Sau
cuộc hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào, Trinh Sát 2 Nhẩy Dù tương đối còn
nguyên vẹn, trong khi Trinh Sát 3 Nhẩy Dù (TS3ND) gần như bị xóa sổ ở
vùng đồi 31 tại Hạ Lào cùng với Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn3 Nhẩy Dù (LĐ3ND)…!
Sau đó Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù được tái thành lập nhanh chóng và được lệnh
hành quân thực tập với một Lữ Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ tại Phước Vĩnh thuộc
tỉnh Phước Long. Vì TS3ND đang trong tiến trình tái thành lập và huấn
luyện, thụ huấn Viễn Thám, Rừng Núi Sình Lầy, nên Trinh Sát 2 Nhẩy Dù
(TS2ND) được điều động tăng phái hành quân cho LĐ3ND. TS2ND vốn là lực
lượng 81Biệt Cách Dù (LL81BCD) nên rất nhuần nhuyển khi hành quân phối
hợp với Không Kỵ Hoa Kỳ (US First 1st Cavalry Division), các toán Viễn
Thám hoặc Trung Đội Trinh Sát thường được thả xuống những mục tiêu xa
các căn cứ hỏa lực chừng vài ba chục cây số chỉ nhờ sự bảo vệ của không
yểm…
Tháng 5 năm 1971:
Trong
buổi họp hành quân đầu tiên với Đại Tá Trương Vĩnh Phước,( tân Lữ Đoàn
Trưởng LĐ3ND, thay thế cho Đại Tá Nguyễn Văn Thọ bị Việt Cộng bắt ở
ngọn đồi 31 Hạ Lào), cùng với các vị Tiểu Đoàn Trưởng thống thuộc
LĐ3ND…Giai đoạn đầu cuộc hành quân, các Tiểu Đoàn Nhẩy Dù được trực
thăng vận nhẩy vào những mục tiêu tương đối an toàn để thiết lập căn cứ
pháo binh trong khu vực trách nhiệm, trong khi Trinh Sát thả các toán
viễn thám vào Chiến Khu D của Việt Cộng…Trong giai đoạn này, tôi được
toàn quyền xử dụng một trung đội trực thăng gồm một C&C chỉ huy, 12
slick chở quân, và 2 trực thăng võ trang Cobra hộ tống yểm trợ (cấp số
phi cơ trong quân lực Mỹ khác với danh từ Phi Đội, Phi Đoàn của Không
Quân Việt Nam Cộng Hoà), cùng với 5 Sĩ Quan cố vấn Mỹ. Ba toán viễn thám
lần lượt được thả vào ba mục tiêu do Bộ Chĩ Huy Lữ Đoàn (BCHLĐ) ấn
định. Thời gian xâm nhập là 7 ngày và lộ trình phải hành quân qua năm
mục tiêu…2 ngày trôi qua với những báo cáo hoàn toàn vô sự, nhưng vào
lúc 11 giờ đêm thứ ba nhận được công điện khẩn của Toán Viễn Thám 2
(TVT2) nội dung như sau:
- Chúng tôi đang ở ven đô, chưa bị lộ, an toàn.
Tôi
hiểu ngay là họ đã khám phá một căn cứ rất lớn của Cộng Quân, tôi vội
vã check lại vị trí và khu vực rồi báo ngay cho phòng hành quân Lữ Đoàn,
sau đó trả lời cho toán Viễn Thám:
- Nằm yên đừng nhúc nhích báo cáo cách khoảng mỗi giờ.
Suốt
đêm hôm đó tôi không ngủ, Ban 3 Lữ Đoàn (B3LĐ) cũng không ngủ, tôi biết
sẽ phải làm gì để chuẩn bị cho sáng sớm ngày mai… Đến 4 giờ sáng tôi
triệu tập 4 Trung Đội Trưởng Trinh Sát và Hạ Sĩ Quan Thường Vụ ra lệnh:
- 4 ngày lương khô, 3 cấp số đạn dược...lên trực thăng lúc 7 giờ sáng…!
…và
tôi cũng yêu cầu Lữ Đoàn đổ quân một lần và phải tăng cường thêm trực
thăng slick để bốc 170 quân xông vào chiến địa. Lời yêu cầu này được
thoả mãn ngay, vì cả Lữ Đoàn Không Kỵ với huy hiệu “đầu con ngựa “ đang
có mặt tại phi trường Phước Vĩnh, tất cả binh sĩ rất háo hức, hăng say
“ready” chờ xung trận …!!! Phi cơ quan sát OV10 cho biết, mục tiêu là cả
một khu rừng tre dày đặc nên không thể xác định vị trí của toán VT2, vì
toán này không thể dùng panal vàng và kính phản chiếu để làm hiệu. Bãi
đáp (LZ) được chọn là một đầm lầy đường kính khoảng 100 mét, cách mục
tiêu 500 mét, cách biên giới Miên- Việt 2 cây số. Vừa đặt chân xuống bãi
đáp nước ngập ngang hông tôi nói với Trung Úy cố vấn Berry:
- Go ahead, make your day!!!
Toán
VT2 bung trái khói, OV10 hướng dẫn 4 trực thăng Cobra hoả lực chiến đấu
nhào xuống như những con mãng xà vương “Hổ Ngựa Không Kỵ” gầm rú bắn
phá phóng hằng loạt rocket, lửa đạn bùng vỡ long trời, lỡ đất…trong khi
chúng tôi “bôn tập” ra xa khoảng 500 mét trong vòng 5 phút, và dưới sự
hướng dẫn của VT2, chúng tôi xung phong xông vào mục tiêu, trong khi
bốn chiếc Cobra vẫn còn hung nộ nã từng tràng đạn auto phóng lựu M79 và
rocket, tiếng nổ kinh hồn xé nát không gian, lửa bùng cháy đỏ rực một
góc rừng…!!! Chúng tôi bung ra lục soát và khám phá ra nơi đây là một
bệnh xá cấp trung đoàn của Việt Cộng và có lẽ địch “đánh hơi” biết trước
được quân “lính Dù” Việt - Mỹ hành quân truy lùng càn quét, nên chúng
đã vội vả di dời, bỏ chiến khu độ chừng một hai ngày qua, nơi đây những
bếp lò hãy còn hơi nóng, dụng cụ y tế cứu cấp vẫn còn trong các ngăn tủ
làm bằng tre nứa, vườn trống nhà không vắng bóng người…! Tôi cho lệnh
binh sĩ bung ra lục soát với chu vi mở rộng và đường kính từ 500 mét đến
hơn một cây số...tình hình yên tĩnh, địch đã tháo chạy ra xa, không một
tiếng súng chỉ còn nghe tiếng cánh quạt trực thăng xé gió phành phạch
tung hoành trên bầu trời suốt ngày hôm đó…!!! Chúng tôi đóng quân qua
đêm trong những dãy nhà lợp rơm dưới rừng tre dày đặc… Sáng sớm ngày hôm
sau, trong tay đang cầm chiếc ca dã chiến lưng lững cà phê sữa nóng từ
Ration C (phần lương khô cá nhân của quân đội Mỹ) tôi nhận được báo cáo
của Trung Đội 1 cách tôi khoảng 500 mét tới 700 mét là:
- Đích thân, tụi em vừa chụp được ba con nhạn la đà...!!!
Tôi
liền nói với Trung Úy Thinh Đại Đội Phó của tôi và cố vấn Trung Uý
Berry là tôi chỉ đi quan sát tình hình và về ngay, không cho họ biết tin
là Trung Đội 1 vừa bắt được tù binh!
Trong căn chòi với cuốc xẻng ngỗn ngang trên sàn, bên dưới là một căn
hầm trú ẩn chứa vài ba người ngồi co ro, họ là ba cô gái trên dưới hai
mươi, tay bị trói ngoặc ra sau lưng với những đôi mắt đầy vẻ lo âu sợ
hãi…! Tôi hỏi Thiếu Úy Sang:
- Anh đã lấy khẩu cung sơ khởi chưa?
- Dạ có.
- Có cho họ ăn uống gì chưa?
- Dạ cơm sấy và thịt ba lát...
Tôi
ra lệnh cởi trói cho “3 con nhạn” nhưng ba nòng súng M16 của binh sĩ
đạn đã lên nòng để phòng bất trắc…Liếc sơ qua ba trang giấy viết nguệch
ngoạc “khẩu cung”, tôi để ý ngay đến tên: Nguyễn Thị Yến, sinh quán ở
Chợ Gạo, Mỹ Tho, học sinh trường bán công Thiên Hộ Dương, vào bưng cuối
năm 1969 và hiện là y tá cho bệnh xá này cùng hai nữ “đồng chí” đang run
sợ muốn vãi đái đáng tội nghiệp kia tên là: Trần Thị Ánh và Ngô Thị
Hạnh…cả 3 bị phát hiện và bị bắt trong lúc trốn chui ẩn nấp dưới hầm vì
phải tuân lệnh thủ trưởng với nhiệm vụ giao liên là: “…nằm lại, bám thật
sâu, thật sát, nắm bắt tình hình quân địch để báo cáo ngay sau khi quân
“Ngụy “ rút đi…”…! Tôi nói:
- Ba cô ngồi xuống đất đi, “bình thân” thôi đừng có quỳ gối nữa…! Tôi hỏi cáí gì trả lời cái đó.
Tôi
quan sát Nguyễn Thị Yến có một gương mặt trái soan, trông hiền lành có
duyên, tóc bới đuôi gà, nếu buông xõa sẽ chấm ngang vai, nước da trắng
của gái miệt vườn nhưng hơi xanh xao vì sống ẩn nấp lâu ngày, dài tháng
dưới tán lá cây rừng trong mật khu bị thiếu ánh mặt trời soi rọi …Yến
tuổi Mậu Tí sinh năm 1947, học đến hết năm đệ tam bậc trung học thì nghĩ
học, ở nhà phụ giúp mẹ trông coi mãnh vườn dừa hơn một mẫu ở ven kinh
Chợ Gạo… Theo “nàng” kể: năm 10 tuổi, cha nàng theo kháng chiến Việt
Minh rồi bị mật vụ của Cụ Ngô Đình Diệm bắt giam, tra tấn hơn ba năm,
sau được phóng thích và qua đời sau vài tháng vì bị bệnh lao phổi…Gia
đình Yến sống trong vùng xôi đậu, ban ngày với dân vệ xã ấp giữ an ninh,
ban đêm cán bộ Việt Minh về làng hoạt động, những đồng chí của cha nàng
vẫn thường xuyên liên lạc với mẹ nàng…Họ tuyên truyền gieo vào đầu óc
ngây thơ của nàng những oán hận là phải trả thù cùng với những lời hứa
hẹn tương lai tốt đẹp khi cách mạng thành công…! Năm 1967, Yến vừa
tròn 20 tuổi, nàng bắt đầu hoạt động cho Việt Cộng với nhiệm vụ liên lạc
với các tổ nội thành ở chợ hàng bông Mỹ Tho. Sau hai năm với nhiều công
tác suông sẽ, nàng được kết nạp vào Đảng Cộng Sản - Chi Bộ Chợ Gạo.
Trong trận “Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968”, một trong các tổ “quỉ”
nội thành Mỹ Tho bị Đơn Vị 101 và An Ninh Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà tóm
gọn! Nàng được lệnh “vào bưng”...Tôi hỏi:
- Hôm nay cô bị bắt và đang ngồi đối diện với tôi, cô có biết số phận của cô sẽ ra sao hay không?
-
Thưa anh, con người ta sinh ra đời, ai…ai cũng cầu Sinh, chớ chẳng có
mấy ai đâu cầu Tử, chết hay sống đều có định số như an bày cả rồi, có
cải số phận được không …bây giờ cũng vô ích thôi! Huống hồ gì… cho rằng:
“đức năng thắng số, hay tận nhân lực tri thiên mạng” gì gì… đi nữa… thì
đối với các anh phía VNCH thì em có tội, nay em đã bị các anh bắt thì
tùy các anh định đoạt thân phận của em như cá nằm trên thớt…?!
Tôi
lắng nghe Yến nói trong âm điệu như bình thản an phận xen lẫn có chút
bùi ngùi, là tâm tư và cũng là “trí thức” chăng “nó” có chút chiều sâu
tơ vương lãng đảng vô hình tư tưởng nghiệp lực, nhân duyên trớ trêu
dính mắc vào người…! Tôi bỗng thẩn thờ xao động trong giây phút, không
ngờ một cô gái còn trẻ tuổi cả gan đi theo Việt Cộng kháng chiến chống
chế độ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, mà lại tin vào duy tâm thay vì duy
vật…! Tôi hỏi thêm thì cô trả lời: học đến đệ tam ban C (Hán văn). Tôi
móc bao thuốc Quân Tiếp Vụ mồi một điếu, hỏi tiếp:
- Cô có thể cho tôi biết rõ thêm vì sao cô vô đây, vì thù hận hay hoàn cảnh đưa đẩy… hay vì một lý tưởng nào đó…?
-
Thưa anh, thù hận thì có…vì ba em “bị giết”, hoàn cảnh thì cũng có… vì
sau Tết Mậu Thân tông tích em bị lộ nên phải nghe lời các chú, các bác…
đành phải gạt lệ ra đi để lại Mẹ già đơn chiếc, quạnh hiu một mình nơi
quê nhà…! Còn nói về lý tưởng thì em lờ mờ chẳng hiểu biết gì…em có đọc
được vài quyển sách nói về tiến trình hình thành tôn giáo của con người,
từ khởi thủy là Duy Thần rồi Duy Tâm, Duy Ngã, Duy Linh. bây giờ biết
thêm Duy Vật..Nhưng đối với em Duy gì gì đi nữa… em cũng không tin và
không quan trọng… em chỉ biết sống, thì mạng sống con người là quan
trọng hơn tất cả mọi sự việc trên cõi đời nầy…!
Tôi
chú tâm nghe rõ từng “chữ” cô Yến nói như trải lòng và cãm thấy thú vị
với cô “Việt Cộng” nầy và tự nhủ: trước mặt mình là một nữ tù binh, lại
có thể đối đáp bình thản, mạch lạc tư tưởng như vậy, nhất là khi cô nói
đến câu “ …sống, thì mạng sống con người là quan trọng hơn tất cả mọi
sự việc trên cõi đời nầy…”!!! Tôi tự hỏi lời cô “VC” nói hao hao, mang
máng, chuyên chở ý tưởng của Duy Nhân Biện Chứng mà tôi đã từng đọc qua
một số trong 28 tác phẩm “Duy Dân Cương Thảo Toàn Pho” tác giả Lý Đông
A nhà cách mạng lập thuyết Nhân Chủ khi tôi còn ở ngưỡng cửa đại học …?
Tôi chậm rải hỏi tiếp:
-
Bây giờ cô đã bị chúng tôi bắt giữ, cô có còn hy vọng gì với mạng sống
của riêng cô hay không? Yến ngước nhìn tôi với ánh mắt buồn u uẩn rồi
nhìn buông cõi xa xa như nói thầm với chính nàng:
-
Như em đã thưa...chết sống đều có số mạng! Có người muốn chết mà chết
không được, còn người muốn sống thì định mệnh lại cướp họ đi…! Hy vọng
của em đang nằm trong tay các anh, hy vọng ngày mai hay tương lai nào ai
đoán biết trước được…?!
Người
hiệu thính viên bước vào và ra dấu cho tôi ra ngoài vì có điện đàm với
Thiếu Tá Tùng (Khoá 19 Đà Lạt) Trưởng Ban 3 Lữ Đoàn: Lệnh ngày mai di
chuyển đến mục tiêu bên kia sông Bé và tiến sát đến biên giới Miên-
Việt, vào giờ G sẽ có trực thăng võ trang Cobra Hoa Kỳ “dọn bãi” trước
khi chúng tôi vượt sông. Tôi trở vào “hiện trường” cố tình “phán” lớn
tiếng căn dặn vớiThiếu Úy Sang:
- Đêm nay cho ba cô ăn uống đầy đủ, bỏ vào túi vải của họ mỗi ngưòi một phần lương thực Ration C, rồi đem ra xa...bắn bỏ!!!
Truyền
chỉ thị thi hành cho thuộc hạ xong, tôi vội vả trở gót đi nhanh để
khỏi phải nhìn thấy những đôi mắt ngỡ ngàng kinh hoàng của ba cô cán bộ
“vẹm” tuổi đời đương độ xuân thì…!!! Tôi không biết trong số ba “tử
tội” đáng thương hại sắp bị dẫn đi “bắn bỏ” đó, có ai thông minh chợt
hiểu vì sao lệnh xử tử mà còn lại được cẩn thận “ban” cho mỗi người một
phần lương khô cá nhân đem theo, không lẽ để mang về bên kia thế giới
cõi ma mà “thọ hưởng” ẩm thực …?!!! Bất giác tôi mỉm cười thú vị và
tưởng tượng cảnh ba “tử tội” sẽ sợ té đái khi tràng súng nổ xé màng tai
để tống tiễn đưa ba “nàng” về cõi sống…!!! Trên đường đi trở lại chổ
đóng quân tôi suy nghĩ: Chúng ta từ cõi hư vô nào thai sinh đến cuộc đời
nầy, cách sông, cách núi, qua biển, qua triền đồi thẳm vực…luân cư,
định cư…là người da đen, da đỏ, da trắng, da vàng…khác chủng loại chăng?
Nhưng tựu chung đã là Người thì “nhân sinh kế tại ư xuân”, Nhân Tính
hầu hết đều giống nhau là tham sống và sợ chết…và đã là Người chưa đủ,
mà phải học và hành, trau giồi nhân phẩm để được làm Người (viết Hoa),
chứ không chỉ là loài thụ tạo vô tri, vô giác bất mộ nhân tố …vậy thì
phải sống theo Nhân Đạo là con đướng lớn thẳng mà Đạo Lý “cái” nhất định
con người phải noi theo để đạt đến đích điểm dự cầu là sống tự do, hạnh
phúc trong hoà bình với những chặng tiến hoá tất yếu của loài người…mà
từ thuở lọt lòng lớn lên biết nghe, biết học, biết viết… từ trong gia
đình chí cho tới học đường ai ai cũng được Ông Bà, Cha Mẹ, Thầy Cô, Anh
Chị, Cô Bác láng giềng dạy dỗ như hun đúc với “Khuôn Vàng, Thước Ngọc”
lấy Nhân Ái là tâm từ bi, thương yêu mà đối đãi, cư xử với nhau, giữ
giềng mối Nhân Luân như: Đạo Vơ Chồng, ơn nghĩa Ông Bà, Cha Mẹ, Thầy Cô,
tình nghĩa Huynh Đệ ràng giữ hài hoà với nhau…Tôi không thể ra lệnh
giết những cô gái yếu đuối thế cô, trong tay không có một tấc sắt làm vũ
khí để tự vệ, cho dù họ ở bên kia chuyến tuyến, tuy có đối nghịch và
đối phương đằng đằng sát khí hận thù chúng tôi, do tuyên truyền nhồi sọ
“ý thức hệ” chính trị giảo hoạt, chứ thực tế ngay chính tôi đây là một
quân nhân cầm súng chiến đấu, vào sinh ra tử, đời sống dính liền với
trận mạc lặn lội, xông pha từ những khu chiến thuật núi rừng bạc ngàn,
đèo heo hút gió cho đến có những chiều mây mù giăng giăng khắp n ẻo sơn
khê, áo trận ướt đẫm lành lạnh, không biết là hơi sương rừng hay mồ hôi
làm se lạnh nỗi chạnh lòng đời lính lắm gian khổ, nhiều hiểm nguy…! Tôi
phải phát triển tối đa tài năng chỉ huy, chiến đấu tính trội vượt hơn
quân địch ngàn lần để chiến thắng và bảo vệ, giữ cho binh sĩ tổn thất ít
nhất …tôi vẫn ít có khi nào phải lâm vào trường hợp căm thù địch quân
để “thề phanh thây, uống máu quân thù…” như Bắc Quân VC đã học tập thành
quán tính ác độc đối xử vô cảm, tàn sát đồng bào cùng chủng tộc “Họ
Hồng Bằng” (chim Hồng lớn, chim Bằng, chim Bồ Nông bắt cá, biểu tượng
khắc vẻ trên mặt Trống Đồng)…? Trong nỗi niềm thông cảm và thương cảm
hoàn cảnh của ba cô y tá Việt Cộng bị bắt trong Chiến Khu D, tôi đã
quyết định theo lương tâm của con Người lương thiện mà thả họ trở về với
đời sống tự do và hy vọng họ sẽ trở lại làng quê, chốn cũ để đoàn tụ
với thân nhân trong mái gia đình bình yên và hạnh phúc…! Bất giác tôi
cảm thấy có nỗi buồn mang mang như buổi chiều cuối năm còn dẫn quân di
hành dọc theo con đường hương lộ và trời dần tối mờ mờ chỉ còn le lói
chút ráng chiều chưa nỡ tan phai.
Có những chiều mưa buồn giăng giăng khắp lối
Có những chiều giá lạnh tím cả hoàng hôn
Tôi di qua thôn xa heo hút lưng đèo
Rừng cây hoang vắng tiêu điều
Và lòng như thấy cô liêu…!
Mấy năm trời cuộc đời quân nhân đây đó
Mấy năm trời xuôi ngược cuối nẻo đường xa
Tôi đây mang tâm tư anh lính xa nhà
Mà lòng vẫn thấy xót xa
Vì non nước còn đau buồn…!
30 Tháng 4 Năm 1975 Cuộc “Bàn Giao” Miền Nam:
Chính
Phủ Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng Bắc Quân Việt Cộng. “kẻ xấu đã thắng”
cuộc (phát ngôn của Thượng Nghị Sĩ Quốc Hội Liên Bang Mỹ Senetor John Mc
Cain) lên ngôi, Người (viết Hoa) bại trận, xuống làm thân trâu ngựa với
bao nỗi chua xót đau buồn…! Cóc nhái, ếch ễnh ương, loài sâu bọ, lũ
súc vật “tất tần tật” nhẩy bàn độc, chấp đôi cánh lên “giời” hiển lộ vạn
sự ác độc, gian trá, tàn bạo và ti tiện của đám vốn gốc bần nông vô học
kinh niên và di căn dòng giống mò cua, bắt ốc, leo trèo hái quả của
thời chưa tiến hoá…chúng tự ti mặc cảm “quê một cục” nên cố căng hết
“giây cót” vênh váo thị uy quyền lực bèn hằn học, hung hăng trả thù và
chiếm đoạt tất cả của cải, tài sản luôn cả thân “xác” xinh đẹp phụ nữ
“Nguỵ Quân, Nguỵ Quyền” miền Nam là thiên đường mà cả đời nằm mơ chúng
cũng không bao giờ dám nghĩ tới, huống chi là thẳng tay chém giết, “vô
tư” cướp bóc dễ dàng và hả hê loài thú dữ thay khoác lên thân thô bỉ còn
dính bám đầy đất phèn bằng lớp lông vàng ròng óng ánh mới, chúng loi
nhoi tràn vào chợ còn nguyên dạng cáo đồng, nanh vuốt còn ngay ngáy mùi
tanh của máu tươi nạn nhân Quân, Dân, Cán, Chính miền Nam thua trận…!
Thân phận tôi nay như “bèo giạt hoa trôi” tựa đám lục bình bềnh bồng
lững lờ trên dòng sông Tiền Giang mang theo nhiều kỷ niệm của thời học
trò với áo chemise trắng, quần xanh ngày ngày đến trường nô đùa và học
hành với Thầy, Cô và phấn bảng…! Nay gặp buổi “thế thời phải thế” tôi
đang ngồi “yên hùng” trên xe xích lô, chân nhấn bàn đạp, chạy qua các
đường ngõ ngách phố phường nội thành Mỹ Tho, chân mõi nhừ run rẩy, mồ
hôi nhễ nhại nhỏ giọt chảy lăn dài xuống má pha lẫn với nươc mắt vì nhớ
đến những lần về phép thăm gia đình, quanh quẩn bên Mẹ hiền như những
ngày còn thơ dại không muốn rời xa…! Nơi đây là Công Viên Lạc Hồng, Công
Viên Dân Chủ, kia là sân banh, ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu, Bến Phà
Rạch Miểu, Cầu Quây, Chợ Cũ, Chợ Vòng Nhỏ...nay nơi nơi rực màu cờ đỏ,
màu máu tươi đã nhuộm đen và phủ chụp đời tôi trên yên chiếc xe xích lô
này, tôi còng lưng đạp miệt mài chở khách để độ nhật qua ngày….! Có
những chiều hôm trời mưa mù mịt không còn thấy ánh đèn vàng vọt bóng
điện đường, nhà nhà đã đóng cửa im lìm, tôi ngồi lọt thỏm trong lòng
chiếc xích lô, bụng đói lã vì cả ngày ế khách, tai nghe tiếng mưa gió
rít từng cơn qua tấm bạt che không đủ kín làm ướt lạnh thêm nỗi cơ hàn…!
Tôi cảm cảnh đời khốn khổ vây kín, làm thân cá chậu chim lồng phải luôn
cảnh giác hiểm nguy rình rập, nơm nớp lo sợ bị nghi, bị bắt và bị giết
trả thù “quân Dù nguỵ ác ôn có nợ máu với nhân dân” …rồi mệt lã ngủ
thiếp đi, trong cơn mơ chợt tỉnh giấc còn cảm giác luyến tiếc chiếc xe
Jeep có huy hiệu Nhẩy Dù và chiếc “cần câu” antena của đơn vị dành cho
tôi xử dụng công vụ …và lung linh ảnh hiện đôi mắt đen buồn xa vắng của
người em gái nhỏ bên vuông cửa nhìn theo bóng quân qua làng:
Gởi theo ánh mắt mơ màng
Chiều mưa đồng tháp nhớ hàng quân qua!
Ôi thật:
Đẹp làm sao trong giây phút phân kỳ
Trong ánh mắt đã say mầu quên lãng…!
Nhưng rồi mưa hắt hiu lạnh, chợt tỉnh giấc, bẽ bàng tiếc nuối biết đấy chỉ là mơ thôi …!
Rồi Có Một Ngày Kỳ Diệu Đã Đến:
Tôi
thả một người khách ở bến xe, đạp tà tà trở về Chợ Hàng Bông để “lên
tài”, qua khỏi ngã năm cây xăng tới cư xá công chức bên sau nhà thờ Tin
Lành, thấy một phụ nữ còn rất trẻ vẩy tay ra dấu gọi, tôi đưa tay kéo
thắng tấp xe vào lề. Người phụ nữ nhìn thoáng tôi rồi bước lên xe và
nói:
- Chú chở tôi tới Bệnh Viện Mỹ Tho.
Tôi
gượng lấy thế, lại cong lưng nhấn bàn đạp xe lao tới, đoạn đường từ đây
tới Bệnh Viện Mỹ Tho chỉ non một cây số, đến nơi “bà” xuống xe lúi húi
móc túi xách tay trả cho tôi hai đồng. Khi đưa tiền cho tôi, “bà” lại
nhìn mặt tôi như quan sát và lần này tôi thấy vẻ mặt của “bà” hơi khác
thường, cử chỉ lúng túng như có một điều gì bất chợt khiến bà tần
ngần…?Trong tâm tôi cũng có một “cái” gì đó dao động như viên sỏi thả
vào mặt hồ ký ức mông lung xa xưa và chưa hẳn phai mờ…Tôi bỗng dạn dĩ cố
nhìn kỷ gương mặt và ánh mắt của “bà”, khuôn “trăng” nầy, ánh mắt nầy,
âm điệu lời nói tuy ngắn ngủi khi nãy… như có gì quen thuộc mà tôi đã
từng gặp “gỡ” ở đâu…? Nhưng thôi đi, mình phu xích lô mà! “Bà” ta lấy
lại “vẻ” bình thường rồi nói:
-
Chiều nay, tôi có vài việc cần phải đi một vài chỗ. Khoảng 5 giờ chiều
chú đến đón tôi được không? Chú cứ chờ ở đây khoảng vào giờ đó, tính bao
nhiêu tôi sẽ trả.
- Dạ tôi sẽ đến trước 5 giờ và chờ “bà”.
Tôi
dao động vì tôi đã nhìn và nhận ra gương mặt trái soan cùng đôi mắt đen
láy thông minh cùng giọng nói của “bà” Nguyễn Thị Yến quê quán Chợ Gạo
Mỹ Tho, cô đã bị đơn vị tôi bắt và thả ra trong Chiến Khu D từ 5 năm
trước kia. Tiếp tục công việc, tôi đạp xe trở lại bệnh viện trước giờ
hẹn để đón “bà” khách “xộp”. Yến từ hành lang bước ra vội vã lên xe xích
lô của tôi và đột ngột thay đổi cách xưng hô:
- Anh đưa em xuống Chợ Cũ để thăm một bệnh nhân, chờ em rồi đưa em về nhà.
Ngồi
trên xe, Yến cứ quay đầu lại nhìn tôi nhiều lần, có lần nhìn chằm chặp
vào gương mặt rám nắng, râu ria lõm chõm gầy hóp của tôi….Tôi hoang mang
có chút lo âu vì bản thân đang sống trong tình trạng kẻ bị tầm nã, trốn
trại tù! Không biết Yến đang làm gì, nhưng chắc chắn phải là phải cán
bộ có chức sắc của chế độ mới, nếu không thì làm sao ở cư xá công chức
sang trọng nhất của thành phố này? Trên đường trở về nhà, Yến bất chợt
quay nhìn lại và hỏi tôi:
- Trước năm 75 anh có đi lính Nhẩy Dù không?
- Dạ có, nhưng tôi giải ngũ trước khi giải phóng, vì bị thương gãy chân…! Tôi bịa chuyện nói dối tránh né.
- Năm 1971 anh có đi hành quân ở Sông Bé tỉnh Phước Long hay không?
Tôi
trả lời ngay là không. Tôi đoán biết Yến đã nhận ra tôi nhưng chưa chắc
nên mới hỏi thăm dò những câu hỏi huỵch tẹt ra như thế. Trước kia tôi
thẩm vấn cô, ngày nay cô thẩm vấn tôi, ngẫm sự đời “tạo hoá” hay định
mệnh thật là trớ trêu…? Về đến nhà, Yến xuống xe, móc ví nhét vào tay
tôi tờ giấy bạc “cụ Hồ” 50 đồng và căn dặn:
- Tám giờ ngày mai, em chờ ở đây, anh đến đón em đi làm.
Nếu biết Hữu Duyên sao không Tao Ngộ,
Nếu biết Nghiệp Chướng sao không Hữu Phùng?
Nhưng:
Nếu biết cuộc đời là hữu phùng, hữu biệt
Thì tôi xin như mây trắng mãi ngàn phương…
Nếu biết cuộc đời là sầu đa lạc thiểu
Sao chân cầu còn lưu luyến nước trường giang?
Ai đã qua sông còn ngoảnh vời cố quận,
Thiên lãng xa, ải nhạn hướng đâu tìm?
(MĐTTA)
Câu Chuyện Của Nguyễn Thị Yến:
Sau
những tràng đạn nổ vang, em hồn phi phách tán, năm mười phút sau mà cứ
tưởng mình đã chết, khi tỉnh hồn, em với Hạnh, Ánh lội qua sông Bé và
tìm gặp được đơn vị cũ rồi cứ chạy miết qua bên Miên, cho đến ngày được
lệnh chuẩn bị cho chiến trường An Lộc, em được cân nhắc lên chức vụ Y Tá
Trưởng của Công Trường 5 vì bởi thế cô, cánh hoa trong tay lang sói, em
bị ép uổng, phải trải qua tay bao nhiêu thằng thủ trưởng khốn nạn,
chúng thèm khát và lạm dụng thân “xác” em như đồ vật để thoả mãn bệnh
thái dâm dục tiêm nhiễm nhiều thú tính man rợ hạ liệt nhơ nhớp thấp
hèn…! Đôi khi em muốn tự tử, lại nghĩ tới Mẹ già hiu quạnh luôn ngóng
chờ tin con, rồi lại không dám chết, em như cái xác sống phó mặc cho
cảnh đời đưa đẩy và em nghĩ tới anh, thầm hỏi tại sao lúc đó anh không
hỏi đơn vị của em ở đâu, có bao nhiêu người, đang di chuyển và trú đóng ở
nơi nào… mà chỉ “tra vấn” em những câu rặt Tình Người rồi bày kế “xử
tử” bọn em bằng những loạt đạn bắn chỉ thiên…? Bao nhiêu năm phải chung
sống với bọn chúng, em chỉ thấy toàn là giả dối, dốt nát, ngu đần…Em
thật sự ngán ngẫm, muốn thoát ly nhưng cảnh ngộ như những gọng kìm khép
chặt vào chân đành thúc thủ chịu trận cho qua ngày tháng…! Ừ thôi, thì
cứ tự an ủi có lẽ nghiệp chướng vay từ kiếp nào theo đuổi báo oán, trong
kiếp nầy phải trả mà thôi…?! Sau “giải phóng” 30 tháng 4 năm 1975, em
xin về quê quán Chợ Gạo để quán xuyến mãnh vườn của Cha Mẹ để lại. Nhưng
chúng nó giữ lại và cho em làm Phó Giám Đốc bệnh viện Mỹ Tho dưới quyền
cai quản của con mẹ mập i tờ rít từ ngoài Bắc cử vào. Đến năm 1976 em
kết hôn với anh Tân là cựu Giáo Sư dạy văn chương ở trường trung học
Nguyễn Đình Chiểu, nhờ vào chức vụ Phó Giám Đốc của em, “chính quyền”
cấp cho em một căn hộ trong cư xá vốn là nhà của một công chức chế độ
trước bỏ nước ra đi trước tháng tư 1975, hiện nay em đã có hai con với
chồng. Nhiều lần tâm sự, em bàn kế với Tân là mình phải tìm đường đi ra
khỏi nước vì không thể sống với bọn man di mọi rợ này được…! Tân khuyên
em nên kiên nhẫn chờ sự bảo lãnh của người em ruột của Tân đang định cư
ở New Orlean, Louissiana…
Tôi
ngồi yên lặng trong căn phòng khách xinh xắn nhà của Yến và lắng nghe
nàng nói như giải bày tâm sự, chiếc xích lô của tôi được khóa cẩn thận
bên ngoài, chồng và hai con của Yến đang xem truyền hình trên lầu. Yến
vẫn nghĩ rằng tôi là một Sĩ Quan Nhẩy Dù đã đưọc giải ngũ trước “trận
hồng thuỷ” và tôi cũng không hề hé môi để lộ tông tích của mình đang
mang tội vượt ngục và dám tham gia kháng chiến với “Sư Đoàn Tiền
Giang”. Bỗng Yến chợt hỏi:
- Hay là em để kiếm một việc làm cho anh trong bệnh viện của em?
-
Không! Cám ơn cô, tôi “có đường đi” và cũng chưa biết đi đâu…? Nhưng
tôi phải đi, cho dù phải trả giá bằng mạng sống của chính mình, chắc cô
cũng biết…? Nay vì ân tình nghĩa lụy, cô đã giúp cho tôi có thêm nghị
lực để mạnh dạn bước tới với cảnh ngộ khó khăn như thuyền trôi mắc trên
khúc sông cạn…và mãi tới hôm nay tôi vẫn còn nhớ như in là cô đã trả lời
câu hỏi của tôi: “ mạng sống của con người là quan trọng..”. Rồi từ sau
đó tôi rời bỏ quê hương mà trong lòng vẫn không quên hình ảnh cô Yến ở
Chợ Gạo và là Duyên- Nghiệp tao phùng kỳ diệu từ buổi gặp gỡ nhau trong
chiến khu D.
Năm 2014 Tại Mỹ:
Một cú điện thoại lạ với zip code 508 từ vùng Boston, Massachusetts:
- Dạ tôi là Tân… xin được nói chuyện với anh Út Bạch Lan ạ!
- Dạ tôi Út Bạch Lan nghe đây.
-
Dạ thưa anh…em là Tân, chồng của cô Yến Chợ Gạo đây ạnh ạ…! Em có quen
với một vài người bạn, họ nói biết anh, em xin số điện thoại và gọi cho
anh… Vợ chồng em có đọc bài “Trinh Sát 2 Nhẩy Dù” của anh, trong nội
dung bài viết có “nói” là bắt được ba cô y tá “vẹm” ở Chiến Khu C, nhưng
vợ em tên Yến lại bảo em phải cố liên lạc ngay để nói với anh là
Chiến Khu D chứ không phải C. Tụi em qua Mỹ được sáu năm rồi, mọi việc
cũng ổn định, Yến cứ nhắc đến anh hoài, anh nói chuyện với Yến nha, để
em chuyển phone cho vợ em. Trong tâm của tôi có nhiều xúc động vui mừng
như được gặp lại người thân bấy lâu xa cách tưởng chừng như biền biệt
tăm hơi…!
- A lô,… Tôi Út Bạch Lan nghe đây.
-
Hi,…Ông anh đạp xích lô à! Em tưởng anh là Lính Cộng Hoà tình nghĩa
“huynh đệ chi binh” thương dân nghèo, ruộng hoang cỏ cháy, thấy nỗi xót
xa của kiếp đoạ đày …Ai có ngờ ông anh bèn vượt biển giông đi …đi
luôn…không thương người em gái nhỏ Chợ Gạo còn ở lại chờ trông…thì ra
ông anh cũng ác ôn như mấy thằng cán ngố thời lai đồ điếu thành công dị
hợm…!!! Anh còn nhớ anh đã nói gì với em trước khi anh biệt tích không?
Anh nói là anh có đường đi, em biết ngay là anh đi đâu rồi, nhưng anh
dấu tụi em, điều đáng trách là anh không dẫn tụi em theo, rồi bây giờ
sang Mỹ còn viết bài về ba cô y tá ở Chiến Khu C nữa… Tình cờ em đọc
được bài viết đó mới biết anh là Đại Đội Trưởng Trinh Sát 2 Nhẩy Dù “ác
ôn có nợ máu với nhân dân” chớ không phải là ông phu xích lô râu tóc
xồm xoàm đưa đón em đi làm và ngồi nghe em kể chuyện chiến khu… Lúc anh
“biến” mất, em cứ tưởng anh bị tai nạn, cứ chờ anh đến chở đi làm, chờ
hoài không thấy anh tới, em phải đi bộ...và nhớ hoài đến gương mặt của
tên ĐĐT/TS2NDù “ác ôn” đã thẩm vấn em rất ư hoà bình...!
Tôi vội ngắt lời và đùa vui:
- Cô Yến nè,...Cô nói như vậy không sợ anh Tân chồng cô giận sao?
-
Hổng có đâu! Tân rất yêu thương, thông cảm, chia xẻ, tôn trọng và chìu
chuộng em mọi thứ, anh không câu nệ, nhỏ mọn với quá khứ của em từ tâm
hồn lẫn vật chất. Với Tân là tình nghĩa vợ chồng, với anh là ân oán của
thù và bạn, anh là thù của em, em cũng là thù của anh, nhưng tại sao em
vẫn luôn nghĩ tới anh…? Vì anh là người bạn hay nói xa hơn anh là nhất
điểm tinh thần là “động lực” để em tự cứu vớt đời mình ra khỏi lớp bùn
thối tha nhơ nhớp của loài cộng sản gây nên trên khắp quê hương mình!
Có gì đâu mà em xấu hổ…?
Đất nước đè em nặng trĩu hơn nhiều!
Sau 30 tháng 4 năm 1975, em về thành, bắt đầu làm việc trong bối cảnh
thanh bình không có tiếng bom đạn, không có hình ảnh của những thương
binh máu me bê bết thân người, không nghe những tiếng kêu la rên xiết
đớn đau dưới hầm trú ẩn, nhưng lại chứng kiến những trò lưu manh trơ
trẻn, tranh giành, chụp giật của cải, tài sản của Quân Cán Chính “Ngụy”
kể cả dân lành vô tội…của những tên thượng cấp của em, và cũng chính
chúng đã từng dùng quyền lực để o ép, cưỡng bức thân “xác” của em nhiều
lần trước đây….Em nhờm tởm bọn thủ trưởng, lãnh đạo… thân thể mang đầy
vi khuẩn sốt rét ngã nước kinh niên cùng với tâm hồn thương tật, bệnh
thái, căn tính đầy thù hận, hiểm ác không lường…! Trước khi ra đi với
Tân và hai đứa con theo diện bảo lãnh thân nhân, em phải ký giấy tờ chủ
quyền giao hết đất đai nhà cửa của Ba Má em cho tên xã trưởng, cái tên
mà trước đây hằng đêm đến nhà để thuyết phục em theo hoạt động cho nó.
Em không chần chừ, không tiếc rẻ, không thắc mắc…em ký ngay “thí cô hồn”
cho nó, vì em đã dứt khoát khai tử với thiên đàng “xuống hố cả nút”
của bọn nó…! Em mong ước sẽ có ngày gặp lại anh ở một nơi nào đó trên
phần đất Tự Do – Dân Chủ để nghe anh “tra vấn” những câu chuyện thấm
đượm Tình Người giữa hai kẻ thù Quốc Gia - Cộng Sản không cùng chiến
tuyến.
Yến
nói liên tu bất tận, tưởng chừng như cháy máy điện thoại… Tôi ngắt lời
nhiều lần! Nhưng Yến nài nĩ: “Anh cho em nói hết, nói cho đã…Vì sau
“giải phóng” em làm việc với chúng nó, em chỉ có biết chữi chúng nó mà
không hề có cơ hội tâm sự, lòng mình biết tỏ cùng ai…?!
-
Anh biết không, khi qua đến New Orlean do người em chồng bảo lãnh, lại
có thêm bọn đầu trâu mặt ngựa là nhóm Việt Tân gì đó ở Biloxi cứ quấy
rầy em hoài, chúng khuyên em phải làm cái này, không làm cái kia, chúng
nói sẽ cung cấp tiền bạc sinh sống và nuôi con em ăn học…Em khẳng định
từ chối và cuối cùng em với Tân quyết định dời lên Boston, tá túc với
một người bạn và bắt đầu làm lại cuộc đời, cắt đứt, dứt bỏ chôn vùi quá
khứ vào quên lãng, nhưng khốn nỗi “người ơi, khi muốn quên là khi lòng
mình nhớ thêm” và trách anh sao hồi đó không giải giao em cho An Ninh
Quân Đội điều tra xong, ra toà kêu án chừng 5 – 10 năm tù ở Côn Sơn hay
Phú Quốc gì …gì…cũng được, rồi sau cùng em cũng được thả sống tự do,
đàng nầy vì Tình Người và tấm lòng nhân hậu, anh thả em ra, lại phải
trở về sống trong kiềm toả của bầy quỷ dữ trầm luân…! Cũng may là em gặp
được Tân, anh là một giáo sư văn chương độ lượng không cố chấp, đôi khi
còn mạnh dạn “phá chấp” để giúp em thêm tin tưởng bước qua những cửa
ải oan khiên trên đoạn đường đời.
Quả thật cuộc đời của Yến là một:
Thiên Địa phong trần
Hồng nhan đa truân…
(Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm)
Yến
không giống như Kiều đã trầm mình dưới sông để trút hay rửa sạch nợ
trần, Yến bị ba đào hãm nịch phong trần đã qua phong trần…mà vẫn còn
nghị lực để phấn đấu với nghịch cảnh, Yến đã có sự chọn lựa cuối cùng
cho đời nàng. Nàng đã hiên ngang dũng cãm hơn phận đàn bà để bước qua
lằn ranh Quốc - Cộng không một chút tơ vương những hệ lụy quá khứ…Khá
khen thay! Nhưng ở đây nơi bình yên, cô trách tôi đã cư xử như “người
ngu tốt bụng” và thêm “tội” sao ra đi mà không dẫn vợ chồng cô theo
cùng, để có thể xây dựng cuộc sống ấm no, yên bình và hạnh phúc trong
vòng tay của Nữ Thần Tự Do là biểu tượng của “giặc Mỹ xâm lược” mà bọn
“vẹm” vẫn thường hay sủa thối. Tạo hóa trớ trêu thay lại có những công
hầu khanh tướng, trí thức khoa bảng vượt biên giới Quốc Gia đi tìm Cộng
Sản và để rồi vỡ “mộng ban đầu” chuốc lấy nhiều tai hoạ về sau! Yến nói
tiếp:
-
Thời gian đầu mới đặt chân đến Mỹ, em cảm thấy bơ vơ, lạc lỏng… vì đám
cán bộ tuyên vận VC bố trí “đặc tình” công tác ở hải ngoại cứ thường hay
tìm đến móc nối để em tiếp tục làm việc với chúng nó…Nhưng em từ chối
quyết liệt, dần dà rồi chúng cũng chán nên không tới quấy rầy nữa?!. Bây
giờ chúng em ở ngoại ô thành phố Boston, yên bình thú vị lắm…! So với
cái thiên đàng “xắp hàng cả ngày” của chúng nó, thì phải tới vài ba kiếp
người nữa mới có thể dò dẫm theo được đến bước chân Người! Chồng em, đi
làm về là lên online truy lùng những bản tin hữu ích và văn chương thi
phú Việt ngữ khắp cùng …và tình cờ đọc được những bài viết của anh, Tân
nói với em: “ Tác Giả là một quân nhân tuy xông pha trận mạc, nhưng tâm
tính tràn đầy nhân bản”… và nói:” em nên đọc rất hay “! Em đọc tới đoạn
Chiến Khu C, chợt giật nẩy mình rồi rất đổi vui mừng hét lên: “quả trái
đất tròn “!!! Chính là anh nầy đây!!! Em nhờ Tân phải bằng mọi cách
truy tìm manh mối để liên lạc với anh nên mới có ngày vui hôm nay. Tâm
sự như tri kỷ với anh, em lại nhớ đến những đêm trong chiến khu, ngồi
buồn nhìn những tên thủ trưởng cao cấp uống rượu Hà Nàm thuốc Bắc cường
dương ngâm với bào thai con nít rồi động dâm bèn bắt nữ cán bộ phục vụ
sinh lý hả hê thoả mãn thú tánh…! Sau 1975 về thành thì mắt láo liên tìm
nhà, tìm đất đai, tìm vợ và con gái Sĩ Quan “Ngụy “ để chiếm đoạt…Em
phát tởm và khinh bỉ chúng đến tận cùng…! Không phải chỉ riêng em, mà
hằng vạn... vạn nữ cán bộ như em bị sung vào “kháng chiến” đều là nạn
nhân và có tâm trạng tương tự như thế cả…! Tân bắt em đọc bài “Cuộc
Chiến Tranh Nam Bắc của Hoa Kỳ 1865- 1866” để so sánh với cuộc chiến
Bắc - Nam của Việt Nam em lại càng thấy lợm giọng cho chính mình...”bên
thắng cuộc” Cộng Sản Bắc Việt …!
Mùa đông cuối năm 2014, những cơn bảo tuyết đổ ập xuống vùng đông bắc
Mỹ, vợ chồng Tân đón tôi ở phi trường Boston với chiếc xe Nissan cũ kỹ.
Tân cùng tuổi với Yến, gương mặt khắc khổ, cương nghị, vốn là giáo sư
văn chương trung học, giọng nói từ tốn chắc nịch, ít cười nói trong khi
Yến tung tăng như con chim vành khuyên hót líu lo bay nhảy trên những
cành đào đang mùa hoa nở…! Từ phi trường về nhà khoảng 45 phút, Tân
chú tâm lái xe vì thời tiết lạnh dưới độ đông đá, giây phút gặp nhau
trong thinh lặng như để hồi tưởng lại những ngày tháng tôi cong lưng
đạp xe xích lô đưa Yến đi làm ở bệnh viện Mỹ Tho. Tôi nhìn Yến với nét
thanh tân thời con gái đã đi qua, bây giờ nàng là một phụ nữ đứng tuổi,
nhưng ánh mắt hiền lành, tinh anh vẫn còn sáng niềm tin trên khuôn mặt
trái soan như ngày nào và giọng cười, tiếng nói vẫn lém lỉnh, luyến láy
như ngày xưa ấy chưa hề “hoá thạch” theo thời gian làm già cỗi tâm
hồn? Yến ngồi ở băng ghế sau, thỉnh thoảng chồm lên phía trước và:
-
Anh biết không,...Sau khi anh đi một thời gian, cuối năm 1980 chúng nó
điều em đi học để lấy bằng Phó Tiến Sĩ Y Khoa…?!!! Trời ơi, đất hỡi…!
Học lực của em chưa xong bậc trung học phổ thông, trình độ y tá trong
“khu” rừng chưa qua khỏi chiếc” lá mít”…Vậy mà “lãnh đạo” đề cử cho em
đi Hà Nội “chuyên tu” học lấy bằng cấp, học vị Phó Tiến Sĩ Y Khoa chỉ
trong vòng 6 tháng, thì duy nhất trên hành tinh nầy chỉ có nền giáo dục
của “chủ nghĩa xã hơi” là “dzĩ đại” ngu xuẩn, xem mạng người như súc
vật…! Xong khoá học “chuyên tu” em trở về lại chức vụ cũ với mãnh bằng
Phó Tiến Sĩ Y Khoa như chuyện khôi hài mà có thực tại đất nước Việt Nam
dưới thời đại đồ đểu, bọn bần nông vô học đương quyền thống trị …!!!. Em
chán nản vì nạn quan chức tham ô hống hách lộng quyền…! Muốn thực hành
một ca mổ, bệnh nhân phải trả trước cho bác sĩ 500 ngàn đồng, mỗi y tá
200 ngàn, tiền chi phí của bệnh viện mỗi ngày 500 ngàn, đó là chưa kể
“tiền đường” đưa tại chỗ để được nhập viện… Có một ngày, em đi chợ Hàng
Bông, nơi mà trước đây anh đậu chiếc xích lô chờ khách, em chợt nghe hai
người đàn bà đứng kế bên nói sách mé, miệt thị: “ xí... dốt như chuyên
tu, ngu như tại chức mà cứ làm bộ như là đỉnh cao trí tệ”!. Về nhà em
hỏi chồng, Tân cười hì..hì…:” thì họ “phán” đúng quá trời rồi, em còn
hỏi cái gì nữa “?!!! Sau đó em xin ra khỏi đảng và nghĩ việc để chờ em
trai của Tân bảo lãnh “Quy- Mã”.
Căn
nhà đơn sơ chỉ có hai phòng ngủ nhỏ hẹp. Hai đứa con trai của Tân- Yến
vừa đi làm vừa đi học xa nhà, nên các cháu share phòng ở với một gia
đình khác cách đó khoảng 100 miles. Yến giục tôi:
- Anh đi tắm rửa rồi ăn cơm với tụi em.
Trên
bàn cơm, tôi chỉ thấy một đĩa đuông dừa xào, một tô canh rau nhút, và
hai khứa cá trê biển kho tộ, hai cái chén, hai đôi đũa. Tôi ngạc nhiên
hỏi:
- Sao dọn chỉ có 2 cái chén ăn cơm? Yến vội trả lời:
- Phần này là của tụi em, còn của anh là cái khác …!
Tân
đứng dậy, mở closet lấy ra một gói giấy rồi từ tốn mở ra, bên trong là
một hộp giấy cứng để trước mặt tôi…là một phần lương khô cá nhân của
Quân Đội Mỹ “chính nó” Ration C…!!! Tôi quá ư là ngạc nhiên và xúc động
bội phần, tâm thần như bị hụt hẩng… và cả ba chúng tôi không ai mở
miệng nói được một lời nào, nghẹn ngào trong nỗi niềm chợt buồn vui lẫn
lộn như muốn khóc “nói chi cũng bằng thừa”…! Trên bàn ăn Yến hai tay
chống cằm cứ nhìn tôi thương cảm và không màng chi ăn uống...! Tôi bỗng
“dở hơi” lúng túng vụng về như gả khờ khạo vì trên “đưòng chiến chinh”
lì lợm ít khi “bị” rơi vào trạng huống “thương nữ tái hiệp anh hùng bèn
sầu bi tích lệ” …!
- Vợ chồng em ăn cơm đi...”tôi” cũng ăn. Yến nhanh nhẩu:
-
Ăn sao được mà ăn… vì tụi em mừng quá khi gặp lại anh còn tưởng chừng
như một giấc mơ! Anh biết không, khi em nghe anh ra lệnh đem tụi em ra
xa bắn bỏ, em nghĩ số mạng mình đã kết thúc, với hai tay bị trói chặt,
mắt bị bịt che kín, thân mình bị đè sấp xuống đám lau sậy…Bỗng ba bốn
tràng đạn nổ muốn xé rách màng nhĩ, hồn phi, phách tán bay bổng lên
mây, rồi lại nghe văng vẳng tiếng của ai đó nói:” cởi trói cho cô này
thôi “! Rồi tiếng chân của “tử thần” xa dần…chỉ còn lại tiếng khóc thổn
thức của ba đứa em mà thôi…! Chị Hanh được cởi trói vì khỏe mạnh và lớn
con hơn hai đứa em, rồi chị ấy lần lượt cởi trói cho em và Ánh…hoàn hồn
và mừng rỡ vì biết mình còn sống, chúng em vội vàng lội qua sông Bé tìm
về được đơn vị của mình trong khi ba hộp lương khô Racion C vẫn còn
trong bịt nylon dắt theo bên mình. Từ sau đó, “tư duy” của em dần… dần
thay đổi rồi tự hỏi người “Lính Ngụy” có thật đánh thuê cho Mỹ và có ác
ôn hiếp dâm phụ nữ, bắn giết dân hiền lành, lương thiện như những gì mà
em đã bị “chúng nó” tuyên truyền nhồi nhét vào đầu óc từ bấy lâu nay
không …?.
Tôi chợt nhớ tới những binh sĩ dưới quyền đã thi hành “lệnh bắn bỏ” 3 cô y tá cán bộ VC trong Chiến Khu D, bèn hỏi Yến:
- Cô có biết những người Lính thi hành lệnh bắn bỏ các cô bây giờ ra sao không?
- Dạ không.
- Họ đã chết trận hết cả rồi!
Đôi
mắt Yến khép nhẹ, tâm hồn như chùng xuống, tôi thấy lóng lánh ánh mắt
hình như có giọt lệ ngàn phương đọng ở khoé mắt, Yến cố che giấu nỗi xúc
động, nén bi thương bằng cách cầm đũa lùa vội một vài miếng cơm ăn
thẩn thờ, đôi mắt cố nhìn xuống bàn để tránh không bật ra tiếng khóc…!
Tôi đánh trống lãng, xoay qua hỏi Tân về chuyện làm ăn sinh sống. Từ
ngày về thành phố ngoại ô Boston này, nhờ người bạn giúp đở, Tân đi làm
thợ tiện, Yến làm y tá bán thời gian cho một văn phòng bác sĩ người
Việt, cuộc sống ổn định mặc dù còn nhiều vất vả… Trong suốt thời gian
này rất nhiều tên đặc tình (tình báo dân vận) Việt Cộng liên lạc, đề
nghị sẽ cung cấp tiền bạc, phương tiện để cho Yến tái hoạt động lại cho
chúng, nhưng Yến dứt khoát từ chối không hợp tác với bọn quỉ đỏ này nữa.
Tôi hỏi Tân:
-
Chú là cựu giáo sư văn chương lâu năm của Trường Trung Học Nguyễn Đình
Chiểu. Vậy chú nghĩ thế nào về buổi tao ngộ ngày hôm nay giữa tôi và vợ
chú là hai người khác chuyến tuyến, tôi Quốc Gia và Yến Cộng Sản?
-
Thưa anh,...Sau 1975 giữa hai “phe” Quốc Gia và Cộng Sản đã có một lằn
ranh rõ rệt do “bên thắng cuộc” cao ngạo vạch ra, chúng qui định tất cả
nhân sự Quân, Cán, Chính miền Nam là Nguỵ Quyền và toàn thể dân miền Nam
là Nguỵ Dân. Cũng như anh, em đã chịu đựng trải qua nhiều đắng cay với
chế độ mới, là một nhà giáo. mà chỉ biết cúi đầu nghe những lời thuyết
giảng của bọn cán ngố, dốt đặc cán mai, “rao giảng” tà thuyết Marxism,
Leninism như con vẹt cho đám học trò thơ dại, tuổi đời ăn chưa no lo
chưa tới …là nỗi đau tra tấn tinh thần vô cùng…! Em cũng phải kham nhẫn
để được còn có việc làm và tiêu chuẩn mua được nhu yếu phẩm để nuôi thân
hèn mọn … và tiếp tế phụ giúp cho cha mẹ! Thời gian sau em gặp Yến, hai
đứa yêu nhau rồi lấy nhau thành chồng vợ, Yến chân thật tâm sự với em
những nỗi tủi nhục, gian truân của cả quảng đời lỡ bước lầm đường đi
theo bầy quỉ đỏ vô thường giết hại dân lành, đốt phá quê hương…Nhưng
cũng là do ở cảnh ngộ oan khiên, chẳng đặng đừng như cơn lốc cuốn Yến
vào mà thôi, chứ bản chất Yến là thiếu nữ rất hiền hoà, lương thiện và
mộc mạc quanh năm, suốt tháng ngày sống bình dị với vườn cây lành, trái
ngọt và tiếng hát vọng cổ, câu hò dọc theo nhánh sông Tiền, sông Hậu…
Hò…hơ…đèn Sàigòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh dzìa học lấy chữ Tu
Chín trăng em đợi.. ơ …hò…
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ…
Và:
Hò …lơ…quê em có hàng cau sai trái
Giồng trầu xanh lá nắng chiếu ngoài hiên
Nước Tiền Giang đưa anh tới nơi nầy…ơ…hò…
Để em nhìn thấy, đêm ngày nhớ thư…ơ…ng…!
(HMU)
Trong
đêm trời oi bức, khó dỗ giấc ngũ, Yến tâm sự là có ý muốn thoát ly ra
khỏi bối cảnh rác rưởi dơ bẩn của chế độ mà Yến đang được ưu đãi. Yến
không muốn thù hận những kẻ đã manh tâm hãm hại nàng, mặc dù Yến rất
chán ghét và khinh bỉ bởi sự ngu dốt nguyên thuỷ đã hoá vôi mà thời gian
chỉ làm đùn lên thêm nhiều lớp đầy đặc khô cứng …và thù hận chỉ làm
thêm phiền não nữa mà thôi, chi bằng tìm phương kế để vượt thoát ra khỏi
“nhà tù lớn” nầy mới là thực tế. Tôi lại nhắc Tân:
-
Chú ăn tiếp đi...kẻo thức ăn nguội lạnh hết! Tôi thấy Yến thỉnh thoảng
lại chăm chú nhìn tôi như quan sát để xem cảm xúc tình cảm của tôi
chăng? Yến buông đôi đũa và nói tiếp lời chồng:
-
Anh biết không…? Khi anh báo tin lên thăm tụi em, em nói Tân đi tìm một
món quà đặc biệt có ý nghĩa để tặng anh, Tân tìm tới Army Surplus
Store hỏi order mua và chờ vài ngày sau mới có được hộp Ration C này, vì
trước đó hai vợ chồng em cứ bàn mãi không biết anh thích món gì, cuối
cùng em chợt nghĩ ra ý tưởng ngộ nghỉnh này và em gọi “nó” là: “còn một
chút gì để nhớ thương”! Tôi đặt chén đũa xuống bàn và đứng lên:
-
Tôi xin phép vào phòng một chút sẽ trở ra ngay, cô chú cứ tiếp tục ăn
cơm! Rồi đi vội vào phòng mở túi xách lấy ra hai món quà cho Tân và Yến
mà trước khi đi vợ tôi đã gói bọc cẩn thận. Trở ra bàn ăn, tôi nói và
phân chia quà tặng:
- Anh và Chị có chút quà mọn để thân tặng đôi vợ chồng em.
Tân
mở chiếc hộp là một cặp viết Parker với lời cám ơn, Yến tháo gỡ từng
sợi dây đỏ cột ngoài Box ồi từ từ mở nắp, quà đặc biệt tôi tặng cho Yến
là một Chiếc Xe Xích Lô thủ công. Yến có vẻ bồi hồi, ánh mắt rưng rưng
rồi không thể dằn cơn xúc động dâng tràn, Yến bật lên tiếng khóc vội xô
ghế đứng dậy, chạy nhanh vào bếp cố bụm miệng để kìm hãm bớt tiếng nức
nở sụt sùi…! Tôi với Tân ngồi yên hoá đá như hai pho tượng, tâm tư cũng
có nhiều nỗi bi luỵ và cảm thông với tâm tình “một trời kỷ niệm” chẳng
hề phai mờ trong tâm hồn vốn mang nặng ân tình cũng là cõi lòng riêng tư
mà Yến đã trải qua …!
Có Trời Mà Cũng Có Ta?:
Tôi
lưu lại hai đêm, ba ngày ở nhà vợ chồng Yến- Tân, cả hai vẫn đi làm như
thường ngày, nhưng Yến làm partime nên có thì giờ ở nhà nhiều hơn. Tôi
bước ra sau hiên nhà hút thuốc, Yến ra đứng cạnh bên và thân tình như
huynh muội, nàng ôm lấy cánh tay và ngước nhìn mái tóc trắng bạc của tôi
rồi nói nhỏ:
-
Anh xem kìa,… tóc anh có khác gì những mãnh tuyết còn đang đọng ngoài
kia…! Còn em tựa như cành cây khô trụi lá sau mùa đông tàn tạ vì cảnh
ngộ và tuổi đời …! Anh đã không cần chiêu hồi em? Nhưng qua những ngày
tháng biết anh trong cảnh đời trong héo ngoài tươi, kham nhẫn khổ cực
đạp xích lô đưa đón em đi làm, em cảm nhận có một cái gì đó nơi anh mà
em chưa hiểu thấu…? Em xét lại bản thân, suy nghĩ và so sánh sự khác
biệt giữa người Quốc Gia và Cộng Sản…rồi “ngộ” ra và đi đến tự thay đổi
toàn diện là ly khai với bọn “nằm mộng giữa ban ngày”, và sau cùng xem
như ơn trên không bỏ rơi người lành nên em và Tân cùng con cái được
định cư và sống cuộc đời hạnh phúc trên đất nước Mỹ nầy như ân huệ trời
ban cho những kẻ có Tâm kỳ vọng và sống hướng thượng tới sự tốt đẹp hiền
hoà…! Đêm hôm qua em không ngủ được, cứ nhìn chầm chặp chiếc xe xính lô
để trên đầu giường và nghĩ đến thân phận nổi trôi theo vận nước của anh
và chạnh lòng rồi tự hỏi: có biết bao những chiến sĩ trong quân đội
miền Nam cũng đã có cùng sự chịu đựng oan nghiệt và giữ được nghị lực
phấn đấu như anh …? Em rất trân trọng và hâm mộ các Anh và biết rằng sở
dĩ Quê Hương Việt Nam còn được tồn tại mãi cho tới ngày hôm nay là vì
Dân Tộc Việt là một Nòi Tình có bản chất Nhân Ái làm gốc, sống triệt để
Hướng Thượng, Kiên Cường Kham Nhẫn, và Quật Khởi… luôn đấu tranh để được
sinh tồn, tiếp nối và tiến hoá …!!!
Tôi
rất vui biểu đồng tình và đưa tay vỗ về nhẹ bờ vai gầy guộc của Yến,
rồi ngước nhìn xa xa vào khoảng trời mông lung có những đám mây như cô
đọng lững lờ, một vài vạt nắng vàng yếu ớt không đủ xua tan tiết trời
giá lạnh mùa đông…Nhưng trong tâm tư của tôi đang nhen nhóm bếp lửa ấm
lan toả thâm tình an nhiên và hạnh phúc…! Bất chợt tôi có ý nghĩ ngộ
nghỉnh: từ vật là khẩu phần Racion C và chiếc xe xích lô làm Duyên mà
Tôi và Yến đã vượt qua chiến tuyến thù hận Quốc Gia và Cộng Sản, kinh
qua bao cảnh ngộ oan nghiệt của dòng đời, chúng tôi như “cùng một lứa
bên trời lận đận” giữ được lòng nhân lương thiện làm gốc Đạo làm
Người…để rồi gặp lại nhau đây là một Nghiệp tốt? Cám ơn Thượng Đế chăng?
Vượt ngoài tầm hiểu biết hạn hẹp của trí óc phàm phu và cũng đã vội tố
cáo sự dốt nát và căn tính giảo hoạt khi lắm lời lẻo mép, dụng ngôn từ
bất tận lý rao giảng thế giới vô cùng…! Thượng Đế ôi,…Ngài đã là món
hàng độc, đẹp, muôn màu sắc lung linh ảnh hiện trong trí óc mù mờ của
nhân loại mà tự ngàn xưa cho đến ngàn sau có lẽ vẫn còn hữu dụng cho bọn
con buôn tôn giáo, lý giảng huê dạng để tranh nhau thu đoạt lợi lộc của
cải thế gian…?!!!
Chúng ta từ đâu đến cuộc đời nầy?
Như loài trùng hoang thiếu cánh
Bưới móc kiếm ăn trong niềm vinh nỗi nhục…
Bước đi cô liêu như khách dạ hành cô độc
Tìm được gì, năm tháng rớt quanh đây?
Buổi chiều nhìn nắng vàng qua cửa
Phút thanh xuân thoáng đã tà huy
Tiếng chim kêu từ cuối vườn ai đó
Thoảng hư không như báo triệu điềm gì?
(M ĐTTA)
Thời hà Phương:
Nhược đãi Ưng lai Sư Tử thướng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
Hay:
Long xà an sở ngộ
Chu ngũ phục viên tuyền.
(Sấm Ký - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Vâng,
…không có một sự việc gì xảy ra trên cuộc đời nầy mà không có nguyên
nhân? Duyên khởi - Nghiệp báo cũng là gieo Nhân và gặt Quả. Chúng tôi
những ngưòi lính trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà thực sự cầm súng tự
vệ, chiến đấu để giữ an bình cho toàn thể dân chúng và phần lãnh thổ,
biển đảo miền Nam Việt Nam chiếu theo Hiệp Định Geneva 1954. Suốt 21 năm
trong cuộc chiến Quốc - Cộng, chúng tôi chưa hề bắn một phát đạn nào
qua vĩ tuyến 17 (cầu Bến Hải) để giết hại đồng bào miền Bắc thân yêu.
Trong nền tảng giáo dục “Tiên học Lễ - Hậu học Văn” từ thuở tiểu học cho
tới đại học, chúng tôi chưa từng phải học kiểu tuyên truyền nhồi sọ để
huân tập ác tính, háo sát như: “ Có 10 tên giặc Mỹ xâm lược vào làng,
chú bộ đội ta bắn chết 9 tên, vậy còn lại mấy tên “? Từ trong Ý niệm
nhân ác, nghiệp quả xấu đã trổ sinh…Vậy thử hỏi “cái” tương lai từ
“thành quả” cướp của, giết người suốt từ trước 1954 mãi cho đến ngày
nay, thu đoạt biết bao nhiêu tích sản cũng là bấy nhiêu máu xương người
đồng chủng, thì nước đại dương có rửa sạch tội lỗi mà hý loạn cương
thường chăng? Những ai gieo gió, ắt sẽ gặt bão, lịch sử thế giới đã
chứng minh như thế. Chúng tôi và Yến là những người nhân hậu cho dù quá
khứ là kẻ thù, tìm nhau từ những con sông sâu, bờ lau sậy cạn dòng chí
cho tới ruộng vườn, núi non, rừng rú hiểm trở để mà bắn giết nhau vì địa
lý chính trị giới hạn vùng sinh sống, cư trú và ý thức hệ Quốc -
Cộng…Nhưng chỉ là thế chẳng đặng đừng, thực chất chúng tôi là Người với
nhiều yếu tố nhân phẩm làm khuôn mẩu tốt đẹp đúng nghĩa làm Người…do vậy
“Trời” cao không phụ hiền nhân,đã đãi ngộ cho chúng tôi được sống an
bình, hạnh phúc nơi trú xứ thích hợp Mỹ Quốc có nhiều điều kiện tốt, để
còn đóng góp trí lực báo ân nơi đã cưu mang mình và hướng về đồng bào
trong nước mưu sự buổi Bình Minh trên Quê Hương thanh bình.
Bình Minh tới Bình Minh sẽ tới
Tôi mong lắm tiếng gì như tiếng ầm vang của biển
Đồng Bào tôi cũng mong như thế
Và hình như tiếng ấy đã bắt đầu…?
Hoa Tự Do (Bút Sinh Hoa):
30
tháng 4 năm 2015 năm nay nữa đã là 40 năm chẳn kể từ ngày nước Mỹ mở
rộng vòng tay nhân ái, đón và cưu mang tập thể Người Việt Tỵ Nạn Cộng
Sản. Cộng Đồng Người Việt thành hình và Cuộc Chiến Quốc - Cộng vẫn còn
đang tiếp diễn cho dù đã không còn tiếng súng nổ vang rền…!!! Nhưng từ
buổi đầu bở ngỡ còn đang lo sinh k ế gia đình, báo chí Việt Ngữ đã xuất
bản, “Nền” Văn Chương Người Việt Tự Do Hải Ngoại và Lịch Sử Ngàn Người
Viết đã thành hình với những tên tuổi Nhà Văn thành danh mới lạ, họ chưa
từng viết Văn trước 1975 và không có tham dự những Sinh Hoạt Văn Học
rất sáo ngữ, rất rỗng do những “tay” viết quen ngồi chễm chệ trên chiếu
lớn “văng học” mà bả óc thì rất nhỏ, chúng thường quen thói mặc áo
thụng vái lạy nhau rất phường tuồng, sở trường loại “văn” không tư tưởng
nhạt phèo… “Lớp” Nhà Văn mới nhập cuộc “chơi” thật, viết thật, văn tài
thật và chuyện thật, người thật… vì chính họ là nạn nhân và cũng là
chứng nhân…Họ đã viết bằng tất cả tim óc, máu và nước mắt, tâm hồn… và
đốt Lửa đấu tranh giữ vững “bên” nầy trận tuyến không khoan nhượng với
kẻ thù Cộng Sản bên kia chuyến tuyến…Bút thép đã nở Hoa, Hoa Tự Do vô
giá, chiến đấu kiên cường máu phun đẫm mới đơm bông.
Mũ Đỏ Út Bạch Lan