Sunday, August 30, 2015

Thiếu tá Bác sĩ Hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân được thăng cấp Trung tá.


Theo bản tin từ Navy Personnel Command ngày 27 tháng 8 năm 2015, Thiếu tá Bác sĩ Hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân vừa được thăng cấp Trung tá. Trong bản thông báo thăng cấp còn có Trung tá Bác Sĩ Hải quân Hoàng Ngọc Tuấn được thăng cấp Đại tá, và Thiếu tá Tạ B Micheal được thăng cấp Trung tá. Ngoài ra còn có bốn Đại úy cũng được thăng cấp Thiếu tá đó là Đào Jason H, Trần Việt Hung Tony, Phạm Thanh Phong và Lâm Phil.
Năm 2014, Thiếu tá
Nguyễn Cẩm Vân được chọn thăng cấp Trung tá, hồ sơ đã được chuyển qua Thượng viện xác nhận vào tháng 7 năm 2014.
Theo quy định trong hệ thống thăng cấp của Hải quân Hoa Kỳ thì 80% Thiếu tá trong danh sách được chọn (selections) lên Trung tá, sẽ được thăng cấp (promotions) sau khi danh sách chuyển qua Thượng viện duyệt xét.
Trung tá Josephine Nguyễn Cẩm Vân tốt nghiệp Học viện Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Academy) vào năm 1999, với văn bằng Cử nhân Khoa học. Sau đó cô tốt nghiệp Bác Sĩ y khoa tại Stanford School of Medicine năm 2003, Và hoàn tất thực tập tại Trung tâm Y tế Hải quân Quốc gia (National Naval Medical Center). Bác sĩ Nguyễn Cẩm Vân được huấn luyện Bác sĩ giải phẩu phi hành tại Pensacola, Florida, sau khi tốt nghiệp, cô được thuyên chuyển đến Không đoàn 5 Hàng không mẫu hạm (Carrier Air Wing 5) tại Atsugi, Nhật Bản. Đến năm 2007, cô được đào tạo nội trú chuyên khoa hoa liễu tại Đại học Pennsylvania. Sau đó cô phục vụ tại Bệnh viện Walter Reed National Medical.
Được biết Trung tá Nguyễn Cẩm Vân còn có người chị là Nguyễn Minh Tú cùng thụ huấn tại Học viện Hải Quân Hoa Kỳ, Phụ thân của Vân và Tú là ông Nguyễn Văn Huấn, nguyên là sĩ quan Hải quân VNCH.

Thật hãnh diện cho Cộng đồng người Việt Quốc Gia trước tin Trung tá Josephine Nguyễn Cẩm Vân và các vị Sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt khác được đồng loạt thăng cấp, cho thấy họ là những Sĩ quan xuất sắc và ưu tú.


Đính kèm nguồn LINK của bản tin Thiếu tá Bác sĩ Hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân được thăng cấp Trung tá để tham khảo hay kiểm chứng (Bài vở+tin tức phải đúng và trung thực).

NAVY RESERVE PROMOTIONS TO THE PERMANENT GRADES OF CAPTAIN, COMMANDER, LIEUTENANT COMMANDER, LIEUTENANT, AND CHIEF WARRANT OFFICERS IN THE LINE AND STAFF CORPS 8/27/201


ACTIVE-DUTY PROMOTIONS TO THE PERMANENT GRADES OF CAPTAIN, COMMANDER, LIEUTENANT COMMANDER, LIEUTENANT, AND CHIEF WARRANT OFFICERS IN THE LINE AND STAFF CORPS 8/27/2015




Physician Profile: Dr. Josephine Nguyen

Physician Profile: Dr. Josephine Nguyen

Dr. Josephine Nguyen is the Director of Navy Medical Student Accessions for the Bureau of Medicine.
She received her Bachelor of Science degree from the United States Naval Academy in 1999, and her Doctor of Medicine from Stanford School of Medicine in 2003. She completed a transitional internship at the National Naval Medical Center, then went to flight surgery training in Pensacola, Florida.  Upon graduation, she was assigned as a flight surgeon to Carrier Air Wing 5 in Atsugi, Japan.  In 2007, she started her dermatology residency training at the University of Pennsylvania.  Following residency, she was assigned to Walter Reed National Medical Hospital (WRNMMC) as a staff physician with the Dermatology department.
Dr. Nguyen serves as the Navy’s Young Physician representative to the American Medical Association (AMA), is the military liaison to the Women’s Physician Council in the AMA, and in July 2012 received an appointment to the Military Health Council for Female Physician Recruitment and Retention. She is the Action Officer for Navy Medicine to help improve female recruitment and retention. At her current assignment, she serves as a staff physician for the WRNMMC Dermatology department, runs the Navy Health Professions Scholarship Program (HPSP) and is helping to organize the Navy’s recruiting efforts of the HPSP program across the United States. Her personal goals are to increase the female and minority representation in Navy Medicine.
Dr. Nguyen is a board certified dermatologist and holds an appointment as assistant Professor of Dermatology at the Uniformed Services University of the Health Sciences.
When did you decide to go into medicine?
Even as a young child, I loved helping people. My parents came over from Vietnam in 1975, so we grew up with only the bare essentials and money was always very tight. So I decided in 7th grade that I either wanted to be a banker (and make lots of money) or be a doctor. So I went to shadow in a bank for career day. After the day was over, my mind was made: I was going to be a doctor.  I realized how empty and boring dealing with money was, and I didn’t want to spend my life focused on money.
How has being in the Navy shaped your view on medicine and service?
People choose to be doctors because of their desire to serve and help others. I chose to be a physician because of my love for people and my desire to alleviate suffering. Being a Navy physician has allowed me to fulfill my calling but also it has allowed me to contribute to and affect medicine in a way I never would have imagined. As the current head of the HPSP board, I have an impact in the quality of students that are granted a Navy scholarship to pay for medical school.
If you practice medicine in the civilian sector, you have to deal with insurance issues. Patients get denied care because of lack of insurance and most physicians can only prescribe medications that are covered by the insurance company. The Navy has allowed me to practice medicine in the way that I have always dreamed: I never have to deny patients care based on their lack of insurance and I am never pressed for time during the patient visits. If I need to see a patient again, the military makes it so easy for me to accommodate them in my schedule.
Can you talk about your experience in medicine overseas?
I was stationed as flight surgeon in Japan from 2007-2010. During my leave time, I traveled twice to Vietnam to do medical mission work, where I saw and treated Vietnamese patients. You often hear that it is in service, when you give of yourself, that you find yourself. I found that statement to be profoundly true. It was in the poorest neighborhoods, amongst the poorest people, that you can find the most content and happiest people. I came to help patients, but it was I that learned: to be content in whatever situation you are placed in, and do the best you can in that situation.           
Can you tell me about your work among APA (Asian Pacific Americans)?
Being Asian has impacted who I am, how I approach my patients, and how I approach my life.  I grew up watching my parents work hard and sacrifice everything they had to make a better life for their children.  At the same time, they were very active in church and loved those around them, always willing to volunteer their time and services to help others. There is an adage, “It takes a village to raise a child.” That was certainly true with me. Asians are known to have close-knit families and communities. I can confidently say that my extended and immediate family helped raise me and make me the person I am today.
People ask if I say that I am Vietnamese or am I an American. I am a Vietnamese-American. I am a doctor in the Navy today because of the opportunities this country has given me. It was a haven of safety for my family when they fled Vietnam, it provided me with a top notch college education at the United States Naval Academy, and gave me a scholarship to go to medical school.  I owe everything I have to the United States, and I am excited and honored to serve as a Navy physician. At the same time, I have not forgotten my Vietnamese heritage. I recently returned to Vietnam as a participant of Pacific Partnership 2012, and had the great fortune of seeing patients there.
As the current Director of Medical Student Accessions for the Navy, my goal is to encourage students to apply for the Health Professions Student Program to help pay for medical school. I believe in the scholarship because of phenomenal leadership and life experiences I have had in the Navy, and I want other students to have the same experiences. My experiences in the Navy have made me a better doctor, a better leader, and a better person. In addition, it has allowed me financial independence during medical school so as not to be a burden on my parents. So it is a win-win situation. I get paid to go to medical school, while serving my country and learning how to be a better leader. I have been encouraging more Asian students to apply, because the military is increasing their focus on the Asia Pacific rim.  We are hoping to keep up with the ethnic and racial differences by encouraging more diversity within the medical corps.
How has being Asian influenced the way you practice medicine?
I was raised in a very traditional Asian family. My parents taught me the value to hard work simply by the way they lived their lives. They came over to the U.S. without any money, learned English, got college degrees and raised 3 children.  They taught us the value of family, of service to others, and faith in God. My parents made sure we didn’t forget our Vietnamese heritage, but rather embrace the Vietnamese culture and use it to enhance our life in the United States. So yes, being raised with the Asian traditions taught me the value of hard work and service to others and affects the way I take care of my patients and how I approach life.  When I was at the “pinnacle” of my career, graduating from Stanford medical school, someone said to me, “You must be so happy. You’ve accomplished so many wonderful things.” I nodded my head, but deep down I felt empty. I had spent so much of my life focusing on good grades, getting into the top schools, that I felt empty.  In the ensuing years, I gave my life to God, dived into patient care and loving every patient that came to me.  That’s when I achieved happiness. I learned that when you lose yourself, is when you find yourself. I stopped focusing on myself and what I wanted, but focused on serving those around me. That’s when I found myself.

Tuesday, August 25, 2015

Nước cờ sai lầm của TC.

Sau đệ nhị thế chiến Mỹ đã ra lệnh cấm Nhật Bản không được thành lập Quân Đội , vì vậy sau mấy mươi năm Nhật Bản chỉ có Tự Vệ Đội mà thôi . Quần đảo Senkaku ( Điếu Ngư ) tụi Trung Cộng cứ ngày đêm đòi chiếm nguyên thủy là do Mỹ đã chiếm được của Nhật , sau Mỹ cũng đã ký trên hiệp định bàn giao trao cho ( không phải bán như hòn đảo Mỹ mua lại của Liên Sô )  Nhật Bản có giấy tớ đàng hoàng .

 Nay Nhật Bản vì muốn bảo vệ đất nước bên sự đe dọa trầm trọng của Trung Cộng ngày càng giàu có và lớn mạnh , Nhật muốn thành lập Quân Đội để chống lại quân đội xâm lược Trung công cũng phải qua sự đồng ý của Mỹ , và tất cả đều đã được thông qua , nên Nhật Bản cũng đã tiến hành sản xuất tàu chiến , vũ khí  , tàu ngầm , máy bay quân sự , và thành lập quân đội ....

  Không biết Nhật Bản bó tay nằm yên không được làm gì suốt mấy chục năm , nay chỉ mới là đứng dậy bắt tay vào làm liệu có đủ sức chống lại Trung Cộng với sức mạnh kinh tế toàn cầu như vậy bao gồm vũ khí và quân đội ?? nhưng lâu nay Mỹ luôn sát cạnh và bảo về các đàn em dưới trướng như Philippine , Nhật Bản , Nam Hàn ....thì cũng tạm yên tâm với con cọp Trung cộng đang nổi điên lồng lộn muốn nhai nuốt những con mồi chung quanh ...

Nước cờ sai lầm ở biển Đông đẩy TC phải đối đầu với đối thủ Samurai NHẬT BẢN mạnh truyền kiếp?

Nước cờ sai lầm đẩy TC phải đối đầu với đối thủ NHẬT Samurai mạnh truyền kiếp?
 
Diễn biến mới nhất ở Biển Đông :
Luật An ninh mới của Nhật Bản đã chứng tỏ: Lực lượng Phòng vệ nước này giờ đây có tính chất, và tầm vóc của một Cường quốc Quân sự !.
Họ, Quân đội Nhật Bản, có thể tác chiến bất cứ nơi đâu, với bất cứ ai, khi an ninh của Nhật Bản, của Đồng minh, bạn bè của Nhật Bản bị tấn công, đe dọa ...
Được coi như một “mũi tên đã lắp vào nỏ” rồi, thì Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2015: đã chỉ rõ “đích” mà mũi tên hướng đến !.
TC lo ngại, phản đối quyết liệt khi cho rằng: đây là hành động trỗi dậy của “Chủ nghĩa Quân phiệt Nhật”. Nhưng ngược lại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương lại không có thái độ như vậy, với sự trỗi dậy, thay đổi của nước Nhật đâu !.
 
alt
Trong tương lai, Quân đội Nhật Bản có thể chủ động tham chiến ở nước ngoài, dưới sự ra lệnh từ chính Thủ tướng.
 
Nước cờ chiến lược sai lầm của TC :
 1. Lấy nước sau dùng làm nước đi đầu, tạo điều kiện cho Nhật Bản trỗi dậy:
Kể từ năm 2010, khi GDP của TC chính thức vượt Nhật Bản cũng là lúc tranh chấp quần đảo Senkaku (TC gọi là Điếu Ngư) cũng được CS Bắc Kinh đẩy lên nấc thang cuối của cuộc xung đột.
Thực ra, quần đảo này, về địa thế, chính trị, quân sự, và kinh tế đối với TC không đến mức quan trọng đến nỗi vì nó mà sẵn sàng xung đột, chiến tranh với Liên minh hùng mạnh Mỹ-Nhật Bản đâu !.
Nhưng Chủ nghĩa Dân tộc như một con dao 2 lưỡi: quá lạm dụng thì như “cưỡi trên lưng hổ” cho bất cứ chính phủ nào !.
TC đã tự trở thành nạn nhân của nó, vì thế, chuyến “ra khơi” đầu tiên để thâu tóm Biển Đông lại bị “mắc cạn” tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư rồi !.
Đây là một sai lầm tai hại vô cùng tận của TC, mà từ đó, làm nên chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ Tự do (LPD), đưa ông Shinzo Abe - một người được Mỹ ủng hộ - lên làm Thủ tướng Nhật Bản.
 
alt
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, TC vô tình thúc đẩy việc "cởi trói" Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News.
Vụ tranh chấp với CS Bắc Kinh về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vừa qua, Nhật Bản đã rút ra 2 bài học giá trị từ chính TC :
Một là: một quốc gia giàu có chỉ là nhất thời, mạnh về quân sự mới là vĩnh viễn !. Giàu mà không mạnh thì bị đe dọa, hay trấn lột bất cứ lúc nào. Chỉ có sức mạnh quân sự của quốc gia mới bảo đảm tính ổn định, bền vững, và phát triển của nền kinh tế.
Hai là: mối hận thù dân tộc của TC với Nhật Bản chưa bao giờ mờ phai. Nhật Bản luôn bị TC coi là mối "quốc nhục" 100 năm chưa trả hận được !!!.
Đảng LPD cầm quyền của ông Shinzo Abe thừa nhận thức sâu sắc 2 bài học này, và quyết tâm tái vũ trang, xây dựng một sức mạnh quân sự đủ sức răn đe TC, đề phòng nếu Liên minh Mỹ-Nhật không có giá trị.
Thực hiện quyết tâm này, về mặt kỹ thuật thì không mấy khó khăn với Nhật Bản, khi nước này có một nền công nghiệp tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới.
Tàu ngầm, máy bay, tàu chiến, hỏa tiễn … nói chung là những thứ vũ khí trang bị hiện đại, Nhật Bản muốn là họ tự sản xuất chế tạo ra thôi !.
Tuy nhiên, khó khăn nhất với chính phủ của ông Abe là cơ chế, cụ thể là “Điều 9 Hiến pháp” đã trói buộc, mà muốn xóa bỏ nó, thì tác động của bên ngoài mang yếu tố quyết định.
TC  đã làm rất tốt vai trò tác động này, khi biến mình là nguyên nhân duy nhất, nguy hiểm nhất, buộc Nhật Bản phải lựa chọn !.
Chỉ chưa đầy 2 năm với từng bước đi cụ thể, chính phủ của ông Shinzo Abe đã có những cách giải thích về “Điều 9 Hiến pháp”, tiến tới xóa bỏ, bằng Luật An ninh mới.
Không rõ TC đi nước cờ sai lầm ở Senkaku/Điếu Ngư, hay là Nhật Bản, chỉ biết Mỹ đã lợi dụng Senkaku/Điếu Ngư để “cởi trói” Tokyo, cho phép Nhật Bản tham gia sâu, trực tiếp vào cấu trúc an ninh Tây Thái Bình Dương, cho Mỹ đỡ gánh nặng ?.
Nhưng, điều mà TC không muốn, không bao giờ muốn là:  đối đầu với Nhật Bản tại Biển Đông bất cứ hình thức nào, thì nó đã và đang đến đấy, cũng tự TC tạo ra thôi, chứ ai trồng khoai đất này ??? !.
alt
HỘI ĐỒNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI (CFR), MỸ.
Sheila Smith.
Vấn đề không chỉ nằm ở những tranh chấp lãnh thổ, mà thực chất, lý do lớn nhất khiến quan hệ TC - Nhật Bản sẽ khó có thể cải thiện là: sự mất lòng tin lẫn nhau, sự ngờ vực của một bên đối với các tham vọng trong khu vực của bên còn lại.
Biển Đông, như Thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng từng cảnh cáo: "Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này, và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực, mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường nữa !."
Trong khi đó, sự trùng hợp “lạnh sống lưng” giữa TC, và Nhật Bản là: tuyến hàng hải trên Biển Đông đều là “đường sinh mạng” cả !.
Cho nên, dễ hiểu là, Biển Đông chứ không phải là Senkaku/Điếu Ngư mới là "chiến trường chính" của cuộc đối đầu TC-Nhật, vì tính chiến lược sống còn của đôi bên trên đó !.
Rõ ràng TC đã đi sai nước cờ, khi phải đối đầu với một đối thủ mạnh, truyền kiếp quá sớm là Nhật Bản mà nguy cơ “bị loại khỏi vòng bảng” đang ám ảnh bởi “lời nguyền từ Nhật Bản” không phải là điều không thể có !.
 
alt
Hạ viện Nhật thông qua Dự luật An ninh mới là một thành công lớn của Nội các Thủ tướng Abe (giữa). (Ảnh: AP).
2.Từ bỏ Sách lược “giấu mình chờ thời”:
Phải khẳng định chắc chắn dã tâm của CS Bắc Kinh: muốn chiếm trọn Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” là trước sau như một, "cốt lõi" không bao giờ thay đổi, không sớm thì muộn. Vấn đề là từng giai đoạn, bước đi thực hiện chiến lược này ra sao mà thôi.
Chiến lược thâu tóm Biển Đông của TC, đúng ra phải là nước cờ cuối sau khi đã "đuổi" được Mỹ ra khỏi Đông Nam Á, và Tây-Thái Bình Dương.
Điều này vốn được thực hiện bằng “cuộc chiến địa chính trị” mà thời gian đầu khi TC đang theo đuổi chiến lược "giả điếc": “Giấu mình chờ thời” ('Tao guang yang hui' Policy) của gã Đặng Tiểu Bình đã tỏ ra rất hiệu quả !.
Đáng tiếc, TC bị cái tăng trưởng GDP liên tục làm mờ mắt, mơ mộng ảo tưởng sức mạnh của mình, và với truyền thống ngạo mạn, bành trướng, CS Bắc Kinh cho rằng: không cần “giấu mình” nữa mà làm gì, nóng lòng muốn “ăn” ngay Biển Đông béo bở mà bất chấp tất cả tuốt !!!.
Hành động của CS Bắc Kinh trong các tuyên bố chủ quyền phi lý, phi pháp, và chuẩn bị quân sự để đe dọa sử dụng sức mạnh… đã bộc lộ mục tiêu, ý đồ nguy hiểm nhất quán của họ đấy !!!.
Hành động  này đã khiến các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả CS Việt Nam, Nhật Bản… và kể cả Mỹ phản kháng với một tinh thần "ngay và luôn" !.
Như vậy, vội vàng từ bỏ Sách lược “Giấu mình chờ thời !”, TC đã phạm sai lầm lớn về xây dựng thế trận !.
Thay vì để Biển Đông tạm thời là một vùng đệm chiến lược, mở rộng vòng vây, thì CS Bắc Kinh lại biến nó thành "vùng nóng", có thể trở thành vùng chiến sự bất cứ lúc nào !.
Chính TC tự thu hẹp không gian chiến lược của mình rồi !.
alt
Nhật Bản có khả năng sát cánh bên Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương trong vai trò một Cường quốc Quân sự. Điều này đủ khiến TC lo sợ chăng ? (Ảnh minh họa).
Tại sao TC phản đối quyết liệt Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông?
Thực ra, việc tuần tra trên biển, đại dương đề bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải là vấn đề thường xuyên, không có gì ghê gớm của các cường quốc biển như Mỹ đâu. Và tuần tra trên Biển Đông - một tuyến hàng hải rất quan trọng của thế giới - cũng không ngoại lệ mà !.
Tuy nhiên, TC lại ngang nhiên tuyên bố Biển Đông là "ao nhà" chủ quyền của họ, nên không ai được quyền đưa máy bay, tàu chiến vào vùng này.  Chỉ có họ mới được quyền " Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân " mà thôi ???
Hành động “tuần tra” trên vùng biển mà TC gọi là “chủ quyền”, bị CS Bắc Kinh "bóp méo" là thách thức, tuyên chiến, gây căng "cứng" ???.
Đó là lý do vì sao TC và Mỹ trở nên căng thẳng quyết liệt đến mức mà báo chí TC cho rằng: “Chiến tranh với Mỹ là không thể tránh khỏi nha…” khi Mỹ đem máy bay, tàu chiến, tuần tra trên Biển Đông !.
Và đến khi cả Samurai Nhật Bản tuyên bố sẽ “tuần tra” trên Biển Đông với sự hậu thuẫn của Philipines,  khi dùng căn cứ Subic tiếp tế hậu cần cho Hải quân Nhật Bản, thì TC "giãy lên đành đạch như đỉa phải vôi" vậy ???.
Như thế, khi Mỹ-Nhật Bản bắt tay "tuần tra" trên Biển Đông, thì cán cân so sánh lực lượng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, mà cụ thể là trên biển Hoa Đông, và Biển Đông đã hoàn toàn nghiêng về Mỹ, bởi Nhật Bản tham gia vào thế trận với tư cách của một Cường quốc Kinh tế và Quân sự rồi.
Không hồ nghi gì nữa, Tokyo đã sẵn sàng cùng Mỹ tham chiến tại Biển Đông, nếu như TC có ý đồ chiếm Biển Đông, biến thành “ao nhà”, tức là ngăn chặn, phong tỏa tuyến hàng hải sống còn của Nhật Bản, trên vùng biển quốc tế này, và đe dọa an ninh Mỹ…
Trước việc “tuần tra” của Mỹ, và Samurai Nhật Bản trên Biển Đông, TC chỉ có thể hoặc là bằng vũ lực, xua đuổi hay đánh đuổi lực lượng tuần tra của Mỹ-Nhật Bản ra khỏi Biển Đông, hoặc là tôn trọng luật chơi chung mà thôi !.
Vậy, TC chọn lựa thế nào đây?  Tiến thoái lưỡng nan ???
 
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Tác giả Lê Ngọc Thống, Kỹ sư Chỉ huy-Hoa tiêu, nguyên Sĩ quan Tham mưu Hải quân.

Wednesday, August 19, 2015

SĨ QUAN NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT



MỤC LỤC

  1.         I.            TỔNG QUÁT
  2.       II.            CÁC THAY ĐỔI MỚI NHẤT
  • CHUẨN TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT – US ARMY
  • HQ ĐẠI TÁ LÊ BÁ HÙNG – US NAVY
  • ĐẠI TÁ THOMAS NGUYEN – US ARMY
  • ·         HQ ĐẠI TÁ DƯƠNG HỮU NGÂN – US NAVY
  • ĐẠI TÁ DANIELLE NGÔ – US CORPS OF ENGINEERS
  • THIẾU TÁ ELIZABETH PHẠM – US MARINE CORPS
  • HQ THIẾU TÁ JOSEPHINE CẨM VÂN - US NAVY



  1.         I.            TỔNG QUÁT
Quân đội Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Armed Forces) là tổng hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có một truyền thống dân sự kiểm soát quân sự mạnh mẽ. Trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính sách quân sự được thực hiện. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lãnh đạo. Bộ trưởng là một người thuộc giới dân sự và là một thành viên trong Nội các Hoa Kỳ. Bộ trưởng cũng phục vụ trong vai trò tư lệnh quân sự đứng thứ hai sau Tổng thống Hoa Kỳ. Để điều phối hành động quân sự với ngoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ có một Hội đồng An ninh Quốc gia với một vị cố vấn an ninh quốc gia lãnh đạo để hội ý. Cả Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ được cố vấn bởi một Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ gồm sáu thành viên là lãnh đạo của các quân chủng. Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ do Tham mưu trưởng Liên quân Hoa KỳTham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ lãnh đạo. Các lực lượng căn bản gồm có Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân và Tuần duyên. Tính đến 2011, tổng số hiện dịch là 1,429,995 quân nhân chia ra: Lục quân 541,291, Thủy quân lục chiến 195,338, Hải quân 317,237, Không quân 333,772, Tuần duyên 42,357. Tổng số quân nhân trừ bị là 850,880 người.
Nếu chia về nhiwệm vụ thì các quân nhân hiện dịch thuộc 2 ngành: Chiến đấu và chuyên môn. Các đơn vị chiến đấu đòi hỏi sự hy sinh nhưng có nhiều cơ hội thăng tiến trong binh nghiệp. Phần lớn các sĩ quan hiện dịch đều xuất thân từ 3 Học viện Hải-Lục-Không quân ở Annapolis, West Point và Colorado Springs. Các ngành chuyên môn tương đối an toàn nhưng ít cơ hội hơn.
Các bậc phụ huynh người Á châu (nhất là phụ huynh người Việt) thường mong ước con cháu mình trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư … Bởi thế nên khi con cháu mình tỏ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ (nhất là những quân binh chủng tác chiến) thì các phụ huynh đều khuyên can (kể cả các vị đã từng ở trong quân lực VNCH trước đây). Nhưng khi được con cháu thổ lộ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ để tỏ lòng biết ơn đất nước đã cưu mang gia đình những ngày mới đặt chân lên đất Mỹ thì các phụ huynh khó lòng ngăn cản (nhất là các vị cựu quân nhân QLVNCH). Theo ước lượng, hiện nay số quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt có trên 4,000 người đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, trong đó có khoảng 1,000 sĩ quan với trên 20 đại tá thuộc 5 quân chủng (Hải, Lục, Không Quân, Thủy quân Lục chiến và Tuần duyên). Một số đại tá đã đủ điều kiện thâm niên trong cấp bậc để được đề nghị thăng Chuẩn tướng hay Phó đề đốc. Riêng năm ngoái (2014), Đại Tá Lương Xuân Việt đã được vinh thăng Chuẩn Tướng, và là vị Tướng gốc Việt đầu tiên.
Cũng cần nên biết, theo hệ thống thăng cấp Tướng lãnh Hoa Kỳ thì Sĩ quan mang cấp bực Đại tá (Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân Lục chiến) được thăng cấp Chuẩn tướng, cũng như Đại Tá Lực lượng Duyên phòng (US Coast Guard) và Hải Quân được thăng cấp Phó đề đốc rất khó. Phải hội đủ các điều kiện như sau:

  • Phải mang cấp bậc Đại tá 3 năm (cũng có trường hợp Binh chủng TQLC, chỉ sau 1 năm mang cấp Đại tá sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng).
  • Phải là Chỉ huy Trưởng Xuất sắc.
  • Giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định.
  • Do Hội đồng thăng cấp chọn lọc.
  • Phải do Tư lịnh Quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng (Secretary of Defense).
  • Phải qua Thượng viện (Senate) duyệt xét.
  • Do Tổng Thống quyết định bổ nhiệm.
  • Quốc hội (Congress) rất giới hạn số Tướng lãnh chỉ huy thường trực trong Quân lực Hoa Kỳ.

Những Đại tá được chọn, chỉ có khoảng 3% được thăng cấp Chuẩn tướng và Phó Đề đốc. Quân lực Hoa Kỳ có tổng cộng 439 Chuẩn tướng và Phó đề đốc.
Một số sĩ quan cấp Đại tá không có hy vọng lên cấp tướng thường chọn đường về  hưu sau khoảng 20 năm phục vụ. Những người phân tích thường nhìn chức vụ của các sĩ quan cấp Đại tá để đoán họ có cơ hội lên tướng hay không. Nếu những Đại tá phục vụ ở Bộ tham mưu Liên quân hay Ngũ Giác Đài, làm việc dưới quyền các Tướng lãnh Tư lệnh các đại đơn vị và sau đó làm đơn vị trưởng tại các đơn vị có cấp số cao hơn thì mới hy vọng có cơ hội thăng cấp.

  1.       II.            CÁC THAY ĐỔI MỚI NHẤT

Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập các sĩ quan đang còn trong quân ngũ. Một số sĩ quan đã về hưu như Đại tá Nguyễn Minh Hùng (USCG - Về hưu năm 2012), Đại tá Bác sĩ Không quân Michelle Huynh (USAF - Về hưu năm 2014). Một số khác, chúng tôi không có tin tức kể từ 2014 như Đại tá Thomas Nguyễn, Đại tá Dương Hữu Ngân. Ngoài ra, người viết cũng đề cập đến 2 trường hợp đặc biệt là Thiếu tá Elizabeth Phạm và Thiếu tá Jopsephine Cẩm Vân. Elizabeth Phạm là phụ nữ gốc Á châu đầu tiên lái chiến đấu cơ F-18. Cô Cẩm Vân đỗ hạng nhì (Á khoa) tại Học Viện Hải Quân Annapolis, Maryland năm 1999.

Xin cho người viết biết nếu quý vị độc giả có những tin tức mới về các sĩ quan khác.

CHUẨN TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT - US ARMY
Khi còn mang cấp bực Đại Tá, Ông là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, thuộc Sư đoàn Dù 101 của quân đội Hoa Kỳ. Dưới tài lãnh đạo và chỉ huy của Đại tá Việt, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9,000 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc công tác bình định lãnh thổ khu vực trách nhiệm ở chiến trường Afghanistan, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tại chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt haị nhẹ với tổn thất 17 quân nhân. Trước những chiến công của Lữ đoàn 3 Nhảy dù, Ngũ giác đài (Pentagon) đã mời Đại tá Lương Xuân Việt đến để thuyết trình trước các Tướng lãnh và Viên chức Quốc phòng về chiến thuật và cách chỉ huy hiệu quả của ông đã bảo toàn được nhiều sinh mạng binh sĩ. Vào tháng 8 năm 2014, tại căn cứ Fort Hood, Texas, Đại tá Lương Xuân Việt đã được vinh thăng Chuẩn tướng, là Tư lệnh phó Sư đoàn 1 Thiết Kỵ (1st Cavalry Division). Cùng thời gian đó, ông kiêm nhiệm chức Chỉ huy trưởng, Bộ chỉ huy Huấn Luyện, cố vấn và yễm Trợ Miền Nam (TAAC South) A Phú Hãn.
Vào đầu tháng 8 năm 2015, Chuẩn tướng Lương Xuân Việt đã được thuyên chuyển về Phòng 8, Văn phòng Tham mưu phó, Bộ tham mưu Lục quân Hoa Kỳ tại Washington, D.C, trong vai trò mới là Director, Joint and Integration.

blank

Trên trang web của Phòng 8 thuộc Bộ Tham mưu Lục Quân Hoa Kỳ (www.g8.army.mil) có đăng tải thông tin về nhiệm vụ mới của tướng Lương Xuân Việt. Dưới tấm hình của tướng Việt là chú thích MG Viet X. Luong - Director, Joint and Integration). 
Theo một thông cáo báo chí trên trang web của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ (http://www.defense.gov/Releases/Release.aspx?ReleaseID=17164), tướng Việt đã được bổ nhiệm vào chức vụ này từ ngày 3 tháng 3 năm 2015. Tuy nhiên đến tháng 8 Tướng Việt mới chính thức đảm nhận chức Director of Joint and Integration và chuyển về Phòng 8.

The Army G-8: Soldiers as our Centerpiece

The Army G-8 is the Army’s lead for matching available resources to the defense strategy and the Army plan. We accomplish this through participation in OSD–led defense reviews and assessments, the programming of resources, material integration, analytical and modeling capabilities, and the management of the Department of the Army studies and analysis.  The G-8 team is made up of one field operating agency—the Center for Army Analysis (CAA), three directorates—the Army Quadrennial Defense Review (QDR) Office, Program Analysis & Evaluation (PAED), and Force Development (FD),—and the Army Study Program Management Office (ASPMO).  The G-8 team works to plan, develop, and resource programs supporting Soldiers by balancing Current Force needs with Future Force capabilities.


HQ ĐẠI TÁ LÊ BÁ HÙNG - US NAVY

Trong buổi lễ bàn giao dưới sự chủ trì của Phó Đề đốc Charlie Williams, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 đã chúc mừng Đại tá Hùng và nói lời chia tay Đại tá Fred Kacher lên đường nhận nhiệm vụ mới. Đại tá Lê Bá Hùng được thăng cấp Đại tá năm 2014, và thuyên chuyển về làm Chỉ huy phó hải đội 7 khu trục hạm từ tháng 1 năm 2015. Cần nên biết, trong tháng 12 năm 2012, Hải đội 7 khu trục hạm đã di chuyển đến Đông Nam Á để đặt bộ chỉ huy đồn trú tại Singapore yễm trợ cho Đệ thất hạm đội trong khu vưc Á Châu Thái Bình Dương. 
Hải đội 7 khu trục hạm hiện được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến thuật các chiến hạm Littoral Combat (LCS) luân phiên khai triển đến hoạt động tại Singapore,và cũng để hướng dẫn việc thực hiện toàn bộ chương trình Hợp tác và huấn luyện (CARAT) cho Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 với Hải quân các nước Đông Nam Á. Vùng trách nhiệm của Hải đội 7 do HQ Đại tá Lê Bá Hùng chỉ huy là khu vực tiếp giáp Biển Đông quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang xây các đảo nhân tạo.


blank
DESRON 7 Changes Command, Reflects on Nearly Three Years as Part of 7th Fleet FDNF

blank

In this file photo, Capt. Fred Kacher, left, Republic of Singapore Navy Col. Seah Poh Yeen, and Capt. H.B. Le, right, discuss the sea phase of exercise Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT) Singapore in July. (U.S. Navy/MC1 Jay C. Pugh)
.
SINGAPORE - Destroyer Squadron (DESRON) 7 held a change of command ceremony at Commander, Logistics Group Western Pacific in Singapore, Aug. 12.
Capt. Fred Kacher relinquished command of the DESRON to Capt. H.B. Le in a ceremony presided over by Rear Adm. Charlie Williams, commander, Task Force (CTF) 73.
"Commodore Kacher's leadership and vision, in both the professional and personal development of his sailors, enabled DESRON 7 to achieve the highest levels of tactical excellence and operational success," said Williams. "The Kacher family has also been an integral part of the U.S. Navy community in Singapore and we wish them only the best in their next assignment."
Kacher arrived at DESRON 7 in October of 2012, first serving as the command’s deputy commodore before assuming the role of commodore in July 2014. As deputy, Kacher helped execute DESRON 7’s historic shift from San Diego to the Asia-Pacific, where the staff joined U.S. 7th Fleet’s forward deployed naval forces in December 2012.
Just like a start-up, DESRON 7’s growth was fast. Only three months in the region, the staff was tasked to execute tactical command of the first-ever deployment of a littoral combat ship, USS Freedom (LCS 1), which deployed from San Diego in March 2013.
“While a tough challenge at times, what we learned during Freedom’s deployment set USS Fort Worth (LCS 3) up for success,” continued Kacher. “In my 25 years in the navy, I’ve never seen a more open and inclusive dialogue about what needed to be done better after that deployment. That process, combined with a lot of hard work from many, many stakeholders is a large reason why Fort Worth has hit every milestone and port visit on time, every time, throughout the past nine months of a 16-month long deployment.”
…..
With his DESRON 7 chapter now closed, Kacher looks forward to his next chapter serving at U.S. Surface Forces in San Diego.
“I won’t forget the DESRON 7 staff and families, both past and present, for their hard work, and incredible leaders like our task force commander, Admiral Charlie Williams, and my predecessor, Capt. Paul Schlise, who served as our first commodore in Southeast Asia. Because of their efforts, DESRON 7 is making an impact in this region on the rise, a region that may very likely define the next century,” Kacher closed. “It’s been a wonderful tour and I look forward to reading all about DESRON 7 doing ‘even more, even better’ under Commodore H.B. Le’s extraordinary leadership.”
Under Le, DESRON 7 will participate in even more exercises throughout 7th Fleet in 2016.
…..
Le arrived at DESRON 7 in January 2015 following 17 months in the Pentagon as the junior military assistant to former Secretary of Defense Chuck Hagel. Le is no stranger to U.S. 7th Fleet operations. Previous tours saw Le serve as the commanding officer of USS Lassen (DDG 82) and executive officer of USS Curtis Wilbur (DDG 54)—both forward deployed destroyers, as well as executive assistant to two 7th Fleet commanders.
"With your new role as commodore, you now assume the great privilege and responsibility of leading a very talented squadron of Officers and Sailors," Williams told Le during the ceremony. "Your vast experience operating in 7th Fleet and your stellar performance as the deputy commodore will serve you well as you take command today."
In his role as DESRON 7 deputy commodore, Le served as exercise commander during CARAT exercises in the Philippines, Timor Leste and Indonesia. He also was the senior naval officer present during April’s Naval Engagement Activity Vietnam and was co-task group commander during the Guardian Sea exercise with the Royal Thai navy.
“Under Commodore Kacher’s leadership, we’ve built a solid foundation in a short period of time in the region, and we look forward to continuing to flex our warfighting skills in future exercises and operations throughout the fleet,” said Le.
Le is fresh off having led more than 1,000 U.S. sailors and Marines during the execution of CARAT Indonesia Aug. 3-10. This year’s exercise with the Indonesians was the most complex iteration of CARAT thus far and featured a LCS, DDG, a dock landing ship with embarked Marines, a P-3C Orion, a rescue and salvage ship with an embarked diving unit, Seabees and Coastal Riverine Group sailors. The Indonesian navy brought more than 1,000 personnel dispersed across two frigates, one corvette, a dock landing ship with embarked Marines, a type 209 submarine and multiple fixed-wing maritime domain awareness aircraft.
The exercise spanned a wide array of naval warfare areas to include simultaneous amphibious landings and surface and anti-submarine warfare, visit, board, search and seizure (VBSS) demonstrations, mobile diving and salvage training, coastal riverine operations, maritime patrol and reconnaissance operations, a gunnery exercise, and an anti-air warfare missile live fire training exercise.

blank
  
ĐẠI TÁ THOMAS NGUYEN – US ARMY
Đại tá Thomas Nguyễn sinh tại Sài Gòn, Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa, gia đình ông tỵ nạn tại Hoa Kỳ vào tháng Tư năm 1975. Ông tốt nghiệp Đại học Towson năm 1991, và hoàn tất văn bằng Cao học Khoa học nghiên cứu chiến lược tại Trường Cao đẳng Lục quân Hoa Kỳ (US Army War College) và văn bằng Cao học Quản trị tại Đại học Central Michigan.
Ông theo thụ huấn khóa Sĩ quan Trừ bị qua chương trình quân sự ROTC tại trường Đại học Loyola College of Baltimore, Tiểu bang Maryland. Đã từng làm Trung đội trưởng kiêm Pháo đội phó Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 3, Sư đoàn 1 Thiết giáp. Pháo đội trưởng Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 4, Sư đoàn 82 Nhảy dù. Pháo đội trưởng Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 52 Pháo binh phòng không. Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1 Pháo binh phòng không. Đại tá Thomas Nguyễn đã từng là Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 2, Trung doàn 44, Lữ đoàn 108 Pháo binh phòng không Lục quân Hoa Kỳ khi còn mang cấp Trung tá vào năm 2009. Sau đó, ông là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 35 Pháo binh phòng không Lục quân Hoa Kỳ hiện đang trú đóng tại Nam Hàn. Lữ đoàn 35 có 2 Tiểu đoàn 2/1 và 6/52 trực thuộc. Tiểu đoàn 2/1 có 5 pháo đội, Tiểu đoàn 6/52 có 6 pháo đội trang bị hỏa tiễn Patriot chống phi đạn/hỏa tiễn đạn đạo tấn công từ Bắc Hàn. Ông bàn giao chức vụ này ngày 24 tháng 6 năm 2015 cho Đại tá Mark Holler, Tân Lữ đoàn trưởng.

blank

.

HQ ĐẠI TÁ DƯƠNG HỮU NGÂN – US NAVY
Đại tá Dương Hữu Ngân là bạn học cùng khóa với Đại tá Lê Bá Hùng tại học viện Hải quân Annapolis và lên Đại tá cùng một lần. Sau khi rời Phi đoàn 116, trang bị phi cơ E-2 Hawkeye Radar tiền thám – Carrier Airborne Early Warning Squadron 116 thì chúng tôi không có tin tức gì thêm về Đại tá Dương Hữu Ngân.
.

blank
HQ Trung tá Duong Huu Ngan và các Sĩ quan Phi đoàn 116 trên Hàng không mẫu hạm trước giờ cất cánh. VAW-116 photo.
.
ĐẠI TÁ DANIELLE NGÔ - US CORPS OF ENGINEERS

blank

Đại tá Danielle J. Ngô gia nhập Lục quân Hoa Kỳ năm 1990, và trở thành một binh sĩ thuộc binh chủng công binh. Sau đó, cô theo thụ huấn một khóa sĩ quan và tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu úy vào năm 1994. Cô được thuyên chuyển lần lượt phục vụ tại các đơn vị công binh như: Trung đội trưởng kiêm đại đội phó tiểu đoàn 62 công binh; Sĩ quan phụ tá ban 4, lữ đoàn 20 công binh nhảy dù; Sĩ quan ban 1 kiêm ban 3, tiểu đoàn 37 công binh nhảy dù; Phân đội trưởng, Phân đội công binh 610; Đại đội trưởng, đại đội chỉ huy, tiểu đoàn 299 công binh chiến đấu; Phó ban 4, lữ đoàn 1, sư đoàn 4 bộ binh tham dự cuộc hành quân Operation Iraqi Freedom I, Iraq; Sĩ quan bộ tham mưu liên quân (Joint Chiefs of Staff Intern) tại Washington D.C; Sĩ quan phụ tá phòng 5, sư đoàn 1 bộ binh; Phó phòng 5, bộ tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại A Phú Hãn (Operation Enduring Freedom Afganistan); Tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 52 công binh; Sĩ quan Phụ tá quân sự cho Chủ tịch ủy ban quân sự khối NATO tại Brussels, Bỉ quốc…Cô được thăng cấp Đại tá ngày 28/8/2014.

Đại tá Danielle Ngô tốt nghiệp cử nhân ngành tài chánh tại đại học Massachusetts. Cô cũng đã hoàn tất 2 văn bằng cao hoc tại trường chỉ huy và tham mưu (Command and General Staff College) và đại học Georgetowns. Ngoài ra, cô cũng đã thụ huấn các khóa học quân sự như: khóa căn bản và cao cấp sĩ quan công binh; khóa CAS3 tại trường chỉ huy tham mưu và trường cao cấp quân sự (School for Advanced Military Studied).
THIẾU TÁ ELIZABETH PHẠM – US MARINE CORPS
Cô Elizabeth Phạm sinh tại Seattle, Washington, tốt nghiệp đại học University of California, San Diego (UCSD). Sau khi tốt nghiệp đại học, cô gia nhập Không Quân. Học kỹ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola, Florida, với cấp bậc thiếu úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỹ thuật bay cấp cao T45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi. Cuối năm 2003, Trung Úy Elizabeth Phạm tốt nghiệp “Top Hook” (thủ khoa), được đại tướng chỉ huy trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp và được tuyển chọn là phi công đầu tiên của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ điều khiển một chiến đấu cơ siêu thanh F-18 Hornet trị giá $66 triệu. Elizabeth Phạm được thăng đại úy năm 2005.
Cô đã từng phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông. Tại Iraq,  Đại Úy Liz Phạm phục trong Không Đoàn 242 TQLC Yễm Trợ và Tấn Công Dưới Mọi Thời Tiết (Marine All Weather Attack Fighter Squadron 242). Không Đoàn này còn vang danh trong Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ với danh xưng là Không Đoàn “Bats” (Con Dơi – Cú đánh bất ngờ và chính xác, không chậm trễ). Không Đoàn này có nhiệm vụ không yễm cực cận cho các lực lượng bộ binh khi chạm địch trên các mặt trận tại Iraq. Những phi công của không đoàn này được tuyển từ những phi công ưu tú nhất của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ và Đại Úy Elizabeth Phạm là người nữ phi công duy nhất có mặt trong không Đoàn này. Đại úy Phạm có khả năng yểm trợ hỏa lực chính xác nơi mục tiêu cách xa với đồng ngũ Thủy quân Lục chiến dưới đất không tới 200 yards, vì bay rất thấp nên F-18 của Phạm đã nhiều lần trúng đạn tại Iraq. Bạn đồng ngũ gọi Phạm là “miracle woman”. Phạm là phụ nữ gốc Á châu đầu tiên lái Fighter F-18.
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ mới của tân thiếu tá Elizabeth Phạm sẽ là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của  Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm Kitty Hawk.

blank
.
 THIẾU TÁ JOSEPHINE CẨM VÂN – US NAVY
.
Cô Josephine Cẩm Vân Nguyễn đỗ hạng nhì (Á khoa) tại Học Viện Hải Quân Annapolis, Maryland năm 1999; đây là nơi đào tạo với chương trình 4 năm các sĩ quan hiện dịch của quân chủng Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến.

blank

Vài cựu sinh viên sĩ quan nổi tiếng trong số nhiều vị khác là cựu tổng thống Jimmy Carter (sĩ quan tiềm thủy đĩnh nguyên tử), nghị sĩ John McCain (sĩ quan phi hành trên hàng không mẫu hạm), nghị sĩ Jim Webb (sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến). Theo hệ thống tự chỉ huy của quân trường, cô Cẩm Vân chỉ huy 2 tiểu đoàn sinh viên sĩ quan với quân số 2,000. Mỗi năm Học Viện tiếp nhận một khóa khoảng 1,000 sinh viên và luôn có 4 khoá tại trường.

Cô theo học y khoa tại Stanford University, khi tốt nghiệp thực tập tại Bethesda Naval Medical Center, trung tâm y tế có nhiệm vụ theo dõi và săn sóc sức khoẻ cho các tổng thống đương nhiệm. Sau khi theo học phi hành tại Pensacola, Florida, cô được thăng cấp hải quân đại úy với nhiệm sở tại Yokosuka và đi theo hàng không mẫu hạm Kitty Hawk trong vai trò bác sĩ quân y phi hành từ 2005-2009. Hiện nay, cô đang làm việc tại Trung tâm quân y Walter Reed, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Navy Times; Army Times; Marine Corps Times; Air Force Times; Military Times; Military Commissioned Officer Promotions – General Officer Promotions; Navy Officer Promotions; Navy – Officer Promotion Process; CGMS General Messages; FY11 U.S. MARINE CORPS OFFICER PROMOTION SELECTION BOARDS; Association of the United States Navy; VAAFA.
TU CHỈNH
1)     18/8/2015:  Phiên bản I.
  
Hồ sơ: NMT-081815-HQ-Si quan nguoi My goc Vietoa D.doc
  
Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
www.tranhchapbiendong.com
Tu chỉnh: 18  tháng 8 năm 2015

Saturday, August 15, 2015

HQ Đại tá Lê Bá Hùng nhậm chức Hải đội trưởng hải đội 7 khu trục hạm.



HQ Đại tá Lê Bá Hùng, bắt tay Phó đề đốc Charlie Williams, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73, trong buổi lễ bản giao cấp chỉ huy Hải đội 7 khu trục hạm ngày 12 tháng 8 năm 2015 tại Singapore. (U.S Navy photo by Mass Communication Specialist 1st Class Jay C. Pugh).

Theo tin từ Pacific Fleet Surface Ships News. Vào ngày 12 tháng 8 năm 2015, tại căn cứ Hải quân thuộc Lực lưọng đặc nhiệm 73 và Hải đội 7 khu trục hạm tại Singapore, HQ Đại tá Lê Bá Hùng vừa thay thế HQ Đại tá Fred Kacher để nhậm chức Hải đội trưởng hải đội 7 khu trục hạm (COMDESRON SEVEN). Trong buổi lễ bàn giao dưới sự chủ trì của Phó đề đốc Charlie Williams, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 đã chúc mừng Đại tá Hùng và nói lời chia tay Đại tá Fred Kacher lên đường nhận nhiệm vụ mới.
 
HQ Đại tá Lê Bá Hùng được thăng cấp Đại tá năm 2014 và thuyên chuyển về làm Chỉ huy phó hải đội 7 khu trục hạm từ tháng 1 năm 2015.

 
Cần nên biết, trong tháng 12 năm 2012, Hải đội 7 khu trục hạm đã di chuyển đến Đông Nam Á để đặt bộ chỉ huy đồn trú tại Singapore yễm trợ cho Đệ thất hạm đội trong khu vưc Á Châu Thái Bình Dương.
Hải đội 7 khu trục hạm hiện được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến thuật các chiến hạm Littoral Combat (LCS) luân phiên khai triển đến hoạt động tại Singapore cũng để hướng dẫn việc thực hiện toàn bộ chương trình Hợp táchuấn luyện CARAT cho Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 73 với Hải quân các nước Đông Nam Á.

 
Vùng trách nhiệm của Hải đôị 7 do HQ Đại tá Lê Bá Hùng chỉ huy là khu vực tiếp giáp Biển Đông quần đảo Trường Sa, nơi Trung Cộng đang xây các đảo nhân tạo.

Nam Yết
*******************
Commodore (August 12, 2015 - Present)
   
CAPT H.B. Le
Commodore

A native of Hué, Vietnam, Captain Le attended Gar-Field Senior High School in Woodbridge, Virginia. He graduated with merit from the U.S. Naval Academy in 1992 with a bachelor’s degree in economics.

Captain Le's sea duty assignments included auxiliaries officer and first lieutenant USS Ticonderoga (CG 47), fire control officer USS Wasp (LHD 1), weapons officer and combat systems officer USS Hué City (CG 66), executive officer USS Curtis Wilbur (DDG 54), and commanding officer USS Lassen (DDG 82). He has served with crews that earned six Battle "E" Awards, including USS Lassen in 2009.

He served on the staffs of U.S. 2nd Fleet and U.S. Joint Forces Command and as executive assistant to two commanders, U.S. 7th Fleet. Prior to reporting to Destroyer Squadron Seven, he was the junior military assistant to the secretary of defense.

Captain Le was a Fellow of Harvard University’s Weatherhead Center for International Affairs and was selected as a Massachusetts Institute of Technology Seminar XXI Fellow. Additionally, he is a graduate of the Naval War College nonresident seminar program and the Joint Forces Staff College.

Captain Le graduated with distinction from the Naval Postgraduate School with a master's degree in operations research in 1999 and with highest distinction from Touro University International with a master of business administration in 2005.

Friday, August 14, 2015

Đại tá Lục quân Hoa Kỳ Danielle J Ngô.



  Đại tá Danielle J Ngô 

Gia nhập Lục quân Hoa Kỳ năm 1990, và trở thành một binh sĩ thuộc binh chủng công binh, sau đó cô theo thụ huấn một khóa sĩ quan và tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu úy vào năm 1994. Cô được thuyên chuyển lần lượt phục vụ tại các đơn vị công binh như: Trung đội trưởng kiêm đại đội phó tiểu đoàn 62 công binh; Sĩ quan phụ tá ban 4, lữ đoàn 20 công binh nhảy dù; Sĩ quan ban 1 kiêm ban 3, tiểu đoàn 37 công binh nhảy dù; Phân đội trưởng, Phân đội công binh 610; Đại đội trưởng, đại đội chỉ huy, tiểu đoàn 299 công binh chiến đấu; Phó ban 4, lữ đoàn 1, sư đoàn 4 bộ binh tham dự cuộc hành quân OPERATION IRAQI FREEDOM I, IRAQ; Sĩ quan bộ tham mưu liên quân (Joint Chiefs of Staff Intern) tại Washington D.C; Sĩ quan phụ tá phòng 5, sư đoàn 1 bộ binh; Phó phòng 5, bộ tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại A Phú Hản (OPERATION ENDURING FREEDOM Afganistan); Trưởng ban 3, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 1, sư đoàn 1 bộ binh; Tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 52 công binh; Sĩ quan Phụ tá quân sự cho Chủ tịch ủy ban quân sự khối NATO tại Brussels, Bỉ quốc.




Trung tá Danielle Ngô, Tiểu đoàn truỏng, tiểu đoàn 52 công binh trong buổi lễ bàn giao tiẻu đoàn lại cho Trung tá Ralph W, Radka, tân tiểu đoàn trưởng (gazette.com photo).

Tuy không phải là người phụ nữ Việt nam đầu tiên mang cấp Đại tá trong quân đội Hoa Kỳ (1), nhưng Đại tá Danielle Ngô là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được thăng cấp Đại tá trong binh chủng công binh Lục quân Hoa Kỳ (2). Tháng 2 năm 2014, Trung tá Danielle Ngô bàn giao tiểu đoàn 52 công binh lại cho Trung tá Ralph W Radka, để nhận nhiệm vụ mới trong vai trò Sĩ quan phụ tá quân sự cho Chủ tịch ủy ban quân sự khối NATO tại Brussels, Bỉ quốc. Vài tháng sau, cô có tên trong danh sách 234 Trung tá lục quân được chọn thăng cấp Đại tá, hồ sơ đã được Tổng thống đề cử chuyển qua Thượng viện ngày 15 tháng 9 năm 2014, và được xác nhận ngày 11 tháng 12 năm 2014 (3).

Trong suốt thời gian hơn hai năm làm Tiểu đoàn trưởng. tiểu đoàn 52 công binh, Trung tá Danielle Ngô đã chỉ huy tiểu đoàn góp phần đáng kể cứu nạn cháy rừng, chận đứng giòng lửa khắc nghiệt tại Waldo Canyon và thực hiện phương pháp đề phòng cháy rừng tại đây. Và yễm trợ xây cất lại căn cứ Không quân Cheyenne Mountain sau cơn lũ lụt làm hư hại đường xá, cầu cống và nhà cửa. Trong buổi lễ bàn giao Tiểu đoàn lại cho Trung tá Ralph W Radka, Trung tá Danielle Ngô phát biểu: "Tôi đoán các bạn có thể gọi chúng tôi là tiểu đoàn thiên tai, và thật là tuyệt vời vì chúng tôi đã sống sót qua hai trận cháy rừng xảy ra tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử tiểu bang Colorado, và một cơn lũ lụt tàn bạo nhất đã làm bị thương 12 binh sĩ của chúng tôi, giờ đây họ đã bình phục. Các thiên tai duy nhất mà chúng tôi đã không được tham dự là các cơn sóng thần và động đất".
Cũng trong buổi tiệc chia tay ngày hôm đó, Đại tá Heath Roscoe, Lữ đoàn trưởng, lữ đoàn 36 công binh tại Fort Hood, đã hết lời khen ngợi Trung tá Danielle Ngô, ông nói trước hàng trăm quân nhân rằng: " Trung tá Danielle Ngô đã đi thêm những dặm đường, cô ấy luôn lo lắng và giúp đở cho gia đình các binh sĩ trong đơn vị".
Dưới sự chỉ huy của Trung tá Danielle Ngô, tiểu đoàn 52 công binh cũng đã từng hoạt động tại Bahrain, Afghanistan và Kuwait.



Đại tá Danielle Ngô tốt nghiệp cử nhân ngành tài chánh tại đại học Massachusetts. Cô cũng đã hoàn tất 2 văn bằng cao hoc tại trường chỉ huy và tham mưu (Command and General Staff College) và đại học Georgetowns. Ngoài ra, cô cũng đã thụ huấn các khóa học quân sự như: khóa căn bản và cao cấp sĩ quan công binh; khóa CAS3 tại trường chỉ huy tham mưu và trường cao cấp quân sự (School for Advanced Military Studied).
Hơn 25 năm phục vụ trong quân đội, Đại tá Danielle Ngô được ân thưởng nhiều loại huy chương cao quý như: Bronze Star Medal (2), Defense Meritorious Service Medal, Meritorious Service Medal, Joint Service Commendation Medal, Army Commendation Medal (3), Joint Service Achievement Medal (3), Army Achievement Medal (5), Joint Meritorious Unit Award (2), Valorous Unit Award, Army Superior Unit Award (3), Army Reserve Component Achievement Medal, National Defense Service Medal (2), Armed Forces Expeditionary Medal, Afghanistan Campaign Medal, Iraq Campaign Medal, Global War on Terrorism Service Medal, Armed Forces Service Medal, NATO Medal, Bronze Order of the de Fleury, Joint Staff Identification Badge, Parachutist Badge, and German Sports Efficiency Badge (Gold).

Đại tá Danielle Ngô đã viết 3 tác phẩm giá trị và đã được ấn hành xuất bản:
Balancing the Societal Dimensions of Venezuela and Colombia through the Amnesty, Reconciliation, and Reintegration (AR2) Process Paperback – August 26, 2012 by US Army, Major Danielle J. Ngo (Author), School of Advanced Military Studies (Contributor); Balancing the Societal Dimensions of Venezuela and Colombia Through the Amnesty, Reconciliation, and Reintegration (AR2) Process Paperback – September 28, 2012 by Danielle J. Ngo (Author); Recruiter Journal: U.S. Army Recruiting Command, May 2007 Paperback – September 28, 2012 by Danielle J. Ngo (Author), National Aeronautics and Space Administr (Creator), United Sta U.S. Army Recruiting Command (Creator); Headquarters Press Releases 1963: Part 28 Paperback – September 28, 2012 by Danielle J. Ngo (Author), National Aeronautics and Space Administr (Creator).


Ngoài Đại tá Danielle J Ngô trong quân đội Hoa Kỳ còn có một số nữ Đại tá Lục quân, Hải quân, Không quân và USPHS gốc Việt khác như (4):
Đại tá Thu Phan Getka, Bác sĩ nha khoa hải quân.
Đại tá Trần Ngọc Nhung, Bác sĩ nha khoa hải quân.
Đại tá Phuong T. Pierson, Lục quân.
Đại tá Lynda Vũ, Bác sĩ quân y không quân.
Đại tá Vũ Minh Châu, Bác sĩ đoàn y tế công cộng/USPHS.
Đại tá Mylene Trần Huỳnh, Bác sĩ quân y không quân (hồi hưu).
Đại tá Ho T Hoa, ngành cơ khí hải quân (có thể là phụ nữ gốc Việt?).
Trong Quân đôi Hoa Kỳ cũng có nhiều nữ tướng gốc Á Châu như:
Thiếu tướng không quân Susan K, Mashiko (gốc Nhật, hồi hưu )
Chuẩn tướng lục quân Miyako N Schanely (gốc Nhật)
Thiếu tướng không quân Sharon K.G Dunbar (gốc Nam Hàn)
Thiếu tướng không quân Carol A. Lee (gốc Hoa)
Chuẩn tướng không quân Jeannette Young (gốc Hoa-Mỹ)
Chuẩn tướng lục quân Coral Wong Pietsch (gốc Hoa, hồi hưu)
Phó đề đốc hải quân Eleanor Mariano (gốc Phi Luật Tân hồi hưu)
Phó đề đốc hải quân Eleanor V. Valentin (gốc Phi Luật Tân)
Phó đề đốc hải quân Raquel C. Bono (gốc Phi Luật Tân)
Phó đề đốc hải quân Babette "Bette" Boliva (không rõ gốc Phi Luật Tân hay Nhựt Hawaii ?).
Trung tá Danielle J Ngô, Tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn 52 công binh và Trung tá Antoinette Gant (Photo by Van Truan, US Army Corps of Engineers, Albuquerque District).
Sau khi mang cấp Đại tá khoảng 3 đến 4 năm, tính đến năm 2018 hay năm 2019, và qua một nhiệm kỳ chỉ huy một đơn vị cấp Lữ đoàn hoặc tương đương (5), Đại tá Danielle Ngô cũng có thể được đề cử để trở thành Chuẩn tướng! cầu chúc cho đường binh nghiệp của cô sẽ thăng tiến như Chuẩn tướng Lương Xuân Việt. Và thật là hãnh diện cho cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại có Danielle Ngô, một một phụ nữ Việt Nam văn võ song toàn, có tài lãnh đạo chỉ huy, là một Sĩ quan cao cấp phụ tá quân sự cho Đại tướng Chủ tịch ủy ban quân sự khối NATO.
Nhiều phụ nữ Hoa Kỳ gốc Nhật, Nam Hàn, Hoa và Phi Luật Tân đã trở thành những nữ tướng trong quân đội Hoa Kỳ, thì ngày hôm nay những phụ nữ Việt Nam, hậu duệ của Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa mang dòng máu Việt như Đại tá Danielle Ngô và những nữ sĩ quan cao cấp gốc Việt khác cũng có thể trở thành Tướng lãnh Hoa Kỳ! Hy vọng chỉ một thời gian không xa nữa, người Việt Quốc Gia Hải Ngoại chúng ta sẽ có những nữ tướng gốc Việt chỉ huy và chiến đấu trong quân đội Hoa Kỳ. Mong lắm thay!
Nam Yết, August 2015.



Chú thích: (1) Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên mang cấp Đại tá trong quân đội Hoa Kỳ là Bác sĩ nha khoa hải quân Thu Phan Getka.
(2) Binh chủng Công binh hay Truyền tin, Pháo binh, Thiết giáp, Nhảy dù và Bộ binh v.v... là các binh chủng trong quân chủng Lục quân.
(3) Khi bản danh sách chọn thăng cấp được Tổng thống đề cử chuyển qua Thượng viện để xác nhận, thì các Sĩ quan được đề cử phải chờ thông báo chính thức thăng cấp, thời gian từ 6 tháng đến 1 năm hoặc hơn.
(4) Có một số phụ nữ mang cấp Đại tá, có họ và tên giống Việt Nam, nhưng không thể xác định được như: Đại tá Farrell Theresa Ly, Lục quân; Đại tá Stewart Allisson Le, Lục quân; Đại tá Deramussuazo Nicole Ly, Hải quân; Đại tá Ann N Do, USPHS; Đại tá Jenny Doan, USPHS.
(5) Theo hệ thống thăng cấp trong quân đội Hoa Kỳ thì từ Đại tá lên Chuẩn tướng phải là chỉ huy trưởng một đơn vị một nhiệm kỳ, phải là một Đại tá xuất sắc có tài lãnh đạo chỉ huy, phải qua Hội đồng thăng cấp chọn lọc, phải được Tư lịnh quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng quốc phòng (Secretary of Defense), phài qua Thượng viện (Senate) duyệt xét v.v...

Tài liệu:
52nd Eng. welcomes new commander - by Sgt. William Smith; January 20, 2012 - Colorado Springs Military Newspaper; January 31, 2014 - Colorado Springs Military Newspaper; Fort Carson engineers, fire fighters support Waldo Canyon; Fort Carson event fosters cultural aware - by Catherine Ross; Battalion Commander, Lieutenant Colonel Denielle Ngo full biography; Amazon.com: Danielle J. Ngo: Books; Military Commissioned Officer Promotions; Army Officer Ranks and Promotion; Những vị Tướng Hoa Kỳ gốc Việt trong tương lai - Nam Yết; PN2036-1- Army-113th Congress (2013-2014) Nominees: 234 Committee: Armed Services Latest Action: 12/11/2014 - Confirmed by the Senate by Voice Vote; http://ec.militarytimes.com/pdfs/AC-Col-ACC-Aug-2014.