Nigeria
tên chính thức là Cộng Hòa Liên Bang Nigeria (Federal Republic of Nigeria). Về điạ
dư, Nigeria giáp với Cameroon ở hướng đông, Benin hướng tây, hướng bắc là Niger
và Chad. Viện Đại Học Hoa Kỳ của Nigeria (American University of Nigeria – AUN)
mua vé máy bay hãng Lufthansa (Đức quốc) cho tôi, bay từ Dallas / Fort Worth đến
Frankfurt (Đức) rồi đổi phi cơ bay đi Abuja, thủ đô của Nigeria. Trường AUN ở
Yola, nằm về hướng đông bắc sát biên giới Cameroon, chỉ cách một rặng núi, khoảng
hơn một tiếng đồng hồ đi xe và cách thủ đô Abuja khoảng 400 cây số.
Như
đã được dặn dò trước qua điện thư (email), nhân viên nhà trường ở Abuja ra phi
trường đón tôi đưa về khách sạn của nhà trường (trường AUN sở hữu nhiều bất động
sản… ở Nigeria) nghỉ đêm, sáng hôm sau sẽ đưa trở ra phi trường bay lên Yola.
Hai thành phố Yola, Abuja chỉ cách nhau 400 cây số vẫn phải đi máy bay… Vấn đề
di chuyển, chuyên chở bằng đường bộ ở Nigeria là cả một vấn đề!
Qua
quầy kiểm soát di trú, ra đến ngoài, tôi đảo mắt xung quanh ngắm nghì trời mây
bao la sau 18 tiếng đồng hồ bay. Về điạ dư, Nigeria thuộc vùng nhiệt đới, nóng
quanh năm, tuy nhiên vẫn dễ chịu hơn khí hậu ở Saigon và khô ráo hơn. Nigeria có
nhiều núi non nhưng không cao, có nhiều cây nhiệt đới như ở Việt Nam.
Nigeria
có mỏ dầu hỏa nhưng đất nước vẫn còn nghèo quá, ra khỏi phi trường mới trông thấy
nếp sinh hoạt của người dân, những người phụ nữ buôn gánh bán bưng. Họ đội trên
đầu “gánh hàng”, một sô bánh trái, một khay đậu phọng…, bước đi thoăn thoắt,
tay không phải giữ mà “gánh hàng” vẫn không rơi (đàn ông, trẻ em cũng vậy). Có
phụ nữ đeo thêm sau lưng đứa con, vẫn đội thúng trên đầu, đi bán hàng rong…
Nigeria
đang làm gần xong một xa lộ rộng lớn, từ phi trường vào thành phố Abuja và dẫn
đến Lagos, thành phố bờ biển lớn nhất của Nigeria. Xa lộ có bốn chiều đi lên đi
xuống như ở Hoa Kỳ, có lằn phân chia (lanes), tuy nhiên các tài xế phóng xe bạt
mạng, luồn lách như kiểu lái xe Honda ở Việt Nam. Đó là một thứ “bệnh” vô kỷ luật,
không tôn trọng trật tự công cộng. Dọc theo xa lộ có những làng nhỏ, dân trong
làng đứng rình nơi lề đường, đợi lúc bớt xe chạy băng qua, rất nguy hiểm. Nhiều
lúc “dựng tóc gáy”, nhiều lần tôi định nói anh tài xế “James Bond” chạy chậm lại,
nhưng thôi kệ… Cho mày chết trước rồi tao cũng chết luôn… “Thí mạng cùi”.
Tôi
ở chơi trong khách sạn nhà trường hai ngày mới có vé máy bay đi Yola. Ban ngày
tôi đi bộ loanh quanh thăm thành phố. Nigeria có diện tích rộng gấp ba lần Việt
Nam, dân số khoảng hơn 160 triệu người, đông dân cư nhất Phi châu, cứ bốn (4) ông
“Tây Đen” ở Phi châu, có một (1) ông là người Nigeria… cứ bốn người trên quả điạ
cầu, một người là người Tầu.
Đường
xá ở Nigeria rất bết, nhiều “ổ gà” vì thiếu ngân sách bảo trì (maintenance),
nhiều con đường không có vỉa hè hay lối đi, hai bên là đất cát. Vấn đề nhu cầu
tối thiểu, điện nước cũng bết, chuyện thiếu nước, cúp điện thường xẩy ra, nên
những nhà máy, cơ sở, khách sạn, trường học thường có thêm máy phát điện riêng.
Đến
phi trường Yola khoảng 1 giờ chiều, tôi được nhân viên phi trường đón đưa về căn
apartment đã chuẩn bị sẵn với đầy đủ tiện nghi, thức ăn, nước uống v.v… Sau đó
đến Câu lạc bộ của nhà trường ăn trưa, cũng để giới thiệu với nhân viên quản lý.
Trường AUN ngoài mấy khách sạn còn làm chủ 9 khu apartment cho nhân viên, giáo
sư ngoại quốc ở. Câu lạc bộ cũng của nhà trường, bên trong là khách sạn có hai
hồ bơi, sân đánh tennis, bóng rổ, phòng họp, phòng tập thể dục. Nơi đây là chỗ
tụ họp, ăn uống sau giờ làm việc, nhiều người đem theo vợ con đến bơi lội, ngồi
hóng mát, tán dóc…
Viện
Đại Học Hoa Kỳ của Nigeria (AUN) nằm trên một khu đất rộng lớn hơn 1000 mẫu,
ngoài cổng có nhân viên an ninh khám xe rồi mới được vào. Vấn đề an ninh ở
Nigeria phải đề phòng, tỉnh Sokoto hướng đông bắc, khu vực đông người Hồi giáo
vẫn có những cuộc bạo động. Trên đường thường có những nút chặn (check-point) cảnh
sát, ăn mặc như quân đội với nón sắt, áo giáp, tiểu liên AK-47, kiểm soát, khám
xét xe cộ.
Ngôn
ngữ để làm việc ở Nigeria là tiếng Anh giọng người Nigeria (Nigerian-English) lúc
đầu hơi khó nghe, sau quen đi. Trường AUN có nhiều người đến từ các quốc gia
Phi châu khác như Congo, Rwanda, Ghana… Những người thuộc các nước nói tiếng Pháp
như Congo, Moroco, Central Africa… học nói tiếng Anh nhanh chóng. Riêng
Cameroon nói tiếng Pháp ở phiá bắc, phần còn lại nói tiếng Anh.
Phi
châu có cả ngàn bộ lạc, sắc tộc nguyên thủy. Riêng ở Nigeria đã có hơn 250 sắc
dân chia làm ba nhóm chính, ngôn ngữ khác nhau: Fulani, Igbo và Yoruba. Người
Fulani sống nơi hướng bắc, o đạbộ lạc Fulani trải dài qua nhiều quốc gia: Ghana, Senegal, Guinea, the Gambia, Mali, Nigeria, Sierra Leone, Benin, Burkina Faso, Guinea Bissau, Cameroon, Côte d'Ivoire, Niger, Chad, Togo, Republic
of the Congo, Democratic Republic of the Congo, South Sudan the Central African Republic, Liberia, Sudan, Eritrea and Egypt.
Người
Fulani là sắc dân đầu tiên ở Phi châu theo đạo Hồi nên phát triển trở nên một
thế lực chính trị, kinh tế. Trước khi người Tây phương đến, dân Fulani sống du
mục, chăn nuôi bò, dê, ngày nay trở nên khó khăn với đà phát triển các đô thị lớn,
kỹ nghệ hóa, thêm nạn hạn hán xẩy ra thường xuyên ở Phi châu, đất đai chăn nuôi
thâu hẹp lại. Lớp người trẻ Fulani được hấp thụ nền văn hoá mới đi đến những thành
phố lớn như Lagos, Konakry, Bamako tìm công ăn việc làm.
Người Yoruba tập
trung trong khu vực phiá tây nam Nigeria, phiá nam Benin lan qua các quốc gia nằm
phiá tây Phi châu như Togo, Sierra Leone và Ghana. Di dân Yoruba chia làm hai nhánh
chính, nhóm mới sang Hoa Kỳ và Anh quốc trong thập niên 1970. Nhóm thứ hai là
nhóm cổ, có lịch sử bắt nguồn từ thế kỷ thứ 16, trong thời gian buôn bán nô lệ,
nhóm này có gốc rễ với người da đen bị bán qua Brazil, khu vực trong vùng biển
Caribean như Cuba, Trinidad Tobago… Đa số người Yoruba ở khu vực tây nam
Nigeria, kể cả thành phố lớn nhất Lagos theo đạo Tin Lành (Christian) hay đạo Hồi
(Islamic).
Người
Igbo sống trong khu vực đông nam Nigeria, ở vùng quê người Igbo sống bằng nghề
tiểu công
nghệ, đặc biệt làm rẫy trồng củ Yam, như củ mì nhưng to lớn hơn nhiều, thường lớn
bằng bắp chân, có củ dài 1,5 mét nặng 70 kilo. Ước tính trên thế giới 95% củ
Yam do người Igbo sản xuất, loại thực phẩm này rất quan trọng cho sự sống còn
cho các dân tộc Phi châu, thường bị nạn hạn hán. Người Igbo đã từng nổi dậy, tách
riêng thành lập quốc gia Biafra gây nên trận chiến Nigeria-Biafra từ ngày 6 tháng Bẩy
1967 đến 15
tháng Giêng
1970. Bị thua trận,
Biafra xáp nhập trở lại Nigeria.
AUN Nov. 03, 2013
vđh
No comments:
Post a Comment