Hôm nay kỷ niệm đúng 21 năm ngày mất của tướng Nguyễn Ngọc Loan
(1930–1998), đây là những hình ảnh mới nhứt về ông, ông nguyên là một
cựu tướng lĩnh gốc Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc
Thiếu tướng, xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Sĩ quan Trừ bị do Quốc
gia Việt Nam được sự cố vấn và hỗ trợ huấn luyện của Quân đội Pháp, mở
ra tại miền Nam Việt Nam vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, ra
trường, ban đầu ông phục vụ đơn vị Bộ binh.
______________________________
Nửa năm sau trúng tuyển chuyển sang Không quân, hơn mười năm phục vụ ở
Quân chủng Không quân, ông đã từ một phi công Khu trục, tuần tự đảm
trách những chức vụ chỉ huy Phi đội, Phi đoàn, sau lên đến Tư lệnh phó
Quân chủng, giữa thập niên 60, chuyển về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ
Giám đốc một Nha thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị, một năm sau, biệt
phái sang Bộ Nội vụ đảm nhiệm chức vụ đứng đầu ngành An ninh Nội chính
kiêm phụ trách bộ phận Tình báo Quốc gia, năm 1968, ông bị thương ám sát
hụt trong trận Mậu thân đợt 2, trở lại quân đội phục vụ ở Bộ Quốc
phòng, ông là người đã cầm súng bắn thẳng vào đầu một người chưa rõ danh
tính được cho là Bảy Lốp (Nguyễn Văn Lém) hoặc Bảy Nà (Lê Công Nà) ở
trận Mậu thân 1968 gây xôn xao thế giới.
Ông sinh ngày 11 tháng
12 năm 1930 tại Huế, Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam, trong một gia đình
khá giả. Cha ông nguyên là một Công chức trung cấp tùng sự tại Chi
nhánh Hỏa xa ở Huế. Thời niên thiếu, ông học phổ thông các cấp ở Huế.
Năm 1951, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại trường Khải
Định với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Sau đó ông thi lên Đại
học, là sinh viên năm Dự bị Đại học Y khoa Sài Gòn.
Cuối tháng 9
năm 1951, thi hành lệnh đông viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia
(thành phần trong Quân đội Liên Hiệp Pháp), mang số quân: 50/600.198.
Theo học khóa 1 Lê Văn Duyệt tại trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, khai
giảng ngày 1 tháng 10 cùng năm. Ngày 1 tháng 6 năm 1952, mãn khóa tốt
nghiệp với cấp bậc Thiếu úy, ra trường, ông được đi phục vụ ở Tiểu đoàn
62 với chức vụ Trung đội trưởng.
Thời gian phục vụ ở đơn vị này,
ông được theo học lớp Huấn luyện Biệt kích. Mãn khóa Biệt kích, ông được
chuyển nhiệm vụ sang Lực lượng Xung kích. Hạ tuần tháng 12 cùng năm,
ông trúng tuyển vào Quân chủng Không quân, đầu năm 1953, ông sang Pháp
thụ huấn khóa Huấn luyện Hoa tiêu Khu trục tại trường Võ bị Không quân
Salon de Provence, đầu năm 1955 mãn khóa về nước, ông được thăng cấp
Trung úy chỉ huy Phi đội trong Phi đoàn Vận tải ở Tân Sơn Nhất.
- Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Tháng Giêng năm 1956, sau một thời gian từ Quân đội Quốc gia biên chế
vào Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chuyển sang đơn vị tác chiến, ông giữ
chức vụ Phi đội trưởng trong Phi đoàn 1 Khu trục ở Biên Hòa do Đại úy
Huỳnh Hữu Hiền làm Chỉ huy trưởng đầu tiên. Đầu năm 1957, ông được thăng
cấp Đại úy giữ chức vụ Chỉ huy phó Phi đoàn 1 Khu trục. Giữa năm 1958,
chuyển ra Duyên hải miền Trung, ông đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Phi
đoàn 2 Quan sát tại Nha Trang thay thế Đại úy Nguyễn Hữu Tần.
Ngày Quốc khánh Đệ Nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1959, nhận lệnh bàn
giao chức vụ Chỉ huy trưởng Phi đoàn 2 Quan sát lại cho Đại úy Võ Công
Thống, cùng ngày ông được thăng cấp Thiếu tá chuyển về Bộ Tư lệnh Không
quân để giữ chức vụ Tham mưu trưởng. Tháng 6 năm 1960, ông được cử vào
chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Kiểm soát Không chiến, đầu tháng 11 năm
1963, tham gia cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng
11). Ngày 3 tháng 11, ông được cử làm Tham mưu trưởng Không quân, thay
thế Đại tá Đỗ Khắc Mai lên làm Tư lệnh Quân chủng thay cho Đại tá Huỳnh
Hữu Hiền bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng buộc giải ngũ. Trung tuần tháng
12 cùng năm, ông bàn giao chức vụ Tham mưu trưởng lại cho Trung tá Phạm
Long Sửu, cùng ngày ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh phó Không quân, do
Đại tá Nguyễn Cao Kỳ làm Tư lệnh.
Đầu năm 1965, trong chiến dịch
"Mũi Tên Lửa" (Flaming Dart). Ngày 11 tháng 2, ông chỉ huy các Phi tuần
Bắc phạt A.1E Skyraider vượt qua vĩ tuyến 17 để oanh tạc các doanh trại
của quân Bắc Việt tại Chánh Hòa, Hà Tĩnh và Chấp Lễ, Quảng Bình. Tiếp
đến vào ngày 2 tháng 3, ông chỉ huy hai Phi đội A.1E bay ra oanh tạc căn
cứ Hải quân Bắc Việt tại Quảng Khê, Quảng Bình.
- Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1965, Quân đội Việt Nam Cộng hòa được đổi
danh thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông được chuyển về Bộ Tổng Tham
mưu để giữ chức vụ Tổng Giám đốc Nha An ninh Quân đội thuộc Tổng cục
Chiến tranh Chính trị thay thế Đại tá Trang Văn Chính.
Ngày Quốc
khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Đại tá tại
nhiệm, ngày 29 tháng 4 năm 1966, biệt phái sang Bộ nội vụ ông được bổ
nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Nha Cảnh sát Quốc gia, thay thế Đại tá
Phạm Văn Liễu.
Ông vẫn kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Nha An ninh
Quân đội thêm 2 tháng, cho đến ngày 24 tháng 6 bàn giao Nha này lại cho
Đại tá Vũ Đức Nhuận để kiêm thêm chức vụ Đặc ủy trưởng Trung ương Tình
báo Quốc gia. Cũng trong thời điểm này, ông sáng kiến thành lập 8 Biệt
đoàn Cảnh sát Quốc gia. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được
thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm, cũng trong năm 1966, ông được Thiếu
tướng Nguyễn Cao Kỳ, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp
Trung ương cử ra miền Trung bình định vụ Biến động Phật giáo trong cuộc
bạo động ly khai, được xem là có sự hậu thuẫn của tướng Nguyễn Chánh Thi
Tư lệnh Quân đoàn I và Vùng 1 Chiến thuật, ông được xem như là cánh tay
mặt của tướng Kỳ, giữa năm 1967, ông được làm Trưởng đoàn, hướng dẫn
Phái đoàn công du thăm viếng Nam Hàn.
- Biến cố Tết Mậu Thân 68 và vì sao CIA ra lệnh thủ tiêu ông cùng với Di tản sang Hoa Kỳ cho tới khi ông qua đời.
Ông từng phát hiện Hoa Kỳ đi đêm với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam
(MTGPMN) nên khi biết được Hoa Kỳ cấm ông đến các cơ quan nào của họ, vì
vậy nên ông đã rút hết 1 tiểu đội Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi toà Đại Sứ
Mỹ nên tòa Đại Sứ Mỹ mới bị tấn công cộng thêm hình ảnh ông bắn tên
khủng bố bảy lốp đã làm tăng dư luận Mỹ và giảm uy tín Mỹ nên ông bị Mỹ
ám sát hụt ,nhưng không chết, đứt gân chân phải qua Úc và Mỹ điều trị và
coi như kết thúc binh nghiệp.
Ông cùng tướng Nguyễn Cao Kỳ ra
đồng hới ném bom, ra Huế dẹp bàn thờ phật của cộng sản ,dẹp loạn Sư Đoàn
1 bộ binh và bắt Phạm Ngọc Thảo...ông rất gan dạ
Trở lại chiến
trường năm 68 ,sau nhiều lần giải phẫu không thành công, cuối cùng phải
cưa chân, ngày 3 tháng 6 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tướng và bốn
ngày sau ,tức ngày 7 tháng 6, ông bàn giao chức vụ Tổng Giám đốc Tổng
Nha Cảnh sát Quốc gia lại cho Đại tá Trần Văn Hai nguyên Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy Biệt Động Quân Trung ương, tháng 12 cùng năm, ông chuyển sang
Bộ Quốc phòng với chức vụ Chánh Thanh tra và đầu năm 1969, ông được cho
giải ngũ và được hưởng chế độ phụ cấp dành cho tướng lĩnh Việt Nam Cộng
Hòa về hưu.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình di
tản khỏi Sài Gòn, sau đó sang định cư ở Springfield, thuộc Tiểu bang
Virginia, Hoa Kỳ, thiếu tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống và mở
một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật
vì chiến cuộc Mậu Thân.
Quán tên là ''LES TROIS CONTINENTS'' ở
thành phố Springfield, tiểu bang Virginia và ở đó, ông và gia đình bị
người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều, rất nhiều người Mỹ hung hăng
đã xịt sơn lên tường nhà ông : “Ta đã biết ngươi là ai rồi !” ..và ông
đã phải sống với những lời cay đắng và tủi nhục cho tới ngày 14 tháng 7
năm 1998, ông từ trần vì bệnh ung thư vòm họng tại Burke, Tiểu bang
Virginia, Hoa Kỳ, hưởng thọ 68 tuổi, và sau khi ông qua đời thì sự
thật mới được phơi bày vởi Eddie Adams.
Xin tỏ lòng tôn kính tới ông Tướng "NGUYỄN NGỌC LOAN''
No comments:
Post a Comment