HẢI TẶC VỊNH THÁI LAN VÀ TRÊN BIỂN ĐÔNG
Tàu sắp sửa đổi hướng về Mã Lai, thì bỗng nhiên nhìn thấy một số ván thuyền trôi phập phều ngược lại, có thể từ một chiếc tàu nào đó đã lâm nạn, khiến tôi mường tượng đến hình ảnh mô tả trong tác phẩm Oceano-Nox của văn hào Pháp Victor Hugo: Giữa một đêm không trăng, có biết bao nhiêu thuyền trưởng và thuỷ thủ đã phấn khởi ra đi trên những đoạn đường dài Đại dương, để rồi vĩnh viễn nằm yên dưới lòng biển lạnh … Theo thống kê của LHQ, có phân nửa số tàu ra đi vượt biên đã bị chìm. Riêng chúng tôi, xuất phát 4 chiếc giờ đây chỉ còn trông thấy một chiếc KG 3640, chạy thật chậm, xa xa về phía bên phải. Tàu chở khẳm như một cái phao nổi, đặc biệt với hai bè nứa cặp hai bên để giữ thăng bằng. Trên sông Tắc Ráng, tàu này đã bị nước biển vô, phải đậu lại gần đảo Hòn Tre để chấn chỉnh lại, hai bè nứa được cặp thêm từ đó.
Bầu trời trong xanh. Mặt trời đã lên cao. Anh Mến, nhà bếp đang đi tới đi lui trên mui tàu, kêu gọi thuyền nhân để phát cơm.
Trước mũi tàu, nhà khảo cổ Hoàng Văn Lộc, người rắn chắc với hàm râu mép rậm rạp, duyên dáng và cái nón kết màu xanh nước biển, giống như một sĩ quan hàng hải, đang đứng trò chuyện bên cạnh bác sĩ Thái Minh Bạch, tướng cao dong dỏng, đệ nhị đẳng huyền đai Thái cực đạo, và cựu dân biểu Nguyễn Văn Tiết dáng người vạm vỡ và oai vệ như một viên kiện tướng ngoài mặt trận. Ở giữa thân tàu, Bác sĩ Trần Phước Thọ với hàm râu Clark Gable, đang đứng chung với một nhóm sinh viên. Trước kia anh là bác sĩ giải phẫu tại Tổng Y Viện Duy Tân-Đà Nẵng cùng lúc với Bác sĩ Tăng Triết Phú, B/S Đoàn Bửu, Bác sĩ Âu Nhật Chương, trong khi Bác sĩ Trương Minh Tiên làm Chủ nhiệm Khoa Ngoại. Chúng tôi đã từng có một thời gian làm việc chung với nhau, rất là thân thiết. Mỗi khi có trực thăng chở thương binh về nhiều, là tất cả bác sĩ giải phẫu đều tự động tìm cách vô nhà thương chia nhau làm việc.
Cạnh đó là Bác sĩ Dương Hồng Mô, cựu Y sĩ Trung tá Hải quân, nổi tiếng của Viện thử nghiệm Pasteur Sài Gòn. Mặt anh có vẻ đăm chiêu như đang suy nghĩ một vấn đề gì quan trọng. Trước khi ra đi anh đã nghĩ đến việc chế biến nước biển thành nước ngọt cho thuyền nhân. Đứng sát ngoài mé tàu, Luật sư Trương Thu đang quan sát phòng lái … Trên mui, một thanh niên hứng chí run đùi, cất giọng ngâm nga:
Chiều nay,
Trên bến muôn phương,
Có thuyền viễn xứ,
Nhổ neo lên đường …
Đã hơn một giờ trưa. Trời nắng gắt. Trong bầu không khí yên lặng, bỗng thấy một chiếc tàu loại đánh cá nhỏ dài độ 15, 16 thước có tên Choeng Nam 5 xuất hiện từ phía sau, trườn nhanh tới bên hông phải. Thì ra đây là tàu đánh cá Thái Lan, tôi tự nghĩ: Choeng nam là một địa danh thuộc miền duyên hải Bắc Thái Lan. Trước đây trong khóa học Giải phẫu lồng ngực tại Nhật Bản, vào năm 1969-70, tôi có quen một bác sĩ Thái Lan quê ở vùng này, người đạo Phật, rất hiền lành tên là Art Arto-turassuk …
Trên tàu có vài người đàn ông khỏe mạnh, mình đen trùng trục, tóc xỏa ngang vai, vừa nhe răng cười thân thiện, vừa quăng lên trời nào gạo, nào nước đá cục. vài phụ nữ trên tàu chúng tôi thông thạo tiếng Thái Lan, sau những ngày mệt mỏi đứng trên boong, lộ vẻ vui mừng, vội vàng đáp lễ bằng cách cúi đầu, chấp tay lại xá. Thuỷ thủ trên tàu kia quăng dây thừng có neo bốn chấu móc vào hông tàu chúng tôi, và đang cố sức kéo dây cho tàu họ đến gần hơn. Hai tàu sắp cặp sát với nhau. Đứng trên mui quan sát, dùng ống dòm dạo quanh, tôi bỗng lo ngại khi thấy bên phải cũng như bên trái, có 7,8 chiếc tàu loại đánh cá khác tuy còn xa, nhưng đều tiến về hướng chúng tôi. Đột nhiên linh tính cho tôi biết đây không phải là những tàu tốt. Có thể gặp phải một toán cướp biển có tổ chức đang “giăng lưới bắt mồi?!” … Có chuyện chẳng lành!. Thoáng nghĩ sắp bị hải tặc tấn công, tôi vội thổi tu huýt và hô to lên:
“Đề phòng cướp biển”,
Vừa ra lệnh “chặt dây móc”. Các anh Lộc-Tiết-Bạch-Thọ và sinh viên đứng trước mũi đã tháo được dây móc quăng xuống biển. Ở giữa thân tàu, anh LS Thu thuận tay quơ được một dây móc, kéo mạnh; những quân nhân khác đứng gần phụ lực anh kéo thêm để cho một anh sinh viên (con một Nha sĩ cùng đi chung tàu) vung con dao bầu duy nhất dùng để làm bếp lên … Chiếc dây neo bị chặt đứt làm đôi. Tôi ra lệnh cho tài công lái Zig-Zag … Biết chân tướng đã bại lộ, cướp biển liền trở mặt. Từ dưới hầm máy chui lên thêm mấy tên lực lưỡng, hung hăng la hét, nhảy tới nhảy lui, rút dao, rút búa dấu bên hông tàu, vung lên, chém loạn vào không khí, cốt để áp đảo tinh thần thuyền nhân. Một tên vạm vỡ rút một gì đen đen trong túi quần ra như một khẩu súng ngắn, lấy một mảnh vải đỏ quấn lại, nhắm về tàu chúng tôi hăm dọa. Chỉ nghe một tiếng nổ chát chúa nhưng không có ai bị thương…
Áp đảo tinh thần thuyền nhân khoảng 20-30 phút, thấy không thể cướp được tàu, chúng bèn đổi hướng đuổi theo chiếc KG 3640. Lúc đầu, nghĩ mình có hai chống một, tôi cho tàu rượt theo cướp, với hy vọng giải cứu tàu bạn. Nhưng khi xem lại, thấy tàu cướp hai bên càng tiến gần hơn và đông hơn … Tương quan lực lượng trở nên không cân bằng. Tàu chúng tôi chỉ có gậy gộc chứ không có súng. Chẳng những không thể giúp gì được tàu bạn mà tàu mình còn có thể gặp khó khăn, bị bao vây trong thế gọng kềm nguy hiểm. Phải cứu tàu mình trước đã. Nghĩ vậy tôi liền cho đổi hướng, xả hết tốc lực của máy Yanmar đầu bạc 6 lốc và hai máy đuôi tôm phụ F10. Tàu chạy toé khói, rẽ sóng lướt nhanh hơn …
Ba chiếc tàu cướp bên trái lúc đầu rượt theo chúng tôi, nhưng đột nhiên đổi ý, tập trung vào chiếc tàu bạn. Tàu chúng tôi vẫn tiếp tục chạy nhanh, chẳng mấy chốc, khoảng cách giữa tàu chúng tôi và tàu cướp càng ngày càng xa. Chạy đến hơn 7 giờ tối, mặt trời hoàn toàn lặn hẳn. mặt biển trở nên đen ngòm. Chưa được an tâm, tôi bàn cùng các bạn trong ban chỉ huy dự trù có thể gặp cướp nữa. Chúng tôi cho tổ chức lại. Phụ nữ trẻ em xuống hầm. Thanh niên khỏe mạnh lên trên đứng dọc hai bên hông tàu. Mui tàu bằng gỗ, đã được tháo gỡ một phần để làm vũ khí tự vệ vào buổi sáng, giờ đây được tiếp tục tháo gỡ. Mọi người cầm trên tay một khúc gỗ vuông dài độ một thước, trên đầu gậy có khi còn đóng thêm một cây đinh nhọn … Đèn đuốc trên tàu được tắt hết. Nhà bếp ngưng hoạt động. Không ai được hút thuốc. Bản đồ được tạm dẹp qua bên. Tàu đổi hướng Nam, nhìn theo South Cross … Tôi vẫn ngồi trên mui tàu từ lúc ra khơi đến giờ, để vừa điều khiển tàu vừa quan sát. Trong phòng chỉ huy, hai anh Đoàn Minh (cựu thiếu úy hải quân) và Tăng Chấn (cựu quân nhân bộ binh, từng là tài công cho ghe tải) nhiều kinh nghiệm trong nghề, thay phiên nhau cầm lái. Đứng trước kiếng chắn gió, để làm trung gian liên lạc giữa ban tham mưu, hai anh tài công và tôi là anh trung úy Công (cựu sĩ quan không quân lái trực thăng). Tôi vẫn tiếp tục cho tàu chạy hết tốc lực, khói nhả đen xì. Nhưng cũng vì trục láp quay quá nhanh, khiến nước tràn vô hầm máy, ngập khỏi mắt cá.
Anh Bác sĩ Lê Thanh Vĩnh luôn có mặt dưới hầm máy với người con trai lớn của anh tên Văn. (Anh Vĩnh cũng là một tay “cừ” về máy móc, có khả năng sửa chữa được xe hơi hư loại đệ nhị cấp. Anh thích chơi xe gắn máy loại lớn, đã thuộc lòng từng con ốc trong chiếc xe Harley Davidson khi anh còn là sinh viên Y Khoa năm thứ nhất. Trong trại tù binh Suối Máu ở Tam Hiệp, Biên Hòa, năm 1976, có lần anh em ngạc nhiên và thích thú khi thấy anh say sưa tranh luận hàng giờ với anh kỹ sư hàng không nằm dưới đất khích bác anh về máy Turbo Reactor. ) hai cha con anh hăng hái tát nước, tuy nhiên không giấu được nỗi lo sợ khi nước biển cứ tiếp tục tràn vô từ chân láp. Anh kêu gọi thêm vài người phụ anh. Nhưng việc làm vẫn không xuể. Nước cứ tràn vô ào ào không ngừng, văng ra tung tóe, trắng xóa cả một vùng, ngập gần đến máy Dynamo. Máy bơm nước lại hư, chỉ còn nhờ vào sức lao động của thuyền nhân để tát nước ra thôi. Nếu nước cứ tiếp tục tràn vô ngập Dynamo thì máy tàu sẽ tự động ngừng lại …
Tình trạng thật nguy kịch. Được báo động, anh Mã Xái đã huy động nhanh chóng một lực lượng hùng hậu đồng nghiệp và sinh viên, thanh niên xuống hầm tiếp sức cho anh Năm Lực trưởng phòng máy (lúc đó là sinh viên y khoa IV). Nhờ vậy máy chánh vẫn còn chạy. Tuy nhiên tàu bắt đầu chậm lại, không còn được nhanh như trước. May mắn thay, sau một thời gian khá lâu chia phiên nhau tát nước đến mệt nhoài, có người gần ngất xỉu, vừa xem lại máy móc, anh em dưới hầm máy đã khéo léo sửa lại được máy bơm. Nước ứ đọng trong hầm máy được bơm ra, các cơ phận chủ yếu dưới hầm máy nhờ vậy hoạt động trở lại bình thường.
Sau này khi lên đến bờ Batu Rakit, có người đã tâm sự với tôi trong xúc động: “Thật là nhờ có Ơn Trên che chở. Lúc nước tràn vô quá nhiều, tôi cứ hình dung cảnh tàu từ từ chìm sâu xuống biển. Chấp tay lại tôi ngước nhìn Trời cầu nguyện, trong khi hai hàng nước mắt cứ tuôn ra”.
Khoảng 9 giờ tối, biển êm, trời quang đảng. Bắt đầu nhìn thấy nhiều ánh sao đêm lấp lánh. Giò nhè nhẹ thổi … Bỗng nhiên một người ngồi sau lưng vỗ mạnh vào vai tôi: “Bác sĩ, dường như có vật gì xuất hiện sau tàu”. Vật lạ còn xa, dù có dùng ống dòm cũng không phân biệt được rõ ràng hình thể. Chỉ nhận thấy một khối đen to lớn đang trờ tới với những vạt sóng lấp lánh lân tinh toả rộng hai bên…
Khối đen càng lúc càng tiến gần, đồng thời một số vật lạ khác cũng hiện ra … Tôi được mời cấp tốc xuống tham dự một cuộc họp khẩn. Có vài ý kiến chủ bại được nêu ra: “Sáng nay mình đã thành công chống trả cướp. Nhưng bây giờ chúng sắp tấn công nữa, khí thế mạnh hơn nhiều, đông hơn. Tàu mình lại bị nước biển vô hầm máy, không còn chạy nhanh được. Chi bằng đầu hàng cướp, điều đình với chúng, cho chúng muốn lấy gì thì lấy”. Tưởng chừng như một hội nghị Diên Hồng nhỏ: “Hàng hay Chiến?”.
Không để cho đồng đội mất đi nhuệ khí đang cần trong lúc này, tôi mạnh dạn cùng anh Bác sĩ Mã Xái và một số đồng nghiệp khác có lập trường vững chắc, phản ứng nhanh và dứt khoát:
“Nếu đầu hàng vào lúc trưa khi cướp mới bắt đầu tấn công thì may ra còn có người sống sót. Giờ này cướp biển như một bầy thú dữ sắp bắt được mồi sau một thời gian dài săn đuổi. Chúng sẽ thỏa mãn thú tánh, cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc. Và cuối cùng sẽ đụng mạnh ngang hông hoặc đục khoét cho tàu chìm để phi tang”. “Phải cương quyết giữ vững tinh thần!”. Phải quyết tâm đoàn kết và chiến đấu đến cùng. Tìm cái sống trong cái chết. ”
Anh cựu Dân biểu Nguyễn Văn Tiết dứt khoát
“Thà chết để bảo vệ người thân chứ không để cho cướp qua tàu”.
Buổi họp tuy ngắn ngủi, nhưng ý chí rõ ràng, cương quyết, đồng tâm nhất trí. Tinh thần anh em lên cao trở lại. Anh Mã Xái nhanh nhẹn, lo bố trí phòng thủ và cổ võ anh em tiếp tục tháo gỡ mui tàu, chuẩn bị thêm gậy gộc, búa rìu, dao mác, xăng Molotov, đạn trái sáng. Phụ nữ và trẻ em xuống hầm tàu, tập trung một số dao mác đưa lên trên boong để tăng cường. Có hai thiếu nữ trang phục Jean gọn gàng, nhanh nhẹn, người Kon Tum, nhất định ở lại trên sàn tàu sẵn sàng chiến đấu cùng với thanh niên. Anh Hồng Minh phụ trách an ninh tàu, xông xáo bước xuống khoang la hét, dùng dao găm làm áp lực một số người lớn còn e dè, nhút nhát phải lên trên tiếp sức, trong khi đó có nhiều em trai hỏi mẹ chúng: “Bên trên gọi thanh niên lên đánh cướp, con có lên không?”.
Thành phần chiến đấu vẫn giữ nguyên như buổi trưa, với các anh Hoàng Văn Lộc, Thái Minh Bạch và Nguyễn Văn Tiết trước mũi. Đứng dọc theo boong tàu bên phải, ngoài BS Trần Phước Thọ, LS Trương Thu vẫn đứng ngoài mé tàu, còn có thêm đồng nghiệp “Harley Davidson” Lê Thanh Vĩnh với cậu con trai lớn Lê thanh Văn cùng một số cựu quân nhân thiện chiến, sinh viên, thanh niên nam nữ. Bác sĩ Nguyễn Xuân Thìn, dáng dấp thư sinh nho nhã-vợ và ba con còn kẹt lại trên bờ Tác Ráng, giờ đây lại là một cảm tử quân trong toán xung kích, đang chuẩn bị thang cây, sẵn sàng khi xáp lá cà, dùng thang nhảy qua tàu giặc phản công, ném xăng Molotov đốt đài chỉ huy địch. Trấn thủ phía sau lái là anh cựu Thượng sĩ Hải quân nhiều kinh nghiệm Nguyễn Quang Hoàng.. Đứng rải rác trên tàu còn có Bác sĩ Châu Văn Tương, Bác sĩ Phạm Ngọc Đức, Bác sĩ Bùi Công Tâm, Bác sĩ Nguyễn Thế Minh.
Khi tôi trở về vị trí cũ trên mui là lúc chiếc tàu cướp bằng sắt, màu xám đen, mũi cao nhọn, máy mạnh, chạy thật nhanh đến sát bên hông phải như lúc ban trưa. Đèn pha cướp bật lên sáng choang. Các tàu cướp khác còn hơi xa về bên phải và bên trái cũng đồng loạt bật đèn theo. Một vùng biển đang đen ngòm bỗng trở nên lấp lánh sáng trưng. Cướp đã quăng ba cái neo chính xác móc vào thành tàu chúng tôi. Lần này chúng để lộ nguyên hình, không giống như lúc ban trưa, cười đùa, dụ dỗ … Vẫn mình trần đen đúa, tóc xoả qua vai, vẻ mặt dữ dằn, hung hãn, đầy sát khí. Chúng la ó, trèo lên cột cờ, tuột xuống, quơ búa, quơ mác. Có kẻ miệng ngậm dao găm trợn mắt đứng trên be tàu, khom người trong tư thế sẵn sàng nhảy qua tấn công tàu chúng tôi. Đèn cướp chiếu thẳng vào mặt tôi. Không do dự, tôi đứng thẳng người lên, vừa dùng còi tu huýt thổi to, vừa quơ mạnh hai tay lên trời, một bên cầm dao bầu, một bên cầm búa lớn.
Từ trước mũi đến sau lái, đồng nghiệp, thanh niên, cựu quân nhân đồng loạt hưởng ứng, quơ mạnh cây lên trời, vừa la to “Sát Sát”. Các dây neo của địch được tháo gỡ quăng xuống biển. Riêng phía sau lái, cướp đã quăng dây ba lần. Anh Nguyễn Quang Hoàng trên 10 năm từng trải trong nghề thuỷ thủ, đã hô hào anh em tháo gỡ. Lần cuối cùng nộ khí xung thiên, anh giựt cây búa đi rừng từ tay một người bạn vung lên chặt đứt dây, móc neo địch còn dính bên hông tàu. Vừa chặt dây neo, phần sau tàu chúng tôi đụng mạnh vào hông tàu địch, khiến tàu chúng chao nghiêng.. Trước sự chống trả bất ngờ nhưng hữu hiệu, tàu địch lộ vẻ lúng túng.
Có vài tên cướp mất thăng bằng, lảo đảo. Phía sau tàu chúng tôi đồng thời cũng có những tiếng la thất thanh. Một người đứng vịn thành tàu không vững, bị tuột tay suýt văng xuống nước. Lúc ban chiều, khi bị cướp rượt theo, có một người đàn ông lớn tuổi gốc Hoa, trong cảnh thần kinh khủng hoảng, đã lao mình xuống biển, cảnh tượng thật đau lòng, nhưng đành phải chịu. Kỹ thuật hàng hải Boutakoff (đánh một vòng tàu trở lại đường đi cũ để tìm người rơi xuống biển) có thể thực hiện được nhưng vô cùng nguy hiểm. Chắc chắn tàu sẽ bị cướp phát hiện bao vây, không lối thoát.
Không tấn công được phía bên phải, tàu cướp tức tối, la to, đổi chiến thuật, lui về phía sau, lòn qua bên trái. Nhờ tàu cướp bật đèn pha đồng loạt, nên vị trí của chúng được nhận định rõ ràng. Tôi cho tàu đổi hướng về bên phải, vừa chạy nhanh cho góc độ và khoảng cách giữa tàu chúng tôi và tàu địch xa hơn. Trên boong tàu, mọi người lên tinh thần, tỏ vẻ tự tin hơn, vừa la hét, chuyển đổi vị trí, dồn thêm qua bên trái, trong khi nước biển lại tràn vô hầm máy và anh em lại thay phiên nhau múc tát. Đột nhiên có một chiếc máy bay nhỏ, không biết xuất xứ, từ hướng Tây bay tới, tiếng động cơ nghe rõ trên đầu.
Tôi còn giữ hai trái sáng để cầu cứu, nhưng không sử dụng, vì nghĩ rằng máy bay không thể giúp gì được trong tình trạng khẩn trương giữa biển khơi tăm tối này. Tàu vẫn giữ nguyên tốc lực. Chạy như vậy độ một tiếng đồng hồ. Ánh đèn tàu cướp thấy xa dần. Có thể tàu chúng tôi đã vô hải phận Mã Lai nên tàu cướp gốc Thái Lan đành tiếc rẻ buông tha.
Đã mười giờ hơn. Trăng lên cao. Các vì tinh tú trông càng rõ. South Cross, Scorpion, Austral Triangle càng trong sáng …
Chúng tôi hy vọng đã thoát khỏi một tai nạn hãi hùng.
Xin cám ơn Thượng Đế.
THOÁT NẠN
Tiếp tục chạy cho đến 4 giờ sáng ngày 19 tháng tư năm 1979, tàu chúng tôi gặp một thương thuyền lớn chạy ngược chiều về phía bên trái. Hai trái sáng được anh Mến bắn lên trời. Lá cờ S. O. S nền trắng với hai gạch đỏ chéo góc được căng thẳng phía trước tàu. Một cựu sĩ quan truyền tin phất cờ gởi đi những tín hiệu cầu cứu. Nhưng không thấy trả lời. Hai con tàu xuôi ngược, cách nhau chỉ trong vòng trăm thước. Chiếc tàu buôn chắc chắn có thấy dấu hiệu cầu cứu của chúng tôi nhưng không trả lời, lặng lẽ đi qua. Tôi không ngạc nhiên lắm.
Đã có hàng trăm tàu vượt biển gặp được tàu lớn đi gần xin cầu cứu nhưng bị ngoảnh mặt làm ngơ. Có lẽ vì sợ gặp phải tàu cướp trá hình, có lẽ vì không muốn gánh thêm phiền phức? Luật cứu người lâm nguy trên biển cả, đã từng được tôn trọng như một truyền thống, giờ đây đang bị thử thách nặng nề. Nhiều quốc gia đã từng ký kết vào những thoả hiệp quốc tế bảo vệ an toàn cho người gặp nạn trên biển cả, đã xem thường tinh thần này hay chính họ cũng gặp khó khăn về bang giao. .
Thấy không còn hy vọng được tàu lớn cứu vớt, chúng tôi bèn dùng la bàn trở lại, đổi hướng tàu sang phải. Một nhóm quần đảo nhỏ hiện ra . Theo bản đồ, có thể đó là đảo P. Besar, Tenkarah,Yuke Chot, Karah, Bidong.
Từ ngoài khơi, len lỏi qua hai chòm đảo nhỏ bên ngoài, tàu chúng tôi tiến đến gần một hòn đảo lớn hơn.
Qua các đài BBC-VOA nghe được lúc còn ở Sài Gòn, tôi được biết đảo Pulau Bidong do Cao Ủy tị nạn LHQ bảo trợ, có con số rất đông thuyền nhân trên 40.000 người. Nhưng bây giờ sao lại không thấy một bóng dáng ai trên bãi cát? Có thể nào mình đã tính sai tọa độ, tôi tự hỏi? (Thật ra tàu chúng tôi đã đến sát phía sau đảo Bidong, rừng cây rậm rạp mà không biết, trong khi dân tị nạn đang sống chen chúc ở dọc bờ phía trước). Gặp ba tàu đánh cá nhỏ Mã Lai, người thì chỉ hướng về đảo, người thì chỉ hướng về đất liền, làm tôi phân vân. Họ nói một thứ tiếng địa phương miền biển, trên tàu không ai hiểu. Người chủ tàu lại muốn tiếp tục đi nơi khác, qua Úc Đại Lợi chẳng hạn, cho rằng không thể nào vào đất liền Mã lai được, vì mới đây chỉ vài ngày, có tàu vượt biển đã đến được hải cảng Terengganu, mà còn bị kéo ngược ra khơi, để bị sóng đánh chìm sau đó.
Mã Lai vừa có một lực lượng đặc nhiệm dưới quyền điều khiển của một tướng bộ binh, được thành lập để phối hợp quân và dân trong việc kiểm soát chặt chẽ người tị nạn trên đất liền. Các chiến hạm hải quân Mã Lai cũng bắt đầu tuần tra hải phận. Các tháp canh được dựng lên ở những nơi thuyền nhân hay đến. Ngoài ra tin tức còn cho biết về tình trạng các Quốc gia nằm dọc theo bờ phía Nam biển Đông đã thay đổi chủ trương đường lối. Chẳng hạn như Singapore kể từ lúc có người vượt biển (1975) đến nay, một số lớn tàu buôn đã cứu vớt được nhiều ngàn thuyền nhân đưa về đây.
Nhưng sau đó Singapore lại trở thành một nước láng giềng không Cộng Sản đầu tiên từ chối, không cho tàu vượt biển cập bến, chỉ giúp thực phẩm và nhiên liệu, xong buộc tàu phải trở ra khơi. Kế tiếp vào cuối năm 1977, đến lượt Thái Lan xua đuổi tàu vượt biển, khi tàu bị hư máy, không còn sửa chữa được, thậm chí khi tàu sắp bị chìm, cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Trước tình trạng phân vân bây giờ, việc chọn lựa hải trình được cân nhắc cẩn thận. Nếu đi ngược về hướng Bắc, băng ngang qua biển Đông để đi Phi Luật Tân, đường dài trên 1. 500 hải lý, có thể không gặp hải tặc, nhưng vừa qua hải phận quốc tế là vào một vùng sa mạc nước mênh mông. Gặp trường hợp này, nếu tàu bị hỏng máy, thiếu lương thực hoặc bị vô nước như hiện nay thì thập phần nguy hiểm. Ngoài ra có thể bị lạc vào giữa hàng trăm vòng hải đảo san hô ngầm.
Đã có tàu vượt biển bị lạc vô vùng này trong cơn giông bão. Hết lương thực, thuyền nhân kiệt sức lần lượt qua đời. Số còn lại đành phải chia nhau ăn thịt đứa con trai nhỏ của người chủ tàu vừa chết vì thiếu sữa. Chỉ có một chiếc tàu vượt biển 2 lốc, xuất phát từ Cam Ranh năm 1978 biết tránh gió mùa và biết canh độ giạt của thủy triều mà vô thẳng được một hòn đảo nhỏ Phi Luật Tân..
Còn từ đây sang Úc, đường xa vời vợi, gần 3.500 hải lý. Cuộc hành trình bình thường cũng phải mất ít nhất bốn tuần lễ. Trước đây gần ngày miền Nam sụp đổ, đã có hai vợ chồng người Việt dùng thuyền máy nhỏ vượt biển sang Úc Đại Lợi một cách chật vật. Nước ở vùng biển Đông và vùng biển Java ít có nơi nào sâu hơn 40-50 thước. Những vùng biển cạn như vậy dễ bị lệ thuộc vào sức gió. Thủy triều bị ảnh hưởng của mực nước đang lên và rút xuống của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.. Hai hướng của dòng nước đồng quy phần lớn về vùng Đông Nam Á. Những kết hợp với nhau giữa chuyển động phức tạp của sóng và gió gây thành một vùng biển vô cùng nguy hiểm cho tàu bè nhất là cho những thuyền vừa cũ vừa chở nặng, máy móc lại không được tốt như thuyền chúng tôi. Thêm vào đó, tinh thần anh em bị dao động, mệt mỏi sau thời gian hai lần chống cướp. Trên tàu lại đang có nhiều trẻ em bệnh nặng. Lương thực dự trù để dùng trong 5 ngày, nay đã bắt đầu cạn.
Vơi những phân tách trên, nếu tiếp tục đi sẽ không còn được an toàn. Tàu khó có thể chạy xa được nữa. Sự sống còn chỉ biết dựa vào cơ hội may mắn hiếm hoi nếu gặp được Đệ thất Hạm Đội Hoa Kỳ hay tàu lle de Lumière của Pháp thì quả là ơn Trời.
Thảo luận với các bạn trong ban tham mưu, Bác sĩ Mã Xái và ông chủ tàu Lý Đông, tôi đề nghị “Hãy thử vào đất liền!”..
Được sự đồng tình của mọi người, tôi cho tàu đổi hướng, đâm thẳng vào Batu Rakit Terengganu. Chạy độ một tiếng đồng hồ, chúng tôi vào đến gần bờ, thấy một nhóm quân nhân, đang đứng phất cờ trắng trên bãi biển. Với niềm hy vọng, tôi nhảy xuống nước lội vô, trên tay cầm lá cờ S. O. S tôi làm sẵn ở Sài Gòn. Đến bờ tôi mới biết đó là một toán binh sĩ thuộc lực lượng Task Force của Mã Lai do Trung sĩ Rahim chỉ huy. Tôi cố gắng trình bày mọi việc cho ông ta, để xin tá túc. Không ngờ lại được sự chấp thuận nhanh chóng. Lòng mừng khấp khởi, tôi vội lội trở về tàu.
Bầu trời trong xanh. Nước biển yên lặng. Mọi người mừng rỡ reo hò. Trong lúc đó, chiếc tàu KG 3640 cũng vừa tới, hai bên hông tàu vẫn còn dính hai bè nứa. Tàu bị giặc cướp 12 lần … Nghe vậy có người rùng mình, hú hồn. Nếu tàu mình không chạy thoát được thì chắc còn thê thảm hơn nhiều vì đã dám đương đấu chống nhau với chúng.
Để dự trù trường hợp bị đuổi trở ra khơi, tôi đề nghị tháo gỡ bánh lái, đặt tình trạng tàu hư, không chữa được (dựa theo kinh nghiệm nghe được trên đài ngoại quốc). Nhưng anh Nguyễn Quang Hoàng, thợ máy phụ cho biết, gần lúc khởi hành, tàu mới được ráp bánh lái, trong lúc vội vã, lại ráp không được chắc, chỉ bắt được ba con ốc, còn một con bị trẹo răng sai lệch. Vì vậy lúc ra đi, bánh lái tàu thấy không vững vàng. Sau lần bị mắc cạn ngoài cửa biển, bánh lái tàu lại càng thấy không vững hơn. Đến khi tàu ủi lên bãi cát Batu Rakit Terengganu, thì bánh lái tàu bị lỏng lẻo từ lâu, tự nó đã sút ra và trôi đi mất!..
Mực nước biển xấp xỉ ngang ngực, trên tàu tổ chức cho từng toán nhảy xuống nước, dìu nhau lội vô bờ, ngồi xếp hàng dài trên bãi cát. Tàu KG 0783, kích thước (dài 22 thước, ngang 4 thước và sâu 3 thước rưởi), nguyên thủy là một chiếc tàu chở hàng hóa nặng trên đường Phú Quốc-Rạch Giá bị chìm ngoài khơi gần đảo Hòn Tre, được trục lên tu bổ để chở đồng bào tị nạn vượt biển. Mới đầu theo kế hoạch, tàu chỉ dự trù chở khoảng 200 thuyền nhân. Bây giờ mọi người ngạc nhiên khi tổng số đếm được lên đến 867 người, chưa kể ông cụ người Hoa đứng sau tay lái nhảy xuống biển mất tích trong khi đang chống nhau với cướp và em bé bị sốt nặng tôi chữa trong ngôi chùa ở Tắc Ráng đã trút hơi thở cuối cùng khi được đưa đi bệnh viện, máu bầm trong miệng trào ra…
Một trận mưa dông đổ xuống thình lình làm cho mọi người ướt dầm. Gió thật lạnh. Đêm đó có thêm một phụ nữ chết vì thận suy, bí tiểu. Xác bà được đặt trong một túp lều nhỏ gần đó, đầu xoay ra biển, hướng về Việt Nam. Người trên tàu hùn tiền để giúp thân nhân mua đèn cầy thấp suốt đêm cho người quá vãng. Từ “Boat people” chúng tôi đã trở thành “Beach people”, chỉ được di chuyển trong khu vực giới hạn bởi những dây thừng giăng quanh những góc dừa. Nước để tắm rửa, nấu ăn, nấu uống là một vùng nước biển lờ lợ, đọng lại cách một đụn cát trắng. Suốt ngày dân làng gần đó đến mua bán, trao đổi những gói mì khô, những tấm bạt nylon để lấy những chỉ vàng.
Chuyện gì sẽ đến không ai biết được. Thuyền nhân không được ra khỏi vùng đã qui định, nên ăn xong chỉ biết tắm biển, ngồi chơi, nhìn đàn còng nhỏ bé đào hang trong cát, hoặc theo dõi những con khỉ được huấn luyện thuần thục leo cây, chăm chỉ hái dừa cho chủ, trên cổ còn đeo lòng thòng một sợi dây cước thả dài xuống đất.
Vài ngày sau, chúng tôi được biết tin tức bên nhà qua một người Mỹ đến thăm thuyền nhân trên bãi biển, bằng xe Jeep vào một buổi sáng trời mưa. Ông Mỹ nói tiếng Việt rành rẽ, dí dỏm: “Cùng một lúc bác sĩ các ông ra đi đông quá! Các ông có biết rằng việc ra đi của các ông như vậy đã làm cho Sở Y tế của thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Nhân Dân (tức là bệnh viện Nguyễn Văn Học cũ) lên cơn sốt hay không?”
Ở Batu Rakit 2 tuần lễ, chúng tôi được xe nhà binh Mã Lai chở về Marang, phía Bắc Terengganu, trong một khu vực khuất gió dưới chân đồi, sát bờ biển, với những vũng nước đọng, những hố vệ sinh dơ dáy đầy ruồi lằn và muỗi mòng. Ăn cơm phải thật nhanh, có khi phải chui vào ngồi chen chúc trong mùng lưới. Phía trên ngọn đồi là một tiền đồn quân đội do một lực lượng đặc nhiệm Mã Lai canh giữ ngày đêm.
Bác sĩ Dương Hồng Mô giỏi Anh văn được đề cử làm đại diện tàu. Đến đây có nhiều người lớn, trẻ em bị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy. Tình trạng thiếu thuốc men, ô nhiễm môi trường là một vấn đề nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của mọi người. Trong khu vực này, cách hai con lạch cạn, còn có một trại tị nạn nhỏ khác. Xa xa ẩn hiện dấu thánh giá trên tháp nhà thờ gỗ. Hai anh bác sĩ trẻ, Nguyễn Xuân Thìn và Phạm Ngọc Đức đã mạo hiểm lội đến đó để xin thuốc cho người bịnh. Chúng tôi lo ngại. Nếu chẳng may bị lính bắt được, không biết các anh sẽ bị xử phạt ra sao? Đã có một thuyền nhân đi dọc theo bờ biển bắt cá, bị một anh lính tuần chận bắt. Anh thanh niên bị đánh bằng báng súng, bắt quì trên bãi cát nóng, miệng ngậm nguyên con cá sống anh vừa bắt được.
Cho đến gần cuối tháng tư, thuyền nhân chúng tôi được lệnh chia làm 7 toán, chuẩn bị để di chuyển. Tin tức “Sắp được qua trại tị nạn có Cao Ủy LHQ bảo trợ” được loan đi một cách vui mừng, hớn hở. Mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, phấn khởi, nôn nóng ra đi, suốt ngày lo chuẩn bị hành trang, cười đùa rộn rã. Từ sáng đến chạng vạng tối, 6 toán đầu được xe buýt cảnh sát Mã lai tuần tự chở về hải cảng Terengganu. Khi bắt thăm tôi thuộc toán chót (toán thứ 7), phụ trách dọn dẹp sạch sẽ doanh trại để trao lại cho chánh quyền địa phương. Vợ tôi nóng lòng đã dẫn các con và các cháu tháp tùng theo chuyến thứ sáu. Nhưng khi đến Terengganu, xuống xe sắp hàng chờ đợi lên tàu, thì lính giữ trật tự bất ngờ chận ngang, đuổi cả gia đình anh Bác sĩ Vĩnh và vợ con tôi trở lên xe, đưa về nơi xuất phát. Có thể vì tàu đã quá đầy người?.
Sáng hôm sau, ông trung úy gốc Hoa tên Tăng, mà tôi có dịp gặp ở Batu Rakit Terengganu đến thăm toán thuyền nhân thứ 7 còn lại trong bộ đồ thể thao quần vợt gọn gàng, với vẻ mặt nghiêm trang, ông cho biết: “Các anh may mắn lắm, chuyến tàu chở người qua đảo Bidong dọc đường chẳng may đã bị chìm”.
Tin tức quá xúc động và bất ngờ này làm cho mọi người còn lại trên bãi Marang bàng hoàng. Chiếc tàu gỗ KG 0783 dùng để vượt biển từ Rạch Giá sang đây, đã tỏ ra vững vàng ngay cả trong trường hợp bị cướp tấn công, bây giờ với đoạn đường còn lại tương đối không xa, trọng tải tàu lại vừa phải, biển trời êm đẹp, thì không dễ gì bị lật chìm mà không được tiếp cứu. ? Trong lòng tôi chợt đau xót, lẽ nào chánh quyền Mã lai nhẫn tâm đến như vậy đối hàng trăm mạng người, lẽ nào số phận những người Việt di tản lại đau thương bạc mệnh đến bước đường cùng?
Tàu sắp sửa đổi hướng về Mã Lai, thì bỗng nhiên nhìn thấy một số ván thuyền trôi phập phều ngược lại, có thể từ một chiếc tàu nào đó đã lâm nạn, khiến tôi mường tượng đến hình ảnh mô tả trong tác phẩm Oceano-Nox của văn hào Pháp Victor Hugo: Giữa một đêm không trăng, có biết bao nhiêu thuyền trưởng và thuỷ thủ đã phấn khởi ra đi trên những đoạn đường dài Đại dương, để rồi vĩnh viễn nằm yên dưới lòng biển lạnh … Theo thống kê của LHQ, có phân nửa số tàu ra đi vượt biên đã bị chìm. Riêng chúng tôi, xuất phát 4 chiếc giờ đây chỉ còn trông thấy một chiếc KG 3640, chạy thật chậm, xa xa về phía bên phải. Tàu chở khẳm như một cái phao nổi, đặc biệt với hai bè nứa cặp hai bên để giữ thăng bằng. Trên sông Tắc Ráng, tàu này đã bị nước biển vô, phải đậu lại gần đảo Hòn Tre để chấn chỉnh lại, hai bè nứa được cặp thêm từ đó.
Bầu trời trong xanh. Mặt trời đã lên cao. Anh Mến, nhà bếp đang đi tới đi lui trên mui tàu, kêu gọi thuyền nhân để phát cơm.
Trước mũi tàu, nhà khảo cổ Hoàng Văn Lộc, người rắn chắc với hàm râu mép rậm rạp, duyên dáng và cái nón kết màu xanh nước biển, giống như một sĩ quan hàng hải, đang đứng trò chuyện bên cạnh bác sĩ Thái Minh Bạch, tướng cao dong dỏng, đệ nhị đẳng huyền đai Thái cực đạo, và cựu dân biểu Nguyễn Văn Tiết dáng người vạm vỡ và oai vệ như một viên kiện tướng ngoài mặt trận. Ở giữa thân tàu, Bác sĩ Trần Phước Thọ với hàm râu Clark Gable, đang đứng chung với một nhóm sinh viên. Trước kia anh là bác sĩ giải phẫu tại Tổng Y Viện Duy Tân-Đà Nẵng cùng lúc với Bác sĩ Tăng Triết Phú, B/S Đoàn Bửu, Bác sĩ Âu Nhật Chương, trong khi Bác sĩ Trương Minh Tiên làm Chủ nhiệm Khoa Ngoại. Chúng tôi đã từng có một thời gian làm việc chung với nhau, rất là thân thiết. Mỗi khi có trực thăng chở thương binh về nhiều, là tất cả bác sĩ giải phẫu đều tự động tìm cách vô nhà thương chia nhau làm việc.
Cạnh đó là Bác sĩ Dương Hồng Mô, cựu Y sĩ Trung tá Hải quân, nổi tiếng của Viện thử nghiệm Pasteur Sài Gòn. Mặt anh có vẻ đăm chiêu như đang suy nghĩ một vấn đề gì quan trọng. Trước khi ra đi anh đã nghĩ đến việc chế biến nước biển thành nước ngọt cho thuyền nhân. Đứng sát ngoài mé tàu, Luật sư Trương Thu đang quan sát phòng lái … Trên mui, một thanh niên hứng chí run đùi, cất giọng ngâm nga:
Chiều nay,
Trên bến muôn phương,
Có thuyền viễn xứ,
Nhổ neo lên đường …
Đã hơn một giờ trưa. Trời nắng gắt. Trong bầu không khí yên lặng, bỗng thấy một chiếc tàu loại đánh cá nhỏ dài độ 15, 16 thước có tên Choeng Nam 5 xuất hiện từ phía sau, trườn nhanh tới bên hông phải. Thì ra đây là tàu đánh cá Thái Lan, tôi tự nghĩ: Choeng nam là một địa danh thuộc miền duyên hải Bắc Thái Lan. Trước đây trong khóa học Giải phẫu lồng ngực tại Nhật Bản, vào năm 1969-70, tôi có quen một bác sĩ Thái Lan quê ở vùng này, người đạo Phật, rất hiền lành tên là Art Arto-turassuk …
Trên tàu có vài người đàn ông khỏe mạnh, mình đen trùng trục, tóc xỏa ngang vai, vừa nhe răng cười thân thiện, vừa quăng lên trời nào gạo, nào nước đá cục. vài phụ nữ trên tàu chúng tôi thông thạo tiếng Thái Lan, sau những ngày mệt mỏi đứng trên boong, lộ vẻ vui mừng, vội vàng đáp lễ bằng cách cúi đầu, chấp tay lại xá. Thuỷ thủ trên tàu kia quăng dây thừng có neo bốn chấu móc vào hông tàu chúng tôi, và đang cố sức kéo dây cho tàu họ đến gần hơn. Hai tàu sắp cặp sát với nhau. Đứng trên mui quan sát, dùng ống dòm dạo quanh, tôi bỗng lo ngại khi thấy bên phải cũng như bên trái, có 7,8 chiếc tàu loại đánh cá khác tuy còn xa, nhưng đều tiến về hướng chúng tôi. Đột nhiên linh tính cho tôi biết đây không phải là những tàu tốt. Có thể gặp phải một toán cướp biển có tổ chức đang “giăng lưới bắt mồi?!” … Có chuyện chẳng lành!. Thoáng nghĩ sắp bị hải tặc tấn công, tôi vội thổi tu huýt và hô to lên:
“Đề phòng cướp biển”,
Vừa ra lệnh “chặt dây móc”. Các anh Lộc-Tiết-Bạch-Thọ và sinh viên đứng trước mũi đã tháo được dây móc quăng xuống biển. Ở giữa thân tàu, anh LS Thu thuận tay quơ được một dây móc, kéo mạnh; những quân nhân khác đứng gần phụ lực anh kéo thêm để cho một anh sinh viên (con một Nha sĩ cùng đi chung tàu) vung con dao bầu duy nhất dùng để làm bếp lên … Chiếc dây neo bị chặt đứt làm đôi. Tôi ra lệnh cho tài công lái Zig-Zag … Biết chân tướng đã bại lộ, cướp biển liền trở mặt. Từ dưới hầm máy chui lên thêm mấy tên lực lưỡng, hung hăng la hét, nhảy tới nhảy lui, rút dao, rút búa dấu bên hông tàu, vung lên, chém loạn vào không khí, cốt để áp đảo tinh thần thuyền nhân. Một tên vạm vỡ rút một gì đen đen trong túi quần ra như một khẩu súng ngắn, lấy một mảnh vải đỏ quấn lại, nhắm về tàu chúng tôi hăm dọa. Chỉ nghe một tiếng nổ chát chúa nhưng không có ai bị thương…
Áp đảo tinh thần thuyền nhân khoảng 20-30 phút, thấy không thể cướp được tàu, chúng bèn đổi hướng đuổi theo chiếc KG 3640. Lúc đầu, nghĩ mình có hai chống một, tôi cho tàu rượt theo cướp, với hy vọng giải cứu tàu bạn. Nhưng khi xem lại, thấy tàu cướp hai bên càng tiến gần hơn và đông hơn … Tương quan lực lượng trở nên không cân bằng. Tàu chúng tôi chỉ có gậy gộc chứ không có súng. Chẳng những không thể giúp gì được tàu bạn mà tàu mình còn có thể gặp khó khăn, bị bao vây trong thế gọng kềm nguy hiểm. Phải cứu tàu mình trước đã. Nghĩ vậy tôi liền cho đổi hướng, xả hết tốc lực của máy Yanmar đầu bạc 6 lốc và hai máy đuôi tôm phụ F10. Tàu chạy toé khói, rẽ sóng lướt nhanh hơn …
Ba chiếc tàu cướp bên trái lúc đầu rượt theo chúng tôi, nhưng đột nhiên đổi ý, tập trung vào chiếc tàu bạn. Tàu chúng tôi vẫn tiếp tục chạy nhanh, chẳng mấy chốc, khoảng cách giữa tàu chúng tôi và tàu cướp càng ngày càng xa. Chạy đến hơn 7 giờ tối, mặt trời hoàn toàn lặn hẳn. mặt biển trở nên đen ngòm. Chưa được an tâm, tôi bàn cùng các bạn trong ban chỉ huy dự trù có thể gặp cướp nữa. Chúng tôi cho tổ chức lại. Phụ nữ trẻ em xuống hầm. Thanh niên khỏe mạnh lên trên đứng dọc hai bên hông tàu. Mui tàu bằng gỗ, đã được tháo gỡ một phần để làm vũ khí tự vệ vào buổi sáng, giờ đây được tiếp tục tháo gỡ. Mọi người cầm trên tay một khúc gỗ vuông dài độ một thước, trên đầu gậy có khi còn đóng thêm một cây đinh nhọn … Đèn đuốc trên tàu được tắt hết. Nhà bếp ngưng hoạt động. Không ai được hút thuốc. Bản đồ được tạm dẹp qua bên. Tàu đổi hướng Nam, nhìn theo South Cross … Tôi vẫn ngồi trên mui tàu từ lúc ra khơi đến giờ, để vừa điều khiển tàu vừa quan sát. Trong phòng chỉ huy, hai anh Đoàn Minh (cựu thiếu úy hải quân) và Tăng Chấn (cựu quân nhân bộ binh, từng là tài công cho ghe tải) nhiều kinh nghiệm trong nghề, thay phiên nhau cầm lái. Đứng trước kiếng chắn gió, để làm trung gian liên lạc giữa ban tham mưu, hai anh tài công và tôi là anh trung úy Công (cựu sĩ quan không quân lái trực thăng). Tôi vẫn tiếp tục cho tàu chạy hết tốc lực, khói nhả đen xì. Nhưng cũng vì trục láp quay quá nhanh, khiến nước tràn vô hầm máy, ngập khỏi mắt cá.
Anh Bác sĩ Lê Thanh Vĩnh luôn có mặt dưới hầm máy với người con trai lớn của anh tên Văn. (Anh Vĩnh cũng là một tay “cừ” về máy móc, có khả năng sửa chữa được xe hơi hư loại đệ nhị cấp. Anh thích chơi xe gắn máy loại lớn, đã thuộc lòng từng con ốc trong chiếc xe Harley Davidson khi anh còn là sinh viên Y Khoa năm thứ nhất. Trong trại tù binh Suối Máu ở Tam Hiệp, Biên Hòa, năm 1976, có lần anh em ngạc nhiên và thích thú khi thấy anh say sưa tranh luận hàng giờ với anh kỹ sư hàng không nằm dưới đất khích bác anh về máy Turbo Reactor. ) hai cha con anh hăng hái tát nước, tuy nhiên không giấu được nỗi lo sợ khi nước biển cứ tiếp tục tràn vô từ chân láp. Anh kêu gọi thêm vài người phụ anh. Nhưng việc làm vẫn không xuể. Nước cứ tràn vô ào ào không ngừng, văng ra tung tóe, trắng xóa cả một vùng, ngập gần đến máy Dynamo. Máy bơm nước lại hư, chỉ còn nhờ vào sức lao động của thuyền nhân để tát nước ra thôi. Nếu nước cứ tiếp tục tràn vô ngập Dynamo thì máy tàu sẽ tự động ngừng lại …
Tình trạng thật nguy kịch. Được báo động, anh Mã Xái đã huy động nhanh chóng một lực lượng hùng hậu đồng nghiệp và sinh viên, thanh niên xuống hầm tiếp sức cho anh Năm Lực trưởng phòng máy (lúc đó là sinh viên y khoa IV). Nhờ vậy máy chánh vẫn còn chạy. Tuy nhiên tàu bắt đầu chậm lại, không còn được nhanh như trước. May mắn thay, sau một thời gian khá lâu chia phiên nhau tát nước đến mệt nhoài, có người gần ngất xỉu, vừa xem lại máy móc, anh em dưới hầm máy đã khéo léo sửa lại được máy bơm. Nước ứ đọng trong hầm máy được bơm ra, các cơ phận chủ yếu dưới hầm máy nhờ vậy hoạt động trở lại bình thường.
Sau này khi lên đến bờ Batu Rakit, có người đã tâm sự với tôi trong xúc động: “Thật là nhờ có Ơn Trên che chở. Lúc nước tràn vô quá nhiều, tôi cứ hình dung cảnh tàu từ từ chìm sâu xuống biển. Chấp tay lại tôi ngước nhìn Trời cầu nguyện, trong khi hai hàng nước mắt cứ tuôn ra”.
Khoảng 9 giờ tối, biển êm, trời quang đảng. Bắt đầu nhìn thấy nhiều ánh sao đêm lấp lánh. Giò nhè nhẹ thổi … Bỗng nhiên một người ngồi sau lưng vỗ mạnh vào vai tôi: “Bác sĩ, dường như có vật gì xuất hiện sau tàu”. Vật lạ còn xa, dù có dùng ống dòm cũng không phân biệt được rõ ràng hình thể. Chỉ nhận thấy một khối đen to lớn đang trờ tới với những vạt sóng lấp lánh lân tinh toả rộng hai bên…
Khối đen càng lúc càng tiến gần, đồng thời một số vật lạ khác cũng hiện ra … Tôi được mời cấp tốc xuống tham dự một cuộc họp khẩn. Có vài ý kiến chủ bại được nêu ra: “Sáng nay mình đã thành công chống trả cướp. Nhưng bây giờ chúng sắp tấn công nữa, khí thế mạnh hơn nhiều, đông hơn. Tàu mình lại bị nước biển vô hầm máy, không còn chạy nhanh được. Chi bằng đầu hàng cướp, điều đình với chúng, cho chúng muốn lấy gì thì lấy”. Tưởng chừng như một hội nghị Diên Hồng nhỏ: “Hàng hay Chiến?”.
Không để cho đồng đội mất đi nhuệ khí đang cần trong lúc này, tôi mạnh dạn cùng anh Bác sĩ Mã Xái và một số đồng nghiệp khác có lập trường vững chắc, phản ứng nhanh và dứt khoát:
“Nếu đầu hàng vào lúc trưa khi cướp mới bắt đầu tấn công thì may ra còn có người sống sót. Giờ này cướp biển như một bầy thú dữ sắp bắt được mồi sau một thời gian dài săn đuổi. Chúng sẽ thỏa mãn thú tánh, cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc. Và cuối cùng sẽ đụng mạnh ngang hông hoặc đục khoét cho tàu chìm để phi tang”. “Phải cương quyết giữ vững tinh thần!”. Phải quyết tâm đoàn kết và chiến đấu đến cùng. Tìm cái sống trong cái chết. ”
Anh cựu Dân biểu Nguyễn Văn Tiết dứt khoát
“Thà chết để bảo vệ người thân chứ không để cho cướp qua tàu”.
Buổi họp tuy ngắn ngủi, nhưng ý chí rõ ràng, cương quyết, đồng tâm nhất trí. Tinh thần anh em lên cao trở lại. Anh Mã Xái nhanh nhẹn, lo bố trí phòng thủ và cổ võ anh em tiếp tục tháo gỡ mui tàu, chuẩn bị thêm gậy gộc, búa rìu, dao mác, xăng Molotov, đạn trái sáng. Phụ nữ và trẻ em xuống hầm tàu, tập trung một số dao mác đưa lên trên boong để tăng cường. Có hai thiếu nữ trang phục Jean gọn gàng, nhanh nhẹn, người Kon Tum, nhất định ở lại trên sàn tàu sẵn sàng chiến đấu cùng với thanh niên. Anh Hồng Minh phụ trách an ninh tàu, xông xáo bước xuống khoang la hét, dùng dao găm làm áp lực một số người lớn còn e dè, nhút nhát phải lên trên tiếp sức, trong khi đó có nhiều em trai hỏi mẹ chúng: “Bên trên gọi thanh niên lên đánh cướp, con có lên không?”.
Thành phần chiến đấu vẫn giữ nguyên như buổi trưa, với các anh Hoàng Văn Lộc, Thái Minh Bạch và Nguyễn Văn Tiết trước mũi. Đứng dọc theo boong tàu bên phải, ngoài BS Trần Phước Thọ, LS Trương Thu vẫn đứng ngoài mé tàu, còn có thêm đồng nghiệp “Harley Davidson” Lê Thanh Vĩnh với cậu con trai lớn Lê thanh Văn cùng một số cựu quân nhân thiện chiến, sinh viên, thanh niên nam nữ. Bác sĩ Nguyễn Xuân Thìn, dáng dấp thư sinh nho nhã-vợ và ba con còn kẹt lại trên bờ Tác Ráng, giờ đây lại là một cảm tử quân trong toán xung kích, đang chuẩn bị thang cây, sẵn sàng khi xáp lá cà, dùng thang nhảy qua tàu giặc phản công, ném xăng Molotov đốt đài chỉ huy địch. Trấn thủ phía sau lái là anh cựu Thượng sĩ Hải quân nhiều kinh nghiệm Nguyễn Quang Hoàng.. Đứng rải rác trên tàu còn có Bác sĩ Châu Văn Tương, Bác sĩ Phạm Ngọc Đức, Bác sĩ Bùi Công Tâm, Bác sĩ Nguyễn Thế Minh.
Khi tôi trở về vị trí cũ trên mui là lúc chiếc tàu cướp bằng sắt, màu xám đen, mũi cao nhọn, máy mạnh, chạy thật nhanh đến sát bên hông phải như lúc ban trưa. Đèn pha cướp bật lên sáng choang. Các tàu cướp khác còn hơi xa về bên phải và bên trái cũng đồng loạt bật đèn theo. Một vùng biển đang đen ngòm bỗng trở nên lấp lánh sáng trưng. Cướp đã quăng ba cái neo chính xác móc vào thành tàu chúng tôi. Lần này chúng để lộ nguyên hình, không giống như lúc ban trưa, cười đùa, dụ dỗ … Vẫn mình trần đen đúa, tóc xoả qua vai, vẻ mặt dữ dằn, hung hãn, đầy sát khí. Chúng la ó, trèo lên cột cờ, tuột xuống, quơ búa, quơ mác. Có kẻ miệng ngậm dao găm trợn mắt đứng trên be tàu, khom người trong tư thế sẵn sàng nhảy qua tấn công tàu chúng tôi. Đèn cướp chiếu thẳng vào mặt tôi. Không do dự, tôi đứng thẳng người lên, vừa dùng còi tu huýt thổi to, vừa quơ mạnh hai tay lên trời, một bên cầm dao bầu, một bên cầm búa lớn.
Từ trước mũi đến sau lái, đồng nghiệp, thanh niên, cựu quân nhân đồng loạt hưởng ứng, quơ mạnh cây lên trời, vừa la to “Sát Sát”. Các dây neo của địch được tháo gỡ quăng xuống biển. Riêng phía sau lái, cướp đã quăng dây ba lần. Anh Nguyễn Quang Hoàng trên 10 năm từng trải trong nghề thuỷ thủ, đã hô hào anh em tháo gỡ. Lần cuối cùng nộ khí xung thiên, anh giựt cây búa đi rừng từ tay một người bạn vung lên chặt đứt dây, móc neo địch còn dính bên hông tàu. Vừa chặt dây neo, phần sau tàu chúng tôi đụng mạnh vào hông tàu địch, khiến tàu chúng chao nghiêng.. Trước sự chống trả bất ngờ nhưng hữu hiệu, tàu địch lộ vẻ lúng túng.
Có vài tên cướp mất thăng bằng, lảo đảo. Phía sau tàu chúng tôi đồng thời cũng có những tiếng la thất thanh. Một người đứng vịn thành tàu không vững, bị tuột tay suýt văng xuống nước. Lúc ban chiều, khi bị cướp rượt theo, có một người đàn ông lớn tuổi gốc Hoa, trong cảnh thần kinh khủng hoảng, đã lao mình xuống biển, cảnh tượng thật đau lòng, nhưng đành phải chịu. Kỹ thuật hàng hải Boutakoff (đánh một vòng tàu trở lại đường đi cũ để tìm người rơi xuống biển) có thể thực hiện được nhưng vô cùng nguy hiểm. Chắc chắn tàu sẽ bị cướp phát hiện bao vây, không lối thoát.
Không tấn công được phía bên phải, tàu cướp tức tối, la to, đổi chiến thuật, lui về phía sau, lòn qua bên trái. Nhờ tàu cướp bật đèn pha đồng loạt, nên vị trí của chúng được nhận định rõ ràng. Tôi cho tàu đổi hướng về bên phải, vừa chạy nhanh cho góc độ và khoảng cách giữa tàu chúng tôi và tàu địch xa hơn. Trên boong tàu, mọi người lên tinh thần, tỏ vẻ tự tin hơn, vừa la hét, chuyển đổi vị trí, dồn thêm qua bên trái, trong khi nước biển lại tràn vô hầm máy và anh em lại thay phiên nhau múc tát. Đột nhiên có một chiếc máy bay nhỏ, không biết xuất xứ, từ hướng Tây bay tới, tiếng động cơ nghe rõ trên đầu.
Tôi còn giữ hai trái sáng để cầu cứu, nhưng không sử dụng, vì nghĩ rằng máy bay không thể giúp gì được trong tình trạng khẩn trương giữa biển khơi tăm tối này. Tàu vẫn giữ nguyên tốc lực. Chạy như vậy độ một tiếng đồng hồ. Ánh đèn tàu cướp thấy xa dần. Có thể tàu chúng tôi đã vô hải phận Mã Lai nên tàu cướp gốc Thái Lan đành tiếc rẻ buông tha.
Đã mười giờ hơn. Trăng lên cao. Các vì tinh tú trông càng rõ. South Cross, Scorpion, Austral Triangle càng trong sáng …
Chúng tôi hy vọng đã thoát khỏi một tai nạn hãi hùng.
Xin cám ơn Thượng Đế.
THOÁT NẠN
Tiếp tục chạy cho đến 4 giờ sáng ngày 19 tháng tư năm 1979, tàu chúng tôi gặp một thương thuyền lớn chạy ngược chiều về phía bên trái. Hai trái sáng được anh Mến bắn lên trời. Lá cờ S. O. S nền trắng với hai gạch đỏ chéo góc được căng thẳng phía trước tàu. Một cựu sĩ quan truyền tin phất cờ gởi đi những tín hiệu cầu cứu. Nhưng không thấy trả lời. Hai con tàu xuôi ngược, cách nhau chỉ trong vòng trăm thước. Chiếc tàu buôn chắc chắn có thấy dấu hiệu cầu cứu của chúng tôi nhưng không trả lời, lặng lẽ đi qua. Tôi không ngạc nhiên lắm.
Đã có hàng trăm tàu vượt biển gặp được tàu lớn đi gần xin cầu cứu nhưng bị ngoảnh mặt làm ngơ. Có lẽ vì sợ gặp phải tàu cướp trá hình, có lẽ vì không muốn gánh thêm phiền phức? Luật cứu người lâm nguy trên biển cả, đã từng được tôn trọng như một truyền thống, giờ đây đang bị thử thách nặng nề. Nhiều quốc gia đã từng ký kết vào những thoả hiệp quốc tế bảo vệ an toàn cho người gặp nạn trên biển cả, đã xem thường tinh thần này hay chính họ cũng gặp khó khăn về bang giao. .
Thấy không còn hy vọng được tàu lớn cứu vớt, chúng tôi bèn dùng la bàn trở lại, đổi hướng tàu sang phải. Một nhóm quần đảo nhỏ hiện ra . Theo bản đồ, có thể đó là đảo P. Besar, Tenkarah,Yuke Chot, Karah, Bidong.
Từ ngoài khơi, len lỏi qua hai chòm đảo nhỏ bên ngoài, tàu chúng tôi tiến đến gần một hòn đảo lớn hơn.
Qua các đài BBC-VOA nghe được lúc còn ở Sài Gòn, tôi được biết đảo Pulau Bidong do Cao Ủy tị nạn LHQ bảo trợ, có con số rất đông thuyền nhân trên 40.000 người. Nhưng bây giờ sao lại không thấy một bóng dáng ai trên bãi cát? Có thể nào mình đã tính sai tọa độ, tôi tự hỏi? (Thật ra tàu chúng tôi đã đến sát phía sau đảo Bidong, rừng cây rậm rạp mà không biết, trong khi dân tị nạn đang sống chen chúc ở dọc bờ phía trước). Gặp ba tàu đánh cá nhỏ Mã Lai, người thì chỉ hướng về đảo, người thì chỉ hướng về đất liền, làm tôi phân vân. Họ nói một thứ tiếng địa phương miền biển, trên tàu không ai hiểu. Người chủ tàu lại muốn tiếp tục đi nơi khác, qua Úc Đại Lợi chẳng hạn, cho rằng không thể nào vào đất liền Mã lai được, vì mới đây chỉ vài ngày, có tàu vượt biển đã đến được hải cảng Terengganu, mà còn bị kéo ngược ra khơi, để bị sóng đánh chìm sau đó.
Mã Lai vừa có một lực lượng đặc nhiệm dưới quyền điều khiển của một tướng bộ binh, được thành lập để phối hợp quân và dân trong việc kiểm soát chặt chẽ người tị nạn trên đất liền. Các chiến hạm hải quân Mã Lai cũng bắt đầu tuần tra hải phận. Các tháp canh được dựng lên ở những nơi thuyền nhân hay đến. Ngoài ra tin tức còn cho biết về tình trạng các Quốc gia nằm dọc theo bờ phía Nam biển Đông đã thay đổi chủ trương đường lối. Chẳng hạn như Singapore kể từ lúc có người vượt biển (1975) đến nay, một số lớn tàu buôn đã cứu vớt được nhiều ngàn thuyền nhân đưa về đây.
Nhưng sau đó Singapore lại trở thành một nước láng giềng không Cộng Sản đầu tiên từ chối, không cho tàu vượt biển cập bến, chỉ giúp thực phẩm và nhiên liệu, xong buộc tàu phải trở ra khơi. Kế tiếp vào cuối năm 1977, đến lượt Thái Lan xua đuổi tàu vượt biển, khi tàu bị hư máy, không còn sửa chữa được, thậm chí khi tàu sắp bị chìm, cũng ngoảnh mặt làm ngơ. Trước tình trạng phân vân bây giờ, việc chọn lựa hải trình được cân nhắc cẩn thận. Nếu đi ngược về hướng Bắc, băng ngang qua biển Đông để đi Phi Luật Tân, đường dài trên 1. 500 hải lý, có thể không gặp hải tặc, nhưng vừa qua hải phận quốc tế là vào một vùng sa mạc nước mênh mông. Gặp trường hợp này, nếu tàu bị hỏng máy, thiếu lương thực hoặc bị vô nước như hiện nay thì thập phần nguy hiểm. Ngoài ra có thể bị lạc vào giữa hàng trăm vòng hải đảo san hô ngầm.
Đã có tàu vượt biển bị lạc vô vùng này trong cơn giông bão. Hết lương thực, thuyền nhân kiệt sức lần lượt qua đời. Số còn lại đành phải chia nhau ăn thịt đứa con trai nhỏ của người chủ tàu vừa chết vì thiếu sữa. Chỉ có một chiếc tàu vượt biển 2 lốc, xuất phát từ Cam Ranh năm 1978 biết tránh gió mùa và biết canh độ giạt của thủy triều mà vô thẳng được một hòn đảo nhỏ Phi Luật Tân..
Còn từ đây sang Úc, đường xa vời vợi, gần 3.500 hải lý. Cuộc hành trình bình thường cũng phải mất ít nhất bốn tuần lễ. Trước đây gần ngày miền Nam sụp đổ, đã có hai vợ chồng người Việt dùng thuyền máy nhỏ vượt biển sang Úc Đại Lợi một cách chật vật. Nước ở vùng biển Đông và vùng biển Java ít có nơi nào sâu hơn 40-50 thước. Những vùng biển cạn như vậy dễ bị lệ thuộc vào sức gió. Thủy triều bị ảnh hưởng của mực nước đang lên và rút xuống của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.. Hai hướng của dòng nước đồng quy phần lớn về vùng Đông Nam Á. Những kết hợp với nhau giữa chuyển động phức tạp của sóng và gió gây thành một vùng biển vô cùng nguy hiểm cho tàu bè nhất là cho những thuyền vừa cũ vừa chở nặng, máy móc lại không được tốt như thuyền chúng tôi. Thêm vào đó, tinh thần anh em bị dao động, mệt mỏi sau thời gian hai lần chống cướp. Trên tàu lại đang có nhiều trẻ em bệnh nặng. Lương thực dự trù để dùng trong 5 ngày, nay đã bắt đầu cạn.
Vơi những phân tách trên, nếu tiếp tục đi sẽ không còn được an toàn. Tàu khó có thể chạy xa được nữa. Sự sống còn chỉ biết dựa vào cơ hội may mắn hiếm hoi nếu gặp được Đệ thất Hạm Đội Hoa Kỳ hay tàu lle de Lumière của Pháp thì quả là ơn Trời.
Thảo luận với các bạn trong ban tham mưu, Bác sĩ Mã Xái và ông chủ tàu Lý Đông, tôi đề nghị “Hãy thử vào đất liền!”..
Được sự đồng tình của mọi người, tôi cho tàu đổi hướng, đâm thẳng vào Batu Rakit Terengganu. Chạy độ một tiếng đồng hồ, chúng tôi vào đến gần bờ, thấy một nhóm quân nhân, đang đứng phất cờ trắng trên bãi biển. Với niềm hy vọng, tôi nhảy xuống nước lội vô, trên tay cầm lá cờ S. O. S tôi làm sẵn ở Sài Gòn. Đến bờ tôi mới biết đó là một toán binh sĩ thuộc lực lượng Task Force của Mã Lai do Trung sĩ Rahim chỉ huy. Tôi cố gắng trình bày mọi việc cho ông ta, để xin tá túc. Không ngờ lại được sự chấp thuận nhanh chóng. Lòng mừng khấp khởi, tôi vội lội trở về tàu.
Bầu trời trong xanh. Nước biển yên lặng. Mọi người mừng rỡ reo hò. Trong lúc đó, chiếc tàu KG 3640 cũng vừa tới, hai bên hông tàu vẫn còn dính hai bè nứa. Tàu bị giặc cướp 12 lần … Nghe vậy có người rùng mình, hú hồn. Nếu tàu mình không chạy thoát được thì chắc còn thê thảm hơn nhiều vì đã dám đương đấu chống nhau với chúng.
Để dự trù trường hợp bị đuổi trở ra khơi, tôi đề nghị tháo gỡ bánh lái, đặt tình trạng tàu hư, không chữa được (dựa theo kinh nghiệm nghe được trên đài ngoại quốc). Nhưng anh Nguyễn Quang Hoàng, thợ máy phụ cho biết, gần lúc khởi hành, tàu mới được ráp bánh lái, trong lúc vội vã, lại ráp không được chắc, chỉ bắt được ba con ốc, còn một con bị trẹo răng sai lệch. Vì vậy lúc ra đi, bánh lái tàu thấy không vững vàng. Sau lần bị mắc cạn ngoài cửa biển, bánh lái tàu lại càng thấy không vững hơn. Đến khi tàu ủi lên bãi cát Batu Rakit Terengganu, thì bánh lái tàu bị lỏng lẻo từ lâu, tự nó đã sút ra và trôi đi mất!..
Mực nước biển xấp xỉ ngang ngực, trên tàu tổ chức cho từng toán nhảy xuống nước, dìu nhau lội vô bờ, ngồi xếp hàng dài trên bãi cát. Tàu KG 0783, kích thước (dài 22 thước, ngang 4 thước và sâu 3 thước rưởi), nguyên thủy là một chiếc tàu chở hàng hóa nặng trên đường Phú Quốc-Rạch Giá bị chìm ngoài khơi gần đảo Hòn Tre, được trục lên tu bổ để chở đồng bào tị nạn vượt biển. Mới đầu theo kế hoạch, tàu chỉ dự trù chở khoảng 200 thuyền nhân. Bây giờ mọi người ngạc nhiên khi tổng số đếm được lên đến 867 người, chưa kể ông cụ người Hoa đứng sau tay lái nhảy xuống biển mất tích trong khi đang chống nhau với cướp và em bé bị sốt nặng tôi chữa trong ngôi chùa ở Tắc Ráng đã trút hơi thở cuối cùng khi được đưa đi bệnh viện, máu bầm trong miệng trào ra…
Một trận mưa dông đổ xuống thình lình làm cho mọi người ướt dầm. Gió thật lạnh. Đêm đó có thêm một phụ nữ chết vì thận suy, bí tiểu. Xác bà được đặt trong một túp lều nhỏ gần đó, đầu xoay ra biển, hướng về Việt Nam. Người trên tàu hùn tiền để giúp thân nhân mua đèn cầy thấp suốt đêm cho người quá vãng. Từ “Boat people” chúng tôi đã trở thành “Beach people”, chỉ được di chuyển trong khu vực giới hạn bởi những dây thừng giăng quanh những góc dừa. Nước để tắm rửa, nấu ăn, nấu uống là một vùng nước biển lờ lợ, đọng lại cách một đụn cát trắng. Suốt ngày dân làng gần đó đến mua bán, trao đổi những gói mì khô, những tấm bạt nylon để lấy những chỉ vàng.
Chuyện gì sẽ đến không ai biết được. Thuyền nhân không được ra khỏi vùng đã qui định, nên ăn xong chỉ biết tắm biển, ngồi chơi, nhìn đàn còng nhỏ bé đào hang trong cát, hoặc theo dõi những con khỉ được huấn luyện thuần thục leo cây, chăm chỉ hái dừa cho chủ, trên cổ còn đeo lòng thòng một sợi dây cước thả dài xuống đất.
Vài ngày sau, chúng tôi được biết tin tức bên nhà qua một người Mỹ đến thăm thuyền nhân trên bãi biển, bằng xe Jeep vào một buổi sáng trời mưa. Ông Mỹ nói tiếng Việt rành rẽ, dí dỏm: “Cùng một lúc bác sĩ các ông ra đi đông quá! Các ông có biết rằng việc ra đi của các ông như vậy đã làm cho Sở Y tế của thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Nhân Dân (tức là bệnh viện Nguyễn Văn Học cũ) lên cơn sốt hay không?”
Ở Batu Rakit 2 tuần lễ, chúng tôi được xe nhà binh Mã Lai chở về Marang, phía Bắc Terengganu, trong một khu vực khuất gió dưới chân đồi, sát bờ biển, với những vũng nước đọng, những hố vệ sinh dơ dáy đầy ruồi lằn và muỗi mòng. Ăn cơm phải thật nhanh, có khi phải chui vào ngồi chen chúc trong mùng lưới. Phía trên ngọn đồi là một tiền đồn quân đội do một lực lượng đặc nhiệm Mã Lai canh giữ ngày đêm.
Bác sĩ Dương Hồng Mô giỏi Anh văn được đề cử làm đại diện tàu. Đến đây có nhiều người lớn, trẻ em bị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy. Tình trạng thiếu thuốc men, ô nhiễm môi trường là một vấn đề nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của mọi người. Trong khu vực này, cách hai con lạch cạn, còn có một trại tị nạn nhỏ khác. Xa xa ẩn hiện dấu thánh giá trên tháp nhà thờ gỗ. Hai anh bác sĩ trẻ, Nguyễn Xuân Thìn và Phạm Ngọc Đức đã mạo hiểm lội đến đó để xin thuốc cho người bịnh. Chúng tôi lo ngại. Nếu chẳng may bị lính bắt được, không biết các anh sẽ bị xử phạt ra sao? Đã có một thuyền nhân đi dọc theo bờ biển bắt cá, bị một anh lính tuần chận bắt. Anh thanh niên bị đánh bằng báng súng, bắt quì trên bãi cát nóng, miệng ngậm nguyên con cá sống anh vừa bắt được.
Cho đến gần cuối tháng tư, thuyền nhân chúng tôi được lệnh chia làm 7 toán, chuẩn bị để di chuyển. Tin tức “Sắp được qua trại tị nạn có Cao Ủy LHQ bảo trợ” được loan đi một cách vui mừng, hớn hở. Mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, phấn khởi, nôn nóng ra đi, suốt ngày lo chuẩn bị hành trang, cười đùa rộn rã. Từ sáng đến chạng vạng tối, 6 toán đầu được xe buýt cảnh sát Mã lai tuần tự chở về hải cảng Terengganu. Khi bắt thăm tôi thuộc toán chót (toán thứ 7), phụ trách dọn dẹp sạch sẽ doanh trại để trao lại cho chánh quyền địa phương. Vợ tôi nóng lòng đã dẫn các con và các cháu tháp tùng theo chuyến thứ sáu. Nhưng khi đến Terengganu, xuống xe sắp hàng chờ đợi lên tàu, thì lính giữ trật tự bất ngờ chận ngang, đuổi cả gia đình anh Bác sĩ Vĩnh và vợ con tôi trở lên xe, đưa về nơi xuất phát. Có thể vì tàu đã quá đầy người?.
Sáng hôm sau, ông trung úy gốc Hoa tên Tăng, mà tôi có dịp gặp ở Batu Rakit Terengganu đến thăm toán thuyền nhân thứ 7 còn lại trong bộ đồ thể thao quần vợt gọn gàng, với vẻ mặt nghiêm trang, ông cho biết: “Các anh may mắn lắm, chuyến tàu chở người qua đảo Bidong dọc đường chẳng may đã bị chìm”.
Tin tức quá xúc động và bất ngờ này làm cho mọi người còn lại trên bãi Marang bàng hoàng. Chiếc tàu gỗ KG 0783 dùng để vượt biển từ Rạch Giá sang đây, đã tỏ ra vững vàng ngay cả trong trường hợp bị cướp tấn công, bây giờ với đoạn đường còn lại tương đối không xa, trọng tải tàu lại vừa phải, biển trời êm đẹp, thì không dễ gì bị lật chìm mà không được tiếp cứu. ? Trong lòng tôi chợt đau xót, lẽ nào chánh quyền Mã lai nhẫn tâm đến như vậy đối hàng trăm mạng người, lẽ nào số phận những người Việt di tản lại đau thương bạc mệnh đến bước đường cùng?
Nguyễn Duy Cung
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment