Thursday, December 28, 2023

QUÂN TRƯỜNG và CHIẾN TRƯỜNG.

Vinh danh các anh Võ Bị Đà Lạt : "Tô Quốc - Trách Nhiệm - Danh Dư"
QUÂN TRƯỜNG và CHIẾN TRƯỜNG.
Thế là tôi âm thầm giã từ đôi mắt đen láy “u uẩn chiều lung lạc” của cô láng giềng, người em gái nhỏ, lên đường vào quân ngũ…! Tôi nhập trường Võ Bị Đà Lạt vào tháng 12 năm 1965. Tính đến nay (2014) chỉ còn một năm nữa là một phần hai của thế kỷ. Năm mươi năm trôi qua cũng khá dài so với đời của một con người. Chặng đường “Binh Nghiệp” tuy không dài lắm đối với thiên lý tuế nguyệt và gió bụi thời gian, nhưng với tôi thân phận phàm nhân “bị” cuốn trôi lăn ngập chìm trong biển lửa, máu, nước mắt… chiến tranh…và hoài niệm cảnh cũ người xưa....... Mỗi khi nhắc đến thì dĩ vãng lại hiện ra như một đoạn phim sống thực còn lưu trử tận trong tiềm thức của chính mình. Nửa đời oan nghiệt, lẫn lộn tiếc nuối, chua xót cho thân phận của một thế hệ " Sinh Bất Phùng Thời "…! Hai năm trong Quân Trường, 8 năm với Chiến Trường, 39 năm đời “tù tội” và lưu vong xứ người.
”Quê Hương khuất bóng hoàng hôn,
Dậy lên khói sóng cho buồn lòng ai” !
Tổ Quốc là “tổ quốc” của người, Dân Tộc là “dân tộc” của người, Tổ Tiên là “tiên tổ” cũng của người, đất đai mồ mã lạ quắt, lạ quơ...! Còn lại cho riêng trong tôi vẫn là dòng sông ký ức một thời với Quân Trường và Chiến Trường.
- Quân Trường, nơi đó tôi có “đàn anh, đàn em: Khoá 21 (K21), Khoá 22 (K22) Khoá 23 (K23) và các Sĩ Quan Cán Bộ, Sĩ Quan Tham Mưu Hành Chánh được gọi là "Đồng Môn" cùng đã đổ mồ hôi như nhau, cùng dìu dắt nhau trên ngưỡng cưả binh nghiệp, với biết bao nhiêu ân tình nghĩa luỵ in hằn thành kỷ niệm… có mấy ai quên…?!
- Chiến Trường, nơi đó tôi có đồng đội cùng đồng cam cùng khổ, với máu và nước mắt qua những tháng năm miệt mài khói lửa… mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau một sợi tóc, “cái” còn, “cái” mất như bọt nước chóng tan vỡ tưạ phù du… Nhưng rất thực và siêu nhiên mỗi lần vuốt mắt cho bạn bè đồng đội đã ngã xuống với vết đạn cày sâu ghim trong thân thể hãy còn chút hơi ấm và đang lạnh dần. Hồn thiêng như u uất vướng víu, lẫn khuất đâu đây, rờn rợn dưới làn gió âm u thổi qua và đạn pháo của quân thù đang nổ vang rền trên chiến địa ...!
o 0 o
Tháng12 Năm1967:
Tốt nghiệp K22 VBQGVN, tôi trình diện Bộ Tư Lệnh LLĐB và được bổ nhiệm về TĐ81BCND cùng hai người bạn cùng khóa. Hãnh diện sung sướng biết bao khi trình diện vị Tiểu Đoàn Trưởng Lê Như Tú Thiếu Tá K11 VBĐL...rồi được giới thiệu TĐP Đại Úy Nguyễn Quang Vinh K14, Đại Úy Bình Ban Ba K17, Đại Úy Táo Ban Truyền Tin K20, Đại Úy Hưởng Ban An Ninh K19, ĐĐT ĐĐ1 Trung Úy Thăng K20, ĐĐ6 Trung Úy Tuấn K20, ĐĐ3 Trung Úy Lâu K21...cón nhiều nữa kể không hết.
Tôi cảm thấy ấm lòng vì ngây thơ với ý nghĩ ngộ nghĩnh: may quá, mình may mắn về tiểu đoàn khét tiếng này vì “dân” Đà Lạt không hà, chắc mẫm thế nào cũng được bao che và nâng đỡ…!!! Nhưng tôi đã lầm to ! Dù các Niên Trưởng có "phe đảng" bao che cho mình như thế nào chăng nữa, thì có tài thánh cũng không ngăn chận được súng đạn vô tình…và cho dù Niên Trưởng có quyền thế cũng không nâng đỡ được nếu mình tỏ ra kém tài chỉ huy, hèn nhát và khiếp nhược trước quân thù, nhất là trước mặt thuộc cấp trong tình huống dầu sôi lửa bỏng…!
Chỉ một tuần lễ sau, ngay đêm giao thừa Tết Mậu Thân (1968)...Thiếu Tá Tú Tiểu Đoàn Trưởng (K11) tử trận, Đại Uý Tiểu Đoàn Phó Vinh (K14) bị thương nặng, không còn khả năng tác chiến, và hai người bạn cùng khóa K22 của tôi phút chốc cũng đã bỏ bạn bè, đồng đội. Hồn bay về nơi đâu khi tiết Xuân thì hãy còn khoe sắc lụa mượt mà trên những đọt chồi non mơn mỡn và nụ mấy Mai vàng đang lung linh run nhẹ trước gió sớm đầu mùa. Lại thêm một Đại Đội Trưởng bị tử thương, và rồi lại thêm Đại Đội Trưởng nữa bị thương mất một chưn…! Cũng may Đại Đội Phó ( ĐĐ3) là niên trưởng Nguyễn Đăng Lâu( K21) lên thay thế chỉ huy, điều động tác chiến…!!!
Thời gian chỉ có bốn tháng kể từ ngày ra trường, tôi đã trải qua ba cuộc hành quân chớp nhoáng, cường độ khốc liệt, đẫm máu tươi trên ba vùng chiến thuật II, I và III với những cuộc hành quân: “Giải Tỏa Thị Xã Nha Trang, Thung Lũng Ashao, Alưới, Giải Tỏa Mặt Trận Cây Quéo - Cây Thị…”. Thay đổi 4 vị ĐĐT đến vị ĐĐT thứ 5 là niên trưởng Nguyễn Văn Lân (K17). Anh Lân (xin phép tôi gọi bằng Anh) từ trại Lực Lượng Đặc Biệt biên phòng Pleimơreng về đây. Dáng người Anh cao dong dỏng, gương mặt trẻ măng như sinh viên đại học dù nước da rám nắng, ứng xử với ngôn ngữ nhã nhặn, dịu dàng, lịch sự với cả cấp trên lẫn người dưới.
Khi nhận bàn giao xong, Anh bảo tôi giới thiệu đơn vị và quân nhân các cấp cho Anh, sau đó gọi tôi vào phòng riêng căn dặn :” Út đã ở đơn vị này từ ngày ra trường cho đến bây giờ. Út giúp cho Anh trông coi đơn vị, có gì trở ngại hay cần những quyết định quan trọng báo cho Anh biết… Nếu đơn vị dưỡng quân ở hậu cứ, ngày thường Anh tà… tà rong chơi, Út cùng anh em sinh hoạt như: huấn luyện, chiến tranh chánh trị, bảo trì vũ khí quân trang quân dụng...chú trọng vấn đề lãnh đạo chỉ huy cho các cấp trưởng…
Vào những ngày cuối tuần, Anh cho xã trại 100%, riêng Anh thì tự chính mình cấm trại 100%... Út có thể xử dụng xe Jeep của Anh cùng các Sĩ Quan, Binh Sĩ đi chơi… nhưng nhớ giữ kỹ luật, đừng đánh lộn, đánh lạo…làm mang tiếng xấu cho đơn vị…”. Nhưng rồi "tai nạn" xảy ra một vụ bắn lộn. Anh Lân nghe báo cáo, vội phóng ra đồn Quân Cảnh Nha Trang thì lại gặp Ông Đồn Trưởng là Đại Úy Trương Văn Cao (K18) thế là mọi việc được “xử” êm xuôi trong tình “Huynh Đệ Chi Binh” với vài lời khiển trách nhẹ nhàng của hai Ông niên trưởng”: ”… mới ra trường chưa nứt mắt mà bắt đầu làm trò khỉ rồi..."!!!
Tiếp theo …Đơn vị tham dự hai cuộc hành quân xâm nhập Chiến Khu C, Chiến Khu Đ, giải tỏa núi Bà Đen, núi Heo, núi Cậu... Anh Lân đã trao trao truyền cho tôi những kinh nghiệm máu xương của chiến trường… Chính Anh là người đã khuôn đúc những viên gạch vững chắc để tôi vững bước trên con đường khói lửa chiến chinh sau này… Anh chỉ chỉ huy Đại Đội 3 Biệt Cách Dù (ĐĐ3BCND) chưa đầy một năm thì được chỉ định giữ chức vụ Tiểu Đoàn Phó cho Thiếu Tá Trần Phương Quế (K10). Sĩ Quan khác đổi về thay thế Anh, tôi vẫn là Đại Đội Phó ĐĐ3BCND.
Ba tháng sau, Anh gọi tôi lên Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn cười cười nói : “ Chuẩn bị tâm tư nhận lịnh phạt đó em” ! Thì ra Anh Lân và các niên trưởng khác đã hết lời thuyết phục TĐT bổ nhiệm tôi quyền ĐĐT/ĐĐ5/BCND khi tôi vừa tròn 23 tuổi, một Đại Đội Trưởng “măng non” miệng còn hôi sữa, chưa có “bề dầy” chiến trường so với các Đại Đội Trưởng khác cùng đơn vị…Sau…có vài tiếng thị phi phàn nàn, dèm pha của một vài Sĩ Quan cấp Trung Úy thâm niên hơn tôi: ”phe đảng"! Đảng gì đây? “Đảng Tự Thắng” để chỉ huy là châm ngôn của “Dòng Trưòng Mẹ Võ Bị Đà Lạt” !!!
o 0 o
Tháng12 Năm1969:
Đơn vị của tôi được cải danh là “Đaị Đội II Trinh Sát Nhảy Dù”, thống thuộc quản trị hành chánh của Lữ Đoàn II Nhẩy Dù. Sau hai tháng thụ huấn khóa viễn thám ở “lò Cừ” Dục Mỹ, Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, một số Hạ Sĩ Quan được gửi đi học mật mã truyền tin, tình báo… thì bắt đầu tham dự những cuộc hành quân cùng với các đơn vị khác… Phương thức và kỷ thuật tác chiến của hai binh chủng có nhiều khác biệt...Bên 81Biệt Cách Dù không bao giờ xử dụng pháo yểm mà hoàn toàn lệ thuộc vào không yểm… Nhảy Dù thì phối hợp cả hai trong bất cứ điều kiện cần thiết của chiến truờng…
Tôi bỡ ngỡ bối rối vì là một đại đội biệt lập, đơn vị trưởng phải phối hợp trực tiếp với Lữ Đoàn hoặc Sư Đoàn và lo liệu mọi bề…! May mắn thay, “lù khù có ông Cù độ mạng” Thiếu Tá Trần Đăng Khôi (K16) Trưởng Ban Ba hành quân của LĐIIND trạc trên dưới 30 tuổi, dáng người thanh nhã với ống bíp Havana trên tay, bụng hơi phệ. Nếu nói khẳng khái thì mọi điều hợp hành quân đều do Anh thiết kế. Tôi tham dự chiến dịch "Lùng và Diệt Địch", kế hoạch của Tướng Westmoreland và Tướng Đỗ Cao Trí… cuộc hành quân “Toàn Thắng“ vùng Tây Ninh Phước Long và Campuchia….
Tôi lạng quạng, lờ quờ ngu ngơ đến nỗi Anh Khôi phải gọi vào trình diện riêng trong hầm hành quân của Lữ Đoàn (TOC) moral với thái độ và giọng nói từ tốn, chậm rãi cố cho tôi hiểu: “…báo cáo diễn tiến hành quân, báo cáo tổn thất, báo cáo tình hình địch... Anh còn quá lượm thượm, nhất là phối hợp pháo binh Nhẩy Dù và Trực Thăng võ trang… Anh nên nhớ rằng có rất nhiều cặp mắt đang nhìn vào anh, và họ thèm rõ dãi chỗ của anh. Điều quan trọng nhất là chúng ta đang phối hợp hành quân với Sư ĐoànI Không Kỵ Hoa Kỳ...chỉ một lời báo cáo của cố vấn Mỹ bên cạnh anh, thì anh bị trả về đơn vị gốc của anh ngay!"
Tôi yên lặng thẩn thờ ngồi nghe. Anh lại tiếp lời: ”Thôi được. Tôi nói sơ sơ rồi ngày mai anh bay với tôi.”
Hành Quân Phối Hợp GAP (Ground & Air Preparation) là kỷ thuật dùng Pháo Binh và Air Strike cùng một lúc để dọn bãi đáp (LZ) hay bãi bốc (PZ). Điều phối hành quân sơ xuất hay không chính xác là pháo binh bắn rớt phi cơ, hoặc phi cơ nã Rocket vào đầu quân bộ chiến thì cả đám đi chỗ khác để “ngồi chơi sơi nước”. Muôn đời lục quân Việt Nam…!!!
Anh còn sắp xếp thời giờ tôi gặp các trưởng ban: Ban 4 Tiếp Liệu, Ban1 Quản Trị quân số, Ban 2 Tình Hình bạn-địch…để nắm vững dữ kiện trước khi lên C&C thả toán viễn thám hay trung đội trinh sát…
Như vậy trên những bước đường chập chửng của hai binh chủng Biệt Cách Dù và Nhảy Dù, tôi đã quá may mắn được hai “Đàn Anh” đở đầu, hướng dẫn và bao che… cho đến khi đủ lông, đủ cánh…!!! Nói lên lời “biết ơn”" thì khách sáo quá, tôi chỉ xin hứa cái đầu “mũ nồi Võ Bị” và hai cầu vai Greenberet và Redhat là cố gắng sống trọn tình nghĩa…Biết nói sao cho vừa…?
o 0 o
Năm 1972 - Đường Vào Binh Lửa:
Nhắc đến 1972 là phải nói đến “Mùa Hè Đỏ Lửa” đã có “nhà văn Quân Đội” Phan Nhật Nam (K18), Niên Trưởng Đoàn Phương Hải (K19), Niên Trưởng Huỳnh Văn Phú (K19) viết quá nhiều rồi… lại còn thêm hằng vạn trang sách báo viết về “Chiến Trận Mùa Hè” bằng máu, nước mắt và thân xác của đồng đội thuộc tất cả Quân Binh Chủng đã ngã xuống.
Biết bao nhiêu đồng bào trong chiến nạn đã may mắn sống xót, lê lết tấm thân thương tật trở về xóm làng điêu tàn tan hoang nhà cửa, ruộng vườn xơ xác … sau cuộc hành quân giải toả. Tôi chỉ gói ghém ngắn gọn những gì còn nhớ.
Cũng để “nói” nên lời tình tự với Võ Bị Đà Lạt và những “Chiến Binh Kiệt Xuất” đã không hổ danh "Tự Thắng Để Chỉ Huy", thiện xảo phát huy hết tất cả tài năng ứng chiến và quyền biến trên khắp mặt trận khốc liệt nhất, ở giai đoạn Mùa Hè 1972. 
 
"An Lộc quê hương của loài nai
Xanh xanh rừng cao su chạy dài…
Thấp thoáng trên đường quê đất đỏ
Em nhỏ tung tăng chân bước đến trường làng.
Chị duyên dáng áo vàng khoe nắng sớm
Mẹ hiền từ quẩy gánh buổi chợ đông
Năm Bẩy Hai, mùa Hạ chí trời trong.
Bắc Quân đến: Công Trường Năm, Bẩy, Chín…
Điện Biên, Sao Vàng, Tank, Pháo, Bình Long…
Hơn năm vạn quân vây kín trùng trùng…
An Lộc thoi thóp dưới mãn thiên mưa pháo !
Dân kinh hãi tìm đường lánh nạn !
Bỏ làng vượt lửa ngục trần gian !
Giặc điên cuồng nả pháo bắn tan hoang…
Thị xã thân yêu tan tác thãm sầu…!
Em nhỏ tan xác vỡ học trò đẫm máu…!
Cô giáo trẻ với tình yêu phấn, bảng…
Xác nơi nào hàng phượng trổ đầy hoa ?
Mầu của hoa hay máu thắm chan hoà ?
Đêm mưa gió nghe oan hồn ê …a…trong lớp học !
Tiểu Đoàn Sáu Dù vỡ, vòng vây xiết chặc
Đồi Gió tan tành tràn ngập bóng Bắc Quân
Đỉnh Charlie ôm xác người Anh Hào
Nguyễn Đình Bảo hy sinh đền nợ nước !
Liên Đội Hổ Xám lao vào trận địa
Cứu dân lành trước họng súng Bắc Quân.
Giặc bạo tàn bắn giết tấn công
Máu các Anh đổ đất Bình Long thêm đỏ !
Hoàng hôn xuống nắng tà vương mộ chí
Thiếu nữ u buồn nhỏ lê đề Thi
Lời Thơ lòng cảm kích chân thành
Trong chiến trận tình Quân Dân thắm thiết !
“ An Lộc địa sử ghi chiến tích,
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân “ !
Giặc pháo hậu xung biển người lớp lớp…
Quyết tràn qua tàn sát Quân Dân Ta…
Đại Tá Vỹ bắn hạ chiến xa tại tuyến đầu
Quân phòng thủ vượt hào diệt Tank lẫm liệt… !!!
Lửa cháy rực bốn phương trời An Lộc
Bóng tử thần thấp thoáng điểm oan hồn
Nghe tiếng pháo đưa người qua cõi chết…!
Những phi tuần đánh bom thiêu đốt xác
Hoả pháo thổi tung địa đạo chiến hào
Vòng đai phòng thủ đạn xới cày vỡ đất
Ánh sáng hoả châu soi leo lét ngoài biên
Như nến lung ling đưa tiễn những linh hồn
Sinh đất Bắc vào Nam tìm huyệt mộ…!
An Lộc du du Thiên bất dung quỷ dữ
Quân Dân khôi khôi chiến đấu phi thường!
Tướng Hưng điều quân tử thủ kiên cường
Địch bỏ lại chiến trường xác Tank cháy nám.
Tháng Sáu mưa đầu mùa rơi rớt
Hàng mộ hôm qua đã lợp cỏ non
Xác người nằm, hồn vẫn sắt son
Giữ vững An Lộc địa danh vào Lịch Sử.
Đỉnh, Tiểu Đoàn Sáu Dù lướt qua An Lộc.
Biệt Kích Dù chiếm lại Đồng Long.
Tiều Đoàn Tám Dù, Biệt Động Quân phản công
Chiến Đoàn càn quét giải vây An Lộc
Tháng Tám rừng cao su sang Thu thay lá
Đất đỏ, mưa phùn thị xã vẫn còn đây
Lời thơ ngây em bé nói :” Mai nầy…
Khôn lớn con sẽ oai hùng như An Lộc …”.
(Hoàng Minh Uyên)
 
Sau chiến thắng có những vinh quang cho những Huynh- Đệ được tưởng thưởng vinh thăng, thì cũng có những đau thương như xé rách tâm hồn vì những Anh Em vừa "xanh cỏ" để tôi “ta”được "đỏ ngực" …!
Tháng 3 -1972, đơn vị ĐĐ2TSND được triệt xuất khỏi đồn điền Memot trở về hậu cứ Long Bình chờ lệnh. Hai ngày sau lên C130 trực chỉ Kontum. Xuống phi trường "tái ngộ" ngay với NT Lân, Anh đang giữ chức vụ Lữ Đoàn Phó LĐ81BCD vừa được triệt xuất ra khỏi vùng Tam Biên. Anh kéo tôi ra nói vội vàng vài ba câu trước khi lên C130 về Sài gòn: ”Út...em phải hết sức thận trọng...nhớ và áp dụng kỹ thuật tác chiến của Biệt Cách Dù để tránh tổn thất… Sư Đoàn Thép 320 của chúng nó đã áp sát Kontum với trọng pháo 130 và tăng T54 nữa đó...”!
Hai ngày sau cả tôi dẫn cả Đại Đội lên trực thăng vận ngay trên đỉnh 1049 (Căn Cứ Delta) cách hơn 10Km về hướng tây Căn Cứ Võ Định BCH/LĐ2ND thì bị Việt Cộng “phục kích độn thổ“ ngay tức khắc…! “Hand by hand” Đại Úy Budard hét lên trong máy báo cáo với cấp chỉ huy của hắn trong tiếng súng nổ vang trời…!!! Tôi lại nghe trong máy của tôi tiếng của Thiếu Tá Nguyễn Văn Thành tự “Thành Râu”( K19) phụ tá hành quân của Lữ Đoàn, từ chiếc trực thăng C&C do Đại Úy Phạm Công Cẩn (K21) Trưởng Tâm Hành Quân Phi Đoàn 229, Thiếu Tá Lê Văn Bút (K16) Phi Đoàn Trưởng) đang vần vũ trên không phận vùng đồi Delta:
- Út Bạch Lan...cho tôi biết cái gì đang xảy ra…!
- Đích thân chờ một chút...tôi bị phục kích độn thổ…!
Lại có tiếng réo của NT Nguyễn Trọng Nhi (K20) Trưởng Ban3Lữ Đoàn:
- Út Bạch Lan...báo cáo tình hình ngay...207 đang ngồi đây chờ!
(207 là Đại Tá Trần Quốc Lịch LĐT/LĐ2ND)…!
Tôi “ne pas”…!... để mặc cho họ chờ… thì chờ! Tôi làm gì có thì giờ để báo với cáo…tay đâu còn mà ôm hai ba cái ống liên hợp để “tường trình” cung cách quí phái thưa bẩm với trình “Đích Thân” như hồi còn làm “học sinh” trong Trường Võ Bị” Royal…?!!! Tại “hiện trường” tôi và mấy ông Tây (cố vấn Mỹ) đang cận chiến “face to face” vật lộn với..”vi xi” tưng bừng banh xác pháo… Chúng tôi ném lựu đạn xuống hầm đếm 1-2-3…chưa tới 6 thì chúng quăng ngược trở lên, thầy trò “hồi bộ” bò lăn bò càng te tua…!!! Mọi người sốt ruột lo lắng cho tôi, nhất là NT Thành Râu trên trực thăng C&C 24/24, NT Nhi cứ năm ba phút rống lên hỏi ra sao rồi, NT Cẩn thì hét to trong máy:
- UBT qua tần số UHF, tôi sẽ cho biết tình hình chung quanh của UBL...UBL đang bị bao vây rồi đó. Chúng nó đông như kiến… nói với Tây (CV Mỹ) xin khẩn cấp Trực Thăng Võ Trang (Cobra) trang bị M79. Ngồi với tôi có NT Thành, ở dưới đất có NT Nhi lo Pháo rồi...Nghe rõ không?!!!
Trước áp lực nặng nề của địch quân càng lúc càng thậm chí nguy… ! Nhưng tôi vẫn cảm thấy yên tâm, vì trên trời dưới đất, lúc nào cũng có những “Ông thần hộ mạng” là những Niên Trưởng đã một thời là "Hung Thần" hét ra lửa, mửa ra khói… của những Sinh Viên Sĩ Quan khóa đàn anh trong Trường Mẹ, đã thị uy dũng truyền thống phạt chúng tôi khoá đàn em tơi tả như cái mền rách bươm…!!! Nay đang trên trời ban ngày thì “Thành Râu19” với “Công Cẩn21”, ban đêm thì “Thẩm Quyền Bút16”, dưới đất thì “Trọng Nhi20” sáng trưa chiều tối thường trực “on” trên tần số, kề bên có NT “Ngọc Ngà19” TĐP TĐ2ND, Lê Thơm (K22) ngày đêm ghìm súng chờ “giặc từ ngoài Bắc...dzô đây...dzô đây...bàn tay vấy máu đồng bào…”…!!!
Hai ngày sau, CCDelta tạm lắng dịu vì có phi pháo yểm trợ. Tôi tạm được một chút nghĩ “dưỡng quân”, ngậm điếu thuốc, hớp một hớp cà phê… tôi chợt nhớ đến NT Khôi giờ này TĐ7ND của Anh đang trên đường vào vùng chiến địa cùng với TĐ11ND… Nhớ đến NT Khôi vì hôm nay bom, đạn pháo nổ tung xác giặc trên đồi… mà tôi đã phối hợp hữu hiệu với cố vấn Mỹ và Pháo Binh Nhảy Dù, áp dụng kỷ thuật GAP từ NT Trần Đăng Khôi đã “om” cho tôi hai năm về trước.
Một tuần lễ sau, TĐ11ND vào thay TĐ2ND ở CC Charlie, cách phía bắc CC Delta khoảng hơn một cây số... TĐT Nguyễn Đình Bảo (K14) TĐ11ND, TĐP/ NT Mễ(K18), Ban3/ NT Đoàn Phương Hải (K19),ĐĐT113/ Hùng Mập( K22), ĐĐT112/ Hùng Móm (K22), ĐĐT111/ Thinh (ĐĐP của TS2 ) vừa được bổ nhiệm.
TĐ7ND vào thay thế TS2ND ở Delta, TĐT/TĐ7ND là NT Khôi (K16), TĐP/T Đ7ND là NT Nguyễn Lô (K18), Ban3/NT Em (K19), ba ĐĐT nòng cốt Đăng (K22), Hải (K22), Cao (K22).
Trinh Sát II Nhảy Dù được bốc về CC Võ Định "dưỡng quân" hai ngày nằm dưới giao thông hào tránh pháo “sơn pháo”130, sau đó lại được bốc thả vào CCCharlie tăng cường cho TĐ11ND. Vừa đặt chân xuống bãi đáp nằm bên cạnh sườn đồi Charlie thì NT Hải chờ sẵn đó rồi: - Út theo tôi lên gặp Đích Thân cái đã...!
Trong căn hầm tối mù mù với ánh đèn pin vừa đủ soi bản đồ, NT Nguyễn Đình Bảo nói:
- Út giúp cho tôi tăng cường phía Bắc với Hùng Mập, phía Nam có Hùng Móm, phía Đông có Thinh, phía Tây tương đối không lo ngại vì phải qua một khe núi sâu khoảng 100 mét…!
Tôi vâng lệnh đeo Balô, súng đạn lên đường gặp Hùng Mập đang ngồi chàng hảng dưới gốc cây bên cạnh hố cá nhân như Thổ Địa trấn trạch. Thằng "ma cà rồng” này cùng ĐĐE22 Võ Bị Đà Lạt với tôi. Nó là dân “Bắc Kỳ ri cư” nên mồm chửi ròn rã “đ~t bố, đ~t…”…tùm lum. Tôi hỏi nó:
- Cái đ~t,… đồi này tên gì vậy Hùng mập…?
- Đồi Bắc...đồi bên kia (Charlie) là đồi 1515...!!!
Tôi ra lịnh nghỉ ngơi, ăn uống, đồng thời chỉ định ba toán viễn thám sẽ xuất hành đêm nay… “thằng” Hùng mập cười khình khịt… trong cổ họng, đầu lắc qua, lắc lại có ý chế diểu:
- Đ~t mẹ..Tank54 nó nằm đầy ở dưới chưn đồi mấy ngày nay. Tao không hiểu sao nó đ*o thèm bò lên. Nghe mày lệnh lạc cho các toán viễn thám của mày bung rộng lục soát mà tao lạnh toát mồ hôi…!!!
Đúng như lời Hùng mập bông đùa chiều nay, đêm hôm đó ba toán VT báo cáo y chang với vài tấm ảnh T54 chụp được bằng máy hình hồng ngoại tuyến… Tôi được lịnh trở lại CC Charlie để qua hướng Tây đóng quân trên ngọn đồi thấp hơn Charlie về phía tây khoảng 150 mét. Nhưng muốn qua đó phải vượt qua khe núi đá dựng đứng sâu 100 mét…phải mất 3 tiếng đồng hồ toàn bộ Đại Đội mới lên được đỉnh đồi với hai toán viễn thám đã thám sát trước. Chưa kịp nghĩ chân và bố trí quân thì bị Bắc Quân "Tapi" ngay...!
Đại Úy Budard (CV/TS2ND) hét trong máy với Đại Úy Muffy (CV/TĐ11ND):
- ”Help..Help…do or die...do or die…!!!
Đại Tá Mike (CV/ LĐ2ND ) xen vào tần số: - “Budard,listen to me. Calm down. I will give something right now. Calm down...ok...ok…”!!!
Chúng nó tràn lên như kiến, tôi hét Budard:
- ” Be careful...don't shoot my soldiers…!
Năm phút sau John Paul Van (CV/QĐ2) với chiếc Log và chiếc C&C của NT Cẩn cùng Đại Tá Lịch, NT Thành đã có mặt trên không phận. Lịnh của ĐT Lịch:
- UBL..step by step Romeo-Juliet...you understand what I mean… ???
- I got… it… !!!
Tôi áp dụng phương pháp "rút lui nhảy cóc", vì rút lui đồng loạt sẽ bị Địch tràn ngập ngay. Và mặc cho cấp trên điều động thế nào, tôi không có "quởn" nghĩ tới… Chỉ thấy sau lưng của tôi là cả một biển lửa giống như trong phim "We Are The Soldiers". Hằng loạt Bom Napal từ những phi tuần trên không dội xuống đốt cháy vạn vật như “trời cao” huỷ diệt sinh linh quả địa cầu tròn trịa nầy…Kinh hồn và khiếp hãi…!!! Phải bỏ lại hai toán VT và hơn 20 HSQ-BS, một số chết tại chỗ, số bị thương nặng nhẹ…tan tác…! Thôi đành xin lỗi các bạn...”không phải tại anh, cũng không phải tại em, tại trời xui khiến nên chúng mình xa nhau”. Tử biệt sinh ly mỗi giây phút, mỗi giờ và mỗi ngày. Chinh chiến có mấy ai trở lại?!!!
Ngày hôm sau TS2ND được bốc ra khỏi Charlie sau một đêm cùng TĐ11ND nằm vắt giò lên miệng hầm nghe tiếng “mưa rơi” từ hai Pass B52 cách Charlie chừng 300 mét. Sự việc đã phá lệ duy nhất trong Lịch Sử Chiến Trường Thế Giới và chỉ có ở Charlie, VN 1972 vì khoảng cách an toàn để B52 dội bom tối thiểu phải 1000 mét vòng đai tránh thiệt hại cho quân ta. Tôi ngồi trên chiếc trực thăng Mỹ cuối cùng rời Charlie, không một vẫy tay chào, không một lời giã từ "Đồi Bắc" nơi đó có Hùng Mập E22, "Đồi 1515" có các NT thân yêu của tôi mà chỉ cách đây hai tuần lễ còn ăn nhậu mệt nghĩ tại CLB/TĐ11ND với NT Bảo, NT Mễ, NT Hải, Hùng Móm, Thinh…!
Vài ngày hôm sau số phận Charlie kết thúc, để người Anh đáng kính Cố Đại Tá Nguyễn Đình Bảo của CC Nguyễn Huệ-Long Bình nay có vinh Danh "Người Ở Lại Charlie" qua dòng nhạc xót xa tiếc nuối của Nhật Trường…! Tưởng như vậy đã xong. Nhưng có bao giờ Nhảy Dù biết hai chữ "chấm hết"?... chỉ trừ khi nhắm mắt “an ngủ” giấc ngàn thu…! Có lệnh LĐ2ND được Galaxy C5 tại phi trường Pleiku không vận về Sài gòn khẫn cấp để "trên đường ra Quảng Trị..."
Trước khi rời khỏi Kontum, QĐ2 "cân hồ" xử dụng lực lượng Tổng Trừ Bị Nhảy Dù theo kiểu vơ vét cú chót: TĐ7ND và TS2ND được “có vé trực thăng" của Thiếu Tá Lê Văn Bút và Đại Úy Phạm Công Cẩn thuộc PĐ 229 bay “tham quan” đỉnh Chupao trước khi về phi trường Pleiku…Nhìn… cũng lại là “dân Đà Lạt”: NT Lô18, Đăng 22, Hải 22… đằng vân hạ thổ ngay trên đỉnh Chupao, NT Khôi16, NT Em19 cùng Cao 22 dẫn quân "tam bộ nhứt...bắn" xuôi nam, UBL nhảy xuống phía Tây Nam dưới chân đồi, NT Cẩn (C&C) ban ngày, NT Bút ban đêm.
Mạnh ai nấy lo trong tình huống tứ bề thọ địch “Tam Quốc Chí Tân Thời” Anam với “Quan Vân Trường Đà Lạt” đang “lăng ba vi bộ” trên Hoa Dung Lộ có trùng trùng “giặc từ miền Bắc dzô đây” bố trí quân phục kích và sẵn sàng “uýnh” Full Contact trận địa chiến…và trong khi Triệu Tử Long múa thương trường bản trên đỉnh Chupao…!!! Rồi nhiệm vụ nào cũng “thi thố” xong tuyệt vời…!!!
Đứng sắp hàng chờ lên Phi Cơ C5 (lần đầu tiên đơn vị Nhảy Dù được không vận bằng C5 của Mỹ ) từ thầy đến trò, từ anh xuống em, nhìn nhau với ánh mắt không nói nên lời, vì đã bỏ lại sau lưng bao nhiêu đồng đội cùng thành phố Kontum, với giòng sông PoKo có cô “sơn nữ phà ca” mang gùi đi đổi muối…!
Đường Vào Quảng Trị:
Có thể ví von là Đà Lạt “du ngoạn” vào tử địa Quảng Trị!LĐ2ND làm mũi dùi chính trên đường chiếm lại cổ thành Đinh Công Tráng. Thành có dạng hình vuông, sông Thạch Hãn bao bọc phía Tây uốn quanh một phần phía Bắc, phía Đông là Làng Tri Bưu, Hạnh Hoa Thôn nơi đóng quân của BTL/ SĐ304 CSBV, phía Nam là nhà thờ La Vang và ngã ba Long Hưn.
“Phái Đoàn Đà Lạt” gồm có:
- TĐ5ND/ NT Nguyễn Chí Hiếu (K15), NT Bùi Quyền (K16), NT Chí K20, TĐSĩ K21, NTViệt K23.
- TĐ7ND/ NT Trần Đăng Khôi( K16), NT Nguyễn Lô (K18), NT Em K19, ba ĐĐ nòng cốt Đăng, Hải, Cao K22, TV Quyền K23.
- TĐ11ND/ NT Mễ (K18), NT Thành( K19), NT Hải (K19), Hùng Móm (K22), NVN Long K23.
- Tăng cường: TĐ6ND/ NT Nguyễn Văn Đỉnh (K15), NT Tùng K19 và 2 Biệt Đội 81BCD dưới quyền chỉ huy của NTLân (K17).
Như vậy là “dân ĐàLạt” toàn phần nếu không “tiếu ngạo giang hồ” gọi đó là "Phái Đoàn Đà Lạt.." thì đã khoa ngôn chi thiện xảo ư từ chăng?
Với 27 ngày đêm, phái đoàn được đón tiếp bằng “pháo bông” rực rỡ mãn thiên hoa đạn liên ti tù tỳ từ nổ chụp trên đầu tới cày nát địa đạo không thua gì đêm pháo bông Tết Tây ở Time Square New York…!!! Chỉ có điều trớ trêu là “nhân sự” trong phái đoàn thưởng lãm địa pháo, sơn pháo…phải cảnh giác tối đa, chong súng đỏ mắt, nón sắt che đầu, ẩn nấp dưới giao thông hào hay hố cá nhân ngập nước bùn sình…
Tôi có một kỷ niệm khó quên ở đây khi dẫn quân đã xâm nhập vào được Quận Châu Thành - Mai Lĩnh, nín thở ém quân chờ TĐ7ND còn đang bị khựng lại ở ngả ba Long Hưng, lúc nửa đêm về sáng hôm sau, “Sông Lô” TĐP/TĐ7ND một mình với hai HSQ mang máy vượt một đoạn đường gần một cây số để bắt tay với TS2ND trong khi Bắc Quân bủa vòng vây kín, tứ bề thọ địch và chiến xa T54 của chúng đang tuần tiểu trên đoạn đường này.
Niên Trưỏng ”Ôn Lệnh Hồ Xung Lô Lọ Rượu” (K18VBĐL) mừng rỡ ôm chầm Út Bạch Lan tôi (K22VBĐL) cười khằng khặc sảng khoái như muốn Hồ Trường…hồ rượu ta muốn “trút” về phương mô cho cát bay đá chạy chôn trăm ngàn xác quân sinh Bắc tử Nam mà chưa cạn một Hồ Trường…!!!
“Ôn Sông Lô” trọ trẹ: - Mạ mi…Ta không ngờ mi mò vô tới đây…!!!
- Chuột mà...Niên Trưởng !!! (Huy hiệu Trinh Sát Dù là con Hải Sư nhưng trông giống như con chuột đầu Giáp thập nhị chi Tí Sửu Dần Mẹo…)
Vì "Danh Dự - Trách Nhiệm - Tổ Quốc" mà “đàn anh-đàn em” cùng chung dưới mái Trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt kéo nhau lao vào những cuộc binh đao “chơi hết láng” bằng máu, nước mắt và thân xác gói Poncho miếng còn, miếng mất…! Tôi đã mất đi một NT Tùng K19, một thằng bạn Hùng Móm cùng khóa, một đàn em NVN Long K23...và còn nhiều nữa đã bị loại ra khỏi vòng chiến. Làm sao mà nhớ hết trong suốt quảng đời chinh chiến được? Đáng tiếc và ngậm ngùi…!
Đã có rất nhiều "Cây Viết có tầm cỡ”...viết tả lại những chiến trận Kontum, An Lộc và Quảng Trị với nhiều công sức truy tầm, nghiên cứu trên tài liệu sách báo…Nhưng hầu hết họ không và làm sao “lột tả” diễn đạt được hết những khốc liệt trên chiến trường mà người chiến binh phải vượt qua nỗi chết, để giành lấy sự sống khi thế chiến đấu ở An Lộc là Tử Thủ, Quảng Trị là Tử Chiến… Một là Thủ, hai là Công, hai tính chất khác biệt nhau nhiều lắm…
Vậy cho nên dù là Thủy Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù, Biệt Động Quân, 81Biệt Cách Dù, Bộ Binh, Thiết Giáp, Không Quân, Hải Quân, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ … trong số những đơn vị của toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã có không ít những “đứa con yêu” của trường Mẹ Võ Bị Đà Lạt nói riêng, và của Tổ Quốc nói chung, đã một mai rơi rụng như chiếc lá lìa cành dưới những tràng đạn, mưa pháo, lưới đạn phòng không nổ kinh hoàng, làm nên cơn địa chấn và vùng trời đầy bão lửa cháy rực đỏ thôn làng.
Máu xương dân lành đã đỗ xuống ... anh em cùng một bọc thai bào sinh ra gọi nhau là “Đồng Bào” lại tàn sát lẫn nhau…Ôi …có oan khiên nào hơn…! Thua cuộc hay thắng cuộc ? Tôi còn nhớ trong Đệ Nhất Thế Chiến khi Danh Tướng FOX đi ngang ngôi mộ của Napoléon có ghé lại chào và viết một câu trên mộ bia: " Công Danh -Sự Nghiệp của một con người không phải là lúc khởi đầu mà là lúc kết thúc." Hay câu viết của NT Lâm Quang Thi:” Chúng ta thua một trận chiến, chứ chưa phải thua một cuộc chiến."
Trải qua bao thế sự thăng trầm, sau nửa đời người, một phần hai thế kỷ, ngày nay kẻ còn người mất, giàu nghèo, sang hèn có khác gì nhau khi đã có mang chung một “dòng máu Võ Bị"?
- Nhảy Dù qua ngưỡng của phi cơ cùng tung cánh dù lộng gió lơ lững giữa trời không.
- Biệt Động Quân cùng nhẩy ào ra khỏi lòng slick trực thăng lội bãi sình lầy gian khổ.
- Thủy Quân Lục Chiến đỗ quân hay nhảy ùm xuống bờ biển nông sâu lõm bõm lội vào bờ trước họng súng đang chực chờ khai hoả của Cộng nô.
- Không Quân lao vào lưới đạn phòng không nã hoả tiễn, rãi từng tràng đạn liên thanh, bay sát mục tiêu để “thẩy lỗ” từng trái bom nổ bung xác Bắc Quân như những con thiêu thân đang tràn ngập căn cứ quân bạn, hoặc lắc cánh "né đạn" chào nhau hẹn mai tương phùng.
- Anh Thiết Giáp đang ngồi trên pháo tháp chiến xa, chợt nghe tiếng cà xịch cà xịch của SA7 vội lao mình xuống đất và húc trên xác địch mà tấn xa, khạc đạn…!!!
Quân Trường chỉ có đổ mồ hôi, nhưng Chiến Trường đổ mồ hôi, máu và nước mắt…! Các cấp Tướng lãnh, các Đại Niên Trưởng thì...thì...đổ mồ hôi " hột " nhiều hơn, bởi... "Nhứt Tướng Công Thành Vạn Cốt Khô" cũng phải lau giọt lệ khi nghe tin một khóa đàn em vừa nằm xuống hay vừa bị mất một quận một tỉnh nào đó. Không biết giọt mồ hôi hột có nóng hơn giọt máu đào hay không…?!
Nay ngồi đây với nỗi nhớ ngập tràn qua ly rượu, hồn mênh mang hồi tưởng lại chiến trường xưa mà đoạn đường Kontum bỏ lại sau lưng bao Niên Trưởng, vào An Lộc nằm xuống mấy kẻ "đồng môn", ra Quảng Trị chôn vùi bao nhiêu thân bách chiến và đoạn đường nào đốt cả quảng trời xanh…?!!! Màu xanh đó ...bây giờ chỉ còn là “chiếc áo dài Võ Bị” đi bên cạnh cuộc đời nơi xứ lạ quê người.
Võ Bị Đà Lạt còn đây! Những Anh Em một thuở Anh Hùng Bảo Quốc An Dân - Trấn Không - Phòng Vệ Lãnh Hải. Giặc Tàu Ô Man thừa gió bẻ măng chứ chưa thực sự dám động cuộc can qua.
Trương Văn Út (Mũ Đỏ Út Bạch Lan)

Thursday, September 21, 2023

XIN MỜI QUÝ CHIẾN HỮU CÙNG ĐỌC ĐỂ THAM KHẢO. SỰ THẬT VỀ ĐỒI CHARLIE

Huỳnh Văn Mỹ
Tôi tình cờ xem được trên Youtube môt đoạn Video Clip do anh Nguyễn Thanh Khiết thực hiện năm 2018 có tựa đề “ Charlie hát cho người nằm lại “.Tiêu đề của đoạn Video Clip dài 28:12 phút , dựa theo tên bài hát nổi tiếng “ NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE “ của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Tôi vẫn yêu thích bài hát này từ lâu và tôi cũng từng hoạt động ở cách đồi Charlie trong dãy núi ROCKET RIDGE không xa. Năm 1969-1970 tôi đóng quân tại Căn Cứ (CC) VÕ- ĐỊNH và hằng ngày có trách nhiệm giữ an ninh cho các đoàn xe tiếp tế đi ngang đoạn đường QL.14 từ VÕ ĐỊNH đi TÂN CẢNH . Đoạn đường này nằm song song với dãy ROCKET RIDGE (trên đó có đổi CHARLIE) cách nhau chỉ hơn mười cây số ở giữa là con sông DAK PƠ KO cũng chảy từ bắc xuống nam. Thời điểm này chưa xuất hiện CC. CHARLIE và DELTA mà chỉ có 2 CC. 6 và CC. 5 nổi tiếng. Sau đó đơn vị tôi chuyển vùng hoạt động xuống khu vực đèo MANG YANG và AN KHÊ , QL.19.
Xem " CHARLIE HÁT CHO NGƯỜI NẰM LẠI " https://www.youtube.com/watch?v=QOZ9xJKtn4U&t=1184s, hình ảnh trong đoạn Video Clip được thực hiện qua một chuyến đi thật gian khổ , biên tập công phu, rõ ràng, chuyên nghiệp và lời thoại tự nhiên, xúc động, đầy kịch tính gây nhiều ấn tượng ! Dẩn dắt người xem quay trở lại một thời lửa đạn mịt mù ! Ngày đó, tháng 4 năm 1972, TĐ 11 Nhảy Dù do Tr/tá Nguyễn Đình Bảo Chỉ huy được giao trấn giữ CC Charlie, một đỉnh núi trong dãy núi Ngok Kon Kring (Rocket Ridge) đã bị lực lượng Cộng Quân đông gấp 3 lần (Tr/đoàn 64 CSBV) bao vây và tấn công nhiều ngày khiến cho Tiểu Đoàn Trưởng là Tr/tá Bảo bị tử thương, Th/tá Lê Văn Mễ, Tiểu Đoàn Phó thay thế và được lệnh triệt thoái. Do trực thăng tản thương không thể vào được vì súng phòng không của địch dày đặc, xác Tr/tá Bảo nằm lại trong giao thông hào trên đỉnh núi Charlie ! . .Và bài hát cho người nằm lại, ra đời ! Tôi biết trước khi lên đường anh KHIẾT cũng đã tìm hiểu nhiều về đồi CHARLIE qua sách vở báo chí . . . Có một đoạn anh nói chuyện với người dẩn đường "bàn ra" để anh thối chí bỏ cuộc. Anh đã than thở: "Không cách gì xác định được một cao độ trong hàng trăm cao độ chi chít trên vùng núi non nầy, khi mà trên tay không la-bàn , không bản đồ !" Đã biết vậy nhưng anh vẫn quyết tâm đi tìm ĐỒI CHARLIE! Và khi trèo lên tới đỉnh một ngọn núi cao, cao nhứt trên các đỉnh núi mà anh vừa vượt qua, nơi có một ngôi nhà mái cong đang xây làm Đài Tưởng Niệm anh Khiết trịnh trọng tuyên bố: " Hôm nay 9 giờ 30 ngày 14 tháng 3 năm 2018 tôi đặt chân lên đỉnh 1015 ". (mà đúng ra đây là đỉnh 1314 !) . Khi xem Video Clip đến đây tôi cũng có những xúc cảm ngậm ngùi thương cảm như tác giả. Nhưng cảnh trí núi rừng hùng vĩ, nhấp nhô "ngàn thước lên ngàn thước xuống" mà từng phân cảnh, đứt đoạn, không phương hướng; tôi không hình dung ra trận chiến đã từng diễn ra nơi đây? Khiến tôi muốn tìm hiểu xem “diện mạo “của ĐỒI CHARLIE MÁU LỬA toàn cảnh thật sự như thế nào ?!
Tìm xem một số bài về đồi Charlie trên Youtube do nhiều người khác thực hiện. Tất cả những Video Clip nầy đều nói ĐỒI CHARLIE CÓ ĐỘ CAO 1015m. Và qua các bảng hướng dẩn chỉ đường đến điểm cao này cũng như trên bia đá đặt tại Đài Tưởng Niệm đều có ghi " ĐỒI CHARLIE 1015" .
Đồi CHARLIE 1015. Con số 1015 này từ đâu mà có ? Dĩ nhiên là con số này trong BẢN ĐỒ HÀNH QUÂN, trong BẢN ĐỒ quân sự, người ta cần biết độ cao của thế đất, đỉnh núi , ngọn đồi. . .thể hiện qua các vòng-cao-độ kèm theo các con số chỉ độ cao so với mặt nước biển. Theo quy định, khoảng cách giữa 2 vòng-cao-độ liền kề trên BĐ tương ứng với độ chênh lệch độ cao 20 mét ngoài thực địa.
Tôi đã tìm thấy 2 tấm bản đồ (BĐ) có liên quan đến Căn Cứ CHARLIE. Một tấm BĐ có đánh dấu vị trí CC. Charlie của ông JOHN G. “JACK” HESLIN, Tr/tá hồi hưu HK, tấm BĐ này hơi bị mờ, các con số và vòng-cao-độ không đọc được. Một tấm BĐ khác rõ ràng hơn đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu, đó là tấm BĐ quân sự có tên DAK TÔ tỉ-lệ 1/50.000. CC. Charlie trên dãy núi NGOK KON KRING (Rocket Ridge) nằm ở góc trái bên dưới của BĐ (xem hình cuối).
Qua trang mạng: “thebattleofkontum.com" - The Battle Of Kontum - Của Cựu Tr/tá Hoa Kỳ John G. “Jack” Heslin, năm 1972 ông là Đ/uý thuộc phòng Hành Quân tại căn cứ HOLLOWAY - Pleiku. Tại thời điểm đó ông có thiết lập một bản đồ HQ ghi chép tất cả các CĂN CỨ trên dãy núi có tên NGOK KON KRING và lính Mỹ đặt cho "nick name" là ROCKET RIDGE (do dãy núi này bị bắn quá nhiều hoả tiễn) . Có tất cả 5 CC trên các đỉnh của dãy núi này từ bắc xuống nam: CC. 5 , CC. Y (đọc là Yankee), CC. C(Charlie), CC. D(Delta và CC. H (Hotel, theo cách đánh vần truyền tin quân đội Mỹ) . Một Căn Cứ nổi tiếng nữa là CC. 6 nằm cách CC. 5 về hướng tây-bắc 6,37 cs trên đỉnh cao 1001m trong rặng núi NGOK RING RUA ( nằm ngoài BĐ này) . (XIN XEM HÌNH 1)
9D53309D-5900-4F96-A4C8-142EAE827551.jpeg
Một số toạ độ vị trí do Ông Heslin cho không thật chính xác , có lẽ không do ông trực tiếp chấm các toạ độ này khi đang ngồi trên máy bay trực thăng bay đến các CĂN CỨ trên dãy núi Rocket Ridge ngày đó còn phủ đầy rừng già ? Mà do ông lấy thông tin từ những người khác . Và vì nhiệm vụ công tác của ông lúc đó là thuyết trình ( briefing ) cho các quan khách , tấm BĐ của ông chỉ dùng vào việc để minh hoạ cho bài thuyết trình nên không đòi hỏi phải thật chính xác các vị trí , toạ độ . Một đoạn trong bài viết ở trang THE MAP ROOM của ông có nêu lên TỌA ĐỘ của CC. Charlie là ZB 001107 . Ông nói vị trí của CC. Charlie do ông khoanh vòng tròn màu xanh trên bản đồ phù hợp với những thông tin do Ông JOHN DUFFY - nguyên Thiếu Tá Cố vấn trưởng của TĐ11ND - cung cấp cho ông . Nhưng khi chấm toạ độ này lên bản đồ sẽ cho thấy vị trí này không phù hợp cho một điểm đóng quân vì đó là một sườn núi có độ dốc rất lớn . ( XIN XEM HÌNH 3 ) .
AB8B560C-E6B5-42B8-9E88-75FD35A1A10B.jpeg
Trên đây là phần không ảnh 3 chiều GOOGLE EARTH ( thời điểm tháng 3/2021 ) . Bên dưới là phần bản đồ tương ứng : ( XIN XEM HÌNH 3
Đỉnh cao 1314 theo tài liệu của Ông Heslin là vị trí của CC. Yankee ( đã bỏ hoang từ trước năm 1972 ) , nằm về hướng bắc-tây-bắc và cách xa khu vực giao tranh hơn 2,5 cs và cao hơn gần 300m .
Trong không ảnh Google Earth cho thấy có 2 công trình xây dựng trong khu vực này :
1 ) Trên đỉnh cao 1314 có ghi chữ " Đồi Charlie " và hình biểu tượng cho biết đây là địa điểm lịch sử . Trong Video clip , cuối cùng anh Nguyễn Thanh Khiết đã đến nơi này trong lúc người ta đang xây cất một “ ĐÀI TƯỞNG NIỆM “ ( Nhà Bia ) và anh đã trịnh trọng tuyên bố đã đặt chân lên Đồi Charlie ?
2 ) Trên một đỉnh núi có vòng-cao-độ 1240 bên cạnh đường đi có một “ Miếu thờ tại Đồi Sạt Ly “ . Anh Khiết có ghé vào thắp hương khấn vái . Được biết Miếu Thờ này do những người dân miền Bắc vào xây dựng trong thập niên 1990 để tưởng nhớ con em hy sinh trong trận chiến Charlie . Hai điểm xây dựng này cách xa nhau 984m theo đường chim bay và điều rất đặc biệt là có cùng tên gọi : Đồi Charlie và Đồi Sạt Ly . Điều đáng nói là cả hai không " dính dáng " gì tới vị trí của CC.CHARLIE ngày xưa ! (Trong không ảnh không có chữ Đài Tưởng Niệm , tôi dùng từ này để phân biệt với Miếu Thờ ) .
Tìm đọc các bài viết về các trận đánh tại Đồi Charlie năm 1972 do những người từng tham chiến kể lại : Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù và các Đại Đội trực thuộc đóng quân tại các cứ điểm là các ngọn đồi kế cận nhau : đồi 1000 , đồi 960 và đồi 1020 . Các con số này không được in trên BĐ , mà do suy ra theo các vòng-cao-độ . Cách xa các cứ điểm này một khoảng trên dưới 1cs về hướng bắc có một đỉnh núi được đánh số 1015 và in cụ thể trên BĐ . Và có lẽ vì thế người ta dùng con số này để " định danh " cho đồi CHARLIE ? Mặc dù tọa độ này nằm ngoài các cứ điểm và không có trận đánh nào xảy ra ở đây . ( Các cao độ này phải gọi là " đỉnh núi " mới đúng vì chúng là các cao điểm trên dãy núi ROCKET RIDGE ! Người ta quen gọi thành " ngọn đồi " chắc nhằm làm cho ngôn ngữ " dịu dàng " thêm một chút ?) . Các tài liệu cũ cho thấy người ta chỉ dùng những danh xưng : Căn Cứ Charlie , Đồi Charlie , Cứ Điểm Charlie . . . để đặt tên cho trận địa này và không có con số nào đi kèm theo sau cả ! Bài bút ký của Phan Nhật Nam và Vương Hồng Anh - từng là phóng viên chiến trường - cho biết BCH/TĐ 11 ND đóng tại đỉnh 1020 , chớ không phải tại đỉnh 1015 . Thế mà không hiểu sao , các bảng chỉ dẩn , các Video Clip đều kèm theo con số 1015 sau chữ CHARLIE ? Điều này làm lạc hướng tìm hiểu của tôi . Tôi bị tiêm nhiễm bởi con số 1015 nên chỉ chú tâm nghiên cứu phần BĐ được zoom rộng có ngọn đồi có in số 1015 . Và cứ loay hoay mãi giữa " hằng hà sa số " những đỉnh cao của dãy núi ROCKET RIDGE cho đến khi anh LÊ VĂN MỄ , là cấp chỉ huy của TĐ11ND , người đã từng có mặt tại CC CHARLIE ngày đó , thông qua một người bạn , chuyển cho tôi TỌA ĐỘ đích thực của ĐỒI CHARLIE là ZB. 009 108 , với những lời giải thích : tọa độ của ông HESLIN ghi là sai ; TỌA ĐỘ ZB. 009 108 nằm ngay trên đỉnh đồi 1020 nơi đặt BCH/TĐ11ND , ( theo thông lệ người ta thường lấy vị trí của BCH làm tên chung cho trận-địa ) , vậy là : CC CHARLIE là Đồi 1020 , ĐĐ 111 tại đồi 960 và ĐĐ 113 tại Đồi 1000 . Hai ĐĐ 112 và 114 cùng nằm chung với BCB/TĐ . Và như đã nói ờ trên hai vị trí tâm linh " Miếu thờ tại Đồi Sạt Ly " và " Đài Tưởng Niệm " Đồi Charlie đều xây dựng khá xa bên ngoài địa điểm thật sự của ĐỒI CHARLIE !
Trở lại đoạn Video Clip " CHARLIE HÁT CHO NGƯỜI NẰM LẠI ". Từ một nơi xa xôi , tôi theo dõi bước chân " hành hương " của anh Nguyễn Thanh Khiết , từ dưới chân núi phía tây đi lên khi gặp ngả ba trên đường đỉnh , người dẩn đường đi phía sau đã la lên : " Ê ! Rẽ trái ! rẽ trái ! " . Và anh đã rẽ trái đi về hướng bắc ! Nếu anh rẽ phải tức là về hướng nam , anh sẽ gặp ngay con đồi nhỏ tức C.1 ( nơi đóng quân của ĐĐ 111 ) , đi thêm một đoạn ngắn gặp đỉnh đồi cao hơn , có thể anh đã đứng chân nơi " thánh địa " nơi CỐ Đ/T NGUYỄN ĐÌNH BẢO , người chiến sĩ " chiến trường da ngựa bọc thây " !
Anh Nguyễn Thanh Khiết đã rẽ trái đi mãi đi mãi và cuối cùng đứng trước các hầm hố cũ , vỏ đạn M72 , đế giày sô , những tàn tích thời chiến tranh gần 50 năm còn sót lại ở CC. Yankee 1314 . . . ngậm ngùi tưởng nhớ những “ đàn anh " những chiến hữu thân thương đã nằm lại nơi núi rừng trùng điệp nầy và anh tưởng rằng nơi đây là . . . CC. CHARLIE 1015 mà đúng ra phải là đồi 1020 ! Cách chỗ anh đang đứng hơn 2,5 cs .Tôi cũng lầm tưởng như anh và mới đây anh Nhạc Sĩ TUẤN KHANH (trong một bài viết tường thuật chuyến hành hương lên Đồi Charlie trong dịp tết Tân Sửu - NGƯỜI ĐI, LINH HỒN Ở LẠI …) cũng nhầm lẫn và còn biết bao người khác nữa đang và sẽ nhầm lẫn , nếu trên tay không có tấm BẢN ĐỒ ?
Qua đối chiếu với bản đồ , không ảnh và các câu chuyện kể về sự kiện lịch sử Đồi Charlie, cho thấy trong ĐÀI TƯỞNG NIỆM có tấm bia đá khắc hàng chữ " BIA DI TÍCH LỊCH SỬ ĐIỂM CAO 1015 " đã không đặt đúng địa điểm thật sự của ĐỒI CHARLIE là ngọn đồi có độ cao 1020 m , mà lại được đặt tại ĐỒI YANKEE có độ cao 1314 m ! Theo suy nghĩ của riêng tôi những đền-miếu thuộc về lịch sử thì càng gần với địa điểm thực chừng nào thì càng có giá trị tâm linh cao chừng nấy . Lý do nào TẤM BIA TƯỞNG NIỆM có khắc số chỉ độ cao 1015 mét lại đặt ngay trên đỉnh ngọn đồi có độ cao 1314 mét thì ngoài khả năng tìm hiểu của tôi . Tôi chỉ có thể suy đoán rằng người ta đã cố tình đánh tráo địa điểm để dẫn dụ những người hành hương , những người ngưỡng vọng trận đánh quả cảm của các Thiên Thần Mũ Đỏ TĐ 11 Nhảy Dù , đến chiêm bái một địa danh khác , không phải là ĐỒI CHARLIE thật sự ! ?
Tìm hiểu thêm về các bên tham chiến , phía CSBV đã tung một lực lượng gấp 3 lần quân trú phòng , tức là 1 trung đoàn tấn công 1 tiểu đoàn . Đây chưa hẳn là chiến thuật " biển người " nhưng hình thái là cách đánh " thí quân " , chấp nhận tổn thất nhân mạng miễn sao chiếm được mục tiêu ! ? Người chỉ huy là Khuất Duy Tiến , Tr/Đoàn Trưởng Tr/Đ 64 CSBV thuộc SĐ 32O A , mỗi khi nhắc lại trận chiến tại Đồi Charlie ông thường khóc vì nhớ đến thuộc cấp của mình đã thương vong quá nhiều khi họ còn rất trẻ ! ". . . T/Đoàn Trưởng Đàm Vũ Hiệp , TĐ8 ; Chính-trị-viên Nguyễn Văn Khe , cùng các Cán Bộ đại đội , trung đội , mưu trí dũng cảm , bị thương và hy sinh (sic) . . .! Và họ cũng có một bài hát " NGƯỜI LÍNH GIÀ ĐỨNG KHÓC " ! Đơn vị này xây dựng NHÀ BIA , ĐÀI TƯỞNG NIỆM để hương khói tưởng nhớ những đồng đội của mình đã ngả xuống nơi chiến trường là điều hợp đạo lý ! Nhưng đánh tráo địa điểm lịch sử , gây nên sự nhầm lẫn cho người hành hương là việc làm không đạo đức ! Trước sau gì người ta cũng biết sự thật !
Cho đến nay , trận chiến bi tráng , đẫm máu mang tên Đồi Charlie chỉ được mô tả trên giấy trắng mực đen bằng những dòng chữ , bằng truyện kể , bằng lời ca tiếng hát , nhưng chưa có ai biết đích xác vị trí thật của Đồi Charlie ngoài thực địa ? Hôm nay nhờ may mắn , nhờ tâm nguyện , tôi có được tấm bản đồ quân sự , có không ảnh ( Google Earth ) và quan trọng nhất có được sự hổ trợ của Cựu Tr/tá Lê Văn Mễ , là cấp thẫm quyền có mặt vào lúc diễn ra trận đánh , đã cho tôi biết chính xác TỌA ĐỘ của các điểm đóng quân , phù hợp với những câu chuyện kể . Hôm nay qua bài viết ngắn này , tôi nêu đầy đủ các dữ liệu để chỉ rõ , cụ thể và chính xác vị trí thật sự của một ĐỈNH NÚI được đặt tên là CHARLIE nằm ở đâu trong rặng núi Ngok Kon Kring ( Rocket Ridge ) .
Và sau cùng , nhờ có chuyến " hành hương " đi tìm đồi Charlie của anh Nguyễn Thanh Khiết qua đoạn Video Clip " CHARLIE HÁT CHO NGƯỜI NẰM LẠI " làm bước khởi đầu cho tôi tìm hiểu và cuối cùng có được vị trí xác thực của ĐỒI CHARLIE với ước nguyện sẽ không còn ai lầm lẫn về vị trí của điểm lịch sử này nữa ! Chân thành cám ơn anh KHIẾT .
Bên dưới là Bản Đồ vùng Dak Tô - Tân Cảnh toàn cảnh có nguyên khu vực dãy núi NGOK KON KRING tức Rocket Ridge để tham khảo . ( XIN XEM HÌNH 4 )
hhk said...
Tôi vừa (rất tình cờ) đọc được bài viết này của ông Huỳnh Văn Mỹ, và cũng vừa mới xem qua "Hát cho người nằm lại" của ông Nguyễn Thanh Khiết. Cả hai ông đều làm những việc có ý nghĩa, và hữu ích. Tôi rất cảm phục.
Lời bình.
Tôi chỉ xin được góp một ý nhỏ, theo một báo cáo đã được giải mật của Không quân Mỹ "Kontum: Battle for the Central Highlands" thì toạ độ của căn cứ yểm trợ hoả lực Charlie là 48PZB013097. Địa điểm này chỉ cách toạ độ 48PZB009108 của Thiếu tá LÊ VĂN MỄ cho biết khoảng chừng 1.2km.
Tu Do said...
Cảm ơn chú Hồ Văn Mỹ về việc xác định lại vị trí đóng quân và hy sinh của vị Trung tá Anh hùng Nguyễn Đình Bảo. Sự xác định của anh và đặc biệt hơn ai hết là của vị sỹ quân Tiểu đoàn Phó Lê Văn Mễ ( sau khi Trung tá Nguyễn Đình Bảo hy sinh đã lên nắm Quyền Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 11, Lữ đoàn 2, Sư đoàn Nhảy Dù, Quân lục VNCH ) đã đóng quân và trực tiếp chỉ huy chiến đấu nơi đây theo tôi là hoàn toàn chính xác. Đây là cơ sở để các thế hệ mai hầu tìm về hành hương chính nơi người anh hùng, cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo đã nằm lại và hòa tan thân xác vào lòng đất Mệ Việt Nam thân yêu cùng với trên 400 sỹ quan, hạ sỹ quan và binh sỹ thuộc quyền chỉ huy của mình, Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù với danh xưng " Song Kiếm Trấn Ải ". Trân trọng chào chú.
February 10, 2023 at 12:24 AM




 
Video Tung Tăng Khắp Miền  Video 

  

Video Nguyễn Thanh Khiết Video
Charlie

Sunday, September 17, 2023

Sơ Lược Tiểu sử Trường Sĩ Trừ Bị Thủ Đức

Từ năm 1951 đến năm 1975, Lực Việt Cộng Hòa có khoảng 55,000 Sỉ quan ngạch trừ bị được đào tạo từ quân trường Trừ bị :

1- Trường Sỉ quan trừ bị Định.
2- Trường Sỉ trừ bị Thủ Đức.
ký hiêp ước Pháp Việt ngày 5 tháng 6 nărn 1948 tại vịnh Hạ , Việt được công nhận là một quốc độc lập khối Liên Hiệp Pháp, trưởng Bảo Đại củng đã ký hiệp ước ngày 8 tháng 3 năm tại điện với Tổng Thống Pháp Auriol. hiệp ưóc này, Pháp sẽ giúp Việt thành lập Quân đội Quốc . (Ngày 23 tháng 12 năm 1950, Mỷ Pháp và Việt ký hiệp định hổ tương phòng thủ. đó Mỹ sẽ viện trợ Việt tỷ Mỷ kim 4 năm để bị Quân đội Việt .
Từ đó trường sỉ ngạch trừ bị, Định và Thủ Đức được thành lập do sắc lênh số 372 ngày 27/7/1951 nhằm đào tạo Sỉ quan ngạch trừ bị Quân lực Việt Cộng hòa.
Trường Sỉ quan Nam Định đào tạo được một khóa rồi đóng cửa vĩnh viễn.
Trường Sỉ quan Thủ Đức hoạt động tới cuối tháng 4 năm 1975.
Tiến trình phát triển trường Sỉ quan Trừ bị Thủ Đức trải ba đoạn:
1: (Từ năm 1951 – 1955)
Trường Sỉ Quan Trừ bị Thủ Đức toạ lạc trên đồi Tăng Nhơn Phú, quận Thủ Đức, cách chợ Thủ Đức cây số. độ 30 m. so với mặt biển bình.
đoạn từ năm 1951 – 1954 trường đòa tạo khỏang sỉ quan.
Từ khóa 1 tới khóa 5, sĩ quan tốt nghiệp cấp Thiếu úy. Từ khóa 6 trở về, Sỉ quan tốt nghiệp cấp Chuẩn úy.
2: (Từ năm 1955 -1963)
Trường sĩ quan Trừ bị Thủ Đức được đổi tên là Liên Trường Võ Thủ Đức, vì lúc bấy giờ ‘nhiệm vụ đào tạo Sỉ quan Bộ , trường còn có nhiệm vụ đào tạo các chủng chuyên môn khác gồm:
Thiết giáp
Quân
Quân cụ
Pháo
Truyền
Hành chánh tài chánh
Công
Quân vận
Võ thuật và thể dục quân sự.
3: (1963 – 1975)
Giữa năm 1963, Liên Tuường Võ Thủ Đức lại một lần nữa được đổi tên là trường Bộ Thủ Đức. biến cố Mậu Thân chiến sự trở nên sôi động. Sắc lệnh Tổng động viên được chính phủ hành 19-6-1968.
Từ năm 1951 đến năm 1967 mổi năm trường chỉ đào tạo được một khóa và được đánh số từ 1 đến 27. Từ năm trở đi mổi năm phải đào tạo từ 6 đến 8 khóa và được đánh số thứ tự kèm niên hiệu, ví dụ như 1/68, 2/68, 3/68 v..v… đến khóa 1/75 là khóa tốt nghiệp cuối cùng. Riêng khóa 2/75 và 3/75 thì Viên còn đang thụ huấn tại trường. Giai đoạn này vì số lượng SVSQ quá lớn trường thiếu phòng ốc, sĩ quan cán bộ và huấn luyện viên nên một vài khóa, viên được gọi đến huấn luyên đoạn đầu tại Tâm Huấn Luyện và trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế .
Thời này Trường Bộ Thủ Đức còn có nhiệm vụ đào tọa thêm các khóa sau đây:
Khóa Đại đội trưởng
Khóa Bộ cấp
Khóa Huấn luyện viên
Khóa Hòan hảo Sỉ quan: (Dành cho Sỉ quan có chiến công, nhưng chưa thụ huấn và xuất thân các trường Sỉ quan).
Khóa Sĩ quan Quân y trưng tập: (Dành cho Bác sĩ, Dược sĩ, Nha sĩ được huấn luyện căn bản quân sự để vào phục vụ trong Quân Đội).
Ngoài ra Trường Bộ Binh Thủ Đuc còn đào tọa căn bản quân sự cho các Sinh viên từ Bộ Tư Lênh Không quân, Hải quân và Cảnh sát Quốc gia gởi đến thụ huấn.
Kết quả tổng quát từ ngày thành lập, trường đã đào tọa được 85 khóa gồm: 71 khóa Sĩ quan Trừ Bị thường xuyên và 14 khóa đặc biệt. Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã cung cấp cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 2/3 Sĩ quan Bộ binh, 80% cán bộ nghành Quân nhu, 89% cán bộ nghành Quân cụ, 95% cán bộ nghành Thiết giáp, 97% cán bộ nghành Pháo binh, 90% cán bộ nghành Công binh.
Đến cuối năm 1973, Truờng Bộ Binh Thủ Đức được chuyển đến căn cứ Long Thành. công tác được hoàn tất vào đầu năm 1974. Đến tháng 4/1975, vì chiến sự, các sĩ quan đang thụ huấn tại Long Thành lại phải chuyển về trường cũ tại đồi Tăng Nhơn Phú. Khi Cộng quân tấn công vào trường bằng chiến xa, Sinh viên Pháo binh đã bắn trực xạ làm cháy 2 thiết giáp T54 của Việt Cộng và hai Sinh viên khác dùng lựu đạn lân tinh đốt cháy chiếc thứ 3.
Ngày 1 tháng 5, 1975, lực lượng phòng thủ của Trường mới chịu buông súng theo lệnh của tướng Dương Văn Minh.

Phù hiệu Trường Si Quan Trừ bị Thủ Đức.
Nền xanh da trời: Biểu hiện sự thanh khiết từ tư tưởng đến hành động và ý chí cao cả của thanh niên đối với quốc gia , dân tộc.
Ngọn lửa hồng: Tượng trưng cho lòng dũng cảm, chí cương quyết và đức hy sinh.
Thanh kiếm: Biểu tượng cho cấp chỉ huy.

Cư An Tư Nguy: Bốn chữ nhắc nhở: Sống yên không quên lúc nguy hiểm (Bốn chữ này được ghi thêm theo đề nghị của Đại tá Lam Sơn khi ông còn làm Chỉ Huy Trưởng năm 1962 ). Câu này được trích từ Hệ tử Hạ của Khổng Tử:
Nguy giả an kỳ vĩ giả dã
vọng giả bả0 kỳ tôn giả dã
Loạn gỉa hữu kỳ trị giả dã
Thị cố quân tử an nhi bất vọng nguy
Tồn nhi bất vong
Trị nhi bất vong loạn
Thi dỉ nhân an nhi quốc gia khả bảo gia
Dich là:
Người bị nguy là bởi cứ yên vui nơi ngôi vị mình
Bị mất là chỉ nghĩ tới cái hiện có
Bi loạn là bởi tin vaò cái an ninh sẵn có
Bởi thế người quân tử lúc sống yên , không quên lúc nguy
Đang còn không quên lúc mất
Khi thịnh không quên lúc suy
Như vậy mới yên thân để giữ nước nhà
Tất cả bài trên được rút gọn vào ô chữ ” Cư An Tư Nguy”

Các vị Chỉ Huy Trưởng của trường:

Đại Tá Phạm Văn Cẩm
Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm
Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân
Thiếu tướngHồ Văn Tố
Đại táLam Sơn Phan Đình Thứ
Trung Tướng Trần Ngọc Tám
Thiếu tướng Bùi Hữu Nhơn
Thiếu tướngCao Hảo Hớn
Trung tướng Trần Văn Trung
Trung tướngPhạm Quốc Thuần
Thiếu tướngLâm Quang Thơ
Trung tướngNguyễn Vĩnh Nghi
Trung tướngNguyễn Văn Minh
Đại tá Trần Đức Minh

Các vị Tướng xuất thân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức

Khoa 1 Nam Định:
Trung tướng Nguyễn Đức Thắng
Trung tướng Lê Nguyên
Trung tướng nguyễn Bảo Trị
Thiếu tướng Nguyễn Cao kỳ
Thếu Tướng Nguyễn Ngọc
Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh
Chuẩn tướng Đỗ Đức Nhuận
Chuẩn tướng Phan Phụng Tien


Khóa 1 Thủ Đức
Trung tướng Trần Văn Minh
Trung tướng Đồng Văn Khuyên
Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình
Chuẩn tướng Phan hữu Nhơn
Chuẩn tướng Hùynh Bá Tính


Khóa 2 Thủ Đức
Chuẩn tướng Bùi Quy Cảo


Khóa 3 Thủ Đức
Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam
 

Khóa 4 Thủ Đức
Trung tứơng Ngô Quang Trưởng
Thiếu tướng Bùi Thế Lân
Thiếu tướng Lê Quang Lưỡng
Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu
Chuẩn tướng Trần Quốc
Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm


Khóa 5 Thủ Đức:
Chuẩn tướng Lê Văn Hưng


Khóa 16 Thủ Đức:
Chuẩn tướng Trang Sĩ Tấn


Với 23 vi Tướng trên 55,000 Sỉ quan từ cấp úy đến cấp tá, trường Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức đã đào tạo cho đất nước những cấp chỉ huy ưu tú , xứng đáng với câu “Cư an tư nguy” được ghi trên phù hiệu của trường. Sống yên phải nghĩ đến lúc nguy nan. Muốn có hoa bình phải chuẩn bị chiến tranh.
Sau 35 năm thua cuọc bởi thế lực ngoại. Cựu SVSQ Thủ Đức luôn luôn đoán kết, nhắc nhở nhau hướng về quê cũ, trường xưa. Vì Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiêm, chung sức tranh đấu dứơi mọi hình thức với ước cho một nước Việt Nam tự do, phú cường và không Cộng sản.

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TRƯỜNG BB/TĐ
Sau thời gian phục vụ tại Sư đoàn 5 Bộ Binh, tôi được thuyên chuyển về Trường Bộ Binh Thủ Đức, theo nhu cầu hoán chuyển các sĩ quan có kinh nghiệm chiến trường về các quân trường. Chức vụ sau cùng là Trưởng phòng Kế hoạch của Trường Bộ Binh.

Trường Bộ Binh là một quân trường chuyên đào tạo các sĩ quan trừ bị cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Lúc trứớc trường tọa lạc ở Thủ Đức. Đến đầu năm 1974 thì dời ra Long Thành, một cơ sở mới nằm bên cạnh quốc lộ 15, đường Sài Gòn – Vũng Tàu và cách quận lỵ Long Thành 5 cây số. Tại đây Trường Bộ Binh kết hợp với Trường Thiết Giáp và Trung tâm Huấn luyện Yên Thế, lập thành Huấn khu Long Thành. Trung tướng Nguyễn Vinh Nghi là Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Long Thành.

Đến đầu tháng 4, 1975, trong lúc đất nuớc đang lâm vào tình trạng vô cùng nguy ngập, Quân đoàn I và Quân đoàn II đã di tản, cộng quân vào đến Nha Trang, thì Trung tướng Nguyễn Vinh Nghi được chỉ định ra làm Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn III, trấn đóng ở phi trường Thành Sơn, phía bắc thị xã Phan Rang, để ngăn chặn địch đang ào ạt tiến vô nam. Ngày 16 tháng 4, quân CSBV chiếm thị xã Phan Rang và phi trường Thành Son. Bộ chỉ huy Tiền phương QĐ III phải rút về phía Đông Nam ra Cà Ná. Nhưng trong đêm đó phần lớn đa bị bắt trong đó có Trung tướng Nguyễn Vinh Nghi Tư lệnh Tiền phương QĐ III, Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Nhảy Dù v.v…

Sau khi Trung tướng Nguyễn Vinh Nghi ra làm tư lệnh Tiền phương QĐ III thì Đại tá Trần Đức Minh đang là Chỉ huy phó Truờng Bộ Binh được Bộ Tổng Tham Muu chỉ định lên thay thế làm Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh, kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Long Thành.

Đầu tháng 4, 1975 Trường Võ Bị Quốc Gia là trường sĩ quan hiện dịch, di tản từ Đà Lạt về Long Thành và tạm trú chung với Trường Bộ Binh. Hai tuần sau Trường Võ Bị cho làm lễ mãn khóa hai khóa 28 và 29 ra trường cùng một lúc, còn lại hai khóa 30 và 31.

Cũng vào đầu tháng 4, 1975 cộng quân bắt đầu gia tăng áp lực, mở các cuộc tấn công vào Huấn khu Long Thành. Đặc công VC đã mấy lần định xâm nhập Trung tâm Huấn luyện Yên Thế, nhưng đã bị Biệt kích Lôi Hổ tiêu diệt gọn. Trường Thiết Giáp cũng bị tấn công liên tục, nhưng nhờ tài chỉ huy khéo léo với nhiều kinh nghiệm chiến trường của Đại tá Tám, nên đã giử vững được căn cứ này cho đến cuối cùng.

Ngày 9 tháng 4, 1975 cộng quân tấn công vào thị xã Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh chỉ cách Sài Gòn 80 cậy số về hướng Đông và cách Huấn khu Long Thành chừng 20 cây số. Trong trận tấn công này lực lượng địch gồm có Sư đoàn 7 Bắc Việt làm mủi chủ công từ hướng Đông Bắc đánh vào thị xã Xuân Lộc, Sư đoàn 341 Bắc Việt từ hướng Tây Bắc đánh vào khu vực phòng thủ của Sư đoàn 18 Bộ Binh/QLVNCH. Riêng Sư đoàn 6 Bắc Việt đánh Dầu Giây.
Quân trú phòng ở Xuân Lộc gồm toàn bộ Sư đoàn 18 Bộ Binh và Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân/Biên Phòng của Thiếu tá Vương Mộng Long K20/VB vừa di tản từ Quân Khu 2 về, cùng các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, dưới quyền chỉ huy của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh, đã chống trả vô cùng anh dũng. Tất cả các mủi tấn công của quân Bắc Việt đều bị chận đứng. Riêng mủi chủ công của Sư đoàn 7 Bắc Việt đã lọt vào được vài nơi trong thị xã nhưng đã bị quân ta chận đánh quyết liệt và ngay ngày hôm sau đã bị quân ta phản kích dữ dội, hai bên giành nhau từng căn nhà, từng mảng tường.
Ngày 12 tháng 4, 1975 Quân đoàn III đã cấp tốc trực thăng vận Lữ đoàn 1 Nhảy Dù xuống tăng viện cho Xuân Lộc. Tiếp đó là Trung đoàn 8 thuộc Sư đoàn 5 Bô Binh, và một bộ phận của Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ, theo hướng quốc lộ 1 từ Biên Hòa cùng tiến lên để giải tỏa áp lực địch. Đặc biệt Không Quân Việt Nam cũng đã huy động tối đa để yểm trợ, và sự yểm trợ lần này rất là hữu hiệu, vì ngoài phi cơ chiến thuật, Không Quân Việt Nam đã sử dụng cả phi cơ vận tải C130 cải biến để chở những khung vỉ sắt chứa nhiều quả bom hạng nặng như bom Daisy Cutter 15.000 cân Anh, bom CBU-55, mà phía Hoa Kỳ thường sử dụng để phát quang làm bãi đáp trực thăng hay vị trí pháo binh, và nhiều phuy xăng JP4 dùng làm bom napalm. Máy bay bay trên cao độ 15.000 đến 20.000 bộ để tránh phòng không địch và được điều khiển bằng vô tuyến cho rơi đúng vào các mục tiêu ấn định. Có hai quả bom CBU-55 đã rơi trúng vào nơi đóng quân của Sư đoàn 341 CSBV, gây tổn thất nặng nề cho địch và làm cho tinh thần cán binh CSBV bị dao động mạnh vì tưởng là bom B52. Tướng cộng sản Trần Văn Trà đích thân xuống mặt trận xem xét tình hình, thấy không chiếm được Xuân Lộc nên bèn quay sang đánh vòng ngoài nhằm vào các đơn vị của Quân lực VNCH đang tăng viện về hướng Biên Hòa.

Nếu như lúc đó Hoa Kỳ chịu giúp miền Nam Việt Nam thêm một thời gian ngắn nữa, để yểm trợ cho Quân lực VNCH, chỉ bằng không lực mà thôi, thì các sư đoàn CSBV sẽ bị tiêu diệt một cách dễ dàng, vì họ đa công khai xuất đầu lộ diện, thật là những mục tiêu rất tốt cho pháo đai bay B52 và như thế tình hình có thể đảo ngược đuợc, như đã xảy ra ở trận chiến Triều Tiên năm 1950.

Nhắc lại trận chiến Triều Tiên, ngày 25 tháng 6 năm 1950 quân đội Cộng Sản Bắc Hàn do Trung Cộng yểm trợ đánh đuổi quân đội Đồng Minh mà chính yếu là Hoa Kỳ, chạy dài từ Bắc xuống Nam cho đến tận cùng bán đảo Triều Tiên, chỉ còn giử đuợc phần đất vùng Pusan, dự trù để làm đầu cầu để phản công sau này. Ngày 15 tháng 9 năm 1950 dưới sự chỉ huy tài ba của Tướng Douglas Mc. Arthur, đã điều quân xuất thần cho đổ bộ ở Inchon, một bờ biển phía Tây ngang Hán Thành và cách vi tuyến 38 về phía nam 100 dậm. Đây là một kế hoạch vô cùng tinh vi và táo bạo, đã đánh thẳng vào hậu phuong địch, cắt đứt mọi đường tiếp tế lương thực đạn dược và đã làm cho các sư đoàn của cộng quân đang tiến sâu về phía nam hoàn toàn bị tê liệt, kiệt huệ, và tan rã và đưa đến kết quả là 125.000 quân Cộng Sản Bắc Hàn phải ra đầu hàng.

Ngày 20 tháng 4, 1975 Sư đoàn 18 Bộ Binh, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, và lực lượng Tiểu khu Long Khánh rút khỏi Xuân Lộc theo liên tỉnh lộ 2 về Bà Rịa. Từ đây Sư đoàn 18 Bộ Binh lên xe về Long Bình, còn Lữ đoàn 1 Nhảy Dù ra bảo vệ thị xã Vung Tàu. Cuộc rút lui đã diễn ra êm thắm, tổn thất không đáng kể, riêng Đại tá Phạm Văn Phúc, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Long Khánh trên đường rút lui đã bị thương và bị bắt.

Vào đầu tháng 4/75 khi tình hình đất nước đang lâm vào tình trạng nguy ngập, Đại tá Minh có ra lệnh cho phòng Kế hoạch phối hợp cùng với Trung tá Trần Văn Hạnh Trưởng phòng TVM (Tác Xạ Vũ Khí Mìn), để nghiên cứu và soạn thảo một kế hoạch phòng thủ cho thật vững chắc. Tận dụng tối đa hỏa lực co hửu của trường, sử dụng mìn Claymore gài tự động, cho nuôi thêm 100 con ngỗng để tăng cường hệ thống canh gác báo động. Phòng Kế hoạch cũng đã đề ra hai phương án để rút lui khi cần. Phương án thứ nhất là di tản chiến thuật ra Vũng Tàu. Phương án thứ hai là di chuyển về trường củ ở Thủ Đức.

Ngày 22 tháng 4, 1975, Trường Bộ Binh và Truờng Võ Bị được lệnh di tản về Thủ Đức. Trường Bộ Binh chỉ di tản một nửa quân số về Thủ Đức, còn một nửa quân số ở lại Long Thành, và dưới quyền chỉ huy của Đại tá Lê Văn Phú, phòng thủ bảo vệ trường để chờ ngày trở lại.

Khi về đến Thủ Đức, Truờng Bộ Binh nhận lại trách nhiệm phòng thủ Huấn khu Thủ Đức và đồng thời sẳn sàng các Tiểu đoàn SVSQ để về tăng cường bảo vệ Thủ đô. Trong lúc này Trung tướng Nguyễn Bão Trị, Tổng cục trưởng Tổng cục Quân Huấn có chỉ định Đại tá Lộ Công Danh hiện đang là Liên đoàn trưởng Liên đoàn SVSQ của Trường Bộ Binh tạm thời thay thế Thiếu tướng Lâm Quang Thơ làm Chỉ huy trưởng Truờng Võ Bị Quốc Gia.

Đem 26 tháng 4, 1975, cộng quân mở cuộc tấn công đại qui mô vào Huấn khu Long Thành, Trường Bộ Binh ở Long Thành bị mất liên lạc. Tôi và người mang máy truyền tin phải leo lên lầu nước thật cao ở trong Trường Bộ Binh ở Thủ Đức để tìm cách liên lạc với Trường Bộ Binh ở Long Thành. Đại tá Lê Văn Phú, vì ông ra ngoài giao thống hào ở địa thế thấp nên máy truyền tin không liên lạc xa được, nhưng nhờ tôi leo lên cao nên bắt liên lạc lại được với Trường Bộ Binh ở Long Thành. Đại tá Phú cho biết hiện cộng quân đang mở các đợt tấn công rất ác liệt nhưng không chọc thủng nỗi phòng tuyến quá kiên cố của ta. Ông cũng cho biết là Trường Thiết Giáp vừa bị thất thủ, Đại tá Tám Chỉ huy trưởng Trường Thiết Giáp vừa mới qua hợp ở Trường Bộ Binh Long Thành, trên đường trở về ông đa bị cộng quân phục kích và bị mất liên lạc vào khoảng 6 giờ chiều. Riêng Trung tâm Huấn luyện Yên Thế thì hoàn toàn bị mất liên lạc, im lặng vô tuyến kể từ chiều hôm đó. Đại tá Minh liền liên lạc với Đại tá Phan Huy Lương, Tham mưu phó Quân đoàn III, để báo cáo tình hình và xin yểm trợ. Nhưng Bộ tư lệnh Quân đoàn III đã hoàn toàn không có phản ứng, vì đang triệt thoái.

Sáng sớm hôm sau, tôi đi cùng với Đại tá Minh lên Biên Hòa để tìm phương cách chống đở cho nửa truờng còn lại ở Long Thành. Đường đi lúc đó thật vắng tanh, chúng tôi gặp Thiếu tá Hòa Quận trưởng quận Thủ Đức đang lăng xăng điều động các lực lượng của chi khu. Tôi có hỏi về tình hình trên lộ trình đi, thì ông ta khuyên không nên đi trong lúc này rất là nguy hiểm, vì hiện đang có các trận đụng độ gần khu vực Chợ Đồn. Nhưng vì nóng lòng nửa trường còn lại ở Long Thành nên chúng tôi quyết phải đi .

Khi tới Biên Hòa, thành phố thật vắng lặng như một thành phố chết. Chúng tôi chạy thẳng vô Bộ chỉ huy của Tiểu khu Biên Hòa. Khi bước vào Trung tâm Hành quân / Tiểu khu, chúng tôi không thấy Tiểu khu trưởng hay Tiểu khu phó đâu cả, mà chỉ thấy có Đại tá Thới, Tham mưu trưởng là còn đang làm việc. Ông hiện đang bấn loạn, vì phải vừa lo điều động các lực lượng của Tiểu khu đang chống trả kịch liệt với địch, đồng thời phải lo phương tiện trực thăng để đi cấp cứu Trung tá Quận trưởng quận Long Thành. Đem qua lực lượng Địa Phương Quân và Nghiã Quân của chi khu Long Thành đa anh dung chiến đấu chống trả vô cùng quyết liệt, bắn cháy một số chiến xa địch, cầm cự cho đến sáng mới bị tràn ngập. Trung tá Quận trưởng đã chạy thoát được ra ngoài và dùng máy vô tuyến liên lạc về Tiểu khu xin cứu viện.

Vì tình trạng quá căng thẳng của Tiểu khu Biên Hòa và vì Đại tá Thới đang quá bận rộn, thấy không thuận tiện để bàn thảo gì đuợc, nên chúng tôi phải rời bỏ Tiểu khu Biên Hòa để đi thẳng vô căn cứ Long Bình nơi đặt Bộ chỉ huy của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Tại đây, tôi đuợc gặp lại các bạn bè cùng các niên trưởng tay bắt mặt mừng, kể lể mọi chuyện, mà quên đi chiến trận đang gần kề. Mặc dù trong tình thế cực kỳ sôi động nhu vậy, nhưng Thủy Quân Lục Chiến vẫn giữ vững tinh thấn chiến đấu, không hề nao núng, vẫn quyết tâm chận địch trên đầu dốc 47 của quốc lộ 15 và còn nhắn nhủ với Truờng Bộ Binh Long Thành là phải đồng tâm hiệp lực quyết ngăn chặn không cho nón cối dép râu bước vô Sài Gòn.

Đại tá Minh cứ lấy làm tiếc là đang ở quân trường gồm toàn những SVSQ đang thụ huấn, nên không có khả năng chiến đấu như các đon vị tác chiến trước đây. Nhớ lại thời hành quân sang Kampuchia, năm 1970, ông là Chiến đoàn trưởng, và tôi là Sĩ quan Hành quân. Chiến đoàn 9 đặc nhiệm của Sư đoàn 5 Bộ Binh đã tấn công vào tận sào huyệt của VC nằm sâu bên kia biên giới Việt Miên, quét sạch các mật khu an toàn của VC trong vùng Lưởi Câu, tịch thu rất nhiều kho vu khí, lương thực, đạn dược của cộng quân, đem lại nhiều chiến thắng vẻ vang cho Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi xin nói thêm ở đây là các cuộc hành quân vượt biên sang Kampuchia là hoàn toàn do Quân lực VNCH đam nhiệm, các cố vấn Mỹ lên máy bay trực thăng bay trở về, ngay khi đơn vị đi đầu vượt qua biên giới.

Sau khi phối hợp cùng các đơn vị bạn, và chỉ thị rõ ràng cho Đại tá Phú xong, chúng tôi liền quay trở về Thủ Đức. Và trên đường trở về chúng tôi còn thấy rõ các rương mìn chất nổ đã được đặt sẳn hai bên cầu sông Đồng Nai. Theo như kế hoạch đã định thì sau khi rút quân xong thì cầu Đồng Nai phải bị giật xập không cho thiết giáp và cơ giới của cộng quân vượt qua sông. Mà nếu cộng quân có khả năng làm cầu nổi thì ta sẽ dùng phi cơ oanh tạc.

Trường Thiết Giáp đã thất thủ, Trung tâm Huấn luyện Yên Thế đã mất liên lạc, quận Long Thành đa bị tràn ngập, giờ đây Trường Bộ Binh Long Thành đương nhiên trở thành tiền đồn ngăn chặn địch mà cộng quân quyết phải thanh toán cho bằng được để tiến thẳng về Sài Gòn.

Trong đêm đó, 27 tháng 4, 1975, cộng quân tấn công dữ dội Trường Bộ Binh ở Long Thành, nhưng đã bị lực lượng phòng thủ của trường do Thiếu tá Hồ Đắc Tùng K20 trực tiếp chỉ huy chống trả quyết liệt. Lúc đó ở Thủ Đức toàn bộ Bộ Chỉ Huy của Trường Bộ Binh đang vây quanh máy truyền tin để theo dõi. Một số gia đinh hiện có thân nhân còn đang chiến đấu ở Long Thành cũng ngồi quanh đó. Tất cả mọi người đều hồi hợp theo dõi, nhưng với tâm trạng thật là bi quan, đành bó tay chịu trận. Tôi thấy bà xã của Đại Úy Trác ngồi khóc mếu máo, Tôi còn nhớ lời nói mỉa mai đau khổ của Đại tá Minh: “Trung Hoa Dân Quốc còn có đảo Đai Loan để mà chạy ra, chớ Việt Nam mình không biết đi đâu?”. Hồi thời Đệ Nhứt Cộng Hòa, Tổng thống Ngô Đinh Diệm còn có chuẩn bị đảo Phú Quốc để mà tử thủ. Nhung bây giờ thì không còn nghe nói gì đến đảo này nữa.

Quân trú phòng Trường Bộ Binh Long Thành đa anh dũng chiến đấu, cầm cự cho đến sáng. Nhưng vì quân địch quá đông, nên sau cùng thì Đại tá Phú phải ra lệnh cho rút lui theo nhu kế hoạch đa định. Sau này theo tài liệu của Cộng Sản Bắc Việt thì ngày 27 tháng 4, Sư đoàn 304/CSBV đã đụng độ dữ dội với các đơn vị Nam Việt Nam ở khu vực Nước Trong (VC gọi Huấn khu Long Thành là khu vực Nước Trong). Sau khi chiếm được khu vực Nước Trong rồi, nhưng khi tiến quân về hướng cầu Đồng Nai trên xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa, Sư đoàn 304/CSBV vẫn bị chận đánh và phải đợi đến ngày 29 mới chiếm được cầu này.

Sáng ngày 30 tháng 4, 1975 vào lúc 8 giờ 30, Đại úy Nguyễn Thành Hiếu, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5/SVSQ/TBB đang chỉ huy phòng tuyến chính mặt xa lộ báo cáo là thấy đoàn xe thiết giáp và xe motolova của cộng quân đang di chuyển trên xa lộ Biên Hòa tiến về Sài Gòn. Tôi hết sức ngạc nhiên vì theo nhu kế hoạch đã định thì cầu Đồng Nai phải bị giật xập, không cho thiết giáp và cơ giới của VC vượt qua sông. Tôi liền liên lạc báo cáo về Biệt khu Thủ Đô. Trong lúc đó thì Trung tâm Hành quân / BKTĐ không ra lệnh dứt khoát mà chỉ nói là tùy nghi đon vị. Không một chút do dự, Đại tá Minh liền xác quyết trách nhiệm một cách rất rõ ràng là: “Bổn phận của chúng ta là quân đội là phải bảo vệ đất nuớc, thấy địch là đánh”. Tôi liền truyền lệnh của Đại tá Chỉ huy trưởng đến các đơn vị, đồng thời gọi cho Hiếu chấm tọa độ và điều chỉnh cho các khẩu đội súng cối 81 ly tác xạ. Đồng thời tôi gọi cho các pháo đội pháo binh 105 ly, 155 ly và 175 ly chuẩn bị sẳn sàng. Đây là các loại pháo binh để yểm trợ tầm xa, mà Quân đoàn III gởi tạm ở đây. Nhưng trong giờ phút quyết liệt này, tôi dự trù sẽ sử dụng để bắn trực xạ. Súng 175 ly được đặt trên thiết giáp nên dễ dàng di chuyển, điều động.

Bị sức kháng cự mạnh mẽ của Trường Bộ Binh, nên cộng quân liền đổi hướng tấn công xông thẳng vào Trường Bộ Binh. Một chiếc thiết giáp T54 ủi sập chướng ngại vật ở cổng chính và chạy thẳng vào trong, vừa chạy vừa bắn phá loạn xạ. Trong khi đó thì súng đại liên ở cầu Bến Nọc mà VC vừa chiếm được đem qua, bắn xối xả vào trường ở phía cổng số 9 tức cổng sau của Trường Bộ Binh. Lúc đó súng nhỏ bên ta bắn trả dử dội tóe lửa vào chiếc chiến xa. Tôi thấy rõ chiếc chiến xa khi nó tới gần, súng trên pháo tháp quay qua bắn sập Trung tâm Hành quân, vì trên nóc TTHQ có nhiều cần ăng ten nên dễ thấy. Thiếu tá Lầu thuộc Trường Tổng Quản Trị đang ở trong đó may mắn thoát nạn, trong khi đó thì Đại tá Minh cùng Bộ chỉ huy nhẹ đang ở cách đó không xa.

Khi chiếc chiến xa này chạy xuống tới cổng số 9 thì gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của các SVSQ do Thiếu tá Phạm Hưng Long K20 chỉ huy giử mặt hậu của Trường Bộ Binh, nên liền quay đầu chạy ngược lại. Chúng tôi đa tìm cách kêu gọi đối phương ra đầu hàng nhưng không có kết quả. SVSQ có thấy người lái chiến xa đứng lên dường như có ý định đầu hàng nhưng rồi lại ngồi xuống và lại tiếp tục bắn phá làm chết và bị thương một số SVSQ và quân nhân co hửu của Trường. Trong số đó có Thiếu tá Vương Bá Thuận bị gãy chân, Trung tá Ông Nguyên Tuyền bị tử thuong v.v…

Mặc dù chưa từng ra chiến trận nhưng phải nói là tinh thần chiến đấu của các SVSQ rất là hào hùng anh dũng. Nhưng với súng trường không thể nào hạ được chiến xa, cho nên tôi gọi Đại úy Lê Văn Ngữ, Đại đội trưởng ĐĐ663/ĐPQ là đơn vị bảo vệ trường dùng súng M72 để hạ chiếc chiến xa này. Khi nó chạy tới khu Tiếp Tân gần miếu Tiên Sư thì bị ĐĐ663/ĐPQ bắn đứt xích nằm tại chỗ, nhưng súng trên pháo tháp vẫn còn quay bắn phá lung tung. Liền khi đó có một SVSQ thuộc Tiểu đoàn 1/SVSQ, đang ở phòng tuyến gần đó, nhanh nhẹn bò ra leo lên pháo tháp và liệng một quả lựu đạn vào bên trong xe tiêu diệt hẳn. Đại úy Ngữ lục soát trong xe lấy được ba khẩu súng còn đang bốc khói mang lên trình Đại tá Chỉ huy truởng và cho biết là họ đa bị khóa xích trong xe nên không thể nào ra đầu hàng được.

Và liền sau đó không lâu vào khoảng 10 giờ 20 phút thì nghe lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn chờ lệnh bàn giao. Sau đó Đại tá Minh ra lệnh cho tôi gọi cho các đơn vị ngưng chiến đấu. Tất cả mọi người đều rơi nước mắt khi nghe tin này, Đại úy Trác òa lên khóc. Tôi vẫn còn nhớ lời Đại tá Minh nói lúc đó: “Nhiệm vụ của chúng ta là quân đội là phải tuân hành lệnh thượng cấp, kêu đánh là đánh, kêu đầu hàng là đầu hàng”. Tôi bỏ về phòng thay đồ dân sự và lập tức lấy xe gắn máy phóng nhanh ra cổng, Đại úy Bão bên Liên đoàn Sinh viên đang đứng đâu gần đó liền nhảy lên theo. Chúng tôi vừa thoát ra khỏi cổng thì cộng quân cũng vừa vô tới.

Khi chúng tôi ra đến xa lộ thì thấy đoàn xe thiết giáp và xe motolova của cộng quân đang từ từ tiến vô Sài Gòn mà không còn một lực luợng nào ngăn chặn nữa. Và vào lúc 11 giờ 30 phút chiếc chiến xa dẫn đầu cánh quân này đã tiến vô Dinh Độc Lập trong lúc Tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các cuối cùng đang chờ đợi để bàn giao. Nhưng ngay vừa khi vừa vô đến Dinh Độc Lập thì quân CSBV liền hiện rõ nguyên hình là một đội quân xâm lăng từ miền Bắc vào, chứ không có gì là Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, do nhân dân miền Nam nỗi dậy, không có gì là hòa giải hòa hợp dân tộc, và không có gì là để bàn giao. Họ liền bắt nhốt tất cả từ Tổng thống Dương Văn Minh đến các Tổng Bộ trưởng và bắt Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Hảo dẫn đến Kho bạc để tịch thâu 16 tấn vàng của Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam và cũng kể từ đó miền Nam Việt Nam đã thực sự mất vào tay Cộng Sản Bắc Việt.

Để biết thêm chi tiết về những giờ phút cuối cùng của Trường Bộ Binh sau khi quân CSBV vào tiếp thu Huấn khu Thủ Đức, tôi xin trích đoạn trả lời của Đại tá Trần Đức Minh, vị Chỉ huy trưởng cuối cùng của Trường Bộ Binh, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Văn nghệ Tiền Phong, nhân kỷ niệm 25 năm ngày miền Nam Việt Nam lọt vào vòng thống trị của cộng sản. Ông đã kể lại nhu sau:

… Khoảng hơn một giờ sau khi im tiếng súng, đại diện của một đơn vị Bắc Việt đến, họ yêu cầu tôi thi hành lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh để bảo đảm không nổ súng nữa. Tôi giao cho họ số vũ khí bắt được trên chiếc xe tăng bị bắn cháy và nói với họ lo chôn cất những người bị chết trong xe đó…

… Trong khi nói chuyện, đại diện quân Bắc Việt yêu cầu tôi triệu tập Chỉ huy trưởng của các Quân trường trong Huấn khu Thủ Đức đến gặp họ. Tôi cho biết không thấy Huấn khu trưởng cũng như những người có trách nhiệm khác đâu cả. Cuối cùng họ đành bảo tôi thay mặt Huấn khu bàn giao tất cả các trường hiện có ở Thủ Đức. Tôi cho lệnh tập họp ở Vũ đình trường, sau đó tuyên bố bàn giao Huấn khu Thủ Đức theo đúng chỉ thị của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

… Sự việc diễn ra rất ngắn ngủi, chỉ có khoảng vài trăm người mặt mày ngơ ngác, bần thần. Rồi loáng một cái, chẳng còn ai mặc quân phục nữa. Sinh viên Si quan mặc đồ dân sự lủi thủi lê chân ra phía cổng chính. Tôi bùi ngùi nhìn theo tủi hổ… Chiều hôm đó đến lượt tôi trút bỏ quân phục và được yêu cầu “nghỉ riêng” ở trên lầu của tư dinh Chỉ huy trưởng. Trong khi một Bộ chỉ huy quân Bắc Việt ở dưới lầu. Đêm đó tôi lên cơn sốt, trong lúc chập chờn nửa tỉnh nửa mê tôi đã khóc thật nhiều. Lúc này tôi mới thắm thía cảm nghiệm được cái lẽ vô thường mà trước kia tôi chỉ hiểu được bằng lý trí…

… Định mệnh đã bắt tôi đóng vai tuồng “hàng thần lơ láo”, và đây là điều tủi nhục nhất trong đời tôi. Cho đến khi viết những dòng này niềm tủi nhục ấy vẫn hằn sâu trong tâm khảm tôi, và hẳn rằng khôn khuây cho đến khi sang bên kia thế giới.

Viết để nhớ lại ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Nguyễn Ngọc Thạch K20