Đêm đêm mẹ đốt cây hương ngát / Mẹ khấn đôi lời con có nghe / Vì nước bỏ mình là bất tử / Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Monday, March 28, 2022
Sunday, March 27, 2022
ĐỂ TẬP LÀM NGƯỜI - bút ký của Phan Nhật Nam -
4 giờ sáng, quân xuất phát từ Phù Mỹ tiến vào mật khu Hắc Dịch. Trung-đội tôi dẫn đầu Đại-đội. Đại-đội dẫn đầu Tiểu-đoàn. Lính càu nhàu:
– Trung-đội từ ngày có mặt Thiếu úy về đến bây giờ cứ phải đi đầu hoài !
– Tao muốn thế đâu, đi dầu ngán thấy mẹ chứ thích quái gì, nhưng gắng đi mấy cha…
Rừng già, đi không khó, quân tiến nhanh như đi trên khoảng trống. Trước mặt chúng tôi 2 Tiểu-đoàn 5 và 6 Nhảy Dù đang được trực thăng vận để kìm Việt Cộng lại. Chúng tôi có nhiệm vụ làm thành phần chận bít, không cho VC chạy thoát ra hướng quốc lộ 15. Mặt trời lên cao, rừng bắt đầu nóng, lớp cỏ tranh bị cháy rải tro lên dày mặt đất, bước chân người lính đi quậy lên những lớp bụi đen nghịt, mồ hôi chảy đầm đìa dính theo từ lớp tro lem luốc và ngứa ngáy không chịu được.
– Anh cố coi thử có con suối nào không ? – Đại-đội trưởng liên lạc trong máy ra lệnh tôi…
– Bản đồ tôi loại 1/100.000 nhỏ quá chẳng thấy có con suối nào cả, địa thế cũng không có vết suối.
– Bảo mấy thằng con giữ nước coi chừng kẹt nước…
Đến chiều cả Tiểu-đoàn kiệt sức. Nước không có, phải di chuyển gần 10 cây số đường rừng, lính bải hoải tưởng như xô nhẹ cũng đủ ngã. Lệnh cho đóng quân đêm. Chẳng cần làm lều, bố trí Trung-đội xong tôi nằm vật xuống đất, mệt, đói và khát nước đến muốn ngất. Có chút cơm nắm mang theo nhưng không dám ăn vì không có nước, bi-đông còn một ít nước, tôi uống từng ngụm nhỏ chỉ vừa đủ ướt môi. Bên kia, 2 Tiểu-đoàn 5 và 6 đụng địch, chúng tôi nghe rõ tiếng súng nổ từng hồi, súng của ta lẫn VC, trực thăng võ trang được gọi đến, tiếng động cơ cùng tiếng súng vang đầy một khung trời.
– Thiếu úy, ăn cơm không ? – Thái, thằng bé theo làm cho tôi, chìa một lon cơm nóng…
– Ở đâu mày có được ?
– Em nấu buổi chiều, lấy nước từ rễ cây.
Tôi nhai từng miếng cơm nhỏ sợ tan biến thật nhanh ở trong mồm..
– Liệu VC có đánh vào Tiểu-đoàn mình không Thiếu úy ?
– Nó đánh mình mới có hy vọng rút ra được, nếu không cứ nằm thế này thì chết khát.
– Em cũng nghĩ như vậy…
Đêm mùa khô, trời đầy sao. Sau khi có mấy muỗng cơm nóng với ngụm nước nhỏ tôi tỉnh cả người, đốt điếu thuốc gối đầu vào nón sắt ghé tai vào máy truyền tin xem chừng với các toán phục kích… Bên phía hai Tiểu-đoàn bạn trận đánh mỗi lúc một ác liệt, chưa bao giờ tôi thấy gunship đánh trận đêm nhiều đến như thế.
Quân rút ra đi như một lũ ma đói, 2 ngày, 2 đêm thiếu nước và mất ngủ, mọi người phờ phạc trông thấy. Trung-đội tôi đáng lẽ dẫn đầu trở ra lại phải đi chót Tiểu-đoàn. Đại-đội 73 đi đầu, Trung-đội của Toàn vừa đi được 20 thước đạp một trái lựu đạn – 2 chết, 2 bị thương… Mấy thằng lính của Trung-đội tôi cười như mếu – May quá, mình đi đầu là chết rồi! Tôi cũng nhủ thầm mình có số mạng…
Người trước đi, tôi đi theo chẳng cần đội hình ý tứ gì nữa, hai ngày vừa qua có được 4 muỗng cơm, người tôi không còn một sức lực nào nữa… Tôi dặn lình:
– Tụi mày cứ theo Trung-đội trước mà đi sát vào nhau đừng để lạc…
Đầu gục xuống, súng vác trên vai, tôi thở không những bằng mũi mà cả bằng chiếc mồm há thật lớn, chiếc lưỡi căng phồng nhức nhối và đôi môi khô không còn chút cảm giác. Tro rừng, đất bụi bám đầy cả mặt mũi, bay đầy cả vào mồm, không còn tí nước bọt nào để nhổ ra, tôi đưa tay vào mồm chà trên lưỡi từng tảng tro đen ! Quốc lộ 15 đây rồi, có thửa ruộng nhỏ bên đường, tôi úp chiếc mặt vào dòng nước đục ngầu phủ một lớp bùn non… Uống! Uống ! như một loài thú hoang trên sa mạc… Ngày hôm nay mới mồng tám Tết.
Về đóng quân ở quận Đất Đỏ, trong vườn cây măng cụt xanh tươi bóng mát. Tôi căng võng đọc sách, cho lính đi mua gà về nhậu với rượu đế, ngà ngà say suốt ngày. Nắng như thêu hoa trên áo, những ngày thật bình yên. Nhưng đêm thì thao thức không ngủ được, những hôm trời trăng sáng đem lính đi phục kích nằm trong rừng tiêu, cây tiêu dưới bóng trăng lạnh trông như những bóng người, vẻ đẹp của khu vườn chứa đầy bí ẩn kinh dị… Chim heo bay qua kêu từng tiếng thật ai oán và tôi nhớ em, tình yêu đã mất. Ôi tôi đã xa em từ tháng 7 năm 1964 đến giờ – Xa em quá lâu rồi đấy hở ? Sao lòng tôi vẫn thao thức nhớ thương đến độ điên cuồng .. Cả ngàn đời em cũng không biết được tình yêu đó.
Ngày 19 tháng 2 – 1 giờ sáng. Tiểu-đoàn nhận lệnh trở về Sàigòn, cho lính lên xe trong đêm tối, lính yên lặng không kinh ngạc, có quái gì đâu, những trò hề này chúng tôi đã quá quen ! Đảo-chánh, chỉnh lý hay cái gì đi nữa cũng chỉ vậy thôi, chúng tôi vô can, đứng ngoài.
– Đ.M… về Sài Gòn lại đứng đường, gác chợ nữa như thằng ăn mày.
Tiếng chửi thề rơi vào im lặng, mọi người còn ngái ngủ. 6 giờ sáng vượt cầu Phan Thanh Giản, xuống xe quân tiến vào Đài Phát Thanh. Đại-đội tôi có nhiệm vụ dẫn đầu … À, chuyến này tôi làm “cách-mạng” thực sự rồi – những chiến sĩ can trường đã đánh bật quân phiến loạn ra khỏi đài phát thanh trong buổi sáng hôm nay! Mẹ đời, coi chừng Đài Phát Thanh lại gọi đích danh tôi để ca ngợi không chừng… Tiến vô, thôi đánh trong thành phố với người anh em một lần cho biết. Trung-đội tôi chạy luồn vào con đường nhỏ để đâm ra đường Phan Đình Phùng… Đến ngã ba, nơi rẽ tay trái là Đài Phát Thanh, hai tên khinh binh chạy đằng trước tôi thối lui lại… Thiết giáp ! Thiết giáp ! Thiếu úy khoan ra đã…
– Tao đâu có ngu, đạn 121y7 đụng vào là hết chữa, chết cái này lãng xẹt, đếch có tuyên dương công trạng được.
Tôi báo cáo với Đại-đội Trưởng tình hình rồi xin mượn khẩu SKZ 57 ly. Tôi hỏi ông ta:
– Bây giờ tôi khai hỏa xông thẳng vào Đài Phát Thanh hay sao ?
– Bậy! Bậy! chết bây giờ, xông con c… đợi đó để tôi hỏi ý kiến Tiểu-đoàn…
Lệnh cuối cùng: Không được khai hỏa trước, chỉ sẵn sàng tìm cách vào Đài Phát Thanh và chiếm mấy cái xe thiết giáp một cách yên thắm…
Làm sao làm như vậy được ? Xe nó bằng sắt chứ phải bằng giấy đâu mà tôi lấy khơi khơi ! Tôi phản đối với Đại-đội Trưởng. Tôi không biết lệnh trên người ta kêu xuống như vậy! Tôi chửi thề với mấy thằng lính…
– Đ.M…muốn đảo chánh thì tới đây mà chiếm Đài Phát Thanh, mắc mớ gì kéo tụi mình vào.
Tôi bò sát chân tường liếc về phía Đài Phát Thanh để quan sát: 2 chiếc thiết giáp đậu im lim chỉ súng về phía chúng tôi một cách đáng ngại, cửa các pháo tháp đóng kín chứng tỏ người ở trong đó đang sẵn sàng … Những cửa sổ trên lầu Đài Phát Thanh lấp ló họng súng và những chiếc áo xanh của lính bộ binh… Tôi bò lui báo cáo với Đại-đội:
– Lên không được! Cả tiểu đoàn có lên cũng chết nữa chứ đừng nói một trung đội tôi…
– Anh cố làm sao vào trong đài đi!
Tôi mở máy phân bua với mấy thằng lính:
– Đại úy bảo gắng vào đài. Thằng nào muốn làm ca sĩ thì thử liều đi!
Mấy tên lính lắc đầu cười méo mó…
Tôi bò ra ngã ba một lần nữa ; bây giờ cửa của hai chiếc tháp đã mở, mấy anh lính thiết giáp leo lên ngồi im lìm… Tôi bớt ngại ; tháo chiếc khăn đỏ ở cổ ra phất phất mấy cái, mấy anh lính bộ binh từ trên đài đưa tay phất lại… Lính thiết giáp thì thầm hỏi ý kiến nhau. Tôi lấy tay chỉ vào người tỏ ý muốn vào đài ; mấy anh thiết giáp gật đầu. Tôi chỉ vào chiếc xe và lấy tay đánh vào đầu tỏ ý sợ bị bắn, mấy anh trên xe cười rộ ngoắt tôi vào.
Xong tôi đứng dậy đi về phía mấy chiếc xe, mồm cười thật tươi.
– Sao không có gì chứ bạn ? – tôi hỏi mấy người lính ngồi ở pháo tháp.
– Có mẹ gì đâu, tự nhiên bắt giữ Đài Phát Thanh thì giữ chứ biết gi?
Tôi ngoắc tay ra dấu cho Trung-đội tôi chạy vào đài, lính vừa chạy vừa kháo chuyện cứ y như trẻ con chạy đua.. Lúc tôi vào đến trong đài, lính của tôi và lính bộ binh đang ngồi nói chuyện với nhau; mấy thằng lính rờ vào lớp giấy chống tiếng động từ phòng ghi âm tò mò một cách khôi hài, có đứa dựng nắp chiếc piano lên. Đánh như điên…
– Cái phòng này để tụi ca sĩ hát ra-dô đây mày… Mày hát cải lương tao coi chơi.
Lính đùa như phá. Bên phòng kia, một anh đang ngồi viết bản tin mới nhất chắc thế nào cũng có câu : «Quân cách mạng đã chiếm lại Đài Phát Thanh…»
Tôi đi vào tiệm phở ở trước cửa đài, có mấy anh lính thiết giáp ngồi ăn ở trong đó, chúng tôi cười với nhau.
– Vừa rồi tôi cứ sợ các bạn bắn tôi chứ.
– Bắn ông làm quái gì ? Đang đi hành quân bỗng nhiên được lệnh về giữ Đài Phát Thanh chứ biết khỉ gì đâu.
– Các ông ở đâu đến ?
– Dưới Mỹ Tho..
– Tôi cũng vừa ở Bà Rịa về, chẳng ra con mẹ gì cả ?
– Ừ! – Người lính thiết giáp ghếch đôi giầy đầy bùn lên mặt ghế đánh rầm.
Tôi bước chân ra khỏi quán phở nói nhỏ với thằng lính :
– Ở đây hình như có chỗ chơi bời ? Mày kiếm thử xem .
Thấy thấp thoáng trước thềm đài một lô sĩ quan cao cấp đang đứng nói chuyện hân hoan…
Đột nhiên tất cả những ồn ào lắng xuống, tôi như bao cứng bởi một nỗi buồn rầu, giận dỗi vô danh – Tội nghiệp cho tôi biết bao nhiêu, nào ai biết được ? Sĩ quan trẻ đầy tương lai!
Phan Nhật Nam
Sài Gòn – Tháng 2-1965
Ðồn lẻ - Thanh Sơn -
Ðồn nằm trên ngọn đồi cao, xung quanh là rừng thông bát ngát. Một vài cây khô nằm trơ trọi sau đồn. Nhìn xuống phía dưới là con đường thiết lộ ngoằn ngoèo uốn lượn. Nơi đó ngày hai lượt có chuyến tàu đi về. Tàu không dài, chỉ chừng bốn năm toa, nhưng chạy nghe chừng nặng nhọc. Vì đoạn đường sắt khoảng này dường như dựng đứng, nên tàu được giữ bằng những đoạn răng cưa. Tốc độ tàu đến đó chỉ được chạy 5cs/g. Tuy không ai nghĩ có người tán tận lương tâm đặt mìn cho tàu đổ, song trong chiến tranh nào ai lường nỗi tai ương, nên đồn được lập ra. Lính đóng độ khoảng chừng một trung đội, do một sĩ quan cấp uý điều hành. Nhiệm vụ của đồn là sáng sáng mở đường, để bảo đảm mọi điều yên ổn, chờ đón tàu qua. Lính chia nhau đi dọc theo hai bên đường sắt, kiểm soát từng tà vẹt, bù lon và luôn cả các đoạn mối nối. Công việc trông giản dị mà đòi hỏi sự chăm chỉ rất nhiều. Phải thức dậy thật sớm, uống chút cà phê cho ấm bụng rồi thầy trò tất tưởi ra đi. Vừa đi vừa về khoảng chục cây số mà có khi về đến đồn là trời sắp tối. Rồi trời lạnh nữa, ra đi sương sớm còn dày, nắng lên mà cái rét vẫn còn bén ngọt. Có hôm mới đi được nửa đường, tàu đã chạy ngang qua. Hành khách thấy mấy anh lính đưa tay chào vẫy vẫy. Rồi chiều về đến đồn, chưa kịp ăn bữa tối thì đã nghe còi tàu hú dưới khúc quanh. Công việc chỉ có thế, suốt quanh năm ngày tháng. Ấy vậy mà ngày nào không thấy tàu về là lòng những ngóng, những trông. Ðó là những ngày đoạn đường sắt nào đó dưới xuôi bị đắp ụ, tàu khựng lại không đi. Những hôm đó, thầy trò nằm trong đồn, ngóng dài cả cổ. Cho đến khi nghe điện báo tàu trở ngại thì thầy trò như ngẩn như ngơ.
Anh ra trường, nhận nhiệm vụ về trấn đồn thay cho một sĩ quan xin
thuyên chuyển nơi khác. Ngày đầu tiên nhận sứ mạng, vài anh lính đã nói
với anh ” ở đây heo hút, buồn lắm ông thày. Không mấy người chịu trụ
lâu, được ít lâu là xin chuyển. Tụi em ở lâu quen rồi. Ðời lính đi đâu
cũng vậy, nên nhẫn nhục cho qua. Vả chăng, sống đâu quen đó. Ở đây vợ
con còn có chỗ ở đàng hoàng “. Ðàng hoàng đây là mấy căn nhà do ga làm
cho công nhân hỏa xa ở, nay dành cho gia đình lính làm chỗ trú thân.
Ngày ngày các bà vợ vào rừng quanh đó hái măng làm món. Quanh khu nhà
trồng cái cau, cái củ ăn thêm. Gạo, mắm do ga tiếp tế, góp lương nhà họ
mua và gởi theo tàu. Dăm tuần, nửa tháng, tàu dừng lại khoảng mươi phút
cho xuống hàng rồi đi tiếp. Khách trên tàu nghe lao xao và khi nhìn thấy
cảnh chuyển hàng cũng trố mắt ra xem. Không rõ trong trí họ mang ảnh
hình nào của cuộc đời ” trấn thủ lưu đồn “.
Anh nhận nhiệm vụ buổi
sáng thì chiều đến lính đưa cho lá thư rơi. Anh đọc thấy có lời đe dọa
sẽ tấn công đồn. Lính biết được nói với anh ” ối hơi đâu ông thầy tin ba
cái chiện bá láp đó. Ai mới tới cũng bị mấy chả hăm he làm gỏi, mà em ở
đây từ bao năm rồi có thấy mấy chả làm được gì đâu “. Nói vậy chớ đôi
khi đêm khuya cũng thấy bực mình. Giữa trời đất tối thui bỗng nghe tiếng
gõ vào đường ray ong ong như có người đang phá. Lắng tai nghe nhận định
xem tai vạ nơi đâu, rừng lồng lộng khó đoán ra phương hướng. Lính sành
đời báo cho anh ” thường bọn chúng hay phá phía tây nam “. Anh ra lịnh
cho cối nã về hướng đó. Những tiếng đề pa trong đêm nghe u u như gió.
Ðược chừng vài lần là tiếng gõ nghe ngưng. Sáng đi kiểm, chẳng có đoạn
nào bị bóc. Có lẽ chúng muốn uy hiếp tinh thần kẻ đóng đồn, khiến lâu
dần sẽ chán nản.
Một hôm, nhân tàu ngưng, anh cùng vài người lính đi dạo quanh đồn. Không xa lắm là một con thác đổ. Nước từ trời cao chảy qua những tảng đá rồi tuôn ầm xuống khoảng trống bao la. Anh sững người trước vẻ đẹp núi rừng. Nghĩ giá quê hương không có chiến tranh, thỉnh thoảng đưa người yêu lên đây xem trời mây, cây cỏ. Những người lính lâu quanh quẩn trong đồn, nay được ra thiên nhiên cũng cảm thấy vui lâng. Qua rừng thông xanh mướt, những ngọn lá thông như những chiếc kim nhọn lủng lẳng trên đầu. Dăm giọt sương chưa tan chốc chốc vẫn nhỏ đều giọt xuống. Ai cũng trầm trồ trước vẻ đẹp quê hương. Len vào sâu chút nữa là rừng mai trắng muốt. Mùa xuân đã qua mà những cánh hoa muộn chưa tàn. Anh nhặt một cánh hoa rơi cho vào túi áo. Nghĩ đến khi về sẽ gửi kèm bông hoa núi với lá thư cho người bạn nhỏ phương xuôi.
Gia đình lính khoảng chừng có 3, phần còn lại là độc thân, lính trẻ. Cuộc sống vào ra chỉ có bấy nhiêu đó nên coi nhau như ruột thịt, người nhà. Lâu lâu các bà nấu nướng món ăn, mời cả đám cùng dự cho vui. Ở rừng ăn món gỏi măng trộn dấm cũng thấy ngon như món gỏi thu đủ dưới đồng bằng. Không biết mấy bà gởi mua hay xoay sở ở đâu ra món rượu đế nóng rân, thầy trò dzô cũng sật sừ tới bến. Những tối đó anh vẫn thường phải cố thức, chỉ sợ đàn em quá chén, say ngủ rồi giặc bò vô làm thịt cả đồn.
Nhưng hổng lẽ cấm cản hoài thì nỗi buồn chịu sao thấu. Một mình thức với rừng, với bóng tối, anh nhớ mung lung. Bắt gặp lại một góc phố nào hò hẹn, một thánh đường dự lễ misa hay những buổi chiều ngồi bên nhau trong quán. Mới đó thành phố đã xa tắp, mịt mùng. Anh ước mong một năm được nghỉ vài ngày phép, trở về nơi chốn xưa để cho con người bớt thui chột, tan hoang. Nhưng cứ đến gần ngày là anh lại ngại ngùng. Lính tráng dưới quyền đã mấy năm nào có ai tính chuyện xin đi phép, chẳng lẽ mới về lại lo chuyện riêng tư. Cứ lần khân như thế mà kỳ phép lại trôi qua thêm bận nữa.
Cho đến một lần chợt nhìn lại đã thấy anh ở với đồn được mấy năm liền. Những mùa hoa mai trắng vẫn nở sau đồn với những bữa gỏi măng, nhậu rượu. Tàu bây giờ cũng không chạy để mặc cho gió rít trên đường ray. Lâu quá không còn nghe tiếng còi tàu nên nhớ. Chiều đứng trên đồi nhìn suốt theo con đường sắt quanh co trơ trọi mà thấy hun hút sầu dâng. Ðôi khi cũng muốn nghe tiếng gõ ong ong trong đêm để được cho vài trái mót chê làm vang động núi rừng mà vẫn vắng hoe, vắng hoắc. Ðồn vẫn nằm lẻ loi một mình như chiếc bóng trơ vơ bên núi rừng cô quạnh. Dường như người ta cũng đã quên đi sự hiện diện của chiếc đồn lạc lõng trên đèo. Lâu lắm mới loáng thoáng nghe có tiếng còi xe đang lên dốc hay một vệt đèn mờ ảo qua sương. Ðó là lúc anh thấy cái nhớ như thôi thúc, đâm nhói tim mình…
Thanh Sơn
Thursday, March 17, 2022
Hình ảnh từ chiến trường Ukraine nơi mà một người Mỹ gốc Việt bỏ lại sau lưng mẹ hiền và sự nghiệp để đi chiến đấu cho một đất nước mà Hiếu Lê chưa bao giờ đặt chân đến
After spending 13 hours hiking into enemy territory and back to retrieve the body of a Georgian soldier who had been killed near Irpin, Ukraine, U.S. Army veteran Hieu Le knew that his war was over.
Not long after recovering the fallen soldier, Le resigned from Ukraine’s legion of international volunteers. “My team was very supportive since they saw how deeply affected I was by recovering his body,” he told Task & Purpose. “Physically I feel fine, but I also feel like I have these invisible wounds on my soul.”
Le served as an M1 armor crewman from 2010 to 2017, during which he deployed to Afghanistan in 2012. In a previous story about surviving a Russian cruise missile attack on his training base, he asked to be identified by his first name only, but on Monday Le gave Task & Purpose permission to use his full name.
On Monday evening, Le was enroute to western Ukraine along with wounded comrades and other international volunteers who had resigned. He was leaving a war that he had just joined nearly two weeks ago.
“I do feel embarrassed to be leaving so soon after arriving, but have you ever seen anything so horrible and heartbreaking that you can’t continue? It was like that for me,” he said.
Subscribe to Task & Purpose Today. Get the latest in military news, entertainment, and gear in your inbox daily.
His departure coincides with upheaval within the international legion, which was intended to allow foreigners to fight the Russians. But Task & Purpose correspondent Andrew Milburn has revealed that Ukraine abruptly discharged the first volunteers who signed up for the unit after their mediocre performance in battle.
Now the Ukrainians are rethinking how they recruit foreigners by focusing on highly trained combat veterans, such as snipers, a Ukrainian general officer told Task & Purpose on condition of anonymity.
It’s clear the vetting process for the international legion leaves much to be desired. Le said he was billeted with volunteers who made dubious claims about being former special operators, yet they lacked any semblance of discipline or professionalism.
“They live the day high on amphetamines, testosterone, steroids, and who knows what other drugs they’ve smuggled into the war zone,” Le posted on Facebook. “They essentially do whatever they want and the Ukrainian military officers either allow it or are powerless to stop it.”
Le originally came to the war zone because he was unsure if he could live with himself if he didn’t help the Ukrainians. What he found was the mission to recover his fallen comrade’s body was the toughest military experience he had ever faced. “Today’s mission was the one that broke me,” he wrote on Facebook afterward.
He and the other volunteers loaded up anti-tank mines and anti-armor missiles for the 8-kilometer hike to the Georgian soldier’s last fighting position, he wrote on Facebook. On the way, they encountered what appeared to be Russian soldiers. They didn’t want to fight and yelled “Glory to Ukraine,” so the two sides passed each other without incident.
They found the soldier and Le wrote the man’s name, passport number, and date of death on a piece of cardboard that he put with the body. Then they had to drag the body back to friendly lines, which included carrying him past Ukrainian forces along improvised plank bridges.
“That was actually the hardest part: watching the look on everyone’s faces as the body of our fallen making its way through the friendly forces,” Le wrote on Facebook. “Then they looked me in the eye, his blood staining my uniform, while I helped to carry him this last part. Nothing was said between us, but the sentiment was profound and unexplainable. As we made it up the hill to the top of the bridge, the ambulance met us and we put him into a body bag and saluted the ambulance as it drove off.”
When the mission was over, Le couldn’t stop weeping for 10 minutes as he fought to regain his composure, he said. His mission to help the Ukrainians was now over too.
“In the time I’ve been in Ukraine, I survived cruise missile strikes, constant shelling from artillery, moving through hostile territory, cold down to my bones, sickness, hunger, and the anguish of recovering our war dead,” Le wrote on Facebook. “I am tired in my bones. I’m not sure how much longer I’m going to stay in Ukraine, but I feel that I’ve done my part and am satisfied that it’s more than most.”
What’s new on Task & Purpose
- Army Special Forces team takes part in legendary race through the Nevada desert
- ‘A catastrophic kill’ — Experts break down armored combat seen through the sights of a Ukrainian vehicle
- Why the skies over Ukraine have proven so deadly for Russian pilots
- Legion of the damned: Inside Ukraine’s army of misfits, veterans, and war tourists in the fight against Russia
- Woman accused of stolen valor charged with defrauding $250,000 from veteran charities
Want to write for Task & Purpose? Click here. Or check out the latest stories on our homepage.
Jeff Schogol is the senior Pentagon reporter for Task & Purpose. He has covered the military for 15 years. You can email him at schogol@taskandpurpose.com, direct message @JeffSchogol on Twitter, or reach him on WhatsApp and Signal at 703-909-6488. Contact the author here.