Wednesday, May 16, 2012

Viết cho Ngày Quân Lực 19-6 - Đào Vũ Anh Hùng

Hàng năm, chúng ta làm lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19-6. Ngày Quân Lực năm nay đánh dấu 30 năm kể từ biến cố bi thảm 30-04-1975, ngày miền Nam thân yêu của chúng ta rơi vào tay cộng sản. Ba mươi năm trôi qua trong đau hận không nguôi của tâm trạng …
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua
(thơ Thanh Nam)
30 tháng Tư, ngày chúng ta không ai quên được. Ngày mà nhiều người mệnh danh là ngày Quốc Hận, ngày Ly Hương, ngày Tang của Dân Tộc … Nhưng dù cho gọi là ngày gì đi nữa, 30-04-1975 chính là cái mốc thời gian đánh dấu một khúc quanh đau thương của lịch sử. Đánh dấu đọan đời lưu lạc chia lìa của mỗi chúng ta. Đánh dấu nền Tự Do Dân Chủ của miền Nam bị âm mưu bức tử.
Ngày 30-04 do đó mang một ý nghĩa rất lớn lao. Nhất là đối với những người tị nạn chúng ta – những ai không coi nước Mỹ này là chốn thiên đường, không coi ngày 30-04-1975 là cái “cơ may” thực hiện được giấc mộng lớn trong đời là được đặt chân lên đất Mỹ, hưởng thụ những tiện nghi vật chất của nước Mỹ - thì ngày đó càng mang ý nghĩa ngậm ngùi đau đớn hơn, như nhà thơ Thanh Nam đã buông lời thống thiết:
Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài một tháng Tư …
Tháng Tư là tháng đau buồn. Ngày 30 tháng Tư là ngày tủi nhục, tang thương, đen tối của chung người Việt Quốc gia. Ngày ta muốn quên không được. Ngày ta phải khắc cốt ghi tâm. Phải nhớ. Phải lấy làm dấu mốc để đếm đời ta từ buổi đó bao năm trôi nổi? Ngày này là ngày tang tóc u buồn vận hạn của toàn khối dân tộc. Ngày người phải xa người, gia đình đang sống bình yên bỗng lâm cảnh xẩy đàn tan nghé …

Sau 30 tháng 4, những người cựu chiến binh VNCH lại có ngày Quân Lực 19 tháng 6 để buồn rầu hoài niệm và suy tư, tiếc nhớ một thời đã góp phần tích cực trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam, tiếc nhớ một đời đã đem tuổi thanh xuân hiến dâng cho lý tưởng quốc gia, dân tộc. Thế hệ chúng ta đã đi những bước truân chuyên trên con đường quá khổ và quá nhọc nhằn mong đem lại thanh bình, hạnh phúc cho dân Việt nhưng vì vận số hẩm hiu đất nước, chúng ta cặm cụi đi hoài vẫn không tới đích và cuối cùng, đem thân phiêu bạt ...

Bình luận gia quá cố Phạm Kim Vinh cho rằng “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến kéo dài, đẫm máu và tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại”. Cuộc chiến mang nhiều tính chất bi thảm và hài hước, cho tới bây giờ vẫn được nói tới và gây nhiều tranh cãi sôi nổi. Nó bi thảm, bởi thế giới có ý muốn phủ nhận chính nghĩa cuộc chiến đấu để tự vệ của nhân dân Nam Việt Nam. Nó hài hước, bởi sau khi cộng sản đánh chiếm miền Nam, cái đám nhân loại khiếp nhược đó đã cúi đầu trước bạo lực, phụ hoạ với cộng sản, bôi nhọ VNCH, quốc gia đã từng được họ tuyên dương là “Tiền Đồn Chống Cộng” của Thế giới Tự do.

Dư luận đó đã nhục mạ Quân lực VNCH hèn nhát không chịu chiến đấu, VNCH hoàn toàn lệ thuộc nơi người Mỹ nên miền Nam mới sụp đổ dễ dàng và nhanh chóng như vậy. Đây là thứ dư luận ngu xuẩn, thiếu lương tri, vô trách nhiệm và đầy ác ý. Họ đã nhắm mắt, cố tình không chịu tìm hiểu tường tận sự hy sinh cùng khả năng chiến đấu tuỵệt vời của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, không chịu hiểu một điều giản dị, rằng “Nếu quân lực VNCH nhát hèn, không chịu chiến đấu, thì ai, sức mạnh nào, binh lực nào, phép mầu nào đã giữ được miền Nam trong bao nhiêu năm đất nước sôi bỏng bởi chiến tranh tàn khốc, từ 1954 tới 1975? Trong suốt hơn hai mươi năm dài đó, nếu không có sự chiến đấu dũng cảm, khắc khổ và kiên trì của người lính VNCH, chắc chắn miền Nam Việt Nam đã bị cộng sản thôn tính từ lâu rồi, ngay từ cái gọi là “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”. Tết Mậu Thân 1968, hay từ những trận đánh khốc liệt làm rúng động thế giới vào mùa hè binh biến 1972. Nếu không có sự chiến đấu đầy dũng cảm, hữu hiệu và kiên trì của người lính VNCH, làm sao quân đội Mỹ có thể rút ra khỏi cái gọi là “vũng lầy Việt Nam” một cách dễ dàng và an toàn như vậy ?

Trong lịch sử Việt Nam cũng như trong lịch sử nhân loại cũng đã có những cuộc nội chiến. Nhưng không có cuộc tương tàn nào kéo dài quá lâu, liên tục và đẫm máu, cường độ tàn phá khốc liệt cùng sự tổn thất về nhân mạng cho cả hai miền lên đến con số kinh khủng như chiến tranh Việt Nam. Kể cả trong hai kỳ thế chiến, chưa một thời đại nào trong lịch sử, người dân Việt nam ở cả hai miền Nam Bắc phải nhận chịu những nỗi đau thương bất hạnh như trong cuộc chiến vừa qua.

Chúng ta, những người lính VNCH đã từng trực tiếp lăn mình vào binh lửa, những người lính đã thực sự cầm súng và chiến đấu, đều có thể khẳng định rằng, quân lực chúng ta không hề thua vì kém tinh thần chiến đấu. Sự sụp đổ về quân sự là do những quyết định sai lầm và suy yếu về chính trị. Nếu gọi là “thua”, chúng ta đã thua trận từ những nguyên nhân sâu ẩn khác. Chúng ta đã bị cái đám nhân loại hèn nhát và ngu xuẩn đó bất công trút đổ lên đầu chúng ta trách nhiệm. Những nguyên nhân khởi từ sau hai cuộc thế chiến, toàn thế giới run rẩy phục hồi, bắt tay xây dựng lại những công trình bị tàn phá. Thế giới từ ngày đó, mệt mỏi và sợ hãi chiến tranh, sợ bị nhiễm vi trùng cộng sản, đã trở nên ươn hèn, ích kỷ, ve vuốt cộng sản, đối xử bất công, nhòm ngó, dè bỉu, chê trách, quy kết tất cả mọi lỗi lầm về phía chúng ta, trút đổ tất cả gánh nặng lên đôi vai người lính VNCH, bắt chúng ta phải trách nhiệm ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản.

Trong khi đó, nước Việt Nam bất hạnh đã nẩy sinh ra gã họ Hồ, một thứ “nhân tài chết tiệt” của dân tộc, cuồng tín và tàn độc, tham vọng và mưu mô, bất lương và hiếu sát, vong bản và phi nhân, vô luân và vọng ngoại, tận tụy tôn thờ chủ nghĩa của gã Mác, gã Lê, xô đẩy dân tộc Việt Nam vào cuộc tương tàn thảm khốc.

Từ cái thời điểm phải ghi nhớ và đáng nguyền rủa đó, nhân dân Việt Nam ở cả hai miền đã phải còng lưng chịu đựng, không ngóc đầu lên được để thấy ánh mặt trời, để đi và đứng song hàng, hưởng cơn gió lành thịnh vượng cùng mọi dân tộc tự do trên thế giới. Dân tộc Việt Nam là nạn nhân thảm khổ trong cuộc chiến tranh phá hoại tận tình và tuyệt kỷ của bọn người ngu dốt. “Chính vì sự cương-quyết-ngu dốt và ngu dốt kiên trì mà chúng đã bán đứng đất nước, bán đứng cả linh hồn đất nước”, như cách nói của nhà văn Doãn Quốc Sĩ.

Nhà văn Phan Nhật Nam cũng đã kêu lên tiếng kêu ai oán, “Chiến tranh nào cũng đem lại những đổ vỡ, tan hoang, gieo mầm độc ác và gây nên bao sự hủy diệt. Nhưng đây là cuộc chiến thê thảm, tồi tệ và tủi hổ nhất của dân tộc Việt Nam”. Trong cuộc chiến vô nghĩa, dai dẳng và tàn bạo tột độ này, người lính VNCH đã gánh chịu trọn vẹn cái phần nặng nề, bất công, thua thiệt và đau đớn nhất. Cuộc tương tranh rõ ràng không đồng cân đồng sức và bị bội phản trắng trợn nhưng người lính Việt Nam vẫn thản nhiên chấp nhận. Những đời trai trẻ quên bỏ hạnh phúc, tình yêu, tương lai, sự nghiệp cùng những thú vui riêng để bước vào chốn cùng hung cực hiểm, đầy rẫy gian lao khổ nhọc và bị vô ơn, bạc đãi nhưng họ vẫn lầm lì chịu đựng và dũng cảm xông pha trận mạc, trực diện kẻ thù, đổ mồ hôi, xương máu, lao thẳng vào lửa đạn, phóng mình vào nỗi chết cho giải đất miền Nam được tồn tại và người dân miền Nam được sống còn.

Lính và vợ con lính. Vợ con lính và những người lính VNCH là hiện thân của những hy sinh quá sức lớn lao. Lòng quả cảm và những hy sinh kỳ vĩ đó chứng minh được bằng những chiến thắng cụ thể, nhiệm mầu, vượt cao, vượt xa và ở trên tất cả mọi suy nghĩ tầm thường của những con người không có chiều dài lịch sử bốn ngàn năm để hiểu thế nào là tình yêu thương đất nước cùng mối tự hào dân tộc.

Như Mậu Thân ở Huế. Một đại đội Hắc Báo quân số 270 người, còn lại vỏn vẹn 19 người sau nhiều ngày giao tranh, đã anh dũng chiếm lại Kỳ Đài, đưa lá cờ vàng ngạo nghễ tung bay trên đỉnh ngọn. Như An Lộc, với 52 ngày tử thủ, thịt da đất nước từng phân vuông quằn quại nẩy tung dưới cơn mưa pháo, ngày và đêm. Không một nơi nào trên thế giới nhận chịu một cuộc tấn công ác liệt, kinh hoàng như An Lộc. Chỉ trong đêm 11 rạng 12 tháng 5, 1972, từ 3 giờ đến 6 giờ sáng, An Lộc co quắp run rẩy hứng chịu liên tục 8 ngàn trái pháo và hỏa tiến của cộng sản. Thế mà An Lộc vẫn đứng vững, vẫn tồn tại. Cái quận lỵ nhỏ bé đó đã dược ghi danh trong quân sử Việt Nam và trong chiến sử Thế giới.

Vào những giờ phút hấp hối của miền Nam, trận chiến cuối cùng ở Xuân Lộc cũng là một kỳ tích để nhân loại ngưỡng phục. Sư đoàn 18 Bộ Binh, một Sư đoàn được coi là không mấy xuất sắc của quân lực, đã anh dũng giữ vững tuyến phòng ngự, chặn đứng được sự tấn công ào ạt của 5 sư đoàn cộng sản với xe tăng và đại pháo 130 ly hùng hậu. Nhưng biển người của Văn Tiến Dũng đã phải đứng khựng lại, phải bỏ rơi Xuân Lộc, đi đuờng khác vòng về Saigon, để lại hàng ngàn xác chết. Jean Lacouture, một nhà báo Pháp có lương tâm đã nhỏ rơi nước mắt khi tường thuật trận Xuân Lộc và thảng thốt kêu lên, “Cái Quân lực đó quả thật là gan dạ và anh hùng. Họ chiến đấu vô cùng ngoạn mục và tôi thật lòng kính phục.”

Nhiều ký giả Tây phương cũng hết lời ca ngợi những cuộc chiến đấu đơn lẻ, tạo nên thiên anh hùng ca bi tráng trong ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen. Như cuộc chống cự của Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tầu. Của những đơn vị Nhảy Dù ở khu Lăng Cha Cả. Của anh em Biệt Kích 81 ở Bộ Tổng Tham Mưu. Của các chiến sĩ Biệt Động Quân ở dốc Cầu Xa Lộ. Của những Sinh Viên Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt trong quân phục đại lễ nơi một góc phố thủ đô rất nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ QLVNCH và Cảnh sát Quốc gia đã tự sát tập thể vì tuyệt vọng và phẫn nộ trước cuộc đầu hàng nhục nhã của Dương Văn Minh. Chưa kể đến sự tuẫn tiết của các tướng Nguyễn Khoa Nam, tướng Lê Văn Hưng, tướng Phạm Văn Phú, tướng Trần Văn Hai, tướng Lê Nguyên Vỹ và những sĩ quan chỉ huy các đơn vị tác chiến khác.
Ba mươi năm đã trôi qua. Người ta nói hoài đến con số 58 ngàn lính Mỹ chết và mất tích trên chiến trường Việt Nam. Việt cộng đưa ra con số tổn thất nhân mạng là một triệu 400 ngàn bộ đội của chúng. Phía Việt Nam Cộng Hòa, không ai truy cứu để đưa ra một con số chính xác, bao nhiêu binh sĩ của chúng ta tử trận, bao nhiêu đồng bào, cán bộ chính quyền của chúng ta bị sát hại trong cuộc chiến? Chúng ta bị thế giới cố tình bỏ quên. Bị cộng sản đê tiện trả thù, đầy đọa người sống trong trại tù cải tạo và quật mồ người chết để thỏa mãn cái tâm địa man rợ của loài lang sói.

Nhân kỷ niệm Ngày Quân Lực, chúng ta, những người lính chiến VNCH cũ, hãy cùng nhau chiêm nghiệm, không phải để “tự cho mình là những người mất nước tìm cách phục quốc, hay để tự nhận là những người thất trận tìm cách trả thù, phục hận …” Và càng không thể là “những người Quốc gia đã được “điều kiện hóa” để xem chống cộng là cứu cánh …” như một số người trong chính hàng ngũ chúng ta – đau đớn thay – đã hòa nhịp với kẻ địch, công khai sỉ nhục quân đội.

Chúng ta hãy dõng dạc nói thẳng cho những con người đó, thù cũng như bạn, biết rằng lý tưởng và cứu cánh của người lính chúng ta không phải là thù và oán. Lý tưởng Quốc gia Dân tộc là một tình cảm tự nhiên, thiêng liêng cao cả trong trong trái tim con người, không thể đem “điều kiện hóa” như thí nghiệm vào loài chó của Palov, như thủ đoạn tẩy não phi nhân của cộng sản. Lý tưởng và cứu cánh đó bao giờ cũng là chu toàn ước vọng đem lại đời sống thanh bình an lạc, đem lại tự do dân chủ, no ấm và hạnh phúc cho toàn dân. Kẻ nào xâm phạm đến phúc lợi và ước vọng đó của dân tộc, chúng ta có bổn phận ngăn chặn, dù đó là cộng sản hay bất cứ một thế lực nào khác.

Chúng ta, những người lính VNCH sống còn sau cuộc chiến và thoát khỏi bàn tay đê tiện của kẻ thù, xin hãy nghĩ nhớ đến anh em đồng đội, hồi niệm và tri ơn những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống. Hãy cùng nhau đốt lên một ngọn lửa, soi sáng một niềm tin, giữ vững tinh thần và ý chí, làm sánh danh Quân lực, làm rõ ràng Chính nghĩa Quốc gia và hãy vẽ lại chân dung đích thực của người lính VNCH, những người con yêu của đất nước, dù đã đi vào miền Vĩnh cửu nhưng hình ảnh cùng những chiến công vẫn hằng hằng sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam ta.

Chúng ta hãy cùng nhau chiêu niệm quê hương, chiêu niệm hồn tiên liệt và khí thiêng sông núi, cầu mong sớm có một ngày vinh hiển trở về nhìn lại quê cha đất tổ, như trong lời Hịch Bình Ngô:
“…Giang sơn từ nay mở hội
Xã tắc từ nay vững bền
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Kiền khôn bỉ rồi lại thái
Nền vạn thế xây nên chăn chắn
Thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu
Đó là nhờ trời đất tổ tiên khôn thiêng che chở
Và giúp đỡ cho chúng ta vậy…”
Đào Vũ Anh Hùng
Sống
Sống tủi làm chi đứng chật trời?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến?
Sống chịu ngu si để chúng cười?
Sống tưởng công danh, không tưởng nước.
Sống lo phú quý chẳng lo đời,
Sống mà như thế đừng nên sống!
Sống tủi làm chi đứng chật trời?

Chết
"Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân."(Sào Nam Phan Bội Châu)
*
* *
Danh sách quý vị Tướng Lãnh QLVNCH

Nguồn: http://vietnamlibrary.informe.com/danh-snoch-t-ng-lnonh-vnch-1955-1975-dt1958.html
Trong lịch sử 20 năm của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, có tất cả 159 vị được phong cấp tướng, trong đó có 1 Thống tướng (truy phong) và 5 Đại tướng.

* Thống Tướng: Lê Văn Tỵ (1903-1964) truy phong năm 1964
* Đại Tướng: Trần Thiện Khiêm (phong năm 1964)
* Đại Tướng: Dương Văn Minh (phong năm 1964)
* Đại Tướng: Nguyễn Khánh (phong năm 1964)
* Đại Tướng: Cao Văn Viên (phong năm 1967)
* Đại Tướng: Đỗ Cao Trí (truy phong năm 1971)

44 Vị Trung tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và 1 Phó Đô Đốc.
Người nổi tiếng nhất là Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, sau này làm Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa.

* Trung Tướng: Cao Hảo Hớn (Tổng Trưởng Chương Trình Bình Định và Phát Triển)
* Trung Tướng: Dư Quốc Đống (Tư Lệnh QĐ III)
* Trung Tướng: Dương Văn Đức (Tư Lênh QĐ & QK IV)
* Trung Tướng: Đặng Văn Quang (Phụ Tá An Ninh Phủ Tổng Thống)
* Trung Tướng: Đồng Văn Khuyên (Tổng Cụng Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận)
* Trung Tướng: Hoàng Xuân Lãm (Chánh Thanh Tra Dân Vệ)
* Trung Tướng: Lâm Quang Thi (Tư Lệnh Phó QĐ & QK I)
* Trung Tướng: Lê Nguyên Khang (Phụ Tá Hành Quân Tổng TMT)
* Trung Tướng: Lê Văn Kim (CHT Trường Cao Đẳng Quốc Phòng)
* Trung Tướng: Linh Quang Viên (Bộ Trưởng Nội Vụ)
* Trung Tướng: Lữ Lan (Chỉ Huy Trưởng Cao Đẳng Quốc Phòng)
* Trung Tướng: Mai Hữu Xuân (Tổng Cục Trưởng Chiến Tranh Chính Trị)
* Trung Tướng: Ngô Dzu (Tư Lệnh QĐ II)
* Trung Tướng: Ngô Quang Trưởng (Tư Lệnh QĐ & QK I)
* Trung Tướng: Nguyễn Bảo Trị (CHT ĐH Chỉ Huy và Tham Mưu)
* Trung Tướng: Nguyễn Chánh Thi (Tư Lệnh QĐ I)
* Trung Tướng: Nguyễn Đức Thắng (Tư Lệnh QĐ IV)
* Trung Tướng: Nguyễn Hữu Có (Bộ Trưởng Quốc Phòng)
* Trung Tướng: Nguyễn Ngọc Lễ (Chánh Án Tòa Án Quân Sự)
* Trung Tướng: Nguyễn Văn Hiếu (Tư Lệnh Phó QĐ & QK III)
* Trung Tướng: Nguyễn Văn Hinh (Tổng Tham Mưu Trưởng)
* Trung Tướng: Nguyễn Văn Là (Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng)
* Trung Tướng: Nguyễn Văn Mạnh (Tham Mưu Trưởng Liên Quân)
* Trung Tướng: Nguyễn Văn Minh (Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô)
* Trung Tướng: Nguyễn Văn Quan (Tổng Giám Đốc ANQĐ)
* Trung Tướng: Nguyễn Văn Thiệu (Tổng Thống VNCH)
* Trung Tướng: Nguyễn Văn Toàn (Tư Lệnh QĐ III & QK III)
* Trung Tướng: Nguyễn Văn Vỹ (Bộ Trưởng Quốc Phòng)
* Trung Tướng: Nguyễn Viết Thanh (Tư Lệnh QĐ IV & QK IV)
* Trung Tướng: Nguyễn Vĩnh Nghi (TL Tiền Phương QĐ &QK III)
* Trung Tướng: Nguyễn Xuân Thịnh (CHT Pháo Binh)
* Trung Tướng: Phạm Quốc Thuần (CHT TT HL Đồng Đế)
* Trung Tướng: Phạm Xuân Chiểu (Đại Sứ Nam Hàn)
* Trung Tướng: Phan Trọng Chinh (Tổng Cục Trưởng Cục Quân Huấn)
* Trung Tướng: Thái Quang Hoàng (Đại sứ Thái Lan)
* Trung Tướng: Tôn Thất Đính (Thượng Nghị Sĩ)
* Trung Tướng: Trần Ngọc Tám (Đại Sứ Thái Lan)
* Trung Tướng: Trần Thanh Phong (Tư Lệnh CSQG)
* Trung Tướng: Trần Văn Đôn (Tổng Trưởng Quốc Phòng)
* Trung Tướng: Trần Văn Minh (Tư Lệnh Không Quân VN)
* Trung Tướng: Trần Văn Trung (TCT. TC. CTCT)
* Trung Tướng: Trịnh Minh Thế (Tư Lệnh Lực Lượng Cao Đài)
* Trung Tướng: Vĩnh Lộc (Tổng Tham Mưu Trưởng)
* Phó Đô Đốc: Chung Tấn Cang
(Tư Lệnh Hải Quân)
43 Vị Thiếu Tướng và 2 Đề Đốc.
* Thiếu Tướng:
Bùi Đình Đạm (Tổng Giám Đốc Tổng Nha Nhân Lực thuộc Bộ Quốc Phòng)* *Thiếu Tướng: Bùi Hữu Nhơn (Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức)
* Thiếu Tướng: Bùi Thế Lân (Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC)
* Thiếu Tướng: Chương Dzềnh Quay (Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn IV)
* Thiếu Tướng: Dương Ngọc Lắm (Đô Trưởng Sài Gòn)
* Thiếu Tướng: Đào Duy Ân (Tư Lệnh Phó Diện Địa QĐ III)
* Thiếu Tướng: Đoàn Văn Quảng (Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung)
* Thiếu Tướng: Đỗ Kế Giai (Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Trung Ương)
* Thiếu Tướng: Ðỗ Mậu (Phó Thủ Tướng Đặc Trách Văn Hóa)
* Thiếu Tướng: Hồ Văn Tố (Chỉ Huy Trưởng Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức)
* Thiếu Tướng: Huỳnh Văn Lạc (Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB)
* Thiếu Tướng: Huỳnh Văn Cao (Phó Chủ Tịch Thượng Nghị Viện)
* Thiếu Tướng: Lâm Quang Thơ (Chỉ Huy Trương Trường VBQGĐL)
* Thiếu Tướng: Lâm Văn Phát (Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô)
* Thiếu Tướng: Lê Minh Ðảo (Tư Lệnh SĐ 18 BB)
* Thiếu Tướng: Lê Ngọc Triển (Tham Mưu Phó Hành Quân TTM)
* Thiếu Tướng: Lê Văn Nghiêm (Tư Lệnh QĐ & QK I)
* Thiếu Tướng: Nguyễn Cao Kỳ (Phó Tổng Thống VNCH (1967))
* Thiếu Tướng: Nguyễn Duy Hinh (Tư Lệnh SĐ 3 BB)
* Thiếu Tướng: Nguyễn Giác Ngộ (CHT Sở Du Kích Chiến)
* Thiếu Tướng: Nguyễn Khắc Bình (Tư Lệnh CSQG)
* Thiếu Tướng: Nguyễn Khoa Nam (Tư Lệnh QĐ & QK IV)
* Thiếu Tướng: Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc CSQG)
* Thiếu Tướng: Nguyễn Văn Chuân (Thượng Nghị Sĩ)
* Thiếu Tướng: Nguyễn Văn Kiểm (Trưởng Phòng Tổng Quản BTTM)
* Thiếu Tướng: Nguyễn Văn Vận (Tư Lệnh Đệ III Quân Khu)
* Thiếu Tướng: Nguyễn Xuân Trang (Tham Mưu Phó Nhân Viên BTTM)
* Thiếu Tướng: Phạm Ðăng Lân (Cục Trưởng Cục Công Binh)
* Thiếu Tướng: Phạm Hữu Nhơn (Trưởng Phòng 7 Bộ TTM)
* Thiếu Tướng: Phạm Văn Ðổng (Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh)
* Thiếu Tướng: Phạm Văn Phú (Tư Lệnh QĐ II & QK II)
* Thiếu Tướng: Phan Ðình Niệm (Tư Lệnh SĐ 22 BB)
* Thiếu Tướng: Tôn Thất Xứng (Tư Lệnh QĐ I & QK I)
* Thiếu Tướng: Trần Bá Di (Tư Lệnh SĐ 9 BB)
* Thiếu Tướng: Trần Minh Tâm* Thiếu Tướng: Trần Tử Oai (CHT Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung)
* Thiếu Tướng: Trần Văn Minh (Đại Sứ Tunisia)
* Thiếu Tướng: Trương Quang Ân (Tư Lệnh SĐ 23 BB)
* Thiếu Tướng: Văn Thành Cao (Tổng Cục Phó Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị)
* Thiếu Tướng: Võ Văn Cảnh (Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Trưởng Bộ Nội Vụ)
* Thiếu Tướng: Võ Xuân Lành (Tư Lệnh Phó KQVN)
* Thiếu Tướng: Vũ Đức Nhuận (Giám Đốc ANQĐ)
* Thiếu Tướng: Vũ Ngọc Hoàn (Cục Trưởng Cục Quân Y)
* Đề Đốc: Lâm Ngươn Tánh (Tư Lệnh Hải Quân)
* Đề Đốc: Trần Văn Chơn (Tư Lệnh Hải Quân)
66 Vị Chuẩn Tướng và 10 Phó Đề Đốc.
* Chuẩn Tướng: Albert Nguyễn Cao (Tổng Trưởng Dinh Điền)
* Chuẩn Tướng: Bùi Văn Nhu (Tư Lệnh Phó CSQG)
* Chuẩn Tướng: Chung Tấn Phát (Cựu Tham Mưu Trưởng QĐ & QK IV)
* Chuẩn Tướng: Ðặng Ðình Linh (Tham Mưu Phó Kỹ Thuật và Tiếp Vận (BTL) Không Quân)
* Chuẩn Tướng: Đặng Thanh Liêm (Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung)
* Chuẩn Tướng: Ðỗ Kiến Nhiễu (Đô Trưởng Sài Gòn)* Chuẩn Tướng:Hồ Trung Hậu (Chánh Thanh Tra QĐIII)
* Chuẩn Tướng: Huỳnh Bá Tính (Tư Lệnh SĐ 3 KQ)
* Chuẩn Tướng: Huỳnh Thới Tây (Tư Lệnh Đặc Cảnh Trung Ương)
* Chuẩn Tướng: Huỳnh Văn Lạc (Tư Lệnh Sư Đoàn 9 BB)
* Chuẩn Tướng: Lê Nguyên Vỹ (Tư Lệnh SĐ 5 BB)
* Chuẩn Tướng: Lê Quang Lưỡng (Tư Lệnh SĐ Nhảy Dù)* Chuẩn Tướng: Lê Trung Trực (Trưởng Phòng 4, BTTM)
* Chuẩn Tướng: Lê Trung Tường (Tham Mưu Trưởng QĐ III)
* Chuẩn Tướng: Lê Văn Hưng (Tư Lệnh Phó QĐ & QK IV)
* Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân (Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô)
* Chuẩn Tướng: Lê Văn Tư (Tư Lệnh SĐ 25 BB)
* Chuẩn Tướng: Lưu Kim Cương (KĐT Không Đoàn 33 Chiến Thuật)
* Chuẩn Tướng: Lý Bá Hỷ (Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đô)
* Chuẩn Tướng: Lý Tòng Bá (Tư Lệnh SĐ 25 BB)
* Chuẩn Tướng: Mạch Văn Trường (Tư Lệnh SĐ 21 BB)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Bá Liên (Tư Lệnh Biệt Khu 24)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Chấn Á (Cố Vấn tại Nha Chiến Tranh Chính Trị)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Đức Khánh (Tư Lệnh SĐ 1 KQ)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Hữu Hạnh (Tổng Tham Mưu Trưởng)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Hữu Tần (Tư Lệnh SĐ 4 KQ)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Ngọc Oánh (CHT TT HL KQ)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Thanh Hoàng (Chánh Thanh Tra QĐ II)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Thanh Sằng (Tư Lệnh SĐ 22 BB)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Trọng Bảo (TMT SĐ Nhảy Dù)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Tuấn Khải* Chuẩn Tướng: Nguyễn Văn Chức (Tổng Cục Trưởng TC Tiếp Vận)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Văn Điềm (Tư Lệnh SĐ 1 BB)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Văn Giàu (Bộ Tư Lệnh Cảnh Lực)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Văn Lượng (Tư Lệnh SĐ 2 KQ)
* Chuẩn Tướng: Nguyễn Văn Phước (Phụ Tá Đặc Biệt Tư Lệnh Quân Khu IV, Đặc Trách Phụng Hoàng)
* Chuẩn Tướng:Nguyễn Văn Thiện (Thị Trưởng Đà Nẵng)
* Chuẩn Tướng: Phạm Duy Tất (CHT Biệt Động Quân QK II)
* Chuẩn Tướng: Phạm Hà Thanh (Cục Trưởng Cục Quân Y)
* Chuẩn Tướng: Phạm Ngọc Sang (Tư Lệnh SĐ 6 KQ)
* Chuẩn Tướng: Phan Ðình Soạn (Tư Lệnh Phó QĐ I & QK I)
* Chuẩn Tướng: Phan Ðình Thứ (Tư Lệnh Phó QĐ II & QK II)
* Chuẩn Tướng: Phan Hòa Hiệp (Trưởng Đoàn LHQS 2 Bên)
* Chuẩn Tướng: Phan Phụng Tiên (Tư Lệnh SĐ 5 KQ)
* Chuẩn Tướng: Phan Tử Nghi* Chuẩn Tướng: Phan Xuân Nhuận (Tư Lệnh SĐ 1 BB)
* Chuẩn Tướng: Trần Ðình Thọ (Trưởng Phòng 3 Bộ TTM)
* Chuẩn Tướng: Trần Quang Khôi (CHT Lực Lượng Xung Kích QĐ III)
* Chuẩn Tướng: Trần Quốc Lịch (Chánh Thanh Tra QĐ IV)
* Chuẩn Tướng: Trần Văn Cẩm (Phụ Tá HQ BTL QĐ II & QK II)
* Chuẩn Tướng: Trần Văn Hai (Tư Lệnh SĐ 7 BB)
* Chuẩn Tướng: Trần Văn Nhựt (Tư Lệnh SĐ 2 BB)
* Chuẩn Tướng: Trang Sĩ Tấn (Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Đô Thành)
* Chuẩn Tướng: Trương Bảy (Chỉ Huy Trưởng Cảnh Lực)
* Chuẩn Tướng: Trương Hữu Đức (Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 52)
* Chuẩn Tướng: Từ Văn Bê (CHT BCH Kỹ Thuật và Tiếp Vận Không Quân)
* Chuẩn Tướng:Võ Dinh (TMT BTL Không Quân)
* Chuẩn Tướng: Vũ Đức Nhuận (Giám Đốc ANQĐ)
* Chuẩn Tướng: Vũ Văn Giai (Tư Lệnh SĐ 3 BB)
* Phó Đề Đốc: Diệp Quang Thủy (Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hải Quân)
* Phó Đề Đốc: Đặng Cao Thăng (Tư Lệnh Hải Quân Vùng IV Sông Ngòi)
* Phó Đề Đốc: Đinh Mạnh Hùng (Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông)
* Phó Đề Đốc:Hồ Văn Kỳ Thoại (Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải)
* Phó Đề Đốc: Hoàng Cơ Minh (Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải)
* Phó Đề Đốc: Nghiêm Văn Phú (Tư Lệnh Lực Lượng Tuần Thám)
* Phó Đề Đốc: Nguyễn Hữu Chí (Phụ Tá Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển)
* Phó Đề Đốc: Nguyễn Thành Châu (Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện HQ Nha Trang)
* Phó Đề Đốc: Vũ Đình Đào (Tư Lệnh Vùng 3 Duyên Hải)
* Phó Đề Đốc: Huỳnh Mai
 

No comments: