Friday, April 24, 2015

Sỹ quan VNCH: “Mong đất nước khá hơn”

Kính Chú Hoà,

Con vẫn thường dành chút thời gian để xem những diễn tiến xảy ra và mỗi khi thấy những điều trái tai tệ hại trên  DĐ con lại cảm thấy đáng tiếc và không thể hiểu nổi những mái tóc đều đã nhuốm bạc cả rồi  nhưng lại hành xử như một  nhóm trẻ em nông nỗi , a dua hùa theo tìm chuyện phá phách để làm niềm vui cho nhóm của mình, vậy nên con thư này đến Chú

Con hoàn toàn không có ý dám phê phán bất cứ điều gì và cũng không dám chê trách ai nhất là các bậc cao niên , con chỉ chia sẻ riêng với Chú về suy nghĩ của mình ,

Con thực sự thầm thất vọng về các đấng vào tuổi cha chú ,ông Nội , ông Ngoại ngày xưa một thời mang màu áo Lính rất đẹp mà người dân đều ngưỡng mộ và yêu thương , nay chẳng hiểu vì lý do gì họ lại tự làm xấu đi hình ảnh của mình và còn đánh mất đi những nhân cách của bản thân trong mắt mọi người, mà điều này theo con nghĩ là rất cần phải có trong cuộc sống, vì một người thiếu đi giá trị này sẽ không còn ai nể nang và kính trọng nữa,

Con cũng thấy có những người họ luôn gây hấn , kiếm chuyện châm chọc , moi móc đủ thứ chuyện, nhất cử nhất động về những công việc riêng của người khác họ đều tìm  cách phát tán ra nhiều vấn đề chỉ nhằm triệt hạ người hơn họ ( có sự ghen tức mới quyết tâm hằn học thường xuyên như thế ) điều này chỉ nói lên chính bản thân họ là thành phần xấu tính, ích kỷ, nhỏ nhen ,họ luôn gán ghép cho bất cứ ai đó mà họ thù hằn ghen tị là vô liêm sỉ nhưng chính hành vi của họ đang thực hiện mới xứng tầm với danh xưng này.

Có thể bản tính cố hữu là ngưới luôn hiềm tị, hơn thua ,tranh dành phần thắng dù chì là những chuyện thật nhỏ nhoi ,những suy diễn ảnh hưởng tử trong bộ não nhỏ nhen ti tiện mà ra,thế rồi dẫn chứng nhiều điều để ghép tội cho chú là thân cộng nhưng việc này không thuyết phục bởi ai cũng  hiểu rất rõ trong vấn đề này,hơn nữa lời nói thiếu giá trị của cá nhân họ chẳng thể nào làm khuynh đảo được mọi việc, họ đã lầm to vì mỗi người đọc còn có nhận xét riêng ,đâu dễ ai tin được những điều vu khống bịa đặt nhất là cá nhân người bịa đặt lại đang ôm trong lòng sự ghen tị như có tư thù rất lớn từ truyền kiếp vậy ,

Những  lời lẽ vu khống như thế con nghĩ chính họ đang thực hiện ý đồ đen tối  ghê gớm nhưng lại khờ khạo và quá kém cỏi là chụp mũ với chính đồng đội của mình, bôi nhọ danh dự của người lính VNCH trên nhiều mạng truyền thông ,việc làm này chẳng khác nào chính họ mới là CS , bởi vì chính sách của CS là tuyên truyền và bêu xấu người lính VNCH , ở đây con thấy họ mặc áo Lính ,sống với đồng đội nhưng tâm địa của họ lại giống y chang CS vì thế phát ngôn của họ mang âm hưởng của CS khá nặng là khả năng vu cào và chụp mũ,

Cá nhân con nhận thấy con chưa đủ trình độ hiểu biết để tham gia vào những việc lớn lao của các bậc cha  ông nên con không dám bàn luận , riêng con chỉ biết trong suy nghĩ thấp kém của mình rằng để thể hiện lòng vị tha không hận thù giữa cá nhân với nhau là một điều thường hay được dân gian khuyên bảo trong cuộc sống chúng ta, cũng như thể hiện sự nhân bản cao cả tốt đẹp người Lính QLVNCH mọi lúc mọi nơi thì mình cũng nên làm vì  đó cũng là sự góp phần tô điểm thêm nét đẹp hào hùng đầy nghĩa khí và lòng quân tử của người Lính VNCH,

Nếu thế giới có nhận thấy lòng độ lượng ,cảm thông ,sự hiểu biết trong tâm tư của người Lính VNCH thì sự nhân hậu này có phải là điều đáng trách và buộc tội không ? vì lòng nhân ái đối với người khác chiến tuyến không có nghĩa bị đánh đồng với sự thân cộng hoặc phản bội lại anh em đồng đội

Không thù hận người khác chiến tuyến không có nghĩa là tinh thần không còn biết chống cộng
Hai việc này hoàn toán khác nhau, chúng ta phải biết nhìn nhận rằng :

Sống trong một đất nước , là người dân dưới quyền quản lý của nhà cầm quyền, dù muốn hay không tất nhiên việc thi hành nghĩa vụ là không thể tránh khỏi vì thế bản thân cá nhân bộ đội không phải tất cả đều là người muốn gieo rắc đau thương, muốn đi bắn giết đồng loại ,  họ chỉ thi hành theo mệnh lệnh thậm chí họ còn bị xích chân trong  những trận chiến , hoặc không được quyền bắn lại đối phương  để rồi bị chết thảm dưới tay giặc Tàu , hay biết bao nhiêu ngàn xác thân  bộ đội từng là quân thí để đổi lấy danh tiếng ảo cho tướng Giáp năm xưa và còn có biết bao nhiêu là bộ đội miền Bắc phải nhận lãnh cái chết oan khiên và khắc nghiệt như thế trên đường vào Nam, mình có nên hận thù với những bộ đội cũng là nạn nhân
như thế ?

Gần đây nhất là bộ đội Điếu Cày như tất cả mọi người đều đã biết, bản thân cũng muốn bảo vệ vẹn toàn đất nước và mong cho người VN được sống trong tự do hạnh phúc,ĐC đã phải trả giá cho 6 năm tù đày vì điều mong muốn này nên chúng ta có từ tâm nói không thù hằn với bộ đội không phải là không có lý do với những trường hợp như trên còn vừa đề cập đến,nếu ai không đồng ý với quan điểm này thì đó là quyền của họ nhưng không vì thế mà vu khống cho người có quan điểm khác mình,

Hơn nữa con nghe Chú  nói về  hình ảnh và ý nghĩa những biểu tượng của  lá cờ vàng mà Chú đã luôn gìn giữ trong tâm tưởng suốt bao nhiêu năm qua như một khẳng định đó là chính nghĩa của cá nhân Chú , thế thì lời buộc tội bắt bẻ  chỉ là sự hiềm tị ,thù hằn, ghen ghét nên vạch lá tìm sâu với ý đồ  đánh phá Chú , để quyết tâm hạ gục đồng đội thì đó đâu phải là việc làm tốt đẹp của người một đấng anh hùng, thậm chí điều này còn cho mọi người nhìn ra trong bụng những kẻ đánh phá đã chất chứa những bồ dao găm từ muôn kiếp nào rồi,

Họ có âm mưu hợp lực với nhau  hay có cả ngàn kiểu dẫn chứng thì cũng chẳng thể nào làm thay đổi được suy nghĩ  của những người hiểu biết và quá rành về họ từ lâu rồi nên chú đừng bận tâm làm gì với những thành phần chuyên mang dao đi chém giết các anh em chỉ vì sự thù hằn thấy người ta hơn mình được nhiều người quý mến là tức tối, ganh ghét ,

Diễn đàn  bây giờ  hình như chỉ để thực hiện âm mưu xấu xa của họ là chính, giá trị của diễn đàn đã bị rớt xuống hố sâu rồi mà họ vẫn chưa nhận ra đấy thôi, thật đáng tiếc cho danh nghĩa của NKT trên DĐ này chú ạ !

Kính chúc Chú nhiều sức khoẻ và an vui đề tiếp tục những công việc tốt đẹp của mình vì còn rất nhiều người Tốt và hiểu biết luôn bên cạnh chú ,
Kính thư
Con HDVN


Thư của một người bạn cùng khóa.

Đã lâu bặt tin nhau, nhưng vẫn không thể nào quên những tình cảm mà AE 10 B 72 mình đã trao cho nhau từ năm 1972 đến tận bây giờ dù nghìn trùng xa cách. Mình chỉ nhìn thấy nhau qua Facebook hay trang web...Không biết thực sự ngày nào là ngày sinh nhật của A, nhưng có lẽ cứ chúc mừng sinh nhật A vào 30/4...
Mới đây qua trang mạng BBC, cuộc phỏng vấn của BBC "Sỹ quan VNCH: Mong đất nước khá hơn"
A đã nói rất khéo về tâm tư tình càm của AE 10B hay nói chung của các sỹ quan trẻ VNCH. Nghe A trả lời tôi rất xúc động và nghẹn ngào trong tâm tư:
- Chắc A cũng xúc động nên làm mọi người cùng xúc động lắng đọng tâm tư, bày tỏ nỗi niềm mà không ai không hiểu ngay cả "bên thắng cuôc", chẳng qua chỉ có triệu người vui mà tới 89.999.999 người khác buồn - cái này không diễn tả trên trang web
- Cái hay ở chỗ A trả lơi: Mong muốn ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM có sự thay đổi để sự hy sinh xương máu của tiền nhân, của hai phía không phí bỏ
- Cái hay nữa A nêu bật được tinh thần nhân bản của thể chế VNCH và mong muốn cái tinh thần ấy được thể hiện qua so sánh giữa sự sụp đổ của các chế độ khác như Tây và Đông Đưc...dù đã muộn mằn bằng những con số quá thực tế.
- Hoan hô A đại diện cho 10 B nhưng không phát biểu qua truyền thông là cái hay nữa của A, để tránh cho AE bên này có thể .....
- Phải là "tên biệt kính" để bắn trúng từng viên đạn đi vào tim đen của giới cq còn mê muội. Mong sẽ khá hơn.
Chân thành gởi lời chúc tốt đẹp và hạnh phúc nhất đến A và gia đình. Tất cả đều bình an.

10B72

 
Câu chuyên và trả lời của PH đã đánh động lương tâm của hàng trăm, và hàng ngàn người trẻ trong nước. Qua đó mà thay đổi cách nhìn của hãng triệu người dân trong nước giúp đánh giá tính Nhân Bản của quân đội VNCH..
Ai cũng khen LINH và SQ của QLVNCH luôn thể hiện lòng bao đựng, quản đại và tính nhân nghĩa thắng bạo tàn.
Thế mà thằng điên khùng nào lại ngủ ngơ không hiểu được sức mạnh của một câu nói thắng vạn quân. CỨ ngu si rồ dại, điên tiết nói càng. Lên Web. Để lắng nghe sự ngợi khen của hãng vạn người dân trong nước. Họ đã nghiêng về chính nghĩa VNCH nhiều hơn trước đây. Và tôn vịnh tỉnh thần người lính VNCH thì đủ biết một vài câu nói có chính khí đã tạo sức mạnh chuyển biến lòng người ra sao.
LÃO TIÊU PHU.


Diễn Đàn Vietlan nơi Nguyễn Thuận TTK/THNKT và Chung Tử Ngọc Ban Nghi Lễ THNKT posted

 http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php?t=27547

Facebook Tổng Hội Nha Kỹ Thuật

https://www.facebook.com/pages/T%E1%BB%95ng-H%E1%BB%99i-Nha-K%E1%BB%B9-Thu%E1%BA%ADt/1399384080369493?fref=nf

Xin chuyễn một đoạn được cho là của Gã Tiều Phu ngu ngốc nào đó do P.H ghi lại hay của đương sự,có lẽ!!??
Đúng là một tên già mồm,không ai mượn hắn đem cả một tập thể QLVNCH vào trong  chuyện phỏng vấn của hắn bởi vì hắn không thể đại diện cho bất cứ một người nào khác để nói lên những điều vớ vẩn và tự cho là đúng,tôi  hoàn toàn không  chấp nhận câu nói 'Anh em bên QLVNCH' vì tôi không phải như Nguyễn Phương Hùng hay Nguyễn ngọc Lập. Tất cả những người đã từng bị tù đày năm 1975 và trước đó,trong đó có anh tôi chắc cũng không thể nào chấp nhận một người không quen biết nói thay cho họ.
Nếu muốn làm Nguyễn Ph Hùng thì làm như hắn vì hắn không đại diện cho ai hết.
Nhục thay cho sĩ quan Hổ Lôi.
Chung Tử Ngọc 


From: Ngoc Chung [mailto:chungtungoc72@sbcglobal.net]
Sent: Tuesday, March 17, 2015 9:19 PM
To: Ai Bac Nguyen
Subject: Tổ chức 40 năm gãy súng
Kính gởi 
Tổng Hội Nha Kỹ Thuật
V/v Tổ Chức "Lễ Tưởng Niệm 40 năm Gãy Súng." và
"Hội ngộ NKT với các Quân Binh Chủng QLVNCH và Đồng Minh" 

Để tránh ngộ nhận và hiểu lầm trong việc tổ chức sự kiện "40 năm gãy súng" và "Hội ngộ NKT với các quân binh chủng QLVNCH và Đồng Minh"tại miền Nam California vào  các ngàyThứ 7, 28tháng 3 và Chủ Nhật,29 tháng 3 năm 2015 của một nhóm người mang danh xưng Nha Kỹ Thuật,chúng tôi Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Nha Kỹ Thuật Nam California xin xác nhận là:

Hội Ái Hữu Nha Kỹ Thuật Nam California không hợp tác hay ủng hộ các sự kiện trên và Hội cũng không chủ trương tổ chức bất kỳ một sự kiện nào trong những ngày nêu trên,việc tổ chức "40 năm gãy súng"hoàn toàn mang tính cách cá nhân và không nằm trong quyết định chung của tập thể Hội Ái Hữu NKT Nam California .

Ban Chấp Hành xin thông báo cho Tổng Hội NKT biết để giải thích nếu các đơn vị bạn đặt những câu hỏi liên quan đến các sự kiện nêu trên,chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm nếu có những việc đáng tiếc xảy ra.

Thay mặt BCH Hội Ái Hữu NKT Nam Cali

Chung Tử Ngọc


Thư của Ty Furbish (VP SOA) trả lời BTC 40 năm hội ngộ NKT vào ngày 5 tháng 3 năm 2015

 On Thursday, March 5, 2015 10:53 AM, Ty wrote:


Thank you,sir. As you are aware, I live in Florida and, therefore, will be unable to attend. Of course, a few members of the SOA Board live in CA or near CA and will likely attend, I think. And several members of the SOA live in CA.

Again, thank you for your inviation.

Ty Furbish
VP, SOA
 

 Bài viết của Nguyễn Văn Thuận TTK/THNKT sau khi đi Việt Nam vào Tháng 3 Gẫy Súng.

Những ngày cuối tháng ba, tôi trỡ về Việt Nam và làm một chuyến du hành từ Sài Gòn ra Trung, mục đích là muốn nhìn một đoạn của chiều dài đất nước.
Ngoài đoạn quốc lộ một đang được nới rộng, luộm thuộm và nhếch nhác, bụi mù tôi chẳng thấy gì khá hơn nếu lấy thước đo là thời gian.
Vì về lại quê hương trong những ngày tang tóc cách đây 40 năm, tôi cũng kịp bước theo những tiếng trống mừng chiến thắng của người CS.
Họ mừng vui treo đèn kết hoa và cờ xí, nhìn nổi hân hoan này của họ, tôi chợt thấy ngậm ngùi.
40 năm trôi qua, quá nữa đời người, người dân Việt Nam vẩn còn có người làm phu xe kéo.
Dân tình đa số điêu ngoa, lường lọc, ngay chính cả người thân cũng lường lọc nhau, thể hiện một nền văn hoá suy đồi, mất đạo đức.
Cái xấu và dở của Việt Nam bây giờ nói không hết, hỏi rằng người Cọng Sản đang ăn mừng thành quả gì sau bao nhiêu năm cưỡng chiếm miền Nam?
Khi bảng xếp hạng cho Việt Nam tụt hậu dưới con mắt của thế giới, họ không mãy may tự ái. Đó là cơ hội để họ ngã nón đi xin thiên hạ, với bài ca con cá xin cho dân, nhưng thực ra là vào túi họ.
Suy cho cùng, đối với người CS, lòng tự trọng và sự liêm sỉ đã trở thành thứ xa xĩ, họ giàu lên trên xương máu dân lành nhưng chưa bao giờ bỏ tiền để được học những thứ đó, cho dù cái “sỉ” của họ đầy đường, quơ tay cũng nắm được như dân miền Tây bắt muỗi.

Lòng tự trọng và sự liêm sỉ đã trở thành thứ xa xĩ

Nhìn về trời Tây, những ngày cuối tháng Ba, đúng vào ngày VNCH bỏ ngỏ Đà Nẵng, cũng có một cuộc hội hè ăn nhậu với chiêu bài tri ân, “mừng ngày gãy súng”, do một tay bầu sô, vừa mới đây vênh váo trên BBC (có lẽ tay phóng viên BBC này mù, vì nam Cali không thiếu những cựu anh hùng Biệt Kích, như là cựu chỉ huy trưỡng LĐ81/BCND chẵng hạn, hay là tay bầu sô này gọi điện thoại xin được phỏng vấn lấy tiếng???), hắn dám đại diện cho QLVNCH mà phát biểu bậy bạ, đúng là hạng “MỤC HẠ VÔ NHÂN”.
Nhưng cũng buồn thay, theo sau tay bầy sô này là một số các lão tiền bối, đầu chỉ còn một thứ tóc, một thời hét ra lữa, cũng hùa theo hắn để cùng bái lạy nhau, cũng vênh váo huênh hoang lên sân khấu nhận bằng tưỡng lục, (tưỡng lục cái gì nhỉ? ban khen chạy trước không kịp cuốn cờ ư?), từ các chính trị gia Mỹ không hiểu nhiều về quá khứ đau thương, được sự dẩn dắt của tay bầu sô mà chính bản thân hắn cũng chưa một ngày nếm nỗi nhọc nhằn, tủi nhục của người ở lại.
Thế mới hay, không phải chỉ có người CS không có lòng tự trọng và sự liêm sỉ, chính trong hàng ngũ của người Quốc Gia, cũng không thiếu kẽ vứt danh dự của mình để mang về những thứ rẻ như bèo.

Bằng tưỡng lục, huy chương và đầu tôm bên xứ Mỹ rẻ như bèo, mua đâu cũng có.

Cũng vừa mới đây thôi, hàng không mẫu hạm Mỹ chào cờ Vàng của Tổ Quốc Việt Nam, nhân ngày Quốc Hận 30/4 với sự tham dự đông đão của người Việt Hải ngoại và các cựu chiến binh VNCH, không khí thật trang nghiêm và xúc động.
Nhìn tấm hình chụp các cựu chiến binh trong lúc họ dành phút mặc niệm cho bạn bè họ, cho những oan khiên trong rừng núi hay ngoài biển khơi, lòng tôi lại ngậm ngùi thêm lần nữa.
Với những con người này, trên vai họ không còn gì ngoài sự trĩu nặng của nổi buồn vong quốc, nỗi uất hận của người lính không được chết ngoài trận mạc, những người lính bị tước súng trói tay chứ không phải gãy súng như tay bầu sô vênh váo.

 Tôi chợt nhận ra, lòng tự trọng và sự liêm sỉ của họ đã đánh đổi cả cuộc đời của họ.

Xin cám ơn các anh, những đồng đội của tôi, hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau.

Thuận, Bắc Cali
(Tổng Thư Ký THNKT)


  Thiếu tá Mai Văn Chớ từng ở tù trong miền Nam một năm rồi sau đó bị chuyển ra Sơn La ở ngoài Bắc.  

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/04/150421_south_vn_veterans_accounts_vietnam_war

               
Một cựu thiếu tá không quân và một cựu lính biệt kích của Việt Nam Cộng hòa trước 1975 đều nói rằng các ông mong muốn nước Việt Nam có tương lai khá hơn so với hiện nay trong câu chuyện với BBC Việt ngữ nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30/4.
Theo hai ông, hiện đang sinh sống ở miền Nam California, Hoa Kỳ, thì ngày 30/4 là ‘ngày đau buồn’ trong cuộc đời họ cũng như đối với miền Nam.

Thiếu tá không quân Mai Văn Chớ

Ông Chớ là phi đoàn phó phi đoàn 255 thuộc Sư đoàn 4 không quân đóng ở Cần Thơ. Ông cho biết những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa ông đã ‘sẵn sàng chiến đấu để chết vì Tổ quốc’.
Ông thuật lại vào ngày 30/4 ông đang thực hiện nhiệm vụ đổ quân thì ‘ở dưới đất chiến đấu rất khốc liệt’. Vào lúc 11 giờ trưa, đổ quân xong, ông lái máy bay về sân bay Bình Thủy để tiếp nhiên liệu nhưng chưa kịp thì nghe Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
“Cảm giác rất là buồn,” ông kể, “Tôi nghĩ tôi là người quân nhân phục vụ không quân đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng bây giờ tương lai không biết về đâu.”
“Nếu tôi không nghĩ đến vợ con thì tôi đã tự sát,” ông Chớ nói và cho biết trước đó ông ‘thấy đất nước mình trước sau gì cũng mất’ sau khi Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi di tản chiến thuật và các sỹ quan được kêu gọi tử thủ đến giờ phút cuối cùng.


Ngày 30/4 là niềm đau chung của miền Nam và đối với gia đình tôi. Nhưng nếu thời gian có trở lại mà tôi biết rằng đi chiến đấu để mà ở tù thì tôi cũng chấp nhận vì tôi bảo vệ lý tưởng của mình.
“Vũ khí đạn dược mình không có thì làm sao chiến đấu được,” ông nói thêm và mô tả tâm trạng của người dân miền Nam khi đó là ‘hoang mang’ vì ‘không biết chế độ cộng sản như thế nào’.
Những ngày sau đó, ông Chớ ra trình diện rồi bị ở tù. Ông ở tù trong miền Nam một năm rồi sau đó bị chuyển ra Sơn La ở ngoài Bắc và đến năm 1979 khi quân Trung Quốc đánh qua thì ông bị chuyển về Thanh Hóa.
“Ở tù không được hưởng quy chế tù binh,” ông kể, “11, 12 giờ đêm bị kêu ra thẩm vấn.”
Theo lời ông mô tả thì khi được đưa ra miền Bắc ông thấy đời sống người dân ở đó ‘rất khổ sở’.
Còn gia đình ông chính quyền mới không cho ở Sài Gòn nữa mà bị bắt đi kinh tế mới ở Long Tân, Phước Tuy, và ‘cất nhà lá mà sống’. Sau khi ra tù vào năm 1982 ông về vùng kinh tế mới ở cùng gia đình.
“Tới giờ phút đó tài sản của tôi không còn gì nữa hết. Tôi về làm ruộng,” ông kể, “Nhưng cuối cùng cũng hết cơm gạo để ăn thì tôi vô rừng đi cưa lấy gỗ.”
Ông cũng thuật lại hai lần ông đi vượt biên bằng đường biển đều bằng ghe nhỏ. Lần thứ nhất ông bị tàu hải quân của chính quyền bắt lại và bị giam trong bốn tháng. Lần thứ hai vào năm 1985 thì ghe của ông đã may mắn gặp tàu ngầm Hoa Kỳ tiếp tế thực phẩm và cuối cùng đã đến được trại tỵ nạn ở Malaysia.
Lúc đó, ông cho biết những người ở trại tỵ nạn yêu cầu nhóm của ông viết thư về nhà khuyên người thân ‘đừng đi vượt biên nữa’ vì các nước trên thế giới đã giúp người tỵ nạn Việt Nam được 10 năm rồi.
“Tôi ra đi tìm sự sống trong cái chết,” ông nói, “Tàu nhỏ, xăng dầu không đủ, hải đồ, hải bàn không có và chỉ hy vọng gặp tàu buôn giúp chúng tôi thôi.”
“Ngày 30/4 là niềm đau chung của miền Nam và đối với gia đình tôi,” ông nói, “Nhưng nếu thời gian có trở lại mà tôi biết rằng đi chiến đấu để mà ở tù thì tôi cũng chấp nhận vì tôi bảo vệ lý tưởng của mình.”
“Tôi là người Việt Nam. Lúc nào tôi cũng muốn đất nước mình được thống nhất. Nhưng trong cái thế tôi là người lính Việt Nam Cộng hoà chiến đấu vì lý tưởng tự do mà lý tưởng không thực hiện được là nỗi đau lớn đối với tôi,” ông nói.
“Lúc nào tôi cũng mong đất nước Việt Nam được phồn thịnh, nhân dân Việt Nam được ấm no,” ông nói thêm, “Tương lai đất nước có cơ may nào đó bắt kịp láng giềng.”
Theo ông thì nếu Việt Nam Cộng hòa không sụp đổ thì bây giờ ‘không thua Đại Hàn đâu’.

 Phạm Hòa, lính biệt kích

Ông Phạm Hòa: ''Quân lực Việt Nam Cộng hòa chúng tôi không có gì thù hận người chiến binh bộ đội Bắc Việt''.                    
“Tôi gia nhập quân đội vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Đó là khoảng thời gian rất ngắn và đầy biến động trong cuộc đời tôi,” ông Hòa kể và cho biết đơn vị của ông không hề biết là đang được di tản khi nhận được lệnh lên tàu ra Phú Quốc vào ngày 29/4.
“Khi tàu ra đến hải phận quốc tế vào buổi trưa ngày 30/4 thì chúng tôi nghe qua radio ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.”
“Khi đó trong phòng mấy ngàn người. Tất cả mọi người cùng òa khóc một lúc,” ông nói.
“Chúng tôi biết cộng sản thắng thì cuộc đổi đời sắp xảy ra nhưng tất cả đều sẽ trong bóng tối và không có phần có lợi cho chúng tôi,” ông nói thêm.
Theo lời ông thì tâm trạng của ông và những người được di tản ‘gần như là bấn loạn’.
“Đi ra nước ngoài không biết mình làm gì. Không biết ngôn ngữ. Không có người giúp đỡ. Ngay cả quốc gia mình cũng không còn. Ngay cả quốc tịch mình cũng không còn. Mất toàn diện.”
Ông cho biết trước đó đa số các sỹ quan trẻ như ông đều ‘không nghĩ miền Nam sẽ mất ngay cả khi tiếp tế của người Mỹ không còn’.
Khi được hỏi vì sao quân đội miền Nam thua miền Bắc, ông Hòa nói: “Ngày nay ai cũng biết đó là sự phủi tay của đồng minh. Bên kia có cộng sản Trung Quốc, Nga Xô, Tiệp Khắc, Đông Âu, Đông Đức – tất cả các nước cộng sản đi vào chiến trường Việt Nam đánh Mỹ thì khi Mỹ rút thì làm sao một mình Việt Nam Cộng hòa có thể đương đầu với khối cộng sản thế giới?”

Anh em bên quân lực Việt Nam Cộng hòa chúng tôi không có gì thù hận người chiến binh bộ đội. Họ cũng hy sinh như người miền Nam để tranh đấu cho Việt Nam sau này thôi.
Khi được hỏi về kỷ niệm mà ông nhớ nhất thời còn chiến đấu, ông nói đó là khi ông đọc được lá thư của một người bộ đội Bắc Việt đã bỏ mạng sau khi chạm trán với đơn vị của ông vào năm 1974.
“Anh bộ đội ấy biết trước anh sẽ chết nên viết thư về cho mẹ nhắn cho mẹ thế này thế kia và nhắn cô người yêu cùng làng,” ông kể, “Cho đến khoảng đời sau này tôi cũng không thể nào quên tâm tư bộ đội Bắc Việt.”
“Người miền Nam, miền Bắc chúng ta đều trả giá và trả giá rất là đắt. Thành thử đó là đau thương cho cả đất nước Việt Nam,” ông nói và cho biết nếu gặp lại bộ đội Bắc Việt thì ông ‘cũng không có lý do thù hận’ vì ‘người chiến sỹ chỉ làm tròn bổn phận của họ mà thôi’.
“Anh em bên quân lực Việt Nam Cộng hòa chúng tôi không có gì thù hận người chiến binh bộ đội,” ông nói, “Họ cũng hy sinh như người miền Nam để tranh đấu cho Việt Nam sau này thôi.”
Tuy nhiên theo lời ông Hòa thì nước Việt Nam hiện nay ‘không như Việt Nam Cộng hòa mong muốn mà cũng không như bộ đội miền Bắc mong muốn’.
Ông Hòa nói sau năm 1975 ông có dịp về Việt Nam một thời gian để trao đổi kỹ nghệ và theo ông nhận xét thì Việt Nam giờ đây ‘tất cả đời sống xã hội đều thua xa thế giới’.
“Đất nước Việt Nam tuổi trẻ có rất nhiều người giỏi. Nếu chính thể Việt Nam thay đổi thì trong tương lai Việt Nam sẽ khá hơn nhiều.”

Cuộc phỏng vấn của BBC Việt ngữ với cựu thiếu tá không quân Mai Văn Chớ và cựu lính biệt kích Phạm Hòa của quân đội Việt Nam Cộng hòa được thực hiện trong tháng Tư, 2015 tại Nam California


Một cựu lính biệt kích của Việt Nam Cộng hòa trước 1975 nói với BBC rằng sự phủi tay của đồng minh là lý do dẫn tới Sài Gòn sụp đổ.Ông Phạm Hòa là lính biệt kích gia nhập quân đội vào mùa hè đỏ lửa năm 1972."Đó là khoảng thời gian rất ngắn và đầy biến động trong cuộc đời tôi,” ông Hòa kể và cho biết đơn vị của ông không hề biết là đang được di tản khi nhận được lệnh lên tàu ra Phú Quốc vào ngày 29/4.Về biến cố 30/4, ông Hòa cho biết những người được di tản ‘gần như là bấn loạn’.“Đi ra nước ngoài không biết mình làm gì. Không biết ngôn ngữ. Không có người giúp đỡ. Ngay cả quốc gia mình cũng không còn. Ngay cả quốc tịch mình cũng không còn. Mất toàn diện.”Ông cho biết trước đó đa số các sỹ quan trẻ như ông đều ‘không nghĩ miền Nam sẽ mất ngay cả khi tiếp tế của người Mỹ không còn’.Khi được hỏi vì sao quân đội miền Nam thua miền Bắc, ông Hòa nói: “Ngày nay ai cũng biết đó là sự phủi tay của đồng minh. Bên kia có cộng sản Trung Quốc, Nga Xô, Tiệp Khắc, Đông Âu, Đông Đức – tất cả các nước cộng sản đi vào chiến trường Việt Nam đánh Mỹ thì khi Mỹ rút thì làm sao một mình Việt Nam Cộng hòa có thể đương đầu với khối cộng sản thế giới?”Khi được hỏi về kỷ niệm mà ông nhớ nhất thời còn chiến đấu, ông nói đó là khi ông đọc được lá thư của một người bộ đội Bắc Việt đã bỏ mạng sau khi chạm trán với đơn vị của ông vào năm 1974.“Anh bộ đội ấy biết trước anh sẽ chết nên viết thư về cho mẹ nhắn cho mẹ thế này thế kia và nhắn cô người yêu cùng làng,” ông kể, “Cho đến khoảng đời sau này tôi cũng không thể nào quên tâm tư bộ đội Bắc Việt.”“Người miền Nam, miền Bắc chúng ta đều trả giá và trả giá rất là đắt. Thành thử đó là đau thương cho cả đất nước Việt Nam,” ông nói và cho biết nếu gặp lại bộ đội Bắc Việt thì ông ‘cũng không có lý do thù hận’ vì ‘người chiến sỹ chỉ làm tròn bổn phận của họ mà thôi’.“Anh em bên quân lực Việt Nam Cộng hòa chúng tôi không có gì thù hận người chiến binh bộ đội,” ông nói, “Họ cũng hy sinh như người miền Nam để tranh đấu cho Việt Nam sau này thôi.”Tuy nhiên theo lời ông Hòa thì nước Việt Nam hiện nay ‘không như Việt Nam Cộng hòa mong muốn mà cũng không như bộ đội miền Bắc mong muốn’.
Posted by BBC Vietnamese on Friday, April 24, 2015

Thursday, April 23, 2015

Thế hệ trẻ sau 75 và những nhìn nhận về lịch sử


Cát Linh, phóng viên RFA
2015-04-23
    
Audio: Thế hệ trẻ sau 75 và những nhìn nhận về lịch sử Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Việc ít học sinh đăng ký thi môn Sử phản ánh việc dạy và học môn Sử có vấn đề và cũng có thể phản ánh sự e ngại của các em.Thí sinh Phạm Khánh Linh làm bài thi Lịch sử chiều 2/6 tại hội đồng thi trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội)
Việc ít học sinh đăng ký thi môn Sử phản ánh việc dạy và học môn Sử có vấn đề và cũng có thể phản ánh sự e ngại của các em.Thí sinh Phạm Khánh Linh làm bài thi Lịch sử chiều 2/6 tại hội đồng thi trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội)
Photo Nhu Y/Tienphong
   
Thế hệ trẻ Việt Nam lớn lên và trưởng thành sau chiến tranh, qua những năm tháng đèn sách trong trường phổ thông và cả đại học, họ được giáo dục thế nào về lịch sử? Và nay qua phương tiện Internet họ có thể tiếp cận những nguồn thông tin khác hẳn mà họ được học ở nhà trường cũng như các kênh tuyên truyền chính thống, họ có thắc mắc, đặt vấn đề và đi tìm câu giải đáp cho những nghi vấn của bản thân và bạn bè đồng trang lứa ra sao?

Từ những trang sách về lịch sử của cuộc chiến

Thế hệ những học sinh, sinh viên ở miền bắc cũng như tại miền nam sau năm 1975 luôn được nhà trường giáo dục niềm tự hào về đất nước Việt Nam qua những chiến thắng oanh liệt chống Pháp, đánh tan đế quốc Mỹ… dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Bác Hồ vĩ đại…
Họ, những người trẻ ấy đã mang niềm tự hào và tiếp nhận giá trị lịch sử từ nhà trường, qua các phương tiện tuyên truyền chính thống của nhà nước cho đến khi những phương tiện truyền thông hiện đại được phổ biến giúp họ cơ hội tiếp cận nhiều hơn, sâu hơn về những bài học lịch sử được nhồi nhét thuở còn thơ. Từ  đó, họ bắt đầu đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời…
Châu Quyên, một người trẻ nói về điều này:
“Tất cả những cái gì được nói trong sách giáo khoa, được tuyên truyền trước đây thì bây giờ người ta đều đặt câu hỏi là có thật hay không có thật.”
Niềm tin của những người trẻ này hoàn toàn không còn bị buộc chặt với những gì họ được truyền nhận qua sách vở ở nhà trường. Bên cạnh họ còn có những thế hệ lớn hơn, những người đã trải qua  gần trọn vẹn hai cuộc chiến kể cho họ biết về những gì đã xảy ra. Thêm vào đó, với thực tế những gì đang diễn ra trong xã hội họ đang sống, niềm tin của họ bắt đầu lung lay, họ phải đặt câu hỏi và đi tìm.
Sách giáo khoa sau thời điểm chiến tranh dạy như thế thì trẻ con hiểu như thế thôi. Sau 1975 đến giờ thì những đứa trẻ đó đã trưởng thành rồi. Họ bắt đầu so sánh, đặt câu hỏi và đi tìm tòi, thì bây giờ người ta có những câu trả lời cho chính câu hỏi của mình
Châu Quyên
Trên trang tài khoản facebook cá nhân của một người tên là Bạch Cúc có ghi: “Rồi lịch sử trong những trang sách giáo khoa đã nuôi dưỡng trong tôi sự thù hận, tôi hận bọn Mỹ, bọn Ngụy ghê ghớm. Tuổi thơ đầy ắp những dấu hỏi sao bọn Mỹ, bọn Ngụy lại ác đến thế?
Khi phải đọc và thuộc lòng những đoạn mô tả hình phạt tra tấn khủng khiếp bọn Mỹ Ngụy dành cho các chiến sĩ cách mạng là hầu như tôi đều sợ đến mức nổi da gà, rùng mình và ám ảnh mãi với những hình ảnh khủng khiếp…Chúng khiến cho tâm hồn tôi, tuổi thơ tôi nhuốm đầy máu bạo lực, sự sợ hãi và cả sự hận thù sâu sắc…”
Những lời ghi nhận của tác giả Bạch Cúc vô tình làm gợi lên câu chuyện về bức ảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan chĩa súng vào đầu một tù nhân Việt Cộng trên đường phố Sài Gòn năm 1968, một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất về chiến tranh Việt Nam.
Có lẽ không một ai, dù là thế hệ trước hay sau chiến tranh mà không biết đến tấm ảnh nổi tiếng này, trên sách giáo khoa hoặc truyền thông chính thống trong nước.
Nhưng không phải ai cũng được biết rằng 30 năm sau, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Times năm 1998, nhiếp ảnh gia chiến trường Eddie Adwards, tác giả của bức ảnh lịch sử ấy phải thốt lên rằng “Tôi đã giết chết vị tướng ấy bằng cái máy ảnh của mình.” và ông khẳng định: “Ảnh chụp là vũ khí quyền lực nhất trên thế giới.”
Báo VNExpress đăng bài - Lịch sử không phải để thù hận.
Báo VNExpress đăng bài - Lịch sử không phải để thù hận.
Là người thuộc thế hệ chuyển giao giữa hai chế độ, Châu Quyên, với một tuổi thơ gắn liền sông nước của miền Tây Nam bộ cũng tự nhận mình đã đọc và tìm hiểu rất nhiều ngoài những gì được học trong nhà trường, nhất là lịch sử:
“Sách giáo khoa sau thời điểm chiến tranh dạy như thế thì trẻ con hiểu như thế thôi. Sau 1975 đến giờ thì những đứa trẻ đó đã trưởng thành rồi. Họ bắt đầu so sánh, đặt câu hỏi và đi tìm tòi, thì bây giờ người ta có những câu trả lời cho chính câu hỏi của mình.”
Với một xa lộ thông tin truyền thông hiện đại như hiện nay, không quá khó để tìm thấy sự bày tỏ thương tiếc về một xã hội mà 40 năm trước, trong những trang sách giáo khoa gọi là ‘nguỵ quân nguỵ quyền, độc ác, đánh chiếm một nửa đất nước Việt Nam’ có nhiều điều phải xem lại.
Cô Châu Quyên tiếp lời:
“Không phải người ta thương nhớ không thôi mà người ta luyến tiếc thời đó. Thời điểm đó người ta tôn trọng tính nhân bản rất nhiều. Đến thời điểm này sau 40 năm, xã hội Việt Nam nhiễu nhương quá nên người ta bắt đầu đặt những câu hỏi ngược lại về lịch sử. chứ cách đây 10 năm chắc không có ai đặt câu hỏi đó làm gì.”
Chị Thư Nguyễn, người sinh ra và lớn lên giữa núi rừng Gia Lai bạc ngàn sau năm 1975 có nhận định tuy khá nhẹ nhàng, nhưng tựu trung vẫn là những câu tự hỏi lòng:
Liệu có anh hùng Núp không? Có Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai không? Có Lê Văn Tám tự thiêu không? Tôi suy nghĩ lại phải chăng đó chỉ là những hình nộm hoặc những hình ảnh quá cao siêu được xây dựng nên?
“Tôi may mắn được sống và lớn lên trong thời bình, nghĩa là trong cảnh quê nhà không có bơm rơi đạn nổ. Thật sự nói về lịch sử cuộc chiến 1975 thì anh hùng hay kẻ thù của hai bên chiến tuyến chỉ được biết đến thông qua sách giáo khoa từ văn thơ, lịch sử hoặc xem báo đài, tivi. Nhưng điều đó chỉ dừng lại ở sự tiếp nhận. Bên cạnh đó, mình được sự chia sẻ, dạy dỗ, minh chứng từ những người thương yêu xung quanh, những người mà mình rất tin tưởng. Do đó, với tôi, chiến tranh đổ máu mới độc ác. Còn lại chỉ là cuộc chiến giữa hai chế độ.”

Cho đến những anh hùng và và sự kiện

Không thể phủ nhận hoặc không tự hào về hình ảnh Hoài văn hầu Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Diệt cường địch, báo hoàng ân” đã tức giận bóp nát quả cam vì không được vào tham dự bàn việc nước. hình ảnh đó thấm sâu vào tâm trí của chúng ta từ thuở nhỏ và chưa bao giờ chúng ta có nghi vấn để mày mò đi tìm sự thật.
Phòng thi môn sử chỉ có hai thí sinh tại HĐT trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Q3, TP.HCM chiều 2-6
Phòng thi môn sử chỉ có hai thí sinh tại HĐT trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai Q3, TP.HCM chiều 2-6 (Ảnh: Như Hùng/TT)
Vẫn là lịch sử, nhưng, hình ảnh của anh hùng Núp, của Nguyễn Văn Trỗi, Lê Văn Tám ngày nay đang trở thành những câu hỏi lớn cho thế hệ trẻ.
“Càng nhìn nhận lại anh hùng hay kẻ thù thì tôi nhìn nhận ra là liệu có anh hùng Núp không? Có Phan Đình Giót lấp lỗ châu mai không? Có Lê Văn Tám tự thiêu không? Tôi suy nghĩ lại phải chăng đó chỉ là những hình nộm hoặc những hình ảnh quá cao siêu được xây dựng nên?”
Và họ khẳng định, sau khi trải qua những buổi học thuộc lòng trong quãng thời gian cắp sách đến trường:
“Đúng đó là những hình nộm. Hình nộm được dựng lên để có mục đích trong việc tuyên truyền cho đấu tranh giải phóng miền Nam, cách nói theo phía bên kia người ta bảo như thế.”
Không phải người trẻ chỉ đi tìm sự thật về những người anh hùng mà họ được dạy phải học thuộc lòng, bây giờ họ đi tìm cả sự thật về những những sự kiện tiêu biểu trong từng giai đoạn lịch sử.
“Thời gian thực hiện cải cách ruộng đất rơi vào thập niên 50, 60. Lứa tuổi của tôi không chứng kiến được. Sau này học lịch sử của nhà trường cũng không đề cập vấn đề này. Nhưng có một sự bắc cầu ở đây là chúng ta đặt quá nhiều câu hỏi vì có quá nhiều bất cập so với sách vở và thực tế. người ta bắt đầu tìm thông tin trên mạng.….Phong trào đó được chỉ đạo và người ta phải làm theo.”

Vậy, thời điểm này họ đã có câu trả lời cho mình chưa?

Cũng từ tài khoản facebook của người tên là Bạch Cúc có ghi: “Tôi đã bị bịt mắt quá lâu trong một đường hầm đen tối để rồi tôi hoang mang, hụt hẫng, đau đớn khi phải lần mò từng bước, lần mò tìm lại từng chút ánh sáng của sự thật để trở thành như ngày nay, tôi thật sự tiếc vì đã mất quá nhiều thời gian…”
Với Châu Quyên thì cô cũng cho rằng nhiều người ở thế hệ trẻ hiện nay cũng đã có câu trả lời cho những thắc mắc của họ.
“Đúng, tại thời điểm này ai cũng có câu trả lời cả. Có điều nó nằm trong suy nghĩ của mỗi người,chưa chuyển thành hành động mà thôi. Giới trẻ thế hệ 9X, 8X cũng đặt câu hỏi mà, chứ không nói cái thời 7X hay thời chuyển giao giữa hai chế độ.”
Sự thật mà bị che dấu dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa thì cũng không tốt, bởi vì sự thật được phơi bày quá muộn thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ
Châu Quyên
Khi mà: “Trăm năm bia đá cũng mòn. Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” thì sự thật của lịch sử đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhất là những trang sử đó là những sách giáo khoa góp phần xây dựng một ý thức hệ cho tương lai của một dân tộc. Thế nhưng, chính những người đã được tiếp nhận ý thức hệ đó đang phải đi tìm minh chứng sửa lại những gì họ được học.
Và, với nguồn tài liệu không giới hạn của truyền thông internet, thế hệ trẻ ngày nay có nhiều cơ hội để đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc xuất phát từ thực tế của xã hội xung quanh.
Phần lớn họ là những người sinh ra khi cuộc chiến vừa kết thúc. Như nhận định sau đây của một thanh niên sinh ra ở Hà Nội nhưng lớn lên và có cuộc sống ở miền Nam Việt Nam:
“Thật ra giới trẻ bây giờ không quan tâm. Nhưng bắt đầu tầm khoảng từ ba mươi mấy trở lên bắt đầu tìm đọc xem cái gì thật sự đang diễn ra trên nước mình trước đây. Mình bỏ qua bước đánh giá lịch sử là đúng hay sai, họ làm đúng hay sai, mà trước mắt hãy đọc để biết xem cái gì đã diễn ra.”
Qua những gì diễn ra trong xã hội đang sống, và phương tiện truyền thông hiện đại, họ tìm đến dòng lịch sử và thừa nhận giá trị của lịch sự bằng chính tư duy của mình.
“Có những người tìm đọc lại từ thời chính phủ Trần Trọng Kim trước năm 45 trước đây gọi là chính phủ bù nhìn. Bây giờ người ta đọc lại thì thấy rằng với thời điểm đó, những người đó phải hoà hoãn với chính phủ nhật để giữ hoà bình cho Việt Nam, mà sau này bị kết luận là chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim đi theo người Nhật. bây giờ mình đọc lại tất cả và mình nhận xét cái nào thật cái nào không.”
Lịch sử của một dân tộc là niềm tự hào của dân tộc ấy. Con người và sự kiện đã diễn ra trong lịch sử sẽ là nguồn gốc cơ bản cho văn hoá và tư tưởng của những thế hệ kế thừa về sau. Chính vì vậy, họ có quyền tự hào và có quyền đòi hỏi sự thật. Xin mượn lời của Châu Quyên thay cho lời kết thúc về nhìn nhận của những thế hệ trẻ sau năm 75 về lịch sử Việt Nam:
“Sự thật mà bị che dấu dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa thì cũng không tốt. Còn sự lừa dối hay không lừa dối thì không đánh giá ở đây. Tôi chỉ muốn nói khía cạnh nếu sự thật mà bị che dấu quá lâu thì sẽ không tốt bởi vì sự thật được phơi bày quá muộn thì sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ sẽ bị mập mờ về những giá trị đó, không biết cái nào là đúng cái nào là sai.”

Wednesday, April 22, 2015

NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi


Nghệ sỹ Kim Chi (người cuốn khăn rằn trong hình)

Trước đây mỗi năm tới ngày 30/4 tôi rất vui nên hay tổ chức gặp gỡ bạn bè. Nhiều lần tôi bay vào SG cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền Đông, miền Tây Nam bộ. Chúng tôi thắp hương cho bè bạn đã hi sinh để bày tỏ lòng tri ân với những người đã để lại tuổi xuân ở chiến trường. Rồi chúng tôi quây quần bên nhau cùng ôn lại bao kỉ niệm buồn, vui những năm chiến tranh ác liệt. Trong lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui và tự hào vì nghĩ rằng mình đã dâng hiến cả tuổi trẻ để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Những lần gặp gỡ truyền thống như thế, chúng tôi thường ngồi bên sông Sài Gòn hát bài "Mùa xuân trên TP HCNM" của Nhạc sĩ Xuân Hồng: ..."Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào/Sài gòn ơi cả nước vẫy chào/Cờ sao đang tung bay cao,qua hết rồi những năm thương đau.../Mà niềm vui như đến bất ngờ/Ngày đi như trong đêm mơ tuổi lớn rồi mà như ngây thơ"...

Ngày còn trẻ khi đang phục vụ trong đoàn Văn công Giải Phóng ở chiến trường, tôi rất tha thiết được kết nạp vào đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG. Ngày kết nạp tôi đã sung sướng đến trào nước mắt. Tôi nghĩ là mình đang được đứng trong đội ngũ những người tiên phong nhất, tốt đẹp nhất, những con người dám đem cả mạng sống ra để giải phóng quê hương. Ngày ấy tôi tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng NHÂN DÂN CÁCH MẠNG. Rằng “Giải phóng miền Nam để chấm dứt chiến tranh. Sẽ xây dựng một Việt Nam ẤM NO, TỰ DO, DÂN CHỦ, HẠNH PHÚC và GIÀU MẠNH”. Vì tin cho nên tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng hi sinh cho tương lai tốt đẹp của đất nước...

Ngày 30/4/1975, chúng tôi vui thực sự, vui đến phát khóc. Xuân Hồng viết đúng: "Vui sao, nước mắt lại trào..."! Những văn nghệ sĩ trên chiến trường thời ấy, cũng như tôi, ai cũng tin tưởng sau chiến tranh Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sang. Nhưng bây giờ, nếu Xuân Hồng còn sống, chắc ông sẽ chọc tôi: "Buồn chi, nước mắt lại trào?". Đúng, ngày xưa khóc trong niềm vui chiến thắng, nay tôi lại phải khóc 'trong nỗi đâu thời cuộc', trong những nỗi buồn da diết!

"Vui sao, nước mắt lại trào" - bây giờ tôi mới thấy đó là niềm vui ngộ nhận. Hóa ra, niềm vui, niềm tin và những hy vọng cứ sáng lên trong tôi suốt thời chiến trường khói lửa ấy là do "nghệ thuật tuyên truyền", và có lẽ chính người đi tuyên truyền thời ấy nay cũng "tâm tự vấn tâm" sự 'ngộ nhận'.

Mấy năm qua, mỗi lần 30/4 tôi mất hẳn trạng thái cảm giác hạnh phúc, tự hào như những năm trước đây. Tôi buồn vì niềm tin trong tôi hoàn toàn đổ vỡ. Nghĩ lại, nhận rõ và xác thực hơn: Những năm bom đạn 'đi theo lý tưởng' thì quả là "lớn rồi mà như ngây thơ". Tôi cũng như biết bao đồng đội đã 'ngây thơ'.

Đúng thế, dần dần tôi nhận ra lời tuyên bố hùng hồn của đảng CS ngày ấy nay như không hồn! Những điều nói và làm khác biệt, làm ngược với nói như thế, dân Nam bộ chúng tôi đã đúc rút: "Nói dzậy mà hổng phải dzậy". Thực tế đời sống chính trị-xã hội đã khác hoàn toàn những điều tôi hằng tâm niệm, một sự giả dối mà họ không dễ tự nhận biết, không dễ sám hối!

Trong cương lĩnh đảng CSVN tuyên bố “người cày có ruộng”. Vì lẽ đó nên con em nông dân đi lính đông nhất khi đất nước có chiến tranh. Ở nông thôn miền Bắc VN đóng góp quá nhiều máu xương cho những cuộc chiến. Vậy mà cho đến hôm nay có rất nhiều gia đình vẫn đói nghèo vì bị cướp đất cho những dự án. Có còn xứ sở nào nhiều dân oan như ở VN không ? Hiến pháp VN không công nhận quyền tư hữu ruộng đất là cố tình để những nhóm lợi ích tước đoạt ruộng đất của nông dân. Câu chuyện chính quyền Tiên Lãng Hải Phòng dùng cả lực lượng quân đội và công an tấn công cưỡng chế đất của anh em nhà Đoàn Văn Vươn đã khiến dư luận trong và ngoài nước phẫn nộ. Kết quả là luật pháp VN đã dùng luật rừng để bỏ tù người nông dân can đảm dám dám chống lại cường quyền. Rồi cái chết của Đặng Ngọc Viết ở Thái Bình càng khiến dư luận xót xa. Rồi tiếp nữa Cấn Thị Thêu ở Dương Nội đang phải ở tù vì bảo vệ đất… Khắp nơi dân oan khiếu kiện bị mất đất, mất nhà. Đau xót lắm! Căm hận lắm !

Người nông dân mất ruộng buộc phải ra thành phố kiếm sống ở các khu công nghiệp. Các chủ nhà máy bốc lột họ đến tận xương tủy.

Trong số đó có nhiều người thuộc diện gia đình có công, đáng ra họ phải được nhà nước quan tâm chăm sóc. Mỗi khi tổng động viên, chính cha, anh, chồng , con họ đã ra trận và có rất nhiều người đã không trở về. Cho tới nay có rất nhiều gia đình còn chưa lấy được hài cốt của con em mình.

Đó là những chiến sĩ VN đã hi sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc.Phần đất đó nay bị Trung Quốc lấn chiếm.

Lãnh đạo VN sợ Trung Quốc đến nỗi cho đục bỏ cả tên tuổi của các chiến sĩ khắc trên bia đá ở biên giới. Tàn nhẫn hơn là mỗi lần anh em chúng tôi tố chức những cuộc tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh ở Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở biên giới đều bị đám côn đồ và dư luận viên quấy phá, chửi bới tục tỉu. Mọi người đều thừa biết nếu không có đảng và công an đứng phía sau thì bố bảo bọn giặc ấy cũng không dám láo xược như thế.

Đã 40 năm “ giải phóng miền Nam” nhưng với người miền Nam thì từ “ giải phóng” đầy mỉa mai. Miền Nam trước đây được biệt danh là “ hòn ngọc viễn đông”. Nhưng “ giải phóng” vô thì họ mất nhà cửa , tiền bạc. Rồi chồng con bị tù đầy…Mất tất cả nên hàng triệu người miền Nam buộc phải trở thành thuyền nhân. Đã hàng ngàn người chết trôi, làm mồi cho cá mập. Những kẻ chiến thắng đã cư xử với người thua cuộc tàn bạo một cách tiểu nhân. Khi nhân ra được sự tồi tệ này tôi thấy vô cùng đau đớn.

Ừ thì gọi là thống nhất non sông liền một giải. Nhưng lòng người thì li tán hận thù vô biên. Nỗi đau mất miền Nam trong lòng những người Việt ở nước ngoài đâu dễ bôi xóa trong vài mươi năm. Đáng lẽ nhà nước VN phải tìm mọi cách hàn gắn vết thương vẫn còn đang rỉ máu đó thì tới giờ này vẫn khoét sâu thù hận. Vẫn luận điệu “thế lực thù địch”, “bọn ngụy quân, ngụy quyền MN”. Kêu gọi Việt Kiều về đầu tư xây dựng đất nước thì đã xảy ra bao vụ lừa lọc, cướp tiền của người ta…

Báo chí của đảng cứ ra rả nhận mình là “công bộc của dân”. Nhưng “công bộc” đất đai , nhà cửa nguy nga, tráng lệ ở khắp nơi trong, ngoài nước. Tiền bạc họ gửi ra bạc tỉ dollas ở ngân hàng thế giới. “ Công bộc” to ăn công trình, dự án to. “ công bộc” nhỏ ở nông thôn thì hiện nay bò, dê, gà chạy lạc vào chuồng nhà họ hàng đàn. Mà đó là những vật nuôi hỗ trợ cho chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Họ dọa sẽ trả thù những người dám tố cáo. Cái bọn “ công bộc” giả hiệu ấy chúng ăn từ dưới ăn lên, từ trên ăn xuống thì hỏi dân lành sao sống nổi? Con cháu các quan và các đại gia đều được đưa sang du học ở các nước tư bản tự do, nhiều nhất là ở Mỹ. Khi trở về nước họ đều nắm giữ những chức vụ quan trọng để tiếp tục đục khoét.

Cái gọi là “xây dựng kinh tế định hướng XHCN” đã làm cho nhà nước thua lỗ hàng nghìn tỉ đồng ở nhiều dự án như Vinasin, Vinalines, Bauxite...Đường sá chỉ làm vài hôm đã sụt lún vì nhà thầu ăn bớt vật tư, làm ăn dối trá…Họ bán tất cả những gì có thể và giờ đây bán tiếp cây xanh ở thủ đô. Họ san lấp cả sông Đồng Nai để xây nhà hàng, khách sạn đón đầu dự án sân bay quốc tế Long Thành. Tham nhũng đã trở thành quốc nạn vào loại xếp hạng đứng đầu thế giới.

Nhà nước tiêu tốn quá nhiều tỉ đồng cho những việc xây dựng các tượng đài chỉ nhằm để phô trương. Thay vì dùng tiền đó để xây những chiếc cầu cho các tỉnh nghèo miền núi để trẻ em đi học qua sông không phải đu giây, không phải lội nước.

Về đường lối thì ĐCS và nhà nước VN vẫn quyết tâm xây dựng đất nước theo con đường CNXH không tưởng. (Mặc dù tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng “ có thể trăm năm nữa XHCN cũng chưa hoàn thiện”.

Chính vì cái đường lối kì quái này mà hiện nay đất nước vẫn đói nghèo lạc hậu.
Về quan hệ quốc tế thì VN ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc một cách thảm hại cả kinh tế lẫn chính trị:

- Biển đảo, đất đai biên giới của VN bị Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm mà các lãnh đạo VN cam tâm im lặng . Đáng lẽ ra VN phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về việc TQ ngang nhiên đưa con tàu HD 981 vào hải phận VN. Không dám kiện đã là hèn. Hèn hơn nữa là thẳng tay đàn áp những ai lên tiếng phản đối. Đội ngũ công an luôn sẵn sằng khủng bố, bắt bớ, tù đầy những người chống Trung Quốc. Đám dư luận viên hung hãn như một lũ chó điên, chúng tấn công, chửi bới những người đi tưởng niệm các chiến sĩ hi sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa.Chúng dán cho những người dám đấu tranh cái nhãn “ phản động”.

- VN cho Trung Quốc thuê đến 340.000 ha đất rừng hạn 50 năm. Đó là những vùng rừng núi có tính chiến lược dọc các tỉnh biên giới phía Bắc, là cửa ngõ từ Nghệ An sang Lào.Trung quốc đưa bao thức ăn tẩm độc vào để gây bệnh tật cho dân VN. Họ bày trò mua đỉa, mua dán để phá hoại môi trường VN. Rồi họ hợp đồng mua rễ hồi, củ hũ dừa… để phá hoại nền kinh tế tiểu nông của ta. Vậy mà nhà nước lúc nào cũng ra rả “ bạn 16 chữ vàng” và “ 4 tốt”.Giờ luận điệu đó chỉ lừa được trẻ con chứ sao lừa được nhân dân.

- Các blocger , các nhà báo dám lên tiếng tố cáo tham nhũng và chống Trung Quốc lần lượt vào tù. Hiện nay trong các trại giam còn rất đông các tù nhân lương tâm.

- Những đảng viên, những trí thức chân chính lên tiếng đấu tranh thì họ gán cho cái tội “ bắt tay với các thế lực thù địch để chống phá nhà nước” và họ bị bôi nhọ đủ kiểu, họ còn dọa sẽ xử lí.

- VN đã tham gia kí kết quốc tế nhân quyền (QTNQ), có chân trong ban lãnh đạo QTNQ. Nhưng chính VN là nước vi phạm quyền con người nhiều nhất. Nhiều TNLT bị tra tấn đánh đập hết sưc dã man trong các trại giam.
Bao nhiêu vụ án oan sai đẩy người vô tội vào cảnh tù đày…

Với tôi bây giờ 30/4 không phải là giải phóng miền Nam. Miền Nam trước đây là mơ ước của Thái Lan, của Singapore. Vậy mà bây giờ VN ta tụt sau họ hằng thế kỉ. Miền Nam là vựa lúa xuất khẩu đi các nước.Vậy mà sau 30/4 một thời gian thì các nhà lãnh đạo đã khiến cho cả nước phải ăn độn khoai, sắn, ngô. Cảnh cấm chợ ngăn sông ngày ấy đã dẫn tới cảnh thiếu từng con khô, chai nước mắm…

Bây giờ mỗi lần 30/4, tâm trạng tôi rất đau đớn, vì niềm tin vào đảng CSVN và chế độ XHCN hoàn toàn đổ vỡ. Nỗi đau buồn không diễn tả được bằng lời.
Nhưng tôi có một niềm tin mãnh liệt vào ý chí của toàn dân VN cả trong và ngoài nước sẽ không để mặc cho những người lãnh đạo muốn làm gì cũng được. Những trí thức, đảng viên cấp tiến, những sĩ quan quân đội bên anh em trẻ trong các tổ chức xã hội dân sự cùng sát cánh trong đội ngũ xuống đường ngày càng đông. Theo xu thế văn minh tiến bộ của loài người nhất định nhân dân sẽ đòi được NHÂN QUYỀN, DÂN CHỦ, phải có hai thứ đó thì mới mong THOÁT TRUNG. Chỉ có thoát Trung thì Việt Nam mới cất cánh. Hiện nay các tỉnh phía Nam công nhân các nhà máy đã xuống đường hàng trăm ngàn người. Đó là báo hiệu đã có nhiều người bước qua nỗi sợ hãi. Tôi tin rồi sẽ tới lúc mọi người sẽ nhận ra mình phải tự cứu mình. Nhất định ngày đó sẽ tới. Các vị quan chức cao cấp hãy tin đi khi mà nhân dân đã nổi giận thì các vị sẽ mất tất cả. Nhất định nhân dân sẽ CHIẾN THẮNG.

Tôi mơ ước một ngày rất gần nước Việt Nam sẽ đổi mới theo cùng thời đại trên trái đất này với một thể chế chính trị thực sự hợp lòng dân, không còn 'độc đảng sinh ra đảng trị độc đoán, chuyên quyền', đi lên bằng chính sức mình bằng 'cơ chế thị trường', một đất nước thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền. Khi đó, tôi 'lại sẽ vui' biết bao khi được đoàn tụ cùng tất cả bà con, anh chị em ở hải ngoại trở về trong niềm vui hòa hợp dân tộc, cùng xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh.

Hà Nội, tháng 4.2015

Saturday, April 18, 2015

Vòng vây thế tục / Thương Phế Binh VNCH / Dòng Chúa Cứu Thế


Ngày 14/4, hơn 150 thương phế binh VNCH không khỏi bất ngờ khi được tin chương trình chăm sóc sức khỏe định kỳ của họ bị hủy bỏ đột ngột. Nơi đến quen thuộc và đầm ấm là Nhà thờ Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, đã im lặng sập cửa mà không một lời giải thích, theo lệnh của linh mục Giám tỉnh là ông Giuse Nguyễn Ngọc Bích.
Không chỉ riêng các thương phế binh VNCH sửng sờ, mà chính những người tham gia phục vụ chương trình này cũng không nói nên lời. Với nhiều người, phục vụ cho những con người khốn khó này là niềm vui và ước nguyện chân thành của họ. Đặc biệt, trong bối cảnh của một nước Việt Nam với vết thương nội chiến vẫn chưa lành, sự kỳ thị với những cựu quân nhân VNCH vẫn là một chủ trương thấy rõ.
Có cái gì đó rất bất thường đang diễn ra ở nhà thờ Dòng Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, nơi mà lâu nay, được khắp nơi ngưỡng mộ là ngôi nhà của lòng lành và công lý. Ngay sau sự kiện buộc ngừng khám bệnh cho thương phế binh, còn có nhiều tin tức nói rằng chẳng bao lâu nữa, nội dung lễ Công lý và Hòa Bình hàng tháng sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ. Phòng truyền thông Chúa cứu thế VNRs và phòng Công lý & Hòa Bình cũng sẽ đóng cửa hoặc bị kiểm soát theo kiểu ra lệnh áp đặt. Các nhân viên thư viện cũng sẽ bị đuổi việc và thay bằng người mới “đáng tin cậy” hơn. Dưới sự kiểm soát của linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích, có vẻ đang có một cuộc “thay máu”, mà mọi thứ như chỉ để thuần phục trước cuộc đời thế tục bên ngoài.
40 năm sau 1975, từ nhà thờ Chúa cứu thế, người ta đã chứng kiến sự lên tiếng cho cái đúng, kêu gọi cho lòng nhân ái và ra sức bảo vệ con người. Không chỉ riêng người Công giáo, mà cả những Phật tử, tu sĩ Cao Đài, Hòa Hảo… cũng đều kính trọng những gì mà các linh mục nhiều đời nơi đây gìn giữ. Điểm son mới nhất, và có lẽ cũng là một cột mốc lịch sử nhân văn, đó là phong trào vận động hủy bỏ án tử hình tại Việt Nam, cũng như việc đấu tranh cho các án oan. Cụ thể là trường hợp của tù nhân Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Sức tác động của truyền thông Chúa cứu thế là một trong những lý do khiến tòa án phải dừng ngày tử hình và suy xét lại vụ án.
alt
Cha Tân Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam(2015-2018), Giuse Nguyễn Ngọc Bích (giữa)
Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã khiến nhiều tín đồ Công giáo ngạc nhiên trước sự thay đổi mà ông tạo ra. Những thay đổi này, có thể biến thay đổi diện mạo của ngôi nhà của Chúa, một cách hết sức chính trị, theo chiều hướng chống lại lẽ phải và tự nhiên. Nhiều năm nay ở Việt Nam, đã có không ít chùa, đền, nhà thờ… đã tự mình thay đổi như vậy, một cách vừa dễ hiểu, vừa khó hiểu.
Sự kiện của nhà thờ Chúa cứu thế không là ngoại lệ. Phật giáo, một tôn giáo ước lượng có đến 20 triệu tín đồ ở Việt Nam cũng không khác gì. Theo tiết lộ của Wikileak, năm 2005, khi về Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng ông tìm thấy có quá nhiều sự sắp đặt chính trị trong các nhân sự và chùa tại Việt Nam, gây nên những tác động xấu. Thậm chí, theo ông mô tả, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng lệ thuộc Nhà nước về tiền bạc.
Tệ hại hơn, trong năm 2007, khi Thiền sư Nhất Hạnh tổ chức cầu siêu cho những người chết trong chiến tranh, chết oan ức, bao gồm tù cải tạo, thuyền nhân… nhưng ngay sau buổi lễ, một nhân vật cao cấp của giáo hội là hòa thượng Thích Trí Quảng đã đi lên, cầm micro và tuyên bố ngược, nói rằng lễ cầu siêu này chỉ dành riêng cho liệt sĩ của chế độ.
Đi tìm một lý do cho những thay đổi tại nhà thờ Chúa cứu thế, Kỳ Đồng, ít có ai tin rằng đây là một nhiệm vụ được giao từ tòa Tổng giám mục mà linh mục Nguyễn Ngọc Bích phải thi hành. Cũng có giả thuyết cho rằng, hành động của ông Bích có đích đến là chức giám mục của Dòng Chúa cứu thế, vốn đang để trống. Dĩ nhiên, mọi việc sẽ thuận lợi hơn sau 4 năm tại nhiệm, nếu làm vui lòng chính quyền thế tục. Tuy nhiên, trước khi điều gì sẽ đến, lúc này, mọi người đang im lặng ôm một nỗi đau không có lời giải thích.
Tuy nhiên, dù ở cương vị giám tỉnh, tức quyền uy tuyệt đối, linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích cũng vẫn phải đối diện với sứ mạng mà ông đã tuyên thệ cả đời. Sự kiện xua đuổi các thương phế binh VNCH đã được mời từ trước có thể chứng cứ quan trọng chống lại ông từ đây về sau. Sách Hiến pháp và Quy luật Dòng Chúa cứu thế, trang 30, chương 1, có ghi rõ “… chúng ta đặc biệt phải chăm sóc người nghèo, người thấp hèn và người bị áp bức. Việc rao giảng cho những người này là một dấu chỉ của sứ vụ thiên sai (x.Lc4,18), và Đức Kitô, một cách nào đó, đã muốn đồng hóa chính mình Ngài với họ (Mt 25,40)”. Những gì ông Bích làm, đã đi ngược với quy luật được tòa thánh Vatican phê chuẩn vào tháng 10-1965. “Vì quy tắc căn bản của đời tu là đi theo Chúa Kitô như đã được trình bày trong Tin Mừng, nên điều này phải được xem là quy luật tối thượng trong Dòng của chúng ta” (HP74), theo thư của Bề trên Tổng quyền Josef. G. Pfab, Css.R, viết năm 1982 cho tất cả linh mục của Dòng Chúa cứu thế.
Lẽ ra chuyện xảy đến trong lòng nhà thờ Chúa cứu thế là chuyện nội bộ của một địa phận tôn giáo, không nên bàn tới. Thế nhưng, với những hoạt động lâu nay, mà tên tuổi ngôi nhà của Chúa và Dòng Chúa cứu thế đã vượt xa khỏi nước Việt Nam, cũng như là niềm tin và sự kính trọng của nhiều người khác, kể cả người ngoại đạo, đã khiến sự kiện hôm nay cần phải được đặt ra suy xét. Người người đang nhìn vào đó, để xem, liệu bầy tôi của Chúa có đủ đức tin để vượt thoát được vòng vây thế tục trên đất nước này, để còn phụng sự cho con người và công lý hay không?
Tuấn Khanh

Friday, April 17, 2015

Nam Lộc / Người Di Tản Buồn / Hành Trình Một Giấc Mơ / The making of Asia 76

Chiều nay có một người di tản buồn

Nam Lộc / Người Di Tản Buồn  

DVD ASIA 76 Hành Trình Một Giấc Mơ