Tuesday, March 24, 2020

TƯỞNG NIỆM 45 NĂM QUỐC HẬN với DVD “NHỮNG NGƯỜI LÍNH BỊ BỎ RƠI” Nam Lộc


Hôm nay là ngày thu hình cuối cùng cho bộ DVD “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi” do đài truyền hình SBTN thực hiện. Sau hơn 10 ngày liên tục làm việc không ngừng nghỉ, nhìn khuôn mặt nhợt nhạt của Trúc Hồ và các chuyên viên thu hình, âm thanh, ánh sáng, nhóm lo cảnh trí, sắp đặt sân khấu v..v.., tôi biết là họ bắt đầu kiệt lực, vì đã bỏ ra tất cả công sức cùng lòng quyết tâm để thực hiện bộ DVD quan trọng này. Cũng may, các ca sĩ thì đều tỉnh táo và rất là hăng hái, vì họ chỉ cần phải xuất hiện khi tiết mục của mình được thu hình mà thôi.

Nhìn mọi người hùng hục làm việc, tập trung dưới sự điều động của ông đạo diễn, mạnh ai nấy lo bổn phận mình, không khí nặng nề, căng thẳng! Tôi có cảm tưởng họ vừa say mê phục vụ lý tưởng của mình, vừa lo lắng về đại dịch Covid-19 đang hoành hành thế giới và ngay tại Quận Cam, nơi địa điểm thu hình. Lệnh “giới nghiêm” và cấm các cuộc tụ họp đông người vừa được ban hành.

Phần thu hình cho tiết mục của ca sĩ Thế Sơn cũng vừa được chuẩn bị xong, và toàn bộ máy quay phim bắt đầu làm việc. Nhìn Thế Sơn và những anh em phụ diễn trong các bộ quần áo trận trên chiếc xe Jeep tiến vào vùng hỏa tuyến, tôi chợt hình dung lại hình ảnh của những người lính Dù hay TQLC đang được điều động nhẩy vào miền Trung để chiến đấu bảo vệ những thành phố đang sắp bị lọt vào tay Cộng quân vào những ngày cuối tháng Ba, 1975! Liệu họ có thực hiện được sứ mạng trầm luân này vào giờ thứ 25 của một cuộc chiến đang bước vào những giờ phút đen tối nhất trong lịch sử, khi mà các “chiến hữu đồng mình” của mình đang bỏ chạy, và vũ khí, đạn dược thì cạn dần không còn ngân quỹ để bổ sung?

Cảm tưởng này dù đã qua đi sau 45 năm bão nổi, cùng với bao sự đổi thay của thời cuộc, nhưng hôm nay lại chợt hiện về! Tôi tự nhủ, liệu với hoàn cảnh này, khi mà cả thế giới đang lo lắng vì đại dịch Coronavirus, cộng với tình trạng xuy sụp của ngành Video, DVD hay CD... Nhiều trung tâm ca nhạc đã ngưng hoạt động, như vậy thì liệu lần quốc hận thứ 45 năm ngày 30 tháng Tư, 2020 sắp đến có ai làm điều gì không? Trước mặt tôi, tất cả các chương trình ca nhạc tưởng niệm ngày quốc hận liên tục từ cuối tháng 3, cho đến đầu tháng 5 mà tôi và đông đảo anh chị em nghệ sĩ đã nhận lời tham dự, thậm chí đã mua cả vé máy bay. Từ Hoa Kỳ, đến Canada, Úc Châu, Pháp và cả tại Osaka, Nhật Bản v..v.., tất cả đều đã bị hủy bỏ! Hâu như ai ai cũng buồn pha một chút xót xa ở trong lòng. Nhưng có lẽ đó lại chính là động lực để tất cả chúng tôi cùng nắm tay nhau, hy sinh công sức, và tiền bạc, đồng tâm thực hiện bằng được bộ DVD lịch sử “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi” với 3 điều nguyện ước sau đây: 

1. Tưởng niệm 45 năm viễn xứ bằng cách phổ biến một bộ DVD lịch sử của cuộc chiến VN qua hình thức nhạc truyện, với những thước phim tài liệu giá trị, phản ảnh trung thực tinh thần chiến đấu bảo vệ tự do và dân chủ của quân dân miền Nam VN cùng chính thể VNCH. Đặc biệt với phần “Phụ Đề Anh Ngữ” để chia sẻ cùng thế hệ trẻ sinh ra và trưởng thành ở nước ngoài.

2. Để tưởng nhớ đến những người lính bị bỏ rơi như số phận ngặt nghèo của VNCH khi đồng minh tháo chạy. Để thắp nén hương lòng cho tất cả những anh linh đã nằm xuống vì lý tưởng tự do.

3. VÀ NGUYỆN ƯỚC THỨ BA LÀ ĐƯỢC QUÝ VỊ ỦNG HỘ BẰNG CÁCH ĐẶT MUA DVD TRƯỚC ĐỂ CHÚNG TÔI CÓ PHƯƠNG TIỆN HOÀN TẤT PHẦN THỰC HIỆN DVD “NHỮNG NGƯỜI LÍNH BỊ BỎ RƠI” HẦU CÓ THỂ RA MẮT TOÀN THỂ QUÝ VỊ ĐÚNG VÀO NGÀY 30 THÁNG TƯ, 2020.

Xin vui lòng đặt mua tại: https://sbtnonlineshop.com/

Toàn bộ gồm 2 đĩa với giá $35.00 US (bao gồm cước phí).($50.00 Canadian / $60.00 Australian / $35.00 Euros)
Cần biết thêm chi tiết, xin gọi số điện thoại: (714) 636-1121

Trân trong cám ơn toàn thể quý vị,
Nam Lộc
(3/2020, 45 năm "tháng Ba gẫy súng" )

PS: Xin chia sẻ cùng quý vị một số hình ảnh của các buổi thu hình:


https://www.sbtn.tv/cam-nghi-cua-nhung-nguoi-tham-du-chuong-trinh-nhung-nguoi-linh-bi-bo-roi/

Monday, March 23, 2020

Cờ Vnch Bay Thường Trực Trên Bầu Trời Arizona


Vào trưa Chủ-nhật, ngày 29 tháng Tư năm 2001, lần đầu-tiên trong lịch-sử người Việt tỵ-nạn trên thế-giới, sau đúng 26 năm ly-hương, quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà chính-thức hiện-diện vĩnh-viễn tại công-viên Wesley Bolin Memorial Park, nằm trước mặt dinh thống-đốc và Quốc-hội tiểu-bang Arizona.
Công-viên này dành để xây cất đài tưởng-niệm những chiến-sĩ, anh-hùng hay các đơn-vị tác-chiến thuộc tiểu-bang đã hy-sinh vì chính-nghĩa trong các trận chiến từ năm 1861 đến nay. Hiện công-viên có khoảng 16 đài lớn, nhỏ, trong đó có các đài tưởng-niệm Cựu chiến-binh Đệ I thế-chiến, Đệ II thế-chiến, chiến-tranh Cao-Ly, chiến-tranh Việt-Nam và cả chiến-tranh Vùng Vịnh (Persian Gulf War, 1991).
Đây cũng là lần đầu tiên tại Phoenix, kể từ ngày đại-tướng Westmoreland cắt băng khánh-thành đài tưởng-niệm Chiến-tranh Việt-Nam vào năm 1985, quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà đã cùng quốc-kỳ Hiệp-Chủng-Quốc và bang-kỳ Arizona ngạo-nghễ, thường-trực tung bay trên bầu trời tự-do của Hoa-Kỳ.
Công-trình nêu cao Ngọn cờ Quốc-gia của Cộng-đồng Người Việt tại Arizona, mà hội Cựu Quân-nhân Quân-lực VNCH là nòng cốt, được ghi-nhận theo diễn-tiến sau:
- Từ năm 1985 đến năm 1994, trong suốt 10 năm liền, người ta không hề thấy sự hiện-diện của lá cờ vàng ba sọc đỏ trong dịp lễ thượng-kỳ thường-niên tại đài tưởng-niệm Chiến-tranh Việt-Nam.
- Mãi đến năm 1995, hội cựu Quân-nhân Quân-lực VNCH tại Arizona mới được mời tham-dự lễ tưởng-niệm nhằm vinh-danh các chiến sĩ anh-hùng trong chiến-tranh tại Việt-Nam. Trong khoảng thời-gian từ năm 1995 đến năm 1998, mỗi kỳ dự hội, hội Quân-nhân phải đem theo một lá quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà cỡ trung, treo trên một cột nhỏ, chỉ dùng trong buổi lễ.
- Vào dịp 30 tháng 4 năm 1999, với sự đồng-ý của hội cựu Chiến-sĩ Hoa-Kỳ, quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà được treo trong vòng một tuần lễ ở phiáù dưới quốc-kỳ Liên-bang và phía trên cờ của Quân-nhân Hoa-Kỳ bị mất-tích hay bị giam-cầm tại Việt-Nam, mang chữ MIA-POW. Do đó ba lá cờ Hoa-Kỳ, Việt-Nam Cộng-Hoà và MIA-POW đã được treo thứ-tự trên một cột cờ cao 40 feet, tương-đương với 12.19 mètre. Chiều rộng của cờ Việt-Nam Cộng-Hoà nhỏ hơn cờ Hoa-Kỳ khoảng một foot, tương-đương với 30.48 centimètres (cm), nhưng bằng cờ MIA-POW.
- Đến tháng Tư năm 2000, việc treo cờ Hoa-Kỳ và Việt-Nam Cộng-Hoà trên cùng một cột, khởi sự từ năm 1999, đã được Thống-đốc tiểu-bang Arizona chính-thức chấp-thuận bằng một văn-thư.
- Nhưng đặc-biệt sang năm 2001, lễ thượng kỳ Việt-Mỹ thường-niên lần thứ 7 tại đài Tưởng-niệm Chiến-tranh Việt-Nam, do Cộng-đồng Người Việt, hội cựu Quân-nhân Quân-lực VNCH Arizona và hội cựu Chiến-binh Hoa-Kỳ tham-chiến ở Việt-Nam tổ-chức rất trọng-thể. Cũng kể từ buổi lễ này, Quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà được đứng thẳng hàng cùng quốc-kỳ Liên-bang và Tiểu-bang trên đài tưởng-niệm của Arizona.
Sự có mặt trường-cửu của quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà trên đài tưởng-niệm Phoenix đã được Quốc-hội tiểu-bang Arizona thông qua sau nhiều lần điều-trần với sự hỗ-trợ nhiệt-tình của các cựu chiến-binh Hoa-Kỳ có uy-tín tại tiểu-bang này.
Nhân dịp này, thống-đốc tiểu-bang Arizona, bà Jane Dee Hull, đã long-trọng ký bản tuyên-cáo đề ngày 2-4-2001 minh-định Ngày Tưởng-Nhớ đến các anh-hùng đã chiến-đấu tại Việt-Nam. Ông Terry Goddard, nguyên thị-trưởng thành-phố Phoenix, đã tuyên-đọc bản tuyên-cáo này trong buổi lễ vào trưa ngày 29-4 tại đài tưởng-niệm như sau:
Xét rằng, Hoa-Kỳ và đặc-biệt là những nhân-viên trong Quân-lực Hoa-Kỳ đã thi-hành một nhiệm-vụ khó-khăn và lâu dài chính-thức bắt đầu kể từ ngày 5-8-1964 và kết-thúc ngày 7-5-1975 tại Việt-Nam;
Xét rằng, trong khoảng thời-gian này, hai triệu năm trăm ngàn quân-nhân thuộc quân-lực Hoa-Kỳ đã nối-tiếp thi-hành nhiệm-vụ và nhiều chiến-sĩ không bao giờ trở lại. Trong số những người đã hy-sinh tính-mạng, có 613 chiến-sĩ là công-dân của tiểu-bang Arizona;
Xét rằng, việc Hoa-Kỳ tham-dự cũng như yểm-trợ Nam Việt-Nam để chiến-đấu cho tự-do bị chính-quyền Bắc Việt kiềm-chế đã khắc sâu vào tâm-khảm những người trước đây là công-dân của Việt-Nam Cộng-hoà;
Xét rằng, ngày hôm nay, Cựu chiến-binh Hoa-Kỳ trong chiến-tranh Việt-Nam và Cộng-đồng Việt-Nam tại Arizona cùng thân-hữu và gia-đình tri-ân và tưởng nhớ các chiến-sĩ Hoa-Kỳ và Việt-Nam Cộng-Hoà, đã từng phục-vụ và chiến-đấu, đã bị thương hay tử-trận trong chiến-tranh Việt-Nam, và
Xét rằng, cựu chiến-binh Hoa-Kỳ từng ở Việt-Nam và Cộng-đồng Việt-Nam tại Arizona cùng chủ-trương tưởng-niệm thời-gian Hoa-Kỳ tham-chiến tại Việt-Nam, đều tái xác-nhận rằng chiến-binh Hoa-Kỳ đã tận-tụy với trách-nhiệm, nêu cao danh-dự và lòng dũng-đảm. Với tư-cách chiến-hữu của các chiến-sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà, họ sẽ biểu-dương tinh-thần đoàn-kết bằng cách thượng lá quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-hoà tại đài tưởng-niệm Cựu Chiến-sĩ Hoa-Kỳ chiến-đấu ở Việt-Nam.
Bởi vậy, giờ đây, Tôi, Jane Dee Hull, Thống-đốc Arizona, tuyên-bố ngày 29 tháng Tư năm 2001 là Ngày Tưởng-nhớ Chiến-tranh Việt-Nam trên toàn lãnh-thổ bang Arizona.
Tôi thành-khẩn kêu gọi toàn dân trong bang Arizona, cơ-quan truyền-thông, giáo-chức, sử-gia, sinh-viên, thương-gia, kỹ-nghệ-gia, nhân-viên trong quân-lực Hoa-Kỳ và toàn thể cựu chiến-binh trong tiểu-bang hãy cùng nhau tỏ lòng biết ơn những cựu chiến-sĩ tham-chiến tại Việt-Nam, hãy vinh-danh những người đã hy-sinh tính-mạng và chắc-chắn kỷ-niệm chiến-tranh Việt-Nam vẫn trường-tồn trong chúng ta.
Để minh-chứng những điều nói trên, Tôi ký tên và chỉ-thị đóng dấu tiểu-bang Arizona trên bản tuyên-cáo này.
Ngày nay, trên đài kỷ-niệm, ngoài 10 tấm bia đá cỡ 42"x8", một khối tượng ba chiến-binh dìu nhau ngoài chiến-địa bằng đồng đen và một cột cờ cao 40 feet đã có từ 16 năm trước, người ta còn thấy dựng thêm 2 cột cờ mới cao 35 feet một vòng lược-sử chiến-tranh Việt-Nam trong khoảng thời-gian từ năm 1941 đến năm 1975, với những hàng chữ được chạm nổi trên 14 tấm plaque bằng đồng đen cỡ 16"x24" và 1 tấm cỡ 18"x30" gắn chung quanh một đài ciment hình tròn, được phủ kín bằng cờ Hoa-Kỳ và Việt-Nam Cộng-Hoà và một bản-đồ nước Việt-Nam bằng đồng đen với 23 điạ-danh quen thuộc như Hà-Nội, Huế, Sài-Gòn hay các trận-chiến lớn như Khe-Sanh, An-Lộc. Để thực-hiện công-trình tân-trang, nới rộng diện-tích đài tưởng-niệm lớn gấp đôi hầu có đủ chỗ phối-trí ba cột cờ, vòng lược-sử và bản đồ Việt-Nam, ban chỉnh-trang kỳ-đài đã chi-phí một ngân-khoản hơn một trăm ngàn Mỹ-kim, mà phần lớn do phía Hoa-Kỳ đài-thọ. Ngoài ra một số cựu chiến-binh Hoa-Kỳ như các ông Oscar Urrea, George Notarpole, Steve Corella và Art Luera đã tình-nguyện làm việc thường-trực tại đài tưởng-niệm trong suốt bốn tuần-lễ liên-tiếp để kịp hoàn-tất kế-hoạch trùng-tu.
Tưởng cũng cần nói thêm, sở dĩ năm nay đài Tưởng-niệm có một bộ mặt mới, phần lớn là do sáng-kiến và công-trình vận-đọâng kiên-trì trong suốt 6 năm trời của một sĩ-quan Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hoà , thiếu-úy Bùi-Quang-Lâm. Ông Lâm đã bỏ ra nhiều thời-giờ và công-sức, vận-động với hội cựu chiến-binh Hoa-Kỳ và các giới-chức liên-hệ trong tiểu-bang, để thực-hiện thêm hai cột cờ mới cao 35 feet dựng trên đài tưởng-niệm. Một cột dành cho cờ Việt-Nam Cộng-Hoà, cột còn lại dành cho cờ tiểu-bang Arizona. Đặc-biệt hơn nữa là quốc-kỳ của Việt-Nam Cộng-Hoà, tiểu-bang Arizona và liên-bang Hoa-Kỳ đều có cùng một cỡ như nhau (rộng 5 feet, dài 8 feet). Trong tương-lai, công-tác bảo-trì kỳ-đài vẫn do tiểu-bang Arizona đảm-trách, mỗi tháng một lần, cả ba quốc-kỳ đều được thay bằng cờ mới.
Lễ khánh-thành kỳ-đài được bắt đầu vào lúc 1 giờ chiều ngày 29-4-2001 bằng phần giới-thiệu chương-trình.
Sau phần giới-thiệu, ban quân-nhạc trỗi khúc quân-hành, các toán thủ và hầu kỳ lần-lượt theo con đường dốc hình cánh cung, dài khoảng 150 feet, lên đồi.
Hai bên đường dốc, người ta nhìn thấy 22 cột khá cao treo cờ Việt và Mỹ tung bay đón chào đoàn đại-biểu cựu chiến-sĩ diễn-hành. Họ nghiêm-trang và hùng-dũng tiến vào địa-điểm hành-lễ, nằm trên đỉnh đồi, rộng khoảng 800 sq. ft.
Trước hết là quốc và quân-kỳ hội cựu chiến-binh Hoa-Kỳ thuộc tiểu-bang được rước bởi các cựu chiến-sĩ mặc sắc-phục đặc-biệt theo truyền-thống của mỗi đơn-vị.
Kế đến là quân-kỳ của các đơn-vị Hoa-Kỳ tham-chiến tại Việt-Nam, đặc-biệt các hiệu-kỳ này sau khi đến địa-điểm hành-lễ đã được người thủ-kỳ cắm vào chỗ dành riêng cho từng đơn-vị, ngay bên cạnh 10 tấm bia đá cẩm-thạch đen có khắc họ và tên của 659 chiến-sĩ Arizona tử-trận hay mất tích trên chiến-trường Việt-Nam. Những tấm bia này được quây tròn ở vòng ngoài, trên nửa ngọn đồi, nhìn về hướng Tây.
Tiếp theo là toán quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà và Hoa-Kỳ của hội cựu chiến-sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà Nam California do các sĩ-quan Biệt-Động-Quân, Nhảy Dù, Thủy-quân Lục-chiến rước và hầu kỳ. Kế đến là toán quốc và quân-kỳ của hội cựu quân-nhân QLVNCH Arizona, theo sau là quốc và quân-kỳ của binh chủng Biệt-động-quân. Tất cả các quân-nhân VNCH đều mặc sắc-phục của mỗi quân, binh-chủng liên-hệ, bước đều theo nhịp khúc quân-hành. Mầu cờ, sắc áo trông thật hùng-dũng, hiên-ngang, khiến người Việt tỵ-nạn có mặt tại đây đã được sống lại với những hình ảnh quen thuộc thuở nào. Họ rất xúc-động và hãnh-diện về một thời oanh-liệt của QLVNCH trước đây 26 năm.
Sau đó, hai sĩ-quan cấp-tá Thiết-giáp-binh và Biệt-Động-Quân thuộc hội cựu quân-nhân QLVNCH Arizona trịnh-trọng ôm lá quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà, màu vàng ba sọc đỏ tươi-sáng, tiến đến chân cột cờ dành cho Việt-Nam Cộng-Hoà và cẩn-thận buộc quốc-kỳ vào giây kéo cờ rồi đứng nghiêm chờ lệnh.
Trong lúc khoảng hơn bẩy trăm dân-cư Việt-Nam và Hoa-Kỳ tại Arizona và gần bốn chục cựu quân-nhân và đại-diện Cộng-đồng Người Việt từ California và Texas tới tham-dự buổi lễ đang hân-hoan hay rạo-rực đón chờ giờ phút lịch-sử sắp đến thì thình-lình từ dưới chân đồi, ban quân-nhạc Lục-quân Hoa-Kỳ trỗi lên bản quốc-thiều Việt-Nam Cộng-Hòa. Lá quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà màu vàng, ba sọc đỏ được nhẹ-nhàng kéo lên giữa tiếng hát vang dậy "Này công-dân ơi, . . ." của cộng-đồng người Việt tề-tựu dưới chân đồi và trên đài tưởng niệm.
Trong khi quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà vươn lên và tung bay trước gió, người ta nhận thấy trong số cựu quân-nhân Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hoà và người Việt tỵ-nạn hiện-diện có nhiều cặp mắt tràn đầy lệ-cảm. Ngay cả một số cựu chiến-binh Hoa-Kỳ đang ngồi ở trong hay đứng bên ngoài khán-đài cũng không khỏi bùi-ngùi xúc-động. Họ đã rơm-rớm nước mắt.
Tiếp theo lễ thượng kỳ Việt-Nam Cộng-Hoà là lễ thượng kỳ Tiểu-bang Arizona và sau cùng là lễ thượng kỳø Liên-bang do một sĩ-quan Hải-quân Hoa-Kỳ gốc Việt, con trai của một sĩ-quan Việt-Nam Cộng-Hoà, kéo lên.
Kế đó, những lá quốc-kỳ Việt và Mỹ phủ kín 15 tấm bảng đồng gắn trên vòng lược-sử cũng được ban tổ-chức lần-lượt mở ra để quan-khách có thể tìm hiểu diễn-biến của chiến-tranh Việt-Nam tính đến ngày 30-4-1975.
Sau lễ thượng-kỳ, ông Terry Goddard đọc tuyên-cáo của Thống-đốc Arizona. Kế đó là lời chúc lành cho kỳ-đài và lời nguyện-cầu cho các anh-linh tử-sĩ tuyên đọc bởi mục-sư tuyên-úy Hoa-Kỳ và thượng-tọa Thích-Chơn-Tôn. Sau phần phát biểu cảm-tưởng, ông Nguyễn-Ngọc-Anh, chủ-tịch Cộng-đồng Arizona, tới đặt vòng hoa tại tượng đài để tỏ lòng thành-kính tri-ân các chiến-sĩ Việt-Nam Cộng-Hoà và Đồng-minh đã hy-sinh vì tự-do của dân Việt.
Buổi lễ thượng-kỳ được kết-thúc vào lúc 3 giờ chiều bằng bản nhạc "Cờ bay" do ban quân-nhạc Lục-quân Hoa-Kỳ hoà-tấu, nhưng mọi người vẫn còn bùi-ngùi, xúc-đọâng, chưa muốn chia tay. Trong dịp này, ông Craig Borsheim, một thủy-thủ Hoa-Kỳ phục-vụ tại Đà-Nẵng từ năm 1969 đến năm 1971, đã phát-biểu như sau: Chúng tôi đã chiến-đấu và hy-sinh vì lá cờ Việt-Nam Tự-do, do đó chúng tôi đã hợp-tác và cùng với Cộng-đồng Việt-Nam tranh-đấu để lá cờ vàng ba sọc đỏ hiện-diện vĩnh-viễn tại đài tưởng-niệm Cựu chiến-binh Arizona. Tôi rất cảm-động trước giây phút này.
Ngày 29-4-2001, quốc-kỳ VNCH được trang-trọng kéo lên tại trung-tâm thành-phố Phoenix, thủ-phủ của tiểu-bang Arizona, đánh dấu sự thành-công của Cộng-đồng Arizona nhỏ bé, với trên dưới 10 ngàn người Việt. Trong bài diễn-văn đọc trước kỳ-đài, ông chủ-tịch Cộng-đồng người Việt Quốc-gia tại Arizona, phát-biểu như sau: Hôm nay là ngày đồng-hương và chiến-hữu của chúng tôi có quyền hãnh-diện ngửng cao đầu nhìn lá quốc-kỳ của mình vĩnh-viễn hiên-ngang sánh vai cùng Quốc và Bang-kỳ của nước bạn, tung bay ngạo-nghễ trên nền trời tự-do.
(Hà-Mai-Việt tường-thuật)

Thursday, March 19, 2020

CUỘC LUI BINH NGHIỆT NGÃ - Bảo Định Nguyễn Hữu Chế

  Bảo Định Nguyễn Hữu Chế
Tiểu đoàn 2/43/SĐ18BB/QLVNCH

 L.T.S: Tony Chế, Nickname mà anh em chúng tôi gọi anh khi anh vừa tái ngũ, đưa về phục vụ tại TĐ 31/BĐQ - Trắng trẻo, hơi hô hô, nên lúc nào nhìn anh cũng giống như đang cười vui với mọi người, tiếng Anh thuộc loại "vi vút" vì anh làm sở Mỹ, do đó mới có tên Tony - Một thời gian sau, anh được thuyên chuyển về SĐ18/BB và sau đó trở thành Tiểu Đoàn Trưởng xuất sắc của Sư Đoàn - Có một chút "hơi hướm" với BĐQ, nhưng cũng phải "dụ dỗ" mãi, anh mới viết cho một bài đầu tiên, để tưởng nhớ 30 năm(2005) ngày mất nước, mời các Bạn cùng theo dõi những lời kể của một nhân chứng sống.
 Chẳng dám đem mình ví von với danh nhân - Nhưng đầu óc tôi cứ vơ vẩn nhớ tới câu nói của Napoléon Đệ Nhất:
 "Nước Anh đánh trận nào cũng thua, chỉ có trận cuối cùng họ thắng" - Anh em chúng tôi, TĐ 2/43, SĐ18BB, ngược lại, đánh trận nào cũng thắng, chỉ có trận cuối cùng là thua ....... Khởi đầu cho trận thua đau đớn này là cuộc lui binh nghiệt ngã đêm 20-4-75 tại mặt trận Xuân Lộc, mà TĐ 2/43 chúng tôi phải rút lui trước địch quân. Một việc chúng tôi phải miễn cưỡng làm, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng .
 Như quý vị đã biết, hành quân Lui binh là loại hành quân rất khó khăn, nhất là khi phải tiến hành dưới áp lực và hỏa lực của địch. Trong cuộc chiến tranh Quốc-Cộng vừa qua giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam từ năm 1956 đến năm 1975, QLVNCH đã hơn một lần bị thảm bại cay đắng, trong cuộc triệt thoái, hay di tản chiến thuật, hồi trung tuần tháng 3 năm 1975 từ Cao nguyên về Duyên hải miền Trung, với thiệt hại ít nhất 75% khả năng tác chiến của Quân đoàn II. Cuộc Hành quân Lui binh do Sư đoàn 18BB thực hiện trong đêm 20 rạng ngày 21 tháng 4 năm 1975 đã thành công tốt đẹp. Toàn bộ Sư đoàn và các đơn vị tăng phái đã về đến Bình giã, Bà rịa thuộc tỉnh Phước Tuy an toàn. Nói thế không có nghĩa là không có những tổn thất nho nhỏ, mà Tiểu đoàn 2/43 là một trong những cái nho nhỏ đó. 
 Thật sự Tiểu đoàn 2/43, đơn vị rời chiến trường sau cùng, vì có nhiệm vụ đánh nghi binh, đánh chặn hậu cho đại quân rút an toàn, nên đã bị tổn thất đáng kể, khi đơn độc vượt qua vòng vây trùng trùng điệp điệp của Cộng quân, nhưng không đến nỗi bi đát như lời của Luật sư Nguyễn Văn Chức trích lại từ cuốn Việt Sử Khảo Luận của LS Hoàng Cơ Thụy, viết theo ký giả Mỹ Frank Snepp trong cuốn Decent Interval: "Trực thăng đã đến bốc cái tiểu đoàn chót của 4 tiểu đoàn sống sót của sư đòan 18, kể luôn tướng Lê Minh Đảo. Có 600 người dưới quyền đại tá Lê Xuân Hiếu tình nguyện ở lại sau cùng để che chở cho cuộc triệt thoái. Trong vài giờ, họ bị tràn ngập bởi 40 ngàn quân Bắc Việt đã được bố trí để trực tiếp đánh họ". Hai ông Luật sư, một ông ký giả với những nhận định, trích dẫn của nhau về một trận đánh mà chẳng có ông nào tham dự .......Tôi xin miễn có ý kiến về việc này, vì sự thật hiện nay đã phần nào được chứng minh.
 Anh em chúng tôi, những người đóng vai chính trong trận đánh, vượt bao hiểm nguy, may mắn thoát chết, bây giờ nghĩ lại vẫn còn thắc mắc: "phép lạ nào mà chúng tôi còn sống sót" - Sự việc xảy ra vừa đúng 30 năm.(2005). Tuổi đời của tôi cũng sắp đến "thất thập cỗ lai hy". Trí nhớ có phần giảm sút. Những ngày đêm hãi hùng đó trong khu rừng rậm, trong những căn cứ địa của VC, bị Sư đoàn 341 CSBV truy đuổi và bao vây chặt. Có những điều tôi vẫn còn nhớ như in, nhớ rất rõ ràng. Nhưng cũng có nhiều điều tôi chỉ còn nhớ mù mờ, nhớ lẫn lộn, thậm chí đã quên hẳn!
 Tên của các vị Sĩ quan trong Tiểu đoàn, tôi cũng nhớ không hết, ngoài các vị sau đây:
-Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Tấn Chi, K.12 Thủ Đức.
-Đại úy Sĩ quan Hành quân/Huấn luyện/TĐ Nguyễn Mỹ.
-Trung úy Nguyễn Văn Thắng, SQ Quản trị Nhân viên kiêm Chỉ huy Hậu cứ/TĐ
-Trung úy Nguyễn Văn Hào, ĐĐT/ĐĐ1
-Trung úy Võ Văn Mười, ĐĐT/ĐĐ2
-Trung úy Nguyễn Văn Hùng, ĐĐT/ĐĐ3
-Trung úy Hà Văn Dương, ĐĐT/ĐĐ4
-Trung úy Võ Kim Thạch, ĐĐT/ĐĐCH&YT
-Trung úy Tuyễn, SQ Truyền tin
-Trung úy Linh
-Trung úy Chánh
-Vị SQ Trợ Y/TD, SQ Tiền sát viên Pháo binh, Vị Trung đội trưởng Pháo binh,...
 Có nhiều đồng đội đã vĩnh viễn nằm xuống trong khu rừng oan nghiệt đó. Với tư cách là Tiểu đoàn trưởng, người chịu trách nhiệm đến sự an nguy của Tiểu đoàn trong cuộc Hành quân Lui binh, tôi xin nhận sự phán xét của các Chiến hữu. Và cũng thay mặt các Chiến hữu, tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước Vong Linh của những đồng đội đã anh dũng nằm xuống để cho chúng ta được sống, Nước Việt được trường tồn. Nhưng bất hạnh thay! cuộc chiến đấu cho Chính Nghĩa của chúng ta đã bị phản bội. Rốt cuộc, miền Nam thân yêu của chúng ta đã lọt vào tay bọn CSBV xâm lăng. Nhưng tôi vẫn tin tưởng sự hy sinh của các bạn không oan uổng, không lãng phí. Chúng ta chỉ mới thua một trận chiến, cuộc chiến vẫn tiếp tục, nhưng dưới một hình thái khác. Ngày Quang Phục Quê Hương không còn xa. Chủ Nghĩa Cộng Sản, Chế độ Cộng Sản nhất định phải bị tiêu diệt. Dân tộc Việt, đất Nước Việt nhất định trường tồn. ĐỘC LẬP - TỰ DO - DÂN CHỦ và HẠNH PHÚC - NO ẤM nhất định sẽ trở về với toàn dân.
Bảo Định

 Khi Tiểu đoàn xuống núi, vừng đông đã ló dạng. Một ngày mới bắt đầu. Những trái đạn pháo 105 ly được bắn đi xối xả, bắn cho hết đạn, đã liên tục rót lên đầu giặc chỉ mới vừa ngưng. Hai khẩu pháo thân thương hoàn thành xong nhiệm vụ thì nhận hai trái lựu đạn nỗ tung bụng, đang nằm im lìm, trơ càng như hai đống sắt vụn ở ngọn đồi phía dưới, cô đơn và lạnh lẽo.
 Tiểu đoàn yên lặng di chuyển. Lộ trình ấn định là Xuân Lộc - Bà Rịa, theo Liên TL2. Điểm tập trung tại Đức Thạnh, Tỉnh Phước Tuy. Sau đó sẽ có xe đưa về căn cứ Long Bình nghỉ ngơi, tái bỗ sung quân số và đạn dược, rồi nhận nhiệm vụ mới.
 Buổi sáng ngày 20/4/75, lối 9 giờ, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, TL/QĐ III, Quân Khu 3 bay vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo để chỉ thị việc rút quân. Chỉ trong một thời gian ngắn, Tướng Đảo và Bộ Tham Mưu Sư đoàn đã cấp tốc soạn thảo một kế hoạch triệt thoái rất tỉ mỉ. Vừa quá trưa, tôi đã nhận được Lệnh Hành Quân để kịp thời chuẩn bị. Tôi đã thi hành đúng theo những chỉ thị ghi trong LHQ: Tiểu đoàn giữ lại 2 khẩu pháo 105 ly, còn tất cả sẽ kéo về Xuân Lộc để di chuyển cùng Sư đoàn. Hậu cứ Tiểu đoàn gồm cả kho lương thực, đạn dược sẽ theo Sư đoàn đi trước. Tiểu đoàn vẫn duy trì hoạt động bình thường. Hoạt động nghi binh - cũng giống như trường hợp của Trương Phi cùng 20 người ngựa, tại cầu Trường Bản, đã mưu trí dùng những nhánh cây cột vào đuôi ngựa cho chạy lui, chạy tới trên đường, tạo đất bụi bay mù trời để đánh lừa quân của Tào Tháo, nhờ thế, đại quân của Lưu Bị đã rút đi được - Hai khẩu pháo vẫn tác xạ quấy rối liên tục vào vị trí địch. Các toán tiền đồn, phục kích vẫn nằm tại vị trí. Nhất là Trung đội Biệt Kích Tiểu đoàn hoạt động khu vực Núi Ma, đối diện căn cứ Núi Thị, bên kia đường QL1 về hướng Bắc. Nhờ sự hoạt động hữu hiệu của Trung đội này, Cộng quân đã không thể nào đến gần đặt súng cối bắn vào Tiểu đoàn. 
 Theo Lệnh Hành Quân, đúng 7 giờ tối, Tiểu đoàn sẽ vào hệ thống truyền tin của Lữ đoàn 1 Nhãy Dù, đặt dưới quyền chỉ huy của Lữ đoàn trưởng Dù. Đến 12 giờ đêm, Tiểu đoàn trở lại hệ thống làm việc của Sư đoàn, phá hủy 2 khẩu pháo, rời bỏ căn cứ Núi Thị, rút về điểm tập trung trước, sau đó là các đơn vị của Lữ đoàn Dù. Đúng lúc 12 giờ, tôi gọi LĐ Dù cho tôi trở về với SĐ. LĐ Dù bảo chờ. Lúc 1 giờ sáng, tôi gọi lại, cũng bảo chờ! Lúc 2 giờ sáng, tôi gọi lần nữa, cũng được trả lời: Chờ! Lúc gần 3 giờ, nhìn về hướng thị trấn, tôi thấy có rất nhiều ánh đèn xe hơi di chuyển. Tôi liền gọi về LĐ Dù hỏi và được trả lời: Nó đấy! Hãy xữ dụng pháo bắn. Nhưng pháo của tôi đã bắn gần hết đạn từ lúc quá nửa đêm, chuẩn bị phá hủy để di chuyển. Và cũng từ lúc đó tôi mới được lệnh cho Tiểu đoàn rời căn cứ. Nhìn đồng hồ, kim chỉ vừa đúng 3 giờ - 3 giờ sáng! Tôi cho lệnh gom quân. Việc gom quân không phải dễ dàng. Làm thế nào để các toán tiền đồn và phục kích rời vị trí, trở về căn cứ mà địch không phát hiện được, không bám sát đi theo là chuyện khó. Trong suốt cuộc chiến vừa qua, nhất là thời kỳ chiến tranh Việt - Pháp, những đơn vị đi tiền đồn, phục kích về bị địch bám sát theo rồi lợi dụng thời cơ, cướp đồn là chuyện thường xãy ra. Và phải hơn một giờ sau Trung đội BK/TĐ mới về đến Tiểu đoàn.
bitham-large-content
 Theo tập Hồi ký của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh mà nhà Sử học George J. Veith gửi cho tôi bản dịch tiếng Anh, thì vị cựu Lữ đoàn trưởng LĐ 1 Dù nói đơn vị cuối cùng của LĐ, Tiểu đoàn 9 Dù cùng Trung đội Pháo binh đã rời Long Giao lúc 4 giờ 30 sáng. Như vậy là toàn bộ LĐ Dù đã rút đi trước, đã rời khỏi Mặt trận trước Tiểu đoàn 2/43. Và TĐ2/43 là đơn vị cuối cùng rời bỏ Xuân Lộc!
 Lúc Tiểu đoàn đi đến gần Ấp Núi Đô thì trời đã sáng hẳn. Một số Nghĩa quân và Địa Phương Quân vác súng chạy theo, muốn nhập theo đoàn quân. Nhưng với tinh thần cảnh giác cao độ, tôi buộc phải đổi hướng, tránh xa họ. Vì tôi không thể phân biệt được thật hay giả. Tôi phải nghĩ đến sự an nguy của đơn vị trước tiên. Trong chiến đấu, ta không thể xử sự theo lối nữ nhi thường tình. Tại mặt trận An Lộc, Bình Long hồi mùa hè đỏ lửa năm 1972, vì lòng nhân đạo, muốn cứu một thương binh Cộng quân, tôi đã mất đi một y tá khi tên thương binh địch mở chốt lựu đạn ném vào người định cứu mình!
 Tại Đức Thạnh, tỉnh Phước Tuy, Đại tá Lê Xuân Hiếu, Trung đoàn trưởng 43BB, con chim đầu đàn của chúng tôi, gọi báo cáo với Tướng Đảo là TĐ2/43 vẫn còn kẹt ở Xuân Lộc.
 Lối 7 giờ sáng, khi Tiểu đoàn di chuyển gần đến căn cứ Long Giao, đang đi trong khu rừng chồi, sắp đến vùng đồn điền cao su thì tôi nghe tiếng trực thăng bay ngang đầu. Tôi nghe tiếng gọi tôi. Đó là tiếng của Đại tá Ngô Kỳ Dũng, Trung đoàn trưởng 52BB đang bay trên chiếc C&C của Tư lệnh, chuyển lệnh của Tướng Đảo, ra lệnh cho tôi phải hủy bỏ lộ trình cũ trong Lệnh Hành quân, mà phải chuyển hướng băng rừng ra Long Thành, trên QL15.
 Xin nói rõ thêm một chút, để câu chuyện được mạch lạc: Đường LTL2, Lộ trình triệt thoái theo LHQ, nối liền Xuân Lộc, tỉnh Long Khánh và Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy, dài trên 40 km đã bị bỏ hoang phế từ lâu, kể từ sau Hiệp định Đình chiến Paris, khi quân đội Đồng minh (Úc Đại Lợi) rút khỏi chiến trường. Khi Tướng Đảo quyết định chọn con đường này để làm Lộ trình triệt thoái. Ông đã có một quyết định táo bạo. Nhưng đã tạo được sự bất ngờ. Đoạn đường dài trên 40 km đó, lâu nay vẫn là vùng an toàn của Cộng quân. Ngoài những toán du kích địa phương có nhiệm vụ canh giữ con đường, Trung đoàn 33 CSBV vẫn thường xuất hiện hoạt động quấy phá. Con đường đã là hành lang giao liên an toàn giữa các mật khu cuả VC. Quyết định táo bạo của Tướng Đảo, yếu tố bất ngờ của cuộc Hành quân Lui binh do Sư đoàn 18BB thực hiện đã làm cho Cộng quân trở tay không kịp. Chúng không thể tức thời điều quân đến truy kích và ngăn chặn. Trong quyển "Lịch sữ Quân Đội Nhân Dân" của CSBV, Quân đoàn IV Cộng quân của Tướng Hoàng Cầm thú nhận: "Chúng tôi đã không phát hiện kịp thời cuộc di chuyển quân của Sư đoàn 18 để tổ chức lực lượng truy kích và ngăn chặn." Nhưng những cuộc chạm súng, tấn công vào đoàn quân triệt thoái, tuy không quy mô, nhưng cũng không phải là nhỏ và đã gây cho lực lượng bạn một số tổn thất đáng kể: Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng bị bắt. Trung tá Tham Mưu trưởng bị tử thương, đồng thời cũng đã gây một số thiệt hại cho LĐ1 Dù, khi đơn vị này vừa chiến đấu vừa bảo vệ thường dân các ấp Bảo Định, Bảo Hòa và Bảo Toàn di tản theo. Sau khi đơn vị cuối cùng của LĐ1 Dù đi qua, con đường giờ đây lại nằm dưới sự kiểm soát của Cộng quân - Yếu tố bất ngờ không còn nữa - Chúng cố vớt vát những tổn thất mà chúng đã gánh chịu trong suốt 12 ngày đêm tại Mặt trận Xuân Lộc, bằng cách phải tiêu diệt cho được đơn vị còn lại của QLVNCH. Đó là Tiểu đoàn 2/43 Sư đoàn 18BB, vừa rời bỏ căn cứ Núi Thị. Vì lý do đó mà Tướng Đảo đã lệnh cho chúng tôi thay đổi lộ trình .
 Đây là lần đầu tiên kể từ khi xuống núi, tôi bắt được liên lạc với Sư đoàn. Nhưng khi chiếc trực thăng bay qua, lệnh đã ban xong, tôi lại mất liên lạc hoàn toàn với bên ngoài. Không còn đơn vị bạn nào ở gần để có thể liên lạc qua lại. Sư đoàn, Lữ đoàn, Trung đoàn đều ở xa. Tất cả đang di chuyển. Chúng tôi lại đang ở trong rừng. Máy truyền tin không thể hoạt động tầm xa. Chúng tôi đã hoàn toàn cô độc. Chúng tôi lạc lõng giữa khu rừng rậm mênh mông với nhiều mật khu, nhiều căn cứ địa của địch. Khu rừng này nối tiếp với mật khu Hắc dịch nổi tiếng của VC. Hiện giờ, Sư đoàn 341 của Cộng sản Bắc Việt đang chiếm cứ nơi này. Đây là một Sư đoàn tân lập, gồm các Tiểu đoàn Chủ lực của hai tĩnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Chúng vừa mới được đưa vào Nam hồi cuối tháng 2, sát nhập vào Quân đoàn IV do Tướng Hoàng Cầm chỉ huy. Binh sĩ phát âm giọng Nghệ - Tĩnh, rất khó nghe.
 Lối 9 giờ,Tiểu đoàn đến một khu rừng cao su, phía tây căn cứ Long Giao. Đơn vị tiền phương chạm địch. Nhưng địch quân chỉ là một toán nhỏ, cấp Tiểu đội. Chúng đã nhanh chóng bị thanh toán. Liền sau đó, đơn vị tiền phương lại chạm địch. Lần này địch phản ứng mạnh. Nhưng không có pháo binh và phi cơ yểm trợ. Phải giao chiến trong tình trạng này thật là bất lợi. Tôi sợ quân sĩ bị thương vong sẽ gây phiền phức. Tôi quyết định đoạn chiến. Vừa lúc đó, từ hướng đông, một đoàn xe Molotova chạy vào -sau này đi ở tù cải tạo, được biết đó là loại xe quân sự do Trung Cộng chế tạo để chở quân, có tên là Hồng Kỳ, hơn 10 chiếc đang đổ quân. Chúng định đánh bọc hậu Tiểu đoàn. Chúng định lùa Tiểu đoàn tôi vào khu rừng trước mặt, nơi đại quân của chúng đang chờ sẵn để tiêu diệt. Tôi cho đổi hướng, Tiểu đoàn đi nhanh về hướng Bắc, lẩn vào khu rừng chồi. Sau đó phải đổi hướng theo hướng Tây trở lại. Khi đến một con suối, Đại đội 2 của Trung úy Võ Văn Mười báo cáo phát hiện một túp lều, bên trong có mấy tên VC đang ngồi uống nước trà. Một khẩu K.54 treo trên vách phên. Không thể lẩn tránh kịp. Tôi cho lệnh nổ súng, thanh toán cho gọn. Toán VC bị tiêu diệt. Tiểu đoàn tiếp tục tiến. Đến chiều, chúng tôi đến một khu rừng chồi tương đối thoáng, nối tiếp là rừng rậm. Tôi cho lệnh nghỉ ngơi. Tôi hội ý với Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Tấn Chi, K.12 Thủ Đức, và các Đại đội trưởng. Tiểu đoàn sẽ chia làm hai cánh: một do tôi trực tiếp chỉ huy, và một do Đại úy Chi chỉ huy, xuyên qua rừng rậm, tiến về Long Thành. Tôi còn nhấn mạnh thêm: Tùy theo tình thế, các Đại đội trưởng có thể đơn độc dẫn đơn vị mình về điểm hẹn. Tôi phải ra lệnh phân tán như vậy vì tình hình rất nghiêm trọng, địch với một quân số rất lớn, lại đã biết chúng tôi đang trong vòng vây của chúng, sớm muộn gì chúng cũng sẽ tìm được và tiêu diệt trọn đơn vị chúng tôi .
 Trời đã về chiều. Bóng đêm đến nhanh. Tiểu đoàn tiến vào khu rừng rậm. Từ bìa rừng vào chưa đến 100 mét thì cánh quân của tôi chạm súng dữ dội với địch. Sau một ngày hành quân mệt mỏi, lại phải chạm địch liên miên. Tinh thần căng thẳng, thể xác rã rời. Nhất là khi tôi cho lệnh cố tránh né địch, bão toàn sinh mạng. Nên vừa chạm súng được một lúc là chúng tôi tìm cách "chém vè". Bây giờ toán quân theo tôi tất cả chỉ còn 28 người, kể cả tôi. Chúng tôi đã bị bao vây chặt. Đêm đó là một đêm trăng mờ. Hai mươi tám người chúng tôi mò mẩm, im lặng, tìm đường thoát thân trong bóng đêm, dưới ánh sáng mờ nhạt của vầng trăng khuyết:
 Chàng từ đi vào nơi gió cát,
 Đêm trăng này nghỉ mát phương nao?
 Xưa nay chiến địa nhường bao,
 Nội không muôn dặm, xiết bao dãi dầu."
Thật ra thì đêm trăng đó chúng tôi không thể nào nghỉ mát được. Chúng tôi đã phải "dãi dầu" suốt 12 ngày đêm tại Mặt trận Xuân Lộc. Ngày hôm nay phải hành quân đơn độc, chạm súng liên tục, nhưng lại thiếu sự yểm trợ của phi pháo, là hai yếu tố quyết định thành công của bất cứ cuộc hành quân nào. Tiểu đoàn lại đang lọt giữa vòng vây trùng trùng điệp điệp của địch. Chúng tôi đang tìm kế thoát thân. Gần nửa đêm, chúng tôi lần mò đến một khu rừng thấp. Một con đường mòn cắt ngang. Tôi định cho vượt qua thì gặp một toán Cộng quân di chuyển. Chúng dừng lại ngay trước mặt, và phát loa kêu gọi:
 "Thiếu tá Nguyễn Hữu Chế, Biệt hiệu Bảo Định, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/43, Sư đoàn 18BB Ngụy. Hiện Tiểu đoàn bạn đang bị quân Cách Mạng bao vây. Hàng thì sống, chống thì chết."
 Tên bộ đội phát loa, giọng đặc sệt Nghệ - Tĩnh. Chúng thuộc Sư đoàn 341 CSBV. Có thể chúng chỉ là những đơn vị chủ lực Tỉnh vừa mới đôn quân thành chính qui vì nhu cầu chiến trường miền Nam, nên kinh nghiệm tác chiến còn kém cỏi. Nếu không, có lẽ......
 Chúng tôi đổi hướng. Nhưng lại gặp tiếng loa kêu gọi đầu hàng với nội dung và giọng nói như lúc nãy. Có lẽ chúng đã ghi âm - Đầu óc tôi căng thẳng, hiện tại anh em chúng tôi như kiến bò trong chén, tứ bề thọ địch, có thể nói thật, không hề cường điệu là chỉ với tay ra là chạm địch - Thập phần nguy hiểm, tôi suy nghĩ: phần số tôi đến đây là tận cùng sao! Nếu vậy, tôi phải có quyết định thế nào để bảo toàn tính mạng cho thuộc cấp chứ! - Tôi bò đến gặp từng anh em và nói với họ: "Các anh có thể ra, nhưng tôi thì không. Đợi tôi lẩn tránh xa thì các anh có thể bắt đầu". Nhưng tất cả đều nhất quyết "KHÔNG" - Lòng tôi chùng xuống, hai cánh mũi cay cay, nước mắt muốn trào ra - Tôi hít thở thật sâu để cảm xúc lắng xuống, huynh đệ chi binh là những giây phút này đây, khốn khó có nhau, sống chết có nhau là lúc này đây! Cám ơn các anh em đã có những hành động quyết liệt, để khích lệ tinh thần tôi, đã cho tôi nguồn hy vọng để tiếp tục đấu tranh giành sự sống, trong lúc thập tử nhất sinh .......
 Tiểu đoàn 2/43, đơn vị thiện chiến của Sư đoàn 18BB. Kể từ thời cố Trung tá Hắc Long Đỗ Văn Tân, K.7 Võ Khoa Thủ Đức làm Tiểu đoàn trưởng, giao lại cho cố Trung tá Hắc Long Nguyễn Văn Thoại, gốc Thiếu Sinh Quân, dân Thủy quân Lục chiến, đến Thiếu tá Bảo Định Nguyễn Hữu Chế là tôi, từng phục vụ tại Binh chủng Biệt Động Quân. Dù chỉ một thời gian ngắn, nhưng cũng học được kinh nghiệm tác chiến "tốc chiến tốc thắng" của Binh chủng ưu tú này, nên đã giữ cho Tiểu đoàn luôn luôn là đơn vị xuất sắc của Sư đoàn cũng như của Quân đoàn III.
 Sau trận chiến An Lộc của Bình Long anh Dũng hồi mùa hè đỏ lửa năm 1972, tôi được đại diện đơn vị về Bộ Tư Lệnh Quân đoàn nhận lãnh phần thưởng do Cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng, lúc đó giữ chức TLP/QĐ trao tặng. Tết năm 1974, Tiểu đoàn lại được chọn là đơn vị xuất sắc để Ông Tổng trưởng Kinh tế - Tài chánh Hà Xuân Trừng đại diện Chính phủ đến ủy lạo. Và năm 1974, Tiểu đoàn được Tuyên dương Công trạng trước Quân đội, Hiệu kỳ của Tiểu đoàn được gắn thêm một Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương liễu. Những chiến công vang dội mà Tiểu đoàn đã gặt hái được đã làm cho Cộng quân khiếp sợ. Từ trận Tái chiếm Phi trường Quản Lợi tại Mặt trận An Lộc, Bình Long; trận Bố Lá thuộc Quận Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; trận Thái Hưng thuộc Quận Công Thanh, tỉnh Biên Hòa; trận Võ Đắc - Võ Su thuộc Quận Hoài Đức, tỉnh Bình Tuy; trận tái chiếm Ngã Ba Dầu Giây thuộc Tỉnh Long Khánh hồi Hiệp định ngưng bắn Paris đầu năm 1973. Đặc biệt tại trận này, khi khai thác tên tù binh cấp B trưởng, tức Trung đội trưởng thuộc Trung đoàn 33 Cộng quân, hắn nói: "Chúng tôi được lệnh của Thủ trưởng E, tức Trung đoàn trưởng, mỗi khi gặp TĐ2/43 thì phải đoạn chiến và tìm cách chém vè! Không biết đó là lời thật hay dối lòng để tâng bốc mình. Nhưng thực tế, TĐ2/43 đã làm cho Cộng quân phải e dè và kiêng nể.
 Nhưng giờ đây chúng tôi như những con thú bị săn đuổi trong khu rừng săn bắn của Triều đình Nhà Thanh từ thời đại Khang Hy đến Càn Long. Con thú chỉ có thể chạy trốn trong khu rừng săn bắn rộng mênh mông, nhưng khó vượt thoát ra ngoài. Chúng tôi đang bị sa cơ thất thế - Đau hơn nữa là cảnh sa cơ thất thế của chúng tôi không phải vì tài hèn, sức mọn, mà vì bị đồng minh trói tay, hay nói rõ hơn là bị .... bán đứng .
 Lúc gần sáng, chúng tôi gặp một con suối. Sau khi vội vàng cho lấy nước đổ vào bi-đông, và những bao gạo sấy, chúng tôi lại lên đường. Phải tránh xa các con suối. Vì đó là nơi địch cũng thường xuất hiện để lấy nước hoặc tắm giặt. Toán 28 người chúng tôi hầu hết là lính Văn phòng, Truyền tin, Quân Y, Pháo binh.... Tất cả chỉ được trang bị súng ngắn hay lựu đạn để dể dàng làm việc. Chỉ có một số anh em thuộc Trung đội Biệt Kích/TĐ là có súng M.16. Nhưng chỉ với 28 người, lại đang nằm trong vòng vây địch, đang bị lùng đuổi. Muốn sống còn, chúng tôi phải tìm cách lẩn tránh bọn chúng. "Tránh voi cũng chẵng xấu mặt nào!".
tiendon2-large-content
 Bước sang ngày thứ ba, kể từ khi rời bỏ Xuân Lộc. Hoạt động của chúng tôi vẫn thế. Ngày nghỉ, tìm những nơi rậm rạp chui vào. Đêm đến thì di chuyển. Cứ nhắm hướng Tây, hướng Long Thành mà đi.
 Đến ngày thứ tư, tôi cảm thấy đã thoát ra được khỏi vòng vây địch, nhưng tôi vẫn chưa dám trả lời máy, mặc cho SĐ, TR/Đ lo lắng, và những người vợ lính đang ngày đêm khắc khoải chờ tin chồng tại Tiền trạm Tiểu đoàn ở Long Bình. Hàng ngày, buổi sáng và buổi chiều đều có máy bay, khi thì trực thăng, khi thì L.19, do Phòng 3 Sư đoàn, Ban 3 Trung đoàn, và thường do Đại tá Lê Xuân Hiếu, Trung đoàn trưởng 43BB đích thân bay đi tìm.
 Tại Tiền trạm Tiểu đoàn, đặt tạm bên ngoài căn cứ Long Bình, đối diện với BTL/SĐ, Trung úy Nguyễn Văn Thắng, Sĩ quan quản trị nhân viên TĐ, đã bận rộn suốt ngày để điều động những chiếc xe GMC về Long Thành đón những toán quân vượt thoát vòng vây địch vừa từ trong rừng ra. Cánh quân của Đại úy Tiểu đoàn phó Nguyễn Tấn Chi đã về đến gần như nguyên vẹn. Chỉ có cánh quân Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng là đụng độ mạnh, phải phân tán. Nhưng những quân nhân sống sót, cuối cùng cũng lần mò ra đến điểm tập trung. Trung úy Thắng lại còn phải trả lời, phân ưu những Bà Vợ Lính, kể cả Bà vợ của Thiếu tá TĐT, những quân nhân còn ghi nhận là "MẤT TÍCH". Những người vợ lính đợi tin chồng, đang khắc khoải lo âu. Hàng ngày họ đến đây từ sáng sớm. Có người tay bồng, tay dắt những cháu bé mới 3, 4 tuổi. Hoàn cảnh thật thương tâm!
 Buổi sáng ngày thứ tư của cuộc triệt thoái, tức là ngày 24/4/75, Trung úy Thắng nhận được chỉ thị từ Sư đoàn là phải chuẩn bị hồ sơ để làm lễ "TRUY THĂNG - TRUY TẶNG" cho những quân nhân được ghi nhận là "MẤT TÍCH". Tin này, Thắng hoàn toàn giữ kín. Thỉnh thoảng, Trung úy Thắng cũng nhận được những cú điện thoại từ Sư đoàn, Trung đoàn của Thiếu tướng Tư lệnh Lê Minh Đảo, và Đại tá Trung đoàn trưởng Lê Xuân Hiếu hỏi thăm: Phu nhân Thiếu tá Chế còn đó không?
 Lối 5 giờ chiều, chiếc máy truyền tin của Tiền trạm Tiểu đoàn bỗng vang lên giọng nói yếu ớt: "Hoàng Yến, đây Bảo Định; Hoàng Yến, đây Bảo Định, nghe rõ trả lời." Đó là tiếng gọi của tôi khi khi toán quân đang tiến tới một một khu rừng chồi thấp, mà tôi nghĩ có thể đã thoát ra khỏi vòng vây địch. Lúc đó vừa lúc chiếc L.19 bay ngang đầu. Vị Đại tá Trung đoàn trưởng của tôi ngồi trên đó, đang gọi tìm tôi:
 - Tôi nghe tiếng ai như tiếng Bảo Định
 - Bảo Định đây, Hoàng Yến - tôi vội trả lời.
 - Anh cho tôi tọa độ điểm đứng, dọn bãi đáp.
 - Không được, tôi sợ chưa thoát khỏi vòng vây. Để tôi đi xa thêm nữa. Đợi sáng mai.
 - Được, hẹn Bảo Định sáng mai.
 Sau đó, chiếc L.19 trở về căn cứ. Toán quân của tôi tiếp tục cuộc vượt thoát. Cố di chuyển càng xa về hướng Tây càng tốt. Hy vọng thoát được vòng vây của địch. Đã 4 ngày 3 đêm kể từ khi xuống núi. Có lẽ đây là giờ phút sung sướng nhất!
 Sáng ngày hôm sau, tức 25/4/75, lối 9 giờ, một đoàn trực thăng 4 chiếc bay vào vùng. Tôi cho trải "paneau" làm tín hiệu nhận nhau. Tôi cho sắp làm 3 toán. Địa thế là rừng chồi. Chỉ có một khoảng trống nhỏ có thể dùng làm bãi đáp cho một chiếc trực thăng. Chiếc thứ nhất đáp xuống bốc toán đầu tiên rồi cất cánh an toàn. Chiếc thứ hai, bốc toán thứ hai. Cũng cất cánh an toàn. Nhưng đến chiếc thứ ba, tôi ở trong toán thứ ba - trực thăng vừa đáp xuống thì từ hướng Đông, AK, B.40 đồng loạt khai hỏa cùng những tiếng la "xung phong" dậy trời. Toán quân còn lại của tôi nhanh chóng lao vào trực thăng - Trực thăng vội vàng cất cánh - Vì muốn tận mắt thấy các thuộc cấp được an toàn trước, nên tôi tự xếp mình vào toán thứ ba và là người cuối cùng - Nhìn chiếc trực thăng đang bốc lên, nghe tiếng súng các loại nổ rền, hòa lẫn tiếng hô "xung phong" của địch - Tôi sững sờ - Cái chết đang đến trong đưòng tơ, kẽ tóc - Nhưng bản năng sinh tồn chợt trỗi dậy - Tập trung hết sức lực còn lại, tôi chỉ còn kịp chạy đến, nhảy mạnh lên, hai tay vội chụp lấy càng máy bay, ôm chặt. Trực thăng lướt nhanh trên đầu ngọn cây rồi từ từ tăng cao độ, trực chỉ Long Bình. Người xạ thủ đại liên, gunner, cùng những người lính trong lòng máy bay cố nắm chặt hai tay tôi, và kéo tôi lên. Nón sắt và bản đồ đã rơi mất. Tôi mệt nhừ, ngồi im bất động. Cặp kính cận thị của tôi cũng không còn. Những giọt nước, nước mắt hay là máu từ từ lăn xuống trên khuôn mặt dãi dầu mưa nắng và trận mạc từ hơn hai tuần lễ nay, tôi cảm thấy mằn mặn.
 Trực thăng hạ thấp, chuẩn bị đáp. Từ trên cao, tôi đã nhìn thấy mờ mờ vị Đại tá thân yêu đã mấy ngày đêm lo âu cho sự an nguy của tôi và Tiểu đoàn 2/43 chúng tôi; đang đứng chờ trước đầu xe jeep, đậu sát LZ, đàng sau văn phòng Tư lệnh. Ông đón tôi với tất cả nỗi mừng vui của người anh cả đang dang tay đón đứa em thất lạc trở về mái nhà xưa. Ông nói: "Lên xe vào gặp Thiếu tướng Tư lệnh. Ổng đang chờ anh!" .
BẢO ĐỊNH
2005

Tuesday, March 17, 2020

TIN CẬP NHẬT LIÊN QUAN ĐẾN DVD “NHỮNG NGƯỜI LÍNH BỊ BỎ RƠI”


Trước hết chúng tôi xin chân thành cám ơn sự chú ý, quan tâm và khuyến khích của quý vị đồng hương, thân hữu và khán giả của đài truyển hình SBTN sau những lời kêu gọi của anh em chúng tôi.

Để trả lời câu hỏi liên quan đến ý nghĩa của chủ đề “NHỮNG NGƯỜI LÍNH BỊ BỎ RƠI” (Forsaken Soldiers). Bị bỏ rơi như số phận ngặt nghèo của VNCH khi đồng minh tháo chạy. Bị bức tử khi CSVN vẫn tiếp tục nhận được sự yểm trợ của Nga Sô và Trung Cộng, trong khi quân đội miền Nam VN dù tinh thần vẫn kiên cường và hào hùng, nhưng đã phải chiến đấu trong sự thiếu thốn vũ khi cùng đạn dược, vì toàn bộ viện trợ đã bị quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu chấm dứt trong những ngày tháng quyết định của cuộc chiến.

Những người lính năm xưa ấy, giờ này đang ở đâu? Đang nằm cạnh đồng đội trong nghĩa trang Biên Hòa hay thân xác đã được các chiến hữu vùi lấp nơi trận địa, ở những bìa rừng heo hút nơi trại tù cải tạo? hoặc cô đơn sầu tủi ở một thành phố nào đó trên mảnh đất tạm dung?

Còn những người sống xót, giờ này họ đang ở đâu? Đang khập khễnh sống qua ngày trên đôi nạng gỗ hay sống tủi hờn ngay chính trên quê hương mình, hoặc đang lưu vong nơi đất khách quê người?
Nhưng dù ở đâu, còn sống hay đã chết, họ chính là Những Người Lính Bị Bỏ Rơi!

Lần đầu tiên một tác phẩm nghệ thuật được thành hình với sự hợp tác của anh chị em nghệ sĩ, cùng các chuyên viên kỹ thuật truyền hình, điện ảnh, và đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực từ khán thính giả cùng quý vị mạnh thường quân ở khắp mọi nơi trên thế giới, để chúng ta có thể chung tay thực hiện được một DVD thật đầy đủ, trung thực với lịch sử và mang nhiều ý nghĩa, hầu vinh danh người Lính QLVNCH, đồng thời tưởng niệm năm thứ 45, ngày quê hương VN rơi vào tay Cộng Sản.

Tuy nhiên như anh em chúng tôi đã thành thật chia sẻ cùng quý vị, trong thời điểm này, rất khó để thực hiện một chương trình thu hình quy mô, giá trị như ngày trước, vì thị trường băng nhạc DVD đã không còn khán giả, và đó chính là lý do SBTN kêu gọi sự giúp đỡ của toàn thể quý vị qua nhiều hình thức khác nhau.

Sau đây là những phương cách tiếp tay và ủng hộ chúng tôi trong nỗ lực thực hiện tác phẩm DVD “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi”, Kính xin quý vị ân nhân đọc kỹ các chi tiết dưới đây, hoặc click vào links đính kèm để biết thêm chi tiết:  

Ủng hộ, quảng cáo hay đặt mua trước, xin vui lòng gởi tiền về bằng cách:

1. Viết chi phiếu payable to: SBTN
Memo xin ghi: “DVD Người Lính...” (phần memo này rất quan trọng), rồi gởi về địa chỉ của đài là:
SBTN, P.O.Box 127, Garden Grove, CA  92842

2. Ủng hộ ONLINE, dùng credit card, xin vui lòng vào trang nhà:
https://www.sbtn.tv/  rồi click vào PayPal sbtn@sbtn.tv

3. Mua trước, (Pre-Order DVD “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi”), xin vui lòng đặt mua tại: https://sbtnonlineshop.com/

Toàn bộ gồm 2 đĩa với giá $35.00 US (bao gồm cước phí).
($50.00 Canadian / $60.00 Australian / $35.00 Euros)

Cần biết thêm chi tiết, xin gọi số điện thoại: (714) 636-1121
Một lần nữa, trân trong cám ơn toàn thể quý vị,

Nam Lộc & Trúc Hồ

PS: Xin chia sẻ cùng quý vị một vài nét đăc biệt của DVD "Những Người Lính Bị Bỏ Rơi":

- Nhiều tiết mục nhất từ trước đến nay: Tổng cộng là 31 tiết mục.
- Có sự tham dự đông đảo nghệ sĩ nhất.
- Nhiều tài liệu phim ảnh lịch sử, quân sử giá trị và tốn kém nhất.
- Có phụ đề Anh ngữ để thế hệ trẻ hiểu được các chi tiết của DVD.
- Sử dụng phương tiện điện ảnh tối tân nhất để thu hình.
- Dàn cảnh công phu và kỹ lưỡng nhất:     https://www.youtube.com/watch?v=kabF4C5UzzI          
- Có sự hy sinh, đóng góp đông đảo và ý nghĩa nhất của tất cả mọi người tham dự.
- Sau 45 năm, MCs Nam Lộc và Ngọc Đan Thanh mặc lại quân phục của binh chủng mình để điều khiển chương trình:
 Nam Lộc (Sư Đoàn 5 BB 1972)

 Ngọc Đan Thanh (Biệt Động Quân 1972)

Video 1 Video 2

Sunday, March 8, 2020

Coronavirus - TRẬT TỰ MỚI Tác giả : Nguyễn Tường Tuấn - DLB

Từ đầu năm đến nay, siêu vi khuẩn "Coronavirus" trở thành đề tài chính trên truyền thông, báo chí khắp thế giới! Nạn nhân cũng như các quốc gia bị lây nhiễm tăng thêm mỗi ngày, theo đài truyền hình FOX ngày 5/3/20: Toàn thế giới có trên 95,270 người - Ít nhất con số tử vong là 3,280 - Riêng tại Hoa Kỳ 129 bệnh nhân - 11 tử vong - 79 Quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng. Tháng trước, Thứ sáu 28/2/20 con số thấp hơn: Thế giới có trên 83,300 người - Tử vong ít nhất là 2,866 - Hoa Kỳ 61 người - 0 tử vong - 54 Quốc gia bị khách không mời đến thăm! So sánh thời gian cách nhau 6 ngày, không thể chối cãi mức độ lây nhiễm nhanh chóng trên toàn cầu như thế nào? Khi bài viết đến bạn, các con số sẽ thay đổi!

Sở dĩ những con số không chính xác vì chính quyền Trung Cộng cố tình che giấu. Thời báo Epoch Time ngày 3/3/2020, tác giả Nicole Hao đưa ra bản sao của tài liệu ngày 23/2/2020 gửi từ Uỷ ban Y tế thành phố Triều Dương: "Những nhân viên có quyền truy cập vào dữ liệu được yêu cầu ký vào “thư cam kết”, quy định rằng các quan chức hứa sẽ xóa các tài liệu liên quan khỏi máy tính xách tay, máy tính, điện thoại thông minh, ổ đĩa ngoài, v.v... Hơn nữa, người truy cập sẽ phải xóa bất kỳ ảnh chụp màn hình và ảnh nào mà họ tạo ra từ các tài liệu và sẽ hứa sẽ không chia sẻ nội dung của các tài liệu nói trên với bất kỳ bên nào." Đàn anh vĩ đại thì như thế, chẳng trách đàn em Việt cộng không bám đuôi, cả nước chỉ có 16 trường hợp, đã chữa khỏi, theo Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 4/3/2020: Trong tuần tới, nếu không có thêm bệnh nhân, Cộng sản Việt Nam tuyên bố đã kiểm soát được Coronavirus! Chúng ta không mất thời giờ để bàn về một chế độ mất tất cả niềm tin từ dân chúng, đến thế giới.

Coronavirus có thật sự nguy hiểm?

Tha thứ cho câu hỏi ngớ ngẩn này! Nguy hiểm thì có, nhưng so với các siêu vi khuẩn trước đây thì chưa là nghĩa lý gì cả... Theo thống kê của "Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa Bệnh dịch, Hoa Kỳ" (Center for Disease Control and Prevention - CDC) vi khuẩn "Cúm" (Flu) trong năm 2019 - Feb 2020, cả nước Mỹ có 32 triệu người bị + 310,000 người phải đưa vào bệnh viện + 18,000 người chết. Với Coronavirus hiện nay tính đến ngày 5/3/2020, toàn quốc Hoa Kỳ có 129 bệnh nhân + 11 tử vong. Cũng theo CDC mỗi ngày trên toàn nước Mỹ có trên 100 người ra đi vì tai nạn giao thông. Theo thời gian, số tử vong về Coronavirus cũng sẽ tăng, nhưng chắc chắn không thể nào bằng anh bạn "Cúm" xảy ra hằng năm, và tai nạn trên đường phố mỗi ngày.

Coronavirus trở thành bóng ma?

Không thể xem thường bất cứ loại vi khuẩn nào, chẳng hạn như "Cúm" thấy thì bình thường, sổ mũi, đau cổ, nằm nhà đắp chăn, ngậm Vitamin C là xong! Không đơn giản! Mỗi năm tại Hoa Kỳ nó mang đi 61,000 người! Nhưng sợ Coronavirus như hiện nay thì thật là ngoài sức tưởng tượng! Xem TV thấy hàng đoàn người xếp hàng vào mua gạo, mì gói, khẩu trang, giấy lau sát trùng... Costco và các tiệm thực phẩm Á Đông tại Mỹ, khách đến mua cả bao gạo, có người còn thêm vài bao, cứ như là sắp có chiến tranh! Có lẽ không ai vui bằng những nhà sản xuất các mặt hàng đó. Không tốn tiền họ đã có những quảng cáo đáng giá hằng triệu đô la nhờ vào bóng ma Coronavirus.

Chúng ta cần tỉnh táo để tìm hiểu nguyên nhân tại sao từ tháng 12/2019 đến nay Coronavirus đã trở thành âm binh vây phủ toàn cầu?

a) Nguyên do - Trung Cộng. Không ai có thể phủ nhận Trung Cộng là quốc gia ít được thế giới yêu thích nhất. Chính quyền nào, nhân dân ấy! Du khách Trung Cộng là nỗi sợ hãi của nhiều nơi trên thế giới, họ luôn đi với nhau thành một đám đông, ăn nói ồn ào, khạc nhổ tứ tung, rửa chân trên bồn rửa mặt, ăn buffet ở khách sạn lấy dư thừa thức ăn, chưa kể còn gói thêm cho bữa trưa... Tệ hại đến mức, cùng là người Hoa, nhưng người Đài Loan sẽ phản ứng ngay nếu ai đó lầm tưởng họ là dân Hoa Lục (Trung Cộng).

Chúng tôi dạy học cho vài công ty lớn của người Đài Loan tại Việt Nam, với số công nhân ít nhất trên 15,000 người, và thấy rõ sự kỳ thị: Lương bổng, chỗ ở... của nhân viên Đài Loan cao và khác xa với người Trung Cộng, chủ và tớ rõ ràng!

Ai cũng biết, nghề ăn cắp bản quyền của Trung Cộng là thầy của thế giới. Qua cuộc thương chiến Mỹ-Trung nhiều điều không hay về anh bạn đông dân nhất thế giới này đã lộ ra không thể chối cãi. Chưa nói đến giấc mơ "đại Hán" và mộng "bá quyền" bằng chứng, Trung Cộng đã và đang xâm chiếm Biển Đông xem như ao nhà của mình. Nhật Bản, Nam Dương không hề sợ hãi, mang tầu chiến, phi cơ ra xua đuổi! Nhưng Ba Đình thì khiếp sợ, run lập cập, kỵ huý chỉ dám gọi là "tầu lạ". Cũng đúng thôi vì: "tầu thì lạ, nhưng hèn hạ thì quen!". Hy vọng ít nhất, Coronavirus cũng làm được điều tốt đó là bẻ tay, chặt chân, và vạch mặt con cọp giấy Trung Cộng. Với sự dè dặt, chúng tôi thiết nghĩ nếu Trung Cộng không ngăn chặn được Coronavirus từ nay đến giữa năm 2020 thì họ Tập khó mà tại vị, và đảng cộng sản sẽ không còn là "muôn năm" nữa, nó sẽ trở thành "muốn nằm". Đó là nhẹ nhất!

Sự khác biệt giữa chế độ "tự do" và "cộng sản" đơn giản trong hai chữ "bưng bít".... Nếu như ngay từ những ngày đầu tiên của tháng 12/2029, khi Coronavirus xuất hiện tại Wuhan, Trung Cộng thông báo ngay, để thế giới hợp sức chữa trị và có giải pháp phòng ngừa, thì có lẽ không đến nỗi tệ. Nhưng Tập Cận Bình và đồng bọn che giấu, thậm chí cho côn an làm khó dễ một bác sĩ trẻ, có lương tâm, đã lên tiếng cảnh cáo về nguy cơ truyền nhiễm. Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) ra đi để lại niềm thương tiếc và ngưỡng mộ cho hàng trăm triệu người dân Hoa Lục và thế giới. Theo sau Bác sĩ Lượng là vị Giám đốc Bệnh viện Lưu Trí Minh (Liu Zhiming) cùng hàng ngàn nạn nhân Hoa Lục khác. Cộng sản đặt sự an toàn của chế độ lên trên dân chúng, có khác gì Việt Nam? Hà Nội đã quyết định cho học sinh đi học lại, vì sợ nghỉ lâu sẽ ảnh hưởng đến du lịch và nhiều ngành nghề khác, họ còn đưa ra những tin tức sai lạc như Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã cho học sinh đi học lại. Điều này không đúng, bạn có thể lên mạng và tìm hiểu. Chưa kể, có tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long học sinh vừa đến trường ngày đầu tiên, và hôm sau lại nghỉ tiếp vì có một em bị nghi ngờ lây bệnh? Nếu chẳng may, em học sinh đó bị bệnh thì một ngày có mặt ở trường sẽ kéo theo bao nhiêu em, hỡi những bộ óc bé hơn hạt tiêu ở Ba Đình?

b) Nguyên do - Truyền thông Thổ tả Hoa Kỳ: Thông tin là quan trọng, nhưng đừng "mù quáng". Có một câu ngạn ngữ Nga: "Tin nhưng phối kiểm" (Doveryai, no proveray - Trust but verify) mà cố Tổng thống Ronald Reagan thường nêu ra khi ông hội đàm với Tổng Bí thư Liên Xô Gorbachev, khiến ông này phải nén bực tức và nhắc khéo: "Sao tổng thống cứ nói mãi câu này?" Không nhắc sao được? Tin vào cộng sản để chết sớm sao? Không tin, cứ hỏi các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hoà về kinh nghiệm 10 ngày cải tạo sẽ rõ.

Đáng tiếc là hiện nay có lẽ chúng ta quá bận bịu với cơm áo, gạo tiền, chỉ thích những gì có sẵn, khỏi mất công suy nghĩ, thử tìm hiểu đúng hay sai. Dựa vào tâm lý "mì ăn liền" hoặc thói quen ăn "fast food" của số đông, giới truyền thông, báo chí đã đánh mất đi thiên chức cao quý là truyền đạt sự thật cho khán thính giả. Họ chọn chuyện "giật gân", viết và đưa lên những tin sai trái, chưa phối kiểm, hay chỉ nói một nửa sự thật, miễn sao lôi cuốn được người xem.

Thí dụ rõ ràng nhất về cuộc chiến tranh tại Việt Nam hơn 45 năm trước, có những ký giả Mỹ ngồi trong phòng lạnh của khách sạn Caravelle, Majestic ngay trung tâm Sài Gòn viết bài tường thuật về trận chiến cách đó vài trăm cây số. Họ thích đưa ra những tin tức tiêu cực như hình ảnh lính Mỹ bị thương hay chết trên chiến trường, đó là những đề tài câu người xem nhiều nhất trên truyền hình mỗi ngày. Biết bao thanh niên miền Nam ở thế hệ đôi mươi lúc đó, lên đường tòng quân, nhưng có ký giả Mỹ nào nói đến? Thay vào, họ chiếu hình ảnh vài cậu nhóc, mặc quần ống loa, để tóc dài trên đường phố Sài Gòn đưa lên báo, với tựa đề như: Lính Mỹ hy sinh cho bọn cowboy này! Không tin, bạn thử vào các thư viện trên nước Mỹ, tìm xem có bao nhiêu bài viết trung thực về chế độ Việt Nam Cộng Hoà? Về chiến thắng Bình Long, dựng cờ cổ thành Quảng Trị, và Kontum kiêu hùng của Quân lực VNCH? Ít và đếm trên đầu ngón tay!

Các bạn trẻ sinh sau năm 1975 hãy tỉnh ngủ, cộng sản Bắc Việt thắng không phải vì có chính nghĩa hay quân đội anh hùng! Họ thắng vì Hoa Kỳ rút quân viện cho Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, vì dân chúng Mỹ bị đám truyền thông thổ tả tuyên truyền, và thắng vì đảng Dân Chủ phủ quyết 300 triệu quân viện cho miền Nam vào những ngày cuối. Trong khi đó, Liên Xô và Trung cộng cung cấp tối đa vũ khí, đạn dược cho Bắc quân! Nghi ngờ, cứ hỏi ứng cử viên tổng thống Joe Biden hiện nay, khi còn là Thượng Nghị sĩ trong những ngày cuối cuộc chiến Việt Nam ngài đã bỏ phiếu cắt quân viện cho miền Nam Việt Nam ra sao? Chúng ta cũng không nên oán trách làm gì, vì ông Joe Biden là Thượng Nghị sĩ Hoa Kỳ, chứ đâu phải Việt Nam? Ông ta bỏ phiếu trên quyền lợi nước Mỹ.. Hãy nghe lời xin lỗi của vị tướng bốn sao Westmoreland chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam: "Nhân danh Quân lực Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hoà vì đã bỏ rơi các bạn!" (On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys." General Westmoreland, 1987..) Một lời xin lỗi muộn màng nhưng cần thiết.

c) Nguyên do - Chính trị tại Hoa Kỳ: Siêu vi khuẩn Coronavirus đến đúng vào mùa bầu cử tại Mỹ... Các bạn ở Việt Nam khó mà hiểu được hệ thống "dân chủ" của đất nước Hoa Kỳ. Ở Mỹ có hai chính đảng lớn là Dân chủ và Cộng hoà, cứ đến mùa bầu cử thì hai anh bạn này đánh nhau tận tình, bới lông, tìm vết, lôi ra những tội tổ tông của đối thủ từ kiếp nào có yêu nhau ra bêu xấu. Chúng ta hãy xem một vài chuyện:

- Vào năm 2009, dịch "Cúm heo" (Swine flu) lây nhiễm đến 20,000 dân Mỹ, gây tử vong hơn 1,000 người, và Tổng thống Barrack Obama chờ đến 6 tháng sau mới tuyên bố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Chẳng thấy ai nói gì cả! Chẳng một chính trị gia nào bắt lỗi! Đám truyền thông thổ tả "ngủ đông" như bầy gấu trong hang!

- 2020, Tổng thống Donald Trump họp báo, tuyên bố thảm hoạ Coronavirus trên toàn quốc trong vòng vài tuần kể từ lúc xẩy ra. Vẫn bị tấn công là chậm trễ! Mời bạn xem diễn tiến dưới đây, nhanh hay chậm?

Ngày 30/12/2019 = Trung cộng chính thức thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) về một số bệnh nhân nhiễm bệnh tại Vũ Hán.

Ngày 7/1/2020 = Theo bản tin trên American Journal of Clinical Pathology, Feb 13, 2020. Những người bị lây nhiễm Coronavirus tại Trung cộng được cách ly.

Ngày 31/1/2020 = Đúng một tháng một ngày, chính quyền Trump tuyên bố "Khẩn cấp về sức khoẻ cộng đồng - Public health emergency". Theo báo The Washington Post, cũng trong ngày 31/1/2020, chính quyền Trump ra lệnh bắt buộc cách ly với những ai tình nghi lây nhiễm.

Bà Chủ tịch Quốc hội Nancy Pelosi, ông Thượng Nghị sĩ, Trưởng khối Thiểu số Thượng viện Chuck Schumer cho rằng Tổng thống Trump đề cử Phó Tổng thống Mike Pence đứng đầu Uỷ ban đối phó với Coronavirus là người thiếu kinh nghiệm. Lạy Chúa tôi! Nam Mô A Di Đà Phật! Đây là loại siêu vi khuẩn mới, lấy đâu ra người có kinh nghiệm? Có ai biết nó trước đâu, và khi làm quen rồi thì cả ngàn người phải ra đi! Họ cố tình quên, làm việc dưới quyền Phó Tổng thống Mike Pence là những chuyên viên gạo cội, lừng danh nhất về vi trùng, dịch tễ học của Hoa Kỳ, và các vị này đều thuộc hai đảng. Chuyện đó không quan trọng, mùa bầu cử mà, cứ đánh tối đa. Cứ nói bừa bãi, thể nào cũng có đứa nghe! Tin vui, khi đang viết bài này, truyền hình Fox phỏng vấn Dân biểu Krishnamoorthi, thuộc đảng Dân chủ, Tiểu bang Illinois, ông ta nói rất trung thực, đại khái là ca ngợi Tổng thống Trump về phản ứng nhanh chóng trước cơn dịch và mong rằng không nên để chính trị xen vào, đây là việc của cả nước, không phân biệt đảng phái. Tấn công chính trị đang khi đồng loại ra đi vì Coronavirus thể hiện sự khốn nạn trên tất cả mọi sự khốn nạn, không cần biết họ thuộc đảng nào!

Coronavirus mang lại một trật tự mới trên thế giới. Những ai từng ở trại Tị nạn Morong Battaan, tại Philippines chắc không quên vị Thượng toạ Phật giáo, người Úc, tên ngài là Abhinyana. Chúng tôi được diễm phúc nghe thầy giảng tại trại tị nạn vào thập niên 80, bẵng đi nhiều năm, gập lại Thầy tại Portland, Oregon vào tháng 2/2001, bài học đáng nhớ nhất học được nơi thầy là bốn câu sau: "Trong mầu đen, có mầu trắng - Trong sai trái, có cái đúng - Trong bóng tối, có ánh sáng - Trong mù loà, có tầm nhìn" (In the black, there is some white. In the wrong, there is some right. In the dark, there is some light. In the blind, there is some sight. Abhinyana. Không phải chuyện gì cũng trắng hay đen rõ ràng, thế còn mầu xám và các sắc mầu khác để ở đâu? Thế giới này sẽ bình an hơn nếu mọi người có một cái nhìn rộng mở thay vì bị che lại bởi cập kính mầu. Không ai có thể định hướng được suy nghĩ của chúng ta, trừ khi mình cho họ làm điều đó. Không có gì lợm giọng và buồn nôn khi nghe bọn chóp bu cộng sản Việt Nam lải nhải câu: "Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội". Tiên sư lũ khốn nạn, đất nước của toàn dân, đâu phải của riêng bọn ăn cướp chúng bây? Cứ hỏi người dân Việt Nam xem họ nghĩ thế nào về cái khẩu hiệu ngu xuẩn này? Ngay cả dân miền Bắc chắc cũng có nhiều người phải bịt mũi?

Coronavirus đến rồi sẽ đi, thế giới này chưa tận thế đâu! Ngày 2/3/2020, Phó Tổng thống Mike Pence tuyên bố: "Hy vọng trong 6 tuần nữa Hoa Kỳ sẽ có loại thuốc tiêm chủng". Đây là tin vui, nhưng cũng cần phải bình tĩnh, theo các chuyên gia về dịch tễ học quốc tế, thời gian điều chế một loại thuốc, phải được thử nghiệm trên loài vật và người trước khi đưa ra thị trường tốn ít nhất từ 18 - 24 tháng. Có nhiều điều khoa học vẫn chưa khám phá ra, đó là thực tế.. Coronavirus là một điển hình, trước khi xẩy ra có ai ngờ? Ngay cả các bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa về vi trùng học, cũng ngỡ ngàng. Sau Coronavirus sẽ còn nhiều siêu vi khuẩn ma quỷ khác đến quấy rầy nhân loại, chúng ta phải bình tĩnh, và sẵn sàng.

Sau cơn mưa trời lại sáng! Hiện giờ cơn mưa vẫn chưa chấm dứt, nhưng ánh cầu vồng đã ẩn hiện trong đám mây đen.... Nhờ Coronavirus, chúng ta biết thêm những điều đã biết, nhưng chưa thật sự hiểu rõ:

1. Trung cộng là công xưởng giá rẻ toàn cầu. Đúng đấy, nhiều người Việt trong đó có tôi nhẹ ra là không thích, hoặc ghét Kissinger, ông cựu ngoại trưởng Mỹ đã từng đi đêm với Trung Cộng để bán miền Nam Việt Nam chúng ta. Suy đi nghĩ lại, ông ta nhìn vào quyền lợi của nước Mỹ, nghĩ đến hơn một tỉ dân Trung cộng, mỗi ngày, mỗi người dân uống một lon Coca thì lợi nhuận ra sao? Đó là giấc mơ viển vông, không phải dân Hoa Lục nào cũng có tiền để uống Coca! Thực tế hơn, chính là "thị trường nhân công rẻ!"

Vào thập niên 1970 khi Kissinger đi đêm với Trung Cộng, mức lương tối thiểu trên toàn quốc Hoa Kỳ là $1.60/giờ, tương đương với năm 2020 là $10,91/giờ (In the year 1970, the United States minimum wage was $1.60. This is equivalent to $10.91 in 2020 dollars - Source: Google.) Với số lương thấp nhất của một công nhân Mỹ thời đó, có thể trả cho bao nhiêu công nhân ở Hoa Lục? Bạn có câu trả lời. Nhân công rẻ là món hàng Mao Trạch Đông trao đổi với Nixon, khái niệm về "toàn cầu hoá" manh nha từ đó. Các nhà tư bản Mỹ nhanh chóng đánh hơi, và họ lần lượt đem hãng xưởng qua Trung cộng. Hầu như đa số các mặt hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ đều đến từ những công xưởng tại các quốc gia có giá nhân công rẻ, Trung cộng đứng đầu, và Việt Nam cũng chen chân trong nhóm đó.

Vừa mang lợi về kinh tế + có lý do hợp pháp rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam + tạo sự ổn định chính trị trong nước Mỹ. Đổi lại là nhiều năm tăm tối của Việt Nam, Kissinger đã có một chọn lựa!

Cơn bão Coronavirus thổi tung những che chắn! Cả thế giới như ngồi trong những ngôi nhà bị bão đánh bay mất mái và mọi người nhìn thấy trăng, sao trên đầu. Nhờ đó mà hôm nay dân Mỹ mới biết ít nhất từ 80% đến 90% những thuốc men, dụng cụ y khoa, khẩu trang mình dùng đến từ Trung cộng. Cực kỳ nguy hiểm! Người Mỹ không sợ thiếu quần áo đẹp, giầy dép, túi xách hợp thời trang, vì những thứ này nhà nào cũng có, hoặc thậm chí dư thừa. Nhịn ăn diện không chết ai! Nhưng thuốc men y tế lại là vấn đề khác!

Tổng thống Donald Trump đã nêu ra hiểm hoạ này từ năm 2018, ông kêu gọi các công ty Mỹ đem hãng xưởng về Hoa Kỳ. Không dễ, sau lưng những siêu tỉ phú làm ăn với Trung cộng như Mike Bloomberg, còn có cả đống chính trị gia thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà được các công ty mua chuộc dưới đủ mọi hình thức, để bảo vệ và ban hành những luật lệ có lợi cho họ. Donald Trump cô đơn trong trận chiến!

Trong rủi ro lại có cái may. Thứ hai 2/3/2020 Tổng thống Donald Trump, Phó Tổng thống Mike Pence và toàn bộ ban tham mưu chống dịch Coronavirus của chính phủ đã họp tại Toà Bạch Ốc cùng với đại diện các công ty bào chế dược phẩm, nội dung chưa được công bố, nhưng yêu cầu các hãng phải trở về Mỹ chắc sẽ là ưu tiên hàng đầu? Coronavirus trở thành rào cản kiên cố ngăn ngừa những vận động (lobby) mờ ám giữa công ty và các chính trị gia, đố ông bà Thượng Nghị sĩ hay Dân biểu nào dám lên tiếng chống lại việc này, nhất là đang ở mùa bầu cử? Tổng thống không có quyền bắt các công ty phải làm theo ý mình, nhưng ông có quyền đánh thuế cao những sản phẩm xuất xứ từ Trung Cộng. Trong mùa bầu cử, chính trị gia nào cổ vũ chuyện giao thương với Trung cộng sẽ là kém khôn ngoan. Thiên thời, địa lợi, nhân hoà là lúc này.. Trời đã sinh ra Tập, sao lại còn đẻ ra Trump, lại thêm siêu vi khuẩn Conoravirus? Đúng là "hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai"!

2. Tương lai Trung Cộng? Coronavirus đã chứng minh cho thế giới thấy Trung Cộng không hùng mạnh như nhiều quốc gia lầm tưởng! Họ bối rối, che đậy khi phải đương đầu với bệnh dịch. Họ cho phép WHO vào, trong phái đoàn đó có hai chuyên gia CDC của Mỹ, nhưng nêu lý do an ninh nên vẫn chưa cho WHO đến Vũ Hán, mọi người cứ ở yên trong khách sạn và chính quyền sẽ cung cấp thông tin. Có gì mà che đậy?

Qua nói chuyện với một vị cựu Giáo sư Đại học Khoa Học Sài Gòn trước năm 1975 và sau này thầy vẫn còn tiếp tục dậy học tại Đại học Tổng Hợp, chúng tôi được nghe nhiều nhận xét rất đáng chú ý:

- Nhẹ ra, nếu Trung cộng ngăn được siêu vi khuẩn Coronavirus từ nay đến cuối tháng 3/2020, thì nền kinh tế của họ rơi xuống mức nguy hiểm. Các công ty nước ngoài sẽ từng bước bỏ chạy, hằng triệu triệu nhân công lâm vào tình trạng thất nghiệp. Kỹ nghệ du lịch, khách sạn, hàng không, hàng hải đến Hoa Lục sẽ ít đi. Nuôi 1 tỷ 400 triệu dân không dễ, để số đông này thất nghiệp, đảng cộng sản sẽ lung lay. Danh xưng "công xưởng sản xuất toàn cầu" trôi sông ra biển!

- Nếu Coronavirus kéo dài trên 6 tháng! Tập Cận Bình sẽ mất ngôi, nội bộ đảng xâu xé, chia năm xẻ bảy. Bảo tan hàng một đất nước khổng lồ như Trung cộng thì chưa dám nói, nhưng hiện tượng vỡ từng mảnh có thể xảy ra. Bắc Kinh mất quyền lực, trên bảo dưới không nghe! Theo nhận xét của vị giáo sư, Trung cộng là một tập họp miễn cưỡng nhiều sắc dân khác nhau dưới sức mạnh của bạo lực chuyên chính. Ai dám nói Tây Tạng hạnh phúc dưới ngọn cờ Tập Chủ tịch? Tân Cương và sắc dân Ngô Duy Nhĩ đang bị tập trung hằng triệu người trong trại cải tạo có chịu ngồi yên không? Chưa nói đến Hồng Kông bất khuất, Đài Loan đứng thẳng lưng!

2. Thương chiến Mỹ-Trung. Công tâm mà nói, Conoravirus làm thiệt hại toàn cầu, không quốc gia nào thoát khỏi. So sánh sự thiệt hại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, cả hai đều lãnh đủ, nhưng đất nước của Tập Cận Bình bị nặng nhất vì dân số đông + thu nhập GDP của người dân Trung Cộng thua xa người Mỹ + cán cân thâm hụt thương mại cách biệt giữa hai quốc gia (Trung Cộng xuất khẩu qua Mỹ nhiều hơn hàng hoá Mỹ bán qua Trung Cộng) + Mỹ có rất nhiều đồng minh, và thực tế Hoa Kỳ nhập khẩu từ Mexico, và Canada nhiều hơn Trung Cộng. Hai võ sĩ đang đánh nhau trên võ đài chính trị và quyền lợi dân tộc, một bên lép vế, bên kia sẽ không ngần ngại bồi thêm vài đòn hiểm. Trump sẽ tiếp tục khen Tập là bạn tốt nhưng cũng không quên nhắc khéo, bạn nhớ thi hành thoả hiệp giai đoạn 1 vừa mới ký. "Chết Ngộ dzồi!"

3. Trật tự mới trên thế giới hình thành. Coronavirus loại bỏ vai trò độc quyền nhân công rẻ toàn cầu của Trung Cộng. Điều này chắc chắn xảy ra, không một quốc gia hay hãng xưởng nào, từ nay lại dại dột đem tất cả trứng bỏ vào một rổ! Với dân số hơn 1 tỷ 400 triệu người, ít nhất vài trăm triệu công nhân Hoa Lục sẽ mất việc vì sự ra đi của các hãng.

Cố Tổng thống Park Chung Hee, người đưa đất nước Hàn Quốc từ nghèo khó lên thịnh vượng, từng nói: "Trong đời sống con người, kinh tế phải đi trước chính trị và văn hoá" (In human life, economics precedes politics or culture.) Dân chúng không thể nhai khẩu hiệu chính trị để sống, họ cũng không ăn điểm tâm bằng bánh vẽ! Thất nghiệp sẽ thành cơn bão Tsunami quét sạch đảng cộng sản, hậu Coronavirus chính là cơn ác mộng mang tên thất nghiệp!

- Nhiều người lập luận chuyện này không dễ! Các công ty không thể bỏ những công xưởng nơi họ tốn hằng đống tiền ra xây một sớm, một chiều.... Khoảng năm 1999 chúng tôi được công ty Lee Hecht Harrison thuê để huấn luyện cho những công nhân may quần Jean cho hãng Levis Strauss tại thành phố Amarillo, Texas, chuẩn bị và hướng dẫn cho họ vì nhà máy sẽ đóng cửa và rời qua Mexico ngay sát biên giới. Tôi đã rùng mình khi đi qua những công xưởng với hằng trăm máy may, không có người làm việc, bọc vải phủ kín, và một phân xưởng cả ngàn công nhân trước đây, giờ chỉ còn vài ngọn đèn vàng. Cơ sở vật chất chẳng là gì cả, các ông bà chủ đã thu vốn lại từ kiếp nào rồi, đám máy may bây giờ chỉ là đồ cũ phế thải. Các công ty lớn họ nhìn về phía trước cả chục năm, thời giờ đâu để ý đến đám máy móc lỗi thời!

- Rời Trung cộng, các công ty kỹ nghệ cao như điện tử... lấy đâu ra người thay thế? Nói về nhân lực, đừng quên đất nước Ấn Độ với dân số ngang ngửa Trung Cộng + trình độ khoa học kỹ thuật của người Ấn cao hơn Tàu rất nhiều + Ấn Độ là đất nước tự do, luật lệ rõ ràng, công ty không sợ bị ăn hiếp như làm việc với chế độ cộng sản + đồng lương căn bản của Ấn cũng không quá cao hơn Tàu.

Ngoài Ấn Độ ra, Mexico cũng là mảnh đất hứa hẹn, ngay sát cạnh Hoa Kỳ, chi phí vận chuyển cũng như thời gian tiết kiệm tối đa. Trở ngại của Mexico là chính phủ phải làm sao dẹp được đám mafia buôn bán ma tuý, trước khi các công ty ngoại quốc đến. Không ông chủ lớn nào lại thích chuyện nhân viên bị bắt cóc và đòi tiền chuộc!

- Robot hoá, các nhà máy hiện nay đều lần lượt thay thế nhân công bằng người máy (Robot).... Nhân công rẻ không còn là một lợi thế với khoa học hiện đại. Chúng tôi đã thấy một xưởng với người máy hoạt động tại Nam Dương dưới hai chục nhân viên, so với xưởng tại Việt Nam trên dưới 1,000 công nhân là thường. Rời Trung Cộng, bỏ cái cũ để lập lại một trật tự mới là một ý tưởng hay. Tại sao lại không làm? Bạn đọc cứ vào YouTube để xem hình ảnh hãng xe hơi Tesla của Mỹ dùng Robot như thế nào? Với vài trăm công nhân trình độ kỹ thuật cao, điều khiển Robot, một năm họ sản xuất hơn 20,000 chiếc xe!

- Kỹ nghệ thấp như may mặc, giầy da, túi sách thì sao? Thật ra, trong nhiều năm qua các công ty trong những nghành này đã rời Trung Cộng rồi, họ không còn được ưu đãi, cũng như lương công nhân cao. Nếu còn, các nhà máy bên Trung Cộng là những nơi sản xuất nguyên liệu và việc may vá, lắp ráp sản phẩm hầu như rất ít. Việt Nam, Campuchea, Mayanmar, Pakistan, El Salvador... còn rất nhiều quốc gia khác sẵn sàng đón nhận những công ty này.

Sau khi chiếm được miền Nam, cộng sản Bắc Việt đã không ngừng dùng chữ "phồn vinh giả tạo" để bôi bẩn chế độ Việt Nam Cộng Hoà và che đậy những cái lạc hậu, xấu xa của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bây giờ câu nói đó áp dụng vào Bắc Kinh và Hà Nội là đúng nhất, những toà nhà cao ngất ngưởng, khách sạn 5, 6 sao mọc lên như nấm, quán ăn, quán nhậu lúc nào cũng đông khách.... Coronavirus quét sạch tất cả, sau những phấn son hào nhoáng chỉ còn là bộ mặt trơ trẽn, phồn vinh giả tạo của một xã hội không có thực lực, ngoài kỹ nghệ làm công. Du lịch không có thì khách sạn trở thành những toà nhà hoang!

Nhân loại đã vượt qua thời đại dùng sức mạnh "cơ bắp". Để ngăn ngừa đại dịch Coronavirus chúng ta cần đến "trí tuệ". Các bạn tại Việt Nam để ý, khi đảng cộng sản còn tự hào, quảng cáo về lợi thế giá lao động rẻ, họ đang đưa cả đất nước đi giật lùi về kỷ nguyên 0.4 thay vì 4.0. Khi bè lũ Ba Đình rêu rao khẩu hiệu: "Xuất cảng lao động là nhiệm vụ chính trị" chúng đang biến thế hệ trẻ, tương lai của đất nước thành "osin" của thế giới.

Tiến sĩ Alan Phan nhắn nhủ chúng ta trước khi ông về trời: "Đôi khi phải mạnh dạn dẹp bỏ căn nhà cũ nát để xây căn nhà mới.. Nhưng rất tiếc chúng ta vẫn sống trong khu ổ chuột hoài, vì có người vẫn thu được tiền nhà không muốn phá đi." Tại sao chúng ta cứ phải đi cầy, đầu tắt mặt tối, đóng thuế cho bọn lưu manh chỉ để thuê một cái ổ chuột?

Đã đến lúc phải lập lại một trật tự mới! Chính mỗi người Việt trong và ngoài nước phải làm điều này!

Nguyễn Tường Tuấn