Sinh tháng 3 năm 1931 tại Thừa Thiên
- Nhập ngũ ngày 1-11-1949
- Xuất thân trường sĩ quan Thủ Đức Khóa 2
- Chỉ Huy Trưởng Tình Báo 101
Ngày 30-4-1975, ngay chính Chỉ Huy Trưởng Đơn Vị 101, Đại Tá Lê
Đình Luân, và Chỉ Huy Phó Đơn Vị 101, Trung Tá Trương Văn Tỷ, cũng tuẫn
tiết bằng độc dược nhưng được cứu sống. Cựu Đại Tá Lê Đình Luân đến dự
hội ngộ ngồi cạnh cựu Thiếu Tá Võ Thành Tường (Los Angeles), người kịp
thời ngăn cản cứu sống ông ngày xưa. “Bấy giờ vùng trời Sài Gòn Chợ Lớn
trở nên âm u, ảm đạm và đổ trận mưa xuân 1975 cách biệt vào sáng sớm.
Mọi người tại Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101 hốt hoảng ngược xuôi và đầy lệ với
một số sĩ quan quặn đau, ói mửa vì ngấm độc dược tự tử do Ban Y Tá Đơn
Vị 101 phân phát sau 10 giờ sáng ngày 30-4-1975. Lá Quốc Kỳ nền vàng, ba
giòng huyết quản Nam Trung Bắc bị ướt rũ rượi, cuốn chặt trên đỉnh cột
cờ tại sân chào cờ của Bộ Chỉ Huy Đơn Vị 101 vào mỗi buổi sáng Thứ Hai
không chịu bay theo chiều gió sầu từ phương Bắc vào” (“Những Ngày Cuối
Cùng”-Nội San 22 Hội Ái Hữu Đơn Vị 101).
* Tiểu Sử Đơn Vị 101 (nguồn gốc của Biệt Đoàn Sưu Tập)
Thành lập: Sau khi Nha Tổng Nghiên Huấn (cơ quan phản gián Bộ
Quốc Phòng) giải tán vào năm 1956, Sở Liên Lạc thay thế trực thuộc Phủ
Tổng Thống do Đại Úy Lê Quang Trung chỉ huy. Đến tháng 8-1960, một cơ
quan tình báo đặc biệt được thành lập mang tên Biệt Đội Sưu Tập (BĐST)
trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH do Đại Úy Nguyễn Văn Trọng chỉ huy.
Bộ chỉ huy BĐST tạm thời đặt tại Trường Quân Báo Cây Mai, sau lần lượt
dời về đường Mặc Thiên Tích, đường Nguyễn Tri Phương cạnh Trung Tâm Quân
Báo, cuối cùng đối diện Trung Tâm Quân Báo gồm có cơ sở toán thông dịch
cố vấn, một trại gia binh và phòng huấn luyện võ Teakwondo.
Nhiệm vụ: Cơ quan tự trị yểm trợ nhân viên tài chánh, huấn luyện
với nhiệm vụ sưu tầm tin tức chiến lược và chiến thuật trong quần chúng
tại chiến trường tại các quốc gia lân bang Lào, Kampuchea, Hồng Kông;
trinh sát, khám phá các mục tiêu mới trong vùng địch, phối kiểm các tin
tức do mật báo viên tại hậu tuyến địch cung cấp và toán dù xâm nhập
chuyển về.
Huấn luyện: Đầu năm 1961, Hoa Kỳ phối hợp với BĐST bắt đầu huấn
luyện ngành sưu tập tin tức chiến trường Field Operation Intelligence
(FOI) tại Quân Báo Cây Mai do các huấn luyện viên Hoa Kỳ giảng dạy trực
tiếp bằng tiếng Việt. Mỗi khóa 2 tháng. Khóa 1 gồm 16 sĩ quan, khóa 2
gồm 25 sĩ quan. Các khóa kế tiếp về sau được gởi đi du học tại Okinawa,
Nhật Bản, trường FOI USARPACINT, do toán thông dịch BĐST hướng dẫn. Hàng
hạ sĩ quan, binh sĩ, mật báo viên và một số sĩ quan trưởng lưới được
huấn luyện bổ túc kỹ thuật tại Căn Cứ 49 tại Núi Nhỏ Vũng Tàu.
Tổ chức: Hệ thống chỉ huy điều hành BĐST từ trung ương đến địa
phương có chỉ huy trưởng cấp đại tá ở Bộ Chỉ Huy bên cạnh Phòng 2 Bộ
Tổng Tham Mưu; trưởng đoàn sưu tập cấp trung tá bên cạnh mỗi vùng chiến
thuật gồm các đoàn 60, đoàn 65, đoàn 66, đoàn 67, đoàn 68, đoàn 69;
trưởng đoàn sưu tập cấp thiếu tá bên cạnh mỗi tỉnh, thị trấn, tại các
quốc gia lân bang, trưởng toán dù xâm nhập, trưởng Căn Cứ 49/ BĐST huấn
luyện; trưởng lưới sưu tập cấp đại úy bên cạnh mỗi quận, vùng hậu tuyến
địch.
Chỉ huy: Đệ I Cộng Hòa bị đảo chánh, Đại Úy Trọng ra đi năm 1963,
Đại Úy Triệu tạm quyền. Thiếu Tá Lung và Thiếu Tá Lời tạm thời thay
nhau chỉ huy BĐST. Thiếu Tá Lời bàn giao BĐST cho Thiếu Tá Kiệt và BĐST
đổi tên thành Biệt Đoàn 300, trực thuộc Phủ Tổng Thống thay vì Phòng 2
Bộ Tổng Tham Mưu. Sau cuộc chỉnh lý, Thiếu Tá Kiệt ra đi năm 1965, Đại
Tá Nhơn thay thế và đổi tên Biệt Đoàn 300 thành Liên Đoàn Yểm Trợ 924,
lại trực thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, không còn trực thuộc Phủ Tổng
Thống. Đầu năm 1972, Đại Tá Nhơn sau khi học khóa Cao Đẳng Quốc Phòng,
đi làm phụ tá đặc trách AN/TB cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, đã soạn
thảo kế hoạch hành quân tái chiếm Quảng Trị. Liêm Đoàn Yểm Trợ 924 một
lần nữa đổi tên thành Đơn Vị 101. Trung Tá Luân (sau lên Đại Tá) từ Đoàn
65 về làm Chỉ Huy Trưởng từ tháng 8-1970 cho đến ngày 30-4-1975.
Nhân viên: Tất cả sĩ quan và hạ sĩ quan được tuyển chọn về BĐST
là căn cứ vào hồ sưu tra lý lịch tại quân trường hoặc sở an ninh liên hệ
và phải có bằng FOI mới chính thức hoạt động. Đa số được phân phối về
địa phương cư ngụ để hoạt động trong quần chúng. Tại vùng hậu tuyến địch
phải cải trang và bảo mật tối đa. Tại các quốc gia lân bang phải thạo
ngôn ngữ và tập quán của quốc gia liên hệ. Toán Dù xâm nhập phải có thêm
bằng nhảy dù và xung phong tình nguyện.
No comments:
Post a Comment