Friday, March 30, 2018

Bảng tổng hợp 3: Tượng đài và bia Tưởng Niệm Chiến Sĩ.



Song song với các cơ quan hành chánh công nhận quốc kỳ chúng ta, lá quốc kỳnền vàng ba sọc đỏ của chúng ta cũng xuất hiện nhiều nơi trên thế giới trong những trường hợp khác nhau nhưng ý nghĩa vẫn là một: "Cùng dựng lại quốc kỳ chúng ta bằng những cách khác nhau". Đồng thời, tại nhiều nơi trên các quê hương thứ hai của Cộng Đồng chúng ta tị nạn cộng sản, đã dựng lên các Tượng Đài hoặc Bia Tưởng Niệm Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và Chiến Sĩ Quân Lực Đồng Minh. Tại Tượng Đài cũng như Bia Tưởng Niệm, đếu có quốc kỳ chúng ta cùng với quốc kỳ của quê hương bản xứ trên hai cột cờ.
Trích trang 815, 816, và 817 trong quyển "Lược Sử Quân Lực Việt Cộng Hòa, do cựu Đại Tá Trần Ngọc Thống, cựu Thiếu Tá Hồ Đắc Huân, vàông LêĐình Thụy biên soạn vàấn hành năm 2011. Theo đó thì:
"Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa năm 1954 là 150.000 người, phát triển dần đến năm 1975 là1.025.000 người. Trong 21 năm chiến tranh, đã có 259.300 Chiến Sĩ tử trận + 567.000 Chiến Sĩ bị thương + 34.000 Chiến Sĩ mất tích. Về phía quân đội Đồng Minh, thì: Hoa Kỳ có 58.200 Chiến Sĩ tử trận + 153.400 Chiến Sĩ bị thương + 1.700 Chiến Sĩ mất tích. Đại Hàn có 5.100 Chiến Sĩ tử trận + 1.000 Chiến Sĩ bị thương + 430 Chiến Sĩ mất tích. Australia có 430 Chiến Sĩ tử trận + 130 Chiến Sĩ bị thương. Thái Lan có 350 Chiến Sĩ tử trận + 1.300 Chiến Sĩ bị thương. VàNew Zealand có  60 Chiến Sĩ tử trận + 210 Chiến Sĩ bị thương".Những con số trên đây căn cứ theo tài liệu chưa đầy đủ.
Sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đánh chiếm nước Việt Nam Cộng Hòa vào tháng 4/1975, quân nhân, dân dự, cán bộ, và viên chức hành chánh Việt Nam Cộng Hòa, bị cộng sản đẩy vào hệ thống nhà tù trên toàn cõi Việt Nam, báo chí thếgiới ước lượng khoảng85.000 tù chính trị Việt Nam Cộng Hòa đã chết trong hơn 250 trại tù + Bị hành quyết khắp nên trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa cũ 10.000 người + Chết tại các khu kinh tế mới 9.500 người + Chết trên đượng vượt biên vượt biển 450.000 người = 554.500 người".  
Vì vậy mà công cuộc vận động xây dựng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh, tôi nghĩ, làđiều nên làm khi có thể. 
Và xin hiểu rằng, nhóm chữ "quốc kỳ Việt Nam", "quốc kỳ chúng ta", "cờ vàng" trong bảng tổng hợp này, là quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta. 
Phần một. Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ.
1. Tượng đài tại NSW, Australia.
Ngày 31/8/1991, lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa & Úc Đại Lợi rất trọng thể, do Đề Đốc Peter Sinclair, Thủ Hiến tiểu bang New South Wales, Australia, chủ tọa. Tượng đài đặt trong công viên Cabra-Vale, thành phố Fairfield, ngoại ô của Sydney, với quốc kỳ Việt - Úc cùng phất phới trên kỳ đài.
20 năm sau. Khoảng 500 cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa & Australia và quan khách Việt - Úc, đã khánh thành “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa & Uc Đại Lợi” tại Cabra-Vale Park (Sydney) vào ngày 05/03/2011, với sự chứng kiến của đại diện bà Thủ Hiến bang New South Wales là Dân Biểu Tony Kelly. Sau lễ chào quốc kỳ Việt - Úc và phút mặc niệm, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ Tịch Cộng Đồng NSW và ông Thị Trưởng (cũng là Dân Biểu) Nick Lalich cùng mở tấm vải che tượng đài trong tiếng vỗ tay vui mừng, cũng là lúc cơn mưa đổ xuống nhưng mọi người vẫn tiếp tục buổi lễ như không có chuyện gì xảy ra.



 Được biết, Giám Đốc công trình là Luật sư Võ Trí Dũng, và tượng đài do điêu khắc gia Đỗ Trọng Nhơn thực hiện. Chi phí chung vào khoảng 90.000 Úc kim. Theo “Hoa Bút News” trên Việt Luận ngày 08/03/2011 tại Sydney, tượng đài này là nâng cao lên tượng đài đã khánh thành ngày 31/08/1991.      
2. Tượng đài tại Perth, Australia.
Ngày 7/12/2002, Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn chúng ta tại Australia nói chung và miền Tây Australia nói riêng, đã thực hiện và khánh thành Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt - Úc đã hi sinh vì dân chủ tự do tại thành phố Perth, miền Tây Australia. Tại đó, quốc kỳ Việt Nam chúng ta đã chánh thức phất phới trên kỳ đài, dù rằng đại sứ cộng sản Việt Nam tại Australia đã phản đối mạnh mẽ, nhưng họ đã thất bại như đã thất bại với tượng đài năm 1991.
3. Tượng đài tại Westminster,  Hoa Kỳ.
Ngày 27/4/2003,Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam-Hoa Kỳ đã được long trọng khánh thành tại công viên tòa thị sảnh thành phố Westminster, tiểu bang California, nơi được xem là “thủ đô” của Cộng Đồng tị nạn chúng ta. Trong buổi lễ này, rất đông nhân vật chánh quyền địa phương, chánhquyền tiểu bang và liên bang Hoa Kỳ, nhiều quan khách ngoại quốc mà trước kia có quân đội tham chiến bên cạnh quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và hằng chục ngàn đồng hương Việt Nam tại địa phương, từ nhiều tiểu bang khác, cùng với đồng hương từ nhiều quốc gia xa xôi đến tham dự.
4. Tượng đài tại Dandenong, Australia.
Ngày 30/4/2005, tượng đài được khánh thành trong buổi lễ thật trang trọng tại Dandenong, tiểu bang Victoria, Australia, với sự tham dự rất đông bà con Việt Nam từ các tiểu bang qui tụ về đây. Trên bệ tượng đài là Người Lính Australia & Người Lính Việt gần như đâu lưng nhau trong tư thế sẳn sàng chiến đấu trên đường hành quân.(trích e-mail baokiem2005@aol.com ngày 15/5/2005)
5. Tượng đài tại Houston, Hoa Kỳ.
Ngày 11/6/2005, rất đông bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn tại  thành phố Houston và vùng phụ cận, và một số nhân vật Hoa Kỳ địa phương -kể cả cựu chiến binh Hoa Kỳ- đã tham dự ngày khánh thành tượng đài Chiến Sĩ Việt Nam & Hoa Kỳ trong buổi lễ rất trang trọng. Tượng chiến sĩ Việt Nam và Hoa Kỳ, súng trong tay, cùng nhìn về phía trước trong tư thế sẳn sàng tác chiến, do nhàđiêu khắc Phạm Thông thực hiện. Tượng đài xây dựng tại số 11360 đại lộ Bellaire, khu tây nam thành phố Houston, nơi qui tụ đông đảo đồng hương cư trú lẫn kinh doanh thương mãi.
6. Tượng đài tại Brisbane, Australia.
Ngày 16/9/2002, lễ khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt - Úc do Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài làông Huỳnh Bá Phụng, và cựu Thiếu Tá quân đội Hoàng Gia Úc Alan Cunninghamđồng tổ chức, tại Roma Street Pakland, trung tâm thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland. Buổi lễ do Bà Anna BlighPhó Thủ Hiến kiêm Bộ Trưởng Tài Chánh Queensland -thay mặt ông Thủ Hiến Peter Beattie- chủ tọa, và bắt đầu lúc 10 giờ sáng. Khoảng 700 bà con trong Cộng Đồng người Việt tị nạn cộng sản trên toàn Australia tham dự. Trong số quan khách, kháđông các vị  trong cơ quan lập pháp và hành pháp của Brisbane và Queensland tham dự. Tượng đài Chiến Sĩ Việt-Úc, do nhàđiêu khắc Federik Whittehouse và kiến trúc sư Lê Cương đúc bằng đồng đen, đặt trên bệ bằng cẩm thạch. Ông Bà Giào Sư Nhân Điện Lương Minh Đáng và Bác SĩThủy, đã hỗ trợ vàđóng góp rất nhiều cho Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài. Buổi lễ chấm dứt lúc 12 giờ 15 phút trưa trong niềm vui pha lẫn xúc động.
7. Tượng đài tại Adelaide, NamAustralia.
 Ngày 15/10/2006, tại thành phố Adelaide, sau hơn 3 năm phối hợp công tác của Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến tại Việt Nam và Hội Cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, tượng đài Chiến Sĩ Việt Nam & Australiatrong công viên Torrens Parade Ground trước Trung Tâm Quân Sự Tiểu Bang Nam Úc, được khánh thành trong buổi lễ rất trang nghiêm và cảm động, do ông Mike Rann, Thủ Hiến tiểu bang Nam Úc chủ tọa. Khoảng 4.000 ngườiViệt Nam và Australia tham dự, trong số đó có nhiều chính khách của thành phố Adelaide, tiểu bang, và liên bang. Đặc biệt là sựcó mặt của Trung Tướng Donald Dunstan, cựu Tư Lệnh quân đội Úc tại Việt Nam Cộng Hòa năm 1971-1972. 
Tượng chiến sĩ Việt-Úc cùng đứng bên nhau trên bệ đá hoa cương. Mặt Nam có dòng chữ “Vietnam War Memorial” mạ vàng. Mặt Đông khắc huy hiệu Hải Lục Không Quân Úc và huy hiệu Hải Lục Không Quân VNCH. Mặt Bắc ghi tên 58 chiến sĩ của Nam Úc đã hi sinh trên chiến trường VNCH. Nền gạch màu đỏ theo hình huy chương Victoria Cross, huy chương cao quí của quân đội Úc. Quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ Úc phất phới trên đỉnh kỳ đài. Đây là sự đánh đổi bằng cách không nhận tài trợ 40.000 Úc kim từ chánh phủ liên bang để hai lá quốc kỳ được treo vĩnh viễn nơi đây. Tổng số chi phí tượng đài khoảng 350.000 Úc kim, do Ủy Ban Hổn Hợp Việt Úc vận động tài chánh trong cộng đồng Việt Nam tị nạn và cộng đồng bản xứ.
8. Tượng đài tại Saint Cloud, Hoa Kỳ.
Ngày 2/6/2007, Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại tiểu bang Minnesota đã tổ chức lễ khánh thành “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt-Mỹ” cạnh hồ George thuộc công viên Eastman, thành phố Saint Cloud, với sự tham dự của hằng ngàn đồng hương từ các thành phố của tiểu bang Minnesota, còn có đồng hương từ các tiểu bang lân cận và xa như Illinoise, California cũng đến. Ba vị khách từ xa đến là cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi, Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh, và chiến hữu Võ Văn Đức, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Cựu SVSQ Trường Võ Bị Quốc Gia. Về phía chánh quyền địa phương tham dự có Thống Đốc tiểu bang, một số Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu, ông Thị Trưởng Saint Cloud, một số Nghị Viên Hội Đồng thành phố, Hội Đoàn VVA Chapter 290, Hội Đoàn VVA Chapter của Anoka County, Ban nhạc của City, và Đoàn Patriot Guard Riders với hằng trăm xe Motor Harley biểu diễn ngoạn mục. 
Buổi lễ bắt đầu lúc 11 giờ trưa. Sau lễ chào quốc kỳ Mỹ-Việt và phút mặc niệm, Thống Đốc Tim Pawlenty và cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi, cùng kéo bức màn phủ trên phiến đá hoa cương, hình ảnh hai chiến sĩ Việt-Mỹ hiện ra giữa tiếng vỗ tay kéo dài của khối người giữa rừng cờ vàng ba sọc đỏ, cờ tiểu bang, và cờ liên bang. Sau nghi thức cầu nguyện là lời giới thiệu của ông Thị Trưởng Dave Kleis, ông Chủ Tịch VVA Chapter 290 Jim Bestick, và ông Trưởng Ban Xây Dựng Đài Tưởng Niệm Nguyễn Kiếm Hoa. Kết thúc lễ khánh thành với nghi thức đặt vòng hoa tại đài chiến sĩ trong tiếng nhạc trầm buồn của xứ Tô Cách Lan, hòa vào âm thanh nốt nhạc Chiêu Hồn Tử Sĩ của Đoàn Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ. Chấm dứt lúc 1 giờ 10 phút.  
9. Tượng đài tại West Valley, Hoa Kỳ.
Sau gần 4 năm vận động và thực hiện, Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại thành phố West Valley, tiểu bang Utah, đã khánh thành Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vào ngày 22/9/2007 trong buổi lễ trang nghiêm và trọng thể. Chiến hữu Nguyễn Mạnh Trí, Chủ Tịch Ủy Ban Xây Dựng, phụ trách điều hợp chương trình và cô Jenifer Hà thông dịch. Đông đảo cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt Nam, các cháu trong toán Young Marines Việt Nam, và cơ quan truyền thông báo chí tham dự. Về phía Hoa Kỳ, nhiều viên chức của Quận Hạt, thành phố, và cựu chiến binh. Đặc biệt có sự tham dự của cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi, và Phó Thống Đốc tiểu bang Utah thay mặt Thống Đốc bận công tác.
Tượng đài xây dựng trong khu Trung Tâm Văn Hoá Các Sắc Tộc của thành phố. Với những gì liên quan đến tượng hai chiến sĩ Việt Mỹ trên bệ đài, kể cả hai lá quốc kỳ Việt Mỹ, là cả một nỗ lực của Ủy Ban Xây Dựng và bà con trong Cộng Đồng chỉ khoảng 8.000 người, đã vận dụng đến lịch sử Việt Nam lẫn lịch sử Hoa Kỳ và tranh luận rất gay go với Hội Đồng thành phố và Ủy Ban Duyệt Xét của West Valley gồm cả Thị Trưởng + Ban Quản Trị thành phố + Hội Đồng Nghị Viên + Luật Sư đoàn, ..v..v.. , sau cùng mới đạt được như vậy. Những khó khăn trở ngại mà Ủy Ban Xây Dựng phải đương đầu, do quan niệm của Ủy Ban Duyệt Xét muốn nhìn tượng đài dưới góc cạnh thuần túy văn hoá và tránh né những gì liên quan đến chiến tranh (trích e-mail vanlongtran@sympatico.ca 27/9/2007).   
 10. Tượng đài tại Melbourne, Australia.
Sau hơn hai năm vận động và thực hiện, ngày 21/6/2008,”Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam” tổ chức lễ khánh thành “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ & Thuyền Nhân Việt Nam” tại công viên Jensen, Melbourne, tiểu bang Victoria, Australia. Vì không có bài viết nên nhìn vào những tấm hình ước lượng khoảng 300 đồng hương cùng với 30 quan khách chánh quyền thành phố Melbourne và tiểu bang Victoria (ghi trên thư mời) tham dự. Cũng nhìn vào hình, tượng đài có hai cánh gắn liền nhau như tượng trưng hai cánh buồm đặt trên nền có dạng chiếc ghe. Chi phí 70.000 Úc kim do đồng hương đóng góp (tôi đang xin thêm tin tức, sẽ bổ túc khi nhận được).
11.Tượng đài tại Montréal, Canada.
 Ngày 21/6/2008, Hội Bảo Vệ Di Sản Việt Nam và Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài đã tổ chức lễ khánh thành “Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ & Thuyền Nhân Việt Nam” tại Montréal, Canada, với khoảng 400 đồng hương và đại diện cơ quan chánh quyền Montreal cùng quan khách tham dự. Bắt đầu với nghi thức rước quốc quân kỳ Việt Nam và quốc kỳ Canada, sau lời tường trình của ông Ngô Anh Võ, Chủ Tịch Hội Bảo Vệ Di Sản Việt Nam kiêm Trưởng Ban Xây Dựng Tượng Đài, Hòa Thượng Thích Tâm Châu và Đức Ông Pierre Vlanchard Giáo Phận Montreal, cùng kéo tấm vải phủ bên trên thì “Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ & Thuyền Nhân” từ từ hiện ra với sự xúc động của đồng hương hòa trong tiếng vỗ tay kéo dài của mọi người có mặt, làm cho rừng cờ vàng trên những cánh tay đôi lúc cũng rung động. Tượng đài gồm 3 phần liền nhau: Bên trái là quốc kỳ Việt Nam, chính giữa là một Chiến Sĩ cầm súng với thế ngồi phảng phất Tượng Thương Tiếc Nghĩa Trang Quân Đội cạnh xa lộ Biên Hòa,và phần bên phải có hình chiếc thuyền bé bỏng giữa biển khơi! Thời gian thực hiện tượng đài 18 tháng kề từ buổi họp quyết định thực hiện công trình, với chi phí ước tính 75.000 gia-kim do đồng hương chung góp, nhưng khi hoàn tất lên đến 100.000 (trích e-mail nhan0912@yahoo.com ngày 21/6/2008)
12. Tượng đài tại Orlando, Florida.
 Ngày 26/5/2012, ông Chu Bá Yến, Chủ Tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tượng Đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ rất trọng thể tại  Baldwin Memorial Park, thành phố Orlando, tiều bang Florida. Khoảng 300 người có mặt. Chi phí chung dự trù khoảng 250.000 mỹ kim mà trong tay mới có 130.000 MK. ông kêu gọi đồng hương hưởng ứng giúp đỡ. 
Ngày 27/4/2013, tượng đài được khánh thành với sự tham dự khoảng 400 người trong buổi lễ rất trang trọng, do hai MC là ông Nam Lộc và bà Xuân Lê điều hợp. Trong số quan khách, có Giáo sư khoa học gia Nguyễn Xuân VInh, cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di, cựu Thiếu Tướng Phan Hòa Hiệp. Sau lời ông Phạm Ngọc Cửu, Trưởng Ban Tổ Chức, tuyên bố khai mạc lễ khánh thành Tượng Đài, ông Chu  Bá Yến, Chủ Tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, tường trình tổng quát từ ý niệm vào năm 1987, hình thành Ủy Ban Xây Dựng năm 2006, đến lễ khánh thành hôm nay, với biết bao khó khăn trở ngại mà các vị liên quan đã giữ vững tinh thần trách nhiệm và lòng kiên nhẫn, nên giúp vượt qua tất cả.
Ông Phạm Ngọc Cửu và ông Phó Quốc Uy, Cựu Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, cùng phần cắt băng khánh thành và kéo tấm vải phũ Tượng Đài. Bức tượng đồng của chiến sĩ Hoa Kỳ và Người Lính Việt Nam Cộng Hòa,cao 12 feet hiện ra uy nghiêm bóng loáng trong chất đồng đen, do Kiến Trúc Sư Lê Huy Đức sáng tạo.
13. Tượng đài tại Wichita, Hoa Kỳ.
Ngày..... ,khánh thành tượng đài chiến sĩ Việt - Mỵ tại Wichita, tiểu bang Kansas.
hình 11 Chung quanh lễ đài trang trí 50 lá cờ của các quân binh chủng của hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, do Chi hội trưởng Nhảy Dù Wichita Kansas, Trần Phú Muôn đem đến. Một lực lượng hùng hậu tham dự thuộc Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam gồm có Chủ tịch Tổng hội Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam, Bác sĩ Lê Quang Tiến đến từ Canada, cựu Chủ tịch sáng lập Bùi Đức Lạc đến từ San Jose, và cố vấn Mỹ Team 162, Gary Willis đến từ Houston, cùng với một số các chi hội Nhảy Dù khắp nước Mỹ và Canada. Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam và Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân tại Wichita Kansas. Các vị cựu tướng lãnh Việt Mỹ như Trung Tướng Richard Carey, Thiếu Tướng James William, Thiếu Tướng Đặng Đình Linh, cùng một số niên trưởng trong hai quân đội
Chương trình do các MC, Clete McAlister là Chủ tịch Rotary Club (là một tổ chức gắn bó với UBXDTĐ và đã yễm trợ 150.000 Mỹ kim để xây dựng tượng đài), ông Đào Chí Nhân, nghệ sĩ Nam Lộc, và Thùy Dương của Trung tâm Asia điều hành. Trước giờ khai mạc, Ban nhạc Mỹ, The Cowtown Music Club phụ trách phần quân nhạc trình diễn các bài hùng ca Việt Mỹ. Theo như chương trình trước đây, thì có hai show nhảy dù điều khiển xuống khu vực tượng đài, mang theo hai lá cờ Việt Mỹ để làm lễ thượng kỳ, nhưng vì thời tiết xấu nên phải đình lại tiết mục này, chỉ còn một show phi cơ biểu diễn thả khói trên nền trời của một phi đội T28.
14. Tượng đài tại Arllngton, Dallas.
Ngày 25/10/2015, lễ khánh thành tượng đài được tổ chức trong khuôn viên Arlington Veterans Park, với sự tham dự khoảng 1.000 bà con trong Cộng Đồng và quan khách. Sau nghi thức chào quốc kỳ Mỹ-Việt và phút mặc niệm, do hai toán quốc-quân kỳ Việt - Mỹ thực hiện, làđọc văn tế, và đặt vòng hoa tưởng niệm.Chiều cao của tượng đài theo dự trù là cao hơn tượng đài ở Westminster (California), nhưng Arlington Veterans Park không đồng ý vì không muốn sự hác biệt về chiều cao đối với tượng đài gần đó.  Theo MC buổi lễ: "Sau bao nhiêu sóng gió, tượng đài đã được dựng lên. Đây cũng là sư kiện lịch sử của thành phố Arlington, thế hệ thứ hai của người Việt tị nạn cộng sản đã đứng ra nhận trọng trách xây dựng này thật đáng khen".Sau phần phát biểu của Bác SĩĐàng Thiện Hưng,Chủ Tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài, dựng lại những đóng góp công sức của bà con trong Cộng Đồng, làTướng James William. Ông ca ngợi tinh thần anh dũng chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa,nhưng tiếc thay, Việt Nam Cộng Hoà đã vào tay cộng sản mà Kissinger đã góp phần tiếp sức cho cộng sản, khiến cho trên 58 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ và trên 300,000 chiến sĩ VNCH phải hy sinh. Đến mũđỏ Bùi Quang Thống, với tư cách một người lính Việt Nam Cộng Hoà, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban y Dựng Tượng Đài, phát biểu: "Tượng đài là biểu tượng sự hy sinh cao cả của người lính hai quân đội Việt - Mỹ đã nằm xuống vì tự do".Trung Úy hiện dịch bộ binh Hoa Kỳ Đàng Nguyên Vy,với tư cách thế hệ nối tiếp Người Lính, phát biểu: "Cháu biết nhờ công lao và sự hy sinh của biết bao nhiêu chiến sĩ Việt - Mỹ mà cháu và những người Việt Nam cùng thế hệ mới có cơ hội sinh ra và lớn lên trong Tự Do ở đất nước này, cháu biết rằng tự do không phải tự nhiên mà có, biết bao nhiêu người đã hy sinh và chiến đấu cho tự do. Cháu biết rằng đã có bao nhiêu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do và biết bao nhiêu người đã chết trên đường tìm tự do, đó là một trong những lý do khiến cháu vào quân đội, tiếp tục theo gương của ông nội và của các bác cựu chiến sĩ, để tiếp tục bảo vệ tự do, chiến đấu cho quê hương thứ hai này của chúng ta".
Buổi tối cùng ngày tại Nhà hàng Thanh Thanh, một dạ tiệc mừng khánh thành tượng đài thành công tốt đẹp với khoảng 500 người tham dự, đây cũng là lần gây quỹ cuối cùng vì còn thiếu khoảng 73.000 Mỹ kim.
Phần hai. Bia Tưởng Niệm Chiến Sĩ.
1.Bia tưởng niệm tại Honolulu, Hoa Kỳ.
Tài liệu từ Giáo Sư Nguyễn Văn Canh, “Ủy Ban Dựng Bia Đá & Vinh Danh” gọi tắt là “Ủy Ban Vinh Danh” được thành lập, do Luật Sư Đỗ Doãn Quế Chủ Tịch, cô Nina Nguyễn Ngọc Nhung, Phó Chủ Tịch Điều Hành, cựu Đại Tá Gene Castagnetti, Phó Chủ Tịch Đối Ngoại, và một số vị trách nhiệm những bộ phận khác nhau. Giáo Sư Nguyễn Văn Canh là Cố Vấn. Bia đá ghi danh tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa được phép đặt cạnh bia đá của Không Quân Hoa Kỳ, cùng hàng với khoảng 50 bia đá của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong khuôn viên “Nghĩa Trang Quốc Gia Thái Bình Dương” (National Memorial Cemetery of the Pacific = NMCP) tại Honolulu, tiểu bang Hawaii. Nghĩa trang nằm trên miệng núi lửa Puowaina, rộng 112 mẫu. Puowaina có nghĩa là “Hi Sinh”. Bia đá nặng khoảng 2.000 lbs. trên đỉnh núi Kapa’a do Giám Đốc công ty sở hữu núi Kapa’a tặng. Chuyển xuống núi đưa đến nơi cưa, đục, và hoàn chỉnh.
 Ngày 30/4/2006, Bia Đá Vinh Danh Tử Sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã được khánh thành trong buổi lễ rất trang nghiêm và cảm động. Phần trên của bia đá: Chính giữa là bản đồ Việt Nam. Bên trái là quốc kỳ Hoa Kỳ với dòng chữ “Duty - Honor - Country”. Bên phải là quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ với dòng chữ “Tổ Quốc Ghi Ân - Vị Quốc Vong Thân”.  Phần dưới là một khung lớn với những dòng chữ bằng Anh ngữ  “Vinh Danh Quân Lực Hoa Kỳ, Quân Lực & Nhân Dân Việt Nam Cộng Hòa, và các quốc gia Đồng Minh Australia, New Zealand, South Korea, Phillippines, Taiwan, và Thailand, đã chiến đấu chống cộng sản để bảo vệ dân chủ tự do và nhân quyền cho thế giới” (trích e-mail phungbahuynh@yahoo.com.au ngày 1 May 2006).
Trong e-mail lochuong65@............au, viết về lễ khánh thành Bia Đá này, có bài thơ Vị Quốc Vong Thân, như sau:
Vị Quốc Vong Thân Ất Mão niên.
Quốc suy Tướng sĩ chết theo thành.
Vong linh tuế nguyệt trầm hương tỏa.
Thân thế thiên thu khắc hãn thanh”. 
2. Bia tưởng niệm tại South Carolina, Hoa Kỳ.
 Ngày 29/4/2006, Hội Cựu Quân Cán Chánh Việt Nam Cộng Hòa phối hợp với Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Greer, tiểu bang South Carolina, tổ chức lễ khánh thành Bia Tưởng Niệm Chiến Sĩ trong Công Viên Victor Memorial Veterans do Disabled American Veterans Greer Chapter 39 Quản Trị, bao quanh là các con đường South Line St + 16 th. St. + 17 th. St. + Old Woodruff giữa trung tâm thành phố.  Công trình này do Clayton Monuments thực hiện, với giá 2.153 mỹ kim. Trước đó, ngày 12/12/2005 với văn thư chánh thức, Ban Quản Trị Công Viên đồng ý xây dựng các Bia Đá ghi tên các chiến sĩ  Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh cho dân chủ tự do. Mỗi Bia Đá giá 5.630 mỹ kim, sẽ ghi tên được 57 tử sĩ, có nghĩa là mỗi tên của tử sĩ ghi vào Bia Đá với giá 98.78 mỹ kim.
Một Thông Báo được phổ biến rộng rãiđể bà con muốn ghi tên thân nhân tử sĩ của mình vào Bia Đá, xin liên lạc với Vietnamese Veterans Association of South Carolina, PO BOX 1441. Taylors, SC 29687. ho ặc e-mail <svvasc@yahoo.com>
3. Bia tưởng niệm tại Fayetteville, Hoa Kỳ.
Nguồn tin từ tác giả Nguyễn Văn Lập. “Hội Ngộ Mũ Đỏ” (Red Hat Reunion) được tổ chức tại thành phố Fayetteville, tiểu bang North Carolina, từ ngày 11-14/5/2006. Khoảng 300 Mũ Đỏ Hoa Kỳ và Mũ Đỏ Việt Nam tham dự. Nhiều cơ quan truyền thông Hoa Kỳ và Việt Nam cũng có mặt. Trong số Mũ Đỏ Hoa Kỳ, có nhiều vị trước kia là cố vấn Sư Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam mà nay là Tướng Lãnh. Một đoạn trong lời phát biểu, Trung Tướng James B. Vaught -Cố Vấn Sư Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam năm 1971- nhấn mạnh: “… Tưởng rằng làm cố vấn giúp các bạn chiến đấu, nhưng thật sự thì chúng tôi  học tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời của các bạn. Và buổi lễ tưởng niệm này để tưởng nhớ sự hy sinh của trên 20.000 Người Lính Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa trong suốt cuộc chiến, trong đó có nhiều Cố Vấn thuộc Team 162 đã nằm xuống vì tự do cho Việt Nam…”  
Lễ đặt Bia Đá Tưởng Niệm và khánh thành Khu Bảo Tàng dành cho Mũ Đỏ Việt Nam  được thực hiện ngày 12/5/2006, rất trang trọng với đầy đủ lễ nghi quân cách của quân lực Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. Trên Bia Đá có dòng chữ “Dedicated to the 20,000 + Vietnamese Airborne who died fighting for freedom and democracy in South Vietnam 1960-1975. Military Assistance Command Vietnam Advisory Team 162 The Red Hats”. Tấm bia này được khắc xuống nền sân trước của Bảo Tàng Viện.
Trích lời phát biểu của Đại Tá  Paul Devries, Trưởng Ban Tổ Chức trong lễ khánh thành “Khu Bảo Tàng” bên trong Bảo Tàng Viện:
“… Phải gọi là lịch sử, vì đây là lần đầu tiên và duy nhất, một Binh Chủng thiện chiến của quân đội Đồng Minh -Việt Nam Cộng Hòa- được đặt Bia Tưởng Niệm và có một Khu Bảo Tàng vĩnh viễn trong Bảo Tàng Viện nổi tiếng của Lục Quân Hoa Kỳ …”
Chủ Tịch Gia Đình Mũ Đỏ Việt Nam, ông Nguyễn Thành Phúc, đã cảm tạ Toán Cố Vấn Nhẩy Dù 162 thuộc MACV về nghĩa cử và hành động ghi nhớ sự hy sinh của chiến sĩ Nhẩy Dù Việt Nam Cộng Hòa.
4. Bia tưởng niệm tại Colorado, Hoa Kỳ.
Khu Đài Tưởng niệm chiến tranh Việt Nam có cả tiếng Việt được phát giác giửa vùng đồi núi vùng Gunnison, Colorado, Hoa Kỳ. Đúng là Danh dư và Trách Nhiệm của một chiến binh. TNT
AEHD thân mến
(nhóm chữ AEHD, có lẽ là Anh Em Hướng Đạo. PB Hoa)
 Phải khó khăn, với nhiều kiên nhẩn và thì giờ tôi mới tìm được video khoảng 5 phút của người nữ reporter tường trình về The Mysterious War Memorial không biết do ai dựng lênở vùng Gunnison,vùng đồi núi hẻo lánh của tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ.  
Bia tưởng niệm chiến tranh Việt Nam, theo nhận xét của tôi đề cập đến cuộc chiến từ năm 1945- 1975, trong đó có ghi khắc nhiều thứ tiếng Anh, Việt, Laos, Campuchia. Tôi khá ngạc nhiên khi đọc được dòng chữ sau trên mặt của đài, thật cảm động đến rơi lệ:
"Nếu khóc than mà tôi có thể biến đổi tiến trình sự việc, thì dòng lệ của tôi sẽ đổ xuống không ngừng cho đến ngàn thu". 
Ngoài bia chính, còn có nhiều bia nhỏ nằm rải rác nơi khu rừng khá rộng. Trong một bia tôi đọc được bài thơ:
"Khi mơ ước mãi không thành hiện thực
Sẽ trở thành viên đá tưởng lì trơ 
Để óc tim ta nặng trĩu không ngờ.
Ta hất xuống những thường không dư lực."
Một bia khác khắc:"Ai bảo trời không có mắt". Một bia khác khắc bằng tiếng Pháp.
Rõ ràng Bia Tưởng Niệm này có sự góp tay của người có khả năng tiếng Việt lưu loát.Cuối video có hướng dẫn đường đến đài tưởng niêm. 
"Xin cám ơn những người đã mất khá nhiều thời giờ và tâm huyết dựng tượng đài để ghi nhớ những người anh em của chúng tôi đã nằm xuống trong cuộc chiến 1945-1975. Xem xong mà lòng tôi nặng trỉu tâm tư về cuộc chiến đã giết bao nhiêu triệu sinh linh".
"Xin cho những người đã nằm xuống vì cuộc chiến được an nghỉ chốn an bình, nơi không có hận thù, chém giết"TVMinh. (trích e-mail của Hội Người Già Sydney, Australia)
4. Bia Tưởng Niệm tại San Jose, Hoa Kỳ.
Ngày 5/4/2014, dưới bầu trời nắng ấm, lễ khánh thành Bia Tưởng Niệm những vị anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong khuôn viên "Việt Museum" của người Việt tị nạn tại San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ, do "Viet Museum" tổ chức trang nghiêmvàxúc động. Được biết những ngày sau cùng khi Sài gòn bị quân cộng sảnđánh chiếm, một số các vị anh hùng đã tự kết liễu mạng sống hoặc đã cương quyết chiến đấu tới cùng để rồi bị hành quyết một cách man rợ.
Chúng ta thường nghe đến “Ngũ Hổ Tướng” là các vị tướng lãnh:"Nguyễn Khoa Nam, Nguyễn văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê nguyên Vỹ, và Trần Văn Hai".
Ngày hôm nay,  Bia Tưởng Niệm do sự vận động của Biệt Đoàn Văn Nghệ Lam Sơn phối hợp cùng Viện Bảo Tàng thuyền nhân Việt Nam tại San Jose, thêm vào hai vị anh hùng nữa là Cố Đại Tá Hồ ngọc Cẩn và Cố Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long, đồng thời để tưởng niệm Quân, Dân, Cán, Chính của Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh trong 20 năm chiến tranh tự vệ.
Buổi lễ được đông đảo bà con trong Cộng Đồng, viên chức dân cử lập pháp của chính phủ là bà dân biểu Zoe Lofgren và nhiều vị trong  hội đồng thành phố như Dase Cortese, Phó Thị Trường Madison Nguyen, Sam Ricador, nhiều viên chức khác  của thành phố tham dự, vượt qua sự mong đợi của Ban TổChức buổi lễ. Chị Hoàng Mộng Thu, người “kiến trúc” của dự án bia tưởng niệm hơn một năm trước đây, đã  không nén được sự vui mừng và xúc động  do sự thành công của buổi lễ.
Phần kết.
Nhìn lại lịch sử thế giới, hầu như chưa có trường hợp nào một quốc gia không tồn tại mà quốc kỳ của quốc gia đó vẫn tồn tại một cách mạnh mẽ trên văn kiện, trên cột cờ cạnh Tượng Đài cũng như Bia Tưởng Niệm, tại các địa phương có Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản cư trú trên thế giới, như quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ của chúng ta. 
Vậy, với đà chiến thắng này, mong rằng Cộng Đồng chúng ta khắp nơi liên tục vận động với chánh quyền địa phương, để nhanh chóng có thêm nhiều cơ quan hành chánh hỗ trợ Cộng Đồng chúng ta xây dựng thêm những Bia và Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh. Tôi rất tin tưởng vào tương lai, những cuộc vận động thành công của bà con trong Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản Tại Hải Ngoại. 
Người tổng hợp xin được góp lời vinh danh và cám ơn quí vị cùng quí bạn trẻ, đã vận động thành công với các cơ quan hành chánh địa phương tạo nên “Bảng Tổng Hợp Bia và Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa và Đồng Minh của Cộng Đồng chúng ta.
Tôi tin rằng, lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ chính là điểm tựa vững chắc của Cộng Đồng Việt Nam chúng ta tị nạn cộng sản với những quốc tịch khác nhau trên khắp Đông Tây Nam Bắc địa cầu./. 
Houston, 19 tháng 6 năm 2003.
Bổ túc ngày 10/6/2016.  
Phạm Bá Hoa tổng hợp

 Khánh thành tượng đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Mỹ New Jersey do phụ nữ gốc Việt tài trợ
Jersey Shore Online
Một buổi lễ sẽ diễn ra vào đúng Ngày Cựu Chiến Binh Việt Nam của Hoa Kỳ 29 tháng 3, tại một công viên ở thành phố Barnegat, tiểu bang New Jersey, để khánh thành một tượng đài nhỏ tri ân các cựu chiến binh trong Chiến Tranh Việt Nam.
Tượng đài do bà Thy Cavagnaro và chồng là ông James tài trợ toàn bộ. Tượng đài sẽ được dựng trong công viên Gazebo, góc Route 9 và West Bay Avenue. Bà Thy cùng gia đình rời khỏi Việt Nam năm 1975, khi bà mới lên 1 tuổi. Bà quyết định đền ơn các quân nhân Mỹ đã tham chiến vì tự do của miền Nam Việt Nam bằng cách tài trợ cho việc hình thành tượng đài này. Bà cũng thường xuyên tổ chức những bữa dạ tiệc khoản đãi những nhóm nhỏ cựu chiến binh Chiến Tranh Việt Nam trong thành phố. Bà Thy cho biết bà không quyên tiền cũng như không nhận tiền góp tặng cho tượng đài.
Theo báo mạng Jersey Shore Online, lễ khánh thành tượng đài vinh danh các cựu chiến binh Chiến Tranh Việt Nam sẽ quy tụ một số nhân vật nổi tiếng như nhà bình luận Jonathan T. Gilliam là diễn giả chính, ca sĩ cụt cả hai chân Ron Brooks là người trình diễn quốc ca Hoa Kỳ. Hiệp Hội Exercise Tiger sẽ cung cấp huy hiêu tưởng niệm và quà tặng cho các cựu chiến binh.
Buổi lễ cũng có sự hiện diện của ông Nguyễn Đức Huy, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam South Florida, người cũng là kiến trúc sư và điêu khắc gia thực hiện tượng đài.
Ảnh: Ocean County
Huy Lam / SBTN

No comments: