Buổi
nói chuyện được tổ chức lúc sáu giờ chiều để tiện cho người đi học, đi
làm. Vào giờ đó các xa lộ dẫn đến Stanford đều đông xe, nhưng mọi người
đã dành thì giờ đi sớm để đến đúng giờ. Khuôn viên trường rộng mênh mông
nhưng các em cử người đứng trước tòa nhà Kehillah để đón khách và còn
đem cờ Việt Nam và cờ Mỹ thật to ra để ngay trên bãi cỏ gần đường (một
cử chỉ thông minh và thật đáng yêu!) Nhờ thế, mọi người tìm ra nơi họp
khá dễ dàng.
Buổi
lễ năm nay đặc biệt vì mốc bốn mươi năm và sự có mặt của tướng Lê Minh
Đảo. Ngoài các em sinh viên còn nhiều người lớn, phần đông là phụ huynh,
và vài người Mỹ.
Phòng
họp không lớn lắm nên không khí ấm cúng. Ở cuối phòng là một bàn dài
với nước uống và thức ăn Việt Nam cho mọi người “nạp năng lượng” trước
khi họp. Tuổi trẻ năng nổ, phóng khoáng, và thực tế - học và làm việc
rất hăng nhưng vẫn không quên rằng ăn cũng rất quan trọng! Một chi tiết
nhỏ khác làm tôi vui vui là cách ăn mặc trang nhã của các em trong ban
tổ chức. Vẻ lịch sự và trang trọng đúng mức cho dịp gặp gỡ vị khách đáng
kính trong một ngày buồn của quê mẹ đã nói lên sự hiểu biết và trưởng
thành của các em.
Buổi
lễ bắt đầu đúng giờ theo chương trình đã soạn sẵn. Như một hình thức
không bao giờ thiếu trong mỗi dịp quan trọng, phần đầu tiên là lễ chào
cờ Mỹ Việt. Tiếp theo là phút yên lặng tưởng nhớ. Kế đó là một diễn giả
trình bày ngắn gọn về cuộc chiến Việt Nam.
Rồi
màn hình xuất hiện hình ảnh chiến trường Xuân Lộc đầu tháng Tư, 1975.
Những cụm khói đen bốc lên cuồn cuộn. Tiếng đại bác nổ rền. Lời thuyết
minh vang lên: The name Sai gon and the name Xuan Loc has become
synonymous with hope and heroism. General Le Minh Dao defies the
Communist… (Cái tên Sài gòn và Xuân Lộc đã trở thành đồng nghĩa với hy
vọng và sự anh dũng. Tướng Lê Minh Đảo chống cự dũng mãnh trước Cộng
quân…)
Trên
màn ảnh, vị tướng xuất hiện. Nón sắt trên đầu hắt bóng xuống gương mặt
căng thẳng nhưng quyết liệt, ông tuyên bố “Tôi sẽ giữ Long Khánh, dù đối
phương đem tới đây hai hay ba sư đoàn”.
Đoạn phim dừng. Người giới thiệu chương trình tiếp lời:
“Đó
là hình ảnh của thiếu tướng Lê Minh Đảo bốn mươi năm trước. Gần đây,
tôi có xem những hình ảnh khác về ông trên You Tube. Trong một buổi nói
chuyện vào tháng 4 năm 2000, ông nhắc đến cái chết của một người lính và
ông đã nghẹn ngào. Từ đó, tôi hiểu ra rằng người anh hùng là người
không sợ chết cho lý tưởng nhưng cũng không ngại khóc cho đau khổ của
người khác. Với ý nghĩ đó, chúng ta hãy cùng chào đón Thiếu Tướng Lê
Minh Đảo.”
Vị tướng tám mươi hai tuổi bước lên trong sự cảm động và tiếng vỗ tay nồng nhiệt của mọi người.
Ông khiêm tốn bắt đầu “Tôi rất vui mừng được gặp gỡ các em sinh viên của Stanford ngày hôm nay …”
Sau
phần chào hỏi và nói tóm tắt về cuộc đời của mình, Thiếu Tướng Lê Minh
Đảo chia sẻ qua những câu hỏi đã được các em gởi trước. Ông nói tiếng
Việt với sự trang trọng, và có hai phụ huynh trực tiếp dịch lời ông ra
tiếng Anh.
Câu hỏi của các em trải rộng từ những điều trong lịch sử như “Ông muốn chia sẻ bài học lớn nào về kinh nghiệm của ông trước, trong, và sau cuộc chiến? Thế hệ trẻ nên rút ra bài học gì từ cuộc chiến Việt Nam?” và “Ý nghĩa của trận Xuân Lộc” cho đến thắc mắc trong hiện tại “Chúng con nên nhớ gì về Tháng Tư Đen và tại sao cần phải ghi nhớ?”. Có một câu ngắn gọn và thoáng chút trẻ con như “Ở trong tù, ông sợ nhất là cái gì?”
Thiếu tướng Lê Minh Đảo trả lời với tâm tình của một cấp chỉ huy trong quân đội, của một người sống qua mấy chục năm chinh chiến điêu linh, của một người tù chính trị bị đày mười bảy năm, và của một người Việt tị nạn vẫn hết lòng với quê mẹ. Ông nói rõ kết quả của cuộc chiến Việt Nam là người dân của cả hai miền Nam Bắc Việt Nam đều thua, kẻ thắng cuộc duy nhất là thế lực Cộng Sản quốc tế. Ông nói về những tai ương chế độ Cộng Sản gây ra cho dân Việt, ông chia sẻ về kinh nghiệm khó khăn khi làm đồng minh với Mỹ, và ông trải lòng về lo lắng trước hiểm họa mất nước nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục cúi đầu trước Bắc Kinh mà không đặt sự vẹn toàn lãnh thổ lên trên hết.
Câu hỏi của các em trải rộng từ những điều trong lịch sử như “Ông muốn chia sẻ bài học lớn nào về kinh nghiệm của ông trước, trong, và sau cuộc chiến? Thế hệ trẻ nên rút ra bài học gì từ cuộc chiến Việt Nam?” và “Ý nghĩa của trận Xuân Lộc” cho đến thắc mắc trong hiện tại “Chúng con nên nhớ gì về Tháng Tư Đen và tại sao cần phải ghi nhớ?”. Có một câu ngắn gọn và thoáng chút trẻ con như “Ở trong tù, ông sợ nhất là cái gì?”
Thiếu tướng Lê Minh Đảo trả lời với tâm tình của một cấp chỉ huy trong quân đội, của một người sống qua mấy chục năm chinh chiến điêu linh, của một người tù chính trị bị đày mười bảy năm, và của một người Việt tị nạn vẫn hết lòng với quê mẹ. Ông nói rõ kết quả của cuộc chiến Việt Nam là người dân của cả hai miền Nam Bắc Việt Nam đều thua, kẻ thắng cuộc duy nhất là thế lực Cộng Sản quốc tế. Ông nói về những tai ương chế độ Cộng Sản gây ra cho dân Việt, ông chia sẻ về kinh nghiệm khó khăn khi làm đồng minh với Mỹ, và ông trải lòng về lo lắng trước hiểm họa mất nước nếu chính quyền Việt Nam tiếp tục cúi đầu trước Bắc Kinh mà không đặt sự vẹn toàn lãnh thổ lên trên hết.
Trả
lời câu hỏi ông sợ gì khi ở trong tù, ông nói: “Tôi đã từng sẵn sàng
chết cho đất nước, vì thế trong tù tôi không sợ gì cả. Hơn nữa, tôi tin ở
Thượng Đế và số mạng, điều đó giúp tôi thấy bình an hơn. Tuy nhiên, tôi
thường buồn khi nghĩ tới những người lính và sĩ quan đã nghe lời tôi ở
lại chiến đấu, và kết quả là họ phải chết lần chết mòn trong tù đày
trong khi gia đình họ cũng gánh chịu rất nhiều đau khổ.”
Tuy vậy, ông cũng chia sẻ rằng đồng đội - khi gặp lại sau mười mấy năm tù đày, đã không hề buồn ông. Vì ông đã sát vai với họ, cùng hy sinh với họ đến giờ phút cuối. Bốn mươi năm sau, Xuân Lộc vẫn là niềm tự hào của người dân miền Nam, là câu trả lời trước thế giới, và là một biểu tượng dựng bằng máu và mạng sống cho sức chiến đấu và tinh thần của quân đội miền Nam.
Ông cũng thiết tha nhắn nhủ lớp trẻ bằng tấm lòng của một người cha, người ông. Khi được hỏi “Ông nghĩ tuổi trẻ gốc Việt ở Mỹ nên làm gì để giúp đỡ sự độc lập của Việt Nam?” ông nói to “Trước hết là phải học cho thiệt giỏi” làm các em cười ồ. Bởi vì, dù biết tiếng Việt nhiều hay ít, các em đều hiểu câu nói hết sức quen thuộc đó, câu nói mà từ tấm bé các em đã nghe từ cha mẹ, ông bà. Ông nói tiếp rằng ông tin tưởng nhiều người trong các em sẽ có đủ kiến thức và uy tín để nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền hay quân đội Hoa Kỳ. Ông dặn dò “khi các con đại diện cho Hoa Kỳ trong việc giao thiệp với thế giới, điều đầu tiên là phải giữ lời, đừng phản trắc”. Có thể các em sinh viên còn ngây thơ chưa cảm thấy, nhưng những phụ huynh như tôi thì nghe được chút cay đắng còn bàng bạc trong lời khuyên “đừng phản trắc” của ông. Tôi nghĩ cho dù các em không hiểu được hết nỗi lòng của vị tướng từng bị đồng minh bỏ rơi, lời tâm huyết của ông về cách sống có trước có sau, không vì quyền lợi mà quay lưng với những người chung sức với mình thì mãi mãi là điều đáng ghi nhớ ở mọi lúc, mọi chức vụ, và mọi cảnh đời.
Buổi nói chuyện kéo dài một tiếng rưỡi. Các em lắng nghe và tham gia đặt câu hỏi tới phút cuối, không một chút xao lãng dù trong lúc nghe tiếng Việt hay trong phần dịch ra tiếng Anh.
Tuy vậy, ông cũng chia sẻ rằng đồng đội - khi gặp lại sau mười mấy năm tù đày, đã không hề buồn ông. Vì ông đã sát vai với họ, cùng hy sinh với họ đến giờ phút cuối. Bốn mươi năm sau, Xuân Lộc vẫn là niềm tự hào của người dân miền Nam, là câu trả lời trước thế giới, và là một biểu tượng dựng bằng máu và mạng sống cho sức chiến đấu và tinh thần của quân đội miền Nam.
Ông cũng thiết tha nhắn nhủ lớp trẻ bằng tấm lòng của một người cha, người ông. Khi được hỏi “Ông nghĩ tuổi trẻ gốc Việt ở Mỹ nên làm gì để giúp đỡ sự độc lập của Việt Nam?” ông nói to “Trước hết là phải học cho thiệt giỏi” làm các em cười ồ. Bởi vì, dù biết tiếng Việt nhiều hay ít, các em đều hiểu câu nói hết sức quen thuộc đó, câu nói mà từ tấm bé các em đã nghe từ cha mẹ, ông bà. Ông nói tiếp rằng ông tin tưởng nhiều người trong các em sẽ có đủ kiến thức và uy tín để nắm giữ các chức vụ quan trọng trong chính quyền hay quân đội Hoa Kỳ. Ông dặn dò “khi các con đại diện cho Hoa Kỳ trong việc giao thiệp với thế giới, điều đầu tiên là phải giữ lời, đừng phản trắc”. Có thể các em sinh viên còn ngây thơ chưa cảm thấy, nhưng những phụ huynh như tôi thì nghe được chút cay đắng còn bàng bạc trong lời khuyên “đừng phản trắc” của ông. Tôi nghĩ cho dù các em không hiểu được hết nỗi lòng của vị tướng từng bị đồng minh bỏ rơi, lời tâm huyết của ông về cách sống có trước có sau, không vì quyền lợi mà quay lưng với những người chung sức với mình thì mãi mãi là điều đáng ghi nhớ ở mọi lúc, mọi chức vụ, và mọi cảnh đời.
Buổi nói chuyện kéo dài một tiếng rưỡi. Các em lắng nghe và tham gia đặt câu hỏi tới phút cuối, không một chút xao lãng dù trong lúc nghe tiếng Việt hay trong phần dịch ra tiếng Anh.
Kế
tiếp hai phụ huynh và người thầy dạy tiếng Việt trong trường Stanford
hát tặng các em bài “Nhớ Mẹ” của Tướng Lê Minh Đảo bằng tiếng Việt và
tiếng Anh cùng với bài “Có Những Người Anh” để nhớ ơn các chiến sĩ đã hy
sinh xương máu để chiến đấu giữ vững miền Nam hơn hai mươi
Sau
đó, đại diện của SVSA lên nói cảm nghĩ và lời cám ơn. Các em chia sẻ
kinh nghiệm trong gia đình và tâm tình của những người trẻ lớn lên trên
đất nước thanh bình nhưng vẫn thường xuyên nghe về những ký ức đau
thương, thuờng xuyên chứng kiến sự phấn đấu cho tới ngày hôm nay của
những thế hệ đi trước.
“
…Trong suốt mười tám năm đầu đời, tôi không thể hiểu bằng cách nào cha
mẹ tôi có thể trải qua những biến cố kinh hoàng mà vẫn trở thành nguồn
thương yêu và nâng đỡ cho chúng tôi hôm nay.
Tuy
nhiên, trong vài năm qua khi đi học xa nhà, có lẽ tôi đã trưởng thành,
tôi nhận thấy rằng cha mẹ tôi không phải là siêu nhân như tôi từng nghĩ;
họ chỉ là con người và họ cũng chảy máu như tôi và quý vị. Họ đã rất
khó khăn để hòa hợp nỗi đau mất nước với cơ hội tiến thân tại một nơi xa
lạ, đôi khi lạnh lùng. Những kinh nghiệm đau thương đó đã thấm vào cuộc
đời của chúng tôi, lặng lẽ tác động lên gia đình chúng tôi như những
sợi dây kéo chân tay con rối. Đã đến lúc chúng ta nhận biết những biến
cố trong quá khứ đã ảnh hưởng chúng ta ra sao…”
Các em cũng nói lên hiểu biết về trách nhiệm của mình, như lời của Lillian Vũ, đồng hội trưởng SVSA:
“…
Không có thuốc nào để chữa lành vết thương mà chỉ có ký ức dẫn dắt
chúng ta. Từ những ký ức đó, từ những câu chuyện giữa cha mẹ và những
người hướng dẫn tinh thần với con cháu, chúng ta thấy được chúng ta đã
đi một bước dài thế nào, và tại sao chúng ta ở đây hôm nay. Chúng ta
không thể tránh né những điều làm chúng ta thấy không vui, những điều
đòi hỏi chúng ta thương cảm những người mà chúng ta không biết và những
điều chúng ta không trải qua. Bằng nhiều cách, chúng ta có trách nhiệm
tiếp tục chia sẻ những câu chuyện này và tìm cơ hội để cùng nhìn lại
lịch sử, văn hóa, và chính con người chúng ta. Với những cách đó, chúng
ta, là một cộng đồng, sẽ lớn mạnh hơn và bước tới. “
Cuối
lễ là phần thắp nến. Đứng sát vai nhau trong cái mang mang lạnh của
buổi tối mùa Xuân, ba thế hệ gốc Việt cùng tưởng nhớ hơn ba triệu người
Việt ở cả hai miền cùng sáu mươi lăm ngàn lính Mỹ và đồng minh đã chết
trong cuộc chiến, và những người đã gục ngã trong tù đày hay trên đường
đi tìm tự do. Chúng tôi cũng cảm tạ ơn trên đã ban cho sức khỏe và sự
may mắn để đứng bên nhau hôm nay, và cùng cầu nguyện cho sự tồn tại và
ấm no của Việt Nam.
Sau đó, mọi người xếp nến thành số 40. Gió đêm nhè nhẹ thổi làm những ngọn nến lập lòe, và mọi người quyến luyến đứng nhìn, chưa muốn chia tay. Dù vui vì được cùng lớp trẻ làm việc có ý nghĩa, con số bốn mươi lại làm tôi nhớ rằng thời gian đi quá nhanh và không khỏi ngậm ngùi.
Sau đó, mọi người xếp nến thành số 40. Gió đêm nhè nhẹ thổi làm những ngọn nến lập lòe, và mọi người quyến luyến đứng nhìn, chưa muốn chia tay. Dù vui vì được cùng lớp trẻ làm việc có ý nghĩa, con số bốn mươi lại làm tôi nhớ rằng thời gian đi quá nhanh và không khỏi ngậm ngùi.
Nếu
Đêm Văn Hóa 2015 đem cho tôi xúc động và hy vọng vào lớp trẻ gốc Việt ở
Stanford thì những gì diễn ra ngày 30 tháng Tư, 2015 đã cho tôi thấy sự
hiểu biết của các em và nâng niềm hy vọng của tôi thành tin tưởng.
Thiếu
Tướng Lê Minh Đảo cũng đồng ý với tôi. Ông lập lại mấy lần rằng sau khi
gặp gỡ các em, ông vui mừng vì những suy nghĩ và kỳ vọng của ông vào
thế hệ trẻ là không sai, và công sức của ông đi gặp gỡ và chia sẻ kinh
nghiệm trong bao năm nay là có ý nghĩa.
Trước
khi ra sân bay về lại Connecticut, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo cho tôi xem
vật mà ông thích nhất trong chuyến đi sang miền Tây Hoa Kỳ năm nay. Đó
là tấm thiệp cám ơn của hội SVSA được viết tay bằng tiếng Việt.
Tấm thiệp mở đầu bằng “Chúng con xin trân thành cám ơn ông … “
Tôi
và ông đều cười và trìu mến nhận xét rằng lỗi chính tả trong chữ “chân
thành” làm cho tấm thiệp thêm đặc biệt, càng làm cho kỷ niệm thêm khó
quên.
Tấm
thiệp giống như hình ảnh của các em: trong sáng và có tấm lòng hướng về
quê hương rất đáng quý, chỉ cần thêm một chút hướng dẫn. Và nhiệm vụ
hướng dẫn đó được trông cậy vào thế hệ một - của ông, và một rưỡi - của
chúng tôi.
Tuy
nhiên, chúng tôi cũng luôn nhớ rằng lời khuyên sẽ thấm thía nhất khi
gần gũi với thực tế. Trong mọi chia sẻ, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo luôn xác
định rằng ông hiểu các em là công dân Hoa Kỳ. Ông mong các em hết lòng
xây dựng cuộc sống tốt đẹp, vun đắp sức mạnh và uy tín của chính mình và
của cộng đồng Việt trên quê hương mới. Bên cạnh đó, cũng đừng quên Việt
Nam, nơi đã góp bốn ngàn năm văn hiến cho tâm hồn các em hôm nay.
Ông
tin tưởng mạnh mẽ rằng các em sẽ trở thành những người có ảnh hưởng
trong chính sách của Hoa Kỳ, và lúc đó, ông mong các em nhớ bài học
Tháng Tư Đen để làm những điều tử tế, tốt đẹp cho Việt Nam – nói riêng,
và các nước nhỏ - nói chung. Đó cũng là chính sách ngoại giao hữu hiệu
nhất để vun đắp uy tín của Hoa Kỳ và củng cố niềm tin tưởng của thế giới
đối với đất nước này.
Tôi đồng ý với ông.
Vì
thế, tôi mong tiếp tục có dịp để góp phần hướng dẫn để các em nhớ rằng
nguồn gốc luôn luôn quan trọng vì nó tạo nên sắc thái độc đáo của mỗi
người. Khi hiểu rõ nguồn gốc các em sẽ có thêm sức mạnh để vươn lên.
Tôi
hy vọng rằng các thế hệ sau luôn nhớ đất nước Việt Nam nhỏ bé, gầy
guộc, nhưng nằm tại một vị trí vô cùng quan trọng ở bờ Thái Bình Dương.
Đất nước đó đứng mũi chịu sào cho cả bán đảo Đông Dương. Đất nước đó
thường xuyên bị dùng làm trái độn trong tranh chấp giữa những quyền lực
to lớn trên thế giới.
Mai
này, khi có cơ hội, mong các em hết lòng làm điều tốt nhất cho sự tồn
tại của Việt Nam, để người dân Việt không còn bị đàn áp, dày vò. Vì
trong suốt lịch sự cận đại của Việt Nam, họ đã chịu quá nhiều đau khổ.
Và, dù chiến tranh đã chấm dứt bốn mươi năm, cho tới nay, nước Việt và
người dân Việt vẫn không ngừng chảy máu.
Khôi An
No comments:
Post a Comment