Thursday, October 23, 2014

Xà Lan B40 và Những Ngày Cuối Cùng của cuộc chiến tranh VN








Cuộc chiến đã đi qua đã 40 năm, nhìn lại những gì còn vương đọng trong những chiến hữu Nha Kỹ Thuật, những người hơn một lần quên thân mình cho quê hương, nhận lãnh những công tác thập tử nhất sinh, sau 40 năm, giờ đây những chứng nhân còn  sót lại, ôn lại chuyện củ của ngày xa xưa ấy,  bây giờ đang chuẩn bị cho 40 năm Hội Ngộ NKT Nam California vào tháng 3 năm 2015 tại Nam California, liệu có còn bao nhiêu lần để điểm danh, tuy tên gọi là 40 năm Hội Ngộ nhưng đây cũng là lần điểm danh lần thứ 22 của những chiến hữu Nha Kỹ Thuật, chưa kể những lần gặp nhau không ghi vào danh sách, cứ mỗi lần nhìn lại những hình ảnh củ của những họp mặt trước, một vài chiến hữu đã vắng bóng, ra đi  và cứ thế tuần tự.....

Với tuổi tác hiện nay những chiến hữu NKT đã đứng trên đầu núi, nhìn lại quãng đời đã đi qua, những công tác hiễm nguy thời chinh chiến, đã dấn thân vào nơi tữ địa, những đồng đội mất tích trên núi rừng, 50 năm sau gia đình vẫn còn nhắn tin, tìm tin tức người thân trên internet. Những ưu tư chưa một lần có câu trả lời thỏa đáng, sau chuyến lưu lạc tháng tư đen bẩy lăm, 40 năm sau anh em mới có tin lần đầu qua Blog Nha Kỹ Thuật trên net, tiếp tục tìm về nhau, những toán bị mất tích, kẻ chết người bị thương, những người còn lại bị bắt làm tù binh, thế mà gần 40 năm sau tìm nhau trên net và những nhân viên toán gôm bi nhau thật xúc động vô cùng, những cánh chim bạt gió, trôi giạt phương trời nào và tìm nhau như cảm xúc của những ngày ban đầu.

Qua những năm dài cho dù biết bao thay đổi, trong chiến tranh và  sau 75 những tháng ngày tù tội, đời sống tiếp sau đó. Anh em Nha Kỹ Thuật luôn giữ gìn màu cờ, sắc áo, quyết không bán rẻ linh hồn, những anh thuộc Sở Bắc hơn 20 năm tù đày mới được trao trả, những cấp chỉ huy như  Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 11 với 17 năm tù, những anh em với những tháng năm tù đày vô tận và sau tháng 4 năm 1975 anh em Nha Kỹ Thuật hứng đở những đòn thù trong tù cải tạo và ngay chính khi về nguyên quán. 

Vì đây là một đơn vị, tình nguyện và tuyển chọn đặc biệt nhất của QLVNCH cho những chương trình Chiến Tranh Ngoại Lệ và những công tác bí mật có tính cách Chiến Lược trong cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến đã sang một ngả rẻ mới và vẫn luôn tiếp diễn trong người chiến binh Nha Kỹ Thuật, tình quê hương và đồng đội luôn khơi động không bao giờ chấm dứt.


Tàu kẹp bởi TUG BOAT từ Đà Nẵng về Nha Trang
Tháng 3-1975 Đà Nẵng kho xăng đang cháy 

Tháng 3-75 khi di tản miền Trung, Đoàn Công Tác 72 không di chuyển cùng Đoàn 11, 71 và Bộ Chỉ Huy Sở Công Tác, trong thời gian này trách nhiệm Đoàn 72 lấy tin tức cho Quân Đoàn 1, 3 Toán Công Tác đang hành quân khu vực Đồi 1062, đài Tiếp vận núi Đồng Đen Quảng Nam / Khu vực đèo Hải Vân, Ban Truyền Tin tại Tiền cứ Hành Quân tại Phi Trường Non Nước / Bên cạnh Sư Đoàn Dù, sau này là Sư Đoàn TQLC tất cả những anh em này đều kẹt lại tại khu vực hành quân, một số khác bị thương và chết trên đoạn đường từ Đỉnh Đồng Đen ra đến đèo Hải Vân và một số khác bị bắt làm tù binh và sau này tài liệu có chiếu trên History Channel của Hoa Kỳ.

Tháng 11 năm 1974 Thượng Đức thất thủ, Cộng Quân bao vây Đà Nẵng hàng mấy Sư Đoàn chánh quy, tràn qua từ Vĩ Tuyến 17, căn cứ chuyển quân tại Vinh dồn dập quân chánh quy bất chấp hiệp định ngưng bắn tháng giêng năm 1973 vừa ký kết. Đà Nẵng mất vào cuối tháng 3 năm 1975, và cùng lúc trước mấy tuần trước đó cao nguyên thất thủ và lần lượt các tỉnh duyên hải lọt vào tay địch. Đoàn 72 cuối cùng củng ra khỏi Tiên Sa nhờ chiếc xà lan B40 định mệnh và về đến Nha Trang rồi Cam Ranh, Vũng Tàu, Làng Cô Nhi Long Thành và cuối cùng là kho 18, Khánh Hội Sài Gòn, chiều 29 tháng 4 năm 1975, anh em Sở Công Tác lên tàu Quân Vận và tối hôm đó tháp tùng đoàn tàu của Hải Quân di tản về Phú Quốc, nhưng khi ra đến Hải Phận Quốc Tế vào sáng 30 tháng 4. Ông Dương Văn Minh đầu hàng và chiếc xà lan B40 một lần nữa, được cặp vào những tàu buôn của Hoa Kỳ đã đậu sẵn ngoài Hải Phận Quốc Tế đưa tất cả những người tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam vào Subic Bay Phi Luật Tân, rồi Đảo Guam, Đảo Wake và cuối cùng là những trại tỵ nạn thiết kế trong nội địa Hoa Kỳ, nơi đây người tỵ nạn được các ân nhân bảo trợ và bắt đầu một cuộc sống mới tại Hoa Kỳ vào thời điểm năm 1975 có 130,000 người tỵ nạn Cộng Sản đã rời Việt Nam vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam.
 Kho đạn Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng đang cháy

 Những xe tăng bỏ lại trên bờ biển Đà Nẵng

 Chiến Hạm 401 nằm lại Đà Nẵng

Chung Tử Ngọc bị bắt làm Tù Binh tháng 3 năm 1975, tại chân đèo Hải Vân Đà Nẵng
 Đòan Di Tản trên đèo Hải Vân

Chuẫn Úy Sơn Mỹ Toán 722 Đoàn Công Tác 72











Doanh trại Đòan Công Tác 72 trước đây là Doanh trại của những tóan Biệt Hải thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải công tác xâm nhập mìền Bắc Việt Nam, doanh trại nằm trên ngọn đồi cao hơn mặt biển, một ống cống thật lớn có thể đi bộ phía trong và đi thẳng ra cầu tàu của Sở Phòng Vệ Duyên Hải và nơi đây củng là cầu tàu của những PT ( Duyên Tốc Đỉnh) của Nauy chạy rất nhanh dùng chuyên chở những tóan Biệt Hải xâm nhập miền Bắc



Đòan Công Tác 72 tại San Jose 2011
Nguyễn Văn Ẩn Hayward, CA,  Lê Văn Minh Orange County, CA, Trần Minh Ngà San Jose, Nguyễn Phan Tựu Colorado, Phạm Gia Trọng Thụy Sỉ, Lương Văn Lập Simi Valley, CA, Chung Tử Ngọc Nam California, Lê Văn Hạnh Washington D.C. Phạm Hòa Los Angeles, CA

Chung Tử Ngọc, Hùynh Phước Lộc, Phạm Sỉ Khanh, Vũ Văn Thịnh





Tàu Quân Vận LCM

1-Hội Ngộ NKT New Orleans, Louisiana 1988
2- Đại Hội 1 NKT Houston Texas July 1989

3- Đại Hội 2 NKT Stanton California July 1990 ( Thành Lập THNKT) THT Vũ Ngọc Doanh
4- Đại Hội 3 NKT Houston, Texas July 1991
5- Hội Ngộ Sở Bắc Nha Kỹ Thuật Westminster, California 29.9.1991
6- Hội Ngộ NKT Lễ Tạ Ơn Stanton California 1992
7- 1975-1995 20 năm Hội Ngộ Costa Mesa, California July 1995
8- Đại Hội 4 NKT Dallas Texas 2002 ( Bầu THT/THNKT Võ Tấn Y)
9- Đại Hội 5 NKT Fairfax Virginia July 2004
10- Lễ Truy Điệu và Tưỡng Niệm Anh Linh Tữ Sĩ Nha Kỹ Thuật Westminster, California April 2005
11- 39 Nam Thanh Lap Strata 11 Dallas, Texas 28.5.2005
12- Đại Hội 6 NKT Seattle, Washington State 2006 ( Lưu Nhiệm THT/THNKT Võ Tấn Y)
13- Hội Ngộ Phi Đoàn 219 / Nha Kỹ Thuật Santa Ana, California July 2006
14- Đại Hội 7 NKT Orlando Florida 2008
15- Tiểu Hội NKT Dallas, Texas 2009
16- Đại Hội 8 NKT Anaheim, California May 2010 ( THT / THNKT Đoàn Hữu Định
17- Hội Ngộ Nha Kỹ Thuật San Jose, California May 2011
18- Kingbee-Nha Ky Thuat Emeral Bay Restaurant Fountain Valley, California Sunday 3 thang 7 nam 2011
19- Đại Hội 9 NKT Portland, Oregon 2012
20- Đại Hội 10 NKT Texas 2013

Thơ NKT


An bình :

Đời quá nhiều nhức nhối xót xa
Huynh đệ chi binh xin mải là
Anh ngả em nâng tình thủ túc
Cho nhau an lạc tâm vị tha ...


Đồng đội :

Bảy mươi thêm lẻ ai nói già

Vẫn còn đấu đá vẫn còn la...

Múa men trên mạng sức khỏe tốt

Ngày nào tắt tiếng ắt chồn tha ...

Ngôn Nguyễn












Tại Quảng Trị và Huế

Trên đèo Hải Vân
Ngày 18 tháng 3 năm 1975, người dân ở Huế, lũ lượt kéo vô Đà Nẵng để lánh nạn. Dòng người di tản ồ ạt chật cả đường phố. Xe nghẹt cả đèo Hải Vân, đứng dưới đèo nhìn lên thấy một dòng xe ngoằn ngoèo
Ngày 20 tháng 3 năm 1975 hàng mấy ngàn người dân già trẻ lớn nhỏ ở HUẾ gồng ghánh ẳm bồng con cái chạy trốn Cộng-sản cả trăm cây số trên quốc lộ 1 vì họ còn ám ảnh nặng nề của năm Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Ngày 21 tháng 3 năm 1975, Cộng-sản đã cắt đứt quốc lộ 1 ở Truồi, giữa Huế & Đà Nẳng . Cộng-sản đang đóng chốt ở đèo Phú Gia, có nhiều người dân di tản trên đoạn đường này bị chết.
Những người Lính Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa trên đường rút quân vô Đà Nẵng và đang kẹt trên đèo Hải Vân với dân chúng di tản .
(Xin bấm trên hình để xem lớn hơn)
Tại Quảng Trị và Huế Ngày 21 tháng 3 năm 1975 nguyên gia đình bị Cộng-sản bắn chết ở quốc lộ 1, gần đèo Hải Vân đang trên đường di tản
Người phụ nữ này một mình dẫn mấy đứa con chạy nạn từ Huế đang ngồi trên đèo Hải Vân với nỗi lo âu
(Xin bấm trên hình để xem lớn hơn)
Chiếc xà lan quân vận vùng 1, di tản Quân & Dân chuyến cuối cùng từ Thuận An
Ngày 26 tháng 3 năm 1975 Quảng Trị và Huế đã thất thủ
Tại Đà Nẵng
Ngày 27-28 tháng 3 năm 1975, người Đà Nẳng chạy trốn Cộng-sản
Ngày 27 – 3 – 1975 Chuyến máy bay dân sự đầu tiên của Mỹ mướn đáp xuống phi trường Đà Nẵng để đưa người di tản, nhưng mỗi khi máy bay đáp xuống những hỗn loạn diễn ra dữ dội. Nên các chuyến bay dân sự đó phải đình chỉ.
Sau đó thay đổi bằng 4 máy bay C-130 nhưng hỗn loạn vẩn liên tục nên 4 chiếc này chỉ cất cánh duy nhất được một lần vào ngày 29-3-1975
Ngày 27 tháng 3 năm 1975 tại bến tàu Đà Nẵng:
(Xin bấm trên hình để xem lớn hơn)
Cảng Đà Nẵng, trong giờ phút hấp hối . Người dân chạy trốn Cộng-sản được câu lên tàu SS. Pioneer Contender
(Xin bấm trên hình để xem lớn hơn)
Một số người dân di tản đã được ngồi yên dưới hầm tàu  
Những ngày cuối tháng 3 – 1975. Có 6 chiếc xà lan do các tàu kéo từ Vũng Tàu ra Đà-Nẵng để đưa người di tản. Bến tàu Đà Nẵng rất hỗn loạn, nên các chiếc tàu thả neo ngoài xa, dân dùng thuyền bè từ bờ ra tàu
Mỗi chiếc tàu chở được chừng 10 ngàn người thì nhổ neo về Cam Ranh
Chiều ngày 28 – 3 – 1975, tại bãi biển Mỹ Khê. Những cảnh hổn loạn xảy ra . Cả chục chiếc thiết vận xa M/13 làm đầu cầu nối ra biển để lên tàu. Sau đó có nhiều chiếc bị chìm xuống biển và một số binh sĩ biết lội thì còn sống sót, số người không biết lội đã bị chìm dần xuống đáy biển Mỹ Khê
(Xin bấm trên hình để xem lớn hơn)
Tối 28-3-75 bọn Cộng-sản pháo kích vô căn cứ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa, lửa cháy rực một góc trời
Chiến-hạm HQ 802 nhổ neo xuôi Nam lúc 11 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975
Và những số người dân khác. cố gắng dùng đủ loại phương tiện để chạy ra khỏi Đà Nẵng. phải bằng mọi cách để trốn thoát khỏi Cộng-sản ngày 28 tháng 3 năm 1975
(Xin bấm trên hình để xem lớn hơn)
Ngày 30 tháng 3 năm 1975: Dân tị nạn từ Huế , Đà Nẵng và các thành phố khác chen chúc chạy trốn Cộng-sản trên quốc lộ 1 hướng vô Nam.
Ngày 29 tháng 3 năm 1975: Đà Nẵng và toàn Quân Khu 1 thất thủ

No comments: