mặc
dù HK có viện trợ cho Nhật để tái thiêt nền kinh tế, nhưng Nhật không
hưởng đuợc chương trình viện trợ Marshall như ở Âu Châu, nền kinh tế
Nhật vẫn thấp kém, nên sau 3 năm kinh tế với các quốc gia khác. Lúc này
ông nghĩ đến hoà bình hơn là chiến tranh, nên ông bị công kích là đã bỏ
quên vấn đề quân sự.
Ngày
25/6/50 quân Bắc Hàn đột nhiên xua quân sang vĩ tuyến 38 chia đôi Nam
Bắc Hàn, quan Nam Hàn tháo chạy xuống Pusan, thị trấn cực Nam của Nam
Hàn, HK với quân số ít cũng không ngăn chận đuợc. Ông được cử làm tư
lệnh tối cao quân đội các nước Liên Hiệp Quốc. Lực
luợng HK chiếm đóng ở Nhật và Viễn Ðông được gởi sang Nam Hàn. Nhưng
muốn đẩy lui quân Băc Hàn trở lại vĩ tuyên 38, tướng MacArtur tính HK
phải tổn thất ít nhất trên một trăm ngàn quân, nên ông nghĩ ra một chiến
thuật táo bạo, là bỏ mặt trận phía Nam mà đánh tập hậu ở hải cảng
Inchon gần vỹ tuyến 38, cách Hán Thành 20 dặm về huớng Tây Nam và cách
Pusan 130 dặm để cắt đứt nguồn tiếp vận lương thực, vũ khí và binh lính
Bắc Hàn. Ông gởi kế họach về TTM và yêu cầu tăng viện một sư đoàn Thủy
quân lục chiến. TTM không tin tuởng kế hoạch này, nên cử một phái đoàn
gồm 3 tuớng tư lệnh lục, hải, không quân và tướng chỉ huy quân đoàn TQLC
sang Tokyo để trình bày những điểm bất lợi về địa thế, thời tiết và tiếp
vận mà nguyên tắc chiến thuật không cho phép. Ông bình tĩnh trả lời
từng điểm va đánh tan mọi sự hồ nghi của ban tham mưu trung uơng, và kết
luận: “Ðây là một ván cờ khó khăn, 1 đối với 5000, nhưng tôi chấp nhận.
Nếu như thất bại tôi lãnh chịu trách nhiệm, và tôi sẽ cùng binh sĩ
chiến đấu rút lui, còn qúy vị không mất gì cả, danh tiếng của tôi sẽ bị
chôn vùi. Tôi chỉ xin qúy vị cấp cho tôi một sư đoàn TQLC để đánh tan
quân địch”. Ban Tham Mưu không còn lý do ngăn trở và đồng ý.
Ðến ngày 15/9/50, tướng MacArthur đứng trên chiến hạm với tướng chỉ huy TTQC tiến về hải cảng Inchon. Bờ biển Inchon
bình thuờng rất cạn, nuớc triều mỗi ngày lên xuống 2 lần là những lúc
tàu có thể vào bờ. Khi cơn triều thứ nhất dâng lên vào lúc 8 giờ sáng,
một đơn vị TQLC chiếm hòn đảo nhỏ trước mặt hải cảng Inchon
chẳng gặp khó khăn, và khi cơn triều thứ nhì lên cách 8 giờ sau, thì cả
sư đoàn trên các tàu đổ bộ tiến vào bờ mà chẳng gặp sự kháng cự đáng
kể. Bị yếu tố bất ngờ Bắc Hàn không chống cự được, trong khi đó lực
luợng HK từ Pusan đánh lên ở thế trên búa duới đe, Bắc Hàn tan rả và
chạy trở lại vỹ tuyến 38.
Vói
chiến thuật lừng lẫy này MacArtur trở thành một thiên tài quân sự, và
tên tuổi đi vào lịch sử. Các danh tuớng từ cổ chí kim và từ Ðông sang
Tây thuờng hay ỷ công và bất phục tùng. Tuớng MacArthur cũng không thóat
khỏi thông lệ đó. Ðiều này có một ảnh huởng tai hại cho tham vọng chính
trị của ông về sau.
Lần
thứ nhất khi làm tổng Tham Mưu Truởng quân lực HK dưới thời TT Hoover.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế xẩy ra, hàng trăm ngàn cựu chiến binh mất
việc yêu sách chính phủ trả trợ cấp hưu trí liền thay vì phải chờ đến 60
tuổi, nhưng chính phủ không chấp nhận, nên họ tập họp thành một đoàn
biểu tình gọi là Bonus Marchers kéo về thủ đô Washington chiếm một số
công ốc và gây bạo động, cảnh sát đuợc lệnh dẹp đoàn biểu tình, nhưng
bất lực. Chính phủ giao cho quân đội, tướng MacArthur cởi ngựa điều động
toán quân với súng gắn luỡi lê và lựu đan cay thẳng tay dẹp đoàn biểu
tình, và theo chỉ thị ông phải ngừng lại bên này sông Potomac,
thì ông ra lệnh cho quân đội vượt qua cầu cào sạch lều trại của đoàn
biểu tình. Vụ đàn áp này làm dân chúng công phẩn, và bị báo chí lên án
là một hành động phát xít chà đạp quyền tự do biểu tình của dân chúng
của một nước tự do dân chủ ngay giữa thủ đô HK. Cuộc đàn áp này TT
Hoover đã trả giá bằng cuộc thất bại tranh cử lần 2, còn MacArthur mang
một vết dơ không tẩy xóa đuợc.
Và
lần thứ hai, sau khi dồn quân Bắc Hàn trở lại vỹ tuyến 38, ông được
lệnh của TTM và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vượt qua vĩ tuyến này để
giúp Bắc và Nam Hàn thống nhất theo hoà uớc ký kết giữa các nuớc Ðồng
Minh sau Ðại chiến 2, nhưng không đuợc tiến gần sát ranh giới Trung
cộng. Ðồng thời TT Truman bay sang đảo Wake để gặp MacArthur tỏ sự lo âu
một cuộc tham chiến của Trung cộng.
Giữa
TT truman và tuớng MacArthur vẫn có một sự hiềm khích nhau. Sau khi
Nhật đầu hàng, TT Truman hai lần mời tuớng MacArthur về HK, nhưng
MacArthur thoái thác viện cớ bận rộn công việc, TT Truman tức bực, nhưng
không dám ra lệnh triệu về, vì tuớng MacArthur là một vị anh hùng. Và
sau trận Inchon
thì uy danh của ông lấn át tất cả chính khách HK, trong khi uy tín của
TT Truman đang tụt giảm. Khi TT Truman bay sang đảo Wake để gặp tuớng
MacArthur, thì theo nghi lễ tướng MacAthur phải phải bay đến truớc để
đón tiếp một vị Tổng Thống vừa là tổng tư lệnh quân lực HK, thì trái lại
MacAthur ra lệnh cho máy bay hạ cánh cùng lúc với máy bay của TT
Truman, tướng MacArthur vẫn ăn mặc thuờng lệ với chiếc nón phong suơng
va không mang ca vạt khiến TT Truman tức giận trong lòng và chờ một cơ
hội khác để cất chức. Trong buổi nói chuyện MacArthur bỏ ngoài tai mối
lo sợ của vị Tổng Thống, và cả khi TT Truman mời MacArthur ăn cơm chiều
thì MacArthur cũng từ chối.
Sau
trận Inchon, các tuớng trong bộ TTM tự thấy mình nhỏ bé, và không dám
tỏ bày ý kiến khi tướng MacArthur cho quân đội HK tiến sát biên giới
Trung Hoa và cho không quân đánh sập các cây cầu trên sông Yulu giữa
Trung Cọng - Bắc Hàn, và quả nhiên đưa đến sự can thiệp của Trung Cọng.
HK bị đánh tan, và Trung cọng vượt qua vĩ tuyến 38 lại và tiến về Pusan.
Hoa Kỳ phải khó khăn và thiệt hại nặng mới đẩy Trung cọng về lại vĩ
tuyến 38.
Cuộc
chiến tranh dây dưa và tổn thất nặng khiến dân chúng HK đòi chấm dứt
chiến tranh sớm. TT Truman trước sự chống đối của dân chúng đang tìm
cách dàn xếp ngưng chiến với Trung cọng, thì tuớng MacArthur tuyên bố
trên báo chí sẽ dùng không lực dội bom các vùng kỷ nghệ Trung cọng nếu
không chịu rút quân. Lời tuyên bố này đi nguợc đuờng lối của chính phủ,
và chứng tỏ một sự bất phục tùng, nên TT Truman quyết định lấy tư cách
tổng tư lệnh quân lực HK cất chức tuớng MacArthur Tư lệnh các nước LHQ,
tư lệnh các lực luợng Ðồng minh chiếm đóng Nhật và tư lệnh HK ở Viễn
đông và triệu hồi ông về HK
ngay.
Khi
dân chúng Nhật nghe tin này, một số đông coi như môt cái tang trong gia
đình. Khi ông rời phi truờng Tokyo, hơn 250 ngàn dân Nhật đứng 2 bên
đuờng tiễn đưa thương tiếc, và khi máy bay đáp xuống sân bay San
Francisco, mặc dù không được loan báo chính thức hơn 500 ngàn nguời tụ
tập đón tiếp, và khi ông xuất hiện chính thức ở thành phố New York, hơn 7
triệu dân chúng đổ ra đường đón tiếp ông.
Trong
bài điều trần truớc luỡng viện Quốc Hội HK, ông đuợc vổ tay hoan nghênh
khiến ông phải ngưng lại nhiều lần mà vị chủ tịch Quốc Hội là Joe
Martin nói ông chưa hề thấy một chính khách nào đuợc hoan nghênh như vậy
suốt 50 năm ở chính truờng.
Ông
có nghệ thuật viết và nói truớc đám đông. Trong phòng làm việc của ông
khi nào cũng có gắn một tấm guơng lớn. Mỗi lần viết xong một bài nói
chuyện, ông thuờng đứng truớc tâm guơng học cách diễn tả trong lời nói
và dáng điệu.
Sau
khi Nhật đầu hàng, danh vọng của ông không ai bằng. Vào cuộc bầu cử
tổng thống năm 1948, một số tổ chức ở HK phát động phong trào “MacAthur
For President”, nhưng ông từ chối. Trong cuộc bầu cử tổng thống 1952
giữa lúc chiến tranh Triều Tiên đang gay go, dân chúng HK đòi hỏi một vị
tổng thống uy tín có thể mang lại hoà bình, là lúc ông đã từ giã quân
đội. Trong kỳ đại hội đảng Cộng Hòa năm 1952 chọn ứng viên ra tranh cử
tổng thống, ông bị đàn em là tướng Eisenhower đánh bại như thông lệ, học
trò hơn thầy, con hơn cha. Tuớng Eisenhower thua tuớng MacArthur 10
tuổi và là khóa đàn em ở West Point.
Khi tuớng MacArthur làm Tổng Tham Mưu truởng, Eisenhower, thường đuợc
gọi thân mật là Ike mới là Trung Tá phục vụ ở bộ TTM. Eisenhower lên
tuớng 5 sao chỉ 2 ngày sau tuớng MacArthur. Ike luôn luôn kính nể vị
niên truởng thiên tài quân sự, nhưng nguợc lại, MacArthur tuy khâm phục
tài tham mưu của đàn em, nhưng không khỏi khinh khi Ike là một vị tuớng
chưa hề có một huy chuơng chiến truờng. Trong đời binh nghiệp, Ike chỉ
cầm quân có 6 tháng, rồi nhảy qua ngành tham mưu, nhưng là một sĩ quan
tham mưu xuất chúng, nên MacArthur có lần đã ghi trong phiếu cá nhân của
Ike: “một sĩ quan tham mưu xuất chúng mà thời chiến tranh sẽ là một vị
tuớng giỏi.”
Trong
binh nghiệp, một vị tướng có thể thất bại đôi lần, nhưng chỉ cần một
trận lừng lẫy thì có thể trở thành bất tử. Tướng MacArthur thất trận ở
PLT, nhưng chỉ một trận Inchon (Triều Tiên) như sấm vang đã đưa ông lên hàng Caesar.
Trong bài điều trần truớc luỡng viện Quốc Hội HK, ông kết thúc như sau:
“Tôi đang khép cánh cửa cuộc đời binh nghiệp 52 năm. Khi tôi gia nhập quân đội trước khúc quanh thế kỷ, mọi hy vọng và ước mơ thơ ấu đã thành tựu. Thế giới đã đổi thay bao phen kể từ khi tôi tuyên thệ trên vũ đình trường West Point, và những giấc mộng và uớc mơ đã tan biến từ lâu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ điệp khúc một bài ca quen thuộc nhất trong doanh trại của thời đó được hát một cách kiêu hùng: “Nguời lính già không bao giờ chết, họ chỉ tàn phai với năm tháng”. Và giống như nguời lính già của câu hát đó, tôi đang khép cửa cuộc đời binh nghiệp và tàn phai, và nguời lính già đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ mà Thuợng Ðế đã soi sáng để thấy nhiệm vụ đó. Xin chào tạm biệt mọi nguời” (I am closing my fifty two years of military service. When I joined the army before the turn of the century, it was the fulfillement of my boyish hopes and dreams. The world has turned over many times since I took the oath on the plain at West Point, and the hopes and dreams have long since vanished. But I still remember the refrain of one of the most popular barrack ballads of that day which proclaimed most proudly that - Old soldiers never die, they just fade aways. And like the old soldier of that ballad I now close my military career and just fade away, and old soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty. Goodbye!)
“Tôi đang khép cánh cửa cuộc đời binh nghiệp 52 năm. Khi tôi gia nhập quân đội trước khúc quanh thế kỷ, mọi hy vọng và ước mơ thơ ấu đã thành tựu. Thế giới đã đổi thay bao phen kể từ khi tôi tuyên thệ trên vũ đình trường West Point, và những giấc mộng và uớc mơ đã tan biến từ lâu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ điệp khúc một bài ca quen thuộc nhất trong doanh trại của thời đó được hát một cách kiêu hùng: “Nguời lính già không bao giờ chết, họ chỉ tàn phai với năm tháng”. Và giống như nguời lính già của câu hát đó, tôi đang khép cửa cuộc đời binh nghiệp và tàn phai, và nguời lính già đã cố gắng làm tròn nhiệm vụ mà Thuợng Ðế đã soi sáng để thấy nhiệm vụ đó. Xin chào tạm biệt mọi nguời” (I am closing my fifty two years of military service. When I joined the army before the turn of the century, it was the fulfillement of my boyish hopes and dreams. The world has turned over many times since I took the oath on the plain at West Point, and the hopes and dreams have long since vanished. But I still remember the refrain of one of the most popular barrack ballads of that day which proclaimed most proudly that - Old soldiers never die, they just fade aways. And like the old soldier of that ballad I now close my military career and just fade away, and old soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty. Goodbye!)
Cả luỡng viện Quốc Hội đều đứng dậy vổ tay hoan nghênh, và một số mắt hoen lệ.
Tất
cả người lính già đều chết, nhưng sẽ chết trong bóng tối như mọi nguời,
chỉ có những nguời lính già vinh với lính, nhục với lính, không bỏ rơi
lính, không chạy trước lính, và giữ trọn phuơng châm “Nhiệm Vụ, Danh Dự,
Tổ Quốc” như tướng MacArthur mới đuợc gọi là nguời Lính Già Không Bao
Giờ Chết. Ðó là lý do tại sao tác giả cuốn sách này đã dùng câu hát
Nguời Lính Gìa Không Bao Giờ Chết để gọi tướng Douglas MacArthur.
Trần xuân Hiền
Old Soldiers Never Die
No comments:
Post a Comment