Cuốn
sách Đức: "A reporter's love for a wounded people" của tác giả Uwe
Siemon-Netto đã được viết xong và đang chờ một số người viết "foreword"
và endorsements.
Bản dịch cũng đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta:
Bản dịch cũng đã xong, được phép của tác giả chúng tôi xin giới thiệu đoạn kết rất xúc động mà tác giả đã nói lên ước muốn cùng với người Việt Nam nuôi dưỡng niềm hy vọng một ngày không xa Tự Do Dân Chủ sẽ trở lại với quê hương khốn khổ của chúng ta:
Đoạn kết
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng." Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?
Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.
Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc "giải phóng." Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai? Có phải miền Nam đã được "giải phóng" khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí? Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?
Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu?
Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc "chiến tranh nhân dân." Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì "chiến tranh nhân dân" phải được hiểu là cuộc "chiến tranh của nhân dân." Thực tế không phải như vậy. Ðã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.
Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là "vắng mặt không phép," câu hỏi đó là: Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?
Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.
Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là "I have no dog in this fight" (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách "Lời nguyện của nhà báo", tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặn méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.
Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).
Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp và một loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.
Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ? Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà "tội ác" duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?
Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.
Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xẩy ra như sau:
Giáp: "Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!"
Charton: "Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố."
Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.
Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xẩy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam. Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.
Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra.
Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?
-->
UWE SIEMON-NETTO
More than forty years have passsed by since I paid Vietnam my farewell visit. In 2015, the world will observe the 40th anniversary of the Communist victory, and many will call it “liberation.” The Hué railway station, where a locomotive and a baggage car left on a symbolic 500-yard journey every morning at eight, no longer qualifies as Theater of the Absurd. It has been attractively restored and painted pink. Once again, as in the days of French dominance, it is the most beautiful station in Indochina, and taxi drivers do not have to wait outside in vain. Ten comfortable trains come through every day, five heading north, five going south. Collectively they are unofficially called Reunification Express. Should I not rejoice? Is this not just as in Germany, where the Berlin Wall and the minefields have gone, and now high speed trains zoom back and forth between the formerly Communist East and the democratic West at speeds up to 200 miles an hour?
Obviously I am glad that the war is over and Vietnam is reunified and prosperous, that the trains are running, and most of the minefields cleared. But this is where the analogy with Germany ends. Germany achieved its unity, in part because the Germans in the Communist East toppled their totalitarian government with peaceful protest and resistance, and in part thanks to the wisdom of international leaders such as Presidents Ronald Reagan and George G.W. Bush, Chancellor Helmut Kohl, and Soviet leader Mikhail Gorbachev, and partly because of the predictable economic collapse of the flawed socialist system in the Soviet Bloc. Nobody died in the process, nobody was tortured, nobody ended up in camps, nobody was forced to flee.
There is an incomprehensible tendency, even among respectable pundits in the West, to refer to the Communist takeover of the South as “liberation.” This begs the question: liberation from what and to what? Was South Vietnam “freed” for the imposition of a totalitarian one-party state that ranks among the world’s worst offenders against the principles of religious liberty, freedom of expression, freedom of speech, freedom of assembly, and freedom of the press? What kind of liberation was this that cost 3.8 million Vietnamese lives between 1955 and 1975 and has forced more than one million Vietnamese to flee their country, not only from the vanquished South, but even from ports in the North, causing between 200,000 and 400,000 of the so-called boat people to drown?
Was it an act of liberation to execute 100,000 South Vietnamese soldiers and officials after the fall of Saigon? Was it meant to be a display of generosity by the victors to herd between one million and 2.5 million South Vietnamese to reeducation camps, where an estimated 165,000 perished and thousands more have sustained lasting brain injuries and mental health problems resulting from torture, according to a study by an international team of scholars led by Harvard psychiatrist Richard F. Molina?
Since the mid-1960s, political and historical mythographers in the West have either naively or dishonestly accepted Hanoi’s line that this conflict was a “People’s War.” Well it was, if one accepts Mao Zedong’s and Vo Nguyen Giap’s interpretation of the term. But the Saxon Genitive implies that a “People’s War” is supposed to be a war of the people. In truth, it wasn’t. Some 3.8 million Vietnamese were killed between 1955 and 1975. Approximately 164,000 South Vietnamese civilians were annihilated in a Communist democide during that same period, according to political scientist Rudolf Joseph Rummel of the University of Hawaii. The Pentagon estimated that 950,000 North Vietnamese and more than 200,000 South Vietnamese soldiers fell in combat, in addition to 58,000 U.S. troops. This was no war of the people; it was a war against the people.
In the all too often hypocritical rhetoric about the Vietnam War over the last 40 years, the key question has gone AWOL, to use a military acronym meaning absent without leave, and the question is: Did the Vietnamese people desire a Communist regime? If so, how was it that nearly one million northerners moved south following the division of their country in 1954, while only about 130,000 Vietminh sympathizers went in the opposite direction?
Who started this war? Were there any South Vietnamese units operating in North Vietnam? No. Did South Vietnamese guerillas cross the 17th parallel to disembowel and hang pro-Communist village chiefs, their wives and children in the northern countryside? No. Did the South Vietnamese regime massacre an entire class of people by the tens of thousands in is territory after 1954 the way the North Vietnamese had liquidated landowners and other potential opponents of their Soviet-style rule? No. Did the South Vietnamese establish a monolithic one-party system? No.
As a German citizen, I had no dog in this fight, as Americans would say. But to paraphrase the Journalists’ Prayer Book, such as hardened reporters have hearts, mine was, and still is, with the wounded Vietnamese people. It belongs to these sublime women who can often be so blunt and amusing; it belongs to the cerebral and immensely complicated Vietnamese men trying to dream the perfect dream in a Confucian way; to the childlike soldiers going to battle carrying their only possessions – a canary in a cage; to young war widows who had their bodies grotesquely modified just to catch a GI husband and create a new home for their children and perhaps for themselves, rather than face a Communist tyranny; to those urban and rural urchins minding each other and water buffalos. What a hardened heart I had, it belonged to those I saw running away from the butchery and the fighting – always in a southerly direction, but never ever north, until at the very end there was no VC-free square inch to escape to. I saw them slaughtered or buried alive in mass graves, and still have the stench of putrefying corpses in my nostrils.
I wasn’t there when Saigon fell after entire ARVN units, often so maligned in the U.S. media and now abandoned by their American allies, fought on nobly, knowing that they would neither win nor survive this final battle. I was in Paris, mourning, when all this happened, and I wish I could have paid my respects to five South Vietnamese generals before they committed suicide when the game was over that they should have won: Le Van Hung (born 1933), Le Nguyen Vy (born 1933), Nguyen Khoa Nam (born 1927), Tran Van Hai (born 1927) and Pham Van Phu (born 1927).
As I write this epilogue, a fellow journalist and scholar of sorts, a man born in 1975 when Saigon fell, is making a name for himself, pillorying American war crimes in Vietnam. Yes, they deserve to be pilloried. Yes, they were a reality. My Lai was reality; I know, I was at the court martial where Lt. William Calley was found guilty. I know that the body count fetish dreamed up by the warped minds of political and military leaders of the McNamara era in Washington and U.S. headquarters in Saigon cost thousands of innocent civilians their lives.
But no atrocity committed by dysfunctional American or South Vietnamese units ever measured up to the state-ordered carnage inflicted upon the South Vietnamese in the name of Ho Chi Minh. These crimes his successors will not even acknowledge to this very day because nobody has the guts to ask them: why did your people slaughter all these innocents whom you claimed to have fought to liberate? As a German, I take the liberty of adding a footnote here: why did you murder my friend Hasso Rüdt von Collenberg, the German doctors in Hué, and poor Otto Söllner, whose only “crime” was to have taught young Vietnamese how to conduct an orchestra? Why did you kidnap those young Knights of Malta volunteers, subjecting some to death in the jungle and others to imprisonment in Hanoi? Why does it not even occur to you to search your conscience regarding these actions, the way thoughtful Americans, while correctly laying claim to have been on the right side in World War II, wrestle with the terrible legacy left by the carpet bombing of residential areas in Germany and the nuclear attacks on Hiroshima and Nagasaki?
Reminiscing on her ordeal on the Ho Chi Minh Trail in the news magazine Der Spiegel, the West German nurse Monika Schwinn recalled her encounter with North Vietnamese combat units on their way south as one of her most horrifying experiences. She described the intensity of hatred in the facial expressions of these soldiers and wrote that her Vietcong minders had great difficulty preventing them from killing the Germans on the spot. Nobody is born hating. Hate must be taught. Fostering murder in the hearts of young people involved a teaching discipline at which only the school of totalitarianism excels. In his brilliant biography of SS leader Heinrich Himmler, historian Peter Longrich relates that even this founder of this evil force of black-uniformed thugs did not find it easy to make his men overcome natural inhibitions to execute the holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). It was the hatred in the eyes of the North Vietnamese killers in Hué that many of the survivors I interviewed considered most haunting. But of course one did have to spend time with them, suffer with them, gain their confidence and speak with them to discover this central element of a human, political and military catastrophe that is still with us four decades later. Opining about it from the ivory towers of a New York television studio or an Ivy League school does not suffice.
In a stirring book about the French Foreign Legion, Paul Bonnecarrère relates the historic meeting between the legendary Col. Pierre Charton and Gen. Vo Nguyen Giap after France’s defeat at Dien Bien Phu (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton was a prisoner of war in the hands of the Communist Vietminh. Giap came to pay his respects to him but also to gloat. The encounter took place in a classroom in front some 20 students attending a political indoctrination session. The dialogue between the two antagonists went thus:
Giap: “I have defeated you, mon colonel!
Charton: “No you haven’t, mon general. The jungle has defeated us… and the support you received from the civilian population -- by means of terror.”
Vo Nguyen Giap didn’t like this answer, and forbade his students to write it down. But it was the truth, or more precisely: it was half of the truth. The other half was that democracies like the United States seemed indeed politically and psychologically ill equipped to fight a protracted war. This realization, alongside the use of terror tactics, became a pillar of Giap’s strategy. He was right and he won. Even more dangerous totalitarians are taking note today.
To this very day I am haunted by the conclusion I was forced to draw from my Vietnam experience: when a self-indulgent throwaway culture grows tired of sacrifice it becomes capable of discarding everything. It is prepared to dump a people whom it set out to protect. It is even willing to trash the lives, the physical and mental health, the dignity, memory and good name of the young men who were sent to war. This happened in the case of the Vietnam Veterans. The implications of this deficiency endemic in liberal democracies are terrifying because in the end it will demolish their legitimacy and destroy a free society.
However, I must not end my narrative on this dark note. As an observer of history, I know that history, while closed to the past, is always open to the future. As a Christian I know who is the Lord of history. The Communist victory in Vietnam was based on evil foundations: terror, murder and betrayal. Obviously, I do not advocate a resumption of bloodshed to rectify this outcome, even if this were possible. But as an admirer of the resilient Vietnamese people, I know that they will ultimately find the right peaceful means and the leaders to rid themselves of their despots. It might take generations, but it will happen.
In this sense, I will now join the queue of the pedicab drivers outside the Hué railway station where no passenger arrived back in 1972. Where else would my place be? What else do I possess but hope?
Hậu quả của khủng bố và đức hạnh của hy vọng
Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ khi tôi giã biệt Việt Nam. Vào năm 2015, thế giới sẽ chứng kiến kỷ niệm lần thứ 40 chiến thắng của Cộng sản và nhiều người sẽ gọi đó là ngày "giải phóng." Ga xe lửa Huế, nơi một đầu máy và một toa hành lý khởi hành chuyến tầu tượng trưng 500 thước mỗi buổi sáng vào lúc 8 giờ sẽ không còn đáng đi vào kịch trường của sự phi lý nữa. Nó đã được phục hồi đẹp đẽ và sơn phết lại mầu hồng. Một lần nữa, tương tự như những ngày dưới sự thống trị của người Pháp, nó là nhà ga xe lửa đẹp nhất vùng Đông Dương và tài xế tắc-xi không phải chờ đợi vô ích bên ngoài. Mười chuyến tầu thong dong chạy qua mỗi ngày, năm chuyến xuôi Nam và năm chuyến ra Bắc. Gộp chung lại chúng được mệnh danh một cách không chính thức là Tàu Tốc Hành Thống Nhất. Chẳng lẽ nào tôi lại không mừng vui? Chuyện này có khác nào bên Đức khi bức tường Bá Linh đổ xuống và những bãi mìn biến mất, và nay những chuyến tầu cao tốc phóng ngược xuôi giữa hai xứ nguyên là Cộng sản bên Đông và Dân chủ bên Tây với tốc độ lên tới 200 dặm một giờ?
Hiển nhiên là tôi rất vui khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam được thống nhất và phát triển, những chuyến xe lửa đã hoạt động trở lại và các bãi mìn đã được tháo gỡ. Nhưng đến đây thì sự tương đồng với nước Đức chấm dứt. Nước Đức hoàn thành sự thống nhất, một phần nhờ người dân tại Đông Đức đã lật đổ chế độ độc tài toàn trị bằng những cuộc biểu tình và phản kháng ôn hòa, một phần nhờ vào sự khôn ngoan của các nguyên thủ quốc tế như các vị Tổng thống Ronald Reagan và George G.W. Bush, của Thủ tướng Helmut Kohl, của lãnh tụ Sô Viết Mikhail Gorbachev, và cũng phần khác vì sự sụp đổ có thể đoán trước được của hệ thống xã hội chủ nghĩa sai lầm trong khối Sô Viết. Không có ai bị thiệt mạng trong tiến trình này, không một ai bị tra tấn, chẳng có ai phải vào trại tù và cũng không có ai bị buộc phải trốn chạy.
Có một khuynh hướng khó hiểu, ngay cả trong số các vị học giả đáng kính của phương Tây đã diễn tả sự kiện Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam như là một cuộc "giải phóng." Điều này đặt ra một câu hỏi: giải phóng cái gì và cho ai? Có phải miền Nam đã được "giải phóng" khỏi sự áp đặt một nhà nước độc đảng toàn trị được xếp hạng chung với những chế độ vi phạm tồi tệ nhất thế giới về các nguyên tắc tự do tôn giáo, tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí? Một cái thứ giải phóng gì đã làm chết 3,8 triệu người dân Việt từ 1954 đến 1975 và đã buộc hơn một triệu người khác phải trốn ra khỏi đất nước, không những từ miền Nam bại cuộc mà cả từ những bến cảng miền Bắc và làm từ 200.000 đến 400.000 người gọi là thuyền nhân bị chết đuối?
Có phải là hành động giải phóng không khi xử tử 100.000 người lính miền Nam và viên chức chính phủ sau ngày Sài Gòn thất thủ? Phải chăng chỉ là một màn trình diễn nhân đạo của bên thắng cuộc bằng cách lùa từ một triệu đến 2 triệu rưỡi người miền Nam vào các trại tù cải tạo, trong đó có khoảng 165.000 người mất mạng và hàng ngàn người khác đã bị tổn thương sọ não lâu dài và bị các vấn đề tâm thần do hậu quả của tra tấn, theo một cuộc nghiên cứu của một nhóm học giả quốc tế do Bác sĩ tâm thần Richard F. Molina của đại học Harvard dẫn đầu?
Từ giữa những năm 1960, những tay bịa đặt chuyện huyền thoại về chính trị và lịch sử của phương Tây, hoặc ngây thơ hoặc bất lương, đã chấp nhận lời giải thích của Hà Nội rằng cuộc xung đột là một cuộc "chiến tranh nhân dân." Cũng đúng thôi nếu chấp nhận định nghĩa của Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp về cụm chữ đó. Nhưng theo luật văn phạm về sở hữu tự theo cách Saxon Genitive qui định thì "chiến tranh nhân dân" phải được hiểu là cuộc "chiến tranh của nhân dân." Thực tế không phải như vậy. Ðã có khoảng 3,8 triệu người Việt Nam đã bị giết giữa các năm 1954 và 1975. Khoảng 164.000 thường dân miền Nam đã bị thủ tiêu trong cuộc tru diệt bởi Cộng sản trong cùng thời kỳ, theo nhà học giả chính trị Rudolf Joseph Rummel của trường Đại học Hawaii. Ngũ Giác Ðài ước tính khoảng 950.000 lính Bắc Việt và hơn 200.000 lính VNCH đã ngã xuống ngoài trận mạc, cộng thêm 58.000 quân Hoa Kỳ nữa. Đây không thể là một cuộc chiến tranh của nhân dân mà chính là chiến tranh chống nhân dân.
Trong tất cả những lập luận đạo đức giả về cuộc chiến Việt Nam ta gặp quá thường trong vòng 40 năm qua, cái câu hỏi quan trọng nhất đã bị mất dấu hay AWOL, nếu dùng một từ ngữ viết tắt quân sự có nghĩa là "vắng mặt không phép," câu hỏi đó là: Dân Việt Nam có mong muốn một chế độ Cộng sản hay không? Nếu có, tại sao gần một triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954, trong khi chỉ có vào khoảng 130.000 cảm tình viên Việt Minh đi hướng ngược lại?
Ai đã khởi đầu cuộc chiến tranh? Có bất kỳ đơn vị miền Nam nào đã hoạt động ở miền Bắc hay không? Không. Có du kích quân miền Nam nào vượt vĩ tuyến 17 để mổ bụng và treo cổ những người trưởng làng thân cộng, cùng vợ và con cái họ ở đồng quê miền Bắc hay không? Không. Chế độ miền Nam có tàn sát cả một giai cấp hàng chục ngàn người trên lãnh thổ của họ sau năm 1954 bằng cách tiêu diệt địa chủ và các đối thủ tiềm năng khác theo cách thống trị theo lối Sô Viết của họ hay không? Không. Miền Nam có thiết lập chế độ độc đảng toàn trị hay không? Không.
Với cương vị một người công dân Đức, tôi không can dự gì đến cuộc chiến này, hay nói theo lối người Mỹ là "I have no dog in this fight" (tôi chẳng có con chó nào trong vụ cắn lộn này cả). Nhưng, nhằm chú giải cho cuốn sách "Lời nguyện của nhà báo", tương tự như các phóng viên kỳ cựu có lương tâm, lòng tôi đã từng và vẫn còn đứng về phía dân tộc Việt Nam nhiều đau thương. Lòng tôi hướng về những người phụ nữ tuyệt vời với tính tình rất thẳng thắn và vui vẻ; hướng về những người đàn ông Việt Nam khôn ngoan và vô cùng phức tạp đang theo đuổi giấc mơ tuyệt hảo theo phong cách Khổng giáo; hướng về các chiến binh giống như trẻ con đi ra ngoài mặt trận mang theo cái tài sản duy nhất là một lồng chim hoàng yến; hướng về các góa phụ chiến tranh trẻ với cơ thể bị nhào nặn méo mó chỉ vì muốn bắt một tấm chồng lính Mỹ nhằm tạo một ngôi nhà mới cho con cái và có thể cho chính họ, còn hơn là đối mặt với độc tài Cộng sản; hướng về nhóm trẻ em bụi đời trong thành thị cũng như ngoài nông thôn săn sóc lẫn nhau và những con trâu đồng. Với trái tim chai cứng còn lại, lòng tôi thuộc về những người trốn chạy khỏi lò sát sinh và vùng chiến sự, luôn luôn đi về hướng Nam mà không bao giờ về hướng Bắc cho đến tận cùng, khi không còn một tấc đất nào vắng bóng Cộng sản nữa để mà trốn. Tôi đã chứng kiến họ bị thảm sát hay bị chôn sống trong những ngôi mồ tập thể và mũi tôi vẫn còn phảng phất mùi hôi thối của những thi thể đang thối rữa.
Tôi không có mặt vào lúc Sài Gòn thất thủ sau khi toàn bộ các đơn vị Quân Lực VNCH, thường xuyên bị bôi bẩn một cách ác độc bởi truyền thông Hoa Kỳ, giờ đây bị những đồng minh người Mỹ của họ bỏ rơi, đã chiến đấu một cách cao thượng, biết rằng họ không thể thắng hay sống sót khỏi trận đánh cuối cùng này. Tôi đang ở Paris, lòng sầu thảm khi tất cả những chuyện này xẩy ra và tôi ước gì có dịp tỏ lòng kính trọng năm vị tướng lãnh VNCH trước khi họ quyên sinh lúc mọi chuyện chấm dứt, một cuộc chiến mà họ đã có thể thắng: Lê Văn Hưng (sinh năm 1933), Lê Nguyên Vỹ (sinh năm 1933), Nguyễn Khoa Nam (sinh năm 1927), Trần Văn Hai (sinh năm 1927) và Phạm Văn Phú (sinh năm 1927).
Khi tôi viết đoạn kết này, một ký giả đồng nghiệp và một loại học giả sinh năm 1975 khi Sài Gòn bị thất thủ, đã tự tạo cho bản thân một thứ tên tuổi bằng cách bêu xấu tội ác chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Vâng, họ thật đáng bị bêu xấu. Đúng, đó là sự thật. Mỹ Lai có thật. Tôi biết, tôi đã có mặt trong phiên tòa mặt trận khi Trung úy William Calley bị kết án là có tội. Tôi biết cái tiêu chuẩn đếm xác chết được tôn sùng bởi đầu óc méo mó của các cấp chỉ huy quân sự cũng như dân sự thời đại Mc Namara tại Washington và bản doanh Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã làm tổn hại hàng ngàn mạng sống của người dân vô tội.
Nhưng không có hành vi tàn ác nào của các đơn vị rối loạn Hoa Kỳ và VNCH có thể sánh bằng cuộc tàn sát do lệnh nhà nước giáng xuống đầu người miền Nam nhân danh Hồ Chí Minh. Những tội ác mà cho đến ngày nay những kẻ kế thừa thậm chí vẫn không thừa nhận vì không ai có cái dũng cảm hỏi họ: Tại sao các anh thảm sát tất cả những người vô tội mà các anh rêu rao là đi chiến đấu để giải phóng họ? Với tư cách một người Đức, tôi xin được thêm một đoạn chú thích như sau: tại sao các anh giết người bạn của tôi là Hasso Rüdt von Collenberg, tại sao lại giết các bác sĩ người Đức ở Huế, và anh Otto Söllner tội nghiệp mà "tội ác" duy nhất là dạy trẻ em Việt Nam cách điều khiển một ban nhạc hòa tấu? Tại sao các anh bắt cóc những thanh niên thiện nguyện Knights of Malta, làm cho một số bị chết trong rừng rậm và số khác thì bị giam cầm tại Hà Nội? Tại sao các anh không bao giờ tự xét lương tâm về những hành động đó, theo cách những người Mỹ chính trực trong khi họ đã được xác định một cách đúng đắn là họ thuộc về phía lẽ phải trong cuộc Đại Chiến Thứ Hai, vẫn bị dằn vặt bởi cái di sản khủng khiếp để lại vì đánh bom rải thảm những khu dân cư trong nước Đức và tấn công bằng bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki?
Hồi tưởng lại cuộc thử thách trên con đường mòn Hồ Chí Minh trong tạp chí Der Spiegel, cô y tá Tây Đức Monika Schwinn nhớ lại cuộc gặp gỡ với các đơn vị chiến đấu Bắc Việt trên đường xuống phía Nam như là một trong những kinh nghiệm khủng khiếp nhất. Cô diễn tả cái cường độ của mối hận thù trên khuôn mặt của những tên lính đó và cô viết chính những tên Việt Cộng canh chừng phải khó khăn lắm mới ngăn chận họ không giết những người Đức ngay tại chỗ. Không có ai sinh ra là biết hận thù cả. Sự thù hận chỉ có thể có được do dậy dỗ. Nuôi dưỡng tính giết người trong lòng thanh niên là một khuôn phép huấn luyện chỉ có trường phái chủ nghĩa toàn trị là giỏi nhất. Trong cuốn tiểu sử rất hay nói về tay chỉ huy SS Heinrich Himmler, sử gia Peter Longerich diễn tả là ngay cả gã sáng lập viên cái lực lượng tàn độc gồm những tên côn đồ mặc đồ đen cũng khó lòng buộc thuộc hạ vượt qua sự kiềm chế tự nhiên để thi hành lệnh thảm sát Holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). Chính cái ánh mắt thù hận của những tên sát nhân Bắc Việt tại Huế làm ám ảnh những người tôi phỏng vấn hơn cả. Nhưng dĩ nhiên phải dành nhiều thời gian với họ, chịu sự đau khổ cùng họ, tạo niềm tin và trò chuyện với họ thì mới khám phá ra cái cốt lõi của một phần nhân tính con người, một hiểm họa về mặt chính trị và quân sự vẫn còn quanh quẩn bên chúng ta từ bốn thập niên qua. Chỉ phán ý kiến về nó từ trên tháp ngà đài truyền hình New York hay các trường đại học Ivy League thì không bao giờ đủ cả.
Trong một cuốn sách gây chú ý về đoàn quân Lê Dương Pháp, Paul Bonnecarrère đã kể lại cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tá đầy huyền thoại Pierre Charton và Tướng Võ Nguyên Giáp sau khi Pháp thất trận tại Điên Biên Phủ (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton là tù binh trong tay Cộng sản Việt Minh. Giáp đến thăm Charton nhưng cũng để hả hê. Cuộc gặp gỡ xẩy ra trong một lớp học trước mặt khoảng 20 học viên đang tham dự một buổi tuyên truyền chính trị. Cuộc đối thoại giữa hai nhân vật đối chọi nhau đã xẩy ra như sau:
Giáp: "Tôi đã đánh bại ông, thưa Đại tá!"
Charton: "Không, ông không đánh bại tôi, thưa Đại tướng. Rừng rậm đã đánh bại chúng tôi... cùng sự hỗ trợ các ông đã nhận được từ người dân bằng các phương tiện khủng bố."
Võ Nguyên Giáp không ưa câu trả lời này và cấm các học viên không được ghi chép nó. Nhưng đó là sự thật, hay chính xác hơn: đó là một nửa của sự thật. Cái nửa kia là các nền dân chủ như Hoa Kỳ đúng là không được trang bị về chính trị và tâm lý để theo đuổi một cuộc chiến trường kỳ. Sự nhận thức này, cùng với cách sử dụng các phương tiện khủng bố đã trở thành trụ cột trong chiến lược của Võ Nguyên Giáp. Hắn đã đúng và hắn đã thắng. Thậm chí nguy hiểm hơn nữa là ngày nay các chế độ toàn trị đang chú ý đến điểm này.
Cho đến tận ngày hôm nay tôi vẫn còn bị ám ảnh bởi cái kết luận tôi bắt buộc phải rút ra từ kinh nghiệm về Việt Nam là: khi một nền văn hóa bê tha hủ hóa đã mệt mỏi về lòng hy sinh, nó sẽ có khả năng vứt bỏ tất cả. Nó đã chín mùi để bỏ rơi một dân tộc mà đáng lẽ nó phải bảo vệ. Nó còn thậm chí sẵn sàng xóa đi những mạng sống, sức khoẻ về thể chất và tinh thần, nhân phẩm, trí nhớ và danh thơm của những thanh niên đã được đưa ra mặt trận. Điều này đã xẩy ra trong trường hợp các cựu chiến binh Việt Nam. Tác động của sự khiếm khuyết đã ăn sâu trong các nền dân chủ tự do này rất đáng sợ vì cuối cùng nó sẽ phá hỏng chính nghĩa và tiêu diệt một xã hội tự do.
Tuy nhiên tôi không thể kết thúc câu chuyện ở đây bằng điều tăm tối này được. Là một người quan sát về lịch sử, tôi biết là lịch sử, mặc dù được khép kín trong quá khứ, vẫn luôn luôn mở rộng ra tương lai. Là một Ki-Tô hữu tôi biết ai là Chúa của lịch sử. Chiến thắng của Cộng sản dựa vào những căn bản độc ác: khủng bố, tàn sát và phản bội. Hiển nhiên tôi không biện minh cho chuyện tiếp tục đổ máu nhằm chỉnh lại kết quả, cho dù có khả thi đi chăng nữa. Nhưng là một người ngưỡng mộ tính kiên cường của dân tộc Việt Nam, tôi tin là họ sẽ cuối cùng tìm ra phương cách ôn hòa và các lãnh tụ chân chính để họ có thể thoát khỏi những tay bạo chúa. Có thể sẽ phải mất nhiều thế hệ, nhưng điều đó sẽ xẩy ra.
Trong ý nghĩa này, tôi bây giờ chỉ muốn xếp hàng vào đoàn xích-lô bên ngoài ga xe lửa Huế vào năm 1972, nơi chẳng có người khách nào quay trở lại. Chỗ của tôi ở đâu bây giờ? Tôi còn lại gì nữa ngoài niềm hy vọng?
DUC: A Reporter's Love For a Wounded People
My new book, DUC - A Reporter's Love for A Wounded People, has received some stunning endorsements:
-->
This brilliant book reminds me of Theodore White's In
Search of History. Duc is a compelling and elegantly-written
memoir. But it is much more than that. Uwe Siemon-Netto
challenges facets of our flawed historical memory of the Vietnam War.
He exposes the false virtue of Vietnamese Communist forces that
brutalized innocents in their quest to impose their totalitarian system on
the South Vietnamese people. And he sheds fresh light and understanding
on the experiences of those who endured thatbrutality, wartime reporters,
and South Vietnamese and American troops as well as the interactions between
them.
- Maj. Gen. H.R. McMaster, Ph.D.
Author of Dereliction of Duty:
Lyndon Johnson, Robert McNamara,
the Joint Chiefs and the
Lies That Led to Vietnam
Uwe
Siemon-Netto, the distinguished German journalist, has written a masterful
memoir of his many years covering the Vietnam War. He captures, as very
few others have, the pathos and absurdities, the combat, cruelties and human
cost of a conflict which – as he unflinchingly and correctly argues -- the
wrong side won. From the street cafés of Saigon to Special Forces outposts in
the central highlands, from villages where terror comes at night to the carnage
and war crimes visited on the city of Hue at Tet, 1968, Uwe brings a brilliant
reportorial talent and touch. Above all, Uwe writes about the Vietnamese
people: street urchins and buffalo boys, courageous warriors and hapless war
victims, and the full human panoply of a society at war. As a
German, Uwe had, as he puts it, "no dog in this fight", but he
understood the rights and wrongs of this war better than almost anyone and
his heart, throughout the powerful and moving volume, is always and
ardently with the Vietnamese people.
-
Peter R. Kann, Pulitzer laureate 1972
Former
publisher of the Wall Street Journal
and
CEO of Dow Jones
Uwe Siemon-Netto’s memoir about his years as a
war correspondent in Vietnam is one of the most touching and moving books I
have read in a long time. It is also hilarious. This renowned journalist,
a longtime war correspondent for various German newspapers, made me both sad
and happy. I did cry at times, but I also laughed. He took me on
a splendid journey from Saigon to Hue and back again,
always captivating me with his memorable talent and his unique way with
engaging words and phrases. I couldn't get enough of
his anecdotes about his little friends, a group of street urchins.
They slept in his ramshackle car at night, protesting they were doing
him a favor by guarding it. His vivid writing brings alive all kinds of unusual
cosmopolitan "characters" he met, as well as the innocent victims and
brave survivors of this war, in particular the everyday people of Vietnam. His
genuine sympathy for the Vietnamese and his understanding of the war that
engulfed them help to make this a powerful read.
- Barbara
Taylor
Bradford.
Author of
A
Woman Of Substance and
Secrets
From The Past
Uwe
Siemon-Netto, a reporter experienced but still young, German and so not naive
about communism, arrived in Saigon to report the Vietnam War at its height. He
fell in love with Vietnam and the Vietnamese. But he found Saigon to be a
clubroom of armchair reporters, praising each other's idealistic
dissent on the war, and followed the fighting into the countryside.
There he found different truths -- the horror of the North Vietnamese massacre
of young mothers dressed for the festival of Tet, the self-sacrifice
of GIs and South Vietnamese troops, the heroic comedy of two WWII veterans -- a
German and an English reporter -- bringing order to the chaos of resistance to
a Vietcong attack. Every page has an eccentric or brave or charming
or cowardly or villainous individual -- Vietnamese, American or European
-- brought to life on it. Duc is an angry account of a
betrayal of a nation. But there is hope about people on every page too.
-
John O’Sullivan, Executive Editor
Radio
Free Europe/Radio Liberty, 2008-2011
Editor-in-Chief,
UPI, 2001-2004
Editor, National
Review, 1988-2007
It
seems appropriate that this meaningful and poetic book written from well
ingrained memories going back 40 plus years comes to our attention just as we
prepare to celebrate and honor the hundreds of thousands surviving Vietnam
veterans who were sent away to defeat communism only to come home abandoned and
mistreated by the country that sent them into this hellish war. I had the great
pleasure of supervising Uwe during his tenure at the St Cloud, MN Veterans
Affairs Medical Center early in my career as a Clinical Psychologist treating
combat veterans with PTSD. His earlier book The Acquittal of God helped many of
our veterans overcome longstanding painful spirituality issues and this current
release will certainly help my generation to better fully understand the
horrifying mindset and trauma enforced upon a culture and people by their
fellow countrymen.
- James R. Tuorila, Ph.D., L.P.VFW Surgeon General, 2012-2013
Uwe
Siemon-Netto’s account of the Vietnam War provides many new details and
important insights. It is impossible to read the book without being reminded of
Graham Greene's The Quiet American and Bernard B. Fall's Street
Without Joy. It is beautifully written, relates very captivating
stories and has been superbly translated into Vietnamese by Quy V. Ly and
Hien Nguyen.
-
Col. (ret.) Duong Nguyen, MC,
Former
Division Surgeon,
1st Armored
Division U.S. Army
Former
captain, ARVN Medical Corps
Every
reader will gain much from this book’s empathetic portrait of the countless
tragedies the freedom-loving South Vietnamese suffered during and after the
Viet Nam war, a war that still haunts many Americans who do not know or
remember that their leaders, with the compliance of the American public, opted
to enter this war with the commitment of protecting and saving the South Vietnamese
from the Communist Viet Cong. Uwe Siemon-Netto, a German war
correspondent for five years in Viet Nam, shows, how Americans at home,
unwilling to support their soldiers in a protracted war, together with their
throw-away disposition, jettisoned their commitment. They withdrew
their forces, enabling Communists to slaughter millions in pursuit of
“liberation,” a duplicitous term the new journalists, as social-advocates, a
byproduct of the Viet Nam war, did not question.
-
Rev. Alvin J. Schmidt, Ph.D.
Professor
of sociology emeritus, Illinois College,
and
Lutheran pastor
In
this captivating memoir of his time in South Vietnam, Uwe Siemon-Netto
describes what that country was really like. Having served there as a U.S.
diplomat at about the same time, I can thoroughly vouch for the accuracy of his
observations. The book abounds in incidents and episodes amusing, heartwarming,
heartbreaking, depressing, frightening and thought provoking. Uwe did not shun
danger and witnessed some fierce combat, notably at the bloody1965 Ia Drang
battle.
He
demonstrated both physical courage and the courage of his convictions, not
hesitating to expose and condemn the Communist enemy regime as cruel and
intrinsically evil. This was most dramatically illustrated by the notorious
1968 Hue massacre, which he depicts in detail. When Communist forces captured
the old imperial capital of Hue during the Tet Offensive they came with
prepared lists of leading citizens and foreigners whom they systematically
executed. After the enemy was driven out, a mass grave with nearly 3,000 bodies
was found, some buried alive.
Uwe
has rendered a useful service in bringing attention to this greatest atrocity
of the war, which many in our media minimized. Throughout, Uwe demonstrates an
abiding affection for and understanding of the Vietnamese people. He fittingly
begins the book by noting it ”has been written in the memory of the countless
victims of the Communist conquest in South Vietnam,” and then lists them. A
word of note: when one begins to read this book, it is hard to put down.
-
William Lloyd Stearman, PhD., Director
White
House National Security Council
Indochina
Staff, 1973-1976
Forty
years ago at the time of this writing, Henry Kissinger - then America's
secretary of state - shook hands with his North Vietnamese counterpart in Paris
and signed the agreement that seemed to guarantee the long-awaited peace in
Indochina ending the bitter war between North and South Vietnam. Prior to
signing, Washington told Saigon not to worry. Should the Communists strike
again, the United States would respond, immediately and rigorously.
But,
of course, this promise was not kept. Two years later, Hanoi attacked with
massive conventional armed force, just as it had in the spring of l972. Then
the South's valiant soldiers threw back the Communist assault. But in April
1975, South Vietnam fell to Communism, spawning hundreds of thousands of
"boat-people" a large part of who found refuge in the United States
while many others drowned.
Throughout
much of the Vietnam War, Germany's Axel Springer Verlag in
Berlin, Europe's largest publishing house with dozens of magazines and papers,
had relied on Uwe Siemon-Netto's splendid reporting for general and specialized
coverage of the armed and political conflict in Vietnam.
The
Vietnamese called him Đức,
meaning the German. Now he has chosen this nickname as title of his memoir.
This fine book is the proclamation of "A Reporter's Love for a
Wounded People," as its subtitle states. It wraps up a rare distinguished
career in the trenches.
-
H. Joachim Maitre, former editor of
Die
Welt/Welt am Sonntag
Brookline,
Mass., March 2013
I was a
so-called "'68er," part of the rebellious youth movement of the
sixties. In those days my knowledge derived largely from the media of the time.
By reading Duc, I now realize this was insufficient to give me a
real picture of the conflict. What has not changed, and was underpinned by Uwe
Siemon-Netto’s book, are my feelings about the cruelties and
absurdities of war in general."
-
Wolfgang Drautz,
Former
Consul General of Germany, Los Angeles
***
IN MEMORIAM
This book has been written in the memory of the countless innocent victims of the Communist conquest in South Vietnam, notably:
- The hundreds of thousands of men, women, and children massacred in villages and cities, especially Hué;
- The hundreds of thousands of South Vietnamesesoldiers and officials who were executed, tortured or imprisoned after the end of the war;
- The millions who were driven from their country and the hundreds of thousands who drowned in the process;
- The brave ARVN soldiers who fought on when all was lost, and their valiant generals who took their own lives in the end;
- The young South and North Vietnamese conscriptswho died in this so-called war of liberation, which brought no liberty;
- The 58,272 American, 4,407 South Korean, 487 Australian,
- 351 Thai and 37 New Zealand soldiers who made
- the ultimate sacrifice in Vietnam;
- My German compatriots who were murdered by the VietnameseCommunists, notably Dr. Horst-Günther and Elisabetha Krainick, Dr. Alois Alteköster, Dr. Raimund Discher, Prof. Otto Söllner, Baron Hasso Rüdt von Collenberg and many others, who came as friends and paid for it with their lives.
UWE SIEMON-NETTO
Epilogue
The fruit of terror and the virtue of hope
More than forty years have passsed by since I paid Vietnam my farewell visit. In 2015, the world will observe the 40th anniversary of the Communist victory, and many will call it “liberation.” The Hué railway station, where a locomotive and a baggage car left on a symbolic 500-yard journey every morning at eight, no longer qualifies as Theater of the Absurd. It has been attractively restored and painted pink. Once again, as in the days of French dominance, it is the most beautiful station in Indochina, and taxi drivers do not have to wait outside in vain. Ten comfortable trains come through every day, five heading north, five going south. Collectively they are unofficially called Reunification Express. Should I not rejoice? Is this not just as in Germany, where the Berlin Wall and the minefields have gone, and now high speed trains zoom back and forth between the formerly Communist East and the democratic West at speeds up to 200 miles an hour?
Obviously I am glad that the war is over and Vietnam is reunified and prosperous, that the trains are running, and most of the minefields cleared. But this is where the analogy with Germany ends. Germany achieved its unity, in part because the Germans in the Communist East toppled their totalitarian government with peaceful protest and resistance, and in part thanks to the wisdom of international leaders such as Presidents Ronald Reagan and George G.W. Bush, Chancellor Helmut Kohl, and Soviet leader Mikhail Gorbachev, and partly because of the predictable economic collapse of the flawed socialist system in the Soviet Bloc. Nobody died in the process, nobody was tortured, nobody ended up in camps, nobody was forced to flee.
There is an incomprehensible tendency, even among respectable pundits in the West, to refer to the Communist takeover of the South as “liberation.” This begs the question: liberation from what and to what? Was South Vietnam “freed” for the imposition of a totalitarian one-party state that ranks among the world’s worst offenders against the principles of religious liberty, freedom of expression, freedom of speech, freedom of assembly, and freedom of the press? What kind of liberation was this that cost 3.8 million Vietnamese lives between 1955 and 1975 and has forced more than one million Vietnamese to flee their country, not only from the vanquished South, but even from ports in the North, causing between 200,000 and 400,000 of the so-called boat people to drown?
Was it an act of liberation to execute 100,000 South Vietnamese soldiers and officials after the fall of Saigon? Was it meant to be a display of generosity by the victors to herd between one million and 2.5 million South Vietnamese to reeducation camps, where an estimated 165,000 perished and thousands more have sustained lasting brain injuries and mental health problems resulting from torture, according to a study by an international team of scholars led by Harvard psychiatrist Richard F. Molina?
Since the mid-1960s, political and historical mythographers in the West have either naively or dishonestly accepted Hanoi’s line that this conflict was a “People’s War.” Well it was, if one accepts Mao Zedong’s and Vo Nguyen Giap’s interpretation of the term. But the Saxon Genitive implies that a “People’s War” is supposed to be a war of the people. In truth, it wasn’t. Some 3.8 million Vietnamese were killed between 1955 and 1975. Approximately 164,000 South Vietnamese civilians were annihilated in a Communist democide during that same period, according to political scientist Rudolf Joseph Rummel of the University of Hawaii. The Pentagon estimated that 950,000 North Vietnamese and more than 200,000 South Vietnamese soldiers fell in combat, in addition to 58,000 U.S. troops. This was no war of the people; it was a war against the people.
In the all too often hypocritical rhetoric about the Vietnam War over the last 40 years, the key question has gone AWOL, to use a military acronym meaning absent without leave, and the question is: Did the Vietnamese people desire a Communist regime? If so, how was it that nearly one million northerners moved south following the division of their country in 1954, while only about 130,000 Vietminh sympathizers went in the opposite direction?
Who started this war? Were there any South Vietnamese units operating in North Vietnam? No. Did South Vietnamese guerillas cross the 17th parallel to disembowel and hang pro-Communist village chiefs, their wives and children in the northern countryside? No. Did the South Vietnamese regime massacre an entire class of people by the tens of thousands in is territory after 1954 the way the North Vietnamese had liquidated landowners and other potential opponents of their Soviet-style rule? No. Did the South Vietnamese establish a monolithic one-party system? No.
As a German citizen, I had no dog in this fight, as Americans would say. But to paraphrase the Journalists’ Prayer Book, such as hardened reporters have hearts, mine was, and still is, with the wounded Vietnamese people. It belongs to these sublime women who can often be so blunt and amusing; it belongs to the cerebral and immensely complicated Vietnamese men trying to dream the perfect dream in a Confucian way; to the childlike soldiers going to battle carrying their only possessions – a canary in a cage; to young war widows who had their bodies grotesquely modified just to catch a GI husband and create a new home for their children and perhaps for themselves, rather than face a Communist tyranny; to those urban and rural urchins minding each other and water buffalos. What a hardened heart I had, it belonged to those I saw running away from the butchery and the fighting – always in a southerly direction, but never ever north, until at the very end there was no VC-free square inch to escape to. I saw them slaughtered or buried alive in mass graves, and still have the stench of putrefying corpses in my nostrils.
I wasn’t there when Saigon fell after entire ARVN units, often so maligned in the U.S. media and now abandoned by their American allies, fought on nobly, knowing that they would neither win nor survive this final battle. I was in Paris, mourning, when all this happened, and I wish I could have paid my respects to five South Vietnamese generals before they committed suicide when the game was over that they should have won: Le Van Hung (born 1933), Le Nguyen Vy (born 1933), Nguyen Khoa Nam (born 1927), Tran Van Hai (born 1927) and Pham Van Phu (born 1927).
As I write this epilogue, a fellow journalist and scholar of sorts, a man born in 1975 when Saigon fell, is making a name for himself, pillorying American war crimes in Vietnam. Yes, they deserve to be pilloried. Yes, they were a reality. My Lai was reality; I know, I was at the court martial where Lt. William Calley was found guilty. I know that the body count fetish dreamed up by the warped minds of political and military leaders of the McNamara era in Washington and U.S. headquarters in Saigon cost thousands of innocent civilians their lives.
But no atrocity committed by dysfunctional American or South Vietnamese units ever measured up to the state-ordered carnage inflicted upon the South Vietnamese in the name of Ho Chi Minh. These crimes his successors will not even acknowledge to this very day because nobody has the guts to ask them: why did your people slaughter all these innocents whom you claimed to have fought to liberate? As a German, I take the liberty of adding a footnote here: why did you murder my friend Hasso Rüdt von Collenberg, the German doctors in Hué, and poor Otto Söllner, whose only “crime” was to have taught young Vietnamese how to conduct an orchestra? Why did you kidnap those young Knights of Malta volunteers, subjecting some to death in the jungle and others to imprisonment in Hanoi? Why does it not even occur to you to search your conscience regarding these actions, the way thoughtful Americans, while correctly laying claim to have been on the right side in World War II, wrestle with the terrible legacy left by the carpet bombing of residential areas in Germany and the nuclear attacks on Hiroshima and Nagasaki?
Reminiscing on her ordeal on the Ho Chi Minh Trail in the news magazine Der Spiegel, the West German nurse Monika Schwinn recalled her encounter with North Vietnamese combat units on their way south as one of her most horrifying experiences. She described the intensity of hatred in the facial expressions of these soldiers and wrote that her Vietcong minders had great difficulty preventing them from killing the Germans on the spot. Nobody is born hating. Hate must be taught. Fostering murder in the hearts of young people involved a teaching discipline at which only the school of totalitarianism excels. In his brilliant biography of SS leader Heinrich Himmler, historian Peter Longrich relates that even this founder of this evil force of black-uniformed thugs did not find it easy to make his men overcome natural inhibitions to execute the holocaust (Longerich. Heinrich Himmler. Oxford: 2012). It was the hatred in the eyes of the North Vietnamese killers in Hué that many of the survivors I interviewed considered most haunting. But of course one did have to spend time with them, suffer with them, gain their confidence and speak with them to discover this central element of a human, political and military catastrophe that is still with us four decades later. Opining about it from the ivory towers of a New York television studio or an Ivy League school does not suffice.
In a stirring book about the French Foreign Legion, Paul Bonnecarrère relates the historic meeting between the legendary Col. Pierre Charton and Gen. Vo Nguyen Giap after France’s defeat at Dien Bien Phu (Bonnecarrère. Par le Sang Versé. Paris: 1968). Charton was a prisoner of war in the hands of the Communist Vietminh. Giap came to pay his respects to him but also to gloat. The encounter took place in a classroom in front some 20 students attending a political indoctrination session. The dialogue between the two antagonists went thus:
Giap: “I have defeated you, mon colonel!
Charton: “No you haven’t, mon general. The jungle has defeated us… and the support you received from the civilian population -- by means of terror.”
Vo Nguyen Giap didn’t like this answer, and forbade his students to write it down. But it was the truth, or more precisely: it was half of the truth. The other half was that democracies like the United States seemed indeed politically and psychologically ill equipped to fight a protracted war. This realization, alongside the use of terror tactics, became a pillar of Giap’s strategy. He was right and he won. Even more dangerous totalitarians are taking note today.
To this very day I am haunted by the conclusion I was forced to draw from my Vietnam experience: when a self-indulgent throwaway culture grows tired of sacrifice it becomes capable of discarding everything. It is prepared to dump a people whom it set out to protect. It is even willing to trash the lives, the physical and mental health, the dignity, memory and good name of the young men who were sent to war. This happened in the case of the Vietnam Veterans. The implications of this deficiency endemic in liberal democracies are terrifying because in the end it will demolish their legitimacy and destroy a free society.
However, I must not end my narrative on this dark note. As an observer of history, I know that history, while closed to the past, is always open to the future. As a Christian I know who is the Lord of history. The Communist victory in Vietnam was based on evil foundations: terror, murder and betrayal. Obviously, I do not advocate a resumption of bloodshed to rectify this outcome, even if this were possible. But as an admirer of the resilient Vietnamese people, I know that they will ultimately find the right peaceful means and the leaders to rid themselves of their despots. It might take generations, but it will happen.
In this sense, I will now join the queue of the pedicab drivers outside the Hué railway station where no passenger arrived back in 1972. Where else would my place be? What else do I possess but hope?
No comments:
Post a Comment