Saturday, March 30, 2013

CHÀNG TRAI NĂM XƯA. / Truyện ngắn tháng tư



Bà Xuân đang dọn cơm ra bàn, ông ngồi chờ sẵn và cất tiếng hỏi bà:
Ăn cơm xong bà có đi với tôi ra “Đài chiến sĩ” tham dự buổi “mít tinh” kỷ niệm 30 tháng Tư không?
Bà dửng dưng lắc đầu:
Coi như ông đi “đại diện” là đủ rồi. Ngồi chung xe với ông từ nhà mình tới đấy mất chừng 10 phút nhưng sẽ là 10 phút căng thẳng và thể nào cũng…cãi nhau.

Ông nhìn bà phân bua:

-         Nếu mà bà ngoan ngoãn ngồi yên như người ta thì làm gì có chuyện? tôi chạy chậm bà chê lù đù như gà rù, tôi chạy nhanh bà bảo gìa rồi còn bạt mạng, xe chưa tới bảng stop bà đã bắt tôi chuẩn bị ngừng từ xa, tôi nhường cho người ta thì bà bảo tôi lép vế khép nép, tôi không nhường thì bà chê bất lịch sự, đi đâu mà hấp tấp, vội vàng …ngồi lái xe mà bà cứ khủng bố tinh thần tôi từng giây từng phút như thế, nếu tôi không vững vàng tinh thần thì lạc tay lái từ lúc nào rồi.  Nhưng hôm nay tôi vẫn hân hạnh mời bà đi cùng mà…

Bà bĩu môi:

-  Gớm, ông phân bua mà dài dòng như đọc điếu văn. Cám ơn lời mời nhé, để tôi ở nhà nằm võng đu đưa vừa coi ti vi vừa ngủ còn sướng hơn.

Hôm nay bà Xuân cho ăn món rau muống luộc dầm qủa cà chua chín với vài tép tỏi và thịt thăn kho tiêu, y như món bà đẻ vẫn ăn ngày xưa, bây giờ là món của hai vợ chồng gìa kiêng khem chất béo mỡ màng để bảo vệ sức khỏe vì cả hai ông bà đều cao máu, cao mỡ.

Bà chăm chăm nhìn ông ăn và nói như ra lệnh:

-         Ông chan nước rau muống luộc vào cơm, rồi chấm rau vào nước mắm ớt mà ăn chung thì mới ngon.

Ông phản đối:

-         Đến ăn uống bà cũng chỉ huy tôi? Tôi có là tù nhân của bà đâu? gần 10 năm trời tù tội cộng sản đủ khổ cuộc đời tôi rồi nhé. Tôi cứ thích húp nước rau riêng, xong ăn rau muống riêng đấy. Việc gì đến bà !

-         Ông thật là bướng bỉnh, thế món cà ri chấm bánh mì, ông thử chấm bánh đa có được không hả?

Ông dứt khóat:

-         Nhưng không có quy luật nào bắt người ta phải ăn rau muống luộc kiểu của bà cả, tôi ăn kiểu của tôi và thấy ngon là đủ rồi.

Bà xụ mặt ra không thèm nói và nhìn ông nữa. Hai ông bà lặng lẽ ngồi ăn cơm tiếp.

Ăn cơm xong ông Xuân lấy thuốc ra uống, có loại thuốc phải uống mỗi ngày cho đến hết cuộc đời. Coi như thuốc men song hành cùng với thực phẩm nuôi nấng tấm thân gìa.

Ông thay quần áo và mũ nón đi ra cửa thì bà gọi giật lại:

-         Khoan đã…đợi tôi một chút…

Ông Xuân mỉm cười hài lòng:

-         Cuối cùng thì bà cũng chịu đi với tôi dự cuộc họp kỷ niệm lớn lao này chứ gì?

-         Không !!

-         Hay là bà bắt tôi ở nhà coi ti vi với bà cho vui?

-         Không !!

Bà đưa cho ông mẩu giấy vừa ghi vội:

-         Một công đôi ba chuyện, đằng nào cũng một lần lái xe đi, một lần tốn xăng, chỗ mít tinh “Đài chiến sĩ” gần chợ Hồng Kông 4, hội họp xong ông ghé vào chợ mua cho tôi những thứ này, biết ông lẩm cẩm quên trước quên sau tôi đã ghi ra giấy đây, nhớ đừng có lú lẩn mà làm rơi tờ giấy là được rồi.

-         Hừm, tôi chưa lẩm cẩm và lú lẩn đâu. Dù say sưa hội họp, dù chen chân giữa đám đông người, tôi vẫn sẽ giữ kỹ mẩu giấy này còn hơn giữ tờ gia phả dòng họ nhà tôi để hoàn thành nhiệm vụ bà giao phó cho nhà cửa êm thắm.

Rồi ông mỉa mai:

-         Thì ra bà kết hợp để sai tôi đi chợ cho bà luôn thể đấy. Bà tính toán giỏi qúa.

Ông bước ra cửa còn ngoảnh lại cố nói thêm một câu:

-         Thế sao ngày xưa bà lại học dốt môn toán hả? Tôi dạy kèm cho bà mà đôi lúc bực cả mình vì cô học trò vừa dốt vừa lười…

Bà nhào ra cửa:

-         Này ông có giỏi thì đứng lại. Ngày xưa….

Nhưng ông đã nhanh chân đi khuất rồi. Bà Xuân quay vào nhà, nằm ra võng mà bực mình, chẳng buồn mở ti vi ra xem. Hai vợ chồng bà càng gìa càng xung khắc, hay cãi nhau dù những chuyện không đâu, chẳng ai chịu nhường nhịn ai.

Bà bỗng nhớ lại chuyện ngày xưa mà ông vừa khơi ra nửa vời…

Ngày xưa bà Xuân là cô thiếu nữ tên  Nguyễn Thị Hoa, tiểu thư con nhà giàu, trong một gia đình đông anh chị em. Bố cô Hoa là một công chức hiền lành nho nhã, trong khi mẹ cô Hoa đảm đang tháo vát như đàn ông, một tay bà kinh doanh làm nên nhà cao cửa rộng, nuôi đàn con đông.

Bà xông pha kinh doanh đủ mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực bà hoàn toàn xa lạ, nhưng cứ thấy lợi là bà không từ. Bà đã mua lại một cửa hàng sửa xe gắn máy ở đường Hồng Thập Tự, dù các con trai không đứa nào theo nghề sửa xe. Thợ chánh thợ phụ đều phải thuê mướn hết.

Đó là một tiệm sửa xe gắn máy đặc biệt vì chủ nhân trông coi tiệm là phụ nữ, là mẹ cô Hoa, bà “bổ nhiệm” cô con gái xinh đẹp Nguyễn Thị Hoa lúc ấy đang là nữ sinh trung học ra quản lý cửa tiệm những khi thời gian rảnh rỗi để phụ với bà.

Không ngờ nhờ thế mà cửa tiệm đắt hàng, anh nào đến sửa xe một lần thì thế nào cũng có lần sau dù có khi xe anh không mấy hư hỏng, dĩ nhiên các anh khách hàng này chỉ căn ngày nào có cô chủ ngồi trong quầy, nếu lướt ngang cửa tiệm thấy bóng dáng to đồ sộ của mẹ cô chủ là họ biết hôm ấy cô chủ không có mặt.

Tội nghiệp mấy anh khách hàng si tình, nào biết cô Hoa đã có người yêu, là anh chàng Xuân, sinh viên kiêm thày giáo dạy kèm môn toán tư gia cho cô.

Anh Xuân đẹp trai học giỏi chỉ mỗi tội con nhà nghèo. Anh sinh viên đã bỏ dở  chuyện học hành để lên đường nhập ngũ ở Thủ Đức.

Mãn khóa anh Xuân về sư đoàn 21 ở Chương Thiện, đời lính trôi nổi hết Chương Thiện đến Bạc Liêu, rồi rừng U Minh…nơi nào cũng là vùng lửa đạn sinh tử.

Những lá thư tình đầy ắp thương yêu của cô Hoa theo anh Xuân đi khắp mọi nơi, cô vừa lãng mạn vừa chung tình, hứa sẽ yêu anh, lấy anh dù trong hoàn cảnh nào.

Có mấy đám mai mối hỏi cưới cô Hoa, cha mẹ cô rất ưng ý vì các chàng trai kia đều thành đạt, con nhà khá gỉa, tương xứng với gia đình cô, nhưng cô Hoa vẫn cương quyết từ chối.

Khi biết cô Hoa yêu anh Xuân, chàng sinh viên nghèo dạy kèm cho cô Hoa ngày nào, bây giờ lại đời lính chiến nay sống mai chết, mẹ cô nổi giận ngăn cản, bà đã khẳng định: “Thằng Xuân hội đủ những điều kiện để mẹ …không bao giờ gả con gái cho nó, con đừng có mơ”.

Thế mà những lá thư tình vẫn không hề thiếu, không hề vơi đi, vẫn từ tay cô Hoa bay đến chiến trường với anh Xuân, dù anh Xuân đã nhiều lần tự ái khuyên cô Hoa nên vâng lời cha mẹ lấy chồng ở thành phố cho cuộc sống ấm êm, và vì chính anh cũng cảm thấy thương cho Hoa quá, lấy chồng lính chiến là phiêu lưu, bấp bênh  biết bao.

Mỗi lần anh Xuân về phép Sài Gòn, anh đi lướt qua cửa tiệm sửa xe gắn máy ở đường Hồng Thập Tự cho cô Hoa trông thấy là cô Hoa đã nhanh chóng cho nhân viên đóng cửa tiệm nghỉ sớm để hẹn hò với người yêu.

Anh Xuân không dám đến nhà cô Hoa đã đành, mà anh cũng không dám vào tiệm sửa xe, vì ngại những tay thợ trông thấy sẽ mách với bà chủ.

Một lần vào lúc 3 giờ chiều, cô Hoa vừa ra lệnh đóng cửa tiệm thì anh thợ chính băn khoăn nói:

-         Cô chủ ơi, chúng ta có cái hẹn 5 giờ chiều nay giao xe gấp cho người ta rồi. Anh không quân đẹp trai hay sửa xe tiệm mình đó..

-         À, anh có cái xe Vespa mang tới tiệm mình sửa gần chục lần rồi chứ gì? Tiệm mình kiếm bộn tiền sửa xe của anh ta rồi chứ gì?. Không sao đâu, chiều nay không có thì chiều mai anh ta sẽ đến lấy xe.

Anh thợ gãi đầu gãi tai:

-         Nhưng cô ơi, chiều mai là ngày bà chủ trông cửa tiệm.

-         Tôi hiểu rồi, đừng lo, bảo đảm với anh là chiều mốt có mặt tôi ở đây anh không quân sẽ đến lấy xe và không dám kêu ca phàn nàn gì đâu, chỉ nhìn thấy tôi mỉm cười là anh ta bối rối lên rồi.  Anh cứ đóng cửa tiệm về sớm mà đi chơi hay đi nhậu đi, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với mẹ tôi và với anh khách hàng chủ nhân chiếc xe Vespa ấy.

Thế là cô Hoa ra phố gặp anh Xuân, cô sung sướng hãnh diện đi bên anh lính chiến vào quán kem, vào rạp xi nê để tha hồ tâm sự nhớ thương, mà không hề nghĩ đến anh không quân sẽ đứng trước tiệm sửa xe đã đóng cửa một cách tùy tiện và phũ phàng, chủ nhân không một lời giải thích nhắn gởi. Không gặp cô chủ đã đành, mà cũng không thể lấy xe mà xử dụng được.

Mối tình em hậu phương anh tiền tuyến kéo dài cho tới khi anh Xuân đổi về Hậu Nghĩa làm đại đội trưởng sư đoàn 25 bộ binh.

Hậu Nghĩa, Củ Chi cách Sài Gòn không xa nên thỉnh thoảng cô Hoa lên thăm người yêu, nhiều lần hơn anh về phép thăm cô…

Hai người gắn bó keo sơn qúa cuối cùng cha mẹ cô Hoa đành chịu thua, đồng ý cho hai người thành hôn, chính thức nên duyên chồng vợ. Họ đã có một thời tuổi trẻ là tình nhân, là vợ chồng tha thiết và đầm ấm…

Cô Hoa năm xưa đang ngủ thiếp trong võng thì choàng tỉnh dậy khi ông Xuân về tới nhà, lên tiếng gọi oang oang:

-         Bà ơi…

Bà mở choàng mắt ra và chợt bàng hoàng buột miệng::

-         Anh Xuân !

Ông Xuân ngạc nhiên đặt ngay những túi xách vừa mua ở chợ về và dồn dập hỏi:

-         Bà vừa nói gì thế? Tôi có nghe lầm không? Hình như bà gọi tôi là “Anh Xuân”?

Bà hơi bẻn lẻn:

-         Chắc tại tôi nằm mơ…

-         Ôi, dù chỉ là giấc mơ cũng được, hôm nay nghe bà gọi âu yếm hai chữ “Anh Xuân” tôi sung sướng bồi hồi như thấy cô Hoa bé bỏng, dịu dàng của mấy chục năm về trước, chứ không phải là bà Xuân vừa gìa vừa đanh đá bây giờ….

Bà ngượng ngùng:

-         Vậy hả ông. Nãy vô tình ông nhắc đến ngày xưa nên tôi vừa sống lại một thời qúa khứ, ngày xưa khi tôi và ông mới quen nhau, yêu nhau rồi lấy nhau.

Ông cũng bồi hồi:

-         Ngày xưa bao giờ cũng đẹp, nên chuyện cổ tích nào cũng bắt đầu bằng hai chữ “Ngày xưa”. Cứ thế bà nhé, con cái ở xa chỉ có hai vợ chồng gìa, thỉnh thoảng cũng cần cho nhau những lời âu yếm yêu thương như thời trẻ chứ. Bà đừng có lắm lời, khó tính khó nết với tôi nữa nhé..

-         Cả ông nữa, cũng đừng bướng bỉnh trái ý tôi nữa nhé?.

Ông Xuân cười gật gù:

-  Chắc tại tuổi gìa làm cho con người thay đổi tính nết thôi, chứ tình yêu xưa vẫn còn đây. Tôi và bà cố gắng  đối xử với nhau như lúc trước, được tí nào hay tí ấy…

Rồi ông chỉ vào những bịch chợ:

-         Tôi mua đủ những món bà ghi trong giấy rồi. Ngoài ra tôi còn mua cả món bà không dặn là mấy hộp Blueberry mà bà yêu thích vì nó giống như quả sim tím thường làm bà chạnh lòng nhớ đến bài hát “Những đồi hoa Sim” của thuở đang yêu tôi đấy.. Hàng mới bày ra, tươi ngon lắm nên tôi phải mua ngay.

Bả cảm động:

-         Thế hả? cám ơn ông đã để ý đến cả sở thích của tôi.

-         Thì tôi đáp lại tấm lòng bà thỉnh thoảng làm món gà luộc chấm muối tiêu chanh sở thích của tôi, dù tay bà đã yếu chặt con gà luộc cũng là vất vả.

Bà trìu mến hỏi:

-  Thế cuộc họp ở Đài chiến sĩ đông vui không hở ông?

Ông Xuân hào hứng:

-         Dĩ nhiên là đông người chứ, giây phút chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, nhìn những người lính mặc quân phục xưa tôi lại bồi hồi nhớ thời mình trai trẻ đã chiến đấu dưới màu cờ thân yêu ấy.

Bà  cũng hào hứng theo:

-  Lần sau trở đi dù bất cứ hội họp gì của cộng đồng Việt Nam , của lính tráng, tôi sẽ đi với ông, bất chấp ông lái xe thế nào.

Ông Xuân vui mừng:

-         Bà đã giao phó cả cuộc đời bà cho tôi thì cứ yên chí, dù lái xe kiểu nào tôi cũng lo an toàn mà. Chuyện lớn chuyện nhỏ, đồng vợ đồng chồng mới vui bà ạ. Tôi cám ơn bà…

Bà lôi những món đồ trong túi chợ ra xếp vào tủ lạnh, ông chồng gìa dưới mắt bà lù khù và  bướng bỉnh vẫn còn nhiệt huyết với quê hương, với đồng đội chẳng khác gì anh  Xuân, người lính trẻ hào hùng, xông xáo khắp nẻo chiến trường ngày nào mà bà từng thương yêu và ngưỡng mộ.

Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi gìa đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa, dù hai người đã gìa.

Bà quay ra dịu dàng nhìn ông và chính bà cũng tưởng như mình đang trẻ lại:

- Anh Xuân ơi, anh vẫn là chàng trai năm xưa của em đấy.

                     Nguyễn Thị Thanh Dương

                            ( April, 2012)

Thursday, March 28, 2013

Vui Buồn đời bay bổng (I)


Tôi kể chuyện” Vui buồn đời bay bổng” bên Mỹ này ngoài đời dân sự chớ không phải chuyện bay bổng hồi còn mặc áo liền quần bên VN đâu nghe quí bạn .
****
Tôi bay cho mấy hảng hàng không dân sự nhỏ lớn bên Mỹ này tính đến nay hơn 20 năm , hảng tôi hiện đang làm lâu nay đứng hạng 6 trên xứ Mỹ này , hảng có năm ngàn Pilot .Tôi là phi-công  VN duy nhứt bay cho hảng này ngoài ra cũng có hai ba ông Tàu đẽ bên Mỹ và ba bốn ông người Hawaii trông cũng rất Á-đông , riêng bên mấy cô tiếp-viên hàng không của hảng này thì dường như có 6 cô người VN  (Trong số 10 ngàn cô và cậu tiếp-Viên) tôi  có dịp gặp mới 2 cô VN , một cô tên Diệp nguời Bắc gia đình đâu bên Orange county cô này lớn tuổi , thường nói năng bằng tiếng Việt rất lớn tiếng mỗi lần  cô gặp tôi, tôi biết tên cô làn Diệp cũng nhờ tấm card Noel cô gởi cho tôi bỏ trong hộp thư của tôi , còn trong giấy tờ cô ấy tên là Brigit (nhưng không giống Brigit Bardo của Tây) .Tên họ của cô cũng Mỹ luôn  (lấy họ chồng Mỹ trước khi ly-dị ) nên dù có đọc trong danh sách Phi-Hành đoàn chả ai biết cổ là VN. Cô thứ nhì tên Thi-Thi Trần ( gia đình bên Washington DC cô này dường như là thứ nữ của  một cựu đại-sứ VN họ Trần ?) qua Mỹ lúc còn nhỏ nên không nói được tiếng Mẹ đẻ , có một lần đi bay gặp cô này tôi hỏi sao Thi-Thi người Việt nam mà hỏng biết nói tiếng Việt ?. Cổ biết tôi muốn chọc quê cổ nên trả lời bằng tiếng Mỹ là “ Tui nói tiếng  Việt không được nhưng mà anh tui nói được …!.Tôi bảo “You nói được tiếng Việt thì mới quí chớ còn Anh của You nói được tiếng Việt thì Who Care ?….
****
Chừng 10 năm trước lúc đó tôi còn bay loại Boeing–727 (bây giờ thì đang bay Boeing-737 hảng đã bỏ tất cả loại 727 ,  loại này  đã củ kỹ và tốn tiền bảo trì..) nên tôi hay đi các đường bay dài từ vùng đông bắc xứ Mỹ này về California (Ba má và  các anh chị em tôi đều ở bên Cali nên hầu như tuần nào tôi cũng về bên đó). Một buổi sáng sớm thứ  bảy lúc đậu tại phi-trường Dayton bên tiểu ban Ohio chờ các chuyến bay khác đến để chuyển hành khách từ các phi-trường phụ cận về Los Angeles . Cô tiếp viên người Mỹ bước vào phòng lái bảo tôi là dường như có mấy “ teen ager ” người VN ở phía sau .You còn nhớ tiếng VN không , xuống nói chuyện với mấy cô ấy cho vui… Tôi nghe vậy liền  buớc ra khỏi cockpit tiến về phía sau để tiếp chuyện và xem mặt mấy cô bé này , lỡ họ là Tàu hay Cambodia thì chắc là tôi ngọng , còn Mít thiệt thì tôi sẽ tiếp chuyện …3 cô người Việt đúng theo sự quan sát của cô tiếp viên người Mỹ , vì từ đàng xa tôi đã thấy có 3 cô gái Á-Đông , một cô lớn tuổi nhứt trong đám (khoảng trên 20 tuổi ) ngồi gát cẳng lên thành ghế phía trước cô này đang dán con mắt vào cuốn chưởng , tôi chỉ đọc được chữ “Điêu” của hàng trên và chữ  “Hiệp” hàng dưới của bìa sách cuộn lại phía sau , chắc là là cuốn Thần Điêu Đại Hiệp?. Cô này ngó chăm vào cuốn sách chưởng và tuyệt nhiên màng không nhìn đến tôi , hai cô kia thì còn nhỏ khoảng 17,18 tuổi hai cô bé kia nhìn tôi  và có vẻ hơi mắt cở khi thấy tôi tiến đến gần, tôi bèn  tươi cười và thân mật làm như đã quen thân đâu lâu ngày ,tôi nói “Uả..Chào mấy cô , mấy cô  ở đâu  tới đây.? “.Hai cô nhỏ không trả lời nhưng chỉ nghe cô lớn trả lời cộc lốc “Grand Rapid” , tôi nghe nói Grand Rapid thì liền hỏi ngay , vậy ở trển mấy cô có biết tiệm thực phẩm Sài gòn của anh Thành(437) không ?.(Hồi đó trên Grand Rapid chỉ có mổi 1 tiệm thực-phẩm Á-đông của Đ/u Thành nhọt nên nghĩ rằng người Việt mình ai ở trên thành phố này cũng biết, anh Thành là chủ tiệm , anh là trưởng phi-cơ C-130 của tôi hồi xưa bên VN ) . “Hỏng biết ” cô lớn trả lời với một giọng cộc-lốc đanh đá miễn cưởng tôi nghe thật thấy khó có cảm tình , và cô ấy cũng không thèm nhìn đến tôi khi nghe tôi hỏi .Theo sự quan sát của tôi thì dường như mấy cô này ở đảo mới qua nên nước da cô nào cô nấy đều đen đúa xạm nắng , tôi nói thầm trong bụng ; chắc mấy má nhỏ này đã từng ở với Việt cộng một thời gian , nên mới được tụi nó giáo-dục kỹ quá thành ra mới  ăn nói kiểu này.
Tôi tính náng lại hỏi thêm chuyện nhưng cảm thấy mửng này chắc chả đi tới  đâu , nên đành chào qua loa mấy cô ấy rồi vội quay gót trở lên phòng lái , lúc  quay lưng đi được một khoảng tôi nghe sau lưng giọng của hai cô nhỏ  nói với nhau : “ Ý cái ông Bi lốt đó người Diệt-Nam “ .Tôi lại nghe giọng đanh đá của cô lớn nhứt hồi nảy nói lớn với hai cô bé kia “Thằng chả Pilốt thây kệ mẹ thằng chả chớ bây để ý làm thá cái gì” .Tôi nghe rõ lắm nhưng giả bộ như không nghe gì cả cứ tiếp tục bước vào phòng lái của chiếc Boeing-727 đóng cửa nhẹ lại như không có chuyện gì .Tôi ngồi vào ghế lái mà lòng cãm thấy ngao ngán cho lối giáo dục của một chế độ.!.Cô ô-tét đờ le Mỹ thấy mặt tôi xụi lơ và có lẽ cô thấy sao tôi chỉ nói có 2 ba câu rồi bỏ đi , cô bèn chạy theo gỏ cưả bước vô hỏi tôi bộ mấy cô nhỏ đó không thích you hả , tôi đành phải nói dối : Mấy cô đó người gốc Cambodia nên không hiễu tiếng Việt của tôi….!.
****
Vài tháng sau đó mỗi tuần tôi vẫn bay đường qua Cali nhưng thay vì ở lại Los Angeles 24 tiếng để bửa sau bay về thì hảng lại cho bay thêm một  đường bay ngắn nửa xuống San Diego và ở lại đó cho đến ngày hôm sau . Hôm ấy có một ông tiếp-viên phi-hành người Mỹ đen tên Bill , ông này hồi xưa có sang Việt Nam tham chiến , lính bộ-binh đóng đâu trên Komtum , ổng nói chuyện rất tếu và biết tôi VN nên hay chạy lên phòng lái nói chuyện và chọc quê tôi hoài.Không biết hồi đó có ai dạy ông hát bài tiếng Việt , mà hể gặp mặt tôi là ông hát tiếng Việt giọng Mỹ đen đặc rệt của ổng tôi nghe mà cứ cười hoài , ổng hát “mọt cham em oi chiều nay mọt cham phần cham..”.
Phi-cơ  có nửa giờ đậu tại Phi-trường Los Angeles để đổ xăng và làm sạch sẽ tầu trước khi tiếp tục bay xuống San Diego , tối hôm trước không ngủ được ngon lành nên tôi làm biếng ra khỏi phòng lái để gọi Phone cho gia đình ba má tôi vì lát nửa sau khi đáp San Diego tôi lại sẽ quá giang tàu này trở lại Los Angeles để về nhà ba má tôi và thăm các bạn bè vùng này . Đang ngồi liêm diêm ngủ trên ghế lái thì tôi nghe có tiếng mở cửa tôi cứ tưởng mấy người làm phận sự clean tàu vô phòng lái làm sạch sẽ , tôi mở mắt ra quay lại nhìn thì thấy có một  cô gái VN tóc dài thò đầu vô , cô thấy tôi quay lại ngó nên cô nói bằng một giọng  vui vui khác hẳn với cái giọng sắc đá của mấy cô gái mà tôi đã gặp cách đây  vài tháng trước. Cô này nói : “ Dạ xin lổi ..Tui nghe cái ông Mỹ đen ở đằng sau nói ông là người Việt-Nam…mà , mà ông có biết nói tiếng Việt không ? “. Tôi nghe vậy bèn trả lời “ Dạ tui  người Mỹ ..mà Mỷ da dàng chớ không phải Mỹ thiệt…tui đẻ ở Vĩnh-Long nên tiếng Việt tui nói cũng rành như cô vậy đó.”.! Cổ nghe vậy bụm miệng cười và nói “Ý cái ông này ngưòi Việt thiệt…”.Rồi cổ đóng của cái rầm chạy về phía sau. Tôi tính bước ra nhưng lúc đó hành khách bắt đầu bước vô phi-cơ nên tôi đành ngồi lại. Chừng đáp ở San Diego tôi ra đứng trước cửa cocpit để chào hành khách, chuyện này ít khi tôi làm vì gặp ai cũng  nói Good bye với Thank you mãi nên tôi không thích, cô gái VN   hồi nảy bước ra sau cùng , có lẽ là muốn nói chuyện với tôi, tôi đi rảo bước với cô ra ngoài cổng , cô giới thiệu cô tên là Trúc-Liên  , xuống đây để họp về ngành giáo-dục vì cô là giáo-viên .(Hèn chi ăn nói lịch-sự có nét.) Tôi chưa kịp nói thêm gì thì đã có mấy ngươi Mỹ trong ban tiếp tân biết cô, chạy lại xí xô xí xào huyên thiên nên tôi bị xếp de, đành xin kiếu . Trước khi chia tay ; cô giáo này còn nói khi nào ông bay ghé ngang chổ tụi này, có ở lại lâu mời ông ghé lại chơi với gia-đình tụi này..Ông xã và mất đứa con tôi thích cũng máy bay lắm…… Tôi ừ ừ dạ dạ vân vân rồi cất bước….. À mà cũng lạ, cô giáo này quên không  cho  tôi biết cô ở tiểu ban nào thành phố nào ..điện thoại, địa chỉ ở đâu..làm sao mà tui thăm gia đình cổ cho được, cổ làm như là Pilốt  ông thánh cái gì cũng biết, ai ở  đâu cũng biết hết chắc….Lúc đó tôi mới có 40 tuổi, tôi không biết tại mình lẫm cẩm hay cô giáo kia lẩm cẩm…? .
****
Lúc mới vô các hảng  Airlines thì thường ai cũng phải bắt đầu là ông Cơ-phi (Flight Engineer) của loại Boeing-727 rồi hai ba năm sau mới được cho đi học làm co-pilot , mấy cô tiếp-viên hàng-không biết là mấy tên cơ-phi đều là ma mới nên mấy chị này hay hù tuị tôi lắm. Hồi đó tôi mới vào hảng chừng được 6 tháng , có một cô tiếp viên người Mỹ tên là Vicky, lúc đi bay chung cùng một chuyến bay 4 ngày , tôi thấy sao cổ cứ ngó tôi hoài, tôi nói trong bụng “bộ cái bà già này hồi đó tới giờ chưa thấy Pilot người Á-đông hay sao mà cứ nhè tôi mà kên xì tin hoài vầy nè…” ngày thứ nhì của 4 ngày đi bay , chị Vicky nhân lúc phi-cơ đậu trên một giờ tại phi trường Dallas bả ngó trước ngó sau thấy vắng người vì hai ông pilot người Mỹ đã bỏ ra ngoài gọi Phone hay uống Cà phê gì đó , chị liền bước vào phòng lái chỉ vào mặt tôi kiểu ma cũ ăn hiếp ma mới , hất hàm hỏi :Phải you người Việt-Nam không ? Tôi nói phải , sao you biết ? .Bả nói thấy trong danh sách phi-hành đoàn có một mình you last name là Phạm thì you phải là người VN. Rồi  bà Vicky này lại nói hồi năm 1966 , tui có ở bên Sàigòn lúc đó tui mới 17 tuổi..còn you thì chắc là hồi đó mới đẻ phải không ? Tôi trả lời Yes tỉnh queo . Sau 4 ngày đi bay chung trước khi tan hàng xong phi-vụ tôi chận bà Vicky lại chào và trước khi từ giả tôi nói nè Vicky con gái lớn của tui năm nay mới có 14 tuổi thôi nghen….. tôi cố ý nói vậy chi chị Vicky này nếu có đầu óc thì tối về tính lại coi  tôi đẻ hồi nào….
Hảng có trên 10 ngàn cô tiếp viên nên lâu lắm, có khi cả đến hai ba hay 4 năm mới có dịp bay chung lại cùng phi vụ .Ba tháng sau đó tôi lại tình cờ bay chung với chị Vicky này một lần nữa(11 năm nay tôi chỉ gặp lại chị Vicky này có một lần dưới đất) lần này chị có vẽ thân thiện và tử-tế hơn lần trước có lẽ chị nhớ lại lần đầu gặp tôi điểm mặt nói tôi mới đẻ , còn chị ta thì đã 17 tuổi. Thực ra chị nhỏ hơn tôi đúng một tuổi  , chị nói hồi đó ba của chị làm bác-sỹ tại bịnh viện Chợ Rẫy  nên chị theo gia-đình  sang Việt Nam, nhà ở khu chợ An-đông  trên 3 năm, chị thường hay ra hồ tắm Đô-thành tắm , chị hỏi tôi có biết hồ tắm Đô-Thành không?. Tôi nói biết , chị lại hỏi một câu thật ngây thơ :sao hồi đó tui đi tắm ở đó hoài mà tui hỏng gặp you  , tôi nói hồi đó tui mới đẻ mà tắm với lội làm sao được hả… Big sister…?. Chị Vicky biết tôi chọc quê nên mặt mày đỏ ké... Tôi nói tại hồi đó mỗi lần đạp xe đạp ngang hồ tắm đô thành tôi thấy cả bầy xẫm vừa tắm vừa kỳ-cọ  nên nước dơ lắm, ai mà dám chui vô đó bà hả bà nội !. Chị Vicky nói hồi đó chị thích ăn cái hột gì ngọt ngọt mặn mặn của mấy chị người giúp việc hay mua về , tôi nói “Xí-mụi” , mắt chị sáng lên nói đúng rồi, sao you biết ?. Mà thứ đó bên này có bán không ?.Tôi nói có chớ, thứ gì mà không có ở xứ này. Tuần tới tui có chuyến bay qua San Francisco để tui mua cho bà mấy gói ăn chơi. Tôi qua San Francisco tuần lễ  sau , ở đó được một ngày sau khi thăm mấy bậc đàn anh  KQ dưới San Jose , trên dường về nhà nhỏ em ngủ tối, tôi ghé chợ tàu Oakland mua cho chị Vicky 5 gói Xí Mụi , hôm sau về tôi thẩy vào hộp thư cho chị Vicky , tuần lể sau đi bay trở lại tôi check trong hộp thư của tôi thấy có mảnh giấy nhỏ do chị Vicky viết bằng tiếng Mỹ , đại-ý cám ơn tôi về mấy gói xí mụi , chị nói ăn ngon hơn hồi đó và thấy rất nhớ Saìgòn và mấy người giúp việc cho gia đình chị ta, không biết bây giờ họ chết sống ra sao . Bên dưới mãnh giấy có đề hai chữ “Cám ơn” bằng tiếng Việt có bỏ dấu đàng hoàng đúng chính tả  và còn ký tên “Chị Hai” có bỏ dấu nặng dưới chữ chị .Tôi đọc thấy vui vui và cười thầm : Mua đồ cho má này ăn rồi má còn xưng Chị Hai với mình nửa, ngon thiệt.… Chị là con cả nên mấy chị giúp việc trong nhà gọi chị là Chị Hai, bây giờ chị Vicky này muốn dợt le với tôi là lâu lắm rồi mà chị vẫn còn nhớ ít tiếng Việt-Nam ….
****
Trong số những Pilốt Mỹ mà tôi có dịp bay chung hằng ngày có ông Captain John Thomson , hồi đó trong KQ Mỹ lái F-104 siêu lưởi kiếm , ông có ở VN một thời gian ngắn tại Đà-Nẵng , có lần ông hỏi tôi , vợ của you qua Mỹ này còn mặc “ao dai” hay là  mặc đồ như American  woman ?. Tôi nói đám cưới  , Tết ta hay các kỳ lễ lớn thì có mặc áo dài , tôi dạy ổng nói chữ áo dài cho đúng giọng VN . Sẳn đó ông nói , you làm ơn dạy cho tôi nói : “Hello! How are you “ bằng tiếng VN được không ? Tôi nói được , dễ lắm rồi tôi nói nếu lần tới ông gặp tôi ông nói Hello thì trong tiếng VN có nghĩa là “Chào ông”  còn “How are you” tiếng VN có nghĩa là “ Ông mạnh giỏi”. Ổng nghe mới có hai câu vậy là đã lắc đầu lia lịa , sao mà khó nhớ và khó phát âm quá . “ I give up” ổng nói , nhưng tôi bảo , tôi biết là học tiếng ngoại quốc không phải dễ , mặc dù đối với chúng tôi hai câu mà tui mới vừa dạy ông , tụi tui nghe dễ ợt còn đối với ông thì dĩ nhiên rất khó , thôi ông chịu khó nghe tui dạy cái mánh này là cả đời ông sẽ nhớ mãi . Tôi nói ông phải nhớ hai chữ :chào ông , ông nói cái đó thì dễ , còn cái câu kia mới khó nhớ và khó phát âm, tôi nói có 3 chữ mà khó  nổi gì ,  ông nghe đây: ông có biết cái cục kẹo “Almond Joy “ không ? Ông nói biết chớ , mà cái candy bar đó mắc mớ gì tới tiếng VN ?. Tôi nói tại ông nói khó nhớ ba chữ Ông mạnh giỏi , thành ra hể mổi lần ông gặp tôi sau khi nói : chào ông .Thì ông phải nghĩ tới cục kẹo “Almond Joy” liền . Almond Joy trong tiếng Mỹ nhưng hể nói trại trại ra tiếng VN là “Ông Mạnh giỏi “ là không có trật ly nào cả!. Quả nhiên  câu tiếng Việt ông mạnh giỏi , tôi chỉ cho ông Captain Thomson và một vài ngươi bạn Mỹ , muời mấy năm nay họ đều nhớ vì mổi lần gặp tôi họ đều chào tôi bằng tiếng Việt và nói Ông mạnh giỏi rất đúng.   Tuy nhiên có một chuyện trục trặc nhỏ . Cách đây mấy tháng , tình cờ tôi gặp lại ông Captain Thomson , sau khi ông chào tôi bằng hai câu tiếng Việt  mà tôi đã từng dạy ổng muời mấy năm trước , ổng khều tôi lại nói , Mr Phạm tôi biết là you dạy tôi nói tiếng Việt  O.K . Tuần rồi tôi có gặp một nữ hành khách người VN , tôi hỏi làm sao mà ông biết bà đó là người VN ?. Ông nói ,vì bà ta mặc “Áo dai” , ông nói tôi đứng ngay cửa cockpit chào hành khách vô máy bay , tôi nói exactly what you teach me , mà sao bà đó nghe tôi chào bả mà bả hỏng có phản ứng gì mà còn nguây nguẩy bỏ đi và nói một câu gì dài thòng ong.. ong.. ba.. ba… tôi hỏng hiểu bà ta nói cái gì hết … bộ chào đàn bà VN kiểu đó không đúng hả ? Tôi nghe ổng nói vậy nên ôm bụng cười ngất. Tôi nói trước hết tôi xin lỗi ông , cái này cũng là một phần lỗi của tôi , hồi đó tôi dạy ông cứ lo là ông khó nhớ thành thử phải dùng cục kẹo Almond joy làm chuẩn , vì tiếng Mỹ ” How are you “ nói với đàn ông hay đàn bà , ý nghĩa như nhau , còn trong tiếng VN khi gặp đàn bà thì phải nói là “Bà Mạnh giỏi “ mà khổ một nổi bên Mỹ này người ta không có làm cục kẹo hiệu “Bamond Joy” thì tôi lấy cái chó gì làm chuẩn cho ông dễ nhớ đây ? Chắc tại bả nghe ông  chào bả là “ông”  nên bả xì nẹt vừa đi vừa nói người ta là đàn bà mà hỏng nói chào bà mà nói chào ông !?. Ông nghe tôi giải thích vậy nên cũng chấp nhận rồi vừa cười vừa nói chắc tại vậy nên : “ She Mad at me “.( Bả giận tui).
****
Còn một ông Captain khác tên Brian , ông này lần đầu tiên gặp tôi ổng hỏi sao Mr Phạm , you lúc này còn nhớ nước mắm không ?.  Hai chữ “nước mắm” ông phát âm rất đúng . Tôi nghe vậy nên  cứ  đinh ninh là ông nội này hoặc là có vợ VN , hay là đã từng ở VN lâu rồi nên mới biết nước mắm, tôi nói nước mắm bên Mỹ này tuy không ngon nhưng dễ kiếm lắm…Ngày hôm sau nhân lúc rỗi rảnh tôi hỏi Captain Brian , hồi đó ông ở VN bao lâu và ở tại đâu ? Nghe ông trả lời mà tôi giật mình  .Ổng nói tôi chưa bao giờ qua VN cả!.Tôi hỏi :Ua vậy sao ông biết nước mắm ? .Ổng nói tôi là sĩ quan tình báo (Intelligen Officer) của bộ quốc phòng . Hồi gần cuối năm 72  trước khi được gởi qua VN tôi có học một khóa tiếng Việt tại ngũ giác đài , học nói những câu tâm-lý để giao dịch với người Việt khi cần , cho nên dù mới đến VN nếu phải nói thì cũng nói những điều tuồn như là mình đã từng ở VN lâu rồi và biết hết , biết hết…biết những phong tục tập qúan của người địa phương và phải đọc được ý tưởng của họ bằng cách là “Walk inside their stomach” .Tạm dịch là “Đi trong bụng họ”. Ông Captain Brian nói , tôi có học xong khoá tiếng Việt sắp được gởi qua VN thì nghị-định hoà-bình Balê ký kết thành vụ qua VN của đơn-vị tôi bị bải bỏ , nếu không thì giờ này chắc có tên tôi trên bức tường đá đen của đài tưởng niện các GI bõ mình tại South East Asia rồi. Gặp you lần đầu tiên tôi thí nghiệm thử mà coi bộ có ép phê  phải không ? .Tôi nghe ổng nói vậy nên giơ tay đầu hàng…
Năm ngoái tôi đến phi trường Roanoke của tiểu ban Virginia , phi trường này nằm trong vùng núi , phong cảnh  núi non rất hùng vỹ, riêng  cái Terminal của phi-trường này cũng  rất là đẹp , tôi cứ nghĩ thầm không biết chừng nào xứ sở của tôi bên VN mới có được một cái Terminal tân kỳ  đẹp đẽ và đầy đủ tiện nghi được như vầy , dù đây chỉ là một địa danh  khỉ ho cò gáy , ít ai biết tới!.Phi hành đoàn của tụi tôi nghỉ lại thành phố này một ngày , hôm sau 11 giờ sáng tụi tôi phải có mặt tại phi-trừơng khoảng một giờ trước khi cất cánh , hôm đó chiếc phi cơ mà tụi tôi sẽ dùng tiếp tục phi-vụ tới trể nên tụi tôi ngồi chờ bên trong chổ cổng  đậu phi-cơ lâu hơn thường lệ , Pilot đi bay thì ai cũng có một  va li nhỏ đựng quần áo và cái cặp bay phi-hành màu đen , riêng cái cặp bay của tôi thì hai bên hông có dán cái 2 phù hiệu màu , một của hảng Airline cũ của tôi và kế bên dưới là phù hiệu “Tổ Quốc Không Gian “ in trên giấy láng , do ngài Thiếu tá Navy Lê Hưng tặng  tôi cách đây trên muời mấy năm…Tôi để mấy món lỉnh kỉnh này tại gần cổng rồi bước lại  chỗ quầy vé chech-in để đọc tin tức khí tượng trong computer. Trong lúc tôi chờ có chổ trống để nhãy vô xem tin tức khí tượng , tôi vô tình nhìn lại chỗ tôi để mấy món đồ lỉnh kỉnh kia , thì thấy có một người đàn ông Mỹ khoảng ngoài 60 , ông ta quì xuống cúi nhìn bên hông cái cặp bay của tôi . Chặp sau ông lại quì xuống quan sát một lần nửa thật lâu , rồi ông nhìn dáo dác như muốn tìm xem ai là  chủ của cái cặp đen này. Chừng 5 phút sau  tôi bước lại gần  thì ông Mỹ này biết là đồ của tôi . Ông không hỏi cũng không chào tôi tiếng nào nhưng chỉ vào bên hông cái cặp đen và nói “ That’s my Unit “ . Tôi hỏi ủa bộ ông hồi đó có làm cho hảng Airlines  cũ này hả ?.Ong nói không phải, cái sticker phía bên dưới kia kìa . Tôi hơn bối rối sợ ông già lẩm cẩm này ngó lầm, tôi nói nhưng mà cái sticker phía bên dưới là của South Vietnamese Air Force  mà . Ông nói “Yes ,That’s my Unit “ (Đúng , đó là đơn vị của tôi) . Tôi nói chắc ông già Mỹ này ngó lộn rồi , tuy nhiên tôi cũng ôn tồn hỏi ổng :Bộ hồi đó ông là lính KQ của VNAF hả ? Ông trả lời: Yes , all most 3 years  from 1966 to 1969. Tôi nghe ông nói mà trong bụng cứ nghĩ chắc cha già này lảng trí nặng rồi , chớ Mỹ nào hồi đó mà đi lính KQ Việt Nam ? .Tôi chưa kịp nghĩ gì thêm thì ông già Mỹ này nói : You có biết không , hồi xưa KQ của you lúc mới nhận viện trợ mấy chiếc AC-47 của phi đoàn 817 tại Tân Sơn nhứt , tôi là huấn-luyện-viên bảo trì của loại này , nên tôi biết cái sticker này là của đơn vị tôi.. nghe ông Mỹ này nói bao nhiêu đó nên tôi mới hiểu .Hẳn quí vị còn nhớ hồi xưa các cố vấn Mỹ làm việc chung trong KQ mình , mấy ông đó rất thích mang cái phù Hiệu Tổ Quốc Không Gian trên túi áo . Vì vậy nên ông Mỹ này lâu ngày ông cứ nghĩ đó là cái phù hiệu của Phi-đoàn Hỏa-long mà ông  đã từng làm cố vấn, chớ ông không biết đó là phù hiệu chung của KQ Việt Nam.Sau đó ông xổ cho tôi nghe một tràng những biến cố hồi Tết Mậu thân lúc ông còn đồn trú tại Tân Sơn  Nhứt , ông nói xém nửa là bị ăn đạn B-40 của mấy tên VC bắn vào Phi-trường , ông nói còn nhớ có một ông Base Commander của 33 Wings , cao cấp trong KQ bị tữ nạn ngoài hàng rào phòng thủ gần French Cementery..(Cố Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương ). Nghe ông già Mỹ nói vậy tôi mới biết mình lầm to , ông già Mỹ này không lãng trí như tôi nghĩ , vì đã mấy chục năm mà ông vẫn còn nhớ từng chi tiếc nhỏ lớn…
Tôi hỏi phải ông chút nửa bay chuyến bay của tôi về Charlotte phải không ? Ông nói không, chỉ ra đưa người con gái lớn về Michigan , sẽ đi trong chuyến bay của tôi , còn ông thì nhà cửa ở tận trong vùng núi nhà quê cách đây chừng 2 giờ lái xe , về hưu ở đó xa đô thị cho đỡ ồn ào….
Thưa quí vị đọc giả quí mến, tôi xin phép được tạm dừng ở đây. Mặc dù trong các phi-vụ hằng ngày tôi có gặp rất nhiều chuyện ly-kỳ và hấp dẫn khác nữa nhưng không tiện viết ra đây… Đành xin hẹn kỳ khác vậy…. nếu bịnh làm biếng của tôi không tái phát.!        (9/97)

Pilot Lăng cha cả.
Herky 482

(US Airforce Academy)

Trường Đại-Học Không-Quân Hoa-kỳ
Tôi  viết bài  này không   phải để  quảng-cáo về  trường Airforce Academy  nhưng chỉ  muốn tường-thuật  lại chuyến  viếng thăm ngôi trường Đại-học  cũa Không-Quân Hoa-kỳ  mà riêng cá-nhân  tôi cũng như hầu  hết các bạn  cựu Không-quân Việt-nam  mình đã từng  được nghe nói đến...
Tôi được mời đến trường Airforce Academy vơi tính cách cá-nhân đễ thuyết-trình  về Không-quân  Việt-Nam Cộng-hoà  cho các sinh-viên sĩ-quan Không-Quân  năm thứ 3  tại trường này  .
Không phải vì tôi tài-giỏi gì hơn các bạn đễ được mời đến  trường nói chuyện về KQVN tại trường này..nhưng tôi,thì-giờ và khã-năng di-chuyễn trên xứ Mỹ rộng lơn này có phần dễ dàng hơn quí bạn... Số là như vầy năm ngóai tôi đi bay chung vơi một người bạn Hoa-kỳ cùng hãng ,ông bạn này cũng là một cựu Không-quân đã từng tham dự trong chiến-tranh VN vào những  năm 72/73.Hầu hết các Pilot người  Mỹ bay chung vơi tôi thấy tôi  họ Phạm nên họ biết ngay tôi là người VN nên hễ khứa nào đã từng ở VN rồi thì hay hỏi thăm tơi tắp và nếu  đi bay chung vơi mấy  khưá này thì vấn đề  nói chuyện rất là cởi mở...như lâu ngày mơi được gặp lại bạn cố-tri.
Riêng ông bạn bay  chung vơi tôi ngày hôm nay thì phỏng-vấn tôi hơi kỹ, hỏi gì tôi trả lời nấy nên sau hai ngày ông hỏi tôi  chớ hồi đó  trong KQVN you  làm cái giống  gì mà sao you coi bộ rành về KQ của you quá vậy..Tôi nói trong KQVN ai cũng như ai biết về KQ của mình đại-khái  vậy thôi chớ làm sao mà biết hết được..nhưng riêng về tôi thì có tánh hơi tò mò và nhớ giai nên có lẽ ông nghe tôi nói nên cứ tưởng bở là tôi rành sáu câu chơ gì.?. Ông bạn Mỹ  nghe tôi nói thì cười xoà...rồi  ổng nói nhưng mà tui hỏi  you một  câu :Nếu  trường Airforce  Academy mời  you tới nói chuyện về KQVN của you thì you có dám nói không ? Tôi trả lời dám chớ sao không dám...nhưng mà Airforce Academy nào mà thèm mời tui ,ông  nói nghe  sao như  chuyện dỡn  chơi ?..Rồi  bốn ngày đi bay chung vơi  nhau qua thật  lẹ , tôi  không có dịp  gặp lại ông bạn này nữa...
Không biết ông bạn người Mỹ này  có xơ múi gì vơi trường Airforce Academy.?! Tôi  chỉ nghe  ông nói  là ổng  tốt-nghiệp tại  trường Academy  này năm  1969.Hiện ở vùng Evergreen  gần Denver tiểu-ban Colorado, nên  thường hay chạy  xuống trường Airforce  Academy để coi Football chùa.Và không biết ổng về nhà đã có tâu trình gì vơi các bạn bè cũ của ổng tại trường Airforce Academy không ?
Độ 1 tháng sau tôi nhận được thư của Trung-tướng Bradley C.Hosmer Khoa-trưởng của trường Airforce Academy có nhã-ý mời tôi vơi tính cách cá-nhân đến trường để thuyết-trình về KQVN cho các sinh-viên năm thứ  3 tại trường này vì các  sinh-viên đang học ở phần  chót của môn "Lỵ-thuyết Không-Quân trên chiến-trường Việt-Nam " (Airpower Theory  and Doctrine in Vietnam  theater). Nên nếu được sự hiện-diện  của tôi đễ thuyết-trình  đầt đủ hơn về  KQVN thì sẽ giúp cho các  sinh-viên tại đây có cái nhìn  thực-tiễn và rõ-ràng về KQVN.  Được thư tôi cũng hơi chớí-với  cứ suy-nghĩ đắng đo hoài không biết  có nên nhận lời hay  không ; tôi cứ nghĩ  nếu mà mình từ-chối thì  cũng chả có chết thằng Tây  nào...vì 18 năm nay biết bao nhiêu khoá đã ra trường và họ cũng đã học chung cùng một lý-thuyết, có KQVN  nào đến đây mỗi  năm để  mà thuyết-trình  hay bổ-khuyết gì về  KQVN đâu....? Nhưng rồi cứ  tự cảm-thấy mình còn mang " Nợ " KQVN qúa nhiều nên cứ coi đây như là một dịp-tiện rất tốt để cho  tôi trã một phần nợ  ân-tình lơn cho KQVN dù  rằng nợ này không ai đòi ! ...Rồi lại  còn mối lo-âu khác là chả biết đến đó mình sẽ nói  cái gì ? Đây là một trường  Đại-học sẽ nói chuyện với các Sinh-viên Đại-học Quân-sự chớ đâu phải nói chuyện đời xưa cho    trẽ  nít  nghe....!  Nhưng  rồi  tôi  cũng đã tự trấn-an tinh-thần mình  , tôi ở  Mỹ gần 18  năm cũng đã  từng giúp cho ba người bạn người Mỹ viết 3 cuốn  sách nói về KQVN nên tài-liệu đâu có thiếu  ..Tôi nhận lời ,nhưng  cứ phải phập-phòng suy  nghĩ mãi không biết phải  trình-bày sao đây?  Mình  đứng trươc hàng quân mà  ăn nói lạng-quạng vừa mất mặt KBC vừa mang tiếng cho KQVN thì tôi sẽ phải  ân-hận suốt đời.
Rồi khóa học mùa thu  (Fall Semester) của trường Airforce Academy đến như  thường lệ , một  tháng trươc ngày hẹn  tôi nhận được một thư nữa của trường Academy do  Trung-tá Roger Dunsfort gởi ,trong thư  ông cho  biết ông  là giám-học  về lỵ-thuyết quân-sự (Course Director  , Military  Theory) nên  ông sẽ  là người trực-tiếp đón rước và sắp xếp chương-trình  cho tôi thuyết-trình trong hai ngày 15 và 16 tháng 10. Trong thư ông cho biết rõ từng chi-tiết một và điểm  làm tôi rợn  người nhứt là  ông nói rất  lấy làm tiếc là không thể  gom tất cả các lơp trong chương-trình này  vào một đại thính đường để cho tôi có thể  nói một hay hai lần được nên phiền là tôi phải lập đi lập lại cùng một đề-tài cho cả thảy 14 lơp học trong hai ngày mỗi lơp sẽ qui-tụ trung bình 50 đến 60 sinh-viên.
Và thời gian tối đa để thuyết-trình cho mỗi lớp là 50 mươi phút..Và cuối thư ông cũng không quên mời tôi ở náng lại thêm ngày thứ bảy để làm khách danh-dự cho trận cầu Football  giửa hội Airforce Academy và trường Đại-học Colorado.
Đọc thư xong muốn bỏ cuộc....Tôi là thợ lái máy bay chuyên-nghiệp chớ đâu phải thợ nói ! Sao mấy cha nội này hành tui dử vầy nè.... Nhưng vì cứ nghĩ đến danh-dự KQVN nên tôi nói thầm trong bụng phải cố gắng, mình đã trải qua một đọan đường quá xa trong cuộc đời đâu có thể bỏ cuộc dễ như vầy được.  Đâu là trách-nhiệm ...? đâu là danh-dự của một cựu KQVN ?
Mặc dù  được mời với tính  cách cá-nhân xong tôi  không thể nào âm thầm đến trường Airforce Academy để nói về KQVN rồi ra về mà không có một  thông-báo cho ít  ra một  đại-diện  của một hội  KQ nào đó biết...  Dù tôi  không thông-báo  cũng chả  có chết  thằng Tây nào nhưng tôi sợ nên thủ cẳng không muốn dẫm chưng dẫn cẳng lên ai nên tôi có thông-báo cho anh hội-trưởng KQ San Jose  và anh Hội-trưởng của Tổng Hội KQVN biết gọi là "Kính-trình lên thượng-cấp để tường" (vậy là khỏi  sợ bị mấy giả phiền-trách  gì về mình, vì tui  cứ sợ nếu mình mà hỏng cho mấy giả biết sau này gặp mình "rủi"bị mấy giả khảo mình hỏi sao chú em làm cái gì mà hỏng ai biết hết dzậy ..thì hơi phiền cho đấng Pilot lăng cha cả này !? )
Trươc ngày  ra đi tôi nhận  được thư của "Tổng  Ngọc" (Anh Trần văn Ngọc tổng hội trưởng hội KQ ) Thư giơi-thiệu viết bằng tiếng Mỹ xác nhận rằng đây là một hội-viên của hội cựu KQVN và cũng là đại-diện chính-thức cho Hội... Vậy là coi như danh-chính ngôn-thuận tôi cầm thư bỏ túi mang theo và thấy rất an-tâm.
Tôi đến Denver vào một buổi chiều nắng ấm .Captain Glen Cain ra đón tôi tại phi-trường  (Cha nội này là đầu dây  mối nhợ cho chuyện tôi phải đến  trường Academy ngày  hôm nay đây  .) Tôi nói  vớí Captain Glen là ông mà ở VN làm cố-vấn là ông bị tụi tui kêu ông là Captain "Len Ken" là  cái chắc. Ổng rủ rôi  đi kiếm tiệm VN ăn  vì khứa này rất thích món Chã gìo VN ,tôi đâu phải dân ở Dever này mà biết tiệm ăn VN nào ngon  để mà dẩn ổng đi nên đành  phải lật cuốn Phone Book ra kiếm  tiệm nào có  tên VN là  hai đứa mò  tới ,vùng Evergreen  ở ngọai ô phiá tây Denver chỉ có một  tiệm ăn VN duy nhứt nên tụi tôi tắp vào  thử thời-vận ..Ăn xong  khưá hỏi tôi chớ  tại sao cũng Chả giò mà sao kỳ đó tụi mình ăn ở tiệm Kim-sơn bên Houston ngon hơn ở đây ? Tôi phải mất công giải-thích cho ông hiểu rằng ở đây người ta làm chả-giò để cho Mỹ  ăn..Còn ở bên Houston để cho dân VN ăn ..!!!. Sau  hơn 1  giờ 45  phút lái  xe từ  Denver trươc  khi đến Colorado Spring tụi tôi rẽ vào cổng phía bắc của trường Airforce Acacdemy... Đây là lần đâù tiên tôi đến trường Airfoce Academy và cũng lâu lắm rôì tôi mới được dịp trở lại một căn-cứ quân-sự nên đầu óc tôi cứ nghỉ hể đến căn-cứ quân-sự thì sẽ thấy hàng rào kẽm gai , lính gác cổng  v.v... như  bên trung-tâm  huấn-luyện KQ  ngoài Nha-trang của mình hôì  đó.Ngờ đâu đến  đây không  thấy  hàng rào kẽm  gai , cũng không  thấy  cổng  chận  ?  Chỉ  thấy  một  ông  khoá-sinh trực làm Quân-cảnh đứng gác thấy xe tụi này  chạy chậm vào thì khoát tay cho qua luôn ; đúng  ra thì tụi tôi là dân sự vào  đây thì chỉ phải làm một tờ giấy nhỏ cho biết vô đây gíp ai có chuyện gì vậy thôi.. Ông Captain Glen nhìn tôi cười nói  nho: cái thằng gát cổng bửa nay nó  ngủ  gục  cái sticker  trên  kiến  xe  này    để vô đậu ư tại Phi-trường Denver chơ đâu phải để vô đây , tại mình tơi đây tối giờ này nên nó đâu  có phân biệt được ai là ai. Thật  là ở cái xứ tự-do và thanh-bình này chuyện vô ra căn-cứ quân-sự sao mà dễ dàng quá . Đúng  10 giờ  tối ngày  14 tụi  tôi check-in  vô trú-quán  vãn-lai dành cho  sĩ-quan ở các  nơi khác đến  tạm trú .  Tôi được cấp  cho phòng số 115 nhưng người thư-ký bảo là you sẽ không tìm thấy số 115 bên ngoài phòng đâu , ngoài phòng chỉ thấy chữ "Falcon" mà thôi. Còn Mr. Glen thì được cấp cho phòng  số 46 dãy building bên kia. Đối với tôi chuyện ăn ở không thành vấn đề bởi vì hằng tuần khi đi bay hảng cho ở các  Hotel từ thượng vàng đến  hạ cám nên tôi chỉ  cần có chỗ ngủ chổ tắm  rửa qua loa vậy là  đủ... Captain Glen nói sao  họ cho you ở cái phòng  gì mà có cái tên lạ hoắc ,  thôi để tui đi với you tới coi cái chổ của you ở nó ra làm sao ? Tôi mở cửa phòng bước vào Captain Glen theo sau dội ngược :Mr. PQK. you có biết là phòng này chỉ dành cho cấp tướng ở , không phải lôi tầm thường đâu nghen !
Thật ra đây chỉ là một cái  "Suit" đặt-biệt có phòng khách và phòng ngủ riêng ,  phòng nào cũng có TV  và điện thọai kể cả  phòng tắm , còn tủ lạnh thì  rựu mạnh , champain và đồ nhậu  để đầy nhóc ...Tôi thì  không có  nhậu nên  không tha   thiết gì  cho lắm  ba cái  thứ lẫm-cẩm này ..Còn  Captain Glen thì cứ như mèo  thấy mỡ trước khi chào tôi về ổng không quên thò tay vớt nhẹ mấy chai rựu mạnh nhỏ bỏ vô túi...   Khỏang 15 phút sau thì một người Mỹ mặc thường phục đến gõ cửa phòng chào tôi và giơi thiệu ông ta là Tr/tá Roger Dunsfort Ông nói giọng Anh hơn khó nghe. Hỏi thăm qua loa rồi ông vội chào tôi vì ông biết tôi cũng cần ngủ  sớm để lấy sức cho ngày mai, ông  hẹn gặp lại  tôi đúng 6 Giờ  45 sáng mai tại  Câu lạc bộ sĩ-quan  để ăn sáng nhân  thể cũng có vài  điều giải-trình (Briefing) để  tôi khỏi gặp trở ngại về bất cứ chuyện gì lần đầu tiên đến đây. Tiểu-ban Colorado  và tiểu-ban chỗ tôi  ư cách biệt nhau  2 múi giờ nên dù là 6:45 sáng ở đây thì tương đương vơi 8:45 sáng bên tôi nên tôi coi như được thức dậy trể. Mặc dù qua đêm ngủ không mấy gì ngon cứ trằn-trọc mãi  cho đến sáng tôi ,tôi lang  thang ôm tập tài-liệu để thuyết-trình trong đó gồm một số  hình slides màu về KQVN và một số  ít hình  ảnh quê-hương, bước ra  ngoài phòng  tiếp-tân của  khu vãn-lai đúng 6:40  sáng ngày 15 thì đã thấy  Captain Glen đang đứng nói chuyện vơi một người Mỹ khác tuổi cỡ ngoài 50 mươi tôi bước lại gần hai người chưa kịp chào Good Morning thì ông Mỹ kia đã mau mắng xổ một tràng tiếng Việt "Chao dai-ui , dai-ui manh gioi toi la Th/t Beny Carter hôi trước  ơĩ VN làn sĩ quan cô-ván cho Biet đong Quan...
Rồi ông chỉ lên đầu nói lính Mũ  nâu .Có lẽ lâu ngày ông không được xổ tiếng VN nên  gặp tôi ông xổ tiếng Việt liên tù-tì cho hả dạ. Mặc dù ông nói không bõ dấu không văn-phạm gì cả xong tôi vẫn có thể hiễu những gì ông nói.Tôi bắt tay khen  ông hết lời , hiện tại ông đang làm giáo-sư tại Đại học Kansas City.
Câu-lạc-bộ sỉ-quan nằm bên kia đường tụi tôi tạt sang bên đó để gặp Tr/tá Dunsfort , từ lúc nhận  được thư của Tr/tá Roger Dunsfort tôi cứ nghỉ  ổng là người Mỹ ,nhứt là tối hôm qua khi ổng tạt qua phòng chào tôi nghe ông nói giọng Ăng-lê  đặt sệt tôi vẫn chưa để-ý chừng gặp lại  sáng nay trong bộ  quân phục tác-chiến lon  lá huy-hiệu và nón đội trên đầu sao không giống ai hết...   Hỏi ra mới biết ông ta thuộc  Không-quân của  hoàng-gia Anh-Quốc  sang đây  phục-vụ 3  năm trong chưĩng-trình trao đỗi văn-hoá  quân-sự, ông là Phi-doàn Trưởng nên sang đây phụ-trách về lý-thuyết Không-quân chiến-thuật. Tôi được  hướng dẫn sang một  Building lớn của khu  văn-hoá để nhận máy rọi  slide rồi bước sang  phòng thuyết-trình chỗ này  họ gọi là "Lectina"  các khoá-sinh sẽ ngồi theo hình móng ngựa chớ không phải ngồi theo hàng ngang như các lơp học  thường  , trước mặt thì đã có sẵn màng ảnh  để chiếu slide hoặc TV  và một hệ thống âm  thanh ánh sáng.
Trong khi tôi đang bận bịu bỏ mấy tấm slide màu vào trong máy chiếu slide thì  ông Captain Glen mới  tiếc-lộ cho tôi biết  là sở-dĩ nhà trường cho mấy  đấng Sinh-viên vào trong cái phòng  này và You phải lập đi lập lại nhửng 14 lần trong hai ngày và không dám gom tụi nhỏ vào đại-thính-đường để cho you chỉ phải  nói hai ba lần là đủ nhưng  mà dồn tụi nó vô đó phòng rộng  lơn vậy tụi nó lợi dụng khó bị kiễm soát nên phần lớn  sẽ "Ngủ" hết chớ nghe ngóng khỉ  gì.. Bắt tụi nó vô đây ngồi là  không ma nào dám ngủ gục. À thì ra vậy, lính đi học mà không  ngủ gục thì đâu  phải là lính, các bạn còn nhơ hồi  xưa vô lính đi học văn-hóa mình cũng ngủ gục hoài !?
Tôi trình  "Ủy-nhiệm-thư " của  "Tổng Ngọc" cho  Tr/tá Dunsfort ông cầm đọc và nói  rằng "Không ngờ KQVN của các anh đến bây giờ vẫn còn gắn-bó và có tổ-chức đàng-hoàng như thế này."
Tôi  đến trường  này vào  ngày thứ  năm trong  tuần nên  tất cả  từ sỉ-quan chỉ-huy cán-bộ  và tất cả các sinh-viên  sinh-viên đều phải mặc quân  phục tác-chiến rằng-ri  như của lính  nhãy-dù, và họ  gọi ngày đó là ngày " War awaness" trong tuần , mục-đích là để nhắc-như  cho các  sinh-viên biết đây là  một trường Đại-học quân-sự  nên lúc nào cũng  phải sẳn-sàng cho  chiến-trận vì các  khóa học trong  các tháng này thuộc về mùa văn-hoá còn mùa quân-sự thì vào các tháng hè Đúng 8  giờ sáng các khóa-sinh  tập-họp đầy đủ trong  phòng. Captain Glen lên giơi-thiệu sơ-khỡi rồi giao lơp học lại cho tôi , ông chỉ ngồi nán để giới-thiệu và nghe tôi nói 2 lớp rồi vọt về nhà hẹn đến buổi chiều hôm sau sẽ trở lại rước tôi. Tôi chỉ có đúng 50 phút để nói , tôi nói cho các khóa-sinh  nghe một ít về sự trưưng-thành mau lẹ  của KQVN, một KQ  hào-hùng từng  đứng hàng  thứ 3 trên thế-giơi Vậy  mà phải  bị bức-tử  một cách  vô-lý. Tôi  nói về  chuyến ra đi bất-đắc-dĩ của tôi..Tôi chiếu các slide màu về KQVN lồng vào đó một vài phong cảnh  hữu-tình của quê-hưĩng Việt-Nam .Tôi chiếu các phù-¬hiệu  cuả KQVN va giải-nghĩa ỵ-nghĩa của các hàng chữ bên dươi các phù-hiệu, đặt-biệt khi tôi chiếu về các phù-hiệu đầy màu sắc của  các phi-đoàn ...Tôi nghe  bên dươi có nhiều  tiếng trầm trồ khen ngợi sao mà màu sắc sặc-sỡ và lạ quá..Thưa quí bạn tôi đã từng chiếu các  phù hiệu màu  này cho một  số cựu KQVN  và tôi nhận thấy rằng có lẽ là mình thấy nó tầm thường quá nên chả lấy gì làm ngạc¬ nhiên hay  lạ mắt... thỉnh-thồng còn bị  nghe một vài ông  nội nhà mình hỏi: ê chú mày giờ ẹt  sao không thấy phù-hiệu phi-đoàn của tớ ? Sang đây mười mấy năm đi sưu-tầm được mấy chục cái phù-hiệu KQ làm vốn vậy mà đã thấy mừng và quí vô cùng ..Gặp mấy ông bạn quí đè đầu hỏi kiểu-đó tôi chả biết đường nào mà trả lời... Riêng ngày hôm nay  khi  tôi  lần  đầu  tiên  rọi  mấy  cái phù-hiệu này cho người ngọai-quốc coi thấy các sinh-viên Mỹ trầm-trồ tôi mơi bắt đầu lưu-ý tôi không ngờ mấy cái phù-hiệu này  hồi đó tơi giờ tôi thấy nó cũng rất là tầm  thường chơ có đặc-biệt gì  đâu vậy mà đến mãi  ngày hôm nay tôi mới chịu để-ý.. Tôi thấy sao các phù-hiệu này đẹp quá dường như ở phi-đoàn  hay  đơn-vị nào cũng có một họa-sĩ đại-tài tuy thấy nó đơn-sơ vì bên mình không có máy đang bằng computer như bên này,  nêú các phù-hiệu này mà được Thêu bằng computer như bây giờ thì nó sẽ sắc-sảo đến độ nào ? Vậy mà sao hồì đó Bộ-tư-lệnh KQ của mình lại  bắt  tất  cả  các  phi-đoàn  khu-trục , vận-tải hay trực-thăng.v.v.đều phải mang phù-hiệu giống nhau hết nhỉ? Muốn biết một nhân vật lạ nào đó ở đơn-vị nào bạn phải bê lại đứng gần gần để mới đọc được  con số của đơn-vị hoặc phi-đoàn..Tôi đến bây giờ cũng vẩn còn thắc-mắc ?
Tôi chiếu một vài hình ảnh của Trung-tâm huấn-luyện KQ tại Nhatrang trong đó có bức ãnh con ó ngay giữa trung-tâm tôi thấy có mấy khoá sinh chỉ chỏ nói nhỏ vơi nhau: Ý sao mà giống con ó của mình ? (it look  like our Falcon  out there). Tôi  cũng lồng vào  đó một vài hình ảnh  đau-thương khó quên của ngày di-tãn 30/4/75 trong đó có hình chiếc L-19 nhỏ xíu của Th/t Lỵ-Bửng đang đáp xuống  hàng không mâủ hạm tôi nói trong chiếc L-19 nhỏ bé hai chổ ngồi này gồm người cha là phi-công , người mẹ ngồi phía sau và ...5 đứa con nhỏ !
Nhiều tiếng ồ và  chắc lưỡi vang lên rồi cả phòng  trở nên yên lặng một cách  khác thường... Đến các  hình ảnh trực-thăng bị  đẩy xuống biển để dành chổ cho trực-thăng khác  hạ cánh ,rôì hình ãnh vô cùng táo-bạo của các Pilot trực-thăng VN sau khi đã  đem vợ con bạn bè an toàn xuống  hàng-không mẫu hạm , thì tự  mình mang con  tàu đó dìm vĩnh-viển xuống lòng  đại-dương ,trươc khi con tàu  đụng nươc người phi-công VN anh-hùng vô-danh nào đó đã kịp thời nhảy ra khỏi  chiếc trực-thăng mà anh đã một thời vẫy-vùng trên bầu trời quê-hương..sau đó  anh được xà lan nhỏ cuả Hải-quân Hoa-kỳ chực sẳn cứu vớt. Riêng  tấm ảnh này tôi dừng lại hơi lâu và giải-thích vơi các sinh viên rằng : quí bạn thấy đây người phi-công VN muốn tự tay mình dìm con tàu xuống biển chớ không muốn  bị xô xuống biển /không phải anh ta giờ  này muốn làm anh  hùng. Nhưng ý-nghĩa là  như thế này :ngày xưa khi các dũng-sđ VN ra trận nếu phải bị bức-tử hoặc nếu con ngựa của mình  bị thương thì chính  người dũng-sỷ đó sẽ  tự tay giết con ngựa của  mình chơ không bao  giờ để cho người  khác giết giùm .Các sinh-viên nghe đến đây gật gù thán phục coi bộ chịu lắm .(*  Tôi  còn  giữ  mấy  tấm  hình  lịch-sữ  này , ông bạn Pilot trực thăng can-đảm vô-danh  nào đó nếu muốn có tấm  ảnh này để dành lưu lại cho con  cháu ,vui lòng liên lạc vơi báo  KQ này tôi sẽ rọi lớn tặng bạn ) Tôi muốn nói  nhiều hơn nửa nhưng thời giờ không cho phép phải  ngừng đúng giờ  đễ các sinh-viên  kịp đổi lơp  , đèn bật sáng các sinh-viên  đứng dậy vổ tay và bước  ra khỏi phòng phần lớn ráng tạt  lại bắt tay cám-ơn  và khen ngợi rối  rít ....   Như  bạn đọc đã biết  tôi không phải thầy và cũng  không phải thợ nói chuyên nghiệp nhưng ngày hôm nay tôi buộc phải làm thợ nói bất đắc dĩ  và tôi cũng không ngờ sao mà mình ăn nói có vẻ hăng say hơn ngày thường Cũng may cho tôi  ngày đầu có một lơp phải thi  sau giờ ăn trưa nên ngày hôm đó tôi chỉ bị nói có 6 lớp thay vì 7 lớp như dự định  Trong giờ  ăn trưa tại  câu lạc bộ  sỉ-quan tôi bươc  ngang qua một phòng mà  sáng nay tôi  không để ý  phòng ăn dành  riêng cho các sĩ quan cao cấp Hoa-kỳ và Đại-hàn do toà Đại-sứ Đại-hàn từ Washington sang đặt-cọc . Hỏi ra thì được biết trong khi tôi đến đây nói về VN thì bên  Phía Đại-hàn cũng  có người đến  nói về KQ  của họ .  Thấy người ta  còn nước còn  chính-phủ nên có  tùy-viên quân-sự cao  cấp tháp tùng với ông Đại-sứ của họ và họ làm rình rang rậm đám lắm còn tôi đây  lủi-thủi có một mình....phần  vì nói nhiều nên  cổ tôi bắt đầu thấy  đau và rồi thấy  cảnh này tôi cảm  thấy tủi-thân và nghẹn ngào bên trong nhưng tôi cố tự nhủ lòng, mình phận nghèo hơi đâu mà đi so sánh vơi nhà giàu chi cho nó mệt trí .
Tụi tôi ngồi ăn trưa trong một góc phòng nhỏ ,các sĩ-quan cán bộ và giảng-viên tại đây đều từ cấp Đại-uý trở lên,hai ngày ở đây tôi không thấy có  ai mang lon Tr/u  hay Th/u cả .  Ngôì kế tôi là  ông Tr/tá O'Donnell  sĩ-quan   cán-bộ  của  Hải-quân   đưa  sang  đây   trong chương-trình trao  đỗi quân-sự, ông nói rằng 5  phần trăm sinh-viên sau khi  tốt nghiệp ở  đây sẽ mang  lon Th/u Hải-quân.  Tôi đang từ ngạc-nhiên này đến ngạc-nhiên khác vì sau đó hai bà Đ/u nửa bươc vô bắt tay giơi thiệu là cán-bộ chiều nay và ngàyï mai sẽ dẩn group của mấy bả  đến nghe tôi thuyết-trình  và một hồi thì  lại thấy một ông nữa mặc  đồ bay mang  lon lá  như  Haỉ-quân bước tơi  giơi thiệu là Amado Devito sĩ-quan cán-bộ, ông này Pilot của KQ Italy .Tôi hỏi cấp bực của  ông là gì ông  nói Flight Leader .Nhưng  tôi muốn biết cấp bực gì so với KQ Mỹ thì ông nói tương đương vơi Th/tá .Nói thật vơi  quí bạn nghe  cái ông Italy này nói  tiếng Mỹ còn khó hiểu  hơn mấy ông Xì. Giả  phải rặng từng tiếng Mỹ  một thấy giả nói tiếng  Mỹ mà tôi tội nghiệp  dùm , giả mớí qua  có hai ba tuần gì  đó nên giả có tâm sự cho  tôi biết rằng đang còn  gặp khó khăn trong vấn  đề ngôn ngữ..Vì sau đó ổng  có khều tôi ra riêng nói tôi  dạy ổng chiều nay phải giới-thiệu tôi như thế nào  cho tụi sinh-viên nó hiểu..Tôi giơ tay đầu hàng. Tại trường  Academy này có  đến 14 quốc-gia  khác gởi người đến  đây làm sỉ-quan  cán bộ và  giảng-viên. Đang khi  ăn ông Tr/tá Dunsfort có  hỏi tôi chớ ông thấy dường  như hồi sáng hôm nay có một vài Cadet  người VN sao không thấy tụi nó  giơ tay hỏi gì về VN hết ? (Tôi có thấy người Á  đông nhưng không biết có  phải là VN hay không  vì mặc đồ  trận bản tên  đen ngụy trang  nên tôi đọc tên  không được) Nghe ông hỏi vậy tôi trã lời nếu là người VN thì tụi nó thuộc Banana  Generation (Thế-hệ chuối vàng) cả  bàn  nghe  tôi nói Banana generation không  ai hiểu gì mọi người ngẩn  đầu ngó tôi yêu cầu giải thích , tôi nói chơi tưởng ai cũng hiểu ,nhưng họ nghe thì mù tịt nên tôi đành phải giải-thích là lũ nhỏ sang hồi mới sang đây năm 75 mơi có 2 , 3 tuổi lớn lên đi học trường Mỹ chịu ảnh hưưng Mỹ nên bề  ngoài mấy You  thấy lũ nhỏ  đó vàng khè  như VN nhưng trong ruột tụi  nó thì trắng phau  như Mỹ, tiếng Mẹ đẻ  nói còn không được và không biết  gì về VN thì lấy  gì mà hỏi .Cả bàn  cười ồ khi thấu hiểu ỵ-nghĩa của danh-từ Banana generation.Vì có được thêm một giờ nghỉ extra sau giờ ăn trưa nên lợi dụng cơ-hội này ông Tr/tá Hải-quân O'Donnell tình-nguyện hương-dẩn  tôi đi dạo thăm  khuông-viên của trường tôi  có dịp quan-sát nhiều  hơn về các dãy  phòng ốc chổ  dành cho sinh-viên  trú ngụ suốt  4 năm trời,khu  thư-viện và  nhứt là  ngôi nhà  thờ tọa-lạc  ngay chính  giửa khuông viên của nhà trường được kiến-trúc thật tân-kỳ và lạ mắt đây cũng là một địa  danh nổi tiếng nên tôi thấy míc  dù là ngày thường mà đông đảo  các thân-nhân cũng như du-khách  thập-phương đến viếng thăm ngôi trường  và ngôi nhà thờ này ,tôi  nhờ ông Tr/tá O'Donnell chụp dùm vài tấm  hình làm kỹ-niệm . Tôi có đi  ngang qua bức tượng con  Ó (Falcon)  bằng đồng  biểu-tượng của  trường Đại-học này được dựng ngay  chính gữa khu văn-hoá  , sao thấy giống  tượng con Ó cuả KQVN mình ngoài TTHL Nha-trang hèn gì hồi sáng nay nghe lũ nhỏ bàn tán... Tôi để ỵ thấy sao có một số sinh-viên đi bộ tà tà còn một số thì chạy bộ  từng cá-nhân hoặc từng nhóm  nhỏ .ông Tr/tá O'Donnell giải-thích là bất cứ khi  nào di-chuyển trong khung-viên nhà trường toán chạy  là các sinh-viên  năm thứ nhứt  và phải chạy  theo nhữõng lằng sơn màu trắng kẻ sẳn dươi đất chơ không phải chạy chổ nào cũng được .Sinh-viên năm  thứ nhì trở lên thì dược  đi thong thả chỉ khi nào tớí phạn-xá ăn cĩm thì mơi phải sắp hàng đi theo từng đại-đội. Hai mươi mấy năm qua rồi giờ tôi mới thấy lại không khí quân-trường như mới ngày  nào tập-tểnh bươc chân vào quân-trường  mà giờ đây đã 24 năm nhìn các sinh-viên mít mày  còn non choẹt bước vô lơp tụi nó đùa giỡn vơi  nhau trước giờ học như  lũ mèo con . Bà  Đ/u Judy làm cán-bộ của lớp thấy tôi dường như để-ỵ lũ nhỏ đùa giỡn vơi nhau vậy nên bả nói  tụi này nó còn con nít lắm  (They just Kid).Tôi nói tôi biết  nhưng mà hồi năm 1985 bà cũng là sinh-viên năm thứ 3 như đám này thì sao đi ? Bả nói ừ nhìn lũ con nít này giờ mơi thấy mình già ! Tôi nói  thêm cho 3 lơp nữa vào buổi  chiều thì xong ngày đầu và cổ họng tôi thấy đau nhiều hơn không biết có cầm-cự nổi cho ngày mai hay không  ? Từ hồi cha sanh  mẹ đẻ tơi giờ đâu  có bao giờ tôi phải thao thao bất tuyệt ngày 8  tiếng như thế này cũng may cho tôi là cái xấp hình  slides màu mang theo đã giúp tôi  đỡ phải nói phần nào.
Buổi tối  ngày hôm đó ban  giảng-viên và sỉ-quan cán-bộ  mời tôi ra ngòai thành phố Colorado Spring ăn  tối ,ông Tr/tá Dunforst hỏi tôi  you muốn  ăn đồ Mỹ hay đồ  Tàu tôi nói thứ nào  cũng được. Buổi tối đó họ hẹn nhau ngoài một  tiệm ăn Tàu trông cũng khá sang-trọng mấy bà  Đ/u thì dẩn chồng  cũng là giảng-viên trong  trường còn mấy ông cán-bộ  thì dắt vợ  theo ai nấy  đều ăn mặc  sang trọng như  đi dạ-hội, mười mấy  người ngồi chung một bàn dài  tôi ngồi kế bà Tr/tá Dunsfort, bà này nói giọng Anh nghe nặng còn hơn nữ-hoàng Elisabeth Đây  chỉ là  chuyện bên  lề  cho  cuộc thăm  viếng trường  Airforce Academy nhưng  sẳn đây xin phép  quí bạn đọc cho  tôi được dài dòng thêm một  tý. Tôi thừa  hiểu rằng  ngày  hôm nay họ  khỏang đãi tôi nhưng tôi kỵ nhất  là phải bị đi ăn tiệc cái  kiểu này vì mình ngồi đó nghe thiên-hạ đấu  láo ồn ào như chợ phiên còn  mình đâu có biết gì mà xía  vô. Quí bạn chắc thừa hiểu  kinh-nghiệm này nếu chúng ta có đám tiệc nào  mà toàn là phe ta và chỉ có  một người Mỹ ngồi bàn tham dự  thì bảo đảm ông  ta cũng sẽ ngồi  lẽ loi dù có  biết tiếng Việt đi nữa cũng không biết gì để  mà xen vào . Đang bửa ăn tôi nghe mấy vợ chồng Mỹ đang bàn tán về  chuyện  heo gà chó mèo  trong nhà , thì bà  Tr/tá Dunsfort quay sang hỏi tôi chơ  món của you kêu đó ăn có được không ? Tôi nói cũng tạm được nhưng hơi cay . Rồi tôi nghe bả  hỏi tôi như  thế này :  "Is that the  back đoat sit beside there ? "  Nghe giọng Anh nặng nề  của bà này tôi cũng  thấy đủ mệt ,vì cả bàn đang  bàn về chuyện chó mèo nên tôi  nghe bả hỏi vậy thì tôi cứ  hiểu là : Có  con chó đen nào  ngôì kế đó không  ? Tôi nhìn xung quanh  bàn rồi ngó  xuống dươi gầm  bàn không thấy  gì nên tôi trả lời cho bả  là không có con chó đen nào ngồi  gần đây cả và tôi lại còn nói  thêm là ở nhà tôi  cũng không có nuôi con  chó đen nào cả.Bạn đọc đến đây chắc chưa hiểu tôi đang muốn nói chuyện tiêú lâm gì đây. Số là trong cái thực đơn của mấy nhà hàng Tầu , món ăn nào mà Cay ( Hot  & Spicy ) thì họ  có in một cái chấm  đen đậm ngay trươc thực đơn đó...Cho nên bà Tr/tá Dunforst ý bả muốn hỏi tôi món ăn mà tôi order đó  có cái chấm đen (  Black Dot) kế bên không  ? Còn tôi thì nghe  giọng Anh của bả chữ "Black  dot " thành ra  " Black Dog" Tôi cứ ví mình như một  người ngọai-quốc học tiếng Việt-nam ở trong Sàigòn mà bây  giờ phải ra ngoài Huế  hay Quảng Nam để nghe  mấy má ngoài đó  nói giọng địa-phương  vậy. Tôi hoàn-toàn  đổ lổi này  cho trường sinh-ngử KQ  các bạn KQ đã từng học  sinh ngử ngoài TTHL Nha trang còn nhớ không ?  Ngoài đó dạy mình tiếng  Mỹ chơ không có dạy tiếng  Anh !
Bằng chứng là tôi vẩn  còn tấm  hình màu  chụp tấm  bảng dựng trước trường trên  bản đề là:American Language School (trường dạy Mỹ ngử) không phải là English School như tôi thường thấy ở Saì-gòn.Bởi vậy sau gần 18 năm ở Mỹ  tôi mơi biết tiếng Mỹ thì tôi hay  còn tiếng Anh thì tôi dở ẹt.!?
Ngày thứ nhì thức dậy thấy người  khoẻ khoắn cổ cũng không thấy đau nên tôi rất yên chí .Hôn nay các sinh-viên míc quân-phục thường đến lơp áo xanh lợt quần xanh  của KQ và có bản tên  chữ trắng trên nền xanh đậm  nên tôi đọc  được các bản  tên này dể  hơn bảng tên  ngụị trang đen  ngày hôm qua  .Qua giờ thứ  ba lúc lơp  mới bước vào tôi thấy có  môt sinh-viên người  Á-đông mang bản  tên họ Phạm  nên tôi nhào lại ngay , anh này người Bắc nói tiếng Việt như thường tôi hỏi thăm gia-cảnh vì nghỉ là chắc anh phải là con em gì của một cựu KQ nào đó nên nối  nghiệp cha vào KQ , nhưng anh bảo  là bố mẹ còn kẹt bên Việt Nam, qua đây ư vơi bà chị bên tiểu-ban  Iowa. Rồi tôi giựt mình khi nghe anh  nói : Năm rồi nhà trường cho  cháu về VN thăm bố mẹ hai tuần ! Nghe anh nói vậy  tôi hoàn toàn không hiểu gì cả người Mỹ họ làm chuyện gì mà tắt-trách qúa một sinh-viên đang học tại một trường Quân-sự  như vầy mà cho  về thăm bố mẹ  tại một nước cừu-thù chưa có liên  hệ ngọai-giao ? Tôi không có  dịp đi sâu vào chi-tiếc thì lại thấy một ông nửa mang bảng tên họ Nguyễn bước vào tôi ngoắc ổng lại để bắt tay thì ông này xua tay nói :Sorry I'm can not speak Vietnamese .Rồi lầm lì bươc ra ngồi  ở hàng ghế phía sau.Anh họ Phạm  cùng họ với tôi nói nho,û cái thằng  quỉ đó nó có biết nói tiếng Việt đâu mà chú kêu nó lại chi cho mệt . Buổi chiều tôi gặp một sinh-viên mang bảng tên Lý Trương nhà ở tiểu ban Michigan anh này nói tiếng Việt như thường  anh nói cháu không ở trong lơp này nhưng hồi hôm nghe mấy đứa bạn Mỹ về phòng khen chú nói chuyện nghe hấp dỉn lắm nên cháu xin lại đây để nghe chú nói mà chừng nào chú  về chiều nay cháu rủ  mấy đưá VN khác lại  thăm chú. Tôi nói tiếc quá hôm nay nói xong  4 giờ chiều là phải đi về . Tôi có  hỏi thêm  thì được  biết là  trong trường  này hiện  giờ có  10 sinh-viên sỉ-quan Việt-nam 8 nam và 2  nử .Trong hai ngày, tôi quan sát thấy  có một số đông  là người Á-đông nhưng  hầu hết là Đại-hàn Thái-lan  ,Phi-luật-Tân và  Trung-Hoa quốc-gia...  Trong lúc  có 10 phút nghỉ giải-lao  tôi cũng đã suy-nghỉ, thật là  chua xót ! Những sinh-viên Á-đông  được gởi sang  đây học,tôi  cũng thừa biết  họ là lọai con ông cháu cha nhưng ít nữa sau khi ra trường sẽ trở về nước phục-vụ cho KQ của họ , Còn 10 sinh-viên VN này hiện đang học ở đây cũng như một số lơn VN đang theo học ở các Đại-học quân-sự khác khi các sinh-viên này ra trường họ sẽ  phục-vụ cho ai ? Tôi biết chuyện tôi nghỉ trong  đầu va viết ra đây  thì bạn đọc sẽ cho  là nó không đúng vơi thực-tế...nhưng về mặt tinh-thần chắc phải đúng !?.
Hai ngày trôi qua thật lẹ ,ngày thứ nhì tôi có được kinh nghiệm của ngày đầu nên thấy dễ dàng hơn . Đúng 4 giờ chiều  ngày thứ sáu bước ra khỏi phòng thuyết-trình ,tôi cảm thấy không mệt mỏi gì cả. Tr/tá Dunsfort tiển tôi ra xe cám ơn rối rít và ông rất hy-vọng được gặp lại tôi năm tới. Ông bắt tay tôi nói :Tôi muốn Mr Phạm biết một đều Ở trường này không có mục vổ-tay sau khi nghe thuyết-trình ,vổ tay dành cho mục văn-nghệ và thể-thao .   Ngày hôm qua tới giờ tôi để ý các sinh-viên đã đứng dậy vổ tay tán thưởng you sau mổi lần You nói, vậy là you  phải trở lại đây nhiều lần nửa....Năm tới nếu tôi  có được mời nửa thì tui sẽ  "Charge" thẳng tay chớ không có màng nói "Free" như lần này đâu !. Tôi cười trả lời.
Tôi không kịp bắt chuyến bay cuôí  cùng của hảng US Airways của tôi để về nhà nên đành phải quá  giang tầu của hảng  Cargo Emery cất cánh  trể vào lúc nửa đêm .  Trở về thành-phố  Denver còn sớm  nên tính ghé  lại thăm một người bạn cũ  cùng phi-đoàn nhưng ông bạn này  phải đi công-tác cho hảng chưa về , Captain Glen chở  tôi lại đằng khu VN để kiếm gì  ăn ổng hỏi tôi  , mình vô đây có tới hai ba tiệm  ăn biết tiệm nào ngon để ăn, tôi nói you cứ việc  đi  vòng  vòng thấy tiệm nào có đông VN là tiệm đó ngon còn tiệm ăn nào không  ngon là chổ có ít người Việt và đông người Mỹ .
Tôi ngôì trên  phòng lái cũ-kỹ của chiếc DC-8  ngủ gà ngủ gật thỉnh thỏang nhìn ra  ngoài, phi-cơ bay trên cao-độ  35 ngàn bộ ánh trăng dịu tỏa xuống trần mây trắng bên  dươi tạo thành mộ thứ ánh sáng dể chịu.. Bài Không quân hành-khúc trong đó có câu "Ta là tinh-cầu bay trong  đêm trăng.."  nghe văn  vẳng đâu   đó trong  tai ôi  . Ừ  mà tinh-cầu bay trong đêm trăng ai mà  thấy ! Mở cửa bươc vào nhà nhìn đồng hồ thì thấy mơi có 5 giờ sáng  ./.
Pilot lăng cha-cả
Herky 482 /