Tuesday, December 24, 2019

‘Hổ Xám’ Phạm Châu Tài và những giờ phút cuối ở Bộ Tổng Tham Mưu Lâm Hoài Thạch/Người Việt

“Hổ Xám” Phạm Châu Tài chuẩn bị vào Khe Sanh.
(Hình: Phạm Châu Tài cung cấp)
WESTMINSTER, California (NV) – Trong trận Mậu Thân, địch quân bị Quân Lực VNCH đánh bật ra khỏi thành phố Huế sau 28 ngày chiếm đóng. Đầu năm 1969, Trung Úy Phạm Châu Tài đảm trách chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù, và tiêu diệt, bắt sống một số tù binh Cộng Sản đang đóng tại Khe Sanh. Một thời gian sau, ông được thắng cấp đại úy.
Lúc đó, Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt có hai đơn vị thiện chiến nhất và lưu động, đó là Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù và Trung Tâm Hành Quân Delta.
Trong cuộc hành quân cuối cùng của Lực Lượng Đặc Biệt VNCH và Hoa Kỳ, Đại Đội 3 của 81 Biệt Cách Nhảy Dù do Đại Úy Phạm Châu Tài chỉ huy được lệnh nhảy qua Hạ Lào, nơi con sông Tchépone, bên Lào, cách biên giới Lào-Việt 5 cây số.
Trận cuối của Lực Lượng Đặc Biệt VNCH và Hoa Kỳ
Phi Đoàn 219 của Hoa Kỳ từ căn cứ Mai Lộc, Quảng Trị, bốc Đại Đội 3 của 81 Biệt Cách Dù cùng với bốn quân nhân Mỹ thuộc Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ nhảy xuống điểm thứ nhất đột ngột diệt một khẩu phòng không của địch. Khẩu đội phòng không của địch quân bị tiêu diệt, Đại Đội 3 lấy được một khẩu phòng không và nhiều thùng đạn, lính của “Hổ Xám” hai người hy sinh.
Phạm Châu Tài thời học sinh. (Hình: Phạm Châu Tài cung cấp)
Trong số bốn quân nhân Mỹ có Thượng Sĩ Voix đã từng tham chiến trận Triều Tiên, nên có nhiều kinh nghiệm chiến trường, ông chỉ huy ba quân nhân Mỹ. Nhiệm vụ của toán quân nhân Mỹ này là gọi máy bay của Không Kỵ Hoa Kỳ yểm trợ cho Đại Đội 3 đang tham chiến. Hai xác của chiến sĩ Đại Đội 3 đã hy sinh và chiến lợi phẩm được Thượng Sĩ Voix gọi trực trăng đến mang về hậu cứ của Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Sau đó, Đại Đội 3 của “Hổ Xám” tiếp tục sang ngọn đồi thứ hai để đánh một khẩu đội phòng không của địch nữa. Đang chuyển quân thì Thượng Sĩ Voix cho biết tin từ phi cơ thám sát của Mỹ là có khoảng 100 quân Cộng Sản từ phía Nam tiến đến đơn vị của “Hổ Xám.” Thượng Sĩ Voix cho biết là sẽ có phi cơ từ hạm đội Hoa Kỳ ngoài biển bay vào để đánh đoàn quân của Cộng Sản đang tiến quân đến đơn vị của Đại Đội 3 đang hành quân, chỉ chờ lệnh của “Hổ Xám” có đánh hay không? Phạm Châu Tài đồng ý, thì khoảng 10 phút sau, hai chiếc phản lực F5 bay vào mục tiêu dội bom tại điểm của địch đang di chuyển. Tiếp đó, thêm bốn chiếc phản lực nữa cũng đến dội bom vào đoàn quân này. Địch quân bị tiêu diệt hoàn toàn. Khi quân của Đại Đội 3 xuống lục soát thì không lấy được chiến lợi phẩm nào cả vì súng và người đã bị cháy rụi.
Sau đó, Đại Đội 3 mới tiến về mục tiêu hai trên đồi có khẩu phòng không thứ hai. Khi đến nửa chân đồi thì “Hổ Xám” lệnh cho Thiếu Úy Đặng Đình Hoàng mang một trung đội lên đỉnh đồi kiểm soát. Đến mục tiêu, Thiếu Úy Hoàng mới trình “Hổ Xám” là mục tiêu an toàn vì Cộng Quân đã bỏ chạy hết, quân ta lấy được một khẩu phòng không và nhiều thùng đạn. Phạm Châu Tài lệnh cho đơn vị nghỉ mệt, vì đã đánh từ sáng sớm cho đến hơn 12 giờ trưa.
Đang nghỉ mệt, từ phía Đông, một chiếc trực thăng “nòng nọc” quan sát của Mỹ bay đến điểm của “Hổ Xám” vừa chiếm khẩu phòng không thứ hai của địch, chiếc trực thăng này bắn hai trái khói màu trắng xuống điểm của Đại Đội 3.
Đại Tá Lê Đức Đạt, tư lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh, gắn huy chương cho 
ba Đại Úy Đào Minh Hùng (giữa), Nguyễn Sơn (phải) và Phạm Châu Tài (trái). 
(Hình: Phạm Châu Tài cung cấp)
Linh tính cho biết, “Hổ Xám” liền nhảy xuống hố. Hai phút sau, hai chiếc Cobra trực thăng Mỹ xuất hiện bắn đại liên và đạn rocket vào nơi đơn vị của “Hổ Xám,” một quả đạn nổ ra trên 1,000 cái đinh. Lính của “Hổ Xám” hơn 20 người bị trúng đinh. “Hổ Xám” liền tung ra hai trái khói màu vàng để cho trực thăng của Mỹ biết là đã bắn lầm vào quân ta, vì khói vàng là quân của VNCH. Khói trắng là địch.
Trực thăng thám sát của Mỹ đã hiểu lầm tưởng là quân của “Hổ Xám” là Cộng Sản vì họ phát hiện có khẩu phòng không của địch để lại. Mừng chiến thắng chưa hết, thì sự kiện đau lòng đã đến, Thiếu Úy Hoàng, Thượng Sĩ Voix và một lính truyền tin của “Hổ Xám” tử trận.Quân của “Hổ Xám” vẫn tiếp tục đi đến mục tiêu thứ ba, nhưng khoảng chừng nửa tiếng sau thì có chiếc trực thăng của tiểu đoàn trưởng bay trên không và cho “Hổ Xám” biết là, lệnh của Trung Tá Huấn, chỉ huy trưởng hành quân Delta, bảo Đại Đội 3 chuẩn bị triệt xuất (rút quân). Gần một tiếng sau thì 16 chiếc trực thăng xuống bốc “Hổ Xám” và Đại Đội 3 về hậu cứ.
Trận chiến này cũng là trận cuối cùng của Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt VNCH và Hoa Kỳ tại chiến trường miền Nam. Từ năm 1969 cho đến khi Lực Lượng Đặc Biệt giải tán vào Tháng Tám, 1970, “Hổ Xám” đã tham dự 10 cuộc hành quân Delta, từ cuộc hành quân Delta 41 đến cuộc hành quân cuối cùng là Delta 51, và ông cũng được thăng cấp đại úy trước đó.
Sau đó, các chiến sĩ “Dân Sự Chiến Đấu” của Lực Lượng Đặc Biệt được đưa về những đơn vị của Biệt Động Quân Biên Phòng. Một số chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt được đưa về nhiều binh chủng khác như Nha Kỹ Thuật, Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến… Riêng Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù hợp lại trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, trực thuộc Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, và đã tham chiến nhiều mặt trận tại bốn vùng chiến thuật.
Đại Úy Phạm Châu Tài (giữa) chuẩn bị vào mật khu An Lão. 
(Hình: Phạm Châu Tài cung cấp)
Cuối năm 1971, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù được di chuyển về Kon Tum. Sư Đoàn 22 Bộ Binh của Đại Tá Lê Đức Đạt là tư lệnh đang hành quân ở Tân Cảnh. Phía Tây Tân Cảnh là vùng dãy Trường Sơn rất dài từ bên Lào xuyên qua Việt Nam, có những cứ điểm Alpha, Delta, Charlie.
Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù nhảy vào đồi Charlie chỉ hai đại đội gồm Đại Đội 3, “Hổ Xám” đại đội trưởng, Đại Đội 4 do Đại Úy Đào Minh Hùng làm đại đội trưởng. Hai đại đội này vào khu vực này để quan sát con đường từ dãy Trường Sơn xuống đến Kon Tum. Họ khám phá ra một căn cứ do Trung Đoàn Công Binh của Bắc Việt thành lập cho địch quân vào làm hậu cứ hành quân để xâm nhập vào Kon Tum.
Sau đó, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 mới yêu cầu Đại Tá Phạm Văn Huấn là chỉ huy trưởng của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù ra lệnh cho “Hổ Xám” hướng dẫn công binh VNCH tiêu hủy căn cứ của địch quân đóng dưới đồi Charlie. Và cũng ngọn đồi này, sau này Trung Tá Nguyễn Đình Bảo, tiểu đoàn trưởng của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, tử trận tại đây.
Trận chiến An Lộc bùng nổ vào Tháng Ba, 1972. Cộng Quân đưa Sư Đoàn Công Trường 7 cắt đứt Quốc Lộ 13, chạy dài từ Lai Khê, An Lộc, đến Lộc Ninh để đánh tỉnh lỵ Bình Long. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đang đóng quân tại phía Tây của biên giới Việt-Miên được lệnh về Tây Ninh đóng quân ở Trảng Lớn. Trong lúc này, Cộng Quân đã bao vây An Lộc.
Ngày 13 Tháng Tư, 1972, Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù nhảy vào An Lộc. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù được lệnh vào Lai Khê để chờ vào An Lộc. Binh Chủng Nhảy Dù gồm ba tiểu đoàn 5, 6 và 8 đang bao vây An Lộc và tạo một khoảng trống cho Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù nhảy vào vòng chiến.
Ngày 16 Tháng Tư, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù với quân số tổng cộng 916, và chỉ có 550 quân tiến vào An Lộc.
Đặt chân vào An Lộc ngày 17 Tháng Tư và đã bắt tay với Tướng Lê Văn Hưng. Đến 9 giờ tối, 81 Biệt Cách Nhảy Dù đánh đột ngột ban đêm bằng lựu đạn và lưỡi lê vào địch quân đang bao vây An Lộc. Bị đánh bất ngờ, Cộng Quân bị tiêu diệt nặng, số còn lại từ An Lộc chạy về hướng Bắc. Lúc đó, trên đồi Đồng Long địch quân mới pháo kích xuống, vì không đủ quân của các đơn vị bạn vào án ngữ những điểm của 81 Biệt Cách Nhảy Dù đánh xong nên bị địch phản công. Sau đó quân của “Hổ Xám” mới rút về chi khu Chợ Mới của Bình Long, có hai khẩu Pháo Binh 105 ly của Sư Đoàn 5 bắn trực xạ vào các chiến xa của địch đang tiến vào Bình Long.
Cựu Thiếu Tá Phạm Châu Tài tại Hoa Kỳ. (Hình: Phạm Châu Tài cung cấp)
Đi tù và vượt biển
Ngày 29 Tháng Năm, 1972, “Hổ Xám” được đặc cách lên thiếu tá tại chiến trường An Lộc. Ngày 10 Tháng Sáu, 1972, “Hổ Xám” đụng với địch quân thêm một trận lớn nữa, thì Cộng Quân bị đẩy lui. Ngày 12 Tháng Sáu, 1972, 81 Biệt Cách Nhảy Dù cấm cờ vàng trên ngọn đồi Đồng Long. Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố chiến thắng An Lộc. Ngày 24 Tháng Sáu, 1972, Liên Đoàn Biệt Kích 81 rời khỏi An Lộc.
Chỉ hai ngày sau, Bộ Tổng Tham Mưu mới ra lệnh Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù ra tham chiến mặt trận Quảng Trị. “Hổ Xám” phải chỉ huy bốn đại đội để tham chiến trận Quảng Trị dưới quyền đều động của Tư Lệnh Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù để đánh chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đóng quân tại trại An Dương Dương, vượt sông Mỹ Chánh qua Đại Lộ Kinh Hoàng đạp trên xác người, đi chung với Tiểu Đoàn 5 và 11 Nhảy Dù đánh Cộng Quân đang chiếm cổ thành rất nhiều trận. Sau đó, Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến vào thế Liên 2 Nhảy Dù, tham chiến trận đánh tiếp tục tại cổ thành Quảng Trị.
Tháng Mười, 1972, “Hổ Xám” được lệnh về Sài Gòn để học ba tháng khóa Bộ Binh Cao Cấp. Mãn khóa, Phạm Châu Tài về làm phụ tá của liên đoàn trưởng đóng quân tại Tây Ninh và tham chiến nhiều trận ở Trảng Bàng, Bình Dương, Lái Thiêu, Trị Tâm, Phước Long.
Sau đó, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù có Chiến Đoàn 1 và 2 đóng quân ở Biên Hòa, và Chiến Đoàn 3 đóng quân ở Tây Ninh.
“Hổ Xám” được lệnh đưa Chiến Đoàn 3 về trấn thủ Bộ Tổng Tham Mưu vì nơi này không còn quân trừ bị để bảo vệ.
Chiến Đoàn 3 về đến Sài Gòn vào chiều 26 Tháng Tư, 1975. Ông vào trình diện Bộ Tổng Tham Mưu thì vẫn còn rất nhiều sĩ quan đang ở đây, Đại Tướng Cao Văn Viên, tham mưu trưởng, vẫn còn đang làm việc.
“Hổ Xám” lệnh cho 1,000 quân của ông tung ra bên ngoài vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu.
Ngày 28 Tháng Tư, 1975. Đại Tướng Cao Văn Viên đã rời khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Nghe tin, “Hổ Xám” mới vào Bộ Tổng Tham Mưu thì ông thấy mọi người như là đàn ong vỡ tổ, xe cộ chạy tán loạn. Lúc đó, ông mới gọi về Đại Tá Phan Văn Huấn là chỉ huy trưởng của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù đang đóng quân ở Biên Hòa để báo cáo tình hình tại Bộ Tổng Tham Mưu. Lệnh Đại Tá Huấn cho Chiến Đoàn 3 của 81 Biệt Cách Nhảy Dù trấn thủ Bộ Tổng Tham Mưu.
Tối 29 Tháng Tư, Đại Tá Trần Văn Thăng, cục trưởng Cục An Ninh Quân Đội, được lệnh điều về thay thế cho Đại Tá Tòng. Trung Tướng Vĩnh Lộc, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ cùng với nhiều sĩ quan nữa cũng còn ở trong Bộ Tổng Tham Mưu.
Trung Tướng Nguyễn Hữu Có cho biết bây giờ ông ta là quyền Tổng Tham Mưu Phó, có phụ tá là Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Tướng Có vỗ vai Thiếu Tá Tài nói: “Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu đêm nay nữa thôi. Ngày mai không còn đánh nhau nữa, vì mình có giải pháp.”
Đến sáng hôm sau, tức là ngày 30 Tháng Tư, bắt đầu 6 giờ sáng thì Cộng Sản pháo dữ dội vào phi trường Tân Sơn Nhất. Sau đó, quân Cộng Sản Bắc Việt từ Củ Chi theo Quốc Lộ 1 tiến vào Sài Gòn. Khoảng hơn 9 giờ sáng thì bộ đội Cộng Sản đụng độ với đơn vị 81 Biệt Cách Nhảy Dù tại Ngã Ba Bà Quẹo, Ngã Tư Bảy Hiền, Lăng Cha Cả,…
Thiếu Tá Tài kể: “Khi gặp Việt Cộng tiến vào thành phố thì chúng tôi nổ súng liền, vì chúng tôi đang chờ chúng nó đến. Lúc đó hai chiếc xe tăng của Cộng Quân đi trước tại Ngã Tư Bảy Hiền thì bị chúng tôi khai hỏa và đã bị quân Biệt Cách Dù đánh gục, và đoàn xe đưa quân Cộng Sản bằng những chiếc Molotova, GMC đã bị chúng tôi cũng đánh gục gần 10 chiếc.”
“Trong lúc này, từ Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho quân đội VNCH ngừng bắn, thì chúng tôi ngưng bắn. Nhưng quân Cộng Sản lại tiếp tục vô nữa, gặp chúng nó, chúng tôi vẫn tiếp tục chiến đấu, tổng cộng có sáu chiếc xe tăng T 54 của chúng bị chúng tôi đánh gục. Tôi thấy tình hình này không được ổn vì lệnh của cấp trên cứ bảo mình phải ngưng nổ súng mà quân Cộng Sản vẫn tràn vào, nên tôi mới vào Bộ Tổng Tham Mưu đến phòng chỉ huy của Đại Tướng Cao Văn Viên,” ông kể.
“Lúc đó, không có một vị tướng nào còn ở đây nữa. Tại phòng làm việc của Tư Lệnh Tổng Tham Mưu thì có rất nhiều điện thoại để tư lệnh làm việc và cũng có để tên của từng đơn vị trên mỗi điện thoại. Tôi mới dùng điện thoại màu đỏ để gọi về Phủ Tổng Thống, cũng may là tôi vẫn còn liên lạc được với họ. Tôi nghe bên đường dây của Phủ Tổng Thống lên tiếng: ‘Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, tôi nghe. Ai ở đầu dây đó,’ thì tôi mới trả lời tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy trưởng Chiến Đoàn 3, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu. Ông ta hỏi tiếp: ‘Có gì không?’ Tôi mới nói: ‘Tôi muốn nói chuyện với một giới chức cao cấp nhất của Quân Lực VNCH là tổng thống,’ bởi vì tại Bộ Tổng Tham Mưu các tướng lãnh đã chạy hết rồi,” ông kể tiếp.
Sau đó Tướng Dương Văn Minh nói với “Hổ Xám” rằng: “Các em chuẩn bị bàn giao đi.”
Đó là lời nói cuối cùng của Tướng Dương Văn Minh nói với “Hổ Xám.” Vài tiếng sau, Đại Tướng Dương Văn Minh trên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng giặc.
Sau mặt trận cuối cùng để bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài bị Cộng Sản cầm tù 10 năm tại Bắc Việt. Sau khi ra tù thì ông đi vượt biên bằng đường biển liền chớ không phải chờ được định cư tại Hoa Kỳ bằng chương trình H.O.  
(Lâm Hoài Thạch)

PD219 - MerryChristmas and Happy New Year


Friday, December 20, 2019

‘Hổ Xám’ Phạm Châu Tài một thời Mũ Xanh Lâm Hoài Thạch/Người Việt December 17, 2019

 Thiếu Tá Phạm Châu Tài sau trận đánh An Lộc. 
(Hình: Phạm Châu Tài cung cấp)
WESTMINSTER, California (NV) – Cựu Thiếu Tá Phạm Châu Tài, còn có biệt danh là “Hổ Xám,” cựu chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, người đã từng cầm quân tham chiến trận An Lộc, và cũng là người chịu trách nhiệm trấn thủ cuối cùng tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ông là một sĩ quan dũng cảm trong những cấp chỉ huy anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) nói chung, và riêng cho Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc đưa đơn vị này vào quân sử.
Từ những chiến trường Quảng Trị, Kon Tum, Bình Long, Tây Ninh, Biên Hòa,… trên những địa danh Khe Sanh, Bồng Sơn, An Lão, Charlie, An Lộc, đại lộ kinh hoàng, trên Liên Tỉnh Lộ 7B và nhiều chiến địa khác cho đến ngày gãy súng, Phạm Châu Tài vẫn chỉ với một binh chủng Mũ Xanh của màu áo Lực Lượng Đặc Biệt, và sau đó có danh xưng là Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. 
“Hổ Xám” và những trận đánh 
“Hổ Xám.” Danh hiệu này do một sự tình cờ, từ khi Phạm Châu Tài còn là các toán A trưởng của Lực Lượng Đặc Biệt, hoạt động song song với các toán Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ. Những người bạn quân nhân Mỹ cùng chung chiến đấu khi phát âm chữ Tài không chuẩn, nghe như là chữ Tiger (hổ), với nước da ngâm nên danh hiệu “Hổ Xám” ra đời từ đó, và cũng có người bảo là cọp xám là cọp dữ nhất nên mới đặt cho Phạm Châu Tài là “Hổ Xám.”
Có lẽ từ danh hiệu này, “Hổ Xám” Phạm Châu Tài đã cống hiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trọn thời tuổi trẻ của ông để lao mình vào không biết bao nhiêu trận đánh trong suốt hơn mười năm chinh chiến.
Từ khi chiến tranh dấy lên từ bờ sông Thạch Hãn, rồi đến dãy Trường Sơn, xuôi theo Quốc Lộ 1 xuống tận phía Nam, “Hổ Xám” chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng. Đụng trận, ông toàn chỉ nghĩ đến cách nào để chiến đấu với quân địch ở ngay trước mắt.
Sinh Viên Sĩ Quan Phạm Châu Tài quê Gia Định, nhập khóa 17 Trừ Bị Thủ Đức vào Tháng Mười Một, 1963; ra trường Tháng Mười, 1964. Lúc bấy giờ, Thiếu Tướng Trần Ngọc Tám là chỉ huy trưởng Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Khi mới ra trường có 160 tân sĩ quan tình nguyện vào đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt, nhưng họ chỉ nhận 10 người. Phạm Châu Tài là một trong 10 tân sĩ quan được tuyển chọn vào binh chủng này. Kể từ đó, chiếc mũ xanh và màu áo hoa rừng đã gắn liền cùng với các chiến hữu đồng đội của ông trong nhiều trận chiến khốc liệt trên bốn vùng chiến thuật tại miền Nam.
Theo ông kể, lúc trước, Đại Tá Lê Quang Tung là tư lệnh Đơn Vị Lực Lượng Đặc Biệt nhưng mất năm 1963, lúc đó Bộ Tổng Tham Mưu mới đưa hai Liên Đoàn 77 và 31 của đơn vị này về Nha Trang để thành lập Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt thuộc Tổng Thống Phủ. Rồi sau đó, binh chủng này trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu.
“Tôi là một trong 10 tân sĩ quan được tuyển chọn về trình diện Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt Nha Trang. Lúc đó Chuẩn Tướng Đoàn Văn Quảng là tư lệnh của binh chủng này. Tướng Quảng lệnh cho 10 tân sĩ quan về Sài Gòn để học Khóa 58 B Nhảy Dù ở trại Hoàng Hoa Thám, Sài Gòn. Vì muốn hoàn hảo một sĩ quan của Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt, các sĩ quan phải qua hai khóa huấn luyện căn bản, thứ nhất về nhảy dù, thứ hai là khóa căn bản Lực Lượng Đặc Biệt,” ông Tài cho biết.
“Sau khi học khóa nhảy dù, thì một trong 10 người tân sĩ quan được đi học khóa căn bản. Vì muốn được học khóa này thì sĩ quan của binh chủng phải có kinh nghiệm chiến trường từ một đến hai năm, rồi các đơn vị trưởng mới đề nghị cho đi học khóa căn bản này. Tôi là một trong 10 người đó được học Khóa 3 Căn Bản Lực Lượng Đặc Biệt,” ông nói thêm.

Sau khi học xong khóa căn bản, ông được lệnh về Vùng 4 hoạt động cho các trại biên phòng của Lực Lượng Đặc Biệt như Mộc Hóa, Tuyên Nhơn, Châu Đốc,… Lúc đó, Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt tại Vùng 4 Chiến Thuật được đặt tại Cần Thơ có danh xưng là C4. Bộ chỉ huy này điều động tất cả những toán Lực Lượng Đặc Biệt từ Mỹ Tho, Long An ra đến Phú Quốc, gồm có những toán B32 đóng quân ở Mộc Hóa, Kiến Tường và B34 ở Châu Đốc,… Mỗi Toán B chỉ huy từ ba đến bốn trại thuộc Toán A. Mỗi Toán A chỉ huy một trại, bên cạch có một Toán A của Mỹ.
Những trại này tuyển mộ dân địa phương với nhu cầu quân số của mỗi trại gồm có ba đại đội và hai trung đội thám sát. Tổng cộng có khoảng 500 quân nhân do Toán A của Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy và một Toán A của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ cố vấn để lo về tiếp liệu và phát lương cho lính địa phương được tuyển chọn. Những quân nhân địa phương này còn được gọi là “Dân Sự Chiến Đấu,” mà ngày xưa người dân thường gọi họ là “Lính Biệt Kích Mỹ.”
Chuẩn Úy Phạm Châu Tài (đi đầu chào tay) ra trường Khóa 17 Trừ Bị 
Thủ Đức vào Tháng Mười, 1964. (Hình: Phạm Châu Tài cung cấp)
Trong thời gian hoạt động tại Vùng 4, có lúc, Phạm Châu Tài về hành quân tại vùng Long Cốt, Quận Tuyên Bình, vì tại đây có một khu trù mật của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sắp thành lập một trại của Lực Lượng Đặc Biệt tại Bình Thạnh Thôn. Lúc mới vào khu này thì chưa thành lập trại, các quân nhân “Dân Sự Chiến Đấu” chỉ đóng chốt rải rác để thăm dò tình hình và đánh phá những hoạt động của địch. Sau đó, trại Bình Thạnh Thôn của Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập.
Có thời gian Phạm Châu Tài về phụ tá chỉ huy trưởng của Toán B32, và đã lập được nhiều chiến công từ chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt. Sau đó, ông cũng đã tham dự cuộc hành quân ở Tuyên Nhơn, An Giang với tính cách là một sĩ quan phụ tá trưởng trại.
Theo Phạm Châu Tài kể, dọc theo biên giới Miên-Việt tại Châu Đốc, quân KKK (Đảng Khăn Trắng) của quân Khmer bị Lực Lượng Đặc Biệt đánh dồn dập. Chịu không nổi với sức tấn công của quân đội VNCH nên mới ra đầu thú gồm 660 quân. Phạm Châu Tài là sĩ quan đến tiếp thu đám tàn quân của “Đảng Khăn Trắng” tại Châu Đốc. Sau đó, Mỹ mới cho đoàn quân này được vào lính đánh thuê do Mỹ trả lương, và đóng quân dọc theo biên giới của Châu Đốc và Cambodia.
Sau đó, Phạm Châu Tài được lệnh ra Phú Quốc và cũng là một sĩ quan đầu tiên của binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt tại Phú Quốc đi cùng với một đại úy Mỹ.
Cũng nhờ sự kiện tiếp thu được 660 quân của “Đảng Khăn Trắng” cùng với nhiều chiến công của ông, nên bộ chỉ huy của C4 Cần Thơ mới đề bạt cho Phạm Châu Tài và một sĩ quan nữa thuộc C4 được du học tại Hoa Kỳ.
Ông kể: “Năm 1966, trong Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt chỉ có 12 sĩ quan được tuyển chọn về Trường Sinh Ngữ Quân Đội để học Anh Ngữ trước khi sang du học tại Hoa Kỳ. Sau khi học xong Anh Ngữ, họ chỉ lấy có ba người được trúng tuyển qua cuộc thi về trình độ Anh Ngữ và khả năng. Tôi là một trong ba người được chọn sang Hoa Kỳ để du học hai khóa. Khóa thứ nhất là về tác chiến của Lực Lượng Đặc Biệt. Khóa thứ hai là về Căn Bản Bộ Binh.”
Sau sáu tháng du học tại Hoa Kỳ, ông về nước được đưa vào Trung Tâm Huấn Luyện Lực Lượng Đặc Biệt ở Cam Ranh để huấn luyện lại cho các khóa sinh những gì mình đã học tại Hoa Kỳ. Ông làm huấn luyện viên được năm tháng thì xin ra tác chiến, và được về phục vụ tại Quân Khu 3 tại Biên Hòa thuộc bộ chỉ huy C3 của Lực Lượng Đặc Biệt, Trung Tá Phạm Duy Tất là chỉ huy trưởng (cựu Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất, chỉ huy trưởng Biệt Động Quân Quân Khu 2, Vùng 2 Chiến Thuật, vừa qua đời lúc 10 giờ 51 phút sáng Thứ Tư, 11 Tháng Mười Hai, 2019, tại bệnh viện Inova Fairfax Hospital, Falls Church, Virginia, hưởng thọ 85 tuổi). Tại đây có rất nhiều toán B như B15, B16, B17…, nằm dọc theo biên giới có các trại như Thiện Ngôn, Cà Tum, Bến Sỏi, Trảng Sụp, Đức Hòa, Đức Huệ…, và ông vẫn là sĩ quan phụ tá của trưởng trại của nhiều trại ở đây.
Phạm Châu Tài (thứ năm, phải) du học tại Hoa Kỳ. 
(Hình: Phạm Châu Tài cung cấp)
Sau đó, ông được về làm trưởng trại của trại Trảng Sụp, cấp bậc trung úy. Mỗi trại có trách nhiệm hành quân trong vòng đai 15 cây số, thuộc vòng yểm trợ của Pháo Binh Diện Địa của tỉnh hay quận.
Hổ Xám kể tiếp: “Có lúc ở bộ chỉ huy B16 tổ chức những cuộc hành quân liên trại, gồm có nhiều trại tổng hợp để cùng hành quân gần biên giới, với mục đích truy kích những ổ đóng quân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Lò Gò, Cần Tăng, Sa Mắc,… Những cuộc hành quân đột ngột ngay biên giới này, các toán Lực Lượng Đặc Biệt chỉ đánh đột xuất để tiêu diệt địch trong vài giờ rồi rút quân về trại ngay.
Sau đó, sự kiện chiến trường bùng nổ vào Tết Mậu Thân 1968 đã diễn ra trên toàn lãnh thổ miền Nam!
Biệt Cách Dù tiêu diệt địch 
Trong trận Mậu Thân, Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Dù của Lực Lượng Đặc Biệt bị thiệt hại nặng tại Nha Trang, tiểu đoàn trưởng tử trận, đại đội trưởng và nhiều binh sĩ cũng hy sinh và bị thương nặng. Sau đó, Phạm Châu Tài được Thiếu Tướng Đoàn Văn Quảng, đang nhiệm Tư Lệnh Biệt Cách Dù, ra lệnh “Hổ Xám” về trình diện Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt tại Nha Trang.
Đầu năm 1969, Trung Úy Phạm Châu Tài đảm trách chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Tiểu đoàn này gồm sáu đại đội chớ không phải bốn đại đội như những tiểu đoàn khác, vì nhiệm vụ của sáu đại đội này thay phiên nhau đi hành quân khắp bốn vùng chiến thuật còn hai đại đội ở lại giữ hậu cứ của tiểu đoàn.
Lúc đó, Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt có hai đơn vị thiện chiến nhất và lưu động, đó là Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù và Trung Tâm Hành Quân Delta. Hai đơn vị này nếu quân khu nào yêu cầu Bộ Tổng Tham Mưu cho phép đến đánh mục tiêu đặc biệt của Cộng Quân, thì họ sẽ sẵn sàng nhảy vào vòng chiến.
Nguyệt San Chiến Sĩ Cộng Hòa số 270, ngày 15 Tháng Bảy, 1972. 
“Hổ Xám” đứng dười cờ VNCH, trên chiến xa T54 của địch, 
sau chiến thắng trận An Lộc, 1972. 
(Hình: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
Trung Tâm Hành Quân Delta có những toán đặc biệt chỉ có từ ba đến sáu người trong mỗi chuyến công tác. Họ nhảy vào những nơi có địch đóng quân, quan sát tình hình địch rồi báo cáo về Trung Tâm Hành Quân Delta. Sau đó, Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù đưa quân nhảy vào để tiêu diệt địch.
Lúc Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù đóng tại Phú Bài, Trung Úy Phạm Châu Tài vừa nắm chức vụ đại đội trưởng đại đội 3 của 81 Biệt Cách Dù, thì đại đội này được lệnh nhảy vào Khe Sanh để tiêu diệt đám tàn quân của địch còn một số quân đóng tại đó. Vì trước đó, Cộng Sản chiếm Khe Sanh là một vùng rất lớn, gồm có những vùng như A Sao, A Lưới… Quân Bắc Việt chiếm nơi này làm căn cứ hành quân để tiến quân đánh vào thành phố Huế vào năm Mậu Thân, 1968.
Trong trận Mậu Thân, địch quân bị Quân Lực VNCH đánh bật ra khỏi thành phố Huế sau 28 ngày chiếm đóng. Cộng Quân rút khỏi thành phố Huế tiến về đóng quân tại Khe Sanh. Sau đó, một số quân Cộng Sản rút khỏi Khe Sanh ra nằm khỏi biên giới, và chỉ để lại một số quân để giữ Khe Sanh.
Đầu năm 1969, địch quân bị Đại Đội 3 của 81 Biệt Cách Nhảy Dù do Trung Úy Phạm Châu Tài chỉ huy đột kích tiêu diệt và bắt sống một số tù binh Cộng Sản đang đóng tại Khe Sanh. Một thời gian sau, ông được thắng cấp đại úy.
Trong cuộc hành quân cuối cùng của Delta, Đại Đội 3 của 81 Biệt Cách Nhảy Dù do Đại Úy Phạm Châu Tài chỉ huy được lệnh nhảy qua Hạ Lào, nơi con sông Tchépone, bên Lào, cách biên giới Lào-Việt 5 cây số.
Lúc bấy giờ, Đệ Nhất Không Kỵ của Hoa Kỳ vẫn còn hoạt động. Satellite của không Quân Hoa Kỳ phát hiện con đường 616 là con đường rẽ từ đường mòn Hồ Chí Minh bên Lào sang Việt Nam để địch quân chuyển quân xâm nhập vào vùng Khe Sanh, Lao Bảo. Trên xứ Lào cách biên giới Việt Nam 5 cây số, con đường 616 nằm giữa hai ngọn đồi, và trên hai đỉnh đồi này Cộng Sản Bắc Việt đã đặt hai khẩu đại liên phòng không để yểm trợ cho con đường 616. Nhiệm vụ chính của hai khẩu phòng không này là để chống máy bay của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đến đánh phá con đường này.
Đơn vị của “Hổ Xám” được lệnh hành quân trong ba mục tiêu là xâm nhập hai ngọn đồi này để tiêu diệt hai khẩu phòng không của địch và mục tiêu thứ ba là đánh phá đường xâm nhập của Cộng Quân đang tiến vào Việt Nam. Đây cũng là cuộc hành quân cuối cùng của Lực Lượng Đặc Biệt VNCH và Hoa Kỳ.  
(Lâm Hoài Thạch)

Monday, November 25, 2019

SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH - Niềm tự hào và nỗi đau.

Kính gửi: Các Chiến Hữu QLVNCH, các đoàn thể, hội đoàn, các đơn vị, các tổ chức đang hoạt động dưới Lá cờ Chính Nghĩa Quốc Gia VNCH tại hải ngoại. 
       Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu về đơn vị của chúng tôi: SĐ5BB. Tên đơn vị chúng tôi, nếu viết đầy đủ, phải viết như sau: Sư Đoàn 5 Bộ Binh/ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, có khác biệt với Sư Đoàn 5 Không Quân/ QLVNCH và bọn Việt cộng cũng có một đơn vị Công trường 5 (cấp Sư đoàn) gần như là một lực lượng chính quy, thường xuyên đụng độ với SĐ5BB từ nội địa đến ngoại biên như tại Snoul, và bị đánh tan tác.
Vào đề hơi rườm rà nhưng cần thiết để tránh sự nhầm lẫn. Để bài viết gọn gàng, xin viết tắt, đơn vị chúng tôi là "SĐ5BB". 
           Trước năm 1975, người dân sống tại Miền Nam Việt Nam, đặc biệt là những người dân sống tại thủ đô Saigon và vùng phụ cận, hầu như đều biết tiếng SĐ5BB, một đơn vị Lục Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà với những chiến binh quả cảm và những trận chiến thắng lừng danh, oanh liệt đã ghi vào Quân Sử như: Dầu Tiếng, Long Nguyên, Rạch Bắp, Snoul, An Lộc,... SĐ5BB chịu trách nhiệm bảo vệ cuộc sống yên bình cho người dân và xây dựng cũng như phát triển vùng nông thôn và thành thị, để giúp người dân địa phương đủ điều kiện sống trong ấm no và hạnh phúc, với địa bàn hoạt động trải rộng trên 3 tỉnh: Bình Long, Phước Long và Bình Dương, khi cần có thể tiếp ứng cho các tỉnh lân cận. 
SĐ 5 BB đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng của ngày 30/4 đen tối, vận nước đến lúc suy vong, mọi nguồn tiếp vận đều bị cắt đứt, người lính phải dành dụm từng viên đạn, từng giọt xăng, lương thực cho người lính cũng cạn dần, không còn đủ phương tiện để chiến đấu. Khi Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng, nhiều đơn vị SĐ5BB vẫn kiên cường chiến đấu. 
            Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, đương nhiệm Tư Lệnh SĐ5BB, sau khi ra lệnh cho các quân nhân cấp dưới phải chấp nhận đầu hàng để tránh tổn thất nhân mạng, đã lặng lẽ vào phòng riêng tự sát để không rơi vào tay giặc. Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, nguyên Tư Lệnh SĐ5BB, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn IV, cũng tự sát trong ngày hôm đó.
Toàn thể quân nhân SĐ5BB, bàng hoàng, ngơ ngác. Các sĩ quan chỉ huy cố giữ sinh mạng cho cấp dưới và chấp nhận đầu hàng để bảo toàn lực lượng, vì mỗi chiến binh của sư đoàn đều là những người con ưu tú và Trung Tín của Tổ Quốc, phải giữ được sự an toàn và trả họ về với gia đình. Chúng ta đành chấp nhận cuộc thua trong nỗi ô nhục của cả dân tộc, những giọt nước mắt uất nghẹn dâng trào... Đồng đội, anh em, thầy trò chia tay trong nỗi đau tột cùng của những người lính chiến bại, và nhà tù và những năm tháng khổ sai chờ đợi họ. 
Cả ngàn người lính SĐ5BB tan tác khắp nơi trong các trại tập trung khổ sai hay các khu kinh tế mới, họ bị giặc thù hạ nhục, bêu xấu, trả thù, hành hạ, đánh đập,... nhiều chiến sĩ không chết trong chiến đấu nhưng lại bỏ thây trong ngục tù vì kiệt sức, đói khát, bệnh tật, bị xử bắn khi tìm đường trốn thoát.  
          45 năm trôi qua, vết thương chiến tranh vẫn còn ứ máu, nỗi căm hận giặc thù vẫn không nguôi ngoai. Một số Chiến Binh Sư Đoàn, bằng nhiều con đường khác nhau đã tìm cách thoát Cộng và định cư ở nhiều nước tự do trên thế giới, trong đó nước Mỹ chiếm đa số. Nhiều nhóm nhỏ anh em đồng đội của từng Tiểu Đoàn, từng Trung Đoàn đã có những buổi gặp gỡ, họp mặt, cùng nhau ngồi ôn chuyện quá khứ và mọi người đều muốn thành lập một tổ chức có hệ thống của tất cả Chiến Binh SĐ5BB. 
          Đầu năm 2019, nhiều người trong Sư Đoàn tự đến với nhau, nhắn nhủ nhau, tổ chức những cuộc họp với các chiến sĩ trong các Trung Đoàn và nhiều đơn vị khác trực thuộc Sư Đoàn đã tham dự. Tất cả đều chung nhau một ước muốn: Tổ chức Ngày hội ngộ của anh em SĐ5BB. Tận trong trái tim của mỗi Chiến Hữu đều có chung một suy nghĩ: "Nếu không tổ chức được một ngày họp mặt để tưởng nhớ các Đồng Đội đã hy sinh, thì chúng ta có lỗi với những người đã nằm xuống."  và từ hôm ấy, tất cả Chiến Hữu bắt đầu liên lạc với các đồng đội mà mình đã từng biết, vòng tay cứ rộng mở dần. 
          Vào ngày cuối tháng 7/2019, trong một phiên họp quan trọng, tất cả đều đồng ý, với một Ban Đại Diện đã chọn ngày 01/03/2020 nhằm ngày Chủ Nhật, sẽ là ngày Hội Ngộ SĐ5BB với chủ đề: "TƯỞNG NHỚ ĐỒNG ĐỘI" và sẽ chính thức thành lập hội lấy tên "Hội Chiến Sĩ Sư Đoàn 5 Bộ Binh - Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà" viết tắt là "Hội Chiến Sĩ SĐ5BB/QLVNCH". Một Ban Tổ Chức được Ban Đại Diện cùng toàn thể anh em của các đơn vị hiện diện để cử và bầu chọn với 3 Chiến hữu, chính thức hoạt động với nhiệm vụ trước mắt là phải tổ chức Ngày Hội Ngộ SĐ5BB.
Với những bước đi ban đầu đầy khó khăn và thử thách, những buổi họp được tổ chức luân phiên tại nhà các Chiến Hữu, nhiều người tự nguyện góp tiền quỹ để trang trải những chi phí cho công cuộc tổ chức, và các đồng đội ở xa cũng đóng góp thêm.
          Kính thưa tất cả các Chiến Sĩ QLVNCH, các tổ chức Quân Dân Cán Chính VNCH, đây là lần đầu tiên SĐ5BB, một trong những đơn vị kiêu hùng của QLVNCH, tổ chức Ngày Hội Ngộ, với chủ đề "TƯỞNG NHỚ ĐỒNG ĐỘI". Hội SĐ5BB/QLVNCH sẽ chính thức hiện diện và đồng hành với các đoàn thể QLVNCH, hoạt động trên tinh thần của người chiến sĩ Quốc Gia với mục đích liên kết trong tình Huynh Đệ Chi Binh, tương thân tương trợ lẫn nhau. 
Rất mong được toàn thể các Chiến Hữu nhiệt tình tham gia và ủng hộ. Sự hiện diện của các chiến hữu, thân hữu và quý vị quan khách sẽ là một khích lệ lớn lao cho tất cả chiến sĩ SĐ5BB chúng tôi.
          Xin trân trọng gửi đến tất cả mọi người lời chào "TRUNG TÍN".  

TM. Ban Tổ Chức,
Trưởng Ban.
Chiến Binh VŨ NGỌC LINH (3/9)
Phone: (714) 829-9092

Trong 11 sư đoàn bộ binh Việt Nam, có 4 sư đoàn nổi danh ở bốn vùng chiến thuật. Ở Vùng 1 là Sư Đoàn 1 BB, Vùng 2 là Sư Đoàn 23 BB, Vùng 4 có Sư Đoàn 21 BB và Sư Đoàn 5 ở Vùng 3 Chiến Thuật. Đó là những sư đoàn gánh chịu trách nhiệm những vùng chiến trận ác liệt nhất, chịu tổn thất nặng nề nhất và cũng tạo nhiều chiến công lẫm liệt nhất.
Gốc gác của Sư Đoàn 5 Bộ Binh là từ vùng cực Bắc Việt Nam. Trong thời chiến tranh Đông Dương, Pháp đã tuyển mộ dân gốc thiểu số Nùng để thành lập các đơn vị tuần tiểu biên giới sát Trung Hoa. Người Nùng nói tiếng Quảng Đông với âm sắc hơi khác chút đỉnh. Nhiều người trong số họ là dân Nùng bên Trung Hoa chạy qua Việt Nam để lánh nạn cộng sản (cộng sản Trung Hoa chiếm lục địa từ tay Tưởng Giới Thạch và lập chính quyền năm 1949). Vị chỉ huy các đơn vị Nùng đó là Đại tá Vòng A Sáng (sau này là tư lệnh đầu tiên của Sư Đoàn 5 BB).
Sau khi Hiệp Định Geneve được ký kết, chia đôi lãnh thổ Việt Nam ở Vỹ Tuyến 17, các tiểu đoàn Nùng mang số 32, 67, 71, 72 và 75 được chuyển vào Ba Ngòi (thuộc tỉnh Khánh Hòa, phía Nam thành phố Nha Trang). Sau đó lại di chuyển vào Sông Mao thuộc tỉnh Bình Thuận. Do Nghị Định số 040-QP/NĐ ký ngày 10 tháng 2 năm 1955, các đơn vị Nùng này được phiên chế thành Sư Đoàn 6 Bộ Binh (chính thức thành lập trên giấy tờ là ngày 1 tháng 2, 1955) dưới quyền chỉ huy của Đại tá Vòng A Sáng.
Ngày 1 tháng 8, 1955, Sư Đoàn đổi tên thành Sư Đoàn 6 Dã Chiến. Tháng sau, ngày 9 tháng 9, lại được bổ sung quân số và đổi tên thành Sư Đoàn 41 Dã Chiến. Ngày 1 tháng 11, 1955, lại đổi tên thành Sư Đoàn 3 Dã Chiến trước khi vĩnh viễn trở thành Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào tháng 1 năm 1959.
Từ đó về sau, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh bố trí các sĩ quan và binh lính người Kinh vào Sư Đoàn. Lính Nùng không còn chiếm đa số nữa. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BB vẫn ở lại Sông Mao trong khi đa số các đơn vị của Sư Đoàn đã chuyển về Biên Hòa, thay thế Sư Đoàn 7 BB được đưa về Cần Thơ. Vào tháng 11 năm 1960, hai Trung Đoàn 7 và 8 cùng Bộ Tư Lệnh Tiền Phương thì đóng ở Vùng 3 Chiến Thuật (mà lúc đó là Quân Khu 1) trong khi Trung Đoàn 9 và hậu cứ thì còn ở Vùng 2.
Khi xảy ra cuộc đảo chính lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1-11-1963), quân sĩ Sư Đoàn 5 dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Thiệu đã tham chiến với trọng trách tấn công vào Dinh Gia Long. Từ đó, cuộc đời binh nghiệp của Đại tá Thiệu chuyển hướng để sau này trở thành Tổng Thống của nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
Đến tháng 7 năm 1964, Sư Đoàn lại dời về Phú Lợi, cách thị xã Bình Dương vài cây số về phía Đông. Qua tháng 2 năm 1970, khi quân Mỹ bắt đầu rút, Sư Đoàn 5 BB lại chuyển vào căn cứ Lai Khê là nơi đóng quân của Sư Đoàn 1 BB Hoa Kỳ (The Big Red One). Các đơn vị của hai sư đoàn Việt-Mỹ tổ chức những cuộc hành quân phối hợp trong vùng lãnh thổ ba tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Căn cứ Lai Khê cách Bình Dương 30 cây số trên đuờng Quốc lộ 13, trước đây là một đồn điền cao su, có Trung Tâm Nghiên Cứu về Cao Su.
Sư Đoàn 5 có ba Trung Đoàn trực thuộc, một Đại Đội Tổng Hành Dinh, và Đại Đội 5 Trinh Sát. Các Trung Đoàn 7, 8, và 9, mỗi Trung Đoàn có 4 Tiểu Đoàn, 1 Đại Đội Trinh Sát và 1 Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ, quân số tổng cộng xấp xỉ 2500 người. Ngoài ra, thống thuộc Sư Đoàn còn có Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, 3 Tiểu Đoàn Pháo Binh mang số 51, 52, và 53; Tiểu Đoàn 5 Tiếp Vận, Tiểu Đoàn 5 Truyền Tin, Tiểu Đoàn 5 Quân Y, Tiểu Đoàn 5 Công Binh. Tổng quân số Sư Đoàn lên đến hơn 10000 quân.
Vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 5 toàn rừng rậm trải dài đến biên giới Việt-Miên, là con đường tiếp tế, chuyển quân của cộng sản. Nơi đây có những mật khu nổi tiếng như Chiến Khu D, Tam Giác Sắt, Hố Bò, Bời Lời... Lợi dụng chính sự miền Nam nhiều rối rắm, cộng sản mở nhiều trận đánh long trời mà số thiệt hại nhân mạng mỗi bên lên đến hàng trăm mỗi trận. Điển hình là trận Đồng Xoài mùa hè năm 1965, trận Làng 13 Bis Đồn Điền Michelin vào tháng 11 năm 1965. Qua chiến trận, Sư Đoàn 5 thực sự lớn mạnh, thiện chiến từ năm 1969 khi dưới quyền Thiếu tướng Phạm Quốc Thuần. Khả năng chiến đấu và tinh thần binh sĩ lên cao nhờ tài chỉ huy của các sĩ quan trẻ có học của thế hệ mới từ các khóa về sau của quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, cũng như sự góp mặt lần đầu tiên của 39 sĩ quan khóa 1 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Cũng trong thời gian từ 1969, nhiều sĩ quan xuất thân Đại Học CTCT đã tỏ ra xuất sắc trong chiến đấu và đã được giao phó trọng trách chỉ huy từ cấp đại đội đến cấp tiểu đoàn. Mùa xuân 1971, Trung úy Dương Quang Bồi xuất thân khóa 1 Hiện Dịch/ĐHCTCT thuộc Tiểu Đoàn 4/8 được chọn là Sĩ Quan xuất sắc nhất Quân Đoàn 3 và được tưởng thưởng du lịch Đài Loan.
Năm 1969, Sư Đoàn 5 Bộ Binh là đơn vị bộ binh đầu tiên được tuyên dương công trạng trước Quân Đội lần thứ 6, và các quân nhân trực thuộc được vinh dự mang giây Biểu Chương màu Đỏ (Bảo Quốc Huân Chương). Trong hai năm 1970, 1971, Sư Đoàn đã tham gia các cuộc hành quân Toàn Thắng đánh sâu vào lãnh thổ Kampuchea, triệt hạ cơ sở hậu cần của Trung ương Cục Miền Nam của Việt Cộng. Trong trận Snuol đầu năm 1971, một tiểu đoàn của Sư Đoàn 5 BB đã tấn công tràn ngập một căn cứ Cộng quân ngang cấp, và sau đó đã đánh phản công một trận để đời, loại khỏi vòng chiến một Trung Đoàn địch, hạ sát toàn ban tham mưu Trung Đoàn. Sau chiến công này, một sĩ quan xuất thân Đại Học CTCT đã được Trung tướng Đỗ Cao Trí trao gắn Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu. (xin xem bài Chiến Thắng Đầu Xuân trên trang web
http://michaelpdo.com/2015/06/chien-thang-dau-xuan-1971). Đó là thời gian Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu – vị tướng tài ba và thanh liêm số một của QLVNCH – làm Tư Lệnh. Sau này, cựu Thiếu tá Trần Lương Tín, khóa 20 Võ Bị Quốc Gia, Tiểu Đoàn Trưởng 3/7 đã phải khen rằng: “Các anh CTCT đã lấn sân chơi của Võ Bị.” Gần 40 năm sau, trong một lá thư của cựu Thiếu tá Nguyễn Chí Hiền (Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4/8) từ Thias, France gửi cho một thuộc cấp ngày 3 tháng 3, 2010 có đoạn: “Anh đã chỉ huy nhiều Tiểu đoàn, nhưng có lẽ Tiểu đoàn 4/8/SĐ5BB đã hằn lên trong lòng anh nhiều kỷ niệm và chiến thắng. Một đặc điểm của tiểu đoàn là ba vị Đại Đội Trưởng xuất thân từ khóa 1/CTCT, hậu duệ của Quân Sư Nguyễn Trãi: Dương Quang Bồi, Đỗ Văn Phúc, Quách Kế Nhơn và Mai Thanh Tòng (Trưởng ban 5) đã bảo toàn quân số cho bạn bè tác chiến. Tiểu Đoàn 4/8 đã tạo chiến công, giúp cho hai vị Trung Đoàn Trưởng vinh thăng Đại tá (Bùi Trạch Dần và Mạch Văn Trường).
Tuyệt vời nhất là trận tử thủ An Lộc dưới quyền Tư Lệnh Lê Văn Hưng năm 1972. Khi hàng sư đoàn thiện chiến Cộng quân Bắc Việt với sự yểm trợ của chiến xa và pháo 130ly, hỏa tiễn... đã mưu toan đánh chiếm An Lộc để mở đuờng tiến công về Thủ Đô Sài Gòn. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu biết tầm quan trọng sinh tử của trận đánh, đã ra lệnh phải giữ được An Lộc với “bất cứ giá nào”. Chuẩn tướng Lê Văn Hưng đã thề nguyền cùng quân sĩ rằng ông sẽ sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ An Lộc không rơi vào tay Cộng Quân.
Chúng ta cũng ca ngơi tinh thần hy sinh đồng cam cộng khổ của các Cố Vấn Hoa Kỳ dưới quyền Tướng James F. Hollingsworth, Tư Lệnh Quân Viện Vùng 3 CT. Chính sự có mặt của Đại tá William Miller cùng toàn toán Cố Vấn của Sư Đoàn 5 tại chiến trường đã làm cho binh sĩ vững tin rằng họ sẽ không cô đơn và sẽ nhận được yểm trợ phi pháo hữu hiệu. Chính Tướng Hollingsworth đã chỉ thị cho các cố vấn: “Hãy kìm chúng (Cộng quân) lại, tôi sẽ cho Không Quân tiêu diệt chúng. Hãy cho tôi những mục tiêu để đánh bom, và chúng ta sẽ thắng.”
Sau gần ba tháng chịu trận trước nhiều đợt pháo kích bằng đủ loại pháo, hỏa tiễn mà chưa từng xảy ra ác liệt trên chiến trường Việt Nam, cùng nhiều đợt tấn công biển người và xe thiết giáp T-54 tối tân, Sư Đoàn 5 BB và các đơn vị tăng phái đã giữ vững được Thị Xã An Lộc. Cộng Quân đành thúc thủ trước sự chịu đựng và tinh thần chiến đấu quả cảm của quân sĩ VNCH. Chiến thắng trong cuộc chiến bất cân xứng (1 chọi 6), quân trú phòng ban đầu gồm chủ lực là các đơn vị của Sư Đoàn 5 BB, vài đơn vị của Sư Đoàn 18 BB, Liên Đoàn 3 BĐQ cùng binh sĩ Tiểu Khu Bình Long sau được tăng cường thêm Lữ Đoàn 1 Dù, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đã chứng minh sự trưởng thành vượt bực trong chiến đấu. Chiến thắng này cũng có sự góp sức của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 9 và Sư Đoàn 21 BB tăng cường hành quân quấy nhiễu và giữ an ninh trục lộ bên ngoài Lộc Ninh.
Vào cuối tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống ba ngày Dương Văn Minh ra lệnh buông súng để “bàn giao” cho Cộng Quân, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, vị Tư Lệnh cuối cùng của Sư Đoàn đã tức tưởi cho binh sĩ giải tán và ông rút lui vào phòng riêng, dùng súng tự kết liễu đời mình, chứng minh khí phách của một người làm Tướng tận trung với Tổ Quốc.
Sư Đoàn 5 BB, với hơn 20 năm chiến đấu và trưởng thành, đã góp một phần rất lớn vào sự nghiệp chiến đấu chống sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Cùng chịu chung một số phận đau thương của dân tộc, những quân nhân Sư Đoàn đã phải ngậm ngùi buông súng. Tất cả sĩ quan còn kẹt lại thì bị lùa vào các trại tù mệnh danh là tập trung cải tạo chịu đọa đày khổ nhục hàng chục năm dài. Tham Mưu Trưởng cuối cùng là Đại tá Từ Vấn và nhiều vị đã bỏ mình trong lao tù cộng sản. Các thương phế binh đã hy sinh một phần thân thể mình cho Tổ Quốc thì bị đẩy ra bên lề xã hội. Mộ phần tử sĩ thì bị san bằng, cô nhi bị phân loại, bạc đãi...
Nhưng trong lòng những người chiến sĩ từng mang phù hiệu số 5 đỏ trên vai áo, thì niềm hãnh diện được là người lính Bộ Binh vẫn mãi mãi không phai mờ.



Danh sách các vị Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh


01. Đại tá Vòng A Sáng 01/03/1955
02. Đại tá Phạm Văn Đổng 25/10/1956
03. Trung tá Nguyễn Quang Thông 18/03/1958
04. Đại tá Tôn Thất Xứng 16/09/1958
05. Trung tá Đặng Văn Sơn 19/11/1958
06. Đại tá Nguyễn Văn Chuân 03/08/1959
07. Chuẩn tướng Trần Ngọc Tám 20/05/1961
08. Đại tá Nguyễn Đức Thắng 16/10/1961
09. Đại tá Nguyễn Văn Thiệu 20/12/1962
10. Chuẩn tướng Đặng Thanh Liêm 02/12/1964
11. Chuẩn tướng Cao Hảo Hớn 05/06/1964
12. Chuẩn tướng Trần Thanh Phong 21/10/1964
13. Thiếu tướng Phạm Quốc Thuần 19/06/1965
14. Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu 15/08/1969
15. Chuẩn tướng Lê Văn Hưng 14/06/1971
16. Chuẩn tướng Trần Quốc Lịch 04/09/1972
17. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ 07/11/1973


Sư đoàn 5 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm
Sư đoàn 5 Bộ binh
Việt Nam Cộng hòa
ARVN 5th Division SSI.svg
Phù hiệu
Hoạt động1955-1975
Quốc giaFlag of South Vietnam.svg Việt Nam Cộng hòa
Phục vụFlag of the Army of the Republic of Vietnam.jpg Quân lực VNCH
Quân chủngLục quân
Phân loạiBộ binh
Bộ phận củaQD III VNCH.jpg Quân đoàn III và Quân khu 3
ARVN Joint General Staff Insignia.svg Bộ Tổng Tham mưu
Khẩu hiệuTrung tín
Tham chiến-Mùa hè đỏ lửa
-Mặt trận Bình Long năm 1972
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Tôn Thất Xứng
-Trần Ngọc Tám
-Nguyễn Văn Thiệu
-Trần Thanh Phong
-Nguyễn Văn Hiếu
-Lê Văn Hưng
-Lê Nguyên Vỹ
SƯ ĐOÀN 5 BỘ BINH
  • Bản Doanh: Căn cứ Lai Khê, Bình Dương[1]
Sư đoàn 5 Bộ binh,[2] là một trong 3 đơn vị chủ lực quân trực thuộc Quân đoàn III và Quân khu 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đây là một đơn vị quân đội lớn, từng tham dự nhiều trận quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam. Lãnh thổ hoạt động và trách nhiệm bảo vệ là khu vực các tỉnh phía đông của miền Nam Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây có chiến khu D là mật khu của Lực lượng mang danh Quân giải phóng, là thành phần của Quân đội Bắc Việt.

Lịch sử hình thành

Sư đoàn 5 Bộ binh được thành lập vào ngày 9 tháng 3 năm 1955 tại Sông Mao, quận Hải Ninh, Bình Thuận với danh xưng ban đầu là Sư đoàn 6 Bộ binh[3] do Đại tá Vòng A Sáng[4] làm Tư lệnh đầu tiên.
Sư đoàn 6 là biến thân của Sư đoàn 3 Sơn cước thuộc Quân đội Liên hiệp Pháp, đồn trú tại vùng biên giới Việt-Hoa, với nhiệm vụ bảo vệ khu vực mỏ than Móng Cái, Hòn Gai (thời kỳ này cũng do Đại tá Sáng chỉ huy).
Sau Hiệp định Genève ngày 20 tháng 7 năm 1954, Sư đoàn 3 Sơn cước di chuyển vào Nam và đồn trú tại Sông Mao, sau đó giải tán và dùng làm nòng cốt để thành lập Sư đoàn 6. Đến gần cuối năm 1955, trong vòng 3 tháng Sư đoàn thay đổi phiên hiệu 3 lần để phù hợp với tổ chức và trang bị. Ngày 1 tháng 8 đổi thành Sư đoàn 6 Dã chiến, ngày 1 tháng 9 lại đổi thành Sư đoàn Dã chiến số 41 và ngày 1 tháng 10 trở thành Sư đoàn 3 Dã chiến.[5]
Ngày 1 tháng 12 năm 1958, Sư đoàn Dã chiến số 3 được tăng cường thêm 2 Trung đoàn địa phương 130 và 162, đổi tên lần cuối cùng thành Sư đoàn 5 Bộ binh. Sau đó di chuyển về miền Đông Nam phần đảm trách vùng hoạt động mới gồm lãnh thổ các tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Ban đầu đặt bản doanh tại Phú Lợi, Thị xã Thủ Dầu Một, sau chuyển Bộ Tư lệnh lên Lai Khê (là căn cứ do Quân đội Mỹ để lại) thuộc quận Bến Cát cho đến tháng 4 năm 1975.[6]
Nhiệm vụ của Sư đoàn 5 không kém phần quan trọng so với các Sư đoàn bạn thuộc Quân đoàn III nói riêng và đối với Quân lực Việt Nam Cộng hòa nói chung. Sư đoàn có trọng trách bảo vệ và an ninh tuyệt đối vùng biên cương, vì địa bàn hoạt động của Sư đoàn (giáp ranh với nước bạn Campuchia) là cửa ngõ phía bắc của Thủ Đô Sài Gòn.
Năm 1972, Sư đoàn là đơn vị chủ lực của mặt trận Bình Long, đã kiên cường bảo vệ Thị xã An lộc trong suốt 3 tháng trời, đã anh dũng chiến đấu chống lại sự tấn công và lấn chiếm của Việc Cộng.[7] Đồng thời đã cùng các đơn vị bạn gồm Lực lượng Nhảy dù, Liên đoàn 81 Biệt cách dù, Biệt động quân các Trung đoàn của Sư đoàn 18 và 21 Bộ binh đẩy lùi địch quân về phía biên giới Việt-Miên. Trong lịch sử "chiến tranh bảo vệ tự do" của Việt Nam Cộng hòa gọi thời điểm này là Mùa hè đỏ lửa.

Đơn vị trực thuộc và phối thuộc

Stt Đơn vị Chú thích Stt Đơn vị Chú thích
1[8]
Trung đoàn 7

10
Biệt đội Quân báo

2
Trung đoàn 8

11
Biệt đội Kỹ thuật

3
Trung đoàn 9

12
Biệt đội
Tác chiến Điện tử

4[9]
Đại đội
Tổng hành dinh

13
Tiểu đoàn Quân y

5
Đại đội Trinh sát

14
Tiểu đoàn Truyền tin

6
Đại đội Quân cảnh

15
Tiểu đoàn Tiếp vận

7
Đại đội Công vụ

16
Tiểu đoàn Công binh

8
Đại đội Vận tải
(Quân xa)

17
Trung đoàn Pháo binh
Các Tiểu đoàn: 50 (155 ly), 51. 52, 53 (105 ly). Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn
9
Đại đội
Hành chính Tài chính

18
Thiết đoàn 1
Thuộc "Lữ đoàn 3 Kỵ binh". Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn

Bộ Tư lệnh Sư đoàn và Chỉ huy Trung đoàn tháng 4/1975

Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Lê Nguyên Vỹ
Võ bị Địa phương
Trung Việt Huế K2[10]
Chuẩn tướng
Tư lệnh
Tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1975
2
Trần Văn Thoàn[11]
Võ bị Đà Lạt K10
Đại tá
Tư lệnh phó

3
Từ Vấn[12]
Võ bị Đà Lạt K12
Tham mưu trưởng

4
Nguyễn Văn Vượng
Võ khoa Thủ Đức[13]
Chỉ huy
Trung đoàn 7

5
Nguyễn Bá Mạnh Hùng[14]
Võ bị Đà Lạt K10
Chỉ huy
Trung đoàn 8

6
Trần Phương Quế[15]
Võ bị Đà Lạt K10
Chỉ huy
Trung đoàn 9

Trung đoàn Pháo binh

  • Đơn vị phối thuộc
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Đơn vị Chú thích
1
Tống Mạnh Hùng[16]
Võ khoa Thủ Đức K5
Trung tá
Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy
Trung đoàn

2
Phan Đình Dậu[17]
Võ khoa Thủ Đức K5
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 50

3
Hoàng Trung Liêm
Võ bị Đà Lạt K13
Tiểu đoàn 52

4
Phạm Ngọc Quỳ
Thiếu tá
Tiểu đoàn 51

5
Trần Vĩnh Tươi
Võ khoa Thủ Đức K7
Tiểu đoàn 53

Tư lệnh Sư đoàn qua các thời kỳ

Stt Họ và Tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Vòng A Sáng
Võ bị Frejus, Pháp
Đại tá[18]
3/1955-10/1955
Giải ngũ ở cấp Đại tá. Thân phụ của Đại tá Hoàng Gia Cầu[19], nguyên Tham mưu trưởng Cơ quan Tổng Thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
2
Phạm Văn Đổng
Võ bị Móng Cái
10-/1955-3/1958
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Thiếu tướng
3
Nguyễn Quang Thông[20]
Võ bị Huế K2
Trung tá
3/1958-9/1958
Sau là Đại tá Tỉnh trưởng Tây Ninh. Giải ngũ
4
Tôn Thất Xứng
Võ bị Huế K1
Đại tá
9/1958-11/1958
Giải ngũ năm 1967 ở cấp Thiếu tướng
5
Đặng Văn Sơn[21]
Trường Hạ sĩ quan Pháp
Trung tá
11/1958-8/1959
Sau là Đại tá Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Đồng Đế, Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ. Giải ngũ năm 1964
6
Nguyễn Văn Chuân
Võ bị Huế K1
Đại tá
8/1959-5/1961
Giải ngũ năm 1966 ở cấp Thiếu tướng
7
Trần Ngọc Tám
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Thiếu tướng
5/1961-10/1961
Giải ngũ năm 1974 ở cấp Trung tướng
8
Nguyễn Đức Thắng
Võ khoa Nam Định[22]
Đại tá
10/1961-12/1962
Giải ngũ năm 1973 ở cấp Trung tướng
9
Nguyễn Văn Thiệu
Võ bị Huế K1
12/1962-2/1964
Sau là Trung tướng. Đắc cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa 2 nhiệm kỳ (1967-1975)
10
Đặng Thanh Liêm
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
2-6/1964
Giải ngũ năm 1965 ở cấp Thiếu tướng
11
Cao Hảo Hớn
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Chuẩn tướng
6/1964-10/1964
Sau cùng là Trung tướng Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
12
Trần Thanh Phong
Võ bị Huế K2
Đại tá
10/1964-7/1965
Năm 1972, đang là Thiếu tướng Phụ tá Ủy ban Trung ương Đặc trách chương trình Thị tứ, tử nạn máy bay Carribou tại Tuy Hòa trong khi thi hành công vụ. Được truy thăng Trung tướng
13
Phạm Quốc Thuần
Võ bị Đà Lạt K5
7/1965-8-1969
Sau cùng là Trung tướng Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Đồng Đế
14
Nguyễn Văn Hiếu
Võ bị Đà Lạt K3
8/1969-6/1971
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, đang là Thiếu tướng Tư lệnh Phó Quân đoàn III, bị ám sát bởi cận vệ của Tướng Toàn, Đại Úy Đỗ Đức. Ngày 10 tháng 4, được truy thăng cấp bậc Trung tướng.
15
Lê Văn Hưng
Võ khoa Thủ Đức K5
6/1971-9/1972
Tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Cần Thơ, Quân đoàn IV.
16
Trần Quốc Lịch
Võ khoa Thủ Đức K4
9/1972-11-1973
Năm 1974, liên quan đến vụ buôn lậu trong quân đội, bị tạm giam và giải ngũ
17
Lê Nguyên Vỹ
11/1973-30/4/1975
Thăng cấp Chuẩn tướng ngày 1/11/1974.
Tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn ở căn cứ Lai Khê.

Chú thích

  1. ^ Nơi đặt Bộ Tư lệnh Sư đoàn. Còn gọi là Hậu cứ.
  2. ^ Vào năm 1965, cũng có một Sư đoàn khác của Mặt trận Giải phóng Miền Nam thành lập ở Bà Rịa trùng phiên hiệu với Sư đoàn 5 Bộ binh. Tuy nhiên, đơn vị này tồn tại không lâu vì bị quá nhiều tổn thất
  3. ^ Theo Nghị định số 040-QP/NĐ ngày 10 tháng 2 năm 1955. Sự vụ Văn thư số 15590/TTM/1/1/S ngày 22 tháng 11 năm 1954. Ngoài dân gian còn gọi Sư đoàn 6 Bộ binh là Sư đoàn "Nùng", vì các quân nhân trong Sư đoàn từ chỉ huy đến binh sĩ hầu hết là người dân tộc Nùng ở miền Bắc
  4. ^ Đại tá Vòng A Sáng còn có tên là Hoàng Phúc Thịnh, sinh ngày 19/3/1902 tại huyện Hà Cối, tỉnh Hải Ninh (nay là huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh). Ngày 2/5/1975, ông qua đời khi đang cùng gia đình di tản khỏi VN trên tàu Trường Sơn, được thủy táng trên biển.
  5. ^ Sự vụ văn thư số 3975/TTM/1/1/SC ngày 17 tháng 9 năm 1955.
  6. ^ Cả hai căn cứ Phú Lợi và Lai Khê đều thuộc tỉnh Bình Dương.
  7. ^ Quân đội miền Bắc lợi dụng biên giới giữa Việt Nam-Campuchia và núp dưới danh nghĩa Mặt trận giải phóng miền Nam.
  8. ^ Từ số 1 đến số 3 là các đơn vị "Tác chiến" trực thuộc Sư đoàn.
  9. ^ Từ số 4 đến số 18 là các đơn vị "Yểm trợ" trực thuộc Sư đoàn.
  10. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan.
  11. ^ Đại tá Trần Văn Thoàn sinh năm 1932 tại Pháp.
  12. ^ Đại tá Từ Vấn sinh năm 1936 tại Hà Nội.
  13. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  14. ^ Đại tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng sinh năm 1935.
  15. ^ Đại tá Trần Phương Quế sinh năm 1930 tại Hải Dương.
  16. ^ Trung tá Tống Mạnh Hùng sinh năm 1932 tại Hà Nội.
  17. ^ Trung tá Phan Đình Dậu sinh năm 1933 tại Nam Định.
  18. ^ Cấp bậc khi nhậm chức.
  19. ^ Đại tá Hoàng Gia Cầu sinh năm 1929 tại Hải Ninh, tốt nghiệp Võ bị Móng Cái.
  20. ^ Đại tá Nguyễn Quang Thông sinh năm 1922 tại Quảng Bình.
  21. ^ Đại tá Đặng Văn Sơn sinh năm 1916 tại Huế.
  22. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định.

Tham khảo

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.