Từ khi quốc gia Việt Nam Tự Do được thành lập (hiệp ước vịnh Hạ Long 1948) cho đến tháng 4/75, quân lực miền Nam có tổng cộng 173 vị tướng (kể cả tướng các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài, lực lương Bình Xuyên , các đại tá hy sinh chiến trường được vinh thãng Chuẩn tướng …) . Trong 173 vị tướng đó, không nói đến những vị tử thương, giải ngũ, bị tù (trước và sau 75), có lẻ không ai có một đời binh nghiệp thê thảm như thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, người được mệnh danh là sáu Lèo, sáu: quan 6 (chuẩn tướng) và lèo do cái tác phong bình dân, ăn mặc lè phè của ông (mặc quân phục nhưng đi dép da ! ) . Hên là ông Loan không đi Nhảy Dù hay TQLC …. Vv .Nếu không, có mà chết với các đại bàng ở đó.
Thời ông Kỳ làm mưa , làm gió ở miền Nam (65 - 67), ông Loan là cánh tay mặt của ông Kỳ. Dường như chưa có ông tướng nào như ông: từ bộ binh nhảy sang tàu bay, từ tàu bay (tư lệnh phó) nhảy sang Nội vụ, nắm những chức vụ quan trọng: Giám Đốc Nha An Ninh Quân Đội; Tổng Giám Đốc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia (Cảnh Sát Dã Chiến / CSDC) rồi Đặc ủy trưởng Trung ương Tình Báo. Ông tả xung, hữu đột, đánh Đông, dẹp Tây, dội bom ngoài Bắc, ổn định miền Trung. Không có ông, ông Kỳ đã bay từ lâu. Nhưng hầu như ông Loan không được lòng các (?) chính khách miền Nam thời đó, điển hình qua việc một vài Tổng trưởng (do ông Võ Long Triều cầm đầu) trong chánh phủ ông Kỳ, đã đồng loạt từ chức để phản đối ông Kỳ giữ ông Loan. Cũng do cái tác phong lè phè (tay cầm chai bia, chân đi dép !) và cách ăn nói ba-gai của ông (đéo cụ). Giữa mấy ông tổng và ông Loan, dĩ nhiên ông Kỳ chọn ông Loan. Mất tổng này còn tổng khác, chứ mất cánh tay mặt Loan, làm sao ông Kỳ kiếm được cánh tay .. gỉa khác ráp vào ?
Trong cuộc vi pham ngưng bắn, tổng tấn công tết Mậu Thân của Việt Cộng , tổng thống Thiệu đang ăn tết ở Mỹ Tho với gia đình vợ, phó tổng thống Kỳ lên nắm " quyền tổng tư lệnh. Ở Sài Gòn, tướng Loan điều động CSDC phản công. Khi giải tỏa khu Ấn Quang, CSDC được Trâu Điên (TĐ 2 / TQLC) trợ giúp. Các chiến sĩ mũ xanh đă bắt được nhiều đặc công VC, trong đó có tên chỉ huy Bảy Lốp. Thiếu Úy Kiều Công Cự giải lên đại bàng Đồ Sơn, ông Trung Tá TĐT giao hắn đến tướng Loan là vị chỉ huy mặt trận. Chuyện gì đã xảy ra thì thế giới đều biết: với tấm hình chụp ông tướng bắn Bảy Lốp, nhiếp ảnh gia Adams đoạt giải Pulitzer, ông Loan mang tai tiếng với thế giới ! Tháng 5/68, trong cuộc tổng nổi dậy lần 2 của VC, định mệnh lại khiến tướng Loan bị VC bắn nát chân khi đi tiền sát với vài đứa con !
Sau khi bị thương và nhất là bị ảnh hưởng vụ Bảy Lốp, ông Loan trở lại làm tướng không quân, thân bại (nghĩa bóng lần nghĩa đen), danh liệt. Vài tháng sau, đầu 69 thì về … hưu ! Ông biệt tích giang hồ từ đó . 4/75 chạy được qua Mỹ, hai vợ chồng nghèo, cày cục mở một nhà hàng nhỏ, lận đận sống qua ngày (nhà hàng bị bọn "phản chiến " làm khó dễ, kêu gọi tẩy chay .... ! ) . Năm 98, ông Loan mất vì ung thư, ở tuổi 68 !
Cùng năm này, tôi đọc được bài viết Con sói già cô đơn của ông Lô răng Phan Lạc Phúc viết, khi hay tin ông Loan mất .
Ông Phúc là dân cầm súng (Khóa 2 Thủ Đức / ông Loan khóa 1 Lê văn Duyệt trong Nam) chuyển sang cầm bút (Trung tá chủ bút nhật báo Tiền Tuyến). Cả hai địa hạt ông đều rành. Ông biết ông viết những gì . Ông là một người Lính nên ông hiểu ông Loan. Ông lại là một người cầm bút có tư cách. Nên ông viết về ông Loan không chút thiên vị. Ông gọi ông Loan là con sói già cô đơn: sói già, theo như những câu thơ của Alfred de Vigny trong La mort du loup, mà ông Phúc chuyển dịch:
Gào khóc, kêu than đều hèn yếu – hãy dũng cảm làm cho xong công việc lâu dài và nặng nhọc của người, trên con đường mà số phận đã đặt định, rồi như ta, đau đớn, chết đi mà không nói một lời (Crier, pleurer, gémir c’est également lâche, fais énergiquement ta longue et loude tâche. Dans la voie òu le sourt a voulu t’appeler Puis comme moi, souffre et meurt sans parle)
Còn cô đơn là vì, ông Phúc kể: thập niên 80s , nhân kỷ niệm Mậu Thân, nhà văn Huy Quang (Trung tá không quân) đã điện thoại hỏi Đích thân "có gì để điều trần với đọc giả Mỹ về vụ Mậu Thân không ? . Ông Loan chỉ nhỏ nhẹ trả lời: Cám ơn. Không. Tôi không có điều gì để giải thích cả. Cứ như ông muốn nói Tôi hiểu tôi làm cái gì. Tại sao tôi làm. Là đủ rồi. Hãy để tôi yên.
Ông Phúc viết tiếp: Eddie Adams có đến dự đám tang ông Loan và nói: Ông là một vị anh hùng. Cả nước Mỹ nên khóc thương ông mới phải, tôi không muốn nhìn thấy ông ra đi như thế này, người ta không hiểu gì về ông ấy. (The guy was a hero, America should be crying. I hate to see him go this way – Without people knowing anything about him) .
Đọc xong bài viết ông Phúc, tôi vừa bùi ngùi, vừa bực ông Loan. Tại sao ông lại. “ lèo “ đến đổi mời báo chí đến chứng kiến màn “ hành quyết cảnh cáo “ của ông :
“ … Cho nên việc chính của lực lựơng cảnh sát sài Gòn là diệt nằm vùng, lực lượng Cảnh sát Dã Chiến bắt được một cán bộ Việt Cộng.Tên này vừa diệt ác ôn, hạ sát cả một gia đình sỹ quan cảnh sát thì bị bắt. Y đang thay chiếc áo đẫm máu bằng chiếc áo sọc rằn. Ông Loan liền cho mời báo chí tới thực hiện vụ hành quyết cảnh cáo nằm vùng mà nổi lên là bị bắn không tha. Ông nghĩ rằng sát nhất nhân, vạn nhân cụ và cũng để trả thù cho thuộc cấp của ông cùng gia đình vừa bị giết thảm thương. “
(CSGCĐ / Phan lạc Phúc)
Ông Tướng ơi, có chịu chơi thì cũng chơi vừa vừa thôi chứ . Ông mời cái đám báo chí ngoại quốc chứng kiến là ông muốn chọc giận cái đám phản chiến thế giới : cái đám “ làm tình (mệt nghĩ) / đừng làm chiến tranh “(Make love / Not war ) ! Sao ông “điên” thế , ông Lèo ?!
Đã một thời gian tôi nghĩ như thế cho đến khi …
Cho đến khi mới đây, bạn ta chuyển tôi một bài viết của anh Tô văn Cấp ( viết năm nay ? ) , nguyên đại đội trưởng đại đội 1 , tiểu đoàn 2 “ Trâu Điên “ , đơn vị được biệt phái theo tướng Loan trong cái ngày oan nghiệt đó . Anh Cấp viết về cái sự thật không phủ phàng tí nào của vụ “ hành quyết Bảy Lốp “ : không có chuyện mời báo chí đến chứng kiến ( có lẻ ông Phúc nhớ sai hay được cung cấp tin vịt ) , chỉ vì ông Loan bắn Bảy Lốp nhanh quá . Lại do tánh “ cốc cần “ , nên ông bắn tên đặc công ngay trước một vài phóng viên ngoại quốc hiện diện hôm đó . Và chuyện gì phải đến đã đến .
Còn tại sao ông bắn Bảy Lốp thì theo anh Cao Hồng Lê ( báo “ Con Ong “/ 2006 ) , người tháp tùng tướng Loan đi trại gia binh Thiết Giáp ở Gò Vấp sáng mùng 2 Tết Mậu Thân , khi hay tin Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp bị tấn công , ông Loan , đang họp hành quân với tướng Kỳ và bộ tham mưu , đã tức tốc mượn trực thăng bay ngay lên Gò Vấp .
Anh Cao hồng Lê kể :
“ ……
Một Trung Úy Thiết Giáp đưa Tướng NN Loan vào Trại Gia Binh để ông Tướng thấy cảnh vợ con binh sĩ ta bị VC sát hại. Sau khi đến thăm một số nhà binh sĩ có người bị VC giết, nhiều xác người chưa được mang đi, còn quàn tại chỗ, Tướng Loan nói ông có người bạn cùng khóa là Đại Tá Tuấn, Binh Chủng Thiết Giáp, đã giải ngũ nhưng không có nhà riêng ở ngoài thành phố, nên cả gia đình vẫn ở trong Trại Gia Binh này. Ông bảo ông Trung Úy Thiết Giáp đưa ông tới nhà Đại Tá Tuấn. Tôi đi theo đến một hầm trú ẩn. Hầm này vốn là cái xác của chiếc xe M113 đã phế thải, Đại Tá Tuấn xin về đặt bên cạnh nhà, đắp thêm bao cát bên ngoài, cho vợ con ông làm hầm tránh pháo kích của bọn VC.
Khi mở cửa hầm ra thì… tôi rởn tóc gáy trước cảnh tôi nhìn thấy: Cả gia đình Đại Tá Tuấn vẫn còn nằm trong hầm. Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải. Trong vũng máu là 8 xác chết, đủ cả đàn ông, đàn bà, trẻ con, người nào cũng bị chém đầu lìa khỏi cổ. Cả đến đứa cháu ngoại, mới 3 tuổi của Đại tá Tuấn về ăn Tết với ông Ngoại cũng bị VC chặt đầu.
Tướng NN Loan đứng nhìn thảm cảnh. Ông lặng người, không nói được lời nào! Rồi ông đứng nghiêm, giơ tay chào vĩnh biệt gia đình Đại Tá Tuấn.
Trên trực thăng bay trở về Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Loan, mặt tái xám, hai mắt ông đỏ ngầu. Ông chỉ nói một câu mà, đến nay gần 40 năm, tôi còn nhớ:
– Đ.. Cụ thằng nào từ nay bắt được Việt Cộng còn cho nó làm tù binh.
…. “
Và ông Loan đã thực hiện lời nói của ông . 2 ngày hôm sau . Khi cái hình ảnh “ Máu ngập cao cả chục phân tây, kín cả cái sàn xe thiết vận xa phế thải “ và 8 cái xác chết “ bị chém đầu lìa khỏi cổ “ của gia đình bạn ông Loan, đại tá thiết giáp Tuấn , vẫn còn lởn vởn trong đầu ông !
Ông Loan có phải là một người “ tàn ác , dã man “ như đám phản chiến Mỹ đã rêu rao hay không ? – Theo anh Cấp , một sỹ quan Trâu Điên , 2 lần được tăng phái theo ông Tướng :
– Tháng 5/1966 , trong vụ “biến động miền Trung “ :
“ …. Hai Tiểu Đoàn 1 vả 2 TQLC được đặt dưới quyền điều động của Ông Sáu Lèo. Khi các con đường trong thành phố bị bàn thờ Phật “xuống đường” khiến lưu thông tê liệt, Ông Sáu ra lệnh cho TQLC giải tỏa với mệnh lệnh phải triệt để thi hành là:
- Mọi quân nhân trước khi thi hành nhiệm vụ phải vái lạy bàn thờ 3 lần rồi mới được phép khiêng bàn thờ vào hai bên lề đường, tuyệt đối tránh mọi hư hại.
Lệnh từ Tr/Tá Chiến Đoàn Trưởng Nguyễn Thành Yên xuống cho Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 là Th/Tá Lê Hằng Minh rồi xuống đến Đại Đội Trưởng ĐĐ4 là Đ/Úy Nguyễn Xuân Phúc nên tôi là Th/Úy Trung Đội Trưởng TrĐ43/ĐĐ4 cứ thế mà thi hành.
Khi chúng tôi đang lui cui vái lạy và khiêng từng chậu hoa, thùng nước (dưới mỗi bàn thờ đều có 1 thùng nước, không biết để làm gì) và tượng Phật vào lề đường thì Ông Sáu Lèo lại xuất hiện và nhắc nhở: “Các chú phải cẩn thận, phải thật cẩn thận, nhớ vái 3 lạy...”.
Từ một vị chỉ huy cao cấp, Ông Sáu đã xuống đến tận nơi đơn vị thì hành cấp thấp nhất để trực tiếp nhắc nhở và kiểm soát, điều này chứng tỏ Ông Sáu lo lắng đến tài sản của dân, đặc biệt là tôn trọng tín ngưỡng, dù tôi không biết Ông theo tôn giáo nào.….
- Tết Mậu Thân 1968 , sau vụ bắn Bảy Lốp , ông Loan bị VC bắn vào chân vì dẫn đầu con cái truy lùng địch :
“ … Ngoài chiến trường, thành phần bị thương, tử thương nhanh nhất và nhiều nhất chính là các anh em trong tổ tiền sát, trong các tiểu đội, trung đội đại đội đi đầu. Ông Sáu Lèo là Tư Lệnh Cảnh Sát cứ phoong-phoong dẫn đầu toán CSDC đến những điểm nóng có VC ẩn núp trong thành phố thì lại là chuyện khác, vì Ông Sáu không những là cấp chỉ huy mà còn là người lãnh đạo. Người lãnh đạo luôn sát cánh với thuộc cấp trong mọi hoàn cảnh, đồng lao cộng khổ làm gương khiến cho thuộc cấp tâm phục khẩu phục....
Và anh kết luận : Ông Sáu Lèo gốc Không Quân, là Tư Lệnh Cảnh Sát, còn người viết là một TQLC đã đôi ba lần bị biệt phái làm việc dưới quyền Ông và đã hoàn thành nhiệm vụ. Dù không được Ông thưởng công một lời khen hay huy chương, nhưng tôi kính phục Ông vì lối sống bình dân, thân thiện và làm gương cho thuộc cấp trong chiến đấu, nhất là luôn luôn tôn trọng tín ngưỡng, tài sản, tính mạng của người dân, kể cả mạng sống của địch quân, đó là tính nhân bản của Ông, của Quân Đội VNCH trong chiến tranh.
Chúng tôi kính phục “Ông Sáu Lèo”./.
Trong cuộc chiến bảo vệ Tự Do ở miền Nam , không nói đến những sĩ nhục ( đặt chuyện ) hạ cấp của Hà Nội , quân lực VNCH đã bị đám phản chiến thế giới ( nhất là ở Mỹ ) lên án vì những tài liệu , phim ảnh một chiều của đám phóng viên ngoại quốc bất lương , nhằm mục đích câu khách !
43 năm đi qua , quân lực nào thật sự anh hùng bảo vệ quê hương , quân đội nào thật sự phục vụ tay sai , đàn áp nhân dân , người mù cũng biết ! Nhưng , những sự thật cần được trả lại cho lịch sử vẫn chưa được trả lại . Trong đó có chuyện bắn tên khủng bố Bảy Lốp ( nếu là quân nhân của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam thì tại sao không có quân phục giải phóng mà lại là quần xà lõn , áo ca rô ? ) . Tại sao đặt bom giết cả chục người , chặt đầu cả một gia đình từ lớn đến bé , tàn sát bao nhiêu đồng bào vô tội , lại phải được đối xử như một tù binh bình thường ? Tại sao chúng lại không bị bắn như khi chúng thản nhiên xã đạn vào người khác ? Tại sao phải đối xử như người với người , những ác thú đã đập đầu , xử tử mấy ngàn người dân Huế ??? Không ai kêu gọi nợ máu phải trả bằng máu nhưng im lặng , dễ thương là khuyến khích tội ác ! Nhân quyền , theo tên gọi , là quyền của con người chứ không của bất kỳ một động vật nào ! Nếu quân lực VNCH tàn ác dã man thì đã không có bao nhiêu ngàn cán binh VC hồi chánh trong đợt tấn công tết MậuThân ?
20 năm trước , dự đám tang tướng Loan , phóng viên Adams đã trả được một phần nào sự thật khi công nhận ông Loan là anh hùng (The guy was a hero , America should be crying. I hate to see him go this way – Without people knowing anything about him ) . Nhưng , có lẻ như anh ta chưa biết nguyên nhân nào đã khiến tướng Loan bắn đặc công Bảy Lốp ngay trước mặt anh !
Tôi hy vọng là Adams vẫn còn sống . Và hy vọng là anh đã ( sẽ ) xem được cuốn film “ Saigon-68 “ . Để biết thêm sự thật về cái gọi là cuộc “ tổng nổi dậy “ mà anh là một trong những nhân chứng , 50 năm trước . Và để nghe anh Tô văn Cấp nói về một ông tướng “ ba-gai “ mà đánh giặc tận tình , như đã tận tình với thuộc cấp .
Còn với cái đám phản chiến kiểu Jane Fonda : xem được thì tốt , không được thì thôi . Những cái đầu đặc sệt ấy ( không phải như Joan Baez : chống Hà Nội từ khi thảm trạng thuyền nhân ) , có “ xem cho lắm , tắm cũng “ cuỗng trời “ !
Bây giờ , con sói già năm xưa không còn cô đơn nữa . Trên cánh đồng hoang ( Hermann Hesse ) , nó vẫn lầm lũi bước , nhưng biết phía sau là bao nhiêu tay chào " kính phục " .
Những " vết thù trên lưng " cũng từ từ lặn mất !
M72.
No comments:
Post a Comment