Sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, ngày 20 tháng 7 năm
1954, chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã phải lo định cư cho gần một
triệu người dân miền Bắc và miền Trung (bên kia vĩ tuyến 17) có cuộc sống an cư
lạc nghiệp tại miền Nam, tiến hành việc lấy lại chủ quyền từ tay người Pháp qua
việc rút ra khỏi khối đông dương, đổi tiền do Ngân Hàng Quốc Gia Việt nam ấn
hành theo kim bản vị và ngoại tệ bản vị của đồng Mỹ Kim nhằm ngăn chặn sự phá
hoại kinh tế do khối tiền của Pháp còn tồn tại ở ngân hàng Hà Nội, ổn định tình
hình chính trị, xây dựng văn hoá giáo dục theo hệ thống hoá các trường dạy bằng
tiếng Việt từ tiểu trung và đại học củng cố và xây dựng vững chắc cho nền Cộng
Hòa trên vùng đất đầy dấu tích của chế độ thuộc địa và thực dân. Nhất là tiến hành
quốc sách chống Cộng nhằm tiêu diệt hết hạ tầng cơ sở của Cộng Sản cố gài lại
tại Miền Nam sau khi Việt Minh đã rút hết khoảng 80.000 cán binh CS ra miền Bắc
theo các điều khoản quy định của bản hiệp định này.
(1954-1963) cần phải
được nghiên cứu lại trong tinh thần đánh giá công bình, đúng đắn dưới ánh sáng
của lịch sử.
Trong cuộc chiến giữa hai miền nam và bắc Việt Nam, điểm quan
trọng trong sự tranh chấp Quốc-Cộng đó là vai trò của một hệ thống tư tưởng mà
chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa đã xử dụng làm lợi khí đấu tranh để xây dựng
các cơ chế dân chủ và xã hội. Chủ thuyết của miền Nam lúc bấy giờ là chủ thuyết
Nhân Vị vốn được coi là nền tảng tư tưởng hoạt động của Cần Lao Nhân Vị Cách
Mạng Đảng do ông Ngô Đình Nhu thành lập tại Sài gòn năm 1950.
Về phương diện tư tưởng, Cố vấn Ngô Đình Nhu đã tiên liệu và ý
thức về sự cần thiết của một chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước. Ông
đã đưa ra “chủ thuyết Nhân Vị” hoàn chỉnh để phù hợp với tình
hình của một quốc gia Á châu, nhằm đối đầu với chủ nghĩa Cộng Sản ở miền Bắc.
Ngày 8-1-1963, trong cuộc nói chuyện với cử tọa gồm các nhà trí
thức, giáo sư đại học, giáo sư trung học và cán bộ tại Trung Tâm Thị Nghè, ông
Ngô Đình Nhu giải thích rằng:
“…mình đánh nhau với
Cộng Sản, bây giờ Cộng Sản nó đánh mình với một Ý Thức Hệ, mà chúng ta không có
một Ý Thức Hệ cứng rắn, rõ ràng, trong tâm trí húng ta để đối lại, để có lẽ
sống mà đánh Cộng Sản thì chúng ta sẽ bị ý thức hệ Cộng Sản lan tràn lung lạc.”
Cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam,
một cuộc chiến mà ngay đến cái tên gọi của nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi ,
sau Nghị quyết 15 năm 1959 của CSBV và đạo luật 10/59 của chế độ VNCH đã được
đánh dấu bởi những biến cố lịch sử quan trọng cần phải được nhìn đến trước khi
đi sâu vào nghiên cứu lại sự kiện. Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu nhấn mạnh:
” Muốn phục vụ con
người trong xã hội thì con người đó phải tiến, xã hội đó phải tiến. Nhưng xã
hội chỉ tiến được với những con người có ý thức nhiệm vụ. Cho nên, trên nguyên
tắc, chúng ta phải nhìn nhận rằng cần phải có một ý thức hệ tiến bộ. Ý Thức Hệ
chúng tôi chủ trương là Ý Thức Hệ Nhân Vị. Về Tư Tưởng Nhân Vị có nhiều thứ. Có
thứ họ căn cứ vào một tín ngưỡng hữu hình, một tín ngưỡng chắc chắn, căn bản.
Có thứ lại nhuốm phần nào vô thức… Ý thức hệ Nhân Vị chúng tôi chủ trương nó
rất rộng rãi và không cần phải đi sâu vào các đạo giáo. Tất cả các đạo giáo,
tất cả các triết lý khác, có thể cùng đi với chúng ta được trong ý thức hệ đó.”
“Nhân là người. Vị là thứ bậc”. Nhân-Vị là tính cách con người sống đầy
đủ con người theo thứ bậc của mình, đối nội cũng như đối ngoại. Theo nghĩa đó,
hai chữ Nhân-Vị đầy đủ hơn chữ Personne Humaine của Pháp ngữ, vì hai chữ
Personne Humaine nhấn mạnh đến ý nghĩa của chữ nhân mà
ít chú trọng tới vị. Cần phải hiểu theo một ý nghĩa đầy đủ
của cả hai chữ.
“Nhân là sống đầy đủ con người. Vị là sống theo đúng thứ bậc của mình trong những
tương quan với người khác và vạn vật.”
Như vậy thì quan niệm về nhân-vị tùy thuộc quan niệm về con
người và quan niệm các tương quan.
“Chủ nghĩa Nhân Vị
nhấn mạnh đến sự điều hòa những ước vọng vật chất cũng như tinh thần của cá
nhân với các nhu cầu xã hội của cộng đồng và các nhu cầu chính trị của quốc
gia. Nó nhằm tìm kiếm một con đường trung dung giữa chủ nghĩa cá nhân tư bản và
chủ nghĩa tập thể mác-xít.”
Một nữ ký giả Hoa Kỳ, bà Suzanne Labin, vốn có rất nhiều mối
liên hệ với các viên chức của chế độ VNCH dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm,
trong cuốn sách Vietnam, an eye-witness account, có
trích lại bài viết về chủ nghĩa Nhân Vị của bà Ngô Đình Nhu (đăng trên báo The
Wandererngày 4.6.1964) lúc bấy giờ bà đang sống lưu vong ở hải ngoại sau
biến cố đảo chính 1-11-1963.
“Đối với những người tỵ nạn đã trưởng thành, Cần Lao Nhân Vị
là những tiếng quen biết. Cũng có lẽ vì quen biết quá nên không mấy ai lưu tâm
đến ý nghĩa của nó. Sự thật, mấy tiếng đó xếp lại bên nhau có thể tạo nên một
phương châm thiết thực nhất và cao cả nhất cho đời sống cá nhân và xã hội. Cần
lao nhân vị gọn gàng là một triết lý của đạo làm người. Cần lao không có nghĩa
là làm việc suông, vì chữ “Cần” nói lên rằng người làm việc đang
tâm hướng về một mục tiêu nào đó. Và mục tiêu này được tức khắc bày tỏ bằng hai
tiếng nhân vị. Cần lao là để phát huy và để bảo tồn nhân vị, chứ không phải để
phục vụ tư lợi hay để làm mọi cho giai cấp đấu tranh. Nói cách khác, “Cần
Lao Nhân Vị” là đặt giá trị con người trên việc làm, và con người lấy việc
làm để củng cố chỗ đứng của mình giữa trời và đất.”
Khi chúng tôi nói đến sự tương phản giữa lao động và tư bản,
không phải chúng tôi nói đến một quan niệm trừu tượng hay một mãnh lực phi vị
(impersonal) đang chuyển hành trong cuộc sản xuất kinh tế. Đàng sau cả hai quan
niệm đó (lao động và tư bản) vốn có con người sống động, con người như thấy
được trong thực tế của cuộc đời.
Vì đó, vấn đề lao động trở thành vấn đề cần lao, nó không còn là
nô lệ của lợi tức như trong chủ thuyết tư bản, hay nô lệ của đảng phái, như
trong chế độ Cộng Sản, mà nó là của con người làm việc, của xã hội loài người.
Thông điệp đề cập đến một lối xã hội hóa gọi là xã hội hóa thỏa đáng
(satisfactory socialization) khác hẳn với lối xã hội hóa với nhà nước hay đảng
làm chủ nhân ông của Cộng sản. Xã hội hóa thỏa đáng là đem một số các phương
tiện sản xuất làm của chung nhưng dưới sự điều động của cần lao và tư bản. Như
thế sẽ thực hiện được chủ thuyết bảo toàn giá trị con người, mà thông điệp gọi
là thuyết nhân vị (personalism).
Với chính sách đặc thù của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, “Cần
Lao Nhân Vị”là một chính sách được trình bày với màu sắc của địa
phương. Con người không được quan niệm như là tối thượng, mà là một loại đầu
đội Trời chân đạp đất. Ở trong tam tài “Thiên Địa Nhân”, con
người không thể nào hơn Ông Trời, nhưng lại không thể nào thua vật chất. Đất,
và tất cả những gì thuộc về đất, là để phục vụ con người. Nói một cách khác,
con người không thể hoàn tất phận sự của mình nếu không xử dụng vật chất. Cần
lao, sự chăm chú làm việc, cốt là để thể hiện giá trị con người, cốt là để tô
bồi chỗ đứng của con người.
– NHÂN VỊ – khoảng giữa trời cao và đất
rộng.
Trong xã hội “CẦN LAO NHÂN VỊ”, cố nhiên không có
cảnh con người làm nô lệ con người, huống hồ là làm nô lệ phương tiện sản xuất.
Nơi đây, chỉ có đồng lao cộng tác để thành tựu cuộc cách mạng NHÂN VỊ, với hình
thức không gian ba chiều.
Về chiều sâu, con người cần lao luyện tập cho có thành tâm thiện
ý. Phải tu thân đã mới mong tề gia và bình thiên hạ. Việc cách mạng phải ăn cả
về chiều rộng, vì con người cần phải tri kỷ, tri nhân, cho nên phải sống trong
cộng đồng và phải cùng nhau đồng tiến. Chiều cao của cuộc cách mạng nhân vị là
nhờ cần lao mà vươn lên, vươn đến Chân, Thiện, Mỹ để
thông cảm với người lãnh đạo đất nước. Trong chính sách cần lao nhân vị, con
người sẽ làm viên mãn điềumà “bổn phận và lương tri” bảo phải làm
trong bất cứ trường hợp nào (nên nhớ lại lời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trả
lời cho Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963, khi cụ Diệm
hỏi đại sứ này về thái độ của Washington với cuộc chính biến).
Tư liệu sau đây nói về chính sách, kế hoạch quốc gia của VNCH
lúc bấy giờ:
“Thuyết Nhân Vị Á Đông do La Sơn Phu Tử Thời
Đại Ngô Đình Nhu đề xướng được ông giản lược bằng phương trình sau đây:
“TAM TÚC + TAM GIÁC = TAM NHÂN”
|
A.TAM TÚC
1.- Về Tư Tưởng là
tự mình suy luận, cân nhắc mà lựa chọn một chính nghĩa để phụng sự và một khi
đã chọn rồi thì không còn lay chuyển nữa. Chính nghĩa đó là cuộc cách mạng
chính trị, xã hội, quân sự mà ta đang cụ thể hóa trong các Ấp Chiến Lược. Sau
đó ta tự phát huy chính nghĩa trong tâm hồn, tự học tập và tự bồi dưỡng tinh
thần của ta, không cần ai thôi thúc. Tự túc về tinh thần, về tư tưởng, thì tất
nhiên trong mọi trường hợp khó khăn ta vẫn vững tâm, hoặc dù có nội loạn ở Thủ
Đô Sài Gòn chăng nữa, thì ta cũng không bị hoang mang hay bị lung lạc. Tự túc
về tư tưởng để phát huy và bành trướng chủ nghĩa. Muốn được vậy thì phải:
2.- Về Tổ chức và
Tiếp Liệu, là tự ta tìm tòi, phát huy sáng kiến để có nhiều nhân vật lực để
hoạt động, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác. Chính phủ chỉ cần giúp ta
một số vốn căn bản, dựa vào đó ta tìm cách biến cải thêm để hành động và mở
rộng phạm vi hoạt động. Chẳng hạn hiện giờ ta thiếu kẽm gai để làm Áp Chiến
Lược, thì ta cố gắng tìm vật liệu khả dĩ làm tê liệt cơ thể bất cứ ai động đến
(như đồng bào Thượng đã làm trên cao nguyên); hoặc dùng địa hình địa vật để
lồng hệ thống bố phòng ACL vào trong đó, đỡ cần đào hào hay rào kẽm gai. Muốn
thực hiện Tự túc về Tổ chức thì cần phải:
3.- Về Kỹ thuật, là
tự phát huy khả năng chiến đấu, và khai thác, phát triển khả năng của nhân vật
lực sẵn có đến tột mức 100 phần trăm.
Ba bộ phận của Tam Túc có liên hệ mật thiết với nhau: muốn Tự
túc về Tổ chức mà không Tự túc về Kỹ thuật thì Tổ chức không thành; thiếu Tự
Túc Tư Tưởng thì tất nhiên sẽ không có Tự Túc Tổ Chức và Tự Túc Kỹ Thuật. Từ
quan niệm Tam Túc đó phát sinh ra quan niệm Tam Giác.
B. TAM GIÁC là:
1.- Cảnh giác về Sức
Khỏe (thể xác) nghĩa là không được đau ốm. Do đó ta phải tránh tất cả những
việc làm phương hại cho thân xác ta như đau ốm, tứ đổ tường. Bảo đảm sức khỏe
thì mới bảo đảm được khả năng làm tròn nhiệm vụ.
2.- Cảnh giác về Đạo
Đức và Tác Phong Đạo Đức, vì tác phong và đạo đức là điều kiện cốt yếu của cán
bộ, thiếu tác phong đạo đức sẽ chi phối tư tưởng, sẽ biến khả năng làm việc
thiện ra việc ác, chưa kể việc thất nhân tâm.
3.- Cảnh giác về Trí
Tuệ là phát huy óc sáng tạo, sáng tác khả năng chiến đấu của nhân vật lực sẵn
có đến tột độ.
Vậy, không có sức khỏe, đau ốm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến óc
sáng tạo và thu hẹp phạm vi hoạt động của đạo đức. Không có óc sáng tạo thì dù
có sức khỏe, có đạo đức, cũng không có khả năng bồi bổ vào sự thiếu thốn nhân
vật lực, là tình trạng của một nước chậm tiến. Có sức khỏe, có óc sáng tạo,
nhưng không có đạo đức, thìsức khỏe ấy, óc sáng tạo ấy, sẽ phục vụ cho phi
nghĩa, không phải cho chính nghĩa…” [8]
Thật sự nhà lãnh đạo về tư tưởng Ngô Đình Nhu một La
Sơn Phu Tử thời đại của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng
Hòa đã thấyđược sự cần thiết của một thứ vũ khí tư tưởng trong
cuộc chiến tranh ý thức hệđối diện với Miền Bắc theo chủ nghĩa Cộng Sản. Tiếc
thay khi Việt Nam Cộng Hòa và người sáng lập đang mang hoài bão để huấn luyện
và trang bị cho cán bộ và nhân dân Miền Nam thứ vũ khí cần thiết này, thì Hoa
Kỳ, người bạn đồng minh của húng ta, đã không chia sẻ cùng một tâm thức như
vậy. Trái lại đối với cộng sản Bắc việt thì Lê Duẩn sau khi bị “Toán Đặc Vụ
Miền Trung” của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn gửi vào Sài Gòn bắt hụt ở Vườn Tao Đàn
phiá sau Nhà Kiếng của Tổng Liên Đoàn Lao Công, sau khi thoát lưới tử thần của
Toán Đặc Vụ Miền Trung do ông Dương Văn Hiếu chỉ huy thì chính Lê Duẩn đã báo
cáo trước Bộ Chính Trị Cộng sản trong kỳ Đại Hội Đảng lần thứ hai tại Hà Nội
vào cuối năm 1959 là:
“Chúng ta đã gặp đối thủ miền nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm
đã lê máy chém đi cả nước để tiêu diệt chúng ta.”
Cuộc chiến tranh ý
thức hệ giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, một cuộc chiến mà ngay đến cái tên
gọi của nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi , sau Nghị quyết 15 năm 1959 của
CSBV để đối đầu với Đạo Luật 10/59 của chế độ VNCH đã được đánh dấu bởi những
biến cố lịch sử quan trọng cần phải được nhìn đến trước khi đi sâu vào nghiên cứu
lại sự kiện
KHU TRÙ-MẬT và ẤP-CHIẾN-LƯỢC
Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến
chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó qua việc thiết lập Phủ Tổng Ủy Dinh
Điền để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã có một
cái nhìn xuyên suốt trong chính sách an dân của mình.
Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV
thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông
Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần
khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy
Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ
miền Bắc để vào miền Nam là 875,478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu
hay Nha Trang, sau đóđi định cư các nơi khác như Bình Tuy, Cái Sắn, Tân Mai…tùy
ý họ lựa chọn.
Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ
nhất Việt Nam Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể hay bị chính quyền kế tiếp coi
như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Việt Nam Cộng
Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố
Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là “Hệ thống Khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược” được
tổ chứcvà nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức “Khu trù mật và Ấp chiến
lược” là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô
Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động
được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý
báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh.
Người có sáng kiến tiên khởi về Ấp Chiến Lược có lẽ phải kể đến
Tĩnh Man Tiễu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn
Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi.
Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục,
đã ghi lại như sau:
“Mới đặt chức Tiễu phủ sứ ở cơ Tĩnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm
các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi
lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu
hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thự án sát
Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung
hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc
Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung
lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói:
việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng
du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo
lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp
lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho.
Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp
cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều
cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông
người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng
giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thư sức dân.”
Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Việt Nam Cộng Hòa dưới sự lãnh
đạo anh minh của Ngô Tổng Thống và nhà chiến lược tài ba La Sơn Phu Tử Thời Đại
Ngô Đình Nhu đã khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu
trù mật và Ấp chiến lược nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của
gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào nam và sau đó để đối phó với chính sách
khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền nam.
Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành
lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách
các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa
của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Ngô Đình Diệm quyết định tập
trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng
thời cô lập “Việt Cộng”, tách địch ra khỏi dân giống như cá thiếu nước không
thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500
dân, có hạ tầng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố:
* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và
tiệm buôn bán).
* Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một
bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I,
một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).
Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn
lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú,
gần các trục giao thông).
* Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng
có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các
thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.
* Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực
dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ lên hệ với ngành nông
nghiệp địa phương.
* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh
sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công
trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải
rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà
bảo sanh v.v…)
Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm
lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật,
chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến
Khu Trù Mật thành một “tiền đồn”, ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào
Nam.
Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm
có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn,
để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ
các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi
gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu
do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia
đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh.”
Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết
Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn
chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những
vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây
trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản.
Trong tác phẩm “Ngo Dinh Diem en 1963: Une autre paix
manqué”, tác giả Nguyễn Văn Châu, cựu Trung tá, nguyên Giám đốc Nha
Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng cho rằng sự chỉ trích chính quyền về Khu Trù
Mật chỉ nhắm vào những chuyện xấu về nhân sự, và dư luận đối lập đi xa hơn nữa
cho rằng chính quyền ép buộc dân bỏ làng mạc nhà cửa. Đối với bài học lịch sử
cũ về Ấp Chiến Lược, thiết tưởng cần đọc Suzanne Labin, một nhà văn kiêm phân
tích gia vốn nhiều lần tới thăm Miền Nam Việt Nam trong thời gian Đệ nhất Việt
Nam Cộng hòa, từng được Tổng Thống Ngô Đình Diệm tiếp kiến nhiều lần, đã có
những buổi thuyết trình chính trị tại Sài Gòn và nói chuyện tại một số tỉnh. Trong
cuốn sáchVietnam, an eye-witness account (bản tiếng Pháp
nhan đềVietnam, révélation d’un témoin), Suzanne Labin từng viết:
“Khi nhà Ngô bị lật đổ, có tám ngàn (8,000) ấp chiến lược đã
được thành lập xong và đang vận hành, với dự trù khoảng bốn ngàn ấp nữa cần
thiết để bảo vệ cả nước. Nông dân sống rải rác dọc theo các con kênh, được yêu
cầu dời chuyển để qui tụ lại thành nhiều làng, tập trung theo kiểu Âu châu. Mỗi
làng được rào vững chắc bằng hàng rào kẽm gai hoặc hàng rào tre vót nhọn đằng
sau có tăng cường hệ thống hào rộng gài mìn để chận đứng Việt Cộng mò vào ban
đêm. Trong ấp, mỗi gia đình đều được khuyến khích đào một hầm trú ẩn ngay trước
nhà họ.
Tại sao vậy?
Khi Việt Cộng tấn công, trước đây người dân thường quá sợ nên
chạy tứ tung gây trở ngại cho lực lượng bảo vệ nhiều khi bắn cả vào người nhà
mình. Từ khi có hầm trú, người già và trẻ con cứ việc núp dưới hầm để xạ trường
quang đảng cho lực lượng chiến đấu hành sử”
Người dân làng được đoàn ngũ hóa theo tuổi tác, giới tính, và
tùy theo khả năng mà được giao cho một phần vụ đặc biệt. Lực lượng tự vệ và
thanh niên cộng hòa là những đơn vị chiến đấu; những dân làng khỏe mạnh khác
thì tham gia công tác phòng vệ, thanh thiếu niên thì vót chông. Người có nhiệm
vụ chiến đấu được cấp vũ khí cá nhân mang luôn bên mình ngay cả khi ở nhà.
Nhiều làng mạc được trang bị thêm xe thiết giáp hoặc súng liên thanh. Máy
truyền tin được cung cấp giúp cho các người bảo vệ ấp chiến lược có thể gọi
ngay lực lượng chính quy đến một khi bị tấn công. Nhiệm vụ chính của làng là cầm
chân kẻ thù, vô hiệu hóa chúng ngoài các vành đai của ấp, cố ngăn
chúng không lủi mất vào rừng trong khi lực lượng chính quy kéo tới. Bấy giờ,
Việt Cộng thấy quá khó khăn khi xâm nhập một vùng dân cư có phòng thủ và ngay
cả rút lui cũng thấy nhiều trở ngại.
Bà Suzanne Labin còn nhắc lại câu nói có tính cách cô đọng của
Tổng Thống Ngô Đình Diệm rằng: “…để nghiền nát quân thù giữa CÁI BÚA
của sức mạnh cơ động và HÒN ĐE của các ấp chiến lược.”
Bà cho rằng ấp chiến lược chính là tâm điểm của một cuộc cách
mạng chính trị và xã hội: đó là lý do tồn tại của Ấp chiến lược vì đã đưa lại
một nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ về kinh tế.
Chính sách Ấp chiến lược được thực hiện từ năm 1961 với sự cố
vấn của Sir Robert Thompson, chuyên viên về chiến thuật phản nổi dậy người Anh
cùng với hai người bạn là Desmond Palmer và Dennis Duncanson được kể là một kế
hoạch táo bạo nhất của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Nhận định tổng quát về kết quả của chính sách Ấp chiến lược, tác
giả Nguyễn Văn Châu đã khẳng định:
“Quốc sách Ấp chiến lược sau hai năm đã thành công trong việc
ngăn chặn làm cho Việt Cộng không còn sống bám rút bòn nhân dân. Vấn đề an ninh
làng ấp được vững vàng hơn, quân đội chính quy quốc gia trở thành lực lượng
hành quân chủ động gây cho du kích cộng sản nhiều thất bại đáng kể, khiến cho
các lực lượng du kích rơi vào thế bị động và mất thăng bằng sau khi đã mất hạ
tầng cơ sở. Tinh thần quân đội quốc gia lên cao, dân chúng được bảo vệ an ninh và du kích Việt Cộng càng ngày càng hồi
chánh về đầu thú với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.”
Trong cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Tự Do Úc Châu nhân ngày
kỷ niệm 43 năm Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị Trần Thiện Khiêm
và nhóm phản loạn hạ sát vào ngày 2 tháng 11 năm 1963 người viết đã xác nhận ưu
thế của quốc sách ấp chiến lược gây cho lực lượng xâm lăng của Cộng Sản nhiều
khó khăn và thất bại trước đây, đã thẳng thắn bày tỏ rằng: “Cùng với thời gian
và sự tìm hiểu những tài liệu lịch sử, tôi thấy cần phải trả lại lẽ công bằng
cho nhân vật lịch sử này… Tôi cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhân vật
chính trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cương trực thanh liêm, nếp
sống đạm bạc giản dị.”
Một khi chính sách Ấp chiến lược đã bị nhóm tướng lãnh làm đảo
chánh giải thể, an ninh nông thôn bị bỏ ngỏ trăm phần trăm thì việc lực lượng
võ trang VC xâm nhập thành phố một cách rất dễ dàng như sẽ thấy qua vụ Tết Mậu
Thân thiết tưởng cũng là điều dễ hiểu. Nhóm quân phiệt cầm quyền chỉ cần có chỗ
dựa là Hoa Kỳ mà không cần chỗ dựa cốt yếu là nhân dân. Bởi thế cho nên khi Hoa
Kỳ bàn giao một nửa đất nước Việt Nam vào tay Cộng Sản, bọn họ chỉ có việc im
lặng thi hành và một vài lời phản đối chỉ là cử điệu chiếu lệ, giả dối mà thôi.
CÔNG-TÁC TÌNH-BÁO
Nhắc lại các hoạt động tình báo thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa
để thấy rằng qua biến cố Tết Mậu Thân như chúng ta sẽ bàn đến trong phần sau,
dư luận đã lên án việc Hoa Kỳ và chính quyền của Đệ Nhị VN Cộng Hòa đã không
coi trọng vấn đề tình báo trước các hoạt động của CS. Chính nhờ công tác tình
báo được thực hiện rốt ráo và nghiêm minh dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa
đã bảo đảm cho sự vững mạnh của chế độ trong một thời gian dài.
Cơ quan tình báo trung ương cần nói tới dưới thời Đệ Nhất Việt
Nam Cộng Hòa là Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội của bác sĩ Trần Kim Tuyến, trực
thuộc Phủ Tổng Thống tức là CIA/VN do sự gợi ý của Hoa Kỳ. Tác giả Vĩnh Phúc
trong cuốn Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm đã
viết nhiều về Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội, cho biết có sự bất đồng giữa
người Mỹ và hai ông Nhu-Tuyến về hoạt động của sở này, thí dụ “phía VNCH muốn
thả người ra ngoài Bắc để phá hoại, rải truyền đơn tuyên truyền về chính trị…,
trái lại Mỹ chỉ muốn tung người ra, cho nằm yên, len lỏi vào các hàng ngũ quần
chúng, chính quyền và nếu có thể thì cả tổ chức Đảng, để tìm hiểu. Tuyệt đối
không được có hành động phá hoại. Chỉ cần nằm cho thật yên, ghi nhận, và nếu
được thì tìm cách leo càng cao, lặn càng sâu, càng tốt. Để đến khi nào hữu sự,
cần thiết, thì mới ra tay hành động. Nhưng vẫn không phải là các công tác phá
hoại. Người Mỹ đã huấn luyện nhân viên Việt Nam cách sử dụng các loại máy
truyền tin, cách đưa tin, cách chôn giấu tài liệu, vũ khí, cách sử dụng hóa
chất trong ngành tình báo…”
Ông Trần Kim Tuyến điều khiển, là một người tương đối trong
sạch, có đạo đức, nhiệt tâm làm việc. Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội do ông
điều khiển, có trên 500 nhân viên, mặc dù bị vài người trong bộ máy lãnh đạo
chính quyền ghét nhưng cũng đã làm được nhiều việc trong lãnh vực an ninh, tình
báo. Đó là chưa kể đến Tổng Đoàn Thanh Thiếu Niên Dân Vệ được điều động trực
tiếp bởi ông cố vấn Ngô Đình Nhu.
Sau ngày chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ bởi đám tướng
lãnh Đại Việt tay sai ngoại bang hận thù với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn
Ngô Đình Nhu, họ đã xuyên tạc và bôi bẩn chế độ qua báo chí nói nhiều về tổ
chức “Mật vụ Ngô Đình Cẩn” tại Miền Trung, nhưng thực
chất họ hoàn toàn không biết một chút gì về tổ chức này, nên đã viết với giọng
điệu vu khống, xuyên tạc đầy ác ý.
Trong tác phẩm “Dòng họ Ngô Đình, ước mơ chưa đạt” tác
giả Nguyễn Văn Minh cho biết vào nửa năm đầu năm 1957, ông Ngô Đình Cẩn đã đề
nghị lên Tổng Thống Diệm xin cho ông thực hiện một chính sách được ông gọi là “Chiêu
Mời Và Sử Dụng Những Người Kháng Chiến Cũ”, “Để giúp thành phần
này dễ dàng thấu hiểu và chấp nhận chính sách, ông cho áp dụng kỹ thuật khai
thác và chế độ giam giữ đặc biệt đối với những người bị bắt. Danh từ CHIÊU MỜI
sau được đổi là CẢI TẠO theo đề nghị của các cán bộ Cựu Kháng Chiến.”
Sau khi đề nghị được chấp thuận, ông Ngô Đình Cẩn giao cho ông
Dương Văn Hiếu thành lập Đoàn Công Tác Đặc Biệt gồm có
10 nhân viên với chủ trương cùng ăn chung, ở chung, chơi chung, ngủ chung với
tù nhân Cộng Sản. Đoàn được tổ chức thành 4 ban: nghiên cứu, tuyên huấn, cải
tạo, quản trị. Sau đây là ghi nhận của Dư Văn Chất, một cán bộ tình báo của CS
trong cuốn “Người Chân Chính”:
“Đây là một ngành an ninh
đích thực, nhưng là một “siêu tổ chức” với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào
của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương
thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và tàn bạo. Trong cái nhà tù không
song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến Việt Cộng, ăn chung, ngủ chung, chơi chung và công tác
chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất
định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử cho tới
tiếng súng đồng khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình
Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá thẳng vào các cơ quan đầu não
của các Đảng bộ miền Trung như Liên khu Ủy khu Năm, tỉnh ủy Thừa Thiên, thành
ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở đặc khu Sài Gòn
Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các
lưới tình báo chiến lược của cộng sản trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong
vòng chỉ có một năm.”
Theo tác giả Nguyễn Văn Minh, do phương pháp khai thác độc đáo,
chế độ nhà tù đặc biệt chưa từng có, chính sách “Cải Tạo Và Sử Dụng Những
Người Kháng Chiến Cũ” đã thâu đạt được kết quả gây ngạc nhiên cho mọi
người. Năm 1985, tôi có ở chung trại tù Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) với ông Lê
Phước Thưởng, một cán bộ phái khiển của VC về đầu thú chính quyền quốc gia thời
ông Ngô Đình Cẩn. Trong câu chuyện, ông Lê Phước Thưởng luôn luôn tỏ ra kính
phục ông Ngô Đình Cẩn, và đúng như tác giả Nguyễn Văn Minh viết, ông Thưởng sẵn
sàng đánh lộn với những ai nói xấu ông Cẩn hoặc Đoàn Công Tác Đặc Biệt.
Một cơ quan khác cũng chuyên lo về vấn đề an ninh, tình báo
trong quân đội, đó là Nha An Ninh Quân Đội đặt tại Thủ đô Sài Gòn, và tại mỗi
tỉnh đều có một Ty An Ninh Quân Đội phụ trách công tác này tại địa phương. Theo
bài báo “Sớm đầu tối đánh”, trong thời gian Đỗ Mậu làm Giám Đốc
An Ninh Quân Đội, vì biết khả năng kém cỏi của Đỗ Mậu nên “ông Ngô Đình Nhu
đã giao cơ quan này cho bộ ba Tống Đình Bắc (nguyên Trưởng Ty Đặc Cảnh Miền Bắc),
Tống Tấn Sĩ và Nguyễn Văn Minh phụ trách mọi công việc, vì Đỗ Mậu chẳng biết
gì. Đỗ Mậu chỉ có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo. Thỉnh thoảng Đỗ Mậu cũng được
giao cho một số công tác đặc biệt, nhưng Đỗ Mậu thường làm hỏng hoặc làm không
đến nơi đến chốn.”
Nói chung, các hoạt động tình báo dưới thời Cố Tổng Thống Ngô
Đình Diệm đã tỏ ra hữu hiệu, không như tình báo dưới thời của Tướng Nguyễn Văn
Thiệu, vì nhân viên về sau kém khả năng, làm việc chiếu lệ, không có tinh thần
nghề nghiệp và lòng nhiệt thành như thời gian Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.
Về tác phong vị lãnh đạo của người đã khai sáng ra bốn chữ “Việt
Nam Cộng Hòa”, sử gia John M. Newman trong cuốn Tổng Thống John F.
Kennedy và cuộc chiến Việt Nam đã ghi:
“Khoảng đầu năm 1957 TổngThống Ngô Đình Diệm, bấy giờ là quốc
Trưởng, đã dùng quyền hành của mình để chế ngự các giáo phái bất phục tùng và
nghiền nát các chi bộ Việt Minh ở đồng bằng sông Cửu Long; những thành tích này
khiến tổng thống Eisenhower ca tụng ông ta là CON NGƯỜI THẦN KỲ của Á Châu.”
Minh Hùng, tác giả Đời Một Tổng Thống, in
tại Sài Gòn năm 1971, đã có ghi lại lời phát biểu của cụ Phan Bội Châu về việc
ông Diệm rũ áo từ quan năm 1933 như sau:
“Ông Ngô Đình Diệm, con người có tâm huyết, biết thương giống
nòi, biết nhục vong quốc, nên ông dám chống lại cường quyền, lui về ẩn tích,
đợi thời tuyết sỉ. Đó mới là đáng bậc CHÍ SĨ, VĨ NHÂN, tất sau này cuộc Phục
Hưng chỉ có hạng người ông Diệm mới làm nổi… Ta muốn tặng ông Diệm một bài thơ
để tỏ lòng kính trọng bậc thiếu niên hiền triết… Ông Diệm bây giờ mới là ông
lớn thật sự.”
Trong cuốn hồi ký Honorable Men/My life in the CIA,
William E. Colby đã từng làm trưởng nhiệm CIA tại Sài Gòn từ tháng 6 năm 1960
đến 1962, đứng đầu ngành CIA từ năm 1973 đến 1975, đã viết về Tổng Thống Ngô
Đình Diệm và chính sách của ông như sau:
“…Sau khi trình bày cho giám đốc McCone nghe, tôi cùng ông tới
tòa Bạch Ốc trong chiếc Limousine của ông và tôi đã thú nhận với ông ta rằng
cái chết của hai ông (Diệm Nhu) làm cho riêng cá nhân tôi rất đau lòng; tôi đã
từng quen biết họ và kính trọng cả hai người; tôi là một trong số rất ít người
Mỹ đã có cảm tình đó, đặc biệt là về phần ông Nhu…”
“Ấp chiến lược tại Việt Nam” ở sách của Colby, cho biết Colby đã
nói nhiều về tính cương nghị và cái uy của Tổng thống Ngô Đình Diệm biểu lộ
trong những cuộc khủng hoảng chính trị và gọi ông Diệm là nhà ĐỘC TÀI NHÂN TỪ:
“Thực vậy, ông Diệm điều hành công việc như một ông quan cai
trị. MỘT NHÀ ĐỘC TÀI CÓ THIỆN TÂM (hay nhân từ, theo soạn giả), dùng quyền lực
ép dân phải bắt tay vào công cuộc phát triển (cộng đồng), vì lợi ích của chính
họ, bất chấp họ nghĩ gì về điều đó, độc đoán, thiếu dân chủ. Ông ta dùng –
nhưng lại than phiền về – hệ thống thư lại do Pháp đào tạo vào công việc đó, vì
ông tin rằng nó sẽ có thể được cải tiến dần dần và sẽ được thay thế bằng lớp
người sắp tốt nghiệp từ những trường huấn luyện về hành chánh, quản trị của
Mỹ.”
Ở một đoạn khác Colby viết:
“Rõ ràng đây là giai đoạn đầu của “chiến tranh nhân dân”, (Cộng
sản đang) động viên và tổ chức các lực lượng để dùng vào cuộc chiến. Và rõ ràng
ở điểm này sự thách thức có tính chính trị và khuynh đảo, chứ không phải là thứ
cần đến các bộ tư lệnh sư đoàn hay quân đoàn để đối phó. Mặt khác cuộc thách
thức chính trị, tuy vậy, cũng chẳng phải là loại mà giới thượng lưu trí thức có
thiện ý nhưng không có thực lực (cơ sở chính trị) ngồi trong khách sạn Caravelle
để ra tuyên ngôn, kêu gọi lập “chính phủ lương thiện, công chính”, “một quân
đội anh dũng được phấn chấn bởi một tinh thần duy nhất”, và một nền kinh tế
“phồn vinh”, miễn là chính phủ thay đổi đường lối. Và như vậy, theo ý tôi,
những khuyến cáo có tính mệnh lệnh của tòa Đại Sứ Mỹ ép ông Diệm phải bổ nhiệm
những người chống ông vào trong chính phủ, và cổ võ một cuộc điều tra của quốc
hội theo kiểu Mỹ xem ra rất không xác đáng. Theo thiển ý của tôi, cuộc đọ sức
thực sự lúc ấy là ở thôn xã. Những vấn đề căn bản hơn nằm ở đó.”
Nhận xét của Colby được ghi nhận như sau khi ông tới thăm các
vùng thôn quê Việt Nam:
“Đường xá được mở lại. Số trường học tăng nhanh ở thôn quê.
Chương trình ngũ niên Diệt Trừ Sốt Rét xịt thuốc diệt muỗi được khởi sự để
thanh toán bệnh sốt rét rừng. Sức sản xuất lúa gạo bắt đầu tăng, xuất cảng gạo,
lông vit… Những tiến bộ về kinh tế, xã hội lúc đó đã xuống đến nông thôn… Đặc
biệt kế hoạch “Khu trù mật” năm 1959, là kế hoạch được Tổng Thống Diệm nâng niu
nhất, bắt đầu với nhiều hứa hẹn. Những “đô thị” nông nghiệp được xây dựng trên
phần đất truất hữu của địa chủ theo chương trình cải cách điền địa và được chia
thành những khu trung tâm dân cư và vùng ruộng lúa…”
Nhưng chỉ một vài ngày sau biến cố 1-11-1963, Dương Văn Minh và
nhóm tướng lãnh cầm đầu cuộc đảo chính như Lê Văn Kim, Trần Thiện Khiêm…đã cho
lệnh phá bỏ 16.000 Ấp chiến lược, thả lỏng vòng rào kềm chế cho Việt Cộng mặc
sức tung hoành ở nông thôn Miền Nam, bỏ tổ chức nghĩa quân, dân vệ, khiến Hoa
Kỳ có cơ hội đổ quân ồ ạt vào Việt Nam, và chưa đầy 5 năm sau đã tạo một môi
trường hết sức thuận lợi cho VC tiến hành cái gọi là cuộc Tổng Công Kích – Tổng
Khởi Nghĩa với những hệ lụy rất trầm trọng.
Tướng Tôn Thất Đính còn tuyên bố: “Ấp chiến lược đem lại ấm no
nhưng không đem lại hạnh phúc”.(Sic!)
Với cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu
người mà chúng tôi xin được phép được ví ông như một La Sơn Phu Tử Thời Đại,
những nhà lãnh đạo xuất sắc và tâm huyết của Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ đã đạp
đổ một mẫu người thần tượng lãnh đạo của Miền Nam Việt Nam, những đối thủ đã
từng gây lo sợ cho chính quyền miền Bắc của Hồ Chí Minh, và đặt lên một nhóm
tướng lãnh Đại Việt cầm đầu đất nước mà chính Tổng Thống Hoa Kỳ Lindon
B.Johnson mệnh danh là lũ côn đồ ác ôn đáng nguyền rủa (a goddam bunch of
thugs), số phận của Miền Nam như vậy là đã được tính toán từ trước. Và biến
cố Mậu Thân xảy ra cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên đối với ai có những
chú tâm theo dõi thời cuộc lúc bấy giờ.
Khi được tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị giết cùng
với người bào đệ là cố vấn Ngô Đình Nhu sau khi nhóm tướng lãnh Đại Việt làm
đảo chánh đã đưa hai ông vào tra khảo đánh đập tại Tổng Nha Cảnh Sát trên đường
Võ Tánh, Hồ Chí Minh đã nói với ký giả Wilfred G. Burchett: “Tôi không
ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế”. Ellen J. Hammer trong cuốn A
Death in November cho biết: “Đài phát thanh Hà Nội đã trích dẫn
báo Nhân Dân nói rằng do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu tụi
đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao năm
để xây dựng.”
Gần nửa thế kỷ sau suốt giòng lịch sử cận đại khi chúng tôi ngồi
thu thập và viết lại những giòng chữ này thì những nhân vật nhúng tay vào việc
giết hại Tổng Thống Ngô Đình Điệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đang trình diện trước
một “ĐẠI HỘI OAN HỒN” nơi âm phủ là tòa án lương tâm, chắc chắn Mai Hữu Xuân,
Trần Văn Đôn, Đương Văn Minh…của nhóm phản loạn sẽ trình với ngài Tổng Thống
Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu về sự thật âm mưu đảo chánh và hạ sát vị
sáng lập VNCH là do Trần Thiện Khiêm và Lê Văn Kim chủ trương.
Chúng tôi sẽ có dịp viết về cái chết thật sự của Đại úy Nguyễn
văn Nhung trong trại giam Chí Hòa do cú đá của một trung sĩ giám thị (tôn thờ
Ngô Tổng Thống), trước khi được chở về trại Hoàng Hoa Thám để ngụy trang cái
chết tự tử. Nhân chứng sống là thiếu úy nhảy toán (1962-63) hiện có mặt tạo bắc
California bị nhốt chung tại phòng giam ở Khám Chí Hòa.
Cũng như chúng tôi sẽ viết về thiếu Úy Hồng thuộc Sư Đoàn 1 Bộ
Binh là người đã ném quả lựu đạn ám sát ông tỉnh trửơng Thừa Thiên Nguyễn Phước
Đảng khi xe ông ta tiến vào đài phát thanh Huế để kêu gọi sư sãi Huế ngưng làm
loạn, thì tiếp theo là vụ nổ của chất Plastic do trung úy James Scott (nhiều
sách viết lộn là Đại úy)… Sau đó thiếu úy Hồng đào ngũ về Sai gòn đăng lính vào
TĐ.6 nhảy dù và bị chết tại trận Cai Lậy.
Phạm Lễ
Tham khảo
· Dommen, Arthur. The
Indochinese Experience of the French and the
Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam.
Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001.
Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam.
Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001.
· Goodman, Allan E. Politics
in War. Cambridge, MA: Harvard
Univerity Press, 1973.
Univerity Press, 1973.
· Keesing’s Research Report. South
Vietnam, A Political History
1954-1970. New York: Charles Scribner’s Sons, 1970.
1954-1970. New York: Charles Scribner’s Sons, 1970.
· Lê Xuân Khoa. Việt Nam
1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng,
2004.
2004.
· Masur, Matthew B. “Hearts and
Minds: Cultural Nation-building in South
Vietnam, 1954-1963.” Ohio State University, 2004.
Vietnam, 1954-1963.” Ohio State University, 2004.
· Nguyễn Văn Lục. Lịch
sử còn đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008.
· Penniman, Howard R. Elections
in South Vietnam. Stanford, CA:
Hoover Institution on War, Revolution and
Peace, 1972.
· Phạm Thăng. Tiền tệ
Việt Nam.: Phạm Thăng, 1995.
· Press and Information Office.
Embassy of the Republic of Viet-Nam.
News from Viet-Nam. Vol 10, No 10. Washington, DC: October, 1961.
News from Viet-Nam. Vol 10, No 10. Washington, DC: October, 1961.
News from Viet-Nam. Vol 10, No 11. Washington, DC: December, 1961
No comments:
Post a Comment