Friday, June 19, 2020

Mộc Hóa trong Chiến tranh VN - Trần Lý

Bản đồ Mộc Hóa của vietnamwarcollectables.
  • Đặc điểm địa lý
Mộc Hóa là Tỉnh lỵ của Tỉnh Kiến Tường
Tỉnh Kiến Tường phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông là tỉnh Long An, phía Nam giáp Định Tường, phía Tây là tỉnh Kiến Phong.
Địa thế Kiến Tường là vùng thấp, hầu hết phía Nam là đồng lầy, rừng tràm nuớc của khu “Đồng Tháp Mười” ăn rộng từ phía Đông-Nam của Tình Khiến Phong lan qua :
Đồng Tháp Mười là tên gọi một khu vực rộng khoảng 700 ngàn mẫu tây, nằm trong lòng các Tỉnh Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Kiến Phong, Kiến Tường, Định Tường, Long An và Tây Ninh.. lan sang cả Campuchia.
Sông Vàm cỏ Tây chảy theo chiều dài của Tỉnh ; đến Long An gặp Sông Vàm cỏ Đông tại Cần Đước.
Liên tỉnh lộ 29 là đường bộ duy nhất trong Tỉnh nối được các Quận về Tỉnh lỵ
Tịnh Kiến Tường được TT Ngô Đình Diệm thiết lập vào ngày 17 tháng 2 năm 1956 và sau đó kiện toàn tổ chức vào ngày  22  tháng 10 năm 1956  (Sắc lệnh 143-NV) gồm các Quận Mộc Hóa (Châu Thành), Kiến Bình, Tuyên Bình và Tuyên Nhơn.
Đường bộ từ Saigon dùng QL4 đến Cai Lậy và theo LTL-29 để đến Mộc Hóa.
Phi trường Mộc Hóa : cách SG 78 km về phía Tây, phi đạo trải đá dài 2900 ft
  • Trại Lực lượng Đặc biệt:
Lực lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đến Mộc Hóa từ  15 tháng 10 năm 1964 , khi Toán A-221 thuộc 1st  đến Kiến Tường để nghiên cứu việc thiết lập các Trại DSCĐ sát vùng biên giới Miên-Việt. Ngày 7 tháng 3-1965 , toán di chuyển về Long Xuyên và Chương trình huấn luyện CIDG được giao cho Toán A-524 (thuộc 5th SF), trại tạm lúc đầu gọi là Trại Dân Cường (A-414)..Khi chương trình mở rộng thêm, một toán B được đạt tại Mộc Hóa và có một Căn cứ Tiền phương tại An Long..(A-432). Sau khi Trại LLĐB tại Hiệp Hòa bị CQ tràn ngập, phá hủy.. Mộc Hóa được chọn làm một Trung tâm hành quân của LLĐB và là nơi đặt Bộ Chỉ huy của B-41 (Camp O’Toole).. điều khiển các Toán Tiền phương tại Minh châu, Châu Hồi, Cái đôi, Biên hiệp và Thành Trì .. Mộc Hóa cũng là Căn cứ của A-414 (Toán B-41 có nhiều đơn vị phụ thuộc bao gồm Y tế, Viễn thông, Tình báo.. Kỹ thuật..)

TRAI THẠNH TRỊ.               
Trại Thạnh Trị (Ảnh của Wall-of-Faces).


Trại Mộc Hóa A-414 được di chuyển về Thạnh Trì ngày 15 tháng Ba năm 1968 vẫn giữ nguyên Danh số A-414 (Các Trại LLĐB Vùng 4 được xây dựng ‘ít’ kiên cố hơn  các Trại tại các vùng khác như 1 và 2 vì các trại này ở vị trí xa xôi và cô lập)
Chỉ huy Toán B- 41 Trung tá Joseph Fernandez đã dùng Căn cứ cũ làm Bộ Chỉ huy 6 Toán A thuộc quyền hoạt động trong phạm vi Tỉnh Kiến Tường
Kiến Tường cũng là nơi đặt ‘trụ sở’ của MAC-V team 72 bao gồm các hoạt động của các tổ chức liên hệ đến CIA như CORDS, USAID..cùng chung tòa nhà của B-41
MAC-V có 2 chiếc L-19 của Lục quân Mỹ biệt phái, đậu thường trực tại Phi trường Mộc Hóa, dùng liên lạc trực tiếp với Saigon.
  • Mộc Hóa nơi thử nghiệm võ khí :
  • Xuồng bay = Airboat (Det A-441)/A-404
Tháng 2 năm 1968, Trung tá Ludwig Faistenhammer, chỉ huy Toán D( Delta) bắt đầu tổ chức lại Lực lượng xung kích 4th Mobile Strike Force (4MSF) ‘Lực lượng ‘phản ứng nhanh’ nhanh này gồm một đại đội MSF gồm 184 quân được huấn luyện và trang bị xuồng bay kèm theo một toán sửa chữa riêng. Toán A-441 từ Mộc Hóa di chuyển về Cao Lãnh, đổi thành A-404 để điều hành chương trình ‘Xuồng bay ‘
Dự án Xuồng bay đã được HQ Hoa Kỳ thử nghiệm vào tháng 12-1960 với 2 chiếc swamp buggy và bãi bỏ vì bị đánh giá là không thích hợp với chiến trường VN (xem bài Lực lượng Hải thuyền của Trần Lý). Mùa xuân 1964, LLĐB Mỹ , hoạt động tại vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu cần đến các loại thuyền nhỏ, chở 3-4 quân nhân, có khả năng di động nhanh trên các khu vực đầm lầy, sấp nước. Bộ Tư lệnh Quân viện Mỹ tại VN (MAC-V) chấp thuận ngày 19 tháng 6-1964 cho mua 6 chiếc xuồng bay của 2 hãng chế tạo tư nhân, thử và đánh giá.. Kết quả là chiếc Aircat của Hurricane Fiberglass được chọn và Lục Quân HK đã đạt mua tổng cộng 84 chiếc  vào đầu năm 1966  với giá 6000 đô/ chiếc..

airboat
Xuồng bay ‘Hurricane Aircat’ (Ảnh của Wall-of-Faces).

Xuồng bay ‘Hurricane Aircat’  ; kích thước 5.2 m x 2.2m độ sâu 0.10m ; trọng tải 520 kg ; gắn động cơ máy bay Lycoming O-360 180 mã lực; vận tốc 78-120 km/giờ ; tầm hoạt động đến 160 km. Vỏ xuồng cấu tạo bằng 5 lớp fiberglass..Xuồng có thể lướt trên mặt nước cạn, phóng qua bờ đê thấp..
Vũ khí trang bị : 1 đại liên .30 hay 1 đại liên .50 gắn nơi mũi xuồng ; các nhân viên trang bị các súng cá nhân tùy nghi..Các thử nghiệm gắn súng không giật 57 ly và súng 106 ly ..đều không thích hợp. (súng 57 do hơi dội; súng 106 quá nặng xuồng không chở nỗi.. đạn!)
Xuồng gắn máy viễn thông AN/PRC-25  và đây là trở ngại chính : động cơ quá ồn nên liên lạc viễn thông rất khó khăn..tuy có nhưng cải thiện như dùng AN/VRC-12, dùng mũ ngăn tiếng ồn nhưng không đạt kết quả mong muốn..
Tổng kết của LLĐB ghi nhận năm 1965 : Xuồng bay dùng trong 104 cuộc đụng trận hạ được 86 VC, phá hủy 26 thuyền CQ.
Trong một trận đánh ‘tao ngộ’ vào tháng 11-1965 : một trung đội VC bị bắt gặp khi đang di chuyển bằng thuyền về Mộc Hóa .. Trung đội này bị tiêu diệt hoàn toàn..
Tổ chức của Biệt đội Xuồng bay được ‘hoàn chỉnh’ vào 1 tháng 11 năm 1968 cùng các chiến thuật áp dụng như hoạt động từng toán 6 xuồng (2 trang bị súng 0.50 / 4 trang bị .30), hành quân phối hợp với trực thăng.
Xuồng bay CIDG gồm 3 nhân viên : một lái xuồng, một xạ thủ súng máy và một phụ xạ thủ trang bị thêm 1 M-79). Toán 6 xuồng có thêm 1 y tá và một thợ máy.
Mùa ‘lụt’ 1968 cho thấy Biệt đội rất hữu hiệu trong các công tác trinh sát và canh gác, hộ tống các ghe xuồng.. phục kích CQ..
Các hoạt động của Xuồng bay gây nhiều tổn thất cho các đơn vị CQ hoạt động tại khu vực Đồng Tháp mười nên Tỉnh ủy Kiến Tường đã phải gửi Tiểu đoàn Cà Mau, Trung đoàn 2 (TrĐ U Minh) sang Svayrieng học tập cách chống Xuồng bay ! Ngày 29 tháng 7 năm 1969, đơn vị CS này trở về và tổ chức một cuộc phục kích tại Trại Trà Cú (A-326) Trận này gây 1 SF tử trận, 2 CIDG bị thương , nhưng do các PBR (HQ) và trực thăng can thiệp kịp nên CQ thiệt hại nặng..
Ngày 6 tháng 10-1969.. một đoàn ghe võ trang 75 chiếc của CQ di chuyển từ Miên về Mộc Hóa bị L-19 (tại Mộc Hóa) tìm thấy và báo cho Xuồng bay (A-432) Thượng Thới ngăn chặn..20 ghe VC rút  về Miên nhưng Xuồng bay kịp chặn chúng. và các trực thăng võ trang đến xạ kích ..Lực lượng CIDG từ Chi Lăng được trực thăng vận vào trận.. Đoàn ghe CQ hầu như bị diệt..3 Xuồng bay bị hư hại do pháo bên kia biên giới bắn sang, 1 trực thăng rơi do cánh quạt .. chém nước..(Các chiến cụ được Chinook câu hết về Cao Lãnh)
Ngày 23 tháng 10 , Xuồng bay tại Vinh Gia (A-404) chặn đánh đoàn 60 ghe CQ, bắn chìm 16 ghe..mà không bị tổn thất..
Chương trình Xuồng bay chấm dứt vào đầu năm 1970 :  Số xuồng bay cơ hữu của Toán D lúc này còn khoảng 80 chiếc..Từ tháng 8-1970, toán D rút từ Cao Lãnh về Cần Thơ ..giao lại một số  xuồng bay cho Quân đội VNCH (vài tài liệu ghi là Công binh của các SĐ 9 và 21 BBVNCH có dùng các xuồng bay này ?)… Cơ sở sửa chữa tại  Cao Lãnh dược  giao cho Đại đội Yểm trợ-Tiếp vận của Liên đoàn 4 BĐQ ngày 14 tháng 11 năm 1970
(Ghi chú : Hải quân Miên, thời Sihanouk -[1967-73], có 2 chiếc Aircat, do CSBV lấy được của CIDG tháng 10-1967)
Xin đọc thêm về Xuổng bay và CIDG trong bài ‘LLDB chiến đấu bằng thuyền’ (Trần Lý)
  • Chiến dịch Quái vật (Monster)
Trong khi LLĐB lo việc thử nghiệm ‘Xuồng bay’ thì HQ Hoa Kỳ lại có cuộc thử nghiệm một vũ khí mới tại khu vực Đồng tháp mười..tìm một loại thuyền có thể hoạt động hữu hiệu trên các ruộng lúa, đầm lầy ngập nước. Cuối năm 1966, HQ Hoa Kỳ thử dùng các ‘Chiến thuyền nệm hơi’ PACV (Patrol Air-Cushion Vehicle) tại Đồng tháp . Tuy PACV đã được thử nghiệm trong các Chiến dịch Market Time và Game Warden tại Vùng 1 Chiến thuật nhưng kết quả không đáp ứng các tiêu chuẩn hành quân…

US NAVY PACV AT MOC HOA
Chiến thuyền nệm hơi PACV của Hải quân Hoa Kỳ hoạt động tại Mộc Hóa (Ảnh của Naval History and Heritage Command).


Toán 107 PACV của HQ Mỹ được đưa về Mộc Hóa để thử nghiệm. Toán gồm 3 chiếc PACV do 4 Sĩ quan HQ và 15 thủy thủ điều khiển.. phối hợp với Toán B-41 LLĐB  cung cấp một tiểu đội 8-12 CIDG.. tùng thiết theo PACV..
PACV dài 11.8 m (39 ft), ngang 7.2 m  24 ft)  vận hành bằng một máy tuabin chạy xăng GE 7LM100-PJ102  tạo lực đẩy và nâng cho một bộ máy quạt to 7 ft  và cánh quạt đẩy phía sau.. Bộ quạt nâng tạo thành khối không khí dày 4ft dưới bộ vỏ bọc bằng cao su của nệm, nên nâng nệm bay là trên mặt ruộng.. Cánh quạt sau giúp nệm di chuyển và định hướng theo kiểu xuồng bay .Tầm hoạt động 300 km.  PACV trang bị súng máy,  : 1 dàn đại liên đôi .50; hay M60 ; súng phóng lựu, nhân viên gồm 1 SQ và 3 đoàn viên..(hoa tiêu, xạ thủ, điều hành radar..)
Trong thời gian thử nghiệm PACV được hành quân phối hợp với thuyền máy, xuồng bay và trực thăng cùng các loại phi cơ khác.. Kết hợp PACV và Trực thăng võ trang được đáng giá là thành công nhất vì trực thăng thám sát mục tiêu và chỉ điểm vị trí tập trung của CQ..Một Biệt đội trực thăng được tổ chức riêng để thử nghiệm chung với PACV  : ‘Seawolf ‘dùng các UH-1 của Lục Quân.. Đồng thời một loại phi cơ ‘mới’ cũng được thử với PACV là các phi cơ trinh sát OV-10A thuộc Toán ‘Black Pony”
Chiến dịch “Quái Vật” kéo dài 16 ngày tại Mộc Hóa  và kết quả là 3 chiếc PACV phá được 70 cứ điểm CQ, đánh chìm 70-80 thuyền, bắt sống 11 CQ, hạ được 23 CQ. PACV cho thấy khá hữu hiệu và Quái vật là tên CQ đã đặt cho loại nệm hơi này và ra lệnh cho các đơn vị địa phương tránh đụng độ với PACV.
Khuyết điểm của PACV là quá ‘ồn’ (như Xuồng bay) và giá ‘quá đắt’ : gần 1 triệu đô la một chiếc ! (so với PBR chỉ 90 ngàn đô và Xuồng bay.. 6 ngàn)  Ngoài ra công tác bảo trì cũng khá phức tạp : cứ 1 giờ hoạt động cần đến 20 giờ bảo trì !
Chương trình PACV tại VN tiếp tục với Lục Quân và chấm dứt năm 1970
Ghi chú : Lục quân Hoa Kỳ cũng thử nghiệm 3 chiếc ‘Nệm hơi’ gọi là ACV (Air Cushion Vehicle) chia thành 2 loại AACV= tấn công (A= Attack) và TACV= vận chuyển và tiếp liệu (T=Transport). Toán thử nghiệm Lục quân đặt tại Bến Lức và Đồng Tâm..Lục quân mất 2 ACV vì trúng mìn CQ.
  • RUDD = Remote Underwater Detection Device
Đây là một hệ thống dò tìm mìn gài dưới sông dùng hệ thống ‘nghe’ và sonar di động, có dây dài đến 1 mile, đem thử nghiệm tại Mộc Hóa, trong Chiến dịch Slingshot..
–   Douche boat :
Một ATC gắn thêm 2 máy bơm cao áp trên sàn chiến đỉnh tạo thành một hệ thống súng nước bắn tia nước có áp suất lên đến 3000 psi có thể phá hủy hầm trú ẩn của CQ mà không cần bom đạn..
  • Mộc Hóa và Cuộc chiến ‘tình báo’
Theo “Air America in South VietNam” của Joe Leeker Mộc Hóa (ký hiệu V-51) , nơi có nhiều chuyến bay đặc biệt dùng các loại phi cơ 4 chỗ ngồi Helo Courier Và  6-8 chỗ Volpar liên lạc và thu thập tin tình báo cho MAC-V.. Trực thăng của Air America cũng đón các nhân viên ‘dân sự’ (!) Mỹ ra khỏi Mộc Hóa ngày ..13 tháng 4 năm 1975 ?
  • Kế hoạch Gamma
Đây là một kế hoạch ‘tối mật’ nhằm mục đích thu thập tin tức tình báo về các căn cứ của CSBV bên trong lãnh thổ Miên và sự liên hệ giữa Chính phủ Miên và CSBV. Kế hoạch được giao cho Toán B-57 LLĐB Hoa Kỳ : Ngày 28 tháng 2-1968 Toán này di chuyển từ Saigon ra Nha Trang và từ ngày 1- tháng 4 được xác nhận là Bộ Chỉ huy của Kế hoạch Gamma.. Kế hoạch có 5 toán thu thập tin tình báo và 4 cơ sở tổng hợp và khai thác ‘tin’ , điều hành ‘lưới’ hoạt động bí mật.. Tại Vùng 4 : có hai ‘trạm’ đặt tại Mộc Hóa và Châu Đốc..Kế hoạch Gamma sau đó được mở rộng bằng tổ chức thêm Chương trình ‘Blackbeard’, nhân sự tăng đến 13 ‘lưới’ và 98 ‘điệp viên’

A-414, MOC HOA
Trại A-414, Mộc Hóa (Ảnh của Wall-of-Faces).

Mộc Hóa  (A-414) được chọn làm ‘điểm’ phát xuất các hoạt động ‘xâm nhập’ gián điệp :  3 nhân viên (CIA) điều hành kế hoạch : Robert Marasco (bí danh Mike) tổ chức một mạng lưới 20 nhân viên hoạt động hai bên biên giới : trong đất Miên và tại Mộc Hóa. Một nhân viên CIA khác Alvin Smith (bí danh Sands) lo về các thông dịch viên làm việc cho B-57.. Thông dịch viên Thái Khắc Chuyên của B-41, ‘cho B-57 mượn’ và bị phát giác là một gián điệp ‘đôi’ do Tình báo CS gài vào.. Chuyên bị nghi ngờ vì tất cả các thông dịch viên của B-57 đều bị giết trong các trận xâm nhập vào Miên, trừ  Chuyên
Ngày 19 tháng 2-1969, Chuyên cố tình để toán CQ đang bị phục kích chạy thoát, và gây hỏng hệ thống vô tuyến, thay đổi tần số gọi pháo binh..
Chuyên bị phát giác do hình chụp trong một buổi họp của CSBV , phim tịch thu được trong một cuộc đột kích của SF vào mật khu CQ bên trong đất Miên.. Chuyên bị thủ tiêu tại Nha Trang sau khi bị CIA khai thác..Vụ án bị đổ bể gây ‘ồn ào’ dư luận.. Đại Tá Rheault (Chỉ huy 5thSF)  bị đưa ra Tòa và buộc giải ngũ . Xin đọc thêm tại :
https://war-stories.com/the-green-beret-affair-terry-mcintosh-1969.htm
  • Vài trận đụng độ giữa CIDG và CQ:
  • Từ tháng Giêng 1968, B-41 tổ chức các cuộc Hành quân ‘Snakeman phối hơp CIDG của các trại A-412 cùng 1 Đại dội Mike Force (130 quân +9 SF) tấn công, phục kích các toán CQ trong khu vực quanh Mộc Hóa.. hủy được nhiều ghe xuồng CQ..Hành quân này kéo dài qua tháng 4-1968..
  • 2 tháng 2 năm 1968 : 4 giờ 15 sáng.. 2 ĐĐ CQ tấn công vào Mộc Hóa .. bị đẩy lui, đành trả đũa bằng pháo kích vào Doanh trại của B-414.. Đạn pháo rơi ngoài vòng rào : Tổn thất bên VNCH gồm 3 ĐPQ, 3 NQ, 4 binh sĩ, 3 Cảnh sát và 7 thường dân thiệt mạng..1 NQ, 3 quân nhân HK, 16 quân VNCH và 27 thường dân bị thương..Bên CQ có 136 bị hạ, 80 xác chôn khi rút chạy và 87 vũ khí bị tịch thu..
  • 14 tháng 2 : CIDG tại Bình thạnh thôn (A-413) chặn đánh một Tr đội CQ đang chuyển vận vũ khí  tại 14 km Tây-Bắc Mộc Hóa : CQ rút chạy bỏ lại 17 xác, 2 bị bắt;  vũ khí tịch thu gồm 1 cối 60, 1 AK, một máy PRC 25 , 100 đạn cối 60, 40 đạn B-40 và nhiều trang bị khác. CIDG có 1 chết, 3 bị thương..
  • Ngày 21 tháng 2 , B-41 Mộc Hóa khám phá một kho chôn cất vũ khí của CQ chỉ cách doanh trại có 200 m.. thu một số lượng lớn đạn cối, đạn súng không giật, đạn súng nhỏ và thuốc nổ, thiết bị y tế, truyền tin..
  • Ngày 17 tháng 4 : CIDG khám phá một binh trạm CQ trong khu vực gần Bình thạnh thôn (A-413) phá hủy một bệnh xá, nhà ăn, doanh trại. Tịch thu 5 B-44, 18 B-40 và trên 10 ngàn đạn AK.. KQ sau đó đã oanh kích phá hủy toàn bộ khu vực
  • Ngày 24 tháng 4 : 3 Đại đội CIDG của A-413 và A-412 bao vây 2 Tr Đội CQ bị bắt gặp di chuyển tạí 12 km Tây-Bắc Mộc Hóa. CIDG có trực thăng võ trang yểm trợ. Sau 90 phút giao tranh, CQ rút chạy : 17 CQ bị hạ (14 do trực thăng); 2 trung liên Trung cộng và 4 AK-47 bị tịch thu ; 2 CIDG chết, 10 bị thương; 2 trực thăng quan sát (LOH) bị rơi, 2 phi công bị thương . Một LOH thu hồi được và một chìm dưới sông..
  • 1 tháng 9 năm 1968 , một UH-1D của Lục quân HK thuộc 114thAHC  (66-16849) bị rơi bên trong biên giới Miên, gần Mộc Hóa trong một phi vụ hành quân của CIDG, phi công mất tích..
  • Trong năm 1969 : các cuộc hành quân của CIDG tiếp tục tại các khu vực quanh Mộc Hóa, nhiều trận đụng độ nhỏ xảy ra liên tục . Trận đáng kể là ngày 8 tháng 10 -1969, CIDG phối hợp hành quân xâm nhập một kho vũ khí do một Tr đội CQ canh giữ, gần A-415 : CiDG có airboat, trực thăng và AC-119 yểm trợ diệt được 15 CQ, bắt 5 tù binh; thu 200kg tài liệu, 209 quả cối 82, 184 ngòi nổ súng cối 5500 viên đạn súng trường SKS, 200 đạn AK, 17 lựu đạn, 6kg TNT, thu 7 xuồng.
  • Hải quân tại Mộc Hóa:
Sự có mặt của Hài Quân VNCH được ghi nhận khi HQVN tiếp nhận Căn cứ của HQHK
  • Hải quân Hoa Kỳ:
Tại Mộc Hóa , Quân sử HQHK ghi lại các hoạt động :
  • ATSB (Advance Tactical Support Base) (1968-1971) : Trên sông Vàm cỏ Tây, HQHK đặt 2 căn cứ loại này : một tại Mộc Hóa và một tại Tuyên Nhơn.
Căn cứ được thiết lập làm trạm hoạt động cho các PBR Mỹ tuần tiễu trên sông Vàm cỏ Tây  trong Chiến dịch Giant Slingshot do Công Binh HQ Seabees xây dựng, và chuyển cho HQVNCH vào tháng 4 năm 1971.
Đại Tá HQ  R. Schreadley trong ‘From the River to the Sea’ đã ghi lại ‘sinh hoạt’ của nhân viên HQ HK tại ATSB Mộc Hóa như sau : ‘..Dòng sông hẹp và quanh co, nước lúc nào cũng ..đen nhạt như cà phê pha loãng. Căn cứ  là 3 pông tông nổi  nối kết, neo thẳng góc bên bờ phía Nam của con sông.. Một xà lan xăng dần neo theo dòng sông, ở cuối dãy pông tông. Một bãi đáp trực thăng đạt tại bờ Bắc, Việc di chuyển qua lại hai bờ sông đều do thuyền máy nhỏ. Bên bờ Nam các cấu trúc doanh tại rất giới hạn.. đủ chỗ cho một xe tải nhỏ, một Trung tâm Hành quân và hầm đạn nổi. Pông tông ngoài cùng là nơi sinh hoạt của nhân viên gồm một dãy nhà gỗ có 4 lớp bao cát quanh vách và cả trên nóc.. Pông tông giữa là phòng ăn và câu lạc bộ… có thêm một phòng tắm rộng cho 6 người.. Pông tông trong nữa là Trung tâm Viễn thông và Trụ sở.. của HQ Mỹ tại Mộc Hóa..và là nơi cư ngụ của các SQ..Một tháp canh đặt tại đây, có gắn đại liên M. 60 và súng phóng lựu..Quanh căn cứ là các vòng rào kẽm gai.. có một đường đất bên bờ Nam đi đến Mộc Hóa nhưng nhân viên HQ không được phép rời Trại..
Có khoảng 6 chiếc PBR và vài chiến đỉnh nhỏ neo tại các cầu tàu, nghỉ ngơi và thay phiên tuần tiễu, phục kích..
Tháng 4 1969 một toán Người nhái HQHK được gửi đến Mộc Hóa , tham dự một số hoạt động ‘đặc biệt’ bên trong đất Miên..
  • Hải quân VNCH:
Chiến dịch Slingshot được chuyển  cho HQ VNCH vào tháng 5-1970 và HQVN đội tên thành Chiến dịch Trần Hưng Đạo II
Theo  Tác giả Trần Anh trong “Mộc Hóa với Người”  (www.nuiansongtra.com)
Giang đoàn 64 Tuần thám (GĐ64TT) là đơn vị HQVNCH  trú đóng tại Mộc Hóa
GD64TT đến Mộc Hóa để sửa soạn tiếp nhận Căn cứ nổi do GĐ 535 của HQ HK giao lại và thực tập sử dụng PBR và làm quen với chiến trường trong khi chờ đợi..
Căn cứ này do 3 xà lan nối kết lại làm các doanh trại sinh hoạt và có thêm một xà lan chở dầu nối kết. HQVNCH nhận Căn cứ vào khoảng tháng 5-1971 và toàn bộ chiến cụ gồm 20 Giang tốc đỉnh PBR Mark II và vài chiến đỉnh nhỏ.

GIANG DOAN 58TUAN THAM
Một Giang đoàn tuần thám HQVNCH (Ảnh của cựu chiến binh Hải Quân Hoa Kỳ).


GĐ64TT chịu trách nhiệm kiểm soát sông rạch bao gồm khu vực sông Vàm cỏ Tây trong Tỉnh Kiến Tường đến sát biên giới Miên (Tỉnh Svay Rieng)
Sinh hoạt của Đơn vị : ban ngày có 4 toán tuần tiễu : 2 đi hướng Bắc (Vĩnh Hưng, Long Khất) và 2 đi hướng Nam Mộc Hóa (kinh 12 và sông Vàm cỏ); đến đêm có 4 toán khác thay thế..Trời sẩm tối, neo chiến đỉnh tại các lùm cây để canh gác sự di chuyển của VC cho đến sáng mới về lại Căn cứ.
Tác giả mô tả thêm : “Căn cứ HQ chúng tôi đóng bên này sông Mộc Hóa ( khúc sông Vàm cỏ Tây chảy qua Tỉnh lỵ), bề ngang của khúc sông rộng cỡ sông Bến Nghé. Bên kia sông là một hàng rào cản B-40 rộng và cao để chống đạn bắn qua từ bên kia sông..”.”Mùa mưa tại Mộc Hóa cũng không kém vất vả, chúng tôi đi kích đêm..Xứ gì mà đỉa trâu nhiều quá cỡ, nổi dày trên mặt sông, to bằng ngón tay cái.. chưa kể muỗi và rắn ‘rằn-ri-cá’..
GĐ64TT di chuyển về Căn cứ HQ Tuyên Nhơn (“cũng đồng hiu cô quạnh nằm trên kinh Đồng Tiến gần ngã 3 uốn khúc của sông Vàm cỏ Tây”)
Tác giả Đoàn Quang Vũ trong Hải Sử Tuyển Tập (trang 455) ghi lại :
‘ .. Vào tháng 10 năm 1974, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam họp hành quân ở Tiểu Khu Mộc Hóa ra lệnh cho Tr Đ 15 BB, TK Mộc Hóa, Th đoàn M-113 dưới sự yểm trợ hỏa lực và chuyển quân của Liên đoàn 214.1 lợi dụng mùa nước nổi đột kích thẳng vào mật khu Tam biên (?) của CS.Sau 10 ngày hành quân, quân ta đã vào được hậu cần của CS bên trong biên giới Miên (?) phà hụy vô số tiếp liệu phẩm của địch đủ để cung cấp cho một SĐ CQ.. tịch thu được cả xe vận tải..molotova.. (?). HQ Đại úy Trương Minh Hoàng, Chỉ huy GĐ 64 TT đã được Tướng Nam khen ngợi vì yểm trợ tích cực cho cuộc Hành quân..
  • Không quân và Mộc Hóa:
KQVNCH cũng chịu một số tổn thất trên không phận Mộc Hóa nhất là các Phi đoàn Trực thăng của SĐ4KQ..Với KQ , vùng trời Mộc Hóa bao gồm cả Tỉnh Kiến Tường và các phi cơ có thể bị rơi tại Kiến Bình, Tuyên Nhơn đều được ghi  trong các bài của  KQ là Mộc Hóa..
Danh sách Tử sĩ KQVNCH ghi : Mộc Hóa
(www.dalatngayve.blogspot.com/2015/10 /danh-sach-tu-si-kqvnch.html)
  • Phi đoàn 249  Trực thăng Chinook CH-47
Th tá Phạm văn Trung và Tr úy Trần văn Hòa (sic) hy sinh tháng 12-1974
  • Phi đoàn 225 Trực thăng UH-1
Tr úy Nguyễn Viết Dương , tháng 12-74 tại Mỹ Phước Tây , Mộc Hóa
(Trại Mỹ Phước Tây của LLĐB thuộc địa phận Đinh Tường )
  • Phi đoàn 110 Quan sát
Đ/úy Nguyễn Trọng Đệ , không rõ ngày, ..Mộc Hóa
  • Phi đoàn 112 Quan sát
Tr úy Trần Đức Vượng và Tr úy Trương Hiệp, 1972, Mộc Hóa
Riêng các tổn thất của PĐ 249 (Mãnh Long) được  Tác giả togia9 ghi lại rõ nhất :
  • Ngày 29-5-1974: Tại Mỹ An, Mộc Hóa . Số tàu 143
Phi hành đoàn 5 người  hy sinh :Đ úy Lương Kính Phúc, Tr úy Trần Đình Độ…
Mỹ An, theo LLĐB, còn gọi là Mỹ Dạ  (A-413), cách Vĩnh Long 17 miles, nằm trong Tình Kiến Phong nơi gặp nhau của các kinh Sở Nam và kinh Tổng đốc Lộc
Trên phi cơ có thêm các binh sĩ BB và Gia đình..
  • Ngày 12-12-1974 : Tại Phước Xuyên, Mộc Hóa . Số tàu 010. trúng SA-7
Phi hành đoàn gồm cả Tr tá Phạm văn Trung PĐ trưởng, Th tá Trần văn Hòa
  • Ngày 9 tháng 2-1975 : Tại Cái cái  , Mộc Hóa . Tàu 987 trúng SA-7
Phi hành đoàn hy sinh gồm  Đ/úy Nguyễn văn Đông, Đ/úy Trịnh như Ý..
Trại Cai Cai theo SF nằm tại biên giới Kiến Tường – Kiến Phong ; gần Cao Lãnh hơn Mộc Hóa..
Phi vụ hành quân của Tr tá Trung và Tr tá Hòa được ghi lại :
Tr tá Trung thuyên chuyển về Cần Thơ ngày 10 tháng 12-1974 nhận chức vụ Phi đoàn trưởng PĐ 249 (thuộc Không đoàn 64 Chiến thuật). Sáng 12-12-74 Ông Trung nhận bay thay cho Tr úy Be trên chiếc Chinook 010 (PH doàn gồm Th tá Hòa và 3 nhân viên khác) Phi vụ chuyển quân từ Tân Tịch, Cao Lãnh đến Phước Xuyên, Mộc Hóa, lộ trình ngắn : đi và về mất 20 phút bay; Cuộc chuyển quân dự trù cần 4 chuyến; sau 3 chuyền đầu, chuyến thứ tư bị bắn rơi vì SA-7. Phước Xuyên là một khu Dinh điền, nằm giữa phía Nam của Mộc Hóa và phía Bắc của Cai Lậy, Định Tường. Quân sử KQHK ghi SN 19010, crash Moc Hoa-SA-7; 50 killed..
  • Các trận chiến .. từ Mộc Hóa
Tỉnh Kiến Tường thuộc địa bàn trách nhiệm của các Sư Đoàn 7 BB và sau đó là của SĐ 9 BB VNCH (Tr Đoàn 12/7 có bộ Chỉ huy nhẹ  tại Mộc Hóa 1969-73)
Vào thời điểm cuối 1972 , vùng lãnh thổ của SĐ 7 BB (Tướng Nguyễn Khoa Nam) gồm các Tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường, Định Tường và Gò Công.( Đối đầu với QLVNCH trong khu vực là các SĐ 5 và 6 CSBV). Kiến Tường được đặt dưới quyền chỉ huy của Biệt Khu 44, sau đó  BK 44 giải tán vào cuối năm 1973 ; Trong cuộc tái tổ chức và phối trí lại  Quân đội cuối năm 1973, các đơn vị BĐQ  của Vùng 4 được đưa về TTM và Lực lượng ĐPQ được tăng quân số nhất là tại Kiến Tường và Gò công .
30 tháng 10 1973: Tướng Nguyễn Khoa Nam thay Tướng Nghi làm Tư lệnh QĐ 4
  • Long Khốt
Long Khốt: ở phía Tây khu Chân quạ , chỉ cách biên giới Miên 1 km về phía Nam và cách Mộc Hóa 21km về phía Đông-Bắc
Hè 1972 : Báo Tuổi Trẻ (CS) 28-4-2017 ghi “ Hè năm 1972, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Lộc Ninh.. Tr Đ 147 VC (Cao Bắc Lạng ) được lệnh tiến về giải phóng Đồng bằng Sông Cửu Long..Chúng tôi tưởng rằng sẽ ‘hốt gọn’ cái cứ điểm nhỏ (Long khốt) này.. nhưng thực tế do điều nghiên không kỹ, bôn tập dài ngày.. lạ nước.. nên đã tổn thất nặng nề..Hàng trăm và nếu cả mặt trận thì hàng ngàn đồng đội đã ngã xuống giữa dòng sông biên giới và cánh đồng Long Khốt này..’
Không thấy Quân sử VNCH ghi lại trận này
  • Ấp Đá biên (Rạch Đá biên) 3 tháng 10 năm 1973
Mùa nước nổi 1973, Tr đoàn 207 CSBV từ Căn cứ Svayrieng vượt sông Vàm cỏ Tây về Mộc Hóa, trong ý định tiến đánh Cai Lậy (Định Tường). Ngừng quân tại rừng tràm Rạch Đá biên đã bị máy bay trinh sát KQVNCH phát giác và bị Quân VNCH chặn đánh. Lực lượng VNCH gồm các TĐ 2 và 3 của Tr Đ 10 /SĐ 7 BB, Chi đội M113, Pháo binh và Trực thăng võ trang. CSBV thiệt hại rất nặng (Toàn bộ 200 sinh viên ĐH Xây dựng Hà Nội vừa vào Nam qua ngã Miên để bổ xung quân số cho TrĐ 207 này, tử trận – Tài liệu chính thức của CSBV- Báo Quân đội Nhân dân 19-9-2013)) Số vũ khí bị VNCH tịch thu gồm 1 DKZ 75 ly, 1 nòng cối 60, 3 B-40, 36 AK, 3 máy PRC-45 . Phía VNCH chì có 1 quân nhân bị thương. 12 ngày sau ,  khi quân VNCH rút khỏi khu vực CQ mới trở lại tìm thêm xác các đồng đội (tìm được thêm 40 xác )
  • Tri Pháp (12 tháng 2- 4 tháng 5 năm 1974)
Tri Pháp là một vùng đầm lầy nằm tại vùng 3 biên giới của các Tỉnh Kiến Phong, Kiến Tường và Định Tường. Tại đây CQ đã dùng làm căn cứ và nơi chôn giấu vũ khí từ hồi chống Pháp. CQ gọi khu vực này là Căn cứ 470.
Ngay sau ngày 28 tháng Giêng năm 1973 , QLVNCH đã có kế hoạch hành quân ngăn chặn CQ tái chiếm khu vực này để xây dựng lại Căn cứ..Đây là một cuộc Hành quân của Quân đoàn IV (Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi) với sự tham dự của nhiều đơn vị  của SĐ 7BB (Tr Đ 12), SĐ 9BB (Tr Đ 14), Thiết kỵ (Th Đoàn 2 KB) , ĐĐQ và các đơn vị Địa phương của các Tỉnh liên hệ.trong đó có Kiến Tường .: Mộc Hóa và Long Khốt là những điểm trọng yếu QLVNCH cần trấn giữ để ngăn chặn quân CS (Tr đoàn Z-15) từ Svayrieng kéo sang. Riêng tại Kiến Tường nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra trong tháng Hai-1974 và Tr Đoàn Đồng Tháp 1 của CSBV đã bị thiệt hại nặng..
QLVNCH giữ vững khu vực Tri Pháp sau khi gây cho CSBV những thiệt hại rất nặng  khoảng 1100 cán binh bị hạ, 600 vũ khí đủ loại bị tịch thu cùng trên 5 ngàn tấn gạo..
  • Mộc Hóa trong cuộc hành quân Svayrieng
PHONG DO CUOC HANH QUAN SVAY RIENG NAM 1974     
Phóng đồ cuộc hành quân Svay Rieng năm 1974 của The Vietnam Experinece.


Đây là cuộc Hành quân phối hợp giữa 2 Quân Đoàn 3 và 4 của QLVNCH, vượt biên giới Miên tấn công vào Vùng Mỏ Vẹt.. Một nhánh của Mỏ Vẹt đâm vào Kiến Tường gọi là Nhánh Chân voi..Trong khi QĐ3 tấn công sang Miên từ phía Bắc.. thì CQ tại vùng Svayrieng phản ứng bằng tấn công sang Long Khốt
Ngày 28 tháng 4, Tr Đ 275 BV tăng cường TĐ đặc công 25 và M-113 (thu được của VNCH) tấn công vào Long Khốt. Lực lượng địa phương VNCH giữ vững vị trí nhờ KQ yểm trợ trên 100 phi suất.. Quân VNCH  hạ 75 Cộng quân, bắt sống toán quân pháo binh CS (gồm xạ thủ các loại 122, 105, AT-3 và cả SA-7..)

CAC CHIEN SI SU DOAN 7 BO BINH TRONG MOT CUOC HANH QUAN
Các Sĩ quan của một đơn vị Sư đoàn 7 bộ binh trong một cuộc hành quân (Ảnh của LAURENT MICHE).


SĐ 7 BB đã đưa quân giải tỏa, dùng 2 cánh quân : 1 do TrĐ15 /SĐ 9  có Th đ 16 yểm trợ và một cánh do TrĐ 10/SĐ7 có tăng cường một số đơn vị của Th đ 6. Sau 12 ngày đụng độ CQ bị đẩy lui : 850 cán binh bị hạ, 31 bị bắt, 100 vũ khí bị tịch thu..phía VNCH có 39 hy sinh, 300 bị thương..
(Xin đọc thêm ‘ ‘VietNam from Cease-Fire to Capitulation’ của LeGro)
  •  Mộc Hóa .. những ngày cuối cuộc chiến:
Từ cuối 1974, CQ đã sửa soạn cho cuộc Tổng tiến công :  tháng 12-1974 CSBV tổ chức thêm SĐ 8  từ Cán binh xâm nhập để hoạt động trong Tỉnh Kiến Tường và khởi động các đợt tấn công mạnh vào khu vực Long Khốt, Tri Pháp, nhổ hết các đổn ĐPQ và Nghĩa quân lẻ loi..
Trận đụng độ nặng nhất diễn ra vào cuối tháng Giêng 75 : VNCh chỉ còn giữ được 2 tiền đồn tại Tuyên Bình : Long Khốt bị các đơn vị CQ thuộc SĐ 6 và Tr Đ 174 nhiều lần tấn công và bao vây..
Từ 1973-74 : Kiến Tường trở thành Tỉnh địa đầu của tuyến lửa Miền Tây : Mộc Hóa thường xuyên bị pháo kích quấy rối
Sư đoàn 9 BB  có một Bộ Chỉ huy nhẹ đặt tại Mộc Hóa, quân số giới hạn và chỉ gồm các sĩ quan ‘đại diện’.. Bộ Chỉ huy này trở thành quan trọng hơn từ 1974. Tư lệnh SĐ , Tướng Huỳnh văn Lạc nhiều khi hiện diện và ở lại đây..
Giữa tháng 4-1975, Bộ Chỉ huy nhẹ tại Mộc Hóa di chuyển về Mỹ Tho
26 tháng 5-1975, Trung đoàn 147 CSBV vượt biên giới Svay Rieng tiến đánh Long Khốt (Chi khu thất thủ) định lấn chiếm Mộc Hóa  nhưng sau đó đổi kế hoạch và di chuyển về Long An , cắt QL4 để bao vây SaiGon (trong khi Tiểu khu Mộc Hóa đã sửa soạn phòng thủ và đề phòng cuộc pháo kích của CQ.)
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng sau cùng (1973-75) : Đại Tá Nguyễn văn Huy bàn giao Chính quyền cho CS sau khi hội ý với Tướng Nam..(Xin đọc  Hồi ức: Mộc Hóa Một thời Chinh chiến của Trịnh Xuyến (https://vantuyen.net/2015/02/27)
Trần Lý (5-2020)
Ghi chú : Phạm vi bài này chỉ ghi lại một số hoạt động quân sự tại Mộc Hóa. Tại Kiến Tường còn có Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn là nơi xảy ra nhiều trận đánh quan trọng khác.. Chúng tôi sẽ ghi tiếp trong bài “Tuyên Nhơn” Ngoài ra Mộc Hóa- Tuyên Nhơn đều nằm trên nhánh Vàm cỏ Tây.. Nhành Vàm cỏ Đông cũng khá quan trọng trong Quân sử VNCH..
  • Trong chương trình chuyển các CIDG thuộc Tỉnh Kiến Tường thành BĐQ
– Thạnh Trí , 315 CIDG được chuyển thành TĐ 67 BĐQ Biên phòng(31-8-70)
– Bình Thạnh Thôn : 332 CIDG thành TĐ 86 BĐQ BP (31-10-70)
– Tuyên Nhơn : 302 CIDG thành TĐ 75 BĐQ BP(30-9-70)
– Cái Cai : 396 CIDG thành TĐ 76 BĐQ BP (2-th10-1970)
4 TĐ này nhập chung thành LĐ 41 BĐQ Biên Phòng (1970)
Sau đó : 1972-75, 2 TĐ 67 và 76 thành LĐ 25 BĐQ (có thêm TĐ 90)

No comments: