Saturday, September 21, 2013

Auburn Nên Ủng Hộ Việc Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Hỗn Hợp




Auburn Nên Ủng Hộ Việc Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Hỗn Hợp
Đăng ngày 18 tháng 9 năm 2013 lúc 6:18 chiều
Trước hết, tôi xin tự giới thiệu. Tôi là Craig H. Mandeville, Trung Tá Lục Quân (về hưu). Không cần phải nói thêm, tôi được ân thưởng hai Anh Dũng Bội Tinh với Ngôi Sao Bạc, bốn Chiến Thương Bội Tinh, v.v… Chủ tịch tượng đài Cuộc Chiến Việt Nam ở Westminster, California. Tôi được bầu lên sau khi ông chủ tịch, người sáng lập tượng đài Frank Fry đã mất. Ông Frank là cựu Thị Trưởng, ông làm việc trong hội đồng thành phố trong thời gian phê chuẩn, cách đây gần 10 năm khi tượng đài được khánh thành vào ngày 30 tháng Tư năm 2003.
Tôi nhắc nhở thêm về Frank, một cựu chiến binh Đệ Nhị Thế Chiến. Cũng vì vai trò của ông trong hội đồng, uy tín của ông ta trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã làm công việc của chúng ta dễ dàng hơn. Tượng đài đó là ước mơ của Frank chào đón người dân miền Nam Việt Nam đến với đất nước chúng ta, cũng để bầy tỏ sự hãnh diện cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã cùng chiến đấu trong việc bảo vệ Việt Nam tự do.
Tôi đã lắng nghe những cuốn băng ghi âm của hội đồng thành phố, và đọc các văn kiện. Điều đó đem lại nhiều kỷ niệm, tôi đã nghe tất cả những lời chấp thuận cũng như chống đối về việc xây dựng tượng đài. Tuy nhiên tôi chưa được nghe những điều mà chứng ta không biết 10 năm về trước.
Tôi muốn nói rằng, những lập luận chống đối mạnh mẽ nhất từ phiá hội Cựu Chiến Binh Hải Ngoại (VFW) và American Legion. Họ quay lưng về phiá các cựu chiến binh Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam, cũng như chế riễu các cựu quân nhân VNCH, và hiện tại họ đang tái diễn trò đó. Những người đưa ra lập luận chống đối trong cộng đồng là những người chống lại chiến tranh khi cuộc chiến Việt Nam đang diễn ra, bây giờ họ vẫn thế.
Theo ý kiến của tôi cùng với các sự kiện. Họ đã lạm dụng lá cờ để làm giảm giá trị người Việt Nam. Một số người khác dựa vào hai chữ “Ái Quốc” không đồng ý cho một lá cờ khác tung bay trên đất nước của họ, hoặc đứng cạnh lá cờ Hoa Kỳ. Thực tế cho thấy, một cựu Thị Trưởng thành phố đã từng đứng trên quan điểm nêu trên, nhưng nay bà ta đã thay đổi chính kiến và là người ủng hộ chúng ta nồng nhiệt nhất.
Sau 4 năm tranh luận, 5 năm quyên góp, thành phố, quận lỵ đã dành cho chúng ta một khoảng đất rộng một mẫu rưỡi (1 1/2 acres). Thêm tranh luận về vấn đề thuế má, quyền sở hữu, v.v…, Hội Đồng Thành Phố cùng Ủy Ban đã làm một hợp đồng bao gồm thời gian xây cất, quyền sở hữu, và bảo trì. Cám ơn Thượng Đế, chúng ta có những vị luật sư rất tận tình.
Vấn đề lá cờ lại trồi lên nhiều lần, khi các nhóm cựu quân nhân (Hoa Kỳ), những người thực lòng ái quốc đặt câu hỏi. Tại sao hai lá cờ cao ngang nhau? Tôi đã điều nghiên biết rằng họ đã đúng. Chúng tôi đã quyết định để lá quốc kỳ Hoa Kỳ treo cao hơn trong khu đất tượng đài để cho chuyện này lắng xuống.
Lá cờ Việt Nam Tự Do (nền vàng với ba sọc đỏ) tung bay phất phới như có bàn tay phù thủy, đem lại xúc động cũng như những kỷ niệm. Công viên xây dựng tượng đài tên là Sid Goldstein, để tưởng niệm một vị anh hùng điạ phương đã được ân thưởng huy chương Ngoại Hạng (Distinguished Services Cross) trong trận chiến Triều Tiên. Theo thiển ý của tôi, nó cũng bao hàm ý nghiã các vị anh hùng của các bạn (người Việt).

Điều quan trọng cho Người Hoa Kỳ gốc Việt.
Tôi ao ước được nói chuyện với các bạn về tầm quan trọng của lá cờ Việt Nam Tự Do. Nó có giá trị trong lịch sử, quan trọng như thế nào đối với người Mỹ gốc Việt, đặc biệt đối với các cựu quân nhân QL/VNCH và gia đình họ. Cũng như đối với các cựu cố vấn, như bản thân tôi đã cùng chiến đấu bên cạnh các quân nhân VNCH.
Xin vui lòng đứng về phiá người dân miền nam Việt Nam, những người đã tranh đấu cho một quốc gia Việt Nam tự do. Họ đến đây (Hoa Kỳ) với đôi bàn tay trắng, mất tất cả, kể cả nhà cửa, quê hương của họ. Chúng ta không thể hiểu nỗi đau, niềm cảm xúc của họ, duy có một điều nhắc nhở cho họ về quê hương, một hy vọng về đất nước tự do, đó là lá cờ của họ (Việt Nam). Tôi dám cam đoan rằng, hàng ngàn người Việt cùng với thân nhân đến thăm đài tưởng niệm sẽ phấn khởi khi nhìn thấy lá cờ Việt Nam tung bay phất phới, hiên ngang bên cạnh lá cờ Hoa Kỳ. Điều này sẽ làm vơi đi những nỗi kinh hoàng, nỗi đau buồn nhớ quê hương.
Đối với các cựu chiến binh Hoa Kỳ, có thành kiến, có những kỷ niệm không tốt về cuộc chiến tranh Việt Nam. Tôi chắc chắn hiểu cảm xúc của các bạn, trong lần đầu đến Việt Nam năm 1967-1968, tôi phục vụ trong sư đoàn Nhẩy Dù 101, và đơn vị của tôi bị địch quân tràn ngập. Sau đó được biết một đơn vị thuộc Hải Quân Nam Việt Nam có nhiệm vụ làm thành phần an ninh cho chúng tôi đã để đám “bê bối” (VC) đi xuyên qua. Lẽ dĩ nhiên, tôi rời Việt Nam với một đắng cay. Tuy nhiên, năm 1972 tôi được đưa trở lại làm cố vấn cho một trung đoàn Bộ Binh VNCH. Không cần phải nói nhiều, tôi không được vui và không tin tưởng nơi họ, Tuy nhiên không không thể đánh giá một quân đội qua một, hai kỷ niệm xấu.
Dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, không thấy một dấu hiệu nào về lá cờ Việt Nam Tự Do, họ chỉ muốn “xóa sổ” một hình ảnh mà họ sợ hãi nhất. Vì lá cờ đó mà chúng ta, một quốc gia đã lao vào chiến tranh. Cũng vì thế, chúng ta các cựu quân nhân của cuộc chiến Việt Nam đáng hãnh diện, đã góp phần bảo vệ một quốc gia tự do.
Điều đó đúng khi nhìn thấy hai lá cờ đứng cạnh nhau. Khi chúng ta đến thăm một đài tưởng niệm như thế, các bạn sẽ được nhắc nhở về 58000 quân nhân Hoa Kỳ, 250000 quân nhân VNCH đã anh dũng hy sinh, chiến đấu bảo vệ tự do. Đối với những ai mới đầu chống đối, sau đó trở thành những người bạn ủng hộ nhiệt tình, đài tưởng niệm đã hàn gắn vết thương lòng. Có những cựu chiến binh cùng làm việc với tôi trong hãng Boeing, không thèm nói chuyện với tôi, nhưng sau chuyến viếng thăm đài tưởng niệm, thái độ của họ đã khác hẳn.
Riêng cá nhân tôi, đài tưởng niệm chào mừng người dân miền nam Việt Nam đến được bến bờ tự do. Những người đó đã trở thành Người Hoa Kỳ Gốc Việt bầy tỏ lòng kính trọng đối với quê nhà, với tổ tiên và với những gian khổ họ đã trải qua. Hơn nữa, lá cờ cho họ niềm hy vọng, một ngày nào đó có một quốc gia Việt Nam Tự Do.

Craig H. Mandeville, LTC, U.S. Army (retired), can be reached at 714-655-6119.

 Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và Trung Tá Craig Mandeville ( Col Hồ Ngọc Cẩn and LTC Mandeville)

 First, let me introduce myself. I am Craig H. Mandeville, Lt. Col., U.S. Army (retired). Not that it matters in this discussion, but I have two Silver Stars and four purple hearts, etc.

I hold the position as president of the Vietnam War Memorial in Westminster, Calif. I was just elected after our founder and president, Frank Fry, passed away. Frank was a former mayor and was serving on the Westminster City Council during the approval phase and just shy of 10 years after it was dedicated on April 30, 2003.
I mention Frank, a World War II veteran, because of his position on the council and because his reputation within the Vietnamese–American community made our efforts considerably easier. The memorial was Frank's dream to help welcome the South Vietnamese to our country and show the pride for those Americans who had fought side by side for a free Vietnam.
I have listened to the tapes of your City Council and read the articles. It is deja vu for me. I have heard all the arguments for and against the memorial. However, I have heard nothing that we didn't hear 10 years ago.
I might mention that the strongest arguments came from the VFW and American Legion. I was startled. They turned their backs on the returning Vietnam veterans as well as scoffed at the South Vietnamese veteran, and here they were doing it again. Those residents who presented their arguments were persons in the community who were against the war when it was going on and had not changed.
In my opinion and supported by facts, many used the flag issue to cover up their prejudice against the Vietnamese. Others had a patriotic stance that no other flag should be on our soil or fly next to the U.S. flag. In fact, the former mayor felt that way in the beginning and now she is our strongest supporter.
After four years of discussions and five years of fundraising the city/county gave us 1½ acres. Those same arguments about taxpayer land, legal rights, upkeep, etc., all had been heard. The City Council and the committee made a contract about construction timelines, ownership and maintenance. Thank goodness we had lawyers working pro-bono on our behalf.
The flag issue surfaced many times when veterans groups and well-meaning patriotic Americans questioned why the flags would be at the same height. I had to research the regulations to show them that were correct. Also, we decided to put one taller American flag over the whole park that helped squelch that issue.
The flag of Free Vietnam (yellow with three red stripes) seems to conjure up, for many, bad feeling/memories and whether it should be in a park with other memorials. Our park is called the Sid Goldstein Park in memory of a local resident who won the Distinguished Service Cross in Korea. I know it is not quite the same as yours.
Important to Vietnamese-Americans
I wish I could speak before you on the importance of the flag of free Vietnam, its meaning in history and how important it is to Vietnamese-Americans – especially veterans and their families – as well as to those advisors like myself who fought side by side with the South Vietnamese.
Please try to put yourself in the place of the South Vietnamese who not only lost their struggle for a free Vietnam, but came here with nothing and lost everything to include their home. We cannot understand how they feel, but the one thing that reminds them of their home and a hope for a free Vietnam is their flag. I can attest that thousands of Vietnamese and their families visit the memorial and they feel uplifted by the sight of their flag flying proudly next to the U.S. flag. It somewhat lessens the terrible memory of losing their country and allows history to stay alive with their families.
For those American veterans who have bad feelings and memories about the South Vietnamese, I can assure you I know the feeling. On my first tour in 1967-68, I was with the 101st Airborne and my battery was overrun. It turns out that the RVNs (ships of the Republic of Vietnam Navy) that were providing us security let the bad guys in. For sure, I left Vietnam on my first tour with a bitter taste. However, I was sent back to Vietnam in 1972 and was assigned as an advisor to a South Vietnamese infantry regiment. Needless to say, I was not happy and did not trust them. I quickly learned that I could.
One or two bad memories should not be a judge of all.
In communist Vietnam today there is no sign of the flag of South Vietnam. They want to blank out the one symbol they fear the most. That flag is why we, as a country, went to war and why we, as Vietnam veterans, are proud of what we did to help keep that a free country.
It is appropriate to see the two flags together. When we approach such a memorial you are reminded of the over 58,000 Americans, over 250,000 South Vietnamese and allies who died fighting for a free Vietnam. For those who opposed the memorial here initially, they are now our biggest supporters. It has caused healing and for many helped their issues with PTSD.
When we started this, I had veterans at the Boeing plant where I worked who wouldn't even talk to me. But after one trip to see the memorial and talk about it, their adverse feelings dissipated.
To me, it is imperative that such a memorial welcomes the South Vietnamese to our shores who are now Vietnamese Americans and show our respect for their homeland, their ancestry and the hardships they have endured. But also, that flag gives them hope for a free Vietnam one day.
Craig H. Mandeville, LTC, U.S. Army (retired), can be reached at 714-655-6119.



 LTC Craig Mandeville

Lt. Hiếu Vũ RVN Ranger with General Benjamin Ranger Airborne

Thiếu Úy Vũ Đình Hiếu sinh họat với U.S. Ranger

Notes from General Benjamin

Tướng Benjamin . Trước đây là lữ đoàn trưởng trong sư đoàn 101 Dù HK.
Ông ta làm cố vấn trưởng cho Tướng Phạm Văn Phú (SĐ1/BB) trong trận Hạ Lào năm 1971.

No comments: