Ngày 15 tháng 12 năm 2011,
Là buổi lễ hạ cờ ,
Kết thúc sứ mệnh,
Quân đội Mỹ tham gia chiến đấu tại Iraq,
Một trang sử đã khép,
Có chiến thắng,
Và có cả cay đắng,
Cuộc chiến tranh gần 9 năm dài
Cuối tháng Mười Hai,
Những đoàn quân đang rời khỏi chiến trường Iraq,
Những người lính Mỹ sẽ trở về nhà.
Merry Christmas and Happy New Year !
Cái giá phải trả cho cuộc chiến,
Đếm được bằng tiền bạc,
Hơn 805 tỉ ,
Nhưng không đếm được những điều vô giá,
Của máu xương,
Và của tâm hồn.
Vơi bớt những vết đau hỡi 32,226 quân lính bị thương,
Vơi bớt nỗi buồn hỡi những tâm hồn mất mát,
Vì ngày hôm nay,
Cuối tháng Mười Hai,
Đoàn quân chúng ta đang trở về nhà,
Merry Christmas and Happy New Year !
Linh hồn của gần 4,500 người lính Mỹ,
Đã hi sinh,
Đã bỏ lại gia đình,
Hãy yên nghỉ nơi nghĩa trang,
Trong cõi bình an.,
Lá cờ tổ quốc cắm trên mộ anh chiều nay nhẹ lay trong gió,
Chào đón đoàn quân chúng ta đang trở về,
Merry Christmas and Happy New Year !
Cuối tháng Mười Hai,
Chúng ta cùng cầu mong,
Trên thế gian này sẽ không còn chiến tranh,
An vui và hoà bình,
Đến với mọi người, mọi nhà,
Merry Christmas and Happy New Year !
Nguyễn Thị Thanh Dương.
Đêm đêm mẹ đốt cây hương ngát / Mẹ khấn đôi lời con có nghe / Vì nước bỏ mình là bất tử / Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Friday, November 30, 2018
TRUNG QUỐC THỪA NHẬN VIỆC ĐƯA QUÂN THAM GIA CHIẾN TRANH VIỆT NAM:
Trung Quốc đã thừa nhận hôm nay rằng họ đã gửi 320.000 quân chiến đấu đến Việt Nam để chiến đấu chống lại các lực lượng Hoa Kỳ và các đồng minh Nam Việt Nam của họ.
Trong một báo cáo được giám sát tại Hồng Kông, China News Service bán chính thức cho biết Trung Quốc đã gửi binh sĩ đến Việt Nam trong thập niên 1960 và chi hơn 20 tỷ USD để hỗ trợ quân đội Bắc Việt thường xuyên của Việt Nam và các đơn vị du kích Việt Cộng. Việc tiết lộ được thực hiện một tháng sau khi các quan chức quân đội ở Liên Xô thừa nhận rằng một đội ngũ cố vấn của Liên Xô tại Việt Nam đã tham gia chiến đấu chống lại các lực lượng Mỹ và giúp bắn hạ các máy bay của Mỹ.
Moscow trước đó đã phủ nhận quân đội của họ đóng một vai trò chiến đấu trong chiến tranh.
Báo cáo của cơ quan này trích dẫn "Lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa",được xuất bản bởi Nhà xuất bản Chính thức Lưu trữ Nhà nước, nói rằng hơn 4.000 lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong chiến tranh. Trận chiến cuối cùng đã kết thúc khi những chiếc xe tăng Bắc Việt chiến thắng trên đường vào Dinh Độc Lập ở Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Trong cuộc chiến, các báo cáo tình báo Mỹ cho biết các đơn vị chiến đấu của Hoa Kỳ đã tìm thấy binh lính mặc trang phục chiến đấu Trung Quốc và đeo phù hiệu Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vào thời điểm đó nhiều lần phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng binh lính của họ đã hoạt động tại Việt Nam.
Trong suốt 10 năm tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ, quân đội Mỹ đã lên tới hơn 500.000 người. Ước tính của các đơn vị Bắc Việt Nam đa dạng, nhưng Hà Nội duy trì trong suốt cuộc chiến rằng binh sĩ của nó chỉ là tình nguyện viên để giúp phong trào du kích miền Nam Việt Cộng.
HONG KONG, MAY 16 -- China admitted today that it sent 320,000 combat troops to Vietnam to fight against U.S. forces and their South Vietnamese allies. In a report monitored in Hong Kong, the semi-official China News Service said China sent the soldiers to Vietnam during the 1960s and spent over $20 billion to support Hanoi'sregular North Vietnamese Army and Viet Cong guerrilla units.
The disclosure was made a month after military officials in the Soviet Union admitted that a contingent of Soviet advisers in Vietnam took part in combat against U.S. forces and helped shoot down American planes. Moscow had previously denied its troops played a combat role in the war. The agency report cited "The History of the People's Republic of China," published by the official State Archives Publishing House, as saying more than 4,000 Chinese soldiers were killed during the war. Fighting finally ended when victorious North Vietnamese tanks battered their way into the grounds of Doc Lap Palace in Saigon on April 30,1975. During the war, U.S. intelligence reports said U.S. combat units had found soldiers dressed in Chinese combat gear and wearing Chinese insignia, but Beijing at the time repeatedly denied U.S. allegations that its soldiers were operating in Vietnam.
During the 10 years of direct U.S. involvement, American troop levels reached over 500,000. Estimates of North Vietnamese Army units varied, but Hanoi maintained throughout the war that its soldiers went only as volunteers to help the southern Viet Cong guerrilla movement.https://www.washingtonpost.com/…/6b9cb8a4-4d18-48bf-80d2-…/…NT:
Thursday, November 22, 2018
Không Quân VNCH và chiến trường An Lộc Trần Lý
Sách báo Việt-Mỹ đã viết khá nhiều về sự chịu đựng và khả năng của các đơn vị Nhảy Dù, Biệt Kích Dù, Bộ Binh, Thiết Giáp nhưng chưa đề cập đến vai trò của Không Quân VNCH trong trận An Lộc, ngoại trừ bằng những con số khô khan.
Và các nhà Quân Sử Không Quân hình như đã “quên” không nhắc đến các hy sinh của những Phi Đoàn Khu Trục A-1, F-5 và của những Phi Đoàn Vận Tải C-123. Chưa kể đến các chiến công thầm lặng của các EC-47, của các nhân viên chất hàng để thả dù tiếp tế cho An Lộc.
-Tập sách tài liệu của Không Quân Hoa Kỳ “Air Power in Three Wars” do Tướng Không Quân William Momyer viết (trang 330-332) ghi: “Cộng Quân siết chặt vòng vây quanh An Lộc và chỉ còn một đường duy nhất để tiếp tế cho lực lượng trú phòng VNCH là dùng các phương tiện của Không Quân. Lúc đầu chúng ta thử sử dụng các trực thăng CH-47 để chuyển đồ tiếp liệu, nhưng phòng không của địch đã khiến không thể dùng trực thăng. Địch quân đã đặt súng phòng không dọc theo các hàng cây nên rất khó oanh kích: các xạ thủ Cộng Sản thiết lập các vị trí súng máy trên các cành cây cao và nhắm bắn rất chính xác vào các bãi đáp của trực thăng. Khi tình hình tiếp vận trở nên căng thẳng hơn, các phi cơ C-123 của KQVN đã bay vào và dùng phương pháp thả dù tiếp liệu bằng dù ở cao độ thấp, nhưng phòng không dày đặc đã khiến phương pháp này phải ngưng sau ba tuần. Sau khi các C-123 rút lui, việc tiếp tế đã phải giao lại cho Không Đoàn 7 Hoa Kỳ dùng các C-130s.”
“Trung bình mỗi ngày, 185 phi suất dành cho việc phòng thủ An Lộc. Các phi suất này thường phát xuất từ Biên Hòa và từ các căn cứ đặt tại Thái Lan, đa số là do các F-4. Không Quân VNCH bay mỗi ngày 41 phi suất. Hỏa tiễn SA-7 và súng phòng không Cộng Quân đã buộc các A-37 (của Không Quân Hoa Kỳ) phải thả bom ở cao độ cao hơn F-4 rất nhiều.”
-Tập Quân Sử của Không Quân Hoa Kỳ “The Vietnamese Air Force, 1951-1975, An Analysis of its Role in Combat” tóm lược cuộc chiến Mùa Hè 72 bằng các con số “khô khan” hơn:
Thống kê “Trận chiến mùa Hè” 31 Tháng Ba đến 30 Tháng Tư, 1972:
Không Quân VNCH:
+Số các phi xuất oanh kích yểm trợ bộ binh: 4,651.
+Số các phi suất ngăn chặn: 340.
+Số các phi suất thám sát: 474.
+Số các binh sĩ chuyển vận: 40,484.
+Số tiếp liệu chuyển vận: 3,388 tấn.
+Số phi cơ thiệt hại: 36 chiếc.
+Số phi cơ sử dụng: 1,366.
+Số quân nhân tham chiến: 47,000.
(Cần ghi nhận là Trận An Lộc chính thức bắt đầu vào 5 Tháng Tư và chấm dứt vào Tháng Sáu, 1972).
Trong một thống kê khác, có phần chính xác hơn đã ghi: Khi Cộng Quân mở cuộc tấn công Hè 1972, Không Quân VNCH có 1285 phi cơ, tổ chức thành 44 Phi Đoàn:
+9 Phi Đoàn Khu Trục bay các loại A-1, A-37 và F-5, tổng cộng có 119 chiếc khả dụng để oanh kích.
+2 Phi Đoàn Vận Tải Chiến Đấu AC-47 và AC-119 với 28 phi cơ trong tình trạng hoạt động được.
+17 Phi Đoàn Trực Thăng với 367 chiếc khả dụng trong số 620 chiếc.
+7 Phi Đoàn Quan Sát Tiền Tiêu bay các loại O-1 và U-17 trong đó 247 chiếc khả dụng trong tổng số 303 chiếc.
1-Nhiệm vụ chính của Không Quân VNCH trong Trận An Lộc
-Yểm trợ chiến trường cho quân trú phòng bằng các phi cơ khu trục, có sự điều hành, hướng dẫn của các phi cơ quan sát.
-Chuyển quân và chuyên chở các phẩm vật tiếp liệu bằng các trực thăng cơ hữu.
-Thả dù tiếp tế bằng các phi cơ vận tải (sau khi Cộng Quân đã thiết lập hệ thống phòng không ngăn chặn sự tiếp vận bằng trực thăng).
-Theo dõi các cuộc liên lạc viễn thông, điện đàm của các đơn vị cộng quân bằng các phi cơ tình báo điện tử.
2-Các đơn vị Không Quân yểm trợ cho chiến trường An Lộc
*Sư Đoàn 3 Không Quân VNCH, bản doanh tại Biên Hòa, là đơn vị Không Quân chính có nhiệm vụ yểm trợ cho chiến trường An Lộc. Sư đoàn trưởng là Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính, sư đoàn phó là Đại Tá Nguyễn văn Tường. Một sĩ quan đại diện cho Không Đoàn 43 Trực Thăng bên cạnh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và chịu trách nhiệm điều hành công việc chuyển quân và tản thương. Các lực lượng chính của Sư Đoàn 3 Không Quân là:
-Không Đoàn 43 Chiến Thuật gồm 4 Phi Đoàn Trực Thăng UH-1: 221 (Lôi Vũ), 223 (Lôi Điểu), 231 (Lôi Vân), 245 (Lôi Bằng); 1 Phi Đoàn Chinook CH-47A : 237 (Lôi Thanh) và 1 phi đội trực thăng tản thương UH-1: 259E.
-Không Đoàn 23 Chiến Thuật với các Phi Đoàn Quan Sát 112 và 124; các Phi Đoàn Khu Trục A-1: 514 và 518, Phi Đoàn F-5: 522.
*Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhất gồm:
-Không Đoàn 53 Chiến Thuật với các Phi Đoàn 413 (C-119 G), các Phi Đoàn C-123 (Phi Đoàn 421, 423 và 425).
-Không Đoàn 33 Chiến Thuật với Biệt Đội Trinh Sát Điện Tử 716 (EC-47).
Trong giai đoạn giải tỏa An Lộc, Không Quân VNCH có huy động thêm một số phi công tăng phái từ Sư Đoàn 4 Không Quân thuộc Phi Đoàn 116 để bay các phi vụ quan sát chiến trường do Phi Đoàn 112 sắp xếp. Ngoài ra một số phi vụ chuyển quân của các đơn vị Bộ Binh tăng viện từ Sư Đoàn 9BB và Sư Đoàn 21BB đã được các trực thăng thuộc các Phi Đoàn 211 và 217 thuộc Không Đoàn 84/ Sư Đoàn 4 Không Quân thực hiện.
3-Diễn tiến trận đánh An Lộc
(Trận An Lộc đã được nhiều nhà quân sử ghi chép lại với rất nhiều chi tiết về những cuộc đụng độ của các đơn vị bộ binh và thiết giáp của VNCH và Cộng Quân, cùng các hoạt động yểm trợ của Không Quân Việt Mỹ. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ ghi lại những hoạt động của Không Quân VNCH).
Cộng Sản Bắc Việt đã chính thức mở màn chiến dịch mùa Hè 1972 của họ tại Vùng 3 Chiến Thuật vào ngày 2 Tháng Tư; 60 giờ đồng hồ sau cuộc tấn công đầu tiên tại Vùng 1 Chiến Thuật và gần như cùng một lúc với các cuộc tấn công thăm dò tại Kon Tum (Vùng 2), khi dùng bộ binh và chiến xa tràn ngập căn cứ hỏa lực Lạc Long, gần biên giới Cambodia, cách thị xã Tây Ninh khoảng 35 km về phía Tây Bắc. Căn cứ này do Trung Đoàn 49BB/ Sư Đoàn 5 trấn giữ. Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, tư lệnh Quân Đoàn 3 VNCH, phản ứng bằng cách cho rút tất cả các đơn vị hoạt động trong vùng biên giới Việt-Miên để thiết lập một tuyến phòng thủ mới quanh tỉnh lỵ Tây Ninh (mà ông nghĩ sẽ là mục tiêu tấn công của Cộng Quân), do đó Cộng Quân đã có thể chuyển quân dễ dàng trong vùng. Tiền đồn duy nhất còn lại là căn cứ Tống Lê Chân do Trung Đoàn 92 BĐQ biên phòng trấn giữ, lý do là chỉ huy căn cứ không chịu rút vì sợ sẽ bị Cộng Quân phục kích tiêu diệt (và Tống Lê Chân vẫn còn trong tay Quân Lực VNCH cho đến khi ký Hiệp Định Đình Chiến Tháng Giêng năm 1973) .
Lực lượng BĐQ tại căn cứ Thiện Ngôn tuân theo lệnh rút quân của Tướng Minh đã bị phục kích và mất toàn bộ các quân xa và vũ khí nặng. Cộng Quân đã để tại chỗ các chiến lợi phẩm, không cần thu dọn chiên trường vì đã đạt được mục tiêu nghi binh của họ. An Lộc, thay vì Tây Ninh, sẽ là điểm tấn công để tạo một thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (chiêu bài của Cộng Sản Bắc Việt). Các trận tấn công tạo hỏa mù tại Tây Ninh đã giúp Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt di chuyển một cách bí mật về Vùng 708 tại phía Tây Bắc An Lộc. Trong khi đó Công Trường 5 Cộng Sản đã tập trung sẵn quanh Lộc Ninh và CT7 đã ở trong vùng Nam An Lộc để cắt đứt quốc lộ 13.
Trận An Lộc bắt đầu vào sáng sớm ngày 5 Tháng Tư khi Cộng Quân pháo kích vào tỉnh lỵ, đồng thời tấn cống thăm dò phi trường Quản Lợi, nằm về phía Đông Bắc An Lộc khoảng 7 cây số. Đơn vị BĐQ trú đóng tại phi trường đã buộc phải rút lui cùng với các cố vấn Hoa Kỳ. Các chiến sĩ còn trụ lại chỉ giữ được phi đạo đến hết ngày 6 Tháng Tư. Cộng Quân chiếm khu vực phi trường và cắt đứt quốc lộ 13, về phía Nam An Lộc. Công việc tiếp vận cho quân trú phòng phải tùy thuộc vào trực thăng và thả dù.
Trong khi Cộng Quân cô lập hóa An Lộc, họ đã thanh toán các tiền đồn tại Lộc Ninh. Sáng 5 Tháng Tư Cộng Quân đã bao vây chia cắt quân trú phòng thành hai nhóm. Sự can thiệp của trực thăng võ trang Hoa Kỳ đã giúp kéo dài sự cầm cự. Các phi cơ phóng pháo đã thả những quả bom chùm chống bộ binh để ngăn chặn Cộng Quân. Các AC-130 võ trang cũng tạo những lưới lửa để giúp các đơn vị trú phòng chống trả các đợt tấn công của Cộng Quân có xe tăng yểm trợ.
Khi Cộng Quân tấn công Lộc Ninh, Quân Đoàn 3 VNCH đã phản ứng bằng cách gửi Chiến Đoàn 52 (Sư Đoàn 5 Bộ Binh) gồm hai Tiểu Đoàn Bộ Binh (Tiểu Đoàn 1/52 và Tiểu Đoàn 1/48) tấn công tái chiếm hai căn cứ hỏa lực đã rút bỏ trước đó gần giao điểm của các quốc lộ 13 và 17 ở giữa đường từ An Lộc đến Lộc Ninh. Ngày 6 Tháng Tư, một Tiểu Đoàn được lệnh tiếp cứu Lộc Ninh nhưng không vượt nổi chốt chặn của Cộng Quân, và sau đó cả chiến đoàn được lệnh rút về lại An Lộc, và sáng 7 Tháng Tư chiến đoàn đã bị Cộng Quân phục kích trong khi rút quân. Không Quân đã phải oanh kích phá hủy ba đại bác 105 của chiến đoàn để tránh bị Cộng Quân sử dụng. Chiến đoàn phải tự hủy mọi xe cộ và trang bị để có thể vượt thoát các chốt phục kích của Cộng Quân. Một trực thăng bị hạ và hai chiếc khác bị hư hại nặng. Sáng 8 Tháng Tư, một lực lượng Không Quân Hoa Kỳ gồm AC-130, khu trục và trực thăng võ trang đã phải can thiệp để bốc toán ba cố vấn cùng chín quân nhân VNCH thoát khỏi vòng vây.
Sau khi Lộc Ninh thất thủ, Chiến Đoàn 52 bị thiệt hại nặng, phi trường Quản Lợi bị mất, quốc lộ 13 bị cắt đứt (phía Nam). An Lộc được xem như đã bị hoàn toàn vây hãm.
4-Các phi vụ chuyển quân và tiếp tế
Sau ngày 7 Tháng Tư, An Lộc đã hoàn toàn bị bao vây và không còn phi đạo tiếp tế. Từ 7 đến 12 Tháng Tư, tất cả các phi vụ tiếp tế đã được thực hiện bằng trực thăng và các C-123 của Không Quân VNCH và Hoa Kỳ (trong thời gian này, các trực thăng Chinook CH-47 của Phi Đoàn 237 VNCH; các UH-1 của các Phi Đoàn Trực Thăng VNCH có thêm sự trợ giúp của các trực thăng Hoa Kỳ của Phi Đoàn 229 Hoa Kỳ, đã thực hiện được 42 phi suất chở hàng tiếp vận vào An Lộc).
Trong khoảng thời gian từ 7 đến 19 Tháng Tư, Không Quân Hoa Kỳ và các trực thăng của Không Quân VNCH, phối hợp với các C-123 đã chở được 337 tấn tiếp liệu vào An Lộc. Các phi vụ bay vào An Lộc càng ngày càng trở nên nguy hiểm và gần như cảm tử. Hỏa lực của Cộng Quân đã gây hư hại nặng cho ba chiếc UH-1 của Không Quân Hoa Kỳ trong lúc đang bốc dỡ hàng hóa.
Các chuyến trực thăng tiếp vận đã phải chấm dứt từ ngày 12 Tháng Tư sau khi 1 CH-47 của Không Quân VNCH bị trúng đạn súng cối của Cộng Quân bốc cháy và phát nổ khi đáp xuống bãi thả hàng.
Các tài liệu của Hoa Kỳ như “The Battle of An Loc” của James Willbanks, “Airwar over South VietNam 1968-1975” của Bernard Nalty đều ghi ngày chiếc CH-47 của VNCH bị rơi là 12 Tháng Tư, nhưng các bài hồi ký của các phi công trực thăng lại ghi là 13 Tháng Tư. Sau đây là một số đoạn trích từ các bài viết của những phi công CH-47.
-Trong bài Phi Đoàn 237 CH-47A, tác giả Vũ Văn Bảo ghi lại: “Tình hình chiến sự mỗi lúc một gia tăng và mãnh liệt nhất là trận An Lộc, mùa Hè 72. Mỗi sáng, chúng tôi tất cả các trực thăng thuộc Không Đoàn 43 Chiến Thuật đều sang standby tại Lai Khê chờ lệnh, UH-1 vào trước với các binh sĩ tinh nhuệ Nhảy Dù, Chinook vào sau với các khẩu trọng pháo 105 ly ở Đồi Gió, Tàu Ô, Tân Khai, bay cao, bay thấp đều bị bắn bằng đủ loại đạn, nhưng chúng tôi vẫn thi hành các phi vụ được giao phó. Hai Chinook đã tổn thất tại Tân Khai và Tàu Ô là phi hành đoàn của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Nhàn và Thiếu Úy Đặng Thiên Hiền, cơ phi Chuẩn Úy Kim, áp tải, xạ thủ đều hy sinh và phi hành đoàn của Đại Úy Nguyễn Văn Trọng và Thiếu Úy Thanh bị bắt và được giao trả năm 1973 nhưng cơ phi, xạ thủ và áp tải hy sinh một Chinook của Trung Úy Lê Quang Tiên và Đặng Đức Cường bị bắn cháy trên không, phải đáp khẩn cấp xuống phi trường An Lộc và được gunship bốc cứu phi cơ của Trung Úy Sơn và tôi bị trúng một viên 12.7 ly thủng bình xăng trái nhưng vô sự vì không phải đạn lửa và nhiều phi cơ khác bị đạn nhưng không đáng kể.”
-Trong các e-mail trao đổi giữa các phi công về “Những Kỷ Niệm Khó Quên” trên Diễn Đàn Cánh Thép:
+Tác giả Vũ Văn Bảo: “Nhắc đến Thứ Sáu 13, tôi lại nhớ đến Đặng Thiện Hiền. Hiền rất tin dị đoan, thường hay khai bệnh vào ngày này. Nhưng chính Hiền lại tử nạn, hy sinh vào đúng ngày Thứ Sáu 13 cùng với phi hành đoàn của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Nhàn.”
+Tác giả Vương minh Dương: “Chiều hôm trước ngày anh Nhàn và Hiền bị rơi, tôi và anh Nhàn đang ngồi ở bậc thềm hành lang Phi Đoàn nhìn ra phi đạo 237 nói chuyện sau khi tôi đã cắt bay cho ngày hôm sau và người bay phi vụ này với Hiền chính là tôi. Anh chính có việc bận ở Sài Gòn nên anh Nhàn túc trực tại Phi Đoàn, bỗng nhiên Đại Tá Tường lái chiếc xe jeep lùn đến ngay chỗ tôi và anh Nhàn đang nói chuyện và ông hỏi phi hành đoàn nào đi Lai Khê ngày mai và không hiểu vì lý do gì ông muốn hoặc anh Chính hay anh Nhàn bay phi vụ ấy, vì anh Chính chưa về nên anh Nhàn nói với tôi: mày để tao bay chỗ của mày.”
+Tác giả Lê Quang Tiên ghi rõ hơn: “Bữa đó Thứ Sáu 13. Tôi không nhớ rõ tại sao chỉ có hai chiếc đi Lai Khê, tôi bay chiếc số 2. Sau khi ăn cơm trưa xong thì chuẩn bị đi vào Tân Khai. Sau hai phi vụ vào Tân Khai, tôi bay số 2, tiếp tế và di tản dân tị nạn, tôi vào số 2, bị pháo quá nên không bốc dân thường được, bị Thiếu Tá Nhàn la quá trời. Đến phi vụ thứ ba, sau khi Đại Bàng 1 đổ xăng xong, không biết tại sao, sàng qua câu hàng, mãi hồi lâu không câu được, thì Thiếu Tá Nhàn bảo tôi: Tiên mày qua câu đi. Tôi bay qua câu kiện hàng đó rồi đi trước và thành chiếc số 1 vào Tân Khai. Tôi đáp vào Tân Khai, bốc dân và bay ra thì cross Thiếu Tá Nhàn bay vào. Tôi mới lấy cao độ thì nghe Thiếu Tá Nhàn nói là: Tiên ơi, tao bị bắn rồi. Tôi liền vào Tân Khai trở lại, thấy Đại Bàng 1 đang bay thật thấp như thường lệ, không có gì khác biệt. Tôi liền gọi thiếu tá bị bắn có sao không? Không có tiếng trả lời. Tôi liền vòng sang phải sau Đại Bàng 1 và nói thiếu tá có sao không, đáp đi, tôi ở phía sau nè. Vẫn không có tiếng trả lời. Bay như vậy độ 1 phút và tôi tiếp tục gọi. Bỗng dưng Đại Bàng 1 go vertical, tôi chưa từng thấy, thẳng lên trời rồi loss air speed, roll và đâm vertical xuống đất bùng nổ.Tôi liền gọi Mayday và không lâu sau toán rescue của Mỹ tới.”
Các CH-47 của KQVN cũng có nhiệm vụ đưa các khẩu đại bác 105 ly vào vùng hoạt động của TĐ 6 ND.
-Tác giả Đỗ Đức Thịnh thuộc LĐ81BCND trong bài “Hai Tháng Tử Thủ An Lộc” viết: “Nhịp độ pháo của địch tăng mạnh khi các phi vụ Hỏa Long và AC-130 rời vùng. Tại Đồi Gió, nằm ở hướng Bắc của Đồi 169 cách khoảng 3 km do đơn vị Pháo Binh và TĐ 6ND đang lập tuyến phòng thủ cũng không may mắn gì hơn. Họ đang hứng chịu trận mưa pháo tập trung tới tấp khi hai chiếc trực thăng Chinook đang cố tiếp viện cho họ hai khẩu đại bác 105 mm. Tôi nhìn khẩu đại bác móc tòn ten phía dưới bụng chiếc trực thăng đang cố đáp, tụi tiền sát viên pháo của Cộng Quân đã điều chỉnh những quả đạn khá chính xác vào ngọn đồi ấy. Từng bựng lửa, bụi đỏ tung lên dưới thân tầu làm cho hai chếc trực hăng bốc lên cao hơn, pháo ngớt hai chiếc trực thăng lại từ từ hạ thấp, cứ thế trong vòng 15 phút hai chiếc trực thăng không thể nào thả hai khẩu đại bác xuống và đành phải bốc lên cao và bay về phía Lai Khê.”
Sau các cố gắng, sáu khẩu 105 mm nòng ngắn cũng đã được đưa đến cho TĐ 6 ND nhưng sau đó cả sáu khẩu này đã bị Cộng Quân pháo kích hủy diệt.
Không Quân VNCH đã buộc phải dùng các C-123 và một số ít C-119 đã tìm cách thả các kiện hàng ở cao độ thấp từ 700 đến 5,000 ft, dưới hỏa lực phòng không dầy đặc của Cộng Quân. Các phi vụ thả hàng được thực hiện vào ban ngày, đường bay vào An Lộc đều từ hướng Nam, dọc theo quốc lộ 13. Khi thả ở cao độ 5,000 ft, đa số các kiện hàng bị lạc vào vùng kiểm soát của Cộng Quân. Trong hai ngày, các phi cơ VNCH đã thả được 27 chuyến với 135 tấn tiếp liệu nhưng chỉ 34 tấn đến được tay lực lượng trú phòng. Ngày 15 Tháng Tư, một C-123 bị hạ, toàn bộ phi hành đoàn hy sinh. Và sau đó, ngày 19 Tháng Tư, một C-123 khác, chở đạn tiếp vận đã trúng đạn phòng không của Cộng Quân và nổ tung.
Các trường hợp hy sinh của hai phi hành đoàn C-123 tại An Lộc được phi công Hung Phan ghi lại như sau:
+Phi Đoàn 425, C-123 K, Tail code xH. Ngày 15 Tháng Tư, 1972:
Trung Úy Phạm Văn Công (trưởng phi cơ).
Trung Úy Hồng, hoa tiêu phó.
Thiếu Tá Sét, điều hành viên.
+Phi Đoàn 425, C-123 K, Tail code xL. Ngày 19 Tháng Tư, 1972:
Thiếu Tá Nguyễn Thế Thân (phi đoàn trưởng, trưởng phi cơ).
Thiếu Úy Quách Thanh Hải, hoa tiêu phó.
Thượng Sĩ Mã Hoàng, cơ phi.
Đại Úy Ngân, Đại Úy Trọng, điều hành viên.
Thượng Sĩ Thượng, áp tải.
Phi công Hung Phan cũng ghi lại: “Khi đụng đến An Lộc, không có chuyện bay thấp bay cao gì nữa, bay cỡ nào cũng đụng phòng không mà lại phòng không hạng nặng, vừa nặng vừa nhiều! Chúng tôi đã chất đầy những kiện hàng tiếp tế từ sáng sớm, để ngồi đó, để stand by dưới sức nóng của hot cargo, nơi đầu phi đạo 25RH, nhìn những con chim sắt khổng lồ C-130 của USAF hốt hoảng, tả tơi bay về đáp dưới hai hàng xe cứu hỏa chạy theo, có chiếc bị bắn bể bánh mà không biết, có chiếc đầu cánh đã văng đâu mất tiêu, chúng tôi nhìn nhau ngao ngán. Mẹ! nó bay nhanh hơn mình, nó thả cao hơn mình. Thú thật tôi đã thở dài và rất thoải mái khi được lệnh hủy bỏ phi vụ.”
Ngày 15 Tháng Tư, 1972, phi vụ của Phạm Văn Công không bị hủy bỏ, đem tàu qua hot cargo từ 5 giờ sáng, năm chiếc C-123K của Không Đoàn 53 Chiến Thuật đã chất đầy hàng và sửa soạn cất cánh thì được lệnh stand by vì B-52 sắp trải thảm, rồi đến C-130 của US được ưu tiên.
Và Trung Úy Châu Đức Tánh kể lại: “Có thể nói là Công lùn chết trước mũi của tôi, từ sáng đến trưa, hàng lọat C-130 của USAF từ An Lộc về, đều đáp trong tình trạng khẩn cấp. Đến 3 giờ chiều thì chúng tôi được lịnh cất cánh. Tôi mang danh hiệu Bookie 03, Công là Bookie 04. Chiếc số 2 thả xong, tôi bắt đầu xuống. Từ lâu đã đọc qua sách báo, mãi đến bây giờ tôi mới biết thế nào là đạn ‘bắn lên như đan lưới.’ Trên tần số, Công la um sùm: ‘ĐM, nó bắn mày đó Tánh!’ Tôi vừa run vừa cắn răng lo điều khiển phi cơ vào đúng toạ độ thả. ‘Mày im đi, tao biết rồi, nó bắn từ khi mình bắt đầu xuống lận.’ Sau khi thả xong hàng, tôi kéo phi cơ lên gần như là triệt nâng, vừa quẹo phải để tránh vùng oanh kích của B52, có lẽ tôi là người được nghe giọng nói cuối cùng của Công: ‘Tao vô đây Tánh, Bookie 04 in.’ Khi tôi vừa chuyển sang tần số emergency thì nghe: ‘Chết! Chết rồi! Bookie 04 cắm đầu xuống luôn rồi.’”
Các C-123 là các phi cơ vận tải tốt nhất mà Không Quân VNCH đang có (năm 1972) đã không thể vượt nổi lưới đạn phòng không khủng khiếp tại An Lộc, nên sau đó các phi vụ tiếp tế đành phải thả dù ở cao độ cao hơn và thực hiện vào ban đêm.
Ngày 27 Tháng Tư, dùng radar dưới đất hướng dẫn, các C-123 VNCH vào được An Lộc, thực hiện phi vụ thả dù nhưng lực lượng trú phòng chỉ nhận được 5% số kiện hàng thả xuống. Mãi đến Tháng Sáu, 1972, các phi hành đoàn Không Quân VNCH mới bắt đầu được huấn luyện về phương pháp thả dù do radar hướng dẫn. Chương trình chỉ hoàn tất vào Tháng Chín (sau khi An Lộc đã được giải tỏa).
Kể từ 15 Tháng Tư, Không Quân Hoa Kỳ bắt đầu trợ giúp cho công việc tiếp tế bằng cách dùng các C-130 để thả dù cho An Lộc, trong phi vụ đầu tiên họ dùng hai chiếc C-130 dự trù sẽ thả các kiện hàng ở cao độ 600 ft. Chiếc thứ nhất khi bay vào điểm thả đã bị súng phòng không Cộng Quân bắn hỏng phần đuôi lái, phi công đành thả các kiện hàng mang theo. Chiếc C-130 thứ nhì khi bay vào đã bị phòng không bắn gây tử thương cho một nhân viên phi hành và gây cho hai người khác bị thương. Phi cơ đành phóng thả các kiện hàng để bay về đáp khẩn cấp tại Tân Sơn Nhất. 26 tấn hàng do hai phi cơ mang theo đã không đến tay quân trú phòng! Ngày 16 Tháng Tư, Không Quân Hoa Kỳ dùng hai C-130 để thả tiếp 26 tấn khác nhưng do trục trặc tính toán nên số hàng này lại rơi vào vùng Cộng Quân kiểm soát. Ngày 18, một C-130 khác bị hư hại nặng khi dự định thả dù vào sân banh An Lộc, phi cơ lết về được vùng Bắc Pleiku nhưng phải đáp khẩn cấp xuống ruộng. Ngày 19, sau khi một C-123 của Không Quân VNCH bị bắn hạ, Không Quân Hoa Kỳ hoàn toàn đảm nhận việc tiếp tế cho An Lộc.
Ngày 14 Tháng Tư, 1972, các C-123 của KQVN đã thực hiện một phi vụ đặc biệt tại vùng trời phía Đông Bắc An Lộc, trên cao độ ngoài tầm các loại súng phòng không của Cộng Quân: thả dù những kiện hàng toàn nước đá, để khi chạm đất, chỉ còn những cánh dù và hàng tan thành nước, biến mất. Đây là một trong những phi vụ “bí mật” nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trước đó, ngày 13, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH trong một cuộc họp báo công khai tại Sài Gòn đã cho biết sẽ thả dù một lực lượng Biệt Kích Dù vào vùng chì cách An Lộc 5 km để “bắt sống” chính phủ Mặt Trận Giải Phóng đang ở trong khu vực. Tin tức này đã khiến Cộng Quân cấp tốc cho di chuyển Trung Đoàn 141 (CT 7 CS) đang bố trí ở Ấp Srok-Gòn về vùng cần bảo vệ cho Cục R. Việc di chuyển này đã khiến Cộng Quân bỏ trống một vùng gần 4 km vuông trong vùng Đông Nam An Lộc, giúp việc đổ quân tiếp viện bằng trực thăng của VNCH được an toàn: Lực lượng Nhảy Dù (Lữ Đoàn 1) vào các ngày 14 và 15; và Biệt Kích Dù (Liên Đoàn 81) vào ngày 16 Tháng Tư, 1972, được an toàn. Lực lượng tiếp viện này lên đến gần 4,000 binh sĩ thiện chiến.
Ngoài các Chinook CH-47, các UH-1 của các Phi Đoàn Trực Thăng 221, 223 cũng đã đóng góp rất nhiều vào các cuộc chuyển quân, chuyên chở quân-vật dụng tiếp liệu và tản thương.
Trong cuộc đổ quân của Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù, các chiến sĩ đã được tập trung tại phi trường Trảng Lớn, sau đó được các Chinook CH-47 của KQVN đưa đến Lai Khê từng toán 40 người và từ Lai Khê được các trực thăng UH-1 cũng của KQVN chuyển tiếp đến một vùng ở phía Đông của Đồi Gió và Đồi 169.
Các phi vụ trực thăng UH-1 bay vào An Lộc được xem như bay vào “cõi chết”: Tác giả Đào Vũ Anh Hùng đã viết trong bài “Đêm Chờ Ngưng Bắn, Nhớ An Lộc”:
+“Đạn bắn như mưa. Bắn cùng mọi phía. Bắn bằng đủ loại phòng không dữ tợn, hỏa tiễn tầm nhiệt, đại bác phòng không, súng cá nhân, 12 ly 7 phòng không chụm lại, trực xạ, đại bác nổ chụp, súng cối rót vào bãi đáp.”
+“Hợp đoàn bốn phi cơ nối đuôi nhau bay hối hả vòng qua Minh Thạnh vào bãi đáp B15 từ hướng Tây Nam An Lộc năm phút sau trận mưa bom B52 cuối cùng vừa dứt. Đoàn trực thăng bay thấp, lướt trên ngọn cây rừng theo lệnh ‘C and C’ hướng dẫn: -Hợp đoàn quẹo phải 10 độ. Đi thẳng! Chiếc số 3 bay nhanh một chút. OK đi thẳng. Bãi đáp 12 giờ, 3 trăm thước. Giảm air speed, coi chừng! Coi chừng nó bắn phòng không bên trái!”
Tôi nín thỏ. Hợp đoàn đã đến gần bãi đáp. Nhưng trước cả tiếng la coi chừng hốt hoảng của chiếc phi cơ chỉ huy, tôi thấy điểm sáng dưới lòng một hố bom loang loáng lóe lên cao như chớp kính. Ố Quẹo phải! Hợp đoàn quẹo phải! Chiếc số 2 rớt rồi. Số 3 nhanh lên! Lead quẹo phải 90 độ. Bay ra! Bay ra, đừng đáp.
Tôi kinh khủng. Chiếc số 2 đang bay, đột ngột cắm đầu lao thẳng xuống triền đồi, lăn long lóc như một cục đá. Một vầng bụi đỏ mù mịt bốc lên và lửa cháy bùng. Chiếc phi cơ bất hạnh của Tuân. Cả một phi hành đoàn và 11 người lính bộ binh vào An Lộc tiếp hơi cho đoàn người tử thủ đã rơi chết ngon lành khi vừa tới thềm địa ngục.
+“Phi cơ trúng đạn, đồng đội bị chết, bị thương, vẫn phải bình tĩnh bay khỏi vùng kinh khiếp, tìm trảng cỏ giữa rừng đáp khẩn cấp, bỏ tàu, may mắn lắm sẽ được phi cơ bạn nhào xuyên lưới lửa đón về, hay bỏ tàu mà chạy, vượt qua rừng qua bụi trốn tránh kẻ thù tìm vế đất sống. Những người anh em đã rơi vào tay giặc hay ra đi vĩnh viễn cùng với xác tàu vỡ vụn trên cánh rừng cao su tơi tả dày đặc hố bom. Đi không còn ai nghe tiếng nói. Xác rữa, xương khô trắng đến ngày An Lộc giải tỏa, bạn bè ngậm ngùi đem về những mảng xương khô.”
Các chuyến đổ quân của các trực thăng UH-1 của KQVN, trong giai đoạn tiếp cứu An Lộc gặp rất nhiều khó khăn từ khi Cộng Quân di chuyển các lực lượng phòng không của chúng chặn kín các đường bay vào An Lộc.
Tác giả Hoài Duy trong “Chia Nửa Vầng Trăng: Hồi Ký Trận An Lộc” ghi lại (trong cuộc tăng viện của Sư Đoàn 9 Bộ Binh VNCH):
+ “Chúng tôi, Trung Đoàn 15, Sư Đoàn 9 Bộ Binh từ Tân Khai đánh lên. Kế hoạch thay đổi sau hai lần máy bay đổ TĐ 3/15 vào thẳng An Lộc. Đến địa điểm nhưng trực thăng không thể hạ xuống: lý do đổ xuống nhưng sẽ không kịp cất lên trước rừng pháo phòng không chào đón! Đại đội tôi, quân số tham chiến 94 người sẽ xuống trước, kế tiếp ĐĐ2. Bốc lên đồng loạt đi vào mục tiêu, máy bay hạ thấp dưới ngọn cây, bay xà nhanh theo quốc lộ 13 để tránh tầm pháo. Chúng tôi chuẩn bị nhảy khi thấy mái ngói nhà. Đạn phòng không nổ chập chùng ở dưới. Đoàn phi cơ tự dưng bẻ quặt một đường và cất lên caọ đổi hướng. Tôi biết có điều không ổn. Máy liên lạc. Không xuống được. Các anh xuống được nhưng trực thăng không thể cất lên kịp được. Chỉ làm mồi cho pháo.”
Lần thứ hai, máy bay Mỹ, phi hành đoàn Mỹ. Lập lại, cũng thế thôi! Không Quân làm nhiệm vụ của họ.
Kế hoạch hành quân thay đổi. Đơn vị xuống phía Nam An Lộc 13 km và tiến quân cả ngày lẫn đêm, chạm lớn, chạm nhỏ.
Cuộc tiến quân của TĐ 3/15 bị ngưng chặn trước ngưỡng cửa An Lộc, cách TĐ8 ND chừng 700 m. Cộng Quân chen vào giữa chận đứng. Hai TĐ chưa bắt tay được nhau trong suốt 20 ngày.
Tác giả Hoài Duy ghi tiếp: “Một ngày ở Tháng Sáu. Hành quân bung rộng tuyến phòng thủ, ở một phía rừng bên kia đồi. Một vận tải cơ của Mỹ rớt nằm trơ đó. Một trực thăng Việt Nam tìm thấy hôm sau cũng gần khu vực trên. Tôi nghĩ có lẽ cả hai chiếc rơi trong những ngày đầu cuộc chiến. Riêng chiếc trực thăng, đầu máy bay hơi chúi về phía trước, hai càng trong thế vững vàng trên mặt đất. Đầu hai người phi công gục xuống, tay buông thõng, xác khô rũ. Phụ xạ thủ và mấy người ngồi trong cũng chung số phận. Chết đã lâu, không còn mùi. Tôi nhận diện đơn vị mấy người ngồi trong lòng máy bay qua phù hiệu của Sư Đoàn Bộ Binh. Trong đó có một xác người còn máy ảnh trên vai, một máy quay phim rớt trên sàn và mấy thước phim. Chiều hôm đó, tôi được biết một trong hai phi công là thiếu úy, con của một bộ trưởng Phủ Tổng Thống. Lệnh từ Sài Gòn yêu cầu Trung Đoàn giúp đỡ đưa xác nạn nhân ra. Và người mang máy ảnh, trên miệng túi áo tên Bình. Sau này tôi mới biết là Nguyễn Ngọc Bình, phóng viên điện ảnh. (Chiếc trực thăng này bị hạ ngày 1 Tháng Năm, 1972, khi bay thấp để tránh đạn phòng không nhưng đã nổ vì trúng B-40 của Cộng Quân bắn từ các xạ thủ bị cột người trên ngọn cây).
Từ ngày 11 Tháng Tư, Cộng Quân bắt đầu sử dụng hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7 tại chiến trường An Lộc. Hỏa tiễn đầu tiên đạ nhắm bắn vào các phi cơ quan sát FAC của Hoa Kỳ nhưng không trúng mục tiêu.
5-Các phi vụ yểm trợ cho quân trú phòng
Trong trận An Lộc, Không Quân VNCH đã sử dụng các phi cơ A-1 và F-5 để oanh kích, yểm trợ cho các đơn vị trú phòng chống trả các đợt tấn công của Cộng Quân và hủy diệt nhiều xe tăng, thiết giáp của Cộng Quân. Một số Skyraider đã bị hạ vì trúng đạn phòng không vả hỏa tiễn SA-7 của Cộng Quân.
Một báo cáo mật được nhiều cố vấn Mỹ ghi lại trong những bản tổng kết về chiến trường An Lộc: Passed following info to T30 Arcraft downed in the An lộc area (TRAC log of 6 June):
-VNAF UH-1, 1 km South of An Loc.
-XT 778888 US C-130: 3 May.
-XT 732912 US A-37: 11 May.
-XT 764875 2 US FAC: 11 May.
-XT 775875 AH-1 G: 11 May.
-XT 748868 VNAF A-1E: 13 May.
-XT 810075 VNAF UH-1: 13 May.
Trường hợp hy sinh của Đại Úy Nguyễn Cao Hùng, thuộc Phi Đoàn 518 được tác giả Đào Vũ Anh Hùng ghi lại như sau:
-“Hôm 20 Tháng Năm, tôi bay quần quần phía Đông Tân Khai chờ bốn phi tuần khu trục săn hạ hai chiếc xe tăng Việt Cộng trốn dưới gầm cầu xe lửa và khóa họng những ổ phòng không, dọn đường cho tôi dẫn hợp đoàn vào đáp. Tôi bay trên 5,000 bộ, theo dõi từng chiếc Skyraider nhanh nhẹn luân phiên đâm bổ xuống mục tiêu. Bỗng một chiếc AD6 vừa thả xong hai trái napalm, vút ngược lên cao. Tôi thấy một tia khói cuộn lên từ bụi cây bên bờ con suối cạn. Chiếc phi cơ bỗng phát nổ.”
Quan sát viên phi hành Lê Văn Sùng, trong bài “Một Thời Ốp Xẹc” đã ghi lại trường hợp hy sinh của phi công Nguyễn Cao Hùng như sau:
-Thuở ấy, mặt trận Bình Long càng ngày càng khốc liệt. Phi Đoàn 116 của chúng tôi ở Cần Thơ cũng được tăng cường cho Phi Đoàn 112 Biên Hòa ba phi hành đoàn để hằng ngày thi hành một số phi vụ do Phi Đoàn 112 sắp xếp, hầu hết là được giao cho những phi vụ bay cho mặt trận Bình Long.”
Phi vụ của quan sát viên Sùng, danh hiệu Sơn Ca 23, do phi công Thành bay hoạt động tại vùng phía Nam An Lộc. Sau khi đã hướng dẫn bốn phi tuần khu trục và bắn hết sáu rocket khói đánh dấu mục tiêu, trên đường bay trở về Cần Thơ. Khi bay qua Tân Khai đã tình cờ phát giác được hai chiến xa Cộng Quân đang chui nấp dưới gầm cầu xe lửa, anh đã gọi Trung Tâm Hành Quân Không Trợ 3 và xin phi tuần khu trực. Trong lúc đó trong vùng có sẵn một phi tuần hai phi cơ A-1 tuy đang được điều động, nhưng FAC Mỹ gần hết xăng, không chỉ định mục tiêu đánh được và đang tìm mục tiêu giải tỏa bom đạn. Hai A-1 này do các phi công Nguyễn Cao Hùng (bay số 2) và Nguyễn Thế Quy bay số 1.
-“Số 2 vừa kéo lên break trái, một làn khói trắng dài bay phụt lên, đầu làn khói trắng ấy là một chấm đen, đang quẹo vòng lại đuổi theo phi cơ số 2. Tôi thét lớn SA-7! Số 2 nhảy dù! Số 2 nhảy dù mau. Không kịp rồi, làn khói đã tới phi cơ, tôi nghe đùng một tiếng thất lớn giữa không trung. Phi cơ anh đã bốc cháy, nhưng còn đang bay lên, tôi thấy một vật đen bay ra khỏi phi cơ, may quá ! Anh đã nhảy dù ra được rồi.”
Nhưng dù không kịp mở, và xác phi công Hùng đã được đơn vị Bộ Binh hoạt động trong vùng tìm thấy.
Phi công Qui, sau này, cho biết thêm: “Hôm đó là ngày 20 Tháng Năm, 1972. Phi tuần Phenix 51 do Qui bay số 1 và Thống (66A) bay số 2 đang túc trực chờ bay. Hùng tuy đang nghỉ phép nhưng vào chơi và muốn bay cho đỡ buốn. Qui định thêm A-1 để Hùng bay số 3 nhưng sau đó Hùng đã bay thay Thống.”
Một phi vụ rất đặc biệt đã được một số tác giả như Tướng Mạch Văn Trường, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh viết lại trong tập “Chiến Thắng An Lộc 1972”
phổ biến trên website là phi vụ phá Hầm và Chốt Xa Cam. Chốt này cách An Lộc khoảng 6 km về phía Nam do Trung Đoàn 165 Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt chiếm giữ, cầm chân các Chiến Đoàn 15 và Trung Đoàn 33 Bộ Binh VNCH, cắt đứt việc giải tỏa An Lộc. Tuy toán mật mã của VNCH đã bắt được tần số liên lạc và xác định được vị trí của hai đơn vị Cộng Sản Bắc việt và Bộ Chỉ Huy của CT7 và yêu cầu Hoa Kỳ dùng B-52 để đánh vào mục tiêu, vào những ngày 20 và 22 Tháng Ba nhưng bị từ chối (?). Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 VNCH đã yêu cầu KQVN dùng các CBU 55 để tấn công vào mục tiêu. Cuộc họp để quyết định dùng CBU có sự tham dự của Tướng Minh – tư lệnh Không Quân, Tướng Tính – tư lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân, Đại Tá Tường – tư lệnh phó Sư Đoàn 3. Tướng Huỳnh Bá Tính, sau khi bàn thảo với Đại Tá Tường, đã đề nghị dùng Skyraider của Sư Đoàn 3 Không Quân thả một số CBU trừ bị, còn lại trong kho võ khí của KQVN sau 6 giờ chiều (là giờ các phi cơ Hoa Kỳ bay trở về hạm đội ?). Và phi vụ này sẽ được KQVN “âm thầm” hành động theo kế hoạch riêng, không thông báo cho Hoa Kỳ.
Các tác giả ghi lại: “Tại phi trường Biên Hòa, hai phi tuần khu trục A-37 yểm trợ cho bốn khu trục cơ AĐ6 mang bốn quả bom CBU được lệnh cất cánh vào lúc 6 giờ 15 chiều ngày 7 Tháng Sáu, 1972, trực chỉ Xa Cam. 6 giờ 30 chiều ngày 7 Tháng Sáu, 1972, hai phi tuần A-37 bay trước oanh kích dọn đường cho bốn Skyraider AD.6 tiếp nối theo sau thả liền bốn trái CBU ngay trên địa điểm Hầm Chốt Xa Cam gây ra bốn tiếng nổ lớn, san bằng, tiêu diệt một vùng gần 1 cây số đường bán kính xung quanh” (ngay sau đợt thả CBU, TĐ 6 Dù đã khởi phát cuộc tấn công nhổ chốt).
6-Các hoạt động khác của Không Quân VNCH
Một số đơn vị khác của Không Quân VNCH cũng đã đóng góp vào chiến thắng An Lộc một cách “lặng lẽ” nhưng không kém phần quan trọng:
-Phi Đoàn 716 với các phi tuần EC-47 trắc giác vô tuyến (Airborne Radio Direction Finding=ARDF) giúp phát giác các cuộc chuyển quân của Cộng Sản Bắc Việt và xác định những vị trí của các đơn vị Cộng Quân.
-Các đơn vị bốc rỡ và chất hàng lên các phi cơ vận tải (Riggers). Các chuyên viên này (Việt Nam, Mỹ và Đài loan) đã phải làm việc liên tục những “ca” kéo dài trên 20 giờ, tại một khu vực trống trải ở cạnh phía Đông của phi đạo Tân Sơn Nhất (trong thời gian cao điểm thả dù tiếp tế cho An Lộc, Không Quân Hoa Kỳ đã phải đưa đến Sài Gòn 76 chuyên viên gắn dù thuộc ĐĐ 549th Quartermaster, ở Okinawa và sau đó còn tăng cường thêm một số chuyên viên từ Đài Loan).
Chiến thắng An Lộc đã phải trả bằng “máu và nước mắt” của những đơn vị Bộ Binh, Nhảy Dù, Biệt Kích Dù, Thiết Giáp, địa phương quân Quân Lực VNCH, quả cảm, quyết sống chết để tử thủ, giữ vững được An Lộc, nhưng chiến thắng này đã cần phải có sự đóng góp tối quan trọng của Không Quân Hoa Kỳ và Việt Nam qua những phi vụ yểm trợ chiến trường như B-52, Gunships các khu trục, trực thăng tiếp tế và tản thương, các phi cơ vận tải. (Trần Lý)
Tài liệu sử dụng:
-The Battle of An Loc (James H Willbanks).
-America’s Last VietNam Battle: Halting Hanoi’s Easter Offensive (Dale Amdradé).
-Chiến trận mùa Hè 1972 (Trần Phan Anh).
-Chiến thắng An Lộc 1972 (Một số tác giả).
-Mùa Hè Đỏ Lửa (Phan Nhật Nam).
-Các bài viết về An Lộc trên các diễn đàn điện tử như Cánh Thép, Lịch sử Việt Nam.
-Các bài viết về An Lộc trên các tạp chí KBC, Lý Tưởng, Lý Tưởng Úc Châu.
-An Loc Personal Account của các cố vấn Hoa Kỳ tham dự trận An Lộc như Đại Tá Ed. Benedict, Đại Tá Ed Stein, Đại Tá Bob Murphy, Đại Úy Harold Moffett.
-The Battle of Loc Ninh- Rattlers Helicopter Web page.
-The Battle of An Loc (James H Willbanks).
-America’s Last VietNam Battle: Halting Hanoi’s Easter Offensive (Dale Amdradé).
-Chiến trận mùa Hè 1972 (Trần Phan Anh).
-Chiến thắng An Lộc 1972 (Một số tác giả).
-Mùa Hè Đỏ Lửa (Phan Nhật Nam).
-Các bài viết về An Lộc trên các diễn đàn điện tử như Cánh Thép, Lịch sử Việt Nam.
-Các bài viết về An Lộc trên các tạp chí KBC, Lý Tưởng, Lý Tưởng Úc Châu.
-An Loc Personal Account của các cố vấn Hoa Kỳ tham dự trận An Lộc như Đại Tá Ed. Benedict, Đại Tá Ed Stein, Đại Tá Bob Murphy, Đại Úy Harold Moffett.
-The Battle of Loc Ninh- Rattlers Helicopter Web page.
Monday, November 19, 2018
Cái nón sắt và người lính - Nguyễn Thị Thanh Dương
Cái nón sắt cùng anh vào đời lính,
Như hai người bạn luôn ở bên nhau,
Người lính đóng quân hay đi nơi đâu,
Cái nón sắt chở che anh mưa nắng.
Giữa bom đạn khi anh vào cuộc chiến,
Bảo vệ anh từng giây phút tử sinh,
Tầm đạn xa hay có lúc thật gần,
Mong anh được mọi bình yên may mắn.
Ðường dài hành quân nếu anh thấm mệt,
Cái nón sắt sẽ là chiếc ghế ngồi,
Chia sẻ cùng anh lúc được nghỉ ngơi,
Có tình nào mà thân thương đến thế?
Bên anh đời thường, đời lính gian khổ,
Cái nón sắt múc nước để anh dùng,
Qua suối qua sông rửa sạch bụi đường,
Cái nón sắt nấu cơm canh dã chiến.
Chung vui với anh niềm vui trận mạc,
Mừng chiến thắng đoàn quân đã trở về,
Người lính trên đầu nón sắt cài hoa,
Cánh hoa rừng vươn lên từ khói lửa.
Góp công với anh, như người chiến sĩ
Cái nón sắt là đồng đội âm thầm,
Ðỡ đạn cho anh khó bị sát thương,
Nón sắt hứng chịu tên bay đạn réo.
Lìa xa nhau không một lời trăn trối,
Người lính hy sinh tay súng buông xuôi,
Cây súng đau khi thất lạc tay người,
Cái nón sắt ngậm ngùi thương tri kỷ.
Nón treo đầu súng tiễn hồn tử sĩ,
Vật dụng của người lính chiến còn đây,
Xông pha với anh ngày lại từng ngày,
Cái nón sắt giờ đây không có chủ.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Như hai người bạn luôn ở bên nhau,
Người lính đóng quân hay đi nơi đâu,
Cái nón sắt chở che anh mưa nắng.
Giữa bom đạn khi anh vào cuộc chiến,
Bảo vệ anh từng giây phút tử sinh,
Tầm đạn xa hay có lúc thật gần,
Mong anh được mọi bình yên may mắn.
Ðường dài hành quân nếu anh thấm mệt,
Cái nón sắt sẽ là chiếc ghế ngồi,
Chia sẻ cùng anh lúc được nghỉ ngơi,
Có tình nào mà thân thương đến thế?
Bên anh đời thường, đời lính gian khổ,
Cái nón sắt múc nước để anh dùng,
Qua suối qua sông rửa sạch bụi đường,
Cái nón sắt nấu cơm canh dã chiến.
Chung vui với anh niềm vui trận mạc,
Mừng chiến thắng đoàn quân đã trở về,
Người lính trên đầu nón sắt cài hoa,
Cánh hoa rừng vươn lên từ khói lửa.
Góp công với anh, như người chiến sĩ
Cái nón sắt là đồng đội âm thầm,
Ðỡ đạn cho anh khó bị sát thương,
Nón sắt hứng chịu tên bay đạn réo.
Lìa xa nhau không một lời trăn trối,
Người lính hy sinh tay súng buông xuôi,
Cây súng đau khi thất lạc tay người,
Cái nón sắt ngậm ngùi thương tri kỷ.
Nón treo đầu súng tiễn hồn tử sĩ,
Vật dụng của người lính chiến còn đây,
Xông pha với anh ngày lại từng ngày,
Cái nón sắt giờ đây không có chủ.
Nguyễn Thị Thanh Dương
Bị lừa mất $140,000 vì ‘quà tặng của quân nhân Mỹ’ - (N.L) Người Việt
Dù
đã có nhiều lời cảnh báo, nhưng một số người vẫn trở thành nạn nhân của
những trò lừa đảo qua mạng để mất đi những số tiền rất lớn. (Hình minh
họa: Getty Images)
TRÀ VINH, Việt Nam (NV) – Với lời hứa hẹn sẽ nhận được một thùng quà trị giá hơn hàng triệu USD nhưng phải đưa tiền đóng lệ phí trước, hai người đàn ông ở Trà Vinh đã bị lừa mất khoảng $140,000, theo báo Người Lao Động.
Theo Người Lao Động, cuối năm 2017, anh Dương T.N, 38 tuổi, ở Trà Vinh, kết bạn qua mạng xã hội với một phụ nữ tên Cristina Francis, là “quân nhân Mỹ,” đang làm việc tại Baghdah.
Theo
lời cô này, trong một lần tìm kiếm tại tòa nhà bị đánh bom sụp đổ, cô
ta và đồng nghiệp nhìn thấy ba chiếc hộp, bên trong có chứa nhiều tiền
và vàng.
“Nữ quân nhân Mỹ” này nói với anh N. rằng nếu để lại đó thì nhà nước sẽ thu hồi, còn gửi về Mỹ thì không hợp pháp nên cô ấy muốn gửi về Việt Nam cho anh N. giữ giùm và anh N. đồng ý, theo tường thuật của Người Lao Động.
Để tạo tin tưởng, người có tên Cristina Francis còn chụp hình một thùng hàng nói có giá trị hơn $4.5 USD có dán một phiếu ghi thông tin của anh N., với lời hứa sẽ đến nhận lại và cho anh N. 50% giá trị thùng hàng.
Cũng theo lời kể của anh N., một tuần sau anh N. nhận được cuộc gọi xưng là “nhân viên hải quan ở Nội Bài” yêu cầu anh đóng lệ phí hải quan $1,000 cho thùng hàng sẽ nhận và tiền phải chuyển vào tài khoản của người mang tên Huỳnh Thị Ngọc Diễm.
Anh N. làm theo yêu cầu. Tuy nhiên, sau hai ngày không nhận được thùng hàng, anh N. liên lạc với số điện thoại đã gọi mình thì người này nói thùng hàng có giá trị lớn nên phải đóng thêm $3,000 nữa mới lấy ra được nên anh N. đã chuyển thêm $3,000 vào tài khoản cho người tên Diễm nói trên.
Qua ngày hôm sau, người tự xưng là “nhân viên hải quan” lại gọi anh N. yêu cầu anh phải đóng thêm $6,000 nữa mới lấy được thùng hàng.
Sinh nghi, nên anh N. không chuyển mà nói với người tên Cristina Francis trả lại cho mình $4,000 đã chuyển nhưng người này lại kêu anh N. liên lạc với một ông tên Domingo Ahmed qua số điện thoại +22170493542 để nhận $50,000.
Anh N. liên lạc với số này thì người xưng Domingo Ahmed yêu cầu anh N. phải đóng $353 mới nhận được $50,000.
Lần này, anh N. không đóng mà viết đơn trình báo công an.
Tương tự, ông L.K.H, 62 tuổi, cũng ở Trà Vinh, cũng bị lừa với thủ đoạn như trên.
Theo lời ông H kể với Người Lao Động, qua Facebook, ông kết bạn với một người tên Michalle Wika, tự xưng là “quân nhân Mỹ,” đang làm việc tại Afghanistan cùng với cha của mình. Cha của người này là “trung tướng Mỹ” nhưng không may đã mất trong trận chiến, hiện người đó đang giữ gia tài của cha mình là $1.5 USD.
Người tên Michalle này nói sẽ gửi số tiền trên cho ông H. giữ hộ vì người này sắp ra quân, không mang theo được số tiền này về Mỹ.
“Quân nhân Mỹ” này hứa sẽ cho ông H. 30% số tiền trên, đồng thời nhờ ông H. giữ dùm số tiền còn lại đến khi người này xuất ngũ sẽ lấy số tiền đó để làm ăn sinh sống.
“Quân nhân Michalle Wika cũng gửi hình thùng hàng và đề nghị ông H. trước khi nhận hàng thì phải thanh toán lệ phí.
Tổng cộng ông H. đã phải trả đến 26 lần các khoản lệ phí với tổng số tiền lên tới 2.75 tỉ đồng (gần $135,000) nhưng vẫn chưa nhận được thùng hàng.
Nghĩ mình bị lừa, cuối cùng ông H. trình báo công an.
Công anh Trà Vinh đang tiến hành điều tra vụ việc này. (N.L)
TRÀ VINH, Việt Nam (NV) – Với lời hứa hẹn sẽ nhận được một thùng quà trị giá hơn hàng triệu USD nhưng phải đưa tiền đóng lệ phí trước, hai người đàn ông ở Trà Vinh đã bị lừa mất khoảng $140,000, theo báo Người Lao Động.
Theo Người Lao Động, cuối năm 2017, anh Dương T.N, 38 tuổi, ở Trà Vinh, kết bạn qua mạng xã hội với một phụ nữ tên Cristina Francis, là “quân nhân Mỹ,” đang làm việc tại Baghdah.
“Nữ quân nhân Mỹ” này nói với anh N. rằng nếu để lại đó thì nhà nước sẽ thu hồi, còn gửi về Mỹ thì không hợp pháp nên cô ấy muốn gửi về Việt Nam cho anh N. giữ giùm và anh N. đồng ý, theo tường thuật của Người Lao Động.
Để tạo tin tưởng, người có tên Cristina Francis còn chụp hình một thùng hàng nói có giá trị hơn $4.5 USD có dán một phiếu ghi thông tin của anh N., với lời hứa sẽ đến nhận lại và cho anh N. 50% giá trị thùng hàng.
Cũng theo lời kể của anh N., một tuần sau anh N. nhận được cuộc gọi xưng là “nhân viên hải quan ở Nội Bài” yêu cầu anh đóng lệ phí hải quan $1,000 cho thùng hàng sẽ nhận và tiền phải chuyển vào tài khoản của người mang tên Huỳnh Thị Ngọc Diễm.
Anh N. làm theo yêu cầu. Tuy nhiên, sau hai ngày không nhận được thùng hàng, anh N. liên lạc với số điện thoại đã gọi mình thì người này nói thùng hàng có giá trị lớn nên phải đóng thêm $3,000 nữa mới lấy ra được nên anh N. đã chuyển thêm $3,000 vào tài khoản cho người tên Diễm nói trên.
Qua ngày hôm sau, người tự xưng là “nhân viên hải quan” lại gọi anh N. yêu cầu anh phải đóng thêm $6,000 nữa mới lấy được thùng hàng.
Sinh nghi, nên anh N. không chuyển mà nói với người tên Cristina Francis trả lại cho mình $4,000 đã chuyển nhưng người này lại kêu anh N. liên lạc với một ông tên Domingo Ahmed qua số điện thoại +22170493542 để nhận $50,000.
Anh N. liên lạc với số này thì người xưng Domingo Ahmed yêu cầu anh N. phải đóng $353 mới nhận được $50,000.
Lần này, anh N. không đóng mà viết đơn trình báo công an.
Tương tự, ông L.K.H, 62 tuổi, cũng ở Trà Vinh, cũng bị lừa với thủ đoạn như trên.
Theo lời ông H kể với Người Lao Động, qua Facebook, ông kết bạn với một người tên Michalle Wika, tự xưng là “quân nhân Mỹ,” đang làm việc tại Afghanistan cùng với cha của mình. Cha của người này là “trung tướng Mỹ” nhưng không may đã mất trong trận chiến, hiện người đó đang giữ gia tài của cha mình là $1.5 USD.
Người tên Michalle này nói sẽ gửi số tiền trên cho ông H. giữ hộ vì người này sắp ra quân, không mang theo được số tiền này về Mỹ.
“Quân nhân Mỹ” này hứa sẽ cho ông H. 30% số tiền trên, đồng thời nhờ ông H. giữ dùm số tiền còn lại đến khi người này xuất ngũ sẽ lấy số tiền đó để làm ăn sinh sống.
“Quân nhân Michalle Wika cũng gửi hình thùng hàng và đề nghị ông H. trước khi nhận hàng thì phải thanh toán lệ phí.
Tổng cộng ông H. đã phải trả đến 26 lần các khoản lệ phí với tổng số tiền lên tới 2.75 tỉ đồng (gần $135,000) nhưng vẫn chưa nhận được thùng hàng.
Nghĩ mình bị lừa, cuối cùng ông H. trình báo công an.
Công anh Trà Vinh đang tiến hành điều tra vụ việc này. (N.L)
Subscribe to:
Posts (Atom)