Hôm 17.9.2017, kênh truyền hình PBS của Mỹ bắt đầu chiếu bộ phim có tên là “The Vietnam War”
(Chiến tranh Việt Nam) gồm 10 tập dài 18 tiếng với một khối hình ảnh đồ
sộ, do hai đạo diễn nổi tiếng người Mỹ là Ken Burns và Lynn Novick thực
hiện. Hai nhà đạo diễn này cho biết họ đã bỏ ra khoảng 10 năm để đọc
các tài liệu liên hệ đến chiến tranh Việt Nam và phỏng vấn các nhân
chứng để thực hiện bộ phim này.
Chỉ mới xem hai tập đầu, nhiều người Việt hải ngoại đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cho rằng qua bộ phim này, hai nhà đạo diễn
nói trên đã trình bày không trung thực những gì đã thật sự xầy ra trong
cuộc chiến Việt Nam. Rất nhiều sai lầm của bộ phim đã được nêu ra, đa
số là phần mô tả về phía CSVN.
Nhiều
người Việt đã từng chiến đấu với Mỹ trong suốt 20 năm, đã sống trên đất
Mỹ trên 40 năm và đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc chiến, nhưng
cho đến nay vẫn còn tin rằng “Mỹ chống cộng và bảo vệ nhân quyền”, và Mỹ vẫn là “đồng minh của ta”. Sự thật bây giờ hoàn toàn khắc hãn.
VÀI LỐI NHÌN CỦA NGƯỜI MỸ
1.- Quan điểm của học giả Spyridon Mitsotakis
Ngày 18.9.2017, Spyridon Mitsotakis, một học giả trẻ của Mỹ, sau khi xem 2 tập, đã viết bài “Ken Burns' Vietnam: Episode 1. Very Good, But 2 Omissions”
(Việt Nam của Burns: Tập 1 rất tốt. Nhưng tập 2 thiếu sót) đăng trên
trang nhà dailywire, nói rằng Ken Burns đã tốn nhiều công để đọc cái
đống tài liệu to như núi có tính tuyên truyền và đơn giản hóa theo
phong cách Howard Zinn của những người chống chiến tranh trước đây,
nên đã đưa ra những nhận xét khách quan hơn, chẳng hạn như Mỹ chỉ miễn
cưởng ủng hộ Pháp sau khi Cộng sản nắm quyền kiểm soát ở Trung Quốc, còn
Cộng sản Việt Nam, trên thực tế, là những người cộng sản. Họ không phải
là "những người theo chủ nghĩa quốc gia bị bắt buộc phải rơi vào vòng
tay của Liên Xô". Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam không phải là một
lực lượng độc lập… Còn những chuyện Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã làm
trong thời kỳ chống Pháp, có nhiều chỗ nói không đúng.
Theo
ông, Mỹ đã tiếp tục gây áp lực để Pháp cam kết chấm dứt chủ nghĩa thực
dân và mở đường cho chính phủ tự trị ở Đông Dương trong tương lai. Pháp
phải điều đình và ký hiệp định Geneve 1954 là vì thất trận ở Điện Biên
Phủ. Cả Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đều không tham gia hiệp định đó.
Giáo sư Turner, Viorst và McGovern có tham gia ý kiến, nhưng toàn là những chuyện lẩm cẩm.
2.- Cách nhìn của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học
Ngày 19.9.2017, đài BBC đã phổ biến bài “Thấy gì từ tập đầu phim The Vietnam War?”
của Peter Zinoman, Giáo sư Lịch sử và Đông Nam Á Học, Đại học
California ở Berkeley, cho rằng các bộ phim trước đó đều kể về một câu
chuyện đặc trưng và rõ ràng với quan điểm "Nước Mỹ trên hết."
Nhưng với cuộc chiến ở Việt Nam, chúng ta có thể biện luận rằng người
Việt xứng đáng đóng vai chính trong câu chuyện. Xét cho cùng, từ 1 đến 3
triệu người Việt đã bỏ mạng trong chiến tranh, lớn hơn rất nhiều (gấp
từ 20 đến 60 lần) con số khoảng 58.000 người Mỹ chết trong cuộc xung
đột. Thế nhưng, ý đồ lấy Mỹ làm trọng tâm không hề giấu giếm trong
Vietnam War được thể hiện rõ ngay trong 3 cảnh mở màn giới thiệu phần 1
của bộ phim tài liệu 10 tập này. Cảnh đầu tiên tả những người lính Mỹ
tham chiến, cảnh thứ hai cho thấy một cuộc diễu binh của quân đội Mỹ, và
cảnh thứ ba là lời bình luận của cựu chiến binh Mỹ Karl Marlantes. Bài
hát Hard Rain của Bob Dylan làm nền nhạc kết thúc phần một càng báo hiệu
rõ hơn nữa xu hướng “dĩ Mỹ vi trung" làm điểm tham chiếu.
Theo
tác giả, tập đầu vẽ lại lịch sử hiện đại Việt Nam như một bức biếm họa,
trong đó sự áp bức của thực dân Pháp chỉ bị thách thức bởi sự xuất hiện
của Hồ Chí Minh, nhân vật có tinh thần quốc gia duy nhất trong thời
thuộc địa đã được đề cập đến, trong khi vô số các lực lượng đối lập với
Hồ Chí Minh trong phong trào chống thực dân rộng lớn hơn, bao gồm các
phe quốc gia, phe lập hiến, phe Trotskyists, phe cộng hòa, phe bảo
hoàng, phe phát xít và phe tân truyền thống. (Những tên này nghe rất
lạ!).
Về
Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm, tác giả cho rằng Hồ Chí Minh, người được
mô tả trong tập đầu, ít nhất là một phần nào đó, qua cách nhìn của người
Việt, còn Ngô Đình Diệm chỉ được giới thiệu qua lời của giới chức Mỹ
(ông "kiêu căng" và "ngạo mạn" một "đấng cứu thế không có thông điệp").
Mặc dù ông cầm quyền suốt gần 10 năm trong những hoàn cảnh vô cùng bấp
bênh, tập phim đầu thể hiện rất ít sự quan tâm tới việc người dân Việt ở
Miền Nam Việt Nam nghĩ gì về ông.
Cuối
bài, tác giả nhận xét: Phần về phía Mỹ cảm động, sâu, đa diện - 8/10.
Phần về phía Việt Nam quá hời hợt và phiến diện, may ra được 4/10. Đạo
diễn phim tài liệu số 1 nước Mỹ làm phim này trong 10 năm mà chỉ có thế
thì chưa đạt yêu cầu."
Đài RFI của Pháp ngày 22.9.2017 với đầu đề “Đạo diễn ‘Vietnam War’ hy vọng hàn gắn vết thương chiến tranh tại Mỹ”
đã nhận xét rằng mong muốn của đạo diễn Ken Burns, được xem là bậc thầy
về phim tài liệu, khi bỏ ra đến 10 năm và đầu tư đến 30 triệu đôla để
thực hiện bộ phim đồ sộ này, cũng là nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh
tại Hoa Kỳ, nơi mà thảm bại Việt Nam vẫn còn ám ảnh nhiều người.
Xem qua các tập phim, chúng tôi không nghĩ rằng Ken Burns và Lynn Novick thực hiện bộ phim này để “hàn gắn vết thương chiến tranh” mà chỉ nhắm yểm trợ chủ trương mới của Hoa Kỳ là biến CSVN thành “đồng minh” thay thế VNCH trước đây.
LỐI NHÌN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI VIỆT
Người
Việt ở trong và ngoài nước cũng có góp ý rât nhiều về bộ phim này,
nhưng cả hai bên, đa số (kể cả những người có bằng tiến sĩ thật) vẫn
chưa bỏ được “truyền thống dân tộc” là chỉ viết “CÁO TRẠNG” (accusation) hay “BIỆN MINH (defense) chứ không viết những bài phân tích theo phương pháp khoa học. Bằng chứng thường là một nữa sự thật với kết luận bao giờ cũng là “TA ĐÚNG ĐỊCH SAI” hay “TA THẮNG ĐỊCH THUA”, nên chưa đọc chúng ta cũng có thể biết kết luận như thế nào rồi.
Luật
sư Hoàng Duy Hùng cho rằng Ken Burns dành quá nhiều thời gian cho Mỹ,
cho Bắc Việt, còn thời gian cho quan điểm của Việt Nam Cộng Hòa thì rất
ít và nếu có thì chỉ trình bày những phần không quan trọng hoặc chỉ liên
quan đến tầm ảnh hưởng chiến thuật chớ không nói lên được quan điểm
chiến lược. Chính Lê Duẫn sau này đã tuyên bố: "Ta đánh Mỹ là đánh cho
Trung Quốc, đánh cho Liên Xô" nên ai nghĩ chuyện đấu tranh chống Thực
Dân Pháp của Hồ và của ĐCSVN là sự tranh đấu độc lập cho nước nhà là một
sai lầm to lớn.
Trong
buổi nói chuyện Bàn tròn với BBC tiếng Việt, cựu đạo diễn blogger Song
Chi đã chia sẻ nhận định của bà về bộ phim Chiến tranh Việt Nam như sau:
"Vẫn
là cái nhìn của người Mỹ về Việt Nam. Bộ phim tư liệu phỏng vấn nhiều
người khác nhau, tuy nhiên cả ba phe đều thấy những điểm không hài
lòng."
Nhà văn Trần Mai Hạnh, cựu phóng viên chiến tranh, đã có quan điểm khách quan hơn khi nói với BBC:
"Tôi
nghĩ những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra có một lần, cũng như đời người
chỉ sống có một lần. Thời gian càng trôi xa, các sự kiện càng bị lớp
bụi thời gian phủ mờ."
"Người
ta rất dễ giải thích theo cái quan điểm của mình, hoặc đề cao quá mức,
hoặc là thanh minh, hoặc là giải thích lại theo ý của mình những sự
kiện lịch sử. Tôi quan niệm rằng cái quan trọng nhất của lịch sử chính là sự thật.
Sự thật là món quà vô giá của Thượng đế trao cho con người. Nhìn từ
phía nào cũng thế, phía người chiến thắng là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ngày ấy hay phía bại trận là phía Việt Nam Cộng hòa và phía Hoa Kỳ,
nhìn ở góc độ nào cũng được, nhưng cuối cùng nó phải là sự thật."
Hôm 25.9.2017, đài BBC đã đăng bài “'The Vietnam War' và khi Hoa Kỳ vào VN” của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, đặc biệt nhấn mạnh đến những thiếu sót của cuốn phim khi đề cập về Đệ I VNCH. Tôi đã đọc cuốn “Khi Đồng minh nhảy vào”
của ông xuất bản năm 2016. Mặc dầu đã có những công trình nghiên cứu,
chúng tôi thấy ông không phải là người đi với thời cuộc nên không nhận ra được trong đống tài liệu đó việc Mỹ đã xây dựng rồi phá sập chế độ Đệ I VNCH như thế nào để có thể đổ quân vào Việt Nam. Đây là vấn đề chúng tôi sẽ nói trong một bài khác.
NHỮNG TÀI LIỆU RẤT QUAN TRỌNG
Việc làm của hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick chỉ là một hình thức ráp nối một số sự kiện được chọn lựa để vẽ lại lịch sử theo đơn đặt hàng.
Muốn viết lịch sử một cách trung thực phải có tầm nhìn khách quan về
mục tiêu, chiến lược và chiến thuật của Mỹ khi mở cuộc chiến ở Việt Nam,
và phải căn cứ vào các tài liệu lịch sử được công nhận là có giá trị.
Quan điểm của một số cá nhân được phỏng vấn không phải là sử liệu.
Chính quyền CSVN không hề công bố đầy đủ các tài liệu liên quan đến cuộc chiến về phía họ, Cuốn “Tổng kết cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp thắng lợi và bài học” cũng như hai tập “Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ Cứu Nước 1954 – 1975”
của đảng CSVN chỉ là những tài liệu tuyên truyền, trong đó nói phét quá
nhiều. Chính phủ VNCH cũng không công bố tài liệu lịch sử của cuộc
chiến. Chỉ có một số cá nhân công bố một số tài liệu mà họ biết do vai
trò của cá nhân. Cả hả hai bên đếu viết theo định hướng “TA THẮNG ĐỊCH THUA” nên thiếu khách quan. Đó chỉ là thứ lịch sử giả tưởng, lịch sử được vẽ lại, chứ không phải là lịch sử thật.
Chỉ có Chính phủ Hoa Kỳ công bố các tài liệu lịch sử sau khi chiến tranh kết thúc. Trước hết là bộ THE PENTAGON PAPERS (Tài liệu của Ngũ Giác Đài) có tên chính thức là "Report of the Office of the Secretary of Defense Vietnam Task Force", xuất hiện năm 1971, đến năm 2011 được giải mã toàn bộ và chính thức công bố. Tiếp theo là bộ “FOREIGN RELATIONS OF THE UNITED STATES”
(Quan hệ Đối ngoại của Hoa Kỳ) do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lần lượt xuất
bản gồm rất nhiều tập từ 1950 đến 1975. Sau đó là hàng đống tài liệu
được lần lượt giải mã và công bố tiếp theo. Số tài liệu về cuộc chiến VN
của Mỹ lên trên 150.000 trang.
Ngoài
các tài liệu nói trên, có ba cuốn hồi ký của ba nhân vật chủ chốt có
thể giúp hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đã được thực hiện như thế nào tại
Việt Nam:
1.- In the midst of wars (Giũa lúc cuộc chiến) của Đại tá Edward G. Lansdale,
người đã được OSS (tức CIA sau này) phái đến để giúp Tổng Tống Ngô Đình
Diệm bình định và xây dựng một chế độ mạnh để chống Cộng. Chính ông là
người thừa hành lệnh của Washington, giúp ông Diệm dẹp các giáo phái,
thống nhất quân đội, truất phế Bảo Đại và xây dựng một đảng phái mạnh
gióng Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Ông cũng là người
phản đối Đại sứ Elbridge Durbrow được Washington phái đến Nam Việt Nam
để phá sập chế độ Ngô Đình Diệm và đổ quân vào. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng
không nhận ra các tài liệu này.
2.- In Retrospect the Tragedy and Lessons of Vietnam (Nhìn lại Thảm kịch và Những bải học của Việt Nam) của Robert S. McNamara, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, cho biết cuộc chiến đã được lệnh điều hành như thế nào
3.- Decent Interval (Một khoảng cách Vừa phải) của Frank Snepp,
Trưởng Phân Tích Chiến Lược của CIA tại Sài Gòn, nói rõ kế hoạch Mỹ bỏ
Miền Nam như thế nào. Cả CSVN cũng như VNCH không hay biết gì về kế
hoạch này nên CSVN đã nướng quá nhiều quân trọng vụ Tết Mậu Thân năm
1968 và trong vụ Cổ thành Quảng Trị năm 1972 một cách vô ích, còn VHCH
để mất Miền Nam chỉ trong vòng 40 ngày.
Vì
Mỹ là nước chủ động trong cuộc chiến Việt Nam nên nếu không đọc những
tài liệu chính thức do chính phủ Hoa Kỳ công bố, không thể biết chính
xác mục tiêu của cuộc chiến là gì, nó đã diễn biến qua từng giai đoạn
như thế nào và kế hoạch kết thúc cuộc chiến đó ra sao. Trước đây, Hà Nội
biết rất ít về các tài liệu này nên nói phét rất thoải mái, nay đang
bắt đầu tìm hiểu, nhưng chưa dám xử dụng vì nó khác xa với những gì Hà
Nội đã mô tả.
CON DƯỜNG MỸ ĐANG ĐI TỚI
Những sự kiện lịch sử chúng tôi vừa đưa ra cho thấy Mỹ đã đi vào và rút ra khỏi chiến tranh Việt Nam bằng những chiến lược và chiến thuật được tính toán rất tỉ mỉ và chính xác. Câu hỏi được đặt ra là tại sao bây giờ Mỹ phải cho vẽ lại một lịch sử chiến tranh với rất nhiều điểm trái với sự thật lịch sử?
Lord Palmerston (1784 – 1865), Thủ tướng Anh, đã từng nói một câu bất hủ: “Nations have no permanent allies or enemies, only permanent interests.” (Các quốc gia không có các đồng minh hay kẻ thù mãi mãi, chỉ có các quyền lợi mãi mãi).
Cựu Ngoại Trưởng Kerry đi thẳng vào thực tế: “Không
ai có thể hình dung ra đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Việt Nam,
một cựu thù của Mỹ, bây giờ lại là một đối tác có mối quan hệ nồng ấm
với Mỹ, trên cả bình diện con người lẫn quốc gia
Như vậy Mỹ đang biến “cựu thù” thành “đồng minh” và “đối tác có mối quan hệ nồng ấm với Mỹ” để dùng CSVN làm lá chắn ngăn chận Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á, nên Mỹ phải vẽ lại lịch sử chiến tranh Việt Nam khi giao cho “cựu thù” CHXHCNVN đóng vai trò của VNCH trước năm 1975.
Dĩ nhiên, Hà Nội biết rất rõ chiến lược và thủ đoạn này của Mỹ, nhưng
tương kế tựu kế, chơi trò bắt cá hai tay để thủ lợi. Nếu có điều gì bất
trắc, họ sẽ quay lại với Trung Quốc.
Khi Mỹ thay thế VNCH bằng CHXHCNVN, liệu người Việt đấu tranh có thể tiếp tục xử dụng cuốn “Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng” hiện nay để “giải phóng quê hương” được không? Câu trả lời là KHÔNG. Muốn “giải phóng quê hương” không phải chỉ chống Cộng mà còn phải “chống Mỹ cứu nước” nữa, vì Mỹ đang đứng trên cùng một chiến tuyến với CSVN.
Nếu ngày 3.11.2015, qua kênh truyền hình PBS Hoa Kỳ đã ném cuốn phim “Terror in Little Saigon”
do nhóm ProPublica and Frontline thực hiện lên đầu Đảng Việt Tân, một
tổ chức chống cộng của người Việt đấu tranh được Mỹ bí mật hổ trợ, để ra
lệnh lui binh, thì hôm 17.9.2017, cũng qua kênh truyền hình PBS, Mỹ cho
phổ biến bộ phim “The Vietnam War”
do hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick thực hiện, để nói cho người Mỹ
và thế giới biết con đường mà nước Mỹ đang đi tới để tùy nghi thay đổi
chiến thuật. Ai không thích ứng kịp mà lâm nạn thì tự lo liệu lấy. Con
đường Mỹ thì Mỹ cứ đi. Chính trị là như thế.
Ngày 28.9.2017
Lữ Giang
No comments:
Post a Comment